Luận án Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các đoàn kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam

Kết hợp kinh tế với Quốc phòng, đầu tư phát triển các Khu KTQP là chủ trương chiến lược đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển KTXH, đảm bảo QP-AN, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc thuộc BQP có vai trò quan trọng trong việc phân phối và sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển các Khu KTQP. Quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển các Khu KTQP đang là những vấn đề mang tính thời sự cấp bách trong chiến lược phát triển cân đối về KT-XH đảm bảo AN-QP vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Bám sát vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài luận án: “Quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam” đã có những đóng góp cơ bản chủ yếu sau: 1. Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về Đoàn KTQP như: quan niệm về Khu KTQP, khái niệm về Đoàn KTQP, lý luận cơ bản về vốn đầu tư XDCB và vốn đầu tư XDCB của các Đoàn KTQP, bao gồm: Khái niệm về vốn đầu tư, vốn đầu tư XDCB; đặc điểm vốn đầu tư XDCB; nội dung, phương phương pháp xác định cơ cấu vốn đầu tư XDCB; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của các Đoàn KTQP. Luận án đã luận giải logic, rõ ràng về khái niệm, đặc điểm, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP. 2. Về thực tiễn: Luận án đã trình bày khái quát về các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc thuộc BQP Việt Nam, trong đó đã trình bày quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động của các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc. Khảo sát kết quả thực hiện vốn đầu tư XDCB của bốn Đoàn KTQP đại diện khu vực phía Bắc giai đoạn 2011-2015. Khảo sát, phân tích một cách trung thực, khách quan thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc. Đánh giá những kết quả đã đạt được, các hạn chế160 tồn tại, chỉ rõ nguyên nhân của tồn tại trong quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc hiện nay. 3. Về giải pháp và kiến nghị: Tăng cường quản lý vốn đầu XDCB nhằm đẩy nhanh quá trình đầu tư phát triển các Khu KTQP, luận án đã hệ thống những định hướng chung trong hoạch định đầu tư xây dựng các Khu KTQP. Đưa ra quan điểm, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Các quan điểm, định hướng đó được xuất phát từ đường lối phát triển cân đối KT-XH, đảm bảo AN-QP vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của Đảng, Nhà nước ta và chủ trương tăng cường quản lý vốn đầu tư trong Quân đội. Luận án đã đề xuất 8 giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm tăng cường và hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc. Đồng thời để các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, khả thi, luận án đưa ra các kiến nghị với Nhà nước, với Bộ Quốc phòng, với các Quân khu phía Bắc. Tăng cường và hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc nhằm phân phối và sử dụng tốt vốn đầu tư XDCB từ NSNN, NSQP chống thất thoát lãng phí ngân sách. Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp, mang tính chủ quan của con người. Vì vậy, đã hết sức cố gắng nhưng tập thể cán bộ hướng dẫn và tác giả luận án cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế nhất định. Chúng tôi mong muốn nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn của các nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài để bản luận án này được hoàn thiện hơn./.

pdf187 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các đoàn kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà thầu cần phải được quan tâm đúng mức. Để làm tốt công tác này cần có những giải pháp cụ thể như sau: 148 - Việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu phải quán triệt và chấp hành nghiêm Luật Đấu thầu, các quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và các quy định của BQP hướng dẫn chi tiết một số nội dung về quản lý đấu thầu trong BQP. - Đối với các Đoàn KTQP: việc lựa chọn nhà thầu phải được tiến hành chặt chẽ, công khai, minh bạch từ bước sơ khảo nhà thầu để chọn các nhà thầu được tham gia đấu thầu đến bước xét thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu. Quá trình lựa chọn nhà thầu cần phát huy trách nhiệm của các cơ quan tư vấn đấu thầu, tranh thủ ý kiến của các chuyên gia để đánh giá khả năng về tài chính và kỹ thuật của nhà thầu trong việc đáp ứng các yêu cầu của gói thầu để lựa chọn nhà thầu chính xác nhất. - Người có thẩm quyền chỉ được phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu khi có vốn bố trí để thanh toán cho gói thầu; không được để xảy ra tình trạng không có vốn để thanh toán cho nhà thầu khi hợp đồng được thực hiện. - Không cho phép các nhà thầu đã và đang thực hiện các dự án trong các Khu KTQP có dấu hiệu vi phạm như chậm hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán, thi công chậm tiến độ, năng lực yếu được tham gia đấu thầu các gói thầu mới. - Tăng cường các hình thức đấu thầu rộng rãi, hạn chế các công trình chỉ định thầu hoặc chỉ đấu thầu hạn chế trong các doanh nghiệp của Quân đội để đảm bảo tính cạnh tranh đầy đủ trong đấu thầu. - Các Quân khu cần tăng cường kiểm tra công tác tổ chức đấu thầu của các Đoàn KTQP nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót, tiêu cực trong hoạt động đấu thầu. - Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo về công tác đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. * Kiểm tra, giám sát công tác quyết toán vốn đầu tư Thực tế công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành đối với các Đoàn KTQP còn chậm, điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác quản lý, làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư của dự án 149 trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng mà còn ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản khi dự án đưa vào hoạt động. Vấn đề quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành chậm dẫn đến tình trạng các Đoàn KTQP chưa hạch toán đầu đủ giá trị TSCĐ hình thành của các công trình XDCB đã hoàn thành. Nguyên nhân của công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (lập báo cáo quyết toán, phê duyệt quyết toán) chậm một phần do việc chấp hành qui chế quản lý đầu tư và xây dựng của Đoàn KTQP và các nhà thầu chưa nghiêm, một phần chưa quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt quyết toán có liên quan đến công tác quyết toán (thẩm định khối lượng, thẩm định giá trị), việc các cơ quan thẩm tra giá trị quyết toán phải chờ kết quả thẩm tra khối lượng trong khi đã hết thời gian quy định để thẩm tra khối lượng là hiện tượng khá phổ biến. Để giải quyết dứt điểm các tồn tại trong quyết toán vốn đầu tư và kiểm tra, giám sát khâu quyết toán vốn đầu tư cần có các giải pháp cụ thể sau: - Quán triệt và thực hiện nghiêm quy định của BQP về quyết toán dự án hoàn thành thuộc các nguồn vốn đầu tư trong Quân đội theo Thông tư 210/2011/TT-BQP ngày 28/11/2011 của Bộ trưởng BQP. Bổ sung hoàn thiện chế độ quyết toán vốn đầu tư của các Quân khu theo hướng làm rõ qui trình, nội dung, thời gian và các ràng buộc trách nhiệm của các Đoàn KTQP và các cơ quan được giao thẩm định khối lượng, giá trị (cơ quan thẩm định giá trị làm văn bản gửi kèm hồ sơ quyết toán cho cơ quan thẩm định khối lượng để lấy ý kiến, quá thời gian quy định nếu không có ý kiến trả lời thì cơ quan thẩm định giá trị tiến hành thẩm định và báo cáo các Quân khu phê duyệt, cơ quan nào chậm thời gian phải chịu trách nhiệm trước Quân khu. Phòng Tài chính các Quân khu là cơ quan chủ trì tham mưu cho Thủ trưởng các Quân khu trong việc quy định rõ quy trình kỹ thuật thực hiện thẩm tra quyết toán vốn đầu tư nhằm đảm bảo xác định đúng giá trị vốn đầu tư của dự án, công trình được quyết toán đặc biệt là đúng thời gian quy định. - Đối với các dự án hoàn thành từ năm 2015 trở về trước thuộc thẩm quyền BQP phê duyệt quyết toán có tổng mức đầu tư nằm trong giới hạn thẩm 150 quyền phê duyệt của các Quân khu (theo phân cấp ủy quyền tại Thông tư 108/2010/TT-BQP ngày 30/8/2010 của BQP) đề nghị Thủ trưởng BQP ủy quyền cho các Quân khu phê duyệt quyết toán; các dự án hoàn thành sau năm 2015 đề nghị Thủ trưởng BQP ủy quyền cho các Quân khu phê duyệt quyết toán và tăng giới hạn quyết toán lên trên 15 tỉ đồng. - Rà soát lại các dự án đã nộp hồ sơ quyết toán thuộc thẩm quyền của các Quân khu phê duyệt (tính đến hết năm 2015 vẫn còn 147 hạng mục dự án đã nộp hồ sơ nhưng chưa duyệt quyết toán), chỉ đạo các cơ quan thẩm tra khối lượng (Doanh trại, Công binh, Quản lý kinh tế) tập trung làm dứt điểm, quy định rõ thời gian hoàn thành để Phòng Tài chính các Quân khu thẩm tra báo cáo Tư lệnh Quân khu phê duyệt. - Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Tăng số lượng các dự án thuê kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Đề nghị BQP hàng năm chú trọng bố trí vốn để thanh toán dứt điểm cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán. Có như vậy mới khuyến khích các Đoàn KTQP và nhà thầu đẩy nhanh việc lập và trình duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư hạng mục công trình hoàn thành không chờ kết thúc xây dựng toàn bộ các hạng mục của dự án mới lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư. - Thực hiện nghiêm Thông tư số 86/2011/TT-BQP ngày 22/6/2011 của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng về đẩy nhanh quyết toán vốn đầu tư XDCB theo niên độ ngân sách hàng năm đối với các đơn vị thuộc BQP. Xử lý nghiêm minh và cụ thể đối với các tổ chức vi phạm như: ngừng thanh toán vốn đầu tư, điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư, không cho mở mới các dự án đối với các Đoàn KTQP có từ 3 dự án trở lên vi phạm quy định về thời gian lập báo cáo quyết toán, không cho phép nhà thầu tham gia đấu thầu dự án mới khi chưa hoàn thành quyết toán các dự án đã hoàn thành theo quy định mà lỗi thuộc về nhà thầu. - Giao cho Phòng Tài chính các Quân khu chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các cơ quan, đơn vị đẩy nhanh công tác quyết toán vốn đầu 151 tư dự án hoàn thành và tổng hợp báo cáo Tư lệnh các Quân khu, báo cáo BQP để kịp thời chấn chỉnh. 3.2.8. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản Trong các nhân tố tác động đến công tác quản lý vốn đầu tư đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc thì nhân tố con người là quan trọng nhất, tác động sâu rộng nhất, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của công tác quản lý vốn đầu tư, vì thế công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư là cần thiết hơn bao giờ hết. Cùng với việc củng cố và kiện toàn tổ chức, biên chế của các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc theo Quyết định của BQP, trong những năm qua các Quân khu phía Bắc đã chú trọng việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, đã đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ, hướng dẫn và triển khai công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ, chức danh trong biên chế tại các Đoàn KTQP cấp Trung đoàn, Sư đoàn báo cáo BQP. Đồng thời thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý, trên cơ sở đó bố trí điều chỉnh lại cho phù hợp. Khó khăn lớn nhất của công tác nhân sự làm nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư, đặc biệt quản lý công tác XDCB là: chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều cán bộ quản lý về lĩnh vực đầu tư XDCB ở các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc còn hạn chế, không đồng đều, một số chưa đáp ứng kịp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên do đặc điểm của các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc là địa bàn đóng quân rộng, ngoài việc các chủ đầu tư chủ yếu là các Đoàn tương đương đơn vị cấp Sư đoàn thì một số Đoàn tương đương đơn vị cấp Trung đoàn cũng được giao làm chủ đầu tư các dự án đầu tư. Biên chế khối quản lý như Doanh trại, Tài chính còn thiếu và yếu, số cán bộ qua đào tạo ngành xây dựng có trình độ đại học rất ít (chủ yếu là trung cấp), cá biệt nhiều Đoàn KTQP khu vực phía Bắc thiếu cán bộ, phải sử dụng nhân viên Quân y làm trợ lý doanh trại, vì vậy phải thực hiện vừa làm, vừa học, vừa tổng kết, rút kinh nghiệm để 152 nâng cao dần nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ. Chính vì vậy mà đến nay năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư của các Đoàn KTQP còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng kịp thời nhiệm vụ được giao. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn tới, đòi hỏi cần có những giải pháp về công tác bố trí cán bộ, công tác đào tạo và đào tạo lại đối với cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB như sau: - Hàng năm đề nghị BQP điều động cho các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc số Sỹ quan tốt nghiệp ra trường các chuyên ngành: Tài chính, quản lý vốn đầu tư; Doanh trại của Học viện Hậu cần, chuyên nghành Xây dựng của Học viện Kỹ thuật Quân sự và Sỹ quan Công binh để bố trí đủ số lượng chức danh Trưởng phòng Tài chính, Trưởng ban Doanh trại, Trưởng ban Quản lý công trình tại các Đoàn KTQP. Mặt khác cho phép các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc được tuyển dụng tại chỗ một số kỹ sư xây dựng vào làm việc, có chính sách thu hút đội ngũ tình nguyện viên trí thức trẻ có chuyên môn quản lý vốn đầu tư làm việc tại các Khu KTQP. Kiện toàn đội ngũ làm công tác quản lý vốn đầu tư ở các cơ quan chức năng của các Đoàn KTQP đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. - Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP và các cán bộ trong Ban QLDA, các cán bộ làm công tác về quản lý vốn đầu tư XDCB ở Phòng Tài chính các Quân khu. - Đối với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đầu tư, ngoài việc phải được đào tạo (hoặc đào tạo lại) về lĩnh vực quản lý tài chính, lĩnh vực xây dựng nói chung, phải có chứng chỉ đào tạo về quản lý dự án đầu tư, nghiệp vụ đấu thầu. Tạo điều kiện cho số cán bộ, nhân viên mới ở trình độ trung cấp, đại học tiếp tục theo học ở trình độ cao hơn. - Các cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại Phòng Tài chính, Phòng Doanh trại các Quân khu và các cán bộ thuộc các Ban QLDA ở 153 các Đoàn KTQP phải thường xuyên cập nhật các văn bản mới ban hành của Nhà nước, BQP về đầu tư XDCB và tự đào tạo qua các hình thức khác nhau. - Bộ Quốc phòng, các Quân khu cần trang bị đầy đủ các tài liệu về công tác đầu tư xây dựng, tài liệu về quản lý vốn đầu tư XDCB cho các Đoàn KTQP, tổ chức triển khai hướng dẫn kịp thời cho các đơn vị những văn bản quản lý vốn đầu tư mới ban hành. Tóm lại: Để thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng và quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc nhằm ngăn ngừa thất thoát lãng phí và tham nhũng, đòi hỏi các giải pháp trên phải được thực hiện triển khai đồng bộ, triệt để, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn KTQP với các Bộ, các cơ quan chức năng, các ngành và địa phương nơi Đoàn KTQP đóng quân. Trước mắt cần rà soát lại để hoàn chỉnh và khớp nối hệ thống các văn bản về quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý vốn đầu tư XDCB trong Quân đội nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB, tăng cường và đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra các Đoàn KTQP trong việc chấp hành các quy định về công tác quản lý vốn đầu tư, thực hiện việc tổng kết đánh giá ưu, khuyết điểm của công tác quản lý vốn đầu tư, từ đó tiếp tục củng cố, tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp, có liên quan đến nhiều đơn vị, cơ quan chức năng của Nhà nước và BQP. Để công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc được tăng cường và hoàn thiện cần có cơ chế, chính sách quản lý đúng đắn của Nhà nước, có những chỉ đạo kịp thời của BQP và sự phối hợp nhịp nhàng của các BTL Quân khu với Đoàn KTQP. Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc thuộc BQP Việt Nam, luận án đã đưa ra một số giải pháp góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB. Để các 154 giải pháp trên được thực hiện đồng bộ và khả thi, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau: 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước Một là: Nhà nước cần khẩn trương xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện các Luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư XDCB. - Ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện các Luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư XDCB: Luật Đầu tư công; Luật Xây dựng; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu để làm căn cứ cho việc triển khai hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB trong Quân đội, làm cơ sở để BQP hướng dẫn các Đoàn KTQP thực hiện hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB. - Do tính chất đặc thù các công trình xây dựng cơ bản trong lĩnh vực KTQP, yêu cầu các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng và quản lý vốn đầu tư XDCB của Nhà nước trong lĩnh vực Quốc phòng phải rõ ràng cụ thể, phù hợp thực tế, tránh những quy định chung chung mang tính chất lý thuyết tạo cơ hội cho các đối tượng tham gia hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB có thể “lách luật”. - Đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước cần có một cơ chế thông thoáng linh hoạt trong khâu cấp phát, tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB, tránh nhũng nhiễu gây khó khăn cho các nhà thầu thi công xây dựng và các Đoàn KTQP. Hàng quý yêu cầu các chi cục Kho bạc nơi các đoàn KTQP mở tài khoản, thông báo cho các BTL Quân khu số liệu giải ngân các dự án có vốn đầu tư từ NSNN thanh toán qua Kho bạc, đồng thời thông báo tình hình thực hiện các quy định về thanh toán, quyết toán cho các Đoàn KTQP để phối hợp xử lý. Hai là: Bổ sung dự toán vốn NSNN cho đầu tư XDCB trong Khu vực KTQP, đa dạng hóa nguồn vốn để đảm bảo cho các Đoàn KTQP thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới. - Hiện nay nguồn vốn NSNN bảo đảm cho đầu tư xây dựng các Khu KTQP của các Đoàn KTQP chỉ khoảng 57% nhu cầu, vì vậy căn cứ vào quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển các Khu KTQP đã được Chính phủ phê 155 duyệt và dự toán chi ngân sách hàng năm đảm bảo nhiệm vụ đầu tư, xây dựng các Khu KTQP của BQP, đề nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển của NSNN (mục chi đầu tư cho các Khu KTQP) theo quy định của Luật NSNN, phù hợp với Quyết định số 83/2010/QĐ-TTg ngày 15/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ. - Các dự án đầu tư trong Khu KTQP của các Đoàn KTQP được sử dụng vốn chương trình, dự án quốc gia nhưng chưa được bố trí vốn đầu tư phát triển của NSNN thì đề nghị Nhà nước cho phép BQP lập dự toán thống nhất với các cơ quan quản lý chương trình, dự án quốc gia và các địa phương nơi có Khu KTQP cân đối, bố trí vốn đầu tư cho các chương trình dự án quốc gia thực hiện trong các Khu KTQP. Các dự án đầu tư tại các Khu KTQP thuộc Danh mục dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được vay vốn tại Ngân hàng đầu tư phát triển theo quy định của phát luật hiện hành. Ba là: Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả KT- XH của các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN vào Khu KTQP. - Khi xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cần chuẩn hóa các yếu tố mang tính khoa học như: Sử dụng khung kết quả ở tất các các khâu của chu trình quản lý đầu tư công; Sử dụng hệ thống chỉ tiêu theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả thống kê thay thế cho cách theo dõi và đánh giá truyền thống; Áp dụng các tiêu chí và chỉ số theo dõi và đánh giá theo thông lệ quốc tế để cải thiện quá trình lựa chọn, thẩm định và đánh giá chương trình đầu tư công; Sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất, cập nhật thường xuyên hệ thống báo cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả, gắn chương trình đầu tư công theo kế hoạch trung hạn, dài hạn với với kế hoạch phát triển cân đối KT-XH; Chú ý các tiêu chí phát triển KT-XH gắn với đảm bảo QP- AN tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn biên giới. - Trên cơ sở khung pháp lý được ban hành tại Luật đầu tư công, cần nghiên cứu và ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả KT-XH của dự án đầu tư ở từng khâu của chu trình quản lý vốn đầu tư XDCB trong lĩnh vực QP-AN, quản lý vốn đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về 156 xóa đói, giảm nghèo. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KT-XH là cơ sở để: (i) Quy hoạch và chấp nhận chủ chương đầu tư; (ii) Xắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư; (iii) Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư; (iv) Đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư. 3.3.2. Kiến nghị với Bộ Quốc phòng Một là: Cần phân cấp, ủy quyền rộng hơn cho các Quân khu và Đoàn KTQP khu vực phía Bắc trong hoạt động đầu tư và xây dựng - Bộ Quốc phòng cần phân cấp, ủy quyền rộng hơn cho các Quân khu theo hướng cho phép Quân khu phê duyệt dự án đầu tư xây dựng một số sở chỉ huy đặc thù của Đoàn KTQP khu vực phía Bắc không giới hạn tổng mức đầu tư phù hợp với quy định thiết kế doanh trại Quân đội điển hình. Nâng giới hạn tổng mức đầu tư các dự án khác lên trên 25 tỉ đồng cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. - Đề nghị Bộ Quốc phòng cho phép các Đoàn KTQP được quyền phê duyệt Thiết kế kinh tế- kỹ thuật, tổng dự toán xây dựng công trình theo đúng các quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng ngay sau khi có văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước. Hai là: Về công tác tạo nguồn vốn đầu tư cho các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc công tác tạo nguồn vốn giữ một vị trí rất quan trọng đối với hoạt động đầu tư xây dựng. Thực tế trong thời gian vừa qua vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP chủ yếu là vốn đầu tư tập trung của Nhà nước và NSQP cấp hàng năm, cho nên kế hoạch vốn hàng năm bị phụ thuộc, còn mang nặng tính bao cấp. Trong tương lai các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc còn có thể có các nguồn vốn khác như: nguồn kinh phí địa phương, nguồn thu từ hoạt động làm kinh tế, thu từ tài trợ của các tổ chức cá nhân, thu từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất và các nguồn thu khác. Vì vậy đề nghị BQP cho phép các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc khai 157 thác nguồn vốn đầu tư để cân đối cho các dự án đầu tư XDCB nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho NSNN, NSQP, đồng thời nâng cao tính chủ động trong thực hiện dự án của các Đoàn KTQP. - Đối với các dự án KT-XH như các công trình trạm xá quân dân y kết hợp; công trình thủ lợi; trường học; đường giao thông cho phép các Đoàn KTQP thực hiện xã hội hóa trong thu hút nguồn vốn đầu tư cho các dự án này với mục tiêu “Chung tay xây dựng biên cương của Tổ quốc”. Thông qua việc thực hiện các chương trình, các cuộc vận động có chủ đề “Hướng về biên cương Tổ quốc” hoặc “Mái ấm cho đồng bào khu vực biên giới” để vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ vốn cho thực hiện mục tiêu trên. - Đối với các dự án xây dựng doanh trại bộ đội, sở chỉ huy của các Đoàn KTQP và các dự án khác mang tính chất QP-AN: xác định nguồn vốn chủ yếu vẫn là từ NSQP cấp, tuy nhiên trong giai đoạn tới đề nghị BQP cho phép các Đoàn KTQP sử dụng toàn bộ các nguồn thu từ chuyển đổi, đền bù khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nguồn thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, làm kinh tế bổ sung cho nguồn vốn đầu tư XDCB cho các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc. 3.3.3. Kiến nghị với các Quân khu phía Bắc - Đề nghị các Quân khu phía Bắc cần sớm thành lập Hội đồng Thẩm định dự án đầu tư để thẩm định các dự án đầu tư từ các nguồn vốn nhằm tăng tính phản biện, tính chuẩn xác và dân chủ trong thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, việc giao cho các cơ quan như Phòng Doanh trại, Phòng Kinh tế, Phòng Tham mưu kế hoạch - Cục hậu cần thẩm định như hiện nay là chưa phù hợp. - Các Quân khu phía Bắc cần báo cáo Bộ Quốc phòng cho phép thành lập Phòng Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc BTL Quân khu và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Cục kế hoạch và Đầu tư - BQP để chuyên trách theo dõi, tổng hợp công tác kế hoạch đầu tư đối với các đơn vị trong toàn Quân khu, trong đó có các Đoàn KTQP. 158 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Xuất phát từ những hạn chế về quản lý vốn đầu tư XDCB trong thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc, xuất phát từ chủ trương chính sách đầu tư phát triển các Khu KTQP và yêu cầu tất yếu phải tăng cường, hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc, chương 3 Luận án đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: - Chỉ ra những định hướng cơ bản trong việc đầu tư xây dựng các Khu KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam, đã chỉ rõ phương hướng đầu tư xây dựng và mục tiêu cụ thể đến năm 2020, định hướng những năm tiếp theo. Đồng thời đưa ra quan điểm, mục tiêu và phương hướng quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc trong thời gian tới. - Xuất phát từ những hạn chế về quản lý vốn đầu tư XDCB và những quan điểm, định hướng trên Chương 3 luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc, bao gồm: Đổi mới công tác quy hoạch và hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động đầu tư xây dựng; Hoàn thiện công tác lập, thẩm định dự án đầu tư; Hoàn thiện công tác lập dự toán và phân bổ vốn đầu tư XDCB; Tăng cường quản lý chi phí thực hiện dự án đầu tư; Hoàn thiện cơ chế cấp phát, thanh toán vốn đầu tư XDCB; Đẩy nhanh tiến độ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện vốn đầu tư; Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB. - Đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước, với Bộ Quốc phòng và với các Quân khu để các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ và mang tính khả thi cao. 159 KẾT LUẬN Kết hợp kinh tế với Quốc phòng, đầu tư phát triển các Khu KTQP là chủ trương chiến lược đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển KT- XH, đảm bảo QP-AN, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc thuộc BQP có vai trò quan trọng trong việc phân phối và sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển các Khu KTQP. Quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển các Khu KTQP đang là những vấn đề mang tính thời sự cấp bách trong chiến lược phát triển cân đối về KT-XH đảm bảo AN-QP vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Bám sát vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài luận án: “Quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam” đã có những đóng góp cơ bản chủ yếu sau: 1. Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về Đoàn KTQP như: quan niệm về Khu KTQP, khái niệm về Đoàn KTQP, lý luận cơ bản về vốn đầu tư XDCB và vốn đầu tư XDCB của các Đoàn KTQP, bao gồm: Khái niệm về vốn đầu tư, vốn đầu tư XDCB; đặc điểm vốn đầu tư XDCB; nội dung, phương phương pháp xác định cơ cấu vốn đầu tư XDCB; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của các Đoàn KTQP. Luận án đã luận giải logic, rõ ràng về khái niệm, đặc điểm, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP. 2. Về thực tiễn: Luận án đã trình bày khái quát về các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc thuộc BQP Việt Nam, trong đó đã trình bày quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động của các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc. Khảo sát kết quả thực hiện vốn đầu tư XDCB của bốn Đoàn KTQP đại diện khu vực phía Bắc giai đoạn 2011-2015. Khảo sát, phân tích một cách trung thực, khách quan thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc. Đánh giá những kết quả đã đạt được, các hạn chế 160 tồn tại, chỉ rõ nguyên nhân của tồn tại trong quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc hiện nay. 3. Về giải pháp và kiến nghị: Tăng cường quản lý vốn đầu XDCB nhằm đẩy nhanh quá trình đầu tư phát triển các Khu KTQP, luận án đã hệ thống những định hướng chung trong hoạch định đầu tư xây dựng các Khu KTQP. Đưa ra quan điểm, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Các quan điểm, định hướng đó được xuất phát từ đường lối phát triển cân đối KT-XH, đảm bảo AN-QP vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của Đảng, Nhà nước ta và chủ trương tăng cường quản lý vốn đầu tư trong Quân đội. Luận án đã đề xuất 8 giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm tăng cường và hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc. Đồng thời để các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, khả thi, luận án đưa ra các kiến nghị với Nhà nước, với Bộ Quốc phòng, với các Quân khu phía Bắc. Tăng cường và hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc nhằm phân phối và sử dụng tốt vốn đầu tư XDCB từ NSNN, NSQP chống thất thoát lãng phí ngân sách. Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp, mang tính chủ quan của con người. Vì vậy, đã hết sức cố gắng nhưng tập thể cán bộ hướng dẫn và tác giả luận án cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế nhất định. Chúng tôi mong muốn nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn của các nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài để bản luận án này được hoàn thiện hơn./. 161 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vũ Trường Khá (2017). “Hiệu quả đầu tư trong xây dựng các Khu kinh tế quốc phòng”, Tạp chí Thanh tra Tài chính, số 175+176, tr.68. 2. Vũ Trường Khá (2017). “Đầu tư phát triển các Khu kinh tế quốc phòng: Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán, số 112, tr.29. 3. Vũ Trường Khá (2017). “Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng khu Kinh tế quốc phòng”, Tạp chí Tài chính Quân đội, số 2/(237), tr.18. 4. Vũ Trường Khá (2017). “Tăng cường đầu tư phát triển các Khu kinh tế quốc phòng trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Hậu cần quân sự, số 1/(183), tr.60. 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Thị Bình (2010), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Hà Nội. 3. Bộ Quốc Phòng (2003), Đề tài Kết hợp quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội trong Khu kinh tế quốc phòng, Hà Nội 4. Bộ Quốc Phòng (2006), Đề tài Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và phương pháp thống kê đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các Khu kinh tế quốc phòng, Hà Nội. 5. Bộ Quốc phòng (2004), Quyết định số 133/2004/QĐ-QP ngày 21/09/2004 quy chế hoạt động của các Đoàn kinh tế quốc phòng, Hà Nội. 6. Bộ Quốc phòng (2010), Thông tư số 108/2010/TT-BQP ngày 30/08/2010 quy định về phân cấp ủy quyền quyết định hạng mục dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Quốc phòng, Hà Nội. 7. Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BQP ngày 22/6/2011 hướng dẫn về việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo niên độ ngân sách hàng năm đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Hà Nội. 8. Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư số 120/2011/TT-BQP ngày 8/7/2011 quy định về việc quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư trong Quân đội, Hà Nội. 9. Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư số 210/2011/TT-BQP ngày 28/11/2011 quy định quyết toán dự án hoàn thành thuộc các nguồn vốn đầu tư trong Quân đội, Hà Nội. 10. Bộ Quốc phòng (2012), Thông tư số 05/2012/TT-BQP ngày 30/1/2012 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư trong Quân đội, Hà Nội. 163 11. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước, Hà Nội. 12. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 6/12/2011 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, Hà Nội. 13. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình, Hà Nội. 14. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 31/3/2016 Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Hà Nội. 15. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 8/7/2016 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội. 16. Bộ Xây dựng (2017), Quyết định số 79/2017/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 quy định về định mức chi phí quản lý dự án, Hà Nội. 17. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 Quy định về chi phí đầu tư xây dựng, Hà Nội. 18. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Hà Nội. 19. Chính phủ (2000), Quyết định số 277/2000/QĐ-TTg ngày 31/3/2000 Đề án tổng thể Quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với xây dựng các khu quốc phòng an ninh trên các địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển, Hà Nội. 20. Chính phủ (2002), Quyết định số 43/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 Quyết định phê duyệt bổ sung đề án quy hoạch tổng thể các Khu kinh tế quốc phòng trong tình hình mới, Hà Nội. 164 21. Chính phủ (2010), Quyết định số 1391/QĐ-TTg ngày 09/8/2010 Quy hoạch xây dựng và phát triển các Khu kinh tế quốc phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Hà Nội. 22. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng (2015), Báo cáo quyết toán kinh phí đầu tư XDCB, năm 2011-2015, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội. 26. Đỗ Huy Hằng (2010), Xây dựng tiềm lực hậu cần trong khu kinh tế - quốc phòng trên địa bàn quân khu phía Bắc, Luận án tiến sĩ quân sự, Học viện Hậu cần, Hà Nội. 27. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội. 28. Trần Văn Hồng (2002), Đổi mới cơ chế sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 29. Trịnh Thị Thúy Hồng (2012), Quản lý chi Ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 30. Đỗ Mạnh Hùng (2008), Đầu tư phát triển các khu kinh tế quốc phòng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 31. Tạ Văn Khoái (2009), Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 32. Phan Huy Lê (1959), Chế độ ruộng và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. 165 33. Minh Linh (2001), Một kiểu kết hợp kinh tế với quốc phòng của các triều đại phong kiến trung Quốc, Báo QĐNN, ngày 3/2/2001. 34. Lê Duy Phong (2004), Điều tra tác động của chính sách định canh, định cư xây dựng vùng kinh tế mới, Dự án điều tra, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 35. Phòng Tài chính, Bộ tư lệnh - QK1 (2015), Báo cáo quyết toán kinh phí đầu tư XDCB, năm 2011-2015. 36. Phòng Tài chính, Bộ tư lệnh - QK2 (2015), Báo cáo quyết toán kinh phí đầu tư XDCB, năm 2011-2015. 37. Phòng Tài chính, Bộ tư lệnh - QK3 (2015), Báo cáo quyết toán kinh phí đầu tư XDCB, năm 2011-2015. 38. Phòng Tài chính, Bộ tư lệnh - QK4 (2015), Báo cáo quyết toán kinh phí đầu tư XDCB, năm 2011-2015. 39. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Hà Nội. 40. Quốc hội (2014), Luật số 67/2014/QH13, Luật Đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Quốc hội (2014), Luật số 50/2014/QH13, Luật Xây dựng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 42. Quốc hội (2014), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Hà Nội. 43. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Hà Nội. 44. Trần Trung Tín (1998), Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 45. Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự quốc phòng (2004), Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 166 46. Cấn Quang Tuấn (2009), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do Thành phố Hà Nội quản lý, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 47. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. B. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 48. Cuốn sách của Ngân hàng thế giới (1998), The World Bank Public Expenditure management handbook, Washington, D.C, U.S.A. 49. Canning, D. and M. Fay (l993), The effect of Transportation Net word on Economic growth, Columbia University working paper New- York. 50. David F. Batten, ehalie Karlsson (Eds) (1996), Infrastruchare and the complexity of economic Development, Heidelberg, Germany. 51. Ingram, G. and M. Fay (1994), Valuing Infrastructure Stocks and gains from improved Performance, World Development report 1994, WB. 52. Michel Bouvier, Marie-Chiristine Esclassan, Jean-Pierre Lassale (2005) “Quản lý tài chính” (Finances Publique), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội. 53. Lau, L&Kim, J.I (1992), The sources of Economic Growth of the Newly Indutrialized Counstries on the Pacific Rim, Stanford University. 54. Lee, K. S, and A. Anas (1992), Cost and deffcient Infrastructure the case a Nigerian Manufacturing, Urban studies. 55. Richard A. Musgrave & Peggy B. Musgrave (1989), Public finance in theory and practitice, McGrawhill. Inc. 56. Vito Tazi (1991), Public Finance in Developing countries, Edward Elgar Publishing Limited. 167 PHỤ LỤC 168 Phụ lục 1 Danh sách Khu KTQP, Đoàn KTQP Địa điểm STT Khu KTQP (Tên dự án) Đoàn KTQP (Phiên hiệu QS) Năm thành lập Theo quyết định Tỉnh QK Cấp tương đương 1 Mẫu Sơn Đoàn 338 1999 277 Lạng Sơn 1 Sư đoàn 2 Bảo Lạc- Bảo Lâm Đoàn 799 2001 277 Cao Bằng 1 Lữ đoàn 3 Mường Chà Đoàn 379 1999 277 Lai Châu 2 Sư đoàn 4 Vị Xuyên, Xí Mần Đoàn 313 2001 277 Hà Giang 2 Trung đoàn 5 Sông Mã Đoàn 326 2002 43 Sơn La, Lai Châu 2 Sư đoàn 6 Bát Xát Đoàn 345 2011 43 Lào Cai 2 Trung đoàn 7 Giào san- Si Lơ Lầu Đoàn 356 2008 43 Lai Châu 2 Trung đoàn 8 Bắc Hải Sơn Đoàn 42 2002 277 Quảng Ninh 3 Trung đoàn 9 Bình Liêu- Quảng Hà- Móng Cái Đoàn 327 1999 277 Quảng Ninh 3 Sư đoàn 10 Khe Sanh Đoàn 337 1999 277 Quảng Trị 4 Sư đoàn 11 Kỳ Sơn Đoàn 4 2002 43 Nghệ An 4 Lữ đoàn 12 Aso- A Lưới Đoàn 92 1999 277 T. Thiên Huế 4 Lữ đoàn 13 Mường Lát Đoàn 5 2002 43 Thanh Hóa 4 Lữ đoàn 14 Tây Nguyên Đoàn 15 1985 277 Gia Lai, Kon Tum 5 Binh đoàn 15 Quảng Sơn Đoàn 53 2001 277 Đắc Nông 5 Trung đoàn 16 Exup Đoàn 737 2001 277 Đắc Lắc 5 Trung đoàn 17 Tây Giang Nam Giang Đoàn 207 2007 43 Quảng Nam 5 Lữ đoàn 18 Bù Gia Phúc - Bù Gia Mập Đoàn 778 1998 277 Bình Phước 7 Lữ đoàn 19 Bắc Lâm Đồng Đoàn 749 2005 43 Lâm Đồng 7 Trung đoàn 20 Tân Hồng Đoàn 959 2003 43 Đồng Tháp 9 Trung đoàn 21 Bình Phước Đoàn 16 1998 277 Đắc Lăc, Bình Phước 5 Binh đoàn 169 Phụ lục 2 Mẫu phiếu khảo sát các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam PHIẾU KHẢO SÁT Kính gửi: ................ Để có thông tin đầy đủ phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam”; Đề nghị..Vui lòng trả lời những nội dung liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các câu hỏi sau: 1. Đánh giá chung về mức độ am hiểu về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản các Khu KTQP? Cao  Trung bình  Thấp  2. Khi tiến hành đầu tư có tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản không? Có  Không  3. Nếu có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch này có bao gồm nội dung: Nội dung Có Không Phân chia dự án thành các phần: Đấu thầu, không đấu thầu   Tham khảo ý kiến địa phương   Kế hoạch tài chính và nguồn vốn đảm bảo   Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi   Báo cáo nghiên cứu khả thi   Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật   4. Đối với công tác lập dự án, đấu thầu được thực hiện theo phương thức nào: Đấu thầu rộng rãi  Đấu thầu hạn chế  Chỉ định thầu  Khác  170 5. Nếu chỉ định thầu: Nêu lý do chỉ định thầu (ví dụ do yêu cầu tiến độ, bí mật, đặc thù dự án, chỉ thị của cấp trên) ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------- 6. Việc thẩm định dự án được tiến hành bằng cách thuê tư vấn hay tự thẩm định Thuê tư vấn  Tự thẩm định  7. Nếu thuê tư vấn thì có tiến hành đấu thầu không? Có  Không  8. Tư vấn lập dự án và tư vấn thẩm định dự án có độc lập với nhau hay không? Có  Không  9. Nếu tự thẩm định, cơ cấu ban thẩm định dự án gồm đại diện của bộ phận, tổ chức, cá nhân nào? ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------- 10. Đánh giá chất lượng của tư vấn lập và thẩm định dự án: Cao  Trung bình  Thấp  11. Bộ phận nào trong cơ quan được giao quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Ví dụ, Phòng kinh tế, Phòng tài chính) ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------- 12. Ngoài công tác quản lý vốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bộ phận còn được giao làm các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác: Có  Không  13. Nếu có nhiệm vụ khác thì thời gian bộ phận giành cho công tác quản lý vốn đầu tư vốn đầu tư xây dựng cơ bản là: Thấp hơn 30%  Từ 30 - 50%  Cao hơn 50%  14. Mức độ chủ động trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Cao  Trung bình  Thấp  171 15. Những công việc chủ yếu liên quan đến quản lý vốn đầu tư vốn đầu tư xây dựng cơ bản: ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------- 16. Trách nhiệm được giao giữa các bộ phận quản lý vốn đầu tư vốn đầu tư xây dựng cơ bản có rõ ràng không? Có  Không  17. Quyền hạn bộ phận được giao hiện có đáp ứng yêu cầu quản lý vốn đầu tư vốn đầu tư xây dựng cơ bản hay không? Có  Không  18. Nguồn vốn NSNN đảm bảo cho công tác đầu tư vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở mức độ: Cao  Thấp  Rất thấp  19. Đánh giá chất lượng của dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Cao  Trung bình  Thấp  20. Đánh giá mức độ quản lý chi phí thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản: Nội dung Cao TB Thấp Thực hiện Tổng mức đầu tư xây dựng    Thực hiện Tổng dự toán xây dựng công trình    Quản lý đơn giá xây dựng    21. Sự phối hợp của các cơ quan đối với công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Các cơ quan Cao TB Thấp Đoàn Kinh tế quốc phòng    Nhà thầu    Cơ quan Kho bạc nhà nước    Cơ quan Tài chính cấp trên    22. Đánh giá chất lượng các báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các Đoàn Kinh tế quốc phòng theo nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn Cao TB Thấp Nguồn Ngân sách quốc phòng    Nguồn Ngân sách nhà nước    172 23. Đánh giá chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại các Đoàn Kinh tế quốc phòng: Đơn vị kiểm tra Cao TB Thấp Phòng Tài chính các Quân khu quản lý các Đoàn Kinh tế quốc phòng    Thanh tra tài chính- Bộ Quốc phòng    Kiểm toán nội bộ- Bộ Quốc phòng    Kiểm toán nhà nước    24. Những khó khăn chính trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản (quy định không rõ ràng, cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều khúc mắc, thông tin không đầy đủ chính xác, thiếu phương tiện quản lý, thiếu cán bộ có chuyên môn đủ năng lực cho công tác quản lý ) ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------- 25. Những thành công chính trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------- 26. Để quản lý tốt vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các đoàn KTQP, có đề xuất yêu cầu gì đối với cơ quan liên quan: Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Chính quyền địa phương, các Bộ, ngành liên quan khác. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------- Ngàythángnăm 2016 Đại diện tổ chức, cá nhân (ký tên, đóng dấu) 173 Phụ lục 3 Một số mẫu kế hoạch phân bổ và báo cáo thanh, quyết toán vốn đầu tư XDCB áp dụng cho các Đoàn KTQP Phụ lục 3.1. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư thuộc ngân sách quốc phòng Đơn vị:...... KẾ HOẠCH PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ THUỘC NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG NĂM........ Đơn vị tính: triệu đồng QĐ phê duyệt DAĐT (BC KTKT) hoặc TKKT-TDT (DT) TT Nội dung Thời gian KC-HT Địa điểm xây dựng Chủ đầu tư Số Ngày, tháng, năm TMĐT (TDT) Trong đó: NSQP Vốn đã được bố trí đến hết năm trước Dự kiến phân bổ của Bộ Kế hoạch phân bổ năm Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Tổng số A Dự án Bộ duyệt I Công trình chuyển tiếp II Công trình mở mới B Dự án Bộ uỷ quyền I Công trình chuyển tiếp II Công trình mở mới .. Ngày tháng năm 20 Trưởng phòng (ban) tài chính Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi râ hä tªn) Ghi chú: Các ngành phân bổ theo đơn vị, dự án, công trình 174 Phụ lục 3.2. Nhu cầu chi quý Đơn vị:.. Nhu cầu chi quý. năm. Đơn vị tính: triệu đồng Nhu cầu chi quý này Mục Tiểu mục Tiết mục Ngành Nội dung chi Dự toán năm Lũy kế số được cấp Ước GTKL Tổng số Tháng Tháng Tháng Tổng số A. Ngân sách quốc phòng I. Dự toán Bộ duyệt II. Dự án Bộ ủy quyền B. NSNN cấp trong BQP I. Dự án Bộ duyệt Chi xây dựng Chi thiết bị Chí phí khác II. Dự án Bộ ủy quyền Chi xây dựng Chi thiết bị Chí phí khác * Ghi chú: Ghi cụ thể từng danh mục công trình theo mục, tiểu mục, tiết mục, ngành Trưởng phòng (ban) Tài chính Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 175 Phụ lục 3.3. Bảng đối chiếu số liệu cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư CƠ QUAN CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHỦ ĐẦU TƯ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU CẤP VỐN, CHO VAY, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ Nguồn vốn: ............................................................................................................... - Tên dự án: .............................................................................................................. - Chủ đầu tư: ............................................................................................................. - Tên cơ quan, cho vay, thanh toán: ......................................................................... I/Tình hình cấp vốn, cho vay, thanh toán: STT Chỉ tiêu Số liệu của chủ đầu tư Số liệu của cơ quan thanh toán Chênh lệch Ghi chú 1 2 3 4 5 6 1 Lũy kế số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán từ khởi công 2 Chi tiết số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán hàng năm Năm Năm Giải thích nguyên nhân chênh lệch: II/Nhận xét đánh giá và kiến nghị: 1- Nhận xét: - Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng - Chấp hành chế độ quản lý tài chính đầu tư. 2. Kết quả kiểm toán qua quá trình cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư thực hiện dự án: 3. Kiến nghị: Về nguồn vốn đầu tư và chi phí đầu tư đề nghị quyết toán thuộc phạm vi quản lý. Ngày..tháng..năm. Ngày..tháng..năm.. Chủ đầu tư Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Trưởng phòng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Chữ ký và đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) (Chữ ký và đóng dấu) 176 Phụ lục 3.4. Báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành CƠ QUAN CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CƠ QUAN LẬP BÁO CÁO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-.. .ngày..tháng.năm.. BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH Tên dự án: .................................................................................................................... Tên công trình, hạng mục công trình: .......................................................................... Chủ đầu tư: ................................................................................................................... Cấp quyết định đầu tư: ................................................................................................. Địa điểm xây dựng: ...................................................................................................... Quy mô công trình: Được duyệt..Thực hiện: .......................................... Tổng mức đầu tư được duyệt: ...................................................................................... Thời gian khởi công - hoàn thành: Được duyệt:Thực hiện:......................... I/ Nguồn vốn đầu tư Đơn vị tính: đồng Thực hiện Tên nguồn vốn Theo QĐ đầu tư Đã thanh toán Chênh lệch Tổng cộng -Vốn NSNN Trong đó: + NS QPTX +NS đầu tư tập trung + NS nhà nước khác - Vốn trái phiếu Chính phủ - Vốn vay: + Vay trong nước + Vay nước ngoài - Vốn khác 177 II/ Tổng hợp chi phí đầu tư đề nghị quyết toán Đơn vị tính: đồng STT Nội dung chi phí Tổng dự toán được duyệt Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán Tăng, giảm so với dự toán được duyệt Tổng số 1 Đền bù, GPMB, TĐC 2 Xây dựng 3 Thiết bị 4 Quản lý dự án 5 Tư vấn 6 Chi phí khác III/ Chi phí đầu tư đề nghị duyệt bỏ không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: .................................................................................................................. IV/ Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: Giá trị tài sản (đồng) Nhóm Thực tế Giá quy đổi Tổng số Tài sản cố định Tài sản lưu động V/ Thuyết minh báo cáo quyết toán 1/ Tình hình thực hiện dự án: - Những thay đổi nội dung của dự án so với quyết định đầu tư được duyệt: + Quy mô, kết cấu công trình, hình thức quản lý dự án, thay đổi chủ đầu tư, hình thức lựa chọn nhà thầu, nguồn vốn đầu tư, tổng mức đầu tư. + Những thay đổi về thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt. 2/ Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án: - Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước và Quân đội. - Công tác quản lý vốn, tài sản trong quá trình đầu tư. 3/ Kiến nghị: Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Chủ đầu tư (Ký, ghi rõ họ tên) 178 Phụ lục 3.5. Báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành (định kỳ) CƠ QUAN CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHỦ ĐẦU TƯ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-.. .ngày..tháng.năm.. BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH 6 tháng, cả năm. 1/ Dự án đã phê duyệt quyết toán trong kỳ báo cáo: Đơn vị: Triệu đồng STT Danh mục dự án Số dự án Tổng mức đầu tư Nguồn vốn đầu tư Giá trị đề nghị quyết toán Giá trị quyết toán được duyệt Chênh lệch 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng cộng I Nhóm A 1 II Nhóm B 1 III Nhóm C 1 2/ Dự án hoàn thành chậm nộp báo cáo quyết toán trên 6 tháng: STT Danh mục dự án Số dự án Ngày tháng năm bàn giao đưa vào sử dụng Số tháng chậm so với quy định Tổng mức đầu tư Vốn đầu tư đã thanh toán Nguyên nhân 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng cộng I Nhóm A 1 II Nhóm B 1 III Nhóm C 1 2 3/ Kiến nghị về công tác quyết toán dự án hoàn thành: NGƯỜI LẬP BIỂU THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên) (Chữ ký và đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_von_dau_tu_xay_dung_co_ban_doi_voi_cac_doan.pdf
Luận văn liên quan