Khóa luận Vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử qua góc nhìn chuyên gia (qua khảo sát báo mạng điện tử giadinh.net.vn)

Phương pháp nghiên cứu tư liệu: tìm hiểu, thu thập những tài liệu về lĩnh vực truyền thông, tài liệu chuyên khảo về báo mạng điện tử, những tài liệu, ứng dụng truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình. Phương pháp khảo sát: tiến hành khảo sát hệ thống các bài báo liên quan đến bạo lực gia đình đăng trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn – Báo Gia đình và Xã hội. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ việc khảo sát các bài báo trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn – Báo Gia đình và Xã hội và số liệu thu thập được mà tiến hành phân tích, tổng hợp đánh giá nhằm đưa ra nhận thức của các phóng viên, nhà báo liên quan tới vấn đề bạo lực gia đình tới nhận thức của công chúng

pdf16 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử qua góc nhìn chuyên gia (qua khảo sát báo mạng điện tử giadinh.net.vn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC TÓM TẮT KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA TRUYÊN THÔNG VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ QUA GÓC NHÌN CHUYÊN GIA (QUA KHẢO SÁT BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ GIADINH.NET.VN) Giảng viên hướng dẫn: GV. Nguyễn Tiến Dũng Sinh viên thực hiện: Bùi Diễm Quỳnh Lớp: VHH4B Khóa học: 2012 - 2016 HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và động viên. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người đã dõi theo và sát cánh bên tôi, giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên Nguyễn Tiến Dũng, giảng viên khoa Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Thầy là người trực tiếp tư vấn và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các chuyên gia về bạo lực gia đình tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Dự án Flinders – Úc và Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, xin ý kiến phục vụ đề tài nghiên cứu của mình. Xin cảm ơn Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và thu thập thông tin cần thiết cho đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Bùi Diễm Quỳnh 1! MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU .................................................................................. 3 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ............................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.1. Báo mạng điện tử ................................ Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm báo mạng điện tử ........... Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Sự ra đời của báo mạng điện tử ...... Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tửError! Bookmark not defined. 1.1.4. Chức năng của báo mạng điện tử .... Error! Bookmark not defined. 1.2. Bạo lực gia đình ................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm bạo lực gia đình ............. Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Các loại hình bạo lực gia đình ........ Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Các hành vi bạo lực gia đình .......... Error! Bookmark not defined. 1.2.4. Nguyên nhân và hệ quả của bạo lực gia đìnhError! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ QUA GÓC NHÌN CHUYÊN GIA .............. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.1. Thực trang thông tin về bạo lực gia đình trên các báo mạng điện tử Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Ưu điểm của thông tin về bạo lực gia đình trên các báo mạng điện tử ................................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Hạn chế của thông tin về bạo lực gia đình trên các báo mạng điện tử Error! Bookmark not defined. 2.2. Thông tin về vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn (báo gia đình và xã hội) qua góc nhìn chuyên gia ...... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Tần suất đưa tin về vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn qua góc nhìn chuyên gia ... Error! Bookmark not defined. 2! 2.2.2. Hình thức đưa tin về vấn đề bạo lực gia đình trên trang báo mạng điện tử giadinh.net.vn qua góc nhìn chuyên giaError! Bookmark not defined. 2.2.3. Hiệu quả đưa tin về vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn qua góc nhìn chuyên gia ... Error! Bookmark not defined. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNHERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.1. Tăng cường định hướng, lãnh đạo của đảng, quản lý của nhà nước đối với các cơ quan báo chí truyền thông Error! Bookmark not defined. 3.2. Tăng cường nâng cao kĩ năng, phẩm chất nghiệp vụ của người làm báo mạng điện tử về vấn đề bạo lực gia đìnhError! Bookmark not defined. 3.3. Nâng cao nhận thức của nhà báo về chính sách luật pháp, kiến thức về bạo lực gia đình và bình đẳng giới ....... Error! Bookmark not defined. 3.4. Tăng cường sự phối hợp giữa người làm báo mạng điện tử với các chuyên gia về bạo lực gia đình .................. Error! Bookmark not defined. 3.5. tăng cường nhạy cảm giới về vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử ............................................... Error! Bookmark not defined. 3.6. Xây dựng chuyên mục riêng về vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử ............................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 12 PHỤ LỤC ...................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3! DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp độ tuổi và giới tính chuyên gia bạo lực gia đình tham gia đánh giá thông tin trên báo mạng điện tử ....... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2: Tổng hợp thời gian chuyên gia dành để cập nhật thông tin về vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử ........... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3: Tổng hợp các lí do chuyên gia quan tâm đến thông tin về vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử ........... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4: Tổng hợp các chuyên gia đã từng quan tâm đến thông tin về vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vnError! Bookmark not defined. Bảng 2.5: Tổng hợp các mục trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn các chuyên gia thường xuyên quan tâm ............................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.6: Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về tần suất cập nhật thông tin về các vụ bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn ................ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.7: Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về tần suất cập nhật thông tin về bài phân tích, lý giải về nguyên nhân, hệ quả của nạn bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn ..................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.8: Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về tần suất cập nhật thông tin về các chính sách, pháp luật về bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn .................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.9: Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về tần suất cập nhật thông tin về các sự kiện liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn .................................................. Error! Bookmark not defined. 4! Bảng 2.10: Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về tần suất cập nhật thông tin về kiến thức kĩ năng ứng phó với bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn .................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.11: Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về tần suất cập nhật thông tin về các trung tâm hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho nạn nhân bị bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn ..................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.12: Tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về hình thức thông tin về vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn (%) ......... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.13: Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về hiệu quả đưa tin trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn thu hút sự chú ý của công chúng ................ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.14: Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về hiệu quả đưa tin trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn trong việc lý giải nguyên nhân, bản chất của các vụ bạo lực gia đình .......................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.15: Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về hiệu quả đưa tin trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn trong việc định hướng dư luận về các vụ bạo lực gia đình ............................................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.16: Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về hiệu quả đưa tin trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn trong việc cung cấp kiến thức về bạo lực gia đình tới công chúng ................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.17: Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về thông tin trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn có sự phối hợp với các chuyên gia về bạo lực gia đình . Error! Bookmark not defined. 5! Bảng 2.18: Tổng hợp đánh giá của chuyên gia về nội dung thông tin có nhạy cảm giới trên báo mạng điện tử giadinh.net.vnError! Bookmark not defined. 6! MỞ ĐẦU 1.! LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong suốt chiều dài lịch sử, gia đình luôn được xem là tế bào của xã hội, một xã hội thu nhỏ, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ở bất kỳ thời đại nào, văn hóa gia đình cũng là nền tảng căn bản cho văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh cho con người trong từng tế bào của xã hội. Hiện nay, bạo lực gia đình hiện đang bị xem là một vấn nạn xã hội, gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Vấn đề bạo lực gia đình là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức, hành vi của mỗi thành viên trong gia đình và biến đổi những giá trị tốt đẹp trong văn hóa gia đình. Bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng sức lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể xác cho đến dùng lời nói nhục mạ, chửi mắng, đe dọa gây tổn thương về tâm lý và tinh thần. Điều này gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân trong gia đình. Trong khi đó, báo mạng điện tử là phương tiện truyền thông đại chúng ra đời muộn hơn phát thanh, báo in và truyền hình nhưng giờ đây, báo mạng điện tử đang chiếm ưu thế vượt trội trong việc truyền tải thông tin nhanh nhất đến với công chúng. Báo mạng trở thành kênh truyền thông hiệu quả có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, báo in lẫn truyền hình. Ngoài ra, báo mạng điện tử còn có khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh nhất. Báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng không chỉ là truyền tải những thông tin thời sự đến công chúng mà còn phải bám sát những vấn đề xã 7! hội nóng bỏng, gây bức xúc, tạo ra dư luận và định hướng dư luận theo hướng tích cực. Bạo lực gia đình không phải là vấn đề quá mới ở Việt Nam trong một vài năm gần đây. Nhưng hiểu thế nào là bạo lực gia đình một cách thực chất thì vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh luận và chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn. Trong một số trường hợp, công chúng và cả những người làm báo mạng dường như vẫn chưa thực sự hiểu rõ về vấn đề bạo lực gia đình. Đã có rất nhiều kinh nghiệm được truyền đạt lại từ các thế hệ đi trước về kỹ năng của người làm báo, ví dụ làm sao “chớp” được những thông tin thật đắt; giật tít thế nào để thu hút người đọc; ngôn từ diễn đạt ra sao để khiến người xem, người nghe phải xót thương đến rơi nước mắt hoặc căm tức cái ác, cái xấu đến độ phải nghĩ đến hành động góp phần vào thay đổi Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các kĩ năng nghiệp vụ báo chí để đưa tin mà bản thân các nhà báo muốn viết về vấn đề bạo lực gia đình cần phải thực sự hiểu rõ về nó. Quan điểm và nhận thức về vấn đề bạo lực gia đình của chính các nhà báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người tiếp nhận thông tin từ các bài báo trên báo mạng điện tử. Để các nhà báo có được nhận thức đúng đắn về bạo lực gia đình, có được những bài viết ấn tượng mạnh đến sự thay đổi tích cực và tiến bộ cho xã hội, cần có sự đánh giá, phân tích qua góc nhìn của các chuyên gia về bạo lực gia đình. Chuyên gia về bạo lực gia đình là những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực bạo lực gia đình và giới hoặc những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình. Ngoài công việc tham vấn tâm lý và hỗ trợ cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình, các chuyên gia cũng thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng để có cập nhật tình hình các vụ bạo lực xảy ra, tìm hiểu nhận thức của công chúng về vấn đề bạo lực gia đình, đứng dưới góc nhìn về giới để đưa ra 8! các nhận định về sự việc một cách khách quan đa chiều và thấu đáo, từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả. Xuất phát từ những lý do như đã đề cập ở trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử qua góc nhìn chuyên gia” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. 2.! TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cho đến thời điểm này, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về cơ sở lý luận trong lĩnh vực truyền thông. Ví dụ như cuốn “Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ bản” (2004) của Claudia Mast do Trần Hậu Thái dịch. Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” (2004) của tác giả E.P. Prôkhôrốp do Đào Tấn Anh và Đới Thị Kim Thoa dịch. Trong cuốn sách này, tác giả trình bày những vấn đề chung nhất, khái quát nhất về lý luận nghiệp vụ báo chí và những đặc thù của hoạt động báo chí với tư cách là một lĩnh vực hoạt động sáng tạo. Khái quát về lịch sử hình thành, các đặc điểm, vai trò của báo chí truyền thông nói chung và sự phát triển một số loại hình truyền thông hiện nay có tác phẩm “Các loại hình báo chí truyền thông” (2014) của tác giả Dương Xuân Sơn. Trong đó, báo mạng điện tử cũng đã có những ấn phẩm mang tính nghiên cứu về cơ sở lý luận, điển hình là cuốn “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” (2010) của TS. Nguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra những khái niệm, sự ra đời cũng như các đặc trưng của loại hình báo mạng điện tử. “Luật phòng, chống bạo lực gia đình” được Quốc Hội ban hành năm 2007 căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10. Luật đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận quy chuẩn về bạo lực gia đình cũng như các quy định của nhà nước trong phòng chống bạo lực gia đình; chính sách giải quyết, hỗ trợ cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình. 9! Tài liệu “Công tác phòng chống bạo lực gia đình” (2011) của Cơ quan phòng chống Ma túy và tội phạm Liên Hiệp Quốc (UNODC Việt Nam) đã nêu khái quát về khái niệm bình đẳng giới và bạo lực gia đình, những quan niệm sai lầm về bạo lực gia đình, vòng tròn bạo lực. Từ đó, đưa ra những góc nhìn chân thực, đa chiều về bản chất của bạo lực gia đình và hậu quả của bạo lực gia đình. Thêm vào đó, tài liệu đưa ra khung pháp lý, xử lý ban đầu của Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình, hệ thống xử lý vi phạm hành chính và vấn đề bạo lực, hệ thống tư pháp hình sự và các vụ bạo lực gia đình. Hay trong “Từ bạo lực gia đình đến bạo lực giới tại Việt Nam: Mối liên hệ giữa các hình thức bạo lực”, đây là một tài liệu thảo luận do Liên Hiệp Quốc chủ trì thực hiện vào năm 2013. Tài liệu nhằm rà soát các vấn đề liên quan đến bạo lực giới trên phạm vi quốc tế và tại Việt Nam. Đồng thời, nhằm cập nhật kiến thức, phục vụ thảo luận về chính sách và xây dựng chương trình về bạo lực giới tại Việt Nam. Một nghiên cứu “Truyền thông có nhạy cảm giới – Một số gợi ý dành cho phóng viên và người làm báo” được thực hiện bởi CSAGA VÀ OXFAM với 9 chuyên đề đề cập tới vấn đề bình đẳng giới, nhạy cảm giới trong truyền thông phòng chống bạo lực gia đình, quan điểm về giới trong việc phản ánh vấn đề phụ nữ lấy chồng ngoại quốc... Nghiên cứu nhằm củng cố kiến thức về giới, kỹ năng truyền thông có nhạy cảm giới, góp phần tháo gỡ phần nào những khó khăn trong việc truyền thông tăng cường bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên. Bài nghiên cứu “Định kiến giới trên báo chí Việt Nam” (Khảo sát một số tờ báo in quý I năm 2014) của Trần Yến Minh đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng số 66-8. Thông qua bài nghiên cứu, có thể nhận thấy rằng với khả năng tác động rộng rãi đến dư luận xã hội, báo chí truyền thông thực hiện vai trò quan trọng của mình trong việc xây dựng quan niệm về vai 10! trò giới. Tuy vậy, bên cạnh những định hướng đúng đắn, hình ảnh giới, đặc biệt là chân dung nữ giới trên báo chí trong nhiều trường hợp vẫn còn bị miêu tả một chiều, năng lực và vị thế của nữ chưa được báo chí nhìn nhận đúng mức. Nguyên nhân của hiện trạng này là do bức tranh bình đẳng giới trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều mảng tối màu. Với tư cách người ghi chép hiện thực, phóng viên buộc phải phản ánh chân xác những chi tiết của hiện thực khách quan. Như vậy, vấn đề bạo lực gia đình trên các phương tiện truyền thông được các nhà nghiên cứu đề cập đến ở nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng của các bài báo trên các trang báo mạng điện tử liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình. 3.! MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài này được tiến hành nghiên cứu nhằm hai mục địch chính: Thứ nhất, nghiên cứu này hướng đến một góc nhìn về vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử và hiệu quả của báo mạng điện tử trong việc truyền tải thông tin liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình. Đặc biệt là đánh giá hiệu quả của báo mạng điện tử với vấn đề bạo lực gia đình qua góc nhìn chuyên gia. Thứ hai, nâng cao nhận thức của người làm báo mạng về vấn đề bạo lực gia đình và đánh giá tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà báo với các chuyên gia về vấn đề bạo lực gia đình. Từ đó, tăng cường tác động tích cực của báo mạng điện tử tới nhận thức của công chúng đối với vấn đề bạo lực gia đình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu, thu thập tư liệu về truyền thông, báo mạng điện tử và bạo lực gia đình. 11! - Khảo sát thực trạng các bài báo liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử. - Lấy ý kiến và tham vấn quan điểm từ các chuyên gia về vấn đề bạo lực gia đình. 4.! ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây là quan điểm và cách nhìn nhận của các chuyên gia về vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn (Báo Gia đình và Xã hội). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận khảo cứu các tác phẩm báo chí về vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn (Báo Gia đình và Xã hội) và khai thác quan điểm của một số chuyên gia về vấn đề bạo lực gia đình. 5.! PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu tư liệu: tìm hiểu, thu thập những tài liệu về lĩnh vực truyền thông, tài liệu chuyên khảo về báo mạng điện tử, những tài liệu, ứng dụng truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình. Phương pháp khảo sát: tiến hành khảo sát hệ thống các bài báo liên quan đến bạo lực gia đình đăng trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn – Báo Gia đình và Xã hội. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ việc khảo sát các bài báo trên báo mạng điện tử giadinh.net.vn – Báo Gia đình và Xã hội và số liệu thu thập được mà tiến hành phân tích, tổng hợp đánh giá nhằm đưa ra nhận thức của các phóng viên, nhà báo liên quan tới vấn đề bạo lực gia đình tới nhận thức của công chúng. Đồng thời có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho việc nâng cao nhận thức của công chúng về bạo lực gia đình qua báo mạng điện tử. 12! Phương pháp phỏng vấn sâu, thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi: phỏng vấn một số chuyên gia về bạo lực gia đình. Từ đó, thấy được nhận thức của phóng viên, nhà báo về vấn đề bạo lực gia đình. 6.! BỐ CỤC CỦA KHOÁ LUẬN Ngoài Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính tiểu luận được chia làm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về báo mạng điện tử và bạo lực gia đình Chương 2: Thực trạng thông tin bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử qua góc nhìn chuyên gia Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả báo mạng điện tử với phòng chống bạo lực gia đình 13! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.! A.A.Grabennhicốp (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường, Nxb. Thông tấn. 2.! Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng - Những kiến thức cơ bản, Nxb. Thông tấn. 3.! Cơ quan phòng chống Ma túy và tội phạm Liên Hiệp Quốc - UNODC Việt Nam (2011), Công tác phòng chống bạo lực gia đình. 4.! Csaga và Oxfam (2015), Truyền thông có nhạy cảm giới – Một số gợi ý dành cho phóng viên và người làm báo. 5.! Nguyễn Thị Trường Giang (2010), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, Nxb. Chính trị - Hành chính. 6.! Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (2015), Cẩm nang Truyền thông có nhạy cảm giới. 7.! Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 8.! Jacques Locquin (2003), Truyền thông đại chúng – Từ thông tin đến quảng cáo, Nxb. Thông tấn. 9.! Kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam (2010). 10.!Liên Hiệp Quốc (2013), Từ bạo lực gia đình đến bạo lực giới tại Việt Nam: Mối liên hệ giữa các hình thức bạo lực 11.!Luật bình đẳng giới (2006). 12.!Luật phòng, chống bạo lực gia đình (2007). 14! 13.!Trần Yến Minh (2014), Định kiến giới trên báo chí Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng số 66-8. 14.!Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2005), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 15.!Dương Xuân Sơn (2012), Giáo trình lý luận báo chí truyền thông, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 16.!Dương Xuân Sơn (2014), Các loại hình báo chí truyền thông, Nxb. Thông tin và Truyền thông. 17.! Các website: -! -! -! -! -! -! -! -!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_1_439_2066051.pdf