Luận án Nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu

Đối với việc kiểm định sự khác biệt trong việc nâng cao hiệu quả GTGT ngành chè theo đặc điểm của doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước có giá trị trung bình cao hơn (mean = 3.1325) so với hai loại hình doanh nghiệp còn lại đối với việc nâng cao GTGT mặt hàng chè xuất khẩu. Các doanh nghiệp có số năm hoạt động càng cao thì giá trị trung bình của hiệu quả nâng cao GTGT ngành chè càng cao. Mặc dù các doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đến các phân khúc thị trường khác nhau ở các sản phẩm khác nhau, GTGT ngành chè xuất khẩu của Việt Nam còn tương đối thấp (ở một số thị trường giá trị trung bình (mean) thậm chí dưới 3 điểm ví dụ như: Đài Loan, Nga).

pdf187 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chuỗi cần có sự liên kết chặt chẽ cùng với sự quản lý của cơ quan chủ quản để đảm bảo chất lượng, tránh sản xuất tự phát theo khối lượng và không đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như các điều kiện kỹ thuật khác. Cần có sự tập trung trong các khâu và có sự kiểm soát và quản lý tập trung theo hai nhóm sản xuất chè: nhóm nhỏ lẻ và nhóm đại trà tạo điều kiện cho các khâu trong chuỗi hoạt động hiệu quả, việc quản lý được tập trung chuyên sâu để từ đó nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam. 4.6.6.3. Thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức hiệp hội Các hình thức hợp tác tốt, có thể thông qua hiệp hội của người sản xuất, HTX, hay các hình thức khác có thể là cơ sở tốt cho hộ tự do có thể nhận được những hỗ trợ về vốn để chuyển sang trồng các giống mới năng suất cao, cung cấp vật tư đầu vào với giá ưu đãi và những đợt tập huấn kỹ thuật. Hiệp hội của những người sản xuất và các 144 HTX có thể hỗ trợ tốt hơn cho các hộ trồng chè nghèo trong phát triển các liên kết với các cơ sở chế biến, người bán lẻ và các nhà xuất khẩu. Vai trò chính của các tổ chức này có thể giúp hộ phát triển các loại chè đặc sản và có thị trường đặc biệt (ví dụ như chè hữu cơ) và là cơ sở cho nhóm nông dân nghèo mở rộng sang các hoạt động khác trong chuỗi giá trị như chế biến nhằm tăng giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, các hiệp hội của người sản xuất hiện nay tại Việt Nam là quá yếu về quản lý, thương mại và tổ chức. Vì vậy, cần phải có vai trò của khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ các tổ chức nâng cao năng lực quản lý, tổ chức, thương mại và thúc đẩy sự liên kết giữa các nhà lãnh đạo trong hiệp hội. Vấn đề thứ hai, quan trọng hơn, sự phát triển của các hiệp hội của người sản xuất sẽ chỉ có sự tham gia một tỷ lệ nhỏ các hộ sản xuất trong ngành chè. Nó có thể mang lại những lợi ích lớn hơn cho những người tham gia nhưng không thể mang lại lợi ích cho hầu hết các hộ trồng chè. 4.6.6.4. Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân Cần phát triển khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp khu vực làm tăng số hộ nông dân có liên kết và qua đó sẽ tăng lợi ích của các hộ nông dân khi tham gia vào chuỗi giá trị. Từ quan điểm về chất lượng, các kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị khác như “kênh siêu thị” cho thấy khu vực tư nhân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng mà có thể phối hợp các hoạt động giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Nghiên cứu cho rằng, người nghèo cũng có thể có lợi từ sự phát triển này, mặc dù trong một số trường hợp cần có sự can thiệp để nâng cao năng lực cho các hộ sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng do khu vực tư nhân đặt ra. 4.6.6.5. Các chính sách tăng cường hợp tác - Phát triển các tổ chức chè khác của khu vực tư nhân (hiệp hội của người sản xuất chè hữu cơ, hiệp hội chè đặc sản) để từ đó có thể hỗ trợ các hoạt động về xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, thống kê cho các thành viên. - Thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các công ty chè nước ngoài vào Việt Nam thông qua các chính sách ưu đãi thuế đất, thuế doanh thu, vốn và môi trường kinh doanh. - Tổ chức hàng tháng các phái đoàn thương mại của Chính phủ và hiệp hội làm viêc với thị trường chè nước ngoài chủ yếu cho các công ty nhà nước và tư nhân tham gia để họ có cơ hội gặp gỡ với các nhà môi giới và khách hàng từ đó thiết lập các hợp 145 đồng kinh doanh mới, tham quan tình hình sản xuất chè ở các nước sản xuất chính. - Có chính sách bình đẳng hơn trong tiếp cận vốn vay từ ngân hàng giữa công ty tư nhân và Nhà nước. 4.6.6.6. Các chính sách hỗ trợ Nhà nước cần có các biện pháp nhằm cập nhật thông tin thị trường, giúp các doanh nghiệp, các tác nhân trong chuỗi (nông dân, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu) cập nhật, nắm được thông tin thị trường. Các chính sách hỗ trợ về nông nghiệp cũng đã có nhưng về ngành chè thì chưa nhiều, do đó, các chương trình hỗ trợ, khuyến khích sản xuất chè cũng cần được thực hiện trong tất cả các khâu trong chuỗi từ sản xuất, thu gom, bảo quản, chế biến, xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp chế biến sản phẩm chè xuất khẩu cần được hỗ trợ về tiếp cận tài chính trong việc nâng cao công nghệ, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, phát triển thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và GTGT. Các nước tham gia TPP có xu hướng đàm phán nhằm giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa. Khi đó, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến hơn với yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, trong khi đây là điểm yếu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Hàng nhập khẩu tăng, xuất khẩu không tìm được đường vào thị trường các nước sẽ khiến nông nghiệp đứng trước những khó khăn. Để bảo hộ hàng hóa trong nước, Việt Nam tất yếu cũng sẽ áp dụng các hàng rào phi thuế quan. Nếu rào cản kỹ thuật chưa có hoặc kém, các biện pháp vệ sinh dịch tễ không hiệu quả sẽ khiến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp. Một điểm nữa là, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác phải có xuất xứ nội khối, không sử dụng các nguyên liệu của nước thứ ba ngoài thành viên TPP mới được hưởng ưu đãi thuế suất 0%. Việt Nam phải có hướng dẫn cung cấp thông tin đầy đủ cho DN trong việc tiếp cận được những cơ hội của thị trường mới mà trong đó những thông tin mang tính đặc thù liên quan đến tập quán, văn hóa, những yếu tố thị trường, và cả những thông tin về chính sách vĩ mô, phải có cơ chế thông tin xuyên suốt, vận dụng một cách linh hoạt và nhanh nhạy để bảo đảm cho khả năng tiếp cận thị trường của DN Việt Nam mà chúng ta đều hiểu còn hạn chế rất nhiều về nguồn thông tin khi tiếp cận thị trường đó. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập rất nhanh, đồng thời thế giới cũng có những khung khổ toàn cầu hóa rất phát triển và đa dạng, thì bên cạnh việc dỡ bỏ hàng 146 rào thuế quan, các nước cũng tập trung tăng cường hơn nữa những hàng rào phi thuế quan, đặc biệt những hàng rào kỹ thuật. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp giữa khu vực Nhà nước với DN để làm sao giải quyết khâu khó khăn, trở ngại liên quan các hàng rào phi thuế quan và đặc biệt giúp DN tiếp cận thị trường bền vững, tránh được những tranh chấp thương mại, những vụ kiện thương mại. Thí dụ các vụ kiện về chống bán phá giá, chống trợ cấp hay là các biện pháp tự vệ thương mại của các quốc gia, là những nội dung mang tính sống còn đối với DN và trong công cuộc hội nhập của chúng ta hiện nay. Do đó, nhằm mở rộng sản xuất và xuất khẩu, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ mở cửa thị trường và sức ép của hàng nhập khẩu, các cơ quan nhà nước và các DN cần phối hợp chặt chẽ ngay từ bây giờ. Về phía các cơ quan nhà nước, cần triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tác động của TPP đối với các lĩnh vực hàng hóa, đầu tư, dịch vụ để có cơ sở xây dựng và điều chỉnh chính sách dài hạn. Việt Nam cũng cần xây dựng chính sách phát triển các ngành công nghiệp mà Việt Nam dự kiến sẽ có tiềm năng và lợi thế trong khối TPP và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng trong khu vực. Đồng thời, việc xây dựng các chính sách thúc đẩy tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong tất cả các ngành của nền kinh tế thông qua nâng cấp năng lực, công nghệ, hợp tác dài hạn với các đối tác mạnh trong lĩnh vực tương ứng, đa dạng hóa đổi mới sản phẩm cũng là một nhiệm vụ cần thiết. 147 Kết luận chương 4 Với xu hướng phát triển của chuỗi giá trị chè toàn cầu ngày càng khó khăn hơn, cùng với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi tham gia vào thị trường quốc tế, Việt Nam cần có những biện pháp nhằm tăng GTGT cho hàng chè xuất khẩu, gồm: - Nâng cao giá trị gia tăng các yếu tố đầu vào - Áp dụng đồng bộ CTTT trong chế biến và sản xuất chè - Ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh - Các giải pháp Maketing - Nâng cao kỹ năng quản trị Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, gồm: - Xây dựng và phát triển liên kết giữa những hộ nghèo và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị - Nâng cấp chuỗi theo hướng liên kết chặt chẽ các tác nhân - Thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức hiệp hội - Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân - Các chính sách tăng cường hợp tác - Các chính sách hỗ trợ 148 KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, việc Việt Nam tham gia và ký kết thành công hiệp định TPP, đặt ra yêu cầu cho Việt Nam cần đầu tư vào các ngành có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là ngành hàng chè xuất khẩu- một trong những ngành hàng nông sản mũi nhọn của Việt Nam hiện nay. Việc nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu là một vấn đề hết sức cần thiết trong khi mà Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng giá trị lại thấp. Đề tài luận án” Nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu” được thực hiện và đã giải quyết các vấn đề sau: - Luận án đã làm rõ một số khái niệm cơ bản về giá trị, chuỗi giá trị; phân biệt chuỗi giá trị hàng hóa, chuỗi giá trị hàng nông sản và chuỗi giá trị chè toàn cầu, chỉ rõ khâu mang lại GTGT cao nhất là khâu Marketing, khâu mang lại GTGT thấp nhất là khâu trồng trọt. - Đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ bốn quốc gia có khối lượng sản xuất và xuất khẩu chè lớn trên thế giới (Kenya, Srilanka, Ấn Độ và Trung Quốc) trong việc nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam. - Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu, tác giả đã đi vào nghiên cứu và làm rõ các khâu mà ngành chè của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị chè toàn cầu, làm rõ thực trạng GTGT và thực trạng nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, lượng xuất khẩu chè của Việt Nam là lớn, đứng thứ 5 thế giới nhưng giá trị gia tăng thu được lại thấp hơn rất nhiều so với các nước. Giá xuất khẩu chè trung bình của Việt Nam luôn thấp chỉ chiếm từ 60-70% giá chè xuất khẩu trung bình của thế giới. - Từ những thực trạng trên, tác giả làm rõ nguyên nhân qua việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu. Bằng phương pháp định lượng, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với các biến có ảnh hưởng đến việc nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, gồm: các yếu tố đầu vào, Marketing, quản trị nhân lực, công nghệ thông tin, logictics và thông tin doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp, kinh nghiệm/năm hoạt động, thị trường xuất khẩu). Kết quả nghiên cứu dựa trên phần mềm SPSS 20.0 đã cho cho thấy hiệu quả GTGT 149 ngành chè chịu tác động nhiều nhất của nhân tố hoạt động marketing với hệ số ß2= 0,293, có nghĩa là nếu hoạt động marketing của doanh nghiệp xuất khẩu chè cải thiện được một đơn vị thì hiệu quả nâng cao GTGT ngành chè sẽ cải thiện được 0,293 đơn vị. Tiếp theo là nhân tố Logistic với hệ số ß5= 0,228, sau đó là nhân tố quản trị nhân lực (ß3= 0,187), nhân tố yếu tố đầu vào (ß1= 0,174), cuối cùng là nhân tố công nghệ thông tin (ß4= 0,136). Đối với việc kiểm định sự khác biệt trong việc nâng cao hiệu quả GTGT ngành chè theo đặc điểm của doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước có giá trị trung bình cao hơn (mean = 3.1325) so với hai loại hình doanh nghiệp còn lại đối với việc nâng cao GTGT mặt hàng chè xuất khẩu. Các doanh nghiệp có số năm hoạt động càng cao thì giá trị trung bình của hiệu quả nâng cao GTGT ngành chè càng cao. Mặc dù các doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đến các phân khúc thị trường khác nhau ở các sản phẩm khác nhau, GTGT ngành chè xuất khẩu của Việt Nam còn tương đối thấp (ở một số thị trường giá trị trung bình (mean) thậm chí dưới 3 điểm ví dụ như: Đài Loan, Nga). Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao GTGT cho mặt hàng chè xuất khẩu đã nghiên cứu tại chương 3, thực trạng những tồn tại của ngành hàng chè Việt Nam cùng với những cơ hội, thách thức khi tham gia vào thị trường quốc tế, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao GTGT cho mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam, gồm: Nâng cao giá trị gia tăng các yếu tố đầu vào; Áp dụng đồng bộ CTTT trong chế biến và sản xuất chè; Ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh; Các giải pháp Maketing; Nâng cao kỹ năng quản trị. Bên cạnh đó một số kiến nghị cũng được đưa ra nhằm nâng cao GTGT ngành chè xuất khẩu tại Việt Nam, gồm: Xây dựng và phát triển liên kết giữa những hộ nghèo và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị; Nâng cấp chuỗi theo hướng liên kết chặt chẽ các tác nhân; Thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức hiệp hội; Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân; Thực hiện các hoạt động marketing và đa dạng hoá sản phẩm thị trường; Các chính sách tăng cường hợp tác và hỗ trợ. Mặc dù nghiên cứu này góp phần vào bổ sung lý luận và thực tiễn quản lý, mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này nên được phát triển hơn bằng việc bổ xung các nhân tố để hoàn thiện mô hình vì nghiên cứu cho thấy các nhân tố được đề cập trong mô hình chỉ đại diện được 67,1%, 32,9% chưa được giải thích bởi các nhân tố 150 khác. Mẫu điều tra của nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát các doanh nghiệp chè phía Bắc. Các nghiên cứu tương lai nên nhấn mạnh vào yếu tố này để phát triển thêm mô hình. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Phùng Thị Trung (2016), Ứng dụng chuỗi cung ứng xanh trong việc nâng cao giá trị gia tăng ngành chè xuất khẩu tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 06, 03/2016, Bộ Kế hoạch và đầu tư 2. Phùng Thị Trung (2016), Nâng cao giá trị gia tăng cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam, Tạp chí kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, số 465, 03/2016 3. Phùng Thị Trung (2016) Kinh nghiệm nâng cao giá trị gia tăng cho hàng chè xuất khẩu của một số quốc gia và gợi suy cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 3/2016 4. Trung, P.T. (2016). A Study on Factors Influencing the Added Value Improvement of Vietnam Tea Export Industry. International Review of Research in Emerging Markets and the Global Economy (IRREM), An Online International Research Journal (ISSN: 2311-3200), 2016 Vol: 2 Issue: 3 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Lê Hữu Ảnh và các cộng sự (2011), Hình thức hợp đồng sản xuất giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trường hợp nghiên cứu trong sản xuất chè và mía đường ở Sơn La. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(6), 1032-1040 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2. Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thùy Ninh (2014). Vai trò của doanh nghiệp trong tổ chức lại sản xuất ngành chè tỉnh Thái Nguyên, tầm nhìn 2020, Tạp chí Khoa học & công nghệ, 124 (10), 55-59 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Dự án hỗ trợ giám sát phát triển kinh tế- xã hội, Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006- 2010 4. Bộ NN&PTNT (2000), Chiến lược phát triển nông nghiệp-nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ 2001-2010 5. Bộ NN&PTNT (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 6. Bộ NN&PTNT (2012), Báo cáo kết quả thực hiện 9 tháng năm 2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2012 7. Bộ Thương mại (2005) “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010” 8. Nguyễn Văn Bộ (2014), Một số giải pháp nhằm nâng cao GTGT hàng nông sản của Việt Nam, Báo điện tử Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam- www.tiennong.net 9. Bùi Quang Bình (2008), Nghiên cứu vốn con người và thu nhập của hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 4 (27) 10. Cục xúc tiến thương mại (2015) Báo cáo thực trạng xuất khẩu ngành chè 11. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 12. Chương trình hỗ trợ quốc tế- Bộ NN& PTNT (ISGMARD) (2002), Tác động của tự do hóa thương mại đến một số ngành hàng nông nghiệp Việt Nam: Lúa gạo, cà phê, chè, đường 13. Cục xúc tiến thương mại (2015), Báo cáo xuất khẩu ngành chè 153 14. Phạm Thế Công (2015), Phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tạp chí Việt Nam Khoa học Xã hội, (1), 17 15. Lê Xuân Đình (2008), Thách thức đối với kinh tế hộ nông dân trước vấn đề phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế, Ban kinh tế, Tạp chí cộng sản 16. Phan Huy Đường (2006), “Tiêu thụ nông sản Việt Nam: thực trạng và những vấn đề đặt ra trong hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB Lao Động 17. GTZ (2007), Cẩm nang Valuelinks, phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị, xuất bản lần thứ nhất 18. ISGMARD (2002), Tác động của tự do hóa thương mại đến một số ngành hàng nông nghiệp Việt Nam: Lúa gạo, cà phê, chè, đường 19. ICARD-MISPA (2005), Khả năng cạnh tranh các mặt hàng nông sản chính của nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA, số MISPA A/2003/06 20. ICARD, VTRI, IIFFAV, ACI, (2004), Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị nông nghiệp nghiên cứu đối với ngành 21. Đinh Phi Hổ và Chiv Vann Dy, (2010) Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập của nông dân trồng lúa ở Campuchia 22. Đinh Phi Hổ và Hoàng Thị Thu Huyền (2010), Xây dựng mô hình nhận diện các yếu tố tác động đến thu nhập của ngành chè vùng trung du ở tỉnh Phú Thọ 23. Trần Văn Hùng (2003), Tổng quan về tình hình XNK giai đoạn 2001- 2010 và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam thời kỳ tới 2020, Giáo dục và Thời đại, tháng 9/2012 24. Nguyễn Hữu Khải (2005), “Cây chè Việt Nam: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển”, NXB Lao động- Xã hội, 230tr 25. MUTRAP (2011) Báo cáo của Dự án hỗ trợ thương mại đa biên “Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Bộ công thương giai đoạn 2011-2015 26. Nguyễn Thị Nhiễu (2007), Đề tài tài cấp Bộ “Nghiên cứu thị trường-Marketing trong xuất khẩu chè” Bộ Thương mại, Viện nghiên cứu thương mại 27. Philip Kotler (2001), Marketing Căn Bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân 154 28. Võ Văn Quyền (2012), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam, Hội nghị Cánh đồng vàng ngày 18/7/2012, Tạp chí Kinh tế và Dự báo 29. Nguyễn Thu Quỳnh (2013), Luận án tiến sĩ “Phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam” ĐH Thương mại Hà Nội 30. Đinh Văn Thành (2010) Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước ,“Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam”, NXB Công Thương, tr. 31 31. Bùi Thị Thiêm (2011), "Phát triển nguồn nhân lực hướng tới nền kinh tế tri thức ở Việt Nam." Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 32. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB. Lao động-xã hội, Hà Nội 33. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008). Nghiên Cứu Khoa Học Marketing - Ứng Dụng Mô Hình Cấu Trúc Tuyến Tính SEM, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 34. Nguyễn Hữu Thọ và cộng sự (2008), Nghiên cứu vai trò của tác nhân nông dân trong chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên, Số 3 35. Vũ Đình Tôn (2012). Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải bằng bể biogass của một số trang trại chăn nuôi lợn vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6(6), 556-561 36. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 1&2), NXB Hồng Đức, TP.HCM 37. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), Thống kê ứng dụng trong kinh tế-xã hội, NXB Thống kê, TP.HCM 38. Phùng Thị Trung (2016), Ứng dụng chuỗi cung ứng xanh trong việc nâng cao giá trị gia tăng ngành chè xuất khẩu tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo, 03/2016, Bộ Kế hoạch và đầu tư 39. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2012). Những vấn đề nổi bật của sản xuất trong khu vực nông nghiệp và khuyến nghị chính sách, Viện chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 155 40. Mai Văn Xuân và Nguyễn Văn Hóa (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố đầu vào đến phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 68 41. Mai Thị Thanh Xuân, Ngô Đăng Thành (2006), “Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam”, NXB. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 42. Quỹ Nghiên cứu ICARD-MISPA, TOR (2012), Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA, số MISPA A/2003/06 43. UNCTAD/WTO (ITC) và VIETRADE (2008), Dự án nghiên cứu: “ Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam”; 44. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (2014) Hồ sơ ngành hàng Chè Tài liệu tiếng Anh 45. A. Basu Majumdar, B. Bera and A. Rajan, Tea statistics (2011): The Chinese Scenario, Tea Board of India, p. 74-75 46. Agrifood Consulting International (2004), Policy Brief Series on participation of the poor in agrricultural value chain 47. Ariyawardana, A. (2003). Sources of competitive advantage and firm performance: The case of Sri Lankan value-added tea producers. Asia Pacific Journal of Management, 20(1), 73-90 48. Bedford, M.Blowfield, D. Burnett and P. Greenhalgh (2002), Value Chains, Lessons from the Kenya tea and Indonesia cocoa sector 49. Benny, M (2005). Value added products on green tea. Unpublished MBA Project University of sri Jayewardenepura Colombo. 50. Biegon, PK. (2007).Challenges facing the Kenyan tea industry in exporting of valueadded (Branded) tea. Unpublished MBA project, school of Business University of Nairobi. 51. Business Daily Africa, ‘Coffee, tea farmers hit by fall in prices to seven-year low’, 11 November 2013- farmers-hit-by-fall-in-pr... 52. CBI/Ministry of Foreign Affairs of the Netherlands, ‘CBI (2013)- 156 %20Coff. 53. Charles Kirimi Mbui (2016), Effect o f Strategic Management Practices on Export Value Addition in the Tea Subsector in Kenya, DOCTOR OF PHILOSOPHY, JOMO KENYATTA UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND TECHNOLOGY 54. China Tea Marketing Association (CTMA), Ministry of Commerce, SRI, Tea report 2000-2007 55. Cole, G.A. (2002). Strategic management, theory and practice , 2nd Edition. Singapore; South –western cengage learning. 56. Daviron, B., and P. Gibbon (2002) Global commodity chains and the African export agricuture, Journal of Agrarian change 2: 137-161 57. De janvry, A., and E. Sadoulet (2005) Achieving success in rural development: Toward implementation of an integral approach, Agricultural Economics 32 (1): 75-89 58. Deutscher Teeverband e.V., (2012) Tee als Wirtschaftsfaktor, aktuelle Zahlen 59. Dolan, C., and J. Humphrey (2007) Governance and Trade in fresh vagetables: The impact of UK supermarkets on the African Horticulture industry, Journal of Development Studies 37 (2): 147-176 60. Food and Agriculture Organization of the United Nations Rome, 2005, The state of food andagriculture, ISSN 0081-4539 61. Forum for the Future, The future of tea, a hero crop for 2030, steps towards a sustainable future for the tea industry 62. Fransiska Krisch (2006), Report on findings of study of cunsumer reactions to socially responsibile and environment friendly tea, CEC, DELHI and Fakt Consult for Management, training and technologies, Germany, Traidcraft, UK 63. Gereffi, G. (2005). The global economy: organization, governance, and development. The handbook of economic sociology, 2, 160-182 64. Gereffi, G. (1999), A commodity chains framkework for analyzing global industry, Duke University 157 65. Gereffi, G., Humphrey, J., Sturgeon, T. (2005) The governance of global value chains. In Review of International Political economy, vol. 12 66. Giulianni, E., C. Pietrobelli, and R.Rabellotti (2005) Upgrading in global value chains: lessions form Latin American Clusters, World Development 33 (4): 549-574 67. Grunnert, K. G. (2006). How changes in consumer behaviour and retailing affect competence requirements for food producers and processors. Economia Agraria y Recursos Naturales 6 (11) 68. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. and Tatham, R.L.(2006), Multivariate data analysis (6th ed.), Pearson Prentice Hall 69. Hartmut Werner (2010), Supply Chain Management, Grundlagen, Strategien, Instrumente und Controlling, 4., aktualisierte und überarbeitete Auflage, Gabler Verlag, Wiesbaden 70. Holger Arndt (2006), Supply Chain Management, Optimierung logistischer Prozesse, 3., aktualisierte und überarbeitete Auflage, Gabler, Wiesbaden 71. Indian Institute of Foreign Trade (2014), Analysis of tea industry in India - focus on value chain to suggest o method to improve productivity of tea 72. Institute of Social development (2008), Srilanka, Report on Srilanka Tea industry 73. International Tea Commitee ITC (2010), Annual Bulletin of statistics supplement 74. Intergovernmental group on tea, twenty-first session, Bandung, Indonesia, 5-7 november 2014, Current market situation and medium term outlook 75. Issar, G., & Navon, L. R. (2016). Just in Time (JIT). In Operational Excellence Springer International Publishing, pp. 65-67 76. Jacques H. Trienekens (2011), Agricultural value chains in developing countries, a framwork for analysis, International Food and Agribusiness Management review volume 14. Issue 2 77. John Humphrey and Olga Memedovic (2006), Global value chain in the agrifood sector, United Nations Industrial Development Organization (UNIDO), working papers, Vienna 158 78. Kaldor, N. (1957). A model of economic growth. The economic journal, 67(268), 591-624 79. Kaplinsky, R. and M. Morris, (2001), A Handbook for Value Chain Research. Brighton, United Kingdom, Institute of Development Studies, University of Sussex 80. Kotler, P. (2001). Dirección de marketing. Pearson Education 81. Kumar, S., & Phrommathed, P. (2005). Research methodology (pp. 43-50). Springer US 82. Liang Chen (2012), Zeno Spostulides, Zong- Mao Chen Editors, Global tea breeding, Achivements, Challenges and Perspectives, Zhejiang Uvinersity Press and Springer- Verlag Berlin Heidelberg 83. MAFAP, FAO (2013), Analysis of incentives and disincentives for tea in Kenya. Technical notes series, Rome 84. MacCallum, Widaman, Zhang và Hong (1999), Sample Size in Factor Analysis: The Role of Model Error, Multivariate Behavioral Research, 36 (4), 611-637 85. Marete, P. K. (2010), Application of Hines Value Chain Model by Kenya Medical Supplies Agency. Unpublished MBA Project, School of Business, University of Nairobi. 86. Martin Odoch, (2008), A comparative analysis of value chains in Kabarole district, Uganda- A research project subbmited to Larenstein University of Applied Siences, Netherlands 87. Ministry of Agriculture Governemnt of India (2010), Analysis of tea industry in Idia- focus on value chain to suggest a method to improve productivity of tea 88. Monitoring African Food and Agriculural Policies (MAFAP) (2013)- Analysis of incentices and disincentices for tea in Kenya 89. Nguyen Viet Khoi, Chu Huong Lan, To Linh Huong (2015), Vietnam tea industry: an analysis from value chain approach, International Journal of Managing value and supply chains (IJMVSC) Vol. 6, No. 3 90. Nunnally, J. & Berstein, I.H. (1994). Pschychometric Theory, 3rd ed., New York: McGraw-Hill 159 91. Oshima, Y. (1995). Postcolumn derivatization liquid chromatographic method for paralytic shellfish toxins. Journal of AOAC International, 78(2), 528-532. 92. Oxford Dictionary of National Biography, OUP doi:10.1093/ref:odnb/34893. Retrieved 25 April 2008 93. Porter, M. (1996). America’s green strategy. Business and the Environment: A Reader, 33 94. Porter, M. E. (1985). Competitive strategy: Creating and sustaining superior performance. The free, New York 95. Porter, ME (1996). Porter, ME (1996). What is strategy? Harvard Business Review, November-December, 61-78. Harvard Business Review, November- December, 61-78 96. Porter, M.E., (1990) The Competitive Advantage of Nations. Simon & Schuster 97. Reardon, T., and C.B. Barett (2000) Agroindustrialization, globalization, and international developemt, an overview of issues, patterns, and determinants, Agricultural Economics 23: 195-205 98. Saji (2005), Indian Tea Industry: Value chain and domestic market 99. Scott, W.R. (1995) Institutions and organzations, London: Sage 100. Sheikh Mohammed Rafiul Huque (2007), Strategic cost management of tea industry: adoption of Japanese tea model in developing country based on value chain analysis, Yokohama National University Repository 101. Sri Lanka Export Development Board (EDB) (2016), Industry capability report 102. Tran Van Hoa and Charles Harvie (2008), Regional Trade agreements in Asia, MPG Books Ltd., UK 103. Tsalwa S. Grace and Theuri Fridah (2016), Factors Affecting Value Addition to Tea by Buyers within the Kenyan Tea Trade Value Chain, International Journal of Humanities Social Sciences and Education (IJHSSE), Volume 3, Issue 2, February 2016, PP 133-142, ISSN 2349-0373 (Print) & ISSN 2349- 0381 (Online) 160 104. United Nation Conference o trade and development (UNCTAD) (2013) Global value chain and development, invesment and value added trade in the global economy-advance anedited version, a preliminary analysis 105. United nations industrial development organization (UNIDO) (2011) Mapping global value chains, development policy and strategic research branch -working paper 05/2010, Vienne 106. Waarts. Y., L. Ge, G. Ton and D.Jansen (2012)- Sustainable tea production in Kenya: Impact assessment of Rainforces Alliance and Farmer Field School training, LEI report- 043 107. Wayne, F.C.(2003). Managing Human Resource, productivity, quality of work life, profits, Tata McGraw-Hill 6th Edition. 108. WEF (World Economics Forum), Bain&Company and the World bank (2013), Anabling trade valuing growth opportunities, WEF, Geneva, www.weforum.org/reports/enabling-trade-valuing-growth-opportunities 109. Wuchen, From (2009) Tea garden to cup- China’s tea sustainability report, Social resources institute (SRI) 110. Ziyad Mohamed M.T. (2004) Current trends and future challenges in tea research in Srilanka. In: Proceedings of the symposium on plantation crop research, July 2004 (Eds. A.K.N. Zoysa and M.T. Ziyad Mohamed). Pp 1-7 Tea Research Institute of Srilanka 111. grosten-tee-exporteur-der-welt-zum-grosten-absatzmarkt-fur-software-services/ 112. consumption#sthash.dAbbdVFm.dpuf 113. darjeeling#sthash.5bvGroWV.dpuf 114. sri-lanka-2014#sthash.33rl672q.dpuf PHỤ LỤC Phụ lục 1: BẢNG KHẢO SÁT Phần A: Các nhân tố tác động đến GTGT ngành chè: Xin đọc kỹ bảng câu hỏi và đánh giá các câu hỏi theo mức độ mà quý vị đồng ý hay không đồng ý theo các tiêu chí dưới đây? Tiêu chí Rất tốt Tốt Trung bình kém Rất kém 1 2 3 4 5 Khâu sản xuất (trồng chè) được thực hiện đảm bảo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật và nguồn gốc xuất sứ      Khâu thu hái và bảo quản nguyên liệu chè tươi được thưc hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo về thời gian      Khâu chế biến sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại      Doanh nghiệp đã có các hoạt động gắn      Thưa quý Anh/Chị, Chúng tôi đang thu thập dữ liệu cho nghiên cứu: Nâng cao giá trị gia tăng cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu. Chúng tôi rất mong Anh/Chị cho những ý kiến giúp chúng tôi làm sáng tỏ MỨC ĐỘ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CHO HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TOÀN CẦU. Các số liệu khảo sát này sẽ giúp cho chúng tôi rất nhiều trong việc xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Chúng tôi cam kết mọi thông tin điều tra sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích khoa học. Thông tin phản hồi sẽ được gởi đến các Anh/Chị khi có yêu cầu . Cảm ơn sự công tác của Quý Anh/chị! kết với vùng nguyên liệu Nhập khẩu chè nguyên liệu bán thành phẩm chất lượng cao      Các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới luôn được quan tâm và đáp ứng với thị hiếu của khách hàng      Doanh nghiệp áp dụng chính sách giá cạnh tranh phù hợp với từng đối tượng thị trường      Doanh nghiệp có các kênh phân phối rộng khắp và hiệu quả      Các hoạt động quảng bá (tuyên truyền, quảng cáo) sản phẩm ra thị trường được thực hiện một cách chuyên nghiệp và sáng tạo      Doanh nghiệp có chiến lược và mục tiêu cụ thể đối với từng thị trường trong việc gia tăng giá trị sản phẩm      Bộ máy được tổ chức phù hợp với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp đối với gia tăng giá trị sản phẩm      Năng lực chuyên môn của nhân viên đáp ứng được các yêu cầu về nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm      Lãnh đạo doanh nghiệp luôn bám sát các hoạt động để đảm bảo chiến lược được thực hiện theo đúng kế hoạch      Các kế hoạch được điều chỉnh kịp thời với sự thay đổi trong quá trình thực hiện.      Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng      rãi trong sản xuất Doanh nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT đối với các hoạt động quản lý      Doanh nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong marketing      Nhân viên được đào tạo các kĩ năng để ứng dụng hiệu quả CNTT trong công việc      Kho bãi của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu về bảo quản nguyên liệu      Kho bãi của doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu về lưu kho thành phẩm.      Doanh nghiệp áp dụng Hệ thống đúng lúc (Just in time – JIT) trong vận chuyển hàng hóa.      An ninh kho bãi luôn được đảm bảo      Phần B: Hiệu quả GTGT ngành chè: Xin đọc kỹ bảng câu hỏi và đánh giá các câu hỏi theo mức độ mà Quý vị đồng ý hay không đồng ý theo các tiêu chí dưới đây Tiêu chí Rất tốt Tốt Trung bình kém Rất kém 1 2 3 4 5 Nâng tỷ trọng GTGT trong sản phẩm ngành chè.      Sản lượng xuất khẩu tăng trưởng qua các năm      Chất lượng sản phẩm – dịch vụ được nâng cao      Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tăng lên      Thương hiệu của doanh nghiệp được biết đến rộng dãi      Uy tín của doanh nghiệp được nâng cao trên thị trường      Phần C: Thông tin cá nhân 1. Giới tính :  Nam  Nữ 2. Độ tuổi:  20-30 Tuổi  31-40 Tuổi  41-50 Tuổi  Trên 50 Tuổi 3. Vị trí công tác  Lãnh đạo cấp cơ sở  Lãnh đạo trung cấp  Lãnh đạo cao cấp 4. Kinh nghiệm làm việc tại công ty  4-6 Năm  7-10 Năm  trên 10 Năm 5. Loại hình doanh nghiệp  Nhà nước  Tư nhân  Liên doanh 6. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp  dưới 5 Năm  5-10 Năm  10 – 15 Năm  trên 15 Năm 7. Thị trường xuất khẩu Đề nghị quý vị nêu rõ tên thị trường (quốc gia) chính mà doanh nghiệp đang xuất khẩu Thank you for filling the survey! Phụ lục 2: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU SPSS Phân tích độ tin cậy Cronbach’s anpha - Yếu tố đầu vào: Case Processing Summary N % Cases Valid 240 100.0 Excludeda 0 .0 Total 240 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .875 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted YTDV1 12.50 14.912 .749 .839 YTDV2 12.42 16.346 .675 .856 YTDV3 12.40 17.413 .697 .851 YTDV4 12.42 19.183 .593 .874 YTDV5 12.53 14.727 .838 .813 - Hoạt động marketing: Case Processing Summary N % Cases Valid 240 100.0 Excludeda 0 .0 Total 240 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .869 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted HDM1 13.35 12.698 .728 .832 HDM3 13.42 13.842 .681 .845 HDM4 13.79 14.419 .640 .855 HDM5 13.14 12.515 .725 .834 HDM6 13.33 12.566 .705 .839 - Các Quản trị nhân lực: Case Processing Summary N % Cases Valid 240 100.0 Excludeda 0 .0 Total 240 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .851 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted QT1 14.20 9.974 .818 .777 QT2 14.30 10.914 .669 .819 QT3 14.37 11.447 .588 .839 QT4 14.27 11.253 .607 .835 QT5 14.30 10.897 .634 .828 - Công nghệ thông tin: Case Processing Summary N % Cases Valid 240 100.0 Excludeda 0 .0 Total 240 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .826 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CNTT1 11.09 7.645 .726 .745 CNTT2 11.12 7.697 .694 .761 CNTT3 11.49 8.326 .591 .808 CNTT4 11.38 8.621 .599 .804 - Hoạt động Logistic: Case Processing Summary N % Cases Valid 240 100.0 Excludeda 0 .0 Total 240 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .839 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted LGT1 10.75 9.040 .571 .838 LGT2 10.81 8.289 .593 .833 LGT3 10.50 7.774 .732 .769 LGT4 10.41 7.489 .806 .735 - Hiệu quả giá trị gia tăng: Case Processing Summary N % Cases Valid 240 100.0 Excludeda 0 .0 Total 240 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .859 6 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted GTGT1 15.45 17.797 .623 .841 GTGT2 15.74 17.157 .613 .842 GTGT3 15.26 16.201 .719 .823 GTGT4 15.38 16.563 .627 .840 GTGT5 15.61 16.808 .677 .831 GTGT6 15.65 16.404 .647 .836 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .851 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3135.112 df 253 Sig. .000 Communalities Initial Extraction YTDV1 1.000 .716 YTDV2 1.000 .681 YTDV3 1.000 .679 YTDV4 1.000 .526 YTDV5 1.000 .825 HDM1 1.000 .683 HDM3 1.000 .667 HDM4 1.000 .638 HDM5 1.000 .686 HDM6 1.000 .663 QT1 1.000 .816 QT2 1.000 .637 QT3 1.000 .566 QT4 1.000 .578 QT5 1.000 .600 DKLV1 1.000 .633 DKLV2 1.000 .590 DKLV4 1.000 .772 DKLV5 1.000 .847 DN1 1.000 .750 DN2 1.000 .740 DN3 1.000 .593 DN4 1.000 .622 Extraction Method: Principal Component Analysis. Total Variance Explained Componen t Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulativ e % 1 7.569 32.908 32.908 7.569 32.908 32.908 3.439 14.953 14.953 2 2.709 11.777 44.685 2.709 11.777 44.685 3.388 14.729 29.682 3 2.144 9.322 54.007 2.144 9.322 54.007 3.299 14.344 44.026 4 1.560 6.783 60.790 1.560 6.783 60.790 2.738 11.904 55.930 5 1.526 6.633 67.423 1.526 6.633 67.423 2.643 11.493 67.423 6 .807 3.508 70.931 7 .705 3.066 73.997 8 .627 2.726 76.723 9 .620 2.697 79.420 10 .593 2.577 81.996 11 .557 2.420 84.416 12 .497 2.161 86.577 13 .464 2.018 88.595 14 .418 1.816 90.411 15 .402 1.750 92.161 16 .339 1.475 93.636 17 .313 1.361 94.996 18 .254 1.102 96.098 19 .233 1.015 97.113 20 .225 .977 98.090 21 .177 .769 98.859 22 .152 .662 99.522 23 .110 .478 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 YTDV1 .696 YTDV2 .546 YTDV3 .643 YTDV4 .601 YTDV5 .651 HDM1 .664 HDM3 .632 HDM4 .546 HDM5 .721 HDM6 .681 QT1 .509 .529 -.523 QT2 QT3 .568 QT4 QT5 .510 DKLV1 -.573 DKLV2 .638 DKLV4 .672 DKLV5 .641 DN1 .543 DN2 .549 DN3 DN4 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 5 components extracted. Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 YTDV1 .751 YTDV2 .793 YTDV3 .755 YTDV4 .638 YTDV5 .873 HDM1 .757 HDM3 .770 HDM4 .773 HDM5 .727 HDM6 .727 QT1 .887 QT2 .776 QT3 .676 QT4 .740 QT5 .733 DKLV1 .765 DKLV2 .634 DKLV4 .771 DKLV5 .844 DN1 .834 DN2 .782 DN3 .730 DN4 .783 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. Component Transformation Matrix Componen t 1 2 3 4 5 1 .510 .534 .422 .317 .419 2 -.518 -.326 .582 .533 .058 3 -.123 .070 -.695 .653 .265 4 .638 -.460 .011 .379 -.488 5 -.223 .626 .029 .213 -.716 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. Phân tích tương quan Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N YTDV 3.1142 1.00048 240 HDM 3.3517 .89405 240 QT 3.5717 .81031 240 CNTT 3.7563 .92074 240 LGT 3.5396 .92699 240 GTGT 3.1028 .80897 240 Correlations YTDV HDM QT CNTT LGT GTGT YTD V Pearson Correlation 1 .550** .298** .209** .437** .596** Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .000 .000 N 240 240 240 240 240 240 HDM Pearson Correlation .550** 1 .335** .262** .479** .671** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 240 240 240 240 240 240 QT Pearson Correlation .298** .335** 1 .304** .355** .500** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 240 240 240 240 240 240 CNT T Pearson Correlation .209** .262** .304** 1 .354** .434** Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000 .000 N 240 240 240 240 240 240 LGT Pearson Correlation .437** .479** .355** .354** 1 .632** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 240 240 240 240 240 240 GTG T Pearson Correlation .596** .671** .500** .434** .632** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 240 240 240 240 240 240 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 2.4. Phân tích hồi quy Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 LGT, CNTT, QT, YTDV, HDMb . Enter a. Dependent Variable: GTGT b. All requested variables entered. Model Summary Model R R Square Adjuste d R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics R Square Change F Chang e df1 df2 Sig. F Change 1 .819a .671 .664 .46881 .671 95.530 5 234 .000 a. Predictors: (Constant), LGT, CNTT, QT, YTDV, HDM ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 104.980 5 20.996 95.530 .000b Residual 51.429 234 .220 Total 156.409 239 a. Dependent Variable: GTGT b. Predictors: (Constant), LGT, CNTT, QT, YTDV, HDM Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardiz ed Coefficient s t Sig. Correlations B Std. Error Beta Zero- order Partial Part 1 (Consta nt) -.407 .176 -2.312 .022 YTDV .174 .038 .215 4.634 .000 .596 .290 .174 HDM .293 .043 .324 6.755 .000 .671 .404 .253 QT .187 .042 .187 4.470 .000 .500 .280 .168 CNTT .136 .036 .155 3.774 .000 .434 .240 .141 LGT .228 .040 .261 5.672 .000 .632 .348 .213 a. Dependent Variable: GTGT Coefficient Correlationsa Model LGT CNTT QT YTDV HDM 1 Correlations LGT 1.000 -.222 -.159 -.206 -.255 CNTT -.222 1.000 -.186 .000 -.068 QT -.159 -.186 1.000 -.092 -.129 YTDV -.206 .000 -.092 1.000 -.411 HDM -.255 -.068 -.129 -.411 1.000 Covariances LGT .002 .000 .000 .000 .000 CNTT .000 .001 .000 2.132E-7 .000 QT .000 .000 .002 .000 .000 YTDV .000 2.132E-7 .000 .001 -.001 HDM .000 .000 .000 -.001 .002 a. Dependent Variable: GTGT Collinearity Diagnosticsa Model Dimension Eigenv alue Condition Index Variance Proportions (Constant) YTDV HDM QT CNTT LGT 1 1 5.804 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .00 2 .069 9.151 .03 .46 .05 .04 .16 .00 3 .037 12.529 .04 .07 .01 .38 .07 .54 4 .036 12.685 .00 .32 .11 .14 .57 .17 5 .032 13.555 .00 .15 .79 .08 .04 .29 6 .023 16.054 .92 .00 .04 .35 .16 .00 a. Dependent Variable: GTGT Residuals Statisticsa Minimum Maximum Mean Std. Deviation N Predicted Value 1.4858 4.3187 3.1028 .66276 240 Std. Predicted Value -2.440 1.835 .000 1.000 240 Standard Error of Predicted Value .034 .146 .071 .021 240 Adjusted Predicted Value 1.5118 4.3361 3.1038 .66138 240 Residual -1.31411 1.17329 .00000 .46388 240 Std. Residual -2.803 2.503 .000 .989 240 Stud. Residual -2.829 2.536 -.001 1.003 240 Deleted Residual -1.33901 1.20435 -.00101 .47709 240 Stud. Deleted Residual -2.873 2.566 -.001 1.007 240 Mahal. Distance .262 22.252 4.979 3.753 240 Cook's Distance .000 .065 .005 .009 240 Centered Leverage Value .001 .093 .021 .016 240 a. Dependent Variable: GTGT Phụ lục 3: Danh mục cơ quan tổ chức để tra cứu thông tin STT CƠ QUAN/ TỔ CHỨC ĐỊA CHỈ WEBSITE 1 Báo cáo phân tích thị trường nông sản do bộ phận dịch vụ nông nghiệp FAS - Bộ Nông nghiệp Mỹ, cập nhật thường xuyên tại địa chỉ odities.asp 2 Số liệu về giá, phân tích chỉ số kinh tế - xã hội, dự báo của FAO lấy nguồn của Ngân hàng thế giới cập nhật theo tháng spects/pinksheets/ 3 Phần dự báo giá cả hàng hoá, chỉ số giá theo vùng, chi phí vận chuyển và các báo cáo chung về kinh tế thế giới của Ngân hàng thế giới có địa chỉ: 4 Tin tức hàng hoá ở một số thị trường chính, các phân tích đánh giá sơ bộ được cập nhật thường xuyên tại địa chỉ: s/mkcommd.htm 6 Tin thị trường, dự báo giá hàng hoá được cập nhật thường xuyên rkets/crb.html 7 Website của Bộ phận dịch vụ thông tin thị trường - Bộ Nông nghiệp Mỹ 8 Báo cáo về nông nghiệp và thị trường nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Mỹ - trường Đại học Nebraska – Lincoln etnews.htm 9 Địa chỉ các mạng Nông nghiệp thế giới 10 Trung tâm thông tin lương thực ASIAN (Asian food information centre – AFIC) 11 Trang liên kết các Website kinh tế và kinh tế nông nghiệp thế giới 12 Website Thư viện nông nghiệp, chứa đựng thông tin về thị trường nông sản, và các dự báo nông nghiệp socs.html 13 Organisation for Economic Co-operation and Development n/fs2/market/contents.htm 14 Food and Agricultural policy research institute ook.aspx 15 Giá cả chè (The Tokyo Grain Exchange) 16 Hiệp hội chè Việt Nam 17 Thông tin xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại 18 Chuyên trang chè - Bộ Nông nghiệp Các cơ quan/ doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè lấy phiếu điều tra STT TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP GHI CHÚ 1. Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) 92 Võ Thị Sáu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội , Việt Nam 2. Công Ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Và Thương Mại Tôn Vinh Số 6, Ngách 575/10 Kim Mã, Ngọc Khánh, Q. Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam 3. Công Ty Cổ Phần Chè Kim Anh Km2 Quốc Lộ 2, Phù Lỗ, Sân Bay Quốc Tế Nội Bài, Hà Nội , Việt Nam 4. Công Ty Cổ Phần Chè Thái Bình Lạng Sơn Khu 3, TT Nông Trường Thái Bình, H. Đình Lập, Lạng Sơn , Việt Nam 5. Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Đại Gia 105 - 109 Đường Trường Chinh, P. Phương Liệt, Q. Thanh Xuân, Hà Nội , Việt Nam 6. Công Ty CP Tổ Hợp CEO Việt Nam 42A, Đường Phú Thái, Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên , Việt Nam 7. Công Ty Cổ Phần Trà Tân An Xóm Hồng Thái 2, X. Tân Cương, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên , Việt Nam 8. Công Ty TNHH Thế Hệ Mới Vĩnh Phúc 309 Tây Sơn, P. Ngã Tư Sở, Q. Đống Đa, Hà Nội , Việt Nam 9. Công Ty Cổ Phần Thương Mại & Dịch Vụ Việt Phát N3/99 Lê Duẩn, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội , Việt Nam 10. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên Số 25 đường Hoàng Văn Thụ, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, Thái Nguyên 11. Công ty TNHH Chè Á Châu P. 1603, N17T3, ĐTM Trung Hoa Nhân Chính, P. Trung Hòa, Q.Cầu GIấy, TP. Hà Nội 12. Công ty TNHH Một thành viên Ðầu tư Phát triển Chè Nghệ An 376 đường Nguyễn Trãi, thành phố Vinh, Nghệ An 13. Công ty Cổ phần Trà Than Uyên Thị trấn Tân uyên, Huyện Tân Uyên, Tỉnh Lai Châu 14. Công ty TNHH Chè Thái Hòa Đường Quốc lộ 2, Xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội 15. Công ty Cổ phần Chè Tân Trào Thị trấn Sơn Dương, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang 16. Công ty TNHH Thương mại Hùng Cường km 17, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 17. Công ty TNHH Trà Minh Anh Số 308 Đường 2 Xã Phủ Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội 18. Công ty TNHH Bắc Kinh Đô Tổ 1B, Phường Tân Lập, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 19. Công ty TNHH Finlay Việt Nam Tầng 6, Tòa nhà CDS, Số 61/33 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 20. Công ty TNHH Một thành viên Chè Phú Bền Thị trấn Thanh Ba, Huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ 21. Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Trà Thăng Long K II, Xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội 22. Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thủy Hiền Số 153-155 Trần Phú, Phường Trưng Nhị, Thị xã Phúc yên, Vĩnh Phúc 23. Công ty TNHH Trà Hoàng Long Số 36B Đường 2 Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội 24. Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Trung Nguyên 316 Đường Thống Nhất, Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_gia_tri_gia_tang_cho_mat_hang_che_xuat_khau_2286.pdf
Luận văn liên quan