Luận án Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng Sông Hồng

Đồng thời để nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN, trước mắt, Bộ VHTT&DL có thể nghiên cứu tổ chức xây dựng và ban hành một Thông tư riêng để quy định, hướng dẫn và quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan của trung ương và địa phương, giữa các địa phương có di tích QGĐB. Trên cơ sở đó, UBND các tỉnh thành phố ban hành văn bản quy định hoạt động quản lý và quy chế phối hợp liên ngành giữa chính quyền địa phương các cấp, các ngành và tổ chức đơn vị có liên quan trong việc bảo vệ, kiểm tra, tuyên truyền giáo dục pháp luật về di sản văn hóa. Việc xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý các cấp để thi hành pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có ảnh hưởng trực tiếp đến di tích QGĐB.

pdf162 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của Nhà nước, có kinh nghiệm và năng lực thực tế. Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ, công chức phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, cơ quan QLNN về di tích QGĐB cử cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm thực tế. Cùng với việc nghiên cứu, bổ sung kiến thức thì đội ngũ cán bộ, công chức, 126 cũng phải tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao năng lực. Trong thực tiễn, để có thể đáp ứng nhiệm vụ như dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về di tích QGĐB, đàm phán điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích đòi hỏi trình độ và năng lực của các cán bộ, công chức ngày càng hoàn thiện. Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, đỏi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kiến thức sâu về di sản văn hóa đồng thời phải có kiến thức tổng hợp, thông thạo về QLNN. Do đó, thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thường xuyên. Bên cạnh đó thực hiện chính sách và chế độ đãi ngộ về vật chất, khuyến khích về tinh thần đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý di tích có ý nghĩa quan trọng và nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ và khai thác giá trị di tích QGĐB cùng với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo tồn truyền thống văn hóa, những công trình mang những nét đặc trưng riêng của vùng và địa phương. Do vậy, chính quyền các cấp phải sẵn sàng cho việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB. Trên cơ sở thực tiễn, yêu cầu trình độ cán bộ, công chức QLNN về di tích QGĐB về tiêu chuẩn cần thiết: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo có liên quan đến di sản văn hóa, có kiến thức QLNN như chứng chỉ về QLNN, hiểu biết QLNN về di sản văn hóa; có kinh nghiệm tối thiếu 3 năm về quản lý di sản văn hóa; sử dụng thành thạo máy tính, trình độ tin học cơ bản, biết và có thể giao tiếp một ngoại ngữ; có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức QLNN về di tích QGĐB dưới các hình thức đào tạo cơ bản về chuyên môn quản lý, chuyên môn bảo tồn, kỹ thuật bảo tồn, bồi dưỡng ngắn hạn và nâng cao ở trong nước và cử đi nghiên cứu, học tập ở 127 nước ngoài. Cụ thể: Cục Di sản văn hóa mở lớp tập huấn QLNN về di tích QGĐB trong vùng ĐBSH; phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến di sản văn hóa, di tích QGĐB; cập nhật thông tin về QLNN về di sản văn hóa, di tích QGĐB; thông qua tổ chức các hội thảo khoa học, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm ở trong nước và quốc tế để trao đổi học tập kinh nghiệm trong vùng ĐBSH; cử cán bộ, chuyên gia giỏi của Cục Di sản văn hóa về hỗ trợ, hướng dẫn các phòng quản lý di sản thuộc Sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH - nơi có số lượng lớn các di tích QGĐB chiếm 42,1% của cả nước. Về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao: cần có chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao như ưu tiên tuyển thẳng vào biên chế, bổ nhiệm, xếp ngạch và bố trí bậc lương phù hợp, có kế hoạch cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. 4.2.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Việt Nam là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, với số lượng di tích quá lớn, nhu cầu cần thiết phải tu bổ, tôn tạo cũng rất lớn trong khi nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu này từ phía Nhà nước còn rất hạn chế. Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng, Nhà nước ta đã xác định tu bổ, tôn tạo các di tích quốc gia nói chung và di tích QGĐB nói riêng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1997) đã đề cập đến chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục, Chính phủ đã sớm ban hành các Nghị định về chính sách khuyết khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính kèm theo. Hành lang pháp lý về cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực cho bảo tồn, tôn tạo các di tích quốc gia nói chung và di tích QGĐB nói riêng đã được thiết lập và phát huy trong thực tiễn. Đánh giá về kết quả chủ trương này, tại Hội thảo: “Xã hội hóa 128 trong bảo tồn nhìn từ hai phía” tổ chức ngày 09/10/2012 tại Hà Nội, đã khẳng định cộng đồng góp 70% kinh phí bảo tồn, tôn tạo di tích. Các di tích QGĐB đều đã trải qua thời gian lâu đời, chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Vì vậy một trong những nội dung quan trọng của hoạt động QLNN về di tích QGĐB là huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích QGĐB. Tuy nhiên việc đầu tư phải trên cơ sở nguyên tắc: Mức đầu tư của nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế. Sử dụng công khai, minh bạch nguồn đầu tư của nhà nước có trọng tâm, trọng điểm. Giai đoạn 2016-2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa trong đó bao gồm các dự án bảo tồn di sản văn hóa, đã tăng cường đầu tư cho các di tích QGĐB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn khác theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, ý tế, văn hóa, môi trường và các thông tư hướng dẫn kèm theo như Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008; và Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/1014 của Bộ Tài chính. Bộ VHTT&DL cần thiết nên phối hợp với Bộ Tài Chính thực hiện tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các văn bản này để xem xét, điều chỉnh, bổ sung sửa đổi và thay thế. Mặt khác, việc đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa là một giải pháp mang tính chiến lược hiện nay. Bởi lẽ, nhu cầu về vốn đầu tư để bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích QGĐB là rất lớn, trong khi nguồn ngân sách nhà nước các cấp còn rất hạn chế nên nguồn huy động xã hội hóa là một giải pháp quan trọng hiện nay. Tuy nhiên, công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích chưa thể hiện được vai trò định hướng của QLNN, nhận thức của xã hội về di sản văn hóa, di tích QGĐB chưa toàn diện, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao; tham gia hoạt động bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích còn mang tính tự phát, không có sự phối hợp chặt chẽ với cơ 129 quan chức năng QLNN về di sản văn hóa, di tích QGĐB ở địa phương như ví dụ: Tại di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử ở tỉnh Quảng Ninh về mặt hạn chế của của việc huy động nguồn tài chính từ xã hội hóa thiếu sự phối hợp với các cơ quan chức năng về bảo tồn di sản văn hóa. Mặt khác, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã buông lỏng quản lý, hạn chế về trình độ và nhận thức về di sản văn hóa, di tích QGĐB. Một vấn đề cần quan tâm lưu ý khi huy động nguồn tài chính để bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích QGĐB như trường hợp ở tỉnh Ninh Bình (di tích danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động) thực hiện mô hình đầu tư dự án theo hình thức Công - Tư. Đây là phương thức mới, đặc thù trong lĩnh vực di sản văn hóa, cần nghiên cứu làm rõ và theo dõi quản lý chặt chẽ mô hình này. Đặc biệt cần phải tăng cường vai trò QLNN về di tích QGĐB, tránh việc “Khoán trắng” cho tổ chức kinh tế quản lý khai thác giá trị di tích QGĐB. Tăng cường giám sát, quản lý nguồn vốn huy động, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục tiêu, đặc biệt kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích QGĐB một cách nghiêm ngặt theo đúng quy định của pháp luật. Để có thể huy động các nguồn vốn xã hội hóa cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động vốn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan QLNN về di tích QGĐB tiếp tục tham mưu, trình Chính phủ để chỉ đạo xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi về thuế, phí, đất đai Thành lập Quỹ bảo tồn di tích QGĐB, Nguồn quỹ bao gồm: Nhà nước cấp, huy động hợp pháp khác, tài trợ, đóng góp của tổ chức và cá nhân; về quản lý quỹ giao cho hội đồng quản lý quỹ. Ở Trung ương do Chính phủ quy định Hội đồng quản lý Quỹ và có tổ chuyên gia tư vấn chuyên môn cho Hội đồng quản lý quỹ; cơ chế, chính sách huy động cụ thể hóa trong lĩnh vực di sản văn hóa trên cơ sở Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của 130 Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của cá Bộ, ngành chức năng để các địa phương áp dụng. Hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB phải đối mặt với những thách thức mới, như tình trạng khó khăn về tài chính. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng ĐBSH đến nay chưa có quỹ bảo tồn di tích QGĐB. Trong thời gian tới, đề xuất thành lập quỹ bảo tồn di tích QGĐB vùng ĐBSH ở các địa phương. Cấp tỉnh, thành phố cần thiết nên thành lập quỹ bảo tồn di tích QGĐB, tổ chức hoạt động của quỹ bảo tồn nhằm thu hút thêm nguồn lực đầu tư. Đặc biệt, nhà nước cần có chính sách khuyến khích về thuế đối với những tổ chức doanh nghiệp và cá nhân có đóng góp vào việc tu bổ di tích, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB vùng ĐBSH. Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế và phí đối với cơ sở đào tạo, thiết chế do tư nhân đầu tư. Tăng cường thực hiện chính sách về xã hội hóa, khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di tích; xây dựng cơ chế hợp tác thuận lợi giữa cơ quan QLNN, các tổ chức kinh tế - xã hội có liên quan đến di tích, cộng đồng dân cư địa phương nhằm tác động tích cực đến hiệu quả QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH. Khắc phục tình trạng quản lý, sử dụng kinh phí không hiệu quả và không đúng mục đích do sự thiếu đồng bộ, thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chyên môn, giữa các cấp chính quyền và đơn vị liên quan. Khắc phục tình trạng cúng tiến đồ thờ tự vào di tích không phù hợp, không đúng quy định; bảo tồn, tu bổ, sửa chữa di tích không đúng quy định, phục hồi di tích làm biến dạng, thay đổi diện mạo, gây thiệt hại cho di tích QGĐB. 4.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong đó có di tích QGĐB tiếp tục được tăng 131 cường, đẩy mạnh công tác QLNN trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; Cục Di sản văn hóa đã chủ động hoặc phối hợp với Thanh tra Bộ, các đơn vị của Bộ, các nhà khoa học, tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động bảo vệ và khai thác di tích tại các địa phương trong đó có các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSH, xác minh các thông tin được dư luận phản ánh, để tham mưu lãnh đạo Bộ VHTT&DL chỉ đạo, xử lý triệt để những vi phạm pháp luật về di sản văn hóa, di tích QGĐB. Qua thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích, có nhiều vấn đề đã và đang đặt ra, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng QLNN về di sản văn hóa, di tích QGĐB trong việc quản lý và thực hiện các dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích nhằm ngăn chặn, giải quyết và xử lý các vi phạm. Qua thanh tra, kiểm tra cũng cho thấy, các tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích đều có chức năng hành nghề và kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa. Nhiều dự án được chủ đầu tư tham khảo, lấy ý kiến của các nhà khoa học chuyên ngành hoặc được hội thảo lấy ý kiến nhiều lần trước khi triển khai thực hiện. Nhưng có một số di tích được đầu tư bằng nguồn vốn của địa phương dưới hình thức xã hội hóa đã bỏ qua quy trình thủ tục theo quy định, nhiều dự án thiết kế được lập bởi các tổ chức, cá nhân không đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa, di tích QGĐB như các vụ việc tại di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần. Như vậy, công tác thanh tra, kiểm tra phải được hoàn thiện và thực hiện ở tất cả các khâu: lập dự án, thiết kế, tổ chức thi công, giám sát thi công Trách nhiệm của các cơ quan QLNN về di tích QGĐB trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thời gian tới: 132 Thứ nhất, đối với Bộ VHTT&DL và các đơn vị thuộc Bộ, cụ thể: Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý di tích QGĐB vùng ĐBSH và trên phạm vi toàn quốc; chỉ đạo, hướng dẫn Sở VHTT&DL các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý di tích QGĐB và hoạt động bảo tồn, tu bổ, chống xuống cấp và phục hồi di tích; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về lập, triển khai các dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích, giúp các địa phương nâng cao trình độ cán bộ, công chức để thực hiện các dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị của di sản văn hóa, di tích QGĐB. Nhất là kiến thức, hiểu biết về việc bảo vệ, giữ gìn các yếu tố gốc cấu thành di tích QGĐB. Cục Di sản văn hóa cần theo dõi quản lý chặt chẽ việc thực hiện các quy hoạch, phối hợp với và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế, chính sách tài chính trong việc lập dự án, thiết kế, thi công và giám sát tham mưu Bộ VHTT&DL trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện một cách thống nhất trên phạm vi cả nước. Thanh tra Bộ: có trách nhiệm phối hợp với Cục Di sản văn hóa và các đơn vị liên quan tăng cường tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý bảo tồn và tôn tạo di tích, xây dựng cơ chế, chế tài xử phạt đủ mạnh mang tính răn đe để xử lý vi phạm. Chế tài xử phạt vi phạm như hiện nay còn thấp, chưa đủ sức răn đê, ngăn chặn các hành vi vi phạm. Thứ hai, đối với các Sở VHTT&DL: Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác QLNN về di tích QGĐB, gắn trách nhiệm của chính quyền, các đoàn thể của địa phương trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích; hướng dẫn để nhân dân công đức đúng quy định, không tiếp nhận đồ thờ tự không đúng quy định, cúng tiến tại di tích. Tăng cường kiểm tra, giám sát chuyên môn để nâng 133 cao chất lượng các dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích QGĐB. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao trách nhiệm bộ máy quản lý, nhất là việc tổ chức trông coi trực tiếp tại di tích QGĐB. Tham mưu với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cấp, các ngành, chủ đầu tư dự án thực hiện đúng quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản khi triển khai thực hiện các dự án (bao gồm các dự án sử dụng nguồn vốn xã hội hóa). Tăng cường kiểm tra hoạt động bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích, nâng cao trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cộng đồng nhằm bảo vệ tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích QGĐB. Trong quá trình bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích, kịp thời phát hiện, điều chỉnh và hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng các quy trình, quy định, thủ tục triển khai thực hiện các dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích QGĐB. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về giá trị của di tích, lý do bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích; công khai nội dung dự án trước khi triển khai thực hiện để nhân dân được biết, tham gia góp ý kiến nhằm thống nhất, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong xã hội về việc thực hiện các dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích. Khi hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích cần có hình thức tuyên truyền để giới thiệu giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật của di tích QGĐB. Xây dựng kế hoạch và trình UBND cấp tỉnh, thành phố bố trí kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; tập huấn quản lý di tích, bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích cho các đối tượng có liên quan và những người trực tiếp trông coi di tích QGĐB. Thứ ba, đối với UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hoàn thiện pháp lý về thanh tra, kiểm tra, tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch và thực hiện các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích QGĐB ở địa phương; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về di 134 tích QGĐB; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm đối các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội ở khu vực di tích QGĐB; Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ thanh tra các cấp; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra: như thường xuyên phối hợp hành động và có trách nhiệm kiểm tra, kịp thời giải quyết và kiên quyết xử lý vi phạm, xem xét tăng mức xử phạt vi phạm để bảo đảm tính răn đe. Có kế hoạch và biện pháp giải quyết hiệu quả và xử lý dứt điểm những tồn tại cũ về vi phạm đất đai kéo dài; tiếp tục tổ chức, chỉ đạo thực hiện truy tìm và thu hồi di vật đã bị mất cấp. Ngoài ra, bên cạnh việc tăng cường vai trò của các quan QLNN về di tích QGĐB, đồng thời tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam; tăng cường vai trò của các cơ quan truyền thông trong việc phát hiện, phản ánh những vi phạm để kịp thời tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật tại di tích QGĐB. 4.2.7. Các giải pháp khác Thứ nhất, giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ mới Học tập và ứng dụng kinh nghiệm của một quốc gia trên thế giới, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại đã đi vào mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực di sản văn hóa. Ứng dụng nhiều công nghệ mới như công nghệ 3D, công nghệ thông tin giúp cho các nhà quản lý, bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích, phục dựng hình dạng hiện vật, tạo dựng lại mô hình di tích trên cơ sở hiện trạng của di tích, thậm chí mô phỏng lại gần như nguyên bản gốc của di tích để phục hồi hoặc lưu trữ các dữ liệu về hồ sơ di tích. Công nghệ thông tin hiện đại được ứng dụng trong lưu trữ quản lý hồ sơ. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, các nhà khoa học đã tìm ra các loại vật liệu của người xưa dùng để phục chế lại di vật tại di tích hoặc các loại vật liệu mới thay thế tốt hơn và bền vững hơn. Các trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho các công việc khảo sát, thi công được cải tiến và ứng dụng nhiều 135 công nghệ mới, hiện đại. Kết hợp với công nghệ truyền thông giúp cho việc nâng cao nhận thức cho mọi đối tượng trong xã hội. Với những ứng dụng mới, việc nghiên cứu những thành tựu mới của thế giới vào lĩnh vực di sản văn hóa sẽ giúp cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các đơn vị thiết kế, thi công được tốt hơn và hiệu quả hơn. Vì vậy, tăng cường ứng dụng công nghệ khoa học mới trong việc quản lý bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích QGĐB là yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Thứ hai, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức pháp luật về di sản văn hóa Truyền thông đã trở thành một ngành công nghiệp đặc biệt, ngoài các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, phát thanh truyền hình, mạng internet, mạng xã hội..., nhiều thông tin được cập nhật nhanh chóng và rộng rãi, đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa, cũng như phản ánh, phát hiện những vi phạm trong QLNN về di tích QGĐB. Việc mở các chuyên mục về di tích QGĐB trên truyền hình, phát thanh là rất cần thiết. Thông qua trao đổi tương tác hai chiều giữa cơ quan quản lý và người dân cũng như chuyên mục tìm hiểu pháp luật như luật di sản văn hóa và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý cũng như cộng đồng hiểu rõ hơn về di tích QGĐB, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về di tích QGĐB có thể ngăn chặn những vi phạm, xâm hại, phá hoại di tích do thiếu hiểu biết về pháp luật, đồng thời giúp cho các nhà quản lý và cộng đồng xã hội có ý thức hơn trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB. Bên cạnh đó, cũng cần phải ngăn chặn và xử lý những mặt tiêu cực của các mạng xã hội đưa tin sai lệch, gây hại, chống phá và cản trở các cơ quan QLNN về di tích QGĐB hoặc tuyên truyền không đúng về di tích QGĐB. 136 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân để việc bảo vệ di tích QGĐB không chỉ là của riêng nhà nước, của chính quyền địa phương mà trở thành trách nhiệm chung của cộng đồng trong xã hội. Chính quyền các cấp cần có nhiều những hoạt động tích cực, sáng tạo, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân; tăng cường thông tin chia sẻ cộng đồng hướng đến mục tiêu chung là nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB vùng ĐBSH và phát triển bền vững. Thông qua các hội nghị, hội thảo trong nước và ngoài nước, tăng cường hợp tác với chuyên gia quốc tế, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước về chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu khoa học, để bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB vùng ĐBSH. Thứ ba, đẩy mạnh hợp tác quốc tế Về hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia và tổ chức quốc tế, nhất là trong khu vực Asean và Châu Á để giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, chuyên môn với các chuyên gia quốc tế về di sản văn hóa, di sản thế giới. Hợp tác đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ khoa học mới trong việc bảo tồn di tích; tham gia các cam kết quốc tế về lĩnh vực di sản văn hóa; tiếp tục đề nghị công nhận di sản thế giới đối với các di tích QGĐB. Kết luận chương 4 Chương 4 luận án đưa ra quan điểm tăng cường, hoàn thiện QLNN về di tích QGĐB phải dựa trên cơ sở các quan điểm sau: Một là, QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH phải tuân theo các quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển - xã hội của vùng ĐBSH. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB định hướng tương lai phải luôn dựa vào nguyên tắc phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân 137 tộc đồng thời giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế du lịch, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, giảm lãng phí, hiệu quả lâu dài. Bảo tồn và bảo vệ di tích là động lực cho sự phát triển, giữ lại được sự hấp dẫn của vùng, những nét văn hóa riêng biệt của các di tích, danh lam thắng cảnh; tất cả những di vật, hiện vật trong khu vực di tích QGĐB đều phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Hai là, quan điểm QLNN về di tích QGĐB phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình thành các di tích, không được làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, phải giữ gìn nguyên vẹn, không làm biến đổi những yếu tố cấu thành của di tích, đảm bảo tính nguyên gốc của di tích QGĐB. Ba là, di tích QGĐB phải được bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên nguyên tắc dựa vào cộng đồng, phát huy tính tự quản, tự giác và chủ động của cộng đồng, thông qua các tổ chức quần chúng tự nguyện để giữ gìn, bảo vệ di tích. Việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích QGĐB là hết sức cần thiết ở tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương; định hướng QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH trong giai đoạn tới cần phải tập trung vào những định hướng chính như sau: Thứ nhất là, cần thiết phải xây dựng và ban hành văn bản pháp luật cụ thể về di tích QGĐB; Thứ hai là, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan QLNN các cấp thống nhất, hiệu lực và tổ chức một mô hình quản lý phù hợp đối với vùng ĐBSH; Thứ ba là, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cụ thể và tạo ra các điều kiện để khuyến khích xã hội đầu tư, hỗ trợ cho việc bảo tồn và huy giá trị các di tích QGĐB. Trên cơ sở các quan điểm khoa học và định hướng, chương 4 của luận án đã tập trung làm rõ các giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu, đó là: giải pháp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách 138 theo hướng phát triển liên kết theo vùng; rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật; giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức; giải pháp về huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực; giải pháp về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, và các giải pháp khác nhằm đảm bảo QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH có hiệu lực, hiệu quả. 139 KẾT LUẬN Di tích QGĐB là báu vật của các thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, là tài sản quý giá của quốc gia và nhân loại. Bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích QGĐB trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là sứ mệnh đặc biệt quan trọng trước hết thuộc về nhà nước, vai trò của cộng đồng nơi có di tích, vai trò của xã hội và nhân dân. Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân làm cho di tích bị xuống cấp nghiêm trọng do sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự khai thác di tích quá mức thậm chí là sự phá hoại di tích của con người Nhưng cũng có nguyên nhân quan trọng cần phải xem xét, nghiên cứu về tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN về di tích QGĐB nói chung và vùng ĐBSH nói riêng còn có những hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH là một yêu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong phạm vi luận án, những kết quả nghiên cứu cơ bản thể hiện nội dung như sau: Chương 1, luận án đã khái quát tình hình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài, những công trình nghiên cứu khoa học quản lý về di sản văn hóa và QLNN về di tích QGĐB. Từ đó, luận án xác định những kết quả nghiên cứu mà luận án kế thừa, những phân tích, đánh giá hoạt động QLNN về di tích QGĐB, những công trình khoa học chưa giải quyết hoặc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Chương 2, luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận cốt lõi liên quan đến đề tài như: Làm rõ các khái niệm và thuật ngữ về “di sản văn hóa”, “di tích”, “di tích quốc gia đặc biệt”, “quản lý nhà nước về di sản văn hóa”, để tìm hiểu khái niệm QLNN về di tích QGĐB. Từ sự phân tích các khái niệm đó để rút ra định nghĩa khái niệm: "Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt”. Nêu sự cần thiết QLNN về di tích QGĐB và nội dung QLNN về di tích QGĐB. Luận án cũng đã phân tích những yếu tố tác động 140 đến QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH và nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Chương 3, dưới góc độ thực tiễn, luận án đã phân tích, luận giải và làm rõ thực trạng QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH với những vấn đề cụ thể như việc xây dựng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức; việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Luận án xem xét, phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH chỉ ra kết quả đạt được, những hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng. Chương 4, từ việc nêu và phân tích lý luận và đánh giá thực trạng QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH, luận án đưa ra những quan điểm và định hướng hoàn thiện QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH; từ những kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất sáu giải pháp chính và ba giải pháp khác nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH. Các giải pháp này đã thể hiện được toàn bộ những vấn đề cần xem xét và giải quyết trong hoạt động QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH trong thời gian tới. 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, BÀI VIÊT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Quách Ngọc Dũng (2015), Quản lý nhà nước về văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 234 (7/2015), tr.49 - 53. 2. Quách Ngọc Dũng (2016), Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 241 (2/2016), tr.99 - 101. 3. Quách Ngọc Dũng (2017), Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 253 (2/2017), tr.89 - 92. 4. Quách Ngọc Dũng (2017), Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 256 (5/2017), tr.55 - 60. 142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Đào Duy Anh (1997), Đất nước Việt Nam qua các đời, tái bản. NXB Thuận Hóa, Huế. 2. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam Văn hóa sử cương, tái bản. NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; 3. Hà An, “Bộ Văn hóa “siết” quản lý di tích”, Báo mới điện tử, ngày 07/12/2013, trang tin toquoc.vn; 4. Hoàng Tuấn Anh, Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa hiện nay”, Trang tin tuyengiao.vn; 5. Đặng Văn Bài (2001), Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 4, tr.11 - 13; 6. Đặng Văn Bài (2006), Bảo vệ di sản văn hoá trong quy hoạch phát triển đô thị ở Việt Nam. NXB Thế giới, Hà Nội; 7. Đặng Văn Bài (2009), Phát huy giá trị di sản văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 (32) tr. 85 - 92; 8. Đặng Văn Bài (2011), Di sản Văn hoá Việt Nam. Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội; 9. Đặng Văn Bài (2014), Bảo tồn di sản văn hoá gắn với phát triển bền vững nhìn từ 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, Tạp chí Di sản văn hóa, số 1(46), tr.8 - 11; 10. Đặng Văn Bài, Quản lý di sản văn hóa của Hà Nội – những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, 11. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội. NXB Hà Nội; 12. Nguyễn Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 13. Phan Thanh Bình (2012), Nhận thức mới về di sản văn hóa, www.vietnamnet.vn, ngày 19/6/2012; 143 14. Trương Quốc Bình (2008), Xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa ở Việt Nam, Tạp chí Di sản văn hóa, số 4, tr.9 -13; 15. Trương Quốc Bình (2009), Đổi mới hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa, Tạp chí Cộng sản, số 2, tr.72 - 76; 16. Trịnh Ngọc Chung (2015), Quản lý di sản thế giới ở Việt Nam qua trường hợp cố đô Huế và đô thị cổ Hội An, Luận án Tiến sĩ văn hoá học, Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội; 17. Trần Thị Kim Cúc (2014), Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội; 18. Cục Di sản Văn hóa (2005), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập 1, Cục Di sản văn hóa, Hà Nội; 19. Cục Di sản văn hóa (2008), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập 4, NXB Thế giới, Hà Nội; 20. Cục Di sản văn hóa (2014), Văn bản quản lý nhà nước về Di sản văn hóa, Hà Nội; 21. Nguyễn Viết Cường (2014), Bảo tồn di tích trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Di sản Văn hoá số 2 (47) tr. 7 - 9, Hà Nội; 22. Nguyễn Viết Cường (2014), Vấn đề nghiên cứu, áp dụng quy định quốc tế trong thực tiễn bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở nước ta”, Tạp chí Di sản văn hoá số 1 (46), Hà Nội; 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị TW 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 144 27. Nguyễn Khoa Điềm (1998), Về Hội nghị: Chính sách văn hóa vì sự phát triển, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 6, tr. 3- 6, Hà Nội; 28. Phạm Duy Đức (2006), Những thách thức của văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội; 29. Phạm Duy Đức (chủ biên) (2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 xu hướng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 30. Nguyễn Văn Đức (2013), Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hoá quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế. 31. Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (2011), Quản lý văn hóa ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 1, tr. 52 - 59; 32. Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (đồng chủ biên) (2012), Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 33. Ngân Hà, Xử lý nghiêm vụ di tích quốc gia Yên Tử bị xâm hại nghiêm trọng, Báo Pháp luật điện tử, ngày 28/10/2015 34. Lê Hồng Hạnh (2008), Di sản văn hóa truyền thống với vấn đề phát triển du lịch trên cơ sở khảo sát địa bàn tỉnh Hưng Yên, Luận án Tiến sĩ, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam; 35. Nguyễn Hữu Hải (2015), Quản lý học đại cương, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội; 36. Phạm Thị Hảo (2014), Phát triển Văn hóa xây dựng nông thôn mới, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; 37. Học viện Hành chính quốc gia (2000), Một số thuật ngữ hành chính, NXB Giáo dục, Hà Nội; 38. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Giáo trình quản lý nhà nước về văn hóa, y tế, giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội; 39. Học viện Hành chính (2009), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội, tr. 239, 261; 40. Hội thảo quốc tế về Phố cổ Hội An (2006), NXB Thế giới, Hà Nội; 145 41. Hội thảo Quản lý Di sản văn hóa thế giới và phát triển du lịch (2008), do Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Sở Văn hóa Thông tin Quảng và Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 23 - 24/3/2008 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; 42. Hội thảo Tính liên ngành trong bảo tồn di tích (2010), do Viện Bảo tồn di tích tổ chức ngày 20/01/2010 tại Hà Nội; 43. Hội thảo 10 năm thực hiện Công ước UNESCO về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể - những bài học, kinh nghiệm và định hướng tương lai (2013), do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Nam và Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức ngày 23 - 24/6/2013 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; 44. Tô Duy Hợp (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội; 45. Phạm Mai Hùng (2015), Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 2 (51), tr. 3 - 4, Hà Nội; 46. Nguyễn Quốc Hùng (2003), Tu bổ, tôn tạo di tích, lý luận và thực tiễn. In trong cuốn "Một con đường tiếp cận di sản văn hóa", tập 1, NXB Thế giới, Hà Nội; 47. Nguyễn Quốc Hùng (2004), Mô hình tổ chức quản lý các di sản thế giới mười năm nhìn lại. Tạp chí Di sản Văn hoá số 7, tr. 8 - 13, Hà Nội; 48. Nguyễn Quốc Hùng (2004), Tầm nhìn tương lai đối với di sản văn hóa và hệ thống bảo vệ di tích ở nước ta, Tạp chí Di sản văn hóa, số 9, tr. 3- 10, Hà Nội; 49. Nguyễn Quốc Hùng (2006), Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá thiên nhiên thế giới phục vụ phát triển ở nước ta, Tạp chí Di sản Văn hoá số 4, tr. 5 -7, Hà Nội; 50. Nguyễn Quốc Hùng (2008), Vai trò của Di sản văn hoá trong sự phát triển ở nước ta hiện nay, Tạp chí Di sản Văn hoá số 2, tr. 13-19, Hà Nội; 51. Nguyễn Quốc Hùng (2013), Truyền thống Việt Nam qua di sản văn hoá - Nhận thức, khám phá và bảo tồn, NXB Thế giới, Hà Nội; 146 52. Nguyễn Quốc Hùng, “Một số giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong thời gian tới” Tạp chí Di sản văn hoá số 2 (43) (2013), Hà Nội; 53. Nguyễn Quốc Hùng (2014), Vài suy nghĩ về “yếu tố gốc” cấu thành di tích, Tạp chí Di sản Văn hóa số 3 (48), tr.14 - 19, Hà Nội; 54. Nguyễn Quốc Hùng (2015), Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị disản văn hoá, Tạp chí Di sản Văn hóa số 1 (50), tr. 21- 26; 55. Nguyễn Thế Hùng, Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, Tạp chí Di sản văn hóa số 3 (20) năm 2007. 56. Nguyễn Thế Hùng (chủ nhiệm) (2013), Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Cục Di sản văn hóa, Hà Nội; 57. Nguyễn Thế Hùng (2014), Bảo tồn di sản đô thị Huế, Tạp chí Di sản Văn hóa số 3 (48), tr. 27 - 31, Hà Nội; 58. Phạm Thị Thu Hương (chủ nhiệm) (2013), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo tồn di sản văn hóa tại các vùng đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thi hóa ở đồng bằng sông Hồng, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội; 59. Nguyễn Thị Thu Hường (2012), Quản lý di sản văn hóa trên địa bàn làng - xã. Tạp chí Văn hóa học, số 3, tr. 31- 37, Hà Nội; 60. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (chủ biên) (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội; 61. An Khanh, Những hành vi bị cấm ở di sản vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” Báo Việt Nam điện tử, ngày 19/12/2016. 62. Phạm Văn Kính (2000), Đô thị cổ Việt Nam. NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; 63. Nguyễn Thị Kim Loan (chủ biên) (2012), Quản lý di sản văn hóa, Giáo trình đại học chuyên ngành Quản lý văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; 147 64. Hà Tùng Long, Tranh cãi lớn quanh việc quét vôi mới Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Báo Dân trí điện tử, ngày 10/01/2017; 65. Lê Hồng Lý (chủ biên) (2010), Giáo trình Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 66. Nguyễn Văn Luật, “Trách nhiệm của Ban Quản lý di tích trong việc bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa”, Cổng thông tin điện tử Bộ VHTT&DL, ngày 24/03/2014 67. Nguyễn Danh Ngà (2002), Về chính sách văn hóa trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 9, tr.93 - 99, Hà Nội; 68. An Ngọc: “Thống nhất đầu mối quản lý di tích về các phòng di sản văn hóa”, Trang tin Vietnam.net, 69. Phạm Thị Khánh Ngân (2014), Xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong ngành di sản văn hoá - thực trạng và một số giải pháp, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2 (47), tr. 10 - 12, Hà Nội; 70. Phạm Quang Nghị (2003), Di sản văn hóa, nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ xây dựng và phát triển đất nước, Tạp chí Di sản văn hóa, số 4, tr. 3 - 5, Hà Nội; 71. Phạm Quang Nghị (2006), Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững, in trong cuốn Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Cục Di sản văn hóa, Tập 3, tr.9 - 18, NXB Thế giới, Hà Nội; 72. Trần Đức Nguyên (2013), Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ di tích lịch sử văn hóa (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh), Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 6, tr. 55- 61, Hà Nội; 73. Trần Đức Nguyên (2015), Quản lý di tích lịch sử văn hoá ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa, Luận án tiến sĩ chuyên ngành văn hoá học, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Hà Nội; 148 74. Nguyễn Văn Phong, Về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Di sản văn hoá số 1 (2015) 75. Dương Văn Sáu (2008), Di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội; 76. Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao Hải Hưng (1994), Phố Hiến kỷ yếu hội thảo khoa học, Hưng Yên; 77. Trọng Tài, “Nhiều sai phạm tại Ban Quản lý Vịnh Hạ Long”, Báo Thanh tra điện tử, ngày 13/12/2016. 78. Thái Thanh, “Quản lý và phát huy giá trị di tích: Cần sự đồng bộ”, Báo Giáo dục & Thời đại, ngày 21/06/2013; 79. Hoàng Văn Thành (2014), Giáo trình Văn hóa du lịch, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội; 80. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam - lãnh thổ và các vùng địa lý, NXB Thế giới, Hà Nội; 81. Nguyễn Toàn Thắng (2013), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong xu thế giao lưu hội nhập, bài học nhìn từ một số quốc gia châu Á, Tạp chí Di sản văn hóa số 1(42), tr. 38 - 42, Hà Nội; 82. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh; 83. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.; 84. Phương Thúy - Đào Yến, “Quản lý di sản ở Việt Nam còn nhiều bất cập”, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, trang vov.vn, ngày 23/5/2014; 85. Bùi Văn Tiến (2000), Chùa Bút Tháp, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; 86. Lưu Trần Tiêu (2011), Mấy vấn đề về hoạt động tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3, tr. 3 - 7, Hà Nội. 87. Nguyễn Hữu Toàn (2008), Tu bổ, tôn tạo di tích trong cuộc sống đương đại - Mấy vấn đề đặt ra, in trong cuốn "Một con đường tiếp cận di sản văn hóa", Cục Di sản văn hóa xuất bản, Tập 4, tr. 69 - 76. NXB Thế giới, Hà Nội; 149 88. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2008), Giáo trình quản lý hoạt động văn hóa, NXB Văn hóa, Hà Nội; 89. UNESCO (1972), Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thê giới, Đại hội đồng Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc, kỳ họp thứ 17, ngày 16/11/1972, Paris; 90. UNESCO (2012), Hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới, Văn phòng UNESCO Hà Nội dịch và xuất bản; 91. Văn kiện Nara về tính xác thực trong Hướng dẫn thực hiện Công ước về Di sản Thế giới, Tài liệu do Trung tâm di sản thế giới của UNESCO phát hành năm 2013, bản dịch tiếng Việt do Văn phòng UNESCO Hà Nội cung cấp; 92. Đỗ Đức Viêm (2014), Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, NXB Xây dựng, Hà Nội; 93. Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (2008), Quản lý di sản văn hóa thế giới và phát triển du lịch, Kỷ yếu hội thảo, ngày 20 - 25/3/2008, Hội An; 94. PGS.TS Nguyễn Công Việt: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đối với di tích trọng điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Hội thảo khoa học “Di sản văn hóa với Chiến lược phát triển bền vững” (3/2017) 95. Nguyễn Cửu Việt (2005), Giáo trình luật hành chính Việt Nam, NXB ĐHQG, Hà Nội, tr 109; 96. Hồ Văn Vĩnh (chủ biên) (2002), Giáo trình Khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 97. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2008), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; 98. 1200 Thuật ngữ pháp lý Việt Nam (1999), NXB TP. Hồ Chí Minh. 99. khái niệm vùng là gì? 150 Tài liệu tiếng Anh 100. Arthur Perdesen (2002), Managing Tourism at World Heritage Sites: a Practical Manual for World Heritage Site Managers, Published by UNESCO World Heritage Center. 101. Ashworth G.J - Larkham P.J (1994), Building a new heritage: tourism, culture and identity in the new Europe, Routledge. 102. As, C., Ladkin, A., and Fletcher, J. (2005), “Stakeholder Collaboration and Heritage Management”, Annals of Tourism Research, 32(1), 28-48. 103. Bhakhakanok Ratanawaraporn (2011), “The guideline for conservation of living heritage temples in Thailand context. The case study in Rattanakosin Island”, Silpakorn University. 104. Brian Garrod, Alan Fyall (2000), Managing heritage tourism, Annals of tourism research, Vol 27, No 3, p.682-708. 105. Central Public Works Department, (2013), “Handbook of Conservation of Heritage Buildings”, New Delhi. 106. Cosmescu loan, Dudău Denisa (2010), “Cultural heritage management and tourism”, Revista Economic, N.5 vol 1/2010, p.81-87. 107. Global Heritage Fund (2010), Saving Our Vanishing Heritage: Safequarding Endangered Cultural Heritage Site in the Developing World. 108. Hampton, M.P. (2005), “Heritage, Local Communities and Economic Development”, Annals of Tourism Research, 23(3), 735-759. 109. Timothy, D.J.(2011), Cultural Heritage and Tourism, Channel View Publications. 110. UNESCO (2012), Operational Guidelines for the Implementation of the World Heritage Convention. 111. Hiraly du Cross and Yok-Shiu F.Lee (2007), Cultural heritage management in China: Preserving the cities of the Pearl River Delta, London and New York, London. 151 112. John Carman and Marie Louise Stig Sorensen (2009), Heritage Studies: Methods and Approaches, London and New York. 113. Kapila D.Silva and Neel Kamal Chapagain, (2013), “Asean Heritage Managment, context, concerns and prospects”. US and Canada. 114. Ken Taylor, (2004), “Cultural Heritage Management: A Possible Role for Charters and Principles in Asia”, Interational Journal of Heritage. 115. Lauranjane Smith (2006), Uses of heritage, Routledge. 116. Lauranjane Smith (2008) “The doing of heritage: Heritage as performance”, a paper presented to the Performing Heritage Conference, 3-5 April, the University of Manchester. 117. Lauranjane Smith and Natsuko Akagawa (2008), Intangible heritage: Key issues in cultural heritage. London & New York. 118. Neville Agnew and Martha Demas, (2004), “Principles for the Conservation of Heritage Sites in China”, the Getty Conservation Instiute. 119. Owen E. Hughes. (2003). Pubic Management and Administration. Creative print and Design (Wales) EbbwVale, Palgrave. 120. Peter Howard, (2003), “Heritage: Management, Interpretation, Identity”, A&C Black, London. 121. Raymond A. Rosenfeld (2008), Cultural and heritage tourism, Eastern Michigan University. 122. Sally Brockwell, Sue O’Connor & Denis Byrne “Transcending the Culture - Nature Divide in Cultural Heritage, Views from the Asia- Pacific Region”, (2013), Australian National University. 123. The Getty Conservation Institute (1998), Economics and Heritage Conservation, A Meeting Organized by the Getty Conservation Institute, Los Angeles. 124. Zhan Chang Yuan (2010), Culture Industrial management, Tsinghua University. 152 PHỤ LỤC ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU CÁC CHUYÊN GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Thưa Ông, Bà! Để giúp Nghiên cứu sinh có thông tin cho việc việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng”, thông tin của Ông, Bà cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Xin Ông, Bà vui lòng trả lời câu hỏi dưới đây. Trân trọng cảm ơn Ông, Bà! I. Thông tin chung 1. Thời gian phỏng vấn 2. Địa điểm phỏng vấn 3. Thông tin về người phỏng vấn: họ tên, tuổi, công việc hiện tại, chức vụ, nơi làm việc. II. Nội dung phỏng vấn Câu 1. Ông, Bà có biết di tích QGĐB đã có quy hoạch tổng thể chưa? Tỉnh, thành phố nơi ông (bà) sinh sống đã có quy hoạch toàn bộ di tích QGĐB chưa? Câu 2. Ông, Bà có biết tỉnh, thành phố đã có hướng dẫn về quản lý di tích QGĐB trên địa bàn không? Câu 3. Ông, Bà có biết hiện nay, Sở VHTT&DL có phòng quản lý di sản văn hóa không? Phòng quản lý di sản văn hóa hiện nay có bao nhiêu người? Câu 4. Theo Ông, Bà thực hiện xã hội hóa nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB do Nhà nước là chính hay cộng đồng là chính? Câu 5. Ông, Bà có biết, cơ quan nào thực hiện thanh tra, kiểm tra di tích QGĐB? Thanh tra Bộ VHTT&DL hay Thanh tra Sở VHTT&DL? 153 Câu 6. Theo Ông, Bà cho biết, có phải lý do thanh tra, kiểm tra di tích QGĐB thường là do báo chí phản ánh hoặc đơn thư tố cáo? Câu 7. Theo Ông, Bà chế tài xử lý vi phạm pháp luật về di tích QGĐB đã đủ sức răn đe hay chưa, có cần phải điều chỉnh, thay đổi không? Câu 8. Theo Ông, Bà việc phân cấp quản lý di tích QGĐB hiện này có hợp lý không? Câu 9. Ông, Bà đánh giá như thế nào tình hình công tác QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH hiện nay? Câu 10. Theo Ông, Bà đánh giá những mặt ưu điểm đạt được và hạn chế của công tác này? Câu 11. Theo Ông, Bà những yếu tố nào tác động ảnh hưởng đến QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH hiện nay? Câu 12. Ông, Bà có biết văn bản pháp luật nào đã quy định những nội dung gì liên quan đến QLNN về di tích QGĐB? Câu 13. Ông, Bà có biết Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa có những thay đổi, bổ sung nội dung gì? Câu 14. Có vấn đề gì vướng mắc trong thực hiện văn bản quy định về di tích QGĐB không? Câu 15. Văn bản do UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành để quản lý về di tích QGĐB theo Ông, Bà có phù hợp không? Có chỗ nào chưa phù hợp? Câu 16. Cơ quan QLNN về di tích QGĐB như hiện nay từ trung ương xuống địa phương có hợp lý không? Câu 17. Mô hình tổ chức quản lý di tích QGĐB theo Ông, Bà thế nào là phù hợp? Ban quản lý di tích trực thuộc UBND cấp tỉnh? trực thuộc Sở VHTT&DL? trực thuộc UBND cấp huyện? Hay trực thuộc UBND cấp xã? Câu 18. Ông, Bà đánh giá như thế nào về số lượng, chất lượng quản lý di tích QGĐB hiện nay? 154 Câu 19. Ông, Bà đánh giá cơ chế huy động nguồn tài chính cho việc tu bổ, tôn tạo di tích QGĐB hiện nay như thế nào? Câu 20. Để quản lý, đầu tư và sử dụng đúng mục đích nguồn tài chính huy động từ xã hội để bảo tồn di tích QGĐB như thế nào cho hợp lý? Câu 21. Hiện nay có quan điểm cho rằng việc huy động nguồn xã hội hóa là quan trọng, Ông, Bà có đồng tình không? Câu 22. Dư luận hiện nay cho rằng các cơ quan QLNN về di tích QGĐB chưa hiệu quả, trình độ cán bộ còn hạn chế, một số địa phương buông lỏng quản lý. Ý kiến của Ông, Bà như thế nào? Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả quản lý, trách nhiệm của cán bộ, công chức có liên quan? Câu 23. Công tác thanh tra, kiểm tra QLNN về di tích QGĐB còn hạn chế, theo Ông, Bà đánh giá như thế nào? Đâu là nguyên nhân của hạn chế đó? Cần thiết phải làm gì để khắc phục những hạn chế đó? Cầu 24. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về di tích QGĐB có thực sự đủ sức răn đe chưa? Theo Ông, Bà có nên tăng mức độ xử phạt vi phạm không? Câu 25. Ông, Bà có ý kiến gì liên quan để giúp cho QLNN về di tích QGĐB hiệu quả?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_quoc_gia_dac_biet_vung_d.pdf
  • pdfTrang TT mới.pdf
  • pdfTrích yếu.pdf
Luận văn liên quan