Khóa luận Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh thương mại đăng dương

Việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động phải là nhiệm vụ và mục tiêu lâu dài của công ty, nó không chỉ liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn lưu động ngắn hạn mà còn đến việc quản lý tài chính dài hạn, đảm bảo cho vốn lưu động của công ty được sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh mà công ty đã đề ra. Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về vốn lưu động, đi sâu phân tích từng khoản mục tài sản lưu động đã cho thấy rõ hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động ở công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương. Đồng thời cũng qua đó để tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty. Với một số biện pháp đã nêu trong khóa luận này, hy vọng nó sẽ được công ty xem xét để áp dụng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty. Từ những thực trạng đã phân tích cùng nguyên nhân trong việc sử dụng vốn lưu động tại công ty, tôi xin mạnh dạn đưa ra những khuyến nghị như sau: Đầu tiên là thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn lưu động. Để làm được điều đó công ty phải biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty cũng như điều kiện kinh tế xã hội và những quy định quản lý của Nhà nước, tích cực học tập những kinh nghiệm, tri thức quản lý tiên tiến và biết vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cơ sở kinh doanh của công ty mình. Sự nỗ lực và cố gắng của công ty phải là một nhân tố và động lực chủ đạo trong việc phát triển nguồn vốn cổ phần, nâng cao năng lực tự chủ tài chính của công ty. Đồng thời tích cực tìm kiếm và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn khác, lựa chọn phương thức tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động một cách khoa học, phù hợp với điều kiện và đặc điểm kinh doanh của công ty trên cơ sở cân nhắc chi phí và rủi ro của mỗi phương thức tài trợ.

pdf71 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh thương mại đăng dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 2.5. Khả năng thanh toán của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thƣơng mại Đăng Dƣơng 36 Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011–2012 2012-2013 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 11,81 23,22 1,37 11,41 (21,84) 2. Khả năng thanh toán nhanh 11,74 21,00 1,09 9,26 (19,91) 3. Khả năng thanh toán tức thời 0,78 0,88 0,96 0,1 0,08 (Nguồn: Bảng Cân đối kế toán 2011-2013 - Phòng Kế toán) Khả năng thanh toán ngắn hạn Năm 2011, khả năng thanh toán ngắn hạn là 11,81 lần. Đến năm 2012, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tăng lên đến 23,22 lần. Như vậy có nghĩa là năm 2011, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 11,81 đồng tài sản ngắn hạn, còn năm 2012, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 23,22 đồng tài sản ngắn hạn. Trên lý thuyết, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn càng cao càng tốt. Tuy nhiên, trong năm 2012, dù khả năng thanh toán đã tăng lên 11,41 lần so với năm 2011 nhưng sự gia tăng này chủ yếu là do các khoản phải thu trong năm 2012 vẫn còn lớn. Các khoản phải thu chiếm đến 92,86% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản lưu động của công ty chưa thực sự đạt được hiệu quả. Đến năm 2013, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty lại giảm từ 23,22 lần xuống còn 1,37 lần, tương đương với giảm 21,84 lần so với năm 2012. Năm 2013, dù khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty giảm mạnh nhưng hệ số này vẫn ở mức 1,37 lần, nghĩa là không nhỏ hơn 1, công ty vẫn có khả năng hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình. Tuy nhiên, khi mà khả năng thanh toán ngắn hạn giảm mạnh như vậy, nếu không kiểm soát tốt sẽ xuất hiện thêm nhiều rủi ro tài chính, nếu kéo dài, nguy cơ phá sản vẫn có thể xảy ra. Khả năng thanh toán nhanh Năm 2012, khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng từ 11,74 lần lên đến 21 lần, tương đương là tăng 9,26 lần so với năm 2011. Khả năng thanh toán nhanh là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đồi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Có thể thấy rằng, khả năng thanh toán nhanh của công ty trong năm 2012 đã tăng khá nhiều, 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2012 được đảm bảo nhiều hơn đến 9,26 lần so với 1 đồng nợ ngắn ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho trong năm 2011. Sở dĩ khả năng thanh toán tăng là do tỷ lệ hàng tồn kho trong năm Thang Long University Library 37 2012 chỉ chiếm 9,55% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, đồng thời nợ ngắn hạn của công ty trong năm cũng giảm đến 51,4% so với năm 2011. Sang đến năm 2013, khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm mạnh từ 21 lần xuống còn 1,09 lần, tương đương giảm 19,91 lần so với năm 2012. Khả năng thanh toán nhanh giảm mạnh như vậy là do tổng nợ ngắn hạn không của năm 2013 tăng đến 1166,03% so với năm 2012 nhưng tổng tài sản ngắn hạn lại giảm. Thêm vào đó, tỷ lệ hàng tồn kho trong năm 2013 chiếm tỷ trọng rất lớn, lên đến 20,37% trong tổng tài sản ngắn hạn, vì vậy đã tác động trực tiếp lên khả năng thanh toán nhanh. Tuy sự sụt giảm lớn như vậy, nhưng xét trong bối cảnh hiện tại và với trung bình của nhóm ngành, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty trong năm 2013 là 1,09 lần, đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh tương đối tốt. Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu đo lường mức độ đáp ứng nhanh của tài sản ngắn hạn trước các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn chung, khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng dần theo mỗi năm. Nếu như năm 2012, khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng từ 0,78 lần lên đến 0,88 lần, tương đương tăng 0,1 lần so với năm 2011 thì đến năm 2013, con số này là 0,96 lần, tăng 0,08 lần so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này trong năm 2012 là do cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty giảm mạnh; trong năm 2013 là do sự gia tăng của khoản tiền và các khoản tương đương tiền, tăng lên 1283,35% so với năm 2012. Có thể thấy rằng, tuy hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty chỉ tăng với một lượng rất nhỏ sau mỗi năm nhưng cũng chứng tỏ được rằng khả năng thanh toán tức thời của công ty ngày càng được đảm bảo tốt hơn. 2.3.3. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời Bảng 2.6. Khả năng sinh lời của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thƣơng mại Đăng Dƣơng Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011-2012 2012-2013 1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 3,38 1,27 0,73 (2,11) (0,54) 2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 0,64 0,36 0,18 (0,28) (0,18) 3. Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) 0,69 0,38 0,28 (0,31) (0,10) (Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQKD 2011-2013 - Phòng Kế toán) 38 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty giảm đều qua mỗi năm. Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty giảm từ 3,38% xuống còn 1,27%, tương đương giảm 2,11% so với năm 2011. Đến năm 2013, con số này giảm xuống còn 0,73%, tương đương với giảm 0,54% so với năm 2012. Doanh thu thuần của công ty tăng dần theo mỗi năm, nhưng cùng với đó các loại chi phí cũng tăng tương ứng với doanh thu, dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm. Tuy nhiên có thể thấy rằng, chỉ số này tuy giảm nhưng chỉ giảm ở mức nhẹ, nghĩa là lợi nhuận của công ty có giảm nhưng vẫn khá ổn định và có thể kiểm soát được nếu công ty có những chính sách điều chỉnh hợp lý trong tương lai. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Giống như tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng giảm dần qua mỗi năm. Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty giảm từ 0,64% xuống 0,36%, đương đương với giảm 0,28% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lợi nhuận ròng của công ty năm 2012 giảm mạnh và giảm đến 45,8% nhưng tổng tài sản chỉ giảm 3,95% so với năm 2011. Sang đến năm 2013, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm xuống còn 0,18%, tương đương là giảm 0,18% so với năm 2012. Sự sụt giảm này là do tổng tài sản của năm 2013 có tăng so với năm 2012 nhưng lợi nhuận lại giảm. Điều này cho thấy rằng công tác quản lý tài sản và lợi nhuận của công ty còn kém hiệu quả. Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH tại công ty trong năm 2011, 2012 và 2013 đều giảm qua mỗi năm. Nếu như năm 2012, tỷ suất sinh lời trên vốn CSH giảm từ 0,69% xuống 0,38%, tương đương là giảm 0,31% so với năm 2011 thì sang đến năm 2011, con số này giảm xuống còn 0,28%. Vốn CSH của công ty chỉ có sự biến động rất nhẹ, năm 2012 và năm 2013 đều chỉ tăng lần lượt là 0,22% và 0,34% so với năm trước đó. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng của công ty lại có sự sụt giảm rõ rệt: năm 2012 giảm 45,8% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 25,06% so với năm 2012. Điều này cho thấy rõ sự thiếu hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động của công ty. 2.3.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.3.4.1. Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Thang Long University Library 39 Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thƣơng mại Đăng Dƣơng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%) 2011- 2012 2012- 2013 Doanh thu thuần Đồng 1.857.111.650 2.670.623.481 3.475.218.182 30,13 43,81 VLĐ bình quân Đồng 9.177.238.540 7.840.516.323 6.273.511.530 (14,57) (19,99) Vòng quay VLĐ Vòng 0,20 0,34 0,55 68,32 62,63 Thời gian luân chuyển VLĐ Ngày 1830,71 1071,58 658,90 (40,59) (38,51) Hệ số đảm nhiệm VLĐ Đồng 4,94 2,94 1,81 (40,59) (38,51) Hệ số sinh lời của VLĐ Đồng 0,0083 0,0053 0,0049 (36,59) (6,34) (Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQKD 2011-2013 - Phòng Kế toán) Vòng quay vốn lƣu động Trong giai đoạn 2011-2013, vòng quay vốn lưu động tăng qua mỗi năm nhưng nhìn chung, vòng quay vốn lưu động của công ty vẫn ở mức thấp. Mức tăng mỗi năm của vòng quay VLĐ cũng không nhiều. Cụ thể năm 2012, vòng quay VLĐ tăng 68,32% so với năm 2011 và con số này ở năm 2013 là tăng 62,63% so với năm 2012. Thực tế này phản ánh sự thiếu hiệu quả trong sử dụng VLĐ của công ty. Nguyên nhân chủ yếu của sự thiếu hiệu quả này là do đặc thù hoạt động SXKD của công ty. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các công trình xây dựng của công ty thường phải mất khối lượng lớn thời gian để hoàn thành, vì vậy dẫn đến tốc độ luân chuyển của VLĐ bị kéo dài. Bên cạnh hoạt động SXKD chính là xây dựng, công ty còn phân phối, mua bán, chế biến các 40 loại vậy liệu xây dựng nên cũng cần một số lượng lớn VLĐ để đảm bảo quá trình kinh doanh được thực hiện liên tục. Có thể thấy, VLĐ bình quân giảm đều qua mỗi năm. Cụ thể là năm 2012 giảm 14,57% so với năm 2011, năm 2013 giảm 19,99% so với năm 2012. Trong khi đó, doanh thu thuần của năm 2012 tăng 20,13% so với năm 2011 và đến năm 2013, mức tăng này lên đến 43,81% so với năm 2012. Điều này cho thấy được nguyên nhân của xu hướng gia tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động chủ yếu là do tốc độ tăng mạnh của doanh thu thuần, đồng thời cũng cho thấy những hiệu quả sử dụng VLĐ cũng đã được công ty chú trọng nâng cao Thời gian luân chuyển vốn lƣu động Thời gian luân chuyển vốn lưu động có xu hướng giảm theo mỗi năm. Nếu như năm 2012, thời gian luân chuyển VLĐ là 1071,58 ngày, giảm 40,59% so với năm 2011 thì sang đến năm 2013, con số này là 658,90 ngày, tương đương với giảm 38,51% so với năm 2012. Mặc dù có xu hướng giảm nhưng thời gian luân chuyển VLĐ vẫn ở mức khá cao, chứng to doanh nghiệp chưa thực sự sử dụng VLĐ một cách linh hoạt và tiết kiệm. Thời gian luân chuyển VLĐ còn phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty không cao, doanh thu thuần đạt được tuy tăng nhưng không tương xứng với lượng vốn đầu tư vào SXKD. Hệ số đảm nhiệm của vốn lƣu động Trong năm 2011, để tạo ra được một đồng doanh thu thuần phải mất đến 4,94 đồng VLĐ, nhưng đến năm 2012 và 2013 công ty chỉ phải mất lần lượt là 2,94 đồng và 1,81 đồng. Hệ số đảm nhiệm của VLĐ đang có xu hướng giảm qua mỗi năm, cụ thể năm 2012 giảm 40,59% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 38,51 so với năm 2012. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty đang dần được cải thiện. Hệ số sinh lời của vốn lƣu động Hệ số sinh lời của vốn lưu động giảm dần theo mỗi năm. Nếu năm 2011, một đồng VLĐ tạo ra 0,0083 đồng lợi nhuận trước thuế thì sang năm 2012, một đồng VLĐ tạo ra 0,0053 đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 36,59% so với năm 2011. Năm 2013 con số này đã tiếp tục giảm và giảm 6,34%% so với năm 2012, nghĩa là một đồng VLĐ tạo ra 0,0049 đồng lợi nhuận trước thuế. Điều này cho thấy sự thu hẹp quy mô VLĐ của công ty đã dẫn đến giảm lợi nhuận trước thuế, đồng thời phản ánh hướng đi chưa thật sự đúng đắn của công ty và chất lượng quản lý VLĐ cần phải được cải thiện nâng cao. 2.3.4.2. Chỉ tiêu về từng bộ phận cấu thành vốn lưu động Hàng tồn kho Thang Long University Library 41 Bảng 2.8. Chỉ tiêu về số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%) 2011- 2012 2012- 2013 Doanh thu thuần Đồng 1.857.111.650 2.670.623.481 3.475.218.182 43,81 30,13 Số hàng tồn kho bình quân Đồng 47.082.879 454.931.449 1.112.176.842 866,24 144,47 Hệ số lƣu kho Vòng 39,44 5,87 3,12 (85,12) (46,77) Thời gian luân chuyển kho trung bình Ngày 9,25 62,18 116,81 571,91 87,87 (Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQKD 2011-2013 - Phòng kế toán) Từ bảng trên có thể thấy thời gian luân chuyển kho trung bình có sự biến đổi, cụ thể là giảm dần qua mỗi năm. Năm 2011 số lượng vòng quay rất lớn lên tới 39,44 vòng, tương ứng với mỗi vòng quay là 9,25 ngày. Sang đến năm 2012, hệ số lưu kho giảm mạnh, giảm 85,12% so với năm 2011, chỉ còn 5,87 vòng quay trong năm, tương ứng với mỗi vòng quay kéo dài 62,18 ngày. Năm 2013, hệ số lưu kho tiếp tục giảm xuống còn 3,12 vòng quay, kéo theo thời gian luân chuyển kho trung bình tăng lên 116,81 ngày. Điều này cho thấy hàng tồn trong kho lâu dẫn đến tồn đọng vốn. Sự liên tiếp sụt giảm mạnh về hệ số lưu kho trong hai năm liên tiếp thể hiện rằng công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc cải thiện nâng cao hệ số lưu kho cũng như công tác quản lý hàng tồn kho. Các khoản phải thu 42 Bảng 2.9. Chỉ tiêu về các khoản phải thu Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%) 2011- 2012 2012- 2013 Doanh thu thuần Đồng 1.857.111.650 2.670.623.481 3.475.218.182 43,81 30,13 Các khoản phải thu bình quân Đồng 8.841.458.021 8.241.713.734 4.195.424.905 (6,78) (49,00) Hệ số thu nợ Vòng 0,21 0,32 0,83 54,27 155,63 Thời gian thu nợ trung bình Ngày 1737,72 1126,41 440,64 (35,18) (60,88) (Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQKD 2011-2013 - Phòng Kế toán) Nhìn chung hệ số thu nợ của công ty tăng dần theo mỗi năm. Năm 2011, hệ số thu nợ của công ty chỉ là 0,21 vòng, tương ứng công ty phải mất đến 1727,72 ngày cho một kì thu tiền. Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Hệ số này thấp cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty còn mất rất nhiều thời gian, kì thanh toán dài và gây khó khăn cho công ty trong việc thu hồi vốn. Sang đến năm 2012, hệ số thu nợ của công ty đã tăng lên đến 0,32 vòng, tương ứng với đó thời gian thu nợ trung bình được rút ngắn xuống còn 1126,41 ngày. Tuy đã rút ngắn được đáng kể thời gian thu nợ nhưng con số này so với mặt bằng chung vẫn còn cao, tác động không nhỏ đến hoạt động SXKD khi cần thu hồi nợ. Năm 2013, hệ số thu nợ tiếp tục giảm và giảm đến 155,63% so với năm 2012, tương ứng là 0,83 vòng quay và thời gian thu nợ trung bình giảm xuống còn 440,64 ngày. Điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của công ty trong công tác quản lý nợ cũng như lựa chọn chính sách nới lỏng tín dụng phù hợp với tình hình công ty. Các khoản phải trả Thang Long University Library 43 Bảng 2. 10. Chỉ tiêu về khả năng trả nợ Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011- 2012 2012- 2013 Giá vốn hàng bán Đồng 1.597.633.500 2.436.192.246 3.336.580.747 52,49 36,96 Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp Đồng 181.201.200 193.678.536 96.904.600 6,89 (49,97) Phải trả ngƣời bán Đồng 656.798.891 0 275.105.894 (100) 100 Lƣơng, thuế phải trả Đồng 138.009.059 12.655.491 12.628.962 (90,83) (0,21) Hệ số trả nợ Vòng 2,24 207,80 11,93 9185,0 (94,26) Thời gian trả nợ trung bình Ngày 163,09 1,76 30,59 (98,92) 1641,46 (Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQKD 2011-2013 - Phòng Kế toán) Qua kết quả tính ở bảng trên cho thấy thời gian trả nợ trung bình của công ty liên tục biến đổi qua các năm. Năm 2011, hệ số trả nợ của công ty là 2,24 vòng quay, tương ứng là công ty mất đến 163,09 ngày mới trả được hết một vòng quay nợ. Điều này cho thấy công ty gặp nhiều khó khăn trong khâu thanh khoản, đồng thời cũng gây cho công ty nhiều khó khăn khi đi huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. Đến năm 2012, hệ số nợ của công ty tăng mạnh lên đến 207,80 vòng. Điều đó có nghĩa là công ty chỉ phải mất 1,76 ngày để trả hết một vòng nợ. Một phần vì trong năm công ty không phát sinh khoản phải trả người bán, một phần vì công ty đã có những chính sách hợp lý hơn trong công tác quản lý các khoản nợ của mình. Tuy nhiên, việc nắm giữ tiền là điều cần thiết nhưng lại làm công ty mất đi cơ hội đầu tư tăng lợi nhuận cho công ty và làm giảm giá trị của đồng tiền khi giá trị của tiền luôn thay đổi theo thời gian. Đến năm 2013, hệ số trả nợ của công 44 ty tăng lên 11,93 vòng, tương ứng thời gian trả nợ trung bình của công ty là 30,59 ngày. Với môi trường kinh doanh và lĩnh vực SXKD của công ty thì hệ số này khá hợp lý, vừa đảm bảo cho tính thanh khoản của công ty, vừa tăng thêm mức độ uy tín của công ty trên thị trường và đối với các nhà đầu tư. 2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thƣơng mại Đăng Dƣơng 2.4.1. Những kết quả đạt được Trong giai đoạn năm 2011- 2013, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước nói chung và ngành xây dựng nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn. Qua một số phân tích các chỉ tiêu cũng như số liệu kinh doanh của công ty trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013, có thể nhận thấy rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên nên công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong việc quản lý và sử dụng vốn. Những kết quả mà công ty đã đạt được: - Hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty trong năm 2012 và 2013 đều tăng so với năm trước đó. Điều này cho thấy được công ty đã kinh doanh khá có hiệu quả, doanh thu của công ty tăng đều qua các năm. Đây là thành tựu đáng kể của công ty khi nền kinh tế xây dựng đang trong giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn, sự gia tăng về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho thấy sự cố gắng, không ngừng hoàn thiện của công ty và hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty đang ngày càng phát triển và ổn định. - Thời gian thu nợ trung bình của công ty có xu hướng giảm dần qua mỗi năm. Nếu như năm 2011 công ty cần mất 1737,72 ngày để cho một kì thu tiền thì đến năm 2013, con số này đã giảm xuống còn 440,64 ngày, tức là giảm gần 4 lần so với năm 2011. Tuy thời gian thu nợ của công ty vẫn còn ở mức cao nhưng đã thể hiện được sự có hiệu quả trong công tác quản lý nợ của công ty, đồng thời giúp công ty linh hoạt và thuận lợi hơn trong quá trình thu hồi nợ để đẩy nhanh SXKD và tiêu thụ sản phẩm. - Lượng tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2013 tăng mạnh. Sau khi có sự giảm nhẹ vào năm 2012, sang đến năm 2013, lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên từ 338.137.543 đồng lên đến 4.677.628.898 đồng. Điều này làm tăng tính thanh khoản của công ty, nâng cao sự đảm bảo thanh toán các khoản nợ khi các nhà cung cấp, tổ chức tài chính yêu cầu trả ngay. - Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Năm 2012 và 2013, tỷ trọng của vốn CSH lần lượt là 95,91% và 65,02% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Nguồn hình thành VLĐ chủ yếu được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, Thang Long University Library 45 giúp công ty hạn chế phải vay nợ ngắn hạn hoặc chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp, làm giảm tình trạng có thể mất khả năng thanh toán. - Thời gian trả nợ của công ty được rút ngắn. Năm 2013, hệ số trả nợ của công ty là 11,93 vòng, tương ứng thời gian trả nợ trung bình của công ty là 30,59 ngày. Điều này đảm bảo cho tính thanh khoản của công ty, đồng thời tăng thêm mức độ uy tín của công ty đối với các nhà đầu tư. 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được thì công ty vẫn còn tồn tại những khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Cụ thể: - Giá trị hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng trong năm 2012 và 2013. Hàng tồn kho lâu dẫn đến việc tăng chi phí bảo quản, tồn đọng vốn, gây tổn thất cho công ty cộng thêm các rủi ro như hư hỏng, hao mòn nếu lượng hàng tồn kho tồn đọng quá lâu. Giá trị hàng tồn kho tăng dẫn đến hệ số lưu kho giảm mạnh, từ 39,44 vòng quay vào năm 2011 xuống còn 3,12 vòng vào năm 2013, tương ứng với đó kéo dàu thời gian luân chuyển khó trung bình. Sự liên tiếp sụt giảm mạnh về hệ số lưu kho trong hai năm liên tiếp là 2012 và 2013 cho thấy công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý hàng tồn kho sao cho có hiệu quả. - Việc đảm bảo khả năng thanh toán của công ty vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty có nhiều biến động qua mỗi năm, đặc biệt là giảm mạnh vào năm 2013 khi hệ số này ở mức 1,37 lần – tức là 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 1,37 đồng nợ ngắn hạn. Tuy con số này không nhỏ hơn 1, nghĩa là công ty vẫn có khả năng hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình nhưng cũng đã thể hiện rõ sự thiếu hiệu quả trong khâu kiểm soát khả năng thanh toán của công ty. Các hệ số về khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời cũng có nhiều sự biến động qua mỗi năm. - Khả năng sinh lời của công ty còn thấp. Mặc dù tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và doanh thu đều lớn hơn 0, cho thấy công ty hoạt động SXKD có lãi nhưng hệ số này lại chưa cao, đồng thời có xu hướng giảm dần qua mỗi năm. Mức sinh lời của VLĐ cũng giảm sau mỗi năm. Năm 2011, hệ số sinh lời của công ty là 0,0083 thì đến năm 2013, con số này chỉ còn 0,0049. Điều này cho thấy công tác quản lý còn thiếu hiệu quả, chưa xác định được định hướng đúng đắn cũng như các giải pháp cụ thể để nâng cao lợi nhuận cho công ty. - Trong công tác tiêu thụ, công ty chưa thực hiện nhiều các hình thức tiêu thụ sản phẩm. Công ty thường không áp dụng giảm giá hàng bán hay có những khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng cũng như các chính sách tín dụng nhằm thu hút khách hàng, 46 tăng lượng bán của sản phẩm. Điều này làm cho công ty gặp khó khăn trong việc tăng doanh thu, tăng khối lượng sản phẩm, dẫn đến hàng hóa tồn kho chậm quay vòng. 2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thƣơng mại Đăng Dƣơng 2.5.1. Môi trường kinh doanh 2.5.1.1. Thuận lợi Đầu tiên đó là sự dần phục hồi của ngành xây dựng. Cùng với những biến động của nền kinh tế, ngành xây dựng cũng gặp không ít khó khăn vào giai đoạn năm 2010. Tuy nhiên cho đến hiện tại, ngành xây dựng đã có những dấu hiệu cho thấy bước chuyển mình tích cực. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ mở ra rất nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nói chung và cho công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương nói riêng. Tiếp đến, các nhân tố công nghệ ngày càng phát triển với những tiến bộ khoa học kỹ thuật không ngừng được đổi mới. Trong xu thế hội nhập hiện nay, các hoạt động thông tin, chuyển giao công nghệ rất cần thiết trong lĩnh vực, giúp công ty giảm thiểu các chi phí và rủi ro trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các trang thiết bị ngày càng được chuyên môn hóa cao, các dây chuyền sản xuất đồng bộ được sản xuất trong nước lẫn nước ngoài sẽ góp phần lớn làm tăng năng suất thực hiện thi công công trình, hơn nữa lại đảm bảo độ chính xác cao, giảm bớt các rủi ro không đáng có. Thuận lợi kể đến tiếp theo đó là lực lượng lao động. Việt Nam đang ở trong thời kì có lực lượng lao động dồi dào nhất, cùng với đó trình độ học vấn của người lao động càng ngày càng được nâng cao. Nhu cầu nhà ở ngày càng cao kèm theo sự phát triển của xã hội, đòi hỏi nhiều hơn nữa những công trình chất lượng với kết cấu vững chắc và ngày càng hoàn thiện, với lực lượng lao động dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và nâng cao chất lượng lao động. 2.5.1.2. Khó khăn Khó khăn phải kể đến đầu tiên chính là vấn đề giá cả vật tư, vật liệu xây dựng gia tăng rất nhanh. Các nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất của ngành vật liệu xây dựng chủ yếu là những sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn về giá cả so với thị trường chung thế giới. Chỉ một biến động nhỏ diễn ra trên thì trường thế giới ít nhiều cũng ảnh hưởng tới giá cả nguyên vật liệu trên thị trường Việt Nam. Thêm vào đó, ngành xây dựng luôn bị ảnh hưởng bởi các biến động về tỉ giá và lạm phát. Vì vậy, sau khi quyết toán thu chi các công trình đã hoàn thành, khả năng công ty bị lỗ là rất cao. Bởi khoảng thời gian từ khi đấu thầu công trình đến lúc hoàn thành nghiệm thu là một khoảng thời gian không ngắn mà Thang Long University Library 47 giá vật liệu xây dựng cùng các chi phí khác tăng rất nhanh, biến động không thể lường trước. Thứ hai, đó là chế độ chính sách xây dựng trong những năm gần đây vẫn còn nhiều biến động. Chỉ trong vài năm, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã có tới 3 nghị định của chính phủ. Khi các doanh nghiệp vừa mới thích ứng được với chính sách cũ thì chính sách mới đã lại ra đời. Một khi thay đổi chủ trương, chính sách thì nó kéo theo thay đổi nhiều mặt trong quản lý công ty và hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn đến công ty. Thứ ba, từ khi Việt Nam ra nhập WTO, càng ngày càng có nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào với cơ sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu có kỹ năng tay nghề nên đã khiến cho các doanh nghiệp, công ty xây dựng trong nước phải cạnh tranh gay gắt. Ngành xây dựng vừa trải qua giai đoạn khó khăn, giờ lại phải đón nhận thêm nhiều đối thủ cạnh tranh với trình độ cao và chất lượng sản phẩm tốt. Đó là một thách thức rất lớn và không dễ để công ty có thể vượt qua. 2.5.2. Định hướng phát triển của công ty Trong xu thế đổi mới của đất nước, nền kinh tế thị trường đã và đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững và không ngừng lớn mạnh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một định hướng phát triển đúng đắn với những mục tiêu để phấn đấu trong mỗi giai đoạn SXKD nhất định. Cùng với những thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh doanh cũng như những mặt đạt được và những mặt tổn tại trong thời gian qua đã được phân tích ở trên, trong những năm tới, công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương đã có những định hướng phát triển cụ thể: - Tranh thủ tiềm năng sẵn có để huy động vốn và sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả thông qua đầu tư với quy mô lớn hơn cho các hoạt động thu mua, sản xuất và chế biến vật liệu xây dựng, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao cũng như giá cả cạnh tranh. - Củng cố thị trường hiện hữu và kế hoạch phát triển thị trường mới. Trong tương lai 4 năm tới, công ty từng bước đẩy mạnh các hoạt động của mình ra các tỉnh, không chỉ địa bàn Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc lân cận nữa mà ra đến Hà Nội và các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. Đây là những tỉnh có tốc độ kinh tế phát triển nhanh chóng, năng động và bền vững - Xây dựng chính sách cụ thể và hiệu quả nhất về quản lý và hoàn thiện nguồn nhân lực. Những năm tới, công ty sẽ thực hiện việc tuyển dụng nhân viên có trình độ và kinh nghiệm giỏi và tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên công ty, luôn 48 cũng cấp các điều kiện làm việc tốt và chế độ khen thưởng kịp thời đối với các nhân viên, tập thể phòng ban có thành tích xuất sắc, có sáng kiến tạo lợi nhuận cho công ty nhằm khuyến khích người lao động phát huy tối đa năng lực của mình. - Tăng nhanh hơn nữa vòng quay của vốn lưu động trong những năm tới để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương 2.5.3.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về VLĐ cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đều phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa thiết thực hơn Khi xác định nhu cầu vốn lưu động, công ty cần: - Thực hiện tiết kiệm VLĐ, giảm lượng VLĐ dư thừa, đảm bảo sử dụng lượng VLĐ ở mức tối ưu cho sản xuất kinh doanh, bằng cách thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, thời gian luân chuyển của VLĐ và các giai đoạn luân chuyển của VLĐ, để có biện pháp tiết kiệm VLĐ cho công ty. - Nhu cầu vốn lưu động phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất, đảm bảo đủ VLĐ cho sản xuất vì nhu cầu VLĐ phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại mỗi thời kỳ xác định. - Xác định nhu cầu VLĐ phải dựa trên các kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch sản phẩm, kế hoạch chi phí, kế hoạch thu mua nguyên vật liệu. Các kế hoạch này liên quan đến lượng thu chi tiền mặt, ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty cần có các phương pháp dự báo chính xác khi xây dựng kế hoạch. - Xác định nhu cầu VLĐ phải quan tâm đến việc thu thập thông tin từ các phòng ban, có sự phối hợp và đóng góp ý kiến của các phòng ban chức năng. Vì kế hoạch hoạt động của các phòng ban chức năng có ảnh hưởng đến lượng thu chi tiền mặt trong suốt quá trình luân chuyển của vốn lưu động, từ khâu cung ứng nguyên vật liệu cho đến khâu tiêu thụ. Thực hiện nguyên tắc này đảm bảo việc xác định nhu cầu VLĐ chính xác, phù hợp với nhu cầu thực tế về sản xuất kinh doanh. - Hàng quý phải cập nhật những thông tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trong các khâu của hoạt động SXKD Thang Long University Library 49 2.5.3.2. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ Trên cơ sở tình hình thực tế cũng như xu hướng phát triển của các doanh nghiệp hiện nay, việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghệ phục vụ cho quá trình hoạt động SXKD là không thể thiếu. Với khối lượng công việc và đặc thù của lĩnh vực xây dựng, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp đến từng vị trí công việc và đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc của từng nhân viên, giúp nhân viên tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của từng cá nhân cũng như của cả công ty. Tiếp cận công nghệ mới là một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triện của công ty. Việc tiếp cận công nghệ mới sẽ đảm bảo cho năng lực sản xuất của công ty được tăng cao, điều này đồng nghĩa với việc các công trình được xây dựng với chất lượng cao hơn, thời gian và giá thành giảm, giành được sự tín nhiệm của khách hàng. Hiệu quả sản xuất nâng cao cũng có nghĩa vòng quay của VLĐ sẽ tăng lên, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Công ty cần phải xây dựng các mốc thời gian về tiêu chuẩn công nghệ cần phải đạt được, gắn liền với nó là kế hoạch về vốn để đảm bảo tính hiện thực của kế hoạch. Công ty cũng cần chú trọng hơn trong công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như công tác nghiên cứu đánh giá năng lực sản xuất của những đối thủ cạnh tranh chính. Từ đó sẽ nhận thức rõ vị thế của mình để đề ra những chiến lược đầu tư đúng đắn, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD và hiệu quả sử dụng VLĐ. Cơ sở vật chất trang thiết bị và công nghệ là những yếu tố không thể thiếu trong mỗi đơn vị kinh doanh. Nó góp phần tích cực và quyết định trong việc tìm kiếm thông tin, cơ hội kinh doanh của công ty, là nhân tố quyết định trong việc lưu thông hàng hóa của công ty, đồng thời giúp công ty quản lý một cách khoa học và có hiệu quả các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình SXKD, góp phần kiểm soát và nâng cao được công tác sử dụng VLĐ của công ty. Từ đó đem đến cho công ty những giải pháp hoàn thiện để nâng cao hiệu quả công việc cho mỗi bộ phận, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của công ty. 2.5.3.3. Nâng cao trình độ đội ngũ quản lý và nhân viên Nhân tố con người được xem là nhân tố vô cùng quan trọng trong bất cứ môi trường nào, đặc biệt trong hoạt động SXKD thì mọi thành công hay thất bại phụ thuộc phần lớn vào con người. Chất lượng của các quyết định quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Trong khi đó, năng lực của các cán bộ quản lý, cán bộ tài chính, những người trực tiếp đưa ra những quyết định tài chính, sẽ đảm bảo cho chất lượng của các quyết định này. 50 Trên thực tế, trong các năm qua, cũng giống như các doanh nghiệp tư nhân khác, công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương vẫn chưa khai thác hết sức lực, trí tuệ của cán bộ công nhân viên trong công ty, phát huy tiềm năng trong mỗi cá nhân để tạo nên một tổ chức thống nhất, mạnh về mọi mặt. Đây là một vấn đề tồn tại cần phải có những biện pháp khắc phục. Tuy nhiên để làm tốt việc này là rất khó vì cần phải có sự nỗ lực trong quá trình lâu dài. Để làm tốt công tác này, công ty cần đến một số giải pháp: - Cơ cấu bộ máy quản lý nhân lực tinh giảm, gọn nhẹ, hợp lý, có sự cân bằng và phối hợp giữa các phòng ban. - Ngay từ đầu vào công ty phải có chính sách tuyển dụng hợp lý. Việc tuyển dụng phải dựa trên cơ sở là năng lực, trình độ thực sự của từng cá nhân. Mục đích của việc tuyển dụng nhằm thu hút nhân tài, bổ sung cho nguồn lực còn nhiều thiếu sót của công ty. - Thường xuyên đánh giá tổng kết về cơ cấu tổ chức, về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của CBCNV, từ đó có các khóa học đào tạo nghiệp vụ, nâng cao năng lực làm việc cho nhân viên công ty để đáp ứng cho mọi nhu cầu mới không ngừng thay đổi; kết hợp đào tạo và đào tạo lại để nâng cao mặt bằng trình độ của đội ngũ CBCNV trong công ty. - Song song với việc mở rộng quy mô, công ty sẽ thực hiện việc tuyển dụng nhân viên có trình độ và kinh nghiệm giỏi, cung cấp các điều kiện làm việc tốt và chế độ khen thưởng kịp thời đối với các nhân viên, tập thể phòng ban có thành tích xuất sắc, có sáng kiến tạo lợi nhuận cho công ty nhằm khuyến khích người lao động phát huy tối đa năng lực của mình. - Trên nền tảng của những CBCNV dày dặn kinh nghiệm để từng bước đưa các CBCNV trẻ chưa nhiều kinh nghiệm học hỏi và dần khẳng định mình cũng như cống hiến tài năng của mình vì sự nghiệp chung của công ty. - Quản lý công tác CBCNV một cách nghiêm khắc, công minh, nhìn nhận đánh giá đúng đắn những điểm tích cực cũng nhu tiêu cực trong quá trình hoạt động SXKD của đội ngũ lao động. 2.5.3.4. Hoàn thiện chế độ, quy trình, hệ thống thông tin quản lý Trong doanh nghiệp, việc xây dựng một hệ thống thông tin, chế độ và quy trình quản lý là công việc hết sức quan trọng. Nó sẽ chuẩn hóa các hoạt động của công ty, mang lại một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đồng nghĩa với nó đó là một quy trình hoạt động khoa học và phù hợp với từng bộ phận, nó sẽ giúp nhân viên và quản lý nắm được tất cả các thông tin cần thiết cho việc quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp để có những quyết định hay dự định hợp lý trong công việc nhằm tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Thang Long University Library 51 Do đó, công ty cần chuẩn hóa các chế độ, quy trình làm việc đến từng bộ phận liên quan. Xây dựng một hệ thống thông tin quản lý đầy đủ và cập nhật để phục vụ công tác quản lý VLĐ và hoạt động SXKD: - Xây dựng các quy trình làm việc khoa học phù hợp cho từng bộ phận nhằm chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa từng khâu trong hoạt động của doanh nghiệp, tạo hiệu quả tối đa trong công việc. - Xây dựng hệ thống dữ liệu, thông tin quản lý để khi cần có thể dễ dàng truy cập để phục vụ công tác nghiệp vụ hoặc công tác quản lý. Việc xây dựng tốt các yếu tố trên sẽ đem lại cho công ty một môi trường làm việc khoa học và tận dụng hiệu quả VLĐ trong hoạt động SXKD. Hoàn thiện chế độ, quy trình, hệ thống thông tin quản lý của công ty là một nhân tố hết sức quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của công ty, góp phần định hướng sự phát triển của công ty. 2.5.3.5. Nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho Trong nền kinh tế thị trường, vốn bằng tiền là loại tài sản linh động nhất. Việc công ty đang tồn đọng một lượng vốn tương đối vào hàng tồn kho sẽ làm cho tính chủ động về tài chính trong việc mở rộng quy mô chớp lấy chơ hội đầu tư bị giảm sút, khả năm đáp ứng nghĩa vụ thanh toán bị hạn chế. Tỷ lệ hàng tồn kho của công ty năm 2013 chiếm khoảng 20,37% trong cơ cấu tài sản lưu động. Tuy đây chưa phải là con số quá cao nhưng lại có xu hướng tăng nhanh đột biến. Hàng tồn kho là vốn chết trong suốt thời gian lưu kho chờ sử dụng. Lượng hàng tồn kho tăng mạng đồng nghĩa với việc phát sinh thêm chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, vật tư bị biến chất, mất mát,... gây tốn kém cho công ty. Mục đích của quản lý hàng tồn kho là nhằm giảm vòng quay dự trữ, khống chế hàng tồn khi để giảm chi phí, tránh ứ đọng vốn, tăng khả năng sử dụng vốn, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động tìm kiếm đầu vào cho sản xuất. Để quản lý hàng tồn kho tốt, công ty cần: - Hoàn thiện tổ chức và hệ thống sổ sách quản lý hàng tồn kho, các phiếu xuất, nhập kho cần được thiết kế sao cho có thể chuyền tải được những nội dung cần thiết cho nhà quản lý, tránh những sai sót, gian lận hoặc nhầm lẫn có thể xảy ra trong mọi hoạt động liên quan đến hàng tồn kho.Để đạt được hiệu quả hơn trong công tác quản lý hàng tồn kho, công ty cần thành lập các phòng chức năng liên quan đến việc quản lý hàng tồn kho của mình. Các phòng ban chịu trách nhiệm quản lý hàng tồn kho cần được phân công nhiệm vụ rõ ràng và độc lập để nâng cao khả năng chủ động và trách nhiệm trong công việc. 52 - Công ty cần thường xuyên đánh giá, kiểm kê hàng tồn kho, xác định số lượng cũng như chất lượng nguyên vật liệu. Việc quản lý hàng tồn kho phải thường xuyên đảm bảo được quan hệ đối chiếu phù hợp giữa giá trị và hiện vật của từng thứ, từng loại hàng tồn kho, giữa các số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp về hàng tồn kho, giữa số liệu ghi trong sổ kế toán với số liệu thực tế tồn kho. - Hàng tồn kho phải được theo dõi ở từng khâu thu mua, từng kho bảo quản, nơi sử dụng, người phụ trách vật chất,... Trong khâu thu mua, vừa phải theo dõi nắm bắt thông tin về tình hình thị trường, khả năng cung ứng của các nhà cung ứng, tính ổn định của nguồn hàng vừa phải quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất, chủng loại giá mua, chi phí mua và tiến độ thu mua, cung ứng phù hợp với kế hoạch SXKD của công ty. - Áp dụng các mô hình quản lý hàng tồn kho một cách phù hợp cho các thành phần hàng tồn kho khác nhau. Các mặt hàng khác nhau, chất lượng khác nhau, sử dụng cho các mục đích khác nhau cần bảo quản cũng như dùng các mô hình quản lý khác nhau. Điều này vừa đảm bảo cho chất lượng tồn kho, vừa tạo thuận lợi hơn trong công tác quản lý, tránh được những rủi ro không đáng có. 2.5.3.6. Phát triển tìm kiếm thị trường mới và phối hợp các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Tìm kiếm thị trường tiêu thụ luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu trong hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp. Như đã phân tích ở trên, lợi nhuận của công ty đang có xu hướng giảm dần qua mỗi năm. Tiêu thụ sản phẩm nhanh, nhiều sẽ tạo điều kiện cho công ty tăng nhanh doanh thu và là cơ sở để tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Nghiên cứu và tìm kiếm thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó giúp cho công ty có thể nắm rõ được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng, sức mua trong từng thời điểm và tình hình cạnh tranh trên thị trường. Từ đó cho phép công ty lựa chọn chính sách sản phẩm, chính sách giá, phân phối và khuếch trương sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, công ty cần: - Nghiên cứu thị trường ở trong nước để nắm bắt được nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, từ đó xác định loại hàng hóa cần nhập. Như vậy lượng hàng hóa mà công ty nhập về mới có thể tiêu thụ nhanh chóng. - Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chất lượng sản phẩm cao đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh cao, mức độ Thang Long University Library 53 tiêu thụ sản phẩm lớn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm ngoài việc đầu tư đổi mới công nghệ còn phải tăng cường công tác quản lý chất lượng, có như vậy sản phẩm mới đạt được chất lượng tốt nhất, thúc đẩy tiêu thụ tốt sản phẩm. - Thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối trên diện rộng hơn. Hiện nay hàng hóa của công ty phần lớn được tiêu thụ tại trụ sở chính của công ty mà không qua các trung gian nào. Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa phát triển hơn, công ty phải xây dựng hệ thống các cửa hàng phân phối của riêng mình cũng như các đại lý phân phối. Như vậy, khả năng tiêu thụ của công ty sẽ tăng lên, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. - Thực hiện các chính sách tín dụng nới lỏng, áp dụng bán hàng trả chậm và bán hàng với giá ưu đãi, khuyến khích và thu hút mua sản phẩm, từ đó thúc đẩy khả năng tiêu thụ hàng hóa của công ty. 2.5.4. Kiến nghị Việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động phải là mục tiêu thường xuyên và lâu dài của công ty. Công tác này không chỉ liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn lưu động ngắn hạn mà còn đến việc quản lý tài chính dài hạn, đảm bảo cho vốn lưu động của công ty được sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh mà công ty đã đề ra. Từ hoạt động SXKD và những hạn chế còn tồn tại của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương, tôi đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty. Cùng với những giải pháp đã đưa ra ở trên, tôi cũng xin đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan: Đối với Nhà nƣớc Với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô, nhà nước là nguồn hướng dẫn, kiểm soát và điểu tiết hoạt động của các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế, thông qua các chính sách pháp luật và các biện pháp kinh tế. Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, vẫn còn có nhiều điểm hạn chế, chưa tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển. Do vậy Nhà nước cần phát huy vai trò chủ đạo của mình bằng cách: - Giảm bớt một số thủ tục trong quá trình thẩm định, bàn giao, thanh quyết toán công trình; cần quy định những cơ quan chuyên trách về việc kiểm tra, thẩm định công trình; với mỗi công trình chỉ cần một cơ quan kiểm tra. 54 - Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thông văn bản pháp quy, nghiên cứu điều chỉnh bổ sung và ban hành mới hệ thống văn bản pháp quy gồm: luật xây dựng, các pháp lệnh liên quan đến xây dựng, các chế độ chính sách về giá cả, tài chính, các chính sách hỗ trợ đầu tư, kiểm tra,... Đồng thời tăng cường công tác quản lý, hoàn thiện phương thức đầu tư xây dựng cơ bản giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện các dự án đầu tư. - Nền kinh tế thị trường đã có nhiều biến chuyển với sự phát triển của nhiều ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế, chế độ kế toán cũng đã có nhiều thay đổi để phù hợp với thực tiễn phản ánh các hoạt động kinh tế phá sinh. Tuy nhiên trong môi trường hội nhập kinh tế, sự phức tạp của các hoạt động ngày càng gia tăng khiến những khiếm khuyết trong chế độ kế toán của Việt Nam bộc lộ. Để hòa nhập với kinh tế thế giới, Nhà nước ta cần nghiên cứu và ban hành chế độ kế toán theo hướng phù hợp với chế độ kế toán Quốc tế, tạo môi trường đồng nhất giúp các doanh nghiệp trong nước không bị bỡ ngỡ khi giao dịch với nước ngoài. - Cần xây dựng hệ thống đánh giá các chỉ tiêu trung bình ngành, đồng thời có biện pháp công khai các chỉ tiêu này giúp nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tác nước ngoài có cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, đông thời thông qua đó Nhà nước cũng có thể nắm chắc hơn thực trạng phát triển kinh tế ngành và đưa ra được những chính sách kịp thời, đúng đắn để định hướng phát triển nền kinh tế theo những mục tiêu đã đề ra. - Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, thị trường tài chính, đẩy mạnh hoạt động của thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn từ các tổ chức, dân cư,... Đối với các Ngân hàng thƣơng mại - Ngân hàng cần đưa ra những cải cách trong cấp tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng ngắn hạn giúp công ty nhanh chóng, linh hoạt trong huy động vốn đáp ứng nhu cầu ngắn hạn. Cả công ty và ngân hàng cần làm việc cà đánh giá tính khả thi của những chiến lược phát triển nhằm tài trợ cho công ty các nguồn dài hạn. - Ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất, thời hạn và những điều kiện thủ tục khi cấp tín dụng tạo cho công ty niềm tin về sự đảm bảo của ngân hàng để từ đó phát triển quan hệ gắn bó lâu dài hơn. Thang Long University Library KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động phải là nhiệm vụ và mục tiêu lâu dài của công ty, nó không chỉ liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn lưu động ngắn hạn mà còn đến việc quản lý tài chính dài hạn, đảm bảo cho vốn lưu động của công ty được sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh mà công ty đã đề ra. Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về vốn lưu động, đi sâu phân tích từng khoản mục tài sản lưu động đã cho thấy rõ hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động ở công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương. Đồng thời cũng qua đó để tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty. Với một số biện pháp đã nêu trong khóa luận này, hy vọng nó sẽ được công ty xem xét để áp dụng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty. Từ những thực trạng đã phân tích cùng nguyên nhân trong việc sử dụng vốn lưu động tại công ty, tôi xin mạnh dạn đưa ra những khuyến nghị như sau: Đầu tiên là thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn lưu động. Để làm được điều đó công ty phải biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty cũng như điều kiện kinh tế xã hội và những quy định quản lý của Nhà nước, tích cực học tập những kinh nghiệm, tri thức quản lý tiên tiến và biết vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cơ sở kinh doanh của công ty mình. Sự nỗ lực và cố gắng của công ty phải là một nhân tố và động lực chủ đạo trong việc phát triển nguồn vốn cổ phần, nâng cao năng lực tự chủ tài chính của công ty. Đồng thời tích cực tìm kiếm và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn khác, lựa chọn phương thức tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động một cách khoa học, phù hợp với điều kiện và đặc điểm kinh doanh của công ty trên cơ sở cân nhắc chi phí và rủi ro của mỗi phương thức tài trợ. Tiếp theo, việc huy động vốn phải luôn gắn liền với việc làm tốt công tác quản lý và sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng, nó phải được định hướng bằng những kế hoạch và quyết định kinh doanh sáng suốt, khoa học, đúng mục tiêu, tiết kiệm và có kiệu quả. Đối với bộ phận vốn lưu động, do đặc điểm của nó tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, không ngừng vận động và luân chuyển với tốc độ cao. Vì vậy việc quản lý vốn lưu động là hết sức phức tạp, đòi hỏi phải quản lý xuyên suốt ở tất cả các khâu trong toàn bộ quá trình tuần hoàn. Bên cạnh đó là không ngừng nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của công ty, điều này có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, trong đó cần chú trọng đến việc quản lý con người – đây là một nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Mặt khác, sự hỗ trợ bằng những biện pháp và chính sách vĩ mô của Nhà nước cũng hết sức cần thiết, trong đó Nhà nước cần có những biện pháp tích cực đẩy nhanh sự phát triển của thị trường trong nước và tạo ra được cơ chế quản lý hữu hiệu nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế và thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn hoạt động của công ty để phân tích và đánh giá kết quả đạt được cùng một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân, tôi hy vọng đề tài này phần nào có ích để thấy được thực trạng vốn lưu động, những điểm tốt hay chưa tốt ở công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương nói riêng và các doanh nghiệp khác ở nước ta trong thời gian vừa qua nói riêng. Hà Nội, tháng 06 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thùy Mai Thang Long University Library PHỤ LỤC 1. Bảng cân đối kế toán (ngày 31 tháng 12 năm 2012) của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương 2. Bảng cân đối kế toán (ngày 31 tháng 12 năm 2013) của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương 3. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương 4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Thương mại Đăng Dương DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Trọng Anh (2013), Bài giảng Nhập môn tài chính doanh nghiệp, Đại học Thăng Long 2. Bùi Tuấn Anh – Nguyễn Hoàng Nam (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Nông Nghiệp 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, trích nguồn idoc.vn, truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2014 4. Đề cương bài giảng tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính – Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh, nhà xuất bản Lao động Xã hội 5. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài Chính Doanh Nghiệp, nhà xuất bản Thống kê 6. Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Thống kê 7. Chu Thị Thu Thủy, Bài giảng quản lý tài chính doanh nghiệp 1, Đại học Thăng Long 8. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thương mại, nhà xuất bản Lao động 9. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Đại học Kinh tế quốc dân, nhà xuất bản Thống kê 10. Lý thuyết tài chính doanh nghiệp – Đại học Kinh tế quốc dân (1998), nhà xuất bản Thống kê 11. Tài chính doanh nghiệp hiện đại – Đại học kinh tế TP.HCM (2003), nhà xuất bản Thống kê 12. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản, trích nguồn voer.edu.vn, truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2014 Thang Long University Library TÀI CHÍNH – THÁNG 7/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_van_a20163_2512.pdf