Khóa luận Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệt may Huế

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, cùng với việc tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công tác kế toán tại công ty, em đã hoàn thành được khóa luận của mình và khóa luận đã giải quyết được 3 mục tiêu sau: - Thứ nhất: khái quát được những vấn đề cơ bản về kế toán, quản lý nguyên vật liệu, phương pháp hạch toán nguyên vật liệu dựa trên chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho. - Thứ hai: Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty. - Thứ ba: đánh giá ưu, nhược điểm về phương pháp kế toán, quản lý nguyên vật liệu tại công ty. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp thiết thực góp phần hoàn thiện công tác kế toán, quản lý nguyên vật liệu của công ty theo đúng các văn bản hướng dẫn và quy định. Kinh tế Huế

pdf117 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệt may Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện Tên sự kiện Người thực hiện Nội dung (1) Lập đề nghị xuất NVL SX PKHXNK, bộ phận có nhu cầu Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu khi đã lập được hướng dẫn sản xuất cho từng tổ có thể làm đề nghị xuất kho cho sản xuất, hoặc các bộ phận có nhu cầu trực tiếp làm đề nghị xuất nguyên vật liệu. (2) Phê duyệt Giám đốc hoặc NĐUQ Giám đốc hoặc người được ủy quyền phê duyệt đề nghị. (3) Kiểm tra tồn kho KTK Kiểm tra tồn kho trên hệ thống xem có thể đáp ứng được yêu cầu không? + Nếu đủ hàng để xuất thì thực hiện bước (4). + Nếu không đủ hàng thì thực hiện bước (5). (4) Lập giao dịch và in phiếu xuất kho KTK Căn cứ vào yêu cầu xuất kho, KTK lập giao dịch xuất kho trong hệ thống. Sau khi lập giao dich KTK thực hiện in phiếu xuất kho để lưu lại thông tin và lấy xác nhận của những cá nhân có liên quan. (5) Xuất kho Thủ kho Thủ kho căn cứ phiếu xuất kho đã ký duyệt thực hiện xuất kho theo phiếu. SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 76 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 3. Quy trình xuất chuyển kho Mã sự kiện Tên sự kiện Người thực hiện Nội dung (1) Lập yêu cầu chuyển kho Bộ phận có nhu cầu Bộ phận có nhu cầu chuyển kho làm phiếu đề nghị chuyển kho. (2) Phê duyệt Giám đốc hoặc NĐUQ Giám đốc hoặc người được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị chuyển kho: - Nếu yêu cầu được duyệt thì chuyển sang bước (3) - Nếu yêu cầu không được duyệt thì sẽ kết thúc quy trình (3) Lập giao dịch và in phiếu xuất kho KTK KTK kho căn cứ vào phiếu đề nghị chuyển kho đã được duyệt, thực hiện lập giao dịch chuyển kho trên hệ thông, sau đó in phiếu xuất chuyển kho lấy xác nhận của các bên liên quan. (4) Thực hiện chuyển kho Thủ kho Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho đã có ký nhận của các bên liên quan để thực hiện xuất kho đồng thời khi xuất kho rồi Thủ kho sẽ phải ký vào phiếu xuất kho. (6) Kiểm tra giao dịch KTK Căn cứ vào phiếu xuất kho Kế toán kho tiến hành kiểm tra lại giao dịch: Nếu không có sai lệch thì kết thúc quy trình. Nếu có sai lệch giữa số lượng giao dịch với số lượng thực xuất thì chuyển sang bước (7). (7) Thực hiện giao dịch điều chỉnh KTK Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho điều chỉnh sai lệch trên giao dịch xuất chuyển kho đã lập. SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 77 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 4. Quy trình xuất lắp ráp Mã sự kiện Tên sự kiện Người thực hiện Nội dung (1) Lập yêu cầu xuất vật tư để lắp ráp Bộ phận có nhu cầu Bộ phận có nhu cầu lắp ráp hàng làm phiếu đề nghị xuất vật tư để lắp ráp. (2) Phê duyệt Giám đốc hoặc NĐUQ Giám đốc hoặc người được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị: - Nếu yêu cầu được duyệt thì chuyển sang bước (3) - Nếu yêu cầu không được duyệt thì sẽ kết thúc quy trình (3) Lập giao dịch và in phiếu xuất kho KTK KTK kho căn cứ vào phiếu đề nghị xuất lắp ráp đã được duyệt, thực hiện lập giao dịch xuất lắp ráp trên hệ thống, sau đó in phiếu xuất lắp ráp lấy xác nhận của các bên liên quan. (4) Thực hiện xuất kho Thủ kho Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất lắp ráp đã có ký nhận của các bên liên quan để thực hiện xuất kho vật tư để lắp ráp đồng thời khi xuất kho rồi Thủ kho sẽ phải ký vào phiếu xuất kho. (5) Lắp ráp Kỹ thuật Căn cứ vào phiếu xuất lắp ráp đã được ký nhận, bộ phận kỹ thuật lắp ráp và dán mã lên các mặt hàng đã được lắp ráp. SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 78 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 5. Quy trình nhập kho từ sản xuất Mã sự kiện Tên sự kiện Người thực hiện Nội dung (1) Lập yêu cầu nhập kho Bộ phận có nhu cầu Quy trình này áp dụng khi có nhu cầu nhập lại công cụ dụng cụ, NVL từ sản xuất, nhập từ kiểm kê thừa...vv. Khi có hàng cần nhập vào kho bộ phận có nhu cầu tiến hành chuyển hàng về kho và yêu cầu thủ kho nhập kho. (2) Kiểm hàng và nhập kho Thủ Kho Thủ kho tiếp nhận yêu cầu nhập kho và tiến hành kiểm hàng. Cho nhập hàng vào kho và lập phiếu giao nhận hàng. (3) Thực hiện giao dịch nhập kho và in phiếu xuất KTK KTK kho căn cứ vào phiếu giao nhận hàng thực tế có xác nhận của các bên liên quan, thực hiện lập giao dịch nhập kho trên hệ thông, sau đó in phiếu và lấy xác nhận của các bên liên quan. 6. Quy trình nhập kho do mua nguyên vật liệu Mã sự kiện Tên sự kiện Người thực hiện Nội dung (1) Nhận và kiểm tra hàng Thủ Kho Thủ kho nhận và kiểm tra hàng theo đơn hàng mua. + Nếu đúng thì thực hiện bước (3) + Nếu sai thì thực hiện bước (2). (2) Thông báo cho phòng mua hàng Thủ kho Thông báo cho phòng mua hàng hàng nhận được không đúng theo đơn hàng. (3) Lập giao dịch nhập mua KTK Lập giao dịch nhập mua trên hệ thống, in và lấy xác nhận của các bên liên quan. (4) Nhập Kho Thủ kho Thủ kho thực hiện nhập kho. SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 79 Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 7. Quy trình xuất kho bán phụ liệu, phế liệu Mã sự kiện Tên sự kiện Người thực hiện Nội dung (1) Kiểm tra lệnh xuất kho với đơn hàng bán KTK Kế toán kho khi nhân được lệnh xuất kho, thực hiện kiểm tra lệnh xuất kho với đơn hàng bán + Nếu đúng thì thực hiện bước (3) + Nếu sai thì thực hiện bước (2). (2) Thông báo cho các bộ phận liên quan KTK Thông báo cho các bộ phận yêu cầu xuất kho về sự sai lệch thông tin trên đơn hàng bán so với lệnh xuất kho hoặc không đủ hàng xuất. (3) Kiểm tra tồn kho KTK Kế toán kho kiểm tra tồn kho trên hệ thông. + Nếu đủ hàng thì thực hiện bước (4). + Nếu không đủ thì thực hiện bước (2) (4) Lập hóa đơn KTK Kế toán kho dựa vào những thông tin trên đơn hàng lập hóa đơn trên hệ thống. (5) Xuất kho Thủ kho Thủ kho thực hiện xuất kho theo lệnh xuất kho. SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 80 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 3.1. Nhận xét về công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty 3.1.1. Đánh giá chung Sau hơn 28 năm xây dựng và phát triển, tổng công ty Cổ phần Dệt May Huế đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Công ty đã và đang gặt hái được những thành tự to lớn, trở thành một trong nhưng doanh nghiệp lớn của ngành Dệt May Việt Nam. Nhìn chung, công ty có bộ máy quản lý chặt chẽ, các phòng ban được phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng, khoa học và phối hợp nhịp nhàng với nhau. Qua thời gian thực tập tại công ty và được sự chỉ dẫn tận tình của các thành viên trong phòng Tài chính – Kế toán, em đã có điều kiện vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác kế toán nguyên vật liệu và thấy được công tác kế toán này tại công ty có những mặt mạnh sau: Về bộ máy kế toán: tổ chức bộ máy kế toán được xây dựng trên cơ sở tập trung là phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty. Trên thực tế, mỗi nhân viên đều đảm nhiệm một khâu trong quá trình hạch toán nhưng luôn phối hợp với nhau, không tách rời công việc chung, đảm bảo cho công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng luôn được đầy đủ, kịp thời và chính xác. Bên cạnh đó, các chuyên viên kế toán kho của các nhà máy luôn được hướng dẫn cách thu thập chứng từ, lập phiếu nhập, phiếu xuất, theo dõi kho, luân chuyển chứng từ đảm bảo quy định của công ty. Công ty tổ chức hệ thống chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán đúng với chế độ và biểu mẫu do BTC ban hành. Việc sử dụng phần mềm kế toán Bravo trong quá trình xử lý và thường xuyên được nâng cấp, cập nhật giúp cho công tác hạch toán luôn được thực hiện dễ dàng. Áp dụng phương pháp hạch toán là phương pháp kê khai thường xuyên, kết hợp với phần mềm kế toán dựa trên hình thức ghi sổ là nhật ký chứng từ, công tác theo dõi và quản lý nguyên vật liệu luôn được ghi chép, phản ánh kịp thời trên hệ thống sổ sách chi tiết và tổng hợp, vì vậy luôn cung cấp được thông tin SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 81 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình về số lượng và giá trị nguyên vật liệu, giúp phát hiện sự thất thoát cũng như các sai phạm trong ghi chép kế toán và quản lý nguyên vật liệu. Đến thời điểm lập BCTC, công ty vẫn tiến hành kiểm kê thực tế nguyên vật liệu để đối chiếu với số liệu được theo dõi trên sổ sách, nếu có sự khác biệt sẽ điều tra và có biện pháp xử lí thích hợp nhất. 3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán nguyên vật liệu 3.1.2.1. Ưu điểm  Xác định giá trị nguyên vật liệu - Từng loại nguyên vật liệu trong công ty đều được tính theo giá gốc. Đối với những nguyên vật liệu tồn kho hơn một năm thì được đánh giá theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được được ước tính dựa trên giá trị có thể thu hồi của từng loại nguyên vật liệu tùy theo thời gian tồn kho (30% hoặc 50% so với giá gốc). - Gía gốc của nguyên vật liệu được hạch toán theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, bao gồm giá mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng... - Khi nguyên vật liệu được mua về, trước khi nhập kho đều có tiến hành kiểm tra chất lượng, phẩm chất hàng mua, đối chiếu với mẫu hàng đã đặt sẵn để đảm bảo lô hàng được nhập đúng quy cách theo đơn đặt hàng. Các khoản giảm giá hàng mua do không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua theo đúng quy định.  Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu Công ty áp dụng nhất quán việc tính giá trị nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền trong các kỳ kế toán. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn vì có tính chất trung hòa nhất so với các phương pháp khác.  Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu - Giá trị thuần có thể thực hiện được của công ty được ước tính dựa trên một quy định chung có sẵn, được áp dụng cho tất cả các loại nguyên vật liệu nên việc tính toán trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 82 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Khi xác định giá trị lập dự phòng, kế toán căn cứ trên giá trị thực tế của nguyên vật liệu tại thời điểm cuối kỳ kế toán. Việc lập dự phòng được thực hiện trên từng loại nguyên vật liệu chứ không trên sơ sở từng nhóm, từng kho nguyên vật liệu, hoàn toàn tuân theo nội dung chuẩn mực kế toán.  Ghi nhận chi phí - Giá gốc của nguyên vật liệu đều được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi bán ra, tương ứng với doanh thu liên quan, đảm bảo được nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Các khoản chênh lệch dự phòng giảm giá nguyên vật liệu đều được trích thêm hay hoàn nhập chính xác. Việc ghi nhận chi phí nguyên vật liệu hiện nay của công ty là hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.  Trình bày báo cáo tài chính - Các khoản mục phải trình bày theo quy định đều được công ty nêu rõ trong báo cáo tài chính. Việc phân loại chi phí theo chức năng được trình bày rõ ràng trong khoản mục “giá vốn hàng bán” tại thông tin bổ sung cho Báo cáo kết quả kinh doanh trong Thuyết minh báo cáo tài chính. 3.1.2.2. Hạn chế  Xác định giá trị nguyên vật liệu - đối với những nguyên vật liệu tồn kho dưới 1 năm đều được tính theo giá gốc. Khi có sự biến động mạnh của giá cả thị trường trong thời gian ngắn, nguyên vật liệu không được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Lúc này, việc hạch toán nguyên vật liệu không tuân theo chuẩn mực hiện hành, không đảm bảo được nguyên tắc thận trọng trong kế toán, rằng “tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng”. - Khi tiến hành nhập kho nguyên vật liệu thu mua, phiếu nhập kho được lập trên cơ sở giá mua của nguyên vật liệu. Các chi phí khác như chi phí vận chuyển, bốc dở, sắp xếpđược nhập trực tiếp vào phần mềm máy tính. Việc tính giá gốc nguyên vật liệu do máy tính xử lý, được cộng từ giá mua trên phiếu nhập kho và chi phí vận chuyển, bốc xếptương ứng với từng lô hàng được nhập. Nếu có sự sai sót trong quá SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 83 Đ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình trình nhập liệu, chi phí vận chuyển, bốc xếpkhông tương ứng với số nguyên vật liệu đã nhập kho, nhầm lẫn với các lô hàng khác, sẽ dẫn đến việc đánh giá không đúng giá gốc của nguyên vật liệu theo quy định của chuẩn mực. - Tuy nguyên vật liệu khi mua về đều được kiểm tra về quy cách, phẩm chất nhưng với đặc điểm hoạt động sản xuất diễn ra liên tục nên số lượng nguyên vật liệu của mỗi lần nhập kho đều rất lớn, việc xác định chất lượng nguyên vật liệu chỉ được đánh giá trên mẫu chọn ra trong mỗi lô hàng. Thông thường công ty chỉ tiến hành kiểm tra 5% số lượng nguyên vật liệu trên mỗi lô hàng nhập kho. Chỉ số lấy mẫu kiểm tra này rất nhỏ, chưa thể tổng quát cho toàn bộ lô hàng, có thể vô tình bỏ qua những mẫu nguyên vật liệu kém chất lượng mà vẫn đem nhập kho, gây ảnh hưởng cho quá trình sản xuất và sự hao phí trong quá trình thu mua nguyên vật liệu.  Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu - Việc tính giá trị nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền tuy có độ chính xác cao nhưng với đặc điểm là đa dạng về các loại nguyên vật liệu thì phương pháp này đòi hỏi những tính toán nhiều lần và phức tạp. - Phương pháp bình quân gia quyền có khuynh hướng che dấu sự biến động giá cả do đó ảnh hưởng đến việc ước lượng, dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Đồng thời việc không nắm rõ sự biến động của giá cả sẽ ảnh hưởng đến công tác lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu.  Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu - Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được chỉ dựa trên chỉ tiêu là số năm tồn kho của nguyên vật liệu mà không tính đến sự biến động của giá cả tại thời điểm ước tính. Do đó, có thể giá trị thuần không thực hiện được không được ước tính sát với giá thực tế, dẫn đến việc đánh giá sai giá trị nguyên vật liệu trong công tác hạch toán. Hơn nữa, công ty không ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được trên cơ sở mục đích dự trữ nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh luôn được dự trữ theo đơn đặt hàng, số lượng nguyên vật liệu trong định mức một sản phẩm có thể thay đổi, do đó khi số nguyên vật liệu dự trữ lớn hơn số nguyên SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 84 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình vật liệu cần sử dụng cho hợp đồng sản xuất thì số chênh lệch của nguyên vật liệu lớn hơn vẫn được đánh giá theo giá gốc mà không được đánh giá theo giá trị thuần có thể thực hiện được, trái với chuẩn mực kế toán đã quy định. - Khi giá thành sản xuất cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, kế toán hạch toán cho ta một khoản lỗ. Nếu nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm đó có sự giảm giá trên thị trường, công ty vẫn đánh giá nguyên vật liệu theo đúng giá gốc. Điều này không đúng với quy định tại điều 32 Chuẩn mực kế toán số 02, rằng lúc này nguyên vật liệu được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được. - Công tác lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu chỉ được lập cho những nguyên vật liệu tồn kho trên 1 năm (tỷ lệ trích dự phòng là 50% đối với nguyên vật liệu tồn kho từ 1 – 2 năm và 70% đối với nguyên vật liệu tồn kho trên 2 năm) mà không lập cho những nguyên vật liệu tồn kho dưới 1 năm. Khi giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, hoặc nguyên vật liệu bị hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, chậm luân chuyển, mất mát trong quá trình dự trữ, vận chuyển qua về từ trong nước và nước ngoài, thì khoản lỗ tiềm tàng về sự giảm giá trị của nguyên vật liệu đối với công ty là hiện hữu. Các khoản giảm giá này được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN theo quy định hiện hành, do đó nếu công ty không ghi nhận các khoản giảm giá như vậy sẽ không đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn 3.1.3. Đánh giá về công tác quản lý nguyên vật liệu 3.1.3.1. Ưu điểm  Chuỗi cung ứng - Huegatex có năng lực sản xuất mạnh so với nhiều doanh nghiệp dệt may khác. Hiện Công ty có khả năng sản xuất 12,000 tấn sợi, 1,200 tấn vải và 15 triệu sản phẩm may mặc một năm. Năng lực sản xuất này không dễ gì có được dù đầu tư 2,000 tỷ đồng. Dây chuyên sản xuất gần như khép kín giúp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Công ty sẽ được lợi lớn nếu hiệp định TPP được ký kết do đáp ứng được yêu cầu xuất xứ từ sợi của Mỹ. - Huegatex có chuỗi cung ứng với độ tin cậy cao và linh hoạt. Công ty nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các đối tác nước ngoài có uy tín. Chất lượng sản phẩm và thời SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 85 Đạ i h ọc K nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình gian giao hàng cho các khách hàng luôn được Công ty đảm bảo. Đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai.  Quy trình quản lý - Công ty có bộ phận Quản lý mã hàng dựa trên phần mềm máy tính và bộ phận này tách rời bộ phận Kho hàng. Việc quản lý nguyên vật liệu thông qua phần mềm sẽ giúp tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng, đồng thời tạo tâm lý làm việc cẩn thận và trung thực cho các cá nhân, bộ phận liên quan đến công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu. - Quy trình xuất kho sản xuất, xuất dùng, xuất lắp ráp nguyên vật liệu là chặt chẽ và thực hiện đúng quy định, luôn có sự phối hợp tốt giữa các cá nhân, bộ phận và phòng ban. 3.1.3.2. Hạn chế  Chuỗi cung ứng - Hiện nay, Huegatex đã gần đạt năng suất tối đa của các nhà máy sản xuất. Việc mở rộng sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào đầu tư mới và nâng cấp các nhà máy hiện tại. Đầu tư mới cần số vốn lớn và thời gian để lắp đặt các thiết bị. Điều này khiến cho công ty khá bị động trong việc cung ứng nguyên vật liệu, quá trình sản xuất phụ thuộc lớn vào nhà cung ứng bên ngoài. - Mất cân đối trong sản xuất dệt nhuộm khiến Huegatex phải nhập khẩu nguyên liệu vải với số lượng lớn từ nước ngoài. Tình trạng này khiến số hợp đồng FOB Công ty ký được chưa cao. - Huegatex hoàn toàn phải nhập khẩu nguyên liệu bông. Nếu giá bông thế giới tăng cao, chi phí nguyên liệu đầu vào sẽ tăng theo, dẫn đến giảm lợi nhuận của Công ty.  Quy trình quản lý - Kế toán kho của các nhà máy là người luôn phải được hướng dẫn để nắm một cách vững vàng về cách thu thập chứng từ, lập phiếu nhập, phiếu xuất, theo dõi kho, luân chuyển chứng từ đảm bảo quy định đồng thời là người chịu trách nhiệm chính SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 86 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình trong khâu quản lý việc nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu của công ty. Đây là một trọng trách khá nặng và tạo ra một áp lực lớn trong công việc. - Kho luôn được tổ chức tốt ở khâu thực hiện các bước bắt đầu, tuy nhiên có nhiều khoảng thời gian, do tần suất công việc lớn nên bộ phận chỉ đạo quản lý không cập nhật để chỉ đạo kịp thời công tác kiểm tra hàng ngày nguyên vật liệu cần thiết đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất hiện cho các nhà máy. - Trong quy trình xuất chuyển kho: Kế toán kho vừa là người lập giao dịch, vừa là người kiểm tra giao dịch, dễ xảy ra trường hợp đưa ra những nhận định cá nhân, rủi ro sai sót và gian lận là khá lớn. - Công ty tiến hành quản lý nguyên vật liệu thông qua mã hàng, tuy nhiên tại kho có nhiều loại nguyên vật liệu vẫn chưa được dán mã chi tiết, gây khó khăn trong việc xác định mặt hàng. 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Dệt May Huế 3.2.1. Về công tác kế toán nguyên vật liệu Xuất phát từ những vấn đề về lý luận và thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty hiệ nay, để đáp ứng yêu cầu phản ánh một cách trung thực, chính xác, hợp với xu thế phát triển của công ty, của ngành, công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nên giải quyết những vấn đề sau:  Xác định giá trị nguyên vật liệu - Phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu nên thường xuyên theo dõi tình hình biến động giá cả của thị trường và kết hợp với nhà máy để biết được tình hình tồn kho của các loại nguyên vật liệu. Khi có sự biến động giá cả mạnh của nguyên vật liệu ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, đầu ra của sản phẩm, cần phải thông báo cho các phòng ban liên quan, đồng thời kế toán tiến hành ghi nhận giá trị của nguyên vật liệu theo giá trị thuần có thể thực hiện được, để công tác hạch toán nguyên vật liệu được chính xác. SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 87 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Khi nguyên vật liệu được mua về công ty, căn cứ vào hóa đơn mua hàng, hóa đơn vận chuyển, bốc xếpvà các giấy tờ khác liên quan, tiến hành lập phiếu nhập kho trên cơ sở các chứng từ đó, giá nhập kho là giá đã bao gồm giá mua và chi phí vận chuyển, bốc xếpđược phân bổ cho từng loại nguyên vật liệu. Kế toán tiến hành nhập liệu và hạch toán nguyên vật liệu theo giá gốc của nguyên vật liệu trên phiếu nhập kho. - Việc tiến hành chọn kích thước mẫu cho quá trình kiểm tra chất lượng, quy cách nguyên vật liệu nhập kho nên được xây dựng trên cơ cở các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu mua, đặc điểm của nguyên vật liệu. Quy trình này nếu được lập riêng cho từng nhóm nguyên vật liệu như bông, xơ, sợi, vảisẽ hạn chế được những sai phạm trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.  Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu - Song song với việc tính giá trị nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền, kế toán phải thường xuyên theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân khi thấy có sự chênh lệch giá so với những lần xuất nguyên vật liệu trước để có phương án xử lý kịp thời.  Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu - Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được, kế toán viên nên xem xét đến những biến động giá cả của nguyên vật liệu từ sau ngày khóa sổ cho đến ngày lập báo cáo tài chính. Trong giai đoạn này, nếu có những sự kiện cho bằng chứng về sự tổn thất giá trị của nguyên vật liệu tại thời điểm khóa sổ, ví dụ như nguyên vật liệu được bán sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, kế toán nên dựa trên những sự kiện này, kết hợp linh hoạt với quy tắc ước tính của công ty để xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên vật liệu. - Công ty phải đánh giá nguyên vật liệu theo giá trị thuần có thể thực hiện được đối với những trường hợp dự trữ nguyên vật liệu lớn hơn số lượng cần cho hợp đồng, hay khi có sự giảm giá của nguyên vật liệu mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, để luôn đảm bảo được nguyên tắc thận trọng trong kế toán cũng như các chuẩn mực về trình bày báo cáo tài chính. - Ngoài các khoản nguyên vật liệu tồn kho trên 1 năm đã được trích lập dự SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 88 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình phòng, công ty nên lập một hồ sơ có nội dung thẩm định chất lượng và giá trị của các nguyên vật liệu tồn kho dưới 1 năm bị giảm giá, có sự tham gia của các phòng ban liên quan như tài chính, mua hàng, quản lý chất lượng kèm theo các bằng chứng kiểm định của bên thứ ba để đánh giá một cách hợp lý quy mô giảm giá, để từ đó làm căn cứ cho việc ghi nhận vào báo cáo tài chính.  Ngoài ra công ty nên chú trọng tìm hiểu những thay đổi trong công tác kế toán nguyên vật liệu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 được áp dụng cho niên độ kế toán năm sau. Công ty có thể xem xét một số điểm sau liên quan đến công tác kế toán nguyên vật liệu: - Thay TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” bằng TK 229 “Dự phòng tổn thất tài sản” với chi tiết TK cấp 2 là TK 2294 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. - Không áp dụng phương pháp “nhập sau, xuất trước” (LIFO) trong các phương pháp tính giá nguyên vật liệu. Khi điều kiện thị trường ngành Dệt may có nhiều biến động và hoàn cảnh thay đổi, công ty có thể thay đổi phương pháp kế toán đã chọn nhưng phải ghi chú rõ ràng về sự thay đổi này và ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu liên quan trong báo cáo tài chính. - Những trường hợp công ty xuất kho các loại nguyên vật liệu như bông phế, xơ phếđể khuyến mại, quảng cáo, phương pháp hạch toán đã được nêu chi tiết trong Thông tư 200 cần được lưu ý để hạch toán đúng và tránh hạch toán theo phương pháp cũ. 3.2.2 Về công tác quản lý nguyên vật liệu - Từng bước xây dựng kho hàng hiện đại, đáp ứng tốt về không gian làm việc cho bộ phận kho, tạo tâm lý làm việc thoải mái, có chính sách hỗ trợ, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên cũng như tuyển dụng tốt những người phù hợp với từng vị trí công việc nhằm đạt được hiệu quả cao nhất mục tiêu đề ra. - Quản lý kho hàng tốt bắt đầu với bảo trì. Nên có một danh sách kiểm tra hàng ngày cho người quản lý kho và giám sát thật chặt những hoạt động đó đồng thời yêu cầu trách nhiệm bảo trì từ người quản lý kho. SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 89 Đạ i h ọc K i tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Kế toán vật tư nên cùng kế toán kho kiểm tra các giao dịch để nhanh chóng phát hiện và sửa chữa kịp thời những giao dịch trong quy trình xuất chuyển kho. Và để tránh phải sửa chữa những sai lầm của mình sau khi xử lí một đơn hàng thì kế toán nên kiểm tra đơn hàng 2 lần, thể hiện trách nhiệm cao trong công việc. - Dán nhãn lên tất cả các sản phẩm, việc này sẽ giúp cho việc phân loại, tìm kiếm hàng trong kho một cách dễ dàng và quản lí được hàng tồn kho chính xác nhất. SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 90 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, cùng với việc tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công tác kế toán tại công ty, em đã hoàn thành được khóa luận của mình và khóa luận đã giải quyết được 3 mục tiêu sau: - Thứ nhất: khái quát được những vấn đề cơ bản về kế toán, quản lý nguyên vật liệu, phương pháp hạch toán nguyên vật liệu dựa trên chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho. - Thứ hai: Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty. - Thứ ba: đánh giá ưu, nhược điểm về phương pháp kế toán, quản lý nguyên vật liệu tại công ty. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp thiết thực góp phần hoàn thiện công tác kế toán, quản lý nguyên vật liệu của công ty theo đúng các văn bản hướng dẫn và quy định. Để cho hướng nghiên cứu đề tài được thực hiện đầy đủ hơn, em chỉ đi sâu tìm hiểu công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty vào năm 2015, công ty vừa triển khai áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay cho Quyết định 15/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính với một số thay đổi liên quan đến đề tài như thay đổi tài khoản Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 159 thành TK 2294, không áp dụng phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO) trong phương pháp tính giá nguyên vật liệu, nêu chi tiết cách hạch toán các trường hợp xuất kho khuyến mại, quảng cáo Do hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ và ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị Trên cơ sở kiến thức đã học cùng với những kiến thức thực tế mà em tiếp thu được trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, em đã mạnh dạn đề SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 91 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình xuất một số ý kiến với mong muốn Công ty thực hiện có hiệu quả hơn công tác kế toán nguyên vật liệu. Mặc dù những ý kiến của em đưa ra còn hạn chế nhưng em rất mong nhận được sự quan tâm của Công ty và được Công ty áp dụng trong tương lai. 3. Hướng tiếp tục nghiên cứu của đề tài Nếu có điều kiện về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, em mong muốn có thể tìm hiểu cả công tác kế toán hàng tồn kho của Công ty theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Hơn nữa, em hy vọng được tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn, mở rộng phạm vi nghiên cứu đề tài ra các công ty cùng ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để có thể so sánh điểm giống, khác nhau khi vận dụng Thông tư mới vào công tác kế toán nguyên vật liệu giữa Công ty và các đơn vị khác. Từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty. SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 92 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 – Hàng tồn kho 2. Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp. 3. Thông tư 228/2009/TT-BTC ban hành ngày 7-12-2009, hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. 4. Phan Thị Minh Lý (2008), Nguyên lý kế toán, NXB Đại học Huế 5. Phan Đình Ngân, Hồ Phan Minh Đức (2009), Kế toán tài chính 1, Đại học Kinh tế - Đại học Huế 6. Trần Xuân Nam (2010), Kế toán tài chính, NXB Thống kê 7. Một số website tham khảo: SVTH: Trần Thị Ngọc Anh 93 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình PHỤ LỤC SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ lục 01: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG KINH TẾ MUA BÁN HÀNG HÓA Số: 53 – 15 / DMH – HPL - Căn cứ vào Luật Thương mại Quốc Hội nước CHXHCNVN số 36/2005 QH11 ban hành ngày 14/06/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 - Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và khả năng của hai đơn vị. Hôm nay, ngày 24 tháng 11 năm 2015. * Bên A :CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Địa chỉ : 122 Dương Thiệu Tước, Phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, TT Huế Điện thoại : (84.54) 3864337 Fax: (84.54) 3864338 Mã số thuế : 3 3 0 0 1 0 0 6 2 8 Tài khoản : 016.100.0000369 tại Ngân Hàng Cổ Phần Thương Mại Ngoại Thương, Chi Nhánh Thừa Thiên Huế. : 4000211008034 tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Chi Nhánh Thừa Thiên Huế. : 5011100060008 tại Ngân Hàng Quân Đội, Chi Nhánh Huế. : 102010000395199 tại Ngân Hàng Công Thương, Chi Nhánh Huế. Do Ông : NGUYỄN BÁ QUANG - Chức vụ: TỔNG GIÁM ĐỐC * Bên B: CÔNG TY TNHH TMSX DV HỒNG PHÚC LONG Địa chỉ : 116/58/11 Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM Điện thoại : 08.54087423 Fax: 08.38119062 Tài khoản : 102010000240718 tại NH Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh 12. : 007.100.317 0746 tại NH Vietcombank Chi nhánh Tân Bình. : 31310000032340 tại NH ĐT & PT Việt Nam – Chi Nhánh Bắc Sài Gòn. : 1011100584005 NH TMCP Quân Đội – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh : 6360201118850 NH Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CN Tân Bình. : 51740179 tại Ngân hàng Á Châu – Chi Nhánh Võ Thành Trang. Mã số thuế : 0 3 0 2 9 4 2 8 9 6 Do Bà: TRƯƠNG THỊ MINH CHÂU – Chức vụ: Giám Đốc làm đại diện Sau khi bàn bạc, hai bên cùng nhau ký hợp đồng kinh tế với các điều khoản cụ thể như sau: SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Điều 1: MẶT HÀNG – SỐ LƯỢNG – ĐƠN GIÁ – THÀNH TIỀN Bên B đồng ý bán cho bên A: - Mặt hàng: Xơ POLYESTER STAPLE FIBER 1.4D X 38MM A GRADE – FORMOSA BRAND – Xuất xứ: Việt Nam - Số lượng: 150.000 kgs (+/- 5%) - Đơn giá: + Đơn giá chưa thuế: 23.205,9 VND/kg + Thuế GTGT (10%): 2.320,59 VND/kg + Đơn giá thanh toán: 25.526,59 VND/kg - Tổng trị giá hợp đồng cả thuế: 3.828.973.500 VND (+/- 5%) -(Bằng chữ: Ba tỷ tám trăm hai mươi tám triệu chin trăm bảy mươi ba ngàn năm trăm đồng). Điều 2: TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT – CHẤT LƯỢNG TYPE T2 1.4D x 38 MM SPECCIFICATION UNIT A GRADE Standard Result Fiber Length mm --- 37.3 ~ 39.6 Fuse Fiber Mg/100g ≤ 20 8.2 ~ 9.9 Denier Den 1.40 ± 0.07 1.38 ~ 1.43 Tenacity g/D 6.7 ± 0.3 6.57 ~ 6.89 Elongation % 30 ± 0.4 29 ~ 33.8 OPU % % 0.115 ~ 0.145 0.127 ~ 0.136 Water Content % ≤ 0.80 0.49 ~ 0.55 Dye % 17.5 ± 0.5 17.3 ~ 17.8 L* --- 93.5 ± 2.0 93.04 ~ 93.86 B* --- 0.8 ± 0.6 0.63 ~ 0.99 Crimp Number PC --- 16 ~ 18.1 - Xơ nguyên đai nguyên kiện, cùng một lô sản xuất, theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. - Trong quá trình nhận hàng nếu bên A thấy chất lượng và số lượng hàng không đúng theo chứng từ, hợp đồng thì phải giữ nguyên hiện trạng và thông báo cho bên bán. - Sau khi nhận được thông báo khẩn cấp về chất lượng của bên A bằng điện thoại hoặc bằng Fax, trong thời gian 72 giờ bên B phải thu xếp để giải quyết cho bên A. - Nếu có phát sinh các vấn đề kỹ thuật như: màu sắc, xơ bị cuốn trong quá trình kéo sợi, cường lực sợi thấp..vv, hai bên phải lập Biên bản xác nhận, có kết SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình luận trách nhiệm thuộc về bên nào. Hai bên phải kết hợp giải quyết trên tinh thần hợp tác (kể cả vấn đề bồi thường thiệt hại). - Chất lượng xơ như mẫu của bên B đã giao cho bên A. Điều 3: GIAO NHẬN – VẬN CHUYỂN - Thời gian giao hàng: sau khi ký hợp đồng đến trước ngày 15/12/2015. - Phương thức và địa điểm giao hàng: thời gian giao hàng do bên B thông báo, địa điểm giao hàng theo sự chỉ định của bên A, chi phí bốc xếp mỗi bên chịu một đầu, chi phí vận chuyển trong phạm vi Tp.Hồ Chí Minh do bên B chịu, ngoài phạm vi Tp.Hồ Chí Minh do bên A chịu. - Bên a sẽ nhận hàng theo từng đợt, nếu chất lượng đạt bên A sẽ nhận tiếp. Điều 4: THANH TOÁN - Thời gian thanh toán: trước ngày 25/11/2015 - Bên A thanh toán cho bên B trước khi nhận hàng và chia làm một hoặc nhiều đợt. - Thanh toán chuyển khoản bằng tiền Việt Nam đồng. Trong trường hợp bên mua gặp khó khăn trong tiến độ thanh toán, bên mua phải có đề nghị để bên bán sẽ hỗ trợ để tránh ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Điều 5: CAM KẾT CHUNG Hai bên nhất trí thi hành các điều khoản đã nêu trên để hoàn thành hợp đồng này.Mọi thay đổi (nếu có) phải được sự thỏa thuận của đôi bên và thể hiện bằng phụ lục hợp đồng kinh tế. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có tranh chấp khiếu nại liên quan xảy ra, hai bên tiến hành thông báo cho nhau và thương lượng để giải quyết, nếu không được thì chuyển cho trung tâm trọng tài kinh tế TP.HCM giải quyết và ra phán quyết cuối cùng có hiệu lực đối với hai bên. Hợp đồng này được lập thành 04 bản, bên A giữ 03, bên B giữ 01 bản có giá trị kể từ ngày ký đến hết ngày 15/12/2015. ĐẠI DIỆN BÊN A NGUYỄN BÁ QUANG ĐẠI DIỆN BÊN B TRƯƠNG THỊ MINH CHÂU SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ lục 02: PHIẾU NHẬP KHO Ngày 07 tháng 12 năm 2015 Số: 101KB Nợ: 1521 2.306.260.357 1331 230.626.035 Có: 3311-1 2.536.886.392 - Nguồn nhập: CTY TNHH – TMSX & DV HỒNG PHÚC LONG - Địa chỉ: 116/58/11 Hoàng Hoa Thám, P. 12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh - Hợp đồng số: 53-15/DMH-HPL ngày 24/11/2015 - Hóa đơn: 0000475+0000478 ngày 24/11/2015 - Kiểm nghiệm: 1/12 - Ngày kiểm nghiệm: 07/12/2015 - Người giao hàng: - Diễn giải: Hoài (KD) Nhập xơ theo hóa đơn số 0475+0478 ngày 28/11/2015 - Nhập tại kho: Bông, xơ, phế liệu (01BONG) Stt Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư; dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Xơ TAIRILIN 1.4 D*38 mm 11.02.02 Kg 99.382,50 23.205,900 2.306.260.357 2 Xơ TAIRILIN 1.4 D*38 mm (đơn vị tính phụ) 13.01.009 Kiện 288,00 Tổng cộng 99.670,50 2.306.260.357 Cộng Tiền nhập: Tiền thuế: Tổng tiền: Tổng tiền (QĐ): 2.306.260.357 230.626.035 2.536.886.392 2.536.886.392 - Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai tỷ năm trăm ba mươi sáu triệu tám trăm tám mươi sáu ngàn ba trăm chín mươi hai đồng. - Số chứng từ gốc kèm theo: .. Ngày 21 tháng 03 năm 2016 Người lập phiếu Nguyễn T.Phương Thảo Người giao hàng Thu Hoài Thủ kho Vương Thị Thơ P.Kinh Doanh Lê Công An SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ lục 03: NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LỆNH CHI Payment Order Số No. VAY VietinBank Liên Ngày: 24/11/2015 Tên đơn vị trả tiền CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Tài khoản nợ 217110006345024 Tại ngân hàng Công thương Huế Số tiền bằng chữ Ba tỷ tám trăm triệu đồng chẵn Tên đơn vị nhận tiền CTY TNHH-TMSX DV HỒNG PHÚC LONG Tài khoản có 102010000240718 Tại ngân hàng Công thương CN 12 HCM Nội dung Remarks Thanh toán tiền nhập xơ theo HD 53-15 Đơn vị trả tiền Kế toán ĐOÀN TƯ Chủ tài khoản NGUYỄN BÁ QUANG Ngày hạch toán 25/11/15 Giao dịch viên Kiểm soát viên Số tiền bằng số Amount in figures 3.800.000.000 VND SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ lục 04: VietinBank. ỦY NHIỆM CHI Payment Order Ngày: 24/11/2015 Date Số: VAY Số bút toán: NoSeq No. Loại tiền: VND Curency Đơn vị trả tiền Applicant Số tài khoản Account No. Tại ngân hàng Đơn vị thụ hưởng Benificiary CMND Place of issue Số tài khoản Tại ngân hàng CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Điện thoại: 054.3864959 Tel Công thương Huế CTY TNHH-TMSX DV HỒNG PHÚC LONG Điện thoại: Tel 102010000240718 Công thương CN 12 HCM Dành cho ngân hàng (For bank use only) Tài khoản nợ: Debit account Tài khoản có Credit account Số tiền bằng số: Amount in figures 3.800.000.000 Số tiền bằng chữ: Ba tỷ tám trăm triệu đồng chẵn. Amount in words Nội dung: Thanh toán tiền nhập xơ theo Hợp đồng 53-15 Đơn vị trả tiền (Applicant) Ngân hàng A (Bank of Applicant) Ghi sổ ngày (Settled date) 24/11/2015 Ngân hàng B (Bank of Benificiary) Ghi sổ ngày (settled date).. Kế toán trưởng Chief Accountant Chủ tài khoản Account holder Giao dịch viên Taller Kiểm soát Supervisor Giao dịch viên Teller Kiểm soát Supervisor SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ lục 05: PHIẾU NHẬP KHO Ngày 16 tháng 12 năm 2015 Số: 104KB Nợ: 1521 154.863,54 Có: 3311-1 154.863,54 - Nguồn nhập: CARGILL COTTON LIMITED - Địa chỉ: 12 Princess Parade Liverpool L3 1BG United Kingdom - Hợp đồng số: - Hóa đơn: WAF/S19857.A00 ngày 24/11/2015 - Kiểm nghiệm: - Ngày kiểm nghiệm: - Người giao hàng: - Diễn giải: Hoài (KD) Nhập theo Invoive số WAF/S19857.A00 ngày 24/11.2015 - Nhập tại kho: Bông, xơ, phế liệu (01BONG) Stt Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư; dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Bông Burkina Faso 1.1/8’’ 11.01.009 Kg 101.218,00 1,530 154.863,54 2 Bông Burkina Faso 1.1/8’’ (đơn vị tính phụ) 13.01.009 Kiện 443,00 Tổng cộng 101.218,00 Cộng Tiền nhập: Tiền thuế: Tổng tiền: Tổng tiền (QĐ): 154.863,54 154.863,54 3.484.429.650,00 - Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm năm mươi bốn ngàn tám trăm sáu mươi ba Đô la năm mươi bốn cent. - Số chứng từ gốc kèm theo: .. Ngày 16 tháng 12 năm 2015 Người lập phiếu Nguyễn T.Phương Thảo Người giao hàng Thu Hoài Thủ kho Vương Thị Thơ P.Kinh Doanh Lê Công An SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ lục 06: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế Mẫu số: 02 – VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 21 tháng 12 năm 2015 Số: 295KB Nợ: 6211-11.153.201.038 Có: 1521 1.153.201.038 Họ tên người nhận hàng: Đinh Thị Loan Địa chỉ (bộ phận): Nhà máy Sợi Lý do xuất kho: Loan (sợi) Phục vụ sản xuất Xuất tại kho (ngăn lô): Bông, xơ, phế liệu (01BONG) TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư; dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Xơ TAIRILIN 1.4 D *38 mm 11.02.02 Kg 15.525,00 23.963,15 372.027.833 2 Xơ TAIRILIN (đơn vị tính phụ) 13.02.02 Kiện 45,00 3 Bông Ivory Coast 1.1/8’’ 11.01.014 Kg 4.844,70 35.227,15 170.664.987 4 Bông Ivory Coast 1.1/8’’ (đơn vị tính phụ) 13.01.014 Kiện 21,00 5 Bông Burkina Faso 1.1/8’’ 11.01.009 Kg 3.420,00 35.127,05 120.134.528 6 Bông Burkina Faso 1.1/8’’ (đơn vị tính phụ) 13.01.009 Kiện 15,00 7 Bông Chad 1.1/8’’ 11.01.054 Kg 8.305,20 35.932,88 298.429.729 8 Bông Chad 1.1/8’’ (đơn vị phụ) 13.01.054 Kiện 36,00 9 Bông Mali-RNN Cotton 1.1/8’’ 11.01.004 Kg 5.532,00 34.697,03 191.943.961 10 Bông Mali-RNN Cotton 1.1/8’’ (đơn vị tính phụ) 13.01.004 Kiện 24,00 Tổng cộng 37.767,90 1.153.201.038 Cộng Tiền xuất: Tiền thuế: Tổng tiền: 1.153.201.038 1.153.201.038 - Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Một tỷ một trăm năm mươi ba triệu hai trăm lẻ một ngàn không trăm ba mươi tám đồng. - Số chứng từ gốc kèm theo: .. Ngày 21 tháng 12 năm 2015 Người lập phiếu Nguyễn Thị Phương Thảo Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho Vương Thị Thơ Thủ trưởng đơn vị Lê Công An SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ lục 07: GIẤY ĐỀ NGHỊ (V/v nhập khẩu cúc cho SU20020 style JNKS5030-JNKF5000) Số: 480/DN-KD Ngày 12/2/2015 Trang số: 1/1 Kính gửi: TỔNG GIÁM ĐỐC Căn cứ vào đơn hàng đã ký nhận giữa Công ty Cổ phần Dệt May Huế và công ty AURORA thông qua văn phòng Resources Vietnam về việc triển khai sản xuất áo Polo Shirt giao hàng vào 5- 2015 với số lượng 25610 chiếc Đơn hàng khách hàng yêu cầu có sử dụng cúc nhập khẩu từ Shenzen Lian Da Button, Trung Quốc. Vậy phòng Kế hoạch – XNK May kính đề nghị Tổng giám đốc duyệt cho: 1/ Phòng Kế hoạch – XNK May được nhập khẩu số lượng nhãn như sau: PHỤ LIỆU Style ĐM Tiêu hao (%) Số lượng nhập khẩu Đơn giá (usd/pes) Thành tiề (usd) JNKF5000 JNKS5030 Cúc BU-76 25610 4 1,7 104183 0,016 1666,93 Tổng 1666,93 2/ Phòng Tài chính Kế toán thanh toán cho nhà cung cấp bằng phương thức thanh toán trả trước theo địa chỉ và số tài khoản dưới đây: 2.1/ Invoice No: SU20020 Tổng số tiền: USD 1666,93 (Một ngàn sáu trăm sáu sáu đô la Mỹ và chin ba cent) 2.2/ Thời gian chuyển tiền trước ngày 5-3-2015 2.3/ Địa điểm chuyển tiền: Beneficiary’s Bank Name: INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK OF CHINA SHENZEN FRANCH Beneficiary’s Bank add: NORTH BLOCK FINANCIAL CENTRE SHENNANRD EAST SHENZEN CHINA Beneficiary’s Bank A/c no: 4000055619100317206 Beneficiary’s Bank’s correspondent bank name in U.S: CITYBANK N.A.NEW YORK Kính đề nghị Tổng giám đốc xem xét và phê duyệt. Duyệt Nơi nhận: + Tổ XNK + P.TCKT + Lưu P.KH-XNK Người đề nghị Lê Duy Minh Tâm SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ lục 08: ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU style JNKS5030 (đơn hàng Resources) Số: 74/ĐM MAY Ngày 02/03/2015 Trang số: 1/2 I.MỤC ĐÍCH Định mức dùng để cấp phát, thực hiện và quyết toán nguyên phụ liệu sử dụng cho sản phẩm may dệt kim tại nhà máy May II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN ÁP DỤNG *Áp dụng cho mã hàng Style#JNKS5030-PO#SU20020: 20668 sản phẩm *Thời gian từ: 02-03-2015 III. CƠ SỞ XÂY DỰNG - Tài liệu kỹ thuật mã hàng trên - Sơ đồ tại nhà máy IV. NỘI DUNG Định mức nguyên phụ liệu cho 1 đơn vị sản phẩm của style# trên như sau: 1. Nguyên liệu:(Sản xuất trong nước) AP100-HUEGATEX 100% POLY JERSEY (GBK047) 100% POLYESTER 180GSM * Định mức dưới đã có tiêu hao phôi loại và đầu cây: 3,0% Vải (Chính/phối) Khổ vải (m) Trọng lượng (g/m2) Định mức 1 sản phẩm Cổ dệt (cái/sp) (full) (cut) mét yard gam AP100(GKK047) 1.70 1.64 180 1.024 1.120 313.3 1.02 1.55 1.49 180 1.129 1.235 315.1 2. Phụ liệu STT Tên phụ liệu ĐVT Định mức 1 sản phẩm 1 Thùng carton Cái 0.0833 2 Nhãn ID Cái 0.0833 3 Băng keo dán thùng m 0.3592 4 Băng keo dán cạnh thùng m 0.025 5 Băng keo dán bao Cái 0.06 6 Bao PE (1 áo/bao) Cái 1.01 7 Móc treo + hạt size Cái 1.01 8 Dây treo nhãn Sợi 1.01 9 Đan nhựa Cái 1.01 10 Cúc (4 hạt/áo) Hạt 4.068 11 Nhãn chính Cái 1.02 12 Nhãn sườn Cái 1.02 13 Nhãn treo chính và phụ Cái 2.02 14 Nhãn PRICE TICKET Cái 1.02 15 Nhãn dán bao Cái 1.02 SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU style JNKS5030 (đơn hàng Resources) Số: 74/ĐM MAY Ngày 02/03/2015 Trang số: 2/2 16 Mex sao mỏng – Nẹp áo Yds 0.069 17 Dây tape viền cổ Yds 0.728 18 Dây đệm vai Yds 0.46 19 Chỉ chính m 166 20 Chỉ phối m 10 mí dây viền cổ SOẠN THẢO Thái Ngọc Linh XEM XÉT Trần Thị Thuấn PHÊ DUYỆT Nguyễn Thanh Tý Phân phối: + Phòng KH-XNK May: 1 bản + Phòng TCKT: 1 bản + Nhà máy May 1: 1 bản + Nhà máy May 2: 1 bản + Nhà máy May 3: 1 bản + Nhà máy Dệt nhuộm: 1 bản + Phòng Điều hành May: 1 bản SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ lục 09: ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU style JNKF5000 (đơn hàng Resources) Số: 75/ĐM MAY Ngày 02/03/2015 Trang số: 1/2 I.MỤC ĐÍCH Định mức dùng để cấp phát, thực hiện và quyết toán nguyên phụ liệu sử dụng cho sản phẩm may dệt kim tại nhà máy May II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN ÁP DỤNG *Áp dụng cho mã hàng Style#JNKF5000-PO#SU20020: 4942 sản phẩm *Thời gian từ: 02-03-2015 III. CƠ SỞ XÂY DỰNG - Tài liệu kỹ thuật mã hàng trên - Sơ đồ tại nhà máy IV. NỘI DUNG Định mức nguyên phụ liệu cho 1 đơn vị sản phẩm của style# trên như sau: 1. Nguyên liệu:(Nhập khẩu) GBK775-COLORFUL JACQUARD100% POLYESTER 180GSM * Định mức dưới đã có tiêu hao phôi loại và đầu cây: 3,0% Vải (Chính/phối) Khổ vải (m) Trọng lượng (g/m2) Định mức 1 sản phẩm Cổ dệt (cái/sp) (full) (cut) mét yard gam GBK775 62 60 180 1.069 1.169 302.9 1.03 2. Phụ liệu STT Tên phụ liệu ĐVT Định mức 1 sản phẩm 1 Thùng carton Cái 0.0833 2 Nhãn ID Cái 0.0833 3 Băng keo dán thùng m 0.3592 4 Băng keo dán cạnh thùng m 0.025 5 Băng keo dán bao Cái 0.06 6 Bao PE (1 áo/bao) Cái 1.01 7 Móc treo + hạt size Cái 1.01 8 Dây treo nhãn Sợi 1.01 9 Đan nhựa 3’’ Cái 1.01 10 Cúc (4 hạt/áo) Hạt 4.068 11 Nhãn chính Cái 1.02 12 Nhãn sườn Cái 1.02 13 Nhãn treo chính + phụ 1 + phụ 2 Cái 2.02 14 Nhãn PRICE TICKET Cái 1.02 15 Nhãn dán bao Cái 1.02 16 Mex sao mỏng – Nẹp áo yds 0.058 SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU style JNKS5000 (đơn hàng Resources) Số: 75/ĐM MAY Ngày 02/03/2015 Trang số: 2/2 17 Dây tape viền cổ Yds 0.728 18 Dây đệm vai Yds 0.46 19 Chỉ chính m 166 20 Chỉ phối m 10 mí dây viền cổ SOẠN THẢO Thái Ngọc Linh XEM XÉT Trần Thị Thuấn PHÊ DUYỆT Nguyễn Thanh Tý Phân phối: + Phòng KH-XNK May: 1 bản + Phòng TCKT: 1 bản + Nhà máy May 1: 1 bản + Nhà máy May 2: 1 bản + Nhà máy May 3: 1 bản + Nhà máy Dệt nhuộm: 1 bản + Phòng Điều hành May: 1 bản SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Phụ lục 10: PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BÁO CÁO TỔNG HỢP VẬT TƯ TỒN KHO Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Tồn kho theo sổ sách Tồn kho đang luân chuyển Tồn kho trên 2 năm Thành tiền Thành tiền Thành tiền Bông 25.333.080.513 25.333.080.513 Xơ 3.122.375.168 3.122.375.168 Bông, xơ 28.455.455.681 28.455.455.681 Sợi mua - - Vải mua 7.800.918.799 7.800.918.799 Vải gia công 318.108.778 318.108.778 1521 36.574.483.258 36.574.483.258 Nhiên liệu (1523) 150.228.635 139.094.435 11.134.200 CCDC 31.406.988 31.406.988 BHLĐ 12.397.217 12.397.217 153 43.804.259 43.804.259 Chip - - Hóa chất 928.499.510 902.951.926 25.547.584 Vải thu hồi - - Vật tư 35.340.438 35.298.625 41.813 VT điện 180.335.886 174.999.374 5.336.512 Phụ tùng May 390.150.540 382.675.540 7.475.000 Phụ liệu May 4.650.731.877 4.650.058.844 673.033 Phụ tùng Dệt nhuộm 99.240.766 99.240.766 Phụ tùng Sợi 69.985.152 13.933.770 56.051.382 Vòng bi, dây đai 23.007.358 13.494.200 9.513.158 Vòng da, suốt, kim 334.008.787 334.008.787 Phế liệu thu hồi (KS) 524.086.362 524.086.362 Phế liệu thu hồi (KM) 18.878.446 18.878.446 Bao bì Sợi 46.621.773 46.621.773 Bao bì May 1.608.650.383 1.608.650.383 Thùng CTMay 1.319.848.949 1.319.848.949 1522 10.229.386.227 10.124.747.745 104.638.482 Tổng cộng 46.997.902.379 46.882.129.697 115.772.682 Tổng cộng 152 46.954.098.120 46.838.325.438 115.772.682 Tổng cộng 1521 36.574.483.258 36.574.483.258 - Tổng cộng 1522 10.229.386.227 10.124.747.745 104.638.482 Tổng cộng 1523 150.228.635 139.094.435 11.134.200 Tổng cộng 153 43.804.259 43.804.259 - Người lập NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Trần Thị Ngọc Anh Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_thi_ngoc_anh_7506.pdf
Luận văn liên quan