Hiện trạng buôn bán hàng rong ở quân 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong những thập niên qua, một số nước ở khu vực Châu Á đã nhận thức rằng đã có một khoảng cách nhất định giữa chiến lược phát triển kinh tế xã hội được họ đề ra và kết quả thực sự mang lại. Mặc dù Chính phủ ở các nước Châu Á đã cố gắng vạch ra nhiều chiến lược, tập trung vào mục tiêu giảm bớt đói nghèo ở khu vực đô thị, tuy nhiên, kết quả mang lại vẫn không được khả quan. Nếu như ở thập niên 60 các chiến lược phần lớn tập trung vào việc đầu tư mạnh cho khu vực quốc doanh, nhà nước, tạo ra nhiều việc làm từ khu vực quốc doanh, thì đến thập niên 70 chủ yếu chiến lược đề ra đã nhắm đến chính sách rộng hơn, nhằm tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, cho đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực v.v . Tuy nhiên, những nỗ lực đó vẫn không làm giảm đi mức nghèo khổ ở các thành phố. Cuối cùng, các nhà quản lý đô thị mới khám phá rằng, họ đã bỏ quên đi một khu vực kinh tế, gắn liền trong khu vực kinh tế ở đô thị, có quy mô hoạt động từ nhỏ đến rất nhỏ, dễ dàng tổ chức hoạt động và hầu như không bắt buộc phải tuân theo các quy định chính quy do Nhà nước đề ra. Chính khu vực kinh tế này thực tế đã thu hút một số lượng khá lớn những người lao động không có việc làm. Đó chính là hoạt động buôn bán hàng rong, vì cuộc sống ngày càng khó khăn phức tạp thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp trong khi nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao,nhung điều kiện kinh tế không cho phép thì hàng rong sẽ đáp ứng được những điều đó. Tuy là hoạt động kinh doanh hàng rong này có ảnh hưởng đến sự quy hoạch đô thị, đến văn minh đô thị, làm cho các đô thị mất đi vẻ vốn có của nó là xanh – sạch - đẹp. Mỗi người với những lý do khác nhau để hoạt động trong lĩnh vực này. Qua quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn người bán hàng rong đã nhận thức được những mặt trái của công việc mưu sinh này.Mặc dù Nhà nước đã có những quy định về quản lý hàng rong, rồi các chính sách của các thành phố lớn để nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của hoạt động buôn bán hàng rong nhưng công tác quản lý và chế tài xử phạt cũng không cải thiện được bao nhiêu và còn nhiều bất cập.

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7110 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng buôn bán hàng rong ở quân 10, Thành phố Hồ Chí Minh., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hàng rong bị ngưng vì số lượng người bán hàng rong tăng quá nhiều. Không có giấy phép, người bán hàng rong không được hưởng những quyền lợi như người được cấp phép nhưng họ vẫn bán hàng. Đối tượng này lại gây ra những vấn đề trật tự, vệ sinh cho thành phố mà chính quyền thành phố kiểm soát và ngăn chặn không xuể. Hàng rong vẫn là một vấn đề gây trăn trở của Kuala Lumpur và nhiều thành phố trong khu vực. Nguyên nhân của việc buôn bán hàng rong Nguyên nhân khách quan Buôn bán hàng rong là như là một công việc làm để mưu sinh của một bộ phận dân cư có thể là không kiếm được việc làm, mà chủ yếu là của những người từ các tỉnh khác về các thành phố lớn để kiếm sống. Hàng rong luôn gắn với đời sống của những người nghèo, kể cả người bán cũng như người mua. Có vẻ như hàng rong là lối thoát khá hiệu quả đối với một khối lượng sản phẩm lớn của những người sản xuất nhỏ.Các hộ nông dân sản xuất nhỏ ở các vùng quê phụ thuộc một cách đáng kể vào nhũng gánh hàng rong trên đường phố, thông qua việc bao tiêu sản phẩm của họ. Không ngẫu nhiên mà hoạt động kinh tế buôn bán hàng rong lại tồn tại cho đến bây giờ ở các đô thị Việt Nam, nó cũng phải có những sự tác động nào đó và những nguyên nhân khách quan dẫn tới có một bộ phận bán hàng rong tồn tại ở các đô thị lớn. Do Việt Nam đi lên từ điểm xuất phát thấp, tỉ lệ người dân nghèo còn nhiều. Dân số ngày càng đông trong khi để kiếm được một việc làm không phải là điều dễ dàng dẫn tới người thất nghiệp ngày càng tăng với lại do nhu cầu và thói quen mua hàng rong của người dân ở các đô thị lớn cũng rất lớn.Buôn bán hàng rong đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thiết yếu của người dân đô thị Viêt Nam. Nguyên nhân chủ quan Ở Việt Nam những người đi buôn bán hàng rong vì thấy ở nông thôn thu nhập thấp không đáp ứng đủ với nhu cầu tiêu dùng của họ, với lại ở quê không có công ăn việc làm, vì đất đai hạn hẹp, vì mất nghề truyền thống nên đã đổ xô ra thành phố kiếm sống. Vì vậy bán hàng rong trở thành một giải pháp, bán hàng rong cung cấp việc làm và là nghề duy nhất để kiếm sống của rất nhiều người không chỉ sống bằng nghề bán hàng rong mà cả những lao động khi nông nhàn hay ở những vùng đất đai khan hiếm hoặc do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong thời gian gần đây. Hơn nữa họ hi vọng ở thành phố sẽ kiếm được nhiều tiền hơn với công việc này.Với lại người dân trong hoạt động buôn bán hàng rong chưa tha thiết với việc học nghề, học việc, mà hầu hết là họ đều hài lòng với công việc và khoản thu nhập có được trong hoạt động buôn bán hàng rong. Một nguyên nhân nữa là do thói quen ưa “tự do” về thời gian của người Việt Nam,vì họ có thể ngừng công việc và bắt đầu công việc của mình lại bất cứ lúc nào tùy thích, rồi lại phù hợp với năng lực, tuổi tác của những người dân nông thôn. Tóm lại là những người dân nghèo Việt Nam đều có những nguyên nhân khách quan, chủ quan nhất định để hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng rong. 1.3 Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động buôn bán hàng rong. Hoạt động buôn bán hàng rong đúng là rất khó quản lí nên Nhà nước chúng ta đã có đề ra những chính sách để nhằm quản lí nó. Một trong những chính sách đó là nghị định 39/ 2007/ NĐ – CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh(buôn bán hàng rong) và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng này. Đối tượng chịu sự điều chỉnh của nghị định Những đối tượng sau đây phải chịu sự trực tiếp của nghị định: Buôn bán hàng rong không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong, hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định. Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống có hoặc không có địa điểm cố định; buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; thực hiện các dịch vụ. kinh doanh lưu động là các hoạt đông thương mại không có địa điểm cố định. Những địa điểm cấm kinh doanh hàng rong Nghị định nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây: Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp và hạng, các danh lam thắng cảnh khác, khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, doanh trại Quân đội Nhân dân Việt Nam. Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển,của khẩu quốc tế, bến tàu, sân ga và trên các phương tiện vận chuyển,khu vực trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo; nơi tạm dừng của các phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy; phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm,vỉa hè lòng đường, lề đường của đô thị,đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại. Các tuyến đường, khu vực do UBND tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương Hành vi không được phép thực hiện Nghị định nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hoạt động bất hợp pháp hoặc theo cách thức gây rối trật tự ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng; sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc làm ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin cá nhân. Khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp. Nghiêm cấm đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời nói hoặc cử chỉ thô tục, bất lịch sự với khách; tụ tập đông người hoặc dùng loa phóng thanh, còi kèn và các phương tiện tăng âm khác cổ động, quảng cáo cho hoạt động kinh doanh lưu động mà chưa cam kết với chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động này về việc sử dụng đúng mục đích và bảo đảm an toàn trật tự an toàn xã hội; rao bán rong, rao làm dịch vụ lưu động, gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. In, vẽ, viết lên tường, treo cờ, panô, áp phích, biển hiệu, biển quảng cáo trái quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung; sử dụng các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, vệ sinh; đổ chất thải, vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàng khác, giấy, rác, hàng hóa, và các đồ vật khác ra đường giao thông, xuống sông cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở lưu thông, gây bất tiện cho cộng đồng. Nấu ăn,ngủ nghỉ ở phần đường bộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông; lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà chờ xe buýt; nơi hoạt động văn hóa, giải trí vui chơi công cộng làm ảnh huongr xấu đên mỹ quan chung và trật tự, an toàn và xã hội; lợi dụng trẻ em, người tàn tật để thực hiện các hoạt động thương mại. Chương II: Hiện trạng buôn bán hàng rong ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1 Sự tồn tại khách quan của hoạt động buôn bán hàng rong. Cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ, Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm đã thu hút hàng trăm nghìn người từ các tỉnh khác di chuyển đến học hành mưu sinh. Là một quốc gia đang phát triển, gần 80% dân số sinh ra và lớn lên ở nông thôn, do đó những người di chuyển từ các tỉnh khác đến Thành phố Hồ Chí Minh đều xuất phát từ những điều kiện sống thấp. Đặc biệt là trình độ học vấn tay nghề, thói quen, kỹ năng và kỷ luật lao động không cao. Do đó, khi đên Thành phố Hồ Chí Minh nhiều người đã làm các việc phi chính thức để mưu sinh, trong đó một bộ phận người dân đã tham gia vào những hoạt động buông bán hàng rong. Đó là ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, còn cụ thể là quận 10 một trong những quận có tỉ lệ người bán rong khá cao. Trên các con đường như Nguyễn Tri Phương, Tô Hiến Thành vv.. thì lực lượng này rất đông đảo, buôn bán trên các vỉa hè,rồi cho tới những chiếc xe đẩy đi trên đường làm cản trở giao thông. Phải nhìn nhận rằng, trong nhiều năm liên tiếp Thành phố Hồ Chí Minh luôn đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao ( năm 2000: 9.5%, năm 2002: 10,2%, năm 2003: 11,2%, năm 2004 là 12%), và do đó nhu cầu tuyển lao động cũng khá lớn. Thế nhưng thực tế số tuyển được rất thấp so với nhu cầu. Lí do các đơn vị không tuyển được đủ số lao động cần thiết chủ yếu những ứng viên không đủ trình độ học vấn và tay nghề. Người không trúng tuyển roi vào tình trạng không hoặc chưa có việc làm và thất nghiệp tạm thời và cùng với lực lượng lao động khá lớn không tham gia các đợt tuyển lao động nữa mà dần dần tìm đến với hoạt động buôn bán hàng rong để mưu sinh. Với nhiều hộ,cá nhân hoạt động buôn bán hàng rong, trong thời gian qua họ phải cảm nhận nỗi nhọc nhằn khi bị lực lượng công an khu vực rượt đuổi, nhưng do nhiều nguyên nhân đã nói ở trên, họ vẫn phải tiếp tục “tự thu xếp” với việc buôn bán này. Như vậy thì hàng rong luôn tồn tại với sự phát triển kinh tế của xã hội. 2.1.1 Nguyên nhân của sự tồn tại hàng rong. Mỗi người đều có một lý do, một hoàn cảnh, nhưng cũng cần thấy rằng, hiện nay do nhu cầu và thói quen mua hàng của người dân ở khu vực Thành phố này cũng rất lớn. Thực vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện vẫn có hàng nghìn người làm việc với mức thu nhập quá thấp. Rồi đến hàng ngàn sinh viên, học sinh đang tạm trú tại thành phố cần có bữa ăn, đồ dùng hàng ngày. Và thực tế, loại hình hàng rong này từ nhiều năm qua đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu mua, bán nhanh, tiện lợi cùng với các loại hàng hóa giá rẻ cho họ. Xung quanh đó là khu nhà trọ của các công nhân lao động là những “ mảnh đất màu mỡ” để cho buôn bán hàng rong nảy sinh và tồn tại. Cả trong nội thành và ngoại thành, những buổi họp chợ chớp nhoáng với các mặt hàng tiêu dùng đa dạng, giá rẻ của những người buôn bán hàng rong đã cung cấp,đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của đông đảo người dân. Hơn nữa mấy năm gần đây khi mà các chi phí cho các nhu cầu thiết yếu ở thành phố như thuê nhà ở, tiền điện, tiền nước và các thứ tiền khác luôn tăng, trong khi đó mức thu nhập của hàng nghìn hộ thu nhập thấp và nghèo không tăng bao nhiêu, nên nhu cầu mua sắm hàng hóa từng bữa,từng ngày với số lượng và chất lượng không cao và thực tế hoạt động buôn bán hàng rong trở nên rất sôi nổi. Có thể nói, hoạt động buôn bán hàng rong trong thời gian qua ở thành phố dù ở nơi đâu, trên vỉa hè hay trong đường hẻm đều đã đáp ứng đều đã ứng được nhu cầu rất thực của đông đảo người dân. Và dù các hoạt động buôn bán hàng rong được nhìn nhận dưới góc độ nào, thì đến nay nó cũng là lĩnh vực kinh tế nảy sinh và tồn tại mang tính khách quan. Hơn nữa, nó còn được coi là “cứu cánh” đáp ứng nhu cầu mưu sinh của hàng nghìn hộ đân nghèo và thu nhập thấp đang sống ở thành phố. Hoạt động buôn bán hàng rong đến nay cũng rất thích hợp với nhu cầu ăn uống của hàng nghìn người công nhân lao động vì thường xuyên phải đi làm sớm về muộn do tăng ca. Chính vì những lý do như vậy mà hàng rong vẫn tồn tại cho đến bây giờ không thể mất được. 2.2 Kết quả khảo sát hiện trạng buôn bán hàng rong ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số phiếu phát ra: 120 phiếu Địa điểm: Đường Tô Hiến Thành, Đường Hòa Hưng (gần chợ Hòa Hưng), Đường Cách mạng tháng Tám ( đoạn gần công viên Lê Thị Riêng) ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số phiếu thu về: 115 Số phiếu hợp lệ: 108 2.2.1 Phân tích kết quả khảo sát qua những câu hỏi đóng Về thời gian buôn bán trên địa bàn quận 10 Bảng số liệu 1 Thời gian (năm) bán hàng rong Số người lựa chọn Tỷ lệ. (%) Dưới 1 năm 16 14.8 Từ 1 – 3 năm 35 32.4 Từ 3 – 5 năm 15 13.9 Trên 5 năm 42 38.9 Trên 5 năm Từ 3 - 5 năm Từ 1- 3 năm Dưới 1 năm 50 40 30 20 10 0 Biểu đồ về thời gian buôn bán trên địa bàn quận 10 Theo kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng: Những người buôn bán hàng rong ở quận 10 đã đến đây buôn bán cũng đã được một thời gian khá dài. Với nhiều lứa tuổi khác nhau ở nông thôn từ các tỉnh lẻ ra thành phố kiếm sống mà chủ yếu là các tỉnh ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Đây là một thực trạng khá phổ biến hiện nay. Bởi vì ở nông thôn để có được một công việc với mức thu nhập ổn định không phải là điều dễ dàng, chính nguyên nhân đó cũng đủ làm cho số lượng người đổ ra thành phố ngày một đông. Nhưng với trình độ hạn chế thì kiếm việc cũng khó và buộc họ phải đi bán dạo để nuôi sống bản thân rồi nuôi cả gia đình. Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy những người có thời gian buôn bán dưới 1 năm và từ 3 đến 5 năm có tỷ lệ tương đương nhau. Dưới 1 năm chiếm 14,8% còn từ 3 đến 5 năm chiếm tỷ lệ 13,9%. Nhưng số lượng người buôn bán trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (38,9%). Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động buôn bán hàng rong trên địa bàn quận 10 đã có từ trước đó và số lượng người buôn bán cũng khá đông. Về các loại hình buôn bán Bảng số liệu 2 Loại mặt hàng buôn bán Số người lựa chọn Tỷ lệ. (%) Ăn uống 57 52.8 May mặc 20 18.5 Giải trí 14 13.0 Các dịch vụ khác 17 15.7 Các dịch vụ khác Giải trí May mặc Ăn uống Biểu đồ về các loại hình buôn bán Ở khía cạnh này thì chúng ta có thể thấy được buôn bán hàng rong rất đa dạng, không chỉ có một mặt hàng buôn bán nhất định mà có nhiều loại hình khác nhau đê đáp ứng những nhu cầu cần thiết của mỗi con người. Dựa vào biểu đồ ta cũng có thể nhận thấy được hiện trạng và loại hình buôn bán chủ yếu là dịch vụ ăn uống chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Chiếm tới 52,8% trong bốn loại dịch vụ đó( may mặc chiếm 18,5%, giải trí 13%, các dịch vụ khác 15,7% và số lượng người buôn bán về dịch vụ ăn uống đông đảo. Điều này chứng tỏ rằng ở quận 10 và ở cả Thành phố Hồ Chí Minh người dân có nhu cầu lớn về dịch vụ ăn uống nhanh như thế này, tiện lợi cho nhũng người có ít thời gian để làm công việc nội trợ này. Nhưng cũng chính vì thế mà tình trạng ô nhiễm, mất cảnh quan đô thị diễn ra ngày càng nhiều ở trên những vỉa hè như vậy, tình trạng vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định đã có ảnh hưởng lón đến mỹ quan của thành phố. Cộng thêm với các dịch vụ buôn bán khác, với những chiếc xe đẩy xuống lòng đường cũng phần nào làm cản trở sự đi lại của các phương tiện giao thông khác. Về thu nhập binh quân một ngày Bảng số liệu 3 Thu nhập bình quân một ngày Số người lựa chọn Tỷ lệ. (%) Dưới 30 ngàn đồng 6 5.6 Từ 30 – 50 ngàn đồng 28 25.9 Từ 50 – 100 ngàn đồng 41 38.0 Trên 100 ngàn đồng 33 30.6 Những người buôn bán hàng rong tuy chỉ với những chiếc xe đẩy thô sơ, hay chỉ là nhũng gánh hàng nhỏ nhưng trong một ngày họ cũng có được thu nhập kha khá đủ cho công việc mưu sinh hàng ngày của họ. Trên 100 ngàn Tu 50 -100 ngàn Từ 30 – 50 ngàn Dưới 30 ngàn 50 40 30 20 10 0 Biểu đồ về thu nhập bình quân một ngày Những người buôn bán hàng rong tuy chỉ với những chiếc xe đẩy thô sơ, hay chỉ là nhũng gánh hàng nhỏ nhưng trong một ngày họ cũng có được thu nhập kha khá đủ cho công việc mưu sinh hàng ngày của họ. Cũng chính hoạt động buôn bán này có được thu nhập nói chung là có lãi. Dựa vào biểu đồ chúng ta có thể thấy rõ được điều đó. Rõ ràng là thu nhập dưới 30 nghìn đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 5,6%, và mức thu nhập có thể nói là phổ biến nhất từ 50 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng với số người chọn là 41 người chiếm tỷ lệ 38%. Bên cạnh đó mức thu nhập từ 100 nghin đồng cũng chiếm khá lớn tới 30,6%. Như vậy có thể khẳng định được rằng chính vì thu nhập có thể nói là khá cao này đã thu hút một lực lượng đông đảo người dân nghèo đi bán rong. Nhưng với giá cả ngày một tăng nhu hiện nay thì họ cũng chỉ kiếm đủ sống qua ngày, không có dư giả bao nhiêu. Về thời gian bán hàng trong một ngày. Bảng số liệu 4 Thời gian dành cho việc buôn bán (1 ngày) Số người lựa chọn Tỷ lệ. (%) Dưới 8 tiếng 18 16.7 Từ 8 – 10 tiếng 32 29.6 Từ 10 – 12 tiếng 40 37.0 Trên 12 tiếng 18 16.7 Trên 12 h 10 – 12 h 8 – 10 h Dưới 8h 50 40 30 20 10 0 Biểu đồ về thời gian bán trong một ngày Theo kết quả khảo sát thì thời gian buôn bán của những người bán hàng rong thì dưới 8h là 16,7%, từ 8 – 10h là 29.6%, từ 10 – 12 là 37% và trên 12h là 16,7%. Có thể giải thích sự chênh lệch này dựa vào mặt hàng mà những người đó buôn bán. Hàng rong thì có những mặt hàng chỉ bán một phần nhỏ thời gian ban ngày và đến chập tối lại tiếp tục bán, những mặt hàng như thế thì bán dưới 8h. Còn những loại mặt hàng khác như đồ áo thì có thời gian bán lâu hơn. Chính vì thế mà thời gian buôn bán của mỗi người khác nhau cũng là tùy thuộc vào loại mặt hàng mà người đó bán. Về địa điểm buôn bán Bảng số liệu 5 Địa điểm buôn bán Số người lựa chọn Tỷ lệ. (%) Lòng lề đường 58 53.7 Bệnh viện 5 4.6 Trường học 9 8.3 Tất cả 36 33.3 Tất cả Trường học Bệnh viện Lòng lề đường Biểu đồ về địa điểm buôn bán hàng rong Để có thể nhanh chóng bán được hàng thì những người bán rong không thể đứng ở những nơi không có người đi lại, mà là những nơi tấp nập, người đi lại thường xuyên, hoặc là trước các cổng trường học, cổng bệnh viện, hay ở long lề đường, ngõ hẻm khu vực đông dân cư. Và theo kết quả khảo sát và dựa vào biểu đồ thì chúng tôi thấy những người bán rong chủ yếu là bán ở lòng lề đường, nơi mà có nhiều người đi lại nhất, lại tiện lợi cho người bán và người mua. Những người buôn bán ở lòng lề đường chiếm tỷ lệ 53,7%, cao hơn hẳn so với nhũng địa điểm khác. Và người bán rong không chỉ bán một địa điểm cố định mà là bán ở khắp mọi nơi, đó là những người thuộc nhóm kinh doanh lưu động, không có địa điểm cố định, thường là sử dụng những chiếc xe để đẩy hàng đi bán. Cũng chính vì địa điểm buôn bán không cô định này chúng tôi đã khảo sát được có 59,3% là thuộc nhóm kinh doanh lưu động và 40,7% thuộc nhóm kinh doanh cố định. Những người thuộc nhóm kinh doanh lưu động vì không có một địa điểm cố định để bán nên họ đành phải đi bán như vậy. Hơn nữa lực lượng này thường bị công an trật tự bắt phạt vì hay vi phạm nhất. Cũng chính vì thế mà có sự khác nhau về địa điểm buôn bán như vậy. Về sự lựa chọn nghề bán hàng rong Bảng số liệu 6 Lí do chọn hoạt động trong lĩnh vực này Số người lựa chọn Tỷ lê. (%) Ít vốn 52 48.1 Không cần chuyên môn 30 27.9 Giờ giấc thoải mái 19 17.6 Không có nhà mặt tiền 7 6.5 Không cần nhà mặt tiền Giờ giâc Thoải mái Không cần Chuyên môn Ít vốn 60 50 40 30 20 10 0 Biểu đồ về lý do chọn lĩnh vực kinh doanh hàng rong Lĩnh vực kinh doanh hàng rong là rất khả phổ biến ở các thành phố lớn hiện nay. Mà có một bộ phận dân nghèo kiếm sống trong lĩnh vực này. Theo biểu đồ thì chúng ta có thể thấy được lý do chính mà dân nghèo chọn hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng rong là do ít vốn không cần đầu tư nhiều. Do ít vốn có 48,1% số người lựa chọn, do không cần chuyên môn có 27,8 số người lựa chọn, giờ giấc thoải mải có 17,6 số người lựa chọn, không có nhà mặt tiền có 6,5 người lựa chọn. Điều đó có thể nói lên được rằng những người chọn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh này muốn có công việc nhẹ nhàng, không cần đầu tư nhiều, không cần nhiều chuyên môn hơn nữa lại tự do về thời gian, không bị ràng buộc có thể nghỉ lúc nào mình thích đó cũng là nếp sống đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Và qua biểu đồ ta thấy được số người chọn lý do không có nhà mặt tiền chiếm tỷ lệ thấp nhất, bởi vì những người buôn bán hàng rong không quan tâm đến vấn đề đó. Sở dĩ như vậy là do người buôn bán hàng rong ở thành phố này là những người nhập cư phi chính thức. 2.2.2 Kết quả ghi nhận ý kiến Bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi mở thì nhóm nghiên cứu đã thu được một số ý kiến từ những người hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng rong Nhận xét về tình hình buôn bán hàng rong hiện nay Bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi mở thì nhóm nghiên cứu đã thu được một số ý kiến từ những người hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng rong Hầu hết mọi người đều công nhận một điều rằng, hàng rong hiện nay đang là một vấn đề nan giải rất khó giải quyết. Họ còn có ý kiến là buôn bán hàng rong bây giờ khá phức tạp, rất khó khăn với nền kinh tế thị trường khi mà giá cả ngày một tăng như thế này. Những người buôn bán hàng rong đều là từ các tỉnh lẻ ra thành phố kiếm sống, bởi vì ở quê mức thu nhập quá thấp. Với lại vào thành phố họ không nghề không nghiệp nên buôn bán hàng rong là công việc phù hợp nhất với họ. Một số ý kiến cho rằng hàng rong sẽ còn tồn tại và có thể phát triển nhanh chóng nếu Thành phố không có được biện pháp quy hoạch cụ thể, rõ ràng. Thì hình thức kinh doanh này sẽ có tác động không nhỏ tới sự phát triển của xã hội. Đề xuất đối với hoạt động buôn bán hàng rong Qua quá trình đi khảo sát nhóm nghiên cứu cũng nhận được một số đề xuất của những người buôn bán hàng rong đối với công việc của mình. Có tới 80% số người được khảo sát họ dều muốn có một nơi buôn bán ổn định để không còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm cản trở giao thông, gây mất mỹ quan của một đô thị lớn. Mong được chính quyền quan tâm , hỗ trợ kinh phí trong việc chuyển đổi nghề. Không nên cấm hoạt động buôn bán hàng rong vì nó sẽ tồn tại với xã hội của chúng ta. Mong Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển ở các tỉnh để họ có thể trở về quê hương kiếm được một công việc ổn định. 2.2.3 Nhận xét và đánh giá Vấn đề buôn bán hàng rong hiện nay không phải là một vấn đề đơn giản để có thể nắm rõ ràng được thông qua việc nhìn nhận thực tế mà đó là cả một vấn đề mang tính xã hội sâu sắc. Bên cạnh những mặt tiêu cực của nó, thì dưới một góc độ nào dó hoạt động buôn bán hàng rong có những lợi ích nhất định nào đó. Buôn bán hàng rong có thể góp phần ổn định cuộc sống của đa số hộ dân nghèo và những người có thu nhập trung bình. Có thể nói rằng buôn bán hàng rong đã chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống của những người dân, là kế mưu sinh của những người nghèo, dù cho nó có ảnh hưởng không tốt đến đời sống con người, làm mất đi nét văn minh của thành phố. Với cuộc sống ngày càng khó khăn như hiện nay thì bán hàng rong là một công việc có thể nói là kiếm được nguồn thu để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân. Chưng III: Giải pháp và khuyến nghị hạn chế các mặt tiêu cực của việc buô bán hàng rong đến mỹ quan Thành phố Hồ Chí Minh. 3.1 Giải pháp hạn chế các mặt tiêu cực của hoạt động buôn bán hàng rong đến mỹ quan Thành phố Hồ Chí Minh. Buôn bán hàng rong đang là một vấn đề nan giải hiện nay đã làm đau đầu các nhà quản lý. Hoạt động buôn bán này nếu không đi vào quy củ thi nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội trong đó có ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố. Chính vì thế mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế phần nào việc buôn bán hàng rong làm ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố Hồ Chí Minh. 3.1.1 Giải pháp sống chung Chủ trương “dẹp bỏ” các hoạt động buôn bán hàng rong đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác định từ khi có nghị định 36/CP của Chính phủ(1995) và các Chỉ thị 02/2001/CT- UB (tháng 3/2001), Chỉ thị 13/2001CT- UB(tháng 6/2001)..do Ủy ban nhân dân Thành phố trực tiếp ban hành. Đặc biệt, thành phố cũng đẩy mạnh việc lập lại trật tự hoạt động buôn bán hàng rong trong các kế hoạch “12 chương trình/ công trình trọng điểm (2001- 2005)”, “năm trật tự đô thị”, “trật tự kỷ cương, nếp sống văn minh đô thị”. Theo đó,cụ thể thành phố đã chỉ thị cho các quận huyện, phường xã triển khai và thực hiện nhiều các giải pháp nhằm ngăn cấm hoạt động buôn bán hàng rong với các hình thức xử phạt như thu gom, phạt tiền, đặc biệt là giải pháp “giải tỏa trắng” kết hợp giúp dân “chuyển đổi nghề”. Và trên thực tế giải pháp phạt tiền được áp dụng nhiều hơn các giải pháp khác như là chuyển đổi nghề. Tại hầu hết các phường xã, những nỗ lực để chuyển đổi nghề của chính quyền và của cá nhân, rất ít hiệu quả như mong đợi (do nhiều khó khăn chủ quan lẫn khách quan, phía người dân lẫn chính quyền). Mong muốn của chính quyền là khi giải tỏa những người có hoạt động buôn bán hàng rong và sau đó có triển khai cho vay vốn chuyển đổi nghề, tổ chức lớp dạy nghề, động viên đi học nghề, hoặc nhờ các trung tâm giới thiệu việc làm mới…Thực tế, chủ trương giúp đỡ chuyển đổi nghề của chính quyền được nguời dân rất hưởng ứng nhưng do tuổi tác, trình độ, khả năng lao động… phần lớn những người hoạt động buôn bán hàng rong đã không thể tham gia ( hoặc có ít nhưng không đến cùng). Ở một số phường, con em của các hộ liên quan cũng được ưu tiên đi học nghề hoặc được giới thiệu việc( nhằm nâng thu nhập cho gia đình), nhưng lại gặp khó khăn do nhu cầu của nghề cần học và khả năng tổ chức đào tạo kinh phí.. của phường lại chưa gặp nhau. Theo ý kiến của nhiều cán bộ phường, việc giải quyết được cho 1/3 trong số người trước đây hoạt động buôn bán hàng rong chuyển đổi nghề, ổn định thu nhập từ việc làm khác, quả là chuyện không dễ dàng như chúng ta vẫn nghĩ. Tuy vậy, phải thừa nhận rằng, với hàng loạt những cố gắng và nỗ lực của chính quyền các cấp và người dân và người dân, đến nay những kết quả đạt được trong lĩnh vực hoạt động buôn bán hàng rong là rất lớn: người dân mặc dù vẫn còn phải chiếm dụng lề đường, trong hẻm, khu dân cư để buôn bán nhưng họ đã có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường; có ý thức tránh buôn bán vào các giờ cao điểm, tránh các tuyến giao thông đông đúc, tránh việc cãi cọ, xô xát hay tranh giành địa điểm bán hàng. Vào các ngày lễ lớn, họ đã nghỉ bán để tạo đường thông lề thoáng và giữ vệ sinh sạch đẹp cho các tuyến đường, khu dân cư.. Ở mỗi phường, mỗi khu dân cư, mỗi con hẻm, dường như người dân đã quy định thời gian và địa điểm buôn bán cố định và có trật tự hơn. Nhiều nơi, sau giờ buôn bán mỗi người tự biết dọn dẹp vệ sinh và dừng đúng giờ nghỉ ngơi. Hơn thế, nhiều người cũng dần nhận thức được khá sâu sắc về quyền lợi và trách nhiệm của mình tại nơi buôn bán. Do đó, với nhu cầu an sinh xã hội, có lẽ chúng ta cần phải nhìn nhận kỹ hơn về hình thức buôn bán này để có những giải pháp và hành động đúng đăn hơn. Nên “ dẹp bỏ” hay “sống chung” với hình thức buôn bán hàng rong? Một đô thị lớn nhất cả nước về phương diện kinh tế,dân số thì ắt sẽ không chấp nhận được tình trạng mất trật tự, ô nhiễm môi trường, kẹt xe,.. do các hoạt động buôn bán hàng rong gây nên. Vậy, nên chúng ta phải xây dựng lại trật tự kỷ cương và nếp sống văn minh đô thị để đáp ứng các nhu cầu lớn hơn của đô thị ở hiện tại và tương lai Cụ thể là: - Tiếp tục xây dựng các tuyến phố chuyên doanh, nơi cung cấp những mặt hàng và dịch vụ nhất định, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thông qua các tuyến phố chuyên doanh, mỗi địa phương phường xã dễ dàng xây dựng và thể hiện các nét văn hóa kinh doanh của mình. Và cũng từ đó, sẽ có điều kiện thuận lợi về mặt không gian để quản lý trật tự, xây dựng nếp sống văn minh với sự tham gia của cộng đồng. - Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng mạng lưới những cửa hàng giá rẻ dưới dạng những siêu thị nhỏ,phân bố tương đối dày, đều khắp, tựa như mạng lưới các bưu điện ở thành phố hiện nay. - Cùng với người dân, các phường xã xây dựng các mô hình quản lý kinh doanh tự quản, tiến tới xây dựng những nội quy, nhằm tuyên truyền hoặc chế tài mạnh mẽ người dân tham gia hoạt động buôn bán hàng rong biết dược quyền lợi và nghĩa vụ khi thực hiện giữ gìn vệ sinh, an ninh trât tự… trong kinh doanh, buôn bán( dù là buôn bán nhỏ). Nên chấm dứt tình trạng “chế tài nửa vời” tức phạt tiền theo mức quy định, trong khi đó người dân buôn bán hàng rong vi phạm trật tự vỉa hè, vi phạm đến nếp sống văn minh đô thị. - Ngăn chặn kịp thời hiện trạng hoạt động buôn bán hàng rong đang “lấn sân”, “rút lui” vào hoạt động trong các đường hẻm nhỏ, các khu dân cư nhằm tránh các thảm họa về môi trường, tiếng ồn, cháy nổ.. có thể xảy ra bất cứ lúc nào. - Cần có lực lượng “cảnh sát đô thị” hoạt động chuyên trách, để phạt nặng các trường hợp cố tình hoặc nhắc nhở những trường hợp chưa ý thức làm mất trật tự, chiếm dụng lòng lề đường sai quy định. Đồng thời, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện buôn bán thiếu văn hóa. - Tiếp tục làm sạch các vỉa hè, các đường hẻm, các khu chợ bằng cách lót các nền gạch, đá. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức để cả người bán hàng lẫn người mua hàng thấy được việc đi mua sắm là một hoạt động sinh hoạt văn hóa, giải trí luôn cần có không gian sạch sẽ và thoáng mát. 3.1.2 Ban hành luật để quản lý hàng rong Hoạt động buôn bán hàng rong cũng là một hình thức kinh doanh cho nên không thể không có những quy định về quản lý hoạt động buôn bán này. Vê đề này cũng chưa có được một luật nào cụ thể cả chỉ có những quy định về việc buôn bán sao cho không ảnh hưởng đến nếp sống trật tự, văn minh đô thị rồi các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó có nghị định của Thủ tướng chính phủ về quản lý các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên. Theo đó, những người bán hàng rong sẽ không phải đăng ký kinh doanh nhưng vẫn chịu sự quản lý ở cấp xã, phường. Theo nghị định 39/2007/NĐ – CP, Uỷ ban nhân dân xã, phường từ thị trấn lập sổ theo dõi hoạt động thương mại và việc tuân thủ pháp luật của những người bán hàng rong, buôn bán vặt, buôn chuyến, kinh doanh luu động tại dịa phương và từ nơi khác thường xuyên lui tới địa bàn. Đồng thời, các cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm thông báo với các cá nhân về các khu vực được phép buôn bán thực hiện quy định về thuế và lệ phí hoạt động thương mại trên địa bàn. Theo Nghị định, các cá nhân buôn bán hàng rong không được hoạt động tại các di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, khu vực có cơ quan nhà nước, ngoại giao, bệnh viện, trường học,cơ sở tôn giáo.tín ngưỡng, khu vực có biển cấm hoạt động. Nghị định cấm các cá nhân bán hàng gây ồn ào tại nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau, cấm neo bám, nài ép khách hàng hay treo bang rôn, biểu hiện trái quy định pháp luật. Đối với cá nhân kinh doanh thực phẩm và dich vụ ăn uống, phải đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những cá nhân buôn bán nhỏ lẻ cũng phải tuân theo yêu cầu di chuyển hàng hóa, phương tiện kinh doanh của người thi hành nhiệm vụ để tránh tắc nghẽn giao thông hay đảm bảo an ninh. Quy định về việc xử lý các trường hợp vi phạm. Luật về quản lý hàng rong phải quy định rõ ràng về các chế tài áp dụng khi cá nhân vi phạm các quy định đã đề ra. Các mức hình phạt có thể đi từ phạt tiền cảnh cáo cho lần đầu còn nếu tiếp tục vi phạm thì sẽ tịch thu phương tiện buôn bán và đình chỉ hoạt động, không cho buôn bán nữa. 3.1.3 Tăng cường đội ngũ quản lý cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo như sự tìm hiểu của nhóm nghiên cứu thì lực lượng buôn bán hàng rong ngày một đông vi sự phátriển của kinh tế đã làm cho số lượng người dân ở nông thôn ra thành phố ngay càng đông tạo nên sự bất ổn về việc làm. Lực lượng tham gia vào kinh doanh gánh hàng rong là rất lớn và hầu hết là dân nhập cư. Chính vì vậy quản lý những đối tượng này rất là khó khăn. Số lượng người bán rong ngày một tăng, ngược lại số cán bộ quản lý trong lĩnh vực này lại quá ít, chưa thể đáp ứng được nhu cầu quản lý đặt ra. Việc quản lý đối tượng này chủ yêu là nhờ vào lực lượng công an trật tự và những người bán hàng rong sẽ bị xử phạt do lấn chiếm lòng lề đường vi phạm luật giao thông. Vì vậy cần nhanh chóng bổ sung lực lượng để tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động kinh doanh của những người bán hàng rong. Nên thường xuyên tô chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh đặc biệt là các nơi kinh doanh về dịch vụ ăn uống xem có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không để kịp thời phát hiện và xứ lý những sai phạm. Bên cạnh tăng cường lực lượng cũng cần trang bị cho đội ngũ quản lý chuyên môn nghiệp vụ rõ ràng. Tổ chức các khóa huấn luyện công tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ những kiến thức cần thiết. phải thường xuyên đổi mói trong công tác quản lý của mình. Ngoài việc xử phạt những cá nhân vi phạm còn phải tuyên truyền cho những người đó biết về hoạt động buôn bán của mình phải tuân theo quy định của pháp luật. 3.2 Khuyến nghị với cơ quan chức năng để hạn chế các mặt tiêu cực của hoạt động buôn bán hàng rong đến mỹ quan Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù bị coi là một khu vực không chính thức nhưng hàng rong đóng vai trò quan trọng đối với một bộ phận lớn dân cư thành phố. Sự hình thành và phát triển của hoạt động buôn bán hàng rong mang tính chất tất yếu khách quan, do đó không nên và cũng không thể xóa bỏ nó. Bài toán giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu tất yếu của quy hoạch đô thị và nhu cầu mưu sinh của bộ phận dân cư phụ thuộc vào những gánh hàng rong là không đơn giản. Vấn đề đặt ra là trong khi vẫn duy trì gánh hàng rong, làm thế nào có thể sắp xếp nó theo mô hình mới để phù hợp với tiến trình phát triển đô thị? 3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức kể cả người bán lẫn người mua - Vận động thực hiện nếp sống văn minh đô thị với các nội dung trọng tâm: chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường và xây dựng ý thức giao tiếp, ứng xử văn minh ở nơi công cộng. - Xây dựng các khu phố không rác. - Tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức xây dựng thành phố văn minh sạch đẹp, chấp hành quy định về trật tự an toàn đường phố; việc vận động tuyên truyền không chỉ nhắm vào đối tượng kinh doanh trên vỉa hè mà cả đối tượng là lực lượng khách hàng của loại hình kinh doanh này. - Các phương tiện thông tin đại chúng cần tiếp tục thường xuyên phản ánh kịp thời các tiêu cực và bất cập tồn tại ngay trong chính lực lượng chịu trách nhiệm xử lý vi phạm. 3.2.2 Quy hoạch sắp xếp vỉa hè và xây dựng mô hình tự quản. - Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh vỉa hè ở khu vực xung quanh chợ, chính quyền địa phương cần có biện pháp đưa họ vào ổn định buôn bán trong chợ. Trước khi tiến hành giải tỏa, cần làm tốt công tác chuẩn bị. Một mặt, phải thông báo sớm để người dân có thời gian thu xếp. Mặt khác, chính quyền địa phương phải có sự hỗ trợ hữu hiệu về vốn, về mặt thủ tục giấy tờ…trên cơ sở đó, hộ thực sự có nhu cầu tiếp tục kinh doanh có thể an tâm về một chỗ buôn bán mới ổn định và nghiêm chỉnh chấp hành lệnh giải tỏa. - Cấm buôn bán kinh doanh ở những địa điểm có thể gây ách tắc giao thông như trường học, ngã tư…; ở những khu vực có đông người qua lại ban ngày, chỉ cho phép buôn bán vào buổi tối. - Đối với vỉa hè có chiều rộng dưới 2,5m, tuyệt đối cấm việc kinh doanh buôn bán. Đối với vỉa hè có chiều rộng từ 2,5m trở lên, chỉ những người có hoàn cảnh thực sự khó khăn được kinh doanh trong phạm vi 2,5m kể từ bờ vỉa hè. Để xác định được người có hoàn cảnh thực sự khó khăn, cần tiến hành phân loại đối tượng một cách chặt chẽ, bảo đảm công bằng và ưu tiên cho người nghèo. - Bên cạnh đó, cần nghiên cứu gom việc mua bán rời rạc thành những khu tập trung theo ngành hàng và loại hình dịch vụ để quản lý. Tổ chức các tổ tự quản gồm khoảng 20 cá nhân hoặc hộ kinh doanh trở xuống cùng hoạt động trên một đoạn vỉa hè. Tổ tự quản cùng nhau lập ra bản cam kết chung về vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn trật tự an ninh…và nhất là không tiếp nhận thành viên mới. Đối với từng tuyến đường, thành lập Ban quản lý gồm đại diện chính quyền, đoàn thể và đại diện của các hộ kinh doanh để quản lý các tổ. 3.2.3 Cần nghiên cứu xây dựng một chương trình về việc làm và chính sách việc làm đảm bảo phát triển đô thị và trật tự đô thị. Trước mắt cần tăng cường một số giải pháp quản lý và hỗ trợ đối với những người đang làm công việc này, cụ thể là: Tổ chức khảo sát thực trạng lao động tự do (trong đó có bán hàng rong) tại khu vực nội thành. Có thể thí điểm tại quận 1, quận 3, quận 10 để hiểu rõ đặc điểm, hoàn cảnh, nguyện vọng, nhu cầu hỗ trợ về công việc làm hoặc đào tạo nghề cho người lao động chuyển đổi nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Có chính sách hỗ trợ vốn đặc biệt ưu đãi đối với các dự án của tập thể, cá nhân người lao động bán hàng rong ở khu vực nội thành thực hiện việc chuyển nghề tự do sang nghề nghiệp ổn định trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp ,khu chế xuất của thành phố hoặc chuyển việc nội thành ra vùng ven và ngoại thành. Tổ chức các chương trình thông tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm theo địa bàn phường giúp người lao động tìm hiểu, chuyển đổi công việc phù hợp. 3.2.4 Giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề. Để làm được việc này thì cần có các Trung tâm giới thiệu việc làm phối hợp với các phòng lao động Thương binh xã hội của Thành phố, các ban xóa đói giảm nghèo của các quận, huyện để hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề của mình. Phải có những công việc cụ thể như: Phối hợp với các cơ quan chức năng và các trung tâm giới thiệu việc làm thuộc hệ thống Nhà nước thực hiện công tác khảo sát nhu cầu việc làm, chuyển nghề, nhu cầu vay vốn của người lao động Cập nhật thông tin thị trường lao động, ngành nghề của Thành phố phù hợp với điều kiện, sở trường của người lao động cần chuyển đổi việc làm. Tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm bằng các hoạt động chuyên đề theo từng phường, xã. Thực hiện tổ chức các hoạt động giao dịch giữa doanh nghiệp và người lao động trực tiếp tại phường, xã. Tư vấn đào tạo cho người lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề về kỹ năng tự tổ chức việc làm ổn định, kỹ năng tìm việc làm ổn định phù hợp phát triển thị trường lao động của Thành phố. Phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm các tỉnh để thông tin việc làm của địa phương, có thể giới thiệu cho những người nhập cư đang làm việc tại thành phố có nguyện vọng và điều kiện trở lại quê hương làm việc sinh sống ổn định. Nhu cầu này chủ yếu nhắm vào đối tượng trẻ vì đây là nhóm có khả năng chuyển đổi ngành nghề cao nhất. Nhà nước mở các lớp đào tạo nghề miễn phí và khuyến khích họ theo học. Sau đó, vận động và giới thiệu việc làm để họ chuyển đổi ngành nghề. Nhưng quan trọng nhất là có biện pháp hỗ trợ vốn thiết thực. Sự thiết thực ở đây không đơn thuần là mức lãi suất thấp, thời hạn vay kéo dài… mà quan trọng nhất là một phương thức cho vay linh động sao cho đồng tiền đến được tay người vay một cách tiện lợi nhất, nhanh chóng nhất. Mặt khác, việc đào tạo nghề cũng nên áp dụng cho đối tượng là con em của những người kinh doanh trên vỉa hè nhằm mục đích giữ cho họ không tiếp nối gia nhập vào đội quân đông đảo của nhũng gánh hàng rong. Tất cả những khuyến nghị trên chỉ hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành cũng như giữa các địa phương với nhau_điều mà hiện nay, mặc dù đã cố gắng nhưng dường như vẫn chưa thực hiện được. C.KẾT LUẬN Trong những thập niên qua, một số nước ở khu vực Châu Á đã nhận thức rằng đã có một khoảng cách nhất định giữa chiến lược phát triển kinh tế xã hội được họ đề ra và kết quả thực sự mang lại. Mặc dù Chính phủ ở các nước Châu Á đã cố gắng vạch ra nhiều chiến lược, tập trung vào mục tiêu giảm bớt đói nghèo ở khu vực đô thị, tuy nhiên, kết quả mang lại vẫn không được khả quan. Nếu như ở thập niên 60 các chiến lược phần lớn tập trung vào việc đầu tư mạnh cho khu vực quốc doanh, nhà nước, tạo ra nhiều việc làm từ khu vực quốc doanh, thì đến thập niên 70 chủ yếu chiến lược đề ra đã nhắm đến chính sách rộng hơn, nhằm tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, cho đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực v.v…. Tuy nhiên, những nỗ lực đó vẫn không làm giảm đi mức nghèo khổ ở các thành phố. Cuối cùng, các nhà quản lý đô thị mới khám phá rằng, họ đã bỏ quên đi một khu vực kinh tế, gắn liền trong khu vực kinh  tế ở đô thị, có quy mô hoạt động từ nhỏ đến rất nhỏ, dễ dàng tổ chức hoạt động và hầu như không bắt buộc phải tuân theo các quy định chính quy do Nhà nước đề ra. Chính khu vực kinh tế này thực tế đã thu hút một số lượng khá lớn những người lao động không có việc làm. Đó chính là hoạt động buôn bán hàng rong, vì cuộc sống ngày càng khó khăn phức tạp thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp trong khi nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao,nhung điều kiện kinh tế không cho phép thì hàng rong sẽ đáp ứng được những điều đó. Tuy là hoạt động kinh doanh hàng rong này có ảnh hưởng đến sự quy hoạch đô thị, đến văn minh đô thị, làm cho các đô thị mất đi vẻ vốn có của nó là xanh – sạch - đẹp. Mỗi người với những lý do khác nhau để hoạt động trong lĩnh vực này. Qua quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn người bán hàng rong đã nhận thức được những mặt trái của công việc mưu sinh này.Mặc dù Nhà nước đã có những quy định về quản lý hàng rong, rồi các chính sách của các thành phố lớn để nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của hoạt động buôn bán hàng rong nhưng công tác quản lý và chế tài xử phạt cũng không cải thiện được bao nhiêu và còn nhiều bất cập. D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài “ Kinh tế vỉa hè” với việc quy hoạch xây dựng nếp sống văn minh đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả: Phạm Thanh Thôi. 2. Trang . Bài “Hàng rong và văn minh đô thị” 3. Trang . Bài“Quản lý hàng rong, chợ đêm di động: Rất khó thực hiện! 4. Trang Bài TP Hồ Chí Minh: Cấm hàng rong phải có lộ trình 5. Trang Bài Gánh hàng rong và câu chuyện kích cầu nội địa 6. Trang Bài “Hàng rong và gánh nặng mưu sinh” 7. Trang . Bài “Hàng rong tụ tập trên đường phố” 8. Trang Bài“Dứt khoát cấm hàng rong tại các tuyến phố lớn ở Tp. Hồ Chí Minh. 9. Trang “Đừng đẩy người bán hàng rong vào đường cùng“ 10. Trang . Bài“Gánh hàng rong - Làng trong đô thị“ 11. Trang http:// laodong.com.vn. Bài:“Cấm hàng rong: “Bỏ đói” những nhu cầu bình dân“ 12. Trang Bài:“Hàng rong là khiếm khuyết của văn minh đô thị“ E. PHỤ LỤC Tiến độ thực hiện đề tài 1. Thảo luận chọn tên đề tài và thống nhất đề tài (2 tuần) 15/10 – 29/10 2. Sửa lại tên đề tài ( 1 tuần) 30/10 – 5/11 3. Xây dựng đề cương chi tiết ( 2 tuần ) 12/11 – 26/11 4. Chỉnh sửa, bổ sung đề cương chi tiết ( 1 tuần ) 27/11 – 3/12 5. Hoàn thiện đề cương chi tiết ( 1 tuần ) 4/12 – 10/12 6. Lập bảng khảo sát và câu hỏi phỏng vấn (2 tuần ) 11/12 – 24/12 7. Nộp đề cương chi tiết 31/12 8. Tiến hành khảo sát và phỏng vấn tại quận 10 ( 2 tuần ) 18/1 – 1/2 9. Xử lý kết quả, viết nội dung cho từng chương mục ( 1 tuần ) 24/2 – 31/2 10 Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài ( 1 tuần ) 1/3 – 8/3 11. Nộp đề tài nghiên cứu 15 / 3 / 2010 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT TÊN NHÓM VIÊN NỘI DUNG CÔNG VIỆC CẢ NHÓM Chọn đề tài, chỉnh sửa và thống nhất đề tài Thảo luận cấu trúc đề cương chi tiết Lập phiếu khảo sát, câu hỏi phỏng vấn Xử lý số liệu Tìm tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Bổ sung , chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài 1 Trần Thị Hải Dương Viết lời cảm ơn Viết phần 1.1 chương I của đề tài Phát phiếu khảo sát Viết phần mở đầu từ mục 4 đến 6 Viết phần giải pháp “sống chung” 2 Hồ Sỹ Đạt Viết phần mở đầu từ mục 1 đến 3 Viết phần 1.2 của chương I Phỏng vấn sâu Phát phiếu khảo sát 3 Đỗ Nam Đông Viết phần 2.1 của chương II Viết 3.1 của chương III Phát phiếu khảo sát Viết phần ý nghĩa của việc thực hiện đề tài 4 Nguyễn Duy Điệp Viết phần 1.3 của chương I Phát phiếu khảo sát Viết lời nói đầu, kết luận và phụ lục Phát phiếu khảo sát 5 Nguyễn Thị Điệp Viết phần mở đầu mục 7, 8 và 9 Viết phần 2.2 của chương II Viêt phần 3.2 của chương III Phát phiếu khảo sát Phỏng vấn sâu ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV PHIẾU KHẢO SÁT Xin chào các anh chị! Chúng tôi là nhóm sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm sinh viên chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về tình hình buôn bán hàng rong tại quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Rất mong được sự giúp đỡ, hợp tác của các anh chị để chúng tôi hoàn thành tốt được đề tài này. BẢNG CÂU HỎI ( xin đánh vào các câu trả lời) Thông tin cá nhân Câu 1. Giới tính  ‚ Nam Nữ Câu 2. Tuổi của anh (chị)?.......... Câu 3. Quê quán của anh (chị)…………. B Nội dung khảo sát Câu 4.Anh (chị) buôn bán hàng rong được bao nhiêu năm rồi?  ‚ ƒ „ 1. Dưới 1 năm 3. Từ 3- 5 năm 2. Từ 1- 3 năm 4. Trên 5 năm Câu 5. Anh (chị) buôn bán loại mặt hàng nào ?  ‚ ƒ „ 1. Ăn uống 3. Giải trí 2. May mặc 4. Các dịch vụ khác Câu 6. Thu nhập bình quân một ngày của anh (chị) khoảng bao nhiêu? 1. Dưới 30 ngàn đồng 3.Từ 50 – 100 ngàn đồng 2. Từ 30 – 50 ngàn đồng 4. Trên 100 ngàn đồng Câu 7. Thời gian dành cho việc buôn bán của anh (chị) trong một ngày?  ‚ ƒ „ 1. Dưới 8 tiếng 3. Từ 10 – 12 tiếng 2. Từ 8 – 10 tiếng 4. Trên 12 tiếng Câu 8. Địa điểm anh (chị) thường buôn bán?  ‚ ƒ „ 1. Lòng lề đường 3. Trường học 2. Bệnh viện 4. Tất cả Câu 9. Chỗ buôn bán của anh (chị) có cố định không?  ‚ 1. Có 2. Không Câu 10. Nơi anh chị đang sinh sống?  ‚ ƒ „ 1. Ở trọ 3. Nơi khác 2. Có nhà riêng 4. Không có chỗ ở Câu 11. Anh (chị) có thường bị công an bắt phạt không?  ‚ ƒ „ 1. Thường xuyên 3. Thỉnh thoảng 2. Ít khi 4. Chưa từng Câu12. Vì sao anh (chị) lại chọn hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng rong.  ‚ ƒ „ 1. Do ít vốn 3. Giờ giấc thoải mới 2. Không cần chuyên môn 4.Không có nhà mặt tiền Câu 13. Nhận xét của Anh (chị) về tình hình buôn bán hàng rong hiện nay?............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu14. Những đề xuất của anh (chị) đối với công việc của mình đang làm. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA CÁC ANH CHỊ! BẢNG PHỎNG VẤN BẢNG 1 Họ và tên: Nguyễn Thị Minh 2. Tuổi: 40 3. Nghề nghiệp: Bán hàng rong (đồ chơi trẻ em) 4. Dân tộc: Kinh 5. Tôn giáo: Không 6. Nơi ở: Trọ 245/10 đường Tô Hiến Thành P.13 Q.10 7. Địa điểm phỏng vấn: 225 Tô Hiến Thành 8. Thời gian phỏng vấn: 8h30’ ngày 10/3/2010 9 . Người phỏng vấn: Hồ Sỹ Đạt 10. Nội dung phỏng vấn Xin chào chị! ,em là những sinh viên khoa lịch sử,trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM. Hiện nhóm chúng tôi đang nghiên cứu đề tài : tình hình buôn bán hàng rong tại quận 10 Tp.HCM. Em mong nhận được một số ý kiến từ chị để chúng tôi thực hiện đề tài này đựợc thành công. Hỏi: Anh thấy việc buôn bán hàng rong có ảnh hưởng tới nếp sống văn minh đô thị không? Trả lời: Tôi cũng là người bán hàng rong cho nên tôi biết việc buôn bán này có ảnh hưởng nhất định đến nếp sống văn minh đô thị. Nhưng giờ tôi vẫn chưa có thể chuyển đổi nghề được. Tôi thấy giờ cao điểm thì việc buôn bán lấn chiếm lòng lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán gây ách tắc cản trở giao thông. Hỏi: Chỗ chị sinh sống có nhiều người bán hàng rong không? Trả lời: Chỗ tôi ở thì có rất nhiều người buôn bán hàng rong. Đặc biệt là những người ở các tỉnh lẻ tới trọ để kinh doanh buôn bán hàng rong nhiều nhất là người từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung Hỏi: Theo chị việc buôn bán hàng rong có giúp nhiều tiện ích cho những người thu nhập thấp không? Trả lời: Tuy rằng việc bán hàng rong ảnh hưởng tới văn minh đô thị nhưng không thể phủ nhận rằng những món hang rong rất hợp túi tiền với những người có thu nhập thấp như thợ hồ, bảo vệ… Hỏi:Việc thành phố ban hành lệnh cấm bán hàng rong trên một số tuyến phố thì chị thấy thế nào? Trả lời: Tôi nghĩ đây là một chủ trương tốt của thành phố vì như vậy thì góp phần làm cho thành phố sạch đẹp văn minh. Nhưng theo tôi thì nhà nước cần hỗ trợ một phần để những người kinh doanh buôn bán hàng rong có thể chuyển đổi nghề nghiệp , quy hoạch nơi buôn bán hàng rong vì đa số họ là những người dân tỉnh lẻ không có việc làm ngoài quê vào đây làm ăn sinh sống. Cảm ơn chị đã cung cấp những thông tin cần thiết cho nhóm em. Chúc chị sức khỏe và thuân lợi trong buôn bán BẢNG 2 1.Họ và tên: Nguyễn Hữu Vinh 2.Tuổi: 42 3. Nghề nghiệp: Công an trật tự phường 8 quận 10 4. Dân tộc: Kinh 5. Giới tính: Nam 6. Tôn giáo: không 7. Địa điểm phỏng vấn: Trụ sở công an P.8 Q.10 8. Thời gian phỏng vấn: 10h ngày 10/3/2010 9. Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Điệp 11. Nội dung phỏng vấn: Xin chào anh! Em là sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh, hiện nhóm em đang nghiên cứu đề tài: Tình hình buôn bán hàng rong tại quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Vậy em mong nhận được một số ý kiến từ anh đê nhóm em có thể thực hiên tốt được đề tài này. Hỏi:Anh thấy việc buôn bán hàng rong có ảnh hưởng nhiều tới tình hình an ninh trật tự trong địa bàn phường quản lý không? Trả lời: Tôi thấy việc kinh doanh buôn bán hàng rong trên lòng lề đường gây cản trở giao thông, mất trật tự an ninh, ảnh hưởng đến nếp sống văn minh trong địa bàn phường tôi quản lí. Hỏi: Anh có thấy việc buôn bán hàng rong trên địa bàn anh quản lý có gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự của anh không? Trả lời: Từ khi thành phố ra chỉ thị cấm buôn bán hàng rong trên một số tuyến phố trong đó có phường tôi quản lí thì việc những người bán hàng rong lén lút bán vẫn còn rất nhiều gây không ít trở ngại trong việc giữ gìn văn minh trật tự trong địa bàn phường do chúng tôi quản lí. Cảm ơn anh đã cung cấp những thông tin bổ ích cho nhóm chúng em, chúc anh sức khỏe và công tác tốt. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Bán hàng trên những chiếc xe đẩy Bị công an bắt phạt Lấn chiếm lòng đường CHI PHÍ CHI TIÊU 1. Tiền phô tô tài liệu tham khảo 30.000 2. Tiền phô tô phiếu khảo sát 30.000 3. Tiền in đề cương chi tiết 15.000 4. Tiền in bài hoàn thiện 60.000 5. Tiền phát sinh khác 70.000 Tổng 205.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiện trạng buôn bán hàng rong ở quân 10, Thành phố Hồ Chí Minh.doc
Luận văn liên quan