Luận án Phân cấp quản lý ngân sách địa phương tỉnh Thái Bình

Trong giai đoạn 2017–2022, công tác phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển KT-XH của Tỉnh nhưng vẫn còn có những hạn chế nhất định. Luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề sau: Một là, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những lý luận cơ bản về về NSĐP, bao gồm: khái niệm và đặc điểm NSĐP; Các mô hình tổ chức hệ thống NSĐP và vai trò của NSĐP. Đi sâu nghiên cứu và làm rõ hơn lý luận cơ bản về phân cấp quản lý NSĐP trên các khía cạnh: khái niệm, nguyên tắc, nội dung; Các tiêu chí đánh giá phân cấp quản lý NSĐP và các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSĐP. Nghiên cứu kinh nghiệm của 2 tỉnh Ninh Bình và Bến Tre, rút ra những bài học có giá trị đối với tỉnh Thái Bình. Hai là, trình bày một cách khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH và hệ thống NSĐP tỉnh Thái Bình. Phân tích và đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSĐP tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2022, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế trong phân cấp và thực hiện phân cấp quản lý NSĐP tại Thái Bình. Ba là, trên cơ sở định hướng phát triển KT-XH và những yêu cầu đối với công tác hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP và định hướng thực hiện việc này ở Thái Bình, luận án đã đề xuất quan điểm và 7 giải pháp góp phần hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP Tỉnh trong những năm tới, đồng thời luận án cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan Trung ương liên quan.

pdf218 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 15/01/2024 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân cấp quản lý ngân sách địa phương tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý nhà nước cấp trên, với nhân dân địa phương và trước công luận. Các quy trình xây dựng văn bản pháp lý cũng như xây dựng và ban hành các quyết định quản lý cũng như cơ chế giám sát chặt chẽ và khoa học sẽ hạn chế và cản trở tình trạng lạm quyền và duy ý chí của các cơ quan hữu quan ở cấp địa phương, đồng thời nâng cao tính chủ động của họ trong việc giải quyết các vấn đề KT-XH ở địa phương mình. 3.4.2. Đề xuất với Chính phủ Các giải pháp về hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP của Quốc hội cũng như của Tỉnh khó có thể triển khai thực hiện nếu không có vai trò của Chính phủ. Trong giai đoạn tới, có thể đề xuất với Chính phủ một giải pháp sau: Một là, tổ chức đánh giá việc thực hiện Luật Ngân sách 2015 và những bộ luật có liên quan nhằm xem xét một cách có hệ thống những thành công và hạn chế trong việc thực hiện các quy định về phân cấp quản lý NSĐP. Việc nhiều địa phương đề xuất xin áp dụng “cơ chế đặc thù” là một dấu hiệu cho thấy đang có những bất cập trong việc thực hiện chính sách phân cấp quản lý NSĐP. Điều này cũng dễ hiểu bởi Luật Ngân sách đã ban hành được 8 năm và trong thời kỳ này, Quốc hội đã ban hành, điều chỉnh, sửa đổi nhiều bộ luật có liên quan tới NSNN cũng như tổ chức bộ máy quản lý nhà nước. Hơn nữa, môi trường phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam và sự hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam cũng có những biến đổi rất đáng kể. Hai là, thử nghiệm những mô hình quản lý NSĐP theo hướng gắn việc sử dụng NSĐP với kết quả hoạt động của các cơ quan hưởng NS cũng như tác động của việc sử dụng NS đối với sự phát triển kinh tế- xã hội cũng như thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức này. Phương thức này thực ra đã được thử nghiệm ở một số địa phương với quy mô nhỏ và mức độ hạn chế, trước hết là đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Những ưu, nhược điểm, thành công và hạn chế, điều kiện cần có để có thể áp dụng phương thức này, ... cần được nghiên cứu, xem xét và đánh giá một cách kịp thời. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ này có thể được giao cho Văn phòng Chính phủ hoặc Bộ Tài chính và nên được triển khai càng sớm càng tốt. 184 Ba là, cập nhật tiến bộ khoa học- công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, ứng dụng hệ thống phần mềm thống nhất về quản lý NSNN, kết nối hệ thống thông tin NS giữa trung ương và địa phương, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong quản lý NSNN, trong đó có NSĐP để nâng cao hiệu quả và tính thống nhất trong quản lý NSNN nói chung, NSĐP nói riêng. Song song với quá trình này, Chính phủ nên hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách, chương trình hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý NS, bao gồm cả phát triển cơ sở hạ tầng vật chất- kỹ thuật, cơ sở hạ tầng thông tin và năng lực nguồn nhân lực từ trung ương đến cơ sở để thực hiện tốt hơn tính nhất quán và thống nhất trong quản lý NSNN nói chung, NSĐP nói riêng. 3.4.3. Đề xuất với Bộ Tài chính Hệ thống hóa văn bản pháp luật và tuyên truyền pháp luật là những khía cạnh không thể tách rời với việc thực hiện các quy định pháp luật nói chung, các quy định pháp luật trong quản lý NSĐP nói riêng. Điều này đặc biệt hữu ích trong tình trạng có nhiều văn bản pháp lý thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn, nhiều cơ quan chức năng khác nhau cùng điều chỉnh một hoặc một nhóm vấn đề mà vì nhiều lý do khác nhau, cán bộ quản lý nhà nước có liên quan hoặc chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề đó không hoặc khó có thể theo dõi, nắm hết được. Về mặt này, trong thời gian trước mắt, các cơ quan quản lý nhà nước ở Bộ Tài chính cần chủ trì, tổ chức và trực tiếp triển khai những biện pháp cụ thể sau đây: Một là, định kỳ hệ thống hóa và xuất bản các bộ tài liệu tập hợp các văn bản của nhà nước có liên quan tới phân cấp quản lý NS và quản lý NSĐP dưới các hình thức ấn phẩm và tài liệu điện tử để cung cấp cho các cán bộ có liên quan. Những tài liệu này nên bao gồm cả những tài liệu tập hợp/hệ thống hóa văn bản pháp luật đơn thuần và cả những tài liệu tập hợp các trích yếu nội dung các văn bản pháp luật hiện hành theo từng chủ đề có liên quan tới các khía cạnh, các loại tình huống điển hình trong quản lý NSĐP. Hai là, thường xuyên giới thiệu các quy định về quản lý NSĐP và phân cấp quản lý NSĐP, các vấn đề nảy sinh và phương án/kinh nghiệm giải quyết từng trường hợp cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là việc mà 185 không chỉ các cơ quan, tổ chức truyền thông chịu trách nhiệm thực hiện, mà chính các cơ quan quản lý NSĐP, chính các cơ quan soạn thảo, ban hành và giám sát thực hiện các quy định về quản lý NSĐP cũng như phân cấp quản lý NSĐP có trách nhiệm thực hiện hoặc đặt hàng thực hiện theo mục tiêu, nhiệm vụ của mình. Đối tượng mà các hoạt động truyền thông hướng tới phải là toàn bộ các chủ thể có liên quan tới việc quản lý, sử dụng, nộp nghĩa vụ với NS, tức là phải vừa bao gồm các cán bộ nhà nước có liên quan tới quản lý NS (kể cả ở trung ương lẫn địa phương), các chủ thể có nghĩa vụ nộp NSNN, các chủ thể được cấp phát và sử dụng NS cũng như các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và dân cư nói chung - những chủ thể tham gia giám sát các hoạt động liên quan tới NSNN. Tùy theo chức năng và nhiệm vụ được giao mà các cán bộ, công chức thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ phân cấp quản lý NSĐP địa phương cũng phải kết hợp vừa thực hiện nghiệp vụ, vừa giải thích, tuyên truyền cho các đối tượng làm việc với mình hiểu để thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của nhà nước về nộp, sử dụng, quản lý NSĐP (và trên địa bàn nói chung). 186 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Trên cơ sở lý luận và thực trạng phân cấp quản lý NSĐP tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2022, Chương 3 của luận án đã đề xuất giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Thái Bình trên các khía cạnh: Một là, trình bày định hướng phát triển KT-XH và những yêu cầu đối với công tác hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP tỉnh Thái Bình Hai là, trình bày quan điểm và định hướng hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP tỉnh Thái Bình Ba là, đề xuất một hệ thống các giải pháp góp phần hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP tỉnh Thái Bình, Bao gồm: (i) Rà soát và kịp thời phát hiện những bất hợp lý trong các quy định về phân cấp quản lý NSĐP; (ii) Nâng cao chất lượng ban hành các chế độ chính sách về phân cấp quản lý NSĐP và vận dụng ở Thái Bình; (iii) Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách; (iv) Điều chỉnh phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phần trăm phân chia ngân sách các cấp chính quyền địa phương; (v) Đẩy mạnh việc chuyển đổi phương thức quản lý NSĐP từ quản lý theo nhiệm vụ sang quản lý theo kết quả; (vi) Nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ có liên quan tới quản lý NSĐP; (vii) Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý NSĐP và cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý NSĐP Bốn là, để bảo đảm thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP tỉnh Thái Bình, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan Trung ương, bao gồm những đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính. Nội dung những đề xuất này liên quan tới hoàn thiện khung pháp lý về phân cấp quản lý NSĐP, tới cơ chế xây dựng khung pháp lý này để đảm bảo các quy định có liên quan bám sát thực tế hơn, tới việc hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước và tới công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định về phân cấp quản lý NSĐP cũng như các hoạt động liên quan tới thu- chi NSĐP khi tiến hành phân cấp quản lý nó. 187 KẾT LUẬN Trong giai đoạn 2017–2022, công tác phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển KT-XH của Tỉnh nhưng vẫn còn có những hạn chế nhất định. Luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề sau: Một là, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những lý luận cơ bản về về NSĐP, bao gồm: khái niệm và đặc điểm NSĐP; Các mô hình tổ chức hệ thống NSĐP và vai trò của NSĐP. Đi sâu nghiên cứu và làm rõ hơn lý luận cơ bản về phân cấp quản lý NSĐP trên các khía cạnh: khái niệm, nguyên tắc, nội dung; Các tiêu chí đánh giá phân cấp quản lý NSĐP và các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSĐP. Nghiên cứu kinh nghiệm của 2 tỉnh Ninh Bình và Bến Tre, rút ra những bài học có giá trị đối với tỉnh Thái Bình. Hai là, trình bày một cách khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH và hệ thống NSĐP tỉnh Thái Bình. Phân tích và đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSĐP tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2022, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế trong phân cấp và thực hiện phân cấp quản lý NSĐP tại Thái Bình. Ba là, trên cơ sở định hướng phát triển KT-XH và những yêu cầu đối với công tác hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP và định hướng thực hiện việc này ở Thái Bình, luận án đã đề xuất quan điểm và 7 giải pháp góp phần hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP Tỉnh trong những năm tới, đồng thời luận án cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan Trung ương liên quan. Công tác phân cấp quản lý ngân sách nói chung và phân cấp quản lý NSĐP nói riêng là vấn đề có phạm vi rộng và phức tạp. Tác giả luận án đã cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu thực tế để đề xuất giải pháp hoàn thiện. Song trong quá trình thực hiện, khó tránh khỏi những hạn chế nhất định về nội dung, phương pháp tiếp cận cũng như cách giải quyết một số vấn đề cụ thể. Nhiều vấn đề quan trọng nhưng luận án chưa đề cập tới trong luận án như vai trò tiến bộ khoa học- công nghệ và ảnh hưởng của việc ứng dụng chúng vào phân cấp quản lý NSĐP, đặc biệt là của việc chuyển đổi số đang được triển khai mạng mẽ, vai 188 trò và tác động của việc triển khai quá trình công nghiệp hóa trong điều kiện mới (cuộc cách mạng công nghiệp 4.0), vai trò và tác động cùa việc mở rộng và làm sâu sắc hơn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò và tác động cùa việc ứng dụng những mô hình kinh tế mới (kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số, ...). Đây đều là những nội dung lớn, có tính tổng hợp cao mà NCS chưa thể đề cập tới trong luận án, có thể là những định hướng nghiên cứu của NCS trong thời gian tới. Tác giả mong nhận được các ý kiến của các nhà khoa học, thầy cô giáo và các cá nhân có quan tâm đến vấn đề này để kết quả nghiên cứu luận án được hoàn chỉnh hơn./. 189 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I- TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG VIỆT 1- Minh Anh (2021), Đổi mới phân cấp quản lý, phân bổ NSNN: Trung ương chủ đạo, địa phương chủ động. Thời báo Tài chính. 2- Vũ Hoàng Tự Anh (2012), Phân cấp kinh tế ở Việt Nam nhìn từ góc độ thể chế. Chương trình giảng dạy Fullbright Vietnam; 3- Trần Vân Anh (2021), Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh Thái Bình. Tạp chí Tài chính, 6/2021 (online). https://tapchitaichinh.vn/Chuyen- dong-tai-chinh/dau-tu-phat-trien-tu-nguon-von-ngan-sach-nha-nuoc-o-tinh- thai-binh-334918.html. Truy cập ngày 26/6/2021; 4- Báo cáo chính trị của BCH Tỉnh ủy Khóa 19 trước Đại hội đại biểu Đảng bộ Thái Bình lần thứ 20. Thái Bình, tháng 9/2020; 5- Báo Thái Bình (2020), Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình: Điều hành ngân sách linh hoạt, minh bạch, hiệu quả (Kỳ 3) tại https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/60/97523/xay-dung-nong-thon-moi-o- thai-binh-dieu-hanh-ngan-sach-linh-hoat-minh-bach-hieu-qua-ky-3; kỳ 5 tại https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/60/97693/xay-dung-nong-thon-moi-o- thai-binh-dieu-hanh-ngan-sach-linh-hoat-minh-bach-hieu-qua-tiep-theo-va- het. Truy cập ngày 12/4/2021 6- Cao Biền (2020), Kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đạt mức tăng trưởng cao so với bình quân chung cả nước (Kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đạt mức tăng trưởng cao so với bình quân chung cả nước - Đài Phát Thanh và Truyền Hình Thái Bình (thaibinhtv.vn); 7- Bộ Tài chính (2016), Công khai số liệu về NSNN năm 2016 ( › dutoan › sltn_dutoan_chitiet); 8- Công văn số 572/UBND-KT ngày 28/02/2022 của UBND tỉnh Thái Bình gửi Bộ Tài chính Báo cáo tình hình vay, trả nợ chính quyền địa phương và tình hình vay lại vốn nước ngoài của tỉnh Thái Bình năm 2021; 9- Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình. 190 10- Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật Ninh Bình (vbpl.vn); 11- Cục Thống kê tỉnh Bến Tre: Niên giám thống kê tỉnh các năm 2014 và 2019; 12- Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình. Số liệu thống kê năm 2020. Ninh Bình, 2020. Dẫn theo Báo Ninh Bình. Công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2020, baoninhbinh.org.vn; 13- Cục Thống kê tỉnh Thái Bình: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình các năm 2014, 2016, 2018, 2019 và 2020, 2021. NXB Thống kê. Hà Nội; 14- Lê Văn Cường (2018), Phân cấp quản lý ngân sách địa phương tại Ninh Bình. Luận án tiến sĩ. Học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã hội). Hà Nội; 15- Vũ Sỹ Cường (2013), Thực trạng và một số gợi ý chính sách về phân cấp ngân sách tại Việt Nam. Tạp chí Tài chính. Hà Nội; 16- Phạm Ngọc Dũng (2019), Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: Thực trạng và khuyến nghị. Tạp chí Tài chính, số tháng 4/2019; 17- Đảng bộ Thái Bình (2020), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Thái Bình, tháng 9/2020; 18- Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. NXB Sự Thật. Hà Nội; 19- Đỗ Thanh Giang (2020), Thái Bình: Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Tạp chí Khoa học & công nghệ Việt Nam. https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3930/thai-binh--huy-dong-moi-nguon-luc-cho-dau- tu-phat-trien-khcn.aspx; 20- HĐND tỉnh Bến Tre (2016), Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Bến Tre Về việc ban hành quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017-2020; 21- HĐND tỉnh Bến Tre (2016), Nghị quyết số 48/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND tỉnh Bến Tre về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa 191 phương từ năm 2017; 22- HĐND tỉnh Bến Tre (2017), Nghị quyết 21/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của HĐND Tỉnh Bến Tre Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2020; 23- HĐND tỉnh Thái Bình (2020), Nghị quyết số 04/2020/NQ-HĐND ngày 24/02/2020 của HĐND tỉnh về việc điều tiết nguồn thu tiền sử dụng đất giữa các cấp ngân sách tỉnh Thái Bình; 24- HĐND tỉnh Thái Bình (2020), Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND ngày 29/9/2020 của HĐND tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ hỗ trợ kinh phí từ tiền sử dụng đất điều tiết về ngân sách cấp tỉnh tại Nghị quyết số 04/2020/NQ- HĐND ngày 24/02/2020 của HĐND tỉnh cho các địa phương đối với các khu đất quy hoạch khu dân cư không đủ điều kiện thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 25- HĐND tỉnh Thái Bình (2021), Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 14/7/2021 của HĐND tỉnh phân cấp nguồn thu, tỷ lệ % phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất giữa các cấp ngân sách ở địa phương giai đoạn 2022–2025; 26- HĐND tỉnh Thái Bình (2021), Nghị quyết số 67/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh Thái Bình Phê chuẩn tổng quyết toán NSĐP năm 2020; 27- HĐND tỉnh Thái Bình (2021), Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 Phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công năm 2022 tỉnh Thái Bình; 28- Nguyễn Ngọc Hiệu (2015), Một số đặc trưng về tổ chức ngân sách của Hoa Kỳ và Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 12/2015; 29- Đặng Thị Hoài (2018), Đầu tư từ NSNN cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 30- Giáng Hương (2020), Ninh Bình gia nhập “Câu lạc bộ 15.000 tỷ đồng” Hội Nông Dân tỉnh Ninh Bình (hoinongdanninhbinh. org.vn); 31- Trần Thị Lan Hương (2015), Kinh nghiệm quản lý ngân sách của một số 192 nước. Tạp chí Tài chính, số tháng 11/2015; 32- Nguyễn Hữu Khánh (2014), Ngân sách xã trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: Nghiên cứu tại xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Tạp chí Khoa học và phát triển, tập 12, số 6; 33- Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Bình: Báo cáo quyết toán thu- chi ngân sách tỉnh các năm 2021 và 2022; 34- Mai Đình Lâm (2012), Tác động của phân cấp tài khoá đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; 35- Nguyễn Phi Lân (2010), Phân cấp quản lý tài khóa và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam. https://www.sbv.gov.vn; 36- Đinh Văn Linh (2021), Hoàn thiện pháp lý về phân cấp quản lý NSNN. Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 3/2021; 37- Luật số 77/2015/QH13. Luật Tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 19/6/2015; 38- Luật số 80/2015/QH13, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 22/6/2015; 39- Luật số 83/2015/QH13 (Luật Ngân sách nhà nước 2015); 40- Luật số 97/2015/QH13 (Luật Phí, lệ phí); 41- Luật số 63/2020/QH14 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) do Quốc hội khóa 14 thông qua ngày 18/6/2020; 42- Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; 43- Nghị định 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về quản lý nợ chính quyền địa phương; 44- Nghị định 97/2018/NĐ- CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA, vốn ưi đãi nước ngoài; 45- Nghị định số 65/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng kinh phí NSNN bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế; 193 46- Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính và kế hoạch tài chính-NSNN 3 năm; 47- Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn ngân sách nhà nước năm 2021 (Công báo số 815+ 816 ngày 12/7/2023 của Chính phủ); 48- Hoàng Thị Thúy Nguyệt, Đào Thị Bích Hạnh (2016), Giáo trình Lý thuyết quản lý tài chính công. NXB Tài chính. Hà Nội; 49- Nguyễn Hồng Nhung (2015), Hoàn thiện phân cấp NSNN gắn với sửa Luật NSNN; 50- Hồ Xuân Phương, Lê Văn Ái (2002), Quản lý tài chính nhà nước. NXB Tài chính. Hà Nội; 51- Đào Quyên (2021), Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Báo Thái Bình; 52- Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; 53- Quyết định số 2432/QĐ-BTC ngày 13/12/2021 của Bộ Tài chính về việc Công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; 54- Quyết định số 2836/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 công khai số liệu, thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2020 của tỉnh Thái Bình; 55- Quyết định 3361/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 của UBND Về việc công khai số liệu, thuyết minh tình hình thực hiện dự toán NSĐP năm 2021; 56- Sở Tài chính tỉnh Thái Bình: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của Thái Bình từ 2010 tới 2022; 57- Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình Lý thuyết tài chính- tiền tệ. NXB Thống kê. Hà Nội; 58- Lê Toàn Thắng (2014), Phân cấp quản lý NSNN ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sĩ. Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia. Hà Nội; 59- Thanh tra tỉnh Thái Bình (2021), Báo cáo của Thanh tra Tỉnh Thái Bình về kết quả xử lý các sai phạm trong sử dụng NSNN tại Tỉnh năm 2021; 194 60- Nguyễn Tử Đức Thọ (2017), Phân cấp quản lý NSNN: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Ninh Bình. Luận án tiến sĩ. Học viện Tài chính. Hà Nội; 61- Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Tài Chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tài chính-Kế hoạch thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; 62- Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục NSNN; 63- Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ- CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ; 64- Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công khai NSNN đối với các cấp ngân sách; 65- Bùi Thị Quỳnh Thơ (2013), Hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tĩnh. Luận án tiến sĩ. Học viện Tài chính, Hà Nội, 2013; 66- Nguyễn Xuân Thu (2015), Phân cấp quản lý NSĐP ở Việt Nam; 67- Nguyễn Thị Thúy (2021), Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản lý NSNN theo kết quả đầu ra. Tạp chí Tài chính. Tháng 5/2021, kỳ 1; 68- Trương Bá Tuấn (2013), Phân cấp ngân sách ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng đổi mới. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Hà Nội; 69- UBND huyện Quỳnh Phụ (2021), Quyết định số 6845/QĐ-UBND ngày 12/8/2021 của UBND huyện Quỳnh Phụ công bố công khai Quyết toán ngân sách năm 2020 của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; 70- UBND huyện Quỳnh Phụ (2021), Báo cáo số 40/BC-UBND ngày 24/3/2022 của UBND về thực hiện ngân sách Huyện năm 2021; 71- UBND huyện Quỳnh Phụ: Báo cáo công khai số liệu ngân sách huyện Quỳnh Phụ các năm 2020 và 2021; 72- UBND tỉnh Bến Tre (2006), Quyết định số 2251/2006/QĐ-UBND ngày 08/11/2006 của UBND Tỉnh Ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm 195 vụ chi của ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bến Tre; 73- UBND tỉnh Ninh Bình (2020), Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 05/01/2019 công bố công khai Quyết toán ngân sách nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2017; 74- UBND tỉnh Thái Bình: Báo cáo Quyết toán thu- chi ngân sách hàng năm của tỉnh Thái Bình các năm từ 2010- 2020; 75- UBND tỉnh Thái Bình (2020), Quyết định số 2836/QĐ-UBND ngày 06/10/2020, công khai số liệu, thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2020 của tỉnh Thái Bình; 76- UBND tỉnh Thái Bình (2020), Báo cáo của UBND Tỉnh tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 HĐND Tỉnh khóa XVI (tháng 12/2020); 77- UBND tỉnh Thái Bình: Báo cáo của UBND trước HĐND Tỉnh về tình hình phát triển KT-XH hàng năm và kế hoạch phát triển cho năm tiếp theo các năm 2021, 2022; 78- UBND tỉnh Thái Bình (2021), Báo cáo công khai NSĐP tỉnh Thái Bình năm 2021; 79- UBND tỉnh Thái Bình (2022), Dự thảo Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thái Bình, 4/2022; 80- UBND tỉnh Thái Bình (2022), Công văn số 572/UBND-KT ngày 28/02/2022 gửi Bộ Tài chính Báo cáo tình hình vay, trả nợ chính quyền địa phương và tình hình vay lại vốn nước ngoài của tỉnh Thái Bình năm 2021; 81- UBND tỉnh Thái Bình (2022), Quyết định 3361/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 của UBND Về việc công khai số liệu, thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm 2021. 82- UBND tỉnh Thái Bình (2022), Quyết định số 3108/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 của UBND tỉnh về việc công khai số liệu và thuyết minh quyết toán NSĐP năm 2021 đã được HĐND tỉnh phê chuẩn; 83- UBND xã Châu Sơn: Báo cáo Quyết toán thu - chi ngân sách xã Châu Sơn năm 2020 và 2021; 84- Viện Chiến lược và Chính sách tài chính Bộ Tài chính (2013), Báo cáo Phân 196 cấp QLNS đầu tư tại một số nước đang phát triển và các nước ASEAN. Hà Nội; 85- Khánh Vy (2021), Thu NSNN cả năm 2020 ước đạt khoảng 1.481,6 nghìn tỷ đồng, đạt 98% so dự toán, tăng 158,5 nghìn tỷ đồng so với số báo cáo Quốc hội (sav.gov.vn); II- TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG ANH 86- Junaid Ahmad, Shantayanan Devarajan, Stuti Khemani và Shekhar Shah (2005), Decentralisation and service delivery. World Bank Policy Research Working Paper 3603; 87- Adiwan Fahlan Aritenang (2009): The Impact of Government Budget shifts to Regional Disparities in Indonesia: Before and After Decentralisation. University College London (UCL), Agency for Assessment and Application of Technology, Indonesia. Universitätsbiblioteck Ludwig- Maximilians- Universität München; 88- Robert L. Bland (2013), A budgeting guide for local government. Third edition. Washington, D.C; 89- Breno Braga, Signe-Mary McKernan, Caroline Ratcliffe, Brett Theodos, John Chalekian, Christopher Trepel (2016), Local conditions and debt in collections. Urban Institute Working paper. Washington, DC; 90- N. Pinardon-Touati (2022), The Crowding Out Effect of Local Government Debt: Micro- and Macro-Estimates. Columbia University; 91- Center for Economic and Social Development (CESD, 2010), The auditing of the local Government’s financial management in Azerbaijan; Comparative analysis. Baku. Microsoft Word - Paper_CESD_Audit.doc (core.ac.uk); 92- Department of Budget and Management of Phillipine (2016), Internal audit manual for local government units; 93- Linnea Mills (2017), Decentralisation of budgeting process. Department for International Development and University of Birmingham. London and Birmingham; 197 94- Peter J. Morgan and Long Q. Trinh (2016), Fiscal Decentralization and Local Budget Deficits in Viet Nam: An Empirical Analysis. ADBI Working Paper 613. Tokyo: Asian Development Bank Institute. https://www.adb. org/publications/fiscal-decentralization-local-budget-deficits-viet-nam; 95- Era Dabra- Norris and Paul Wade (2002), The challenge of fiscal decentralisation in transition countries. IMF Working paper; 96- OECD (2014), OECD principles of budgetary governance. www.oecd.org/governance/budgeting. Anwar Shah (2007), Local budgeting. World Bank. Washington DC; 97- Anwar Shah (2007), Local budgeting. World Bank. Washington DC; 98- UN- Department of Economic and Social Affairs (2000), Decentralization: Conditions for Success Lessons from Central and Eastern Europe and the Commonwealth of Independent States. New York; 99- Catherine Farvacque- Vitkovic, Mihaly Kopanyi (2014), Municipal Finances- A Handbook for Local Governments. World Bank. Washington DC; 100- World Bank (2013), What is decentralisation. Decentralization (worldbank.org); 101- World Bank (2015), Making The Whole Greater Than The Sum Of The Parts: A Review of Fiscal Decentralization in Vietnam. Hanoi, Vietnam; 102- Zhang, T, and Zou, H., 1998, Fiscal decentralisation, public spending, and economic growth in China, Journal of Public Economics 67: 221-240; 198 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT PHIẾU KHẢO SÁT VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Để góp phần hoàn thiện công tác phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Thái Bình, từ đó có đề xuất với nhà nước về công tác hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương nói chung và với Tỉnh về hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh nhà, đề tài “Phân cấp quản lý ngân sách địa phương, phục vụ phát triển KT-XH tỉnh Thái Bình” được triển khai với mục tiêu chủ yếu là nhận dạng rõ thực trạng, những khó khăn, vướng mắc trong công tác phân cấp quản lý ngân sách địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác này. Để giúp việc nghiên cứu có căn cứ thực tiễn xác thực, xin Ông/Bà cho biết ý kiến của mình về các vấn đề có liên quan dưới đây. Ông/Bà có thể đánh dấu (x) vào ô () hoặc khoanh tròn vào các số mà quý vị cho là hợp lý và cho ý kiến ngắn gọn vào khoảng trống dành sẵn với câu hỏi mở. Nếu có điểm nào chưa rõ, hoặc muốn trao đổi sâu hơn (trực tiếp hoặc tại các hội thảo trong khuôn khổ đề tài), đề nghị Ông/Bà liên hệ với: Mọi thông tin mà Ông/Bà cung cấp chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu và đảm bảo được giữ kín. Xin chân thành cám ơn! 199 A. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ tên người trả lời: ....................................................................................................................... 2. Chức vụ: ...................................................................................................... 3. Tên cơ quan/đơn vị: ............ 4. Số điện thoại: ... 5. Số fax: ........................................... 6. Địa chỉ thư điện tử (e-mail): .................. 7. Tuổi người trả lời:  Dưới 35 tuổi  Từ 35- dưới 45  Từ 45 tới 60  Trên 60 8. Thời gian đảm nhận công việc hiện tại:  Dưới 5 năm  Từ 5- dưới 10 năm  Từ 10 tới 20 năm  Trên 20 năm 9. Giới tính:  Nam  Nữ 10. Trình độ chuyên môn:  Tiến sĩ  Thạc sĩ  Cử nhân  Khác (xin ghi rõ): ................ B. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Ở THÁI BÌNH 11. Theo Ông/Bà, việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Thái Bình ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương (xin đánh dấu vào ô phản ánh ý kiến của Ông/Bà)? TT Các nội dung cụ thể Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Không biết 1 Việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương 2 Việc phân cấp quản lý ngân sách góp phần nâng cao đời sống của dân cư địa phương 3 Việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương đã giúp thu hút thêm 200 nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương 4 Việc phân cấp quản lý ngân sách góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương về sự phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương 5 Việc phân cấp quản lý ngân sách thúc đẩy các cơ quan quản lý nhà nước địa phương phấn đấu nâng cao nguồn thu cho ngân sách nhà nước 6 Việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương đã giúp nâng cao tính chủ động của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương 7 Việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương đã làm các khoản mục đầu tư được quản lý tốt hơn 8 Việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương đã giúp nâng cao lòng tin của nhân dân vào các cơ quan quản lý nhà nước 12. Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương (xin đánh dấu vào ô phản ánh ý kiến của Ông/Bà)? TT Mức độ Các nội dung đánh giá cụ thể Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Không biết 2 Có đầy đủ các quy định về phân cấp quản lý ngân sách địa phương 3 Các quy định về phân cấp quản lý ngân sách địa phương là rõ ràng 4 Các quy định về phân cấp quản lý ngân sách địa phương là hợp lý 5 Các quy định về phân cấp quản lý ngân sách địa phương được thực hiện rất tốt 6 Việc thực hiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương được giám sát chặt chẽ 7 Các vi phạm trong việc thực hiện 201 phân cấp quản lý ngân sách địa phương được phát hiện kịp thời 8 Các vi phạm trong việc thực hiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương được xử lý nghiêm túc 12. Ông/Bà nhận xét như thế nào về việc phân cấp giữa các cấp quản lý ngân sách địa phương (xin đánh dấu vào ô phản ánh ý kiến của Ông/Bà)? TT Mức độ Sự phân cấp giữa các cấp Rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều Không biết 1 Trung ương phân cấp cho tỉnh 2 Tỉnh phân cấp cho huyện 3 Huyện phân cấp cho xã 4 Xã phân cấp cho thôn Ông/ Bà có nhận xét gì khác về sự phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp (xin ghi rõ) .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 13. Theo Ông/Bà, hiện việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Thái Bình có những nhược điểm, hạn chế gì và ở mức độ như thế nào (xin đánh dấu vào ô phản ánh ý kiến của Ông/Bà)? TT Mức độ Những bất cập, hạn chế Rất nhiều bất cập Nhiều bất cập Bất cập đáng kể Có ít bất cập Không có bất cập Không biết 1 Bản thân các chính sách, chế độ thu, chi ngân sách 2 Xây dựng, ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi ngân sách 3 Việc thực hiện các chính sách, chế độ thu, chi ngân sách 4 Việc theo dõi, giám sát các chính sách, chế độ thu, chi ngân sách 5 Việc xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về chế độ thu, chi ngân sách 6 Việc thanh quyết toán các khoản thu, chi ngân sách Xin hãy nêu 3 nhược điểm, hạn chế mà Ông/Bà cho là quan trọng nhất hiện nay trong việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương (xin ghi cụ thể): .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 14. Theo ý kiến của Ông/Bà, mức độ phân cấp quản lý thu ngân sách địa phương và phân cấp quản lý chi từ ngân sách địa phương ở Thái Bình có tương thích, phù hợp với nhau không (xin đánh dấu vào ô phán ánh đúng nhận xét của Ông/Bà)?  Có  Không  Ý kiến khác 202 Xin cho biết ý kiến cụ thể nếu Ông/Bà có ý kiến khác (xin ghi rõ): .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 15. Ông/Bà đánh giá như thế nào về sự chồng chéo trong các quy định hiện hành về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước địa phương ở Thái Bình (xin đánh dấu vào ô phán ánh đúng nhận xét của Ông/Bà)?  Chồng chéo rất nhiều  Có chồng chéo đáng kể  Có chồng chéo nhưng không đáng kể  Hoàn toàn không có chồng chéo  Ý kiến khác Xin cho biết 3 nội dung chồng chéo quan trọng nhất theo ý kiến của Ông/Bà (xin ghi rõ): .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 16. Ông/Bà có cho rằng mô hình tổ chức nhà nước và vai trò của các cấp trong hệ thống quản lý nhà nước ảnh hưởng lớn tới việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Thái Bình không? TT Mức độ Các nội dung đánh giá cụ thể Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Không biết 1 Việc tổ chức hệ thống quản lý nhà nước 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) là thích hợp 2 Việc phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước cho 4 cấp trong hệ thống quản lý nhà nước là hợp lý 3 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp trong 4 cấp quản lý nhà nước hiện nay tương xứng với quyền hạn của họ 4 Cơ chế chia xẻ thông tin giữa các cấp trong hệ thống quản lý nhà nước hiện nay là hợp lý 5 Cơ chế hợp tác giữa các cấp trong hệ thống quản lý nhà nước hiện nay là có hiệu quả 6 Quy mô dân số và diện tích của mỗi cấp trong 4 cấp quản lý nhà nước hiện nay tương xứng với năng lực của họ Xin hãy nêu 3 nhược điểm, hạn chế mà Ông/Bà cho là quan trọng nhất hiện nay trong tổ chức và vận hành của bộ máy quản lý nhà nước có ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách địa phương (xin ghi cụ thể): .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 203 17. Theo nhận xét của Ông/Bà, chủ trương, định hướng mà Nhà nước lựa chọn để tổ chức, quản lý xã hội và nền kinh tế tác động như thế nào tới sự phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Thái Bình? TT Mức độ Các nội dung đánh giá cụ thể Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Không biết 1 Chủ trương, định hướng của Nhà nước về tổ chức, quản lý xã hội và nền kinh tế là rõ ràng 2 Chủ trương, định hướng của Nhà nước về tổ chức, quản lý xã hội và nền kinh tế được thực hiện nghiêm túc 3 Các chủ trương, định hướng của Nhà nước về tổ chức, quản lý xã hội và nền kinh tế là cơ sở đầy đủ cho việc phân cấp quản lý nhà nước về ngân sách địa phương 4 Chủ trương, định hướng của Nhà nước về tổ chức, quản lý xã hội và nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để phân công trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các cấp quản lý nhà nước trong việc quản lý ngân sách địa phương 5 Chủ trương, định hướng của Nhà nước về tổ chức, quản lý xã hội và nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để các cấp quản lý nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được phân công trong việc quản lý ngân sách địa phương 6 Chủ trương, định hướng của Nhà nước về tổ chức, quản lý xã hội và nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để giám sát tốt việc thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn mà các cấp quản lý nhà nước đã được phân công trong việc quản lý ngân sách địa phương Xin hãy nêu 3 chủ trương, định hướng của nhà nước mà Ông/Bà cho rằng có ảnh hưởng lớn nhất tới phân cấp quản lý ngân sách địa phương (xin ghi cụ thể): .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 18. Ông/Bà nhận xét như thế nào về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, văn hóa, pháp lý và khoa học- công nghệ trên địa bàn tới sự phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Thái Bình? 204 T T Mức độ Các nội dung đánh giá cụ thể 1 Quy mô về diện tích và dân số của địa phương có ảnh hưởng đáng kể tới việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương 2 Trình độ dân trí và nhận thức của nhân dân địa phương có ảnh hưởng đáng kể tới việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương 3 Quy mô và cơ cấu kinh tế địa phương có ảnh hưởng đáng kể tới việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương 4 Tập quán, thói quen, thông lệ trong đời sống kinh tế- xã hội ở địa phương có ảnh hưởng đáng kể tới việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương 5 Quan hệ cá nhân của các cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương có ảnh hưởng đáng kể tới việc thu các khoản nộp ngân sách (thuế, phí, lệ phí) và tới việc sử dụng ngân sách địa phương (xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương, phân phối các khoản trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước cho nhân dân, ...) Xin hãy nêu 3 điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, văn hóa, pháp lý và khoa học- công nghệ trên địa bàn mà Ông/Bà cho là có ảnh hưởng lớn nhất tới phân cấp quản lý ngân sách địa phương (xin ghi cụ thể): .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 19. Theo nhận xét của Ông/Bà, lịch sử phát triển của đất nước và lịch sử tổ chức, hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng tới việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Thái Bình không? TT Mức độ Các nội dung đánh giá cụ thể Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Không biết 1 Nhìn tổng thể, lịch sử phát triển của đất nước và lịch sử tổ chức, hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng đáng kể tới việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Thái Bình 205 2 Cách thức quản lý thu, chi ngân sách địa phương đã được hình thành và áp dụng từ trước ít được thay đổi mỗi khi có các quy định mới được ban hành 3 Khi có các quy định mới về quản lý thu, chi ngân sách, các cơ quan quản lý nhà nước luôn tìm những quy định tương tự trước đây để ưu tiên thực hiện và tìm cách vận dụng những quy định mới theo tinh thần những quy định đã quen thuộc 4 Khi có khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý ngân sách địa phương, các cán bộ có trách nhiệm thường tham khảo kinh nghiệm xử lý những trường hợp tương tự trong quá khứ hơn là nghiên cứu văn bản các quy định mới để giải quyết Xin hãy nêu 3 đặc điểm về lịch sử phát triển của đất nước và lịch sử tổ chức, hoạt động của nhà nước mà Ông/Bà cho là có ảnh hưởng lớn nhất tới phân cấp quản lý ngân sách địa phương (xin ghi cụ thể): .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 20. Theo nhận xét của Ông/Bà, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương có ảnh hưởng tới việc ngân sách địa phương ở Thái Bình không? TT Mức độ Các nội dung đánh giá cụ thể Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Không biết 1 Năng lực tổng hợp của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương là phù hợp với yêu cầu của việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương 2 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương là phù hợp với yêu cầu của việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương 3 Hiểu biết về pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương là phù hợp với yêu cầu của việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương 4 Khả năng vận dụng các quy định pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương là phù hợp với yêu cầu của việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương 5 Ý thức, thái độ của đội ngũ cán bộ 206 quản lý nhà nước ở địa phương là phù hợp với yêu cầu của việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương 6 Đội ngũ cán bộ địa phương hiểu sâu sắc nhu cầu, nguyện vọng của dân cư địa phương 7 Ngân sách địa phương do địa phương quản lý đã được sử dụng tốt để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương Xin hãy nêu 3 nhược điểm, hạn chế mà Ông/Bà cho là quan trọng nhất hiện nay về năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách địa phương (xin ghi cụ thể): .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 21. Ông/Bà nhận xét như thế nào về năng lực của đội ngũ cán bộ so với yêu cầu thực hiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Thái Bình hiện nay (xin đánh dấu vào ô phán ánh đúng nhận xét của Ông/Bà)?  Rất yếu, không đủ đáp ứng yêu cầu thực hiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương  Yếu, đáp ứng yêu cầu ở mức thấp  Trung bình, về cơ bản là đáp ứng yêu cầu, nhưng còn nhiều bất cập  Tốt, đáp ứng đầy đủ yêu cầu  Rất tốt, có thể hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp hơn Xin hãy nêu 3 nhược điểm, hạn chế mà Ông/Bà cho là quan trọng nhất hiện nay trong tổ chức và vận hành của bộ máy quản lý nhà nước có ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách địa phương (xin ghi cụ thể): .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 22. Ông/Bà cho rằng trong thời gian tới, cần hoàn thiện công tác phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Thái Bình theo hướng nào (xin hãy đánh dấu vào những ô thể hiện ý kiến của Ông/Bà)  Tăng thêm quyền cho cấp tỉnh  Tăng thêm quyền cho cấp huyện  Tăng thêm quyền cho cấp xã  Giảm bớt quyền của cấp tỉnh  Giảm bớt quyền của cấp huyện  Giảm bớt quyền của cấp xã  Tăng thêm trách nhiệm của cấp tỉnh  Tăng thêm trách nhiệm của cấp huyện  Tăng thêm trách nhiệm của cấp xã  Giảm bớt trách nhiệm của cấp tỉnh  Giảm bớt trách nhiệm của cấp huyện  Giảm bớt trách nhiệm của cấp xã Xin cho biết lý do tại sao Ông/Bà có ý kiến như vậy (xin ghi rõ): 207 .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 23. Theo Ông/Bà, trong thời gian tới, cần thực hiện những biện pháp gì để hoàn thiện công tác phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Thái Bình (xin đánh dấu vào những ô phản ánh đúng ý kiến của Ông/Bà  Tăng quyền quản lý ngân sách cho Trung ương  Tăng cường hơn nữa việc phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương  Hoàn thiện các văn bản pháp lý của trung ương về phân cấp quản lý ngân sách địa phương  Hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp lý của Tỉnh về phân cấp quản lý ngân sách địa phương  Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của trung ương đối với việc thực hiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương  Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan cấp dưới đối với các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trong công tác quản lý ngân sách địa phương  Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cộng đồng đối với công tác quản lý ngân sách  Nâng cao mức độ minh bạch hóa trong phân bổ và quản lý ngân sách địa phương  Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ quản lý ngân sách địa phương ở các cấp 24. Xin hãy cho biết những ý kiến khác của Ông/Bà về việc phân cấp và thực hiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương tại Thái Bình (xin ghi rõ): .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... Ký tên Ghi chú: Người trả lời có thể không ghi tên và ký tên nếu không muốnc khoản chi do cấp có thẩm quyền ban hành chưa đề cập trong Quy định này thì thực hiện việc phân cấp, lập dự toán, chấp hành, kế toán và quyết toán theo quy định./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phan_cap_quan_ly_ngan_sach_dia_phuong_tinh_thai_binh.pdf
  • pdf20. 9. 2023 - Tóm tắt- Phan cap quan ly ngan sach o Thai Binh.pdf
  • pdf20.9. 2023 - Dong gop moi cua luan an.pdf
  • pdfcông văn đăng.PDF
  • pdfQĐ. Cấp Cơ sở.pdf
Luận văn liên quan