Luận án Đánh giá chương trình đào tạo cử nhân ngành huấn luyện thể thao trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh

B. Kiến nghị: Từ kết quả nghiên cứu trên luận án có một số kiến nghị sau: 1. Kiến nghị với những nghiên cứu tiếp theo: cần tiếp tục nghiên cứu bổ xung thêm các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CTĐT riêng cho từng ngành GDTC, QL TDTT, Y học TDTT, các TC, tiêu chí đánh giá phẩm chất và năng lực công tác cho SV các ngành ĐT nhằm nâng cao chất lượng ĐT của Nhà trường. 2. Khoa HLTT và Trường ĐH TDTT Bắc Ninh cho phép triển khai các giải pháp mà luận án đã đề xuất xây dựng vào thực tiễn công tác ĐT của ngành HLTT. 3. Nhà trường và các đơn vị có liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện tối ưu cho đội ngũ cán bộ, GV và SV để triển khai thực hiện tốt công tác tổ chức ĐT CT ngành HLTT. 4. Ứng dụng nghiên cứu, triển khai kết quả nghiên cứu của luận án ở các Trường ĐH TDTT có ĐT ngành HLTT.

pdf224 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá chương trình đào tạo cử nhân ngành huấn luyện thể thao trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại, trong đánh giá thực trạng CTĐT cử nhân ngành HLTT và những năng lực còn hạn chế của sinh viên ra trường công tác thông qua người sử dụng lao động đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu XH của cử nhân ngành HLTT. Lựa chọn các giải pháp luận án cần căn cứ vào các nguyên tắc sau: Tính toàn diện: Phản ánh được đầy đủ các mặt lý luận và thực tiễn, toàn diện và cá biệt. Tính thực tiễn: Các giải pháp phải xuất phát từ những nhu cầu của thực tiễn, giải quyết trực tiếp hoặc gián tiếp những khó khăn mà thực trạng đang gặp để thúc đẩy sự phát triển, khắc phục những tồn tại. Tính khả thi: Các giải pháp có tính ứng dụng vào thực tế và đem lại hiệu quả trong công tác tổ chức đào tạo. Tính hợp lý: Giải pháp đề ra phù hợp với khả năng thực thi, không quá viển vông mơ hồ. Tính đa dạng và đồng bộ: Những giải pháp đưa ra giải quyết các vấn đề không chỉ tính đến một việc một chiều, mà có kết cấu tổng thể phản ánh các chiều hướng khác nhau để phát huy kết quả và giải quyết những tồn tại. Trên cơ sở những căn cứ lý luận và thực tiễn trên, luận án tiến hành lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. 3.3.2. Lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cử nhân ngành Huấn luyện thể thao Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh Trên cơ sở sử dụng mô hình AUN đánh giá thực trạng CTĐT cử nhân ngành HLTT cho thấy những điểm mạnh và điểm yếu của CTĐT, kết hợp việc khảo sát đánh giá của người sử dụng lao động về phẩm chất và năng lực công tác của cử 140 nhân ngành HLTT theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Căn cứ vào các văn bản pháp quy. Luận án đã sơ bộ đề xuất được 07 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT bao gồm: 1) Xây dựng chương trình đào tạo ngành HLTT theo hệ thống tín chỉ; 2) Phát triển công tác học sinh sinh viên; 3) Cải tiến công tác thực tập nghiệp vụ; 4) Nâng cao chất lượng ĐT kỹ năng mềm; 5) Nâng cao hiểu biết pháp luật về nguồn nhân lực HLV; 6) Phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo; 7) Tăng cường các học phần lý luận cơ sở ngành trong bộ môn Lý luận TDTT và Y học TDTT. Với mục đích đảm bảo tính khách quan và khoa học trong việc lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng ĐT cử nhân ngành HLTT, luận án tiến hành phỏng vấn 05 chuyên gia, 78 cán bộ quản lý, GV của Nhà trường và các Nhà sử dụng lao động thuộc các Trung tâm ĐT VĐV, Trung tâm TDTT, các CLB thể thao ở các cơ sở. Các giải pháp phỏng vấn lựa chọn được đánh giá với thang điểm, ở 3 mức độ ưu tiên: Ưu tiên 1 = 3 điểm; Ưu tiên 2 = 2 điểm; Ưu tiên 3 = 1 điểm. Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp được trình bày ở Bảng 3.32. Bảng 3.32: Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cử nhân ngành HLTT (n=83) Kết quả trả lời Tổng Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 TT Các giải pháp n n n Điểm % 1. Xây dựng chương trình đào tạo ngành HLTT theo hệ thống tín chỉ 81 2 0 247 99.2 2. Phát triển công tác học sinh sinh viên 28 31 24 170 68.3 3. Cải tiến công tác thực tập nghiệp vụ 73 9 1 238 95.6 4. Nâng cao chất lượng ĐT kỹ năng mềm 62 15 6 222 89.2 5. Nâng cao hiểu biết pháp luật về nguồn nhân lực HLV 63 12 8 221 88.8 6. Phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo 32 26 25 173 69.5 7. Tăng cường các học phần lý luận cơ sở ngành trong bộ môn Lý luận TDTT và Y học TDTT 54 21 8 212 85.1 141 Biểu đồ 3.6: Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cử nhân ngành HLTT Kết quả ở bảng 3.32 và biểu đồ 3.6 cho thấy, trong số 07 giải pháp giải pháp nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT mà luận án tiến hành phỏng vấn chỉ có 5/7 giải pháp có số ý kiến lựa chọn đạt 85.0% trở lên ở mức ưu tiên 1 và ưu tiên 2, còn lại chúng tôi loại bỏ 02 giải pháp không được các chuyên gia đánh giá cao là: Phát triển công tác học sinh sinh viên đạt có 68.3% và giải pháp, Phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo đạt 69.5%. Như vậy từ kết quả phỏng vấn trên luận án đã lựa chọn được 05 giải pháp nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT đó là: Giải pháp 1: Xây dựng chương trình đào tạo ngành HLTT theo hệ thống tín chỉ. Giải pháp 2: Cải tiến công tác thực tập nghiệp vụ. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng ĐT kỹ năng mềm. Giải pháp 4: Nâng cao hiểu biết pháp luật về nguồn nhân lực HLV. Giải pháp 5: Tăng cường các học phần lý luận cơ sở ngành trong bộ môn Lý luận TDTT và Y học TDTT. Sau khi lựa chọn được các giải pháp luận án tiến hành xây dựng nội dung cụ thể cho từng giải pháp đã xác định. 142 3.3.3. Xây dựng nội dung các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cử nhân ngành Huấn luyện thể thao Giải pháp 1: Xây dựng chương trình đào tạo ngành Huấn luyện thể thao theo hệ thống tín chỉ. Đây là giải pháp đóng vai trò chủ đạo trong các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT, Trường ĐH TDTT Bắc Ninh (Phụ lục 22). Mục đích: Xây dựng CTĐT cử nhân ngành HLTT theo tín chỉ nhằm mục đích phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập của XH, phù hợp yêu cầu của người học, phù hợp điều kiện thực tiễn CSVC của nhà trường và đáp ứng nhu cầu ĐT nguồn nhân lực của XH. Nội dung giải pháp: Triển khai xây dựng CTĐT theo Thông tư 07/2015/TT- BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ ĐT của GDĐT và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành CTĐT trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ [21]. Xây dựng CTĐT cử nhân ngành HLTT theo học chế tín chỉ, theo Quyết định số 17/2014/VBHN-BGD&ĐT, ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành quy chế ĐT ĐH và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ [20]. Đưa các học phần trọng yếu trong bộ môn Lý luận TDTT như: Lý luận và phương pháp GDTC, Lý luận và phương pháp HLTT; Tuyển chọn tài năng thể thao, Học thuyết huấn luyện thể thao, Phương pháp HLTT hiện đại, vào trong CTĐT của ngành HLTT. Đưa các học phần trọng yếu trong bộ môn Y sinh học TDTT như: Giải phẫu, Vệ sinh, Sinh hóa, Sinh cơ, Sinh lý, Y học, Hồi phục, Dinh dưỡng vào trong CTĐT của ngành HLTT. Đưa học phần Đường lối Thể dục thể thao của đảng cộng sản Việt Nam vào giảng dạy, chú trọng những kiến thức về Luật thể thao thành tích cao và các chế độ chính sách, đãi ngộ đối với nguồn nhân lực HLV. Xây dựng giáo trình, học liệu, đề cương chi tiết các học phần theo quy chuẩn của tín chỉ. 143 Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá. Lấy ý kiến của người học và người sử dụng lao động để xây dựng chuẩn đầu ra cho CTĐT cử nhân ngành HLTT đáp ứng nhu cầu XH. Chương trình đào tạo cử nhân ngành HLTT, đào tạo theo học chế tín chỉ (Phụ lục 22) Tổ chức thực hiện: Phòng ĐT chủ trì xây dựng CT, tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia đóng góp xây dựng CTĐT. Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng ĐT phỏng vấn chuyên gia, người sử dụng lao động, cựu SV xây dựng chuẩn đầu ra cho CTĐT. Khoa HLTT phối hợp với các đơn vị liên quan thiết kế, đề xuất các học phần trong CTĐT. Các Bộ môn xây dựng đề cương chi tiết các học phần, biên soạn giáo trình học liệu theo quy chế tín chỉ. Triển khai tổ chức đào tạo khóa Đại học 51 theo hình thức học chế tín chỉ (Phụ lục 22). Khoa HLTT phối hợp với phòng ĐT thường xuyên triểm tra giám sát các Bộ môn và giảng viêng giảng dạy trong quá trình tổ chức đào tạo. Đặc biệt quan tâm đến những học phần lý luận của hai bộ môn Lý luận TDTT và Y sinh học TDTT. Các đơn vị phối hợp: Hội đồng Nhà trường; Phòng ĐT; Khoa HLTT; Các đơn vị có liên quan trong Nhà trường và các đơn vị sử dụng lao động. Tiêu chí đánh giá giải pháp: Sử dụng bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT đã ban hành theo Thông tư số 04/2016/TT-BG&ĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ (sau đây gọi chung là các trình độ của giáo dục đại học), bao gồm 10 tiêu chuẩn và 51 tiêu chí để đánh giá CTĐT ngành HLTT theo hệ thống tín chỉ. Giải pháp 2: Cải tiến công tác thực tập nghiệp vụ. Mục đích: Tạo điều kiện cho SV có môi trường thực tập tốt, phát huy kiến thức chuyên môn được trang bị trên ghế nhà trường, giúp SV có điều kiện được làm quen với những công việc của người cán bộ TDTT, người hướng dẫn viên, HLV trong tương lai. 144 Nội dung giải pháp: Xây dựng mối quan hệ mật thiết với những cơ sở ĐT VĐV, các Trung tâm HLTT, các trường phổ thông năng khiếu, các CLB thể thao chuyên nghiệp ở các tỉnh thành phía Bắc để đưa SV về thực tập nghiệp vụ. Xây dựng kế hoạch thực tập chi tiết gửi xuống các cơ sở sớm trước 01 tháng để có sự phối hợp tốt nhất giữa cơ sở đào tạo và địa phương nơi SV về thực tập. Tổ chức khoa học cho SV đăng ký địa điểm, phân đoàn thực tập, và tập huấn công tác nghiệp vụ trước khi đưa SV về cơ sở thực tập. Phân công GV chỉ đạo thực tập, tổ chức đưa SV về cơ sở bàn giao và hướng dẫn SV về công tác chuyên môn trong toàn bộ thời gian thực tập. Thành lập đoàn kiểm tra công tác thực tập, theo kế hoạch ĐT. Kết thúc thời gian thực tập tại cơ sở, các đoàn tổ chức tổng kết khen thưởng SV trong quá trình thực tập. Tổng kết công tác thực tập tại Trường rút kinh nghiệm cho các khóa ĐT kế tiếp. Tổ chức thực hiện: Khoa, Phòng ĐT và các Bộ môn trực tiếp liên hệ với các Trung tâm ĐT VĐV, các Trung tâm HLTT, các trường phổ thông năng khiếu, các CLB thể thao chuyên nghiệp ở các tỉnh thành phía Bắc để đưa SV về thực tập nghiệp vụ. Thực tập nghiệp vụ lần 1 do thời gian ngắn SV chỉ thực tập trong vòng 4 tuần. Nhà trường thành lập các đoàn đưa SV về Trung tâm HLTT Quốc gia Hà Nội, Trung tâm HLTT Mỹ Đình Hà Nội, Trung tâm TDTT Bắc Ninh, Trung tâm TDTTBộ Công An, Trung tâm TDTT Quân Đội và Trung Tâm ĐT VĐV của Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Thực tập nghiệp vụ lần 2 do điều kiện thời gian thực tập dài, và nhu cầu xin sinh viên về thực tập tại các cơ sở. Nhà trường thành lập các đoàn đưa sinh viên về Trung tâm HLTT, Trung tâm TDTT, các CLB thể thao thành tích cao trên khắp các tỉnh thành phía Bắc. Khoa phối hợp với Phòng đào tạo để xây dựng kế hoạch thực tập chi tiết trình Ban giám hiệu phê duyệt. Khoa phối hợp với Phòng ĐT tổ chức khoa học cho SV đăng ký địa điểm, phân đoàn thực tập, và tập huấn công tác nghiệp vụ. Phòng ĐT phân công giáo viên chỉ đạo thực tập, chịu tránh nhiệm trước nhà trường về toàn bộ quá trình thực tập của SV. 145 Phòng đào tạo thành lập đoàn kiểm tra thực tập để nắm bắt về các mặt như: SV chấp hành quy chế thực tập nghiệp vụ, công tác chuyên môn, ăn ở và sinh hoạt của SV. Giáo viên chỉ đạo thực tập phối hợp với cơ sở tổ chức sơ kết, tổng kết thực tập theo đúng quy định của đoàn. Phòng ĐT chủ trì công tác tổ chức tổng kết kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực tập. Các đơn vị phối hợp: Khoa HLTT, Phòng ĐT, các Bộ môn chuyên ngành trong Nhà Trường, các Trung tâm HLTT, Trung tâm TDTT, các CLB thể thao thành tích cao trên khắp các tỉnh thành phía Bắc. Tiêu chí đánh giá giải pháp: Phiếu đánh giá của cơ sở thực tập về quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của sinh viên và Kết quả thực tập nghiệp vụ của sinh viên. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng mềm (như ngoại ngữ, tin học và kỹ năng báo cáo, thuyết trình). Mục đích: Nhằm trang bị cho SV những kỹ năng mềm như: về tin học thực hiện thành thạo công tác soạn thảo văn bản, viết báo cáo, lập kế hoạch và xây dựng giáo án điện tử... về ngoại ngữ có khả năng tự tin giao tiếp với người nước ngoài, đưa VĐV đi tập huấn ở các nước ngoài... có khả năng thuyết trình và báo cáo độc lập những vấn đề về công tác chuyên môn. Nội dung giải pháp: Tổ chức cho SV học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và cấp chứng chỉ cho SV. Thành lập các câu lạc bộ kỹ năng sống thu hút SV của khoa tham gia hưởng ứng. Tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, các cuộc giao lưu văn hóa văn nghệ, giao lưu với những người nổi tiếng, có uy tín cao trong XH tạo điều kiện cho SV tham gia giao lưu. Tổ chức các giải thi đấu thể thao cho SV tham ra tổ chức, điều hành trọng tài và thi đấu. Tổ chức thực hiện: Khoa phối hợp với Trung tâm tin học ngoại ngữ mở các lớp bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ tại trường, mời những chuyên gia và giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy cho SV. Tổ chức thi cấp chứng chỉ cho SV tham gia khóa học. 146 Đoàn thanh niên, hội SV thành lập các câu lạc bộ kỹ năng sống tạo sân chơi bổ ích cho SV tham ra rèn luyện. Khoa phối hợp với Phòng công tác HSSV và đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, các cuộc giao lưu với những người nổi tiếng, có uy tín cao trong xã hội tạo điều kiện cho SV tham gia giao lưu học hỏi. Các Bộ môn chuyên ngành phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các giải thi đấu thể thao truyền thống nhằm tăng cường giáo dục SV làm quen với công tác tổ chức các giải đấu TDTT. Các đơn vị phối hợp: Khoa HLTT phối hợp chặt chẽ với Trung tâm tin học ngoại ngữ, Phòng công tác HSSV, Hội SV, Đoàn thanh niên. Tiêu chí đánh giá giải pháp: Kết quả học tập của sinh viên thông qua các học phần ngoại ngữ, tin học. Các chứng chỉ được cấp về Ngoại ngữ, tin học, giấy chứng nhận là thành viên các CLB như: Báo chí truyền thông, Xung kích, Âm nhạc vũ đạo, Thanh niên tình nguyện Giải pháp 4: Nâng cao hiểu biết pháp luật về nguồn nhân lực HLV Mục đích: Thông qua các học phần Pháp luật đại cương và Đường lối Thể dục thể thao của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, luật TDTT, các văn bản liên quan đến công tác chuyên môn, giúp SV nắm vững, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học vào thực tiễn công tác sau này như: công tác giáo dục VĐV, giải quyết các chế độ chính sách cho VĐV và bênh vực các quyền lợi cho VĐV. Nội dung giải pháp: Tổ chức giảng dạy học phần Pháp luật đại cương vào học kỳ 2 của năm thứ nhất và học phần Đường lối Thể dục thể thao của Đảng cộng sản Việt Nam vào kỳ 6 của năm thứ 3. Khoa phối hợp với Bộ môn Quản lý TDTT xây dựng đề cương chi tiết của hai học phần: Pháp luật đại cương và Đường lối Thể dục thể thao của Đảng cộng sản Việt Nam. Học phần Pháp luật đại cương: Cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật, những nội dung cơ bản của ngành luật gốc như Hiếp pháp, Hành chính, Dân sự, Hình sự... trong hệ thống pháp luật Viêt Nam, từ đó giúp người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò và sự quan trọng của Nhà nước và pháp luật trong đời sống, để luôn có thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước. 147 Học phần Đường lối TDTT của Đảng cộng sản Việt Nam: Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về Luật TDTT, các văn bản về Thông tư, chỉ thị, nghị định, nghị quyết của Đảng và Nhà nước từ đó giúp người học nâng cao hiểu biết về Thể thao quần chúng, Thể thao thành tích cao và các chế độ chính sách của Ngành TDTT. Phối hợp với Phòng công tác HSSV tổ chức tuần sinh hoạt công dân đưa các nội dung giáo dục về pháp luật cho SV. Các đơn vị phối hợp: Khoa HLTT phối hợp với Phòng ĐT, Phòng công tác HSSV và Bộ môn Quản lý TDTT. Tiêu chí đánh giá giải pháp: Kết quả các học phần Pháp luật đại cương và học phần Đường lối Thể dục thể thao của Đảng cộng sản Việt Nam. Giải pháp 5: Tăng cường các học phần lý luận cơ sở ngành trong bộ môn Lý luận TDTT và Y học TDTT. Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về cơ sở ngành lý luận TDTT, về Y sinh học TDTT giúp sinh viên vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học vào trong công tác tuyển chon, huấn luyện, chăm sóc VĐV nhằm đạt thành tích cao nhất. Nội dung giải pháp: Tổ chức giảng dạy các học phần trong bộ môn Lý luận TDTT như: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao; Tuyển chọn tài năng thể thao, Học thuyết huấn luyện, Phương pháp huấn luyện thể thao hiện đại. Tổ chức giảng dạy các học phần trong bộ môn Y sinh học TDTT như: Giải phẫu, Vệ sinh, Sinh hóa, Sinh cơ, Sinh lý, Y học, Hồi phục, Dinh dưỡng. Tổ chức thực hiện: Khoa phối hợp Phòng đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, thiết kế các học phần khoa học có tính kế thừa và lôgic. Bộ môn phân công giáo viên phụ trách môn học, xây dựng đề cương chi tiết, học liệu tiến trình giảng dạy, giáo án và hình thức kiểm tra đánh giá học phần. Các đơn vị phối hợp: Khoa HLTT phối hợp với Phòng đào tạo và các Bộ môn lý luận cơ sở ngành. Tiêu chí đánh giá giải pháp: Kết quả các học phần Vệ sinh TDTT; Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất; Tuyển chọn tài năng thể thao; Học thuyết huấn 148 luyện thể thao; Phương pháp huấn luyện thể thao hiện đại; Y học thể dục thể thao; Dinh dưỡng thể thao và Sinh cơ TDTT. Mối quan hệ giữa các giải pháp: Các giải pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng bổ xung, hỗ trợ nhau nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình tổ chức ĐT, các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến môi trường đào tạo. Từ thực tiễn công tác cho thấy, sản phẩm ĐT còn có những hạn chế cần được khắc phục trong quá trình ĐT. Trong các giải pháp được luận án lựa chọn thì giải pháp 1 Xây dựng chương trình đào tạo ngành HLTT theo hệ thống tín chỉ, đóng vai trò là hạt nhân, các giải pháp còn lại là vệ tinh tương trợ giúp cho quá trình tổ chức ĐT cử nhân ngành HLTT được vận hành một cách trôi chảy, phục vụ cho nhu cầu học tập của SV. Tạo ra sản phẩm ĐT đáp ứng được nhu cầu XH. Sau khi xây dựng xong nội dung các giải pháp luận án tiến hành khảo sát tính khả thi và thực tiễn của các giải pháp đã lựa chọn được. 3.3.4. Khảo sát tính khả thi và thực tiễn của các giải pháp được đề xuất Do đối tượng nghiên cứu của luận án là đánh giá CTĐT cử nhân ngành HLTT Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, có mục đích xem xét trong quá trình ĐT có những ưu điểm, nhược điểm gì tồn tại cần khắc phục và thu thập ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động về sản phẩm ĐT. Từ đó luận án đề xuất ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CTĐT ngành HLTT. Trên cơ sở các giải pháp được lựa chọn, luận án tiến hành xây dựng nội dung cụ thể cho từng giải pháp nhằm thuận tiện trong quá triển khai các giải pháp. Để thẩm định tính khả thi và thực tiễn của các giải pháp nhằm đảm bảo tính tập trung và khách quan, luận án tiến hành phỏng vấn 05 chuyên gia, 37 nhà quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy ngành HLTT của Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, các giải pháp được khảo sát với thang điểm ở 3 mức độ khả thi: Rất khả thi = 2 điểm; Khả thi = 1 điểm; Không khả thi = 0 điểm. Luận án xác định giá trị các giải pháp bằng cách tính tỷ lệ (%) tương ứng với các câu trả lời của theo nguyên tắc là các giải pháp phải đạt được 80% ý kiến đồng ý trở lên, cụ thể tại Bảng 3.33. 149 Bảng 3.33: Kết quả khảo sát tính khả thi và thực tiễn của các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cử nhân ngành HLTT (n=42) Kết quả (n=42) Tổng Rất khả thi Khả thi Không khả thi TT Các giải pháp n n n Điểm % 1. Xây dựng chương trình đào tạo ngành HLTT theo hệ thống tín chỉ 38 4 0 80 95.2 2. Cải tiến công tác thực tập nghiệp vụ 29 12 1 70 83.3 3. Nâng cao chất lượng ĐT kỹ năng mềm 32 8 2 72 85.7 4. Nâng cao hiểu biết pháp luật về nguồn nhân lực HLV 35 6 1 76 90.4 5. Tăng cường các học phần lý luận cơ sở ngành trong bộ môn Lý luận TDTT và Y học TDTT 36 5 1 77 91.6 Biểu đồ 3.7. Kết quả khảo sát tính khả thi và thực tiễn của các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cử nhân ngành HLTT Kết quả khảo sát cho thấy 5/5 giải pháp được các chuyên gia và các nhà quản lý đánh giá rất khả thi và khả thi chiếm tỷ lệ 83.3% trở lên. Như vậy 05 giải pháp mà chúng tôi đề xuất mang tính khả thi và thực tiễn có thể áp dụng nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT. Đây là vấn đề có tính cấp thiết và thời sự trong việc nâng cao CTĐT đáp ứng nhu cầu xã hội. % 150 3.3.5. Bàn luận về xác định một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cử nhân ngành Huấn luyện thể thao Để lựa chọn được những giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi: Thứ nhất luận án dựa trên những cơ sở lý luận, đó là các văn bản hành lang pháp quy như: Luật GDĐH số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 [74]; Điều lệ trường ĐH (ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ); Quy chế ĐT ĐH và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ); Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ); Quyết định số 1060/QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển nhân lực VHTT&DL 2011 - 2020”; Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”; Quyết định số 542/QĐ-BVHTTDL ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ VHTT&DL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường ĐH TDTT Bắc Ninh; Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 17/10/2014 của Bộ VHTT&DL, Bộ Nội vụ ban hành Quy định về mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TDTT; Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ ĐT của GDĐH và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành CTĐT trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ. Đây là những văn bản quan trọng, định hướng cho luận án đề xuất đúng đắn những giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi cao. Thứ 2 luận án căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng CTĐT cử nhân ngành HLTT được trình bày tại mục 3.1, đó là những mặt còn tồn tại của CTĐT cần có những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng CTĐT. 151 Thư 3 luận án tiếp thu những ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động về phẩm chất và năng lực công tác của sinh viên ngành HLTT, theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, thông qua bộ tiêu chuẩn mà luận án lựa chọn được. Luận án ý kiến phản hồi của cựu sinh viên và người sử dụng lao động về quá trình tổ chức đào tạo ngành HLTT. Bước đầu luận án đề xuất được 07 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT bao gồm: 1) Xây dựng chương trình đào tạo ngành HLTT theo hệ thống tín chỉ; 2) Phát triển công tác học sinh sinh viên; 3) Cải tiến công tác thực tập nghiệp vụ; 4) Nâng cao chất lượng ĐT kỹ năng mềm; 5) Nâng cao hiểu biết pháp luật về nguồn nhân lực HLV; 6) Phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo; 7) Tăng cường các học phần lý luận cơ sở ngành trong bộ môn Lý luận TDTT và Y học TDTT. Để đảm bảo tính khách quan và khoa học trong việc lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT, luận án tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, cán bộ quản lý, GV của Nhà trường. Kết quả phỏng vấn có 5/7 giải pháp có số ý kiến lựa chọn đạt 85.0% ở mức cần thiết và rất cần thiết. Như vậy từ kết quả phỏng vấn trên luận án đã lựa chọn được 05 giải pháp nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT. Để đảm bảo tính khả thi và thực tiễn của các giải pháp. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy ngành HLTT Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Kết quả phỏng vấn cho thấy 05 giải pháp luận án đã xây dựng đều được các chuyên gia, các nhà quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy đánh giá rất cao chiếm tỷ lệ 83.3% trở lên. Như vậy 05 giải pháp mà luận án đề xuất mang tính khả thi và thực tiễn có thể áp dụng nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT. 152 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu trên luận án rút ra những kết luận sau: 1. Trường ĐH TDTT Bắc Ninh chính thức đào tạo ngành HLTT từ năm 2004 đến năm 2015, đã đào tạo được 08 khóa với 1025 sinh viên tốt nghiệp ra trường, CTĐT ngành HLTT được tổ chức ĐT theo quy chế 25/2006, của Bộ GD&ĐT, đào tạo theo niên chế, do vậy SV phải học tất cả các học phần trong CT đã được chọn lựa, nên khối lượng học tập là tương đối nặng, tạo áp lực không nhỏ cho người học. Nhà trường đã hai lần sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT ban hành (2007) nhằm đánh giá chất lượng cơ sở đào tạo, tuy nhiên việc đánh giá CTĐT ngành HLTT thì chưa được Nhà trường đánh giá. Trên cơ sở tổng hợp phân tích các mô hình đánh giá CTĐT, luận án tiến hành lấy ý kiến của 05 chuyên gia thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, trao đổi tọa đàm, đã lựa chọn mô hình AUN đánh giá CTĐT ngành HLTT. Dựa trên nền tảng bộ tiêu chuẩn AUN, bước đầu luận án đề xuất được 12 tiêu chuẩn và 78 tiêu chí. Để đảm bảo tính khách quan, luận án đã tiến hành phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí đánh giá CTĐT. Kết quả phỏng vấn, luận án lựa chọn 12 tiêu chuẩn và 62 tiêu chí nhằm đánh giá thực trạng CTĐT cử nhân ngành HLTT. Kết quả đánh giá chung cho toàn bộ CTĐT ngành HLTT đạt 4.18 điểm/7 điểm (đạt đúng như yêu cầu của tiêu chí), tức là các văn bản minh chứng cho các tiêu chí trên đạt ở mức trung bình và điểm đạt ở mức như dự kiến. Tuy nhiên còn có nhiều tiêu chí, chỉ đạt ở mức khá, mức trung bình và dưới trung bình, những tiêu chí này cần phải có những giải pháp để cải tiến như: Xây dựng chuẩn đầu ra chưa lấy ý kiến từ các chuyên gia ngoài trường, nhà sử dụng lao động và cựu SV; Kết quả học tập mong đợi (chuẩn đầu ra) trình độ ngoại ngữ và tin học của sinh viên còn hạn chế; Chương trình đào tạo theo hình thức học niên chế, chưa tích hợp thực hiện đào tạo liên thông dọc và liên thông ngang giữa nhiều ngành học; CTĐT không có các học phần tự chọn do vậy việc điều chỉnh hay cập nhật bị hạn chế; Mối tương quan giữa các học phần thuộc chương trình đào tạo mô tả chưa chặt chẽ. 2. Kết quả nghiên cứu của luận án đã lựa chọn được 05 tiêu chuẩn và 32 tiêu chí đánh giá phẩm chất và năng lực công tác của cử nhân ngành HLTT. Luận án tiến hành phỏng vấn lần 2 nhằm xác định độ đồng nhất của các tiêu chí đã được lựa chọn. Qua kết quả xử lý bằng toán học thống kê (Bảng 3.28), cho thấy sự khác biệt 153 không có ý nghĩa, ở ngưỡng P > 0,05. Như vậy những tiêu chí mà luận án đưa ra đều đảm bảo độ đồng nhất trong đánh giá phẩm chất và năng lực công tác của cử nhân ngành HLTT. Kết quả đánh giá của người sử dụng lao động đối với sản phẩm đào tạo cho thấy, những tiêu chuẩn có điểm trung bình đạt mức Tốt gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường công tác; Năng lực xây dựng kế hoạch công tác; Năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; Tuy nhiên về tiêu chuẩn Năng lực phát triển chuyên môn nghiệp vụ, thì điểm trung bình đạt ở mức Khá. Trong 05 tiêu chuẩn trên còn có nhiều tiêu chí, chỉ đạt ở mức Khá và Trung bình, cần có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo. 3. Luận án đã đề xuất được 05 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT gồm: 1) Xây dựng chương trình đào tạo cử nhân ngành HLTT theo hệ thống tín chỉ; 2) Cải tiến công tác thực tập nghiệp vụ; 3) Nâng cao chất lượng ĐT kỹ năng mềm; 4) Nâng cao hiểu biết pháp luật về nguồn nhân lực HLV; 5) Tăng cường các học phần lý luận cơ sở ngành trong bộ môn Lý luận TDTT và Y học TDTT. Luận án khảo sát tính khả thi và thực tiễn của các giải pháp, kết quả khảo sát cho thấy 05 giải pháp đều được các chuyên gia và các nhà quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy đánh giá rất khả thi và khả thi chiếm tỷ lệ 83.3% trở lên. Như vậy các giải pháp mà luận án đề xuất có thể áp dụng, nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT. B. Kiến nghị: Từ kết quả nghiên cứu trên luận án có một số kiến nghị sau: 1. Kiến nghị với những nghiên cứu tiếp theo: cần tiếp tục nghiên cứu bổ xung thêm các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CTĐT riêng cho từng ngành GDTC, QL TDTT, Y học TDTT, các TC, tiêu chí đánh giá phẩm chất và năng lực công tác cho SV các ngành ĐT nhằm nâng cao chất lượng ĐT của Nhà trường. 2. Khoa HLTT và Trường ĐH TDTT Bắc Ninh cho phép triển khai các giải pháp mà luận án đã đề xuất xây dựng vào thực tiễn công tác ĐT của ngành HLTT. 3. Nhà trường và các đơn vị có liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện tối ưu cho đội ngũ cán bộ, GV và SV để triển khai thực hiện tốt công tác tổ chức ĐT CT ngành HLTT. 4. Ứng dụng nghiên cứu, triển khai kết quả nghiên cứu của luận án ở các Trường ĐH TDTT có ĐT ngành HLTT. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 Nguyễn Văn Hòa (2015), “Lựa chọn các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo cử nhân ngành HLTT”, Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao, Số đặc biệt, Tr.196-206 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 2 Nguyễn Văn Hòa (2016), “Lựa chọn tiêu chí đánh giá phẩm chất và năng lực công tác cử nhân ngành HLTT theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội”, Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao, Số 2, Tr.28-32, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 3. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị 17/CT- TW ngày 23-10-2002 về phát triển TDTT đến năm 2010, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40/CT- TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (2013) Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Phạm Đình Bẩm, Đào Bá Trì (1999), Tâm lý học thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 10. Phạm Đình Bẩm (2005), Một số vấn đề cơ bản về quản lý Thể dục Thể thao, sách chuyên khảo dành cho chuyên ngành quản lý TDTT bậc sau đại học, Nxb TDTT, Hà Nội. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Chiến lược phát triển giáo dục đại học đến năm 2020, Tài liệu hội thảo khoa học và đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Tài liệu xây dựng bộ chương trình khung cho các ngành đào tạo Đại học và cao đẳng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học, Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 16. Bộ giáo dục và Đào tạo, (2010) Chương trình khung giáo dục đại học - ngành Huấn luyện TDTT, Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chương trình hành động của Ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Ban hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, theo thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/10/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW, Ban hành kèm theo quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 20. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2014), Ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành tại quyết định số 17/2014/VBHN- BGD&ĐT ngày 15/5/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, theo Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 22. Bộ Nội vụ (2007), Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành TDTT, theo quyết định số 09/2007/QĐ - BNV ngày 05/12/2007, quy đinh rõ “Ngạch, bậc, hệ số, yêu cầu của từng loại cán bộ TDTT như huấn luyện viên cao cấp, huấn luyện viên chính, hướng dẫn viên thể dục thể thao”, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 23. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, theo thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 24. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, theo quyết định số 3000/QĐ-BVHTTDL ngày 09/7/2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Hà Nội. 25. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), Tiêu chuẩn các ngạch viên chức ngành Thể dục thể thao, ban hành theo quyết định số 12/2008/QĐ-BVHTTDL, “gồm Huấn luyện viên cao cấp mã số ngạch 18.179; Huấn luện viên chính (18.180); Huấn luyện viên (18.181) và Hướng dẫn viên (18.182)”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 26. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch, theo quyết định số 61/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 31/7/2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 27. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2009), Kỷ yếu hội nghị triển khai công tác VH,TT và DL năm 2010, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 28. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2011), Phê duyệt đề án chiến lược phát triển nhân lực VHTT&DL 2011 - 2020, kèm theo quyết định số 1060/QĐ- BVHTTDL ngày 29/3/2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 29. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2011), Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao 2011 - 2020” kèm theo quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 30. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, theo quyết định số 542/QĐ-BVHTTDL ngày 06/3/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 31. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ (2014), Ban hành quy định về mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao, theo thông tư liên tịch số 13/2014/TLLT-BVHTTDL-BNV ngày 17/10/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 32. Nguyễn Hữu Châu, (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Nguyễn Hữu Châu (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 34. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 35. Nguyễn Hữu Chí (2004), “Những xu hướng chung của chương trình hiện đại” Tạp chí giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 36. Nguyễn Đức Chính (2001), Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo dùng cho các trường đại học Việt Nam, Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Hà Nội. 37. Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Phương Nga, Lê Đức Ngọc, Trần Hữu Hoan, Jonh J McDonald (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 38. Colin J. Marsh - George Willis (2005), Chương trình các phương pháp tiệm cận, các vấn đề đang tiếp diễn, Upper Saddle River, New Jersey, Columbus Ohio, Hà Nội. 39. Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh (2003), “Về một số thuật ngữ thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học” Tạp chí giáo dục 66, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.9-11. 40. Nguyễn Kim Dung (2006), “Đánh giá chương trình học và một vài đề nghị cho việc kiểm định chương trình ở các trường đại học Việt Nam” Kỷ yếu xây dựng chương trình học trong đào tạo theo tín chỉ có sử dung Internet. Viện Nghiên cứu giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 41. Trần Đức Dũng, Ngô Trang Hưng (2010), “Sự cần thiết phải bổ sung những tiêu chuẩn kiểm định cho các trường Đại học TDTT”, Bài báo khoa học đăng tại Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hội thảo các Trường Đại học Việt Nam, Hà Nội, tr.167-178. 42. Đặng Văn Dũng (2015), Nâng cao hiệu quả hoạt động của huấn luyện viên đội tuyển quốc gia, Đề tài cấp khoa học công nghệ cấp bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 43. Nguyễn Đại Dương (2008), Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá kết quả học tập thực hành theo các học phần trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành HLTT tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Bắc Ninh. 44. Nguyễn Đại Dương (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Đại học của trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Bắc Ninh. 45. Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Đào tạo (2006), “Đào tạo theo học chế tín chỉ” Tài liệu tham khảo nội bộ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 46. Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), “Hướng dẫn chuyển đổi chương trình đào tạo hiện hành phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ” Tài liệu hướng dẫn dùng nội bộ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 47. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Bộ tiêu chí tự đánh giá cấp chương trình đào tạo, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 48. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (2011), Tài liệu tập huấn tự đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 49. Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình phương pháp luận NCKH, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 50. Trần Khánh Đức (2006), “Phát triển và đánh giá chương trình đào tạo giáo viên trong nền giáo dục hiện đại” Kỷ yếu Hội thảo đổi mới phương thức dạy học và phương pháp đánh giá đối với giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học sư phạm, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 51. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 52. Lê Trường Sơn Trấn Hải (2012), Đổi mới chương trình Giáo dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm vùng Trung Bắc theo hướng bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động thể dục thể thao trường học, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 53. Bùi Quang Hải (2014), Đánh giá chất lượng đào tạo đại học hệ chính quy ngành GDTC ở trường Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2008 - 2013, Đề tài cấp cơ sở, Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, Bắc Ninh. 54. Bùi Hiển, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Bách khoa, Hà Nội. 55. Lưu Quang Hiệp và cộng sự (2002), Y học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 56. Lưu Quang Hiệp (2003), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 57. Lưu Quang Hiệp (2013), Đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực TDTT đến năm 2020 ở các tỉnh phía bắc, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 58. Trần Thị Hoài (2009), Nghiên cứu đánh giá thẩm định chương trình giáo dục đại học, Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 59. Trần Hữu Hoan (2011), Quản lý xây dựng và đánh giá chương trình môn học trình độ đại học trong học chế tín chỉ, Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục, Học viện quản lý giáo dục, Hà Nội. 60. Nguyễn Hoàng Lan, Nguyễn Minh Hiển (2015), “Đánh giá của người sử dụng lao động về chất lượng đào tạo đại học: Một nghiên cứu đối với nhóm ngành kỹ thuật-công nghệ” Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 31, số 2, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, Tr.1-13. 61. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu của thế kỷ XXI, chiến lược phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 62. Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2007), Đo lường TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 63. Phạm Quang Long (2012), Hệ thống tiêu chí đánh giá chương trình nghiệp vụ sư phạm đại học sư phạm, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 64. Ngô Thắng Lợi (2011), Kinh tế phát triển, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 65. Đặng Quốc Nam (2011), Nghiên cứu đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 66. Lê Đức Ngọc (2004), Giáo dục đại học (quan điểm và giải pháp), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 67. Nguyễn Cẩm Ninh (2012), Nghiên cứu xây dựng nội dung giảng dạy cử nhân ngành quản lý thể dục thể thao, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 68. Lê Quý Phượng và cộng sự (1996), Sinh cơ học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội. 69. Quốc hội nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt Nam (1998), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 70. Quốc hội nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 71. Quốc hội nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt Nam (2006), Luật Thể dục, Thể thao, tại kỳ họp thứ 10 khoá XI, thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 72. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2007), Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 73. Quốc hội nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt Nam (2008), Luật cán bộ, công chức, luật số: 22/2008/QH12, ngày 13/11/2008, Nxb Lao động, Hà Nội. 74. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2012), Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 75. Nguyễn Xuân Sinh và cộng sự (2012), Giáo trình Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội 76. Phùng Rân (2003), “Một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chương trình đào tạo”, Kỷ yếu hội thảo Xây dựng chương trình đào tạo đại học Viện nghiên cứu khoa học giáo dục - Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 77. Đinh Hồng Thái (2003), “Bước đầu đánh giá chương trình đào tạo tại chức giáo viên mầm non có trình độ đại học”, Tạp chí Giáo dục số 70, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.23-24. 78. Đoàn Thế Thiêm (1994), “Công tác TDTT, sự nghiệp của Đảng và Dân tộc ta” Tuyển tập NCKH TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 79. Lâm Quang Thiệp (2001), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 80. Vũ Đức Thu, Trương Anh Tuấn (2007), Giáo trình Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 81. Thủ Tướng Chính phủ (2010), Phê duyệt chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, kèm theo quyết định số 2198/2010/QĐ-TTg ngày 03/12/2010, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 82. Thủ Tướng Chính Phủ (2010), Điều lệ trường đại học, ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 83. Thủ tướng Chính phủ (2010), Phê duyệt đề án xây dựng đội ngũ trí thức ngành VHTT&DL đến năm 2020, tầm nhìn 2030, kèm theo quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 84. Thủ Tướng Chính phủ (2011), Phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020, kèm theo quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 14/4/2011, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 85. Thủ Tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 86. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 87. Tổng cục TDTT (1996), Quy hoạch phát triển TDTT quần chúng thời kỳ 1996 - 2000 định hướng đến 2025, Nxb TDTT, Hà Nội. 88. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2006), Lý luận và phương pháp GDTC trong trường học, Nxb TDTT, Hà Nội. 89. Đồng Văn Triệu (2008), Phương pháp giảng dạy và hướng dẫn học tập môn Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 90. Trần Trung (2015), Nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo liên thông (cao đẳng lên đại học) ngành giáo dục thể chất hệ chính quy Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Bắc Ninh. 91. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”, Sách chuyên đề dùng cho các trường Đại học TDTT và trung tâm đào tạo VĐV, Nxb TDTT, Hà Nội. 92. Trường Đại học TDTT1 (2004), Thành lập khoa Huấn luyện thể thao, theo Quyết định số 369/QĐ-ĐHI-ĐT ngày 01 tháng 10 năm 2004, Trường Đại học TDTT1, Bắc Ninh. 93. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (2005), Kế hoạch chiến lược phát triển trung hạn trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Bắc Ninh. 94. Trường ĐH TDTT Bắc Ninh (2009), Sổ tay sinh viên, Bắc Ninh. 95. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (2010), Chương trình đào tạo cử nhân ngành HLTT, ban hành theo quyết định sô 283b/QĐ-ĐHBN-ĐT ngày 20 tháng 6 năm 2010, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Bắc Ninh. 96. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (2013), Chiến lược phát triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030”, Bắc Ninh. 97. Uỷ ban Olympic Việt Nam (1999), Olympic học, Nxb TDTT, Hà Nội. 98. Uỷ ban TDTT (2000), Pháp lệnh TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 99. Uỷ ban TDTT (2006), Yêu cầu của việc đánh giá cán bộ, công chức viên chức, theo Quyết định số 2047/QĐ-UBTDTT ngày 11/12/2006, Uỷ ban TDTT, Hà Nội. 100. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 101. Viện nghiên cứu giáo dục - Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (2007), Tài liệu tập huấn đánh giá chương trình đào tạo đại học, ĐH SP thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 102. Phạm Ngọc Viễn, Lâm Quang Thành, Nguyễn Anh Minh (2014), Tâm lý vận động viên thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 103. Nguyễn Danh Hoàng Việt (2011), Kiểm chứng khoa học nội dung giảng dạy và các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá năng lực chuyên môn của cử nhân thể dục thể thao ngành Giáo dục thể chất và Huấn luyện thể thao. Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 104. Lê Văn Xem (2004), Tâm lý học TDTT, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 105. Trương Quốc Uyên (2009), Bản tin, đăng trên tạp trí Khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao, tháng 5 năm 2009, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Bắc Ninh. 106. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 107. AACSB (American Assembly of Collegiate Schools of Business) (2003), Standards for Accreditation Business Administration and Accounting, guidance for self-evaluation. 108. ABET (Accreditation Board for Engineering anh Technology) (2007), Criteria for Accrediting Engineering Programs. 109. Asian University Network Quality Assurance (2006), Manual for the Implementation of the Guidelines. 110. AUN Secretariat, Guide to AUN Actual Quality Assessment At Programme Level Version No. 2.0, June 2011. 111. Colin J. Mash, George Willis (2003), Curriculum Alternative Approaches, Ongoing Issues, New Jersey, Columbus, Ohio. 112. Fuchs, L.S.& Fuchs, D (1986), Effects of sytsematic formative evaluation Ameta-analysis, Exceptional Children. 113. T. Wentlinh (1993), Planning for effective training: A guide to curriculum development. Published by food and Agricultural Organization of the United nations. 114. UNESCO (United Nation Educational Scientific anh Cultural Organization) Criteria, Analytic Quality Glossary, Retrieved October 28, 2007. Tài liệu tham khảo tiếng Nga 115. Быховская И.М. Гуманизм или технократизм: два стиля мышления в спорте // Нравственный потенциал современного спорта: Матер. IV Всес. методологического семинара, г. Суздаль, 10-12 марта 1988 г. М.: Сов. спорт, 1989, с. 25-29. 116. Винник В.А. Спорт и нравственность: ценностные ориентации высококвалифицированных спортсменов // Нравственный потенциал спорта. Матер. IV Всес. методол. семинара (г. Суздаль, 10-12 марта 1988 г.). М.: Сов. спорт, 1989, с. 86-88. Tài liệu tham khảo tiếng Trung 117. 常国朝 (2010),河南省体育教育专业本科生培养模式现状研究,河南大学. 118. 刘格平、耿廷芹 (2011˅体育专业本科生目标管理培养模式研究. 119. 韦薇˄2012),广西高校体育教育专业本科人才培养模式改革研究,广西民 ᯿大学. 120. 王纵横 (2014),河南省体育教育专业本科生教学能力形成诸因素的分析与对 策,郑州大学. Các Website 121. 122. 123. 124. 125. 126. 127. 128. 129. http:// www.ush.edu.vn 130. 131.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_chuong_trinh_dao_tao_cu_nhan_nganh_huan_luyen_the_thao_truong_dai_hoc_the_duc_the_thao_bac.pdf
Luận văn liên quan