Luận án Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Thái Lan và Malaysia sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam

Ở góc độ kinh tế Thứ nhất, TTKT Việt Nam được đánh giá là cao và nhanh nhưng chưa thực sự hiệu quả, thể hiện ở: (1) TFP vẫn còn thấp, (2) Năng suất lao động thấp và tốc độ tăng năng suất lao động chậm, và (3) Dựa nhiều vào lao động thuần túy và vốn. Tăng trưởng kinh tế vẫn ở dưới mức kỳ vọng: Giai đoạn 2011-2020 ước bình quân đạt khoảng 6,4%/năm (mục tiêu chiến lược đề ra: 7-8%/năm). Chất lượng tăng trưởng cải thiện chưa thực sự rõ nét; năng suất lao động tăng chậm (ước cả giai đoạn 2011 – 2020 tăng 5,8%/năm), chủ yếu do tăng cường độ vốn; phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực FDI. Phương thức tăng trưởng thay đổi chưa rõ rệt, vẫn dựa vào gia tăng vốn, lao động. Cấu trúc của nền kinh tế không thay đổi đáng kể (chủ yếu là kinh tế hộ gia đình (chiếm hơn 33% GDP) và doanh nghiệp nhà nước (32% GDP)). Cơ cấu lại các ngành kinh tế chậm. Tỷ lệ VA/GO của khu vực công nghiệp có xu hướng giảm, công nghệ chỉ đạt mức trung bình thấp so với khu vực và toàn cầu. Cơ cấu lại đầu tư, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu

pdf179 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Thái Lan và Malaysia sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để thay đổi cơ cấu lao động hiện nay. Tăng cường nâng cấp chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo, chú trọng xây dựng mới và củng cố các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực nghiệm của các cơ sở đào tạo, đặc biệt là đối với cơ sở gắn với đào tạo các chuyên ngành mũi nhọn, các ngành nghề mới. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDĐT, khuyến khích và mở rộng cơ chế để các cơ sở đào tạo trong nước hợp tác với các cơ sở đào tạo của các nước phát triển. Để thực hiện mục tiêu tăng đầu tư cho GDĐT và phát triển nguồn nhân lực, có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau kể cả trực tiếp và gián tiếp. Riêng đầu tư từ ngân sách, cần chú trọng đến cơ cấu phân bổ, hiệu quả và chất lượng. Cần tăng cường xã hội hóa hoạt động GDĐT, bao gồm cả đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và hình thức tổ chức đào tạo. Đây là một điểm nhấn quan trong để khai thác các nguồn lực của toàn xã hội cho phát triển GDĐT và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Đổi mới chính sách sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực theo hướng dựa trên năng lực chuyên môn và hiệu quả thực hiện công việc. Bốn là, tăng cường đầu tư cho KHCN: Cần xây dựng chiến lược dài hạn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu KHCN, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để tạo bước bứt phá về một số công nghệ cao có tác động tích cực đến nâng cao sức cạnh tranh và 146 hiệu quả của nền kinh tế, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KHCN, tận dụng lợi thế của nước đi sau. Cần thay đổi tư duy trong phát triển hệ thống KHCN. Nhà nước cần xác định rõ nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp trong giới hạn và phạm vi nhất định, chuyển mạnh sang cơ chế quản lý bằng chính sách nhằm kích thích đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp và tăng hợp tác hai chiều giữa tổ chức nghiên cứu triển khai và các doanh nghiệp. Nhanh chóng hình thành thị trường sản phẩm công nghệ và hỗ trợ thị trường này phát triển mạnh. Theo đó, khuyến khích các tổ chức KHCN tham gia thực hiện các giao dịch chính thức trên thị trường KHCN; đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và triển khai theo hướng xóa bỏ dần cơ chế bao cấp, quản lý hành chính, chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường. Một việc vừa mang tính chiến lược vừa là giải pháp tác nghiệp cho việc tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ là chính sách thu hút FDI. FDI phải nhằm mục tiêu nâng cấp công nghệ và nâng cấp nền kinh tế. Do đó, phải quan tâm đến đầu tư hấp thụ công nghệ và kỹ năng hơn là đầu tư về tư liệu máy móc hay các nhà máy. Để thực hiện điều này cần chú trọng hai vấn đề then chốt: Cần phải lựa chọn nhà đầu tư và các dự án đầu tư phù hợp; tạo sự hấp dẫn và vững tin hơn cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào Việt Nam. 4.2.4.4. Đẩy nhanh cải cách thể chế Hình thành thể chế kinh tế, thể chế chính trị hoàn chỉnh, đồng bộ, có lợi cho phát triển kinh tế và có lợi cho đổi mới MHTTKT. Nhà nước cần ban hành khung cơ chế, minh bạch, kịp thời để thay đổi phương thức TTKT đem lại hiệu quả cao. Cải cách thể chế pháp lý và thủ tục hành chính, tôn trọng quan hệ thị trường. Nhanh chóng xóa bỏ cơ chế chủ quản - một cơ chế lỗi thời, tàn dư của thời kỳ bao cấp - từ đó xóa bỏ việc sử dụng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc “bình đẳng, minh bạch”; xây dựng đội ngũ công chức “liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân” như quy định tại điều 8 Luật Cán bộ công chức. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được coi là một trong ba đột phá chiến lược trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, đồng thời khẳng định: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình phát triển, 147 ổn định kinh tế vĩ mô”. Để có bước đột phá về thể chế, cần thực hiện các giải pháp chính sau đây: Một là, tiếp tục rà soát nhằm loại bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung những thể chế lạc hậu, bất cập, đồng thời thiết lập các thể chế còn thiếu để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, xã hội mới phát sinh theo tiến trình phát triển của nền KTTT và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phải tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, dễ đoán trước và phù hợp với luật lệ quốc tế. Trước mắt cần xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật mới như Pháp lệnh về Đối xử quốc gia, Đối xử Tối huệ quốc và quyền tự vệ; Luật quản lý đầu tư nhà nước, sửa đổi các Luật Thương mại, Luật Phá sản doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Bộ Luật Lao động, Bên cạnh việc hoàn thiện về số lượng và nội dung của hệ thống thể chế, cần tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch trong việc soạn thảo, ban hành và thực thi nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của thể chế. Quá trình xây dựng và thực thi thể chế cần có sự tham gia sâu rộng và giám sát thoả đáng của các chủ thể hữu quan, đặc biệt là của người dân và doanh nghiệp. Hai là, đẩy mạnh đổi mới công tác kế hoạch nhằm xác định rõ những nội dung kinh tế, xã hội mà mỗi cấp chính quyền cần hoạch định; đồng thời tính toán sự cân đối các nguồn lực tương ứng với các mục tiêu đã xác định nhằm định hướng cho thị trường phát triển. Đổi mới công tác kế hoạch và quy hoạch thực chất là xác định vai trò quan trọng của Nhà nước trong suốt quá trình dẫn dắt thị trường phát triển theo mục tiêu của mình. Do đó, một trong các nhiệm vụ quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch là chỉ dẫn và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển. Cụ thể là cần đổi mới nội dung và phương thức xác định các chỉ tiêu kinh tế, xã hội hiện nay theo hướng chuyển từ tính chất pháp lệnh sang tính chất chỉ dẫn (Ví dụ như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động vốn đầu tư, chỉ số tăng giá, mang tính chất dự báo để định hướng cho nhà đầu tư, không cần xem đó là những ràng buộc trong điều hành nền kinh tế của Nhà nước). Nhà nước đưa ra những tín hiệu mang tính chỉ dẫn để dẫn dắt thị trường; đồng thời xác định các chính sách, biện pháp, giải pháp nhằm bảo đảm đạt được các mục tiêu đề ra. Về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cần tập trung vào các chỉ tiêu phát triển bền vững như các chỉ tiêu về an sinh xã hội, môi trường nhằm ràng buộc các cấp chính quyền phải thực hiện nhiệm vụ của mình. Các chỉ tiêu về kinh tế, xét cho cùng, chỉ là phương tiện; còn các chỉ tiêu về an sinh xã hội mới là mục tiêu của phát triển. Để tạo cơ 148 sở pháp lý vững chắc cho công tác kế hoạch, đề nghị sớm xây dựng đạo luật về kế hoạch hóa trong đó xác định rõ nội dung: Làm gì, làm cách nào, vào lúc nào và ai làm đối với từng cấp chính quyền có đặc điểm khác nhau (đô thị, nông thôn,) Ba là, cần kiên định quan điểm phát triển bền vững, chú trọng hơn nữa đến các yếu tố xã hội và môi trường trong xây dựng và thực thi thể chế. Điều này cần được nâng lên thành “nguyên tắc”, được quy định trong các văn bản có liên quan, như trong Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hoặc trong các Nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội của các cấp, các ngành. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, các dự án. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm. Để đảm bảo công bằng xã hội, trong phân phối thu nhập có phân phối lần đầu và rất nhiều lần, nhiều hình thức phân phối lại. Nhà nước cần thực hiện có hiệu quả các chính sách phân phối và phân phối lại để điều tiết hợp lý thu nhập các tầng lớp dân cư, các ngành, các vùng khác nhau. Đặc biệt là gắn liền với tăng trưởng kinh tế mà phát triển phân phối qua quỹ phúc lợi xã hội nhằm giảm bớt chênh lệch về điều kiện tái sản xuất sức lao động trên một số nhu cầu cơ bản, thiết yếu của các thành viên xã hội. Tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải sử dụng tối đa sức lao động xã hội, hạn chế thất nghiệp, do đó Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích đầu tư, đa dạng hóa các loại hình sản xuất, kinh doanh để cho người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm, kể cả việc làm thuê. Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Xây dựng nền hành chính phục vụ dựa trên cơ sở hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ công, các định chế yểm trợ. Hiện nay, luật pháp nước ta chưa chế định các định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận. Cần xác định rõ bản chất của định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận là các tổ chức cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như: Y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, dịch vụ đô thị, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ thông tin; các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư... do các thành phần kinh tế và Nhà nước đầu tư; được thành lập để phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng, mà nhà đầu tư không thu lợi nhuận về cho mình (nhà đầu tư không thu lợi nhuận không có nghĩa là 149 tổ chức đó không hoạt động kinh doanh, mà phải mang tính chất kinh doanh nhằm tích tụ vốn để không ngừng phát triển). Ðể thực hiện vai trò này của Nhà nước, cần sớm xây dựng một đạo luật về các tổ chức dịch vụ công phi lợi nhuận. Khi có đạo luật này, thì vai trò quản lý nhà nước là giám sát sự hoạt động của các tổ chức trên, chứ không phải làm thay các tổ chức này. Về cải cách thủ tục hành chính, cần đơn giản hóa các thủ tục, hợp lý hóa trình tự giải quyết công việc trong quan hệ giữa các cơ quan công quyền với xã hội dân sự, với công dân, với doanh nghiệp. Năm là, hoàn thiện chính sách và pháp luật đối với các loại thị trường phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế. Sự phát triển các loại thị trường phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu và lợi thế của nền kinh tế trong quá trình cạnh tranh. Do đó, vấn đề hoàn thiện các loại thị trường ở nước ta cần xác định trên hai nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất là bảo đảm tính đồng bộ trong mối quan hệ kinh tế giữa các thị trường với nhau, bởi vì không có một loại thị trường nào phát triển riêng rẽ, mà luôn luôn là nguyên nhân và kết quả của thị trường kia (Ví dụ, nếu các ngành kinh tế khác không phát triển, thì không có điều kiện để phát triển thị trường tài chính và nếu thị trường tài chính không phát triển, thì không bảo đảm được nguồn vốn cho các ngành kinh tế khác). Nguyên tắc thứ hai, sự phát triển các loại thị trường phải thông qua các chính sách của Nhà nước, được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật có liên quan, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội cho từng giai đoạn của quá trình CNH, HĐH đất nước. Sáu là, thay đổi cách thức điều tiết và can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô và các tổ chức kinh tế của Nhà nước. Thông thường, Nhà nước sử dụng 4 nhóm chính sách điều tiết để đảm bảo đạt được các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế (Các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản gồm: Tăng trưởng GDP; tạo việc làm mới, giảm thất nghiệp; ổn định giá cả và tăng xuất khẩu ròng), gồm: Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách chi tiêu và chính sách ngoại thương. Nhà nước cần sử dụng một cách linh hoạt, kết hợp có hiệu quả bốn nhóm công cụ chính sách nêu trên tùy theo tính chất của nền kinh tế và trong mỗi giai đoạn nhất định nhằm bảo đảm phục vụ có hiệu quả cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô nói chung và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng. Kinh nghiệm của nhiều nước thành công trong việc chuyển nền kinh tế từ giai đoạn gia công sang giai đoạn sản xuất là sử dụng linh hoạt và hiệu quả chính sách thuế để định hướng đầu tư cho doanh nghiệp. Bảy là, tiếp tục đổi mới việc phân cấp của Chính phủ cho chính quyền địa phương. Việc phân cấp cần được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản là: Mở 150 rộng phân cấp, nhưng đồng thời phải tạo cơ chế để tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát của chính quyền Trung ương đối với chính quyền địa phương. Cụ thể là Chính phủ tập trung vào 3 nhiệm vụ: (1) hoạch định chính sách; (2) ban hành các quy định và (3) kiểm tra, giám sát, chế tài vi phạm. Các quyết định cụ thể liên quan đến đời sống kinh tế ở mỗi địa phương nên để địa phương thực hiện. Việc phân cấp cần dựa trên các nguyên tắc của nền hành chính quốc gia, bảo đảm tính chất thống nhất quản lý của Nhà nước, nhưng vẫn đề cao tính tự chủ của địa phương trên nền tảng lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh của các địa phương, các vùng kinh tế và các đô thị. Từ các nguyên tắc nêu trên, để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, cần hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Kết luận chương 4 Chương 4 của luận án đã tổng kết những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu thực tiễn chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Malaysia và Thái Lan sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cụ thể, đã chỉ ra bốn bài học quan trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô một cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả; ổn định thị trường tài chính, khôi phục lòng tin của dân chúng sau khủng hoảng kinh tế; tái cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng và bài học về việc cần quan tâm sâu sắc đến vấn đề an sinh xã hội trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm quốc tế đã rút ra, cùng với việc phân tích những căn cứ khoa học xác định mô hình tăng trưởng kinh tế mới thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam, trong đó làm rõ những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bối cảnh quốc tế đến MHTTKT của Việt Nam; làm rõ những yếu tố khiếm khuyết của MHTTKT trong nước bộc lộ sau tác động của khủng hoảng, phân tích thực tiễn chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nay; chỉ rõ những thành tựu đã đạt được và những khiếm khuyết, tồn tại, chương 4 luận án đã đưa ra những gợi mở kinh nghiệm đối với Việt Nam về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, bao gồm các định hướng, nội dung, điều kiện và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục chuyển đổi MHTTKT ở Việt Nam trong thời gian tới. 151 KẾT LUẬN Các nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế đều thống nhất rằng: Mỗi quốc gia tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể mà lựa chọn, xây dựng, phát triển kinh tế theo những mô hình riêng, không quốc gia nào hoàn toàn giống với quốc gia nào; đồng thời, qua mỗi giai đoạn phát triển, mô hình kinh tế đã được xây dựng và áp dụng lại cần phải điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nội tại và quốc tế tác động. Không có một mô hình tăng trưởng kinh tế “nhất thành bất biến” cho mọi giai đoạn phát triển. Đồng thời, các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đều thống nhất rằng: Đây là cuộc khủng hoảng và suy thoái có mức độ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến hầu hết các nền kinh tế, từ các nước phát triển cho đến các quốc gia đang phát triển. Do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cần phải xem xét đánh giá lại chính các mô hình tăng trưởng kinh tế mà các quốc gia đang theo đuổi, trên cơ sở đó tìm cách điều chỉnh hay cải cách để tìm ra một mô hình mới phù hợp hơn với hoàn cảnh trong nước và quốc tế mới. Với tính chất hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế khác là một tất yếu khách quan cần thiết. Thái Lan và Malaysia là các quốc gia cùng chia sẻ nhiều đặc điểm chung về văn hóa, địa lý, dân tộc trong khu vực Đông Nam Á với Việt Nam; đồng thời mặc dù công cuộc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của họ còn có những điểm chưa thành công bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhưng cũng sẽ là những bài học giá trị cho Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, có rất ít các công trình nghiên cứu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sau KHKTTC ở Thái Lan và Malaysia. Hầu hết các nghiên cứu đề cập đến hai quốc gia này chỉ như một phần trong nghiên cứu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở khu vực ĐNÁ. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề này chủ yếu tập trung vào các nước ở khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc như là những điển hình về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành công sau KHKTTC. Luận án trên cơ sở khái quát những lý thuyết cơ bản về mô hình tăng trưởng kinh tế; làm rõ những quan điểm và những chiều cạnh khác nhau về các nhân tố của mô hình tăng trưởng kinh tế; đồng thời trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm xây dựng khung 152 phân tích cho việc nghiên cứu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Trong đó, bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích, so sánh, luận án làm rõ nguyên nhân, định hướng, nội dung và phương pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Malaysia và Thái Lan sau khủng hoảng; đánh giá những thành tựu đạt được và cả những hạn chế trong công cuộc chuyển đổi mô hình TTKT của hai nước; so sánh những điểm thống nhất và khác biệt trong thực tiễn chuyển đổi đó của Malaysia và Thái Lan; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và hàm ý cho Việt Nam trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thời gian tới. Để đưa ra được những gợi ý chính sách về giải pháp tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng đối với Việt Nam, luận án đã phân tích sâu, làm rõ những căn cứ khoa học để xác định mô hình tăng trưởng mới ở Việt Nam, đó chính là những tác động của khủng hoảng và bối cảnh quốc tế đến nền kinh tế Việt Nam; những đặc điểm, những thành tựu và cả những tồn tại, khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam đã gặp phải sau khủng hoảng và cả trong quá trình chuyển đổi đến nay. Đồng thời luận án cũng xác định nội dung chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn tiếp theo 2021-2030 và những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi thành công. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể. 153 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đặng Thành Chung, Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững: Kinh nghiệm của Thái Lan; Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 7 (155), Tháng 7/2018. 2. Đặng Thành Chung, Về mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nay; Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Số 518, Tháng 6/2018. 3. Đặng Thành Chung, Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Malaysia và Thái Lan sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 164, Tháng 4/2019. 4. Đặng Thành Chung, Những tiền đề cần thiết để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Số 546, Tháng 8/2019. 5. Đặng Thành Chung, Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Malaysia giai đoạn 2011 -2020 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Số 563, Tháng 4/2020. 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1. Đặng Nguyên Anh (2010), Tăng trưởng và phát triển bền vững sau suy thoái kinh tế: Từ một góc nhìn xã hội, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 3(40): 19-26. 2. Hoàng Thế Anh(2013), Xã hội Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 3. Lê Xuân Bá và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2010), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam:Nhìn từ góc độ chất lượng và năng lực cạnh tranh, Nxb. Lao Động, Hà Nội. 4. Lê Xuân Bá (2012), Tổng quan về tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam, Đề án "Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế", CIEM, tháng 3. 5. Phạm Thanh Bình vàVũ Thị Phương Dung (2014), Kết hợp chính sách tăng trưởng kinh tế với chính sách xã hội: Trường hợp Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Số 2(150): 11-19 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban kinh tế của Quốc hội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Từ nhận thức tới hành động,” Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, tháng 3. 2012, Hà Nội. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban kinh tế của Quốc hội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam năm 2012-2013: Tái cơ cấu doanh nghiệp và cân đối kinh tế vĩ mô”, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, tháng 1. 2013, Hà Nội. 8. Chu Văn Cấp, Nguyễn Đức Hải (2015), "Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình: Nhìn dưới góc độ mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam", Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 24 (34), tr.12-16. 9. Chu Văn Cấp, Nguyễn Đức Hải (2016), "Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Những điểm ''nghẽn" và giải pháp tháo gỡ", Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 29 (39), tr.15-18. 10. Trần Văn Chử (2000),Kinh tế học phát triển, Nhà xuất bản Quốc gia, Hà Nội. 11. Cục thông tin KH&CNQG, Bộ KH&CN (2009), Khoa học và Công nghệ thế giới – Xu thế R&D và chuyển giao công nghệ quốc tế, Hà Nội. 12. David Begg & Stanley Fischer & Rudiger Dornbusch (1995), Kinh tế học (in lần thứ hai có sửa chữa), Nhà xuất bản Giáo dục và Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 155 13. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (2018), Kỷ yếu Hội thảo “Cải thiện năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa”, ngày 11/1/2018, Hà Nội. 14. Khương Duy (2012), "Mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Những chiều cạnh của khái niệm và một số vấn đề", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (8), (196). 15. Nguyễn Duy Dũng, 2016, “Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở các nước Đông Nam Á, kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Đại học Quốc gia Hà Nội và Chương trình KX04/11-15 (Đề tài cấp Nhà Nước KX04-20/11-15), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bối cảnh Thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Hà Nội, tháng 4/2012. 17. Đại học Kinh tế quốc dân (2013), Kỷ yếu hội thảo Các vấn đề lý luận cơ bản về nước công nghiệp hiện đại, nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm quốc tế về phát triển nước công nghiệp hiện đại, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, Hà Nội. 19. Trần Thọ Đạt (2005), Sách chuyên khảo các mô hình tăng trưởng kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 20. Trần Thọ Đạt (2010), Giáo trình mô hình tăng trưởng kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 21. Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (SCK), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 22. Hoàng Sĩ Động (2012), "Tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (219). 23. Nguyễn Thanh Đức (2012), "Đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam - Tiếp cận từ góc độ lý thuyết", Tạp chí Nghiên cứu châu Âu (6-14). 24. Võ Văn Đức (2005), Mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow và khả năng áp dụng vào đánh giá tăng trưởng ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 25. Phan Huy Đường (2014), Phát triển bền vững ở Việt Nam nhìn từ khía cạnh xã hội, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và Chính trị thế giới, Số 5(217): 45-52 26. Greenspan, Alan (2008), Kỷ nguyên hỗn loạn: Những cuộc khám phá trong thế giới mới,Nhà xuất bản Trẻ. 27. Nguyễn Đức Hải (2015), "Mô hình tăng trưởng kinh tế thân thiện với môi 156 trường ở Việt Nam trong thời kỳ mới", Tạp chí Phát triển bền vững vùng, (3), tr.60-66. 28. Harvard University, John F. Kenndy School of Government, Chương trình châu Á, John F. Kennedy Street, Cambridge, MA 02138. “Lựa chọn Thành công - Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam: Một khuôn khổ chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020”. 29. Nguyễn Văn Hậu (2013), "Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, (1). 30. Dương Phú Hiệp (1996), Con đường phát triển của một số nước Châu Á – Thái Bình Dương (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Hà Văn Hiền, Phạm Hồng Chương (Đồng chủ biên) (2013), Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Lê Tố Hoa (2003), “Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thái Lan theo hướng xuất khẩu (thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai) và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 33. Trương Duy Hòa (2009), Kinh tế Thái Lan: Một số chính sách công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu trong ba thập niên cuối thế kỷ XX, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội. 34. Đặng Thị Thu Hoài (2014), Năng suất lao động xã hội Việt Nam: Đặc trưng, thách thức và định hướng chính sách, Diễn đàn năng suất lao động Việt Nam năm 2014 được tổ chức bởi CIEM, GIZ ngày 27/11/2014. 35. Nguyễn Huy Hoàng (2010), Một số vấn đề nổi bật của kinh tế Thái Lan giai đoạn 2001-2010, Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 11 (128). 36. Nguyễn Huy Hoàng (2015), Chính sách tăng trưởng xanh ở một số nước ASEAN trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 37. Holger Rogall (2000), Kinh tế học bền vững: Lý thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững (bản dịch của tác giả Nguyễn Trung Dũng 2011), Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. 38. Lê Quốc Hội (2010), Các lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trên thế giới, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị 157 thế giới, Số 5(169): 14-22. 39. Hội đồng Lý luận trung ương và Đại học KTQD, 2013, “Kinh tế Việt Nam 2012-2013: Tái cơ cấu doanh nghiệp và cân đối kinh tế vĩ mô”, Hà Nội, tháng 1/2013. 40. Hội đồng lý luận Trung ương (2013), Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Đào Duy Huân (2012), "Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam phù hợp với hội nhập quốc tế", Tạp chí Phát triển và Hội nhập, (5), tr.15. 42. Phan Thúc Huân (2006), Kinh tế phát triển, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh. 43. Nguyễn Quốc Hùng (2010), Sự tụt dốc của mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên, gây tác hại cho môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Nguyễn Đình Hương (2010), "Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển nhanh, bền vững", Kỷ yếu hội thảo khoa học Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thực trạng và sự lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 45. Nguyễn Đức Hưởng (Chủ biên, 2010), Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu – Thách thức với Việt Nam, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội. 46. Joseph E. Stiglitz và Shahid Yusuf (2002),Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, bản dịch của Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội. 47. Joseph E. Stiglitz (2008),Toàn cầu hóa và những mặt trái, bản dịch của Nxb.Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 48. Phạm Thị Khanh (2012), “Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Hạn chế và định hướng đổi mới sau khủng hoảng kinh tế”, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6, tr.39-43. 49. Đào Đăng Kiên (2015), "Phát triển kinh tế xanh và những thách thức đối với mô hình TTKT của Việt Nam", Tạp chí Khoa học chính trị, (1, 2). 50. Nguyễn Đức Kiên (2014), “Mô hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ở giai đoạn thu nhập trung bình thấp 2012 - 2020”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 1 (92), tr.47-66. 51. Kim Byung-Kook & Ezra F.Vogel (2015), Kỷ nguyên Park Chung Hee và quá trình phát triển thần kỳ của Hàn Quốc (Bản dịch của tác giả Hồ Lê Trung), Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội. 158 52. Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 53. Ngô Thắng Lợi (2010), "Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: chính sách, thực trạng và định hướng". Hội thảo Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020, Ủy ban kinh tế của Quốc hội và Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 54. Võ Đại Lược (Chủ biên), 2011, Những vấn đề cơ bản của Phát triển Kinh tế Việt Nam đến năm 2020, Nxb. KHXH, Hà Nội. 55. Võ Đại Lược (2014), Những vấn đề kinh tế Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội. 56. Michael P. Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr.165. 57. Nguyễn Tuấn Minh (2011), Một số vấn đề cơ bản của kinh tế Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 5. 58. Lê Đăng Minh (2018), Kinh tế - xã hội các nước Đông Nam Á, Nxb Kinh tế tp. Hồ Chí Minh. 59. Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 60. Ngân hàng Thế giới (WB), 2012, Báo cáo “Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới”. 61. Nguyễn Bá Ngọc và Phạm Minh Thu (2014), Năng suất lao động ở Việt Nam – nhìn từ góc độ cơ cấu lao động và kỹ năng, Diễn đàn năng suất lao động Việt Nam năm 2014 được tổ chức bởi CIEM, GIZ ngày 27/11/2014. 62. Ohno, Kenichi (2010), Tránh bẫy thu nhập trung bình: Đổi mới hoạch định chính sách công nghiệp ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thường niên của Diễn đàn Phát triển Việt Nam, ”Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, tháng 3 năm 2010, Hà Nội. 63. Paul A. Samuelson & William D. Nordhaus (1989), Kinh tế học, bản dịch của Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 64. Nguyễn Minh Phong (2011), Bài học về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và vượt qua khủng hoảng kinh tế, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 7. 65. Nguyễn Minh Phong (2012), "Xu hướng tái cấu trúc kinh tế thế giới", Tạp chí Đầu tư nông nghiệp, (65). 159 66. Vũ Văn Phúc (Chủ biên) (2013), Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Phạm Thái Quốc (2010), Kinh tế Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI: Hai bức tranh tương phản, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Số 6(106): 17-26. 68. Lương Xuân Quỳ (Chủ biên) (2015), Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới (STK), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. Nguyễn Thị Tố Quyên (Chủ biên) (2010), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong MHTTKT mới giai đoạn 2011-2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Lê Kim Sa (2011), Mô hình kinh tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo “Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế ở một số nước Đông và Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu”, trong khuôn khổ đề tài do Quỹ NAFOSTED tài trợ, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Hà Nội, 12/2011. 71. Nguyễn Ngọc Sơn (2010), "Tái cơ cấu kinh tế sau KHKTTC. Kinh nghiệm của các nước và khuyến nghị cho Việt Nam", Tạp chí Kinh tế phát triển, (1). 72. Nguyễn Ngọc Sơn (2013), "Kinh nghiệm về mô hình tăng trưởng của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo: Các vấn đề lý luận cơ bản về trước công nghệ hiện đại, nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm quốc tế về phát triển nước công nghiệp hiện đại, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 73. Nguyễn Danh Sơn (2013), "Nhân tố khoa học công nghệ trong tăng trưởng và phát triển kinh tế", Kỷ yếu hội thảo Các vấn đề lý luận cơ bản về trước công nghệ hiện đại, nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm quốc tế về phát triển nước công nghiệp hiện đại, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 74. Phạm Tú Tài (2016), “Một số giải pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 240, tr.47-49. 75. Tatyana, P. Soubbotina. N.d. Không chỉ là tăng trưởng kinh tế: Nhập môn về phát triển bền vững, Bản dịch của Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội năm 2005. 76. Bùi Tất Thắng (2011), Về những mối nguy cơ đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: giai đoạn 2001-2010 và định hướng tới năm 2020” do Trường Đại học kinh tế quốc dân, Ủy ban kinh tế quốc hội và Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản tổ chức. 77. Nguyễn Xuân Thắng (2012), Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh: 160 Kinh nghiệm của Hàn Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 78. Nguyễn Xuân Thiên (2013), “Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi chuyển sang mô hình tăng trưởng mới”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, tập 29, số 3, tr.33-42. 79. Trần Đình Thiên, Vũ Thành Tự Anh (2011), "Tái cơ cấu để đổi mới mô hình tăng trưởng", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (12). 80. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về việc phê duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 81. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về việc Phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội. 82. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 về việc Phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, Hà Nội. 83. Phạm Mạnh Thường (2006), Xử lý nợ tồn đọng nhằm khắc phục khủng hoảng tài chính ở Malaixia, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới (5), tr.35-45. 84. Tổng cục Thống kê (2016), Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Hà Nội. 85. Lưu Ngọc Trịnh (2003), "Đổi mới mô hình tăng trưởng: Những vấn đề cốt lõi", Tạp chí Tài chính, (2). 86. Lưu Ngọc Trịnh (Chủ biên, 2014), Mô hình phát triển nào cho kinh tế Đông và Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu? Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 87. Trần Bình Trọng (2002), Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb.Thống kê, Hà Nội. 88. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (2013), “Kinh nghiệm của một số nước trong chính sách chuyển đổi mô hình tăng trưởng”, www.ttbd.gov.vn. 89. Trung tâm thông tin KH&CNQG, Bộ KH&CN (2009), Khoa học và Công nghệ thế giới – Xu thế R&D và chuyển giao công nghệ quốc tế, Hà Nội. 90. Trung tâm thông tin KH&CNQG, Bộ KH&CN (2010), Khoa học và Công nghệ thế giới – Xu thế đổi mới và sáng tạo, Hà Nội. 161 91. Trung tâm Thông tin tư liệu, CIEM (2011), Thay đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội. 92. Trung tâm Thông tin tư liệu, CIEM (2012), "Thay đổi mô hình tăng trưởng", Thông tin chuyên đề, (6). 93. Trung tâm thông tin tư liệu, CIEM (2014), Kinh nghiệm Hàn Quốc trong duy trì ổn định tài chính trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ, Số 5/ 2014. 94. Trần Chí Trung (2013), "Mô hình tăng trưởng: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1 (92). 95. Đinh Công Tuấn (2011), Mô hình phát triển Bắc Âu, Nxb.Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 96. Đinh Công Tuấn (Chủ biên, 2013), Hệ thống an sinh xã hội của một số nước EU giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 97. Đinh Công Tuấn (Chủ biên, 2015), Nợ công Việt Nam – Nhìn từ kinh nghiệm châu Âu (sách chuyên khảo), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 98. Đinh Công Tuấn (Chủ biên, 2016), Tác động của khủng hoảng nợ công tới thể chế kinh tế, chính trị của Liên minh châu Âu (EU) (sách chuyên khảo), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 99. Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên), 2013, Kinh tế Việt Nam năm 2012 - Ổn định Kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 100. Nguyễn Trọng Tuấn (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ tăng trưởng kinh tế bền vững – Kinh nghiệm một số nước châu Á. 101. Trần Văn Tùng và Vũ Đức Thanh (2011), Thể chế yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội. 102. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô, 2012, “Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, NXB. Tri thức, Hà Nội. 103. Vietnam Agenda 21 (2004), “Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu”, 104. Yean-Yves Martin (2007), Phát triển bền vững? Học thuyết, thực tiễn, đánh giá, NXB Thế giới. Tài liệu tiếng Anh: 105. Abdul Ghafoor Awan (2013), Relationship between environment and 162 sustainable economic development: A theoretical approach to environmental problems. International Journal of Asian Social Science, Volume 3(3):741- 761. 106. Abdychev, A., Jirasavetakul, L.B.F., Jonelis, M.A.W., Leigh, M.L., Moheeput, A., Parulian, F., & Mama, A.T. (2015). Increasing Productivity Growth in Middle Income Countries. IMF Working Papers 2015(2), International Monetary Fund. 107. Abdullah, Asma & Pedersen, Paul B. (2003). Understanding Multicultural Malaysia, p. 44. Pearson Malaysia. ISBN 983-2639-21-2. 108. Acemoglu, Daron và Simon Johnson (2005), Unbundling Institutions. Working paper No. 9934 (September), NBER, Cambridge, MA. 109. Acemoglu, D., Johnson, S., & Robinson, J. A. (2012). The colonial origins of comparative development: An empirical investigation: Reply. The American Economic Review, 102 (6), 3077-3110. 110. Acemoglu, D, Naidu, S, Restrepo, P., & Robinson, J. A. (2014). Democracy does cause growth (No. W 20004). National Bureau of Economic Research. 111. Ahmad, H. K., Ilyas, M., Mahmood, T., & Afzal, M. (2010). Exploring the effect of total factor productivity growth on future output growth: Evidence from a panel of East Asian countries. Pakistan Economic and Social Review, 105-122. 112. Alesina, Alberto (1997), The Political Economy of Macroeconomic Stabilizations and Income Inequality: Myths and Reality, in Tanzi, Vito and Ke-Young Chu, eds, Income Distribution and High Quality Growth, MIT Press, Cambridge, MA. 113. Anawat Bunnag (2013), Sustainable Economic Development in Thailand, International Journal of Social Science and Humanity, Volume 3 (1): 39-42. 114. Barry, Bosworth (2006), Economic Growth in Thailand: The Macroeconomic Context, Available at: papers/2006/06/ 15asia-bosworth. 115. Baten, Jörg (2016). A History of the Global Economy. From 1500 to the Present. Cambridge University Press. p. 293. ISBN 9781107507180. 116. "Country Profile: Malaysia". InvestAsian. Retrieved 10 February 2015. 117. Don Nakornthab (2013), Revisiting Thailand’s potential growth rate, TDRI Quaterly Review. 163 118. "Economy of Malaysia". 123independenceday.com. Retrieved 21 June 2010. 119. Fayissa, B., & Gill, F. (2015), Revisiting the growth-governance relationship in developing Asian and Oceanic economies. Journal of Economics and Finance, 1-14. 120. Financial Times. Malaysia relaxes short-selling ban. Retrieved 28 March 2006. 121. Gani, A. (2011), Governance and growth in developing countries. Journal of Economic Issues, 45(1), 19-40. 122. "Global Economy Malaysia". Jang Group of Newspapers. Retrieved 21 June 2010. 123. Gregory C. Chow và Kui-Wai Li (2002), China’s economic growth: 19522010, Economic Development and Cultural Change, Volume 51(1). 124. Hak Kil Pyo và Bongchan Ha (2005), Technology and Long-run Economic growth in Korea, Paper for Technology and long run economic growth in Asia, September 8-9/2005, Hitotsubashi University. 125. Hyug Beag Im (2011), Better democracy, better economic growth? South Korea, International Political Science Review, Volume 32(5): 579-597 126. ILO (2013), Thailand: A labour market profile, Available at: bangkok/documents/publication/wcms_205099.pdf. 127. "INVESTMENT IN MALAYSIA". Asia Times. Retrieved 10 December 2012. 128. "INTERNATIONAL BUSINESS; Malaysia Extends Deadline in Singapore Exchange Dispute". The New York Times. 1 January 2000. Retrieved 10 December 2012. 129. Jianhua Zhang, Chunxia Jiang and Peng Wang (2014), Total factor productivity and China’s miraculous growth: An empirical analysis, Available at: or 130. Karen Jasen (2001), Thailand: The Making of a Miracle?, Development and Change, Volume 32: 343-370. 131. Kim, J. I., & Lau, L. J. (1994), The sources of economic growth of the East Asian newly industrialized countries. Journal of the Japanese and International Economies, 8(3), 235-271. 132. Kittipong Rueanthip & Jirawat Panpiemras and Nonarit Bisonyabut (2013), Thailand’s Economic Growth after 1992: Was that Growth Pro-poor?, TDRI 164 Quarterly Review, Volume 28(3): 3-9. 133. Kraipornsak,Paitoon (2009), Roles Of Human Capital And Total Factor Productivity Growth As Sources Of Growth:Empirical Investigation In Thailand, International Business & Economics Research Journal, Volume 8(12):37-52. 134. Krongkaew, Medhi & Suchittra Chamnivickorn and Isriya Nitithanprapas (2006), Economic growth, employment and poverty reduction linkages: The case of Thailand, Issues in Employment and Poverty Discussion Paper. 135. Kraipornsak, Paitoon (2009), Roles of Human Capital And Total Factor Productivity Growth As Sources Of Growth:Empirical Investigation In Thailand, International Business & Economics Research Journal, Volume 8(12):37-52. 136. Lamduan Pawakaranond (1990), Economic Development and Structural change under the Planning System In Thailand, Discussion paper No. 47. 137. Lee Joung-Woo, Kim Ky-Won, Kim Ho-Gyun and Cho Young-Tax (2012), Socially Just, Sustainable and dynamic growth for a good society: A case study for Korea, Friedrich-Ebert-Stiftung Korea Office. 138. "Malaysia". State.gov. 14 July 2010. Retrieved 14 September 2010. 139. "Malaysia's stockmarket; Daylight Robbery". The Economist. 10 July 1999. Retrieved 10 December 2012. 140. Mills, Greg (2011). "Malaysia's capital market crosses RM2tril". TheStar Business. 141. Musa, M. Bakri (2007), Towards A Competitive Malaysia. Petaling Jaya: Strategic Information and Research Development Centre.p. 124, p.309. ISBN 978-983-3782-20-8 142. Nakornthab, Don (2013), Revisiting Thailand’s potential economic growth.TDRI Quarterly Review, Volume 28(4): 3-6 143. National Economic and Social Development Board (Thailand), Summary the tenth national economic and social development plan (2007-2011) 144. National Economic and Social Development Board (Thailand), the eleventh national economic and social development plan (2012-2016) 145. North, D. C. (2000). Big-bang transformations of economic systems: An introductory note. Journal of Institutional and Theoretical Economics, 156(1), 3-8. 146. OECD (2011), A Framework for Growth and Social Cohesion in Korea, Available at: https://www.oecd.org/korea/48225033.pdf. 165 147. OECD (2013), Structural policy challenges for southeast Asian countries, Available at: economicoutlook-2013/structural-policy-challenges-for-southeast-asian- countries_saeo-2013-8en 148. OECD (2013), Structure country policy country notes Thailand, Available at: https://www.oecd.org/dev/asia-pacific/Thailand.pdf. 149. Overview of Environmental Issues and Environmetal Conservation Practices in Thailand, Available at: https://www.env.go.jp/earth/coop/oemjc/thai/e/thaie1.pdf. 150. Pairash, T Hajchayapong. Thailand: Science and Technology Policy for Sustainable Development. Available at: 151. Paitoon Kraipornsak (2009), Roles of human capital and total factor productivity growth as sources of growth: Empirical Investigation in Thailand, International Business & Economics Research Journal,Volume 8(12). 152. Park, J., 2012. Total factor productivity growth for 12 Asian economies: The past and the future. Japan and the World Economy 24, 114-127. 153. Peter Warr (2011), Thailand’s Development Strategy and Growth Performance, Working Paper No. 2011/02 154. Pornpen, Vora-Sittha (2012), Governance and Poverty reduction in Thailand. Modern Economy, Volume 3: 487-497 155. Qadri, Faisal Sultan & Waheed, Abdul (2013), Human capital and economic growth: cross country evidence from low, middle and high income countries, Progress in Development Studies, Volume 13 (2). 156. Rashid, Rehman (1993). A Malaysian Journey, p. 28. Selfpublished. ISBN 983-99819-1-9. 157. Salleh, Awang (1985). "The Impact of Technological Development On the Political, Economic and Social Life In Malaysia". Universiti Utara Malaysia. 158. Somchai Jitsuchon (2006), Sources and Pro-Poorness of Thailand’s economic growth, Thammasat Economic Journal, Volume 24(3). 159. Somchai và cộng sự (2012), “Thailand in a Middle-Income Trap”, TDRI Quarterly Review, June, 13-20pp, 160. Sra Chuenchoksan và Don Nakornthab (2008), Past, Present, and Prospects for Thailand’s Growth: A labor market perspective, Available at: forthailand-s-growth-a-labor-market-perspective. 161. The World Bank (2015, 2016), World Development Indicators, 166 Availableat: y=KOR&series=&period 162. The World Bank and Development Research Center of the State Council, the People’s Republic of China (2013), China 2030: Building a Modern, Harmonious, and Creative Society, Available at: 001363837020207/china2030_final.pdf 163. United Nations (2015), Transforming our world: the 2030 Agenda for Sustainable Development, Available at: https://sustainabledevelopment.un.org/ post2015/transformingourworld. 164. United Nations (2016),The sustainable development agenda, Available at: dated 8/6/2016. 165. UNESCO Bangkok (2013), Thailand: UNESCO Country Programming Document for Thailand 2013-2015, Living Document. 166. Venard, B. (2013). Institutions, Corruption and Sustainable Development. Economics Bulletin, 33(4), 2545-2562. 167. Warr, Peter (2011), Thailand’s Development Strategy and Growth Performance, Working Paper No. 2011/02. UNU-WIDER. 168. World, Commission on Environment and Development (WCED) (1987), World Commission on Environment and Development: Our common Future. 169. World Development Indicators (2015), GDP growth. Available at: 170. World Bank and NESDB (2011), Thailand: Clean Energy for Green Low- Carbon Growth, The World Bank Group in collaboration with National Economic and Social Development Board (NESDB). Webiste: 171. https://vi.wikipedia.org/wiki/. 172. 173. 58295#ixzz1t7LXrngC 174. Malaysia Industry Sectors, industries.html. 167 PHỤ LỤC 01: Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thái Lan Kế hoạch Định hướng kế hoạch Mục tiêu tăng Mức tăng trưởng trưởng (%) đạt được (%) Kế hoạch phát triển kinh - Xây dựng các tiền đề cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế, tế- xã hội 6 năm lần thứ - Tăng GNP 6.0 7.9 nhất (1961-1966) - Phát triển công nghiệp sản xuất thay thế nhập khẩu - Tăng số lượng sản phẩm nông nghiệp Kế hoạch phát triển kinh - Mở rộng phát triển đến từng lĩnh vực của nền kinh tế, nhấn tế xã hội 5 năm lần thứ 2 mạnh hơn nữa phát triển nông nghiệp nông thôn. 8.5 7.8 (1967-1971) - Chủ nghĩa tự do kinh tế mới với định hướng vào khu vực tư nhân Kế hoạch phát triển kinh - Hỗ trợ xuất khẩu tế xã hội 5 năm lần thứ 3 - Giảm khoảng cách thu nhập, tạo công ăn, việc làm 7.0 6.5 (1972-1976) Kế hoạch phát triển kinh - Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo tế xã hội 5 năm lần thứ 4 - Tăng cường khuyến khích đầu tư tư nhân vào các ngành sản 7.0 7.4 (1977-1981) xuất hàng xuất khẩu Kế hoạch phát triển kinh - Phân chia từng vùng lãnh thổ để đề ra các chính sách cụ thể tế xã hội 5 năm lần thứ 5 - Mở rộng, phát triển trung tâm đô thị, các khu kinh tế mới ở (1982-1986) các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng cao và dọc theo bờ biển - Giữ vững và ổn định tiền tệ và tăng cường tiết kiệm 6.6 5.3 - Cân đối lại nền kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ - Hoàn thiện môi trường pháp luật và giáo dục nguồn nhân 168 lực để đón nhận đầu tư nước ngoài Kế hoạch phát triển kinh - Tăng tiềm năng cạnh tranh của quốc gia nhằm có được mức tế xã hội 5 năm lần thứ 6 sống và thu nhập tốt hơn 7.0 9.7 (1987-1991) Kế hoạch phát triển kinh - Phát triển bền vững với ổn định tăng trưởng kinh tế, phân tế xã hội 5 năm lần thứ 7 phối thu nhập, nguồn nhân lực, chất lượng sống, môi trường - 7.6* (1992-1996) và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên Kế hoạch phát triển kinh - Định hướng phát triển tập trung vào con người tế xã hội 5 năm lần thứ 8 - 0.4* (1997-2001) Kế hoạch phát triển kinh - Tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế tế xã hội 5 năm lần thứ 9 - Xã hội có chất lượng với triết lý nền kinh tế đầy đủ - 5.7* (2002-2006) Kế hoạch phát triển kinh - Tiếp tục theo đuổi triết lý nền kinh tế đầy đủ tế xã hội 5 năm lần thứ - 2.9* 10(2007-2011) Kế hoạch phát triển kinh - Tiếp tục theo đuổi triết lý nền kinh tế đầy đủ với tầm nhìn tế xã hội 5 năm lần thứ 11 hướng tới “một xã hội hạnh phúc, bình đẳng, công bằng và (2012-2016) khả năng phục hồi nhanh” Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nguồn tài liệu [179,203,204], (Lưu ý: số liệu * được dựa vào dữ liệu của The World Bank (2016), World Development Indicators, Truy cập trang web: ngày truy cập 1/12/2018 169

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chuyen_doi_mo_hinh_tang_truong_kinh_te_cua_thai_lan.pdf
  • pdfTrichyeu_DangThanhChung.pdf
Luận văn liên quan