Luận án Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc bộ tài chính

Vận dụng quan niệm trên, và với định hướng nghiên cứu của đề tài luận án, thì: Quản lý tài chính các trường đại học công lập là sự tác động qua lại giữa nhà nước, nhà trường và các thực thể khác trong xã hội (người học, gia đình người học, doanh nghiệp, ) trên cơ sở mối tương quan quyền - lợi ích của các bên, được thể hiện thông qua việc sử dụng theo một trình tự lôgíc nhất định (thẩm quyền theo phân cấp) các công cụ và phương pháp quản lý, để tác động và điều khiển hoạt động tạo lập, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính, góp phần tăng cường công tác quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện hiện nay.

docx254 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc bộ tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố điểm đánh giá trung bình của ISO 9001 đạt mức 4,35/5 - cao nhất trong tất cả các phương pháp được đưa ra đánh giá. ISO 9001 nhận được sự đánh giá tích cực từ các giảng viên và chuyên gia, một phần bởi lẽ ISO giúp họ điều chỉnh và kiểm soát công việc, đồng thời cải tiến chất lượng công việc tốt hơn. Ngoài ra, phương pháp này hỗ trợ nhà trường trong việc giảm thiểu các biến động khi có sự thay đổi về nhân sự, qua đó góp phần tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả hơn. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó tại Mỹ: ISO 9001 đã được áp dụng đánh giá chất lượng đào tạo và cho thấy những kết quả tích cực (Schroeder, 2007). Hiện nay trên thế giới có khá nhiều phương pháp giúp các nhà quản lý đánh giá, kiểm soát chất lượng đào tạo đại học. Giáo dục đại học ở Việt Nam cũng có thể áp dụng một trong số các phương pháp đó - đồng nghĩa với khả năng có thêm giải pháp hữu hiệu để kiểm định chất lượng đào tạo. Hai phương pháp có xu hướng phù hợp với giáo dục đại học Việt Nam là Quản lý chất lượng toàn diện - TQM và ISO 9001. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đã được ứng dụng vào hoạt động quản lý tại một số trường đại học của Việt Nam, có tác động khá đáng kể trong việc giúp nhà trường xây dựng hệ thống quản lý hữu hiệu về mặt hành chính. Tuy vậy, ISO 9001 chưa cập nhật những chuẩn mực đánh giá về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp học tập của sinh viên, nên những chuyển biến mà ISO 9001 thể hiện trong các khía cạnh này chưa thực sự nổi bật. Với những bất cập đó, giáo dục đại học Việt Nam có thể tìm đến phương pháp Quản lý chất lượng toàn diện - TQM. Để thực hiện phương pháp TQM, trước hết cấp quản lý các trường đại học nên có cái nhìn khách quan trong đánh giá tình hình thực tế của nhà trường, những ưu điểm, thuận lợi mà nhà trường có được và cả những khó khăn, thách thức mà họ phải đối mặt, qua đó tạo cơ sở đề xuất nội dung triển khai TQM gắn liền với thực trạng hệ thống quản lý. Thứ năm, sớm nghiên cứu quy định bắt buộc các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các cơ sở giáo dục đại học công lập nó riêng phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NSNN. Việc bắt buộc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước được xây dựng trên cơ sở rằng thuế được thu vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Với tư cách là tổ chức có thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thì cơ sở giáo dục đại học công lập phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước như các chủ thể kinh tế khác. Với tư cách một đơn vị thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp do nhà nước giao, thì cơ sở giáo dục đại học công lập được nhận kinh phí từ NSNN. Và theo Lê Xuân Trường (2012), việc tách bạch như vậy cho phép quản lý hiệu quả nhất cả nguồn thu ngoài NSNN và nguồn thu từ NSNN của các cơ sở giáo dục đại học công lập. Tuy vậy, cũng có quan điểm cho rằng, nhà nước không nên thu thuế vào các nguồn thu ngoài NSNN của cơ sở giáo dục đại học công lập, vì việc thu thuế như vậy sẽ làm giảm bớt nguồn tài chính của các đơn vị này, và/để rồi sau đó nhà nước lại phải tăng kinh phí cho trường, nếu trường không phải nộp thuế thì tất nhiên nhà nước sẽ giảm chi kinh phí từ ngân sách. Lập luận như vậy mới xét vấn đề ở khía cạnh “kết quả kinh tế cuối cùng”, mà chưa xét vấn đề ở khía cạnh quản lý tài chính. Cũng theo Lê Xuân Trường (2012), dưới góc độ quản lý tài chính, việc thu thuế đòi hỏi phải hạch toán rõ các khoản thu của cơ sở giáo dục đại học công lập. Giả sử sau đó nhà nước cấp thêm kinh phí cho những đơn vị này, thì đây được coi là khoản chi từ NSNN cho đơn vị, và đơn vị phải ghi nhận đó là khoản thu (điều này đã được thể hiện rõ trong Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính). Thậm chí trong trường hợp áp dụng cơ chế “lấy thu bù chi”, thì số thuế phải nộp vẫn được ghi nhận là khoản thu của NSNN, và khoản thuế để lại phải được ghi nhận là khoản chi NSNN cho đơn vị. Hơn nữa, việc thu thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục đại học công lập cũng tạo ra sự công bằng, bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong xã hội; ngăn ngừa những hành vi trốn, tránh nghĩa vụ thuế của các tổ chức khác trong xã hội thực hiện thông qua các hoạt động liên kết với cơ sở giáo dục đại học công lập. Thứ sáu, tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả của quản trị đại học, chú trọng tăng cường năng lực và quyền lực cho Hội đồng trường trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học; đồng thời, các cơ quan đang thực hiện vai trò chủ quản chuyển giao dần, tăng cường quyền lực tối đa cho Hội đồng trường để quyết sách các vấn đề của cơ sở giáo dục đại học và thực hiện hiệu quả chức năng quản trị của Hội đồng trường; bồi dưỡng kiến thức quản trị đại học cho thành viên Hội đồng trường và lãnh đạo nhà trường trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học. Thứ bảy, tiếp tục tăng cường thông tin tuyên truyền về tự chủ đại học, và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học trong toàn xã hội; triển khai nghiên cứu, tổ chức các hội thảo, sự kiện, phổ biến kết quả nghiên cứu về tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học ở cấp quốc gia và cấp trường; tôn vinh những kết quả đạt được nhờ thực hiện tự chủ, nhằm định hướng đúng nhận thức của toàn xã hội về tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học. Thứ tám, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học chuẩn bị các điều kiện thực hiện tự chủ, thực hiện công khai minh bạch các thông tin về thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tự chủ. Kết luận Chương 3 Chương 3 đã tập trung làm rõ các vấn đề sau: Một là, hệ thống hóa mục tiêu chiến lược, định hướng phát triển các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính đến năm 2030. Hai là, nêu quan điểm và nguyên tắc quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính. Ba là, đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường công tác quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính, gồm: nhóm giải pháp về quản lý huy động nguồn lực tài chính; nhóm giải pháp về quản lý phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính; nhóm giải pháp về kiểm soát tài chính; và nhóm giải pháp về tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý tài chính. Bốn là, đưa ra một số điều kiện/khuyến nghị đối với nhà nước (Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đạo tạo, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực) về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính các trường đại học công lập. KẾT LUẬN Cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập nói chung, và các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính nói riêng gồm (1) tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, (2) tổ chức bộ máy, nhân sự, (3) tự chủ về tài chính; và qua một thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực, chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, NCKH, cung cấp dịch vụ tư vấn tại các trường đã được nâng lên, áp lực chi NSNN cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo được giảm nhẹ. Theo đó, một số trường đại học công lập đã chủ động khai thác hiệu quả, đa dạng các nguồn lực tài chính ngoài NSNN để duy trì ổn định hoạt động TX, và từng bước tập trung nguồn lực đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy, học tập, NCKH, cũng như ứng dụng mạnh mẽ CNTT, trí tuệ nhân tạo trong công tác trị nội bộ. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được khá tích cực và toàn diện, thì tiến trình thực hiện tự chủ, nhất là tự chủ về tài chính của các trường đại học công lập còn chậm so với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước và chưa thực sự bền vững, đã có những tác động/ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và cung cấp dịch vụ tư vấn chất lượng cao cho xã hội; đồng thời việc sử dụng nguồn lực tài chính tại các trường đại học công lập chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, vẫn còn tồn tại những yếu kém, mà một trong những nguyên nhân quan trọng đó là quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập chậm được đổi mới, hoàn thiện đồng bộ, phù hợp với đặc điểm tổ chức bộ máy, hoạt động của các trường. Do đó, việc lựa chọn và thực hiện đề tài luận án “Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Các nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề sau: Một là, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận chung về giáo dục đại học, giáo dục đại học công lập, và quản lý tài chính, quản lý tài chính các trường đại học công lập; vai trò, vị trí (hay hệ thống các quyền - lợi ích) của các chủ thể tham gia quản lý tài chính các trường đại học công lập; kinh nghiệm của một số nước về quản lý tài chính các trường đại học công lập và bài học cho Việt Nam; thực tiễn trong nước và bài học cho Bộ Tài chính. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính trong giai đoạn 2013-2018, từ đó chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế trong quá trình quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính, và nguyên nhân của những hạn chế này. Ba là, đề xuất giải pháp góp phần tăng cường công tác quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính nói riêng, các trường đại học công lập ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới. Quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính các trường đại học công lập nói riêng, nhất là quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ chủ quản, là vấn đề khá phức tạp. Trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận án khó tránh khỏi những hạn chế nhất định về nội dung, phương pháp tiếp cận và giải quyết một số vấn đề cụ thể. Do đó, tác giả mong nhận được sự tham gia góp ý, phản biện của các nhà khoa học, cũng như các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan tâm đến vấn đề này để kết quả nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn./. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Lê Thế Tuyên (2015), “Chính sách học phí giáo dục đại học”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 12 (149), tr.6-8, tác giả. 2. Lê Thế Tuyên (2015), “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ về quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Tài chính), thư ký khoa học. 3. Lê Thế Tuyên (2016), “Quản lý nhà nước về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Tài chính), thành viên tham gia. 4. Lê Thế Tuyên (2016), “Kinh nghiệm của các nước về đổi mới chính sách tài chính đơn vị sự nghiệp công và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo “Cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Thực trạng và khuyến nghị” của Học viện Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, tr.195-202, tác giả. 5. Lê Thế Tuyên (2016), “Chính sách quản lý giá dịch vụ công lĩnh vực y tế, giáo dục ở Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị”, Kỷ yếu hội thảo “Lộ trình chuyển đổi cơ chế từ phí, lệ phí sang giá trong bối cảnh kinh tế thị trường và đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp dịch vụ công” của Viện Chiến lược và chính sách tài chính và Trường Đại học Tài chính - Marketing, tr.8-18, đồng tác giả. 6. Lê Thế Tuyên (2017), “Đổi mới tổ chức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính trong điều kiện hiện nay”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Tài chính), thành viên tham gia. 7. Lê Thế Tuyên (2018), “Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở Việt Nam - Thực trạng và những đề xuất”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá hiệu lực, hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho giáo dục” của Học viện Tài chính, tr.2-8, đồng tác giả. 8. Lê Thế Tuyên (2019), “Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập ở một số nước và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 - Tháng 3/2019 (700), tr.164-168, tác giả. 9. Lê Thế Tuyên (2019), “Một số quan điểm, nguyên tắc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học công lập”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 05 (190), tr.39-42, tác giả. 10. Lê Thế Tuyên (2019), “Cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học công lập - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 06 (191), tr.17-23, tác giả. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Phụ Anh (2015), Điều chỉnh cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 2. Ban Cán sự đảng Chính phủ (2017), Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 3. Bùi Chí Bình (2014), Kinh tế học giáo dục: Cách tiếp cận và các vấn đề phức tạp, Khoa Giáo dục, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lê Nin, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Hà Nội. 6. Bộ Nội vụ (2018), Thông tư số 04/2018/TT-BNV ngày 27/3/2018 hướng dẫn về thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế và phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, Hà Nội. 7. Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 55/QĐ-BTC ngày 09/01/2013 phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030”, Hà Nội. 8. Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 964/QĐ-BTC ngày 03/5/2013 phê duyệt Chiến lược phát triển Trường Đại học Tài chính - Kế toán giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 9. Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 2772/QĐ-BTC ngày 12/11/2013 phê duyệt Chiến lược phát triển Trường Đại học Tài chính - Marketing giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 10. Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 2773/QĐ-BTC ngày 12/11/2013 phê duyệt Chiến lược phát triển Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 11. Bộ Tài chính (2017), Báo cáo đánh giá cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính giai đoạn 2011-2016 và định hướng đổi mới trong thời gian tới, Hà Nội. 12. Bộ Tài chính (2018), Công văn số 3052/BTC-KHTC ngày 19/3/2018 về việc báo cáo biên chế, tiền lương năm 2018, Hà Nội. 13. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội. 14. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2016 hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, Hà Nội. 15. Bộ Tài chính (2018), Công văn số 4890/BTC-KHTC ngày 27/4/2018 hướng dẫn lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, lập dự toán, chấp hành dự toán và xét duyệt, thẩm định quyết toán năm đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội. 16. Bộ Tài chính (2016), Báo cáo kết quả thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ năm 2015, Hà Nội. 17. Bộ Tài chính (2017), Báo cáo kết quả thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ năm 2016, Hà Nội. 18. Bộ Tài chính (2018), Báo cáo kết quả thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ năm 2017, Hà Nội. 19. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 938/QĐ-BTC ngày 07/3/2007 ban hành Quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội. 20. Bộ Tài chính (2015), Quyết định số 656/QĐ-BTC ngày 14/4/2015 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính kèm theo Quyết định số 938/QĐ-BTC ngày 07/3/2007 và Quyết định số 2049/QĐ-BTC ngày 12/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội. 21. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, Hà Nội. 22. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 18/4/2005 về việc thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, Hà Nội. 23. Bộ Tài chính (2012), Công văn số 12231/BTC-KHTC ngày 11/9/2012 về việc báo cáo công tác giải ngân định kỳ tháng, quý, Hà Nội. 24. Bộ Tài chính (2016), Công văn số 9122/BTC-KHTC ngày 04/7/2016 về việc báo cáo công tác giải ngân định kỳ tháng, năm, Hà Nội. 25. Bộ Tài chính (2017), Công văn số 13450/BTC-KHTC ngày 06/10/2017 về việc về việc điều chỉnh, bổ sung quy định tại Công văn số 9122/BTC-KHTC ngày 04/7/2016, Hà Nội. 26. Bộ Tài chính (2012), Quyết định số 791/QĐ-BTC ngày 30/3/2012 về việc ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội. 27. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp, Hà Nội. 28. Bộ Tài chính (2017), Quyết định số 2166/QĐ-BTC ngày 24/10/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kế hoạch - Tài chính, Hà Nội. 29. Bộ Tài chính (2012), Quyết định số 148/QĐ-BTC ngày 19/01/2012 phân cấp, uỷ quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, đấu thầu, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội. 30. Bộ Tài chính (2014), Quyết định số 2298/QĐ-BTC ngày 06/9/2014 phân cấp, uỷ quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội. 31. Bộ Tài chính (2015), Quyết định số 2442/QĐ-BTC ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2298/QĐ-BTC ngày 06/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân cấp, uỷ quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội. 32. Bộ Tài chính (2018), Quyết định số 1206/QĐ-BTC ngày 26/7/2018 về việc phân cấp, uỷ quyền quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin và kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các đơn vị dự toán ngân sách thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội. 33. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm, Hà Nội. 34. Trần Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 35. Nguyễn Bá Cẩn (2009), Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 36. Trần Đức Chính (2015), Hoàn thiện cơ chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 37. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 38. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội. 39. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 40. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017, Hà Nội. 41. Chính phủ (2017), Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09/11/2017 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2017, Hà Nội. 42. Chính phủ (2017), Nghị định số 45/2017/NĐ-CP quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, Hà Nội. 43. Chính phủ (2010), Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, Hà Nội. 44. Chính phủ (2015), Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thi, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, Hà Nội. 45. Chính phủ (2002), Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội. 46. Chính phủ (2013), Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, Hà Nội. 47. Chính phủ (2019), Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, Hà Nội. 48. Phạm Văn Đăng (2013), Đổi mới tài chính đơn vị sự nghiệp công và dịch vụ công, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Tài chính). 49. Nguyễn Hữu Đồng (2012), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 50. Trương Anh Dũng (2015), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển dạy nghề ở Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 51. Phạm Ngọc Dũng và Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2008), Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 52. Forbes Việt Nam (2014), Con đường phát triển giáo dục. 53. Nguyễn Trường Giang (2013), Đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Tài chính). 54. Vũ Trường Giang (2011), Tài chính cho giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam, địa chỉ truy cập: 55. Nguyễn Hồng Hà (2013), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 56. Lương Văn Hải (2011), Vai trò của nhà nước trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 57. Nguyễn Thị Hồng Hải (2010), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Tài chính, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. 58. Trần Xuân Hải (2015), Giải pháp đổi mới cơ cấu chi tiêu công đảm bảo bền vững tài khóa ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Tài chính). 59. Trần Xuân Hải (2012), Tăng cường công tác quản lý tài chính công ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Tài chính). 60. Trần Xuân Hải (2001), Giải pháp tạo vốn đầu tư phát triển sự nghiệp đào tạo trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 61. Trần Xuân Hải (2014), Quản lý tài chính công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, NXB Tài chính, Hà Nội. 62. Bùi Tiến Hanh (2007), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 63. Arthur M. Hauptman: Higher Education Finance: Trends and Issues (Tài chính cho giáo dục đại học: Xu hướng và vấn đề), địa chỉ truy cập: bản dịch của Phạm Thị Ly. 64. Đặng Thị Minh Hiền (2016), Hiệu quả đầu tư cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam theo cách tiếp cận phân tích chi phí - lợi ích, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 65. Trương Thị Hiền (2017), Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện tự chủ, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 66. Lê Tuấn Hiệp (2016), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 67. Nguyễn Xuân Hiệp (2014), Hoàn thiện chính sách tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học ngành công an, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 68. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình Quản lý Tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội. 69. Học viện Tài chính (2014), Giáo trình Tài chính - Tiền tệ, NXB Tài chính, Hà Nội. 70. Học viện Tài chính (2008), Giáo trình Khoa học quản lý, NXB Tài chính, Hà Nội. 71. Học viện Tài chính (2018), Đề án tuyển sinh đại học hệ chính qui năm 2018, Hà Nội. 72. Học viện Tài chính (2017), Báo cáo thống kê năm học 2016-2017, Hà Nội. 73. Học viện Tài chính (2018), Báo cáo thống kê năm học 2017-2018, Hà Nội. 74. Học viện Tài chính (2016), Giáo trình Lý thuyết quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội. 75. Học viện Tài chính (2016), Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội. 76. Học viện Tài chính (2017), Đề án tuyển sinh đại học hệ chính qui năm 2017, Hà Nội. 77. Học viện Tài chính (2019), Đề án tuyển sinh năm 2019, Hà Nội. 78. Hội đồng quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI (2002), Học tập một kho báu tiềm ẩn, NXB Giáo dục. 79. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 80. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 2, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 81. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 82. Phan Huy Hùng (2009), Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 83. Nguyễn Thu Hương (2014), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 84. Nguyễn Chí Hướng (2017), Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 85. Lương Thị Huyền (2016), Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 86. Lê Thị Thanh Huyền (2012), Sử dụng công cụ kế toán, kiểm toán trong việc quản lý tài chính ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 87. Mai Hữu Khê, Bùi Văn Nhơn (2002), Từ điển Giải thích thuật ngữ hành chính, NXB Lao động, Hà Nội. 88. Kiểm toán nhà nước (2016), Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2015 của Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Hà Nội. 89. Kiểm toán nhà nước (2016), Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2015 của Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan, Hà Nội. 90. Kiểm toán nhà nước (2016), Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2015 của Học viện Tài chính, Hà Nội. 91. Kiểm toán nhà nước (2016), Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2015 của Trường Đại học Tài chính - Marketing, Hà Nội. 92. Kiểm toán nhà nước (2016), Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2015 của Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Hà Nội. 93. Kiểm toán nhà nước (2016), Báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản nhà nước năm 2015 của Bộ Tài chính, Hà Nội. 94. Kiểm toán nhà nước (2019), Báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công năm 2018 và chuyên đề việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập giai đoạn 2016-2018 của Bộ Tài chính, Hà Nội. 95. C. Mac và F. Anghen (2001), Anghen toàn tập, Tập 48, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 96. Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 97. Lê Chi Mai (2013), Quản lý tài chính, kế toán trong các tổ chức công, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 98. Bùi Tuấn Minh (2012), Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn kinh phí trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 99. Phan Công Nghĩa (2015), Xây dựng mô hình quản trị tài chính đối với các trường đại học công lập, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo). 100. Phạm Văn Ngọc (2007), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Đại học quốc gia trong tiến trình đổi mới quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 101. Đỗ Thị Nhan (2015), Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 102. Khương Thị Nhàn (2016), Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 103. Trần Việt Phương (2017), Quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 104. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XI, Kỳ họp thứ 7 (2005), Luật Giáo dục, Luật số 38/2005/QH11. 105. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XIII, Kỳ họp thứ 3 (2012), Luật Giáo dục đại học, Luật số 08/2012/QH13. 106. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XIII, Kỳ họp thứ 8 (2015), Luật Ngân sách nhà nước, Luật số 83/2015/QH13. 107. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XIII, Kỳ họp thứ 7 (2014), Luật Đầu tư công, Luật số 49/2014/QH13. 108. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XIII, Kỳ họp thứ 10 (2015), Luật Kế toán, Luật số 88/2015/QH13. 109. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XIV, Kỳ họp thứ 6 (2018), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Luật số 34/2018/QH14. 110. Bikas C.Sanyal (2003), Quản lý trường đại học trong giáo dục đại học, Hà Nội. 111. Nguyễn Anh Thái (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 112. Phạm Chí Thanh (2011), Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 113. Lâm Quang Thiệp, D.Bruce Johnstone, Philip G.Albach (2006), Giáo dục đại học Hoa Kỳ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 114. Nguyễn Đức Thọ (2015), Đổi mới hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 115. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”, Hà Nội. 116. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020, Hà Nội. 117. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 378/QĐ-TTg ngày 23/3/2015 về việc phê duyệt Đề án thí điểm đối mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Tài chính - Marketing giai đoạn 2015-2017, Hà Nội. 118. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010, Hà Nội. 119. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội. 120. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 395/QĐ-TTg ngày 25/3/2009 về việc đổi tên Trường Đại học Bán công Marketing thành Trường Đại học Tài chính - Marketing, Hà Nội. 121. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 722/QĐ-TTg ngày 16/5/2014 ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội. 122. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 04/8/2017 về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan vào Trường Đại học Tài chính - Marketing, Hà Nội. 123. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 124. Lê Xuân Trường (2012), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học và cao đẳng công lập, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Tài chính). 125. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 126. Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông (2012), Bài giảng Lý thuyết hệ thống và điều khiển học, Tài liệu lưu hành nội bộ. 127. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Kinh tế chính trị học, NXB Thống kê, Hà Nội. 128. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2016), Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 129. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2014), Giáo trình kinh tế học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 130. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2006), Giáo trình kinh tế công cộng, Tập 1, NXB Thống kê, Hà Nội. 131. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 132. Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (2018), Đề án tuyển sinh năm 2018, Hưng Yên. 133. Trường Đại học Tài chính - Kế toán (2018), Đề án tuyển sinh năm 2018, Quảng Ngãi. 134. Trường Đại học Tài chính - Marketing (2018), Đề án tuyển sinh đại học hệ chính qui năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh. 135. Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (2017), Báo cáo thống kê năm học 2016-2017, Hưng Yên. 136. Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (2018), Báo cáo thống kê năm học 2017-2018, Hưng Yên. 137. Trường Đại học Tài chính - Kế toán (2017), Báo cáo thống kê năm học 2016-2017, Quảng Ngãi. 138. Trường Đại học Tài chính - Kế toán (2018), Báo cáo thống kê năm học 2016-2017, Quảng Ngãi. 139. Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (2017), Đề án tuyển sinh năm 2017, Hưng Yên. 140. Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (2019), Đề án tuyển sinh năm 2019, Hưng Yên. 141. Trường Đại học Tài chính - Kế toán (2017), Đề án tuyển sinh năm 2017, Quảng Ngãi. 142. Trường Đại học Tài chính - Kế toán (2019), Đề án tuyển sinh năm 2019, Quảng Ngãi. 143. Trường Đại học Tài chính - Marketing (2017), Đề án tuyển sinh đại học hệ chính qui năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh. 144. Trường Đại học Tài chính - Marketing (2019), Đề án tuyển sinh đại học hệ chính qui năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh. 145. Từ điển MacMillan. 146. Từ điểm Le Petit Larousse (1999). 147. Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học (1996). 148. Nguyễn Minh Tuấn (2015), Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công thương, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 149. Vũ Anh Tuấn (2012), Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 150. Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Lê Anh (2015), Mối quan hệ hữu cơ giữa thể chế, cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015. 151. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh phí và lệ phí (số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001), Hà Nội. 152. Phạm Thị Thanh Vân (2017), Quản lý tài chính nội bộ các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 153. Phạm Thị Tường Vân (2017), Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 154. Vught F.V. (1993), Patterns of governance in HE: Concepts and Trends, Cemter for HE Policy Studies, UNESCO. 155. Hồ Thị Hải Yến (2008), Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1.1 Quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ 1. Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ là việc lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước trên cơ sở xác định rõ kinh phí ngân sách gắn với nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm cần hoàn thành với khối lượng, số lượng và chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. 2. Đối tượng thực hiện quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ là các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đáp ứng đủ điều kiện sau: a) Xác định được khối lượng, số lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành; b) Có cơ sở, căn cứ tính toán để lập và giao dự toán kinh phí theo tiêu chuẩn định mức kỹ thuật kinh tế, định mức chi tiêu hoặc giá trị của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm tương đương cùng loại được cung ứng trong điều kiện tương tự (bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật); c) Phải có tiêu chí, cơ chế giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; d) Có sự thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan giao nhiệm vụ và cơ quan nhận nhiệm vụ về việc quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. 3. Phạm vi áp dụng là các nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm có thể xác định được rõ yêu cầu về khối lượng, số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm hoàn thành và nhu cầu kinh phí ngân sách cần bảo đảm trên cơ sở định mức kỹ thuật kinh tế, tiêu chí, định mức chi ngân sách được cơ quan có thẩm quyền quyết định. 4. Nguyên tắc áp dụng: a) Tăng thẩm quyền, đi đôi với tăng trách nhiệm cá nhân, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của thủ trưởng đơn vị; b) Đơn giản hóa quy trình quản lý ngân sách nhà nước trong khâu kiểm soát chi, quyết toán chi ngân sách nhà nước; c) Khối lượng, số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian cung cấp, dự toán chi phí của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm phải bảo đảm tối thiểu bằng hoặc tốt hơn so với phương thức quản lý ngân sách nhà nước theo các yếu tố đầu vào; d) Giao Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn việc quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Nguồn: [38], [106]. Phụ lục 1.2 Chi phí đào tạo đại học ở một số nước công nghiệp phát triển và một số nước khối OECD Đóng góp học phí của các bậc cha, mẹ sinh viên. Đây là một hình thức chuyển gánh nặng chi phí trong giáo dục đại học từ những người đóng thuế hoặc từ công dân nói chung sang người học, cha, mẹ người học. Ở nước Mỹ, thu học phí của sinh viên được xem là một giải pháp chủ yếu nhằm chia sẻ chi phí giáo dục đại học. Học phí đại học được tính toán sao cho có thể bù đắp đáng kể các chi phí hoạt động của nhà trường và các chi phí do lạm phát gây ra. Vì vậy, mức học phí ở các trường đại học luôn thay đổi theo xu hướng tăng lên. Ở Trung Quốc, trước năm 1989, Nhà nước bao cấp hoàn toàn kinh phí cho giáo dục đại học. Từ năm 1989 trở lại đây, Chính phủ nước này đã thực hiện chế độ thu học phí đối với giáo dục đại học trong các trường công lập, ngay cả sinh viên được học bổng theo kế hoạch tuyển sinh của Nhà nước cũng phải đóng học phí từ 100 đến 300 nhân dân tệ một năm học. Năm 1995, Trung Quốc chính thức quy định mức thu học phí cao nhất của các trường đại học là 1.200 nhân dân tệ (trường hợp cụ thể có thể tăng thêm 20%). Ở Hàn Quốc, trong điều kiện thuận lợi, các bậc cha mẹ sẵn sàng chi trả cao để cho con em họ có học vấn càng cao càng tốt. Thực tế, chi phí tư nhân trong lĩnh vực giáo dục đại học của Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Chính điều đó đã giúp Hàn Quốc huy động được nguồn lực tài chính rất lớn từ khoản đóng góp của các bậc cha, mẹ sinh viên. Chỉ trong vòng bốn thập niên, Hàn Quốc đã giải quyết thành công bài toán đuổi kịp về giáo dục cùng lúc với bài toán đuổi kịp về kinh tế so với các nước phát triển. Nguồn: [54]. Phụ lục 2.1 Quy mô đào tạo năm học 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019 của các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính Đơn vị: Học viên/Sinh viên TT Đơn vị/Khối ngành Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 NCS SĐH Đại học NCS SĐH Đại học NCS SĐH Đại học CQ GDTX CQ GDTX CQ GDTX Tổng cộng 310 1.375 32.275 293 313 1.828 29.285 2.258 315 1.317 33.635 873 Khối III 310 1.375 30.629 293 313 1.828 26.303 2.210 315 1.317 29.991 800 Khối VII - - 1.646 - - - 2.982 48 - - 3.644 73 1 Học viện Tài chính 300 660 12.374 - 284 1.217 12.479 1.174 277 463 16.916 240 Khối III 300 660 11.267 - 284 1.217 11.318 1.174 277 463 15.307 240 Khối VII - - 1.107  -  - -  1.161 - - -  1.609 -  2 Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh - - 4.201 136 - - 2.974 281 - 41 2.675 - Khối III - - 4.201 136 -  - 2.974 281 - 41 2.663 - Khối VII -  -  -  - - -  -  -  - -  12 - 3 Trường Đại học Tài chính - Kế toán - - 3.089 157 - 33 2.648 110 - 83 2.494 - Khối III -  - 3.089 157 - 33 2.648 110 - 83 2.494 - Khối VII -  -  -  - - -  -  -   - -   - - 4 Trường Đại học Tài chính - Marketing 10 715 12.611 - 29 578 11.184 693 38 730 11.550 633 Khối III 10 715 12.072 - 29 578 9.363 645 38 730 9.527 560 Khối VII -  - 539  -  - -  1.821 48  - -  2.023 73 Nguồn: [71], [76], [77], [132], [133], [134], [139], [140], [141], [142], [143], [144]. Phụ lục 2.2 Quy mô sinh viên tuyển mới trình độ đào tạo đại học hệ chính qui giai đoạn 2016-2018 của các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính Đơn vị: Sinh viên TT Đơn vị Năm tuyển sinh 2016 Năm tuyển sinh 2017 Năm tuyển sinh 2018 Chỉ tiêu Trúng tuyển Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu Trúng tuyển Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu Trúng tuyển Tỷ lệ (%) A B 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 7 8 9=8/7 1 Học viện Tài chính 4.000 4.254 106,4 3.900 3.913 100,3 4.200 4.446 105,9 2 Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 620 576 92,9 1.000 587 58,7 800 686 85,8 3 Trường Đại học Tài chính - Kế toán 1.050 504 48,0 1.150 440 38,3 1.150 432 37,6 4 Trường Đại học Tài chính - Marketing 2.500 2.423 96,9 2.400 2.384 99,3 4.000 3.952 98,8 Tổng cộng 8.170 7.757 94,9 8.450 7.324 86,7 10.150 9.516 93,8 Nguồn: [71], [76], [77], [132], [133], [134], [139], [140], [141], [142], [143], [144]. Phụ lục 2.3 Lập dự toán của đơn vị sự nghiệp 1. Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; căn cứ kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề; đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch; xác định phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP); số kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); lập dự toán kinh phí chi không thường xuyên theo quy định hiện hành. 2. Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp: Căn cứ mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao của năm trước liền kề và nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch. Đối với kinh phí hoạt động không thường xuyên, đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành. 3. Dự toán kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp, gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành. Nguồn: [39]. Phụ lục 2.4 Hệ thống văn bản quy định cơ chế huy động nguồn thu học phí giai đoạn từ 2006 đến nay TT Nội dung Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2010-2015 Giai đoạn 2015-nay 1 Quy định về chế độ tự chủ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP [39] x x x Nghị định số 16/2015/NĐ-CP [37] x Nghị quyết số 77/NQ-CP [40] x Nghị quyết số 117/NQ-CP [41] Quyết định số 378/QĐ-TTg [117] 2 Cơ chế thu, sử dụng học phí Quyết định số 70/QĐ-TTg [119] x Quyết định số 1310/QĐ-TTg [118] x Nghị định số 49/2010/NĐ-CP [43] x Nghị định số 74/2013/NĐ-CP [46] x Quyết định số 378/QĐ-TTg [117] x Nghị định số 86/2015/NĐ-CP [44] x Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các văn bản hướng dẫn. Phụ lục 2.5 Một số quy định cụ thể hóa hướng dẫn thi hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Văn bản/Nội dung quy định Quản lý nguồn thu đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo Sử dụng kết quả hoạt động tài chính (chênh lệch thu lớn hơn chi - nếu có) trong năm Nghị định số 43/2006/NĐ-CP [39] Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này. Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động: Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Quyết định số 938/QĐ-BTC [19] Nguồn được để lại từ số thu phí, lệ phí: Đơn vị phải dành tối thiểu 25% để đầu tư mua sắm tài sản, tăng cường cơ sở vật chất; đơn vị xây dựng kế hoạch bảo đảm phù hợp định hướng, quy hoạch, dự án được duyệt và phải báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện (không áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí) Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động: Trích tối thiểu 30% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Quyết định số 656/QĐ-BTC [20] Bãi bỏ quy định tại Quyết định số 938/QĐ-BTC [19] nêu trên. Bãi bỏ quy định mức trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động tại Quyết định số 938/QĐ-BTC [19] (theo đó mức trích được áp dụng như quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP [39]). Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các văn bản hướng dẫn. Phụ lục 2.6 Kế hoạch tự kiểm tra nội bộ hàng năm 1. Xây dựng kế hoạch hàng năm: 1.1. Căn cứ và nội dung xây dựng kế hoạch: - Yêu cầu quản lý của Thủ trưởng đơn vị. - Kết quả hoạt động chuyên môn của các bộ phận làm công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị. - Kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng của Nhà nước; kết quả xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách, quyết toán vốn đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị dự toán cấp trên; kết quả tự kiểm tra nội bộ. - Nội dung kế hoạch: Đối tượng (các bộ phận), nội dung cơ bản tự kiểm tra nội bộ. 1.2. Nguyên tắc xây dựng: Tự kiểm tra nội bộ đối với tất cả các bộ phận, các quy trình nghiệp vụ quản lý, thực hiện tối thiểu một lần trong thời gian 03 năm đối với mỗi bộ phận quản lý trong đơn vị. 1.3. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch: Bộ phận làm công tác thanh tra, kiểm tra của đơn vị thực hiện xây dựng Kế hoạch; đối với các đơn vị không có bộ phận kiểm tra, thanh tra, bộ phận độc lập với bộ phận làm công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị thực hiện xây dựng Kế hoạch. 1.4. Thủ trưởng đơn vị phê duyệt kế hoạch tự kiểm tra nội bộ hàng năm trước ngày 31 tháng 12 của năm trước và gửi đến: Các bộ phận được tự kiểm tra nội bộ; tổ chức Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân của đơn vị; đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp. 2. Trường hợp do nguyên nhân khách quan, yêu cầu công việc phải điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ mục tiêu, yêu cầu của công tác tự kiểm tra nội bộ. Nguồn: [26]. Phụ lục 2.7 Tổng hợp kế hoạch kiểm tra, kiểm toán giai đoạn 2013-2018 đối với với các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính TT Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018 Năm 2019 1 Học viện Tài chính KTKTNB KTNN KTNN - KTNN 2 Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh KTKTNB KTNN KTNN - KTNN 3 Trường Đại học Tài chính - Kế toán - KTNN KTNN - KTNN 4 Trường Đại học Tài chính - Marketing - - KTNN KTKTNB KTNN 5 Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan - KTKTNB KTNN Nguồn: Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tài chính. Phụ lục 2.8 Nội dung xét duyệt quyết toán năm - Kiểm tra danh mục báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán năm; - Kiểm tra từng chứng từ thu phí, lệ phí và các khoản thu khác được giao quản lý, thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật (nếu có); - Kiểm tra tính chính xác và pháp lý của dự toán chi ngân sách được giao, bảo đảm khớp đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền giao về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi (kể cả dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm). Riêng đối với dự toán chi từ nguồn viện trợ thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại. - Kiểm tra tính hợp pháp của từng khoản chi, bảo đảm khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và đã được Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền quyết định chi; - Kiểm tra việc mua sắm, quản lý và xử lý tài sản; việc tổ chức đấu thầu, thẩm định giá đối với những khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn; bảo đảm việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản theo đúng các quy định của pháp luật; - Kiểm tra việc hạch toán, kế toán các khoản thu, chi, bảo đảm theo đúng chế độ kế toán, năm ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước; - Kiểm tra tính khớp đúng của số liệu trên các chứng từ thu, chi, sổ kế toán và báo cáo quyết toán; - Kiểm tra số dư kinh phí được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán gồm: Số dư kinh phí đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định tại Thông tư số 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính và số dư kinh phí đương nhiên được sử dụng và thanh toán theo chế độ quy định. Đối với số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán thì phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước; - Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua công tác kiểm toán, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán. Nguồn: [27].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_quan_ly_tai_chinh_cac_truong_dai_hoc_cong_lap_truc_t.docx
  • docx5. Tom tat ket luan moi_Le The Tuyen (tieng Anh).docx
  • docx4. Tom tat ket luan moi_Le The Tuyen (tieng Viet).docx
  • docx3. Tom tat luan an_Le The Tuyen (24 trang_tieng Anh).docx
  • docx2. Tom tat luan an_Le The Tuyen (24 trang_tieng Viet).docx
Luận văn liên quan