Luận án Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Các sản phẩm cho vay truyền thống hay cho vay nền tảng số đều đã được triển khai hàng chục năm tại các nước phương tây, thậm chí là các nước Đông Âu và Châu Á như Hungary, Trung Quốc, Malaysia Theo phỏng vấn Ban điều hành các CTTC trực thuộc cho biết phương thức kinh doanh số đều đã được các CTTC nhận thức và đưa vào chiến lược phát triển. Tuy nhiên, việc triển khai chiến lược số sớm hay muộn phụ thuộc nhiều vào chiến lược chung của NHTM mẹ đặc biệt trong trường hợp CTTC trực thuộc có sự gắn kết về nền tảng CNTT với NHTM mẹ. Hiện tại, năng lực công nghệ thông tin của đa số các CTTC trực thuộc đang phù hợp với các sản phẩm cho vay truyền thống, chưa có khả năng hoàn toàn nắm bắt và làm chủ các công nghệ số cần thiết cho mô hình kinh doanh số. Ngay cả FE Credit với vốn chủ sở hữu lớn và đang áp đảo thị trường về quy mô dư nợ cũng mới có sự chuyển đổi sang thử nghiệm một số sản phẩm số cơ bản. Trên thực tế, việc đầu tư nền tảng số đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và thời gian thu hồi lâu dài, cùng với đó là sự thay đổi toàn bộ quy trình tín dụng trên kênh số, sản phẩm dịch vụ nên các CTTC thường xây dựng lộ trình triển khai phù hợp với chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn chứ không đòi hỏi phải hoàn thành trong thời gian ngắn khi các nền tảng tương thích chưa theo kịp

pdf187 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đào tạo giúp CBNV cập nhật nhanh nhất các kiến thức mới, các chương trình thi online sau đào tạo cũng là một công cụ hữu ích giúp Ban hành điều hành CTTC nắm được mức độ cập nhật kiến thức của CBNV. - Thực hiện xây dựng bộ ngân hàng đề thi liên quan tới toàn bộ các kỹ năng phục vụ cho công việc của người lao động như quy trình, quy chế, sản phẩm, hiểu biết về công ty, các kỹ năng quản lý, trình độ ngoại ngữ Thứ ba, hoàn thiện chính sách đãi ngộ dành cho CBNV Chính sách đãi ngộ dành cho người lao động không chỉ đề cập tới vấn đề lương mặc dù lương vẫn là một trong các yếu tố quan trọng có sức thu hút và giữ chân các nhân sự giỏi. Các quan điểm mới về chính sách đãi ngộ trên thế giới đã chỉ ra rằng những lợi ích về tài chính không còn là mối quan tâm hàng đầu và duy nhất của người lao động mà một chính sách đãi ngộ tổng thể bao gồm lương, các gói phúc lợi đáp ứng nhu cầu cá nhân một cách toàn diện, các cơ hội phát triển nghề nghiệp, chế độ làm việc theo thời gian linh hoạt, các chính sách động viên người lao động như khen thưởng, cung cấp chương trình bảo hiểm, nghỉ dưỡng sẽ góp phần giúp giữ chân và thu hút nhân sự giỏi. Như vậy, các CTTC trực thuộc cần chú trọng đổi mới và hoàn thiện chính sách đãi ngộ tổng thể cho CBNV đặc biệt là các cán bộ tín dụng, trong đó nên tập trung chính sách đãi ngộ vào các khía cạnh bao gồm lương tinh giản theo cấp bậc nhưng nới rộng giải tiền lương ở mỗi cấp bậc và trả lương theo hiệu quả làm việc và mức độ đóng góp thực tế của nhân viên, các gói phúc lợi toàn diện, các cơ hội phát triển nghề nghiệp và chính sách khen thưởng động viên hiệu quả. Nếu hoàn thiện được chính sách này sẽ giúp các CTTC trực thuộc đảm bảo duy trì được nguồn nhân sự có chất lượng đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng TDTD. 151 4.3. Một số kiến nghị 4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về cho vay và đi vay có trách nhiệm NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ về cho vay và đi vay có trách nhiệm. Đối với cho vay có trách nhiệm, cần quy định rõ ràng về trách nhiệm của các CTTC đối với khách hàng không chỉ dừng ở việc giải thích rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của khách hàng trong hợp đồng TDTD, việc nhắc nợ và đòi nợ mà còn mở rộng thêm nội dung tư vấn cho khách hàng về các rủi ro gặp phải khi không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đầy đủ và đúng hạn, quyền lợi của khách hàng sau khi vay vốn ... Ngoài ra, CTTC cần phải ban hành đầy đủ các quy định nội bộ, định lượng các trách nhiệm của cán bộ CTTC về cho vay có trách nhiệm, có hệ thống giám sát và đánh giá cho vay có trách nhiệm. CTTC được khuyến khích trích ngân sách hàng năm để triển khai các chương trình giáo dục về tài chính tiêu dùng và quản lý tài chính cá nhân đối với người tiêu dùng. Đối với khách hàng vay vốn, cần xây dựng chế tài và đưa vào khung luật pháp cả về dân sự và hình sự các trách nhiệm mà khách hàng vay vốn phải đối mặt trong trường hợp khách hàng thiếu sự hợp tác với CTTC để hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi vay, cố tình vay vốn mà không xác định được nguồn trả nợ hoặc các trường hợp cố ý lừa đảo vay vốn CTTC. Dựa trên kinh nghiệm triển khai giáo dục về tài chính và quản lý tài chính cá nhân từ lứa tuổi phổ thông trung học của các nước phương tây, đề xuất Chính phủ đưa các chương trình giáo dục về tài chính và quản lý tài chính cá nhân vào các chương trình giáo dục phổ thông để giúp người dân có sự hiểu biết ngay từ nhỏ, giảm các hệ lụy trong xã hội do thiếu hiểu biết về tài chính của người vay vốn. 4.3.2. Điều hành cơ chế tăng trưởng tín dụng tiêu dùng có điều kiện Xuất phát từ các bài học kinh nghiệm về áp dụng hạn chế TDTD tại Nhật Bản và tác động của hạn chế TDTD từ các nước EU, việc áp dụng hạn chế TDTD thông qua áp đặt mức tăng trưởng TDTD hàng năm đối với các CTTC tại Việt Nam ảnh hưởng tới việc tiếp cận TDTD của nhóm người đi vay có thu nhập thấp và ảnh hưởng tới phát triển hoạt động TDTD của các CTTC trong nước. Trong điều hành TDTD của các CTTC, NHNN cần xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp với nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân, tránh trường hợp cung TDTD không đáp ứng với cầu vay vốn tiêu dùng, dẫn tới tạo điều kiện cho tín dụng đen phát triển và khó kiểm soát. 152 Hiện nay, NHNN đang là cơ quan kiểm soát tăng trưởng tín dụng của các CTTC hàng năm và có sự phân hóa giữa các CTTC. Một trong các cơ sở để xem xét quyết định tỷ lệ xuất phát từ điều kiện kinh doanh của CTTC ( CTTC tổng hợp hay tiêu dùng). CTTC tổng hợp có mảng cho vay KHDN nên việc xem xét sẽ khác biệt so với CTTC tiêu dùng chỉ cho vay KHCN. Trên cơ sở phỏng vấn các bộ chuyên môn tại NHNN, các nguyên tắc để xây dựng và ban hành tỷ lệ tăng trưởng TDTD của CTTC được NHNN quy định và tùy biến theo từng năm. CTTC trên cơ sở đạt được 90% mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm thường sẽ đề xuất NHNN tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Giới hạn an toàn vốn là một trong các cơ sở được NHNN xem xét khi đánh giá và phê duyệt đề xuất mới tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các CTTC. Mục tiêu tăng trưởng TDTD hàng năm như hiện nay gây khó khăn cho các CTTC xây dựng các chiến lược phát triển trung dài hạn. Đề xuất NHNN quy hoạch và áp dụng mức tăng trưởng TDTD cho các CTTC trong thời gian tối thiểu 3-5 năm dựa trên đánh giá các điều kiện cụ thể về vốn điều lệ, năng lực hoạt động, năng lực quản trị rủi ro và các chỉ tiêu tài chính về quy mô dư nợ TDTD, lợi nhuận, tỷ lệ NPL, tỷ lệ an toàn vốn. Việc áp dụng mục tiêu tăng trưởng TDTD với các điều kiện như đề xuất ở trên giúp phân loại các CTTC đang hoạt động tốt và cần được khuyến khích phát triển TDTD với các CTTC còn đang yếu kém, chưa có năng lực quản trị rủi ro tốt, dễ gây tình trạng nợ xấu khi quy mô tăng trưởng tín dụng vượt quá năng lực kiểm soát. Đối với các CTTC trực thuộc, cần bổ sung thêm sự ràng buộc với NHTM mẹ, trong đó, mức tăng trưởng TDTD của CTTC trực thuộc được xem xét tăng thêm so với CTTC độc lập nếu NHTM mẹ đạt được các chỉ tiêu về an toàn hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Để tránh tình trạng xin cho và thiếu các quy chuẩn khi thực hiện điều chỉnh mức độ tăng trưởng TDTD hàng năm, NHNN cần xây dựng và chuẩn hóa các điều kiện áp dụng trong trường hợp các CTTC được phép điều chỉnh tăng, hoặc phải điều chỉnh giảm tăng trưởng TDTD trong năm. Việc ban hành các quy chuẩn là động lực giúp các CTTC cải thiện các chỉ tiêu hoạt động, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và an toàn trong hoạt động TDTD liên tục trong năm để tăng được mức độ tăng trưởng TDTD đang phải tuân thủ, hoặc tránh bị điều chỉnh giảm tăng trưởng TDTD trong năm. 4.3.3. Triển khai dữ liệu lớn trong Chính phủ điện tử Nguồn thông tin chính thống từ các ứng dụng dữ liệu lớn của Chính phủ điện tử luôn là nguồn cơ sở đầu vào quan trọng cho các ứng dụng Dữ liệu lớn trong hoạt động của CTTC. Ứng dụng dữ liệu lớn của CTTC đạt hiệu quả nếu liên kết và kế thừa các dữ liệu điện tử công khai từ hệ thống thông tin của Chính phủ đối với một số các thông tin tối thiểu về người dân như giấy tờ tùy thân (gồm chứng minh thư nhân dân, hộ 153 chiếu, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước quân nhân), số bảo hiểm y tế cá nhân, bảo hiểm y tế xã hội, thuế thu nhập cá nhân đóng hàng năm, dữ liệu về trốn thuế và gian lận thuế, vi phạm giao thông, các trường hợp thi hành án dân sự, hình sự... Một số nội dung liên quan tới việc triển khai dữ liệu lớn trong Chính phủ điện tử cần được cơ quan nhà nước Việt Nam xem xét gồm: - Xây dựng và chuyển đổi hệ thống chính phủ truyền thống sang hệ thống số. Trong đó, triển khai số hóa các tài liệu giấy về thông tin người dân lên hệ thống số. Xây dựng các quy trình làm việc của cán bộ nhà nước trên nền tảng số. Dữ liệu số cần được làm sạch định kỳ nhằm đảm bảo nguồn dữ liệu số được cập nhật và chính xác. - Xây dựng các quy định liên quan tới quyền sở hữu và quyền riêng tư đối với các thông tin người dân trên hệ thống số, trong đó quyền sở hữu và cách thức sở hữu dữ liệu phải được quy định rõ ràng nhằm đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu được cấp phép cho các hoạt động cụ thể như ngân hàng, tài chính, viễn thông, bảo hiểm... Các thông tin riêng tư được phép chia sẻ và sử dụng như tên tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp... cần được công bố công khai. - Xây dựng hệ thống dữ liệu mở cho phép chia sẻ dữ liệu và hợp tác trong phân tích dữ liệu. Ví dụ các dữ liệu người dân cơ bản được chia sẻ cho CTTC tiêu dùng để phục vụ công tác đối chiếu với các tài liệu cá nhân do các khách hàng cung cấp, đánh giá các dữ liệu lịch sử về y tế, bảo hiểm là cơ sở ra các quyết định cho vay, ngược lại các thông tin vay vốn và tình trạng tuân thủ trách nhiệm vay vốn cũng được tập hợp và chia sẻ cho các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ công tác thống kế và hoàn thiện các khung pháp lý liên quan tới TDTD. - Bảo mật dữ liệu, tạo trải nghiệm an toàn cho người dân bằng việc phát triển Chính phủ điện tử an toàn và kế hoạch khôi phục thảm họa mất dữ liệu, bảo đảm dữ liệu không bị phát tán cho các mục đích vi phạm pháp luật của tội phạm công nghệ cao. Tóm tắt chương 4 Trong chương 4 của luận án, các giải pháp phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc ở Việt Nam đã được đề xuất căn cứ cơ sở kết quả đánh giá thực trạng, phân tích SWOT, định hướng phát triển và các bài học rút ra qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế. Một số giải pháp cơ bản được tác giả luận án tập trung phân tích, luận giải gồm phát triển sản phẩm, kênh phân phối theo định hướng kinh doanh số, hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, hoàn thiện hệ thống quản trị dữ liệu khách 154 hàng, hoàn thiện công tác thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng, hoàn thiện năng lực bảo mật thông tin khách hàng trong kinh doanh số và các giải pháp bảo vệ uy tín và thương hiệu của CTTC trực thuộc và NHTM mẹ như nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay có trách nhiệm, và nâng cao chất lượng nguồn nhân sự, đạo đức nghề nghiệp. Tác giả cũng đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước về các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cho vay và đi vay có trách nhiệm, điều hành cơ chế tăng trưởng tín dụng có điều kiện, triển khai dữ liệu lớn trong Chính phủ điện tử, từ đó thúc đẩy các CTTC trực thuộc phát triển TDTD an toàn, bền vững và tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. 155 KẾT LUẬN Hoạt động TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM là loại dịch vụ tài chính không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Sự phát triển TDTD của các CTTC này góp phần quan trọng vào sự phát triển của các cá nhân và hộ gia đình người sử dụng dịch vụ, của CTTC trực thuộc, NHTM mẹ của CTTC và nền kinh tế xã hội nói chung. Bằng sự vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận án đã thực hiện được những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra. Thứ nhất, làm rõ khung lý luận về TDTD và phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc. Các nội dung về phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM được hệ thống hóa đầy đủ: khái niệm, nội dung phát triển TDTD về lượng và chất, chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển TDTD. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển TDTD bao gồm 08 chỉ tiêu định lượng (mức tăng số lượng sản phẩm TDTD, mức độ tăng trưởng: kênh phân phối, thị trường về mặt địa lý, dư nợ TDTD, thị phần TDTD, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận của CTTC và hệ số an toàn vốn), và 04 nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển TDTD xuất từ nội tại CTTC trực thuộc (chiến lược phát triển, năng lực tổ chức phát triển sản phẩm, nguồn nhân lực, năng lực CNTT, cho vay có trách nhiệm, chất lượng dịch vụ), NHTM mẹ (uy tín và thương hiệu, chiến lược phát triển), khách hàng vay vốn (nhu cầu, đạo đức, hiểu biết và thông tin khách hàng) và nhóm yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh. Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc trên thế giới cho thấy hoạt động TDTD đạt được thành công trên cơ sở triển khai được đa dạng các sản phẩm TDTD trên nền tảng kênh phân phối cơ bản kết hợp với nền tảng công nghệ hiện đại, chiến lược chia sẻ khách hàng hiệu quả giữa NHTM mẹ và CTTC trực thuộc, các ứng dụng chấm điểm xếp hạng tín dụng dựa trên nền tảng CNTT giúp sàng lọc khách hàng và đẩy nhanh thời gian xử lý khoản vay. Nghiên cứu thực tiễn kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển TDTD tại Nhật bản và EU cũng cho thấy các tác động tiêu cực của hạn chế lãi suất và hạn chế tăng trưởng TDTD đối với CTTC, khách hàng và xã hội. Thứ ba, từ khung lý thuyết được xác lập, từ các số liệu thu thập thứ cấp và kết quả khảo sát khách hàng, kết quả phỏng vấn cán bộ chuyên môn của các CTTC trực thuộc, tác giả đã làm rõ thực trạng và đánh giá kết quả phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc ở Việt Nam trong giai đoạn 2014-2019 với năm thành công chính bao gồm: i) các CTTC trực thuộc NHTM áp dụng thành công các phương thức phát triển TDTD truyền thống phù hợp với đặc điểm thị trường TDTD giai đoạn 2014-2019, ii) góp phần tạo ra thu nhập của các CTTC trực thuộc, iii) nâng cao vị thế của NHTM mẹ và 156 khẳng định hướng đi đúng của các NHTM khi triển khai mô hình TDTD tại CTTC, iv) công tác quản trị rủi ro đang tiếp cận với thông lệ quốc tế, chất lượng tín dụng được duy trì theo hướng an toàn hiệu quả, v) góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương hạn chế tín dụng đen theo chỉ đạo của Chính phủ. Một số hạn chế CTTC trực thuộc đối mặt bao gồm phương thức phát triển TDTD chưa theo kịp xu thế tiêu dùng trong thời đại 4.0, nguy cơ ảnh hưởng tới hình ảnh và gây tác động bất lợi tới một số chỉ tiêu tài chính của NHTM mẹ, và nguyên tắc cho vay và đi vay có trách nhiệm chưa được xem xét đúng mức. Nguyên nhân hạn chế chủ yếu xuất phát từ nguồn nhân sự không ổn định thiếu trung thành, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, năng lực công nghệ thông tin chưa đáp ứng kịp phương thức kinh doanh số, chiến lược NHTM mẹ, hiểu biết của khách hàng vay vốn và một số các quy định luật về TDTD còn chưa rõ ràng. Thứ tư, từ kết quả phân tích SWOT gắn kết với định hướng phát triển TDTD của CTTC trực thuộc trong giai đoạn 2020-2025, tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp trọng tâm bao gồm: chuyển dịch kinh doanh số (sản phẩm và kênh phân phối), hoàn thiện năng lực quản lý chất lượng TDTD và giải pháp bảo vệ uy tín và thương hiệu của CTTC trực thuộc và NHTM mẹ. Tác giả kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về cho vay và đi vay có trách nhiệm, điều hành cơ chế tăng trưởng tín dụng có điều kiện và triển khai dữ liệu lớn trong Chính phủ điện tử để hỗ trợ phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc ở Việt Nam. Tác giả luận án mong rằng các kết quả nghiên cứu trên sẽ góp phần phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc ở Việt Nam theo đúng chiến lược phát triển chung của cả NHTM mẹ và CTTC trực thuộc, hướng tới mục tiêu phát triển an toàn, hiệu quả và bên vững. Bên cạnh những kết quả đạt được, kết quả nghiên cứu luận án cũng còn những hạn chế nhất định như: tác giả chưa sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xử lý dữ liệu và số liệu, chưa thu thập được đầy đủ dữ liệu chuyên sâu về phát triển các sản phẩm TDTD con từ sản phẩm TDTD cơ bản, số lượng khách hàng vay vốn tiêu dùng qua các năm do tính chất bảo mật thông tin của các CTTC trực thuộc. Ngoài ra, luận án cũng chưa nghiên cứu chuyên sâu về mô hình cho vay ngang hàng của các CTTC trực thuộc ở Việt Nam. Nguyên nhân do Việt Nam hiện chưa có hành lang pháp lý, hệ thống các văn bản liên quan về công ty Fintech và hoạt động cho vay ngang hàng. Mặc dù mô hình cho vay ngang hàng là hình thức kinh doanh ứng dụng công nghệ trong thời đại công nghệ 4.0 nhưng rủi ro tiềm ẩn của hình thức này khá lớn nên cần có thời gian nghiên cứu và xem xét, đồng thời cần có hành lang pháp lý rõ ràng thì mới có thể xác định mô hình kinh doanh phù hợp cho các CTTC trực thuộc. 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Tô Thanh Hương (2020), “Kinh nghiệm phát triển tín dụng tiêu dung của một số công ty tài chính trên thế giới”, Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, số tháng 2/2020, trang 107-109. 2. Tô Thanh Hương (2020), “Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 08 tháng 03/2020, trang 37-39. 3. Nguyễn Thị Phương Liên, Tô Thanh Hương (2020), “Phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Tài chính cá nhân - Lý thuyết và thực hành trong bối cảnh mới, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật. 4. Nguyễn Thị Phương Liên, Tô Thanh Hương (2020), “Phát triển kênh phân phối tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Thương mại, số tháng 8/2020. 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tài liệu tiếng Việt 1. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1994), C.Mác và Ph.Ăng-ghen -Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 20, trang 179, 360. 2. Chính Phủ (2002), Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính. 3. Chính Phủ (2007), Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 14/6/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 4. Chính Phủ (2014), Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 07/05/2014 về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. 5. Chính Phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 24/12/2018 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 6. Chính Phủ (2018), Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. 7. Chính Phủ (2019), Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 Quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 8. Chính Phủ (2019), Nghị định số 86/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 9. Bùi Mạnh Cường (2019), Quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 10. Lê Thị Hạnh (2019), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài Chính. 11. Hoàng Tuấn Linh (2009), Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM nhà nước Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 12. Frederic S. Mishkin (2003), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, trang 14. 13. Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, các số phát hành trong các năm 2015-2019. 14. Kinh tế và Dự báo, các số phát hành trong các năm 2014-2019. 15. Morgan Stanley (2013), Ngành tài chính tiêu dùng toàn cầu: Những quan sát về xu hướng quan trọng, sự phát triển và các triển vọng. 159 16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Quyết định 780/QĐ-NHNN phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ. 17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư 21/2012/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay, đi vay, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2013/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 34/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 quy định về phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015 quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. 21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư 10/2015/TT-NHNN ngày 22/07/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ- CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/62016 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. 23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. 24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 quy định về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. 25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư 25/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. 26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. 160 27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư 53/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. 28. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư 30/2019/TT-NHNN ngày 27/12/2019 quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 29. Ngân hàng Nhà nước (2014-2019), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân hàng. 30. Ngân hàng Ngoại thương, các số phát hành trong các năm 2015-2019. 31. Nguyễn Bá Dũng (2017), Ứng Dụng Big Data Trong Phân Tích Hành Vi Mua Sắm Và Tiêu Dùng Của Khách Hàng Nhằm Đẩy Mạnh Hoạt Động Kinh Doanh Tại Tổng Công Ty Viễn Thông Mobifone, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương. 32. Nguyễn Hồng Thảo, (2014), Quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng CTTC cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC), Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 33. Nguyễn Minh Phong và cộng sự (2020), Triển vọng kinh tế Việt Nam 2020 và giai đoạn tới, 34. Nguyễn Thị Hương Lan (2015), Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương. 35. Nguyễn Thị Minh (2019), Phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài Chính. 36. Nguyễn Thị Quy (2009), Phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 37. Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), Hoạt động cho vay tiêu dùng kinh nghiệm quốc tế thực trạng và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam, Viện Chiến lược Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 38. Nguyễn Thị Kim Thanh (2015), Bản chất và xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động cho vay tiêu dùng, Tạp chí Ngân hàng, số 8-tháng 4/2015. 39. Nguyễn Thu Hà (2019), Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài Chính. 40. Nguyễn Thu Nga (2017) Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 41. Nguyễn Thùy Chi (2013), Quản trị rủi ro tín dụng tại CTTC cổ phần Dệt May Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 42. Nguyễn Văn Ngọc (2018), Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân. 161 43. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Trang 317, Nhà xuất bản Thống kê. 44. Nguyễn Thị Hiền (2017), Tín dụng tiêu dùng Việt Nam Thực trạng và khuyến nghị chính sách, Viện chiến lược ngân hàng. 45. Phan Thị Hồng Thảo (2019), Hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng. 46. Phạm Thái Hà (2017), Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 47. Phùng Việt Hà (2015), Phát triển dịch vụ tín dụng của các công ty tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học thương mại. 48. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. 49. Quốc Hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010. 50. Tạp chí Ngân hàng, các số phát hành trong các năm 2015-2019. 51. Tạp chí Tài chính, các số phát hành trong các năm 2015-2019. 52. Tạp chí Thương mại, các số phát hành trong các năm 2015-2019. 53. Trần Khánh Dương (2019), Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài Chính. 54. Trần Long Giang (2019) nh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập hộ gia đình Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh. 55. Thị trường tiền tệ, các số phát hành trong các năm 2015-2019. 56. Trịnh Thị Thu Huyền (2019), Các nhân tố ảnh hướng đến khách hàng cá nhân trong việc chấp nhận dịch vụ Mobile Banking tại Việt Nam: Nghiên cứu từ mô hình lý thuyết và chấp nhận sử dụng công nghệ, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 57. Thủ tướng (2019), Chỉ thị số 12/CT-Ttg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động tín dụng đen ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính Phủ. 58. Vũ Văn Thực (2014), Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 19(29) - Tháng 11-12/2014. 59. Công ty Cổ phần nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam (2020), Báo cáo tài chính 2019 của FE Credit, HD Saison, MCredit, SHB Finance. 162  Tài liệu tiếng Anh 60. Basel Committee on Banking Supervision (July 2005), an Explanatory Note on the Basel II IRB Risk Weight Functions. 61. Fiingroup (2019), Full Year 2018 Consumer Finance Report, Hong Duc Publishing House. 62. Euromonitor Internatioanl (2014), Consumer Lending in Vietnam, Hong Duc Publishing House. 63. Gloria M.Soto (2009), Study on the application of the annual percentage rate of charge for consumer credit agreements, European Commision Directorate General Health and Consumer Protection. 64. Google, Temasek and Bain & Company (2019), Fulfilling its Promise -The future of Southeast Asia’s digital financial services, Singapore. 65. Gottfried Haberler (2017), Consumer Installement Credit and Econimic Fluations, National Bureau of Economic Research. 66. Jing Jian Xiao (2008), Hanbook of Consumer Credit Finance Research, University of Rhode Island. 67. Luisa Anderloni (2010), The Profitability of the Consumer Credit Industry: Evidence from Europe, SSRN Electronic JournalKrugman https://www.researchgate.net/publication/46466333_The_Profitability_of_the_C onsumer_Credit_Industry_Evidence_from_Europe. 68. Paul (2009), The Return of Depression Economics and the Crisis of 2008. W.W. Norton Company Limited. 69. Paul F. Smith (1964), Consumer Finance Companies – Consumer Credit Costs, 1949-59, Princeton University Pres, Volume ISBN: 0-691-04116-4. 70. Ogerta Elezaj, Dhimiter Tole, Nevila Baci (2018), Big Data in e-Government Environments: Albania as a Case Study, Academic Journal of Interdisciplinary Studies, pages 117-124. 71. Office of the Comptroller of the Currency (2018), Comptroller’s Handbook, Installment Lending, Version 1.3, US. 72. Pratima Pradhan, Subarna Shakya (2018), Big Data Challenges for e-Government Services in Nepal, Journal of the Institute of Engineering, pages 216-222. 73. Paul F.Smith (1964), Measuring Risk on Consumer Instalment Credit, The Institue for Operations Research and the Management Science. 163 74. PWC (2014), Personal Loan market in Poland. 75. PWC (2015), Banking the under-banked: the growing demand for near-prime credit. 76. PWC (2015), Getting a bang for your digital buck. 77. PWC (2019), Consumer lending, undertanding the empowered borrower. 78. Ralph A. Young and Associates (2018), Personal Finance Companies and Their Credit Practices, NBER. 79. Salisu kaka (2015), E-Government Adoption and Framework for Big Data Analytics in Nigeria, NITDA. 80. Sharron Worton and Asssociates (2014), Consumer credit research: low income consumers, The Financial Conduct Authority. 81. STOXPLUS (2016), Vietnam Consumer Finance Report 2015, Hong Duc Publishing House. 82. STOXPLUS (2017), Vietnam Consumer Finance Report 2016, Hong Duc Publishing House. 83. STOXPLUS (2018), Vietnam Consumer Finance Report 2017, Hong Duc Publishing House. 84. Fiingroup (2019), Vietnam Consumer Finance Report 2018, Hong Duc Publishing House. 85. Tobias Baer, Tony Goland, and Robert Schiff (2019) New credit-risk models for the unbanked, McKinsey.  Website 86. https://www.santander.co.uk 87. https://www.capitalone.com 88. https://www.shinsheibank.com 89. https://indialends.com 90. https://www.shbfinance.com.vn 91. https://www.mcredit.com.vn 92. https://www.fecredit.com.vn 93. https://www.hdsaison.com.vn 94. https://www.sbv.gov.vn 95. https://cafef.vn 96. https://bigdatauni.com 97. https://dataversity.net 164 PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM Tôi là Tô Thanh Hương, hiện là Nghiên cứu sinh khóa 27A - chuyên ngành Kinh doanh Thương mại, trường Đại học Thương mại. Hiện nay, tôi đang tiến hành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu về “Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam”. Để việc nghiên cứu có cơ sở, khách quan, chính xác và hữu ích cho việc đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam, tôi mong muốn nhận được ý kiến khảo sát từ Ông/Bà đang là khách hàng vay vốn của CTTC trực thuộc NHTM. Các thông tin Ông/Bà cung cấp sẽ được giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Kính chúc Ông/Bà sức khỏe và thành công. PHẦN KHẢO SÁT THÔNG TIN Đánh dấu (X) vào ô vuông đặt trước thông tin Anh/Chị cho là phù hợp nhất 1. Anh/chị hiện đang vay vốn tại CTTC nào dưới đây MCredit SHB Finance FE Credit HD Saison 2. Mục đích sử dụng dịch vụ tín dụng tiêu dùng của Anh/Chị Mua xe máy/xe điện Mua đồ điện tử /điện máy Vay tiền mặt tín chấp 165 PHẦN KHẢO SÁT Ý KIẾN Phần dưới đây, mời Anh/Chị lựa chọn các phương án từ 1 đến 5 tương ứng với đánh giá của Anh/Chị về các nhận định đưa ra dưới đây. Trong đó mức độ đánh giá như sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý. Nhận định Mức điểm đánh giá 1 2 3 4 5 Chuẩn mực và chuyên nghiệp của nhân viên CTTC Hình ảnh bên ngoài của nhân viên tại các điểm giới thiệu dịch vụ trang trọng, lịch sự. 1 2 3 4 5 Cử chỉ điệu bộ của nhân viên tại các điểm giới thiệu dịch vụ thể hiện sự tôn trọng và thiện chí phục vụ khách hàng. 1 2 3 4 5 Nhân viên tại các điểm giới thiệu dịch vụ am hiểu sản phẩm và quy trình cho vay 1 2 3 4 5 Nhân viên tư vấn nắm rõ các chương trình, chính sách ưu đãi của CTTC 1 2 3 4 5 Dịch vụ chăm sóc sau vay Nhân viên CTTC luôn chủ động liên lạc kiểm tra xem tôi có cần hỗ trợ không 1 2 3 4 5 Nhân viên CTTC luôn tôn trọng và lắng nghe tôi trình bày với thái độ lịch sự 1 2 3 4 5 Các vấn đề khiếu nại, phàn nàn của tôi luôn được xử lý ngay lập tức 1 2 3 4 5 Các vấn đề khiếu nại, phàn nàn của tôi luôn được lắng nghe, ghi nhận và giải quyết thỏa đáng 1 2 3 4 5 Hiểu biết về các sản phẩm TDTD Tôi nắm rõ sản phẩm TDTD của các CTTC 1 2 3 4 5 Tôi chủ động tìm hiểu các sản phẩm TDTD trước khi phát sinh nhu cầu vay vốn 1 2 3 4 5 Tôi tự đánh giá được mình có khả năng đi vay CTTC hay không? 1 2 3 4 5 166 Nhận định Mức điểm đánh giá 1 2 3 4 5 Tôi không hoàn toàn dựa vào tư vấn của nhân viên CTTC tại các điểm giới thiệu dịch vụ 1 2 3 4 5 Hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân Tôi đã biết về quản lý tài chính cá nhân 1 2 3 4 5 Tôi thường xuyên thiết lập ngân sách để chi tiêu phù hợp với thu nhập hiện tại 1 2 3 4 5 Tôi dựa vào năng lực trả nợ của mình để xác định thời gian vay vốn 1 2 3 4 5 Đánh giá về trách nhiệm khi vay vốn CTTC Tôi thường chủ động tìm hiểu kỹ điều kiện và điều khoản quan trọng của hợp đồng và yêu cầu nhân viên tư vấn giải thích rõ ràng 1 2 3 4 5 Tôi chủ động hỏi về lãi suất phạt nếu trả nợ trước hạn 1 2 3 4 5 Tôi nắm rõ nguyên tắc và thời gian thanh toán của các khoản nợ 1 2 3 4 5 Tôi biết thông tin vay vốn của tôi sẽ được lưu tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) 1 2 3 4 5 Tôi hiểu các rủi ro gặp phải nếu không trả được nợ 1 2 3 4 5 167 PHỤ LỤC 02: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM Nhận định Mức điểm đánh giá 1 2 3 4 5 Chuẩn mực và chuyên nghiệp của nhân viên CTTC Hình ảnh bên ngoài của nhân viên tại các điểm giới thiệu dịch vụ trang trọng, lịch sự. 4,78% 19,11% 52,90% 20,14% 3,07% Cử chỉ điệu bộ của nhân viên tại các điểm giới thiệu dịch vụ thể hiện sự tôn trọng và thiện chí phục vụ khách hàng. 3,07% 13,65% 45,73% 26,28% 11,26% Nhân viên tại các điểm giới thiệu dịch vụ am hiểu sản phẩm và quy trình cho vay 6,48% 23,21% 44,03% 19,11% 7,17% Nhân viên tư vấn nắm rõ các chương trình, chính sách ưu đãi của CTTC 2,39% 26,62% 44,37% 24,57% 2,05% Dịch vụ chăm sóc sau vay Nhân viên CTTC luôn chủ động liên lạc kiểm tra xem tôi có cần hỗ trợ không 1,37% 12,97% 55,63% 21,16% 8,87% Nhân viên CTTC luôn tôn trọng và lắng nghe tôi trình bày với thái độ lịch sự 5,12% 51,54% 26,62% 11,95% 4,78% Các vấn đề khiếu nại, phàn nàn của tôi luôn được xử lý ngay lập tức 1,71% 18,77% 54,61% 15,36% 9,56% 168 Nhận định Mức điểm đánh giá 1 2 3 4 5 Các vấn đề khiếu nại, phàn nàn của tôi luôn được lắng nghe, ghi nhận và giải quyết thỏa đáng 7,17% 33,11% 51,19% 7,51% 1,02% Hiểu biết về các sản phẩm TDTD Tôi nắm rõ sản phẩm TDTD của các CTTC 4,10% 30,03% 57,34% 6,83% 1,71% Tôi chủ động tìm hiểu các sản phẩm TDTD trước khi phát sinh nhu cầu vay vốn 3,75% 51,19% 30,38% 13,31% 1,37% Tôi tự đánh giá được mình có khả năng đi vay CTTC hay không? 21,16% 22,87% 25,94% 27,99% 2,05% Tôi không hoàn toàn dựa vào tư vấn của nhân viên CTTC tại các điểm giới thiệu dịch vụ 22,18% 34,81% 30,72% 9,57% 2,73% Hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân Tôi đã biết về quản lý tài chính cá nhân 35,84% 17,75% 29,01% 16,72% 0,68% Tôi thường xuyên thiết lập ngân sách để chi tiêu phù hợp với thu nhập hiện tại 41,30% 19,11% 30,72% 8,87% 0,00% Tôi dựa vào năng lực trả nợ của mình để xác định thời gian vay vốn 30,72% 32,76% 25,60% 7,85% 3,07% Đánh giá về trách nhiệm khi Tôi thường chủ động tìm hiểu kỹ điều kiện và điều khoản quan trọng của hợp đồng và yêu cầu nhân viên tư vấn giải thích rõ ràng 27,99% 30,03% 31,74% 8,19% 2,05% 169 Nhận định Mức điểm đánh giá 1 2 3 4 5 vay vốn CTTC Tôi chủ động hỏi về lãi suất phạt nếu trả nợ trước hạn 42,66% 20,82% 30,72% 5,80% 0,00% Tôi nắm rõ nguyên tắc và thời gian thanh toán của các khoản nợ 31,06% 32,08% 25,60% 9,56% 1,71% Tôi biết thông tin vay vốn của tôi sẽ được lưu tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) 25,94% 30,38% 30,72% 12,29% 0,68% Tôi hiểu các rủi ro gặp phải nếu không trả được nợ 23,89% 43,34% 29,01% 3,75% 0,00% 170 PHỤ LỤC 03: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ CHUYÊN MÔN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM Tôi là Tô Thanh Hương, hiện là Nghiên cứu sinh khóa 27A - chuyên ngành Kinh doanh Thương mại, Trường Đại học Thương mại. Hiện nay, tôi đang tiến hành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu về “Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam”. Để việc nghiên cứu có cơ sở, khách quan, chính xác và hữu ích cho việc đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam, tôi mong muốn nhận được ý kiến từ Ông/Bà. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN  Họ và tên:  Công ty tài chính đang công tác:  Lĩnh vực chuyên môn đang công tác: Xin vui lòng trả lời các câu hỏi sau phù hợp với chuyên môn của Ông/Bà hiện nay tại CTTC mà Ông/Bà đang công tác: 1. Về sản phẩm TDTD - Ông/Bà cho biết hoạt động phát triển sản phẩm TDTD có được Ban điều hành CTTC chú trọng và kiểm soát chặt chẽ không? Tại sao? - Theo mô hình tổ chức hiện tại của CTTC, Phòng sản phẩm đang thuộc Khối/Trung tâm kinh doanh hay trực thuộc chỉ đạo trực tiếp của Ban điều hành CTTC? - Ông/Bà vui lòng thể mô tả về mô hình phát triển sản phẩm hiện tại của CTTC không ? - CTTC có ban hành quy trình thiết kế và quản lý sản phẩm không? Trong quy trình có áp dụng các nguyên tắc cho vay có trách nhiệm trong công tác thiết kế sản phẩm không? - Thời gian bình quân phát triển 01 sản phẩm con trong bao lâu? Số lượng các sản phẩm con của CTTC cho tới thời điểm hiện tại là bao nhiêu? - Ông/Bà có nghe nói đến hoặc đã triển khai “Tư duy tinh gọn” vào công tác phát triển sản phẩm chưa? 171 2. Về kênh phân phối và marketing - Hiện tại CTTC đang triển khai các kênh phân phối nào? Các kênh phân phối nào được CTTC tập trung phát triển trong các năm qua? - CTTC đã thực hiện phân phối sản phẩm qua kênh NHTM mẹ chưa? - Kênh POS có phải là kênh thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng hữu hiệu không? Ngoài POS, các kênh marketing quan trọng nào đang được CTTC tập trung triển khai trong các năm qua? - Các chương trình maketing đang được CTTC triển khai trong thời gian qua? Nêu ví dụ một số chương trình marketing cụ thể? 3. Mô hình quản trị rủi ro - Ông/Bà có thể cho biết chiến lược kinh doanh có mối liên hệ thế nào với mô hình quản trị rủi ro? - Ông/Bà cho biết mô hình quản trị rủi ro đang được CTTC áp dụng hiện nay? NHTM mẹ có vai trò thế nào trong việc hỗ trợ các CTTC triển khai mô hình quản trị rủi ro? - Theo Ông/Bà mô hình quản lý rủi ro 3 lớp phòng vệ là giải pháp hữu hiệu để giúp các CTTC quản trị rủi ro phát sinh từ hoạt động cho vay tiêu dùng không? Các CTTC với quy mô tín dụng tiêu dùng nào sẽ chọn mô hình này để thực hiện? khó khăn phải đối mặt là gì? 4. Chiến lược kinh doanh - Chuyển đổi mô hình sở hữu từ Tập đoàn kinh tế sang NHTM có phải là một trong các nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng tín dụng của CTTC không? - Ông/Bà có thể cho biết về nhận định xu hướng phát triển của CTTC trong 5 năm tới, giai đoạn 2020-2025? - Ông/bà có tâm đắc kinh nghiệm phát triển tín dụng tiêu dùng thông qua sản phẩm/kênh phân phối/thị trường hoặc các kinh nghiệm quản trị rủi ro của CTTC nào tại Việt Nam hay trên thế giới không? Kinh nghiệm đó là gì? Có thể áp dụng vào CTTC tại Việt Nam không? 5. Chuyên môn về nhân sự - Theo Ông/Bà, tỷ lệ nhân sự nghỉ việc của CTTC có mức bình quân bao nhiêu? Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc cao có phải đặc thù của CTTC không? - Theo Ông/Bà các nguyên nhân nào sau đây phản ánh lý do nghỉ việc của cán bộ CTTC: Lương thấp, thiếu cơ hội thăng tiến, không được đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ, giao việc chưa rõ. 172 - Theo Ông/Bà các nguyên nhân nào sau đây giúp tạo sự gắn bó và trung thành của cán bộ CTTC: Văn hóa công ty rõ nét, Giao KPI rõ ràng và đánh giá chuẩn xác, Chính sách đãi ngộ tốt tạo động lực làm việc và gắn bó. - Theo Ông/Bà, các hình thức nào được công ty lựa chọn để đảm bảo nhân viên tuân thủ theo quy định nội bộ của CTTC và của nhà nước? 6. Chuyên môn về công nghệ thông tin - Hiện tại CTTC đang ứng dụng AI vào các công đoạn nào của kiểm soát nội bộ, các khâu nào của quy trình tín dụng? - Ông/Bà có nghe nói về Big Data không? Theo Ông/Bà, CTTC gặp khó khăn gì trong việc ứng dụng các công nghệ này? CTTC hiện có đang ứng dụng các công nghệ này không? Lợi ích của các công nghệ này là gì đối với CTTC? Bước phát triển tiếp theo của các công nghệ này so với hiện tại là gì? - Theo hiểu biết của Ông/Bà, Top 5 CTTC nào đang triển khai tốt nhất các nền tảng công nghệ này trên thị trường? 173 PHỤ LỤC 04: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁN BỘ CHUYÊN MÔN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NHTM 1. Tổng hợp kết quả phỏng vấn nhóm cán bộ chuyên môn về sản phẩm TDTD - Ông/Bà cho biết hoạt động phát triển sản phẩm TDTD có được Ban điều hành CTTC chú trọng và kiểm soát chặt chẽ không? Tại sao? Kết quả phỏng vấn: + 8/8 đáp viên cho rằng hoạt động phát triển sản phẩm TDTD có được Ban điều hành CTTC chú trọng và kiểm soát chặt chẽ. + Một số lý do đưa ra như sau: kế hoạch PTSP hàng năm đều phải được Ban điều hành CTTC phê duyệt, kế hoạch kinh doanh hàng năm có đạt được một phần nhờ sản phẩm được thiết kế phù hợp với nhu cầu khách hàng và thị trường, các chương trình kinh doanh được xây dựng trên các sản phẩm TDTD chủ lực... Tác giả tổng kết lại kết quả phỏng vấn như sau: hoạt động phát triển sản phẩm TDTD luôn được Ban điều hành các CTTC trực thuộc chú trọng và kiểm soát chặt chẽ, nhằm đảm bảo sản phẩm TDTD đạt hiệu quả theo đúng định hướng chiến lược kinh doanh của CTTC hàng năm. - Theo mô hình tổ chức hiện tại của CTTC, Phòng sản phẩm đang thuộc Khối/Trung tâm kinh doanh hay trực thuộc chỉ đạo trực tiếp của Ban điều hành CTTC? Kết quả phỏng vấn: + 6/8 đáp viên: Phòng sản phẩm đang thuộc Khối/Trung tâm kinh doanh. + 2/8 đáp viên: Phòng sản phẩm do Ban điều hành trực tiếp chỉ đạo. - Ông/Bà vui lòng thể mô tả về mô hình phát triển sản phẩm hiện tại của CTTC không ? Kết quả phỏng vấn: 8/8 đáp viên cho biết mô hình phát triển sản phẩm của CTTC gồm Tổng giám đốc, các phòng ban chuyên môn cho ý kiến như Khối QTRR, Khối Kinh doanh, Khối Vận hành, Khối CNTT, Khối Tài chính kế toán...và Phòng sản phẩm trực tiếp xây dựng dự thảo và phát triển sản phẩm trên hệ thống. Kết luận: mô hình phát triển sản phẩm hiện tại của CTTC có sự tương đồng, đầy đủ và đảm bảo khả năng quản trị và vận hành hoạt động phát triển sản phẩm. - CTTC có ban hành quy trình thiết kế và quản lý sản phẩm không? Trong quy trình có áp dụng các nguyên tắc cho vay có trách nhiệm trong công tác thiết kế sản phẩm không? 174 Kết quả phỏng vấn: + 8/8 đáp viên: CTTC có ban hành quy trình thiết kế và quản lý sản phẩm + Đối với nguyên tắc cho vay có trách nhiệm trong công tác thiết kế sản phẩm: 8/8 cán bộ cho rằng trong quy trình thiết kế và quản lý sản phẩm đang chưa quy định rõ nguyên tắc cho vay có trách nhiệm trong mục quy định chung và trong các bước của quy trình. Một số đáp viên có giải thích thêm trong quy trình có nêu rõ việc thiết kế sản phẩm phải theo đúng quy định nội bộ và quy định pháp luật. Như vậy, nếu nguyên tắc cho vay có trách nhiệm là một trong các quy định của luật thì chắc chắn sẽ được phản ánh trong quá trình phát triển sản phẩm. Các mẫu biểu ký kết với khách hàng, quy trình cấp và triển khai tín dụng đã lồng ghép nguyên tắc này. Tác giả tổng kết lại kết quả phỏng vấn như sau: CTTC có ban hành quy trình thiết kế và quản lý sản phẩm. Trong quy trình chưa quy định rõ nội dung và phạm vi nguyên tắc cho vay có trách nhiệm mà đang được lồng ghép trong các quy trình và văn bản ký kết với khách hàng. - Thời gian phát triển 01 sản phẩm con trong bao lâu? Kết quả phỏng vấn: Đa số các đáp viên đều cho biết thời gian phát triển 01 sản phẩm con tùy thuộc nhiều yếu tố như khả năng thu thập và phân tích dữ liệu thị trường, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, thời gian phê duyệt của cấp thẩm quyền. Thời gian bình quân phát triển 01 sản phẩm con khoảng 6 tháng đối với các sản phẩm có tính phức tạp, hàm lượng công nghệ cao; 3 tháng với các sản phẩm mới không chứa hàm lượng công nghệ, và 1 tháng đối với các sản phẩm sửa đổi. Tác giả nhất trí với câu trả lời và tổng kết như sau: thời gian để phát triển một sản phẩm TDTD từ 1 tháng - 6 tháng tùy thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm và yếu tố CNTT khi phát triển sản phẩm - Ông/Bà có nghe nói đến hoặc đã triển khai “Tư duy tinh gọn” vào công tác phát triển sản phẩm chưa? Kết quả phỏng vấn: 4/4 đáp viên giữ vị trí quản lý của các CTTC đều đã nghe nói tới “Tư duy tinh gọn”. 8/8 đáp viên đều cho rằng CTTC chưa triển khai Tư duy tinh gọn vào công tác PTSP. 2. Về kênh phân phối và marketing - Hiện tại CTTC đang triển khai các kênh phân phối nào? CTTC đã thực hiện phân phối sản phẩm qua kênh NHTM mẹ chưa? 175 Kết quả phỏng vấn: + 6/8 đáp viên: POS, Telesales, DSA, Đối tác. Trong đó có 1 đáp viên bổ sung thông tin về việc CTTC triển khai kênh phân phối qua APP của NHTM mẹ từ đầu năm 2020. Tuy nhiên, kênh phân phối này chủ yếu mang tính tiếp nhận thông tin về nhu cầu chứ chưa xử lý khoản vay trực tiếp. + 2/8 đáp viên: POS, Telesales, DSA, Đối tác, APP - Các kênh phân phối nào được CTTC tập trung phát triển trong các năm qua? Kết quả phỏng vấn: + 6/8 đáp viên: POS, DSA. + 2/8 đáp viên: DSA. Lý do CTTC chủ yếu tập trung cho vay tiền mặt chứ không tập trung vào hàng lâu bền/phương tiện đi lại. - Các chương trình maketing đang được CTTC triển khai trong thời gian qua? Nêu ví dụ một số chương trình marketing cụ thể? Kết quả phỏng vấn: các chương trình phổ biến đều đang được các CTTC triển khai như chương trình giảm lãi suất cho vay so với khung lãi suất cho vay hiện hành, tặng voucher du lịch và ăn uống, hoàn tiền cho khách hàng trả nợ đầy đủ trong vòng 06 tháng, tích điểm, tặng voucher tiền mặt khi giới thiệu người quen vay vốn, chương trình lãi suất 0 đồng áp dụng khi khách hàng vay vốn và hoàn trả khoản vay trong vòng 06 tháng đầu tiên. 3. Mô hình quản trị rủi ro - Ông/Bà có thể cho biết chiến lược kinh doanh có mối liên hệ thế nào với mô hình quản trị rủi ro? Kết quả phỏng vấn: dưới đây là một số ý kiến của các đáp viên đối với câu hỏi trên: + Chiến lược kinh doanh có liên hệ chặt chẽ và mang tính quyết định đối với việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro + Mối liên hệ chặt chẽ và có sự thay đổi mang tính dài hạn do mô hình quản trị rủi ro không thể thay đổi trong ngắn hạn kịp thời trong trường hợp chiến lược kinh doanh thay đổi quá nhanh. + Chiến lược kinh doanh cũng bị tác động bởi năng lực triển khai mô hình quản trị rủi ro. Ví dụ: chiến lược tăng trưởng và chiếm lĩnh thị phần cho vay nhanh chóng cần mô hình quản trị rủi ro có tính linh hoạt và dễ điều chỉnh. 176 - Ông/Bà cho biết mô hình quản trị rủi ro đang được CTTC áp dụng hiện nay? NHTM mẹ có vai trò thế nào trong việc hỗ trợ các CTTC triển khai mô hình quản trị rủi ro? Kết quả phỏng vấn: dưới đây là một số ý kiến của các đáp viên đối với câu hỏi trên: + Mô hình quản trị rủi ro tập trung. NHTM mẹ chuyển giao mô hình, nhân sự, nền tảng quản trị sang CTTC thực thuộc. + Mô hình quản trị rủi ro tập trung. NHTM mẹ phái cán bộ chủ chốt và nhiều kinh nghiệm về QTRR sang CTTC trực thuộc, chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng hệ thống QTRR, kinh nghiệm xây dựng chính sách tín dụng và quy trình tín dụng nội bộ... + Mô hình quản trị rủi ro tập trung. NHTM mẹ chia sẻ về nhân sự /công nghệ về cả mảng QTRR và IT. Kết luận chung: Mô hình đang được các CTTC trực thuộc áp dụng là Mô hình quản trị rủi ro tập trung. NHTM mẹ hỗ trợ về phương pháp, kinh nghiệm xây dựng mô hình, nhân sự QTRR, nhân sự IT, công nghệ áp dụng. 4. Chuyên môn về nhân sự - Theo Ông/Bà, tỷ lệ nhân sự nghỉ việc của CTTC có mức bình quân bao nhiêu? Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc cao có phải đặc thù của CTTC không? Kết quả phỏng vấn: + 1/8 đáp viên: tỷ lệ nhân sự nghỉ việc ở mức trên 25% + 1/8 đáp viên: tỷ lệ nhân sự nghỉ việc ở mức trên 40% + 6/8 đáp viên: tỷ lệ nhân sự nghỉ việc ở mức 30%-40% + 8/8 đáp viên cho biết tỷ lệ nghỉ việc cao là đặc thù của CTTC. Kết luận chung: theo kết quả phỏng vấn và nhận định/hiểu biết của tác giả, tỷ lệ nhân sự nghỉ việc của CTTC dao dộng trong khoảng 30%-40%. - Theo Ông/Bà các nguyên nhân nào sau đây phản ánh lý do nghỉ việc của cán bộ CTTC: Lương thấp, thiếu cơ hội thăng tiến, không được đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ, giao việc chưa rõ. Kết quả phỏng vấn: 8/8 đáp viên đều cho rằng các nguyên nhân Lương thấp, thiếu cơ hội thăng tiến, không được đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ, giao việc chưa rõ đều là nguyên nhân nghỉ việc của cán bộ CTTC. - Theo Ông/Bà các nguyên nhân nào sau đây giúp tạo sự gắn bó và trung thành của cán bộ CTTC: Văn hóa công ty rõ nét, Giao KPI rõ ràng và đánh giá chuẩn xác, Chính sách đãi ngộ tốt tạo động lực làm việc và gắn bó. 177 Kết quả phỏng vấn: 8/8 đáp viên đều cho rằng các các yếu tố Văn hóa công ty rõ nét, Giao KPI rõ ràng và đánh giá chuẩn xác, Chính sách đãi ngộ tốt tạo động lực làm việc và gắn bó đều sẽ giúp cán bộ CTTC gắn bó và trung thành với Công ty. - Theo Ông/Bà, các hình thức nào được công ty lựa chọn để đảm bảo nhân viên tuân thủ theo quy định nội bộ của CTTC và của nhà nước? Kết quả phỏng vấn: + 6/8 đáp viên: Bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, nội quy lao động. + 2/8 đáp viên: Chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp, nội quy lao động 5. Chuyên môn về công nghệ thông tin - Hiện tại CTTC đang ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào các công đoạn nào của kiểm soát nội bộ, các khâu nào của quy trình tín dụng? - Kết quả phỏng vấn: các khâu đang áp dụng AI do các đáp viên cho biết như sau: + Tư vấn thông tin khoản vay: CTTC cung cấp phần mềm trả lời tự động chatbot cho các KH quan tâm tới sản phẩm và đặt câu hỏi trên chatbot + Thu thập hồ sơ khoản vay: scan các giấy tờ cá nhân bằng công nghệ OCR + Thẩm định và phê duyệt khoản vay: tự động sàng lọc các hồ sơ không đủ điều kiện, tự động phê duyệt các khoản vay. + Giải ngân: đối chiếu văn kiện tín dụng với thông báo phê duyệt + Thu nợ: nhắc nợ tự động, cảnh báo nợ đến hạn qua email/sms.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_tin_dung_tieu_dung_cua_cac_cong_ty_tai_ch.pdf
  • docĐiểm mới luận án Tiếng Anh.TO THANH HUONG.29.9.2020.doc
  • docĐiểm mới luận án Tiếng Việt.TO THANH HUONG.29.9.2020.doc
  • pdfTóm tắt luận án Tiếng Anh.TO THANH HUONG.29.9.2020.pdf
  • pdfTóm tắt luận án Tiếng Việt.TO THANH HUONG.29.9.2020.pdf
Luận văn liên quan