Kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần Vật Tư Nghiệp Hà Nội

Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình trong công tác kế toán nói chung, kế toán thanh toán thuế giá trị gia tăng ở Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Hà Nội rói riêng. Dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tài liệu và thực trạng công tác kế toán tại công ty, được Ban lãnh đạo Công ty hướng dẫn và đóng góp ý kiến, em đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thanh toán thuế GTGT. Mặc dù đã cố gắng vận dụng vào thực tiễn những kiến thức được trang bị khi ngồi trên ghế nhà trường, từ đó đánh giá, nhận xét và đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.

docx35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3467 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần Vật Tư Nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát sinh tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thi cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính thuế để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào. 1.1.4.2.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT Điều kiện áp dụng: Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật. Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x thuế suất áp dụng hàng hóa dịch vụ đó. Trong đó: Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ được xác định (bằng) = giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra – Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền. Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào hặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng Giá trị gia tăng xác định đối với ngành nghề xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình – chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực , vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình. 1.2. Kế toán thuế GTGT 1.2.1. kế toán thuế GTGT đầu vào (SƠ ĐỒ 1.1 Phụ lục trang 04). Thuế GTGT đầu vào của người mua hàng do người bán hàng tính và ghi trên hóa đơn bán hàng, đối với trường hợp nhập khẩu thuế GTGT là người nhập khẩu hàng hóa tính và nộp thuế GTGT vào NSNN. Vì vậy thuế GTGT đầu vào là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn mua hàng của doanh nghiệp mua hàng hoặc số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế GTGT của người nhập khẩu. Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi có hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ. Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTGT-3LL), Bảng kê hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ (mẫu 03/GTGT) chứng từ nộp thuế GTGT ở khẩu nhập khẩu, sổ theo dõi số thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán thuế GTGT đầu vào kế toán sử dụng tài khoản 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Nội dung và kết cấu tài khoản. TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại Số thuế GTGT của hàng mua trả lại Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ Số thuế GTGT được hoàn lại nhưng chưa được hoàn lại Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2. Tài khoản 133(1) Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tài khoản 133(2) Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Ngoài TK 133 kế toán thuế GTGT còn sử dụng các tài khoản TK 111, 112, 152, 153, 154, 156, 211, 331 được phản ánh trong sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như sau: 1.2.2. kế toán thuế giá trị gia tăng đầu ra. Thuế GTGT đầu ra của người bán hàng do người bán hàng tính (doanh thu chưa có thuế x thuế suất thuế GTGT), và ghi trên hóa đơn bán hàng. Vì vậy thuế GTGT đầu ra là số thuế GTGT do người bán hàng tính và ghi trên hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp bán hàng. Thuế GTGT đầu ra phát sinh mỗi khi có hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Chứng từ sử dụng là: Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTGT – 3LL), Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (mẫu số 06/GTGT), Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 02/GTGT), sổ theo dõi số thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN Kết cấu tài khoản: TK: 3331 – Thuế GTGT đầu ra được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ Số thuế GTGT được giảm trừ vào số Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của Thuế GTGT phải nộp hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại biếu tặng, sử dụng nội bộ Số thuế GTGT phải nộp của hoạt Động tài chính, thu nhập khác Số thuế GTGT phải nộp của hàng NK Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN Số thuế GTGT còn phải nộp vào NSNN Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3 Tài khoản 333(11) – Thuế GTGT đầu ra phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ Tài khoản 333(12) – Thuế GTGT hàng nhập khẩu phản ánh số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu. Ngoài TK 333 kế toán thuế GTGT đầu ra còn sử dụng cả TK 111, 112, 331, 511, 512 để phản ánh các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kỳ được thể hiện trên sơ đồ tài khoản sau: (SƠ ĐỒ 1.2 Phụ lục trang 05). 1.2.3. Kê khai thuế GTGT. Theo thông tư số 28/2011/ TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ tài chính ban hành thay thế thông tư số 60 quy định cụ thể và chi tiết về kê khai, nộp thuế là phần mềm hỗ trợ kế khai thuế 3.0 và tại thời điểm này đã được nâng cấp 3.1.6 quy định và hướng dẫn chi tiết về cách thức, trình tự và thời gian kê khai thuế GTGT. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo Địa điểm nộp tờ khai thuế GTGT là cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Dưới đây là một vài mẫu tờ khai thuế GTGT thông dụng phần mềm khai thuế. Mẫu số 01/GTGT: Tờ khai thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ Mẫu số 01-1/GTGT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra Mẫu số 01-2/GTGT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào. Mẫu số 03/GTGT: Tờ khai thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp Mẫu số 04/GTGT: Tờ khai thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Mẫu số 06/GTGT: Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT…. 1.2.4. Khấu trừ, hoàn thuế Giá trị Gia tăng 1.2.4.1: Khấu trừ thuế GTGT Điều kiện khấu trừ thuế GTGT: Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thếu GTGT đầu vào. Có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng. Đối hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định trên thì phải có chứng từ: hợp đồng thương mại, hóa đơn bán hàng, dịch vụ, chứng từ thanh toán quan ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu Phương pháp khấu trừ thuế: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Trường hợp thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai khấu trừ bổ sung, thời gian để kê khai bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót. 1.2.4.2 Hoàn thuế GTGT Trường hợp được hoàn thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGTT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới , đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu trở lên thì được hoàn thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều kiện được hoàn thuế. Giấy phép đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ Có con dấu riêng Giữ sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn theo quy định Có tài khoản gửi tại ngân hàng Có mã số thuế. Thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trường hợp trong 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết, trường hợp đang trong gia đoạn đầu tư chưa có thuế GTGT đầu ra, bù trừ số thuế GTGT của sự án với số thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN (mẫu số 01/ĐNHT) Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với xuất khẩu trường hợp thanh toán bằng tiền, hồ sơ hoàn thuế gồm: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN (mẫu 01/ĐNHT): Bảng kê hồ sơ XNK hàng hóa (mẫu số 01 – 3 /ĐNHT)….. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI I: Tổng quan về Công ty CP Vật Tư nông Nghiệp Hà Nội 1. Thông tin chung về Công ty Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI. Người đại điện: Ông Phạm Minh Chính Chúc vụ: Phó Giám đốc Trụ sở: Số 115 Đường Giáp Bát, Quận Hoàng mai, Hà Nội Điện thoại: 04 38641489 Fax: 04 36641631 2. Lịch sử hình thành Công ty Công ty Cổ Phần vật tư Nông Nghiệp Hà Nội có tiền thân là Công ty Vật Tư Nông Nghiệp Hà Nội được thành lập từ năm 1958. Đến năm 2005, Công ty Vật Tư Nông Nghiệp tiến hành cổ phần hóa, chuyển từ doanh nghiệp Nhà Nước sang Công ty Cổ Phần Vật tư Nông Nghiệp Hà Nội, trực thuộc UBND Thành Phố Hà Nội theo quyết định thành lập số 998 – UB ngày 28/02/2005 Sau đại hội Đảng toàn quốc năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống KTXH. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế cho nên Công ty VTNN Hà Nội gặp nhiều khó khăn hiệu quả của hoạt động kinh doanh của Công ty thấp, thậm chí không có lãi, đời sống của CNV Công ty gặp nhiều khó khăn. Từ sau năm 1991, Công ty đã tiến hành tổ chức lại bộ máy quản lý, kinh doanh và nhanh chóng tiếp cận thị trường đa dạng hoá các loại sản phẩm hàng hoá. Ý thức được tầm quan trọng của thị trường tiêu thụ hàng hoá. Công ty đã mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các khách hàng để mở rộng thị trường mua bán, tiêu thụ hàng hoá của mình. Kết quả cho thấy, bước đầu Công ty đã có kết quả đáng khích lệ. Để thích ứng tình hình mới, theo quyết định số 998 QĐ/UB ngày 28/02/2005 của UBND thành phố Hà Nội đã quyết định tái thành lập doanh nghiệp lấy tên là Công ty vật tư nông nghiệp Hà Nội.Trụ sở chính của Công ty tại số 115 đường Giáp Bát, Quận Hoàng mai, Hà Nội. Ngày nay, Công ty đang từng bước phát triển, tạo niềm tin vững chắc với khách hàng. Đời sống của cán bộ CNV ngày một nâng cao, bộ máy quản lý ngày càng được tinh giảm gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. 3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 3.1. Chức năng nhiệm vụ Công ty CP VTNN Hà Nội là một đơn vị kinh doanh thương mại được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Công ty hoạt động theo cơ chế tự hạch toán kinh tế và tự chủ về tài chính. Công ty đang từng bước phát triển và khẳng định vị trí trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thông qua hoạt động kinh doanh hàng hoá của mình. Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau: - Thực hiện tự chủ kinh doanh trong phạm vi pháp luật dưới sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT của thành phố Hà Nội. - Cung ứng các loại phân bón, thuốc BVTV. - Kinh doanh các loại nông sản phẩm, lương thực, thực phẩm. - Kinh doanh các loại phụ tùng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiêp. Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, công ty đã xây dựng cho mình kế hoạch hàng năm một cách hợp lý, quản lý và sử dụng tối đa các nguồn lực vào kinh doanh. Bên cạnh đó công ty không ngừng hợp tác với các tổ chức và các doanh nghiệp khác. Thực hiên quyền và nghĩa vụ với nhà nước như nộp thuế, các khoản đóng góp cho NSNN Đảm bảo điều kiện làm việc và lao động cho công nhân viên trong công ty và thực hiện các chế độ Lao động khác như chế độ tiền lương, tiền thưởng, ngày nghỉ lễ tết,… 3.2. Ngành nghề kinh doanh - Cung ứng các loại phân bón, thuốc BVTV. - Kinh doanh các loại nông sản phẩm, lương thực, thực phẩm. - Kinh doanh các loại phụ tùng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh chức năng truyền thống là kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) công ty còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình vừa và nhỏ, kinh doanh doanh vận chuyển hàng hóa.... Công ty có rất nhiều điểm bán hàng ở tất cả các địa điểm trên địa bàn Hà Nội. 4. Các đặc điểm chủ yếu của Công ty và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. 4.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Vật tư nông nghiệp Hà Nội (SƠ ĐỒ 2.3 Phụ lục trang 06). Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của công ty. Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. Nghị quyết của các đại hội đồng cổ đông chỉ có giá trị khi được các cổ đông nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của công ty thông qua. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Người đại diện theo pháp luật của công ty là Giám đốc công ty. - Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty. - Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, điều lệ công ty và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Giám đốc do hội đồng quản trị tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng kế hoạch kinh doanh: có chắc năng tham mưu cho ban giám đốc, lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện. Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối. - Ban quản lý cơ sở vật chất: Hoàn thành các thủ tục của các dự án đầu tư. - Phòng kế toán: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc. Có chức năng chủ yếu là tham mưu giúp giám đốc tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác tài chính hiện hành. - Tổ bảo vệ: Bảo vệ trật tự an ninh trong công ty. Các bộ phận chức năng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được phân cấp trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo chức năng quản lý được linh hoạt thông suốt, và hiệu quả. 4.2: Tình hình hoạt động và kinh doanh công ty trong 2 năm 2010 và 2011 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (BIỂU SỐ 2.1 Phụ lục trang 07). Qua bảng báo cáo ta thấy: Tình hình hoạt động kinh doanh công ty phát triển bền vững, doanh thu, lợi nhuận đang trên đà tăng trưởng, có xu thế mở rộng quy mô hoạt động, kinh doanh trong nền kinh tế đang suy thoái và hiện tượng phá sản của nhiều công ty, doanh nghiệp là minh chứng rõ nét cho độ phát triển và tăng trưởng mạnh công ty. Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước: (Qua biểu số 2.1 phần phụ lục trang 07) ta thấy công ty tuân thủ đúng theo quyền lợi và nghĩa vụ về tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Cụ thể là thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp công ty. Thu nhập công nhân viên công ty: Từ việc làm ăn công ty đang trên đà phát triển bền vững, đời sống công nhân viên được ổn định và đảm bảo đời sống công nhân viên thông qua mức lương hưởng hàng tháng công nhân viên. II. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán Công ty 1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty Xuất phát từ đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động, sự phân cấp quản lý, tình hình trang thiết bị phương tiện kỹ thuật tính toán và trình độ của cán bộ kế toán Công ty CP Vật Tư Nông nghiệp Hà Nội tổ chức mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung Cơ cấu bộ máy kế toán công ty được thể hiện trên sơ đồ (SƠ ĐỒ 2.4 Phụ lục trang 08) Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức và lực lượng lao động thuộc Phòng kế toán công ty có 09 người đảm nhiệm theo lĩnh vực phân công phụ trách: Trưởng phòng kế toán: Phê duyệt duyệt giấy tờ, chứng từ sổ sách có liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty, định kỳ lập báo cáo tài chính. Phó phòng kế toán: Phê duyệt giấy tờ chứng từ quan trọng khi trưởng phòng vắng mặt Kế toán tổng hợp: Tổng hợp tất cả các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ kế toán. Kế toán hàng tồn kho và kế toán công nợ: Theo dõi các mặt hàng trong kho và hạn sử dụng của mặt hàng đó. + Có trách nhiệm theo dõi công nợ phát sinh của khách hàng cũng như của chủ hàng Kế toán thanh toán và tập hợp chi phí giá thành: Phản ánh tình hình tiêu thụ ghi chép các nghiệp vụ tế toán phát sinh, tập hợp chi phí giá thành để thanh toán. Kế toán tiền lương, BHXH, KTTM, thủ quỹ: Có trách nhiệm theo dõi chấm công cho nhân viên căn cứ vào phiếu thu chi, giữ quỹ của công ty. Kế toán theo dõi bán hàng, nhập hàng: Theo dõi hàng bán ra, mẫu mã chủng loại, giá cả số lượng, viết hóa đơn cho khách hàng và nhập hàng. Kế toán TSCĐ và Ngân hàng: Mở sổ theo dõi tình hình, tăng giảm TSCĐ. + Theo dõi tình hình thanh toán với nhà cung ứng - Ngoài ra, kế toán còn xây dựng kế hoạch tài chính và phải tổ chức hệ thống sổ sách, tổ chức luôn chuyển chứng từ. 2. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty: 2.1: Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ) 2.2: Chuẩn mực và chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn chuẩn mực do Nhà nước ban hành 2.3: Hình thức kế toán Công ty áp dụng kế toán trên máy tính và Hình thức số kế toán: Nhật ký chung (SƠ ĐỒ 2.5 Phụ lục trang 09) 2.4: Các chính sách kế toán áp dụng Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định công ty được ghi nhận theo giá gốc, Phương pháp khấu hao áp dụng là Phương pháp khấu hao theo đường thẳng Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo giá gốc Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá trị vật tư, hàng hóa xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước. III. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty. Kế toán thuế GTGT đầu vào (TK 133) tại Công ty Chứng từ kế toán thuế GTGT đầu vào. Để thực hiện chế độ tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế công ty Cp vật tư nông nghiệp HN phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định hiện hành của bộ tài chính. Hiện nay tại công ty CP vật tư nông nghiệp HN thực hiện chế độ kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế theo chế độ quy định: Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định mới, được tự in hóa đơn theo công ty của mình. Khi lập hóa đơn, kế toán công ty phải ghi đầy đủ, đúng, chính xác yếu tố quy định trên hóa đơn: Giá bán, giá chưa có thuế, phụ thu và thuế tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng thanh toán đã có thuế, nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và có thuế, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán Ngoài hóa đơn GTGT công ty còn sử dụng hóa đơn tự in, chứng từ, chứng từ đặc thù. Khi cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn, chứng từ khác với mẫu quy định chung (kể cả hóa đơn tự phát hành) phải đăng ký với BTC (tổng cục thuế) và chỉ được sử dụng sau khi được chấp thuận bằng văn bản. Hóa đơn tự in phải bảo đầy đủ các nội dung thông tin theo quy định của hóa đơn, chứng từ (hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng). Trường hợp công ty kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho ngưười tiêu dùng hàng hóa dịch vụ không thuộc diện phải lập hóa đơn bán hàng khi bán hàng phải lập “Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ” theo mẫu số 06/GTGT. 1.2. kế toán chi tiết thuế giá trị gia tăng đầu vào. Kế toán chi tiết thuế GTGT đầu vào tại công ty Cp vật tư nông nghiệp HN hạch toán trên sổ chi tiết thuế GTGT. Sổ chi tiết thuế GTGT được mở tại công ty bao gồm: + Sổ chi tiết tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp. + Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại. + Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm. Kế toán tổng hợp thuế GTGT đầu vào tại công ty. Như chúng ta đã biết điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, chứng từ theo quy định của pháp luật cụ thể. Kế toán tiếp nhận hồ sơ chứng từ, đặc biệt là hóa đơn GTGT phải kiểm tra thông tin ghi trên hóa đơn đầy đủ thông tin chưa, tiếp đến kế toán cần kiểm tra tính xác thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh để căn cứ và xác định điều kiện được khấu trừ thuế. Ví dụ như mua hàng hóa đầu vào cần phải có bộ hồ sơ đầy đủ. Hóa đơn GTGT, Hợp đồng mua bán, Phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê hàng hóa, biên bản thanh lý hợp đồng, phiếu chi, giấy báo nợ và các chứng từ khác kèm theo... Kế toán tiến hành kiểm tra tiếp đến các điều kiện khác được khấu trừ thuế GTGT như giá trị hóa đơn từ 20 triệu trở lên doanh nghiệp cần tiến hành chuyển khoản qua ngân hàng, không được sử dụng tiền mặt, nếu công ty sử dụng sẽ không được khấu trừ thuế, hóa đơn chứng từ không được gạch, xóa, làm biến dạng …. Khi mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị vật tư hàng hóa theo giá trị thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi.... từ nơi mua về đến công ty, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 165,211... (Giá thực tế chưa có thuế) Nợ Tk 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào) Có Tk 111, 112, 331...(tổng giá thanh toán). Căn cứ vào việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, chứng từ đặc biệt kiểm tra hóa đơn GTGT kể trên kế toán tiền hành hạch toán thuế GTGT theo quy định kế toán và luật thuế như sau. Ví dụ 1: Ngày 17/03/2012 Công ty nhận được hóa đơn số 0399265 và 0399623 của VNPT về tiền điện thoại tháng 02 dùng cho kinh doanh, kế toán thực hiện ghi nhật ký chung theo định khoản Nợ TK 6421: 914,646đ Nợ TK 1331: 91,465đ. Có TK 331: 1,006,111đ Ví dụ 2: Theo hóa đơn EX/2011B (Phụ lục 2.1a trang 10) ngày 19 tháng 03 năm 2012 căn cứ vào hóa đơn GTGT về việc mua 20 tấn phân đạm Phú Mỹ giá chưa thuế là 9,000đ/1kg (VAT 5% ) đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, số phân đạm này nhập kho theo phiếu nhập kho số 20 (Phụ lục 2.1b trang 11) đủ số lượng theo hợp đồng, kế toán tiền hành kiểm tra hóa đơn, chứng từ và tiền hành hạch toán như sau: Nợ TK 156 : 180,000,000đ Nợ TK 133(1): 9,000,000đ Có TK 112 : 189,000,000đ Ví dụ 3: Cùng ngày 19/03/2012 công ty nhận được hóa đơn AG/11T số 076192 tiền điện của công ty điện lực chi nhánh quận Hoàng Mai với số tiền 5,759,608 thuế GTGT 10% kế toán ghi nhật ký chung theo định khoản Nợ TK 6421: 5,759,608đ Nợ TK 1331: 575,961đ. Có TK 331: 6,335,569đ Ví dụ 4: Ngày 20/03/ 2012 Công ty tiến hành mua 30 tấn phân lân của công ty phân đạm và hóa chất dầu khí với giá mua chưa thuế là 222,000,000 thuế suất thuế GTGT 5%. căn cứ hóa đơn, chứng từ kèm theo kế toán tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 152 : 222,000,000 đ Nợ TK 133 : 11,100,000 đ Có TK 331 : 233,100,000 đ Trình từ ghi sổ kế toán tổng hợp các nghiệp vụ tại công ty được tiến hành trên sổ nhật ký chung (Phụ lục 2.4 trang 17), sổ cái các tài khoản 133 thuế GTGT đầu vào (Phụ lục 2.5 trang 18), và sổ cái TK 3331 thuế GTGT đầu ra (Phụ lục 2.6 trang 19), bảng kê hóa đơn chứng từ (Phụ lục 2.3c trang 16), Kế toán thuế GTGT được khấu trừ hạch toán trên sổ cái TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu ra (TK 333) tại công ty. 2.1 – Chứng từ kế toán thuế GTGT đầu ra. Kế toán thuế GTGT đầu ra căn cứ hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, bảng kê chứng từ hóa đơn bán lẻ và các chứng từ đặc thù khác. 2.2 – Kế toán chi tiết thuế GTGT đầu ra. Tk 3331 “Thuế GTGT phải nộp” TK này được dùng cho cả đối tượng khấu trừ thuế lẫn đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Kết cấu của TK này như sau: Bên Nợ: - Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ. - Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp. - Số thuế GTGT của hàng hóa bán bị trả lại, bị giảm giá Bên có: - Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp. - Số thuế, phí lệ phí và các khoản khác phải nộp vào ngân sách nhà nước. Số dư bên có: - Số thuế, phí lệ phí và các khoản khác phải nộp vào ngân sách nhà nước. Trong trường họp cá biệt, Tk 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xem xét miễn giảm hoặc giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. TK 3331 được quy định có 2 TK cấp 3 + 33311 “Thuế GTGT đầu ra” + 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu”. 2.3 Trình tự kế toán thuế GTGT đầu ra tại công ty. Kế toán thuế GTGT đầu ra tại công ty được phản ánh qua các ví dụ sau: Tại công ty CP Vật tư Nông nghiệp Hà Nội các nghiệp vụ doanh thu chủ yếu là doanh thu từ hoạt động thương mại bán hàng, số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều, nhưng tổng giá trị hợp đồng thường lớn. Để phản ánh tình hình doanh thu và thuế GTGT đầu ra tại công ty em xin trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sau: Ví dụ 1: Hóa đơn số 00588 ngày02/03/2012 công ty bán 10 tấn phân đạm urêa cho công ty TNHH Kỹ Thương Quang Minh, giá bán là 10,500 đồng/1kg, thuế GTGT 5%. Kế toán tiến hành lập hóa đơn GTGT gồm 3 liên + Liên 1: Lưu tại phòng tài chính kế toán + Liên 2: Giao cho khách hàng. + Liên 3: Dùng để hạch toán Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi sổ doanh thu phản ánh thuế GTGT đầu ra theo định khoản: Nợ TK 131 : 110,250,000 đồng. Có TK 511 : 105,000,000 đồng. Có TK 3331: 5,250,000 đồng. Ví dụ 2: Ngày 08/03/2012 công ty bán 10 tấn phân bón cho trung tâm vật tư nông nghiệp Dương Hà 10 tấn phân bón NPK với giá 14,500/1kg (VAT 5%), căn cứ vào hóa đơn GTGT số 00600 kế toán định khoản: Nợ TK 131: 152,250,000 đồng Có TK 511 : 145,000,000 đồng Có TK 33311 : 7,250,000 đồng Ví dụ 3: Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 00691 (Phụ lục 2.2a trang 12 và phiếu xuất kho số 11 (Phụ lục 2.2b trang 13) ngày 23 tháng 03 năm 2012 Công ty đã xuất cho cửa hàng vật tư Anh Hòa về bán 10 tấn phân đạm uêra với đơn giá 10,500/kg chưa bao gồm thuế (VAT 5%). Ngân hàng NN&PTNT thanh toán 50% giá chưa thuế bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán tiến hành kiểm tra và hạch toán kế toán thuế GTGT đầu ra được khấu trừ như sau: Nợ TK 112: 52,500,000 đ Nợ TK 131: 57,750,000 đ Có TK 511: 105,000,000 đ Có TK 333(1): 5,250,000 đ. Hàng tháng để quyết toán thuế GTGT đầu vào với thuế GTGT đầu ra kế toán công ty lập bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra như sau: Căn cứ vào các hóa đơn GTGT, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra, kế toán lập bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra (Phụ lục 2.3b trang 14) để cuối tháng nộp cho cơ quan thuế Kế toán thanh toán thuế GTGT tại công ty 3.1: Kê khai nộp thuế GTGT tại công ty. Công ty CP vật tư nông nghiệp Hà Nội dùng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hàng tháng, kế toán công ty phải lập và gửi tờ kê khai thuế GTGT (Mẫu số 01/GTGT), kèm theo bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (Mẫu số 01/GTGT), bản kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra (mẫu số 03/GTGT) và các bảng kê khác có liên quan theo quy định. Các bảng kê hóa đơn, chứng từ được lập căn cứ vào hóa đơn, chứng từ mua bán vật tư hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định trong kỳ và các chứng từ khác, các sổ có liên quan. Tờ khai thuế GTGT kỳ trước, bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa bán ra, mua vào, sổ kế toán có liên quan. Sau khi mua vật liệu, hàng hóa, dịch vụ về nhập kho hoặc dùng cho kinh doanh, căn cứ vào các hóa đơn các hóa đơn GTGT khi mua hàng, kế toán lập bảng kê hóa đơn chứng từ dịch vụ mua vào Khi bán hàng ra, căn cứ vào các hóa đơn chứng từ hàng hóa đã bán ra, kết toán lập bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra Cuối tháng kế toán lập tờ khai thuế GTGT và nộp cho cơ quan thuế tờ khai và các bảng kê hóa đơn chứng từ dịch vụ bán ra và mua vào. Trình tự kê khai và quyết toán thuế GTGT tại công ty có thể khái quát như sau: Hàng tháng kế toán lập tờ khai thuế GTGT và quyết toán thuế GTGT Căn cứ hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào kế toán lập bảng kê chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. Căn cứ hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra kế toán lập bảng kê chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra. Cuối tháng căn cứ bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra và các chứng từ tài liệu liên quan khác lập tờ khai thuế GTGT Căn cứ tờ khai thuế GTGT tháng 03 năm 2012 (Phụ lục 2.3a trang 14) và các tài liệu liên qua khác lập báo cáo quyết toán thuế GTGT Hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra Hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào Tờ khai thuế GTGT Thanh toán thuế GTGT 3.2 Kế toán thanh toán thuế GTGT tại công ty. Khi cơ quan thuế duyệt quyết toán thuế GTGT thanh toán số thuế GTGT đầu vào với số thuế GTGT đầu ra của công ty Căn cứ báo cáo quyết toán thuế GTGT được phê duyệt, kế toán kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế đầu ra ghi Vì đặc thù của kế toán thuế GTGT là nó không chỉ chịu sự điều chỉnh về cách hạch toán, nguyên tắc, quy chuẩn của luật kế toán, các chuẩn mực kế toán theo chế độ kế toán hiện hành mà chịu sự điều chỉnh của luật kế toán thuế GTGT có nghĩa là nó vừa phải tuân thủ chế độ quy định về cách hạch toán kế toán, nó vừa phải chịu sự điều chỉnh của các sắc luật thuế GTGT mà nhà nước ban hành. Chính vì lẽ đó mà kế toán thuế GTGT ngoài công việc hàng ngày là hạch toán đúng, đủ, kịp thời thuế GTGT theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì cuối mỗi tháng kế toán còn phải tiền hành công việc Tập hợp toàn bộ hóa đơn chứng từ phát sinh trong tháng bao gồm cả hóa đơn GTGT đầu ra và hóa đơn GTGT đầu vào tiến hành sắp xếp, phân loại theo trình tự thời gian và theo các tiêu chí của phần mềm kê khai thuế GTGT (Hiện tại áp dụng phần mềm kê khai thuế 3.1.4 của Bộ tài chính hướng dẫn ban hành) và tiến hành kế khai xác định số thuế GTGT đầu vào, đầu ra trong tháng, xác định số thuế GTGT được khấu trừ trong tháng, Số thuế GTGT phải nộp nhà nước trong tháng … Ví dụ: Trong tháng 3 kế toán tiến hành tập hợp toàn bộ hóa đơn GTGT đầu ra, và đầu vào, tiến hành phân loại, sắp xếp theo như lý luận nói trên và tiền hành kê khai nộp thuế GTGT trong tháng (PHỤ LỤC 2.3a; 2.3b; 2.3c) và kết chuyển số thuế GTGT được khấu trừ trong tháng như sau: Nợ TK 333(1): 96,768,312đ Có TK 133: 96,768,312đ Chúng ta chỉ được kết chuyển số thuế GTGT phải nộp trong kỳ đúng bằng số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ để từ đó xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ như sau: = 34,900,000 – (52,000,000 + 44,768,312) = - 61, 868,312đ Vì nguyên tắc kê khai, nộp thuế là người nộp thuế phải tự tính, tự xác định số thuế phải nộp trong tháng, và phải nộp ngày số thuế phải nộp vào NSNN tại thời điểm xác định số thuế GTGT phải nộp. và theo quy định về kê khai, nộp thuế GTGT ngày hết hạn kê khai, nộp thuế là ngày 20 tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ kê khai nộp thuế nên công việc kế toán thuế GTGT công ty là tiền hành nộp tờ khai thuế GTGT và số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước tháng 3 là ngày 20 tháng 04 năm 2012. Kế toán nộp số thuế GTGT phải nộp bằng tiền gửi ngân hàng trong tháng. Nợ TK: 333(1): (61,868,312)đ Có TK 112: (61,868,312)đ Trường hợp đơn vị không tự thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT phải nộp trong tháng thì cơ quan thuế sẽ tiến hành truy thu và tính phạt 0,05%/1 ngày x số ngày chậm nộp phạt kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế và số tiền phạt này không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ của kế toán. 4. Hoàn thuế Vì công ty áp dụng phương phái kế khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên Công ty được phép xét hoàn thuế khi có đủ điều kiện cần thiềt có nghĩa là công ty được xét hoàn thuế trong trường hợp ba tháng liên tiếp luôn có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết. Ví dụ: Trong ba tháng liên tiếp công ty có số thuế GTGT đầu vào và đầu ra như sau: ĐVT: đồng Tháng kê khai Thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT đầu ra Thuế phải nộp Lũy kế số thuế đầu vào chưa khấu trừ hết Tháng 1/2012 20,000,000 10,000,000 -10,000,000 - 10,000,000 Tháng 2/2012 30,000,000 35,000,000 +5,000,000 -5,000,000 Tháng 3/2012 30,000,000 20,000,000 - 10,000,000 -15,000,000 Theo tình hình kê khai nộp thuế trong ba tháng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2012 công ty liên tục có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra. Công ty được phép lập giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN (mẫu 01/ĐNHT) hoàn thuế GTGT với số thuế GTGT là 15 triệu đồng trình cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Sau khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, soát xét hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp và ra quyết định hoàn thuế GTGT đầu vào nói trên bằng tiền gửi ngân hàng kế toán tiền hành hạch toán như sau: Nợ TK 112: 15,000,000 đ Có TK 133: 15,00,000 đ Và từ tháng 4 trở đi kế toán thuế GTGT không được kết chuyển số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp theo sau thời gian đã lập hồ sơ và được hoàn thuế. cụ thể trong trường hợp công ty là không được kế khai số 15,000,000 vào chỉ tiêu (22): Số thuế GTGT còn được khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang trong khi tính và kê khai, nộp thuế GTGT tháng 4. 5: Khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Sau khi đã nộp hồ sơ khai thuế, nếu phát hiện nhầm lẫn, sai sót thì kế toán tiền hành lập tờ khai bồ sung và bất cứ ngày làm việc nào trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Mẫu hồ sơ khai bổ sung theo quy định của cơ quan thuế gồm có: bản giải trình bổ sung theo mẫu số 01/KHBS, Tờ khai thuế đã được bổ sung điều chỉnh, và các tài liệu liên quan khác. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế mà dẫn đến làm tăng thêm số thuế phải nộp hoặc làm giảm số thuế đã được hoàn lại cho người nộp thuế thì người nộp thuế phải nộp thêm số thuế tăng thêm hoặc nộp lại số thuế đã được hoàn, đồng thời tự xác định số tiền phạt nộp chậm (bằng 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp). Nếu không tự xác định số tiền phạt thì cơ quan thuế xác định và thông báo cho người nộp thuế thực hiện. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế mà dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp thì số thuế điều chỉnh giảm được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc làm thủ tục hoàn thuế. Ví dụ: Ngày 28 tháng 04 năm 2012 kế toán phát hiện có sự nhầm lẫn, sai sót trong kỳ kê khai thuế GTGT tháng 3/2012 cụ thể là kế toán kê khai sai một hóa đơn GTGT đầu vào ngày 22 tháng 03 năm 2012 do viết thiếu một số không (0) trị giá chưa có VAT hóa đơn là 309,000,000 thì kế toán vào hồ sơ khai thuế 1,450,000 khi phát hện sai sót. Kế toán tiến hành kê khai bổ sung số thuế GTGT tháng 3 (theo phụ lục kèm theo) và tính lại số thuế GTGT phải nộp trong kỳ và tiến hành điều chỉnh lại số thuế GTGT được khấu trừ kỳ tiếp theo như sau: = 34,900,000 – (52,000,000 + 19,351,465) = -36,451,465 Điều chỉnh lại bút toán kết chuyển thuế GTGT của tháng 3 trước khi in sổ vào tạo ghi chú tại cuối trang sổ như sau: Nợ TK 333(11): 34,900,000đ Có TK 133: 34,900,000đ Đồng thời xác định số thuế GTGT được khấu trừ chuyển tiếp sang kỳ sau là: (36,451,465)đ. CHƯƠNG III NHẬN XÉT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI I. Nhận xét: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực hiện đề tài thuế GTGT tại doanh nghiệp em đã may mắn có cơ hội tiếp xúc thực tế với phần hành kế toán thuế GTGT tại công ty và được sự hướng dẫn, quan tâm chỉ dạy tận tình của cô (chú) phòng kế toán công ty cùng sự hướng dẫn, chỉ bảo thầy giáo Nguyễn Văn Hiệp em đã có sự trải nghiệm, hiểu biết khá sâu sắc về phần hành kế toán thuế tại công ty cùng các sắc luật thuế hiện hành để thực hiện tốt đề tài và trang bị cho mình lượng kiến thức đủ lớn làm hành trang khi bước vào công việc thực tế của người làm kế toán. Qua đó em rút ra được một vài nhận xét về phần hành kế toán thuế công ty nói riêng và công tác kế toán thuế nói chung như sau: 1. Ưu điểm Thuế là nguồn thu chủ yếu để duy trì hoạt động đất nước và điều tiết, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nên Nhà nước ta giành sự quan tâm đặc biệt trong công tác kê khai cũng như nộp thuế cụ thể là thuế GTGT trong doanh nghiệp được minh chứng cụ thể bằng một hệ thống các sắc luật thuế như luật thuế GTGT, NĐ, Thông tư … và Nhà nước ngày càng nâng cấp hệ thống kê khai thuế, và đơn giản hóa thủ tục hành chính, hình thức nộp thuế cho các doanh nghiệp bằng văn bản thuế mới như thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011 và mới nhất là thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2013. Hiện tại nhà nước triển khai và khuyến khích doanh nghiệp tiến hành kê khai, nộp thuế qua mạng là một điểm mới trong công tác quản lý và kê khai thuế nhà nước và doanh nghiệp nhằm tiết kiệm công tác đi lại nộp thuế, giảm thiếu tình trạng ùn tắc, chen lấn trong những ngày nộp thuế tại cơ quan thuế và đặc biệt là tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước không tiến hành nộp thuế đúng thời gian quy định nhà nước do tình trạng quá tải tại một số địa bàn, quận huyện do doanh nghiệp chiếm đóng số lượng lớn là một trong những cải tiến lớn nhất trong công tác kê khai nộp thuế. Công ty do nhận thức vai trò, tầm quan trọng kế toán đặc biệt là công tác kế toán thuế GTGT đối doanh nghiệp mà ban lãnh đạo công ty đã giành sự quan tâm nhất định công tác kế toán thuế tại công ty như tiến hành thủ tục đăng ký khai nộp thuế qua mạng, quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán bằng các cho kế toán thuế và kế toán trưởng tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng thuế thiết thực do cơ quan thuế, và doanh nghiệp uy tín phát động, tiến hành cập nhật thường xuyên luật thuế bằng cách mua các sách thuế mới phục vụ công tác kế toán thuế tại doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ, kế toán công ty đặc biệt là kế toán trưởng và kế toán thuế là cán bộ có trình độ chuyên môn cao, thâm niên công tác trong công tác kế toán lâu đời và đặc biệt là sự am hiểu, tình yêu nghề đã giúp công ty không gặp trở ngại trong công tác hạch toán, kê khai, nộp thuế GTGT góp phần thực hiện đúng, đủ quyền hạn, nghĩa vụ doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp thuế. Hệ thống sổ sách kế toán thuế công ty. Do có sự quan tâm sâu sắc ban lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán công ty giàu kinh nghiệm mà sổ sách chứng từ, hệ thống kê khai, nộp thuế GTGT công ty được lập và luân chuyển theo đúng quy định luật kế toán thuế GTGT và các sắc luật thuế Bộ tài chính quy định. Cùng với đó là hệ thống sổ sách, chứng từ được lưu giữ đầy đủ, cẩn thận phục vụ công tác kế toán thuế tại công ty và công tác thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan nhà nước tiền hành thuận tiện và đạt hiệu quả cao. 2. Nguyên nhân và tồn tại trong công tác hạch toán kế toán thuế GTGT tại công ty Bên cạnh mặt thuận lợi về mặt khách quan và chủ quan trong công tác lập, kê khai, nộp thuế và hạch toán thuế GTGT công ty kể trên công ty vẫn còn tồn tại những nhược điểm và vướng mắc trong công tác lập, kê khai nộp, hạch toán thuế GTGT của công ty như sau: Tồn tại thứ 1: Công tác áp dụng các sắc luật thuế vào hạch toán, kê khai thuế GTGT công ty còn chậm dẫn đến việc lạc hậu về công tác kê khai nộp thuế GTGT hay có nhầm lẫn và sai sót trong công tác lập và kê khai thuế GTGT kể trên như: trong cách kê khai bổ sung, điều chỉnh số thuế GTGT theo thông tư số 28 luật quản lý thuế quy định một số thay đổi so thông tư 60 về kê khai, bổ sung luật thuế GTGT như tại thông tư 60 kê khai bổ sung thì cần tiến hành lập tờ khai bổ sung 01/KHBS và kế toán tiền hành điều chỉnh lại chỉ tiêu trong tờ khai thuế GTGT. Nhưng tại thông tư số 28 thay thế thông tư 60 quy định doanh nghiệp phát hiện kê khai sai sót trước ngày 20 (ngày hết hạn nộp tờ khai thuế) thì doanh nghiệp chỉ cần kê khai lại tờ khai của tháng đó và nộp cơ quan thuế. Trong trường hợp sai sót phát hiện sau ngày 20, ngày hết hạn nộp thuế thì doanh nghiệp cần tiền hành kê khai lại tờ khai của tháng đó nhưng chuyển sang là kê khai bổ sung lần thứ theo số lần kê khai bổ sung phát sinh và tiền hành lập bảng kê 01/KHBS điều chỉnh kèm theo. Nguyên nhân dẫn đế lạc hậu hay sai sót kể trên trong cách lập và kê khai thuế GTGT tại các doanh nghiệp là do hệ thống chính sách cơ quan thuế về luật thuế GTGT là không ổn định và thường thay đổi. Khi có sự thay đổi lại không có sự công khai, phổ biến, tuyên truyền về hình thức thay thế, bổ sung về cách thức lập và kê khai thuế GTGT đó là nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý thuế GTGT chưa thật hiệu quả. Ngoài nguyên nhân khách quan do cơ quan nhà nước đã kể trên thì còn phải kể đến sự thiếu tỉ mỉ và thường xuyên cập nhật cũng như ham tìm tòi, học hỏi của đội ngũ cán bộ, kế toán công ty trước thay đổi, bổ sung sắc luật thuế cơ quan nhà nước. không chủ động theo kịp trước thay đổi đó. Tồn tại thứ 2: Đó là nhầm lẫn và sai sót trong cách lập hóa đơn, chứng từ và hạch toán thuế GTGT đầu vào và đầu ra trong công ty. Như về hóa đơn đầu vào và đầu ra công ty vẫn tìm thấy hóa đơn viết thiếu ngày, tháng, năm, hóa đơn viết sai địa chỉ, mã số thuế… Điều này đã vi phạm nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT vì theo nguyên tắc công ty thực hiện chế độ, kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, một trong điều kiện đảm bảo được việc khấu trừ được diễn ra đó là nghiệp vụ kinh tế đó phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và hóa đơn GTGT phải được lập và điền đầy đủ nội dung quy định cơ quan thuế. Mà hóa đơn không lập và điền đầy đủ thông tin theo quy định thì công ty không được tiến hành khấu trừ thuế GTGT. Tồn tại thứ 3: Về cách hạch toán thuế GTGT vẫn là quy chuẩn được nêu trong tồn tại thứ 3 là giá trị và số thuế GTGT được hạch toán dựa trên chỉ tiêu được lập trên tờ hóa đơn GTGT và trong thực tế có một số trường hợp giá trị hóa đơn và số thuế GTGT không được trùng khớp theo công thức: Giá trị trước thuế nhân với thuế suất thuế GTGT. Ví dụ. Căn cứ hóa đơn ngày 22 tháng 03 năm 2012 phản ánh giá trị trước thuế giá trị gia tăng hàng hóa mua vào tổng giá trị trước thuế là 309,000,000 và thuế suất thuế GTGT là 5% và tiền thuế ghi trên hóa đơn GTGT là: 15,450,000. tổng giá trị thanh toán 324,450,000 công ty thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng kế toán tiền hành hạch toán như sau: Nợ TK 156: 309,000,000 Nợ TK 133(1): 30,900,000 Có TK 112: 339.900,000 Nguyên nhân dẫn đến những lỗi sai kể trên trong công tác lập hóa đơn, chứng từ và hạch toán kế toán thuế GTGT tại công ty là do sự hiểu biết và kiến thức về kế toán thuế GTGT các bộ kế toán công ty chưa thật vững Hoặc trong một số trường hợp do kế toán công ty phản ứng theo thói quen như ví dụ kể trên là xác định số thuế GTGT 10% trên giá trị hàng mua mà không quan tâm đến hóa đơn phản ánh như thế nào và cũng có thể là lỗi không quan tâm tiểu tiết và tỉ mỉ tính xem xét kiểm tra của kế toán trong công tác lập và hạch toán kế toán thuế GTGT tại công ty. Nguyên nhân nữa là kể đến về sự phân công quản lý, phân cấp, phân quyền trong phòng kế toán công ty chưa thật khoa học dẫn đến không có sự kiểm tra, xem xét hồ sơ, chứng từ trước khi tiếp nhận hay ban hành đã dẫn đến tình trạng kể trên. 3. Đề xuất, kiến nghị Qua thời gian thực tập thực tế tại Công ty CP vật tư nông nghiệp Hà Nội và thời gian tìm hiểu về hệ thống các sắc luật thuế hiện hành tại Việt Nam em đã có cơ hội tiếp xúc thực tế công tác kế toán thuế GTGT tại công ty CP vật tư nông nghiệp Hà Nội và có cơ hội áp dụng kiến thức, trong qua trình học tập tại trường và quá trình tìm tòi hiểu biết trong quá trình nghiên cứu sắc luật thế thực hiện chuyên đề thuế GTGT tại công ty em có một số đề xuất, kiến nghị về công tác kế toán thuế với mong muốn công tác kế toán thuế GTGT tại công ty ngày càng hoàn thiện và chuẩn xác đạt hiệu quả cao trong công tách hạch toán, kê khai, nộp thuế và quản lý như sau: Đề xuất 1: Do hệ thống sắc luật thuế Việt Nam thường thay đổi và không thống nhất đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cùng cán bộ, nhân viên trong phòng kế toán cần thường xuyên cập nhận, nghiên cứu và đối chiếu, so sánh giữa các sắc luật thuế cơ quan nhà nước ban hành tránh tình trạng lạc hậu, hay sai sót trong các kê khai, nộp thuế GTGT tại công ty. Đề xuất 2: Trong công tác thu nhận và lập hóa đơn chứng từ đảm bảo điều kiện khấu trừ thuế GTGT tại công ty cần đòi hỏi cán bộ trong phòng kế toán đặc biệt là cán bộ kế toán thuế công ty cần nắm vững điều kiện được khấu trừ và điều kiện không được khấu trừ thuế tại công ty, cũng như cần nâng cao tính tỉ mỉ, cẩn thận và tiến hành phân công quản lý về mặt nhân sự tại phòng kế toán công ty khoa học để có sự tiến hành soát xét, kiểm tra hệ thống hóa đơn, chứng từ trước khi ban hành hay tiếp nhận. Đề xuất 3: Trong công tác hạch toán cần chấn chỉnh lại công tác hạch toán kế toán thuế GTGT tại công ty như ví dụ kể trên kế toán cần tiến hành xem xét hóa đơn chứng từ nếu là hóa đơn lập sai cần tiền hành lập biên bản hủy bỏ có sự xác nhận của hai bên và tiến hành lập hóa đơn mới phản ánh đúng số thuế GTGT. Nếu trong trường hợp hóa đơn đặc thù như hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước… hay bản thân hóa đơn phản ánh đúng thực trạng nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán cần tôn trọng chứng từ gốc và hạch toán theo chứng từ gốc để đảm bảo đúng nguyên tắc hạch toán kế toán và điều kiện được khấu trừ thuế GTGT như sau: Nợ TK 156: 309,000,000đ Nợ TK 133(1): 15,450,000đ Có TK 112: 324,450,000đ KẾT LUẬN Thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Hà nội, được Ban lãnh đạo Công ty, đặc biệt là phòng kế toán đã hết sức tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề này. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình trong công tác kế toán nói chung, kế toán thanh toán thuế giá trị gia tăng ở Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Hà Nội rói riêng. Dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tài liệu và thực trạng công tác kế toán tại công ty, được Ban lãnh đạo Công ty hướng dẫn và đóng góp ý kiến, em đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thanh toán thuế GTGT. Mặc dù đã cố gắng vận dụng vào thực tiễn những kiến thức được trang bị khi ngồi trên ghế nhà trường, từ đó đánh giá, nhận xét và đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Kế toán trưởng Nguyễn Thị Kha, sự đóng góp ý kiến của các nhân viên trong phòng kế toán đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! BẢNG NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CP Cổ phần GTGT Giá trị gia tăng HĐKD Hoạt động kinh doanh KQKD Kết quả kinh doanh NK Nhập khẩu QLDN Quản lý doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh TNCN Thu nhập cá nhân THĐB Tiêu thụ đặc biệt TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TNHH Trách nhiệm hữu hạn USD Đô la Mỹ VNĐ Việt Nam đồng XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế toán thuế - PGS.TS. Đặng Văn Thanh. PGS.TS. Quách Đức Pháp Trường Đại học kinh doanh Công nghệ Hà Nội. 2. Chính sách thuế mới, Luật quả lý thuế và văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật thuế GTGT, luật thuế TNDN và các loại thuế khác, hóa đơn, chứng từ thuế năm 2011 – Bộ tài chính do nhà suất bản tài chính ban hành 3. Giáo trình kế toán tổng hợp - PGS.TS. Đặng Văn Thanh, TS. Nguyễn Thế Khải Trường Đại học kinh doanh Công nghệ Hà Nội 4. Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 5. Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT. 6. Nghị định số 118/2008/NĐ – CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tài chính. 7. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 8. Thông tư số 28/2011/ TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế, hướng dẫn thi hành nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính Phủ. 9. Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT hướng dẫn thi hành nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và NĐ số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxke_toan_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_vat_tu_nghiep_ha_noi_0706.docx
Luận văn liên quan