Luận án Quản lý nhà nước về kinh tế biển của tỉnh Thanh Hoá

Một số chính sách phát triển đặc thù kinh tế biển cũng đang được hình thành và thể hiện vai trò thúc đẩy kinh tế địa phương. Tỉnh cũng đã xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN có định hướng mục tiêu và thực hiện chức năng QLNN về kinh tế biển; làm rõ chức năng, nhiệm vụ các cơ quan trong hệ thống QLNN về biển theo hướng phân công, phân cấp rõ về thẩm quyền, trách nhiệm; xác định mô hình tổ chức bộ máy quản lý biển thích hợp và ổn định, chăm lo chất lượng cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm liên quan ngày một được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế biển phát triển một cách bền vững. Tỉnh còn tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về biển, quan tâm đến các ngành mũi nhọn như du lịch, cảng biển, dầu khí. Chăm lo, bồi dưỡng kiến thức QLNN về biển cho cán bộ, công chức các sở, ngành trong tỉnh nhằm đổi mới tư duy và có hành động đúng với những điều kiện mới về QLNN về kinh tế biển. Từ thực trạng kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm quản lý, khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên biển, phát huy thế mạnh về biển của tỉnh. Trong số các giải pháp có hai giải pháp mà tác giả đè xuất có tác dụng có thể mang lại hiệu quả QLNN cao. Đó là lồng ghép các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế biển một cách toàn diện, bền vững, vừa bảo đảm quản lý tốt những lợi thế tiềm năng vùng biển và ven biển, vừa khai thác157 có hiệu quả tài nguyên biển. Giải pháp có tính mới thứ hai là chú trọng quy hoạch và phát triển các ngành công nghiệp ven biển mũi nhọn, phát triển đánh bắt xa bờ, gần bờ, phát triển vùng nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng nuôi trồng, đảm bảo chăm lo xây dựng hậu cần nghề cá, khu bảo quản chế biển bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước áp dụng khoa học- công nghệ vào các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản. Kinh tế biển là lĩnh vực tỉnh Thanh Hóa xác định là ngành kinh tế tế quan trọng là khâu đột phá để phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước.

pdf189 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về kinh tế biển của tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về giao thông vận tải, trong đó giao thông vận tải biển; gồm có Cục Hàng hải Việt nam, cục đường thủy nội địa, Cục hàng không, Cục đăng kiểm. Cơ quan QLNN về du lịch biển. Cơ quan QLNN về ngoại giao và biên giới lãnh thổ quốc gia, không phân cấp cho chính quyền địa phương. Chức năng QLNN về lãnh thổ quốc gia bao gồm: xây dựng chỉ đạo thực hiện chiến lược về chính sách biên giới quốc gia trên biển, phân định cắm mốc, quản lý mốc biên giới, đàm phán ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến biên giới lãnh thổ quốc gia trên biển. Cơ quan QLNN về quốc phòng trên biển- Bộ quốc phòng có quan hệ mật thiết với bảo vệ chủ quyền quốc gia. Các lực lượng Bộ quốc phòng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực thi pháp luật và phòng thủ trên khu vực biên giới biển, đảo. Các đơn vị của Bộ quốc phòng có nhiệm vụ quan trọng liên 147 quan đến công tác quản lý về quốc phòng trên biển, bao gồm: điều hành chung các hoạt động tác chiến, trong đó các lực lượng chiến đấu trực tiếp là các đơn vị Hải quân, quản lý vùng trời, hoạt động Biên phòng, Cảnh sát biển, tìm kiếm, cứu nạn...Công an là cơ quan QLNN về an ninh trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi cả nước. Thứ hai, cơ quan QLNN tổng hợp và thống nhất về biển. Theo Nghị định số 25/2008/ NĐ-CP của Chính phủ giao cho Bộ tài nguyên và Môi trường nhiệm vụ QLNN tổng hợp thống nhất về biển và hải đảo; ngày 26/8/2008, thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 116/ 2008/QĐ- TTg quy định chức năng giúp Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường QLNN tổng hợp thống nhất về biển và hải đảo. Hiện nay, ở 28 tỉnh, thành phố ven biển nhiệm vụ này được giao cho Sở tài nguyên và Môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Theo cách tổ chức trên, tỉnh thành lập Phòng thuộc các sở, ngành có liên quan đến QLNN về kinh tế biển, hải đảo và ven biển để thực thi nhiệm vụ quản lý biển và kinh tế biển. Các bộ phận gắn kết chặt chẽ để thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh giao, đồng thời thực hiện theo chỉ đạo chuyên môn của các bộ theo ngành dọc của mình. Từ ngày 04/3/2011, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 649/QĐ-UBND Thành lập Chi cục Biển và Hải đảo, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh. Chi cục Biển và Hải đảo trên cơ sở tổ chức lại Phòng Biển, Hải đảo và khí tượng thủy văn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa. Chi cục này có nhiệm vụ và quyền hạn là tham mưu Giám đốc Sở trình UBND tỉnh: Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án QLNN tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo; dự thảo văn bản thẩm định các quy hoạch chuyên về khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, quy hoạch mạng lưới dịch vụ, đề án thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước ven 148 biển thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường; Dự thảo văn bản thẩm định hoặc cấp giấy phép các dự án đầu tư công trình trang thiết bị, dự án khai thác, sử dụng tài nguyên biển, ven biển và hải đảo theo quy định của pháp luật. Đồng thời chi cục Biển và Hải đảo còn: Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế- kỹ thuật trong lĩnh vực biển và hải đảo đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; hướng dẫn nghiệp vụ QLNN tổng hợp và thống nhất các vấn đề về biển, đảo đối với công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch phát triển KT- XH, quy hoạch chuyên ngành khai thác, sử dụng tài nguyên các vùng biển, ven biển và hải đảo; Đề xuất việc điều chỉnh các cơ chế chính sách thu hút, khuyến khích và bảo đảm quyền tổ chức và công dân trên các đảo tiền tiêu, các đảo ven bờ; Thống kê, đánh giá tài nguyên, tiềm năng và thực trạng khai thác, sử dụng các vùng biển, ven biển, hải đảo; Tổ chức thực hiện các trình tự, thủ tục đăng ký, cấp phép đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo của các tổ chức, cán nhân theo quy định của pháp luật; Tổ chức quan trắc biến động và dự báo xu thế biến động, xác định các vùng bờ dễ bị tổn thương, biến đổi lớn và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ bờ biển; Điều tra kiểm soát, suy thoái môi trường biển, hải đảo; Thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng phát triển công nghệ biển, ven biển; Thu thập xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến vấn đề biển và hải đảo; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật về biển, hải đảo và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững biển, đảo; Kiểm tra giám sát và đề xuất xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các vi phạm theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại giữa các tổ chức, cá nhân về khai thác, sử dụng tài 149 nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp. Kiện toàn các cơ quan này bảo đảm về cơ cấu tổ chức, số lượng người tham gia trong từng công việc, từng cơ quan để đảm bảo hoạt động có hiệu quả trong quản lý kinh tế biển. 4.2.6. Nâng cao trình độ, phẩm chất cán bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh về kinh tế biển Để có một đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế biển thực thi chức trách, nhiệm vụ cần xây dựng một đội ngũ cán bộ có tâm và có tầm để đảm nhiệm nhiệm vụ QLNN về kinh tế biển. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, vai trò của cán bộ QLNN về kinh tế ngày càng được nâng cao, đặc biệt là cán bộ QLNN cấp tỉnh về quản lý kinh tế biển. Với việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ. Kinh tế biển ngày càng có vị trí vai trò quan trọng của nền kinh tế. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Thanh Hóa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII nhấn mạnh: Nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quan tâm bồi dưỡng nhân tài, đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, đủ năng lực, có bản lĩnh, văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội [22, tr. 63]. Cán bộ QLNN về kinh tế biển, Trước yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đưa kinh tế biển và vùng ven biển thành nền kinh tế động lực, đòi hỏi người cán bộ quản lý kinh tế biển phải có hai yêu cầu lớn đó là: Phẩm chất, đạo đức và trình độ, năng lực công tác. Qua khảo sát thực tế 40% đều cho rằng năng lực cán bộ ảnh hưởng đến QLNN về kinh tế biển (Phụ Lục 1). 150 Phẩm chất đạo đức là yêu cầu hàng đầu đối với cán bộ QLNN về kinh tế biển, vì những cán bộ này hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm, gắn với lợi ích vật chất, nắm và giữ một khối lượng tài sản rất lớn của các ngành, các đơn vị kinh tế trong tỉnh. Về phẩm chất trước hết là phẩm chất chính trị: Luôn trao dồi lý tưởng cách mạng, kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, thực hiện tốt chức trách được giao, đúng nguyên tắc tổ chức của Đảng. Về đạo đức, lối sống là những phẩm hạnh, cách ứng xử, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, sống lành mạnh, không sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, vụ lợi; hết lòng vì nhiệm vụ chính trị của đơn vị, vì tập thể, không kiêu ngạo, tự phụ, gia trưởng, độc đoán, vô tổ chức, tham nhũng, lãng phí. Trình độ, năng lực: Cán bộ quản lý kinh tế biển cần đáp ứng các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kinh tế- kỹ thuật và quản lý cần thiết cho công việc, đặc biệt là kiến thức quản lý. Trong điều kiện mới, phải có kiến thức về kinh tế thị trường, nắm bắt được các quy luật của thị trường; tiếp thu và vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế- kỹ thuật, khoa học- công nghệ, quản lý- quản trị, xã hội, môi trường. Trình độ khả năng vận dụng kiến thức, lý luận vào thực tiễn. Trong hoạt động hàng ngày, người cán bộ quản lý kinh tế biển đòi hỏi phải có năng lực toàn diện, cả năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực làm việc nhóm và những khả năng cơ bản để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Để nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế biển của tỉnh cần chú trọng một số giải pháp: Một là, nâng cao nhận thức về xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN cấp tỉnh về quản lý kinh tế biển là công việc trọng yếu của tỉnh và của cả nước. Đây là công việc phải tiến hành thường xuyên liên tục, cơ bản và lâu dài. Hai là, xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn chức danh trong từng ngành, từng vị trí, công việc, bao gồm các tiêu chí về trình độ, năng lực, phẩm 151 chất đạo đức, sức khỏe. Các tiêu chí đánh giá có thể lượng hóa để bảo đảm tính chính xác và khách quan hơn. Ba là, đổi mới công tác đánh giá cán bộ, bảo đảm đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, công tâm, lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chính; coi trọng và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu. Bốn là, hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ theo hướng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm sự chủ động, có tầm nhìn xa, cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp, kết hợp xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý với quy hoạch cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Triển khai quy hoạch đồng bộ ở các cấp, khâu; tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phươngntrong công tác quy hoạch cán bộ. Năm là, đổi mới tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ. Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh và nhiệm vụ để tuyển dụng cán bộ đúng nười, đúng việc. Việc tuyển dụng và bố trí sử dụng cán bộ cần gắn với cơ chế trách nhiệm cao, trách nhiệm của người đứng đầu. Xây dựng và thực hiện đúng chế độ tuyển chọn, chế độ bầu cử, chế độ lấy phiếu tín nhiệm, và miễn nhiệm cho thôi việc, thay thế cán bộ kém phẩm chất và năng lực, hoặc hoàn thành nhiệm vụ kém. Sáu là, tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, coi đây là vấn đề quan trọng hàng đầu trong thực hiện quy hoạch cán bộ về kinh tế biển trong giai đoạn mới. Cũng cố nâng cao chất lượng mọi mặt của hệ thống đào tạo cán bộ trong và ngoài nước, trong và ngoài Đảng, trong và ngoài khu vực nhà nước. Xây dựng chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế biển thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội hập quốc tế. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo phù hợp với từng loại cán bộ, thiết thực, gắn với thực tiễn kinh tế thị trường. 152 Bảy là, cải cách hệ thống chính sách đối với cán bộ QLNN về kinh tế biển. Tiếp tục hoàn thiện chế độ tiền lương, tiền công, công khai thu nhập, thực hiện cơ chế tài chính như khoán kinh phí. Đảm bảo sự thống nhất, công bằng, thực hiện chính sách đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, các đối tượng cán bộ; gắn chính sách cán bộ trong từng khâu của công tác cán bộ, gắn trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi; khuyến khích cán bộ công tác ở địa bàn khó khăn, ở cơ sở. Quan tâm đến chế độ tiền lương, tiền tệ hóa tiền lương và các chế độ theo lương; có ưu tiên, tạo điều kiện về nhà ở. Quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng để tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước một cách thực chất. Tổ chức xây dựng phong trào thi đua tạo môi trường làm việc tốt để phát huy khả năng cống hiến và phát triển của đội ngũ cán bộ các cấp. Tám là, đổi mới công tác quản lý cán bộ: đổi mới nội dung phương thức quản lý, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nâng cao trình độ và năng lực của những cán bộ làm công tác quản lý về kinh tế biển ở các cấp, các ngành, các địa bàn khu vực trên biển và ven biển. Thực hiện đúng quan điểm của Đại hội XII của Đảng về đổi mới cán bộ theo hướng: “Hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức”. Để quản lý kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa đạt kết quả như mong muốn có một số kiến nghị: Đối với Trung ương, có thể cân nhắc điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Biển và Hải đảo lên Bộ Biển và Hải đảo với mô hình tổ chức bộ máy theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Trước mắt, kiến nghị giao cho một cơ quan chủ trì xây dựng chương trình, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành tạo sự thống nhất, đồng bộ, khắc phục những bất cập trong quản lý và phát triển ngành kinh tế biển như hiện nay cũng như xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong quản lý biển và hải đảo. 153 Đối với Chính phủ cần xem xét cải thiện chất lượng hoạch định chính sách liên quan tới quản lý và phát triển kinh tế biển, từ đó loại bỏ những văn bản chưa phù hợp, điều chỉnh, sửa đổi những văn bản còn chồng chéo tạo thành một bộ khung pháp lý chặt chẽ, thống nhất trong quản lý kinh tế biển. Cần hổ trợ kinh phí, đầu tư xây dựng trạm quan trắc tự động khí thải, nước thải cho khu kinh tế Nghi Sơn, đồng thời bổ sung vào mạng lưới quốc gia về quan tắc chất lượng nước ven bờ tại năm huyện và một thành phố ven biển. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Đưa khu du lịch biển Hải Tiến (Hoằng Hóa) và Hải Hòa (Tĩnh Gia) vào danh mục các điểm du lịch hấp dẫn của quốc gia. Đầu tư xây dựng mạnh hơn nữa KKT ven biển Nghi Sơn, thành một KKT phát triển nhanh, thành đầu tầu kinh tế của tỉnh. Cảng nước sâu Nghi Sơn, hệ thống cơ sở hạ tầng nối các khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển với nhau thành một hệ thống du lịch biển có nhiều nét đặc sắc của từng vùng giao thoa trong tổng thể du lịch nghỉ dưỡng vùng. Đối với các Bộ: Bộ giao thông vận tải, đầu tư các tàu vận tải có công suất lớn, các tàu đánh cá vỏ sắt có độ bền, sức chịu đựng sóng biển và môi trường khắc nghiệt bảo đảm an toàn cho ngư dân đánh bắt xa bờ, dài ngày. Bộ Quốc phòng: tăng cường các tàu của Hải quân, Cảnh sát Biển, Bộ đội Biên phòng, Kiểm ngư, tuần tra bảo vệ vùng biển của tỉnh, kể cả vùng chồng lấn, vùng khai thác chung khu vực Vịnh Bắc Bộ, để các ngư dân yên tâm đánh bắt thủy, hải sản, vươn khơi bám biển một cách an toàn nhất, đem lại nguồn thu nhập ngày càng cao cho nhân dân và bảo vệ chủ quyền biển đảo một cách hiệu quả nhất. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: Quan tâm tạo điều kiện để xây dựng nông thôn mới vùng biển và ven biển. Tăng cường các tàu kiểm ngư phối hợp với các tàu của cảnh sát biển bảo vệ vùng biển và xử lý những tình huống xảy 154 ra trên biển giúp nhân dân tác nghiệp trên biển vững tay lưới, đánh bắt hải sản tăng thu nhập cho ngư dân, cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phát huy chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Biển và Hải đảo, phối hợp với các Bộ, các địa phương ven biển, quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo trên cơ sở Luật Tài nguyên và Môi trường biển, hải đảo đã được Quốc hội thông qua năm 2015. Đối với tỉnh Thanh Hóa, căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế biển và quy hoạch kinh tế biển của Chính phủ đối với kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa để hoàn thiện các chính sách quản lý kinh tế biển; thực hiện mục tiêu và định hướng quản lý các ngành kinh tế biển để đảm bảo quy hoạch; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để thực hiện các quyết định của tỉnh về phát triển kinh tế biển và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp không để tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn. tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, đào tạo nghề, xây dựng và khai thác cảng, phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản,.. Xây dựng chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư xây dựng các KCN, khu nghỉ dưỡng không chỉ ở khu du lịch nghỉ dưỡng Sầm Sơn, mà cả khu Hải Tiến, Hải Hòa thành những khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng trong cả nước. Thu hút nguồn lực lao động chất lượng cao tham gia vào các công trình, KCN, hiệp hội nghề cá của tỉnh, khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản. Tham gia quản lý điều hành du lịch nhiệt tình, văn minh, trách nhiệm. 155 KẾT LUẬN Quản lý nhà nước về kinh tế biển là quản lý tổng thể các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, ven biển và hải đảo có mục tiêu phát triển thế mạnh đặc biệt của biển và các ngành gắn với biển và ven biển. Các hoạt động diễn ra trên biển bao gồm: đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí ngoài khơi, vận tải biển, dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, du lịch biển, hậu cần nghề cá; các hoạt động kinh tế ở dải đất liền ven biển bao gồm những hoạt động nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động liên quan đến khai thác biển. Kinh tế biển còn được cấu thành bởi ba bộ phận: ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp biển, ngành dịch vụ biển và cảng biển. Tính chất đặc thù và tổng hợp của kinh tế biển quy định tính đặc thù và tổng hợp của QLNN về lĩnh vực này. Các tỉnh có đường bờ biển dài, có diện tích vùng ven biển lớn, có nhiều ngành và cư dân ở vùng ven biển và hoạt động kinh tế trên biển sẽ có lợi thế phát triển dựa vào kinh tế biển, đồng thời về QLNN phải có thêm chức năng QLNN về kinh tế biển. Kinh tế biển trên địa bàn của tỉnh là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế biển toàn quốc. Về QLNN, có sự phân cấp nhất định cho chính quyền cấp tỉnh trong tổng thể QLNN chung toàn quốc, cho phép sử dụng và làm rõ những vấn đề xung quanh QLNN về kinh tế biển của một tỉnh cụ thể. Tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh lớn có đường bờ biển khá dài, tiềm năng và thực lực kinh tế biển khá mạnh trong so sánh với các lình vực khác và các địa phương khác. Việc các định và thực hiện đúng và tốt các nội dung QLNN về kinh tế biển là một quá trình vừa làm, vừa học, vừa phải nghiên cứu hoàn thiện, phù hợp với việc triển khai QLNN về kinh tế biển trong toàn quốc. Trong thực hiện QLNN về kinh tế biển, Thanh Hóa đã thực hiện các quyết định của Chính phủ về xây dựng, hoàn thiện, tuyên truyền, phổ biến khung pháp luật về kinh tế biển trên các lĩnh vực và toàn dân. 156 Trong tiến trình thực hiện các Nghị quyết, chiến lược, quy hoạch của cả nước, Thanh Hóa cũng đã bắt đầu hình thành chiến lược, quy hoạch về kinh tế biển, kết hợp giữa quản lý theo ngành, lĩnh vực với quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, đảo. Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; đề xuất, bổ sung các chế tài, chiến lược, quy hoạch ngành cho phù hợp với yêu cầu QLNN của tỉnh về kinh tế biển và ven biển. Một số chính sách phát triển đặc thù kinh tế biển cũng đang được hình thành và thể hiện vai trò thúc đẩy kinh tế địa phương. Tỉnh cũng đã xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN có định hướng mục tiêu và thực hiện chức năng QLNN về kinh tế biển; làm rõ chức năng, nhiệm vụ các cơ quan trong hệ thống QLNN về biển theo hướng phân công, phân cấp rõ về thẩm quyền, trách nhiệm; xác định mô hình tổ chức bộ máy quản lý biển thích hợp và ổn định, chăm lo chất lượng cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm liên quan ngày một được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế biển phát triển một cách bền vững. Tỉnh còn tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về biển, quan tâm đến các ngành mũi nhọn như du lịch, cảng biển, dầu khí. Chăm lo, bồi dưỡng kiến thức QLNN về biển cho cán bộ, công chức các sở, ngành trong tỉnh nhằm đổi mới tư duy và có hành động đúng với những điều kiện mới về QLNN về kinh tế biển. Từ thực trạng kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm quản lý, khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên biển, phát huy thế mạnh về biển của tỉnh. Trong số các giải pháp có hai giải pháp mà tác giả đè xuất có tác dụng có thể mang lại hiệu quả QLNN cao. Đó là lồng ghép các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế biển một cách toàn diện, bền vững, vừa bảo đảm quản lý tốt những lợi thế tiềm năng vùng biển và ven biển, vừa khai thác 157 có hiệu quả tài nguyên biển. Giải pháp có tính mới thứ hai là chú trọng quy hoạch và phát triển các ngành công nghiệp ven biển mũi nhọn, phát triển đánh bắt xa bờ, gần bờ, phát triển vùng nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng nuôi trồng, đảm bảo chăm lo xây dựng hậu cần nghề cá, khu bảo quản chế biển bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước áp dụng khoa học- công nghệ vào các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản. Kinh tế biển là lĩnh vực tỉnh Thanh Hóa xác định là ngành kinh tế tế quan trọng là khâu đột phá để phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước. 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN KHOA HỌC CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ LUẬN ÁN 1. Lê Quốc Bang (2015), “Tác động của khoa học công nghệ với kinh tế và quốc phòng, an ninh”, Tạp chí Giáo dục lý luận, Học viện Chính trị khu vực 1. 2. Lê Quốc Bang (2017), “Một số giải pháp thực hiện phát triển kinh tế biển và gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3). 3. Lê Quốc Bang (2017), “Kinh tế biển”, Tạp chí Lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (12). 4. Lê Quốc Bang (2018), “Đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế biển”, Tạp chi Kinh tế và dự báo, Bộ Kế hoạch và đầu tư, (14). 5. Lê Quốc Bang (2018), “ Thực trạng và giải pháp pháp triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Bộ Kế hoạch và đầu tư, (28). 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tác An (2007), Một số định hướng chính về quản lý phát triển kinh tế biển bền vững, Tham luận tại hội thảo“Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thuỷ sản Việt Nam”. 2. Lại Lâm Anh (2013), Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm Quốc tế và vận dụng vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội. 3. Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Ban chấp hành Trung ương (khoá X), chương trình hành động thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về chiến lược biển Việt nam đến năm 2020, Hà Nội. 5. Ban tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Chiến lược biển Việt Nam - Từ quan điểm đến thực tiễn. NXB- CTQG, Hà Nội. 6. Bộ giao thông Vận tải (2016), Thông tư số 44/2016/TT-BGTVT, Hà Nội. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, thực hiện (2005), Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Viện Chiến lược phát triển (2004), Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đến 2020, Hà Nội. 9. Chính phủ ( 2015), Quyết định số 872/QĐ-TTG ngày 16/5/2015 Phê duyệt tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, Hà Nội. 10. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12/6/2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, Hà Nội. 11. Chính phủ (2018), Quyết định số 872/QĐ-TTg, Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 2020, định hướng 2030, Hà Nội 160 12. Đặng Thành Cương (2012), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. 13. đàn Kinh tế biển (2011), Động lực và thách thức cho sự phát triển của khu kinh tế ven biển Việt Nam. TP Nha Trang. 14. Nguyễn Bá Diến (2012), Chính sách, pháp luật biển của Việt nam và chiến lược phát triển bền vững. Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 15. Chu Đức Dũng (2011), Chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số nước Đông Á - Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Đề tài Nhà nước, Hà Nội . 16. Đảng Cộng sản Việt Nam,(1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, BCH Trung ương khoá X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng cộng sản Việt Nam (2018), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội. 21. Khoa Luật (1996), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 22. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, NXB Thanh Hóa. 23. Nguyễn Đăng Đạo (2012), Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 161 24. Nguyễn Hải (2006), Ô nhiễm nguồn nước uống đe doạ sức khoẻ người dân miền Trung, tại trang Vnmedia.vn, [truy cập ngày 4/11/2006]. 25. Nguyễn Thu Hạnh (2001), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc- trung- Bộ, Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch. 26. Báo Khánh Hòa (2010), Kinh tế biển - Tiềm năng và triển vọng, September 30, 2010 By Nha Trang, tại trang /Chinhtri-Xahoi/201009/ Kinh-te-bien-Tiem-nang-va-trien-vong- 1960577/, [truy cập ngày 10/9/2010]. 27. Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III (2009), Kinh tế biển các tỉnh DHMT trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học. 28. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình quản lý kinh tế, tập 12, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. 29. Nguyễn Chu Hồi (2007), Tổ chức không gian cho phát triển kinh tế bền vững. Tham luận Hội thảo “Tầm nhình kinh tế biển và phát triển Thủy sản ở Việt nam”. 30. Nguyễn Chu Hồi (2009), Quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở Việt nam: Vấn đề cách tiếp cận, Sinh hoạt lý luận, số 1, Đà Nẵng. 31. Nguyễn Chu Hồi (2010), Phát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam nhìn từ góc độ sinh thái môi trường. 32. Nguyễn Ngọc Huệ (2006), “Hệ thống cảng biển Việt Nam - Xu hướng phát triển trước tình hình mới”, Tạp chí Hoạt động khoa học, (7). 33. Bùi Thị Thanh Hương (2011), “Phát triển kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề đối với Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (8), tr.17-21. 162 34. Nguyễn Văn Hường (1996), “Bàn về kinh tế biển”, Tạp chí Hoạt động khoa học kỹ thuật, (5). 35. Trần Hoàng Kim (1995), Tiềm năng kinh tế DHMT, NXB, Hà Nội. 36. Đỗ Văn Khương (2007), Cách nhìn mới đối với khai thác hải sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Hội thảo “ Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản ở Việt nam” 37. Lê Tiêu La (2007), Phát huy vai trò của ngư dân trong việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tham luận Hội Thảo “Tầm nhìn kinh té biển và phát triển Thủy sản ở Việt Nam”. 38. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 39. Phạm Văn Linh (2015), “Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương, (5). 40. Phạm Nguyên Long (2007), Suy ngẫm về biển và đại dương thế kỷ XXI. 41. Võ Đại Lược (2007), Hội nhập quốc tế - một trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam. 42. Phạm Trung Lương (2008), Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc- Trung- Bộ, Đề tài cấp Bộ. 43. Lê Thanh Lựu (2007), Tiềm năng và định hướng nuôi trồng thuỷ sản trên biển đến năm 2020, Hội thảo “Tầm nhìn kinh tế biển Việt nam” 44. Hoa Mai (2015), “Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Thanh Hóa”, BNEW.VN/ TTXVN. 45. Nguyễn Thanh Minh (2014), Các quan điểm, học thuyết xây dựng chính sách biển cận đại và hiện đại. 46. Đỗ Hoài Nam (2007), Chiến lược biển và tầm nhìn phát triển mới, Tham luận hội thảo, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt nam. 47. Niên giám thống kê Thanh Hóa (2016), NXB Thống kê, Hà Nội. 163 48. Lê Nguyễn (2007), “Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam”, Tạp chí Thương mại, (13). 49. Vũ Thị Nhài (2016), Về phát triển kinh tế biển hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 50. Hoàng Thống Nhất (2016), Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về biển đảo, tại trang 51. Đặng Xuân Phương, Nguyễn Lê Tuấn (2014), Quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Đào Duy Quát, Phạm Văn Linh (2008), Phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Quốc Hội (2004), Luật Thủy sản, Hà Nội. 54. Quốc Hội (2005), Luật Hàng hải, Hà Nội. 55. Quốc Hội (2006), Luật Du lịch, Hà Nội. 56. Quốc Hội (2009), Luật Đa dạng sinh học, Hà Nội. 57. Quốc Hội (2014), Luật Biển Việt nam, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 58. Quốc Hội (2015), Luật Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. 59. Phong Sắc (2017), Quan tâm bảo vệ tài nguyên và phát triển kinh tế biển- Báo Thanh Hóa điện tử ngày 19/11/2017. 60. Đỗ Tiến Sâm (2007), Chiến lược biển của Trung Quốc, Hội thảo: “Tầm nhìn kinh tế biển Vệt Nam..”. 61. Lê Thanh Sơn (2017), Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương, Hà Nội. 62. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa (2014), Báo cáo hàng năm 2014. 63. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa (2015), Báo cáo hàng năm2015. 64. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa 2016), Báo cáo hàng năm2016. 65. Phạm Huy Tiến (2010), Tiềm năng khoáng sản biển Việt Nam và vấn đề khai thác sử dụng. 164 66. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2007), Nghị Quyết số 06-NQ/TU ngày 15/6 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Thanh Hóa. 67. Tổng cục du lịch Việt nam (2001), Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Miền Trung- Tây Nguyên. Đề án quốc gia. 68. Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo điều tra năm 2018, Thanh Hóa. 69. Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt nam trong xu thế hội nhập, Luận án tiến sĩ, Đại Học quốc gia Hà Nội. 70. Lê Đăng Tuấn (2014), “Để các khu kinh tế ven biển Việt Nam phát triển như kỳ vọng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (17), tr. 20-22. 71. Trần Minh Tuấn (2011), “Để phát triển mạnh mẽ và bền vững kinh tế biển ở Hải Phòng”, Tạp chí Cộng sản, (11) 72. Trương Minh Tuấn (2014), Việt Nam với mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo bền vững trong “Thề kỷ của đại dương”. 73. Đoàn Vĩnh Tường (2008), Giải pháp về vốn đối với phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 74. Nguyễn Quang Thái (2010), Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở vùng ven biển Việt Nam, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 75. Hoàng Thanh (2017), Quản lý và phát triển kinh tế biển đã được luật quy định như thế nào, tại trang Báo mới.com, [truy cập ngày 12/10/2017]. 76. Huỳnh Văn Thanh (2002), Giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng. 77. Vũ Thị Kim Thanh, Hoàng Hồng Đức (2014), Phát triển bền vững kinh tế- xã hội biển, đảo Việt Nam trong thế kỷ của đại dương. 78. Bùi Tất Thắng (2007), “Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (7). 165 79. Bùi Tất Thắng (2010), Tầm nhìn kinh tế hải đảo, bài học cơ hội của Việt nam, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 80. Bùi Tất Thắng (2011), Chiến lược kinh tế biển: cách tiếp cận và những nội dung chính. 81. Nguyễn Việt Thắng (2005), Phát huy vai trò của ngành thuỷ sản trong sự nghiệp phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền trên biển Việt Nam. 82. Võ Thị Thắng (2010), Du lịch Việt Nam những dấu ấn trong chặng đường đổi mới, tai trang www.vietnamtourism.gov.vn/index. 83. Dương Kim Thâm, Hoàng Minh Lỗ, Lương Hải Tân (1990), Chiến lược khai thác biển của Trung Quốc, Nxb Đại học Công nghiệp vật lý Hoa Trung. 84. Trần Đình Thiên (2007), Chiến lược biển và tầm nhìn công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới, Hội thảo tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt nam, Hải Phòng. 85. Trần Đình Thiên (2010), “Chiến lược kinh tế biển của Việt Nam”, Tạp chí Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, (35), tr.31-34. 86. Trần Đình Thiên, (2011), “Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam”, Tạp chí Tia sáng, Bộ KH&CN, (6). 87. Lê Minh Thông (2012), Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hoá, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 88. Trần Công Trục (2015), Thực tế quản lý biển đảo Việt nam hiện nay, tại trang http.//infonet.vn. 89. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng ven biển Thanh Hóa đến năm 2020, Thanh Hóa.. 90. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2011), Kế hoạch số 57/ KH-UBND, ngày 29 tháng 9 năm 2011: Kế hoạch tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, Thanh Hóa. 166 91. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 2482/2011/QĐ- UBND của, ngày 1 tháng 8 năm 2011, Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng ven biển Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020, Thanh Hóa. 92. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 649/2011/QĐ- UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 04 tháng 03 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh, về việc thành lập Chi cục biển và Hải đảo, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa. 93. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2014), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2014, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015, Thanh Hóa. 94. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2015), Báo cáo tình hình phát triển KT - XH năm 2015, kế hoạch phát triển KT- XH năm 2016, Thanh Hóa. 95. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2015) , Quyết định số 5190/QĐ-UBND tỉnh ban hành CCHC năm 2016, Thanh Hóa. 96. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2016), Quyết định số 5068/QĐ-UBND tỉnh ban hành CCHC năm 2017, Thanh Hóa. 97. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2016), Quyết định số 355/2016/QĐ- UBND ngày 28/1/2016 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt dự toán kinh phí Chương trình quan trắc tổng hợp môi trường biển tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020, Thanh Hóa. 98. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa(2016), Báo cáo tình hình phát triển KT - XH năm 2016, kế hoạch phát triển KT- XH năm 2017, Thanh Hóa. 99. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2017), Báo cáo tình hình phát triển KT - XH năm 2017, kế hoạch phát triển KT- XH năm 2018, Thanh Hóa. 100. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2017), Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng biển đến năm 2015 của BCH Đảng bộ tỉnh, Thanh Hóa. 167 101. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ( 2017), Quyết định số 1025/QĐ- UBND về CCHC công, Thanh Hóa. 102. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa( 2017), Quyết định 1668/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa. 103. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Bộ Tài nguyên Môi trường (2011), Thương hiệu biển Việt nam trong hội nhập quốc tế, Hải Phòng. 104. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh. 105. Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2007), Báo cáo hội thảo Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt Nam, Hà Nội. 106. Nguyễn Thành Vinh (2018), Vai trò của Hội khoa học kỹ thuật biển Việt Nam với sự phát triển kinh tế biển đất nước. 107. Wu Feng, “Kinh tế biển: khái niệm, đặc trưng và con đường phát triển”, Trường Đại học Kinh tế Tế Nam 108. Vũ Đình Xinh (2017), Khơi dậy tiềm năng và sức mạnh cộng đồng bảo vệ môi trường biển và hải đảo, Sở tài nguyên và môi trường Thanh hóa. 109. Xu Zhibin (2003), Hướng dẫn khai thác kinh tế biển, Khoa học Kinh tế Bắc Kinh 110. Yang Jinsen (1984). “Phát triển kinh tế biển phải thực hiện cách tiếp cận cân bằng”, Viện nghiên cứu kinh tế hàng hải Zhang Haifeng Bắc Kinh, Trung Quốc. Tiếng Anh 111. Brian Roach, Jonatan Rubin & Charles Morris (1999), “Measuring Maine’s Marine Economy”, Maine Policy Review, Volum 8, Issue 2, Fall 1999. 168 112. Charles S.Colgan (2007). “A Guide to the Measurement of the Market Data for the Ocean and Coastal Economy in the National Ocean Economics Program” 113. David K.Y.Chu (2000), Tỉnh ven biển trong quá trình chuyển đổi và biến đổi. Công trình Friyian. 114. Joe Baler (1992), Nghiên cứu và quản lý vùng ven biển Việt nam. Viện khoa học biển Autralia. 115. Park, K.S. (2014), “A study on rebuilding the classification system of the ocean economy”, Center for the Blue Economy in Monterey Institute of International Studies: Monterey, USA. 116. Richard Bunroughs (2010), Quản trị vùng ven biển. 117. William H.Arery (1994), Năng lượng có thể đổi mới từ đại dương. 118. Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil, Farida Farid (2008), The Asian experience in developing the maritime sector: Some case studies and lessons for Malaysia, Center for Economic Studies and Ocean Industries. PHỤ LỤC 1 BẢNG KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI CÁC ĐỐI TƯỢNG LÃNH ĐẠO VÀ NHÂN DÂN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ BIỂNTỈNH THANH HÓA Để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước về kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017- 2025, tôi là nghiên cứu sinh cuả Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế có thực hiện luận án với đề tài: Quản lý nhà nước về kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa. Để Luận án có cơ sở nhận định và kiến giải các giải pháp về quản lý nhà nước về kinh tế biển, tôi cần lấy ý kiến tham khảo của các cán bộ quản lý nhà nước và người thụ hưởng là người dân có liên quan về các vấn đề còn tranh luận. Kính đề nghị Ông/Bà vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây. Xin trân trọng cảm ơn. Câu 1: Theo Ông/Bà, trong thời gian tới, để quản lý Nhà nước theo định hướng về kinh tế biển và ven biển tại địa phương, cần tập trung để phát triển lĩnh vực gì trong các lĩnh vực sau: a. Cảng biển 81 b. Công nghiệp khai thác, chế biến sản phẩm thủy, hải sản: 220 c. Dịch vụ và du lịch biển 232 d. Khu Công nghiệp ven biển 67 e. Cả 4 lĩnh vực trên 600 Câu 2: Xin Ông/Bà đánh giá từ năm 2010- 2016, các ngành kinh tế biển của tỉnh đạt được như thế nào? Bằng cách cho điểm từ 1 - 5 (5 điểm là đánh giá cho ngành có kết quả tiềm năng nhất) 1 2 3 4 5 Cảng biển 97 117 161 151 74 Du lịch biển 25 90 139 170 176 Tài nguyên thủy sản 30 56 156 239 119 Dân số và nguồn lực 32 91 170 197 110 Câu 3: Xin Ông/Bà cho biết Quản lý Nhà nước về kinh tế biển của địa phương có tác động đến môi trường đầu tư, kinh doanh và sinh kế của nhân dân như thế nào? a. Không được: 50= 8.5% b. Tạm được : 120= 20% c. Được : 144= 24% d. Tốt : 211= 35% e. Rất tốt: 75= 12.5% Câu 4: Để phát triển du lịch là khâu đột phá như chủ trương của tỉnh, cần sự đồng long của cả 3 đối tượng: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Xin Ông/ Bà cho biết, trong thời gian qua các đối tượng trên đã chấp hành chủ trương phát triển du lịch như thề nào? Câu 5: Xin Ông/Bà cho biết trong số những khiếm khuyết, thách thức, khó khăn khi thực hiện Quản lý Nhà nước về kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa nêu sau đây, thách thức nào là thực sự cần phải giải quyết? a. Chưa có chương trình, chiến lược tổng thể : 159 b. Quy mô bố trí sản xuất, cơ cấu kinh tế không phù hợp: 136 c. Chưa liên minh thành các doanh nghiệp, tập thể hợp tác xã đủ quy mô: 191 d. Thiếu sự hợp tác, phối hợp của các ngành: 112 Không đạt Tạm được Được Tốt Rất tốt Phổ biến, hướng dẫn,thực hiện của cơ quan QLNN 57 151 171 136 85 Việc chấp hành của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 60 124 199 119 58 Chấp hành của hộ kinh doanh và người dân địa phương 57 146 191 115 51 Câu 6: Đánh giá về các cơ quan quản lý và người lao động. - Trình độ, năng lực yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước: 240= 40% - Thiếu vốn phát triển kinh tế biển : 360= 60% Câu 7: Xin Ông/Bà đánh giá tác động của hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến sự phát triển cuả kinh tế biển giai đoạn 2010 - 2016 của địa phương như thế nào (cho điểm từ 1 - 5 (5 là điểm tốt nhất)) 1 2 3 4 5 Luật biển 59 87 148 204 126 Luật doanh nghiệp 48 93 152 223 84 Luật đầu tư 47 71 153 230 99 Luật tài nguyên và môi trường 24 70 157 222 127 Luật lao động 40 57 151 225 127 Luật xây dựng 25 76 163 223 113 Luật thương mại 51 76 162 216 95 Luật thuế 42 103 131 216 108 Câu 8: Xin Ông/Bà đánh giá, quản lý Nhà nước về kinh tế biển của tỉnh, yếu tố nào góp phần thúc đẩy kinh tế biển phát triển nhanh và bền vững tốt nhất, quan trọng nhất (có thể đánh dấu nhiều yếu tố). a. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệt tình, tâm huyết: 263/600=43.8% b. Trình độ cán bộ: 238/600=39,6% b. Điều kiện địa lý, tự nhiên: 208/600= 34.6% c. Cơ sở hạ tầng bảo đảm: 300/600= 50% d. Nguồn nhân lực chất lượng: 229/600= 38.2% Câu 9: Xin Ông/Bà đánh giá các nội dung quản lý Nhà nước dưới đây về kinh tế biển hiện nay của cơ quan Nhà nước địa phương có được duy trì thường xuyên có định hướng rõ rệt không? Hàng tháng Hàng quý Hàng năm Không bao giờ Phổ biến chủ trương, văn bản hướng dẫn 140 222 192 46 Phối hợp với các cấp các ngành giải quyết công việc 156 233 152 59 Bồi dưỡng kiến thưc, kinh nghiệm thực tiễn, học hỏi các địa phương 87 239 193 81 Câu 10: Để quản lý tốt kinh tế biển ở địa phương phát triển tốt và đúng hướng, lãnh đạo và cán bộ địa phương cần quan tâm nhất các nội dung nào sau đây: a. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: 261= 43.5% b. Thực hiện chính sách quản lý để phát triển kinh tế biển:152=25.3% c. Thực thi hệ thống chính sách phát triển kinh tế biển: 103= 17.16% d. Thanh tra, kiểm tra: 14=14.04% Câu 11: Ông/bà đánh giá về tiềm năng thế mạnh dưới đây về kinh tế biển của địa phương bằng cách cho điểm từ 1 - 5 (5 là lĩnh vực có thế mạnh nhất) 1 2 3 4 5 Du lịch nghỉ dưỡng 80 87 138 143 152 Khai thác thủy hải sản 66 84 134 173 143 Vận tải, cảng biển 71 94 139 178 118 Khu công nghiệp vùng ven biển 78 104 129 165 124 Câu 12: Theo ông bà, cảng biển của tỉnh được quản lý và triển khai đầu tư như thế nào? a. Chậm so với tiến độ: 222/600=37% b. Đảm bảo tiến độ: 157/600= 26% c. Có nhiều thay đổi bổ sung: 140/600= 23% d. Vượt tiến độ đề ra: 54/600= 9% Câu 13: Hiện tại Ông/Bà có thấy hài lòng với công việc của mình đang đảm nhiệm? Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng Về nhiệm vụ đúng với chuyên môn, ngành được đào tạo 214 354 32 Về thu nhập phù hợp với yêu cầu công việc 195 284 121 Câu 14: Ông/bà vui lòng chia sẻ khó khăn lớn nhất mà ông/bà gặp phải trong việc thực hiện chính sách quản lý nhà nước để phát triển kinh tế biển ở Thanh Hóa ......... Câu 15: Ông/Bà cho biết quan điểm của mình về một số nội dung quản lý nhà nước về kinh tế biển trong thời gian tới (Mỗi vấn đề(hàng) xin đánh dấu  vào 1 phương án(cột)) Nội dung Thuận lợi Khó khăn Khó đánh giá 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển kinh tế biển, đảo 418 122 60 2. Tiếp tục xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển của tỉnh 388 150 62 3. Tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách của nhà nước về kinh tế biển 392 149 59 4. Xây dựng và thực hiện chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế biển 369 175 56 5. Tổ chức hệ thống kinh tế biển 385 159 95 6. Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về kinh tế biển. 315 179 106 Câu 16: Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin cá nhân: Nhóm tuổi:  Dưới 20  20 - 29  30 - 39  40 - 49  50 - 59 Trên 60 Giới tính:  Nam  Nữ Nghề nghiệp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Xin chân thành cảm ơn Quý Ông/Bà đã trả lời những câu hỏi trên! PHỤ LỤC 2 Nguồn: [99] PHỤ LỤC 3 Nguồn: [99] PHỤ LỤC 4 DANH MỤC PHÂN LOẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ) TT Tên cảng biển Thuộc địa phận tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương I Cảng biển loại I 1 Cảng biển Cẩm Phả Quảng Ninh 2 Cảng biển Hòn Gai Quảng Ninh 3 Cảng biển Hải Phòng Hải Phòng 4 Cảng biển Nghi Sơn Thanh Hoá 5 Cảng biển Cửa Lò Nghệ An 6 Cảng biển Vũng Áng Hà Tĩnh 7 Cảng biển Chân Mây Thừa Thiên Huế 8 Cảng biển Đà Nẵng Đà Nẵng 9 Cảng biển Dung Quất Quảng Ngãi 10 Cảng biển Quy Nhơn Bình Định 11 Cảng biển Vân Phong Khánh Hòa 12 Cảng biển Nha Trang Khánh Hòa 13 Cảng biển Ba Ngòi Khánh Hòa 14 Cảng biển TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh 15 Cảng biển Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu 16 Cảng biển Đồng Nai Đồng Nai 17 Cảng biển Cần Thơ Cần Thơ II Cảng biển loại II 1 Cảng biển Mũi Chùa Quảng Ninh 2 Cảng biển Diêm Điền Thái Bình 3 Cảng biển Nam Định Nam Định 4 Cảng biển Lệ Môn Thanh Hoá 5 Cảng biển Bến Thuỷ Nghệ An 6 Cảng biển Xuân Hải Hà Tĩnh 7 Cảng biển Quảng Bình Quảng Bình 8 Cảng biển Cửa Việt Quảng Trị 9 Cảng biển Thuận An Thừa Thiên Huế 10 Cảng biển Quảng Nam Quảng Nam 11 Cảng biển Sa Kỳ Quảng Ngãi 12 Cảng biển Vũng Rô Phú Yên 13 Cảng biển Cà Ná Ninh Thuận 14 Cảng biển Phú Quý Bình Thuận 15 Cảng biển Bình Dương Bình Dương 16 Cảng biển Đồng Tháp Đồng Tháp 17 Cảng biển Mỹ Thới An Giang 18 Cảng biển Vĩnh Long Vĩnh Long 19 Cảng biển Mỹ Tho Tiền Giang 20 Cảng biển Năm Căn Cà Mau 21 Cảng biển Hòn Chông Kiên Giang 22 Cảng biển Bình Trị Kiên Giang 23 Cảng biển Côn Đảo Bà Rịa - Vũng Tàu III Cảng biển loại III (Cảng dầu khí ngoài khơi) 1 Cảng biển mỏ Rồng Đôi Bà Rịa - Vũng Tàu 2 Cảng biển mỏ Rạng Đông Bà Rịa - Vũng Tàu 3 Cảng biển mỏ Hồng Ngọc Bà Rịa - Vũng Tàu 4 Cảng biển mỏ Lan Tây Bà Rịa - Vũng Tàu 5 Cảng biển mỏ Sư Tử Đen Bà Rịa - Vũng Tàu 6 Cảng biển mỏ Đại Hùng Bà Rịa - Vũng Tàu 7 Cảng biển mỏ Chí Linh Bà Rịa - Vũng Tàu 8 Cảng biển mỏ Ba Vì Bà Rịa - Vũng Tàu 9 Cảng biển mỏ Vietsopetro01 Bà Rịa - Vũng Tàu PHỤ LỤC 5 1. Cách xác định đường phân định trên biển với tỉnh Ninh Bình bằng phương pháp công bằng giả định tỉnh Thanh Hóa với tỉnh Ninh Bình Bước 1: Lựa chọn các điểm phân định dọc theo bờ biển của hai tỉnh, các điểm lựa chọn là các điểm nhô ra nhất của bờ biển, số các điểm phải bằng nhau ở cả hai bên bờ biển. Bước 2: Chọn một điểm ngoài khơi, phía ngoài đường sáu hải lý sao cho điểm này phải nằm cách đều hai điểm A1 và B1. Bước 3: tiếp tục chọn điểm nằm ngoài biển sao cho điểm này phải nằm cách đều hai điểm A2 và B2. Quá trình lựa chọn điểm tiếp tục diễn ra theo đường dích dắc, đường dích dắc cho đến hết số điểm ở bờ biển của hai tỉnh. Bước 4: nối tuần tự các điểm, bắt đầu từ điểm ranh giới trên bộ với các điểm đã xác định ở trên hình thành lên đường phân định ranh giới trên biển của hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa theo phương pháp công bằng giả định. Bước 1: xác định các điểm cơ sở hay các điểm nhô ra nhất dọc theo bờ biển của hai tỉnh; Bước 2: từ các điểm đã xác định ở trên, tiến hành nối các điểm cạnh nhau thành các đoạn ngắn dọc theo đường bờ biển hai tỉnh; Bước 3: xác định đường trung bình giữa các đoạn nối, đường này đi qua điểm biên giới trên bộ của hai địa phương; Bước 4: từ các điểm biên giới trên bộ kẻ đường vuông góc với đường hướng chung của bờ biển ( đường trung bình của các đoạn nối), đường này chính là đường phân định ranh giới trên biển giữa hai tỉnh liền kề tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An theo phương pháp đường vuông góc với hướng chung của bờ biển. Hình 3.5. Biểu diễn kết quả phân định theo phương pháp đường vuông góc với hướng chung của bờ biển. 2. Cách xác định theo phương pháp đường vuông góc với hướng chung của bờ biển để có thể phân định ranh giới tren biển Thanh Hóa Nghệ An Vận dung kết quả phân định theo phương pháp công bằng giả định và phương pháp đường vuông góc chung của bờ biển có thể phân định ranh giới hành chính trên biển giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Các bước xác định ranh giới trên biển giữa hai tỉnh được xác định: Bước 1: dựa vào hải đồ và đường nước triều thấp nhất, đối với mỗi tỉnh tiến hành xác định tọa độ hai điểm nhô ra xa nhất trên đường ngấn nước thủy triều thấp nhất. Thứ tự nhô ra xa nhất là a,b,c,d. Việc xác định bốn điểm này nằm trong phạm vi bán kính ba hải lý chung quanh điểm ranh giới cuối cùng trên đất liền. Bước 2: kẻ một đường thẳng nối hai điểm nhô ra xa nhất của hai tỉnh là a và b, từ trung điểm của đoạn ab kẻ đường trung trực của đoạn này và cắt đường cơ sở quốc gia tại điểm P1( điểm này là điểm phân định đầu tiên để phân định ranh giới trên biển) Bước 3: xác định điểm phân định số 2 ( điểm phân định số 2 là điểm cách đều ba điểm a,b,c). Từ a kẻ đường thẳng ab, sau đó kẻ đường trung trực của đoạn này. Giao điểm của hai đường trung trực chính là điểm phân định P2. Bước 4: xác định điểm phân định số 3 ( điểm phân định số 3 là điểm cách đều ba điểm b,c,d). Từ b kẻ đường thẳng bc sau đó kẻ đường trung trực của đoạn này. Giao điểm của hai đường trung trực là điểm phân định số 3 gọi là điểm P3. Bước 5: Từ điểm phân định cuối cùng trên đất liển giữa hai tỉnh Thanh Hóa- Nghệ An kẻ một đường thẳng dọc theo hướng chung của đường phân định ranh giới trên bờ cắt đường ngấn nước triều thấp nhất tại điểm 4. Điểm này xhinhs là điểm phân định số 4 gọi là điểm P4. Bước 6: từ điểm phân định P1, kẻ đường thẳng vuông góc với đường cơ sở quốc gia và cắt đường lãnh hải tại điểm P0, P1, P2, P3, P4 lại, đây chính là đường phân định ranh giới trên biển giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Nguồn: [51]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_kinh_te_bien_cua_tinh_thanh_hoa.pdf
Luận văn liên quan