Khóa luận Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tuyên Hóa - Tỉnh Quảng Bình

Tiếp tục cấp quyền sử dụng đất sản xuất, đất ở cho nhân dân, đồng thời cấp quyền sở hữu nhà ở để người dân được vay vốn theo đúng nhu cầu sản xuất- kinh doanh thông qua thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. - Chính quyền địa phương cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể cho các ngành, các cấp như: ngành giáo dục, trạm khuyến nông huyện thực hiện đồng bộ giải pháp thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững, tránh tình trạng nông dân đầu tư tự phát, tràn lan. - Tạo điều kiện cho nhân dân khi có nhu cầu vay vốn đem hồ sơ đến chính quyền chứng nhận, cần giải quyết nhanh, giảm phiền hà đi lại nhiều cho nhân dân. - Hổ trợ tích cực với Ngân hàng trong việc xử lý nợ khó đòi, nợ xấu. Đối với những hộ cố tình chay ì không trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, UBND Xã, phường cần có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp Ngân hàng thu hồi lại nợ. - Cần công khai những vùng có qui hoạch phát triển kinh tế nhằm giúp Ngân ắm được những thông tin chính xác để cho vay đúng đố

pdf107 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tuyên Hóa - Tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HÌNH CHO VAY THEO KÊNH VỐN CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 SO SÁNH 2009/2008 2010/2009 (Tr.đồng) % (Tr.đồng) % (Tr.đồng) % +/- % +/- % DƯ NỢ 94.808 100,00 139.951 100,00 177.623 100,00 45.143 47,62 37.672 26,92 1. Dư nợ thông thường 81.400 85,86 114.891 82,09 148.447 83,57 33.491 41,14 33.556 1,29 2. Dư nợ Dịch vụ ủy thác 13.408 14,14 25.060 17,91 29.176 16,43 11.652 86,90 4.116 16,42 + KFW 2 TDNN 350 2,61 180 0,72 422 1,45 -170 -48,57 242 134,44 + Tài chính NT-RDF 3 0 0,00 0 0,00 5.892 20,19 0 0,00 5.892 0,00 + KFW 1 Xóa đói giảm nghèo 101 0,75 0 0,00 0 0,00 -101 -100,00 0 0,00 + IFAD 26 0,19 0 0,00 0 0,00 -26 -100,00 0 0,00 + AFD 3 1.108 8,26 0 0,00 0 0,00 -1.108 -100,00 0 0,00 + ADB miền Trung 9.447 70,46 19.254 76,83 17.787 60,96 9.807 103,81 -1.467 -7,62 + ADB 1973 25 0,19 0 0,00 0 0,00 -25 -100,00 0 0,00 + Đa dạng hóa N0 2.351 17,53 5.626 22,45 5.075 17,39 3.275 139,30 -551 -9,79 Trong đó: * Cao su tiểu điền 2.117 90,05 5.320 94,56 5.005 98,62 3.203 151,30 -315 -5,92 * Ngắn hạn,trung hạn 234 9,95 306 5,44 70 1,38 72 30,77 -236 -77,12 (Nguồn : Báo cáo cuối năm từ phòng tín dụng năm 2008,2009,2010)Đại học Kin h tế Hu ế 71 7. KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN0 & PTNT HUYỆN TUYÊN HÓA Nhân tố chính làm cho lợi nhuận Ngân hàng tăng trưởng là thương hiệu và uy tín của Ngân hàng ngày một tăng cao, hình ảnh Ngân hàng được quảng bá rộng rãi tới dân cư. Bên cạnh đó sự ra đời của nhiều sản phẩm tiện ích, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và các chính sách khuyến mãi, quảng cáo, các chương trình rút thăm trúng thưởng đã khiến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN0 & PTNT Tuyên Hóa ngày càng có hiệu quả hơn. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm biến động khá mạnh. Vào năm 2008 lợi nhuận đạt được 3.236 triệu đồng, nhưng sang năm 2009 lợi nhuận chỉ còn 2.467 triệu đồng, giảm 769 triệu đồng so với năm 2008, tương đương giảm 23,76 %. Đến năm 2010 thì lợi nhuận đã tăng lên đến 4.400 triệu đồng, tăng 1.933 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 78,35 %. Để hiểu rõ điều này ta đi vào phân tích tình hình thu nhập, chi phí của Ngân hàng như sau: Nhìn chung, ta thấy tình hình thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng lên. Vào năm 2008 tổng thu nhập đạt được 16.330 triệu đồng, sang năm 2009 thu nhập tăng lên đạt 19.397 triệu đồng, tăng 3.067 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 18,78 %. Đến năm 2010 thu nhập tiếp tục tăng lên đạt đến 23.991 triệu đồng, tăng 4.594 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 23,93%. Nguyên nhân là do người dân có nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều nên doanh thu từ lãi cho vay ngày càng tăng lên, hơn nữa Ngân hàng còn ngày càng mở rộng nhiều dịch vụ hơn như: bảo lãnh, thanh toán quốc tế, tín dụng thẻ, khai thác triệt để dịch vụ chuyển tiền nhanh. Ngoài ra Ngân hàng còn có các khoản thu giảm lãi, thu nợ xử lý rủi ro, thu cấp bù lãi suất cho vay, thu lãi điều chuyển vốn ngoại tệ và các khoản thu khác.Đại học K n h tế Hu ế 72 Bảng 11: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010 CHỈ TIÊU Năm 2009/2008 2010/2009 2008 (triệu đồng) 2009 (triệu đồng) 2010 (triệu đồng) triệu đồng % triệu đồng % 1. Vốn huy động 95.297 102.787 119.465 7.490 7,86 16.678 16,23 2. Doanh số cho vay 72.340 98.608 102.646 26.268 36,31 4.038 4,10 3. Doanh số thu nợ 40.902 53.465 64.974 12.563 30,72 11.509 21,53 4. Dư nợ 94.808 139.951 177.623 45.143 47,62 37.672 26,92 5. Nợ quá hạn 4.875 5.613 3.140 738 15,14 -2.473 -44,06 6. Kết quả kinh doanh Thu nhập 16.330 19.397 23.991 3.067 18,78 4.594 23,68 Chi phí 13.094 16.930 19.591 3.836 29,30 2.661 15,72 Lợi nhuận 3.236 2.467 4.400 -769 -23,76 1.933 78,35 (Nguồn: Báo cáo cuối năm từ phòng kế toán qua 3 năm 2008, 2009, 2010)Đại học Kin h tế Hu ế 73 Thêm vào đó Ngân hàng còn tập trung mở rộng khách hàng truyền thống, ưu tiên đầu tư những dự án có hiệu quả, có chính sách phù hợp với từng khách hàng. Các khoản thu này qua các năm đều tăng lên, từ đó đã góp phần làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng lên. Cùng với việc tổng thu nhập tăng lên thì tổng chi phí qua các năm cũng đều tăng lên. Cụ thể năm 2008 tổng chi phí là 13.094 triệu đồng, sang năm 2009 tổng chi phí là 16.930 triệu đồng, tăng 3.836 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 29,30 %. Đến năm 2010 thì tổng chi phí tăng lên đến 19.591 triệu đồng, tăng 2.661 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 15,72 %. Nguyên nhân là do trong những năm qua Ngân hàng ngày càng mở rộng qui mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị văn phòng, sửa chữa phòng cũ, xây dựng thêm phòng mới phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra nhu cầu vay vốn của người dân ngày một tăng lên, vì thế Ngân hàng cần nguồn vốn huy động nhiều do đó chi phí trả lãi huy động tăng. Ngoài ra Ngân hàng còn chi trả phí sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Trung ương, từ đó các khoản chi phí đã tăng lên. 16,330 13,094 3,236 19,397 16,930 2,467 23,991 19,591 4,400 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2008 2009 2010 Thu nhập Chu phí Lợi nhuận Biểu đồ 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG (2008-2010) Triệu đồng Năm Đại học Kin h tế Hu ế 74 Tóm lại, đến cuối năm 2010 tổng lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên nhiều so với những năm trước, sự tăng trưởng này thể hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn, khả năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế huyện ngày càng tốt hơn. Để đạt được kết quả trên, trước hết là sự cố gắng của tất cả tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng NN0 & PTNT huyện Tuyên Hóa trong khâu thu hồi nợ, làm tối thiểu nợ xấu, nợ khó đòi. Ngoài ra còn hạn chế những khoản chi phí ở mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Với phương châm hoạt động của NHNo & PTNT huyện Tuyên Hóa là : “ kinh doanh để phục vụ, phục vụ để kinh doanh”, Chi nhánh luôn cố gắng bằng mọi phương pháp khơi nguồn vốn tại chỗ, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, nhằm khai thác tối đa nguồn lực trong huyện để phục vụ phát triển kinh tế địa phương, đồng thời đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy mà Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể. 8. TÌNH HÌNH VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN0 & PTNT HUYỆN TUYÊN HÓA Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA TẠI THỊ TRẤN ĐỒNG LÊ VÀ XÃ ĐỒNG HÓA Để đánh giá thực trạng hoạt động cho vay một cách khách quan cũng như tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NN0 & PTNT huyện Tuyên Hóa thì ngoài việc đánh giá thông qua hoạt động của Ngân hàng còn phải tìm hiểu thực trạng kinh tế của mỗi gia đình nông dân, nguyện vọng, khả năng và ý kiến của họ đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua đó sẽ giúp Ngân hàng có thêm thông tin về các hộ nông dân như: năng lực tài chính, nhu cầu vay vốn của họ và mức độ thanh toán các khoản nợ của Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng sẽ có sự cân nhắc, lựa chọn đối tượng cho vay để hạn chế đến mức thấp nhất có thể các món nợ quá hạn, nợ xấu, đồng thời tạo điều kiện để các hộ nông dân phát triển sản xuất nâng cao đời sống của họ. Song do hạn chế về thời gian, hơn nữa số lượng hộ vay vốn tại NHNN0 & PTNT Tuyên Hóa là rất lớn, do đó tôi đã chọn cho mình 2 địa phương có sự khác biệt về điều kiện kinh tế và điều kiện tiếp cận tín dụng để giải thích một cách xác đáng hơn về vấn đề sử dụng vốn ở các hộ nông dân. Địa bàn mà tôi lựa chọn là Thị trấn Đồng Lê và xã Đồng Hóa với số hộ để điều tra là 60 hộ được chọn ngẫu nhiên trong tổng số hộ vay vốn để tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn vay thực chất của họ. Đại ọc Kin h tế H ế 75 - Về mục đích vay vốn: Ngày nay, khi kinh tế càng phát triển, đời sống càng được nâng cao thì HND càng mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp cũng như kinh doanh dịch vụ và tiêu dùng. Qua điều tra ở 2 địa bàn ta thấy: mục đích vay vốn của HND chủ yếu là chăn nuôi, phần lớn dùng để nuôi bò và lợn. Ở Thị trấn Đồng Lê có 6/50 hộ vay để trồng trọt chiếm 20% số hộ vay vốn, 14/50 hộ vay để chăn nuôi chiếm 46,67% tổng số hộ vay. Ở xã Đồng Hóa có 8/50 số hộ vay để trồng trọt và 10/30 số hộ vay để chăn nuôi. Sở dĩ người dân ở trên 2 địa bàn điều tra này đều tập trung vào trồng trọt và chăn nuôi vì nơi đây có lợi thế về đất đai rộng lớn và màu mỡ. Theo ý kiến của các HND thì trước đây,chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, giốngtăng cao nên các HND gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Một số hộ trước đây xem trồng trọt là ngành nghề chính nhưng hiện nay đang có xu hướng chuyển sang ngành dịch vụ, nhưng đồng thời họ vẫn trồng lúa để khai thác triệt để đất đai. Nhìn chung, cho vay trồng trọt chiếm tỷ trọng thấp ở cả 2 địa bàn do bà con nông dân chủ yếu trồng lúa, mức đầu tư không đáng kể do đó họ ít vay. Điều này nói lên rằng , hiện nay bà con trong các xã đã biết phát triển kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt, đồng thời đầu tư một cách đúng mức, xoá bỏ dần thế độc canh cây lúa. Ngoài ra, một số hộ nông dân vay để đầu tư vào ngành lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng ở xã Đồng Hóa với 5/30 tổng số hộ vay.Chỉ một số ít hộ gia đình dám mạnh dạn vay vốn để đầu tư nuôi thêm cá mà chủ yếu là cá rô phi, cả 2 địa bàn điều tra đều có 3/30 hộ vay vốn. Trong khi đó ngày càng có nhiều gia đình mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ như: quầy hàng tạp hóa, quán ăn, quán internet Điều này cũng dễ hiểu khi kinh tế phát triển thì nhu cầu tiêu dùng và dịch vụ cũng ngày một tăng cao nên hoạt động thương mại dịch vụ theo đó mà phát triển. Trong đó, ở Thị trấn Đồng Lê có mức thu nhập cao hơn so với xã Đồng Hóa do đó nhu cầu về dịch vụ tiêu dùng cũng tăng cao dẫn đến số hộ vay để đầu tư vào ngành dịch vụ ở Thị trấn Đồng Lê chiếm 23,33%, còn ở xã Đồng Hóa chỉ chiếm 13,33% trong tổng số hộ vay vốn. Do đặc trưng của ngành nghề dịch vụ đòi hỏi vốn lớn thế nên lượng vốn vay của những hộ này cũng không nhỏ, song loại hình này cũng đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Đại học Kin h tế Huế 76 Bảng 12a: TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ Ý KIẾN CỦA HỘ NÔNG DÂN Chỉ tiêu Thị trấn Đồng Lê Xã Đồng HóaSố hộ % Số hộ % Tổng số hộ điều tra 30 100 30 100 Mục đích vay vốn Trồng trọt 6 20,00 8 26,67 Chăn nuôi 14 46,67 10 33,33 Lâm nghiệp 0 0,00 5 16,67 NTTS 3 10,00 3 10,00 Dịch vụ, khác 7 23,33 4 13,33 Xây dựng phương án sử dụng vốn Có 30 100,00 30 100,00 Không 0 0,00 0 0,00 Điều kiện vay vốn Khá dễ 24 80,00 21 70,00 Bình thường 6 20,00 9 30,00 Khó khăn 0 0,00 0 0,00 Thủ tục vay vốn Đơn giản 19 63,33 17 56,67 Bình thường 10 33,33 11 36,67 Phức tạp 1 3,33 2 6,67 Mức cho vay hiện nay Thấp 10 33,33 12 40,00 Bình thường 20 66,67 18 60,00 Cao 0 0,00 0 0,00 Phương thức cho vay Chưa đa dạng 0 0,00 0 0,00 Bình thường 4 13,33 2 6,67 Đa dạng 26 86,67 28 93,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)Đại học Kin h tế Hu ế 77 - Xây dựng phương án sử dụng vốn: Đây là nguyên tắc cần thiết khi khách hàng đến vay tại Ngân hàng để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Thế nên khi được đòi hỏi về việc này thì 100% số hộ điều tra ở 2 địa bàn này đều có phương án sản xuất, kinh doanh trước khi vay vốn. Dựa vào phương án sản xuất kinh doanh của HND mà Ngân hàng dự tính được chi phí, thời hạn thu hồi vốn, tính khả thi của dự án từ đó quyết định lượng vốn cho vay đến khách hàng. Ngoài ra việc xây dựng phương án này còn giúp cho Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro trong quá trình đầu tư vốn. - Điều kiện vay vốn: Xét về vấn đề này, ở Thị trấn Đồng Lê có 24 hộ cho rằng điều kiện vay vốn hiện nay của Ngân hàng là khá dễ dàng, có 6 hộ cho là bình thường và không có hộ nào cho là khó khăn hết. Ở xã Đồng Hóa có 21 hộ vay vốn cho là khá đễ dàng chiếm 70%, 9 hộ cho là bình thường chiếm 30% trong tổng số hộ vay. Điều này cũng dễ hiểu, khi mà Ngân hàng luôn cố gắng thay đổi, cắt giảm những điều kiện không cần thiết và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho HND vay vốn tại Ngân hàng. Theo đó, khách hàng khi đến vay vốn tại NHN0 Tuyên Hóa chỉ cần có sổ đỏ để làm tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và lần vay trước (nếu có) không để quá hạn quá 15 ngày. Qua đó ta thấy điều kiện vay vốn hiện nay đã khá dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây nhưng CBTD cũng cần kiểm tra cẩn thận mỗi dự án đầu tư để tránh rủi ro về sau. - Thủ tục vay vốn: Phần lớn bà con nông dân cho rằng thủ tục vay vốn hiện nay đã đơn giản hơn trước khá nhiều, hồ sơ vay không còn rườm rà và khách hàng không phải lui tới Ngân hàng nhiều làn mới vay được vốn như trước. Có 19/50 hộ gia đình ở Thị trấn Đồng Lê chiếm 63,33% và 17/50 hộ ở xã Đồng Hóa chiếm 56,67% trong tổng số hộ vay đánh giá thủ tục cho vay là đơn giản. Có 10/50 hộ nông dân ở Thị trấn Đồng Lê và 11/50 hộ ở xã Đồng Hóa trung lập cho rằng thủ tục cho vay không đơn giản cũng không quá phức tạp. Và chỉ có 1/50 hộ ở thị trấn Đồng Lê và 2/50 hộ ở xã Đồng Hóa vẫn còn ý kiến cho rằng quá trình vay vốn không đơn giản, hồ sơ còn nhiều vấn đề phức tạp, để hoàn thành thủ tục vay cũng phải mất nhiều thời gian. Qua điều tra, có một số là khách hàng vay lần đầu tiên nên hộ vẫn chưa có kinh nghiệm làm thủ tục vay vốn, ngoài ra một số ít chủ hộ vay có trình độ văn hóa còn thấp, không biết chữ nên cũng gặp rắc rối không nhỏ trong quá trình viết hồ sơ. Được biết NHN0 Tuyên Hóa Đại học Kin h tế Hu ế 78 cũng như Ngân hàng cấp trên đã giảm nhiều thủ tục không cần thiết để khách hàng có thể thuận tiện hơn trong quá trình vay vốn. - Mức cho vay: Hiện nay nhu cầu vay vốn của khách hàng là rất lớn, đặc biệt là HND. Vì thế Ngân hàng Tuyên Hóa luôn tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn cho bà con nông dân, song không phải khách hàng muốn vay bao nhiêu cũng được mà còn tùy thuộc vào mục đích vay vốn, tài sản thế chấpQua điều tra, có 20 hộ ở Thị trấn Đồng Lê và 18 hộ ở xã Đồng Hóa cho rằng mức cho vay hiện nay là bình thường. Trong khi đó vẫn có 10 hộ ở Thị trấn Đồng lê và 12 hộ ở xã Đồng Hoá cho rằng mức cho vay còn thấp chưa đáp ứng được hết nhu cầu của gia đình. Dù Ngân hàng thực hiện theo nguyên tắc để tránh rủi ro nhưng với những dự án khả thi và có khả năng đem lại hiệu quả thì cũng nên xem xét và tiến hành cho HND vay vốn theo nhu cầu để tạo điều kiện cho hộ sản xuất, kinh doanh. - Phương thức cho vay: Hiện nay NHN0 Tuyên Hóa đã áp dụng nhiều phương thức mới phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của đời sống xã hội như: cho vay từng lần, vay theo hạn mức tín dụng, vay theo dự án đầu tư, vay trả góp, vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Vì thế, có 26/30 hộ chiếm 86,67 % tổng số hộ điều tra ở Thị trấn Đồng Lê và 28/30 hộ chiếm 93,33% tổng số hộ điều tra ở xã Đồng Hoá cho rằng phương thức cho vay hiện nay là đa dạng. Và chỉ có 13.33% tổng số hộ điều tra ở thị trấn Đồng Lê và 6,67% tổng số hộ điều tra ở xã Đồng Hoá cho là bình thường. Nhìn chung, người dân nhận xét khá tốt về việc bổ sung thêm nhiều phương thức cho vay của Ngân hàng đã tạo điều kiên thuận lợi hơn cho quá trình vay vốn. - Thời hạn cho vay: Qua điều tra,có 8/30 hộ ở Thị trấn Đồng Lê và 10/30 ở xã Đồng Hóa cho rằng thời hạn cho vay chưa hợp lý. Khi được hỏi nguyên nhân tại sao , được biết đây là những hộ nghèo, sản xuất nông nghiệp là thu nhập chính của gia đình và đặc trưng của nông nghiệp là phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, dịch bệnh,nên không tránh khỏi những rủi ro, thất bát. Vì vậy thời gian 1 năm quá ngắn khiến họ gặp không ít khó khăn khi xoay tiền trả nợ Ngân hàng. Tuy nhiên, trong tổng số hộ điều tra có đến 15 hộ cho là bình thường và 7 hộ cho là hợp lý ở Thị trấn Đồng Lê,13 hộ cho ý kiến là bình thường và 7 hộ cho là hợp lý ở xã Đồng Hóa. Đây là những hộ gia đình có Đại học Kin h tế Hu ế 79 điều kiện kinh tế ổn định hơn, ngoài sản xuất nông nghiệp họ còn kết hợp cản xuất hoặc kinh doanh các loại hình khác nên thu thập khá đều đặn, việc trả nợ Ngân hàng cũng dễ dàng hơn. Được biết, Ngân hàng vẫn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho HND vay vốn nhưng nguồn vốn trung hạn có hạn không thể đáp ứng hết toàn bộ nhu cầu của khách hàng, do đó qua thẩm định dự án CBTD sẽ quyết định cho khách hàng vay theo khả năng của họ. - Mức lãi suất vay: khi đánh giá về lãi suất vay, đa phần khách hàng đều than rằng lãi suất những năm trở lại đây thay đổi liên tục và khá cao, đã khiến người dân khó nắm bắt tình hình lãi suất và hơi e ngại với việc vay vốn. Có đến 21/30 hộ gia đình ở Thị trấn Đồng Lê và 25/30 hộ ở xã Đồng Hóa có ý kiến như vậy. Dù đây chỉ là ý kiến điều tra từ một bộ phận khách hàng. Nhưng thực tế là như vậy, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng quan sát khách hàng đến trả nợ, không ít khách hàng cho rằng mức lãi suất hiện hành khá cao, khiến cho HND khó khăn trong việc trả lãi và gốc. Trong khi đó chỉ có 9 hộ ở Thị trấn Đồng Lê chiếm 30% trong tổng số hộ điều tra và 5 hộ ở xã Đồng Hóa chiếm 16,67% trong tổng số hộ điều tra có ý kiến là mức lãi suất vay là vừa phải, có thể chấp nhận được. Những ý kiến này chủ yếu là của các hộ gia đình vay với mục đích ngành nghề, kinh doanh dịch vụ, điều kiện kinh tế của họ cao hơn và ổn định hơn. - Phương thức trả nợ: Ở Thị trấn Đồng Lê có tới 24/20 hộ cho rằng phương thức trả nợ của Ngân hàng là bình thường, chiếm đến 80%. Ở xã Đồng Hóa có tới 20 hộ chiếm 66,67% cho phương thức trả nợ của Ngân hàng là bình thường. Điều này cũng dễ hiểu, bởi khách hàng cho biết trả nợ là trách nhiệm của họ, thế nên việc trả nợ theo định kỳ là hợp lý. Trong khi đó, vẫn có 6/30 hộ ở Thị trấn Đồng Lê và 10/30 hộ ở xã Đồng Hóa cho rằng phương thức trả nợ hiện nay là không thuận tiện. Những hộ gia đình này cho biết, các năm trước cứ đến kỳ thì CBTD đến thu nợ nhưng những năm trở lại đây họ phải đến tận Ngân hàng để trả nợ. Điều này đã gây bất tiện cho công việc đồng áng vốn bận bịu của họ. Qua tìm hiểu, những năm gần đây do lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày một tăng, CBTD không còn đủ thời gian để có thể quán xuyến cả việc thu nợ đến từng HND như trước, vì vậy đến mỗi kỳ hạn khách hàng phải có trách nhiệm đến Ngân hàng trả nợ. Đại học Kin h tế Hu ế 80 Bảng 12b: TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ Ý KIẾN CỦA HỘ NÔNG DÂN (tiếp theo) Chỉ tiêu Thị trấn Đồng Lê Xã Đồng HóaSố hộ % Số hộ % Tổng số hộ điều tra 30 100 30 100 Thời hạn cho vay Chưa hợp lý 8 26,67 10 33,33 Bình thường 15 50,00 13 43,33 Hợplý 7 23,33 7 23,33 Mức lãi suất Thấp 0 0,00 0 0,00 Bình thường 9 30,00 5 16,67 Cao 21 70,00 25 83,33 Phương thức trả nợ Không thuận tiện 6 20,00 10 33,33 Bình thường 24 80,00 20 66,67 Thuận tiện 0 0,00 0 0,00 Thái độ của cán bộ tín dụng Không nhiệt tình 4 13,33 6 20,00Nhiệt tình 26 86,67 24 80,00 Khả năng hoàn vốn Không có khả năng 0 0,00 0 0,00 Quá thời hạn 6 20,00 8 26,67 Đúng thời hạn 14 46,67 15 50,00 Trước thời hạn 10 33,33 7 23,33 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)Đại học Kin h tế Hu ế 81 Biết vậy, nhưng Ngân hàng cũng nên có những hình thức thu nợ thuận tiện hơn đến khách hàng để tạo ra sự thuận lợi cho cả khách hàng cũng như Ngân hàng, góp phần tăng doanh số thu nợ qua các năm. - Thái độ của cán bộ tín dụng: Đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng, cán bộ tín dụng chính là trung gian và là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trong suốt quá trình vay vốn. Vì thế, ngoài việc có nghiệp vụ tốt thì CBTD cũng cần có thái độ làm việc nhiệt tình để tạo thiện cảm với khách hàng, thu hút nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng góp phần tăng dư nợ lên hằng năm. Qua điều tra tại 2 địa điểm ta thấy có 26 hộ ở Thị trấn Đồng Lê và 24 hộ ở xã Đồng Hóa khen CBTD của NHN0 Tuyên Hóa luôn nhiệt tình giúp đỡ họ trong quá trình vay vốn. Và có 4 hộ ở Thị trấn Đồng Lê, 6 hộ ở xã Đồng Hóa chưa được hài lòng về thái độ của CBTD nhưng cũng chưa có hộ nào than phiền về thái độ khó chịu hay hách dịch của CBTD. - Khả năng hoàn vốn: Trong 60 hộ vay vốn của NHN0 Tuyên Hóa các khoản nợ đều chưa tất toán nhưng phần lớn nợ đó là đủ tiêu chuẩn, nghĩa là các khoản nợ còn lại đều nằm trong hạn và chưa đến hạn trả gốc. Trong đó, ở Thị trấn Đồng Lê có 14/30 hộ và ở xã Đồng Hóa có 15/30 hộ vay thanh toán nợ đúng hạn cho NHN0 Tuyên Hóa, thậm chí còn có 10 hộ ở Thị trấn Đồng Lê và 7 hộ ở xã Đồng Hóa trả nợ trước hạn. Điều này cho thấy bà con nông dân đều có ý thức trả nợ tốt và hơn hết hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi tạo được thu hập nên mới có khả năng trả nợ đến Ngân hàng. Phần đông trong số này là những hộ kinh doanh dịch vụ, NTTS và một số ít là chăn nuôi. Rõ ràng hoạt động kinh doanh dịch vụ luôn tạo ra được lợi nhuận cao và khá ổn định vì khi đời sống phát triển thì nhu cầu về tiêu dùng các nhân và dịch vụ ngày càng tăng, điều đó đã tạo ra lợi thế cho các hộ kinh doanh. Tuy nhiên vẫn có những hộ nông dân thanh toán nợ không đúng hạn, qua điều tra có 6/30 hộ ở Thị trấn Đồng Lê chiếm 33,33% và 7/30 hộ ở xã Đồng Hóa chiếm 23,33%. Nguyên nhân các HND thanh toán không đúng hạn: Đại học Kin h tế Hu ế 82 Bảng 13: NGUYÊN NHÂN NỢ QUÁ HẠN Nguyên nhân nợ quá hạn Thị trấn Đồng Lê Xã Đồng Hóa Số hộ % Số hộ % Tổng hộ nợ quá hạn 6 100 8 100 Mất mùa 2 33,33 4 50,00 Rủi ro gia đình 1 16,67 1 12,50 Thiên tai 2 33,33 2 25,00 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 1 16,67 1 12,50 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế) Đại học Kin h tế Hu ế 83 + Mất mùa: qua điều tra có 33,33% hộ gia đình ở Thị trấn Đồng Lê và 50% hộ gia đình ở xã Đồng Hóa có nợ quá hạn do mất mùa. Năm 2010 khi các loại dịch bệnh trên gia cầm và gia súc xuất hiện trở lại đã gây thiệt hại lớn cho các hộ chăn nuôi, dịch bệnh lan tràn đã kéo dịch bệnh giá thịt lợn, gà giảm mạnh. Thậm chí gia súc, gia cầm chết hàng loạt. Do đó vốn đầu tư bỏ ra mất trắng, thu không đủ bù chi phí nên các HND không thể trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Bên cạnh đó một vài hộ trồng trọt cũng không trả nợ đúng kỳ hạn do sử dụng đồng vốn vay chưa mang lại hiệu quả và thiên tai ảnh hưởng đến mùa màng. + Rủi ro gia đình: Nguyên nhân này chiếm 16,67% ở Thị trấn Đồng Lê và 12,5% ở xã Đồng Hóa có số hộ nợ quá hạn. Do người trong gia đình bị ốm đau, tai nạn cùng với thu nhập thấp nên các hộ này không kịp xoay tiền trả nợ đúng hạn. + Thiên tai: Trong năm qua đã có những đợt lụt bão nặng nề đã gây thiệt hại không ít đến các HND, nhà cửa bị phá hủy, đất đai mùa màng hư hại,Việc tập trung tu sửa nhà cửa sau lụt bão cũng là nguyên nhân khiến người dân không đủ tiền trả nợ Ngân hàng đúng kỳ hạn. Có 33,33 hộ ở thị trấn Đồng Lê và 25% ở xã Đồng Hóa nợ quá hạn do thiên tai. + Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế: Có 16,67% hộ ở Thị trấn Đồng Lê và 12,5% hộ ở xã Đồng Hóa nợ quá hạn do nguyên nhân này, khủng hoảng kinh tế kéo dài đã đẩy giá vật tư nông nghiệp tăng cao làm ảnh hưởng đến tâm lý của người nông dân. Thế nên một số hộ trồng trọt tập trung mua phân bón, thuốc trừ sâu, nhằm tránh tình trạng giá tiếp tục tăng. Nhưng đến khi tình hình kinh tế bắt đầu ổn định trở lại, giá hàng hóa cũng giảm thì những hộ này lại lâm vào tình trạng doanh thu thấp hơn chi phí. Sản xuất nông nghiệp không đem lại lợi nhuận cũng là nguyên nhân khiến các hộ này không thể trả nợ đúng hạn.Đại học Kin h tế Hu ế 84 CHƯƠNG IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở NHNo & PTNT HUYỆN TUYÊN HÓA 1. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1.1. Thuận lợi - Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tuyên Hóa có đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, tích cực trong công tác Ngân hàng. - Phần đông cán bộ công nhân viên luôn thể hiện thái độ văn minh lịch sự khi giao tiếp với khách hàng. Thực hiện đúng khẩu hiệu “ hết việc không hết giờ”, luôn xem khách hàng là người bạn đồng hành của NHNo Việt Nam và tăng cường xây dựng thương hiệu “ NHNo & PTNT Việt Nam phồn thịnh đến với khách hàng”, phục vụ nông hộ ngày càng tốt hơn, kịp thời giải đáp những vướng mắc gặp phải trong quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng. - Có chủ trương chính sách đổi mới về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của Đảng, Nhà nước và của Ngân hàng đúng đắn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân được các tầng lớp nhân đồng tình ủng hộ. Huyện đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhanh, cấp quyền sử dụng đất bổ sung đúng tiến độ nên việc đầu tư vốn thuận lợi hơn cả về tăng số lượng hộ vay vốn và tăng định suất vốn đầu tư/hộ. - Phần lớn nhân dân sống và thực hiện đúng phương châm sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành thể hiện qua việc thực hiện tốt hợp đồng tín dụng đã ký kết với Ngân hàng. - Về kết cấu hạ tầng như cầu cống và đường xá toàn huyện đều trải nhựa, giao thông nông thôn thuận lợi giúp cho sản xuất lưu thông hàng hoá và quan hệ giữa người dân với Ngân hàng được tốt hơn. - Có mối quan hệ tốt đẹp với cấp uỷ, chính quyền địa phương, tranh thủ sự nhiệt tình hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, trong huyện có chính sách hoa hồng cho cơ sở có đóng góp cho Ngân hàng trong quá trình tổ chức cho vay và thu hồi nợ nhằm tăng cường trách nhiệm liên đới giữa Ngân hàng với các cấp uỷ Đảng cơ sở Đại học Kin h tế Hu ế 85 từ huyện đến xã. 1.2. Khó khăn - Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn rất nhỏ và không ổn định, chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay của Ngân hàng cấp trên, đây cũng là tình trạng chung của Ngân hàng khác trên địa bàn huyện. - Mạng lưới hoạt động chưa phân bố rộng rãi. - Trang thiết bị máy vi tính chưa đầy đủ để đảm bảo cho công việc nhanh chóng và việc xử lý còn chậm. - Công tác huy động vốn tuy có đặt lên nhiệm vụ hàng đầu nhưng do sản xuất vụ mùa còn thiếu vốn nên người dân luôn tận dụng vốn tự có để tham gia vào quá trình sản xuất sau vụ mới trả được nợ vay và gởi nguồn vốn tạm nhàn rỗi vào Ngân hàng. - Còn một bộ phận hộ nông dân chưa ý thức tốt trong việc trả nợ vay, nợ quá hạn. Ngoài ra cũng còn một bộ phận người dân dù rất am hiểu chủ trương chính sách vay vốn hiện hành nhưng vẫn cố tình dây dưa nên đã gây trở ngại lớn đến việc xử lý nợ. - Tình hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố tác động: giá xăng dầu leo thang, thiên tai, dịch bệnh đe doạ,...nên kinh tế huyện phát triển chưa vững chắc, chất lượng hàng hoá và sức cạnh tranh thấp, thời tiết môi trường, giá cả còn biến động khó lường ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân, kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, nhất là những vùng trọng điểm chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mặt bằng dân trí thấp, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp. - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng còn thiếu. - Các hình thức thanh toán còn rất nhiều hạn chế, các sản phẩm dịch vụ không đa dạng nên làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn và sự cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Ngoài ra tại huyện chưa có máy rút tiền tự động bằng thẻ ATM nên gặp rất nhiều khó khăn. - Ngoài sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn huyện còn có các kênh huy động vốn như: hệ thống bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện,Mặc khác, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng tăng cao, thị trường bất động sản biến động bất thường . Từ đó làm ảnh hưởng đến luồng tiền nhàn rỗi trong dân cư đầu tư qua Ngân hàng. Tình trạng khan hiếm vốn xảy ra không đáp ứng được nhu cầu đầu tư của khách hàng, lợi thế cạnh Đại học Kin h tế Hu ế 86 tranh của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. 1.3. Định hướng hoạt động tín dụng năm 2011 - Bám sát kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương và chiến lược phát triển của ngành, NHNo & PTNT tiếp tục cơ cấu lại toàn diện các hoạt động của Ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, xây dựng Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam trở thành một tập đoàn tài chính đa năng, phát triển bền vững theo đòi hỏi của thị trường. Phấn đấu là một trong những Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, có hiệu quả kinh doanh cao và chủ động hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho các thành phần kinh tế, góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Cơ cấu lại mạng lưới tổ chức hoạt động, nâng cao năng lực điều hành, đào tạo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho cán bộ công nhân viên, phát triển và mở rộng các dịch vụ gắn liền với hiện đại hoá và xây dựng Ngân hàng, phát triển năng lực hoạt động, năng lực tài chính. Phát huy kết quả đạt được trong 3 năm ( 2008-2010), NHNo & PTNT huyện Tuyên Hóa đã đề ra những mục tiêu và quyết tâm phấn đấu thực hiện trong năm 2011 như sau: + Về huy động vốn: 136.000 triệu đồng. + Dư nợ tín dụng: 200.000 triệu đồng. Tăng 13% tổng số dư nợ cuối năm 2010. + Tỷ lệ cho vay trung dài hạn: 30% / tổng dư nợ. + Tỷ lệ nợ quá hạn: 1% / tổng dư nợ. 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY 2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn Nguồn vốn là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng hiện nay. Để gia tăng doanh số cho vay, để mở rộng và phát triển kinh doanh thì điều đầu tiên là Ngân hàng phải có vốn với phương thức “ đi vay để cho vay”, tuy nhiên hoạt động huy động vốn của Ngân hàng phải gắn liền với chiến lược sử dụng vốn trong kỳ nhất định. Huy động vốn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng ứ động vốn trong trường hợp không có cơ hội đầu tư và ngược lại sẽ gây tình trạng thiếu vốn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua phân tích hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện Tuyên Hóa ta Đại học Kin h tế Hu ế 87 thấy nguồn vốn huy động còn thấp. Vậy Ngân hàng nên đẩy mạnh khai thác nguồn vốn nhàn rỗi còn tiềm năng trong dân cư bằng cách đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức, biện pháp huy động vốn. a) Thực hiện lãi suất huy động vốn hợp lý, hấp dẫn và áp dụng hình thức thưởng vật chất: Để thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư thì lãi suất huy động phải đủ hấp dẫn, cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn đối với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, thường xuyên theo dõi sự biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợp với sự biến động của thị trường nhằm thu hút các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi, có nguồn tiền gửi ổn định. Ngoài ra phải quan tâm đến lợi ích của khách hàng, bởi vì trong thời gian hiện nay với sự biến động của thị trường và tình hình lạm phát xảy ra thì mức lãi suất thực tế mà khách hàng nhận được rất thấp, nên Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa để đôi bên cùng có lợi. - Ngân hàng cũng cần áp dụng hình thức thưởng vật chất thông qua xổ số cũng là yếu tố đắc lực kích thích huy động tiền gửi bởi tập quán “cầu may” đã hình thành khá đậm nét trong đời sống xã hội đặc biệt là những tầng lớp dân cư có mức sống trung bình. Mặt khác, có số dư tiền gửi dù lớn hay nhỏ đều có thể tham gia dự thưởng. Đây là một động lực khá hấp dẫn để huy động tiền gửi tiết kiệm. b) Tạo niềm tin nơi khách hàng: - Cần nâng cao cơ sở vật chất cho Ngân hàng: điều kiện đầu tiên mà khách hàng phải cân nhắc khi quyết định gửi tiền ở đâu cho an toàn đó là nhìn vào cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Ngân hàng. Vì thế Ngân hàng cần tăng cường nâng cấp trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại để tạo niềm tin cho khách hàng, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch đồng thời có đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. - An toàn: là sự đảm bảo cho chi trả trong một lúc của Ngân hàng khi có nguồn tiền được rút ra, do đó mức lãi suất vừa phải trong độ an toàn thì người gửi tiền chấp nhận. c) Tuyên truyền các hình thức huy động vốn: Thực hiện tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị dưới nhiều hình thức như: quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình, báo và các hình thức huy động vốn tới mọi đối tượng Đại học Kin h tế Hu ế 88 khách hàng trong huyện. Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán hoặc có ưu đãi về phí dịch vụ, lãi suất tiền gửi, tiền vay đối với các đơn vị này, đồng thời mở rộng thêm nhiều mối quan hệ với khách hàng. Ngân hàng cần quan tâm hơn đáp ứng các lợi ích của khách hàng, đặc biệt là thái độ phục vụ và thanh toán nhanh chóng, lãi suất phù hợp với từng kỳ hạn gửi. Ngoài ra yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng như thường xuyên thăm hỏi, động viên. d) Phong cách phục vụ và trình độ nhân viên: - Khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, các nhân viên trong Ngân hàng cần có một tác phong tốt như: ân cần, niềm nở, lịch sự, nhã nhặn, cởi mở, tận tâm với khách hàng. - Cần quan tâm công tác đào tạo thêm để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, để có thể tư vấn cho khách hàng và thực hiện các yêu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ Ngân hàng, tạo được uy tín cho Ngân hàng. e) Đa dạng hoá các dịch vụ cung ứng, và mở rộng mạng lưới hoạt động: - Ngân hàng nên phát huy mở rộng sử dụng các phương tiện thanh toán để thu hút tiền gửi thanh toán. Tăng cường công tác cải tiến và phát huy việc thực hiện các công cụ thanh toán như: Ngân hàng có thể sử dụng séc cá nhân dùng thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ và các khoản thanh toán khác thông qua các thông tin tuyên truyền về lợi ích của việc dùng séc: có lãi nhanh chóng, dễ dàng, đạt độ chính xác cao, không phải tiếp cận tiền mặt, với những đối tượng thu nhập khá, có nhu cầu chi trả thường xuyên. - Ngân hàng cần kiểm soát xây dựng thêm các phòng giao dịch ở các huyện, các địa bàn có tiềm lực phát triển công nghiệp, thương nghiệp – dịch vụ, khu vực đông dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ giao dịch. 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay - Thực hiện tốt việc thẫm định về mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính và khả năng trả nợ cho Ngân hàng. - Thực hiện chiến lược khách hàng mở rộng quan hệ tín dụng, từng bước nâng cao chất lượng đồng thời duy trì khách hàng truyền thống của Ngân hàng. - Đối với khách hàng truyền thống, vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng một mức cho vay ưu đãi để thu hút khách Đại họ K n h tế Hu ế 89 hàng về phía mình. - Ngoài ra, sau khi cho vay Ngân hàng cần kết hợp với trung tâm khuyến nông để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp để đạt được năng suất cao vì hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Nhắc nhở người dân theo dõi thông tin về thời tiết, tình hình phát triển dịch bệnh để có biện pháp phòng ngừa kịp thời tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân. - Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu. - Mở rộng các hình thức cho vay: mở rộng cho vay trung và dài hạn vì trong những năm qua NHNo & PTNT huyện Tuyên Hóa có hình thức cho vay dài hạn và cho vay trung hạn nhưng chưa cao lắm. Ngân hàng cũng nên mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho người dân ở những vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, họ không đến được với Ngân hàng. Mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của bà con nông dân với nguồn vốn tín dụng, nghĩa là Ngân hàng phải tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng, tăng cường công tác quản lý, thêm vào đó cần xây dựng và đào tạo lực lượng cộng tác viên để có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng. - Để công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng cần mở rộng hơn nữa các điều kiện cho vay, mở rộng các đối tượng đầu tư cũng như đổi mới các điều kiện tín dụng. Tóm lại hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng nông nghiệp nói riêng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, vì đã cung ứng một khối lượng vốn lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ro mà nguy cơ của nó có thể làm sụp đổ cả Ngân hàng. Vì vậy, bên cạnh việc mở rộng tín dụng, Ngân hàng cần áp dụng mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Xét về phương diện kỹ thuật nghiệp vụ, Ngân hàng đều áp dụng các biện pháp rất đa dạng và phong phú, có thể tiếp thu kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Còn về phương diện pháp lý, Ngân hàng cần nghiêm chỉnh chấp hành các qui định để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Đại học Kin h tế Hu ế 90 2.3. Hạn chế nợ quá hạn Nợ quá hạn là một vấn đề luôn làm cho các nhà quản trị Ngân hàng quan tâm. Bất cứ một Ngân hàng nào dù có quản lý tổ chức chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ quá hạn, bởi vì nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng, bởi vì bản chất và chức năng của Ngân hàng là một tổ chức tín dụng trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Thực chất sở hữu khoản vay là thuộc quyền sở hữu của những người gửi tiền vào Ngân hàng. Do vậy, nếu một khoản vay nào bị thất thoát không thu hồi được thì Ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền. Vì vậy Ngân hàng cần thực hiện đầy đủ các biện pháp sau để có thể làm hạn chế nợ quá hạn khó đòi. 2.3.1. Hoàn thiện kỹ thuật thẫm định - Uy tín của khách hàng phải được đề cập trong thẫm định và cụ thể hơn, nó phải có trong tờ trình của cán bộ tín dụng, với các tiêu thức cụ thể là thẫm định hồ sơ quá khứ của khách hàng, thẫm định qua phỏng vấn trực tiếp với mục tiêu cần đạt rõ là tìm hiểu phẩm chất của khách hàng vay trên gốc độ như: động cơ vay, sự liêm chính, thái độ sẵn lòng trả nợ, thẫm định danh tiếng hoặc tai tiếng, uy tín của khách hàng qua các luồng thông tin và sự giới thiệu của khách hàng vay vốn. - Hoàn thiện thẫm định nguồn trả nợ của khách hàng trước khi một nhu cầu vay được đáp ứng - Trong thẫm định, một số nhân tố cần phải được đề cập là: các chỉ số dự báo, tổ chức phương án sản xuất kinh doanh có khả thi hay không trước khi cho vay nếu không thì khoản tín dụng có nguy cơ không thể thu hồi được. - Khoản tín dụng phải nằm trong chính sách tín dụng của Ngân hàng. Do vậy, việc hình thành chính sách tín dụng để làm chỗ dựa cho việc thẫm định món vay là điều phải có, nếu không thì việc cho vay dễ trở nên mất phương hướng. Chính sách này ngay từ đầu kinh doanh đã phải hoạch định rõ ràng trên các mặt: các loại cho vay sẽ thực hiện, quy mô khoản vay; loại khách hàng có thể chấp nhận cho vay; kỳ hạn có thể được, các phương hướng trong việc giải quyết các ngoại lệ như cho vay vượt mức, xử lý khoản vay khi có vấn đề,; phương pháp cam kết cho vay. 2.3.2. Tăng cường giám sát món vay - Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi Đại học Kin h tế Hu ế 91 hoạt động kinh doanh khách hàng nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Để khắc phục tồn tại này, cán bộ tín dụng nên tận dụng triệt để những lần gặp gỡ khách hàng khi họ đến Ngân hàng trả lãi, khi đến thăm trực tiếp và cũng có thu thập thông tin từ những người biết đến khách hàng như: hàng xóm, cán bộ chính quyền địa phương, những người có quan hệ sản xuất kinh doanh với họTrong đó đến thăm trực tiếp nơi ở và sản xuất kinh doanh sau khi họ hoàn tất việc đầu tư từ nguồn vốn. - So sánh mức độ khác biệt giữa phương hướng xin vay với thực tế, chiều hướng tốt hay xấu. Doanh số và qui mô hoạt động, doanh thu, lợi nhuận tăng hay giảm, hàng hoá có dễ tiêu thụ hay không. - Cán bộ tín dụng cũng cần khéo léo tìm hiễu xem các hộ vay vốn có biết cách điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý chi tiêu gia đình hợp lý không để biết được khả năng thanh toán của họ. 2.3.3. Nâng cao trình độ Cán bộ Tín dụng Chính vì vậy, công tác đào tạo để nâng cao thêm trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẫm định là hết sức cần thiết. Ngân hàng cần hợp tác với các chuyên gia ở các trường đại học, tổ chức đào tạo bồi dưỡng tại chỗ nâng cao kiến thức kinh tế thị trường, phổ biến kiến thức pháp luật cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẫm định, tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp học dài hạn ở các trường đại học để nâng cao trình độ chuyên môn của họ. 2.3.4. Tạo lập thông tin một cách chính xác Nắm bắt thông tin tốt, đặc biệt là thông tin về khách hàng, sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng có quyết định vay đúng đắn, hạn chế rủi ro như: + Thực hiện quan hệ trao đổi thông tin tốt với các tổ chức tín dụng và với các tổ chức kinh tế. + Ngân hàng cần phát triển mạng nội bộ và xây dựng trang web, kết nối internet để thường xuyên khai thác thông tin về tình hình kinh tế chính trị xã hội trong nước và quốc tế, nắm bắt kịp thời những diễn biến tình hình trên các thị trường. Đại ọc Kin h tế Hu ế 92 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trải qua những năm hoạt động với biết bao thăng trầm, Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tuyên Hóa đã phấn đấu vươn lên và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế địa phương. Thực tế là 3 năm qua nguồn vốn của Ngân hàng đã giúp cho người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã góp phần đẩy mạnh các ngành nghề phát triển đồng bộ với sản xuất, tạo cho bộ mặt nông thôn Tuyên Hóa đổi mới, đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Từ đó đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế huyện nhà. Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tuyên Hóa ta thấy hoạt động tín dụng cũng đã đạt được hiệu quả cao trong 3 năm. Nó góp phần vào việc cung cấp vốn cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư, các đơn vị kinh tế đồng thời cũng tác động tích cực đến việc khai thác thế mạnh tiềm năng của huyện, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của đất nước. Do đặc điểm kinh tế của huyện thì nhu cầu vốn vay ngắn hạn của người dân là chủ yếu, thể hiện ở doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều tăng. Để nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, tiêu dùngthì Ngân hàng phải thực hiện chức năng đi vay tức là huy động vốn để cho vay. Nhìn chung, nguồn vốn huy động tại Ngân hàng qua 3 năm đều tăng lên, chứng tỏ khả năng nghiệp vụ và uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Để nâng cao hoạt động này hơn nữa thì Ngân hàng cần phải tích cực huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư bằng nhiều hình thức, với nhiều mức lãi suất hấp dẫn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc cho vay là vấn đề thu nợ. Trong quá trình đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh NHNo & PTNT huyện Tuyên Hóa luôn chú trọng đến công tác thu hồi nợ, xem công tác này là nhiệm vụ trung tâm trong thực hiện nhiệm vụ của Ngân hàng. Đại học Kin h ế Hu ế 93 Nhìn chung thì doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng lên. Cụ thể; năm 2009 doanh số thu nợ tăng 12.563 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 thì doanh số thu nợ tăng 11.509 triệu đồng so với năm 2009. Đây cũng nhờ sự nỗ lực trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và ý thức trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên Ngân hàng cần phấn đấu hơn để đạt doanh số thu nợ cao hơn thế nữa. Bên cạnh đó, doanh số cho vay và doanh số thu nợ đã tác động đến tình hình dư nợ tại Ngân hàng. Qua những năm tổ chức đầu tư vốn cho nền kinh tế địa phương phát triển, NHNo & PTNT Tuyên Hóa đã nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ cho ngành, phấn đấu tăng nguồn vốn tự lực tại địa phương và tăng trưởng dư nợ tín dụng mở rộng năm sau cao hơn năm trước. Vào năm 2008 dư nợ đạt 94.808 triệu đồng, năm 2009 là 139.951 triệu đồng và đến năm 2010 dư nợ đạt đến 177.623 triệu đồng. Như vậy, Ngân hàng đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế được giao, thực hiện đúng chức năng là công cụ của Đảng, Nhà nước góp phần thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương và của ngành. Cùng với việc thực hiện những chính sách tín dụng trong những năm qua thì Ngân hàng đã thực hiện việc sàng lọc khách hàng loại dần những khách hàng yếu kém về tài chính, từ đó mà Ngân hàng đầu tư vốn đúng đối tượng, bà con nông dân ở đây cũng đã sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả nên khả năng trả nợ và lãi kịp thời. Tuy là nợ quá hạn trong 3 năm qua có biến động không ổn định nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn qui định. Những thành quả đạt được trong 3 năm qua làm cho lợi nhuận của Ngân hàng đạt ở mức tương đối cao, nhất là năm 2010 lợi nhuận đạt 4.400 triệu đồng và có sự tăng trưởng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Tuyên Hóa ngày càng đạt hiệu quả cao và phát triển tốt đẹp mặc dù cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có phần hạn chế là nguồn vốn huy động vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trên tổng nguồn vốn. Vì vậy Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa công tác huy động vốn, đồng thời đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để làm tối thiểu nợ quá hạn. ại h ọ K inh t H uế 94 2. KIẾN NGHỊ 2.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuyên Hóa - Củng cố và phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, trước mắt là cần bám sát kế hoạch đã đề ra để công tác hoạt động đạt được mục tiêu mong muốn, cần giải quyết nợ quá hạn cũ. - Trong cho vay cần đặt chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động lên hàng đầu, cần lựa chọn khách hàng cho vay. - Thực hiện tiêu chí thưởng, phạt cho cán bộ tín dụng trong việc cho vay và thu hồi nợ. - Không nên để một nhân viên giỏi nắm quá nhiều công việc, tạo ra sự cạnh tranh trong công việc. Ngân hàng nên phát động các phong trào thi đua khen thưởng trong tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh nhằm nâng cao được khả năng nghiệp vụ vừa tạo được sự gắn kết trong tập thể công nhân viên. - Tiến hành nghiên cứu thăm dò ý kiến của khách hàng về thái độ, cung cách phục vụ của cán bộ Ngân hàng, sản phẩm của Ngân hàng giúp cho Ngân hàng nắm bắt được tình hình thực tế, từ đó Ngân hàng có những biện pháp điều chỉnh hợp lí, đáp ứng kịp thời nhu cầu, nâng cao hiệu quả hoạt động. - Ngân hàng cần tổ chức thường xuyên các cuộc họp giữa ban giám đốc, các trưởng phòng với các cán bộ tín dụng nhằm để trao đổi thông tin, vấn đề khó khăn, những khuyết điểm của cán bộ tín dụng. Từ đó giúp cán bộ tín dụng học hỏi được những kinh nghiệm, khắc phục những sai sót trong quá trình cho vay. - Tình trạng máy xử lý chậm đã làm mất thời gian không chỉ đối với khách hàng mà cả cán bộ tín dụng. Do vậy, việc trang bị máy mới hiện đại là điều cần thiết. - Ngân hàng cần kết hợp tập trung với trung tâm khuyến nông, tổ chức cùng cán bộ tín dụng xuống tận địa bàn vừa hướng dẫn bà con sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vừa thẫm định đối tượng vay vốn, nhắc nhở người dân theo dõi tình hình thay đổi của môi trường để sản xuất có hiệu quả hơn. Như vậy vừa có lợi cho người dân vừa có lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền xã, ấp và các ban ngành đoàn thể chính trị, xã hội huyện trong thực hiện công tác Ngân hàng. Đại học Kin h tế Hu ế 95 - Xây dựng chiến lược khách hàng và phát triển sản phẩm mới. Vấn đề đặt ra là chọn khách hàng nào cho phù hợp với loại sản phẩm dịch vụ gì? Muốn xác định được chiến lược như vậy thì ban lãnh đạo Ngân hàng cần phối hợp với các phòng ban đề ra phương hướng hợp lý để thực hiện. 2.2. Đối với các ban ngành địa phương - Tiếp tục cấp quyền sử dụng đất sản xuất, đất ở cho nhân dân, đồng thời cấp quyền sở hữu nhà ở để người dân được vay vốn theo đúng nhu cầu sản xuất- kinh doanh thông qua thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. - Chính quyền địa phương cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể cho các ngành, các cấp như: ngành giáo dục, trạm khuyến nông huyệnthực hiện đồng bộ giải pháp thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững, tránh tình trạng nông dân đầu tư tự phát, tràn lan. - Tạo điều kiện cho nhân dân khi có nhu cầu vay vốn đem hồ sơ đến chính quyền chứng nhận, cần giải quyết nhanh, giảm phiền hà đi lại nhiều cho nhân dân. - Hổ trợ tích cực với Ngân hàng trong việc xử lý nợ khó đòi, nợ xấu. Đối với những hộ cố tình chay ì không trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, UBND Xã, phường cần có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp Ngân hàng thu hồi lại nợ. - Cần công khai những vùng có qui hoạch phát triển kinh tế nhằm giúp Ngân hàng nắm được những thông tin chính xác để cho vay đúng đối tượng, tránh rủi ro. 2.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình - Trang bị máy ATM tại địa bàn Tuyên Hóa và đầy đủ các phương tiện công tác giúp NHNo & PTNT huyện hội đủ điều kiện làm việc để thực hiện tốt các nghiệp vụ phát sinh. - Cần tăng cường cán bộ tín dụng để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng. - Trang bị bổ sung cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ cho chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tuyên Hóa. Ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc nâng cấp hệ thống phần mềm máy vi tính để giảm các lổi về kỷ thuật để giảm thời gian khách hàng phải đợi lâu. Đại ọc Kin h tế Hu ế 96 - Đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt và hấp dẫn để tăng khả năng cạnh tranh với những Ngân hàng khác trên địa bàn. - Thường xuyên mở những lớp tập huấn về kỹ năng kiểm tra, phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp, thẩm định tình hình tài chính khi bộ tài chính có những văn bản thay đổi về cách thức hạch toán kế toán và cách thức lập các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Có như vậy thì Ngân hàng Nông nghiệp mới có thể tham gia cạnh tranh với các Ngân hàng bạn và bước vào tiến trình Hội nhập Quốc tế. - Nên xử lý các văn bản chế độ và kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng, kịp thời. - Ngoài các hình thức cho vay truyền thống, NHNo & PTNT tỉnh cần đầu tư cho vay đối với các mô hình kinh tế trang trại. Bởi vì, mô hình này không những thu hút nguồn lao động dồi dào của tỉnh mà mô hình này còn đạt hiệu quả kinh tế cao. Đại học Kin h tế Hu ế 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Phi Hổ, Kinh tế nông nghiệp – Lý thuyết và thực tiễn (164-168), NXB Thống kê – 2003. 2. Nguyễn Quang Phục, Nguyên lý phát triển nông thôn (2009). 3. Tín dụng Ngân hàng – Chủ biên Ts Nguyễn Đăng Dờn – Đại học kinh tế TP. HCM (NXB Thống kê, năm 2000). 4. Bách khoa toàn thư: WIKIPEDA, http//vi.wikipedia.org 5. Tạp chí Ngân hàng (2008-2010). 6. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ (2008-2010). 7. Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội và Niên giám thống kê của huyện Tuyên Hóa qua các năm 2008-2010. 8. Một số luận văn, báo cáo và tài liệu tham khảo khác. Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_tin_dung_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_huyen_tuyen_hoa_7491.pdf
Luận văn liên quan