Luận án Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

Để kiểm định các kết quả rút được từ nghiên cứu định tính, Luận án đã dùng phương pháp khảo sát trên số lượng mẫu thu thập đạt yêu cầu sử dụng là 269 tại các DN có trụ sở chính tại TPHCM và một số tỉnh, thành phố như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà RịaVũng Tàu, Hà Nội, Khánh Hòa. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach và kiểm định giá trị thang đo qua phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy thang đo có độ tin cậy cao và đảm bảo giá trị. Sau khi kiểm định các điều kiện cần thiết cho phân tích hồi qui và thấy tất cả đều thỏa mãn, tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy 10 nhân tố rút ra từ nghiên cứu định tính được tiếp tục khẳng định qua mối quan hệ có ý nghĩa thống kê đến CLTT BCTC. Kết quả kiểm định hồi qui cho thấy có 8 nhân tố tác động ở mức có ý nghĩa thống kê. Trong các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, có hai nhân tố được xem là đặc thù riêng của nghiên cứu này (Áp lực từ thuế và CL PMKT). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khẳng định hai nhân tố Niêm yết và Quy mô DN thực sự đóng vai trò là biến điều tiết của mô hình, có tác dụng làm thay đổi mức độ tác động của các nhân tố lên CLTT BCTC.

pdf206 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của chính các công ty kiểm toán độc lập. Tác giả đề ra các ý kiến sau:  Xây dựng đội ngũ kiểm toán viên có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với các các chuẩn mực nghề nghiệp, tài liệu và chứng chỉ nghề nghiệp trong nước và quốc tế. Cần thực hiện thường xuyên công tác đánh giá và đánh giá lại trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.  Cần xem đảm bảo CL là một vấn đề mang tính chiến lược của công ty, là yếu tố chính yếu đảm bảo sự thành công và phát triển của công ty. Cần xây dựng hệ thống kiểm soát CL trên toàn công ty với quy trình và sự tuân thủ chặt chẽ. Phát huy vai trò của Hiệp hội nghề nghiệp Thông tư số 157/2014 của Bộ Tài chính quy định về kiểm soát CL dịch vụ kiểm toán đã trao trách nhiệm cho Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán (VACPA) trong việc kiểm soát CL các dịch vụ do hội viên của mình cung cấp, đồng thời thực hiện các hoạt động theo dõi, giám sát cũng như hỗ trợ các hội viên khắc phục, sửa chữa các sai sót, kiến nghị sau khi kiểm tra. Để đảm nhận nhiệm vụ này, VACPA cần thực hiện các công việc sau:  Cần thành lập Ủy ban kiểm soát CL: kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, cho thấy muốn kiểm soát CL, phải thành lập Ủy ban phụ trách có liên quan trực thuộc Hiệp hội nghề nghiệp (Ủy ban kiểm soát chéo thuộc AICPA- Hoa Kỳ) hoặc vừa là Hiệp hội nghề nghiệp, vừa đóng vai trò là cơ quan Nhà Nước (Ủy ban tối cao về kiểm toán- Pháp) (Trần, 2009). Tại Việt Nam, Ủy ban kiểm soát CL kiểm toán cần trực thuộc Hội nghề nghiệp (VACPA) và chịu sự giám sát của Nhà nước.  Xây dựng hệ thống tiêu chí và quy trình kiểm soát CL: Ủy ban kiểm soát CL cần xây dựng tiêu chí cụ thể trên cơ sở tham khảo và kế thừa kinh nghiệm của các Hiệp hội nghề nghiệp trên thế giới như tiêu chí đánh giá CL kiểm toán được ban hành bởi Ủy ban giám 153 sát KT công ty đại chúng của Hoa Kỳ (PCAOB), Bên cạnh đó, cần xây dựng cụ thể quy trình kiểm soát CL theo từng giai đoạn: chuẩn bị kiểm soát, thực hiện kiểm soát và theo dõi sau kiểm soát. 5.2.8. GIA TĂNG CLTT BCTC TỪ PHÍA ĐẢM BẢO CL PMKT 5.2.8.1. Luận bàn về tác động của CL PMKT lên CLTT BCTC Lý thuyết xử lý Thông tin cho rằng sự thích hợp của khả năng xử lý thông tin sẽ có một ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả của DN (Galbraith, 1973). Để vậy, một trong những cách thức cần phải thực hiện là gia tăng năng lực xử lý thông tin nhằm gia tăng hiệu quả của thông tin (Premkumar & ctg, 2005). Khi PMKT được thiết lập trên cơ sở tuân thủ các quy định của chuẩn mực và chế độ KT sẽ gia tăng tính Thích hợp của BCTC; PMKT được thiết lập trên cơ sở lưu lại đầy đủ các vết tích của quá trình ghi nhận và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ giúp đảm bảo việc Trình bày trung thực của BCTC. Bên cạnh đó, PMKT có CL còn giúp giảm thiểu các sai sót thông qua việc xử lý công tác KT bằng các bút toán tự động; đảm bảo các thuộc tính gia tăng CL BCTC như tính Kịp thời, Toàn vẹn,Phân tích hồi qui của nghiên cứu cho thấy khi CL PMKT tăng lên 1 điểm thì CLTT BCTC tăng thêm 0,100 điểm. Kết quả phân tích theo SĐ 5.17 cho thấy nhìn chung, PMKT trong các DN Việt Nam hiện nay đã đảm bảo CL, tuy nhiên một số nội dung vẫn còn được đánh giá chưa cao cho thấy yếu tố an toàn truy cập và việc lưu lại các bằng chứng xử lý trên PMKT chưa thực sự được các nhà cung cấp PMKT quan tâm. Xuất phát từ các lập luận trên, tác giả kiến nghị cần phải gia tăng CL PMKT để đảm bảo gia tăng CLTT BCTC. 154 Ghi chú: PMKT1: PMKT đảm bảo tuân thủ đúng chuẩn mực & quy định của KT PMKT2: PMKT có lưu trữ đủ thông tin cho phép theo dõi người truy cập PMKT3: Mọi chỉnh sửa sổ sách KT đều được lưu lại vết tích trên PMKT PMKT4: PMKT luôn đảm bảo cung cấp TTKT trung thực & hợp lý PMKT5: PMKT phù hợp với đặc điểm SXKD tại đơn vị SĐ 5.17: Kết quả đo lường CL PMKT và 5 nội dung cấu thành giá trị của nó (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015) 5.2.8.2. Giải pháp gia tăng CL PMKT nhằm góp phần gia tăng CLTT BCTC Cần thực hiện việc kiểm tra CL PMKT Tại một số quốc gia trên thế giới, việc kiểm tra PMKT thường được thực hiện bởi cơ quan thuế thông qua quá trình kiểm tra và quyết toán thuế tại các DN. Tại Đức, Bộ Luật thuế- German Tax code 1977 (Bộ Tài Chính CHLB Đức, 1995) quy định quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc kiểm tra PMKT khi thực hiện quyết toán thuế tại các DN; Tại Singapore, kiểm tra PMKT được hướng dẫn tại quy định về Hướng dẫn PMKT do Cơ quan thuế ban hành (IRAS, 2009). Tại Pháp, việc kiểm tra thuế tại các đơn vị tổ chức công tác KT bằng máy tính được quy định tại Luật BO-13L-1-06 “Kiểm tra công tác KT trên máy tính” do Tổng Cục Thuế Pháp ban hành (Direction Générale des Impôts, 2006) và tại tài liệu hướng dẫn quy trình thuế (Livre Procédures Fiscales, 2015). Nội dung chính của các quy định này thường hướng đến những nội dung chính như: phạm vi kiểm tra; yêu cầu về điều kiện của PMKT; cách thức kiểm tra; xử phạt (Livre procédures Fiscales, 2015): Tại Việt Nam, mặc dù Bộ tài Chính đã đưa ra các quy định về tiêu chí CL của PMKT (Bộ Tài Chính, 2005), tuy nhiên vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn cụ thể cơ quan có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ những quy định này. Luật Quản lý thuế hiện nay cũng vậy, chưa có quy định nào về việc kiểm tra công tác KT trong các đơn vị sử dụng PMKT cũng như hướng dẫn cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế về việc kiểm tra 155 PMKT trong quá trình kiểm tra, quyết toán thuế tại các DN. Vì vậy, tác giả kiến nghị Nhà Nước cần nghiên cứu và ban hành quy định cụ thể về kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chí về CL PMKT tại các DN; triển khai những quy định về kiểm định CL PMKT trên cơ sở tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới. Cần thực hiện kiểm định CL PMKT Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều PMKT đã và đang được sử dụng tại các DN. Việc tồn tại nhiều nhà cung cấp PMKT như hiện nay bên cạnh việc tạo điều kiện cho các DN có quyền lực chọn PMKT phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và điều kiện kinh tế của đơn vị mình thì cũng gây ra những hậu quả không tốt làm ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC. Có rất nhiều PMKT hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu về CL được quy định bởi Bộ Tài Chính và người tiêu dùng rất có ít thông tin để lựa chọn PMKT có CL. Vì vậy, tác giả kiến nghị đối với những PMKT đóng gói (là các phần mềm được nhà cung cấp thiết kế sẵn, đóng gói thành các hộp sản phẩm), Bộ Tài Chính cần yêu cầu những PMKT này cần phải được kiểm định CL trước khi được lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó, các DN trước khi lựa chọn PMKT cho DN mình cần phải tìm hiểu uy tín và CL của PMKT, cần lựa chọn PMKT đã được kiểm định CL. 5.2.9. ĐỀ CAO VAI TRÒ GIÁM SÁT CLTT BCTC TỪ PHÍA UBCKNN. 5.2.9.1. Luận bàn về vai trò của UBCKNN và CLTT BCTC Dựa trên Lý thuyết đại diện, Bell & Carcello (2000); Céline Michailesco (2010) cho rằng, trong các tổ chức có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý, sẽ nảy sinh những hành vi tư lợi của những người đại diện. Vì vậy, việc phổ biến thông tin KT cho phép giảm thiểu chi phí đại diện (Leftwich & ctg 1981; Ray & Gupta 1988, theo Céline Michailesco 2010). Kết quả phân tích hồi quy với Niêm yết là biến điều tiết cho thấy trong các DN đã niêm yết, Hành vi quản trị lợi nhuận được phát hiện và ngăn ngừa; các nhân tố khác có tác động tích cực đến CLTT BCTC đều được đánh giá cao hơn nhóm các DN còn lại. Điều này cho thấy yêu cầu cung cấp thông tin từ người ủy quyền, từ các cổ đông cũng như từ UBCKNN đã tạo 156 ra một áp lực trong việc cung cấp thông tin có CL. Vì vậy, nâng cao hiệu quả giám sát của UBCKNN sẽ góp phần gia tăng CLTT BCTC. 5.2.9.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát CLTT BCTC của các DN niêm yết Tại Pháp, tài liệu tham khảo (Document de référence) là một những báo cáo quan trọng mà UBCKNN Pháp (COB) yêu cầu các DN có niêm yết phải công bố. Trong báo cáo này, phải có những thông tin tổng quan về DN; thông tin kèm theo phân tích về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của DN; thông tin về quản trị DN. Bên cạnh đó, Luật đảm bảo an toàn về tài chính của Pháp (Loi de Sécurité Financière- LSF) còn yêu cầu trong các công ty cổ phần (Société anonyme), Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc hội đồng giám sát phải trình bày dưới dạng văn bản những quy trình và thủ tục KSNB được áp dụng tại đơn vị. Ủy viên kiểm tra báo cáo tài chính (Commissaire aux comptes) phải trình bày trong báo cáo của mình ý kiến về quy trình KSNB của đơn vị có liên quan đến việc xử lý và trình bày thông tin KT và tài chính. Tại Mỹ, đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX) yêu cầu các công ty cổ phần phải chú ý xác đáng đến việc công khai thông tin tài chính, nêu rõ trách nhiệm của bộ phận quản lý công ty trong việc thiết lập và duy trì hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB và và chịu trách nhiệm đối với CL của BCTC. Từ đó cho thấy vấn đề cốt lõi của các quy định trên là nhằm cải tiến về CLTT BCTC. Tại Việt Nam, ngoài BCTC đã được kiểm toán, UBCKNN yêu cầu các công ty đại chúng có trách nhiệm công bố Báo cáo thường niên; Báo cáo tình hình quản trị công ty; thông tin họp Hội đồng cổ đông (Bộ Tài chính, 2012). Mặc dù vậy, các thông tin cung cấp của các công ty niêm yết phần đông vẫn khá nghèo nàn, chưa đáp ứng được như cầu của người sử dụng thông tin. Tác giả đề ra các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của UBCK trong việc giám sát và nâng cao CLTT BCTC, cụ thể:  Cần quy định Báo cáo thường niên của các công ty niêm yết phải đính kèm một số thông tin phân tích về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của DN; 157  Cần quy định rõ trách nhiệm của bộ phận quản lý và mức xử phại đối với việc không đảm bảo CLTT BCTC. 5.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN Khám phá, đo lường, kiểm định và xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến CLTT BCTC là chủ đề được tác giả nghiên cứu và thực hiện trong một khoản thời gian dài với mong muốn nghiên cứu của mình sẽ đóp góp vào việc hoàn thiện lý thuyết về CLTT trong lĩnh vực CLTT BCTC, cụ thể là trong điều kiện và tình hình các DN tại Việt Nam. Với kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả hy vọng cung cấp những thông tin về thực trạng CLTT BCTC của các DN Việt Nam cũng như đề ra những giải pháp nhằm nâng cao CLTT BCTC. Mặc dù đề tài đã được thực hiện với sự nỗ lực hết mình của tác giả, sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các Thầy, Cô, chuyên gia, đồng nghiệp đang công tác trong lĩnh vực giáo dục và thực tế tại bên ngoài DN, nhưng do khả năng và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế, cụ thể:  Đo lường và đánh giá CLTT BCTC không phải là một công việc dễ dàng, cả về việc thiết kế thang đo đo lường lẫn việc lựa chọn đối tượng để khảo sát. Trong nghiên cứu này, đối tượng thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng chủ yếu là những người quản lý công tác KT tại các DN với lý do là những đối tượng này là người rất am hiểu về các nhân tố tác động cũng như điều kiện ghi nhận, xử lý, trình bày thông tin BCTC của chính DN mình. Hơn nữa, có rất nhiều khái niệm đo lường của nghiên cứu này (Trình bày trung thực của BCTC; Hành vi quản trị lợi nhuận; Năng lực nhân viên KT; Hỗ trợ từ phía nhà quản trị,) chỉ có thể đo lường được bằng chính những đối tượng bên trong DN. Trong các nghiên cứu tiếp theo, các tác giả cần tìm phương pháp tiếp cận, đo lường, đánh giá CLTT BCTC từ các đối tượng khác như nhà đầu tư- những người trực tiếp sử dụng thông tin BCTC.  Để xác định giá trị các biến trong mô hình, nghiên cứu lấy giá trị trung bình cộng. Phương pháp này bên cạnh ưu điểm cũng có hạn chế là bỏ qua trọng số giữa các biến 158 quan sát hoặc giữa các thành phần dùng để đo lường. Vì vậy nghiên cứu tiếp theo cần có phương pháp xác định trọng số thích hợp giữa các thành phần đo lường CLTT BCTC.  Đối với mẫu thu thập cho nghiên cứu định lượng, các DN có trụ sở chính tại TP HCM chiếm tỷ trọng lớn so với các DN có trụ sở chính tại các tỉnh, thành phố khác. Mặc dù phạm vi hoạt động của các DN được khảo sát là không có giới hạn về không gian (ngoài trụ sở chính tại TP HCM, các DN còn có các trụ sở tại các tỉnh, thành phố khác trên cả nước), tuy nhiên, nghiên cứu kế tiếp cần gia tăng tỷ trọng của các DN có trụ sở chính tại các tỉnh, thành phố khác.  Mô hình hồi qui tuyến tính của nghiên cứu có hệ số xác định R2adj= 0,726 cho thấy các biến độc lập giải thích được đến 72,6% biến thiên của biến phụ thuộc. Phần còn lại chưa giải thích được (27,4%) có thể là sai số phát sinh từ những rủi ro trong quá trình khảo sát hoặc là phần nghiên cứu định tính chưa phát hiện hết các nhân tố của mô hình. Vì vậy, các nghiên cứu kế tiếp cần khám phá, bổ sung thêm các nhân tố. 5.4. KẾT LUẬN Vấn đề về CLTT KT nói chung và CLTT BCTC nói riêng hiện diện rộng khắp các tổ chức và là một trong những nhân tố quyết định sự sống còn của các tổ chức trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Mặc dù nghiên cứu cơ bản về vấn đề này trên thế giới đã có bước phát triển khá dài, nghiên cứu cơ bản tại Việt Nam hướng đến việc xác định, đo lường và xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến CLTT BCTC vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Luận án đã học tập kinh nghiệm và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó trên thế giới và tại Việt Nam về CLTT trong lĩnh vực KT, cụ thể là CLTT BCTC; kết hợp với các dữ liệu thu thập từ phần nghiên cứu tình huống để xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC phù hợp với các DN tại Việt Nam, xây dựng thang đo đo lường CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Bên cạnh đó, Luận án cũng đã tham khảo các cơ sở lý thuyết để lý giải và đưa ra giả thuyết cho các mối quan hệ này. 159 Để kiểm định các kết quả rút được từ nghiên cứu định tính, Luận án đã dùng phương pháp khảo sát trên số lượng mẫu thu thập đạt yêu cầu sử dụng là 269 tại các DN có trụ sở chính tại TPHCM và một số tỉnh, thành phố như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội, Khánh Hòa. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach và kiểm định giá trị thang đo qua phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy thang đo có độ tin cậy cao và đảm bảo giá trị. Sau khi kiểm định các điều kiện cần thiết cho phân tích hồi qui và thấy tất cả đều thỏa mãn, tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy 10 nhân tố rút ra từ nghiên cứu định tính được tiếp tục khẳng định qua mối quan hệ có ý nghĩa thống kê đến CLTT BCTC. Kết quả kiểm định hồi qui cho thấy có 8 nhân tố tác động ở mức có ý nghĩa thống kê. Trong các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, có hai nhân tố được xem là đặc thù riêng của nghiên cứu này (Áp lực từ thuế và CL PMKT). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khẳng định hai nhân tố Niêm yết và Quy mô DN thực sự đóng vai trò là biến điều tiết của mô hình, có tác dụng làm thay đổi mức độ tác động của các nhân tố lên CLTT BCTC. Dựa trên kết quả phân tích hồi qui và phân tích thống kê từ mẫu khảo sát, Luận án đã phân tích thực trạng về CLTT BCTC, các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các DN Việt Nam. Dựa trên căn cứ này, Luận án đã phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố đối với CLTT BCTC và đề ra 9 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện CLTT BCTC trong các DN Việt Nam. 160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 Phạm Quốc Thuần, 2014. Xác định mô hình đo lường chất lượng thông tin kế toán tài chính. Hội Thảo cấp quốc gia: Kế toán tài chính, những thay đổi và phương hướng phát triển trong tiến trình hội nhập, Đại học Kinh Tế TPHCM, tháng 12/2014, ISBN 978-604-922-115-6. 2 Phạm Quốc Thuần, 2015. Bàn về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thông tin kế toán. Tạp chí Phát triển khoa học & công nghệ, ĐHQG TPHCM, Tập 18, số Q1-2015, trang 68-74. 3 Phạm Quốc Thuần, La Xuân Đào, 2015. Chất lượng thông tin báo cáo tài chính xét từ tác động của các nhân tố bên ngoài: phân tích nghiên cứu tình huống tại Việt Nam. Hội Thảo cấp quốc gia: Hội nhập thị trường tài chính Asean 2015, Đại học Kinh Tế- Luật, tháng 10/2015, ISBN 978-604-73-3618-0. 4 Nguyễn Xuân Hưng, Phạm Quốc Thuần, 2015. Bàn về tính thích đáng của chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam. Hội Thảo cấp quốc gia: Hội nhập thị trường tài chính Asean 2015, Đại học Kinh Tế- Luật, tháng 10/2015, ISBN 978-604-73-3618- 0. 5 Phạm Quốc Thuần & ctg, 2015. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến tính Thích đáng của chất lượng thông tin Báo cáo tài chính. Công trình NCKH cấp trường ĐH Kinh tế Luật, tháng 10 năm 2015. 6 Phạm Quốc Thuần, La Xuân Đào, 2016. Chất lượng thông tin báo cáo tài chính- tác động của các nhân tố bên ngoài: phân tích nghiên cứu tình huống tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển khoa học & công nghệ, ĐHQG TPHCM, Tập 19, số Q1-2016, trang 61-70. 7 Nguyễn Xuân Hưng, Phạm Quốc Thuần, 2016. Tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính. Tạp chí Phát triển kinh tế, Tháng 2/2016, trang 53-75. 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1 Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, 2013. Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH. 2 Bộ Tài chính, 2002. Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC. 3 Bộ Tài chính, 2005. Thông tư số 103/2005/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2005. 4 Bộ Tài Chính, 2012. Thông tư 52/2012/TT-BTC. 5 Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2009. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2009 6 Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, 2013. Kinh tế lượng cơ sở 4rd ed. truy cập ngày 6/12/2015 7 Đoàn Thị Hồng Nhung & Vũ Thị Kim Lan, 2014. Phương pháp đánh giá chất lượng thông tin trên BCTC của DN. Tạp chí KT & Kiểm toán, số tháng 11/2014. 8 Genk.vn, 2012. Những vụ bê bối làm rung chuyển nền tài chính thế giới. 2012100710576149.chn truy cậpngày 5/2/2016 9 Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu với SPSS. NXB Hồng Đức 10 Hồng Sương (2008) (Hồng Sương, 2008. Từ chuyện bông Bạch Tuyết: Báo cáo tài chính bẫy nhà đầu tư!. Tuổi trẻ Online bong- bach-tuyet-bao-cao-tai-chinh-bay-nha-dau-tu/268804.html truy cập ngày 31/1/16 11 La Xuân Đào, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cung cấp nhân lực chất lượng cao cho ngành kế toán kiểm toán. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới công tác đào tạo kế toán, kiểm toán ở bậc đại học tại Việt Nam. TP Hồ Chí Minh, Việt Nam, tháng 4 năm 2011. Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) phối hợp với Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA). 12 Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015. Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, ĐH Kinh Tế TPHCM, 2015. 13 Lê Vinh Triển, 2006. Chấp nhận quy luật thị trường để chống tham nhũng. Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, số 27/2006. 162 14 Liên đoàn Kế toán Quốc tế, 2002. Các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế, NXB Thống kê. 15 Mạn Đình Học, 2011. Kiểm soát từ ngoài, giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán. Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 104+105 năm 2011, pp 75-81. 16 Ngọc Khuê, 2015. Toshiba và vụ gian lận tài chính lớn nhất lịch sử. An ninh thế giới Online 359797/ Truy cập ngày 31/1/2016 17 Ngô Thu Giang, 2014. Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm công ty niêm yết tới mức độ công bố thông tin và hệ quả của nó. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, ĐH Kinh tế Quốc dân. 18 Nguyễn Bích Liên, 2012. Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận Án Tiến sĩ, trường ĐH Kinh Tế TPHCM. 19 Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động- Xã hội. 20 Nguyễn Thị Cành, Trần Viết Hoàng, 2014. Thị trường chứng khoán, cấu trúc và cơ chế hoạt động. NXB ĐH Quốc Gia TPHCM, 2014. 21 Nguyễn Thị Kim Cúc, 2014. Kế toán tài chính doanh nghiệp Việt Nam- nhìn từ khung pháp lý về kế toán. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kế toán tài chính, những thay đổi và phát triển trong tiến trình hội nhập. TPHCM, Việt Nam, tháng 12/2014. Trường ĐH Kinh Tế TPHCM 22 Nguyễn Thị Phương Thảo 2014. Xây dựng hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Tạp chí Tài chính số 4 - 2014 23 Nguyễn Văn Thắng, 2013. Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh. NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân. 24 Nguyễn Xuân Hưng, 2010. Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 6/2010 25 Nguyễn Trương Nam-Thongke.info, 2015. Ứng dụng phân tích hồi qui. Regression_VIE.pdf Truy cập ngày 6/12/2015 26 Nguyễn Thị Phương Hồng & Dương Thị Khánh Linh, 2014. Quan điểm về đặc điểm chất lượng BCTC của các DN Việt Nam hiện nay. Tạp chí KT & Kiểm toán, số 6/2014. 27 Nguyễn trọng Nguyên, 2016. Tác động của QTCT đến CLTT BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, ĐH Kinh Tế TPHCM, 2016. 28 Nhâm Phong Tuân & Nguyễn Anh Tuấn, 2013. Quản trị công ty vấn đề đại diện của các 163 công ty đại chúng tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQG HN, Kinh tế & Kinh doanh, Tập 29, Số 1 (2013) 1-10. 29 Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng, 2009. Kinh tế Việt Nam, thăng trầm và đột phá. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội tháng 5/2009. 30 Phạm Quốc Thuần, 2015. Về phương pháp xác định và ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, tháng 1+2/2015 31 Phan Sáng &Nam Khánh, 2014. Chi phí “bôi trơn” cán bộ thuế còn cao. Diễn đàn đầu tư, truy cập ngày 10/8/2015. 32 Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2012. Luật Giáo dục Đại học. 33 Quốc hội, 2003. Luật số 03/2003/QH- Ban hành Luật Kế toán. Quốc hội Khóa XI, Hà Nội. 34 Quốc hội, 2015. Luật số 88/2015/QH- Ban hành Luật Kế toán. Quốc hội Khóa XIII, Hà Nội. 35 Trần Ngọc Báu (2012) (Trần Ngọc Báu, 2012. Những gian lận báo cáo tài chính phổ biến và thực trạng tại Việt Nam. bien-nhat-va-thuc-trang-tai-viet-nam.4333/, truy cập ngày 31/1/2016 36 Trần Phước (2007). Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, ĐH Kinh Tế TPHCM. 37 Trần Thị Giang Tân & ctg, 2014. Kiểm toán. NXB Kinh Tế TPHCM 38 Trần Thị Giang tân, 2009. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập. NXB Tài Chính. 39 Trần Thị Giang Tân, 2009. Gian lận trên báo cáo tài chính và các công trình nghiên cứu về gian lận. 40 https://luattaichinh.wordpress.com/2009/09/10/gian-l%E1%BA%ADn-trn-bo-co-ti-chnh-v- cc-cng-trnh-nghin-c%E1%BB%A9u-v%E1%BB%81-gian-l%E1%BA%ADn/ truy cập ngày 15/1/2016 41 Trùng Quang, 2002.Tác động của vụ bê bối Enron ngày càng lan rộng. Báo Người Lao động online 64723.htm truy cập ngày 1/2/2016 L'ASSEMBLÉE GÉNÉRALE 164 Tài liệu tiếng Pháp 1 Céline Michailesco, 2010. Qualité de l’information comptable, Encyclopédie de Comptabilité. Contrôle de gestion et Audit Economica, pp. 1023 - 1033, 2010 . 2 Colasse B., 2007. Les fondements de la comptabilité. La découverte coll. Repères n°485 Paris 2007. 3 Constant Djama, 2010. Fraude à l’information comptable et financière: le rôle des autorités de régulation. Comptabilité Contrôle Audit, Association Francophone de Comptabilité, 2010, HAL halshs- 00522510 4 Chaker Haouet, 2008. Informatique décisionnelle et management de la performance de l'entreprise. Laboratoire Orléanais de gestion IAE d'Orléans. 5 Chambre de commerce et d’industrie de Paris. La taille de l’entreprise- notion. www.francais.cci- paris-idf.fr/wp-content/.../taille.pdf, truy cập ngày 26/03/2015. 6 Définition de la comptabilité. Compta- facile.com, definition-role truy cập ngày 22/11/2014. 7 Direction Générale des Impôts, 2006. Loi 13 L- 1- 06 Contrôle Des Comptabilités Informatisées. 8 Gérard melyon, Rémédios Noguera, 2004. Comptabilité générale. Collection Eska Université 9 Jeanjean T., 2001. Gestion du résultat et gouvernement d’entreprise: étude des déterminants et formulation d’un modèle de mesure. Thèse de Doctorat en sciences de gestion, Paris: Université Paris IX Dauphine. 10 Livre procédures Fiscales, 2015. truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2015. 11 Odile Barbe- Dandon, Laurent Didelot, Jean- Luc Siegwart, 2008. Comptabilité approfondie Maniel et Application. Nathan. 12 Olivier Vidal, 2008. Gestion du résultat et seuils comptables: impact des choix methodogogiques et proposition d’un instrument de mesure des irrégularités. Thèse de Doctorat en Sciences de Gestion Écoles des Hautes Études Commerciales de Paris- France. 13 Pasqualini F., 1992. Le principe de l'image fidèle en droit comptable. Litec, Paris, 1992. 14 Philippe Chapellier & ctg, 2013. Le système d’information comptable des dirigeants de PME Syriennes: complexités et contingences. Revue management & Avenir 65, Nov, 2013 48-72. 165 15 Pigé B., 2000. Qualité de l’audit et gouvernement d’entreprise: le rôle et les limites de la concurrence sur le marché de l’audit. Comptabilité-Contrôle-Audit, Tome 6, Vol 2. septembre, p.133-152. Tài liệu tiếng Anh 1 AAA- American Accounting Association, 1972. Report on the Committee on Information Systems. The Accounting Review, 47 (Issue on Committee Reports: Supplement to Volume XLVII):187, 189-213. 2 AAA-American Accounting Association, 1966. Statement of Basic Accounting Theory. American Accounting Association. 3 Ahmad, Kamilah & Mohamed Zabri, Shafie, 2015. Factors explaining the use of management accounting practices in Malaysian medium-sized firms. Journal of Small Business and Enterprise Development 22.4 (2015): 762-781. 4 Adeh Ratna Komala, 2012. The influence of the accounting manager’s knowledge and the top managements’support on the accounting information system and its impact on the quality of accounting information: a case of Zakat institutions in Bandung. Journal of Global Management, Vol. 4, No. 1, pp 57-73. 5 Ahmad Al-Hiyari & ctg, 2013. Factors that Affect Accounting Information System Implementation and Accounting Information Quality: A Survey in University Utara Malaysia. American Journal of Economics, 3(1): 27-31. 6 Alexandra bagaeva, 2008. An examination of the effect of international investors on accounting information quality. Advances in Accounting, Incorporating Advances in International Accouting, 24, 157-161. 7 Ambler, T., & Neely, A., 2007. Narrative reporting in company annual accounts. Social Science Research Network, Date posted: November 20, 2007 8 Andra Gajevszky, 2015. Assessing financial reporting quality: evidence from Roumania. Audit financiar, XIII, Nr. 1(121)/2015, 69-80 9 Arman Aziz Karagul, Ali Ozdemir, 2012. Evaluation of Financial Information Quality Attributes: A Comparison from Turkey. International Journal of Business and Social Science Vol. 3 No. 23, page 45-55. 10 Ball, R., & Shivakumar, L., 2005. Earnings quality in U.K. private firms: Comparative loss recognition timeliness. Journal of Accounting and Economics, 39(1), 83–128. 11 Ballantine, J., Levy, M. & Powell, P., 1998. Evaluating Information Systems in Small and 166 Medium-sized Enterprises: Issues and Evidence. European Journal of Information Systems, 7, 241-251. 12 Baltzan, P., 2012. Business Driven Information Systems. Third Edition. New York: McGraw Hill, International Edition. 13 Barth, M. E., Beaver, W. H., & Landsman, W. R. ,2001. The Relevance of the Value Relevance Literature For Financial Accounting Standard Setting : Another View. Journal of Accounting and Economics, 31(77), 104. 14 Barth, M. E., Landsman, W. R., & Lang, M. H. , 2008. International Accounting Standards and Accounting Quality. Journal of Accounting Research, 46(3), 467–498. doi:10.1111/j.1475- 679X.2008.00287.x 15 Bell, T., & Carcello, J., 2000. A decision aid for assessing the likelihood of fraudulent financial reporting. Auditing: A Journal of Practice and Theory, 19(1), 169−178. 16 Beneish, M., 1999. Incentives and penalties related to earnings overstatements that violate GAAP. Accounting Review, 74(4), 425−457. 17 Beretta, S. & Bozzolan, S. ,2004. A Framework for the Analysis of Firm Risk, Communication. The International Journal of Accounting, 39, 265-288. 18 Bovee M. W, 2004. A Conceptual Framework and Emperical Validation. PhD Thesis, University of Kansas. 19 Bowen, P., 1993. Managing data quality accounting information systems: a stochastic clearing system approach. PhD thesis. University of Tennesse. 20 Business dictionnary.com. Accounting software definition. truy cập ngày 26/03/2015 21 Business dictionnary.com. Competent personnel- definition. , truy cập ngày 25/03/2015. 22 Carmichael, 1980. Statement of financial accounting concepts no 2- Qualitatives quarateristics of accounting information. Journal of Accountancy, Aug 1980 ProQuest Central p. 105-120. 23 Committee of Sponsoring Organizations, 1992. Internal control- Intergrated framework. 24 Cragg, P. B. King, M. & Hussin, H., 2002. IT alignment and firm performance in small manufacturing firms. Journal of Strategic Information Systems, 11(2), 109-132. 25 Crosby, Philip B., 1995. Quality Is Still Free; Making Quality Certain in Uncertain Times. McGraw-Hill, New York, USA. 167 26 Chen, M., 2005. Group affiliation, identity of managers, and the relation between managerial ownership and performance. International Review of Financial Analysis, 14(5), 533−558. 27 Chen, C. J. P., Su, X., & Wu, X. , 2009. Forced Audit Firm Change, Continued Partner‐Client Relationship, and Financial Reporting Quality. AUDITING: A Journal of Practice & Theory, 28(2), 227–246 28 Cheri L. Reither, 1997. How the FASB Approaches a standard- settin issue. Accounting Horizons, Dec 1997, 11, 4; ProQuest Central pg.91. 29 D Coetsee, 2010. The role of accounting theory in the development of accounting principles. Meditari Accountancy Research, Vol. 18 No. 1 2010 : 1-16. 30 Daske, H., & Gebhardt, G. ,2006. International financial reporting standards and experts’ perceptions of disclosure quality. Abacus, 42(3-4), 461–498. 31 Davenport, T. H., 1998. Putting the Enterprise into the Enterprise System. Harvard Business Review, 76(4), 121-131. 32 Dechow, P. M., Sloan, R. G., & Sweeney, A. P. ,1995. Detecting Earnings Management. THE ACCOUNTING REVIEW, 70(2), 193–225. 33 DeFond, M. L., Francis, J. R., and Wong, T. J. ,2000. Auditor industry specialization and market segmentation: Evidence from Hong Kong. Auditing, 19(1), 49-66. 34 Deming, w. Edwards, 1986. Out of the Crisis. Massachusetts Institute of Technology,Center for Advanced Engineering Study, Cambridge, Massachusetts, USA. 35 Dorociak, J., 2007. The alignment between business and information system strategies. Capella university. School of business and technology. 36 Douglas F. Prawitt, Jason L. Smith, and David A. Wood, 2009. Internal Audit Quality and Earnings Management. The Accounting Review: July 2009, Vol. 84, No. 4, pp. 1255-1280. 37 El Louadi, M., 1998. The relationship among organization structure, information technology and information processing in small Canadian firms. Canadian Journal of Administrative Sciences, 15(2), 180-199. 38 Eppler, M. J., 2006. Managing Information Quality, 2nd edition. Publisher: Springer. Berlin, Germany. 39 FASB, 1980. Statement of Financial Accounting Concepts No. 2: Qualitative Characteristics of Accounting Information. Financial Accounting Standards Board, sclaimer=true truy cập ngày 15/03/2014 168 40 FASB, 1993. Statement of Financial Accounting Concepts No.2, Qualitative Characteristics of Accounting Information. Financial Accounting Standards Board, truy cập ngày 15/03/2014 41 Ferdy van Beest & ctg, 2009. Quality of Financial Reporting: measuring qualitative characteristics. NiCE Working Paper 09-108 42 Ferreira, A. & Otley, D. , 2005. The design and use of management control systems: an extended framework for analysis. AAA 2006 Management Accounting Section (MAS) Meeting (truy cập 14/6/2016). 43 Fields, T., Lys, T., & Vincent, L., 2001. Empirical research on accounting choice. Journal of Accounting and Economics, 31(1–3), 255−307. 44 Financial Accounting Standards Board, 1993. Statement of Financial Accounting Concepts No.2, Qualitative Characteristics of Accounting Information. Original Pronouncements, Accounting Standards as of June 1, 1993, Volume II, Financial Accounting Standards Board, CN, USA. 45 Firth, C., 1996. Data quality in practice: experience from the frontline. Paper presented to the Conference of Information Quality, 25-26 Oct. 46 Foong, S.Y., 1999. Effect of End-User Personal and Systems Attributes on Computer-Based Information System Success in Malaysian SMEs. Journal of Small Business Management, 37, 3, 81-87. 47 Gaeremynck, A. and Willekens, M. ,2003. The Endogenous Relationship between Audit-Report Type and Business Termination: Evidence on Private Firms in a Non- Litigious Environment. Accounting and Business Research, 33(1), 65-79. 48 Galbraith, J. R. ,1973. Designing Complex Organizations. Addison-Wesley, Reading, Mass. Green, P.E., Tull. 49 Garvin, David A., 1988. Managing Quality: The Strategic and Competitive Edge. The Free Press/Macmillan, Inc., New York, New York, USA. 50 Geert Braam & Ferdy van Beest, 2013. Conceptually-Based Financial Reporting Quality Assessment. An Empirical Analysis on Quality Differences Between UK Annual Reports and US 10-K Reports. NiCE Working Paper 13-106 November 2013 51 Gelinas, J.U., & ctg, 2012. Accounting Information Systems. South Western: Cengage Learning. 52 Gelinas, Sutton & Oram, 1999. Accounting Information Syatem. South- Western. 53 Gelinas, U , A , Oram, & W, Wiggins, 1995. Accounting Information systems. PWS-Kent 169 54 Geman Federal Ministry of Finance, 1995. Generally accepted accounting principals in Computer- assisted accounting system- German Tax Code 1977. 55 George Emmanuel Iatridis, 2011. Accounting disclosures, accounting quality and conditional and unconditional conservatism. International Review of Financial Analysis, 20, 88-102. 56 George Iatridis, Augustinos I.Dimitras, 2013. Financial crisis and accounting quality: Evidence from five European countries. Advances in accounting, Incorporating Advances in international accouting, 29, 154-160. 57 Ghosh, A., &Lustgarten, 2006. Pricing of initial audit engagements by large and small audit firms. Contemporary Accounting Research, 23, 333-368.tax 58 Hanne Norreklit, 2014. Quality in qualitative management accounting research. Management Accounting Research,Vol. 11 No. 1 2014 pp. 23-39 59 Harry & Schroeder, 2000. Six-Sigma: The breakthrough management strategy revolutionizing the world’s top corporations. New York: Doubleday Publications. 60 Healy, P. M., & Wahlen, J. M. ,1999. A Review of the Earnings Management Literature and Its Implications for Standard Setting. Accounting Horizons, 13(4), 365–383. 61 Heavrin,C., & ctg, 1997. Fundamentals of Organizatinal Behavior. USA: Prentice Hall,Inc. 62 Heidi Vander Bauwhede, 2001. What Factors Influence Financial Statement Quality? A Framework and Some Empirical Evidence. The Euroconference on Financial Reporting and Regulatory Practices in Europe, Palermo, Italy, May 20-23, 2001. 63 Hirst, D., Hopkins, P. And Wahlen, J., 2004. Fair Values, Income Measurement, and Bank Analysts’ Risk and Valuation Judgments. The Accounting Review, 79(2), 453-472. 64 Holthausen, R. W., & Watts, R. L. ,2001. The relevance of the value-relevance literature for financial accounting standard setting. Journal of Accounting and Economics, 31(1-3), 3–75. 65 Hongjiang Xu, 2009. Data quality Issues for accounting information systems’ implementation: Systems, Stakehoders, and organization factors. Journal of Technology Reseach, Volume 1 - April, 2009 66 Hongjiangxu; Jeretta Horn Nord; Nord, G Daryl; Lin, Binshan, 2003. Key issues of accounting information quality management: Australian case studies. Industrial Management + Data Systems; 2003; 103, 7; ProQuest Central pg. 461) 67 Hongjiang Xu, 2003b. Critical success factors for accounting information systems data quality. PhD Thesis, University of Southern Queesland. 68 IASB, 2010. Conteptual Framework for Financial Reporting 2010. IFRS Foundation. 170 69 IASB, 2001. Framework for the preparation and presentation of financial statements. IFRS, truy cập ngày 15/03/2014 70 ICAEW, 2011. Financial accounting software evaluation. Baker Tilly. 71 IJacob, R. a., & Madu, C. N. ,2009. International financial reporting standards: an indicator of high quality?. International Journal of Quality & Reliability Management , 26(7), 712–722. 72 Inaam M.Al- Zwyalif, 2012. Using Six Sigma Approach to Improve Accounting Information Systems Performance. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, Issue 55. 73 IRAS, 2009. Guide on Accounting Software (for Software Developers). 74 Ismail, N.A. & King, M., 2007. Factors Influencing the Alignment of Accounting Information Systems in Small and Medium Sized Malaysian Manufacturing Firms. Journal of Information Systems and Small Business, 1, 1-19. 75 Jamal Adel Sharairi, 2011. Fators affecting the role of internal auditor in the protection of computerized accouting information systems from Electronic Penetration (A field study on Banks operating in Jordan). International Research Journal of Finance and Economics, Issue 68. 76 James A. Hall, 2011. Accounting Information Syatem. South- Western. 77 Jeffrey T. Doyle, Weili Ge, and Sarah McVay, 2007. Accruals Quality and Internal Control over Financial Reporting. The Accounting Review: October 2007, Vol. 82, No. 5, pp. 1141-1170. 78 Jeffrey T. Doyle, Weili Ge, Sarah E. McVay, 2005. Determinants of Weaknesses in Internal Control over Financial Reporting and the Implications for Earnings Quality. Social science research network, March 2, 2005. 79 Jonas Gregory J & Blanchet Jeannot, 2000. Assessing quality of financial reporting. Accounting Horizons; Sep 2000; 14, 3; ProQuest Central pg. 353 80 Jong-Min Choe, 1996. The relationships among performance of accounting information systems, influence factors, and evoluation level of information systems. Journal of Management Information Systems, Vol 12,4; Proquest Central pg.215. 81 Joseph P. H. Fan & T.J. Wong, 2002. Corporate ownership structure and the informativeness of accounting earnings in East Asia. Journal of Accounting and Economies, Vol 33, pp 401- 425. 82 Juran, Joseph M., 1992. Juran on Qualitỵ By Design: The New Steps for Planning Quality Into Goods and Services. The Free Press, Macmillan, Inc., New York, New York, USA. 83 Kahn, B.K. & Strong, D.M., 1998. Product and service performance model for information 171 quality: an update. 4th International Conference on Information Quality. Boston, Massachusetts, USA. 84 King, W.R. & B. J. Epstein, 1983. Assessing Information System Value: An Experimental Study, Decision Sciences, Vol 14:34-45. 85 Lambert, R., 2001. Contracting theory and accounting. Journal of Accounting and Economics, Vol 32, 3−87. 86 Laudon Kenneth C. & Jane P. Laudon, 2007. Management Information System : Managing the Digital Firm. International Journal of Computers, Communications & Control, Vol. II (2007), No. 1, pp. 103-105 87 Laughlin, R., 2007. Critical reflections on research approaches, accounting regulation and the regulation of accounting. The British Accounting Review, 39:271-289. 88 Leuz, C., Nanda, D., & Wysocki, P. D. ,2003. Earnings management and investor protection: an international comparison. Journal of Financial Economics, 69(3), 505–527. 89 Li, M. & Ye, L., 1999. Information technology and firm performance: Linking with environmental, strategic and managerial context. Information Management, 35(1), 43-52. 90 Manirath Wongsim & Jing Gao, 2011. Exploring Information Quality inAccounting Information Systems Adoption. Communications of the IBIMA, Vol. 2011 (2011), Article ID 683574, 12 pages. 91 Masood Pour Kiani & ctg, 2014. A Study on the Effects of Information Systems Based on the Qualitative Characteristics of Accounting Information in the Social Security Organization. Asian Journal of Research in Social Sciences and Humanities, Vol. 4, No. 2, February 2014, pp.346-361. 92 Maziyar Ghasemi & ctg (2011). The impact of Information technology (IT) on moderm accounting system. Pricedia- Social and Behavioral Sciences, 28, 112-116. 93 Miller, B. W. ,2002. Quality Financial Reporting. Accountancy, (April), 70–75. 94 Mouzhi Ge, 2009. Information Quality Assessment and Effects on Inventory Decision- Making. PhD thesis. School of Computing Dublin City University. 95 Nader Rezaei, 2013. The Effect of Information Technology Systems on the Accounting Information Quality. Journal of Applied Business and Finance Researches, Volume 2, Issue 2: 41-49. 96 Nagy, A. L. ,2010. Section 404 Compliance and Financial Reporting Quality. Accounting Horizons, 24(3), 441–454. doi:10.2308/acch.2010.24.3.441 172 97 Needles & ctg, 1993. Principales of Accounting. Houghton Mifflin Company 98 Nichols, D. C., & Wahlen, J. M. ,2004. to Stock Returns ? A Review of Classic Accounting Research with Updated Evidence. Acconting Horizons, 18(4), 263–286. 99 Niels Dechow, Markus Granlund & Jan Mouritsen, 2007. Management control of the complex organazation: relationships between management accounting and information technology. Handbook of Management Accounting Reseach Edited by Christopher S.Chapman, Anthony G. Hopwood and Micheal D, Shields 2007 Elsevier. 100 Nils, S., Caramanolis-Cotelli, & Birgul. ,1999. Are Investors Sensitive to the Quality and the Disclosure of Financial Statements ?. European Finance Review, 3(2), 151–159. 101 Noor Azizi Ismail & ctg, 2003. Computer- Based Accounting system: The Case of Manufacturing- Based Small and Medium enterprises in the Northern Region of Peninsular Malaysia. Journal Teknologi Malysia, vol 39, 19-36. 102 Noor Azizi Ismail, 2009. Factors influencing AIS effectiveness among Manufaturing SMEs: evidence from Malaysia. The Electronic Journal on Information Systems in Developing Countries, 38,1-19 103 Nunuy Nur Afiah & Dien Noviany Rahmatika, 2014. Factors influencing the quality of financial reporting and its implications on good government governance. International Journal of Business, Economics and Law, Vol. 5, Issue 1 (Dec.) 104 Otley, D. ,1980. The contingency theory of management accounting: achievement and prognosis. Accounting, Organizations and Society, Vol. 5 No. 4, pp. 413-428. 105 Pamela Neely M., Jack S. Cook, 2011. Fifteen Years of Data and Information Quality Literature: Developing a Research Agenda for Accounting. Journal of Information Systems, Vol 25, Issue 1 (Spring 2011). 106 Paul E. Fertig, 1967. A Satement of Basic Accounting Theory. Proquest Central sep 1967, p 663- 671. 107 Paul K. Chaney, Mara Faccio, David Parsley, 2011. The quality of accounting information in politically connected firm. Journal of accounting and economics, 51, 58-76. 108 Pietro Evangelista & ctg, 2012. A survey based analysis of IT adoption and 3PLs’ performance. Supply Chain Management: An International Journal 17/2 (2012) 172–186 109 Premkumar, G. Ramamurthy, K. & Saunders, C. S., 2005). Information processing view of organizations: An exploratory examination of fit in the context of interorganizational relationships. Journal of Management Information Systems, 22(1), 257-294. 110 Proquest central, 2011. IASB Conceptual framework. 173 111 Raldolph B. Cooper & Richard A. Wolfe, 2005. Information processing model of information technology adaptation: an intra- organzational diffusion perspective. Database for Advances in Information Systems, Winter 2005, 36, 1; ProQuest Central pg.30. 112 Rapina, 2014. Factors Influencing The Quality of Accounting Information System And Its Implications on The Quality of Accounting Information Research. Journal of Finance and Accounting, Vol.5, No.2, 2014 113 Richard A.Lambert, 2007. Agency theory and management accounting. Handbook of Management Accounting Research, 2007 Elsevier Ltd. 247-268. 114 Richard Y. Wang, Veda C. Storey & Christopher P. Firth, 1995. A Framework for Analysis of Data Quality Research. IEEE Transactions on Knowledge and Data Engineering, Vol. 7, No, 4, AUGUST 1995. 115 Roudaki, J. ,2011. Quality and Quantity of Corporate Disclosure by NZ Listed Companies after Implementing IASs and IFRSs. Journal of Accounting – Business & Management, 18(1), 39– 64. 116 Ruzevicius, J. & Gedminaite, A., 2007. Business Information Quality & Its Assessment. Engineering Economics, No:2, 2007 117 Samed M. Reda Reyad, 2013. The Role of Auditing quality as a tool of corporate governance in Enhancing Earnings Quality: Evidence from Egypt. International Management Review, Vol. 9 No. 2 2013. 118 Saraph, J.V., Benson, P. G. and Schroeder, R. G., 1989. An instrument for measuring the critical factors of quality management. Decision Sciences, 20(4), pp. 810-829. 119 Schipper, K., & Vincent, L. ,2003. Earnings quality. Accounting Horizons, 17, 97–110. 120 Seyal, A.H. & Abd Rahman, M.N., 2003. A Preliminary Investigation of E-commerce Adoption in Small and Medium Enterprises in Brunei. Journal of Global Information Technology Management, 6, 2, 6-26. 121 Shalini S. Gopalkrishnan, 2013. A new resource for social entrepreneurs: technology. American Journal of Management, Vol. 13 (1) 2013. 122 Siti Kurnia Rahayu, 2012. The Factors That Support The Implementation Of Accounting Information System: A Survey In Bandung And Jakarta’s Taxpayer Offices. Journal of Global Management, Vol 4. Number 1. p.25-52. 123 Smith, C., & Watts, R., 1982. Incentive and tax effects of executive compensation plans. Australian Journal of Management, 7, 139−157. 124 Snavely, H. J., 1967. Accounting Information Criteria. The Accounting Review, 42(2):223- 232, 174 April. 125 Song Lin & Xiong Huang, 2011. Advances in Computer Science, Environment, Ecoinformatics, and Education. New York: Springer Verlag Berlin Heidelberg. 126 Sri Dewi Anggadini, 2015. The Effect of Top Management Support and Internal Control of the Accounting Information Systems Quality and Its Implications on the Accounting Information Quality. Information Management and Business Review, Vol. 7, No. 3, pp. 93-102, June 2015. 127 Stanley Baiman, 1990. Agency Research in Managerial Accounting: a sencond look. Accounting Organization and Society, Vol 15 No 4 pp. 341- 371. 128 Susan P. Sapiro, 2005. Agency Theory. Annual Review of Sociology, 2005, 31, ProQuest Central pg. 263. 129 Sylvanus A., E., 1999. A Characterization of Information Quality Using Fuzzy Logic. Fuzzy Information Processing Society. NAFIPS. 18th International Conference of the North American 10-12 June 1999. 130 Tan, R. R., 1996. Information technology and perceived competitive advantage: an empirical study of engineering consulting firms in Taiwan. Construction Management Economics, 14(3), 227-240. 131 Tang Q, Chen H and Zhijun L., 2008. Financial Reporting Quality and Investor Protection: A Global Investigation. p.3-50. 132 Temtime, Z. T., Chinyoka, S. V. & Shunda, J. P. W., 2003. Toward strategic use of IT in SMEs: a developing country perspective. Information Management and Computer Security, 11(5), 230-237. 133 Trombetta, M., Beretta, S., & Bozzolan, S. ,2006. Quality versus Quantity : The Case of Forward-Looking Disclosure. Accounting, Auditing & Finance, 333–376. 134 Voer.edu.vn. Những cơ sở lý luận chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ. truy cập ngày 14/6/2014. 135 Wang, R.Y. & D.M. Strong, 1996. Beyond Accuracy, What Data Quality Means to Data Consumers. Journal of Management Information Systems 12(4):5-34. 136 Watts, R., 2003. Conservatism in accounting, part I: Explanations and implications. Accounting Horizons, 17, 207−221. 137 Wilkinson J.W, & M. Ceruho, 1997. Accounting Information systems Essential Concepts and applications, Third Edition. 175 138 Wilkinson, J.W. & ctg., 1999. Accounting Information Systems: Essential Concepts And Applications- Fourth Edition. USA: John Wiley & Sons, Inc. 139 Wong, P. ,2004. Challenges and s uccesses in i mplementing i nternational s tandards : a chieving convergence to IFRSS and ISAS (pp. 1–27). 140 Wu, M. ,2001. Quantitative Measures Of the Quality of Financial Reporting. Financial Executive, 3-7. 141 Xu, Hongjiang; Jeretta Wang R.Y.,1998. A product perspective on total data quality management. Communication of the ACM, V 41. No 2, pp 58-65. 142 Xu, Hongjiang; Jeretta Xu, Hongjiang; Jeretta trong, D. M., Lee, Y.W. and Wang, R. Y. ,1997. Data quality in context. Communications of the ACM, 40(5), pp. 103-110. 143 Yijiang Zhao, 2005. Do staggered boards affect financial reporting quality?. PhD Thesis, University of Nebraska, USA. 144 Yin, R. K. ,2003. Case study research: Design and methods (3rd Ed.). Thousand Oaks, CA: Sage. 145 Young, R. ,2008. Financial Reporting (pp. 43–45). 146 Zhu, Zhiwei; Meredith, Paul H; Makboonprasith, Supin, 1995. Defining critical elements in JIT implementation. Industrial Management and Data System, Vol 95, No8, Pp 21-9 147 Zmud, R. w., 1978. An Empirical Investigation of the Dimensionality of the Concept of Information. Decision Sciences, 9(2): 187-195. 148 Zohreh Hajiha, Zo Alfagha Pour Azizi, 2011. Effective factors on alignment of accounting information systems in manufacturing companies: Evidence from Iran. Information management and Business Review, 3, 158-170.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_tac_dong_den_chat_luong_thong_tin_bao_cao_tai_chinh_trong_cac_doanh_nghiep_tai_viet_nam.pdf
Luận văn liên quan