Khóa luận Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Đá xây dựng Ga Lôi - Trực thuộc công ty cổ phần Khai thác đá Thừa Thiên Huế

Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất. - Luôn luôn tìm hiểu bám sát tình hình thực tế sự biến động của các yếu tố đầu vào cho sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, lập ra các kế hoạch nghiên cứu thị trường để xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - Nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề cho người lao động, từ đó nâng cao hơn nữa năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. - Áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế để tác động vào tinh thần trách nhiệm của người lao động, lấy lòng tin vào sự đóng góp sức lực của họ cho sự thành công của XN. Đại học K

pdf73 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Đá xây dựng Ga Lôi - Trực thuộc công ty cổ phần Khai thác đá Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƯỞNG CỦA GIÁ BÁN VÀ KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ ĐẾN DOANH THU CỦA XN GA LÔI QUA 3 NĂM 2007-2009 ĐVT: nghìn đồng (Nguồn: phòng Kế toán XN Đá xây dựng Ga Lôi) Nhận xét:  Năm 2008/2007: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng 27,98% hay tăng 2.417.215 ng.đ là do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Nhờ giá bán các loại sản phẩm năm 2008 tăng 11,82% so với năm 2007 đã tác động tích cực đến doanh thu, làm cho doanh thu tăng lên 1.168.991 ng.đ tương ứng tăng 13,53%. - Tổng khối lượng tiêu thụ các sản phẩm của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng 14,45% đã làm cho doanh thu tăng 1.248.224 ng.đ tương ứng tăng 14,45%. Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 2008/2007 2009/2008 +/- %(+/-) +/- %(+/-) Doanh thu: - Giá bán - Tổng khối lượng tiêu thụ 2.417.215 1.168.991 1.248.224 27,98 13,53 14,45 2.271.809 2.495.588 -223.779 20,55 22,57 -2,02 Đại học Kin h tế Hu ế 44 Như vậy, doanh thu tiêu thụ sản phẩm của XN năm 2008 tăng so với năm 2007 là do giá bán và khối lượng tiêu thụ sản phẩm đều tăng lên, mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này đến doanh thu là tương đương nhau.  Năm 2009/2008: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2009 tăng 2.271.809 ng.đ tương ứng tăng 20,55% so với năm 2008 là do ảnh hưởng bởi hai nhân tố: - Nhờ giá bán các loại sản phẩm năm 2009 tăng lên 23,04% so với năm 2008 đã làm cho doanh thu tiệu thụ tăng lên 2..495.588 ng.đ tương ứng tăng 22,57% - Do khối lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2009 so với năm 2008 đã giảm đi 2,02% nên đã tác động tiêu cực đến doanh thu, làm cho doanh thu giảm 223.779 ng.đ tương ứng giảm 2,02%. Như vậy, nguyên nhân làm cho doanh thu của XN năm 2009 tăng lên so với năm 2008 chính là nhờ sự tăng lên của giá bán các loại sản phẩm. Kết luận: quá trình phân tích doanh thu của XN ta có thể nhận thấy rằng, mặc dù doanh thu tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh thu đã chậm dần, đặc biệt, trong năm 2009 lí do chính khiến doanh thu của XN tăng lên là nhờ sự tăng lên của giá bán sản phẩm các loại sản phẩm, trong khi khối lượng tiêu thụ sản phẩm lại giảm xuống, điều đó cho thấy hoạt động SXKD của XN trong năm qua là không tốt. Do đặc thù là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác và SXKD đá xây dựng, nên khả năng đáp ứng nhu cầu về khối lượng các loại sản phẩm trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng sản phẩm mà XN khai thác được trong năm, tuy nhiên trong năm 2009 vừa qua, quy mô khối lượng khai thác và sản xuất của XN đã giảm xuống so với năm 2008 ( năm 2008 khối lượng sản xuất của XN đạt 114.394,31 m3, đến năm 2009 khối lượng sản xuất giảm xuống chỉ còn 104.650,8 m3 ) nguyên nhân: + Trong năm này XN đã quyết định mở rộng thêm quy mô các tầng tuyến khai thác mỏ, vì vậy XN đã phải mất hơn một tháng để san ủi và đào sâu thêm bề mặt của mỏ, chính điều này cũng đã làm giảm khoảng thời gian khai thác của XN, dẫn đến khối lượng sản phẩm khai thác và sản xuất bị giảm xuống. Đại học Kin h tế Hu ế 45 + Do XN gặp nhiều bất lợi về mặt thời tiết, hiện tượng mưa lũ kéo dài gây ngập các tầng tuyến của mỏ, làm chậm tiến độ khai thác và sản xuất của XN. + Việc lựa chọn địa điểm để khoan đá, tiến hành cho nỗ mìn chưa hợp lý, bên cạnh đó các thiết bị, dụng cụ khoan đã cũ kỹ: ống hơi cao su, búa khoan tay, dàn khoan BK5 đã khiến cho tổ khoan bắn mìn không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không khai thác được khối lượng Đá nguyên liệu theo yêu cầu. + Trong quá trình sản xuất, phần lớn xe, máy của XN đã quá cũ kỹ, thường xuyên xảy ra hiện tượng hỏng hóc, không khai thác được tối đa công suất, phải dừng lại để sữa chữa làm gián đoạn quá trình sản xuất. Ngoài ra, trong năm qua do cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu đã khiến cho thị trường tiệu thụ sản phẩm đá xây dựng ở trên địa bàn tỉnh ít nhiều biến động vì thế cũng đã gây không ít khó khăn cho XN trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Tóm lại, để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD trong thời gian tới XN cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch khai thác và sản xuất hợp lý hơn, phải luôn đảm bảo được khối lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường, phải có kế hoạch dự trữ phù hợp đặc biệt là trong những tháng cao điểm của sản xuất ( tháng 2 đến tháng 9 hàng năm), nâng cao hơn nữa khối lượng tiêu thụ từ đó mới có thể đẩy nhanh tốc độ tăng doanh thu. Đại học Kin h tế Hu ế 46 BẢNG 6: TÌNH HÌNH KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ, GIÁ BÁN VÀ GIÁ THÀNH TỪNG LOẠI SẢN PHẨM CỦA XN ĐÁ XÂY DỰNG GA LÔI QUA 3 NĂM 2007-2009 (Nguồn: phòng Kế toán XN Đá xây dựng Ga Lôi) Sản phẩm 2007 2008 2009 Khối lượng tiêu thụ Giá bán Giáthành Khối lượng tiêu thụ Giá bán Giá thành Khối lượng tiêu thụ Giá bán Giá thành (m3) (đ) (đ) (m3) (đ) (đ) (m3) (đ) (đ) Đá hộc 26.402,2 57.143 44.846 34.699,35 66.667 48.807 39.560,9 90.909 47.698 Đá 12 10.652,3 128.571 94.795 21.510,96 138.095 102.115 20.305,5 168.182 143.614 Đá 24 16.791,9 123.809 95.430 14.037,8 133.333 101.565 14.532,4 159.091 138.736 Đá 46 21.810,7 90.476 82.822 22.819,4 100.000 90.062 18.194,5 122.727 111.195 Các đá loại khác 21.422,1 79.723 70.233 16.750,8 96.576 83.919 16.910,7 105.214 98.815 Tổng 97.078,2 109.818,31 109.504,0 Đại học Kin h tế Hu ế 47 2.2.2 Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp, là nguồn tài chính để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống vật chất của người lao động. Do hoạt động SXKD của XN chỉ đơn thuần là khai thác và kinh doanh các sản phẩm đá xây dựng các loại, không có các hoạt động tài chính hay cung cấp dịch vụ, vì thế lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của XN đồng thời cũng là lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD và cũng chính là tổng lợi nhuận trước thuế của XN, ta thấy lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của XN không ngừng tăng lên qua các năm, nhưng mức độ tăng có những biến động khác nhau, để có thể hiểu rõ hơn sự biến động này, ta phân tích nó trong mối quan hệ với 3 nhân tố: khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán và giá thành từng loại sản phẩm bằng phương pháp hệ thống chỉ số, kết quả phân tích ta được bảng sau (xem phụ lục 2) BẢNG 7: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ BÁN, GIÁ THÀNH VÀ KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA XN GA LÔI QUA 3 NĂM 2007-2009 ĐVT: nghìn đồng (Nguồn: phòng Kế toán XN Đá xây dựng Ga Lôi) Nhận xét:  Năm 2008/2007: Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 2008/2007 2009/2008 +/- %(+/-) +/- %(+/-) Lợi nhuận: - Giá bán - Giá thành - Tổng khối lượng tiêu thụ 995.542 1.168.991 -440.461 267.012 77,58% 91,10% -34,32% 20,80% 535.127 2.495.588 -1.957.362 -3.099 23,48 109,51 -85,90 -0,13Đại học Kin h tế Hu ế 48 Lợi nhuận của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng 995.542 ng.đ tương ứng tăng 77,58% là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: + Nhờ giá bán các loại sản phẩm năm 2008 tăng so với năm 2007 đã tác động tích cực đến lợi nhuận làm cho lợi nhuận tăng lên 1.168.991 ng.đ hay tăng 91,10% so với năm 2007 + Do giá thành các loại sản phẩm năm 2008 tăng lên so với năm 2007 đã làm cho lợi nhuận của XN giảm xuống 34,32% hay giảm 440.461 ng.đ + Nhờ khối lượng sản phẩm tiêu thụ của XN năm 2008 tăng so với năm 2007 đã tác động tích cực đến lợi nhuận làm cho lợi nhuận tăng lên 267.012 ng.đ tương ứng tăng 20,80% so với năm 2007 Như vậy: lợi nhuận của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng lên chủ yếu là nhờ sự tăng lên của giá bán các loại sản phẩm và khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng cũng đã làm cho lợi nhuận tiêu thụ tăng lên nhưng mức tăng không nhiều, trong khi đó sự tăng lên của giá thành các loại sản phẩm đã làm cho lợi nhuận tiêu thụ của XN giảm xuống  Năm 2009/2008: Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của XN năm 2009 tăng 535.127 ng.đ tương ứng tăng 23,48% so với năm 2008 là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: + Giá bán các loại sản phẩm năm 2009 tăng lên so với năm 2008 đã tác động tích cực đến lợi nhuận làm cho lợi nhuận của XN tăng lên 2.495.588 ng.đ tương ứng tăng 109,51%. + Giá thành các loại sản phẩm năm 2009 tăng lên so với năm 2008 đã tác động tiêu cực đến lợi nhuận, làm cho lợi nhuận của giảm 1.1957.362 ng.đ tương ứng giảm 85,90%. + Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2009 giảm so với năm 2008 làm cho lợi nhuận giảm 3.099 ng.đ tương ứng giảm 0,13% Như vậy: nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận của XN năm 2009 tăng lên so với năm 2008 chính là nhờ sự tăng lên của giá bán các loại sản phẩm, sự tăng lên của giá thành các loại sản phẩm đã làm cho lợi nhuận giảm xuống kể, tuy nhiên do tốc độ tăng của giá bán Đại học Kin h tế Hu ế 49 cao hơn so với tốc độ tăng của giá thành và tốc độ giảm của khối lượng sản phẩm tiêu thụ nên vẫn đảm bảo được lợi nhuận tăng lên. Kết luận: Qua phân tích ta thấy, mặc dù lợi nhuận của XN luôn tăng qua các năm, tuy nhiên việc giá thành tăng cao vào cả hai năm 2008 và 2009 đã tác động tiêu cực đến lợi nhuận, nhưng do tốc độ tăng của giá bán cao hơn tốc độ tăng của giá thành nhờ đó lợi nhuận vẫn tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng cao của giá thành các loại sản phẩm là do XN chưa quản lý tốt các khoản mục chi phí trong sản xuất kinh doanh, chi phí thu mua vật liệu tăng lên mà cụ thể ở đây là chi phí về vật liệu nổ và chi phí nhiên liệu tiêu hao, ngoài ra trong quá trình khai thác và sản xuất do máy móc thiết bị của XN thường xuyên xảy ra hiện tượng hỏng hóc, do đó chi phí về sữa chữa lớn TSCĐ và sữa chữa thường xuyên cũng tăng lên qua các năm. Vì vậy, để hoạt động SXKD có hiệu quả trong thời gian tới XN cần phải có các biện pháp để giảm chi phí sản xuất, tăng NSLĐ, sử dụng tốt các nguồn lựcnhằm hạ giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận. 2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của hoạt động SXKD Quá trình SXKD của một doanh nghiệp thực chất là một quá trình hoạt động và sử dụng các nguồn lực trong đó có vốn bao gồm VCĐ và VLĐ. Việc tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn thường xuyên sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng tình hình tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm sử dụng vốn có hiệu quả hơn. 2.3.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định VCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, TSCĐ được khấu hao và kết chuyển dần vào chi phí SXKD qua nhiều chu kỳ. Việc phát triển và hoàn thiện VCĐ có ý nghĩa rất lớn và là điều kiện cho sự tăng lên không ngừng của năng suất lao động cũng như khối lượng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn người ta thường sử dụng các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng VCĐ, suất hao phí VCĐ và suất sinh lợi VCĐ. Hiệu suất sử dụng VCĐ là chỉ tiêu phản ánh bình quân một đơn vị VCĐ sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Năm 2007 hiệu suất sử dụng VCĐ của XN là 3,85 lần Đại học Kin h tế Hu ế 50 tức là trong năm này bỏ ra một đồng VCĐ thì XN sẽ thu được 3,85 đồng doanh thu, sang năm 2008 hiệu suất sử dụng VCĐ của XN là 3,8 lần nghĩa là đầu tư một đồng VCĐ thu được 3,8 đồng doanh thu, giảm 0,05 đồng so với năm 2007 tương ứng giảm 1,3%, đến năm 2009, hiệu suất sử dụng VCĐ của XN giảm xuống chỉ còn 2,65 lần, giảm 1,15 lần tương ứng giảm 30,26%, nghĩa là trong năm này đầu tư một đồng VCĐ thì XN chỉ thu lại được 2,65 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu qua các năm chậm hơn so với tốc độ tăng của VCĐ bình quân. Với hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2007, để đạt được mức doanh thu năm 2008 thì XN cần một lượng VCĐ là: 11.055.540 : 3,85 = 2.871.569 (ng.đ) Tuy nhiên, trên thực tế XN để đạt được mức doanh thu này XN đã phải sử dụng tới 2.905.718 ng.đ VCĐ, điều đó cho thấy XN đã lãng phí một lượng VCĐ là: 2.905.718 – 2.871.569 = 34.149 (ng.đ) Tương tự, với hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2008, để đạt được mức doanh thu của năm 2009, XN cần sử dụng một lượng VCĐ là: 13.327.349 : 2,8 = 3.507.197 (ng.đ) Nhưng trên thực tế XN đã phải sử dụng tới 5.027.915 ng.đ VCĐ, nghĩa là XN đã lãng phí một lượng lớn VCĐ là: 5.027.915 – 3.507.197 = 1.520.718 (ng.đ) Như vậy, mức doanh thu mà XN thu được qua các năm chưa tương xứng với nguồn VCĐ mà XN đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ hơn điều này, ta phân tích biến động doanh thu của XN qua 3 năm dưới sự ảnh hưởng của hai nhân tố là: hiệu suất sử dụng VCĐ và VCĐ bình quân bằng phương pháp thay thế liên hoàn, kết quả phân tích ta được thể hiện ở bảng 8 (xem phụ lục 3). Nhận xét:  Năm 2008/2007: Doanh thu của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 2.147.215 ng.đ tương ứng tăng 27,98% là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Đại học Kin h tế Hu ế 51 + Do hiệu suất sử dụng VCĐ của XN năm 2008 giảm 1,3% hay giảm 0,05 lần so với năm 2007 đã tác động tiêu cực đến doanh thu, làm cho doanh thu giảm 121.824 ng.đ tương ứng giảm 1,41%. + Nhờ VCĐ bình quân của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng 660.060 ng.đ tương ứng tăng 29,39% đã tác động tích cực đến doanh thu, làm cho doanh thu của XN tăng 2.539.039 ng.đ tương ứng tăng 29,39%. BẢNG 8: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VCĐ VÀ VCĐ BÌNH QUÂN ĐẾN DOANH THU CỦA XN GA LÔI QUA 3 NĂM 2007-2009 ĐVT: nghìn đồng (Nguồn: phòng Kế toán XN Đá xây dựng Ga Lôi)  Năm 2009/2008: Doanh thu của XN năm 2009 tăng 2.271.809 ng.đ tương ứng tăng 20,55% so với năm 2008 là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do hiệu suất sử dụng VCĐ của XN năm 2009 giảm 30,26% hay giảm 1,15 lần so với năm 2008 đã làm cho doanh thu của XN giảm xuống 5.802.627 ng.đ tương ứng giảm 52,49%. + Nhờ VCĐ bình quân của XN năm 2009 tăng 73,04 % hay tăng 2.122.197 ng.đ so với năm 2008 đã tác động tích cực đến doanh thu, làm cho doanh thu của XN tăng lên 8.074.436 ng.đ tương ứng tăng 73,04%. Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 2008/2007 2009/2008 +/- %(+/-) +/- %(+/-) - Doanh thu: + Hiệu suất sử dụng VCĐ + VCĐ bình quân 2.417.215 -121.824 2.539.039 27,98 -1,41 29,39 2.271.809 -5.802.627 8.074.436 20,55 -52,49 73,04 Đại học Kin h tế Hu ế 52 Tóm lại: doanh thu của XN tăng lên qua các năm là nhờ sự tăng lên của VCĐ bình quân, trong khi đó hiệu suất sử dụng VCĐ qua các năm giảm xuống đã ảnh hưởng không tốt đến doanh thu của XN, điều này cho thấy trong những năm qua XN đã sử dụng chưa có hiệu quả nguồn VCĐ của mình. Chỉ tiêu mức đảm nhiệm VCĐ phản ánh để tạo ra được một đơn vị doanh thu thì XN cần phải sử dụng bao nhiêu đơn vị VCĐ Năm 2007 mức đảm nhiệm VCĐ của XN là 0,26 lần, sang năm 2008 chỉ tiêu này không đổi, nghĩa là để có một đồng doanh thu thì cần 0,26 đồng VCĐ. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 0,12 lần tương ứng tăng 46,15% tức là để có một đồng doanh thu XN phải sử dụng thêm 0,12 đồng VCĐ so với năm 2008. Cuối cùng là chỉ tiêu suất sinh lợi VCĐ phản ánh khi đầu tư vào SXKD một đơn vị VCĐ thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Vì vậy mức doanh lợi càng cao thì hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao và ngược lại Năm 2007, cứ một đồng VCĐ mang lại 0,57 đồng lợi nhuận, năm 2008 mang lại 0,78 đồng lợi nhuận tăng 0,21 đồng tương ứng tăng 36,84%. Năm 2009 mức doanh lợi VCĐ đã giảm xuống còn 0,56 đồng tức đã giảm đi 0,22 đồng tương ứng giảm 28,21% so với năm 2008, nguyên nhân là do trong năm này tốc độ tăng của VCĐ cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Để có thể thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của suất sinh lợi VLĐ đến lợi nhuận của XN qua các năm, ta phân tích nó trong mối quan hệ với VCĐ bình quân, kết quả phân tích ta được bảng 9 ( xem phụ lục 4). Nhận xét:  Năm 2008/2007: Lợi nhuận của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 995.542 ng.đ tương ứng tăng 77,58% là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do suất sinh lợi VCĐ của XN năm 2008 tăng 36,84% so với năm 2007 đã tác động tích cực đến lợi nhuận, làm cho lợi nhuận tăng lên 618.366 ng.đ tương ứng tăng 48,19%. Đại học Kin h tế Hu ế 53 + Do VCĐ bình quân của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng 29,39% đã làm cho lợi nhuận của XN tăng lên 377.176 ng.đ tương ứng tăng 29,39%. Như vậy: Lợi nhuận của XN năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là nhờ sự tăng lên của suất sinh lợi VCĐ cũng như VCĐ bình quân, trong đó mức độ ảnh hưởng của suất sinh lợi VCĐ đến lợi nhuận của XN là lớn hơn so với ảnh hưởng của VCĐ bình quân. BẢNG 9: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA SUẤT SINH LỢI VCĐ VÀ VCĐ BÌNH QUÂN ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA XN GA LÔI QUA 3 NĂM 2007-2009 ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 2008/2007 2009/2008 +/- %(+/-) +/- %(+/-) - Lợi nhuận + Suất sinh lợi VCĐ + VCĐ bình quân 995.542 618.366 377.176 77,58 48,19 29,39 535.127 -1.129.177 1.664.304 23,48 -49,56 73,04 (Nguồn: phòng Kế toán XN Đá xây dựng Ga Lôi)  Năm 2009/2008: Lợi nhuận của XN năm 2009 tăng 535.127 ng.đ tương ứng tăng 23,48% so với năm 2008 là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do suất sinh lợi VCĐ của XN năm 2009 giảm 28,21% so với năm 2008 đã tác động tiêu cực đến lợi nhuận của XN, làm cho lợi nhuận giảm xuống 1.129.177 ng.đ tương ứng giảm 49,56%. + Do VCĐ bình quân của XN năm 2009 tăng 73,04% so với năm 2008 đã làm cho lợi nhuận của XN tăng lên 1.664.304 ng.đ tương ứng tăng 73,04%. Như vậy: nguyên nhân làm cho lợi nhuận của XN năm 2009 tăng lên so với năm 2008 chính là nhờ sự tăng lên của VCĐ bình quân. Đại học Kin h tế Hu ế 54  Tóm lại: hiệu quả sử dụng VCĐ của XN trong những năm qua vẫn chưa tốt, tốc độ tăng doanh thu mà XN đạt được chưa tương xứng với sự tăng lên của VCĐ, làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ giảm dần qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do: VCĐ của XN chủ yếu là các máy móc thiết bị dùng trong sản xuất và khai thác, mặc dù đã được đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị nhưng phần lớn TSCĐ của XN đã quá cũ kỹ, công tác duy tu và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị máy móc chưa được quan tâm, trong quá trình làm việc thường xuyên xảy ra hiện tượng hỏng hóc, phải dừng lại để sữa chữa, ngoài ra do việc bố trí địa điểm hoạt động các xe, máy giữa các tầng tuyến khai thác của XN trong năm còn chưa hợp lý dẫn đến việc mỗi xe phải di chuyển trên nhiều địa bàn khác nhau, vừa gây lãng phí nhiên liệu vừa không khai thác tối đa được công suất, làm cho khối lượng khai thác và sản xuất các sản phẩm của XN giảm xuống, dẫn đến việc XN không thể đảm bảo được nguồn hàng cung ứng cho thị trường, khối lượng tiêu thụ bị giảm xuống gây ảnh hưởng không tốt đến doanh thu tiêu thụ của XN. 2.3.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động VLĐ cũng là một nguồn lực hết sức quan trọng của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải xác định nhu cầu VLĐ sao cho phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất để hoạt động SXKD đạt hiệu quả. Để phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu: số vòng quay VLĐ, suất hao phí VLĐ, suất sinh lợi VLĐ Chỉ tiêu số vòng quay VLĐ biểu hiện mỗi đơn vị VLĐ đầu tư vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Nó phản ánh tốc độ chu chuyển VLĐ trong kinh doanh, chỉ tiêu này tăng, giảm biểu hiện hiệu quả sử dụng VLĐ tăng hay giảm tương ứng Năm 2007, số vòng quay VLĐ của XN là 3,59 vòng sang năm 2008 tăng 0,44 vòng tương ứng tăng 12,26%. Nếu năm 2007, cứ một đồng VLĐ tạo ra được 3,59 đồng doanh thu thì năm 2008 tăng lên đạt 4,03 đồng. Để đạt được mức doanh thu 2008 với số vòng quay VLĐ của năm 2007 thì XN phải sử dụng một lượng VLĐ là: 11.055.540 : 3,95 = 3.079.538 (ng.đ) Đại học Kin h ế Hu ế 55 BẢNG 10: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA XN GA LÔI QUA 3 NĂM 2007-2009 (Nguồn: phòng Kế toán XN Đá xây dựng Ga Lôi) Chỉ tiêu Đvt Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Doanh thu ng.đ 8.638.325 11.055.540 13.327.349 2.417.215 127,98 2.271.809 120,55 2. Lợi nhuận ng.đ 1.283.228 2.278.770 2.813.897 995.542 177,58 535.127 123,48 3. VCĐ bình quân ng.đ 2.245.658 2.905.718 5.027.915 660.060 129,39 2.122.197 173,04 4. VLĐ bình quân ng.đ 2.420.529 2.745.857 3.578.791 325.328 113,44 832.934 130,33 5. Hiệu suất sử dụng VCĐ lần 3,85 3,80 2,65 -0,05 98,70 -1,15 69,74 6. Suất hao phí VCĐ lần 0,26 0,26 0,38 0 100,00 0,12 146,15 7. Suất sinh lợi VCĐ lần 0,57 0,78 0,56 0,21 136,84 -0,22 71,79 8. Số vòng quay VLĐ vòng 3,59 4,03 3,72 0,44 112,26 -0,31 92,31 9. Suất hao phí VLĐ lần 0,28 0,25 0,27 -0,03 89,29 0,02 108,00 10. Suất sinh lợi VLĐ lần 0,53 0,83 0,79 0,3 156,60 -0,04 95,18Đại học Kin h tế Hu ế 56 Tuy nhiên trên thực tế XN chỉ phải sử dụng 2.745.857 ng.đ VLĐ, điều đó cho thấy XN đã tiết kiệm được một lượng VLĐ là: 3.079.538 – 2.745.857 = 333.681 (ng.đ) Tương tự, năm 2009 số vòng quay VLĐ của XN đạt 3,72 vòng. Với số vòng quay VLĐ của năm 2008 để đạt được mức doanh thu của năm 2009 thì cần một lượng VLĐ là: 13.327.349 : 4,03 = 3.307.034 (ng.đ) Trên thưc tế XN đã phải sử dụng 3.578.791 VLĐ, như vậy XN đã lãng phí một lượng VLĐ là: 3.578.791 - 3.307.034 = 271.757 (ng.đ) Như vậy, số vòng quay VLĐ của XN qua 3 năm đã có những biến động khác nhau, tăng lên trong năm 2008, đến năm 2009 thì số vòng quay VLĐ lại bị giảm xuống, chính điều này đã tác động không tốt đến doanh thu của XN, để thấy được rõ hơn điều này ta phân tích biến động doanh thu của XN qua 3 năm dưới sự ảnh hưởng của hai nhân tố: số vòng quay VLĐ và VLĐ bình quân bằng phương pháp thay thế liên hoàn, kết quả phân tích ta được thể hiện ở bảng 11 ( xem phụ lục 5) BẢNG 11: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ VÒNG QUAY VLĐ VÀ VLĐ BÌNH QUÂN ĐẾN DOANH THU CỦA XN GA LÔI QUA 3 NĂM 2007-2009 ĐVT: nghìn đồng (Nguồn: phòng Kế toán XN Đá xây dựng Ga Lôi) Nhận xét:  Năm 2008/2007: Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 2008/2007 2009/2008 +/- %(+/-) +/- %(+/-) - Doanh thu: + Số vòng quay VLĐ +VLĐ bình quân 2.417.215 1.256.192 1.161.023 27,98 14,54 13,44 2.271.809 1.081.801 3.353.610 20,55 -9,78 30,33 Đại học Kin h tế Hu ế 57 Doanh thu của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.417.215 ng.đ tương ứng tăng 27,98% là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Nhờ số vòng quay VLĐ của XN năm 2008 tăng 0,44 vòng tương ứng tăng 12,26% so với năm 2007 đã tác động tích cực đến doanh thu, làm cho doanh thu của XN tăng lên 1.256.192 ng.đ tương ứng tăng 14,54%. + VLĐ bình quân của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 325.328 ng.đ tương ứng tăng 13,44% đã tác động tích cực đến doanh thu và làm cho doanh thu của XN tăng lên 1.161.023 ng.đ tương ứng tăng 13,44%. Như vậy: doanh thu của XN năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là nhờ sự tăng lên của số vòng quay VLĐ và VLĐ bình quân, mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này đến doanh thu là tương đương nhau.  Năm 2009/2008: Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 2.271.809 ng.đ tương ứng tăng 20,55% là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do số vòng quay VLĐ của XN năm 2009 giảm xuống 0,31 vòng tương ứng giảm 7,69% so với năm 2008 đã tác động không tốt đến doanh thu, làm cho doanh thu giảm xuống -1.081.801 ng.đ tương ứng giảm 9,78%. + VLĐ bình quân của XN năm 2009 tăng 832.934 ng.đ tương ứng tăng 30,33% đã tác động tích cực đến doanh thu, làm cho doanh thu tăng lên 3.363.610 ng.đ tương ứng tăng 30,33%. Như vậy, nguyên nhân chính khiến doanh thu của XN trong năm 2009 tăng lên là nhờ sự tăng lên của VLĐ bình quân. Điều đó cho thấy trong năm này XN sử dụng chưa có hiệu quả nguồn VLĐ của mình. Chỉ tiêu suất hao phí VLĐ cho biết để đạt được một đơn vị doanh thu cần phải sử dụng bao nhiêu đơn vị VLĐ. Năm 2007, để đạt được một đồng doanh thu thì XN phải đầu tư 0,28 đồng VLĐ, sang năm 2008 suất hao phí VLĐ giảm xuống 11,71% hay giảm 0,03 lần, nghĩa là trong năm này để thu được một đồng doanh thu XN chỉ phải sử dụng 0,25 đồng VLĐ, tiết kiệm được 0,03 đồng VLĐ so với năm 2007, đến năm 2009 thì suất hao Đại học Kin h tế Hu ế 58 phí VLĐ đã tăng lên 0,27 lần tăng 0,02 lần so với năm 2008, nghĩa là để thu được một đồng doanh thu XN phải bỏ ra 0,27 đồng VLĐ. Suất sinh lợi VLĐ phản ánh khi đầu tư vào hoạt động SXKD một đơn vị VLĐ sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Năm 2007, suất sinh lợi VLĐ là 0,53 lần, tức là khi bỏ ra một đồng VLĐ XN sẽ thu lại được 0,53 đồng lợi nhuận, sang năm 2008 mức doanh lợi VLĐ đạt 0,83 lần tăng 0,3 lần so với năm 2007, nghĩa là XN đã có thêm được 0,3 đồng lợi nhuận so với năm 2007 khi đầu tư một đồng VLĐ. Tuy nhiên đến năm 2009 suất sinh lợi VLĐ của XN đã giảm xuống còn 0,79 lần, tức là lợi nhuận thu được đã giảm 0,04 đồng so với năm 2008 khi XN đầu tư vào một đồng VLĐ, nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận chưa tương xứng với tốc độ tăng của VLĐ bình quân. Để thấy rõ hơn điều này ta phân tích biến động lợi nhuận của XN qua các năm dưới sự ảnh hưởng của hai nhân tố: suất sinh lợi VLĐ và VLĐ bình quân bằng phương pháp thay thế liên hoàn, kết quả phân tích ta được thể hiện ở bảng 12 (xem phụ lục 6) BẢNG 12: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA SUẤT SINH LỢI VLĐ VÀ VLĐ BÌNH QUÂN ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA XN GA LÔI QUA 3 NĂM 2007-2009 ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 2008/2007 2009/2008 +/- %(+/-) +/- %(+/-) - Lợi nhuận + Suất sinh lợi VLĐ + VLĐ bình quân 995.542 823.071 172.471 77,58 64,16 13,44 535.127 -156.120 691.247 23,48 -6,85 30,33 (Nguồn: phòng Kế toán XN Đá xây dựng Ga Lôi) Nhận xét:  Năm 2008/2007 Lợi nhuận của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 995.542 ng.đ tướng ứng tăng 77,58% là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Đại học Kin h tế Hu ế 59 + Nhờ suất sinh lợi VLĐ của XN năm 2008 tăng 0,3 lần tương ứng tăng 56,60% so với năm 2007 đã tác động tích cực đến lợi nhuận của XN, làm cho lợi nhuận tăng lên 823.071 ng.đ tương ứng tăng 64,14%. + VLĐ bình quân của XN tăng 325.328 ng.đ tương ứng tăng 13,44% đã làm cho lợi nhuận của XN tăng 172.471 ng.đ tương ứng tăng 13,44%. Như vậy, lợi nhuận của XN năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là nhờ vào sự tăng lên của cả suất sinh lợi VLĐ và VLĐ bình quân, trong đó mức độ ảnh hưởng của suất sinh lợi VLĐ đến lợi nhuận là lớn hơn so với mức độ ảnh hưởng của VLĐ bình quân.  Năm 2009/2008: Lợi nhuận của XN năm 2009 so với năm 2008 tăng 535.127 ng.đ tương ứng tăng 23,48% là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do suất sinh lợi VLĐ của XN giảm 0,04 lần hay giảm 4,82% đã tác động tiêu cực đến lợi nhuận, làm cho lợi nhuận giảm 156.120 ng.đ tương ứng giảm 6,85%. + VLĐ bình quân của XN năm 2009 tăng 832.934 ng.đ tương ứng tăng 30,33% so với năm 2008 đã làm cho lợi nhuận của XN tăng 691.247 ng.đ tương ứng tăng 30,33%. Như vậy, do suất sinh lợi VLĐ năm 2009 so với năm 2008 giảm xuống khiến cho tốc độ tăng của lợi nhuận chưa tương xứng với tốc độ tăng của VLĐ bình quân.  Tóm lại, hiệu quả sử dụng VLĐ của XN qua 3 năm đã có những biến động khác nhau, năm 2008 hiệu quả VLĐ của XN đã tăng lên, nhưng sang đến năm 2009 thì lại giảm xuống. Nguyên nhân chính khiến XN không thể nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ qua các năm là do trong cơ cấu VLĐ của XN thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn (năm 2008 chiếm trên 63% (2.104.550/3.300.447) nguồn VLĐ, sang năm 2009 thì chiếm đến 72% (2.777.051/3.857.134) nguồn VLĐ của XN) điều này cho thấy XN đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, công tác thu hồi nợ của XN chưa tốt, làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn vào hoạt động kinh doanh của XN, khiến XN không tự chủ được nguồn VLĐ của mình nên dẫn đến không nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ, đây là một nhược điểm mà XN cần phải cố gắng khắc phục trong thời gian tới. Đại học Kin h tế Hu ế 60 2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động Con người là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất, vì thế lao động là một nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Lực lượng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp, cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đại hóa sản xuất của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của lực lượng lao động trong hoạt động SXKD, trong những năm qua XN đã có những kế hoạch để phát triển nguồn lực lao động một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng lao động. Để đánh giá hiêu quả sử dụng lao động của XN, chúng ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: năng suất lao động, lợi nhuận bình quân một lao động, thu nhập bình quân người lao động, doanh thu trên chi phí tiền lương và lợi nhuận trên chi phí tiền lương. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng thể hiện hiệu quả hoạt động có ích của người lao động, nó cho biết bình quân một một lao động tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu trong kỳ. Qua phân tích ta thấy, năng suất lao động của XN không ngừng tăng qua các năm, năm 2007 bình quân một lao động tạo ra được 107.979 ng.đ doanh thu, sang năm 2008 tăng thêm 23.635 ng.đ trên một lao động tương ứng tăng 21,89% so với năm 2007, đến năm 2009, NSLĐ của XN tiếp tục tăng lên, đạt 156.792 ng.đ trên một lao động tăng 25.178 ng.đ so với năm 2008 tương ứng tăng 19,13%. Để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của NSLĐ đến kết quả hoạt động SXKD của XN ta dùng phương pháp hệ thống chỉ số để phân tích và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của NSLĐ và tổng số lao động đến doanh thu của XN, kết quả phân tích ta được bảng 13 (xem phụ lục 7) Nhận xét:  Năm 2008/2007: Doanh thu của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng 27,98% hay tăng 2.417.215 ng.đ là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Nhờ NSLĐ bình quân của XN năm 2008 tăng lên 21,89% so với năm 2007 đã tác động tích cực đến doanh thu, làm cho doanh thu tăng lên 2.1985.299 ng.đ hay tăng 22,98%. Đại học Kin h tế Hu ế 61 + Tổng số lao động của XN năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 5% đã làm cho doanh thu của XN tăng lên 431.916 ng.đ tương ứng tăng 5% BẢNG 13: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA NSLĐ VÀ SỐ LAO ĐỘNG ĐẾN DOANH THU CỦA XN GA LÔI QUA 3 NĂM 2007-2009 ĐVT: nghìn đồng (Nguồn: phòng Kế toán XN Đá xây dựng Ga Lôi)  Năm 2009/2008: Doanh thu của XN năm 2009 tăng 2.271.809 ng.đ hay tăng 20,55% so với năm 2008 là do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Nhờ NSLĐ bình quân của XN năm 2009 so với năm 2008 tăng lên 19,36% đã tác động tích cực đến doanh thu làm cho doanh thu tăng lên 19,36% hay tăng 2.140.195 ng.đ + Tổng số lao động của XN năm 2009 tăng lên 1,19% so với năm 2008 đã làm cho doanh thu tăng lên 131.614 ng.đ hay tăng 1,19% Tóm lai: nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu XN tăng qua các năm là nhờ sự tăng lên không ngừng của NSLĐ. Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động phản ánh bình quân một lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng lao động càng tốt. Năm 2007 bình quân một lao động của XN tạo ra được 16.040 ng.đ lợi nhuận, sang năm 2008 đạt 27.128 ng.đ tức là đã tăng thêm 11.088 ng.đ lợi nhuận trên một lao động, đến năm 2009 chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên nhưng mức tăng đã giảm xuống, Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 2008/2007 2009/2008 +/- %(+/-) +/- %(+/-) - Doanh thu: + NSLĐ bình quân + Tổng số lao động 2.417.215 1.985.299 431.916 27,98 22,98 5,00 2.271.809 2.140.195 131.614 20,55 19,36 1,19 Đại học Kin h tế Hu ế 62 tăng 5.977 ng.đ lợi nhuận trên một lao động, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của XN không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân của người lao động: chỉ tiêu này phản ánh mức độ nâng cao đời sống cho người lao động, cụ thể: so với năm 2007, thu nhập của người lao động năm 2008 là 2.082.625 đồng, tức là đã tăng thêm 196.924 đồng tương ứng tăng 10,44%. Năm 2009 so với năm 2008 tăng thêm 87.104 đồng tương ứng tăng 4,18%. Mặc dù mức tăng thu nhập qua các năm còn thấp song đây cũng là một kết quả đáng mừng khuyến khích người lao động hăng say hơn với công việc góp phần nâng cao NSLĐ chung cho toàn XN. Để đánh giá rõ hơn hiệu quả sử dụng lao động ta phân tích tiếp chỉ tiêu doanh thu trên chi phí tiền lương. Chỉ tiêu doanh thu trên chi phí tiền lương cho biết nếu bỏ ra một đồng chi phí tiền lương sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2007 chỉ tiêu này là 4,77 lần, năm 2008 tăng lên 5,27 lần có nghĩa là nếu bỏ ra một đồng chi phí tiền lương sẽ thu được 5,27 đồng doanh thu, tăng thêm được 0,5 đồng so với năm 2007. Sang năm 2009 chỉ tiêu doanh thu trên chi phí tiền lương đạt 6,02 lần tăng 14,23% so với năm 2008 tức tăng thêm 0,75 lần. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí tiền lương. Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí tiền lương năm 2007 đạt: 0,71 lần có nghĩa là bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì sẽ thu được 0,71 đồng lợi nhuận, sang năm 2008 và 2009 chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên đạt mức 1,09 và 1,27 lần. Qua việc phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động ta thấy XN đã thực hiện tốt công tác tổ chức quản lý lao động, làm cho NSLĐ không ngừng tăng lên qua các năm, thu nhập bình quân một lao động cũng tăng lên tuy vậy mức tăng vẫn còn thấp, chưa tương xứng với sự đóng góp của người lao động, vì vậy trong thời gian tới XN cần phải cố gắng nâng cao hơn nữa mức lương cho người lao động và cố gắng phát huy những thành quả đã đạt được. Đại học Kin h tế Hu ế 63 BẢNG 14: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA XN GA LÔI QUA 3 NĂM 2007-2009 (Nguồn: phòng Kế toán XN Đá xây dựng Ga Lôi) Chỉ tiêu Đvt Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Doanh thu ng.đ 8.638.325 11.055.540 13.327.349 2.417.215 127,98 2.271.809 120,55 2. Lợi nhuận ng.đ 1.283.228 2.278.770 2.813.897 995.542 177,58 535.127 123,48 3. Số lao động người 80 84 85 4 105,00 1 101,19 4. Chi phí tiền lương ng.đ 1.809.669 2.099.286 2.213.124 289.617 116,00 113,838 105,42 5. NSLĐ bình quân ng.đ 107.979 131.614 156.792 23.635 121,89 25.178 119,13 6. Lợi nhuận bq một LĐ ng.đ 16.040 27.128 33.105 11.088 169,13 5.977 122,03 7.Thu nhập người LĐ/tháng đ 1.885.701 2.082.625 2.169.729 196.924 110,44 87.104 104,18 8. Doanh thu/CPTL lần 4,77 5,27 6,02 0,5 110,48 0,75 114,23 9. Lợi nhuận/CPTL lần 0,71 1,09 1,27 0,38 153,52 0,18 116,51 Đại học Kin h tế Hu ế 64 2.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh chung của XN Kinh doanh là một hoạt động nhằm mục đích sinh lời, lợi nhuận phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD nhưng nó vẫn chưa phản ánh chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá hiệu quả SXKD của một doanh nghiệp một cách toàn diện hơn, ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận người ta còn sử dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu như: tỷ suất doanh thu chi phí, tỷ suất lợi nhuận doanh thu, tỷ suất lợi nhuận chi phí, tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu chi phí: cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2007 chỉ tiêu này đạt 117,45% nghĩa là khi bỏ ra một đồng chi phí XN sẽ thu lại được 1,1745 đồng doanh thu, đến năm 2008 tỷ suất doanh thu trên chi phí của XN là 125,96%, tức là khi đầu tư một đồng chi phí XN thu lại được 1,2596 đồng doanh thu tăng 0,0851 đồng so với năm 2007, đến năm 2009 thì khi bỏ ra một đồng chi phí XN thu lại được 1,2676 đồng doanh thu tăng 0,008 đồng so với năm 2008. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu: phản ánh một đồng doanh thu đạt được trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2007 chỉ tiêu này là 14,86%, đến năm 2008 tăng lên đạt mức 20,61%, nghĩa là một đồng doanh thu thu trong kỳ tạo ra 0,2061 đồng lợi nhuận tăng 0,0575 đồng so với năm 2007, sang năm 2009 trong một đồng doanh thu thu được trong kỳ tạo ra 0,2111 đồng lợi nhuận. Như vậy, do tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nhờ đó mà tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí: cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 17,45%, sang năm 2008 tỷ suất này đạt 25,96%, nghĩa là trong năm này đầu tư một đồng chi phí XN thu được 0,2596 đồng lợi nhuận, năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đạt 26,76% tăng thêm 0,008 đồng lợi nhuận so với năm 2008 khi bỏ ra một đồng chi phí. Đại học Kin h tế Hu ế 65 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: phản ánh một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này biến động tăng giảm qua các năm, năm 2007 cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu lại được 0,2750 đồng lợi nhuận, năm 2008 chỉ tiêu này đạt 40,32 % tức là lợi nhuận thu được khi bỏ ra một đồng vốn là 0,4023 đồng tăng 0,1282 đồng so với năm 2007, tuy nhiên đến năm 2009, tỷ suất lợi nhuận này lại giảm xuống chỉ còn 32,69%, nghĩa là một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong năm này chỉ thu lại được 0,3269 đồng lợi nhuận giảm 0,0763 đồng so với năm 2008. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn của XN chưa tốt, trong thời gian tới XN cần phải có các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong kinh doanh. 2.4 Đánh giá tổng quát Qua phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của XN Ga Lôi qua 3 năm 2007-2009 cho thấy, mặc dù doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng qua các năm, nhưng hiệu quả kinh doanh vẫn chưa tốt và còn tồn tại những điểm yếu kém sau: + Hiệu quả sử dụng VCĐ của XN trong những năm qua còn hạn chế, chưa khai thác hết công suất của các máy móc thiết bị, đặc biệt trong năm 2009 khối lượng khai thác và sản xuất của XN bị giảm xuống gây ảnh hưởng đến lượng hàng cung ứng của XN trên thị trường. + Các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhanh, công tác thu hồi nợ của XN chưa tốt, làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn vào hoạt động kinh doanh của XN, khiến XN không tự chủ được nguồn VLĐ của mình nên dẫn đến không nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ. + XN chưa quản lý tốt các khoản mục chi phí dẫn đến giá thành các loại sản phẩm tăng lên qua các năm đã tác động không tốt đến lợi nhuận.Đạ i họ c K inh tế H uế 66 BẢNG 15: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CHUNG CỦA XN GA LÔI QUA 3 NĂM 2007-2009 (Nguồn: phòng Kế toán XN Đá xây dựng Ga Lôi) Chỉ tiêu Đvt Năm2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Doanh thu ng.đ 8.638.325 11.055.540 13.327.349 2.417.215 127,98 2.271.809 120,55 2. Lợi nhuận ng.đ 1.283.228 2.278.770 2.813.897 995.542 177,58 535.127 123,48 3. Chi phí ng.đ 7.355.097 8.776.770 10.513.452 1.421.673 119,33 1.736.682 119,78 4. Vốn kinh doanh bình quân ng.đ 4.666.187 5.651.575 8.606.706 985.388 121,12 2.955.131 152,29 5. Tỷ suất doanh thu chi phí % 117,45 125,96 126,76 8,51 107,25 0,8 100,64 6. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu % 14,86 20,61 21,11 5,75 138,69 0,5 102,43 7.Tỷ suất lợi nhuận chi phí % 17,45 25,96 26,76 8,51 148,77 0,8 103,08 8.Tỷ suất lợi nhuận vốn % 27,50 40,32 32,69 12,82 146,62 -7,63 81,08 Đại học Kin h tế Hu ế 67 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP 3.1 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của Xí nghiệp trong thời gian tới Những kết quả và những thành tích đạt được trong những năm qua là điều kiện cơ bản để XN đá xây dựng Ga Lôi tiếp tục đứng vững và phát triển trên thị trường, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, khi mà khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển nhanh, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy sự phát triển tri thức, làm chuyển biến nhanh cơ cấu kinh tế và chuyển đổi sâu sắc trong các lĩnh vực và đời sống xã hội. Các vần đề như trình độ tay nghề, thu nhập của người lao động, công nghệ kỹ thuật, vốn đầu tư cho sản xuất và mặt bằng giá nguyên liệu ngày càng tăng cao đang đặt ra cho XN những vấn đề cần tháo gỡ. XN đã đạt ra cho mình một số mục tiêu cụ thể cần phấn đấu đạt được trong thời gian tới như sau: BẢNG 16 : MỘT SỐ MỤC TIÊU CỦA XN GA LÔI TRONG NĂM 2010 Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Khối lượng khai thác m3 150.000 Khối lượng tiêu thụ m3 140.000 Doanh thu ng.đ 19.500.000 Lợi nhuận trước thuế ng.đ 4.500.000 Thu nhập bình quân LĐ/tháng đ 2.400.000 (Nguồn: phòng Kế toán XN Đá xây dựng Ga Lôi) - Phải xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trách nhiệm với công việc. Đại học Kin h tế Huế 68 - Duy trì và kiểm soát chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. - Chú trọng làm tốt công tác thị trường, quan hệ khách hàng, khai thác tối đa thị trường tiêu thụ sản phẩm và tiếp tục tìm kiếm mở rộng thêm thị trường, coi đây là một trong những mục tiêu quyết định cho việc hoàn thành các chỉ tiêu về nhiệm vụ SXKD. - Không ngừng đầu tư mở rộng mặt bằng sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm. Lựa chọn các nhà cung cấp vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị công nghệ có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đảm bảo tính tiên tiến và hiện đại. 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Xí nghiệp Qua quá trình thực tập, từ thực tiễn và phân tích hoạt động của XN trong 3 năm 2007-2009, để góp phần đưa XN ngày càng phát triển hơn nữa, tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt và không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD trong thời gian tới, khóa luận xin đề xuất một số giải pháp sau: 3.2.1 Sử dụng tốt nguồn nhân lực hiện có và không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động Mọi sự thành công hay thất bại đều phụ thuộc phần lớn vào con người. Lao động là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình SXKD, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Dựa trên tình hình thực tế của XN hiện nay, công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn chủ yếu tập trung vào: - Đội ngũ cán bộ quản lý: đây là đội ngũ cán bộ quan trọng nắm trong tay vận mệnh của cả XN, việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý phải luôn đổi mới phù hợp với sự phát triển của XN. Cán bộ quản lý không chỉ đơn thuần có kinh nghiệm sâu sắc về vấn đề chuyên môn mà còn đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết về giao tiếp, tổ chức - Đội ngũ nhân viên bán hàng: phải không ngừng tiến hành các hoạt động maketting, tìm kiếm và mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm, tổ chức nguồn hàng và thực hiện các nghiệp vụ giao hàng đúng hạn nhằm giữ vững và nâng cao uy tín của XN trên thị trường. Đại học Kin h tế Hu ế 69 - Cán bộ, công nhân kỹ thuật: với đặc tính của ngành khai thác đá hiện nay thì việc đào tào và nâng cao tay nghề của các cán bộ kỹ thuật là hết sức quan trọng, nhất là những cán bộ kỹ thuật thuộc tổ khoan bắn mìn, họ cần phải xác định được chính xác vị trí được chọn để khoan đá và đặt kíp nổ sao cho an toàn cho người lao động, cũng như nắm bắt được chính xác lượng thuốc nổ cần thiết để cho ra lượng Đá nguyên liệu theo yêu cầu, đây là một công việc đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn tốt cũng như kinh nghiệm lâu năm. Đối với các công nhân kỹ thuật chuyên vận hành các xe đào, xe xúc cũng như máy nghiền sàn khi tay nghề của họ càng được nâng cao sẽ giúp cho XN tiết kiệm được nhiên liệu hao phí một cách tốt hơn đồng thời khai thác được tối đa công suất hoạt động của máy móc. Bên cạnh đó, XN cần tiến hành các biện pháp kích thích lao động qua các yếu tố vật chất, có chế độ thưởng phạt thích hợp để khuyến khích người lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình. 3.2.2 Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Để nâng cao được hiệu quả SXKD thì việc quản lý tốt các khoản mục chi chí là một điều hết sức quan trọng, nó sẽ góp phần làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho XN, cụ thể:  Thứ nhất, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào Trong quy trình sản xuất của XN thì thuốc nổ và nhiên liệu chính là hai nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu. Hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, giá nhiên liệu và một số mặt hàng khác đang có xu hướng tăng cao. Vì vậy, XN cần phải thường xuyên theo dõi biến động thị trường, phân tích và dự đoán giá cả để lập định mức phù hợp với thực tế cho năm sau và nên có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu một cách tốt nhất. Điều đặc biệt quan trọng là XN cần động viên, khuyến khích công nhân cố gắng sử dụng tiết kiệm hai loại vật liệu này một cách có hiệu quả. Vào những kỳ sản xuất tiếp theo, XN nên có kế hoạch cụ thể về địa điểm được chọn để khoan đá, nổ mìn, nên bố trí hợp lý việc khai thác giữa những tầng cao và tầng thấp để sử dụng đúng lượng thuốc mồi và dây nổ như kế hoạch đề ra. Đại học K n h tế H ế 70 Để tiết kiệm lượng nhiên liệu tiêu hao, XN nên: - Một là, thường xuyên duy tu, bảo dưỡng xe, máy bằng cách thay dầu nhớt, các lọc dầu, lọc nhớt đúng định kỳ, xe nào có dấu hiệu hư hỏng phải cho ngừng hoạt động để kiểm tra, kịp thời sửa chữa và thay thế. - Hai là, điều hành xe, máy di chuyển hợp lý, bố trí công việc cụ thể, mỗi xe chỉ nên hoạt động trong một địa bàn nhất định, tránh để tình trạng xe di chuyển nhiều, gây lãng phí nhiên liệu. - Ba là, khuyến khích, động viên các công nhân vận hành xe, máy sử dụng thật hiệu quả và tiết kiệm tối đa nhiên liệu.  Thứ hai, giảm chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên: Để quản lý tốt chi phí này, XN nên: - Một là, thay thế mới những thiết bị, dụng cụ khoan đã cũ kỹ như: ống hơi cao su, búa khoan tay, dàn khoan BK5 và đặc biệt những thiết bị, dụng cụ thay thế phải đảm bảo chất lượng. - Hai là, đối với xe xúc, đào; máy ép hơi và máy nghiền sàng: + Sử dụng đúng công suất của xe, máy bằng cách có nhật ký theo dõi giờ máy hoạt động của từng xe, máy, có như vậy mới có thể kéo dài tuổi thọ của chúng. + Phải có vật tư dự phòng để kịp thời thay thế cho những bộ phận bị hư, hỏng. + Bảo dưỡng phải đúng quy trình kỹ thuật của xe, máy. Tóm lại, giải pháp có tính chất quan trọng, cấp bách hiện nay mà XN nên áp dụng là việc chú ý đến công tác duy tu, bảo dưỡng xe, máy đúng định kỳ và đúng quy trình kỹ thuật; đồng thời phải nhanh chóng thay thế toàn bộ các thiết bị, dụng cụ đã cũ kỹ, lạc hậu; bên cạnh đó, XN nên sớm huy động vốn để đầu tư thêm xe, máy phục vụ cho nhu cầu sản xuất ngày càng tăng. 3.2.3 Quản lý tốt nguồn vốn lưu động: Vốn lưu động có đặc điểm là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong chu kỳ sản xuất. Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ phải được thực hiện tốt ở từng bộ phận, từng Đại học K n h tế Hu ế 71 công đoạn của chu kỳ SXKD sao cho tốc độ quay vòng nhanh hơn. Do đó, XN cần có kế hoạch xác định nhu cầu vốn cho phù hợp. Nguyên nhân chính khiến XN chưa thể đẩy nhanh được số vòng quay VLĐ qua các năm chính là do sự tăng lên của các khoản các thu, do đó trong thời gian tới XN cần phải thực hiện quản lý và thu hồi các khoản phải thu một cách triệt để, phải lên kế hoạch thu hồi công nợ, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu và thất thoát vốn trong kinh doanh. Nhanh chóng đưa các khoản nợ được thu vào quá trình SXKD. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong thời gian tới XN cần: - Tiến hành áp dụng các hình thức hoạt động tín dụng thương mại để ngăn chặn hiện tượng chiếm dụng vốn. - Trong khâu dự trữ phải tính toán chính xác nhu cầu khối lượng các loại sản phẩm cần thiết và dự trữ bao lâu để hạn chế thay đổi bất lợi của thị trường, giảm chi phí hàng tồn kho, đảm bảo lượng VLĐ tối thiểu cần thiết cho hoạt động SXKD diễn ra liên tục đồng thời tránh ứ đọng vốn. - Trên cơ sở xác định VLĐ hiện có, đưa ra các kế hoạch kinh doanh khả thi để được công ty cấp thêm vốn. Đại học Kin h tế Hu ế 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường và hội nhập. Việc nâng cao hiệu quả SXKD là một yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong những năm qua hoạt động SXKD của XN đá xây dựng Ga Lôi đã có những kết quả đáng khích lệ, đóng một vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển của công ty cổ phần Khai thác đá nói riêng và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Qua quá trình phân tích ta thấy rằng, doanh thu và lợi nhuận của XN không ngừng tăng lên qua các năm (năm 2007 lợi nhuận trước thuế đạt 1.283.228 ng.đ sang năm 2008 tăng lên 77,58% tức tăng 995.542 ng.đ so với năm 2007, đến năm 2009 lợi nhuận tiếp tục tăng lên đạt mức 2.813.897 ng.đ, NSLĐ và thu nhập bình quân một lao động không ngừng tăng lên, XN cần duy trì và phát huy hơn nữa thành quả đạt được của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó, XN vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, hiệu quả sử dụng VCĐ của XN trong những năm qua chưa tốt, giá thành sản xuất các sản phẩm tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của XN trên thị trường, khối lượng tiêu thụ sản phẩm trong năm 2009 đã giảm xuống, các khoản phải thu tăng nhanh qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn VLĐ của XN, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của XN còn chưa tốt, vốn bị chiếm dụng quá lâu dẫn đến việc XN chưa thể đẩy nhanh được tốc độ vòng quay của VLĐ, chính những điều này khiến cho doanh thu mà XN đạt được chưa tương xứng với số vốn đầu tư vào kinh doanh. Tóm lại, để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của XN trong thời gian tới đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn XN trong việc tìm ra những biện pháp thúc đẩy sản xuất, XN cần phải đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, có công suất lớn từ đó mới có thể nâng cao hơn nữa NSLĐ, tiết kiệm chi phí, sử dụng tốt nguồn vốnhướng đến mục tiêu đạt được doanh thu và lợi nhuận cao, nhằm giữ vững và nâng cao uy tín của XN trên thị trường. Đại học Kin h tế Hu ế 73 2. Kiến nghị 2.1 Đối với công ty - Với tư cách là đơn vị chủ quản, công ty cổ phần Khai thác đá cần phải tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm và xúc tiến các cơ hội kinh doanh đối với XN. - Tiếp tục đầu tư hỗ trợ XN về mặt công nghệ vốn, cụ thể là đầu tư mua sắm thêm các máy móc thiết bị cho XN, qua đó mới tạo điều kiện cho XN phát huy năng lực của mình, mở rộng quy mô SXKD của XN. 2.2 Đối với Xí nghiệp - Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất. - Luôn luôn tìm hiểu bám sát tình hình thực tế sự biến động của các yếu tố đầu vào cho sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, lập ra các kế hoạch nghiên cứu thị trường để xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - Nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề cho người lao động, từ đó nâng cao hơn nữa năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. - Áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế để tác động vào tinh thần trách nhiệm của người lao động, lấy lòng tin vào sự đóng góp sức lực của họ cho sự thành công của XN. Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_lam_5628.pdf
Luận văn liên quan