Khóa luận ngoại thương: Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam

Xu thế toàn cầu hóa đang từng ngày từng giờ tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế xã hội Việt Nam. Mức độ hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam được thể hiện rất rõ qua các chỉ tiêu kinh tế như số lượng công ty nước ngoài và nội địa, sự phong phú về hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, Trong bối cảnh này, rất nhiều các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương mại (franchising), làm cho thị trường Việt Nam trở nên năng động và sự cạnh tranh trở nên căng thẳng hơn. Đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nên áp lực ngày càng tăng cho thị trường phân phối của Việt Nam nói chung và hệ thống nhượng quyền thương mại nói riêng. Sự phát triển của hệ thống nhượng quyền thương mại bằng cách tận dụng tối ưu các nguồn lực của các nhà nhượng quyền và các nhà nhận quyền Việt Nam cũng như phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ thị phần, phát triển bền vững và mở rộng ra nước ngoài cũng không nằm ngoài xu thế cạnh tranh quốc tế này. Vào những năm 1998, 1999, nhượng quyền thương mại còn là một hiện tượng rất mới trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam với sự xuất hiện của một loạt các quán cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên trên khắp các tỉnh thành cả nước. Nối tiếp sau Trung Nguyên là những thương hiệu như Phở 2000, KFC, Lotteria, Kinh Đô, Phở 24, càng làm cho hoạt động nhượng quyền trở nên sôi động và khái niệm này trở nên quen thuộc hơn với thị trường Việt Nam. LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 5 1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhượng quyền thương mại trên thế giới 5 2. Khái niệm nhượng quyền thương mại 8 2.1. Nhượng quyền thương mại là gì 8 2.2. Các yếu tố cấu thành nên mô hình nhượng quyền thương mại 10 2.3. Nhượng quyền phương thức kinh doanh. 12 2.4. Hợp đồng nhượng quyền thương mại 13 3. Lợi ích và rủi ro của nhượng quyền thương mại 17 3.1. Lợi ích của nhượng quyền thương mại 17 3.1.1. Đối với bên nhượng quyền. 17 3.1.2. Đối với bên nhận quyền. 19 3.1.3. Đối với nền kinh tế - xã hội 20 3.2. Rủi ro của nhượng quyền thương mại 21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM . 25 1. Khuôn khổ pháp lý quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại 25 1.1. Các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại 25 1.2. Thực trạng áp dụng luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại 26 2. Hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam 28 2.1. Các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh mang thương hiệu Việt Nam 29 2.2. Các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh mang thương hiệu nước ngoài 34 3. Đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam: 40 3.1. Những kết quả đạt được: 40 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân: 41 CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM . 43 1. Phân tích dựa trên mô hình năm lực lượng của Porter (Porter’s five forces). 43 1.1. Đối với nhà nhận quyền Việt Nam tiềm năng. 43 1.2. Đối với nhà nhượng quyền nước ngoài 47 2. Đánh giá triển vọng nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam 50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. 54 1. Về phía Nhà nước. 55 2. Về phía doanh nghiệp. 56 2.1. Đối với doanh nghiệp nhượng quyền. 56 2.2. Đối với bên nhận quyền tiềm năng. 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

doc66 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2753 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận ngoại thương: Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ tháng 1 năm 2007, theo hợp đồng nhượng quyền với công ty Phong cách sống Việt (Viet Lifestyle). Tháng 4 năm 2007, tập đoàn này tiếp tục khai trương cửa hàng nhượng quyền đầu tiên tại Hà Nội. Đáng chú ý là Gloria Việt Nam sẽ trở thành nhà nhượng quyền thứ cấp cho thương hiệu này để mở rộng hoạt động bằng mô hình nhượng quyền thương mại tại thị trường Việt Nam, dự định đạt 20 cửa hàng vào năm 2009. Nguyễn Khánh Trung (2007). Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam - giải pháp nào cho sự phát triển bền vững. Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh Đến những năm đầu thế kỉ 21, hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác. Điển hình là sự góp mặt của những thương hiệu lớn trong lĩnh vực phân phối bán lẻ như Metro Cash and Carry (Đức), Bourbon Group (Pháp), Parkson (Malaysia), Dairy Farm/ Seven-Eleven (Mỹ). Metro Cash and Carry khai trương hoạt động của trung tâm Metro đầu tiên tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 2002, đem lại một loại hình bán sỉ mới, là “siêu thị của nhà phân phối”. Hiện nay, tập đoàn này đã có 8 trung tâm phân phối tại các Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ và sắp sửa mở trung tâm thứ 9 tại Biên Hòa. www.metro.com.vn. Ngành hàng tiêu dùng cũng chứng kiến sự thử nghiệm các mô hình nhượng quyền thương hiệu của đồng hồ Swatch (Thuỵ Sĩ), mỹ phẩm Clinique, thời trang Pierre Cardin (Pháp), chuỗi cửa hàng ảnh Mini Lab của Fuji (Nhật), hệ thống cửa hàng mực in Cartridge (Australia), thiết bị chăm sóc sức khoẻ OSIM (Singapore)… Hoạt động nhượng quyền ở Việt Nam cũng xuất hiện cả ở các lĩnh vực giáo dục và đào tạo như tập đoàn APTECH và Thames Business School. Là tập đoàn đào tạo công nghệ thông tin của ấn Độ, APTECH hiện đang hoạt động tại hơn 50 quốc gia với khoảng 2.500 trung tâm đào tạo dưới hình thức nhượng quyền thương mại. APTECH thực hiện việc nhượng quyền thương mại cho công ty FPT của Việt Nam vào năm 1999 với phí chuyển nhượng vào khoảng 10.000 đô la để thành lập Trung tâm Đào tạo lập trình viên quốc tế FPT – APTECH. Công ty FPT đóng vai trò là đại lý nhượng quyền độc quyền (master franchisee) tại Việt Nam. Cho đến nay FPT - APTECH đã có khoảng 15 trung tâm đào tạo tại nhiều thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… với gần 7.000 lượt học viên. Theo hợp đồng nhượng quyền thương mại được ký kết, phía APTECH sẽ cung cấp kiến thức về việc thành lập trung tâm, hỗ trợ tuyển dụng nhân sự, kế hoạch marketing, phương pháp giảng dạy, giáo trình, giáo án, số lượng và thời lượng môn học, quá trình quản lý chất lượng giáo viên, học viên, sát hạch, cấp chứng chỉ đầu ra, chuyển giao quy trình chất lượng ISO 9001 và phần mềm ECAS toàn diện,… Công ty FPT chịu trách nhiệm tổ chức điều hành trung tâm theo đúng quy trình do APTECH đặt ra như cam kết, diện tích trung tâm khoảng 300 – 400 m2, cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc mở rộng trung tâm, phải có giấy phép hoạt động, xây dựng đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn của APTECH (việc kiểm tra chất lượng giáo viên do APTECH tiến hành), thực hiện các nghĩa vụ tài chính với APTECH. Phí nhượng quyền ban đầu khoảng 10.000 đô la, phí định kỳ khoảng 10% doanh thu hàng tháng. Chương trình đào tạo của tất cả các trung tâm được xây dựng trên cở sở khảo sát nhu cầu của 600 công ty phần mềm nổi tiếng và được cập nhật liên tục hàng năm cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin thế giới, giúp trang bị cho học viên những kiến thức tin học mới nhất khi tốt nghiệp. Cứ 6 tháng tất cả các trung tâm phải báo cáo trực tiếp với APTECH Ấn Độ và cứ 3 tháng thì các chuyên gia của họ sẽ sang Việt Nam để kiểm tra. www.aptech.edu.vn. Một điều đặc biệt là dù FPT là bên nhận quyền độc quyền của APTECH trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam song trên thực tế các đối tác nhận quyền tiềm năng nếu có nhu cầu đào tạo lập trình viên quốc tế của APTECH sẽ phải liên hệ và ký hợp đồng nhượng quyền thương mại trực tiếp với APTECH Ấn Độ. Nhưng bên Ấn Độ sẽ không nhận đối tác nhượng quyền này nếu đối tác đó không được sự thẩm định, thông qua hoặc tiến cử của FPT – APTECH. Đồng thời FPT có trách nhiệm kiểm soát, bảo vệ việc sử dụng thương hiệu APTECH của các trung tâm khác đang hoạt động tại Việt Nam. Hiện nay, ngoài trung tâm FPT – APTECH ra còn có các trung tâm khác như Bách Khoa – APTECH hay Hà Nội – APTECH với 25 cơ sở trên 16 tỉnh thành cả nước. Tất cả các trung tâm của APTECH khi được nhượng quyền đều được cân nhắc tới yếu tố vị trí, khoảng cách giữa các trung tâm. Một điểm khác nữa là mặc dù nhượng quyền thương mại đồng nghĩa với việc chuyển giao một mô hình kinh doanh hoạt động, cả thương hiệu gồm tên thương mại nhưng trên thực tế, khi tới các trung tâm thuộc ba nhà nhận quyền khác nhau là FPT – APTECH, Hà Nội – APTECH và Bách Khoa – APTECH sẽ không tìm thấy sự đồng nhất giữa họ như các chuỗi cửa hàng của McDonald’s hay Phở 24. Tên thương mại của cơ sở nhận quyền trong hệ thống của APTECH kết hợp cả tên thương hiệu bên nhượng và bên nhận quyền. Như vậy, các yếu tố về thương hiệu cũng như hệ thống kinh doanh trong hệ thống nhượng quyền này có một số thay đổi so với hợp đồng nhượng quyền thứ cấp thông thường. Cũng trong lĩnh vực này, Thames Business School là trung tâm đào tạo quản trị viên kinh doanh quốc tế được thành lập từ năm 2001, với một cơ sở nhượng quyền thương mại của công ty Thames Business School Singapore thuộc tập đoàn giáo dục Informatics. Ngoài cơ sở nhượng quyền này, Thames còn liên kết với nhiều trường đại học và các trung tâm đào tạo quốc tế trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Đặc điểm chung của phương thức nhượng quyền trong lĩnh vực giáo dục này là thông qua hình thức này, các học viên tham gia chương trình đào tạo của FPT – APTECH cũng như Thames Việt Nam đều nhận được những chứng chỉ có giá trị quốc tế mà còn tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Một điều dễ nhận thấy là từ trước tới nay, hầu hết các thương hiệu nhượng quyền phương thức kinh doanh của thế giới vào Việt Nam đều thực hiện qua phương hình thức nhượng quyền thương mại phát triển vùng hoặc nhượng quyền thương mại độc quyền khu vực/ nhượng quyền thứ cấp (Gloria Jean’s, FPT- APTECH,..). Bên nhận quyền của các thương hiệu này thường là các công ty lớn có tiềm lực tài chính vững mạnh, đủ để mở hàng loạt cửa hàng trong vài năm. Đây cũng là điều kiện bắt buộc đặt ra bởi chủ thương hiệu đối với bên nhận quyền mà các doanh nghiệp nhỏ không thể đáp ứng được. Trên thực tế, bên nhận quyền của các thương hiệu nhượng quyền lớn đều phải chịu lỗ ít nhất trong vài năm đầu để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Ngay cả KFC cũng phải chịu 8 năm lỗ vốn để người Việt Nam có thể thay đổi thói quen ẩm thực và tiếp cận đến đồ ăn nhanh nhiều hơn. Cuộc đổ bộ của thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam. www.vietbao.vn. Hiện tại và trong thời gian tới, khi làn sóng thương hiệu sau hội nhập bắt đầu tác động đến Việt Nam, thị trường này chắc chắn sẽ đón nhận nhiều hệ thống nhượng quyền thương mại từ nước ngoài hơn. Đặc biệt, khi gia nhập WTO Việt Nam phải mở cửa thị trường phân phối với 4 phân ngành chính của dịch vụ phân phối là bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền thương mại cho tất cả các đối tác là thành viên của WTO. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường Việt Nam theo phương thức nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền phương thức kinh doanh nói riêng trong thời gian tới. Theo dự đoán, bên cạnh sự có mặt của các tập đoàn phân phối đa quốc gia như Big C, Metro Cash & Carry,… nhiều khả năng trên thị trường Việt Nam còn có thêm những tập đoàn siêu thị lớn trên thế giới như Wal – Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp) và Tesco (Anh). Đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam: Những kết quả đạt được: Nhìn chung, trong thời gian qua, hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Nhà nước đã có những khung pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động này (Luật Thương mại 2005, Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Thông tư 09/2006/TT-BTM). Tuy chưa thật đầy đủ và hoàn thiện nhưng khung pháp lý này là rất cần thiết, đặt nền tảng cho việc quản lý hoạt động này. Hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh ngày càng phát triển, thể hiện ở chỗ số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này liên tục tăng. Các chủ thể tham gia nhượng quyền thương mại cũng đa dạng hơn, không chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động này. Lĩnh vực nhượng quyền cũng được mở rộng, không chỉ bó hẹp trong các hệ thống nhà hàng ăn uống mà còn xuất hiện trong thị trường phân phối bán lẻ, hàng tiêu dùng, giáo dục đào tạo. Hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng tận dụng được những lợi thế riêng về bản sắc dân tộc và đạt được những thành công nhất định, tạo dựng được hình ảnh tốt trong lòng khách hàng cũng như có được những vị thế nhất định trên thị trường như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, bánh ngọt Kinh Đô, … Người tiêu dùng Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với những thương hiệu lớn trên thế giới nhờ có hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh. Hoạt động này phủ khắp các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và đem lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, đồng thời vẫn bảo đảm về tính đồng bộ của chất lượng sản phẩm và cung cách phục vụ. Không thể phủ nhận là những sự xuất hiện của KFC, Lotteria đã góp phần không nhỏ vào thói quen ăn uống của giới trẻ Việt Nam thời gian gần đây hay chuỗi siêu thị Metro giúp người tiêu dùng có một địa điểm mua sắm tiện lợi và đáng tin cậy hơn. Hoạt động nhượng quyền nói chung cũng đã góp phần phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. Sự thành công và phát triển của các hệ thống nhượng quyền đã góp phần làm sôi động nền kinh tế và đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền. Những tồn tại và nguyên nhân: Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh ở Việt Nam còn có nhiều hạn chế cần khắc phục: Việc quản lý Nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại còn nhiều yếu kém bất cập khiến cho hoạt động nhượng quyền thương mại dù có xu hướng phát triển nhưng trong thời gian qua vẫn chưa thực sự hiệu quả như tiềm năng vốn có, nhiều nhà nhận quyền và nhượng quyền dè dặt trong việc đầu tư kinh doanh và phát triển hệ thống nhượng quyền Việt Nam. Thực trạng này xuất phát từ các vấn đề như khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại còn chưa thống nhất, đồng bộ, Nhà Nước chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nhượng quyền, việc cung cấp thông tin chưa được thể chế hoá và chưa thành lập được các tổ chức hỗ trợ cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Thương hiệu của Việt Nam được nhượng quyền phương thức kinh doanh còn ít. Trong số khoảng 70 hệ thống nhượng quyền tại Việt Nam thống kê được vào năm 2004 thì chủ yếu là các thương hiệu nước ngoài, các thương hiệu của Việt Nam có thể nói là “đếm được trên đầu ngón tay”. Hiện nay, số thương hiệu Việt được nhượng quyền đã tăng lên nhưng vẫn chỉ là con số rất nhỏ so với các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài đang nhượng quyền Việt Nam. Các sản phẩm truyền thống của Việt Nam có tiềm năng đầu tư ra nước ngoài như hàng nông sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ chưa được các doanh nghiệp đầu tư đúng mức. Vấn đề này là do các doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ về hoạt động nhượng quyền thương mại cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Trong số các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh có nhiều hệ thống chưa thu phí nhượng quyền, chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ và hỗ trợ đáng kể cho các cơ sở kinh doanh nhượng quyền, chưa xây dựng được cẩm nang hoạt động cụ thể, chi tiết. Chất lượng ở một số cơ sở kinh doanh nhượng quyền chưa đồng đều, các nhà nhượng quyền Việt Nam chưa có chiến lược dài hạn để phát triển toàn bộ hệ thống. Điều này được thể hiện rõ nhất trong hệ thống thương hiệu Trung Nguyên, khi hiện nay doanh nghiệp này đã mất kiểm soát đối với nhiều cơ sở kinh doanh giả thương hiệu của họ và sự không đồng nhất của chính chuỗi cửa hàng nhượng quyền. Có thể thấy điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là chưa xây dựng được một quy trình chuyên nghiệp và chặt chẽ để có thể tiến hành nhượng quyền và tránh được những tranh chấp nảy sinh. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của các bên tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại còn chưa cao, khiến cho hoạt động này tại Việt Nam chưa phát triển như tiềm năng vốn có. CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM Phân tích dựa trên mô hình năm lực lượng của Porter (Porter’s five forces) Nguồn: Micheal E. Porter .Competitive Strategy. Havard Business Review. Dựa trên mô hình năm lực lượng của Porter có thể thấy được những cơ hội và thách thức đối với các chủ thể của hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh bao gồm những yếu tố như phân tích sau đây: Đối với nhà nhận quyền Việt Nam tiềm năng Sức mạnh của nhà cung cấp Hiện nay số lượng nhà nhượng quyền nước ngoài tại Việt Nam còn tương đối nhỏ (gần 100 thương hiệu), đồng nghĩa với việc sức mạnh tập trung của họ khá cao do ít phải cạnh tranh với các thương hiệu hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Mức độ tập trung lớn nhất thể hiện ở các ngành dịch vụ mới được khai thác tiềm năng nhượng quyền như giáo dục (điều này có thể thấy trong việc APTECH luôn soạn thảo hợp đồng có những yêu cầu rất chi tiết đối với nhà nhận quyền Việt Nam) và nhỏ nhất trong lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh do số lượng các thương hiệu lớn có mặt ở đây rất phong phú, đến từ nhiều quốc gia khác nhau như KFC, Lotteria, BBQ, Texas Chicken, Jolibee,…Tuy nhiên trong thời gian tới, khi một số lượng lớn các thương hiệu đến từ Mỹ và châu Á sẽ đổ vào Việt Nam sau khi tìm hiểu thị trường thì sức mạnh của các nhà nhượng quyền sẽ giảm xuống. Cuối năm 2008, công ty Edwards Global Services, có 70 năm làm việc trong lĩnh vực xúc tiến nhượng quyền, đã mang đến Việt Nam 5 thương hiệu lớn từ Mỹ như Carl’s Jr, Melting Pot, Round Table Pizza chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, thức ăn nhanh. Cùng thời điểm này cũng có 20 thương hiệu từ châu Á được công ty tư vấn nhượng quyền thương mại Asia Wide Franchise (Singapore) mang tới Việt Nam, bao gồm 10 thương hiệu trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống và 5 mô hình giáo dục mầm non. Mạnh Dương (2009). Tại sao nên nhượng quyền thương mại. Báo Nhịp cầu đầu tư số 113 (29-04 tháng 1 năm 2009). Có thể dự đoán rằng, trong thời gian sắp tới cơ hội của các nhà nhận quyền Việt Nam sẽ lớn hơn khi các số lượng các nhà nhượng quyền nước ngoài đang có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng, thức ăn nhanh. Các thương hiệu nhượng quyền nước ngoài tại Việt Nam hiện nay đều là các thương hiệu lớn, vào Việt Nam sau khi đã nhượng quyền thành công tại Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,.. do đó, khả năng thành công của các hợp đồng nhượng quyền của họ là rất cao. Sức mạnh của nhà nhượng quyền lớn mặc dù có thể gây áp lực cho bên nhận quyền nhưng đổi lại, bên nhận quyền sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ một thương hiệu có tên tuổi và được người tiêu dùng tin tưởng, một hệ thống kinh doanh thành công và nhiều hỗ trợ từ bên nhượng quyền đầy kinh nghiệm. Sức mạnh của khách hàng Thị trường Việt Nam hiện nay là rất tiềm năng với dân số lớn (86 triệu người) trong đó 65% là dưới 35 tuổi, tăng trưởng dân số tương đối ổn định ở mức 1,4%. Tổng cục thống kê Hoa Kỳ. www.census.gov. Dân số đông thể hiện sức tiêu thụ lớn, tính tập trung của khách hàng không cao mà phần lớn lại là mua lẻ nên khả năng gây áp lực và áp đặt giá là rất thấp. Hơn nữa, chiếm tỷ trọng cao trong dân số lại là những người trẻ, vốn rất thích thay đổi và không ngại thử nghiệm những sản phẩm dịch vụ mới nên sẽ trở thành nguồn khách hàng tiềm năng cho các cửa hàng nhượng quyền mới. Bên cạnh đó, văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam cũng là yếu tố mang cả cơ hội và thách thức cho nhà nhận quyền. Theo điều tra năm 2007 của tập đoàn tư vấn AT Kearney, Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ 4 trên thế giới với 70% thu nhập dùng cho tiêu dùng và chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở mức cao (118 điểm so với mức trung bình của thế giới là 97 điểm). 70% thu nhập của người Việt dành cho tiêu dùng. www.saga.vn. Người tiêu dùng Việt có tâm lý ưa chuộng sản phẩm dịch vụ ngoại hơn nội địa cũng là một yếu tố thuận lợi cho nhà nhận quyền, do họ sẽ có mức tin tưởng lớn hơn đối với các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài. Tuy nhiên, khả năng khách hàng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế cũng tương đối cao, chủ yếu do các yếu tố giá cả, mức độ thuận tiện, uy tín thương hiệu. Nguyên nhân là vì thu nhập trên đầu người còn thấp (1024 đôla/ người năm 2008 Niên giám thống kê 2008. Tổng cục thống kê. ), tâm lý người tiêu dùng có độ trung thành không cao. Nguy cơ thay thế Có thể thấy là độ co giãn cầu theo giá của người Việt Nam khá cao do thu nhập trên đầu người còn thấp, tuy nhiên mức độ co giãn cũng thay đổi trong từng lĩnh vực, mức độ co giãn cầu theo giá càng cao thì nguy cơ thay thế càng cao và ngược lại. Lĩnh vực nhượng quyền có mức co giãn cầu theo giá cao nhất bởi sự sẵn có của nhiều sản phẩm thay thế là các lĩnh vực như nhà hàng ăn uống (gồm nhiều mặt hành phong phú như phở, bún, mỳ, lẩu, bánh pizza, ..) hay ngay chỉ trong lĩnh vực thức ăn nhanh (gà rán, hamburger, bánh pizza, mỳ Ý,..). Các lĩnh vực khác như tiêu dùng, phân phối bán lẻ, giáo dục có mức co giãn cầu thấp hơn vì các sản phẩm thay thế chưa nhiều và phần lớn các sản phẩm dịch vụ do các thương hiệu nhượng quyền nước ngoài cung cấp đều có những đặc trưng về chất lượng nhất định, khó bị cạnh tranh và thay thế. Nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng Thị trường Việt Nam có tiềm năng tiêu dùng mạnh mẽ rõ ràng sẽ có sức hấp dẫn cao đối với các doanh nghiệp cạnh tranh và nguy cơ xuất hiện nhiều đối thủ tiềm năng là rất lớn. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để khẳng định về một mức cạnh tranh cao đối với các nhà nhận quyền Việt nam. Bởi vì, dù có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng nếu sức tiêu dùng của thị trường vẫn chưa được đáp ứng hết, cầu vẫn lớn hơn cung thì mỗi doanh nghiệp sẽ vẫn có lợi nhuận và doanh thu tối đa mà không chịu tác động của mức cạnh tranh từ các đối thủ trong thị trường. Những ưu đãi của ngân hàng là một yếu tố gây ra nguy cơ đối thủ tiềm tàng cho nhà nhận quyền tiềm năng. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện nay, việc cho vay của ngân hàng là khá khó khăn, do các ngân hàng luôn phải tìm và cân nhắc những đối tác ít rủi ro nhất. Tuy nhiên hiện nay nhượng quyền thương mại đang trở thành một mục tiêu mới đối với các ngân hàng. Theo đánh giá của ông Huỳnh Văn Toàn, thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại Tín thì đây là một mô hình kinh doanh khá an toàn, phù hợp với mục tiêu cho vay của ngân hàng bởi một thương hiệu có sẵn, hệ thống quản trị ổn định, quy trình hoạt động hiệu quả và nhất là được kiểm chứng qua nhiều năm ở nhiều môi trường khác nhau sẽ rất ít rủi ro. Ông cũng khẳng định Ngân hàng Đại Tín sẽ đưa ra mức lãi suất ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp vay tiền để thực hiện nhượng quyền thương mại. Mạnh Dương (2009). Tại sao nên nhượng quyền thương mại. Báo Nhịp cầu đầu tư số 113 (29-04 tháng 1 năm 2009). Như vậy, những ưu đãi này sẽ khích lệ các cá thể tham gia nhiều hơn vào thị trường thông qua phương thức nhượng quyền thương mại. Do đó, mặc dù nó có tác động tích cực là làm giảm bớt khó khăn đối với nhà nhận quyền tiềm năng nhưng cũng làm tăng nguy cơ về đối thủ tiềm tàng do các đối tượng này cũng được ưu đãi và gia nhập thị trường thuận lợi hơn. Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu Mức độ cạnh tranh trong cùng một ngành thể hiện ở tỷ lệ tập trung của ngành, thông qua thị phần mà các hãng lớn nhất nắm giữ. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen công bố tháng 3-2009 về sự phát triển của thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam, KFC dẫn đầu với 20 cửa hàng tại TP.HCM, Hà Nội có 9 cửa hàng, tiếp đến là Lotteria 15 cửa hàng thuộc khu vực TP.HCM, Hà Nội có 3 cửa hàng, cuối cùng là Jollibee với khoảng 8 cửa hàng. Fasfood: cuộc đua của những “ông lớn”. www.sggp.org.vn. Đây cũng là ngành có mức độ cạnh tranh cao nhất, thể hiện thông qua số lượng các đối thủ cạnh tranh hiện tại và năng lực của họ (như khả năng mở nhiều cơ sở nhận quyền trong một thời gian ngắn và mức tăng trưởng- KFC phát triển với tốc độ 60-70% giai đoạn 2005-2008). Ngành phân phối bán lẻ cũng có mức độ cạnh tranh đáng kể, với nhiều các thương hiệu phân phối lớn như Big C, Metro, Dairy Farm, G7 Mart,.. Tuy các thương hiệu này đều đang hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam nhưng đó mới chỉ là khởi đầu cho làn sóng nhượng quyền vào Việt Nam. Những khó khăn lớn hơn đang còn ở phía trước khi hàng loạt tập đoàn phân phối bán lẻ và đồ ăn nhanh dự kiến sẽ ồ ạt vào Việt Nam trong thời gian tới. Mức độ cạnh tranh giảm đi ở các lĩnh vực khác như giáo dục, dịch vụ ô tô,.. do số lượng các đối thủ cạnh tranh còn ít mà nhu cầu của người tiêu dùng lại rất cao. Đối với nhà nhượng quyền nước ngoài Đối với nhà nhượng quyền nước ngoài, sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp chính là các hợp đồng nhượng quyền, do đó, họ không phải chịu bất kỳ áp lực nào từ nhà cung cấp, bởi việc thiết lập hợp đồng nhượng quyền hoàn toàn do họ quyết định. Cơ hội và thách thức đối với họ, do vậy, tập trung ở bốn yếu tố còn lại: Sức mạnh của khách hàng Khách hàng của nhà nhượng quyền chính là các nhà nhận quyền Việt Nam. Sức mạnh của khách hàng do đó thể hiện ở số lượng và năng lực của các nhà nhận quyền tiềm năng tại đây. Nếu các nhà nhận quyền có năng lực cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thì sẽ có sức mạnh lớn và ngược lại. Hiện nay, số lượng các nhà nhận quyền tại Việt Nam chưa nhiều do nhận thức về hình thức kinh doanh này còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin về hoạt động này. Hơn nữa, số ít các nhà nhận quyền hiện nay phần lớn theo hợp đồng phát triển vùng hoặc nhượng quyền thứ cấp, chứng tỏ năng lực tương đối cao, có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về thị trường. Điều này sẽ gây ra một áp lực nhất định đối với các nhà nhượng quyền nước ngoài. Bên cạnh đó, nếu bên nhận quyền không thực hiện đúng cam kết thì nguy cơ hợp đồng thất bại là không nhỏ, không kể đến nhưng tranh chấp về doanh thu. Một khi bên nhận quyền không thực hiện đúng cam kết, doanh nghiệp nhượng quyền có thể đánh mất uy tín và thương hiệu quý giá đã mất công sức xây dựng qua nhiều năm và thậm chí là mất quyền kiểm soát đối với cơ sở nhận quyền khi không xây dựng được hợp đồng và duy trì sự giám sát chặt chẽ. Nguy cơ thay thế Một đặc trưng của hợp đồng nhượng quyền đó là tính khó chuyển đổi. Trong thời hạn hợp đồng (thường kéo dài từ 5 đến 20 năm) bên nhận quyền phải cam kết duy trì đầu tư đối với việc kinh doanh và phân phối sản phẩm của bên nhượng. Do đó, nguy cơ về việc bên nhận quyền tiềm năng chuyển sang mua các hợp đồng nhượng quyền của các đối thủ khác là rất thấp, vì nếu phá vỡ hợp đồng, bản thân bên nhận quyền phải chịu thiệt hại và phải trả phí đền bù không nhỏ. Nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng Như đã phân tích ở trên, thị trường Việt Nam được đánh giá là có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư, chính vì vậy mà nguy cơ xuất hiện các đối thủ nhượng quyền cạnh tranh rất cao. Tuy nhiên điều này không hẳn đi đôi với khả năng về mức độ cạnh tranh cao. Vấn đề luật pháp dù chưa hoàn thiện nhưng cũng không gây áp lực quá lớn đối với nhà nhượng quyền. Bên cạnh đó, các rào cản thị trường hiện nay đã được giảm bớt. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường phân phối với 4 phân ngành chính của dịch vụ phân phối là bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền thương mại cho tất cả các đối tác là thành viên của WTO. Những yếu tố này, do vậy, đem lại nhiều nguy cơ xuất hiện đối thủ mới cho nhà nhượng quyền tiềm năng. Rào cản đối với đối thủ nhượng quyền tiềm tàng chủ yếu nằm ở các yếu tố địa phương và vấn đề sở hữu trí tuệ. Các yếu tố văn hóa như phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, khẩu vị,.. là trở ngại không nhỏ cho các nhà nhượng quyền nước ngoài. Ngay cả KFC cũng phải chịu lỗ đến 8 năm chỉ để người Việt tiếp cận đến thức ăn nhanh nhiều hơn. Hơn nữa, khi tiến hành nhượng quyền thương mại, những nguy cơ về tranh chấp xung quanh hợp đồng nhượng quyền là khó có thể tránh khỏi. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng thực tế cho thấy, nhượng quyền thương mại là mô hình kinh doanh dễ nảy sinh tranh chấp nhất, đặc biệt là về bản quyền thương hiệu, giữ gìn bí quyết nghề nghiệp. Vấn đề sở hữu trí tuệ và bảo vệ thương hiệu càng gây ảnh hưởng đến cân nhắc đầu tư của các nhà nhượng quyền hơn khi xuất hiện những rủi ro về các thương hiệu giả và hàng nhái vốn chưa được quản lý chặt chẽ lắm tại Việt Nam. Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu Cũng giống như đối với nhà nhận quyền Việt Nam, số lượng và năng lực của các đối thủ nhượng quyền hiện tại thể hiện mức độ cạnh tranh đối với nhà nhượng quyền nước ngoài. Số lượng và năng lực của nhà nhận quyền hiện tại ở Việt Nam cũng phần nào thể hiện năng lực của chủ các thương hiệu đó. Do đó có thể thấy mức độ cạnh tranh cao nhất vẫn thuộc về lĩnh vực nhà hàng ăn uống, thức ăn nhanh với hàng chục thương hiệu từ nhiều quốc gia khác nhau với nhiều cửa hàng nhượng quyền trên khắp Việt Nam. Tuy nhiên tăng trưởng của ngành này cũng tương đối cao (dự kiến là 35-40% trong năm 2009) nên mức độ cạnh tranh cũng giảm bớt. Fastfood: cuộc đua của những “ông lớn”. www.sggp.org.vn Các lĩnh vực nhượng quyền khác như phân phối bán lẻ, giáo dục cũng đang chứng kiến sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới (đang hoặc đã hoàn thành công việc tìm kiếm đối tác nhận quyền). Tuy nhiên, với sức tiêu thụ của thị trường Việt Nam và con số 100 thương hiệu nhượng quyền còn ít ỏi hiện nay, tiềm năng nhượng quyền tại đây vẫn là rất lớn. Đối với các nhà nhượng quyền Việt Nam, cơ hội và thách thức được xác định cũng dựa trên phân tích năm lực lượng của Porter, nhưng tập trung vào thị trường và nhà nhận quyền tiềm năng mà họ hướng tới. Đánh giá triển vọng nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam Từ những phân tích trên, có thể thấy cơ hội đối với cả nhà nhượng quyền nước ngoài và nhận quyền Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên cũng có những thách thức không nhỏ. Đối với nhà nhận quyền Việt Nam, cơ hội lớn nhất nằm ở tiềm năng tiêu thụ rất lớn của thị trường với số dân đông, dân số trẻ và mức chi tiêu cho tiêu dùng cao. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp nhượng quyền đang tăng lên mạnh mẽ và mặc dù số lượng doanh nghiệp cạnh tranh nhiều nhưng mức tăng trưởng các ngành cao cũng phần nào làm giảm bớt mức độ cạnh tranh trong các ngành. Trong thời gian tới, ngành có triển vọng phát triển nhất sẽ là giáo dục bởi đây là thị trường chưa được khai thác nhiều mà lại rất có tiềm năng. Trong số 20 thương hiệu đang tìm hiểu để nhượng quyền vào Việt Nam, có tới 5 mô hình giáo dục mầm non. Theo The Little Skool- House (Singapore), tập đoàn giáo dục có thâm niên 28 năm với doanh thu 2,8 tỷ đô la trong năm 2008, họ rất quan tâm đến phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc Việt Nam sẽ đầu tư mạnh vào ngành giáo dục mầm non. Mạnh Dương (2009). Tại sao nên nhượng quyền thương mại. Báo Nhịp cầu đầu tư số 113 (29-04 tháng 1 năm 2009). Bên cạnh đó, nhà nhận quyền Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức như mức độ cạnh tranh cao từ một số lượng không nhỏ các nhà nhận quyền hiện nay trong lĩnh vực nhà hàng, thức ăn nhanh và sự đe dọa thay thế do tâm lý người tiêu dùng ít trung thành với một sản phẩm hay một thương hiệu duy nhất. Đối với nhà nhượng quyền nước ngoài, cơ hội lớn nhất cũng nằm ở tiềm năng của thị trường tiêu thụ, đồng thời kết hợp với những thay đổi trong chính sách mở cửa thị trường và nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý của chính phủ Việt Nam, mặc dù vấn đề này cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện đối thủ mới. Hơn nữa, do đặc trưng của hình thức kinh doanh này, nhà nhượng quyền sẽ không phải chịu áp lực từ phía nhà cung cấp cũng như nguy cơ thay thế. Triển vọng của các nhà nhượng quyền nước ngoài trong thời gian sắp tới nằm ở những lĩnh vực chưa được khai thác. Ví dụ như dịch vụ ô tô: Hiện nay, nhu cầu về bảo dưỡng xe hơi tại Việt Nam hiện rất cao trong khi cung lại thấp do nhưng khó khăn về tài chính. Nhận thấy thực tế này, C3 Car Care Center, mô hình trung tâm bảo dưỡng xe hơi chuyên nghiệp của Indonesia đã đến Việt Nam để tìm kiếm đối tác nhượng quyền. Thách thức đối với các nhà nhượng quyền nước ngoài đến thị trường Việt Nam nằm ở nguy cơ từ bên nhận quyền và những rủi ro trong vấn đề sở hữu trí tuệ mặc dù không phủ nhận là yếu tố này có thể làm giảm khả năng xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới. Nếu bên nhận quyền có năng lực quá lớn thì khả năng ép giá và thay đổi các điều khoản trong hợp đồng sao cho có lợi nhất với họ là rất cao. Hoặc nếu bên nhận quyền không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhà nhượng quyền. Vấn đề này yêu cầu nhà nhượng quyền phải có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng, xây dựng một chiến lược nhượng quyền chi tiết, chặt chẽ sau khi đã tìm hiểu thị trường và bên nhận quyền tiềm năng một cách toàn diện, chu đáo. Bên cạnh những cơ hội và thách thức đó còn có cơ hội chung cho cả hai bên hợp đồng nhượng quyền phương thức kinh doanh: Nhượng quyền phương thức kinh doanh là cơ hội đầu tư an toàn trong khủng hoảng. Khủng hoảng kinh tế đang tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế nói chung và kinh doanh sản xuất nói riêng. Sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu cùng với những dấu hiệu tiêu cực trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh khiến cho các nhà đầu tư cũng trở nên cẩn trọng hơn khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên những đánh giá về cơ hội phát triển của nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền phương thức kinh doanh nói riêng trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay lại khá lạc quan khi cho rằng đây là hình thức kinh doanh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn do đáp ứng được nhu cầu về một mô hình đầu tư an toàn, hiệu quả. Khi nền kinh tế đi xuống, chứng khoán không phát triển, bất động sản cũng bị bó hẹp, sự bảo đảm về hiệu quả đầu tư với tỷ lệ thành công cao là một điểm hấp dẫn các nhà đầu tư của hình thức này. Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ, từ năm 1974 đến nay, trung bình chưa đến 5% doanh nghiệp trong lĩnh vực nhượng quyền thất bại so với tỷ lệ 30%-65% trong các lĩnh vực khác. Nhượng quyền thương mại- Cơn lốc mới trên thị trường Việt Nam. Nhiều chuyên gia về nhượng quyền đến Việt Nam đã đưa ra những dự báo rất tích cực về triển vọng phát triển của thị trường này, cho rằng đây chính là thời điểm để nhượng quyền thương mại phát triển ở Việt Nam. Ông Albert Kong, giám đốc công ty Asia Wide Franchise cho biết: theo số liệu nghiên cứu của công ty này ở nhiều nước, cứ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, lượng doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh nhượng quyền tăng hơn bình thường. Nhượng quyền thương mại là cơ hội kinh doanh thời khủng hoảng. www.vnexpress.net. Còn theo ông Wiliam Edwards, Chủ tịch Hội đồng quản trị Edwards Global Service, công ty Mỹ có 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xúc tiến nhượng quyền thương mại, đã giúp cho 75 khách hàng tiến hành nhượng quyền trên 60 thị trường: Việt Nam giống như Thổ Nhĩ Kì cách đây 8 năm khi đối mặt với cuộc khủng hoảng (năm 2000-2001) với những dự đoán tiêu cực và tâm lý không mấy lạc quan, nhưng chính thời điềm đó nếu tiến hành nhượng quyền thương mại, giá thuê cửa hàng và nhân công lại rất rẻ, và chỉ sau 2 năm các hợp đồng nhượng quyền đã vượt qua khó khăn và đến nay thì làm ăn rất thuận lợi. Từ những phân tích mô hình Porter, có thể thấy mức độ cạnh tranh nói chung ở thị trường Việt Nam chưa cao, tiềm năng khai thác đối với cả bên nhượng và nhận quyền là rất lớn. Tuy nhiên nhà nhượng quyền gia nhập thị trường Việt Nam càng sớm thì càng có lợi thế hơn vì sức mạnh của họ khi đó sẽ lớn hơn so với tương lai, khi thị trường đã bị bão hòa và số thương hiệu nhượng quyền nhiều mà số lượng doanh nghiệp muốn nhận quyền lại không nhiều. Tóm lại, cơ hội phát triển của hình thức nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới là rất triển vọng, nhưng thách thức đi kèm với chúng cũng không hề nhỏ. Nếu tận dụng được những cơ hội và tìm được hướng giải quyết cho những khó khăn, các hoạt động nhượng quyền ở Việt Nam chắc chắn sẽ được hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ra đời và phát triển trong hơn nửa thế kỷ qua, nhượng quyền thương mại cùng với những ưu điểm vượt trội của mình đã dần trở thành một xu thế toàn cầu. Không nằm ngoài xu thế đó, nhượng quyền thương mại tại Việt Nam cũng đang là một hình thức kinh doanh hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu trên phạm vi đề tài “Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam” đã phân tích, góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về nhượng quyền thương mại, chỉ ra được sự cần thiết phải áp dụng phương thức kinh doanh này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Đồng thời, thông qua phân tích thực trạng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian qua cũng như đánh giá sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng phát triển của hoạt động này, đề tài đã chỉ ra được những quan điểm, định hướng cho việc phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh, dự đoán những cơ hội và thách thức mà hoạt động này gặp phải trong thời gian tới. Cơ hội và thách thức là không thể thay đổi, nhưng nếu có thể tận dụng những thách thức và tạo ra một cơ hội mới từ những thách thức đó thì hoạt động nhượng quyền nói chung và nhượng quyền phương thức kinh doanh nói riêng sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều. Từ những đánh giá về thành tựu cũng như những tồn tại và nguyên nhân của chúng trong hoạt động nhượng quyền ở Việt Nam, kết hợp với những phân tích cơ hội và thách thức đối với hoạt động này, khóa luận này xin được đưa ra một số đề xuất nhằm hạn chế bớt những điểm yếu và giải quyết những khó khăn cho nhượng quyền phương thức kinh doanh trong thời gian tới. Đề xuất hướng tới hai đối tượng chính: Nhà nước và doanh nghiệp. Về phía Nhà nước Trước hết Nhà nước cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng. Đồng thời, Nhà nước cần thiết phải nghiên cứu, thực hiện một số vấn đề sau: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ Hệ thống chính sách, pháp luật được xây dựng cần phải đảm bảo yêu cầu thống nhất đồng bộ, khả thi, tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong việc phát triển loại hình này, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các hệ thống nhượng quyền, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này phát triển. Đặc biệt những quy định về vấn đề sở hữu trí tuệ cần được quan tâm nghiên cứu và hoàn thiện, tạo tâm lý an tâm và giảm bớt tranh chấp cho các bên tham gia nhượng quyền. Có như vậy mới tạo niềm tin và sự an toàn cho các các nhà đầu tư vào nhượng quyền trong và ngoài nước. Đào tạo đội ngũ cán bộ về hoạt động nhượng quyền thương mại Nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định trong mọi công việc. Để có thể tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh việc phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh rất cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực và trách nhiệm, được trang bị những kiến thức chuyên sâu về nhượng quyền thương mại để tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình lựa chọn mô hình nhượng quyền thích hợp, xây dựng và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, đặc biệt là khi phát triển nhượng quyền ra nước ngoài, mới giúp doanh nghiệp nhượng quyền bảo vệ được quyền lợi khi tham gia “toàn cầu hoá”. Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển các hệ thống nhượng quyền Trước hết, Nhà nước nên có các hoạt động thiết thực, có hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu trong và ngoài nước thông qua hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp quảng bá hàng hoá và dịch vụ, tiếp cận thị trường, hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh bởi thương hiệu là nền tảng của nhượng quyền thương mại. Thứ hai, Nhà nước nên có những ưu đãi về thuế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhượng quyền có thể phát triển. Đây là một biện pháp mà Chính phủ Malaysia đã áp dụng và đem lại kết quả rất tốt. Các cơ sở kinh doanh nhượng quyền thương mại ở Malaysia đã được hưởng những ưu đãi về thuế, nhờ đó họ có thêm nhiều nguồn lực để duy trì hoạt động và phát triển, góp phần tăng tốc độ phát triển nhượng quyền thương mại trong nước. Thành lập các cơ quan hỗ trợ hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh Với thực tiễn phát triển ngày càng mạnh mẽ và năng động của loại hình hoạt động nhượng quyền này, việc thành lập các cơ quan như Hiệp hội nhượng quyền thương mại hay các trung tâm tư vấn về nhượng quyền thương mại sẽ giúp hoạt động này phát triển có chất lượng cao hơn. Đây cũng là một đòi hỏi trong bối cảnh hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn về tổ chức, điều phối và phát triển khi mà hình thức này đang rất cần phát triển một cách có định hướng. Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về nhượng quyền thương mại để phát triển mạng lưới nhượng quyền phương thức kinh doanh Cần phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xây dựng dữ liệu về nhượng quyền thương mại. Cơ sở dữ liệu này cần được đăng tải trên các website chính thức của Hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam hay của cơ quan chức năng quản lý hoạt động này. Điều này tạo điều kiện cho mọi đối tượng quan tâm có thể tìm hiểu về hoạt động nhượng quyền thương mại, nâng cao hiểu biết về hoạt động này và góp phần thúc đẩy hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh phát triển. Về phía doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp nhượng quyền Để thực hiện nhượng quyền thành công, nhằm phát triển thương hiệu và thu lợi nhuận, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện những vấn đề sau: Đầu tư xây dựng, duy trì và nâng cao giá trị thương hiệu Trên thực tế, sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thượng mại đặt trên nền tảng của thương hiệu. Khác với các loại hàng hoá thông thường, thương hiệu là một loại hàng hoá trí tuệ, là tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp. Vì vậy, chủ thương hiệu cần luôn luôn chú trọng đến việc làm thương hiệu của mình ngày một lớn mạnh để thu thêm nhiều nguồn lợi kinh tế từ tài sản trí tuệ này. Để có thể xây dựng một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải đầu tư thuê tư vấn, thiết kế nhãn hiệu, lôgô, bao bì hàng hoá, và quan trọng hơn là chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và quảng bá sản phẩm. Hiện nay tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ thương hiệu còn chưa tốt, gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà nhượng quyền như không thu được phí chuyển nhượng, cửa hàng giả gây mất uy tín doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cũng cần phải đăng ký bảo hộ cho tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thương hiệu, tránh được những tranh chấp nảy sinh sau này. Hoàn thiện các bước chuẩn bị cho việc tiến hành nhượng quyền Khi xây dựng được một chiến lược nhượng quyền chi tiết, chặt chẽ, thành công của hợp đồng nhượng quyền phương thức kinh doanh sẽ được đảm bảo hơn. Trước khi tiến hành nhượng quyền, doanh nghiệp cần xây dựng một mô hình kinh doanh chuẩn để thử nghiệm quy trình hoạt động và bí quyết kinh doanh. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải đăng kí bảo hộ sở hữu trí tuệ để bảo vệ mô hình của mình không bị sao chép làm giả và tránh những tranh chấp có thể có. Chủ thương hiệu cũng phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên quản lý chủ chốt có năng lực và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền để thực hiện quản lý giám sát các cơ sở nhận quyền sau này. Sau đó, doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch hỗ trợ cho bên nhận quyền, đồng thời tính phí nhượng quyền và xây dựng hợp đồng nhượng quyền chặt chẽ. Việc lựa chọn đối tác nhận quyền cũng vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến sự thành công của việc nhượng quyền, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống cũng như uy tín của chủ thương hiệu. Bên nhận quyền phải đảm bảo đối tác phù hợp với những tiêu chí lựa chọn mà mình đề ra thông qua những yêu cầu và cam kết bên nhận quyền phải đáp ứng trong hợp đồng. Doanh nghiệp cũng cần soạn thảo và xem xét chi tiết các điều kiện của hợp đồng nhượng quyền, trên cơ sở cân nhắc khả năng của bên nhận quyền, mục tiêu phát triển của mình tại khu vực nhượng quyền và các yếu tố địa phương từ đó lựa chọn loại hợp đồng và xây dựng các tiêu chí cụ thể cho phù hợp. Đối với bên nhận quyền tiềm năng Trước khi tham gia vào hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp cần tìm hiểu một số vấn đề sau: Tìm hiểu về mô hình hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp cần xem xét xem hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp có ý định nhận quyền cũng như cách thức hoạt động của mô hình kinh doanh đó có phù hợp với điều kiện và khả năng của doanh nghiệp mình hay không vì không có gì để bảo đảm cho việc mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền đã thành công trong một vài cơ sở nhượng quyền cũng sẽ thành công trong điều kiện của mình. Nghiên cứu nhu cầu của thị trường đối với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp chủ thương hiệu Đây là việc làm rất quan trọng vì nó quyết định đến khả năng phát triển của công việc kinh doanh. Có thể tìm kiếm thông tin về vấn đề này thông qua doanh số của các doanh nghiệp nhận quyền trong hệ thống và qua các số liệu thống kê về tiềm năng phát triển của loại hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đang có ý định nhận quyền. Doanh nghiệp cũng cần phải điều tra phân tích các thông tin có liên quan đến các đối thủ cạnh tranh để đánh giá cơ hội và thách thức của mình. Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét loại hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp có ý định nhận quyền có phù hợp với địa phương nơi dự định tiến hành công việc kinh doanh hay không. Xem xét uy tín và năng lực của doanh nghiệp chủ thương hiệu và hoạt động hiện tại của hệ thống nhượng quyền Doanh nghiệp cần dựa trên những thành tích mà chủ thương hiệu đạt được trong quá trình hoạt động cũng như thông qua việc quan sát hoạt động của những đối tác nhận quyền của chủ thương hiệu trong quá khứ cũng như trong hiện tại để đánh giá được uy tín cũng như độ tin cậy của doanh nghiệp chủ thương hiệu. Một yếu tố khác cần được xem xét là tình hình tài chính của doanh nghiệp chủ thương hiệu vì đây là một chỉ tiêu nói lên hiệu quả của hoạt động nhượng quyền cũng như khả năng của doanh nghiệp chủ thương hiệu. Sau khi xem xét các vấn đề trên và đi đến quyết định nhận quyền kinh doanh thì trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền, doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng và đàm phán với chủ thương hiệu về các điều khoản nếu cần thiết để có thể đạt được lợi ích cao nhất từ hợp đồng nhượng quyền và tránh xảy ra tranh chấp. Những điểm cần chú ý xem xét trong hợp đồng nhượng quyền bao gồm: nghĩa vụ của bên nhượng, quyền và nghĩa vụ của bên nhận, thời gian gia hạn hợp đồng và phạm vi nhượng quyền. Một điểm đáng lưu ý nữa đối với các doanh nghiệp nhận quyền từ các chủ thương hiệu nước ngoài là cần sự tìm hiểu kĩ lưỡng về chủ thương hiệu, về loại hình nhượng quyền là nhượng quyền một đơn vị hay khu vực hay nhượng quyền thứ cấp, đặc biệt chú ý đến các yếu tố bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như thiết lập một kênh thông tin liên lạc thường xuyên và đáng tin cậy với bên nhượng quyền. Sự thận trọng luôn là yếu tố cần thiết nhất cho sự thành công của một hợp đồng nhượng quyền. Tóm lại, nhượng quyền phương thức kinh doanh là một hình thức kinh doanh mới mẻ nhưng đầy tiềm năng tại Việt Nam. Nếu có được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và sự chuẩn bị kĩ càng từ phía doanh nghiệp, những hạn chế và rủi ro là có thể tránh khỏi, đảm bảo cho sự phát triển thành công của hình thức này tại Việt Nam trong tương lai gần. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhóm tiếng Việt Mạnh Dương (2009). Tại sao nên nhượng quyền thương mại. Báo Nhịp cầu đầu tư số 113 (29-04 tháng 1 năm 2009). Trần Ngọc Sơn. Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam. Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh (Pham and Associates), Hà Nội. Huỳnh Đỗ Công Tâm (2007). Nhượng quyền thương mại (franchise) tại Việt Nam. Hiệp hội quản trị kinh doanh, Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Khánh Trung (2007). Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam- giải pháp nào cho sự phát triển bền vững. Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh. Lý Quý Trung (2005). Franchise- Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Lý Quý Trung (2006). Mua franchise- Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm tiếng Anh Richard M. Asbill and Steven M. Goldman (2001). Fundamentals of international franchising. American Bar Association. Carol Chopra (2006). Perspectives for the franchising sector in Europe 2006: the synergy of mature franchise.Franchising World, available at www.allbusiness.com Jim Coen (2006). Difference between a product and business format franchise. Franchise Perfection, Massachusetts. Lorelle Frazer and Scott Weaven (2004). Franchising Australia 2004 Survey. Service Industry Research Centre Griffith University, available at www.franchise.org.au. Frazer, Lorelle, Weaven, Scott, and Wright, Owen. Franchising Australia 2006 Survey (draft). Service Industry Research Centre, Griffith University. International Franchise Association (2001). An Introduction to franchising. The IFA Educational Foundation, New York, available at www.franchise.org. International Franchise Association (2005). Economic Impact of franchised businesses. (volume 2). The IFA Educational Foundation, New York, available at www.franchise.org. McGrow Consulting. The History of franchising. McGrow Consulting, Massachusetts. PricewaterhouseCoopers (2005). Franchising opportunities in China, Japan and Singapore. Franchising and Licensing Association, Singapore, available at www.apec.org. Bill Younger. The history of franchising- The creation of franchise business. Enzine Articles. Nhóm tạp chí điện tử 70% thu nhập của người Việt dành cho tiêu dùng. www.saga.vn. Cuộc đổ bộ của các thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam. www.vietbao.vn. Đoàn Đình Hoàng (2007). Franchise Việt Nam. Cộng đồng blog doanh nhân và doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. www.emotino.com Fastfood: cuộc đua của những “ông lớn”. www.sggp.org.vn Hồ Hữu Hoành(2007). Thủ tục pháp lý về đăng kí franchise tại Việt Nam. Trang thông tin điện tử www.vietfranchise.com. Hoàng Ngân (2007). Làn sóng nhượng quyền sau hội nhập. Tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: www.cpv.org.vn. Một số khái niệm về nhượng quyền thương mại. www.saga.com. Nguyễn Khánh Trung (2007). Nhượng quyền thương mại: lịch sử, hiện tại, tương lai. Báo điện tử www.saga.vn. Nhượng quyền thương mại- Cơn lốc mới trên thị trường Việt Nam. Nhượng quyền thương mại sẽ bùng nổ. www.vnexpress.net. Thời báo kinh tế Việt Nam (2005). Nhận diện những bất ổn của thương hiệu Trung Nguyên. Báo điện tử- Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com Tổng quan về franchising và một số ví dụ điển hình. www.iprights.vn Don Daszkowski. The history of franchising. www.about.com Advantages and Disadvantages of owning a franchise. www.business.com. Advantages and Disadvantages of buying a franchise. www.businesslink.gov.uk. Disavantages of franchise Ownership.www.gaebler.com. www.census.gov. www.kfcvietnam.com.vn www.metro.com.vn www.lotteria.vn www.pho24.com.vn www.trungnguyen.com.vn www.wikipedia.com. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận này, em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của rất nhiều người. Đây là một công việc mới mẻ và khó khăn mà nếu không có những sự giúp đỡ và động viên chân thành đó, em khó có thể hoàn thành được. Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sỹ Ngô Bích Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn, sửa chữa và giúp đỡ em thực hiện khóa luận này. Em cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế quốc tế và Học viện Ngoại giao Việt Nam đã tạo điều kiện cho chúng em được viết luận văn tốt nghiệp, qua đó học hỏi và nghiên cứu được nhiều kiến thức bổ ích cho công việc tương lai. Trên con đường định hướng, nghiên cứu và tìm tài liệu để hoàn thành đề tài, em cũng đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Kinh tế quốc tế, các bạn bè tại Học viện Ngoại giao Việt Nam. Lời cuối cùng, con xin cảm ơn cha mẹ, ông bà những người đã sinh thành dưỡng dục và nuôi nấng con nên người, đã cùng chia sẻ những khó khăn và động viên con hoàn thành công việc. Hà Nội ngày 7 tháng 6 năm 2009 Sinh viên: Trần Hương Xuân TÓM TẮT KHÓA LUẬN Khóa luận gồm ba phần chính: Phần I: Tổng quan về nhượng quyền thương mại, phần II: Thực trạng hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam, phần III: Triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam. Phần I đưa ra những khái niệm chung nhất về nhượng quyền thương mại, các dạng hợp đồng nhượng quyền được áp dụng và những lợi ích và rủi ro mà hình thức này đem lại cho các bên tham gia hợp đồng. Phần I cũng khái quát lịch sử hình thành và phát triển nhượng quyền thương mại trên thế giới, để thấy được tốc độ tăng trưởng và sự ưu việt của hình thức này. Phần II nghiên cứu cụ thể về thực trạng khuôn khổ pháp lý và hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam, trong đó tập trung phân tích các mô hình nhượng quyền tiêu biểu nhất. Từ đó, có những đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động này. Nhằm đánh giá triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam, phần III phân tích mô hình năm lực lượng của Porter để thấy những cơ hội và thách thức đối với nhà nhận quyền tiềm năng và nhượng quyền nước ngoài. Cuối cùng, dựa trên những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, khóa luận đưa ra những đề xuất nhỏ về phía Nhà nước và doanh nghiệp nhằm giúp hoạt động này phát triển hiệu quả hơn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG- Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc
Luận văn liên quan