Khóa luận Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam

Thông tư 03/2008 NHNN Hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng. Trong đó có quy định cụ thể về phạm vi hoạt động kinh doanh của các tổ chức ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và điều kiện để được phép kinh doanh ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài có đề cập đến các hình thức gia o dịch ngoại hối được phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, bên cạnh các dịch vụ thanh toán quốc tế, thực hiện giao dịch mua bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài, các tổ chức tín dụng được phép còn có thể tham gia các thị trường tiền tệ, thị trường phái sinh ở nước ngoài. Những quy định này đã cho phép thị trường kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam đa dạng hơn về hình thức giao dịch, tiên tiến hơn về nghiệp vụ kinh doanh và đồng thời giúp các tổ chức tín dụng học hỏi nhiều hơn trên thị trường quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Tóm lại, cơ chế pháp lí của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có những bước tiến đáng kể khuyến khích các thành viên tham gia vào sân chơi kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên, trong những giai đoạn nhất định N gân hàng Nhà nước vẫn can thiệp quá sâu vào thị trường thông qua các chính sách tài khóa làm cho thị trường này chưa phát triển lành mạnh như mong muốn. Chính vì vậy mà một yêu cầu đặt ra đối với Ngân hàng Nhà nước đó là thực hiện tốt vai trò là người mua cuối cùng trên thị trường tiền tệ, dùng các công cụ trên thị trường mở để điều tiết thị trường ngoại tệ chứ không nên phục thuộc quá nhiều vào các quy định cứng nhắc. Để làm được điều này, thị trường ngoại tệ Việt Nam cần những quy định chặt chẽ hơn trong việc kiểm soát tin đồn thất thiệt và dẫn đến chao đảo như trong thời gian vừa qua, thực thi các biện pháp chống tình trạng đô la hóa, giảm tầm quan trọng của thị trường tự do, tập trung nguồn ngoại tệ vào thị trường chính thức để nâng cao lượng dự trữ ngoạ i hối để Ngân hàng Nhà nước.

pdf108 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng hợp cho biết. Giá trị của các mặt hàng hoá bán ra đã tăng gần 7% trong năm 2009 72 Hình 2.14 Tình trạng thất nghiệp ở Mĩ Nguồn: Globicus Hình 2.15 Chỉ số sản xuất bang Philadelphia Nguồn: Globicus Rất nhiều thông tin quan trọng có tác động mạnh đến thị trường ngoại hối được công bố trong những ngày cuối tháng 1. Ngày 26/1 ngay tại những 73 phiên giao dịch đầu tiên sau khi Ngân hàng Nhật Bản công bố chính sách lãi suất sẽ không thay đổi và tiếp tục duy trì mức lãi suất 0,1% để kích thích nền kinh tế. Các nhà giao dịch hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho kinh tế Nhật và giá trị đồng yên được kì vọng sẽ tăng trong thời gian tới. Tỷ giá sụt giảm đáng kể. Những phiên giao dịch của nửa cuối ngày đã bị ảnh hưởng bởi những thông tin không tốt đến từ thị trường nhà đất của Mĩ, giá nhà liên tục giảm, trong đó báo cáo của S&P là báo cáo có tác động lớn hơn đã cho thấy giá trên thị trường bất động sản trên 20 khu vực chính của Mĩ đã giảm. Chỉ số này được tính trên những thông tin về giá nhà dành cho hộ gia đình ở các trung tâm thành phố, và mức tiêu chuẩn được lấy là giá trị của tháng 1/ 2000 tương đương với thang đo 100. Ví dụ, chỉ số này hôm nay là 150 thì có nghĩa rằng gía nhà đã tăng 50% so với giá nhà tính từ tháng 1/2000. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia môi giới bất động sản thì mùa thu và mùa đông là thời điểm mà giá nhà đất sẽ xuống thấp nhất trong cả năm. Và trong tháng này chỉ số này đã tăng từ - 7.3% lên -5,3% thấp hơn dự đoán là -4,9%. Chỉ số sản xuất Richmond Fed cũng tăng không như mong muốn của các nhà kinh tế, nó chỉ tăng nhẹ từ -4 lên -2 trong khi đó mức dự báo là 0. Đây là một loại chỉ số được tổng hợp bao gồm 33% là chỉ số giao thông vận tải, chỉ số các đơn đặt hàng mới chiếm 40% và chỉ số thất nghiệp chiếm 27% và những thông tin để tính toán được cung cấp bởi 80 đến 144 hãng ở các quận của Columbia, Marylanhd, Carolina, Virginia. Bên cạnh đó nhu cầu dự trữ dầu mỏ giảm mạnh. Chỉ số lòng tin người tiêu dùng tăng rất thấp, và không đáp ứng được lòng mong đợi của các nhà kinh tế. Đến cuối ngày những thông tin lạc quan của bộ tài chính Nhật Bản đã góp phần làm giảm đáng kể tỉ giá giao dịch. Thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng một cách ngoạn mục trong tháng cuối cùng của năm 2009 từ 492,4 tỷ yên lên 655.868 tỷ yên và tăng ngoài dự kiến của chính phủ. 74 Ngày 27 Ngân hàng Nhật Bản công bố những thông tin về bản khảo sát nền kinh tế hàng tháng và cho biết kinh tế Nhật đang trên đà phục hồi nhưng với tốc độ vừa phải. Lĩnh vực đầu tư kinh doanh, thị trường nhà đất đang trong giai đoạn tạm dừng để khắc phục những điểm yếu khác đang tồn tại trong hệ thống kinh tế. Mặc dù vậy nó cũng chỉ chững lại trong ngắn hạn bởi các chỉ tiêu khác như tiêu dùng cá nhân, xuất khẩu và sản xuất vẫn đang trên đà tăng nhờ những ưu đãi của chính sách kích thích kinh tế cả từ trong nước và ngoài nước. Nhật là nước phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu, do vậy khi tăng trưởng kinh tế của thế giới phục hồi nó cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Nhật Bản. Chỉ số về thương mại bán lẻ hàng năm cũng đã tăng đáng kể, mặc dù chưa đạt đến mức kì vọng của người dân nhưng cũng là cả một thành tích lớn trong việc thúc đẩy tiêu dùng ở Nhật. Đây là một dấu hiệu quan trọng trong quá trình thúc đẩy chi tiêu cá nhân và hộ gia đình, nó đóng một vai trò không nhỏ giúp nền kinh thế phục hồi trở lại. Ngày 28/1 bài phát biểu của Masaaki Shirakawa về toàn cảnh chung nền kinh tế Nhật Bản đã có tác động đến tỉ giá giao dịch của đồng Yên, và làm cho tỉ giá USD/JPY có một ngày đi xuống. Ông cho rằng nền kinh tế Nhật có mối liên hệ khá chặt chẽ nền kinh tế thế giới chính vì vậy mà những chính sách kích thích kinh tế ở châu Âu, Mĩ… không chỉ mang lại lợi ích cho nước họ mà còn có tác động tốt đến nền kinh tế của Nhật. Đầu năm 2010, kinh tế khu vực châu Âu và Mĩ đã báo hiệu những điều tốt đẹp, các nhà kinh tế kì vọng vào một năm đi lên sau khi khủng hoảng đã rơi xuống đáy vào năm 2009. Do vậy có thể nói rằng kinh tế Nhật cũng đang trên đà đi lên, tuy nhiên chỉ ở một mức độ vừa phải. Đầu tiên là chỉ số về sản xuất công nghiệp, lĩnh vực này chiếm 20 % trong tổng sản phẩm thu nhập quốc nội của Nhật và cũng được xem như một chỉ báo tổng quan cho nền kinh tế, nó đã tăng 18.5% trong tháng 1/2010. Tình trạng giảm phát cũng giảm đáng kể từ -2.2% tháng 9/2009 xuống còn -1,3 tháng 1/2010. Chỉ số lòng tin của người tiêu dùng tăng từ 75 36.3 tháng 5/2009 lên 39.4. Tỉ lệ thất nghiệp cũng giảm 0,4 % so với cuối năm ngoái. Bên cạnh đó chính phủ Nhật cũng ra sức tìm ra những giải pháp hỗ trợ nền kinh tế thông qua các chính sách tiền tệ. Nhật Bản không những được hưởng lợi từ những chính sách của chính phủ Nhật mà còn cả từ các nước khác. Tuần giao dịch cuối tháng 1 đã vẽ nên một mẫu hình vai- đầu- vai đảo ngược. Ngày 21 xu hướng đi xuống được dự đoán bởi mô hình 2 đáy và được xác nhận bởi công cụ dự báo Ichimoku Kinko Hyo. Đường tenkan màu đỏ cắt đường kijun màu xanh từ trên xuống, hơn nữa đám mây kumo lại ở trên đường giá, chứng tỏ một dấu hiệu giảm giá mạnh. Và ta cũng có thể thấy được tín hiệu bán ra rất mạnh khi đường chikou span (màu đen) nằm ngay bên dưới đường giá ở thời điểm 8h sáng ngày 22/1. Với những tín hiệu rất mạnh như thế, thị trường đã ồ ạt bán ra, đồ thị tỉ giá cũng chạm phải ngưỡng kháng cự 38.2 rồi đi xuống vẽ nên đỉnh vai thứ nhất của mẫu hình. Những ngày tiếp theo thông tin về sự phục hồi của Nhật Bản đã được công bố, khiến giá trị của đồng Yên được nâng lên và kéo thị trường đi xuống cho đến ngày 26. Lúc này đồ thị tỉ giá đã chạm phải ngưỡng hỗ trợ 50.0 đây là một ngưỡng hỗ trợ khá mạnh, nó đã đâm xuyên qua ngưỡng này nhưng lại bật trở lại rồi đi lên. Hai đường tenkan và kijun đã tiến lại gần nhau và đang có xu hướng cắt lên, đồng thời đám mây Kumo cũng tiếp tục đi xuống và tiến gần vào đường tỉ giá, báo hiệu thị trường sẽ đi lên trong tương lai. Ngày 28/1 khi tenkan cắt kijun và đường chikou span ở trên đường tỉ giá rất cao, nó cho thấy một tín hiệu mua vào cực mạnh bởi đó là một đáy tiếp theo của mô hình vai đầu vai đảo ngược, và đây chính là vai thứ 2. Kết thúc một mô hình vai đầu vai, tỉ giá đi lên mạnh mẽ trong ngày 29. Ta có thể thấy đường xu hướng của đồ thị đi lên từ “đầu” của mô hình vẫn được duy trì trong một vài phiên giao dịch sau đó. 76 Hình 2.16 Biểu đồ phân tích bằng công cụ phân tích Ichimoku Kinko Hyo. 77 Chương III. Điều kiện để áp dụng hiểu quả phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam I. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam 1. Đặc điểm thị trường ngoại hối Việt Nam 1.1 Là một thị trường non trẻ. Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, từ năm 1986, công cuộc đổi mới ở Việt Nam được thực hiện với chủ trương phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công cuộc đổi mới cũng được tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác và hội nhập, phù hợp với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng trên khắp mọi lĩnh vực. Trong những năm qua, với vai trò là cầu nối giữa nền kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới bên ngoài, thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành và từng bước phát triển. Thị trường ngoại hối Việt Nam mang gần như đầy đủ những đặc điểm của thị trường ngoại hối nói chung tuy nhiên đó vẫn còn là một thị trường còn rất non trẻ và sơ khai về trình độ, quy mô hoạt động cũng như kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh. Cuối năm 1994 trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch, thanh toán quốc tế của nền kinh tế nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế phù hợp với quá trình phát triển của thị trường tài chính toàn cầu, với các điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi như hệ thống NHTM đã phát triển hơn về số lượng và chất lượng các điều kiện về kinh tế, trang thiết bị cho phép khả năng giao dịch của các ngân hàng được nâng cao và đặc biệt là nguồn ngoại tệ của nền kinh tế trở nên dồi dào ngày 20/9/1994 thống đốc NHNN đã ban hành quyết định 203/QĐ-NH thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đây 78 được coi là bước thành công đầu tiên cho việc hình thành 1 thị trường ngoại hối minh bạch, khách quan, đã dần xoá bỏ chế độ áp đặt tỉ giá chủ quan duy ý chí và rút ngắn được khoảng cách giữa tỉ giá ở thị trường tự do và thị trường chính thức. Tuy nhiên do còn non kém trong công tác quản lí và điều hành nên thị trường liên ngân hàng vẫn chưa phát huy được hết những mặt tích cực của mình. Về phía NHNN thì luôn tỏ ra lúng túng trong vai trò là người quản lí chính sách vĩ mô và điều hành tỉ giá thông qua quá trình điều tiết cung cầu trên thị trường, còn các NHTM và tổ chức tài chính trên thị trường thì chưa có kinh nghiệm tham gia một thị trường kinh doanh ngoại hối lớn mang tính toàn cầu, chiến lược kinh doanh đề ra còn mang tính chất ngắn hạn chưa có tầm nhìn xa. Nhìn chung, giai đoạn này thị trường ngoại hối vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và đã có những bước tiến đáng kể để tiến tới một thị trường hoạt động theo cơ chế mở cửa, chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế. 1.2 Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTW. Sau 1 thời gian hoạt động đến 4/1999 trước những thay đổi về tính chất và hoạt động ngân hàng nói chung, đặc biệt là khi luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng được ban hành tháng 12/1997 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở trình độ cao hơn, chặt chẽ hơn của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (TTNTLNH) ngày 26/3/1999 thống đốc ngân hàng đã ra quyết định 101/1999 /QĐ NHNN 13 về quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH thay thế cho QĐ203 trước đây. So với quy chế cũ, quy chế mới được quy định trong QĐ 101/1999 có nhiều thay đổi theo hướng cụ thể hơn mở rộng điều kiện để trở thành thành viên, đồng tiền giao dịch, các nghiệp vụ và phương thức giao dịch. Trước chỉ có các NHTM được phép tham gia TTNTLNH thì nay tất cả các tổ chức có giấy phép đều được giao dịch trên TTNTLNH và nghiệp vụ hoán đổi đã được phép áp dụng trong giao dịch bên cạnh các 79 nghiệp vụ truyền thống như giao ngay và kì hạn. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ đạo trên thị trường kinh doanh ngoại tệ, còn các doanh nghiệp được cấp phép thì vẫn còn hạn chế về số lượng và quy mô giao dịch. 1.3 Chính sách đang dần được nới lỏng từng bước theo hướng tự do hoá dần các giao dịch ngoại hối Kể từ năm 2002 với sự phục hồi của nền kinh tế cùng với sự thay đổi và ổn định của cơ chế chính sách về khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, luật cạnh tranh, xây dựng luật đầu tư chung… Nhìn chung giai đoạn này tỉ giá biến động trong ngắn hạn và ổn định trong dài hạn. NHNN cố gắng xây dựng chế độ tỉ giá linh hoạt có điều tiết, theo dõi sát sao tỷ giá hàng ngày để có những can thiệp kịp thời định hướng cho tỷ giá dài hạn đạt đến mức mục tiêu phù hợp với chính sách tiền tệ và môi trường kinh tế. Quyết định 46/2003/QĐ Ttg đã nới rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, xoá bỏ tỷ lệ kết hối ngoại tệ, đồng thời kích thích thu hút các nguồn vốn ngoại tệ vào trong nước đặc biệt là nguồn kiều hối tập trung vào hệ thống NHTM thông qua hình thức ưu đãi về lãi suất đối với khách hàng bán và gửi ngoại tệ vào NH góp phần thành công vào mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Nhờ những thay đổi theo hướng tích cực, nước ta đã thu hút được một lượng ngoại tệ đáng kể vào trong nước. Hoạt động của hệ thống NH và các tổ chức tín dụng trên thị trường ngoại hối ngày càng sôi động tạo điều kiện mở rộng hoạt động của thị trường ngoại hối có tổ chức, giảm ảnh hưởng của thị trường tự do từ năm 2004 trở lại đây quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối đã chính thức có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 về Quy chế giao dịch hối đoái năm 1998. 80 Nền kinh tế mở sau sự kiện gia nhập WTO và cam kết mở cửa thị trường tài chính đã giúp Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, điều này đã làm cho thị trường ngoại hối Việt Nam tăng nhanh về quy mô, nâng cao chất lượng thành viên tham gia thị trường và cơ quan quản lí điều tiết cũng đạt được những bước tiến bộ đáng kể trong công tác quản lí điều hành thị trường một cách linh hoạt, thông thoáng, an toàn hơn để ổn định thị trường. 1.4 Tỷ giá thả nổi nhưng có sự quản lí của nhà nước. Từ khi thành lập cho đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc tự do hóa kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên ngân hàng nhà nước vẫn thông qua các quy chế về chủ thể kinh doanh ngoại tệ, giới hạn biên độ biến động tỉ giá để điều tiết thị trường này và can thiệp bằng nhiều cách khác nhau để ổn định nhu cầu và nguồn cung ngoại tệ trong nước. Ví dụ, ngày 02/01/2007 NHNN ban hành quyết định sô 2554/QĐ- NHNN thay thế quyết định số 679/2003/ QĐ-NHNN về việc nới rộng biên độ tỷ giá ngoại tệ từ ±0,25% lên ±0,5% để khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh trên thị trường ngoại hối. Đến những tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối cũng rơi vào tình trạng căng thẳng, nhưng những áp lực trên đã không còn quá lớn. Trong 7 tháng đầu năm, nhập siêu chỉ mới ở mức 3,38 tỷ USD; do chính sách hạn chế nhập khẩu, kích cầu trong nước do vậy theo mục tiêu Bộ Công Thương đặt ra, nhập siêu sẽ dưới 20% kim ngạch xuất khẩu, cả năm sẽ khoảng 8 - 10 tỷ USD, rất thấp so với sự đột biến 18 tỷ USD năm 2008. Tuy nhiên cung cầu ngoại tệ vẫn chưa hết căng thẳng. Tăng trưởng tín dụng nói chung của cả nền kinh tế là 11,6%, nhưng tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ giảm 2,5%. Doanh số giao dịch chỉ bằng mức trần mà ngân hàng quy định. Tình trạng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp ngày một cao. 81 Với tình hình kinh tế biến động thất thường vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn do USD tăng giá, nguyên nhân chính là do tâm lý bi quan về giá trị VNĐ và chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ làm cho lãi suất VNĐ và USD xấp xỉ bằng nhau nên các doanh nghiệp đã không muốn bán lại ngoại tệ cho ngân hàng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong tương lai. Trước những tình hình như vậy Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định có đủ khả năng để can thiệp thị trường khi cần thiết với nguồn ngoại tệ đủ mạnh. Hiện dự trữ ngoại tệ ở khoảng trên dưới 22 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ cho các ngân hàng có trạng thái ngoại hối âm. Nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ 3% lên 5%. Tung nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng ra thị trường. Ngân hàng Nhà nước giữ mặt bằng lãi suất huy động USD chỉ nên ở mức 1-2%, trên cơ sở đó kéo lãi suất cho vay xuống 1,5-3,5%. Tóm lại có thể thấy, sau một chặng đường dài, hiện nay thị trường NHVN đã có một tổ chức thống nhất và hoạt động có hiệu quả. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không chỉ là nơi kinh doanh ngoại tệ nhằm thoả mãn các nhu cầu tiền tệ của khách hàng mà còn là nơi NHNN can thiệp một cách có hiệu quả vào cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường. 1.5 Ngoại tệ kinh doanh chủ yếu là đồng USD. Do những đặc điểm của thương mại quốc tế, Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên hoạt động xuất nhập khẩu cũng phát triển nhanh, nguồn cung và cầu ngoại tệ cũng tăng theo tương ứng và các giao dịch chủ yếu được thực hiện bằng đồng Đôla Mĩ. Hơn nữa, do có tính thanh khoản cao không chỉ ở Việt Nam mà hầu khắp các thị trường trên thế giới. Chính vì vậy mà tại thị trường ngoại hối Việt Nam nó cũng đóng vai trò chủ đạo trong giao dịch thương mại và kinh doanh ngoại hối. 82 2. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam 2.1 Xây dựng quy tắc ứng xử và thông lệ thống nhất cho hoạt động thị trường ngoại hối Việt Nam Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban soạn thảo Bản thông lệ thị trường ngoại hối Việt Nam, các thành viên ban soạn thảo gồm đại diện của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, một số NHTM Việt Nam và NH nước ngoài có kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh ngoại hối. Theo đó, các quy tắc này phải phù hợp và mang tính chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế, bảo vệ sự lành mạnh của hệ thống tài chính. Bản thông lệ thị trường ngoại hối Việt Nam đưa ra các tiêu chuẩn về quy tắc ứng xử kinh doanh của các thành viên tham gia thị trường và thiết lập những thông lệ thị trường cho các giao dịch nhằm đảm bảo mối quan hệ lành mạnh và công bằng giữa các thành viên thị trường. Đồng thời thông qua đó tạo tính hiệu quả cho thị trường, giảm thiểu tranh chấp giữa các đối tác và đặt một nền móng khách quan để phân xử giữa các bên tranh chấp khi cần thiết Các quy tắc hoạt động trên thị trường ngoại hối được đưa ra tại Bản thông lệ thị trường ngoại hối Việt Nam đó là:  Đạo đức nghề nghiệp Đặt ra những tiêu chuẩn đạo đức và ứng xử của giao dịch viên và bên môi giới cần tuân thủ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; đó là các thành viên tham gia thị trường không được phép tiết lộ thông tin cho các bên không liên quan, không được cố ý truyền bá tin đồn hay thông tin sai lệch để trục lợi cho bản thân, luôn cảnh giác để phát hiện hành vi lừa đảo và phổ biến cho các thành viên khác nếu thấy có dấu hiệu lừa đảo để tránh thiệt hại  Các nguyên tắc giao dịch ngoại hối và thông lệ thị trường Đề ra những nguyên tắc chủ yếu trong việc ứng xử các hoạt động thị trường, trách nhiệm và nghĩa vụ các thành viên thị trường đối với các hoạt 83 động như báo giá, hoàn tất giao dịch, chấm dứt sớm hợp đồng, đặt và nhận lệnh giao dịch, xác định ngày giá trị, xác định ngày nghỉ, xác định khối lượng giao dịch, giờ giao dịch của thị trường, giao dịch sau giờ làm việc ….  Các nguyên tắc quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối Mỗi định chế cần có trách nhiệm quản lý rủi ro có thể bắt nguồn từ hoạt động thị trường của mình phù hợp với những văn bản pháp quy và những chính sách hoặc quy định khác. Đồng thời, các thành viên tham gia thị trường cần phải đề ra các chính sách và quy định quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối bằng văn bản, trong đó quy định các công cụ được phép giao dịch, các hạn mức rủi ro, cơ chế giám sát và báo cáo rủi ro, phương pháp xác định mức độ rủi ro và kế hoạch dự phòng đối với trường hợp gặp rủi ro.  Quy trình giao dịch: Quy trình xử lý cần đảm bảo rằng giao dịch được tiến hành và giải quyết một cách hiệu quả đồng thời củng cố việc kiểm soát rủi ro, một việc cần thiết cho sự lành mạnh của toàn bộ các thị trường tài chính. Như vậy, một số vấn đề cần được chú ý như việc chuẩn bị trước khi giao dịch, ghi nhận các giao dịch, thủ tục xác nhận, chỉ dẫn thanh toán, giám sát thanh toán và phạt thanh toán chậm, hồ sơ về những giao dịch đã được tiến hành và xác nhận, thanh toán bù trừ song phương…cần được tuân thủ bởi các thành viên thị trường  Vấn đề quản lý và nhân sự Lãnh đạo của các thành viên tham gia thị trường có trách nhiệm kiểm soát hoạt động của các nhân viên giao dịch trên thị trường ngoại hối. Còn nhân viên giao dịch có trách nhiệm đảm bảo hành động trung thực khi giao dịch trên thị trường và tuân thủ đúng các quy tắc về giao dịch ngoại hối  Giải quyết những tranh chấp Khi có tranh chấp xảy ra, các bên nhanh chóng thông báo và trao đổi với nhau để tìm ra giải pháp phù hợp. Giải quyết bằng phương pháp hoà giải sẽ 84 tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo tính bảo mật và duy trì mối quan hệ tốt đẹp hơn là đưa ra trọng tài kinh tế. Đưa ra Bản thông lệ là một lẽ, thực hiện như thế nào còn là một câu hỏi lớn. Những quy định, quy tắc nêu ra cần được quán triệt chỉ đạo và nghiêm túc thực hiện, có như vậy mới có thể góp phần hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam 2.2 Điều hành tỷ giá trong giai đoạn tới vẫn tiếp tục theo cơ chế thả nổi có điều tiết của chính phủ. Những nghiên cứu của IMF cho thấy hầu hết các nước thường duy trì một chế độ tỷ giá linh hoạt không hoàn toàn. Chính những “nỗi sợ hãi thả nổi” đã làm cho nhiều Ngân hàng Trung ương duy trì tỷ giá danh nghĩa trong phạm vi dải băng tỷ giá. Có ba khả năng:  Trong một thị trường vốn quốc tế phát triển cao độ ở phạm vi toàn cầu thì một chế độ tỷ giá cố định sẽ làm cản trở chính sách tiền tệ độc lập.  Còn nếu chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn sẽ là không khả thi do tính biến động quá mức của tỷ giá đi cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở các nước.  Khả năng thứ ba là hệ thống tỷ giá thả nổi có điều tiết. Giải pháp này được chính phủ nhiều nước đã và đang theo đuổi, nhưng hệ thống tỷ giá như thế cũng lại đương đầu với những phức tạp, đó là phải có dự trữ ngoại hối đủ mạnh để tiến hành can thiệp khi cần thiết. Mặc dù vậy, đây có thể coi là một hướng đi thích hợp cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Thực tế là trong thời gian qua, NHNN Việt Nam đã có những động thái tích cực, góp phần đảm bảo ổn định trên thị trường tiền tệ. 2.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Mục đích ban đầu khi thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (TTNTLNH) là nhằm thiết lập một mức tỷ giá cơ bản cho thị trường, có nghĩa là tỷ giá giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng sẽ phản ánh cung cầu ngoại 85 tệ trên thị trường. Tuy nhiên ở Việt Nam, do trình độ thị trường còn sơ khai và còn bị rằng buộc bởi nhiều chính sách hành chính cho nên doanh số giao dịch trên thị trường này chỉ vào khoảng 13% - so với con số 85% ở các nền kinh tế phát triển – do đó tỷ giá giao dịch bình quân ở đây chưa đặc trưng cho cả nền kinh tế, chưa phán ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Để có một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Việt Nam, ngoài yếu tố tỷ giá thì phải đề cập đến các nhân tố khác, đó là:  Nâng cao vai trò của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) Khi mà tỷ giá chưa làm được chức năng là điều tiết cung cầu trên thị trường ngoại tệ thì NHNN nên tham gia TTNTLNH với tư cách vừa là thành viên vừa là người tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của thị trường này. NHNN thực hiện chức năng là người mua bán cuối cùng trên TTNTLNH, điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm bôi trơn và giúp cho thị trường ngoại hối hoạt động được thông suốt. Việc can thiệp của NHNN cần phải diễn ra kịp thời theo sát diễn biến thị trường với quy mô thích hợp, có như vậy thị trường mới hoạt động thông suốt. Một khi NHNN can thiệp không kịp thời hoặc không đúng quy mô sẽ tạo ra tâm lý ngóng đợi, nghi ngờ, khiến thị trường rơi vào trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá. Có thể lấy ví dụ như trong những tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối ở Việt Nam rơi vào tình trạng khá căng thẳng. Nền kinh tế đang có hiện tượng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay, thiếu ngoại tệ để bán, thị trường ngoại hối căng thẳng, có rất ít giao dịch. Các NHTM không có đủ USD để bán cho doanh nghiệp, trong khi đó lại không huy động được USD từ người dân, dẫn đến tình trạng là các doanh nghiệp phải đi mua USD chợ đen với giá cao ngất ngưởng, đồng thời USD thu được từ xuất khẩu họ lại không bán lại cho ngân hàng mà để dự trữ phòng tránh rủi ro tỷ giá, làm tình trạng thiếu USD càng thêm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, NHNN đã can thiệp 86 ngay vào thị trường bằng 3 nhóm giải pháp chính: thông tin tuyên truyền, sử dụng các công cụ kinh tế và chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ. Cụ thể: - Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời cung cấp một cách công khai, minh bạch các thông tin cần thiết về tình hình dự trữ ngoại hối, kim ngạch xuất nhập khẩu để doanh nghiệp và người dân hiểu tình hình. - Ngân hàng Nhà nước đã dự báo cán cân thanh toán cả năm 2009 theo nhiều kịch bản khác nhau. Theo đó, mức thâm hụt trung bình của cán cân thanh toán là khoảng 1 tỷ USD. Ngay cả với kịch bản xấu nhất, mức thâm hụt chỉ gần 2,5 tỷ USD. Trong khi đó dự trữ ngoại hối của nước ta vẫn đang duy trì ở mức 20 tỷ USD, đủ sức để bù mọi thiếu hụt của cán cân thanh toán. - Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ sử dụng các nhóm giải pháp sử dụng các công cụ và biện pháp kinh tế. Hiện nay mặt bằng lãi suất huy động USD của ngân hàng thương mại phổ biến ở mức từ 2% đến 3%. Do không cho vay ra được nên nếu các ngân hàng huy động càng nhiều USD thì sẽ càng lỗ vì: các ngân hàng phải gửi số ngoại tệ này ở nước ngoài với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với mức 2 đến 3% và rủi ro cũng rất lớn. Các ngân hàng cũng có thể gửi tại Ngân hàng Nhà nước hầu như không có rủi ro nhưng lãi suất chỉ ở mức 0,1%. Như vậy về bản chất kinh tế, các ngân hàng phải cùng nhau đưa mặt bằng lãi suất huy động USD xuống thấp hơn nữa. Khi đó mới có điều kiện để đưa mặt bằng lãi suất cho vay USD xuống mức thấp hơn (theo tính toán sẽ ở mức từ 1,5% đến 3,5%). Điều này sẽ tạo chênh lệch lãi suất giữa vay vốn USD và VND ở mức từ 2% đến 3% - điều kiện hấp dẫn hơn để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn USD thay vì chỉ đi mua USD. - Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên quy mô lớn với các ngân hàng thương mại để tạo thêm nguồn vốn VND cho ngân hàng thương mại vừa giải quyết bài toán “thừa” ngoại tệ để cho vay của các ngân hàng thương mại. 87 - Về nhóm giải pháp chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối, đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ trái phép. Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều biện pháp nghiệp vụ, thanh tra tại chỗ hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm khắc các hành vi cố tình mua bán ngoại tệ vượt trần qui định. Cho đến nay, với những biện pháp can thiệp kịp thời của NHNN lên thị trường ngoại hối, tình hình cung cầu ngoại tệ đã bớt căng thẳng, tính thanh khoản của thị trường ngoại tệ có những chuyển biến tích cực, tình trạng găm giữ ngoại tệ đã được cải thiện đáng kể. Qua đó càng thấy rõ vai rò của NHNN đối với thị trường ngoại tệ.  NHNN cần xem xét một số điểm chưa hợp lý trong quy định về nghiệp vụ hoán đổi giữa NHNN và NHTM. Cụ thể: Ngân hàng Nhà nước cần quy định lại tỷ giá giao ngay cho phù hợp. Theo tập quán kinh doanh quốc tế thì tỷ giá giao ngay trong dịch vụ hoán đổi là “tỷ giá trung bình của tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra”, nhưng NHNN lại quy định trong giao dịch hoán đổi, tỷ giá mua vào và bán ra là tỷ giá mua vào và bán ra của NHNN. Điều này không những không phù hợp với tập quán quốc tế mà còn khiến người ta có suy nghĩ NHNN có động cơ “mua rẻ, bán đắt” thông qua giao dịch hoán đổi.  Mở rộng số lượng thành viên tham gia thị trường Hiện nay đã có khoảng 60 thành viên được công nhận là thành viên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng số lượng thành viên tham gia tích cực vào thị trường còn hạn chế, khiến cho thị trường hoạt động khá trầm lắng. Hơn nữa, giao dịch trên thị trường diễn ra một chiều, có nghĩa là có một số ngân hàng chuyên bán, còn số khác thì chuyên đi mua, làm cho thi trường ngoại tệ liên ngân hàng mất đi tính đặc thù của nó. Cho nên, một mặt cần mở 88 rộng số lượng thành viên, mặt khác cần tạo ra môi trường để các thành viên có thể tham gia tích cực hơn nữa.  Cần hiện đại hóa hệ thống giao dịch, trang bị công nghệ thông tin tiên tiến cho các ngân hàng. Giữa các ngân hàng phải được kết nối một cách thông suốt. Hiện chỉ có một số ít ngân hàng đã thực hiện giao dịch mua bán qua hệ thống Dealing 2000 của Reuter, còn lại là thực hiện qua thủ tục công văn, còn điện thoại thì không được chấp nhận. Rõ ràng đây là một hạn chế lớn của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam. Đào tạo kiến thức cho các cán bộ ngân hàng về kỹ năng kinh doanh, các nghiệp vụ ngoại hối mới và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, phần mềm chuyên dụng 2.4 Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền và Khắc phục hiện tượng đô la hoá: Việc nâng cao tính chuyển đổi của VND trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong nước với quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thế cho quốc gia trên thị trường quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao cũng sẽ làm giảm hiện tượng “đô la hoá”, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. 2.5 Chuyển biện pháp kết hối sang công cụ tỷ giá thị trường Kết hối ngoại tệ là biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp có nguồn thu về ngoại tệ phải bán ngay một phần cho NHTM. Trong những thời điểm cụ thể, biện pháp này phát huy tác dụng nhất định trong việc hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng đi ngược với xu thế giảm thiểu các biện pháp can thiệp trực tiếp, tăng cường các biện pháp kinh tế trong công tác điều hành, quản lý ngoại hối. 89 Ngày15/5/2002, Qui định kết hối bắt buộc đối với tài khoản vãng lai của doanh nghiệp được điều chỉnh, chỉ còn kết hối 30%. Lại thêm một lần nữa, Ngân hàng Nhà nước thực hiện đúng cam kết với Quỹ tiền tệ quốc tế sẽ bỏ dần kết hối để vào năm 2003 các doanh nghiệp sẽ không còn bị bắt buộc phải bán ngoại tệ mình kiếm được cho Ngân hàng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa đảm bảo tính tự chủ của doanh nghiệp, vừa khuyến khích họ sẵn sàng bán ngoại tệ cho NHTM để quay vòng sản xuất chứ không bắt ép bằng biện pháp kết hối? Để thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển, chính sách quản lý ngoại hối phải được đổi mới theo hướng tự do hoá, giảm việc can thiệp trực tiếp, tăng sử dụng các biện pháp kinh tế trong điều hành chính sách quản lý ngoại hối. 2.6 Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Trong số các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối: Giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai, mặc dù 4 nghiệp vụ đầu tiên đã xuất hiện ở Việt Nam, tuy nhiên hoạt động của nó còn rất khiêm tốn. Để thị trường ngoại hối Việt Nam hoạt động hiệu quả, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế đất nước, thì việc hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh là cần thiết.  Về nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá kỳ hạn và hoán đổi bao gồm tỷ giá giao ngay, mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền, và thời hạn của hợp đồng. Mục đích chính của hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi là phòng chống rủi ro tỷ giá; như vậy, nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi chỉ có thể phát triển khi tỷ giá được thay đổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, chính sách tỷ giá cố định trong một biên độ hẹp sẽ không tạo môi trường để phát triển các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi.  Mở rộng nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. 90 Quyền chọn là nghiệp vụ phức tạp về nội dung và nghiệp vụ, do đó, cần triển khai từng bước, từ đơn giản đến phức tạp: - Mới chỉ xuất hiện ở nước ta vào khoảng năm 2004, nghiệp vụ quyền chọn có thể nói là còn rất mới mẻ. Trong thời gian đầu, chỉ nên tiến hành theo phương thức giao dịch qua quầy vì phương thức giao dịch trên sở giao dịch chỉ khả thi khi thị trường phát triển đạt trình độ cao - Chỉ nên áp dụng kiểu quyền chọn Châu Âu. Vì hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ cho phép tiến hành thực hiện tại bất kì thời điểm nào trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng nên chưa phù hợp với nước ta ở giai đoạn đầu - Về mặt thời hạn của hợp đồng, để có thể kiểm soát dễ dàng hơn và tránh tâm lý đầu cơ thì thời hạn của hợp đồng nên quy định ngắn từ 3 tháng trở xuống. Khi thị trường đã phát triển thì thời hạn của hợp đồng do ngân hàng và khách hàng tự thoả thuận.  Về nghiệp vụ tương lai Về ý nghĩa, giao dịch tương lai thực chất chỉ là một trò chơi cá cược, kích thích đầu cơ. Do đó, tác dụng của nó đối với nền kinh tế là hạn chế. Vì nguyên nhân này mà nghiệp vụ tương lai chưa phát triển ở Việt Nam. 2.7 Hình thành các công ty môi giới ngoại hối Các công ty môi giới ngoại hối đóng vai trò là cầu nối giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Giao dịch qua công ty môi giới có ưu điểm hơn hẳn so với giao dịch trực tiếp giữa các ngân hàng ở chỗ:  Nhu cầu mua bán được truyền đi rộng khắp với tốc độ xử lý nhanh chóng  Ngân hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ không phải xưng danh, do đó, giữ được bí mật kinh doanh của mình 91 Vì vậy, cần có giải pháp khuyến khích cấp phép cho một vài công ty môi giới ngoại hối hoạt động trên thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian tới. II. Điều kiện áp dụng hiệu quả phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam So với thị trường ngoại hối quốc tế, thị trường ngoại hối nước ta được ví như “một cái ao nhỏ” so với “đại dương lớn”. Đến nay, sau gần 20 năm hoạt động, thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn thuộc loại kém phát triển cả về quy mô và chiều sâu mà để phát triển nó cần có một hệ thống các giải pháp đồng bộ. Do thị trường ngoại hối còn đang trong giai đoạn hình thành như Việt Nam, việc phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật còn chưa được đề cao. Quyết định giao dịch phần lớn dựa trên nhu cầu ngắn hạn của các nhà giao dịch, để điều tiết cung cầu trước mắt mà chưa tính đến những diễn biến lâu dài của thị trường tiền tệ. Do vậy một trách nhiệm không thể thiếu để làm cho thị trường ngoại hối năng động hơn, thực hiện hiệu quả vai trò của nó hơn đó là việc công khai minh bạch các thông tin của nền kinh tế và nâng cao độ chính xác của các thông tin đó. Để làm được việc này thì cơ quan quản lí giám sát thị trường ngoại hối phải thực hiện một số công việc sau: 1. Hoàn thiện môi trường pháp lí Thị trường ngoại hối Việt Nam đang ngày càng phát triển và hoàn thiện các cơ sở pháp lí nhằm mở rộng thành phần tham gia đồng thời cũng kiểm soát chặt chẽ để thị trường tiền tệ để giúp thị trường này phát triển tương ứng với các thị trường khác. Năm 2004, Thống đốc Ngân hàng đã ra quyết định Về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, quy định về các loại hình giao dịch hối đoái trong đó đã bao gồm đầy đủ các loại giao dịch phổ biến trên thị trường hối đoái quốc tế đó là giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn và các giao dịch hối đoái khác theo quy định của Thống 92 đốc Ngân hàng nhà nước trong từng thời kì. Trong quyết định này, các thành phần tham gia giao dịch hối đoái cũng được mở rộng cho các tổ chức và cá nhân được phép tham gia, nhưng những điều kiện để tham gia vẫn chưa được quy định cụ thể. Hơn nữa, vẫn còn một số hạn chế cần phải thay đổi để thị trường ngoại hối mang tính tự do hơn, khuyến khích giao dịch qua lại giữa các tổ chức tín dụng và các thành phần kinh tế khác tham gia vào mua bán quyền lựa chọn. Giám đốc các TCTD được phép quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại đơn vị mình và tỷ giá giao dịch của các loại ngoại tệ phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước. Trong điều 9 của quyết định này có quy định về việc xuất trình chứng từ trong các giao dịch hối đoái, các tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân dùng đồng Việt Nam để mua tệ của TCTD được phép qua các giao dịch giao ngay kì hạn phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Điều này cho thấy, để thị trường ngoại hối tự do hơn trong việc mua bán thì những quy định này cần phải được dỡ bỏ. Có thể thấy rằng lượng ngoại tệ trong thị trường liên ngân hàng vẫn chủ yếu phục vụ cho những mục đích kinh tế vĩ mô của nhà nước đó là khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu, chính vì thế mà các nhu cầu mua bán ngoại tệ cho mục đích kinh doanh, tích trữ vẫn chưa được phép thực hiện. Điều này khiến cho thị trường kinh doanh ngoại tệ cho cá nhân, một số tổ chức phi ngân hàng ở Việt Nam có thể coi như chưa được phép. Năm 2005 pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam được thông qua. Pháp lệnh này đưa ra chính sách quản lí ngoại hối của Việt Nam nhằm tạo điều kiện thậm lợi và đảm bảo lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, thực 93 hiện cam kết của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam. Điều này cho thấy chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể để tạo tiền đề cho một thị trường ngoại hối phát triển về sau. Những điều khoản về kinh doanh ngoại tệ cũng được quy định rất cụ thể về các nguyên tắc giao dịch vốn trong hoạt động đầu tư nhằm khuyến khích các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó các quy định chặt chẽ và cụ thể về hoạt động vay nợ nước ngoài cũng đã được thiết lập nhằm đảm bảo tính ổn định của thị trường ngoại tệ vốn rất nhạy cảm. Đặc biệt là những quy định về thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái ở các điều 28, 29, 30 của pháp lệnh này. Trong đó quy định thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng được phép, các đối tượng này được thực hiện các loại hình giao dịch theo thông lệ quốc tế khi đáp ứng các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Pháp lệnh này cũng nói rõ vai trò quan trọng của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết thị trường tiền tệ, thực hiện các chính sách vĩ mô phù hợp với điều kiện phát triển ở Việt Nam. Tỷ giá hối đoái lúc này cũng đã được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng nhà nước vẫn thông qua việc quy định biên độ dao động tỉ giá để ngăn cản những biến động mạnh gây ảnh hưởng đến mục tiêu vĩ mô dài hạn và trấn an lòng tin của người dân vào VND. Tùy từng giai đoạn và mục tiêu phát triển kinh tế, ngân hàng nhà nước có thể thay đổi biên độ này. Ví dụ, ngày 02/01/2007NHNN ban hành quyết định sô 2554/QĐ- NHNN thay thế quyết định số 679/2003/ QĐ- NHNN về việc nới rộng biên độ tỷ giá ngoại tệ từ ±0,25% lên ±0,5% để khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh trên thị trường ngoại hối. Và trong suốt cuối năm 2009 đầu 2009 Ngân hàng Nhà 94 nước liên tục ra các quyết định nhằm điều chỉnh hoạt động của thị trường ngoại hối, can thiệp sâu vào những đợt biến động tỷ giá bất thường. Thông tư 03/2008 NHNN Hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng. Trong đó có quy định cụ thể về phạm vi hoạt động kinh doanh của các tổ chức ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và điều kiện để được phép kinh doanh ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài có đề cập đến các hình thức giao dịch ngoại hối được phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, bên cạnh các dịch vụ thanh toán quốc tế, thực hiện giao dịch mua bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài, các tổ chức tín dụng được phép còn có thể tham gia các thị trường tiền tệ, thị trường phái sinh ở nước ngoài. Những quy định này đã cho phép thị trường kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam đa dạng hơn về hình thức giao dịch, tiên tiến hơn về nghiệp vụ kinh doanh và đồng thời giúp các tổ chức tín dụng học hỏi nhiều hơn trên thị trường quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Tóm lại, cơ chế pháp lí của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có những bước tiến đáng kể khuyến khích các thành viên tham gia vào sân chơi kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên, trong những giai đoạn nhất định Ngân hàng Nhà nước vẫn can thiệp quá sâu vào thị trường thông qua các chính sách tài khóa làm cho thị trường này chưa phát triển lành mạnh như mong muốn. Chính vì vậy mà một yêu cầu đặt ra đối với Ngân hàng Nhà nước đó là thực hiện tốt vai trò là người mua cuối cùng trên thị trường tiền tệ, dùng các công cụ trên thị trường mở để điều tiết thị trường ngoại tệ chứ không nên phục thuộc quá nhiều vào các quy định cứng nhắc. Để làm được điều này, thị trường ngoại tệ Việt Nam cần những quy định chặt chẽ hơn trong việc kiểm soát tin đồn thất thiệt và dẫn đến chao đảo như trong thời gian vừa qua, thực thi các biện pháp chống tình trạng đô la hóa, giảm tầm quan trọng của thị 95 trường tự do, tập trung nguồn ngoại tệ vào thị trường chính thức để nâng cao lượng dự trữ ngoại hối để Ngân hàng Nhà nước. 2. Kiểm soát tỷ giá thị trường theo hướng phù hợp với cung-cầu ngoại tệ: Trước hết, có thể khẳng định là tỷ giá chính thức hiện nay thấp hơn so với mức cân bằng cung cầu ngắn hạn, bởi lẽ, mặc dù biên độ giao dịch đã 2 lần được điều chỉnh song các NHTM vẫn tiếp tục giao dịch ở mức trần trong thời gian hơn 6 tháng trở lại đây. Cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá phải chịu áp lực tăng. Trong thời gian gần đây, một số giải pháp tích cực đã được thực hiện như nghiêm cấm niêm yết bằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên phạm vi lớn hay các NHTM lớn đồng thuận hạ lãi suất huy động và cho vay bằng đồng USD. 3. Nâng cấp hệ thống thông tin a, Về phía các cơ quan quản lí vĩ mô Đây là một vấn đề cốt lõi để có thể ứng dụng hiệu quả phân tích cơ bản trên thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và thị trường kinh doanh ngoại tệ nói riêng. Yếu tố quan trọng nhất trong phân tích cơ bản là hệ thống thông tin kinh tế minh bạch chính xác. Để có được điều này các cơ quan chính phủ như Tổng cục thống kê, Tổng cục Thuế, Tổng cục hải quan, Bộ công thương, bộ tài chính cần thiết lập hệ thống thông tin phản ánh chân thực kịp thời tình hình nền kinh tế. Ở các nước phát triển như Mĩ, Nhật, Anh…ta có thể thấy hệ thống thông tin về từng lĩnh vực cụ thể như thông tin về tình trạng thất nghiệp, mức lương trung bình, số lượng nhà mới trên thị trường bất động sản, dịch vụ bán lẻ, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, cán cân thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu…đều được công bố rõ ràng. Không những vậy mà những thời điểm công bố những báo cáo này cũng được lên kế hoạch trước để các nhà kinh doanh có thể theo dõi và cập nhật sớm nhất. Hơn thế nữa, không chỉ các tổ chức cơ quan nhà nước có thể công bố những con số này mà các 96 trường đại học, các cơ quan đánh giá tình hình chung cũng có thể thiết lập hệ thống chỉ số đánh giá riêng theo quan điểm của họ về tình hình nền kinh tế ví dụ như Ủy ban nghiên cứu dư luận gia đình có thể đưa ra những đánh giá riêng về chỉ số cảm tính người tiêu dùng trong tháng, nhưng trường ĐH Michigan cũng đưa ra những đánh giá này, tuy nhiên hai hệ thống đánh giá này thực hiện trên những tiêu chuẩn khác nhau và các nhà giao dịch sử dụng những thông tin này cũng có cách hiểu khác nhau dựa trên từng chỉ số. Chính sự đa dạng thông tin này đã giúp cho hệ thống thông tin minh bạch hơn, chính xác và cụ thể hơn. b, Về phía các nhà giao dịch Việc nâng cấp hệ thống thông tin cá nhân là một việc rất quan trọng để có thể cập nhật thông tin chính xác và kịp thời. Nó mang tính quyết định đến mức lợi nhuận đạt được của nhà giao dịch do, trên những thị trường nhạy cảm như thị trường ngoại hối việc quyết định thực hiện lệnh mua bán vào thời điểm hợp lí là rất quan trọng, nếu chậm trễ thị nhà giao dịch sẽ lỡ mất cơ hội kinh doanh và tổn thất là vô cùng lớn. Trong thông tư 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2008, Ngân hàng nhà nước cũng đã quy định điều kiện về trang thiết bị, vật chất để có thể tham gia vào thị trường ngoại hối của các tổ chức được phép. Hơn nữa đây cũng là quyền lợi của chính các nhà giao dịch để có thể cập nhật thông tin nhanh nhất. Về phân tích kĩ thuật, các phần mền hiện đại đang thịnh hành trên thế giới giúp ta có thể ứng dụng công cụ phân tích kĩ thuật hiệu quả nhất. Nó có nhiều tiện ích, cách thể hiện sinh động dễ nhìn và thực hiện các kĩ thuật một cách chính xác giúp ta có thể quan sát và đưa ra những nhận định đúng đắn về diễn biến trên thị trường ngoại hối. 4. Đầu tư phát triển con người Đội ngũ nguồn nhân lực trong các phòng ban kinh doanh ngoại hối ở các ngân hàng, các định chế tài chính khác đã được nâng cao về trình độ chuyên 97 môn, kĩ năng giao dịch, phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật. Tuy nhiên do điều kiện thực tế của thị trường ngoại hối Việt Nam còn đang sơ khai, các công cụ giao dịch còn đơn giản, số lượng tổ chức cá nhân tham gia còn bị khống chế, tính minh bạch, cạnh tranh còn thấp nên trình độ phân tích và thực hiện nghiệp vụ vẫn còn đi sau các thị trường lớn rất nhiều chính vì vậy mà bên cạnh vai trò quản lí điều hành thị trường ngoại hối Ngân hàng nhà nước còn phải khuyến khích các thành viên này nâng cao trình độ chuyên môn cả về phân tích cơ bản cũng như phân tích kĩ thuật. Theo những ý kiến từ riêng cá nhân thì việc phân tích kĩ thuật đòi hỏi nhà phân tích nắm được càng nhiều công cụ về các phương pháp phân tích kĩ thuật cơ bản như Fibonnaci, Bolinger band, MA, MACD, RSI, ADX… các mẫu hình đã được nghiên cứu và chứng minh bằng thực tiễn trong quá khứ…thì việc phân tích sẽ trở nên dễ dàng thực hiện hơn. Không chỉ có vậy, phân tích kĩ thuật còn đòi hỏi nhà phân tích phải có rất nhạy cảm với từng thời điểm của thị trường, biết kết hợp các công cụ phân tích để dự đoán hơn là thực hiện máy móc như lý thuyết đã trình bày. Trong những năm gần đây hệ thống công cụ phân tích không chỉ được chứng minh bằng thực tế mà nó còn phát triển thêm các phương pháp phân tích mới, ichimoku là một trong những phương pháp được các nhà giao dịch đánh giá là cho những tín hiệu kịp thời và chính xác cao. 98 Kết Luận Trong những năm qua, thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đã giúp làm thông suốt nguồn vốn và tạo nên thành công cho rất nhiều nhà đầu tư. Một trong những yếu tố đóng góp không nhỏ vào những thành công này là việc thực hiện thành thạo phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật các giao dịch. Trong kinh doanh ngoại hối cũng vậy nó là công cụ phổ biến và hiệu quả để phân tích biến động của các cặp tỉ giá tiền tệ. Sau khi nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả đã rút ra kết luận như sau: Ứng dụng phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật đã giúp giải thích rõ ràng những biến động trên thị trường ngoại hối theo những xu hướng ảnh hưởng của những thông tin kinh tế được công bố từ Nhật Bản và Mĩ và những biến động đó phù hợp với những dấu hiệu dự đoán từ các công cụ phân tích kĩ thuật. Tuy nhiên đối với thị trường ngoại hối Việt Nam, vẫn đang trong giai đoạn đầu của thời kì phát triển, còn tiềm ẩn nhiều thiếu sót khiến nó chưa thực hiện được đúng vai trò điều tiết cung cầu ngoại tệ, thiết lập tỉ giá hối đoái linh hoạt dựa trên quy luật cung cầu. Do vậy, để thị trường có thể phát triển thì Ngân hàng Nhà nước cần khắc phục những điểm yếu của hệ thống pháp luật, thông tin kinh tế vĩ mô, nâng cao tính chuyển đổi của VND và tiến tới một chính sách tỉ giá thả nổi. Qua nghiên cứu đề tài tác giả đã ứng dụng được hai phương pháp này vào giải thích biến động tỉ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 trên thị trường Mĩ đồng thời đưa ra những định hướng phát triển và điều kiện để ứng dụng hiệu quả các phương pháp này trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối Việt Nam. 99 Danh mục tài liệu tham khảo Sách- tạp chí 1. TS. Bùi Kim Yến, năm 2006, Phân tích Chứng khoán và định giá chứng khoán, nhà xuất bản thống kê. 2. Ths. Đỗ Văn Khiêm, năm 2007, Giao dịch ngoại hối, nhà xuất bản Đồng Nai. 3. Lê Đạt Chí, Phan Thị Bích Nguyệt, năm 2007, Phân tích kĩ thuật ứng dụng trong đầu tư Chứng khoán, nhà xuất bản Lao động- xã hội 4. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, năm 2009, Giáo trình tài chính quốc tế, nhà xuất bản trẻ. 5. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, năm 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, nhà xuất bản thống kê. 6. Abe Cofnas, năm 2007, The Forex Trading Course, John Wiley & Sons, Inc. 7. Charles Yuji Horioka, 2006, The causes of Japan’s ‘Lost Decade’:the role of household consumption. 8. Chrishtopher Conte và Albert R. Karr, năm 2008, Phác thảo nền kinh tế Mĩ, nhà xuất bản thanh niên. 9. Elwell, Craig K. January 8, 2008, Dollar Crisis: Prospect and Implications. Washington, DC: Congressional Research Service. 10. James Dicks, 2004, Forex made easy: 6ways to trade the dollar, McGraw Hill. 11. Kathy Lien, 2000, Day trading & swing trading the currency market, John Wiley &Sons Inc. 12. Ken Marshall and Rob Moubray, 2005, Practical Fibonacci Methods for Forex trading 100 13. Ken standfield, 2002, Intangible Finance standards, Elsevier academic press. 14. Krugman, Paul R, 2009, International Economics: Theory and Policy. Boston, MA: Pearson/ AddisonWesley 15. William Poole, 2006, Chinese Growth: A source of US. Export Opprtunities, Federal Reserve Bank ST. Louis Review. Trang web 1. Current Releases. 2. Economic News Releases. 3. Real time calendar 4. Foreign Exchange 5. The Basics of Foreign Trade and Exchange 6. The Foreign Exchange Joint Standing Committee's survey for the U.K. market: 7. The Australian Foreign Exchange Committee's survey for the Australian market: _2009/index.html 8. Technical Analysis.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5315_9188.pdf
Luận văn liên quan