Hiệu quả của việc trưng bày kết quả học tập môn Mĩ thuật

A. Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua, ngành giáo dục Việt Nam đang từng bước thay đổi về mọi mặt nhằm bắt kịp ngang tầm với các nước trên thế giới: Nâng cao trình độ giáo viên, đưa thêm một số môn học mới và thay đổi chương trình đào tạo , đặc biệt là ngành giáo dục đã chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất cũng như thiết bị dạy học .v.v Môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học và một số môn học khác được đưa vào đều khắp trong tất cả các trường ở khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, không phải ở vùng miền nào hay ở trường nào, lớp nào cũng đạt được hiệu quả cao ở những môn học năng khiếu, bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào năng khiếu của các em, đặc biệt là môn Mĩ thuật. Chúng ta vẫn thường nói: “Cần cù bù thông minh”, cứ học nhiều, thực hành thật nhiều thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Thế nhưng, với bộ môn Mĩ thuật, hiệu quả bài vẽ của các em đạt hay không đạt là phụ thuộc nhiều vào trí sáng tạo, óc liên tưởng và đặc biệt là vào sự cảm nhận về cái đẹp của mọi vật trong các em. Với những yếu tố phụ thuộc như vậy nên ta thấy tỉ lệ học sinh có bài vẽ đạt yêu cầu còn rất thấp, với những học sinh không có năng khiếu về Mĩ thuật thì khó hoàn thành được bài vẽ của mình với những yêu cầu của bài, các em không thích học bộ môn này, giờ học trở nên vô vị đối với các em, các em vẽ qua loa lấy lệ, máy móc hoặc rập khuôn các bài vẽ ở những giờ học trước, năm học trước có nghĩa là các bài vẽ của các em không có sự tiến bộ theo thời gian, nhiều học sinh bị ảnh hưởng về kết quả học tập từ môn học này. Vì vậy trong các phương pháp giảng dạy của giáo viên ở bộ môn này đặc biệt chú trọng nhiều đến phương pháp trực quan. Nghĩa là các em được nhìn, được xem, được quan sát từ hình ảnh, tranh vẽ, mẫu thật, hình photo và những bài vẽ của họa sĩ, của giáo viên và của chính học sinh vẽ. Phương pháp này được giáo viên sử dụng gần như xuyên suốt trong giờ học. Ở hoạt động 1: các em được quan sát hình ở đồ dùng học tập, tranh của họa sĩ và của học sinh các năm học trước ( các bài đẹp do học sinh các năm học trước vẽ rất cần thiết đối với giờ học, các em dễ liên tưởng hơn về bài vẽ của mình. Hoạt động 2: Học sinh xem bài vẽ mẫu của giáo viên qua từng bước. Và ở hoạt động 4: “đánh giá kết quả học tập” là không thể thiếu, ở hoạt động này học sinh được xem, quan sát và nhận xét bài vẽ của các bạn trong lớp mình gồm có bài đẹp, bài chưa đẹp và cả những bài vẽ còn sai về hình, về bố cục, về tỉ lệ.v.v , các em tự đánh giá bài vẽ của mình và của các bạn theo cảm nhận riêng. Đây là hoạt động mà học sinh rất thích thú, hơn nữa hoạt động này rất có ý nghĩa đối với học sinh, qua phần nhận xét, góp ý của các bạn và của giáo viên, các em sẽ biết được như thế nào là bài vẽ có bố cục không đẹp, tại sao hình vẽ đó lại sai, tỉ lệ các bộ phận không đúng thì hình vẽ sẽ như thế nào v.v Các em nhận ra một bài vẽ đẹp là cần phải như thế nào về bố cục, hình vẽ, màu sắc. Từ đó, học sinh tự rút ra những điểm sai cần tránh cho những bài vẽ lần sau, các em yếu thì nhận thấy bài vẽ đó cần phải vẽ như thế nào, đánh giá được khả năng của mình để từ đó có sự cố gắng hơn. Từ mục tiêu và ý nghĩa của phương pháp quan sát- trực quan và hoạt động “Trưng bày kết quả học tập vào cuối giờ học ” nên tổ chuyên môn trong trường chúng tôi rất chú ý đến phương pháp trực quan- quan sát trong các giờ học nhất là giờ vẽ theo mẫu, vẽ trang trí cũng như giờ vẽ tranh và đặc biệt chú trọng đến hoạt động “Trưng bày kết quả học tập” vào cuối mỗi giờ học vẽ, sau mỗi học kì và vào cuối năm học nhằm tổ chức cho học sinh nhìn thấy kết quả học tập của mình trong một học kì hay sau một năm học. Qua cuộc trưng bày đó sẽ giúp các em rút ra những kinh nghiệm, tránh được các sai phạm cho các bài vẽ ở những giờ học sau, năm học sau từ đó bài vẽ của các em đẹp hơn, hài hòa hơn. Đó chính là lý do mà nhóm giáo viên chúng tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài “Hiệu quả của việc trưng bày kết quả học tập trong năm học”, nhằm mục đích là giúp học sinh nâng cao năng khiếu về mĩ thuật của mình, giúp các em cảm nhận được cái đẹp muôn màu muôn vẽ trong cuộc sống và thêm yêu đời, yêu quý con người. Đó cũng chính là mục đích giáo dục của nước nhà đã giao cho chúng ta.

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả của việc trưng bày kết quả học tập môn Mĩ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐỨC LINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÕ XU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: Nhóm thực hiện: Đinh Thị Yến Đỗ Thị Hương Thủy Võ Xu tháng 04 năm 2008 Hồ Thị Thanh Dung Mục lục A. Lý do chọn đề tài B. Khảo sát thực trạng C. Tiến hành 1. Đặc trưng bộ môn 2. Thuận lợi và khó khăn 3. Các biện pháp thực hiện D. Hiệu quả thực hiện E. Đề xuất A. Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua, ngành giáo dục Việt Nam đang từng bước thay đổi về mọi mặt nhằm bắt kịp ngang tầm với các nước trên thế giới: Nâng cao trình độ giáo viên, đưa thêm một số môn học mới và thay đổi chương trình đào tạo , đặc biệt là ngành giáo dục đã chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất cũng như thiết bị dạy học .v.v… Môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học và một số môn học khác được đưa vào đều khắp trong tất cả các trường ở khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, không phải ở vùng miền nào hay ở trường nào, lớp nào cũng đạt được hiệu quả cao ở những môn học năng khiếu, bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào năng khiếu của các em, đặc biệt là môn Mĩ thuật. Chúng ta vẫn thường nói: “Cần cù bù thông minh”, cứ học nhiều, thực hành thật nhiều thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Thế nhưng, với bộ môn Mĩ thuật, hiệu quả bài vẽ của các em đạt hay không đạt là phụ thuộc nhiều vào trí sáng tạo, óc liên tưởng và đặc biệt là vào sự cảm nhận về cái đẹp của mọi vật trong các em. Với những yếu tố phụ thuộc như vậy nên ta thấy tỉ lệ học sinh có bài vẽ đạt yêu cầu còn rất thấp, với những học sinh không có năng khiếu về Mĩ thuật thì khó hoàn thành được bài vẽ của mình với những yêu cầu của bài, các em không thích học bộ môn này, giờ học trở nên vô vị đối với các em, các em vẽ qua loa lấy lệ, máy móc hoặc rập khuôn các bài vẽ ở những giờ học trước, năm học trước có nghĩa là các bài vẽ của các em không có sự tiến bộ theo thời gian, nhiều học sinh bị ảnh hưởng về kết quả học tập từ môn học này. Vì vậy trong các phương pháp giảng dạy của giáo viên ở bộ môn này đặc biệt chú trọng nhiều đến phương pháp trực quan. Nghĩa là các em được nhìn, được xem, được quan sát từ hình ảnh, tranh vẽ, mẫu thật, hình photo và những bài vẽ của họa sĩ, của giáo viên và của chính học sinh vẽ. Phương pháp này được giáo viên sử dụng gần như xuyên suốt trong giờ học. Ở hoạt động 1: các em được quan sát hình ở đồ dùng học tập, tranh của họa sĩ và của học sinh các năm học trước ( các bài đẹp do học sinh các năm học trước vẽ rất cần thiết đối với giờ học, các em dễ liên tưởng hơn về bài vẽ của mình. Hoạt động 2: Học sinh xem bài vẽ mẫu của giáo viên qua từng bước. Và ở hoạt động 4: “đánh giá kết quả học tập” là không thể thiếu, ở hoạt động này học sinh được xem, quan sát và nhận xét bài vẽ của các bạn trong lớp mình gồm có bài đẹp, bài chưa đẹp và cả những bài vẽ còn sai về hình, về bố cục, về tỉ lệ.v.v…, các em tự đánh giá bài vẽ của mình và của các bạn theo cảm nhận riêng. Đây là hoạt động mà học sinh rất thích thú, hơn nữa hoạt động này rất có ý nghĩa đối với học sinh, qua phần nhận xét, góp ý của các bạn và của giáo viên, các em sẽ biết được như thế nào là bài vẽ có bố cục không đẹp, tại sao hình vẽ đó lại sai, tỉ lệ các bộ phận không đúng thì hình vẽ sẽ như thế nào v.v… Các em nhận ra một bài vẽ đẹp là cần phải như thế nào về bố cục, hình vẽ, màu sắc. Từ đó, học sinh tự rút ra những điểm sai cần tránh cho những bài vẽ lần sau, các em yếu thì nhận thấy bài vẽ đó cần phải vẽ như thế nào, đánh giá được khả năng của mình để từ đó có sự cố gắng hơn. Từ mục tiêu và ý nghĩa của phương pháp quan sát- trực quan và hoạt động “Trưng bày kết quả học tập vào cuối giờ học ” nên tổ chuyên môn trong trường chúng tôi rất chú ý đến phương pháp trực quan- quan sát trong các giờ học nhất là giờ vẽ theo mẫu, vẽ trang trí cũng như giờ vẽ tranh và đặc biệt chú trọng đến hoạt động “Trưng bày kết quả học tập” vào cuối mỗi giờ học vẽ, sau mỗi học kì và vào cuối năm học nhằm tổ chức cho học sinh nhìn thấy kết quả học tập của mình trong một học kì hay sau một năm học. Qua cuộc trưng bày đó sẽ giúp các em rút ra những kinh nghiệm, tránh được các sai phạm cho các bài vẽ ở những giờ học sau, năm học sau từ đó bài vẽ của các em đẹp hơn, hài hòa hơn. Đó chính là lý do mà nhóm giáo viên chúng tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài “Hiệu quả của việc trưng bày kết quả học tập trong năm học”, nhằm mục đích là giúp học sinh nâng cao năng khiếu về mĩ thuật của mình, giúp các em cảm nhận được cái đẹp muôn màu muôn vẽ trong cuộc sống và thêm yêu đời, yêu quý con người. Đó cũng chính là mục đích giáo dục của nước nhà đã giao cho chúng ta. B. Khảo sát thực trạng: Trong những năm học đầu tiên khi bắt đầu thực hiện chương ttrình thay đổi sách giáo khoa, các môn học Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục .v.v…được đánh giá học sinh bằng cách xếp loại Giỏi, khá, trung bình, yếu. Cách đánh giá như thế này chưa được công bằng với tất cả các học sinh, giữa em vẽ ở mức độ 8 điểm và em vẽ được 10 điểm đều như nhau (cùng loại Giỏi) dẫn đến nhiều học sinh không còn hứng thú để thể hiện hết khả năng của mình khi vẽ. Đó cũng là một nguyên nhân làm cho học sinh không có sự tiến bộ ở bộ môn này, bài vẽ thường rập khuôn, không có sự sáng tạo cho những bài vẽ sau và các em ít chịu khắc phục những lỗi đã có trong bài vẽ lần trước. Một nguyên nhân nữa là đối với những học sinh không có năng khiếu về mĩ thuật, sự cảm nhận của các em còn yếu. Mặc dù các em cũng nắm được các bước tiến hành cho một bài vẽ theo mẫu, bài vẽ tranh, hay bài vẽ trang trí nhưng khi vẽ các em rất bối rối và không hình dung được bài vẽ phải như thế nào, bố cục phải như thế nào mới cân đối và chặt chẽ, tỉ lệ các bộ phận không hợp lí nên hình vẽ không thể giống mẫu, các em không cảm nhận được màu sắc, đậm nhạt, sáng tối của vật để thể hiện.v.v…Do vậy bài vẽ của các em thường không đạt, không đẹp về bố cục, hình vẽ và màu sắc cũng không đạt. Các em e ngại, không tự tin khi vẽ và một số em không thích học bộ môn này. Vậy làm gì để học sinh có thể thích học vẽ hơn, bài vẽ của các em tiến bộ hơn về sau? Tất nhiên, phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh là rất quan trọng. Chúng tôi nghĩ rằng các em phải được xem nhiều bài vẽ của chính học sinh vẽ để từ đó các em “bắt chước vẽ theo”, cải thiện và hoàn chỉnh hơn bài vẽ của mình. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số lớp ở tất cả các khối với các loại bài vẽ gồm vẽ theo mẫu, vẽ trang trí và bài vẽ tranh về tỉ lệ các bài đạt và chưa đạt ở các tiết đầu năm học 2007- 2008, kết quả như sau: Lớp Sĩ số Vẽ theo mẫu Vẽ tranh Vẽ trang trí Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6A9 45 17 37,8 28 62,2 20 44,4 25 55,6 19 42,2 26 57,8 7A6 43 17 39,5 26 60,5 19 44,2 24 55,8 30 69,8 13 20,2 8A8 39 21 53,8 18 46,2 22 56,4 17 43,6 27 69,2 12 30,8 9A5 39 24 61,5 15 38,5 18 46,2 21 53,8 23 59 16 41 Tổng 166 81 48,8 76 45,8 79 47,6 87 52,4 99 59,6 67 40,4 Từ kết quả như trên, chúng tôi đã chú ý đến việc cho các em được xem nhiều bài vẽ đẹp của chính các bạn trong lớp vẽ vào cuối mỗi giờ học và đã mạnh dạn tổ chức trưng bày kết quả học tập cho học sinh toàn trường vào cuối học kì I cũng như vào cuối năm học để các em được xem những bài vẽ xuất sắc, mục đích giúp các em có thêm cảm nhận, sự liên tưởng và làm giàu thêm trí sáng tạo, ý tưởng về hội họa. C. Tiến hành: 1. Đặc trưng bộ môn: Đây là bộ môn năng khiếu, đưa vào trường nhằm mục đích phát triển năng khiếu và tính thẩm mĩ cho học sinh. Một môn học xa rời với các con số, các lập luận. Quá trình học và luyện tập, các em được tự do phát huy, tự do thể hiện sự sáng tạo và cảm hứng của mình, thể hiện những ý thích của mình. Các em biết làm một số đồ vật đáng yêu như quạt giấy, tấm bưu thiếp, túi sách, thiết kế một bộ thời trang cho riêng mình.v.v... Môn học này, ở mỗi loại bài, đều cần nhiều đến đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, hình phóng to, hình photo, các bài viết ở tạp chí, sách báo…, tranh phiên bản của học sĩ và nhiều đồ dùng trực quan sinh động phong phú như các loại lọ hoa, đĩa tròn, quạt giấy, các loại trái cây, các loại hoa.v.v… Một đặc trưng nữa của bộ môn này là về phía học sinh , các em cũng cần phải có nhiều đồ dùng học tập hơn như: vở- giấy vẽ, bút chì, màu vẽ các loại, dây dọi, giá bảng vẽ… Phải có phòng học bộ môn phù hợp với đặc trưng môn học: phòng học rộng rãi, thoáng mát, trang trí đẹp, có đầy đủ giá bảng vẽ, trưng bày những bài vẽ đẹp của các họa sĩ, của học sinh. Quá trình học, giáo viên cùng làm việc, cùng vẽ, cùng trao đổi với học sinh để giúp các em dễ dàng thực hiện bài vẽ hơn. mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh rất gần gũi, có thể cùng tranh luận và vấn đáp với nhau. Giáo viên không hoàn toàn bác bỏ những ý kiến, nhận xét từ phía học sinh (nếu sai) mà thường cùng học sinh lí giải, phân tích. Trên đây là những đặc trưng cơ bản của bộ môn mĩ thuật , chắc hẳn rằng từ những đặc trưng đó, trong quá trình dạy và học cũng có nhiều thuận lợi và một số khó khăn nhất định. 2. Thuận lợi và khó khăn: a. Thuận lợi: Như ở phần đặc trưng đã trình bày, đây là môn học thuộc về năng khiếu, trong giờ học, học sinh không phải suy nghĩ nhiều đến các con số, những lập luận suy diễn hay những mốc thời gian lịch sử… mà học sinh được tự do thể hiện ý tưởng, cảm nhận và trí sáng tạo của riêng mình qua các bài vẽ tranh, bài vẽ tĩnh vật hay bài vẽ trang trí bằng nét vẽ của mình. Giờ học rất thoải mái, giáo viên và học sinh gần gũi, học sinh không phải học thuộc lòng bài học mà chỉ tập trung vào thực hành nên hầu hết các em rất thích học môn học này. Kết quả học tập của các em không đánh giá là đúng, chính xác hay sai đáp số mà đánh giá mức độ thể hiện của các em về bố cục và nội dung, cách vẽ hình, vẽ màu và sự hài hòa của bài vẽ. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, đầy đủ đồ dùng học tập, các phân môn được học xen kẻ nhau trong năm học nhằm bổ sung cho nhau, không gây nhàm chán và học liên tục từ khối 6 đến khối 9. Bộ giáo dục đã đầu tư một số trang thiết bị cần thiết cho môn học. Một số cơ quan, ban ngành hằng năm thường xuyên tổ chức các cuộc thi vẽ tranh cho học sinh, đó cũng là cơ hội tạo điều kiện cho các em thể hiện khả năng của mình. Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình giảng dạy bộ môn này cũng gặp rất nhiều khó khăn. b. khó khăn: Là bộ môn năng khiếu nên đối với một số học sinh không có năng khiếu về mĩ thuật các em sẽ gặp nhiều khó khăn trình quá trình học tập. Phương pháp giảng dạy trực quan được sử dụng thườnh xuyên trong các bài, trong các giờ học thế nhưng chúng ta thiếu quá nhiều đồ dùng dạy học như: + Mẫu vẽ: trong những năm qua, giáo viên tự chuẩn bị mẫu vẽ hoặc cho học sinh tự chuẩn bị mẫu nhưng có nhiều bài học mẫu vẽ sử dụng trong 2 tiết (2 tuần) do vậy phải cần mẫu vẽ khô, mẫu bằng nhựa.v.v…. + Tranh, ảnh, các hình mẫu, bài vẽ mẫu cũng rất ít, có khối không có. Đặc trưng của môn học này để thuận lợi cho việc dạy và học nhằm có kết quả cao, không ảnh hưởng đến những môn học, giờ học khác thì phải có phòng bộ môn phù hợp về diện tích, trang thiết bị cần thiết trong phòng, thế nhưng ở đây các em ngồi vẽ theo lớp học nên không thuận lợi khi vẽ nhất là phân môn vẽ theo mẫu , vẽ tranh. Là môn học thuộc về năng khiếu nên cũng cần giáo viên có năng khiếu về hội họa nhưng thực tế ta thấy cũng có giáo viên không được đào tạo môn học này mà phải đứng lớp, gặp nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Mỗi tiết học giáo viên chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học (bài vẽ minh họa từng bước vì nhiều bài, nhiều khối không có sẳn) Trên đây là những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy và học môn học này. 3. Các biện pháp thực hiện “Trưng bày kết quả học tập của học sinh” Như trên đã trình bày, nhóm chúng tôi đã tiến hành thực hiện việc tổ chức trưng bày kết quả học tập sau mỗi tiết học và sau học kì vừa qua. Trưng bày kết quả sau mỗi tiết học: Cách thực hiện: Trong các tiết học của bộ môn mĩ thuật, hoạt động “ đánh giá kết quả học tập” của học sinh cần được thực hiện từ 4 đến 5 phút. Giáo viên thu bài vẽ của học sinh gồm những bài vẽ hoàn chỉnh và đẹp, bài vẽ còn điểm hạn chế và một số bài vẽ yếu. Giáo viên dùng nam châm ghim các bài vẽ lên bảng theo từng loại bài hoặc cho học sinh tự phân loại theo cảm nhận của mình. Học sinh cùng giáo viên quan sát tất cả các bài vẽ, hướng dẫn học sinh nhận xét về: + Bố cục bài vẽ: Bố cục đã cân đối, hài hòa chưa? + Hình vẽ: Tỉ lệ hình vẽ của bạn đúng hay sai? Hình vẽ có giống mẫu hay không? + Cách vẽ đậm nhạt của bài? Bạn đã thể hiện được các mức độ đậm nhạt và sự chuyển tiếp giữa các mảng đã hài hòa chưa? + Về màu sắc của bài đã làm nổi rõ trọng tâm của bài vẽ chưa? Màu sắc hài hòa không? Sau những ý kiến nhận xét của học sinh, giáo viên bổ sung phần nhận xét còn thiếu và góp ý thêm cho những bài vẽ đẹp và tương đối hoàn chỉnh. Tuyên dương những học sinh có bài vẽ đẹp và chú ý khuyến khích, động viên những học sinh có bài vẽ còn yếu. Ở các tiết sau, giáo viên nên đánh giá bài vẽ của học sinh chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn để học sinh luôn phải cố gắng trong bài vẽ của mình. Cuối cùng giáo viên dặn dò học sinh về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ hoặc vẽ lại bài vẽ khác với cách khác, chất liệu khác. bTrưng bày kết quả học tập sau học kì một năm học 2007-2008. Chuẩn bị: Mỗi giáo viên trong tổ giảng dạy bộ môn này tiến hành tổ chức trưng bày tất cả các bài vẽ đẹp của lớp trong học kì một nhằm mục đích lựa chọn những bài vẽ xuất sắc, học sinh có thể tham gia lựa chọn bài cùng với giáo viên, giúp giáo viên chú thích rõ tên bài vẽ, tên người vẽ, lớp, năm học. Chuẩn bị phòng trưng bày, làm vệ sinh sạch sẽ, trang trí thêm một số lẵng hoa treo tường. Về phía học sinh mỗi lớp chuẩn bị 3 khung ảnh (còn sử dụng được). Trưng bày: Giáo viên sau khi lựa chọn những bài vẽ đẹp sẽ phân loại các bài vẽ theo từng thể loại: Bài vẽ tranh, bài vẽ trang trí, bài vẽ theo mẫu. Học sinh và giáo viên lồng ảnh vào trong khung hình. Treo ảnh lên xung quanh tường theo từng thể loại. Đến tiết học 18 của lớp nào thì lớp đó sẽ xếp hàng và lần lượt vào phòng trưng bày để xem theo sự hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình đó, giáo viên và học sinh cùng trao đổi, phân tích, nhận xét tìm ra những điểm được và điểm chưa được ở các bài vẽ. Hướng dẫn học sinh nhận xét về: + Bố cục bài vẽ. + Đối với bài vẽ tranh về đề tài thì nội dung thể hiện đã rõ chưa? Sát với đề tài không? + Tỉ lệ bộ phận của từng mẫu vật, của tổng thể bài vẽ. + Màu sắc của bài. + Độ đậm nhạt của bài vẽ. ( Nhận xét giống như đã thực hiện trong mỗi tiết học) Giáo viên cho học sinh phát biểu ý kiến về các bức tranh với đề tài cụ thể, về bài vẽ theo mẫu cũng như bài vẽ trang trí. Học sinh cùng cho điểm các bài vẽ. Học sinh tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Sau đây là một số bài vẽ được trưng bày ở học kì I vừa qua: Bài vẽ tranh: DÒNG SÔNG QUÊ EM- Võ Văn Sáu-7a2. Bài vẽ tranh: EM THAM DỰ TRẠI HÈ- Hồ Phi Nhạn-9a9 Bài vẽ tranh: CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG – Trúc Nguyên- 7a8 Bài vẽ tranh:CHÚNG EM QUÉT DỌN ĐƯỜNG PHỐ- Thu Duyên- 8a4 Bài vẽ theo mẫu: CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT- Cẩm Thoa- 7a8 Bài vẽ theo mẫu: VẼ TĨNH VẬT ( LỌ, HOA, QUẢ) VẼ MÀU- Vân Anh- 9a9 Bài vẽ theo mẫu: CÁI CỐC VÀ QUẢ ( VẼ ĐẬM NHẠT) - Hải Yến- 7a3 Bài vẽ trang trí: TRANG TRÍ TẤM BƯU THIẾP – Bích Phượng- 7a4 Bài vẽ trang trí: TRANG TRÍ CHIẾC CẶP SÁCH – Bích Hằng- 7a5 D. Hiệu quả thực hiện: Qua gần một năm chú trọng thực hiện “Trưng bày kết quả học tập của học sinh” sau mỗi giờ học, và một lần tổ chức trưng bày cho toàn bộ các khối lớp vào cuối học kì I vừa qua, chúng tôi có được hiệu quả như mong muốn. Bài vẽ của các em có sự tiến bộ dần lên đều hết cho tất cả các đối tượng học sinh. 1.Đối với những em có năng khiếu, trước đây các bài vẽ của các em thường đạt mọi yêu cầu về bố cục và nội dung, tỉ lệ hình cân đối, các em cảm nhận đậm nhạt, màu sắc của mẫu và thể hiện hình gần giống mẫu.Tuy nhiên nhìn chung các bài vẽ vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa đẹp hoặc chưa làm toát lên trọng tâm của bài vẽ. Thế nhưng, sau những giờ trưng bày kết quả học tập ở lớp và thông qua cuộc trưng bày kết quả ở học kì I của trường, qua phần nhận xét, góp ý của các bạn, của giáo viên các em rút được những kinh nghiệm, tránh được các lỗi trong bài vẽ nên những bài vẽ về sau này của các em đó có phần hoàn chỉnh hơn, đẹp hơn, làm rõ trọng tâm hơn.Ví dụ: Bài vẽ theo mẫu:CÁI CỐC VÀ QUẢ ( Vẽ đậm nhạt) của em Hải Yến – 7a3 Ta thấy rõ, bài vẽ của học sinh lớp 7 trên đây khá hoàn chỉnh cả về hình, bố cục, cách dựng hình vững chắc, diễn tả đậm nhạt rất giống mẫu. Bài vẽ theo mẫu: Vẽ Tượng thạch cao của em Võ Văn Sáu - 9a8 được trình bày sau đây cũng rất đẹp, bài vẽ có bố cục chặt chẽ, tỉ lệ cân đối và đặc biệt là em đã thể hiện được chất liệu thạch cao của bức tượng. Đối với các bài vẽ trang trí, các em sang tạo ra nhiều họa tiết trang trí rất đẹp, rất gần gũi, sắp xếp họa tiết phù hợp với hình mảng, họa tiết được vẽ khá sắc sảo và đều, màu sắc hài hòa và làm rõ trọng tâm Bài vẽ trang trí: trang trí hình tròn Hoài Thu 6a7 2.Còn với những em yếu, không có năng khiếu thì các em cũng có sự tiến bộ rõ, bài vẽ của các em đã đạt hơn trước về mọi yêu cầu: Vẽ được hình( đối với bài vẽ theo mẫu), tìm được họa tiết và sắp xếp vào các mảng dù chưa đẹp, vẽ chưa đều, màu sắc chưa được hài hòa( đối với bài vẽ trang trí), hình ảnh trong tranh đã thể hiện được nội dung tranh ( bài vẽ tranh). Ví dụ như bài vẽ sau của em Minh Đông- 7a6, đầu năm học bài vẽ theo mẫu của em rất yếu, thế nhưng ở bài vẽ này em đã vẽ được hình gần giống với mẫu hơn, tỉ lệ khá chính xác, phân mảng và vẽ đậm nhạt rất đẹp, mặc dù vẫn còn vài lỗi về bố cục, hai vai của ấm tích bị lệch. Bài vẽ trang trí ứng dụng: Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa của bạn Huỳnh Thị Công- 6a1, bài vẽ đã thể hiện trọng tâm tuy màu sắc chưa đẹp. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ba loại bài vẽ: Bài vẽ theo mẫu, bài trang trí và bài vẽ tranh ở 4 lớp thuộc 4 khối vào thời gian gần cuối năm học này, kết quả như sau: Lớp Sĩ số Vẽ theo mẫu Vẽ tranh Vẽ trang trí Từ TB trở lên Bài đẹp Từ TB trở lên Bài đẹp Từ TB trở lên Bài đẹp SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6a9 45 45 100 9 20,0 41 91,1 13 28,9 45 100 6 13,3 7a6 43 40 93,0 7 16,3 43 100 6 14,0 41 95,3 5 11,6 8a8 39 39 100 9 23,1 39 100 8 20,5 39 100 7 17,9 9a5 39 39 100 12 30,8 39 100 11 28,2 39 100 9 23,1 Tổng 166 163 98,2 37 22,3 162 97,6 38 22,9 164 98,8 27 16,3 Trên đây là phần trình bày hiệu quả bài vẽ của học sinh từ việc trưng bày kết quả học tập của các em sau mỗi giờ học, sau học kì I vừa qua. Tỉ lệ bài vẽ đạt yêu cầu trở lên rất cao, nhiều bài rất xuất sắc và hoàn chỉnh theo mức độ của các em. Nhiều học sinh rất thích môn học này, mỗi ngày năng khiếu của các em càng thể hiện rõ hơn. Các em đã có thêm những kiên thức về hội họa, biết phân tích tác phẩm, sự cảm nhận về vẽ đẹp muôn màu, muôn vẽ của cuộc sống trong các em cũng nâng lên. Thế nhưng như ở phần thuận lợi và khó khăn mà chúng tôi đã trình bày, điều kiện trường- lớp học chưa phù hợp, đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều .v.v…nên chúng tôi có vài đề xuất như sau. E. Đề xuất: - Rất mong được các cơ quan, ban ngành đoàn thể hổ trợ, đầu tư về cơ sở vật chất, phòng học bộ môn. - Ngành cần bổ sung thêm đồ dùng dạy học cho tất cả các khối lớp, các phân môn. - Tạo điều kiện cho các giáo viên giảng dạy bộ môn này được trao dồi, học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy. Những người thực hiện: - Đinh Thị Yến Đỗ Thị Hương Thủy Hồ Thị Thanh Dung PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG THCS VÕ XU ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… PHẦN ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệu quả của việc trưng bày kết quả học tập môn mĩ thuật.doc
Luận văn liên quan