Luận án Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh sóc trăng hiện nay

Đối với người Khmer, các vị sư có vị trí và ảnh hưởng rất lớn. Nhà sư được coi là đại diện cho Đức Phật để truyền dạy và giáo hóa chúng sinh, bởi vậy vị sư luôn là người thày được tôn kính và tin tưởng. Tuy nhiên, ngày nay quan niệm của người Khmer đã thay đổi, họ không còn xem trọng việc thanh niên phải trải qua thời gian tu hành mới có đủ điều kiện kết hôn. Do vậy, khi chọn rể người Khmer cũng không bắt buộc phải trải qua thời gian tu hành như trước. Chính quan niệm này làm cho số lượng sư sãi ngày một ít đi, nhà chùa không còn đóng vai trò giáo dục chuẩn mực về nhân cách, đạo đức như trước nữa. Hơn nữa, người dân Sóc Trăng đa phần làm nông nghiệp cùng với mảnh ruộng, họ yên phận với cuộc sống hàng ngày, kém tính tổ chức, kỷ luật, xa lạ với lối tư duy của văn minh công nghiệp, đồng bào thích sự ổn định, an phận, thói quen dựa vào kinh nghiệm, ngại đổi mới. Từ đó dẫn đến một lối ứng xử co cụm “đèn nhà ai, nhà ấy rạng” thiếu tinh thần hợp tác, tinh thần trách nhiệm, thờ ơ với cộng đồng ở một bộ phận nhân dân

pdf174 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh sóc trăng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp văn hóa. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước về công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, 138 nhất là Nghị quyết TW5, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của mọi người dân về giữ gìn, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa của tỉnh nhà. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng vừa bảo đảm để văn hóa, báo chí phát triển đúng hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ. Hàng năm, các cấp chính quyền tham mưu các cấp ủy Đảng cùng cấp gắn việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương, việc thực hiện các chỉ tiêu văn hóa được tính vào kết quả thi đua, xếp loại hàng năm các chi bộ, đảng bộ cơ sở. 4.2.6.2. Cần có chính sách đặc thù về dân tộc và tôn giáo tại tỉnh Sóc Trăng Cần coi trọng vấn đề dân tộc và tôn giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh Sóc Trăng.Thực tiễn cho thấy, trong quá trình lịch sử, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược vừa qua ở Sóc Trăng cũng như ở Nam Bộ nói chung vấn đề dân tộc và tôn giáo cần có một tầm quan trọng đặc biệt. Thực dân đế quốc, cùng những thế lực thù địch tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo, phá hoại, chống đối cách mạng. Chúng tìm cách chia rẽ các tôn giáo, làm suy yếu lực lượng quần chúng nhân dân yêu nước đứng về phía cách mạng. Vì vậy, thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta ở Sóc Trăng hiện nay, thực chất là đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo trong tỉnh, phát huy truyền thống yêu nước của bà con dân tộc và các tín đồ tôn giáo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Sóc Trăng. Đây cũng là nguồn nội lực lớn để xây dựng, phát triển Sóc Trăng trong hiện tại cũng như trong tương lai. Công cuộc vận động cách mạng bà con dân tộc và tín đồ tôn giáo ở Sóc Trăng trong tình hình hiện nay có những nét riêng so với thời kỳ trước đây trong công cuộc kháng chiến chống xâm lược. Đây là cuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu, nhằm xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc, một xã hôi công bằng và văn minh. Tình trạng nghèo đói của các dân tộc ở Sóc Trăng, nhiều năm qua đã được cải thiện, nhưng cho đến nay, vẫn còn có 139 nhiều hộ dân tộc nhất là người Khmer chưa thoát khỏi nghèo đói. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, trước hết là nâng cao đời sống của bà con dân tộc, bao gồm đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Công tác xóa đói giảm nghèo ở Sóc Trăng vẫn hết sức bức thiết. Để có thể nâng cao và cải thiện đời sống bà con dân tộc ở Sóc Trăng là cả một vấn đề dân tộc không đơn giản. Cho đến nay, vùng dân tộc ở Sóc Trăng vẫn lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn thu nhập chính. Vì vậy, phải đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tận dụng các thế mạnh của cây lúa và hoa màu. Mặt khác cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, nông nghiệp sản xuất hàng hóa kết hợp với các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp Hơn nữa, sự khó khăn trong công tác dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng là việc xây dựng một đội ngũ cán bộ trong đồng bào dân tộc. Đây là việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. So với một số dân tộc khác ít người ở nước ta, người Khmer, người Hoa đã có một số trí thức là người dân tộc. Tuy nhiên còn quá ít, việc đầu tư cho giáo dục, văn hóa, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong vùng dân tộc Sóc Trăng còn quá khiêm tốn. Điều đó ảnh hưởng không ít đến tốc độ phát triển của các dân tộc ở Sóc Trăng. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Sóc Trăng, trong vùng dân tộc không thể tiến hành với trình độ dân trí, với đội ngũ cán bộ như hiện nay. Tình trạng đó, cũng không thể nói đến việc phát huy nguồn nội lực. Sự nghiệp cách mạng ở Sóc Trăng hôm nay, không chỉ đòi hỏi lòng dũng cảm, sự hy sinh mà còn đòi hỏi cả tri thức nữa. Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nâng cao dân trí, sự mở mang tri thức của người dân. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng là hết sức cần thiết. Ở đây phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác dân tộc và tôn giáo, vận dụng đường lối, chính sách dân tộc của Đảng cần hết sức cụ thể và phù hợp với thực tiễn, với đặc điểm của tình hình Sóc Trăng. Công tác dân tộc và tôn giáo là việc không chỉ của Ban Dân vận, Ban Dân tộcmà là của nhiều ngành, đoàn thể, chính quyền và cấp ủy từ tỉnh đến địa phương của Sóc Trăng và của bản thân các dân tộc, các tôn giáo trong tỉnh. 140 4.2.6.3. Tích cực sưu tầm, kiểm kê, nghiên cứu đánh giá các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể ở Sóc Trăng hiện nay Tích cực làm tốt công tác sưu tầm, kiểm kê, nghiên cứu đánh giá các di sản văn hoá. Trên cơ sở đó có kế hoạch quản lý tốt và khai thác sử dụng một cách có hiệu quả. Đối với di sản văn hoá phi vật thể, cần làm tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ một cách khoa học và có hệ thống thông qua việc tư liệu hóa, vật thể hóa hệ thống di sản văn hóa nhằm nhận diện và xác định mức độ tồn tại, giá trị và sức sống của từng loại di sản văn hóa trong cộng đồng, trên cơ sở đó đề xuất phương án giữ gìn, phát huy một cách hiệu quả. Đối với các di sản văn hoá vật thể, cần làm tốt công tác trùng tu, tôn tạo để giữ gìn, bảo quản được lâu dài. Công việc này đòi hỏi phải hết sức thận trọng và đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật. Nâng cao vai trò quản lý, định hướng của Nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn hoạt động văn hóa dân tộc trong công tác xây dựng đời sống văn hóa. Trong đó cần chú trọng đến nguyên tắc “bảo tồn sống”, tức là bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng. Có chính sách, chế độ thích đáng cho các nghệ nhân tài giỏi, những cá nhân và gia đình có công sức giữ gìn tài sản văn hóa địa phương. Trên cơ sở đó, có kế hoạch quản lý tốt và khai thác sử dụng một cách có hiệu quả. Đối với di sản văn hoá phi vật thể, cần làm tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ một cách khoa học và có hệ thống, thông qua việc tư liệu hóa, vật thể hóa hệ thống di sản văn hóa nhằm nhận diện và xác định mức độ tồn tại, giá trị và sức sống của từng loại di sản văn hóa trong cộng đồng, trên cơ sở đó đề xuất phương án giữ gìn, phát huy một cách hiệu quả. Đối với các di sản văn hoá vật thể, cần làm tốt công tác trùng tu, tôn tạo để giữ gìn, bảo quản được lâu dài. Công việc này đòi hỏi phải hết sức thận trọng và đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật. Thực tế, di sản văn hóa phi vật thể là một trong những linh hồn văn hóa của mỗi cộng đồng, qua những văn hóa phi vật thể đó thế hệ ngày nay có thêm sự hiểu biết và sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, lối sống tốt đẹp của ông cha ta. Di sản văn hóa phi vật thể hòa quyện vào không gian sinh thái - nhân văn, nơi chúng được sáng tạo ra và đang hiện diện, tiến diễn trong đời sống của mỗi cộng đồng cư dân, hàm chứa những nhân tố mang tính lịch sử, đồng thời lại phải mang hơi thở của thời đại. 141 4.2.6.4. Tiếp tục tổ chức các hoạt động lớn như ngày hội văn hóa dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian ở tỉnh Sóc Trăng Cần có biện pháp giúp đồng bào các dân tộc giữ gìn các di sản văn hóa, giữ gìn và phát huy nghề - làng nghề truyền thống, các loại hình văn học - nghệ thuật truyền thống, giữ gìn sắc phục của dân tộc, khuyến khích mặc trang phục dân tộc mình vào dịp lễ, tết... Trên thực tế, ngày hội là hoạt động văn hóa có ý nghĩa to lớn, thiết thực, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, các chính sách của Nhà nước; thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành và chính quyền phương trong việc giữ gìn, tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, chăm lo đời sống tinh thần của nhân dân. Lễ hội cũng là dịp để đồng bào nâng cao ý thức trách nhiệm với văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phục hồi các lễ hội dân gian đặc sắc mang tính tiêu biểu của các dân tộc như: Lễ hội cúng Phước Biển; Tết Chôl-Chnăm-Thmây; Lễ hội Thác Côn; Lễ hội Nghinh Ông; Lễ Ooc-om-bocCó định hướng trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian; hạn chế, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu biểu để có thể tổ chức định kỳ hàng năm. Huy động nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước, từ xã hội hóa; khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư trong việc triển khai các họat động có liên quan đến Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”; tiếp tục đầu tư và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự hiểu biết của xã hội về giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc. Xây dựng các chương trình hoạt động, lễ hội, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, huyện theo định kỳ hàng năm và cả giai đoạn 2012-2020. Để phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội, thì kế hoạch giữ gìn di sản không thể tách rời các kế hoạch, chiến lược phát triển khác của tỉnh. Chiến lược thúc đẩy phát triển đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc ở tỉnh cần chú ý phải giữ được giá trị di sản văn hóa vật chất và tinh thần truyền thống, giữ cho được cái quý, cái riêng của từng Phum, Sóc, giữ cho được bầu không khí trong lành vốn có của mỗi Phum, Sóc. Để phát triển đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng việc thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là tất yếu. 142 Chỉ có công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì mới có thể thúc đẩy nhanh sự phát triển đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở tỉnh Sóc Trăng. Phải làm cho đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng khá hơn. Chiến lược phát triển phải nhìn xu thế phát triển lâu dài của một đất nước, của một dân tộc. 4.2.6.5. Có phương pháp, cách thức phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy tính đa dạng, phong phú của bản sắc văn hóa dân tộc ở Sóc Trăng Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hướng tới một nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú về sắc thái chứ không phải là một nền văn hóa nghèo nàn, giống nhau, cùng khuôn mẫu. Do đó, muốn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh Sóc Trăng cần phải có phương pháp, cách thức phù hợp, đi vào thực chất, chống căn bệnh hình thức, chạy theo phong trào làm phá vỡ tính đa dạng, phong phú và bản sắc văn hóa dân tộc. Trên thực tế, theo số liệu báo cáo từ các tỉnh, thành phố hàng năm có rất nhiều lễ hội thể thao văn hóa, văn nghệ được tổ chức, số lượng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, thôn văn hóa, làng văn hóa đạt tỷ lệ rất cao. Thông qua số liệu báo cáo, cũng như các danh hiệu văn hóa đã có không ít câu hỏi hoài nghi về chất lượng khi mà những hành vi phản cảm, những tệ nạn xã hội vẫn không có xu hướng giảm trong thời gian qua. Trên thực tế, số lượng không đi đôi chất lượng, các lễ hội thể thao văn hóa, văn nghệ được tổ chức mang nặng tính hình thức, phản cảm, yếu tố kinh tế làm lu mờ các giá trị văn hóa như tình trạng mê tín dị đoan trong các lễ hội, nạn trộm cắp, cờ bạc, “chặt chém” du khách, “ buôn thần bán thánh”; các biểu hiện thương mại hóa lễ hội, lợi dụng lễ hội để trục lợi vẫn đang diễn ra. Cần kiểm tra sâu sát, đánh giá chặt chẽ, siết chặt thanh tra, kiểm tra, các cơ quan quản lý cần có văn bản pháp quy. Chính quyền địa phương cũng phối hợp, giám sát sao cho các hoạt động văn hóa diễn ra đúng ý nghĩa của nó. Các lễ hội cần được diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân. Trên cơ sở đó sẽ phát huy được tính sáng tạo trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế, ngăn chặn sự bảo thủ, trì trệ hay phiêu lưu mạo hiểm trong phát triển của các dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay là điều cần thiết, nhằm duy trì các giá trị truyền thống trong sự phát triển liên tục của xã hội hiện đại. 143 Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại Sóc Trăng cũng đòi hỏi chính quyền địa phương phải có cái nhìn đúng đắn, đưa ra cách thức giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa phù hợp với thực tiễn địa phương. Cụ thể, chính quyền tỉnh Sóc Trăng phải chú trọng đến bản sắc văn hóa các dân tộc tại địa phương mình như: tinh thần yêu quê hương, đất nước của cộng đồng các dân tộc Sóc Trăng, ý thức cố kết cộng đồng Kinh - Khmer - Hoa trong văn hóa Sóc Trăng, lòng nhân ái, tinh thần nghĩa hiệp, trọng đạo lý trong văn hóa Sóc Trăng, tinh thần giản dị, bộc trực, thẳng thắn trong ứng xử trong lối sống của cộng đồng các dân tộc Sóc Trăng, xây dựng phum, sóc Từ đó, phân định được những yếu tố nào cần giữ gìn, phát huy, những yếu tố nào cần loại bỏ và cũng cần có thước đo để có tiêu chuẩn, kiểm chứng và phân loại, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Một là, tinh thần yêu quê hương, đất nước của cộng đồng các dân tộc Sóc Trăng, trong giai đoạn hiện nay, đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng cần tập trung tinh thần và sức mạnh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ sự bình yên của xóm làng, tỉnh táo vạch trần mọi âm mưu chống phá của kẻ thù. Tăng cường khối đại đoàn kết thông qua Hội quán, Hội tương tế của người Hoa, Làng của người Việt hay phum, sóc của người Khmer; giảng dạy, tuyên truyền để các thế hệ con cháu biết ơn và tự hào, nối tiếp truyền thống cách mạng của ông cha; biết vươn lên làm giàu và giúp người khác làm giàu trong sản xuất kinh doanh, giúp nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn, thể hiện tấm lòng hướng thiện, lòng từ bi, bác ái của nhà phật; tinh thần yêu quê hương, đất nước là phải biết bảo vệ lẽ phải, bênh vực lẽ phải lên án và tránh xa cái ác, cái xấu, chống lại những hành vi phản văn hóa, phản lại bản sắc văn hóa của dân tộc, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác ; người dân Sóc Trăng vốn có tinh thần nghĩa hiệp của những con người “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” do vậy, trước những biến đổi sâu sắc đang tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa, nhất là bản sắc văn hóa của dân tộc mình thì tinh thần đó càng phải được phát huy hơn bao giờ hết. Hơn nữa, trong bảng giá trị văn hóa truyền thống của người Việt, yêu nước là giá trị được xem trọng hàng đầu, muốn tập hợp được tinh thần yêu nước từ đông đảo quần chúng nhân dân chính quyền tỉnh Sóc Trăng cần xây dựng trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích, kết hợp được sức mạnh của cả cộng đồng ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer vì mục tiêu chung, xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng giàu mạnh, dân chủ công bằng, văn minh. Sao cho 144 tinh thần yêu nước phải là chuẩn mực, thành thước đo và nguyên tắc sống của mỗi con người chứ không dừng lại ở phong trào, hô hào, khẩu hiệu thiếu chiều sâu hoặc bùng phát, cảm tính. Hai là, ý thức cố kết cộng đồng Kinh - Khmer - Hoa, sự gắn bó keo sơn của nhân dân Sóc Trăng được thể hiện khi quê hương phải trải qua bao khó khăn như chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt, ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer cùng nhau chia ngọt xẻ bùi, khai khẩn đất hoang, dựng làng, dựng ấp. Ở Sóc Trăng Phum, Sóc gắn liền với các ngôi chùa, ngôi chùa không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, mà còn được xem là “trung tâm văn hóa - xã hội” là “ngôi nhà chung” của đồng bào dân tộc Khmer. Làng của người Kinh gắn liền với các ngôi đình, người Hoa gắn liền với Bang, Hội ngày nay, chính quyền địa phương cần phát huy hơn nữa sự gấn kết của các cộng đồng trên, bằng cách tạo ra các chính sách, nguồn tài chính hay các hình thức hỗ trợ khác nhằm giúp đồng bào an cư lạc nghiệp. Chính quyền địa phương cũng cần có những hình thức tổ chức các lễ hội văn hóa, tâm linh sao cho phù hợp vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đáp ứng nhu cầu của hội nhập văn hóa, vừa mang lại những lợi ích kinh tế cho địa phươngCác phong trào “đền ơn đáp nghĩa”; “xây cầu nông thôn”cần phát triển mạnh, nhân rộng, đúng người, đúng đối tượng để có sức lan tỏa. Ba là, lòng nhân ái, tinh thần nghĩa hiệp của nhân dân Sóc Trăng nói riêng bắt nguồn từ đạo nhân trong Nho giáo và từ bi trong Phật giáo tôn giáo ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tâm linh người dân Sóc Trăng. Do vậy, chính quyền Sóc Trăng một mặt cần phát huy những thế mạnh trong tôn giáo, đó là sự gắn bó, keo sơn của phật tử với ngôi chùa và sự tôn trọng đối với nhà sư. Mặt khác, cần có những chính sách chống lại những hành vi lợi dụng tôn giáo nhằm tuyên truyền, chống phá đảng, nhà nước đặc biệt những nơi có đồng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Đối với người Việt ở Sóc Trăng thì nghĩa tình, đạo lý được thể hiện qua các dịp lễ tết, đó là lúc con cháu tưởng nhớ công ơn người đi khai hoang, mở cõi. Việc thờ cúng tưởng nhớ tổ tiên là việc làm đáng được trân trọng, giữ gìn.Tuy nhiên, chính quyền địa phương cần lưu ý bởi các hiện tượng biến tướng “chạy quyền”, “chạy chức” có thể được diễn ra thông qua dịp lễ tết. Bốn là, trong lối sống của cộng đồng các dân tộc Sóc Trăng, họ có tinh thần giản dị, bộc trực, thẳng thắn trong ứng xử, dễ dàng kết giao, sẵn sàng kết nghĩa anh em, coi trọng 145 nghĩa khí. Không quá cầu kỳ trong các tiệc vui, không cần “mâm cao cỗ đầy” vẫn có thể ngồi cạnh nhau hát vài câu vọng cổ, cởi mở nỗi lòng. Đây là một điểm đáng quý, đảng bộ tỉnh Sóc Trăng cần tuyên truyền những giá trị đó, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Năm là, phát huy tính tích cực, chủ động của các chủ thể trong giữ gìn bản sắc văn hóa. Tính tích cực, chủ động của cộng đồng các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình đó là một quá trình mang tính tự giác, chủ động, của cộng đồng các dân tộc anh em nơi đây, nhằm đáp ứng nhu cầu của dân tộc, của thời đại. Bởi lẽ, không ai hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của đồng bào bằng chính những con người của cộng đồng đó. Chính quyền địa phương cần khơi dậy trong đồng bào sự hiểu biết, ý nghĩa, giá trị của các giá trị văn hóa của từng dân tộc. Đối với các dân tộc Kinh, Hoa, Kher cần nhận thức được rằng không ai khác, chính họ là những chủ nhân của văn hóa đó. Ngoài việc tích cực, chủ động trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa, Kher cần chủ động tự giác trong việc quảng bá hình ảnh, mỗi cá nhân là một đại sứ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình như giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ, phong tục tập quán, lễ tết, sử dụng trang phục, cách thể hiện tín ngưỡng, tôn giáocộng đồng dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cần coi mình vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa. Làm tốt quá trình này một mặt giúp bà con bảo vệ được bản sắc văn hóa dân tộc mình, thể hiện tình cảm, tình yêu với cội nguồn văn hóa. Mặt khác cũng giúp cộng đồng, nhất là lớp trẻ chiến thắng những cám dỗ, những tác động tiêu cực khách quan xung quanh của những yếu tố phản văn hóa, ảnh hưởng không tốt tới quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa. Trên đây là những giải pháp về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tở tỉnh Sóc Trăng mà chúng tôi đưa ra, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng, muốn thực hiện tốt vấn đề trên, thì Đảng Bộ và Nhân dân tỉnh Sóc Trăng phải thực hiện với sự quyết tâm cao nhất. TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý những thành tựu và hạn chế về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua. Chúng tôi đã chỉ ra những nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó, đồng thời xem đây là cơ sở để 146 tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Sóc Trăng hiện nay. Những giải pháp cần thực hiện đó là: Cần có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng; triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xóa đói giảm nghèo; tăng cường đầu tư kinh phí để thực hiện các đề án văn hóa trọng điểm; nâng cao nhận thức của nhân dân các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; tăng cường các nguồn lực cho công tác giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng; làm tốt công tác quản lý, định hướng của Nhà nước. Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng phải chú trọng những giá trị văn hóa có tính đặc thù của địa phương; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành trong đó cũng cần sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Ngoài các giải pháp cơ bản nêu trên, các cấp, các ngành cần dựa vào tính đặc thù của địa phương để đưa ra các giải pháp cho phù hợp. Ngoài ra, việc nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng cần phải thực hiện đồng bộ, thường xuyên. Xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay. Những giải pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, để những nghiên cứu của tác giả đạt hiệu quả thiết thực cần áp dụng song song các giải pháp, để nghiên cứu có thể mang lại những giá trị hữu ích cho địa phương, cho các nhà nghiên cứu, cho công tác giảng dạy. 147 KẾT LUẬN 1. Có thể nói văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, từ xưa đến nay đã được nhiều học giả nghiên cứu. Tuy khái niệm văn hóa được hiểu theo rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung, khi nghiên cứu văn hóa dựa trên khía cạnh tính cách con người, văn hóa được tập trung vào hai nội dung chính đó là: thứ nhất, văn hóa ngoài việc chứa đựng văn học và nghệ thuật còn chứa đựng cả cách sống, phương thức chung sống; thứ hai, văn hóa được xem như một quá trình, là phương thức ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội; 2. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể những tính chất, tính cách, đường nét, màu sắc, biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp cho dân tộc đó giữ vững tính duy nhất, thống nhất và nhất quán của bản thân mình trong quá trình phát triển; nói đến bản sắc văn hóa là nói đến cái mặt bất biến của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, bản sắc văn hóa dân tộc cũng cần được nhìn nhận đánh giá trên quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể; 3. Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác văn hóa. Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009 xác định:“Văn hoá các dân tộc thiểu số là tài sản quý giá góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng mà thống nhất của văn hoá Việt Nam. Giữ gìn bản sắc và sự đa dạng của văn hoá các dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn của kỷ nguyên toàn cầu hoá” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Do đó, vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vô giá là linh hồn của dân tộc nó là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc. Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ rất quan trọng và rất cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; 4. Sóc Trăng là nơi sinh sống của ba dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Trong quá trình sinh sống cộng cư lâu năm đã có sự giao thoa về văn hóa giữa các dân tộc và tạo nên bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo của người dân Sóc Trăng. Nơi đây hội tụ nhiều lễ hội, với các phong tục, tập quán đặc trưng mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt. Có thể khẳng định các giá trị văn hóa ở tỉnh Sóc Trăng được hình thành và in đậm trên cơ 148 sở các yếu tố của tồn tại xã hội, điều kiện tự nhiên, địa lý, dân cưCác giá trị tinh thần này có sự tác động biện chứng trong tiềm thức của mỗi người dân nơi đây được hình thành từ tồn tại xã chứng tới các hình thái ý thức xã hội khác. Từ tồn tại xã hội đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa cơ bản của tỉnh Sóc Trăng với những bảng giá trị riêng đáng trân trọng như: tinh thần yêu nước. Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc lãnh thổ Việt Nam. Song, đối với người dân Sóc Trăng, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử hào hùng của dân tộc. “Từ thuở mang gươm đi mở cõi - nghìn năm thương nhớ đất thăng long”. Cùng với cả nước vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - làng xã -Tổ quốc; nét đặc thù trong ngôn ngữ - chữ viết, điêu khắc, văn học, nghệ thuật; sự đa dạng các lễ hội văn hóa Ngoài ra, Sóc Trăng là một trong những tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - có khá nhiều tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo. Có thể nói, Phật giáo Nam tông Khmer chiếm tỷ lệ khá cao so với các tôn giáo khác trong tỉnh về cơ sở thờ tự cũng như tín đồ, chức sắc, nhà tu hành. Vì vậy, khi nói đến đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng không thể không nói đến cộng đồng Phật giáo Nam tông Khmer. Đặc trưng này được thể hiện trong sự ảnh hưởng của vị thế của các vị sư sãi và các ngôi chùa trong vị trí tâm linh của nhân dân nói chung và đồng bào Khmer nói riêng. Được xem là một trong những tỉnh thành có số lượng Tăng Ni đông nhất miền Tây Nam Bộ. Như vậy, trên cơ sở tính cộng cư có được từ việc tổ chức cuộc sống của các thành viên trong phum sóc, ngôi chùa cùng với những hoạt động của các vị sư và tín đồ đã tạo ra tính cộng mệnh và cộng cảm. Tất cả các yếu tố đó đã tạo nên tính cố kết cộng đồng bền chặt của phum sóc dân tộc Khmer. Nó thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa ba yếu tố: cá nhân-gia đình và phum sóc - ngôi chùa. Đây có thể nói là cơ sở cho việc xây dựng khối đoàn kết trong cộng đồng dân tộc mà ngày nay cũng được xem là một nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Những giá trị đó được kết tinh từ lịch sử, từ truyền thống văn hóa, từ điều kiện tự nhiên và các điều kiện xã hội khác. Những giá trị đó không 149 nằm ngoài giá trị chung của văn hóa dân tộc Việt Nam nhưng khi thể hiện ở Sóc Trăng thì những giá trị đó được nhân lên và có những dấu ấn đậm nét của cộng đồng các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer ở Sóc Trăng. 5. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sóc Trăng hiện nay phải dựa trên nền tảng những giá trị đặc thù và bản sắc của địa phương. Trên thực tế việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sóc Trăng hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên, vấn đề trên vẫn còn nhiều bất cập, một số mục tiêu chưa đạt được, một số mục tiêu đạt được nhưng chưa bền vững. 6. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sóc Trăng hiện nay phải quán triệt được những quan điểm khoa học. Trên cơ sở đó cần thực hiện tốt các giải pháp như: nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong tổ chức hoạt động văn hóa; cần có chính sách đặc thù tới vấn đề dân tộc và tôn giáo tại tỉnh Sóc Trăng; tiếp tục tổ chức các hoạt động lớn như ngày hội văn hóa các dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa các dân tộc; nâng cao nhận thức của nhân dân các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Thị Tâm (2017), “Một số vấn đề về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay”, Tạp chí Giáo dục (Số đặc biệt tháng 7/2017), tr. 277-279. 2. Lê Thị Tâm (2017), “Tổ chức và quản lí các hoạt động văn hóa cơ sở ở Sóc Trăng hiện nay -thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Giáo dục (Số đặc biệt Kì 2 tháng 10/2017), tr. 274-276. 3. Lê Thị Tâm (2018), “Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer ở Sóc Trăng”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (Số đặc biệt tháng 2/2018), tr.148-150. 4. Lê Thị Tâm (2018), “Một số nhân tố cơ bản quy định văn hóa và sự ảnh hưởng đến giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (Số đặc biệt Kì 2 tháng 2/2018), tr.151-155. 5. Lê Thị Tâm (2018), “Sóc Trăng đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể vì sự phát triển bền vững”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (Số đặc biệt, tháng 11 năm 2018), tr.265-269. 6. Hội thảo quốc gia CBPR (2019), “Phát huy sự đoàn kết cộng đồng trong liên kết đạo tạo giữa các trường dạy nghề và doanh nghiệp tại Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay”, tr.66 - 72. 7. Lê Thị Tâm (2019), “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer ở Sóc Trăng hiện nay”. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (Số 7- 2019), tr.107-112. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT [1]. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu Kết luận Hội nghị lần thứ X, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.14. [2]. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm (2009): Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 5, tr.134-225. [3]. Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (đồng Chủ biên), (2014), Giá trị truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật Hà Nội. [4]. Trần Lê Bảo (2015), Văn hóa Việt Nam một số vấn đề văn hóa Việt Nam và văn hóa Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.11. [5]. Võ Thanh Bằng (Chủ biên), (2008), Tín ngưỡng dân gian ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [6]. Trần Văn Bính (2002), “Thời cơ và thách thức đối với văn hóa dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa”, Tạp chí Cộng sản, tr.648. [7]. Trần Văn Bính (2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.77- 78. [8]. Trần Văn Bính (2011), Xây dựng đời sống văn hóa, đạo đức, lối sống của người Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [9]. Nguyễn Khắc Cảnh (2000), Hội thảo khoa học lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Sóc Trăng trước năm 1945, Nxb Giáo dục, tr.69. [10]. Nguyễn Khắc Cảnh (2000), Sự hình thành cộng đồng người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb giáo dục, tr.225. [11]. Cơ quan đặc trách Công tác dân tộc ở Nam Bộ (2000), Vai trò của chùa trong đời sống người Khmer Nam Bộ, chuyên đề nghiên cứu khoa học, tr.21. [12]. Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, tr.112. [13]. Thái Văn Chải (1997), Tiếng Khmer, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.165. [14]. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng Chủ biên), (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa. Nxb Chính trị Quốc gia. 152 [15]. Chu Xuân Diên (Chủ biên) (2002), Văn học dân gian Sóc Trăng, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, tr.24. [16]. Chu Xuân Diên (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, in lần đầu năm 1999, tái bản lần thứ hai năm 2008, TP.Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [17]. Trần Phỏng Diều (2015), Tín ngưỡng dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [18]. Mai Thị Dung (2014), Giáo dục văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. [19]. Nguyễn Tiến Dũng (2015), Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Luận án tiết sĩ Triết học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.74;84. [20]. Đoàn Trung Dũng, Võ Văn Chỉ (2014), “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Khmer Tây Nam Bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”. Tạp chí dân tộc, tr.167. [21]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng, t.3, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.363. [22]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1980), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm BCHTW khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.56. [23]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.76. [24]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.54-55. [25]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.64. [26]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.114. [27]. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.113. [28]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.106. 153 [29]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 50, tr.225. [30]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.122-123. [31]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.232;360. [32]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, tr.46-47. [33]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, tr.14;114;125;126;127;299;303. [34]. Nguyễn Đệ (2014), Tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ, in trong Hội Dân tộc học TP. Hồ Chí Minh (2014), Nhân học & Cuộc sống (Tuyển tập chuyên khảo số 01), Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.68-87. [35]. Nguyễn Khoa Điềm (2003), “Đề cương văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, tr.690. [36]. Bùi Xuân Đính (2012), Các tộc người ở Việt Nam, Nxb Thời đại. [37]. Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục (tập 1), (Bản dịch của Viện Sử học). Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, tr.32. [38]. Phạm Văn Đồng (1993), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.10. [39]. Phạm Duy Đức (2004), “Thực trạng đời sống văn hóa ở Việt Nam qua gần 30 năm đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, tr.862. [40]. Trịnh Hoài Đức (2005), Gia Định thành thông chí, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, tr.180. [41]. Phạm Duy Đức (Chủ biên), (2006), Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện văn hóa, Hà Hội, tr.167. [42]. Phạm Duy Đức (2009), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 154 [43]. Phạm Duy Đức (2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 -Những vấn đề phương pháp luận, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [44]. Phạm Duy Đức (Chủ biên), (2010), Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25 năm đổi mới (1986 -2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [45]. Mạc Đường (Chủ biên), (1991), Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội, tr.41. [46]. Trần Văn Giàu (2000), Sự hình thành về cơ bản hệ thống tư tưởng yêu nước Việt Nam, trong Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.42. [47]. Trần Văn Giàu (2011), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.77;123. [48]. Phạm Thanh Hà (2009), Vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, Luận án tiến sĩ triết học, Viện Triết học. [49]. Phạm Phương Hạnh (Chủ biên), (2013), Văn hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật Hà Nội, tr.99;104;123. [50]. Phùng Thu Hiền (2015), Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. [51]. Lê Văn Hiến (1995), Nhật ký của một Bộ trưởng, Nxb Đà Nẵng, tr.6. [52]. Lý Tùng Hiếu (2013), Tổng quan về tôn giáo của cư dân Nam Bộ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn sự chuyển đổi tôn giáo của các dân tộc thiểu số ở vùng Nam Bộ, tr.11-32. [53]. Lưu Kim Hoa, Phan An, Hà Tăng, Trần Đại Tân (2016), Văn hóa Người Hoa Nam Bộ, Nxb Văn hóa -Văn nghệ, tr.15. [54]. Nguyễn Huy Hoàng (2000), Văn hóa trong nhận thức duy vật lịch sử của C.Mác, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. [55]. Sơn Ngọc Hoàng (Chủ biên), (2012), Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Rô Băm của dân tộc Khmer Nam bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Đề tài cấp tỉnh, tr.53. [56]. Vũ Ngọc Hoàng (2014), “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới”. Tạp chí Cộng sản, tr.855. 155 [57]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa (1993), Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [58]. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [59]. Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số TP. Hồ Chí Minh (2016), Văn hóa người Hoa Nam Bộ, Nxb Văn hóa - Văn nghệ. [60]. Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2008), Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.27. [61]. Trần Việt Hùng (Chủ biên), (2010), Trịnh Công Lý, Hồ Văn Sáu, Nguyễn Văn Ba, Lịch sử địa phương Sóc Trăng, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.7. [62]. Đỗ Huy (1990), Bản sắc dân tộc của văn hóa, Nxb Văn hóa, Hà Nội. [63]. Nguyễn Văn Huyên (1998), “Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc”. Tạp chí Triết học, (số 4). [64]. Nguyễn Văn Huyên (2003), “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá”. Tạp chí Triết học, số 12, tr.33- 34. [65]. Lê Hương (1970), Sử Cao Miên, Nxb Khai trí, Sài Gòn, tr.39. [66]. Trần Đình Hượu (1996), Về vấn đề đặc sắc văn hóa dân tộc. Trong Đến hiện đại từ truyền thống. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.235-236. [67]. Võ Sĩ Khải (1987), Đất Gia Định thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, in trong Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên), Địa chí văn hóa TP. Hồ Chí Minh, tập 1, tr.82. Và Vũ Minh Giang (Chủ biên), (2008), Lược sử vùng đất Nam Bộ, tr.23. [68]. Vũ Khiêu (1987), Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.8. [69]. Vũ Khiêu (2000), Văn hóa Việt Nam; xã hội và con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.36-37. [70]. Đặng Hoàng Lan (2014), “Quá trình chuyển hóa thờ cúng Ông Bổn của người Hoa ở Nam Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (số 12), tr.90-97. 156 [71]. Nguyễn Hiến Lê (1989), Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười (Du ký và biên khảo), Nxb Long An, tr.114-115. [72]. Ngô Văn Lệ (2003), Một số vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam Bộ và Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.221. [73]. Ngô Văn Lệ (Chủ Biên), Đặc trưng tín ngưỡng tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của các cộng đồng cư dân Nam Bộ. Đề án KHXH cấp Nhà nước. Đề tài 7. [74]. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, tr.226. [75]. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, tập 45, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.429. [76]. Trần Thị Hồng Liên (2002), “Vấn đề dân tộc & Tôn giáo ở Sóc Trăng”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (số 2), tr.124. [77]. Trần Hồng Liên (2015), “Thiết chế văn hóa tâm linh qua tục Thờ Thiên Hậu của người Hoa ở Tây Nam Bộ: truyền thống và biến đổi”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (số 2), tr.102-117. [78]. Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam Hội thảo (2015), Thực trạng, giải pháp giữ gìn, phát huy văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội thảo khoa học. [79]. Huỳnh Lứa (Chủ biên), (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr. 49 ; 52-53. [80]. Sơn Lương (2000), Hội thảo khoa học lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Sóc Trăng trước năm 1945, tr.84. [81]. Sơn Lương (2005), “Vài suy nghĩ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống Khmer tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí Văn hóa Sóc Trăng, (số 12), tr.8-11. [82]. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.257. [83]. C.Mác và Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.625. [84]. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1999), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 42 ;136 - 137. [85]. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.164. 157 [86]. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.173. [87]. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.509. [88]. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.173. [89]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.171. [90]. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr.431. [91]. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.74. [92]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.190. [93]. Trần Thị Minh (2014), Phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội, tr.22. [94]. Sơn Nam (1984), Đất Gia Định xưa, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr.59. [95]. Sơn Nam (1993), Sơn Nam Đồng bằng Sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa. Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr.23;27; 75. [96]. Sơn Nam (2004), Đồng Bằng Sông Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr.19. [97]. Sơn Nam (2005), Lịch sử khẩn hoang Miền Nam, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr.133. [98]. Sơn Nam (2005), Nói về miền Nam - Cá tính miền Nam - Thuần phong mỹ tục Việt Nam, Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh, tr.70. [99]. Sơn Nam (2018), Giới thiệu Sài Gòn xưa, tiếp cận với Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Trẻ, tr.188; 243. [100]. Sơn Nam (2018), Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, Nxb Trẻ, tr.24;26; 246; 255; 268;358. [101]. Phạm Xuân Nam (2008), Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa - một góc nhìn từ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.85-87. [102]. Đoàn Thanh Nô (2002), Người Khmer ở Kiên Giang, Nxb Văn hóa dân tộc, tr.21. [103]. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, tr.20. [104]. Phan Ngọc (2015), Bản sắc văn hóa Việt Nam, sđd, tr.34, tr.136, tr.503. [105]. Nguyễn Tri Nguyên (2014), “Bản chất và đặc trưng tín ngưỡng dân gian”, Tạp chí Di sản Văn hóa (số 7), tr.27-32. 158 [106]. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XII, kỳ họp thứ 5, ngày 29 tháng 6 năm 2001 (2008), Luật di sản văn hóa, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.6;7. [107]. Hồ Sĩ Quý (1999), Về văn hóa và văn minh, Nxb Chính trị quốc gia, tr.32. [108]. Hồ Sĩ Quý (2005), “Động thái của một số giá trị truyền thống trong toàn cầu hóa” . Tạp chí Xã hội học, (số 2). [109]. Hồ Sĩ Quý (2007), “Về môi trường văn hóa và môi trường văn hóa ở Việt Nam”. Tạp chí Triết học, (số 3). [110]. Hồ Sĩ Quý (2010), “Văn hóa và văn minh, giá trị con người - Những khái niệm công cụ chủ yếu trong nghiên cứu khoa học xã hội”. Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (số 9). [111]. Võ Văn Sen, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Văn Lên (đồng Chủ biên) (2014), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ: Bản sắc và giá trị. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [112]. Nguyễn Văn Sĩ (2016), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Khmer Nam Bộ”. Tạp chí Lý luận chính trị, (số 2). [113]. Sở Giáo dục - Đào tạo Sóc Trăng (2009), Di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Sóc Trăng, tr.144. [114]. Phan Xuân Sơn (2016), “Vấn đề hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Tạp chí Lý luận chính trị, (số 3). [115]. Hà Văn Tấn (2005), Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn, tr.153. [116]. Đặng Hữu Toàn (Chủ biên), (2014), Các nền văn minh thế giới, Nxb Khoa học Xã hội. [117]. Phan Thị Yến Tuyết - Cao Tự Thanh (2013), 100 câu hỏi đáp về người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa - Văn nghệ. [118]. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.19. [119]. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.27. [120]. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb Giáo dục, tr.10. 159 [121]. Trần Ngọc Thêm (2005), Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.221;327. [122]. Ngô Đức Thịnh (2010), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.29. [123]. Ngô Đức Thịnh (2016), Tín ngưỡng của các dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. [124]. Hoàng Thịnh (1998), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.56. [125]. Phan Thuận (2017), “Sóc Trăng thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục trong cộng đồng Phật giáo Nam tông Khmer”. Tạp chí Cộng sản, (số 2). [126]. Trần Thuận (2014), Nam Bộ vài nét lịch sử văn hóa, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, tr.27-28; 32;121. [127]. Bùi Thanh Thủy (2015), Giáo dục văn hóa tinh thần truyền thống cho sinh viên hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. [128]. Trần Minh Thương (2016), Văn hóa dân gian phi vật thể của người Khmer Sóc Trăng, Nxb Mỹ Thuật, tr.299. [129]. Trần Minh Thương, Bùi Túy Phượng (2016), Nghi lễ trong gia đình ở Sóc Trăng, Nxb Mỹ thuật, tr.47;387. [130]. Nguyễn Thị Thường (2002), “Toàn cầu hóa từ góc nhìn văn hóa”, Tạp chí Cộng sản, tr.872. [131]. Tiền Văn Triệu (2011), Tích xưa về người Khmer Sóc Trăng, Nxb Phương Đông, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng, tr.34. [132]. Tiền Văn Triệu, Lâm Quang Vinh (2015), Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, tr.21;46. [133]. Hoàng Trinh (2000), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.18 -19. [134]. Viện Sử học phiên dịch (1962), Đại Nam Thực lục Tiền biên, soạn năm 1844, Nxb Sử học, Hà Nội, tr.136 -140. 160 [135]. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại TP.HCM (2012), Đặc khảo văn hóa người Hoa ở Nam Bộ, sđd. tr.74-80. [136]. Viện Văn hóa (1993), Văn hóa người Khmer vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội, tr.89. [137]. Hồ Sỹ Vịnh (2005), Về bản lĩnh văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289. [138]. Thạch Voi (1988), Khái quát về người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, in trong Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb Tổng hợp Hậu Giang, tr.22. [139]. Trần Quốc Vượng (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb Giáo dục, tr.15. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH [140]. Amy B. M. Tsui và James W.Tollefson (2007), Chính sách ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc trong bối cảnh châu Á, Nxb Routledge, Hoa Kỳ. [141]. A.L.Kroeber và Kluckhohn (1952), Culture, acritical review of concept and defiitions, Vintage Books, A Division of Random House, New Yosk, tr. 357. [142]. E.B.Tylor, “Văn hóa nguyên thủy”, (Huyền Giang dịch từ tiếng Nga), Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, tr.13. [143]. F.Boa, Primitive Minds (1921), Trí óc của người nguyên thủy, Ngô Phương Lan dịch, tr.23. [144]. Gerald.C.Hukey (1960), Nghiên cứu một cộng đồng thôn xã Việt Nam, xã hội học, tr.85. [145]. J. A.Loughney (2001), Văn hoá học và văn hoá thế kỷ XX, t.1. Viện Thông tin Khoa học xã hội, tr.127. [146]. Stuart Hall, Pao-Đu-Gay (1996), Các câu hỏi về bản sắc văn hóa, Nxb SAGE, Anh. [147]. [UNESCO. Mexico City Declaration on Cultural Policies. World Conference on Cultural Policies. Mexico City, 26 July-6 August 1982. /drets_culturals401.pdf]. 161 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHẢN ÁN GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY Ảnh 1: Hội diễn Trang phục truyền thống dân tộc Khmer 2016 (Nguồn Ảnh 2: Cổng chùa Dơi, Khóm 9, P.3, TP. Sóc Trăng 162 Ảnh 3: Lễ hội đua Ghe Ngo của người Khmer Ảnh 4: Cổng chùa Hương Sơn, P.5. TP. Sóc Trăng 163 Ảnh 5: Lễ Cưới người Hoa (Nguồn Ảnh 6: Chùa Chén Kiểu, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 164 Ảnh 7: Chùa Phật học, P.2, TP.Sóc Trăng 165 Ảnh 8: Hình ảnh cổng chùa Chroi Tưm Chắc (Mã tộc), Số 19 Trần Hưng Đạo, Phường 10, Sóc Trăng Tỉnh: Sóc Trăng. Ảnh 9: Hình ảnh tại chùa Chroi Tưm Chắc (Mã tộc), Số 19 Trần Hưng Đạo, Phường 10, Sóc Trăng Tỉnh: Sóc Trăng. 166 Ảnh 10: Hình ảnh tại chùa Chroi Tưm Chắc (Mã tộc), Số 19 Trần Hưng Đạo, Phường 10, Sóc Trăng Tỉnh: Sóc Trăng. Ảnh 11: Hình ảnh tại chùa Chroi Tưm Chắc (Mã tộc), Số 19 Trần Hưng Đạo, Phường 10, Sóc Trăng Tỉnh: Sóc Trăng. 167 Ảnh 12: Chánh điện thờ Phật Thích Ca, Chùa Dơi, Khóm 9, P.3, TP. Sóc Trăng Ảnh 13: Hình ảnh tại Bửu Sơn Kỳ Hương, Số 286 Tôn Đức Thắng, Phường 5, Sóc Trăng. 168 Ảnh 14: Tác giả cùng Ban nhạc truyền thống chùa Mahatup, tết Chol Chnam Thmay 2019 Ảnh 15: Phật tử dùng cơm tại chùa Sà Lôn hay chùa Chén Kiểu xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng 169

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giu_gin_va_phat_huy_ban_sac_van_hoa_dan_toc_o_tinh_s.pdf
  • pdfTrichyeu_LeThiTam.pdf
Luận văn liên quan