Khóa luận Phân tích tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Huế

Sau khi tiến hành thực hiện đề tài, thì nhận thấy trong khâu quản lý của ngân hàng còn khá nhiều bất cập. Trong đó, nổi bật lên là chính sách lãi suất của ngân hàng và những ưu đãi quá tốt đối với các dự án thuộc đối tượng cho vay của Ngân hàng Phát triển (Xem ở phần Phụ lục). Theo đó, lãi suất của NHPT hiện nay là thấp, thậm chí có thể nói là rất thấp khi mà lãi suất quá hạn của NHPT còn thấp hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay của các NHTM khác trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, việc trích lập dự phòng rủi ro của NHPT thực sự là rất thấp chưa phù hợp với tiêu chí của các khoản DPRR là giúp giảm bớt gánh nặng khi có vấn đề xảy ra đối với các dự án. Khi mà các khoản trích lập dự phòng chủ yếu phụ thuộc và dư nợ bình quân của hoạt động CVĐT, mà rất ít chịu sự ảnh hưởng của các cơ cấu các nhóm nợ. Đồng thời, mặc dù các khoản trích lập dự phòng này được hạch toán vào chi phí của chi nhánh, nhưng chi nhánh không có quyền chủ động trong việc sử dụng các khoản dự phòng rủi ro này khi có vấn đề xảy ra

pdf76 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận chính xác tình hình thực hiện các dự án được. 2.3.4. Ảnh hưởng của nợ xấu đối với tình hình hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế 2.3.4.1. Ảnh hưởng tiêu cực + Gia tăng dự phòng rủi ro: Việc gia tăng nợ xấu sẽ kéo theo việc ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ này.Trong phần phân tích cơ cấu nợ xấu theo các nhóm nợ ở mục trên. Các khoản nợ xấu trong hoạt động cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế chủ yếu tập trung vào nợ nhóm 5 nhóm nợ có khả năng mất vốn cao nhất, do đó dự phòng rủi ro cho các khoản Đại học Ki h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 44 - Biểu đò 2.11: Trích lập DPRR trong hoạt động CVĐT tại NHPT Việt Nam Chi nhánh Huế nợ nhóm năm theo quy định số 493/2005/QĐ – NHNN thì tỷ lệ trích lập dự phòng là 100% như vậy, khoản dự phòng rủi ro của ngân hàng sẽ khá cao. Tuy nhiên đối với NHPT, theo quy định tại thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12/9/2007 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với NHPT Việt Nam thì đối với hoạt động CVĐT, quỹ dự phòng rủi ro mà NHPT được trích tối đa hằng năm bằng 0.5% dư nợ bình quân CVĐT. Khoản trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng qua các năm như sau: 2007 2008 2009 2010 2011 Dư nợ CVĐT bình quân 668,624 908,567 1,304,195 1,855,723 2,484,007 Trich lập DPRR 3,343 4,543 6,521 9,279 12,420 Số tiền tăng giảm 412 1,200 1,978 2,758 3,141 Tỷ lệ tăng, giảm 14.06% 35.90% 43.54% 42.29% 33.85% Từ biểu đồ 2.12, co thể thấy khoảng trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh NHPT Huế liên tục tăng qua các cac năm. Cụ thể, Dự phòng rủi ro của ngân hàng đã tăng từ 3,343 triệu đồng năm 2007 lên đến 12,420 triệu đồng năm 2011. Đi sâu vào phân tích Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 45 - các khoản trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng cần so sánh với mức trích lập DPRR cần thực hiện nếu như không có quy định của Bộ Tài chính yêu cầu đối với NHPT là mức trích lập dự phòng hằng năm không vượt quá 0.5% tổng dư nợ bình quân của hoạt động cho vay đầu tư. 2007 2008 2009 2010 2011 Mức trích lập DPRR thực tế 3,343 4,543 6,521 9,279 12,420 Mức trích lập DPRR cần thiết 75,784 100,727 144,830 120,475 106,166 Tỷ lệ Mức DPRR thực tế so với Mức DPRR cần thiết 4.41% 4.51% 4.50% 7.70% 11.70% Mức trích lập DPRR thực tế của ngân hàng là quá thấp nếu như xét theo cơ cấu nợ xấu theo các nhóm nợ. Bên cạnh đó, so với mức DPRR cần thiết thì DPRR thực tế của ngân hàng rất thấp. Với quy định dư phòng rủi ro hằng năm không được vượt quá 0.5% tổng dư nợ bình quân của hoạt động CVĐT, thì mức trích lập DPRR của ngân hàng đã không phản ánh được tính chất của DPRR là phải gắn liền với mức rủi ro tiềm ẩn bên trong các dự án được ngân hàng cấp phép cho vay, do mức trích lập DPRR theo quy định của Bộ Tài chính đối với NHPT gần như chỉ phụ thuộc vào Dư nợ bình quân của hoạt động CVĐT. Đặc biệt hơn khi đặc thù của Ngân hàng Phát triển là cho vay các dự án có quy mô lớn thì với mức dự phòng rủi ro quá thấp như vậy còn chưa đủ để xử lý cho một dự án khi có vấn đề xảy ra. Hầu hết các ngân hàng quốc tế cũng như ngân hàng tại Việt Nam khác, điển hình như ANZ dù có thâm niên hoạt động hơn 170 năm đều phải thiết lập phòng quản lý rủi ro, với cơ chế quản lý những khoản nợ xấu khá tốt, trong đo việc trích lập dự phòng rủi ro rất được các ngân hàng khác chú trọng trong khi đó Ngân hàng Phát triển lại chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề này. Ngoài ra, mặc dù khoảng trích lập DPRR được hạch toán vào chi phí nhưng chi nhánh NHPT Huế không được chủ động sử dụng các khoảng này khi có vấn đề xảy ra. Đây là một điểm bất cập trong cơ chế tổ chức quản lý các nguồn lực của ngân hàng. + Giảm lợi nhuận: Mặc dù Chi nhánh NHPT Huế hoạt động dưới sự chỉ đạo của Nhà nước và NHPT với mục tiêu phi lợi nhuận. Các dự án được NHPT cấp phép cho Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 46 - vay có lãi suất rất thấp, do đó lợi nhuận của NHPT không cao. Mặt khác, nợ xấu làm gia tăng các khoản dự phòng rủi ro khiến cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng, làm cho lợi nhuận của ngân hàng đã thấp lại càng thấp hơn. Ngoài ra, nợ xấu còn làm gia tăng một số khoản phi không đáng có khác như khi nợ xấu quá nhiều dẫn đến doanh nghiệp không thể trả nợ dẫn đến phá sản, chi phí thanh lý tài sản thường do doanh nghiệp bị phá sản trả, nhưng với quy mô cho vay lớn thì tài sản sau khi thanh lý vẫn không thể bù đắp được khoản mà ngân hàng cho vay dẫn đến tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng. + Nợ xấu làm cho ngân hàng gặp một số khó khăn như việc nợ xấu cao và tồn đọng trong một thời gian dài làm cho tình hình tài chính của ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguồn vốn thâm hụt khiến các dự án mới khả thi khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng . Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh NHPT Huế trong giai đoạn 2007- 2010 luôn cao hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn tỉnh, cho thấy mức độ rủi ro của NHPT là khá cao. 2.3.4.2. Ảnh hưởng tích cực Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực của nợ xấu đối với tình hình hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế, nợ xấu cũng có một số mặt tích cực đối với các cơ chế chính sách quản lý của NHPT cũng như tác phong làm việc của các nhân viên và ban lãnh đạo của Chi nhánh NHPT Huế. Nợ xấu cao khiến cho ngân hàng tích cực hơn trong công tác kiểm tra, thẩm định các dự án mới. Các dự án, các khoản vay mới để được vay cần trải qua rất nhiều khâu kiểm tra, thẩm đinh: Các chuyên viên sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ, rồi đưa lên cho trưởng phòng phòng tín dụng phối hợp cùng các chuyên viên kiểm tra lại trước khi đưa lên cho ban giám đốc kiểm tra nhiều lần trước khi ký duyệt. Do đó, sẽ hạn chế những rủi ro không đáng có xảy ra.. Nhờ thực hiện việc kiểm tra, thẩm định liên tục như vậy mà nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Huế đã giảm đi đáng kể từ 128,788 triệu đồng năm 2008 (năm nợ xấu cao nhất trong giai đoạn 2007 - 2011) xuống còn 56,186 triệu đồng năm 2011. Nợ xấu cao khiến cho ngân hàng tích cực hơn trong công tác kiểm tra, giám sát các dự án kể cả các dự án chưa có nguy cơ gây gia tăng nợ xấu cho ngân hàng. Chi nhánh NHPT Huế hàng tháng luôn cử các cán bộ tín dụng đến trực tiếp nơi thực hiện dự án Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 47 - để theo dõi, giám sát hoạt động của các dự án, để từ đó đưa ra những nhận định sơ bộ đối với tinh hình thực hiện dự án. Nợ xấu cao khiến cho ngân hàng tích cực hơn trong công tác đôn đốc, thu nợ của các dự án đã phát sinh nợ xấu, nợ có vấn đề. Đối với các dự án có vấn đề, việc giám sát, đôn đốc thu nợ thường có sự xuất hiện của ban lãnh đạo ngân hàng đi cùng đề tới trực tiếp nơi thực hiện dự án. Trong thời gian gần đây, đặc biệt đầu năm 2012, nhờ những nổ lực của cán bộ, nhân viên cùng với ban lãnh đạo của ngân hàng đã có nhiều thành tích tốt trong công tác thu nợ của ngân hàng. Công tác thu nợ của ngân hàng vẫn đang theo đúng kế hoạch thu nợ của ngân hàng đề ra. 2.3.5. Công tác xử lý nợ xấu trong hoạt động CVĐT tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế 2.3.5.1. Chuyển Nhóm nợ Đối với các dự án có nợ xấu thuộc nhóm 3,4 nếu đến hạn vẫn không trả được nợ cho ngân hàng, thì ngân hàng sẽ tiến hành chuyển nợ lên nhóm có mức độ nguy hiểm cao hơn. 2.3.5.2. Trích lập dự phòng rủi ro Tại chi nhánh NHPT Huế, cuối mỗi tháng, cuối mỗi quý hay cuối năm các nhân viên đều lập báo cáo đối với các dự án mà mình quản lý, các báo cáo hoàn chỉnh sẽ được đưa qua phòng tổng hợp để tiến hành tổng hợp. Các khoản trích lập dự phòng cũng theo đó được tổng hợp. Tuy nhiên với quy định của Bộ Tài chính năm 2007 yêu cầu với việc trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng không được vượt quá 0.5% tổng dư nợ bình quân của hoạt động CVĐT, đã làm hiệu quả của việc trích lập DPRR tại Ngân hàng Phát triển giảm đi đáng kể. 2.3.5.3. Thu hồi nợ Ngân hàng luôn tích cực trong công tác quản lý nợ của mình, đặc biệt là các dự án phát sinh nợ xấu. Với mức lãi suất cho vay rất hấp dẫn, lãi suất cho vay các dự án của ngân hàng luôn thấp hơn lãi suất thị trường, nên các đơn vị thuộc chính sách vay vốn của ngân hàng thường không tích cực trong việc hợp tác trả nợ cho ngân hàng, khi mà lãi suất quá hạn thật sự mà nói còn thấp hơn lãi suất trong hạn của các ngân hàng khác, thì việc các đơn vị này muốn tiếp tục để các khoản nợ chuyển sang nhóm nợ xấu không phải là khó hiểu. Tuy nhiên với nỗ lực của toàn bộ nhân viên cũng như ban lãnh Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 48 - đạo của Chi nhánh NHPT Huế đã góp phần cải thiện đáng kể tình hình nợ xấu của ngân hàng. Hàng tháng, Chi nhánh NHPT Huế luôn cử người đến trực tiếp gặp khách hàng để trao đổi, tìm hiểu tình hình hoạt động của dự án và tiến hành đôn đốc thu nợ, đồng thời giúp khách hàng giải quyết những khó khăn nếu phát sinh những tình huống không đáng có. Nếu xảy ra những khó khăn do những nguyên nhân khách quan khiến dự án không thể đủ tiền trả nợ cho ngân hàng, thì Chi nhánh NHPT Huế sẽ tiếp tục hội ý và trình lên cấp trên những biện pháp nhằm có thể giải quyết khó khăn cho khách hàng vừa đem về tiền thu nợ cho ngân hàng. Thông thường, Chi nhánh sẽ giảm mức thu trong mỗi kỳ, hoặc linh hoạt cho khách hàng trong vấn đề kỳ hạn trả nợ cho ngân hàng, một số dự án còn được ngân hàng cấp thêm vốn để có thể đưa dự án đi vào hoạt động tốt hơn nhằm có tiền để trả nợ cho ngân hàng. Nhìn chung, Chi nhánh NHPT Huế đã sử dụng những biện pháp vừa cứng rắn vừa mềm mỏng trong việc đôn đốc thu nợ, do đó đã tạo nên hiệu ứng tích cực trong tình hình thu nợ của ngân hàng, doanh số thu nợ đã cải thiện đáng kể từ 112,679 triệu đồng năm 2007 lên đến 346,088 triệu đồng năm 2011. 2.3.5.4. Một số biện pháp xử lý nợ xấu thường được sử dụng tại NHPT Việt Nam Chi nhánh Huế Bên cạnh các biện pháp xử lý nợ được sử dụng chung cho các nhóm nợ như trên thì một số biện pháp xử lý nợ thường được dung cho các nhóm nợ xấu đặc biệt là nợ nhóm 5, đo là: gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ và bán nợ. Ví dụ cụ thể: Trong năm 2010, dự án của công ty Thực phẩm và đầu tư công nghệ trực thuộc Bộ Công thương có dư nợ là 16,873 triệu đồng, nợ xấu chiếm 100% dư nợ, các khoản nợ này đều thuộc nợ nhóm 4. Nguyên nhân phát sinh các khoản nợ xấu này là do thiên tai, mất mùa, và những rủi ro do thay đổi chính sách, nên đã được Chi nhánh NHPT Huế dưới sự đồng ý của Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ. Trong năm 2011, Công ty CP CN - Thực phẩm Huế có dư nợ là 11,583 triệu đông trong đó nợ xấu chiếm toàn bộ dư nợ của công ty, các khoản nợ này đều thuộc vào nhóm 5.Tuy nhiên sau một số tìm hiểu thì dự án vẫn đang hoạt động và có nguồn thu, ngân hàng đã đề xuất biện pháp gia hạn nợ kết hợp với biện pháp đốc thu. Với mức dự thu trong năm 2012: tháng 1 100 triệu, tháng 2 600 triệu, tháng 3 300 triệu. Qua thời gian vừa rồi 3 tháng đầu năm Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 49 - 2012, công ty đã thực hiện rất tích cực công tác trả nợ đối với ngân hàng, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà ngân hàng và công ty cam kết. Cũng trong năm 2011, một số dự án đã được ngân hàng xóa nợ, cụ thể là dự án vùng nuôi tôm công nghiệp Lộc Vĩnh thuộc công ty CP nuôi & DV Thủy đặc sản Thừa Thiên Huế Diện tích các ao nuôi thuộc diện giải tỏa của dự án sẽ được Ngân sách tỉnh đền bù theo dự án khu trung tâm thương mại Chân Mây – Lăng Cô , dư nợ còn lại đề xuất xóa nợ. Trong các phương pháp xử lý nợ xấu nói trên, mặc dù phương pháp bán nợ chưa được sử dụng ở chi nhánh NHPT Huế tuy nhiên với sự thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp ( DATC) của Bộ Tài Chính thì trong tương lai đay có thể là một phương pháp xử lý nợ hiệu quả. Đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp ngân hàng thu hồi vốn một cách nhanh chóng nhằm phục vụ cho các dự án khác. 2.3.5.5. Khởi kiện, xử lý tài sản thế chấp Có thể nói đây là một biện pháp mà ngân hàng không muốn phải xảy ra. Tuy nhiên trên thực tế ở Chi nhánh NHPT Huế thì đây là một trong những biện pháp được sử dụng khá nhiều. Thông thương phải mất thời gian khá dài thì ngân hàng mới có thể lấy lại được vốn của mình. Bên cạnh đó, các dự án sau khi được xử lý tài sản cũng không thể bù đắp được số vốn mà ngân hàng đã cho vay. Ví dụ: Trong năm 2011, Ngân hàng đã tiến hành xử lý tài sản đối với dự án của công ty Vinacafe Quảng, do dự án không hoạt động hiệu quả ngân hàng quyết định thu hồi nợ gốc trước hạn 3,641 triệu đồng, phần nợ gốc còn lại tiếp tục thu từ việc xử lý tài sản. 2.4. Nhận xét từ việc phân tích nợ xấu kết hợp với một số định trong hoạt động cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế thông qua ma trận SWOT 2.4.1. Điểm mạnh Ngân hàng Phát triển nói chung và chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế nói riêng là tổ chức được sự giao phó của Nhà nước trong việc đẩy mạnh sản xuất Đ i học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 50 - kinh doanh, xuất khẩu, ngăn chặn suy giảm, duy trì đà tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xà hội. Chi nhánh NHPT có một đội ngũ cán bộ, chuyên viên năng động cùng với sự điều hành tốt của ban lãnh đạo, chi nhánh ngày càng thể hiện sừ xuất sắc của mình khi đã liên tục đưa ra những giải pháp hữu hiệu để làm giảm tình hình nợ xấu của ngân hàng. Chi nhánh không chỉ rập khuôn theo các biện pháp xử lý nợ đã được quy định mà luôn có sự linh hoạt trong những biện pháp đó, vừa giúp làm giảm bớt những gánh nặng, khó khăn cho dự án, vừa có cơ sở để giúp ngân hàng thu hồi những khoản nợ tồn đọng. Hoạt động trong môi trường mà các dự án được cấp phép luôn có rủi ro rất cao đã giúp cho các cán bộ, chuyên viên cùng ban lãnh đạo của chi nhánh có rất nhiều kinh nghiệm trong các khâu xử lý đồng thời rất nhạy cảm đối với các dự án có thể phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, giúp chi nhánh NHPT Huế kiểm soát tốt tình hình CVĐT của mình. Hoạt động trong môi trường áp lực cao đã khiến cho các cá nhân trong ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn trong nhiều mặt, và đã thực sự trở thành một chuyên viên trong việc giải quyét các vấn đề nói chung cũng như nợ xấu nói riêng của chi nhánh. .Với việc theo dõi thường xuyên các khoản nợ xấu, cũng như các dự án có thể phát sinh nợ xấu, nên việc chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho các dự án được tiến hành kịp thời, giúp quản lý tình hình nợ xấu ngày một tốt hơn, cụ thể, nợ xấu của ngân hàng đã giảm từ 128,788 triệu đồng năm 2008 xuống còn 56,186 triệu đồng năm 2011, nên mặc dù dư nợ CVĐT qua các năm đều tăng mạnh nhưng tỷ lệ nợ xẩu so với dư nợ đã liên tục giảm mạnh từ 11,9% năm 2008 xuống còn 2,02% năm 2011. 2.4.2. Điểm yếu Với quy mô tín dụng của NHPT Việt Nam Chi nhánh Huế còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho tỉnh nhà. Hoạt động của chi nhánh vẫn còn chịu sự chi phối lớn từ các cơ quan cấp trên, nên làm giảm sự năng động trong cách làm việc của chi nhánh. Cụ thể, một số ý kiến và giải pháp đề xuất của các chuyên viên ngân hàng nhằm hạn chế tình hình nợ xấu của chi nhánh đều phải được xem xét qua nhiều cấp, ảnh hưởng tới tiên trình xử lý nợ xấu của chi nhánh. Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 51 - Theo quy định của Bộ Tài chính yêu cầu NHPT mức trích lập dự phong rủi ro không được vượt quá 0.5% tỏng dư nọ bình quân hoạt đông CVĐT.Mức trích lập dự phòng rủi ro rất thấp, kéo theo đó là khả năng quản lý nợ xấu còn hạn chế.Nếu rủi ro xảy ra thì với mức trích lập DPRR thấp như hiện nay thì sẽ không đủ để bù đắp những tổn thất do các khoản nợ đặc biệt là các khoản nợ xấu gây ra. Điều này một phần là do đặc thủ của NHPT là cho vay các dự án có quy mô lớn, thời gian thực hiện dự án dài, nên rủi ro từ các dự án này mang lại khá cao. Bên cạnh đó, mặc dù mức trích lập DPRR được hạch toán vào chi phí của Chi nhánh NHPT Huế nhưng, chi nhánh không có quyền chủ động sử dụng những khoản DPRR này khi có rủi ro xảy ra. Hiện nay, theo cơ chế cho vay của NHPT thì biện pháp bảo đảm tiền vay chủ yếu vẫn là tài sản hình thành từ vốn vay, bên cạnh đó, ngân hàng cũng quy định chủ đầu tư phải có tài sản khác để đảm bảo tiền vay vốn tín dụng ĐTPT. Tuy nhiên, mức đảm bảo chỉ quy định là 15% tổng giá trị khoản vay. Với đặc thù của NHPT là cho vay các dự án theo diện chính sách của Nhà nước nên nhiều dự án được ưu đãi rất lớn. Một số dự án tài sản hình thành từ vốn vay không đủ để đảm bảo cho khoản vay, ngoài ra, các dự án thường có quy mô lớn, thời gian hoàn thành dự án dài nên việc đảm bảo khoản vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay rất khó để thực thi. Nên nếu dự án có rủi ro xảy ra để xử lý các khoản nợ xấu này một cách hiệu quả là một vấn đề hết sức nan giải. Điểm yếu dẫn đến nợ xấu trong hoạt động CVĐT của ngân hàng còn xuất phát từ những chính sách, quy định các dự án được phép vay nợ đối với NHPT: một số chương trình, dự án cho vay theo chỉ định của Nhà nước nhằm phục vụ một số hiệu quả chủ yếu trong vân đề an sinh xã hội nên giá trị kinh tế và hiệu quả kinh tế của các dự án không cao. Danh mục đối tượng vay vốn thuộc những ngành nghề có rủi ro cao, dẫn đến tình hình nợ xấu khá cao của ngân hàng. Ngoài ra, với lãi suất quá hấp dẫn của NHPT là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình nợ xấu của Chi nhánh NHPT Huế trong thời gian qua.Một điểm rất khác biệt trong hoạt động tín dụng của NHPT so với hệ thống NHTM là lãi suất cho vay tại NHPT do chính phủ quy định. Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay của NHPT trong từng thời kỳ và tối đa một năm được điều chính 2 lần, việc điều chỉnh lãi suất cho vay của Nhà nước thường chậm hơn thị Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 52 - trường một khoảng thời gian dài. Lãi suất cho vay của NHPT là rất thấp so với lãi suất của thị trường đồng thời lãi suất cho dự án thường được giữ nguyên trong suốt thời gian vay (có khi tới 15 năm). Về thực tế, trong năm 2011 có lúc lãi suất cho vay của các Ngân hàng Thương mại lên đến trên 24%/năm trong khi đó lãi suất cho vay đầu tư của NHPT cao nhất chỉ 11,4%, một số dự án khác còn có mức lãi suất thấp hơn rất nhiều mặc dù quy mô vốn cho vay lên đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng, điển hình như các dự án:  Dự án Xây dựng trung tâm điều trị theo yêu cầu và quốc tế bệnh viện TW Huế của Bộ Y tế với số vốn vay lên đến 139,875 triệu đồng nhưng mức lãi suất mà dự án chi trả chỉ có 6,9%/Năm.  Dự án thủy điện của công ty CP Thủy điện Bình Điền với số vốn vay 520,000 triệu đồng nhưng mức lãi suất mà dự án phải chịu chỉ 6,6%/Năm. Với mức lãi suất quá hạn được quy định là 150% lãi suất theo hợp đồng thì lãi suất quá hạn của Chi nhánh NHPT Huế cao nhất cũng chỉ có 17,1%, một số dự án khác còn có mức lãi suất quá hạn thấp hơn thậm chí dưới 10%. Có lẽ, với mức lãi suất quá hấp dẫn như vậy nên đã hình thành ở các đơn vị chủ quản dự án sự thiếu thiện chí trả nợ, dẫn đến tình hình nợ xấu cao như vậy. Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những nơi chịu hậu quả nghiêm trọng nhất do thiên tai tàn phá. Mặt khác, tình hình kinh tế trong những năm gần đây liên tục biến động, giá cả liên tục tăng, nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên đăt đỏ, đã khiến cho các dự án rơi vào hoàn cảnh khó khăn, làm phát sinh những khoản nợ xậu không đang có cho Chi nhánh NHPT Huế. 2.4.3. Cơ hội Cùng với những định hướng phát triển của Tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhứng năm tơi giai đoạn 2011 – 2015 là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc TW,là một trong những trung tâm của cả nước về văn hóa , du lịch, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục, đâò tạo đa ngành, đã tạo cơ hội cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong việc phát triển nền kinh tế của tỉnh mà Nhà nước và Thủ tướng Chính Phủ đã giao phó. Trong tương lai, với tiềm năng và sức mạnh của mình cùng với việc tháo bỏ một số quy định không Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 53 - hợp lý, Chi nhánh NHPT Huế đang đứng trước cơ hội trở thảnh một tổ chức tài chính tài trợ phát triển tự chủ về tài chính và hoạt động, Một số quy định chưa hợp lý được tháo bỏ, sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong các vấn đề nói chung và nợ xấu nói riêng, giúp ngân hàng có thể cải thiện đáng kể tình hình nợ xấu hiện tại và chủ động hơn trong quá trình xử lý nợ xấu của mình. Với tình hình nợ xấu đang trở nên tốt hơn kể từ năm 2008, sẽ giúp Chi nhánh NHPT Huế tăng uy tín đối với Nhà nước và hội sở chính NHPT, góp phần tăng cường sự tin tưởng của Nhà nước và NHPT đối với chi nhánh. 2.4.4. Thách thức Nếu như những định hướng mục tiêu phát triển của Tỉnh cũng như NHPT mang lại những cơ hội lành mạnh hóa tín dụng cho chi nhánh NHPT Huế, thì nó cũng mang lại những thách thức đối với chi nhánh. Với sự tăng cường về mọi mặt trong mục tiêu phát triển Văn hóa – Kinh tế - Chính trị - Xã hội của tỉnh trong giai đoạn sắp tới, để hoàn thành nhiệm vụ mà Nhà Nước và NHPT giao phó đòi hỏi Chi nhánh NHPT Huế không ngừng nỗ lực, cố gắng. Bên cạnh việc giám sát, kiểm tra và xử lý các dự án cũ, trong thời gian tới Chi nhánh sẽ phải tiếp nhận thêm một số dự án mới nữa. Doanh số cho vay trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng mạnh, đòi hỏi công tác thu nợ của ngân hàng càng phải tốt hơn rất nhiều. Trong khi đó, tình hình vốn của Chi nhánh NHPT cũng rất hạn chế, khi mà ngân hàng đã liên tục giải ngân cho nhiều dự án với quy mô vốn lớn, mà các khoản nợ vay này lại cần một thời gian rất dài mới thu hồi được. Việc cần vốn để tiếp tục cho các dự án khác theo định hướng phát triển kinh tế tỉnh trong giai đoạn tới sẽ khiến áp lực đối với ngân hàng càng tăng cao. Tình trạng nợ xấu cũng như tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ trong hoạt động CVĐT tuy có giảm nhưng với những áp lực mới phát sinh, nhiều dự án mới sẽ tiêp tục được cấp vốn thì nguy cơ gia tăng nợ xấu là không thể tránh khỏi. Đây là một thách thức đối với chi nhánh trong việc tiếp tục quản lý nợ xấu của mình. Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 54 - Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 55 - CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới Trong những năm qua với sự cố gắng, nỗ lực hết mình, Thừa Thiên Huế đã cho thấy vai trò quan trọng của mình trong khu vực miền Trung. Với sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt, tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước trở thành một trung tâm văn hóa, du lịch, khoa học và công nghệ, y tế giáo dục tại khu vực miền Trung. Với định hướng săp tới của tỉnh là tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế nhanh và bền vững xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc TW, duy trì vai trò là một trong những trung tâm kinh tế trong khu vực, tiến hành thực hiện nhiều kế hoạch, dự án góp phần cải thiện đời song cho nhân dân, phục vụ an sinh xã hội. 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 Với phương châm hoạt động là: An toàn hiệu quả - Hội nhập quốc tế - Phát triển bền vững. Định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển trong thời gian tới là: Theo sát chiến lược phát triển KT-XH của đất nước; tập trung vốn cho đầu tư các chương trình, dự án phát triển nhằm góp phần chuyển đội mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. NHPT trở thành công cụ tài chính đắc lực của Chính phủ. Nâng cao vai trò của NHPT trong việc tham mưu và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ. Tổ chức và hoạt động của NHPT được hoàn thiện phù hợp với điều kiện trong nước và thông lệ quốc tế trên nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu về quản trị ngân hàng và quản lý nhà nước. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 56 - Hoạt động năng động trên thị trường tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước đap ứng nhu cầu vốn cho ĐTPT và thúc đẩy xuất khẩu. Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực và phẩm chất, nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng NHPT hiện đại. Tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng. Xây dựng cơ chế phòng ngừa và XLRR phù hợp với chuẩn mực của hệ thống NHTM Việt Nam. Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở phát huy các lợi thế sẵn có về tài trợ các dự án phát triển. Tăng cường nguồn thu để giảm dần cấp phí quản lý từ NSNN. (Nguồn : Chi nhánh NHPT Huế) 3.1.3. Định hướng hoạt động cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế trong thời gian tới Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới trong hoạt động cho vay đầu tư của chi nhánh NHPT Huế là tiếp tục thu nợ đối với các dự án. Theo như định hướng phát triển của Tỉnh trong thời gian tới, sẽ xuất hiện nhiều dự án thuộc đối tượng cho vay của NHPT, trong khi nguồn vốn của NHPT rất hạn chế, do các dự án đã giải ngân của ngân hàng có quy mô rất lớn, mà cho tới thời điểm hiện tại ngân hàng vẫn chưa thu hồi được nợ, nợ tồn đọng nhiều khiến cho nguồn vốn của ngân hàng hiện tại khá thấp. Như vậy, để tiếp tục bám sat mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh cũng như chiến lược phát triển KT – XH của đất nước đòi hỏi chi nhánh cần phải tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ các dự án cũ để tiếp tục cho vay các dự án sắp tới. Định hướng công tác kiểm tra, giám sát tình hình nợ xấu nới riêng và các vấn đề về nợ có vấn đề nói chung: khắc phục và hạn chế các nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ xấu, không để phát sinh nợ có vấn đề và lãi treo ở các dự án mới, do đó, cần tiền hành thẩm định, kiểm tra, giám sát kỹ ngay cả khi các dự án còn chưa bắt đầu. Khống chế nợ xấu không quá 3%. 3.1.4. Qua những phân tích tình hình nợ xấu trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế trong đề tài Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 57 - Qua một số phân tích về tình hình nợ xấu của Ngân hàng trong giai đoạn 2007 – 2011 ở chương 2 thông qua các phương pháp so sánh, phân tich đã chỉ ra một số kết quả về tình hình nợ xấu của chi nhánh. Đồng thời, cũng đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình hình nợ xấu của Chi nhánh NHPT Huế và ảnh hưởng của nợ xấu đối với chi nhánh trong thời gian vừa qua. Qua những phân tích đó, có thể thấy, tình hình nợ xấu của chi nhánh trong những năm qua đang có những chiều hướng tích cực ở bên ngoài, nhưng chưa thực sự tốt ở bên trong, cụ thể, trong năm 2011, mặc dù nợ xấu cũng như tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm nhưng xét đến cơ cấu nợ xấu thì nợ nhóm 5 lại chiếm đến 100% tổng nợ xấu, đây là một dấu hiệu không tốt khi đây là nhóm nợ có khả năng mất vốn cao nhất. Do vậy, dể cải thiện hơn nữa tình hình nợ xấu (cả bên ngoài lẫn bên trong) cúng như khống chế tỷ lệ nợ xấu theo định hướng hoạt động của Ngân hàng Phát triển kết hợp với những định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới, đề tài xin được đưa ra một số giải pháp. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế 3.2.1. Cần thực hiện tốt công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát dự án và những tình huống phát sinh ngay từ khi dự án chưa bắt đầu cho đến khi dự án thực sự kết thúc  Thẩm định, phân tích dự án thật chặt chẽ trước khi quyết định cho vay Khi thẩm định dự án cần nghiên cứu thật kỹ môi trường mà dự án đó hoạt động, nên giao cho những người đã có kinh nghiệm xử lý các dự án tương tự mà ngân hàng đã từng giải ngân. Đồng thời khi tiến hành thẩm định, phân tích dự án cần bám sát vào những tiêu chí ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án như lợi nhuận dự án có thể mang lại, thời gian mà dự án hoạt động đồng thời cần quan tâm đến chất lượng quản lý của chủ đầu tư đối với dự án. Nên tham khảo nhiều dự án có môi trường hoạt động tương tự để có thể thẩm định dự án một cách tốt hơn.  Kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng ngay cả khi dự án chưa phát sinh nợ quá hạn Qua những phân tích ở chương 2, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình nợ xấu cao của Chi nhánh NHPT Huế là do mặc dù đã cố gắng trong việc đến trực tiếp Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 58 - nơi thực hiện dự án nhung với tần suất kiểm tra chưa cao cộng với việc chi nhánh luôn thông báo lịch kiểm tra cho các đơn vị chủ quản của dự án, mà không tiến hành kiểm tra đột xuất nên việc kiểm tra, giám sát chưa đạt được kết quả chính xác nhất. Do đó, ngân hàng cần có kế hoạch kiểm tra một cách đột xuất tình hình thực tế của dự án, kết hợp với việc cập nhật thường xuyên các số liệu của dự án về mặt lý thuyết để có thể đưa ra những nhận định sơ bộ về tình hình hoạt động hiện tại của dự án và nguy cơ tiềm ẩn của dự án trong tương lai, từ đó lập kế hoạch để giải quyết sớm vấn đề cũng như hạn chế được những khoản nợ xấu phát sinh cho ngân hàng.  Tăng cường công tác thu hồi nợ đối với các dự án phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu nhưng vẫn có thể đòi được Đối với các dự án này, ngân hàng chưa nên thực hiện các biện pháp tận thu mà chỉ nên thực hiện biện pháp đôn đốc thu nợ. Ngoài ra cần tiến hành xem xét đánh giá kỹ hơn về tình hình hoạt động của dự án thông qua những đợt kiểm tra thực tế đặc biệt, đồng thời tiến hành tổng hợp các số liệu để phân tích xu hướng của dự án, bên cạnh đó, tiến hành trích lập dự phòng rủi ro cho các dự án này.  Đối với những dự án có tiềm năng, nhưng do thiếu vốn để đưa dự án tiếp tục hoạt động làm phát sinh nợ xấu có thể linh hoạt cho vay thêm Đây là một giải pháp tương đối nguy hiểm, tuy nhiên trong một số trường hợp thì tỏ ra rât hiệu quả, nguyên nhân của các dự án này thường là do thay đổi chính sách của nhà nước hay là do các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, mất mùa, Do đó, khi xét cho vay thêm đối với các dự án phát sinh nợ xấu cần chú trọng, quan tâm nhiều hơn đặc biệt nên quan tâm đến một số yếu tố sau:  Cần quan tâm xem nguyên nhân thất bại của dự án  Lĩnh vực mà dự án muốn thực hiện có thực sự hấp dẫn không, đơn vị chủ quản của dự án có am hiểu như thế nào trong lĩnh vực mà dự án muốn thực hiện.  Đối với các dự án phát sinh nợ xấu không thể trả thì kiên quyết xử lý tài sản theo đúng quy định Mặc dù, ngân hàng hoàn toàn khồng mong muốn xảy ra những tình huống như thế này, nhưng theo như phân tích ở chương 2, trên thực tế tại Chi nhánh NHPT Huế, đây lại là một trong những biện pháp xử lý nợ xấu được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 59 - ngân hàng vẫn chưa thực sự quyết liệt trong việc xử lý tài sản nên tính răn đe đối với các dự án khác chưa cao. Thông thường, những khoản nợ xấu luôn được ngân hàng linh hoạt thực hiện nhiều biện pháp sử lý như : khoanh nợ, xóa nợ, điều chỉnh mức trả nợ, dẫn đến tâm lý chủ quan, không muốn trả nợ của chủ đầu tư các dự án, khi mà liên tục được ưu đãi trong việc xử lý nợ đồng thời chỉ chịu mức lãi suất quá hạn còn thấp hơn các mức lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại.Do đó, chi nhánh cần quyết liệt hơn trong công tác xử lý nợ đối với các dự án này. 3.2.2. Điều chỉnh lại những ưu đãi quá tốt đối với các dự án trong hoạt động CVĐT của Ngân hàng Phát triển Việt Nam  Điều chỉnh mức lãi suất cho vay đối với hoạt động CVĐT của NHPT: Theo như phân tích ở chương 2, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình nợ xấu cao tại chi nhánh NHPT Huế trong thời gian qua là do lãi suất quá hấp dẫn. Một điểm rất khác biệt trong hoạt động tín dụng của NHPT so với các NHTM khác là lãi suất cho vay. Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay của NHPT trong từng thời kỳ và tối đa một năm được điều chính 2 lần, việc điều chỉnh lãi suất cho vay của Nhà nước thường chậm hơn thị trường một khoảng thời gian dài. Lãi suất cho vay của NHPT là rất thấp so với lãi suất của thị trường đồng thời lãi suất cho dự án thường được giữ nguyên trong suốt thời gian vay (có khi tới 15 năm). Về thực tế, trong năm 2011 có lúc lãi suất cho vay của các Ngân hàng Thương mại lên đến trên 24%/năm trong khi đó lãi suất cho vay đầu tư của NHPT cao nhất chỉ 11,4%, một số dự án khác còn có mức lãi suất thấp hơn rất nhiều (khoảng 7%) mặc dù quy mô vốn cho vay lên đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. Với quy định lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất hợp đồng cho vay, thì lãi suất quá hạn cũng chi cao nhất là 17,1%, một số khác còn thấp hơn thậm chi có dự án lãi suất quá hạn còn dưới 10%. Việc cho vay với lãi suất quá ưu đãi đã làm này sinh tính thiếu thiện chí trả nợ của các đơn vị chủ quản. Do đó, để giảm nợ xấu một cách hiệu quả, thì phải điều chỉnh lại chính sách lãi suất của NHPT. Giải pháp này là giải pháp được đề tài đánh giá rất cao, và được xem là giải pháp chủ chốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, việc thay đổi chính sách lãi suất thật sự là rất khó, nên giải pháp này theo đề tài vẫn chưa mang tính khả thi. Mặc dù giải pháp này tạm thời vẫn chưa mang tính khả thi nhưng, đề tài vẫn quyết định đưa vào là do khi nhìn nhận đến định hướng phát triển của NHPT Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 60 - trong thời gian tới là phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng theo hướng thị trường, đồng thời ngân hàng cũng rất quan tâm đến vấn đề nợ xấu khi mà liên tục đưa ra các mức phấn đấu đối với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Như vậy, việc trong tương lai gần ngân hàng sẽ rất quan tâm đến chính sách lãi suất cho vay của mình là không thể tránh khỏi. Có thể nói, mặc dù hiện nay giải pháp chưa mang tính khả thi nhưng trong những giai đoạn phát triển tiếp theo của Ngân hàng đây sẽ là một giải pháp rất hữu hiệu góp phần hạn chế tình hình nợ xấu tại Chi nhánh NHPT Huế nói riêng và NHPT Việt Nam nói chung.  Điều chỉnh tỷ lệ TSBĐ tiền vay tủy theo từng khách hàng Theo quy định trong quy chế đảm bảo tiền vay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định, các dự án được Ngân hàng Phát triển cấp phep cho vay trừ những dự án thuộc chương trình của Chính Phủ, bên cạnh việc đảm bảo khoản vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, chủ đầu tư phải dung tài sản khác để đảm bảo cho khoản vay với giá trí tài sản đảm bảo tối thiểu bằng 15% số vốn vay. Tùy vào mức độ an toàn, hiệu quả của dự án, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng, để quyết định tỷ lệ TSBĐ tiền vay cho từng dự án nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế các chi nhánh của NHPT trong đó có Chi nhánh NHPT Huế, chủ yếu là áp dụng tỷ lệ TSBĐ tiền vay ở mức tối thiểu bằng 15% số vốn vay. Như vậy, có thể thấy chi nhánh chỉ dựa trên tiêu chí đủ điều kiện để vay vốn mà chưa xét đến những yếu tố chi tiết bên trong khác. Mặc dù, giải pháp đã đưa ra chỉ tiêu là tỷ lệ TSBĐ , tài sản được dung để xử lý khi có rủi ro xảy ra, nhưng nội dung của giải pháp không phải là tằng tỷ lệ TSBĐ để ngân hàng thu được nhiều vốn hơn sau khi tiến hành xử lý TS. Đây là điều mà ngân hàng hoàn toàn không mong muôn xảy ra, mà giải pháp đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ TSBĐ là để gắn kết nhiều hơn sự ảnh hưởng của tình hình hoạt động dự án với chủ đầu tư. Tỷ lệ TSBĐ càng nhiều thì sự quan tâm của chủ đầu tư với dự án càng lớn, do đó, sẽ tăng tính tích cực trong việc quản lý tình hình dự án của chủ đầu tư. 3.2.3. Giải pháp hạn chế nợ xấu từ những thay đổi bên trong ngân hàng  Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ, các chuyên viên của chi nhánh và phân công công việc một cách phù hợp hơn Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 61 - Theo như tình hình hiện nay của Chi nhánh NHPT Huế thì các cán bộ, chuyên viên của chi nhánh có trình độ khá cao, tuy nhiên, sự phân công công việc còn chưa được hợp lý. Điển hình như, phòng tổng hợp có chức năng tổng hợp nội dung, số liệu của các phòng ban, nhưng trên thực tế, nhiều khi phòng tín dụng 1lại phải vừa thu thập xử lý số liệu, vừa tiến hành tổng hợp nội dung, số liệu. Với khối lượng công việc lớn của NHPT thì việc một phòng lại thực hiện quá nhiều công việc sẽ gây nên tình trạng phân tán, không đạt hiệu quả cao trong công tác xử lý các vấn đề phát sinh của ngân hàng nói chung và các vấn đề về nợ xấu nói riêng.  Hoàn thiện và nâng cao công tác kiểm tra nội bộ Trong Chi nhánh NHPT Huế hiện nay cũng đã có phòng kiểm tra, tuy nhiên nhân lực của phòng này là không nhiều chỉ có 2 cá nhân, với một khối lượng công việc rất lớn của NHPT thì nguồn nhân lực như vậy có thể nói là quá ít. Do đó, trong tương lai chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện và bổ sung nguồn nhân lực cho phòng kiểm tra. Bên cạnh đó, trong chi nhánh cần tiến hành phối hợp giữa các phòng để tiến hành kiểm tra chéo để tăng cường sự minh bạch trong công tác kiểm tra nội bộ của ngân hàng. 3.2.4. Thực hiện các biện pháp có sự phối hợp với các bên thứ ba  Tăng cường mối quan hệ với chính quyền Đây là giải pháp nhằm hạn chế những tổn thất do nợ xấu mang lại, với nhưng phân tích ở chương 2 cùng số liệu thực tế tại Chi nhánh NHPT Huế, thì biện pháp xử lý tài sản là một trong những biện pháp được ngân hàng sử dụng nhiều nhất. Nên việc tăng cường mối quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền như Tòa án, sẽ đẩy nhanh hơn nữa tiến trình xử lý nợ một cách hợp pháp đối với những dự án không thể thu hồi được nợ.  Hạn chế nợ xấu thông qua việc bán các khoản nợ xấu này cho các tổ chức tài chính chuyên mua – bán nợ. Mặc dù, việc thực hiện biện pháp bán nợ chưa được Chi nhánh NHPT Huế sử dụng. Tuy nhiên, với sự thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính và với sự tiện lợi cũng như những ưu điểm của biện pháp này là thu hồi vốn một cách nhanh chóng thì trong tương lai đây sẽ là một biện Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 62 - pháp hiệu quả trong việc hạn chế tình hình nợ xấu tại Chi nhánh NHPT Huế nói riêng và của NHPT nói chung. PHẦN 3: KẾT LUẬN Ngân hàng Phát triển nói chung và chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế nói riêng là tổ chức được sự giao phó của Nhà nước trong việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, ngăn chặn suy giảm, duy trì đà tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xà hội. Đây là một vinh dự đối với Ngân hàng Phát triển nói chung cũng như Chi nhánh NHPT Việt Nam nói riêng. Và cũng chính với trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội đã khiến ngân hàng gặp không ít khó khăn thách thức. Thực tế trong những năm qua, với những dự án có quy mô rất lớn, thời gian thực hiện dự án dài đã làm cho tình hình nợ xấu của ngân hàng là khá cao so với nợ xấu của toàn tỉnh. Tuy nhiên, sự nỗ lực, cố gắng hết mình của các cán bộ, chuyên viên cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc ngân hàng đã giúp cải thiện đáng kể tình hình nợ xấu trong Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 63 - những năm qua. Nợ xấu của chi nhánh NHPT Huế cũng như tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân trong hoạt động cho vay đã giảm đi đáng kể. Hiện nay mức nợ xấu năm 2011, đã đạt mức khá tốt theo chỉ tiêu, mục tiêu mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề ra, trong năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đạt mức 2,02% một mức khá tốt so với những nhiệm vụ mà Chi nhánh NHPT Huế được Nhà nước và NHPT giao phó. Sau khi tiến hành thực hiện đề tài, thì nhận thấy trong khâu quản lý của ngân hàng còn khá nhiều bất cập. Trong đó, nổi bật lên là chính sách lãi suất của ngân hàng và những ưu đãi quá tốt đối với các dự án thuộc đối tượng cho vay của Ngân hàng Phát triển (Xem ở phần Phụ lục). Theo đó, lãi suất của NHPT hiện nay là thấp, thậm chí có thể nói là rất thấp khi mà lãi suất quá hạn của NHPT còn thấp hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay của các NHTM khác trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, việc trích lập dự phòng rủi ro của NHPT thực sự là rất thấp chưa phù hợp với tiêu chí của các khoản DPRR là giúp giảm bớt gánh nặng khi có vấn đề xảy ra đối với các dự án. Khi mà các khoản trích lập dự phòng chủ yếu phụ thuộc và dư nợ bình quân của hoạt động CVĐT, mà rất ít chịu sự ảnh hưởng của các cơ cấu các nhóm nợ. Đồng thời, mặc dù các khoản trích lập dự phòng này được hạch toán vào chi phí của chi nhánh, nhưng chi nhánh không có quyền chủ động trong việc sử dụng các khoản dự phòng rủi ro này khi có vấn đề xảy ra. Qua đề tài nghiên cứu, bên cạnh việc sử dụng các nguồn số liệu quá khứ, đề tài cũng đã tiến hành đi sâu vào thực tế tình hình của ngân hàng hiện nay, do đó, bên cạnh việc phân tích số liệu đề tài còn liên hệ các số liệu đó với tình hình thực tế tại ngân hàng. Qua những kết quả trên, cùng với những định hướng phát triển của tỉnh và những mục tiêu phát triển trong thời gian tới, đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình hình nợ xấu của chi nhánh. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn Đại học Kin h ế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 64 - Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 1 - TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài Chính, Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/08/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn TDĐT của Nhà nước. [2]. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế, báo cáo cho vay, báo cao phân loại nợ, kế hoạch thu nợ các dự án trong hoạt động [3]. “Ngân hàng Việt Nam là công cụ tài chính – tín dụng đắc lực của Chính phủ”, www.baomoi.com [4]. Ngân hàng Phát triển Việt Nam, sổ tay nghiệp vụ Cho vay đầu tư [5]. Phụ lục 2, Quy cách trình bày báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học [6]. Quyết định số 108/2006/QĐ - TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam [7]. Quyết định số 110/2006/QĐ – TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam [8] Hồng Giang, “Giải pháp xử lý nợ xấu của các Ngân hàng Việt Nam”, Vietnam+, www.doanhnghiepbacgiang.com.vn [9]. Ths. Lê Thị Hằng Vi, Ngân hàng Phát triển [10]. Lê Mỹ, “Nợ xấu tại Ngân hàng Việt Nam: Khó nói”, www.vietstock.vn [8]. Tài chính Doanh nghiệp 46B, Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ. Đại ọc Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 2 - PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh mục các dự án vay vốn Tín dụng đầu tư (Trích từ nghị định số 106/2008/NĐ – CP ngày 19/9/2008 của Chính Phủ) STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC I Kết cáu hạ tầng KT - XH (Không phân biệt địa bàn đầu tư) 1 Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt 2 Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp làng nghề 3 Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nhận lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, ký túc xá cho sinh viên 4 Dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng , nâng cấp, xây dựng mới, và thiết bị trong lĩnh vực xã hội hóa: giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường thuộc danh mục hưởng chính sách khuyến khích phát triển theo quyết định của Chính Phủ II Nông nghiệp, nông thôn (không phân biệt địa bàn đầu tư) 1 Dự án xây dựng mới và mở rộng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung 2 Dự án phát triển giống thủy, hải sản 3 Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp III Công nghiệp (không phân biệt địa bàn đầu tư) 1 Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sàn - Sản xuất Alumin có công suất tối thiểu 300 nghìn tấn. năm; sản xuât nhôm kim loại có công suất tối thiểu 100 nghìn tấn/ năm - Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/ năm Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 3 - - Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/ năm - Sản xuất bột màu Dioxit Titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/ năm 2 Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300CV trở lên 3 Dự án đầu tư đóng mới to axe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa 4 Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh từ công đoạn nghiên liệu ban đầu đến thành phẩm, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP 5 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện từ gió, dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo 6 Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50 MW thuộc địa bàn có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn 7 Dự án đầu tư sản xuất DAP và phân đạm IV Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT – XH khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang ( không bao gồm các dự án thủy điện (trừ các dự án nêu tại điểm 6 Mục II của danh mục này), dự án nhiệt điện, sản xuất xi măng, sắt thép; dự án đầu tư đường bộ, cầu đường, đường sắt và cầu đường sắt) V Các dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ; các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủĐại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 4 - Phụ lục 2: Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình (Trích từ Nghị định số 12/2009/NĐ – CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ) STT Loại dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu tư Dự án quan trọng của quốc gia Theo NĐ của Quốc hội I Nhóm A 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng Không kể mức vốn 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp Không kể mức vốn 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông ( cầu, cảng biển, cảng song, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. Trên 1.500 tỷ đồng 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao thông ( khác ở điểm 1 – 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông Trên 1.000 tỷ đồng 5 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản Trên 700 tỷ đồng 6 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa, Trên 500 tỷ đồng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 5 - giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác II Nhóm B 1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo má, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. Từ 75 đến 1.500 tỷ đồng 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm II – 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông Từ 50 đến 1.000 tỷ đồng 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản. Từ 40 đến 700 tỷ đồng 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác Từ 30 đến 500 tỷ đồng III Nhóm C 1 Các dự án đầu tư xây dưng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo may, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, Dưới 75 tỷ đồng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Phan Quốc Hải – K42TCNH - 6 - sân bay, đường săt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở 2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm III – 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỷ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông Dưới 50 tỷ đồng 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trông thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản Dưới 40 tỷ đồng 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác Dưới 30 tỷ đồng Ghi chú: 1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, câp đường, cầu theo hướng dẫn vủa Bộ giao thông vận tải 2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủĐại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tinh_hinh_no_xau_trong_hoat_dong_cho_vay_dau_tu_tai_ngan_hang_phat_trien_viet_nam_chi_nhan.pdf
Luận văn liên quan