Hướng dẫn quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm sú dành cho cán bộ phụ trách nuôi trồng thuỷ sản

MỤC LỤC MỤC LỤC 2 1. LỜI TỰA 4 1.1. Mục tiêu của tài liệu 4 1.2. Khái niệm "quản lý chất lượng nước" 5 2. NHỮNG QUI ĐỊNH THU MẪU NƯỚC TRONG AO NUÔI 6 2.1. Chọn điểm thu mẫu nước 6 2.1.1. Chọn điểm trong khu nuôi 6 2.1.2. Chọn điểm trong ao nuôi 6 2.2. Chọn thông số và xác định chu kỳ theo dõi 6 2.2.1. Xác định các thông số cần theo dõi 6 2.2.2. Xác định chu kỳ theo dõi 7 3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI 8 3.1. Nhiệt độ 8 3.1.1. Dụng cụ 8 3.1.2. Cách xác định 8 3.2. Độ pH 9 3.2.1. Dụng cụ 9 3.2.2. Các xác định 9 3.3. Độ mặn (S0/00) 9 3.3.1. Dụng cụ đo 9 3.3.2. Các xác định 9 3.4. Ô xy hoà tan (DO) 10 3.4.1. Dụng cụ 10 3.4.2. Các xác định 10 3.5. Độ trong 10 3.5.1. Dụng cụ 10 3.5.2. Cách xác định 10 3.6. Độ sâu 11 3.6.1. Dụng cụ 11 3.6.2. Cách xác định 11 3.7. Màu nước 12 3.7.1. Dụng cụ 12 3.7.2. Cách xác định 12 3.8. Amonia (NH3), Hydrosul fide ( H2S) 12 3.8.1. Dụng cụ 12 3.8.2. Cách xác định 12 3.9. Độ kiềm (Alkalinity) 13 3.9.1. Dụng cụ 13 3.9.2. Cách xác định 13 3.10. Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng máy đo 14 3.11. Ghi chép kết quả và lưu trữ số liệu 14 4. HƯỚNG DẪN THEO DÕI MÔI TRƯỜNG TRONG KHU VỰC NUÔI 15 4.1. Xây dựng qui ước về quản lý chất lượng nước 15 4.2. Chọn điểm thu mẫu nước 15 4.3. Mua sắm thiết bị phân tích nước 15 4.4. Đào tạo cán bộ 15 4.5. Phản hồi thông tin 16 4.5.1. Đối với cấp cộng đồng (xã, tổ, nhóm) 16 4.5.2. Ở cấp nông hộ (trang trại, ao nuôi) 16

pdf18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3880 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm sú dành cho cán bộ phụ trách nuôi trồng thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VEN BIỂN DỰ ÁN VIE/97/030 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM SÚ DÀNH CHO CÁN BỘ PHỤ TRÁCH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HÀ NỘI 7/2004 BỘ THUỶ SẢN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LHQ TỔ CHỨC LƯƠNG NÔNG THẾ GIỚI 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................................................. 2 1. LỜI TỰA ............................................................................................................................................ 4 1.1. Mục tiêu của tài liệu ..................................................................................................................... 4 1.2. Khái niệm "quản lý chất lượng nước" ........................................................................................... 5 2. NHỮNG QUI ĐỊNH THU MẪU NƯỚC TRONG AO NUÔI .......................................................... 6 2.1. Chọn điểm thu mẫu nước .............................................................................................................. 6 2.1.1. Chọn điểm trong khu nuôi ..................................................................................................... 6 2.1.2. Chọn điểm trong ao nuôi ....................................................................................................... 6 2.2. Chọn thông số và xác định chu kỳ theo dõi .................................................................................... 6 2.2.1. Xác định các thông số cần theo dõi........................................................................................ 6 2.2.2. Xác định chu kỳ theo dõi ...................................................................................................... 7 3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI .................................. 8 3.1. Nhiệt độ ....................................................................................................................................... 8 3.1.1. Dụng cụ ................................................................................................................................ 8 3.1.2. Cách xác định ....................................................................................................................... 8 3.2. Độ pH .......................................................................................................................................... 9 3.2.1. Dụng cụ ................................................................................................................................ 9 3.2.2. Các xác định ......................................................................................................................... 9 3.3. Độ mặn (S0/00) .............................................................................................................................. 9 3.3.1. Dụng cụ đo ........................................................................................................................... 9 3.3.2. Các xác định ......................................................................................................................... 9 3.4. Ô xy hoà tan (DO) ...................................................................................................................... 10 3.4.1. Dụng cụ .............................................................................................................................. 10 3.4.2. Các xác định ....................................................................................................................... 10 3.5. Độ trong .................................................................................................................................... 10 3.5.1. Dụng cụ .............................................................................................................................. 10 3.5.2. Cách xác định ..................................................................................................................... 10 3.6. Độ sâu ....................................................................................................................................... 11 3.6.1. Dụng cụ .............................................................................................................................. 11 3.6.2. Cách xác định ..................................................................................................................... 11 3.7. Màu nước ................................................................................................................................... 12 3.7.1. Dụng cụ .............................................................................................................................. 12 3.7.2. Cách xác định ..................................................................................................................... 12 3.8. Amonia (NH3), Hydrosul fide ( H2S)............................................................................................ 12 3.8.1. Dụng cụ .............................................................................................................................. 12 3.8.2. Cách xác định ..................................................................................................................... 12 3.9. Độ kiềm (Alkalinity) ................................................................................................................... 13 3.9.1. Dụng cụ .............................................................................................................................. 13 3.9.2. Cách xác định ..................................................................................................................... 13 3.10. Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng máy đo ................................................................................ 13 3.11. Ghi chép kết quả và lưu trữ số liệu .......................................................................................... 14 4. HƯỚNG DẪN THEO DÕI MÔI TRƯỜNG TRONG KHU VỰC NUÔI ...................................... 15 4.1. Xây dựng qui ước về quản lý chất lượng nước ............................................................................. 15 4.2. Chọn điểm thu mẫu nước ............................................................................................................ 15 3 4.3. Mua sắm thiết bị phân tích nước ................................................................................................. 15 4.4. Đào tạo cán bộ ........................................................................................................................... 15 4.5. Phản hồi thông tin ...................................................................................................................... 16 4.5.1. Đối với cấp cộng đồng (xã, tổ, nhóm) .................................................................................. 16 4.5.2. Ở cấp nông hộ (trang trại, ao nuôi) ...................................................................................... 16 4 1. LỜI TỰA Nuôi trồng thuỷ sản ven biển, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển theo hướng tăng diện tích, loại hình nuôi và mức độ thâm canh. Bên canh sự hấp dẫn về lợi nhuận cao, NTTS còn gặp nhiều khó khăn về môi trường và dịch bệnh, đặc biệt là ở các khu nuôi tập trung. Do vậy, vấn đề quản lý chất lượng nước đã trở nên bức xúc và cần có sự hỗ trợ của các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến ngư hay cộng đồng. Tài liệu này được biên soạn nhằm giúp các cán bộ kiểm tra chất lượng nước trong khu nuôi chung hay trong ao nuôi của từng hộ gia đình cũng như một số phương pháp hỗ trợ cộng đồng quản lý nguồn nước nuôi tốt hơn. Tài liệu cũng là cuốn cẩm nang cần thiết cho các cán bộ những dự án phát triển sử dụng khi thực hiện các vấn đề có liên quan đến kỹ thuật NTTS ở các vùng ven biển. Đây là kết quả nghiên cứu thử nghiệm "Quản lý môi trường trong NTTS ven biển Bắc Trung Bộ" được tiến hành trong 2 năm trên 20 mô hình, 800 hộ nuôi tôm do các cán bộ hợp phần của dự án VIE97030 kết hợp cơ sở lý thuyết của các tài liệu có uy tín của các chuyên gia về tôm trong và ngoài nước. Vì thời gian chuẩn bị tài liệu chưa nhiều và dựa trên kết quả thử nghiệm tại 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Thừa Thiên Huế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tài liệu này trước hết nhằm phục vụ việc nuôi tôm ở khu vực Bắc Trung Bộ, tuy nhiên, tài liệu này có thể linh động áp dụng cho các khu vực khác, khi áp dụng phải tuỳ theo từng trường hợp mà xử lý cho phù hợp với điều kiện từng ao, ở từng thời điểm cụ thể. 1.1. Mục tiêu của tài liệu Cuốn tài liệu sẽ hướng dẫn giúp cán bộ:  Hiểu được mục tiêu và ý nghĩa và nắm được các kỹ năng quản lý chất lượng nước trong NTTS.  Có cơ sở để điều chỉnh và đưa ra những khuyến cáo cho cộng đồng và hộ nuôi tìm biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình nuôi.  Hình thành cơ sở dữ liệu để rút kinh nghiệm cho các tình huống và vụ nuôi sau. 5 1.2. Khái niệm "quản lý chất lượng nước" Quản lý chất lượng nước là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để duy trì chất lượng môi trường nước giúp tôm sinh trưởng và phát triển bình thường. Nói cách khác quản lý chất lượng nước tức là điều chỉnh các thông số chất lượng nước (nhiệt độ, pH, ô xy, độ mặn...) sao cho phù hợp với đời sống của tôm nhằm nâng cao sản lượng tôm nuôi cho chủ hộ. Bảng 1: Các thông số chất lượng nước chính trong ao nuôi tôm Thông số Khoảng cho phép Khoảng thích hợp Nhận định Nhiệt độ (0C) 26-33 28-30 >320C hoặc <250C giảm 30- 50% lượng thức ăn pH 7.5-8.5 7.8-8.2 Dao động ngày đêm <0.5 Độ mặn (0/00) 10-30 15-25 Dao động ngày đêm <5 Ô xy hoà tan (mg/l) 3-12 5-6 > 4 Độ kiềm (mg CaCO3/l) >80 100-120 Phụ thuộc và pH dao động Độ trong (cm) 30-50 cm 30-40 cm Độ sâu (cm) >100 Tuỳ hình thức nuôi, song tối thiểu phải > 100 H2S (mg/l) <0.03 0 Độc hơn khi pH thấp NH3 tự do (mg/l) <0.1 0 Độc hơn khi pH cao (Nguồn: P. Characchakool, 1999) 6 2. NHỮNG QUI ĐỊNH THU MẪU NƯỚC TRONG AO NUÔI 2.1. Chọn điểm thu mẫu nước Các điểm thu mẫu phải đại diện, phản ánh đúng chất lượng nước trong khu nuôi và trong ao nuôi. 2.1.1. Chọn điểm trong khu nuôi Trong một khu nuôi nên chọn ra vị trí trong khu nuôi để thu mẫu gồm:  Nước nguồn, ao lắng  Ao nuôi (ao thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến)  Ao xử lý chất thải, mương thải Hình 1: Sơ đồ chọn điểm thu mẫu một trại nuôi tôm 2.1.2. Chọn điểm trong ao nuôi Cách 1: trong mỗi ao, chọn ra 3 điểm theo đường chéo (hình 2), đưa máy xuống đo sau đó lấy trung bình, hoặc. Hình 2 Các điểm thu mẫu nước trong 1 ao nuôi tôm Cách 2: thu mẫu ở 3 điểm theo đường chéo vào lọ, trộn đều sau đó đưa máy vào đo 1 lần. Cách này có thể sẽ tiết kiệm hoá chất (nếu sử dụng hoá chất để phân tích). 2.2. Chọn thông số và xác định chu kỳ theo dõi 2.2.1. Xác định các thông số cần theo dõi Để đánh giá chất lượng nước người ta thường dựa trên kết quả tổng hợp của 2 phương pháp chính: + Quan sát bằng các giác quan trên cơ sở màu sắc, mùi vị, ước lượng vv… + Đo các các thông số chất lượng nước bằng các máy móc thiết bị. Thông thường trong nghiên cứu khoa học, người ta phải sử dụng rất nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuỳ thuộc và mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên ở mức độ nông hộ (ao nuôi) chúng tôi chỉ giới thiệu 1 số chỉ tiêu đơn giản, dễ làm mà cán bộ có thể áp dụng được song vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhất cho việc quản lý ao tôm, bao gồm: Ao chứa lắng Ao nuôi 1 Ao xử lý chất thải Ao nuôi 2 Ao nuôi 3 M ươ ng c ấp M ươ ng th ải 7 Nhiệt độ, pH, độ mặn, ô xy hoà tan, độ trong, độ sâu, màu nước, NH3, H2S, độ kiềm. 2.2.2. Xác định chu kỳ theo dõi - Các thông số cơ bản (nhiệt độ, pH, ô xy hoà tan, độ trong, độ sâu, màu nước): đo định kỳ 2 lần/ngày, lần 1 đo vào lúc 5-6 h sáng, lần 2 đo lúc 2-3 h chiều. - Các thông số phức tạp hơn (NH3, H2S, độ kiềm, độ mặn) đo định kỳ 2 lần/tháng. 8 3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI 3.1. Nhiệt độ 3.1.1. Dụng cụ  Nhiệt kế thuỷ ngân, hoặc máy đo (Ô xy metter)  Thuyền, số ghi chép, bút 3.1.2. Cách xác định Cách 1: dùng nhiệt kế thuỷ ngân:  Đi thuyền, đo 3 điểm theo đường chéo trong ao (hình 1), ghi kết quả (X1, X2, X3)  Tính giá trị trung bình, là kết quả trị số nhiệt độ nước trong ao nuôi (X)  Rửa nhiệt kế, bảo quản cẩn thận Chú ý: khi đo cần để toàn bộ nhiệt kế ngập trong nước, đầu nhiệt kế cách mặt ao 50cm, hơi nghiêng sao cho có thể đọc kết quả (hình 3). Hình 3: Thao tác sử dụng nhiệt kế và máy đo pH trong ao nuôi tôm Cách 2: dùng máy đo (Ô xy metter) Do trên máy đo ô xy thường có chức năng xác định luôn nhiệt độ nên cán bộ có thể sử dụng máy đo ô xy để đo nhiệt độ. Về phương pháp, tương tự cách đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân. Tuy nhiên cán bộ cần lưu ý khi sử dụng khi đo trên thuyền.  Khởi động, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất  Nhúng điện cực xuống vị trí cần đo.  Lắc hoặc rê đầu điện cực trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không chạy nhảy) thì dừng lại.  Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch, đậy nắp. Chú ý: Nhiệt độ cần được đo 2 lần/ngày, vào lúc 5-6 h sáng và 13-14 h chiều, sau đó ghi vào nhật ký. Nhiệt độ cho phép trong ao nuôi tôm sú là 26-330C, tốt nhất là 28-300C. Nhiệt độ trong một ngày dao động không quá 50C. Trong quá trình nuôi cán bộ chú ý ghi lại các thời điểm nhiệt độ, pH nước dao động mạnh (thời gian nuôi, cỡ tôm, thời tiết, mức độ, đã xử lý bằng biện pháp gì) để khi gặp cán bộ kỹ thuật để tìm ra giải pháp tốt nhất giải quyết và đúc rút làm kinh nghiệm cho vụ sau.  Mức qui định phù hợp: 280C-330C đối với tôm và tảo thực vật thuộc nhóm rong màu vàng nâu. Nếu nhiệt độ biến động quá 50C/ngày sẽ làm cho tôm giảm ăn. Nhiệt độ cao > 35 oC, nhóm tảo lam gây hại cho tôm sẽ phát triển. Nhiệt độ thấp tôm < 20 0C tôm Sú giảm ăn hoặc ngưng ăn, chậm hoặc không lớn. 50cm 9 3.2. Độ pH 3.2.1. Dụng cụ  Máy đo pH hoặc Test pH hoặc bộ dụng cụ thuỷ tinh.  Dụng cụ thuỷ tinh là một bộ phân tích chất lượng nước đơn giản, sử dụng hoá chất để phân tích. Phương pháp này rất rẻ, phù hợp với qui mô nhóm tổ nhưng đòi hỏi nhiều thời gian để phân tích, do đó cần có người chuyên trách làm việc này tại xã (cộng đồng, tổ nhóm).  Thuyền, sổ ghi chép, bút chì 3.2.2. Các xác định Cách 1: Dùng Test pH (theo hướng dẫn) Khi mua các Test pH, đã có các hướng dẫn sử dụng, cán bộ cần hỏi kỹ chủ cửa hàng bán các sản phẩm này, họ sẽ cho cán bộ một hướng dẫn sử dụng cho từng loại Test cụ thể. Cách 2: Dùng máy pH metter Cách sử dụng máy pH tương tự như máy đo nhiệt độ. Chú ý phải hiệu chỉnh máy trước khi đo và rửa sạch đầu đo sau khi sử dụng bằng vải mềm sạch. Chú ý: Độ pH cần được đo 2 lần/ngày, vào lúc 5-6 h sáng và 13-14 h chiều, sau đó ghi vào nhật ký. Độ pH cho phép trong ao nuôi tôm sú là 7.5-8.5, tốt nhất là 7.8-8.2.  Mức qui định phù hợp:  7.5-8.5 đối với tôm, 8.0-8.2 đối với tảo thực vật (màu nước)  Độ pH dao động trong ngày không vượt quá 0.3 đơn vị.  pH trong ao phụ thuộc vào các yếu tố: thổ nhưỡng của đất, lượng vôi bón, mật độ tảo và thay nước. 3.3. Độ mặn (S0/00) 3.3.1. Dụng cụ đo  Máy đo độ mặn hoặc tỷ trọng kế, xô nhựa.  Thuyền, sổ ghi chép, bút. 3.3.2. Các xác định Cách 1: Dùng máy đo độ mặn  Kiểm tra máy bằng nước cất, hiệu chỉnh độ mặn về 0 nếu lần đo gần nhất cách đó trước đó hơn một tháng.  Múc nước ao vào xô nhựa, lấy 1 giọt nhỏ lên đầu đọc, đậy nắp, đưa lên mắt hướng lên phía có ánh sáng mặt trời.  Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đầu đọc bằng nước sạch, đậy nắp. Chú ý: Khi mua máy, đã có các hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn hiệu chỉnh máy. Cán bộ cần hỏi kỹ chủ cửa hàng bán các sản phẩm này, họ sẽ cho cán bộ một hướng dẫn sử dụng. Cách 2: Dùng tỷ trọng kế:  Chuẩn bị dụng cụ (xô nhựa, máy đo)  Múc nước ao vào xô nhựa, dùng cốc thuỷ tinh sạch đổ đầy vào ống đong của máy.  Thả từ từ phần đế của máy (phần có chứa các tinh thể) cho nước tràn ra từ từ.  Chờ đến khi cột đọc ổn định (không còn dao động), đọc và ghi kết quả là giá trị độ mặn cần đo. 10  Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa máy bằng nước sạch, đậy nắp.  Mức qui định phù hợp 10-300/00 , tôm sú phát triển tốt nhất ở độ mặn 15-250/00. Biến động trong ngày không quá 50/00.  Trước khi thả tôm phải kiểm tra độ mặn, nếu độ mặn < 5 0/00 cần thuần hoá độ mặn từ trại giống và ao ương.  Độ mặn quá cao, tôm dễ bị nhiễm các bệnh do vi khuẩn và chậm lớn (tôm khó lột xác). Độ mặn > 40 0/00, tôm giảm ăn, ảnh hưởng đến tăng trọng tôm sau 1.5 tháng nuôi đầu, tôm khó lột xác. 3.4. Ô xy hoà tan (DO) 3.4.1. Dụng cụ  Máy đo (Ô xy metter) hoặc bộ dụng cụ thuỷ tinh  Thuyền, sổ ghi chép, bút 3.4.2. Các xác định (Tương tự phần đo nhiệt độ, chỉ khác là chuyển phím đo nhiệt sang đo ô xy hoà tan)  Khởi động, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất  Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo.  Lắc hoặc rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại.  Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch, đậy nắp. Chú ý: Hàm lượng ô xy hoà tan cần được đo 2 lần/ngày (với ao nuôi bán thâm canh trở lên), vào lúc 5-6 h sáng và 13-14 h chiều, sau đó ghi vào nhật ký. Hàm lượng ô xy hoà tan cho phép trong ao nuôi tôm sú là 3-12 mg O2/l, tốt nhất là 4-7 mgO2/l.  Mức qui định phù hợp > 4 mg/l, tốt nhất 5-6 mg/l.  Muốn quản lý tốt ô xy buộc phải duy trì được màu nước (duy trì tảo) và sử dụng linh hoạt máy sục khí. 3.5. Độ trong 3.5.1. Dụng cụ  Đĩa sechii  Thuyền, sổ ghi chép, bút 3.5.2. Cách xác định Cách 1: Đo bằng đĩa secchii: Đĩa sechhi là một đĩa hình tròn có 2 nửa đen trắng đường kính 20 cm. ở giữa có 1 móc xuyến nhỏ (hoặc đinh) nối với dây treo (hoặc gậy). Khi đo, thả đĩa theo phương thẳng đứng, hạ từ từ xuống nước cho tới khi không phân biệt được 2 màu đen/trắng trên mặt đĩa. Đọc kết quả trên dây hoặc thước-đó chính là độ trong của nước ao (đơn vị là cm). 11 Hình 4: dụng cụ để xác định độ trong (đĩa sechii) Cách 2: Đo bằng tay: Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc với cổ tay. ấn bàn tay từ từ xuống nước cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay. Khoảng cách từ mặt nước đến bàn tay chính là độ trong của ao (cm).  Mức qui định phù hợp 30-45 cm.  Độ trong quá thấp (< 20 cm), nước rất đục, có thể là do mật độ tảo quá dày (màu nước đậm đặc) hoặc là do xác tảo hoặc phù sa.  Nếu mật độ tảo quá dày gây hiện tượng thiếu ô xy vào sáng sớm và pH tăng cao vào buổi trưa.  Độ trong 20-30cm màu nước bắt đầu đậm đặc, không để pH buổi sáng >8.0, thay bớt nước trong ao, giảm hoặc ngưng mở máy quạt vào buổi chiều khi màu nước quá đậm.  Nếu độ trong > 60cm, qua sát màu nước rất nhạt, thấy đáy, nếu tôm ở giai đoạn <50 ngày tuổi nên dùng phân gà 20-30kg/1000m2, bỏ vào bao và treo trong ao. Sau đó dùng Dolomite 15-20 kg/ha vãi theo hướng cánh quạt nước cho đến khi lên màu thì dừng bón phân 3.6. Độ sâu 3.6.1. Dụng cụ  Thước đo độ sâu (nhựa hoặc gỗ)  Thuyền, số ghi chép, bút 3.6.2. Cách xác định Dùng một thước nhựa hoặc gỗ, cao 2.0-2.5 m, rộng 10-15cm trên có các vạch đo được đánh dấu rõ ràng bằng sơn màu sao cho dễ đọc. Đóng thước xuống đáy ao ở vị trí sao cho phản ánh mức nước trung bình trong ao. Hàng ngày quan sát độ sâu (khoảng cách từ mặt nước đến đáy ao) từ các vạch sơn này (đơn vị cm).  Mức qui định phù hợp >100 cm cho ao quảng canh cải tiến và > 120 cm cho ao bán thâm canh trở lên.  Độ sâu có liên quan mật thiết đến biến động nhiệt độ và màu nước trong ao. Nhiệt độ dao động sẽ làm tôm bị căng thẳng, giảm ăn và dễ nhiễm bệnh.  Nước quá nông (độ sâu <80 cm) và trong tảo đáy dễ phát triển gây thối đáy (xem thêm phần tảo đáy).  Một nguyên tắc quan trọng là phải tăng dần mức nước trong ao và giảm dần độ mặn trong quá trình nuôi. Thiết kế ao chứa và máy bơm để chủ động điều tiết nước.  Năm 2002, hầu hết các ao thất bại hoặc là do độ sâu không đảm bảo (<0.8m) hoặc là do ao có diện tích quá nhỏ (4000m2-nuôi quảng canh).  Ở Thanh Hoá, hầu hết ao đầm không đảm bảo độ sâu, các hộ đều gặp khó khăn trong quản lý màu nước, rong đáy thường xuyên xuất hiện 12 3.7. Màu nước 3.7.1. Dụng cụ  Quan sát bằng mắt thường và lọ thuỷ tinh  Lọ thuỷ tinh trong suốt, dung tích 200-250ml, nền giấy hoặc bảng sơn trắng  Sổ ghi chép, bút 3.7.2. Cách xác định Múc nước ao đổ từ từ vào lọ thuỷ tinh, đến dung tích chiếm 90% dung tích lọ. Đưa lên ngang tầm mắt quan sát xác định màu và so sánh theo dãy màu sau: Hình 5: bảng so sánh màu nước trong ao nuôi tôm Chú ý: Phải đưa lọ nằm trong 1 nền trắng (giấy trắng hoặc tường vôi trắng) để hạn chế màu cỏ cây, trời xanh, ánh điện vv... đến kết quả đo, đảm bảo màu sắc đó đúng là màu nước ao, không phải màu khác. Trong quá trình nuôi cán bộ chú ý ghi lại các thời điểm nước mất màu liên tục (thời gian, mức độ, đã xử lý bằng biện pháp gì) để khi gặp cán bộ kỹ thuật, nhanh chóng tìm ra giải pháp tốt nhất xử lý, giải quyết và đúc rút kinh nghiệm cho vụ sau. 3.8. Amonia (NH3), Hydrosul fide ( H2S) 3.8.1. Dụng cụ  Các loại Test NH3, H2S, độ kiềm  Thiết bị phân tích mẫu thực địa của dự án  Bộ phân tích mẫu nước bằng dụng cụ thuỷ tinh 3.8.2. Cách xác định Cách 1: sử dụng các loại Test NH3, H2S, độ kiềm Sử dụng các loại Test này theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi mua Test nhà sản xuất sẽ cung cấp cho cán bộ hướng dẫn cho từng chỉ tiêu cụ thể. Giá của mỗi loại Test dao động từ 90.000-200.000 đồng. Cách 2: sử dụng các thiết bị phân tích mẫu thực địa của dự án (máy đo) hoặc đo bằng bộ chuẩn độ bằng thuỷ tinh của các cơ sở nghiên cứu. Về cách sử dụng các thiết bị này khá phức tạp. Trước mắt cán bộ thực địa có thể tham khảo phương pháp sử dụng qua các cán bộ thực địa của dự án hoặc cán bộ của Viện nghiên cứu NTTS I. Về lâu dài, Viện nghiên cứu NTTS I sẽ tổ chức tập huấn sử dụng các thiết bị này cho các cán bộ chuyên trách về thuỷ sản tại xã (cán bộ phục trách nông nghiệp, thuỷ sản, thuỷ nông hoặc cán bộ nhóm cộng đồng của dự án tại xã do cán bộ chỉ định).  Mức qui định phù hợp  0.1 ppm cho NH3, độc hơn khi pH cao  0.03ppm cho H2S, độc hơn khi pH thấp  NH3 và H2S tác động đến hô hấp, nếu xuất hiện dài ngày sẽ làm giảm sinh trưởng, tôm còi cọc chậm lớn.  Xanh đậm  Nâu đậm  Vàng nâu  Vàng đất  Trong  Đục phù sa 13  Hầu hết các ao nuôi hàm lượng NH3 và H2S cao là do hàm lượng hữu cơ quá nhiều, không cải tạo sạch triệt để từ ban đầu hoặc trong quá trình nuôi cho ăn quá nhiều, cho ăn thức ăn tươi và thức ăn bị ẩm mốc, kém chất lượng. Kết quả là nước bị ô nhiễm, tôm kéo đàn và nhiễm bệnh.  Để phòng ngừa tác hại của NH3 và H2S nên thiết kế ao chứa để chủ động nước, có máy quạt khí để xử lý khi cần. Hạn chế thấp nhất sử dụng thức ăn tươi, tự chế và tăng cường sử dựng zeolite và các chế phẩm vi sinh xử lý môi trường. 3.9. Độ kiềm (Alkalinity) 3.9.1. Dụng cụ  Các loại Test đo độ kiềm  Thiết bị phân tích mẫu thực địa của dự án  Bộ phân tích mẫu nước bằng dụng cụ thuỷ tinh 3.9.2. Cách xác định Cách 1: sử dụng loại Test đo độ kiềm (tương tự phần NH3 và H2S) Sử dụng các loại Test này theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi mua Test nhà sản xuất sẽ cung cấp cho cán bộ hướng dẫn cho từng chỉ tiêu cụ thể. Giá của mỗi loại Test dao động từ 90.000-200.000 đồng. Cách 2: sử dụng các thiết bị phân tích mẫu thực địa của dự án (máy đo) hoặc đo bằng bộ chuẩn độ bằng thuỷ tinh của các cơ sở nghiên cứu.  Mức qui định phù hợp:  Tôm mới thả : 80-100ppm (không nên thấp hơn 50ppm)  Tôm thả 45 ngày tuổi trở lên: 100-130 ppm; 90 ngày tuổi trở lên: 130-160 ppm.  Độ kiềm có vai trò quan trọng trong việc tạo vỏ, lột xác của tôm.  Độ kiềm liên hệ mật thiết tới sự biến động của giá trị pH và sự ổn định màu nước (tảo). Trong khoảng độ kiềm thích hợp pH rất ít khi dao động quá 0.3 đơn vị/ngày.  Nuôi tôm ở độ mặn thấp, độ kiềm thường xuyên thay đổi. Cần hết sức chú ý bón vôi định kỳ (chỉ bón 1 trong 2 loại CaCO3 hoặc Dolomite) để tăng độ kiềm của ao. 3.10. Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng máy đo Để kết quả đo được chính xác cán bộ cần lưu ý một số điểm sau đây: - Nguyên tắc chung là sau khi thu mẫu, cần phân tích càng sớm càng tốt, không nên bảo quản lâu vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả. - Trước khi đo phải hiệu chỉnh máy, sau khi đo phải rửa bằng vải mềm, nước sạch và phải kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn, tránh để các đầu cực bị khô. - Việc hiệu chỉnh tuỳ theo hướng dẫn cụ thể của từng loại máy. Tuy nhiên muốn hiệu chỉnh thì buộc phải có dung dịch chuẩn, dung dịch này thường đi kèm khi mua máy, sau khi dùng hết dung dịch chuẩn thì phải mua thêm. Nên tham khảo ý kiến của các cán bộ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng khi mua máy. - Khi đo các thông số có sử dụng máy đầu điện cực, cần lắc qua lại sao cho kết quả trên màn đọc ổn định rồi mới ghi lại kết quả cuối cùng. 14 3.11. Ghi chép kết quả và lưu trữ số liệu Sau khi thu mẫu, phân tích (đo) theo các hướng dẫn và qui trình cụ thể. Cán bộ phải ghi chép lại cẩn thận theo hướng dẫn dưới đây. Điểm thu mẫu Chỉ tiêu Nhiệt độ pH Độ mặn Độ trong Độ sâu ô xy NH3 H2S Độ kiềm Màu nước Đáy ao Tình trạng tôm Thời tiết Ghi chú Ao nuôi Ao chứa Kênh thải (ao xử lý thải) Kênh cấp (sông) Trung bình Tuổi tôm....cỡ tôm...con/kg Ngày...tháng...năm 2003 Bảng số liệu này cán bộ cần giữ lại, so sánh với tiêu chuẩn ngưỡng cho tôm để có biện pháp quản lý thích hợp đồng thời khi gặp cán bộ kỹ thuật có thể hỏi để xử lý, làm cơ sở đúc rút kinh nghiệm cho vụ sau. 15 4. HƯỚNG DẪN THEO DÕI MÔI TRƯỜNG TRONG KHU VỰC NUÔI Để quản lý tốt môi trường, ngoài đo trong ao còn cần đo các điểm bên ngoài nhằm chủ động biết được chất lượng nước trong khu vực để cấp/xả nước. Việc này đòi hỏi nhiều người tham gia và có sự đấu mối của chính quyền, nhóm, tổ vv... 4.1. Xây dựng qui ước về quản lý chất lượng nước  Từng bước đưa vấn đề quản lý môi trường, chất lượng nước vào các hương ước, qui định, điều lệ của nhóm cộng đồng (HTX nuôi tôm, nhóm, tổ tự quản nuôi tôm...) để tăng cường tính pháp lý và ý thức bảo vệ của mỗi hộ nuôi.  Cắt cử cán bộ, phối hợp với các cơ quan thuỷ sản, khoa học công nghệ và môi trường tổ chức tập huấn về sử dụng các thiết bị phân tích và quản lý chất lượng nước ao nuôi tôm sú. 4.2. Chọn điểm thu mẫu nước  Các điểm thu mẫu ở sông chính, kênh cấp/thải nước chính trong khu nuôi của cộng đồng (xã, tổ nhóm nuôi tôm). Ví dụ xã A chia làm 4 khu nhỏ, lấy ở 4 khu mỗi khu 1 điểm trong kênh dẫn nước chính vào khu đó để đánh giá chất lượng nước cấp cho toàn khu.  Các điểm trong ao chứa, ao xử lý nếu các xã đã có khu nuôi tôm tập trung, khu nuôi trên cát, nuôi tôm công nghiệp vv...  Các điểm tiềm năng gây ô nhiễm cho khu nuôi của xã (gần cảng cá, chợ cá, cửa lạch, khu chịu ảnh hưởng chất thải nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, du lịch...)  Các điểm đại diện cho từng khu vực nuôi nhỏ của cộng đồng (xã, tổ nhóm nuôi tôm). Ví dụ xã A chia làm 4 khu nuôi, chọn ra mỗi khu 1 ao để đánh giá chất lượng nước cho các ao toàn khu.  Việc chọn điểm cần có sự tư vấn của cán bộ thuỷ sản hoặc môi trường và sự nhất trí của các thành viên trong cộng đồng, của chính quyền địa phương. 4.3. Mua sắm thiết bị phân tích nước  Tuỳ theo kinh phí, khả năng đóng góp mà các cộng đồng có thể mua một trong các dụng cụ sau cho phân tích mẫu nước:  Bộ thu mẫu nước thực địa (xách tay)-phân tích nhanh, 1 mẫu sau 5-10 phút là cho kết quả. Nếu thu mẫu cho 1 xã, diện tích khoảng 200 ha mất khoảng 1 ngày.  Dụng cụ thuỷ tinh (để trong phòng)-phân tích mất nhiều thời gian hơn, 1 mẫu sau 5-10 phút là cho kết quả. Nếu thu mẫu cho 1 xã, diện tích khoảng 200 ha mất khoảng 3 ngày.  Bộ Test phân tích nước cho kết quả nhanh 1 mẫu sau 5-10 phút là cho kết quả. Tuy nhiên giá của các sản phẩm này chỉ phù hợp cho việc quản lý môi trường ở cấp độ ao nuôi. Nếu dùng cả xã xã, tổ nhóm thì rất tốn kém. 4.4. Đào tạo cán bộ Ở những qui mô lớn từ cấp xã, đòi hỏi phải có cán bộ chuyên trách và phải được trang bị các thiết bị cần thiết (máy đo, hoá chất, dụng cụ thu mẫu) và phải được tập huấn về kỹ năng phân tích, xử lý tình huống. Các xã cần có kế hoạch cụ thể cho cán bộ chủ chốt này, dự án sẽ hỗ trợ tập huấn đào tạo, đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ. 16 4.5. Phản hồi thông tin 4.5.1. Đối với cấp cộng đồng (xã, tổ, nhóm) Sau khi phân tích xong, các cán bộ chuyên trách cần tư vấn ngay cho các hộ những thông tin cơ bản, quan trọng liên quan đến chất lượng nước trong ao của hộ đó. Đồng thời tập hợp tất cả các nguồn số liệu, các kết quả trong sông, trong kênh vv... và trong các ao nuôi để viết thành một báo cáo. Báo cáo này sẽ được trình bày như một bản thông báo niêm yết ở UBND xã hàng tháng hoặc ở một địa điểm thuận lợi mà các hộ nuôi có thể đọc được tại khu vực nuôi toàn xã. Báo cáo này cũng cần gửi cho cơ quan quản lý thuỷ sản, môi trường của huyện, tỉnh hoặc các cơ quan nghiên cứu thuỷ sản liên quan. 4.5.2. Ở cấp nông hộ (trang trại, ao nuôi) Các hộ nên chuẩn bị cho mình những thiết bị đơn giản để quản lý chất lượng nước trong ao của mình như đã hướng dẫn ở chương I. Để hạn chế những ảnh hưởng không tốt cho các hộ nuôi tôm, cán bộ nên khuyến cáo người dân khi hộ nào phát hiện nước trong ao của gia đình có chất lượng xấu, tôm có dấu hiệu chạy, bỏ ăn, nổi đầu hoặc nhiễm bệnh vv…cần thông báo cho các hộ bên cạnh biết đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương, cán bộ khuyến ngư và các cơ quan chức năng biết đề cùng giải quyết. Đặc biệt khi trong ao xuất hiện các khí độc NH3, H2S và tôm có dấu hiệu của bệnh đốm trắng cần thông báo và xử lý càng sớm càng tốt, không để dịch bệnh lan sang các hộ lân cận. 17 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thế Trụ, 1994. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội (202 trang). 2. Viện Kinh tế và Qui hoạch Thuỷ sản-Bộ Thuỷ sản, 1999. Hướng dẫn qui hoạch, quản lý vùng và trại tôm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội (63 trang). 3. Vụ Nghể Cá-Bộ Thuỷ sản, 1999. Hỏi đáp về môi trường và bệnh tôm nuôi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội (36 trang). 4. Ponlerd Chanratchackool et al, 1999. Quản lý sức khoẻ trong ao nuôi tôm. Bản dịch của Nguyễn Anh Tuấn và ctv. Khoa Thuỷ sản Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ (153 trang). 5. Nguyễn Đức Hội, 2000. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản, Viện nghiên cứu NTTS I. Bắc Ninh (40 trang). 6. Phan Thị Vân, 2000. Quản lý sức khoẻ tôm và một số bệnh thường gặp gây thiệt hai lớn trong nghề nuôi tôm. Viện nghiên cứu NTTS I-Hiệp Hội đậu tương Hoa Kỳ, Hà Nội (14 trang). 7. Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2001. Kỹ thuật nuôi tôm sú, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II. TP Hồ Chí Minh (42 trang-tài liệu tập huấn Dự án VIE97030). 8. Bùi Quang Tề, 2001. Bệnh của tôm nuôi và biên pháp phòng trị (tài liệu tập huấn-Dự án VIE97030). Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc Ninh (48 trang). 9. Cục Môi trường, 2001. Sổ tay hướng dẫn quan trắc và phân tích nước biển (dự thảo). Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Hà Nội (74 trang). 10. Trần Thị Việt Ngân, 2002. Hỏi và đáp về kỹ thuật nuôi tôm sú, NXB nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh (191 trang). 11. Cao Thanh Thọ, 2002. Kỹ Thuật Nuôi tôm sú bán thâm canh (tài liệu tập huấn- dự án VIE97030). Sở thuỷ sản Thanh Hoá, 2002 (7 trang). 12. Trung Tâm khuyến ngư Thanh Hoá, 2002. Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi tôm sú, (tài liệu tập huấn. Sở thuỷ sản Thanh Hoá, Thanh Hoá (28 trang). 13. Hội nghề cá Việt Nam, 2002. Tạp chí Con Tôm, số 78. Cần Thơ (27 trang). 14. Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi C.P, 2002. Việt Nam. Kỹ thuật nuôi tôm sú, Đồng Nai (51 trang). 15. Lại Thắng Dũng, 2002. Kỹ thuật nuôi tôm nước mặn. Trung tâm nghiên cứu và phát triển Vùng-Bộ KHCN và MT, Hà Nội (60 trang). 18 MỘT SỐ ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ GIẢI ĐÁP CÁC VƯỚNG MẮC ` Trung Tâm quan trắc và cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I Địa chỉ: Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh Điện thoại: 04 – 8780102, Fax: 04 – 8785748 Trung tâm thực hiện các dịch vụ về theo dõi môi trường và dịch bệnh. Trước khi thả giống hay trong khi nuôi, bà con có thể gửi mẫu tôm để kiểm các bệnh Đốm trắng, MBV và bệnh Đầu vàng... Sở Thuỷ sản Thanh Hoá Địa chỉ: 103 Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hoá Điện thoại: 037 – 852895, Fax: 037-851361 Nguyễn Văn Thông, Mobile: , Email: Sở Thuỷ sản Nghệ An, Số 14 Trường Thi, Thành phố Vinh, Nghệ An Điện thoại: 038 844709 Trần Quốc Thành, Mobile: 0913 016117 , Email: Sở Thuỷ sản Thừa Thiên Huế, 54 Nguyễn Huệ, Thành phố Huế Địa chỉ: 53 đường Nguyễn Huệ, thành phố Huế Điện thoại: 054- 825552, Fax: 054-822411 Nguyễn Lương Hiền, Mobile: , Email: Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung bộ Địa chỉ: Thị xã Cửa Lò, Nghệ An Điện thoại: 038 – 951343 Như Văn Cẩn, Nguyễn Quang Huy Chi Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản Hà Tĩnh Địa chỉ: 113 đường Hà Huy Tập, phường Nam Hà, thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Điện thoại: 039 – 855746, Fax: 039 - 859983 Chi Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản Quảng Bình Địa chỉ: Số 2 Lê Thành Đồng, Thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Điện thoại: 052 824028 Chi Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản Quảng Trị Địa chỉ: 63 Trần Hưng Đạo, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Điện thoại: 053 – 850075, Fax: 053 - 852527

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHướng dẫn quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm sú dành cho cán bộ phụ trách nuôi trồng thuỷ sản.pdf