Luận án Quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay

Cơ sở đào tạo của các trường đại học tư thục còn nhiều khó khăn, trừ một số trường như đại học tư thục FPT có tập đoàn FPT đầu tư, đại học tư thục Thăng Long có tới gần 30 năm hoạt động là có cơ sở đào tạo tương đối khang trang, các trường còn lại chủ yếu là thuê mượn, nhất là các trường đóng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn về đất đai, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghèo nàn, lạc hậu. Không đáp ứng được yêu cầu thí nghiệm thực hành của trình độ đào tạo. Một số trường đã được phép tuyển sinh và đào tạo các ngành kỹ thuật, công nghệ nhưng chưa có phòng thí nghiệm, chưa có hợp đồng thuê mướn để thực hiện các bài thí nghiệm theo chương trình đào tạo, thư viện của các trường đều chất hẹp về diện tích, số lượng đầu sách, số bản ít chưa đáp ứng nhu cầu đọc của cán bộ giảng viên và sinh viên, nhiều trường chưa triển khai thư viện điện tử. Các cơ sở đào tạo không tập trung, phân tán nên cũng là khó khăn cho nhà trường quản lý giảng viên và sinh viên giảng dạy và học tập.

pdf191 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất lượng đào tạo của trường. Nội dung hoạt động quản trị tài chính của các trường đại học gồm: - Tổ chức khai thác các nguồn thu từ các hoạt động do nhà trường tổ chức, kể cả nguồn thu trong và ngoài nước. Đương nhiên, đây là những nguồn thu hợp pháp, chủ yếu do các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ, hợp tác quốc tế do cán bộ, giảng viên, sinh viên của Nhà trường thực hiện, dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành. - Sử dụng các nguồn tài chính do Nhà trường tạo ra để trả thù lao cho người lao động, để xây dựng mới và sửa chữa nhà cửa, các công trình phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao,để mua sắm các trang thiết bị, để chi trả cho dịch vụ,để tích lũy... Tất nhiên là việc sử dụng đó phải dựa trên các quy định cụ thể của Nhà nước, đặc biệt là những quy định về kế toán và kiểm toán. 153 - Quản lí, sử dụng và thanh lí các loại tài sản của Nhà trường được Nhà nước giao hoặc tự tạo ra (kể cả đất đai), dựa trên những quy định hiện hành của Nhà nước. Một số yêu cầu đối với việc đổi mới quản trị tài chính các trường ĐHTT theo hướng KVLN: (i). Đổi mới quản trị tài chính phải góp phần quan trọng phục vụ yêu cầu phát triển hệ thống giáo dục đại học ở nước ta đến năm 2025 tầm nhìn 2035 (ii). Đổi mới quản trị tài chính nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học. (iii). Đổi mới quản trị tài chính nhằm nâng cao khả năng huy động và sử dung hiệu quả sử dụng nguồn tài chính ở các trường đại học (iv). Đổi mới quản trị tài chính được thực hiện đồng bộ cùng với tiến trình đổi mới toàn diện ở các trường đại học, phù hợp với điều kiện và năng lực quản lý tài chính của các trường đại học (v). Đổi mới quản trị tài chính phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế của các trường đại học. Trên tinh thần những quan điểm đó, công tác quản trị tài chính trong thời gian tới cần phải đổi mới theo hướng tạo ra sự bình đẳng giữa trường công lập và trường ngoài công lập. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các trường đại học TT theo hướng KVLN khai thác các nguồn lực tài chính khác nhau như từ nguồn hiến tặng, từ người học, từ nghiên cứu khoa học, từ doanh nghiệp để phát triển. Đặc biệt cần có sự hỗ trợ về tài chính từ phía Nhà nước cho các trường đại học TT theo hướng KVLN cũng như đối với các trường công lập để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục. Nhà nước cần coi các trường đại học TT theo hướng KVLN là những loại hình doanh nghiệp đặc thù, doanh nghiệp xã hội. Nếu lợi nhuận được sử dụng để đầu tư vào phát triển giáo dục thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. • Đổi mới trong công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm Các trường được tự chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước và Pháp luật về mọi quyết định và hành vi của Nhà trường. Các trường được tự chịu trách nhiệm trước xã hội về các sản phẩm và dịch vụ do Nhà trường tạo ra và cung cấp. Các trường được tự chịu trách nhiệm về sự phát triển của Nhà trường, về việc làm, thu nhập và đời sống của đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường, về quản lí sinh viên và học viên các hệ Đào tạo. 154 Hệ thống giáo dục hiện nay ở Việt Nam bao gồm cả các trường công lập đã có một bề dày lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm, và cả trường ngoài công lập vừa mới được sinh ra trong cơ chế thị trường. Nếu như quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục - Đào tạo với các trường công lập bằng hai công cụ: thứ nhất,là do Nhà nước rót xuống cho các trường thông qua bộ Tài chính rồi qua Bộ Giáo dục- Đào tạo phân bổ đến các trường. Thứ hai, yếu tố con người, bộ toàn quyền chỉ định chức danh Hiệu trưởng và bộ máy tổ chức nhân sự ở các trường. Do vậy, Bộ được độc quyền và rất có uy với các trường công lập với cơ chế quản lý “tự chủ” này. Ngược lại, với sự trói buộc của các trường công lập thì trường đại học TT theo hướng KVLN lại được tự do,tự tung, tự tác đến mức thả nổi muốn làm gì cũng được. Trong hệ thống các trường đại học TT theo hướng KVLN, quản lý nhà nước chỉ nằm ở chỗ: chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, và chương trình đào tạo. Nhưng chương trình đào tạo được xây dựng cũng rất tự do và hoàn toàn do cơ sở tự đăng ký, rồi gửi báo cáo về bộ. Chính vì vậy mà trường nào thích làm đúng thì làm, còn thích làm trái thì làm, vì các vấn đề quyết định như tài chính và nhân sự đều do trường đại học đại học TT theo hướng KVLN tự quyết. Do đó, từ không quản lý chặt dẫn đến lại càng không biết nội tình như thế nào nên hầu như hoạt động của các trường đại học TT theo hướng KVLN đều nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Khi chuyển đổi từ mô hình kiểm soát sang giám sát nhà nước mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng, thì vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo là xây dựng khuôn khổ chính sách, hành lang pháp lý cho các trường trong khi các trường cần được thực sự tự chủ theo qui định của pháp luật, nhưng phải đánh đổi bằng trách nhiệm xã hội và trách nhiệm giải trình. Chính vì chưa có hành lang pháp lý rõ ràng và sự thống nhất trong cách tiếp cận đã dẫn đến những mâu thuẫn vốn âm ỉ và rất cần được giải quyết thấu đáo. Để thực hiện cơ chế tự chủ, Nhà nước phải có cơ chế để thiết lập cho được một HĐQT ở bất cứ một đại học TT theo hướng KVLN nào. Hội đồng này có nhiệm vụ đề nghị cấp hành chính cao hơn như Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc Chủ tịch Tỉnh bổ nhiệm Hiệu trưởng theo đúng tiêu chuẩn mà Chính phủ quy định. Cấp bổ nhiệm tùy theo đại học phụ thuộc cấp quản lý nào. 155 Chỉ có HĐQT mới quyết định sát thực đường hướng phát triển của trường và chính sách lương bổng dựa theo phương hướng chung do Chính phủ quyết định, theo dõi, xem xét các báo cáo về hoạt động của trường, và tham mưu gây quỹ cho trường. Nếu ở tầm quốc gia, ủy viên hội đồng sẽ phản ánh lợi ích ở tầm quốc gia, nếu ở địa phương họ phải phản ánh lợi ích của địa phương. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ mọi hoạt động của trường, đề nghị bổ nhiệm Hiệu phó, và các trưởng Khoa, dựa trên đề nghị của Hội đồng Khoa và bổ nhiệm các chức danh giáo sư dựa trên danh sách đề nghị của Hội đồng Khoa học. Tiểu kết chương 4 Chương 4 đã nghiên cứu để nhận dạng được các trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận theo cách hiểu của Việt Nam và thế giới. Từ phân tích thực tiễn các trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận tại Mỹ, một quốc gia nổi bật và có nhiều trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận danh tiếng nhất thế giới đến phân tích thực tiễn các trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận tại Việt Nam, chuyên đề đã tổng kết và đề xuất các giải pháp nhằm quản trị tốt hơn các trường đại học hoạt động theo hướng không vì lợi nhuận tại Việt Nam hiện nay. Chương 4 đã đưa ra hai nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp vĩ mô, tiếp cận từ chính sách của nhà nước để tạo điều kiện và hành lang pháp lý cho các trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận phát triển. Nhóm giải pháp vi mô, quản trị các hoạt động của nhà trường, từ chường trình đào tạo đến phương pháp giảng dạy, hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng và các mối quan hệ của nhà trường với doanh nghiệp Các giải pháp được xây dựng nhằm mục đích giúp các trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận nâng cao được vị thế, xây dựng được thương hiệu, nâng cao chất lượng đào tạo và tìm được nhiều nguồn tài trợ và hiến tặng để phát triển nhà trường. 156 KẾT LUẬN Trên cơ sở những lý luận về quản trị trường đại học, những kinh nghiệm của các nước về quản trị trường đại học; những đánh giá, phân tích về thực trạng các hoạt động quản trị trong các trường đại học TT theo hướng KVLN ở Việt Nam và những đề xuất giải pháp để đổi mới quản trị trong các trường đại học TT theo hướng KVLN ở Việt Nam, tác giả kết luận như sau: 1. Luận án đã cung cấp những cơ sở lý luận và những kinh nghiệm Quốc tế về quản trị trường đại học TTKVLN để phục vụ cho việc nghiên cứu và làm rõ: khái niệm về quản trị trong các trường đại học TTKVLN; vai trò và lợi ích của quản trị trong các trường đại học TTKVLN; nội dung quản trị trong các trường đại học TTKVLN; xác định được các tiêu chí đo lường hiệu quả quản trị trường đại học và rút ra những bài học cho các trường đại học TT theo hướng KVLN ở Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu các đề tài trong và ngoài nước về quản trị trường đại học đã giúp làm rõ các đối tượng nghiên cứu của luận án là quản trị các trường ĐHTT theo hướng không vì lợi nhuận theo các tiêu chí: quản trị chất lượng giáo dục đào tạo; quản trị nội dung, phương pháp quản lý giảng dạy, quản trị nội dung giảng dạy; quản trị hoạt động đào tạo; quản trị tuyển sinh; quản trị hoạt động khoa học công nghệ; quản trị hoạt động hợp tác quốc tế; quản trị chất lượng giảng viên; quản trị tài chính và cơ sở vật chất. 3. Công tác điều tra, nghiên cứu thực trạng về công tác quản trị trong các trường đại học tư thục KVLN ở Việt Nam đã đánh giá được những mặt tích cực, những thành quả và những hạn chế, bất cập trong công tác quản trị của các trường và đã tìm ra được nguyên nhân của những thành tựu và những hạn chế bất cập đó để có hướng khắc phục; đã xác định được sự cần thiết phải đổi mới, nội dung đổi mới và đề xuất các giải pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng quản trị trong các trường đại học tư thục KVLN ởViệt Nam. 4. Luận án đã làm rõ việc đổi mới quản trị trong các trường đại học tư thục theo hướng KVLN là vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực. Việc đổi mới phải đảm bảo: 157 4.1. Tính hệ thống, tổng thể, đồng bộ, không chắp vá, có cơ sở khoa học, có tầm nhìn dài hạn, có trọng tâm, trọng điểm, có bước đi thích hợp theo yêu cầu và hoàn cảnh thực tế; Đổi mới phải đảm bảo tính khả thi và không né tránh những vấn đề khó; Đổi mới không có nghĩa là làm lại tất cả, làm lại từ đầu mà phải kế thừa và phát triển những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của từng trường theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, giải pháp của Chính phủ và của ngành giáo dục đã đề ra. 4.2. Nguyên tắc đổi mới và mục tiêu hướng đến là tiếp tục thực hiện các quan điểm của Đảng và Nhà nước: (i).Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước; học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội; (ii). Phát triển dịch vụ công đi đôi với chủ động vận dụng cơ chế thị trường, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục đào tạo; (iii). Phát triển hài hòa, bình đẳng giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giáo dục giữa các vùng miền. Mục tiêu hướng đến xây dựng con người Việt Nam trung thực, nhân văn, tự chủ, sáng tạo; có kỹ năng cơ bản, cần thiết về tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp, ngoại ngữ và tin học; có hoài bão, lý tưởng phục vụ tổ quốc, cộng đồng, chủ động thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của môi trường xung quanh; có khả năng hợp tác với mọi người để sống và làm việc hiệu quả. 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN * BÀI BÁO 1. Thái Vân Hà (2013), Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình mới. Tạp chí Quản lý Nhà nước, ISSN 0868-2828, số 209-6/2013. 2. Thái Vân Hà (2013), Nguyên nhân của những quyết định quản lý bất hợp pháp, bất hợp lý. Tạp chí Quản lý Nhà nước, ISSN 0868-2828, số 211-8/2013 3. Thái Vân Hà (2019), Quản trị đại học tư thục không vì lợi nhuận. Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, ISSN 1859-3887, số 9/2019. 4. Thái Vân Hà (2019), Quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, ISSN 0868-3808, số 548- 9/2019. 5. Thái Vân Hà (2019), Phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam: thực trạng và khuyến nghị. Tạp chí Tài chính, ISSN 2615-8973, số 712- 9/2019. 6. Thái Vân Hà (2020), The relationship between higher education and entrepreneurial intention among Vietnamese students. Growing Science. ISSN 1923-9343 (Online) - ISSN 1923-9335 (Print). Tháng 1/2020. 7. Thái Vân Hà (2012), Một vài ý kiến giúp sinh viên thuyết trình bài báo cáo khoa học thành công. Hội thảo Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục, năm 2012. 8. Thái Vân Hà (2013), Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, cách nghĩ và tự học, học tập suốt đời đáp ứng đòi hỏi của đổi mới căn bản toán diện giáo dục và đào tạo. Hội thảo Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục, năm 2013. 9. Thái Vân Hà (2013), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng nghiên cứu khoa học cho sinh viên Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục. Hội thảo Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục, năm 2013. 155 10. Thái Vân Hà (2014), Tự học, tự nghiên cứu và vấn đề quản lý thời gian tự học của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ. Hội thảo Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục, năm 2014. 11. Thái Vân Hà (2015), Giảng dạy bằng phương pháp Tình huống đối với môn học “Quản lý hành chính nhà nước” nhằm thực hiện mục tiêu “Thực học và thực nghiệp” trong giáo dục Đại học. Hội thảo Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục, năm 2015. 12. Thái Vân Hà (2016), Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục. Hội thảo Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục, năm 2016. 13. Thái Vân Hà (2017), Bồi dưỡng cán bộ quản trị giáo dục trong xu thế đổi mới và hội nhập. Hội thảo Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục, năm 2017. 14. Thái Vân Hà (2018), Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục trường trung học phổ thông tại Thành phố Hà Nội. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia 2018, năm 2018. * SÁCH: 15. Thái Vân Hà (2014), Những nội dung cơ bản về Quản lý công (Sách chuyên khảo). NXB Bách Khoa, năm 2014. 16. Thái Vân Hà (2016), Khoa học Quản lý (Sách chuyên khảo). NXB Lao Động, năm 2016. 17. Thái Vân Hà (2016), Quản lý nhà nước vể tài chính công (Sách Giáo trình). NXB Lao động, năm 2016. 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1988), Quyết định số 1687 /KHTV về việc cho phép thành lập Trung tâm đại học Thăng Long. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 20/2010/BGD-ĐT và Thông tư số 45/2014/TT-BGDĐT ngày 17/12/2014 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn chuyển loại hình trường Đại học dân lập sang đại học tư thục. 4. Chiến lược phát triển giáo dục từ 2011 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) 5. Chính phủ (1999), Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao 6. Quốc hội (2005) Luật Giáo dục 2005, NXB Hồng Đức 7. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, , NXB Hồng Đức 2014. 8. Chính phủ (2013), Nghị định số 141/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học 9. Trung ương (2013), Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. 10. Đào Văn Khanh (2010), Hướng đi nào cho đổi mới quản trị đại học Việt Nam, Tạp chí giáo dục và thời đại, 27/5/2010 11. Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ 12. Đặng Ứng Vận (2007), Phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường, NXB đại học quốc gia Hà nội. 13. Đặng Văn Định (2017), Đầu tư, sở hữu và quản trị đối với trường đại học ngoài công lập Việt Nam. NXB TT&TT 14. Đỗ Minh Cương (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 157 15. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục 16. Nguyễn Hữu Quý(2010), Quản lý trường đaị học theo mô hình Balanced Sorcecard, Tạo chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2(37).2010 17. Nguyễn Tiến Đạt (2016), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển GD&ĐT trên thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 18. OECD (2011), L’enseignement supérieur à l’horizon 2030- Volume 2: Mondalisation, La recherché et l’innovation dans l’enseignement, Éditon OCDE 19. Phạm Thị Huyền và đồng nghiệp (2017), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu các trường đại học ngoài công lập, (Tài liệu được Bộ GD&ĐT sử dụng). 20. Phạm Thị Ly (2011), Đại học tư thục phi lợi nhuận và đại học tư thục vì lợi nhuận, đăng ngày 3/5/2011 21. Thủ tướng chính phủ (1993), Quyết định số 240/1993/QĐ-Ttg về Quy chế đại học tư thục 22. Thủ tướng chính phủ (1994), Quyết định số 196/1994/QĐ-Ttg về Quy chế tạm thời Đại học dân lập 23. Thủ tướng chính phủ (2000), Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg về Quy chế trường đại học dân lập. 24. Thủ tướng chính phủ (2001), Quyết định số 63/2001/QĐ-TTg 10/11/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học tư thục. 25. Thủ tướng chính phủ (2004), Công văn số 231/CP-KG về việc thí điểm loại hình trường đại học tư thục 26. Thủ tướng chính phủ (2005), Quyết định số 14/2005/QĐ-Ttg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục 27. Thủ tướng chính phủ (2006), Quyết định 122/2006/QĐ-TTg, Chuyển loại hình trường ĐHDL sang loại hình trường đại học tư thục. 28. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục 29. Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg Ban hành Điều lệ trường đại học. 158 30. Trần Khánh Đức, (2010), Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới, Giáo trinh dùng cho các khóa bồi dưỡng giảng viên cao đẳng/đại học về nghiệp vụ Sư phạm đại học theo chương trình của Bộ GD&ĐT. 31. Trần Phương (2010), Mô hình trường đại học Kinh doanh và công nghệ, Kỷ yếu hội thảo Mô hình trường đại học tư thục ở Việt Nam, Hà Nội. 32. Trần Phương (2011), Mô hình tư thục của Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ. 33. UNESCO (1998), Tuyên bố của Hội nghị quốc tế về giáo dục. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 1. Ansel M. Sharp; Charles A. Register; Paul W. Grimes (2005), Kinh tế học trong các vấn đề xã hội, NXB Lao động, Hà Nội. 2. Arthur M. Hauptman (2006). Innovations in Tertiary Education Financing: A comparative Evaluation of Allocation Mechanisms. Education Working paper Series. No4 3. Ball, J.S et Youdell,D. (2007), Higher privatisation in public education, Education International 5th World Congress July 2007. 4. Ball, S. J. (2007) Education Plc: Private Sector Involvement in Public Sector Education. London, Routledge 5. Brubacher, J.S (1982), On the philosophy of higher education, San Francisco Jossey-Bass. 6. David Andrew Turner (2011), Quality in higher education, Sense Publishers. 7. Degefa, D (2011). Privatization of higher education in Sub-Saharan Africa: global pressures, national responses and local realities. LAP Lambert Academic Publications 8. Frazer, Malcolm (1994), Quality in Higher Education: An International Perspective in Diana Green, ed., What is quality in higher education? London: Society for research into higher education, 1994, pp. 101-111. 159 9. Graeme John Davies (2011) dẫn theo https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen- hoc/3-yeu-to-quan-trong-dam-bao-chat-luong-giao-duc-dai-hoc- 1324360489.htm 10. Hauptman, A. M. (2007), Four models of growth. International Higher Education, 46. Michael, S. O. & Kretovics, M. A. (Eds.) (2005) 11. John Fielden (2008), Những xu hướng toàn cầu trong quản trị đại học, Viện Đào tạo quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM 12. L. Benedetto (2008), Options et tandances dans le financement des uni versités en Europe, Critique internationale, 2008/2 (n0 39)- CAIRN.INFO 13. Levy, B. (1996), Improving memory in old age by implicit self-stereotyping. Journal of Personality and Social Psychology, 71, 1092-1107. 14. Levy, D. (1986), Higher Education and the State in Latin America: Private Challenges to Public Dominance, Chicago: University of Chicago Press. 15. Lữ Đạt - Chu Mãn Sinh (2010), Cải cách giáo dục ở các nước phát triển, cải cách giáo dục ở Mỹ - Quyển I,II,III,IV - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2010, 16. Savas, E. S. 2000. Privatization and Public-Private Partnerships. New York, Chatham House Publishing. 17. Van Vught (1994). Comparative policy studies in higher education. Utrecht: Lemma. 90-5189-402-3, 303 pp Phụ lục 1 DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP SANG LOẠI HÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 122/2006/QĐ-TTG NGÀY 29 THÁNG 5 NĂM 2006 1. Trường Đại học dân lập Thăng Long. 2. Trường Đại học dân lập Đông Đô. 3. Trường Đại học dân lập Phương Đông. 4. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. 5. Trường Đại học dân lập Hải Phòng. 6. Trường Đại học dân lập Duy Tân. 7. Trường Đại học dân lập Bình Dương. 8. Trường Đại học dân lập Lạc Hồng. 9. Trường Đại học dân lập Cửu Long. 10. Trường Đại học dân lập Văn Lang. 11. Trường Đại học dân lập Văn Hiến. 12. Trường Đại học dân lập Hùng Vương. 13. Trường Đại học dân lập Hồng Bàng. 14. Trường Đại học dân lập Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh. 15. Trường Đại học dân lập Công nghệ Sài Gòn. 16. Trường Đại học dân lập Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 17. Trường Đại học dân lập Phú Xuân. 18. Trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh. 19. Trường Đại học dân lập Yersin Đà Lạt. Phụ lục 2 SỐ LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO VÙNG MIỀN (tính đến hết 31/5/2012) TT Vùng miền Tổng số Công lập Tư thục 1 Trung du và miền núi phía Bắc 13 12 1 2 Đồng bằng Sông Hồng 89 68 21 3 Bắc Trung Bộ 17 15 2 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 19 12 7 5 Tây Nguyên 3 2 1 6 Đông Nam Bộ 50 32 18 7 Đồng bằng sông Cửu Long 13 8 5 Cả nước 204 149 55 Nguồn: Đặng Thị Minh (2014) Phụ lục 3 TOP CÁC TRƯỜNG CÓ NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ NĂM 2016 TT Tên trường Địa điểm Số chương trình HTQT Một số quốc gia hợp tác Hoạt động hợp tác 1 Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Hồ Chí Minh 96 Mỹ, Malaysia, Thái, Nhật, Hàn Liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên 2 Trường ĐH Văn Lang Hồ Chí Minh 56 Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn, Thụy Sĩ Hợp tác đào tạo 3 Trường ĐH Đông Á Đà Nẵng 37 Mỹ, Đài Loan Phát triển chương trình, liên kết đào tạo, NCKH 4 Trường ĐH FPT Hà Nội 36 Anh, Nhật, Pháp Trao đổi sinh viên, giảng viên 5 Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai Đồng Nai 30 Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc Trao đổi sinh viên, giảng viên 6 Trường ĐH Lạc Hồng Đồng Nai 27 Nhật Bản, Đài Loan NCKH, trao đổi sinh viên, giảng viên 7 Trường ĐH Hoa Sen Hồ Chí Minh 21 Thái, Mỹ, Pháp Liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên 8 Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học Tp. Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh 20 Nhật, Hàn Trao đổi sinh viên, học bổng 9 Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu Vũng Tàu 19 Nhật, Mỹ Giao lưu, trao đổi sinh viên ít, hội thảo TT Tên trường Địa điểm Số chương trình HTQT Một số quốc gia hợp tác Hoạt động hợp tác 10 Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng 18 Mỹ, Anh, Malaysia, Singapore Liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên 11 Trường ĐH Thăng Long Hà Nội 16 Pháp, Đan mạch, Đức, Hàn, Philippines, Nhật, Ý Liên kết đào tạo, trao đổi nghiên cứu sinh, sinh viên, giảng viên 12 Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng Hồ Chí Minh 14 Nhật, Hàn Liên kết đào tạo, giao lưu, trao đổi sinh viên, giảng viên 13 Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng Đà Nẵng 14 Anh, Hàn, Trung, Nhật Tổ chức khóa học, liên kết đào tạo, hội thảo 14 Trường ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh 12 Bỉ, Hàn, Malaysia Liên kết đào tạo 15 Trường ĐH Kinh tế - tài chính Tp. Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh 12 Anh, Thái, Hàn, Thụy Sĩ, Úc Giao lưu, trao đổi sinh viên ngắn hạn Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo, 2017 Phụ lục 4 HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG Trường đại học Văn Lang Trong những năm qua, Nhà trường đã chủ động tìm hiểu, tiếp xúc với các trường đại học, các tổ chức giáo dục trên thế giới để tìm kiếm cơ hội hợp tác. Hoạt động hợp tác quốc tế đã đóng góp vào chương trình đào tạo của trường, tạo tiền đề cho việc phát triển của các ngành. Từ năm 1997-2004, Khoa Công nghệ Quản lý Môi trường với sự hỗ trợ từ Khoa Công nghệ Môi trường và Khoa Khoa học Môi trường của Trường Đại học Wageningen (Hà Lan) để xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Sau đó, từ năm 2008, Nhà trường đã nhận chuyển giao chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm từ Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ). Đến năm 2009, Nhà trường đã thực hiện được công nhận văn bằng tương đương đối với chương trình đào tạo ngành Quản trị Khách sạn và Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành với Trường Đại học Perpignan (Pháp), đánh dấu một bước chuyển biến mang tính đột phá trong hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường. Hợp tác với các tổ chức USAID triển khai Chương trình đào tạo Công nghệ thông tin cho người khuyết tật thật sự đóng góp có hiệu quả cho đất nước, củng cố những giá trị nhân văn cho môi trường giáo dục, bổ sung trang thiết bị đào tạo cho Nhà trường. Bên cạnh đó, một số Khoa đã mở rộng hợp tác với các trường đại học khác trong một số lĩnh vực đào tạo với các hình thức đào tạo ngắn hạn, trao đổi học thuật, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi giảng viên, sinh viên. Hoạt động này tập trung vào một số Khoa nổi trội như: (1) Khoa Mỹ thuật Công nghiệp với Trường Đại học khoa học kỹ thuật điện tử Quế Lâm (Trung Quốc), Học viện Hạc Châu (Trung Quốc), Học viện mỹ thuật Quảng Châu (Trung Quốc), Trường Đại học Handong (Hàn Quốc), (2) Khoa Du lịch với Khoa Du Lịch, Trường Đại học Songkla, Thái Lan, (3) Khoa Kế toán Kiểm toán với Tổ chức LCCI, ACCA; (4) Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường và Khoa Công nghệ Môi trường và Khoa Khoa học Môi trường, Trường Đại học Wageningen (Hà Lan), với Trường Đại học Công nghệ Đan Mạnh, với Trường Đại học Osaka, Nhật; với De Anza College (Mỹ). Ngoài ra kể từ năm 1997 Khoa Du lịch đã là thành viên chính thức duy nhất thuộc khối trường ngoài công lập tại Việt Nam của Tổ chức Đại học khối Pháp ngữ (AUF) và được AUF hỗ trợ rất nhiều thông qua các thỏa thuận được ký kết. Thông qua các quan hệ quốc tế, Trường đã tìm được các học bổng cho giảng viên và sinh viên. Từ năm 2010 đến 2016, Trường đã nhận được 6 học bổng cho sinh viên học tập tại Pháp, 25 sinh viên được nhận học bổng Boeing và 10 sinh viên được nhận học bổng khuyến học CSC Việt Nam của khoa Công nghệ thông tin, 3 học bổng cho cán bộ và giảng viên học thạc sĩ, nghiên cứu sinh tại Hà Lan, Nhật, Pháp, Áo và một số học bổng tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn tại Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức. Bên cạnh đó, Trường chủ động đưa các đoàn cán bộ và giảng viên tham dự hội thảo kết hợp tham quan học tập tại các trường đại học khác nhau trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm cải tiến chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của mỗi ngành trong Trường. Qua các năm, Trường đều nhận được tài trợ học bổng cho sinh viên, sách cho Thư viện cũng như cơ sở vật chất,... từ Tổ chức AUF (Pháp), Tổ chức Catholic Relief Services (Mỹ). Tất cả các hoạt động trên chứng tỏ hiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế trong việc góp phần nâng cao năng lực đào tạo của Trường trong những năm qua. Trường đại học Duy Tân Hợp tác quốc tế là một trong những mũi nhọn của Trường đại học Duy Tân. Những thành tựu mà trường đã đạt được trong hoạt động trao đổi, hợp tác quốc tế đã góp phần nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong đó có thể kể đến một số thành tựu nổi bật: 1) Hợp tác với các Đại học có uy tín trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ để thực hiện các chương trình liên kết, chuyển giao 10 chương trình đào tạo: Chương trình chuyển giao đào tạo về Công nghệ thông tin liên kết với Đại học Carnegie Mellon(Hoa Kỳ), chương trình chuyển giao đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính và Du lịch liên kết với Đại học Penn State (Hoa Kỳ), chương trình chuyển giao đào tạo ngành Kiến trúc và Xây dựng liên kết với Đại học Carlifornia State (Hoa Kỳ). Trong khuôn khổ các chương trình này, giảng viên của Trường Đại học Duy Tân được cử sang các Trường đối tác để tham gia các khóa tập huấn về giảng dạy các môn học chuyển giao, sinh viên theo học sẽ được Trường đối tác công nhận từ 18 đến 24 học phần và được cấp chứng nhận hoàn thành môn học có giá trị quốc tế. Ngoài ra, Trường thực hiện các chương trình đào tạo liên kết như chương trình 2+2, 3+1, 4+0 với các đại học Hoa Kỳ và Anh Quốc tạo điều kiện cho sinh viên được chuyển tiếp sang học một hoặc 2 năm cuối ở Trường đối tác và nhận bằng tốt nghiệp do Trường đối tác cấp. Riêng đối với chương trình 4+0, sinh viên được nhận bằng tốt nghiệp ngay tại Việt Nam. Chương trình này đã bắt đầu thu hút các sinh viên nước ngoài. Hiện tại có 2 sinh viên nước ngoài đang theo học chương trình này. 2) Hợp tác với các Trường trong khu vực và trên thế giới để tổ chức các chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên: + Hợp tác với Trường Appalachian State (Hoa Kỳ) để triển khai chương trình trao đổi sinh viên. Theo đó, sinh viên Duy Tân sẽ được tham gia học 1 học kỳ tại Đại học Appalachian mà không phải đóng thêm khoản phí nào ngoài khoản học phí đã đóng tại Đại học Duy Tân. + Hợp tác với Trường Singapore Polytechnic để thực hiện chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên. Theo đó, hàng năm, Trường Singapore sẽ gửi giảng viên và sinh viên sang Đại học Duy Tân và cùng với giảng viên, sinh viên của Trường thực hiện các hoạt động cộng đồng, tham gia thực hiện các nghiên cứu khoa học chung. Trường cũng đã gửi 1 số đoàn giảng viên và sinh viên sang tham gia các buổi tập huấn, tọa đàm tại Trường Singapore Polytechnic. + Trường Đại học Duy Tân là đại học duy nhất của Việt Nam tham gia vào hội đồng sáng lập mạng lưới P2A (mạng lưới kết nối các Trường Đại học trong khu vực Đông Nam Á). Trong khuôn khổ chương trình này, Trường đã gửi nhiều đoàn giảng viên và sinh viên sang các Trường đối tác để tham quan, tìm hiểu về văn hóa cũng như tiếp nhận các sinh viên từ các Trường đối tác đến thực tập, tham quan và học hỏi tại Đại học Duy Tân. Những hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo đã góp phần nâng cao chất lượng đào, tạo ra môi trường học tập năng động, đạt chuẩn quốc tế. 3) Với định hướng mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, Trường đã thành lập viện nghiên cứu và phát triển công nghệ cao với đội ngũ các nhà khoa học có học hàm, học vị và được tu nghiệp ở nước ngoài. Đây là lực lượng nòng cốt giúp Trường xây dựng được mạng lưới hợp tác với các Đại học và các Viện nghiên cứu ở nước ngoài để thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học chung. + Trường có một số công trình hợp tác nghiên cứu khoa học được các tổ chức quốc tế tài trợ như: Công trình nghiên cứu với đề tài “Sinh tổng hợp và tối ưu hóa sản xuất một số hợp chất flavonoid glycosides bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm” được Quỹ tài trợ NCKH quốc tế Thụy Điển tài trợ; công trình nghiên cứu với đề tài “Biểu hiện kháng nguyên HDAg của virú viêm gan D ở nấm men Pichia pastoris” do Hội đồng Anh tài trợ. + Trường đã phối hợp với các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học nước ngoài tổ chức các hội thảo quốc tế và báo cáo chuyên đề như hội thảo quốc tế Quang phổ và ứng dụng, hội thảo quốc tế Phát triển du lịch Đà Nẵng, hội thảo quốc tế IEEE Commantel. + Các nhà khoa học của Trường đã thực hiện trên 70 công bố quốc tế chung với các đồng nghiệp ở nước ngoài, kết quả này đã góp phần đưa Trường trở thành 1 trong 20 tổ chức ở Việt Nam có số lượng công bố quốc tế nhiều nhất giai đoạn 2010 - 2014 theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trường đại học Đông Á Từ năm 2012 đến 2016, Nhà trường đã mở rộng các mối quan hệ quốc tế và ký kết với 51 trường, đơn vị doanh nghiệp thuộc các nước trong khu vực và ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, đặc biệt phải kể đến: Thái Lan, Úc, Singapore, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và đã đa dạng hóa các hoạt động hợp tác quốc tế. Nhà trường đã thực hiện được các chương trình liên kết đào tạo ở các ngành nghề khác nhau, hợp tác trao đổi sinh viên và giảng viên, tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, các hội nghị và hội thảo quốc tế lôi kéo được sự tham gia của các nhà học thuật, diễn giả từ các trường và đơn vị uy tín trong và ngoài nước. Trường đại học FPT Hoạt động hợp tác quốc tế của trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tiệm cận quốc tế và quan trọng hơn là tạo trải nghiệm quốc tế cho sinh viên. Các hoạt động quốc tế bao gồm trao đổi/chuyển giao giáo trình, trao đổi sinh viên, trao đổi giảng viên, tuyển sinh nước ngoài học tại nước ngoài hoặc Việt Nam cấp bằng Đại học FPT. Sinh viên được lựa chọn học kỳ trao đổi tại 57 trường đại học trên thế giới thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, học kỳ nước ngoài, thực tập sinh toàn cầu, trải nghiệm văn hóa, thiện nguyện liên quốc gia Đến nay Trường đã có 437 sinh viên Việt Nam được ra nước ngoài theo các chương trình này và tiếp nhận 689 sinh viên quốc tế từ các quốc gia như Lào, Nigeria, Nhật Bản, Thái Lan, Úc, Pháp, Đức, Mỹ... tới Việt Nam học tập ngắn hạn. Trường đã có 140 sinh viên quốc tế hệ dài hạn, trong đó có 23 sinh viên đã tốt nghiệp đại học chính quy. Với sứ mệnh “góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước”, Trường Đại học FPT đã đẩy mạnh quy mô hợp tác quốc tế với hơn 60 đối tác tại 23 quốc gia trên toàn cầu. Trường Đại học FPT mong đợi sẽ trở thành điểm sáng trên bản đồ du học, góp phần xuất khẩu giáo dục Việt Nam ra thế giới. Trường đại học Công nghệ Đồng Nai Trong những năm qua, hoạt động HTQT của trường có bước phát triển, bước đầu đã đi vào thực chất phục vụ tốt cho công tác đào tạo của trường. Các đối tác hợp tác của trường bao gồm các trường đại học trong khu vực và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ. Các hoạt động đối ngoại chủ yếu tập trung vào việc trao đổi đoàn, ký kết biên bản ghi nhớ, viếng thăm, hội thảo khoa học, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân lực cho trường DNTU. Trường đã bám sát các văn bản hướng dẫn hiện hành trong hoạt động QHQT. Hoạt động HTQT được thực hiện trong thời gian qua như sau: + Hoạt động ký kết thỏa thuận hợp tác: Đại học Công nghệ Đồng Nai đã ký kết bản ghi nhớ với các Trường đại học, các tổ chức phi chính phủ, các địa phương nước ngoài góp phần mở rộng quan hệ hợp tác và nâng cao chất lượng trong các hoạt động hợp tác. + Nhà trường đã đón tiếp và làm việc tại Trường với các đối tác: Trường Đại học Bulacan, Philippines, Trường Đại học Feng Chia, Đài Loan, Trường Đại học Soongsil, Hàn Quốc, Trường cao đẳng Sojourner - Douglass, Hoa kỳ, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Nan Jeon, Đài Loan, Myappszil Asia SDN BHD, Malaysia, Tarrant County College District, Hoa Kỳ, Texas Christian University, Hoa Kỳ, Trường Đại học Niagara, Hoa Kỳ, Tổ chức Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương (PAS), Trường Đại học Dankook, Trường Đại học Quốc gia Jeju, Trường Đại học Silla, Viện Nghiên cứu Y học Nihon, PUM- Hà Lan, National Chi Nan University, Tuyển sinh Lào - Cam, Bounermouth University, Geonkuk University, Cụm 3 trường cao đẳng:Valley College, Contra Costa College, Los Medanos Collge, Tổ chức GAP, Southern Utah University, Kumho Institution Technology, Trường cao đẳng Coleman, Trường Cao đẳng Quốc gia ToHo, Laguna State Politechnique University, Hội nghị an toàn thực phẩm và an ninh lương thực châu Á (AFSA), Thành viên Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương, Tamkang University, Nhà trường đã tiến hành tham quan và làm việc với các đơn vị như: Đại Học UCSI - Malaysia, Đại học Niagara.Những biên bản trên được tổng hợp và lưu trữ trong Báo cáo tổng kết năm học với chuyên mục về hoạt động hợp tác quốc tế hàng năm của Phòng Hợp Tác Quốc Tế. + Hoạt động hợp tác đào tạo: Hiện tại Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai đang đào tạo chuyên ngành cho các địa phương của Lào và Campuchia, và hiện tại đang có 15 sinh viên Lào và 04 sinh viên Campuchia đang theo học tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Ngoài ra, các CBGV được cử đi đào tạo nước ngoài cơ bản hoàn thành CTĐT và về nước đúng hạn. + Hằng năm, Trường có báo cáo về công tác quan hệ quốc tế gửi Sở Ngoại vụ tỉnh Đồng Nai và các đơn vị cấp trên theo quy định. PHIẾU HỎI Ý KIẾN GIẢNG VIÊN Thưa Thầy/Cô! Để có cơ sở đưa ra các giải pháp hữu hiệu thúc đẩy hoạt động của nhà trường hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện đời sống cán bộ giảng viên,chúng tôi rất mong nhận được câu trả lời của Thầy/Cô cho những câu hỏi dưới đây. A. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Thời gian Thầy/Cô công tác tại trường: <1 năm 1-5 năm 5-10 năm >10năm 2. Học vị/học hàm của Thầy/Cô: ................................................................................. ............ 3. Giới tính của Thầy/Cô: Nam Nữ 4. Độ tuổi của Thầy/Cô: Dưới 30 30-45 46-55 56-60 >60 5. Thầy/Cô hiện đang giảng dạy ngành nào?............................................................. B. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG 6. Bạn đồng ý vớicác nhận định dưới đây ở mức độ nào?(mức độ đồng ý tăng dần từ 1 đến 5) Nhận định Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) Quản trị nội dung giảng dạy 1. Thời lượng chương trình đào tạophù hợp 2. Khối lượng kiến thức vừa phải 3.Chương trình đào tạo có ý nghĩa thực tế 4.Chương trình đào tạo có tỷ lệ lý thuyết và thực hành hợp lý 5. Lộ trình học tập phù hợp 6.Thời lượng chương trình đào tạo phù hợp Quản trị về phương pháp giảng dạy 1. Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy khuyến khích sinh viên học tập 2. Giảng viên có phương pháp giảng dạy hiện đại (tương tác cao) 3. Giảng viên có khả năng sử dụng các phương tiện hiện đại (máy tính, máy chiếu, internet...) Quản trị về chất lượng đội ngũ giảng viên 1. Giảng viên nhiệt tình với công tác giảng dạy 2. Giảng viên có kiến thức thực tế 3. Giảng viên có trình độ chuyên môn phù hợp Nhận định Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) 4. Giảng viên có khả năng nghiên cứu khoa học 5. Giảng viên có ý thức nâng cao kiến thức chuyên môn Quản trị hoạt động đào tạo 1. Quản trị công tác tuyển sinh 2. Quản trị công tác đào tạo sinh viên 3. Quản trị hoạt động của đội ngũ cán bộ, nhân viên hỗ trợ 4. Quản trị hoạt động giảng dạy của giảng viên 5. Quản trị hoạt động cung ứn dịch vụ hỗ trợ đào tạo Quản trị hợp tác quốc tế 1. Nhà trường có định hướng chiến lược phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu 2. Môi trường học tập và đào tạo có tính chất quốc tế 3. Chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên đa dạng, phong phú dễ tiếp cận 4. Chương trình đào tạo có khả năng liên thông, liên kết với các chương trình đào tạo quốc tế 5. Các chương trình hỗ trợ tài chính cho các cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia các chương trình trao đổi quốc tế đa dạng và dễ tiếp cận 7. Về tổng thể, hãy cho biết mức độ hài lòng chung của bạn về hoạt động của Nhà trường Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 4 5 8. Nhà trường nên làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo và tạo dựng hình ảnh? ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trân trọng cảm ơn bạn vì những ý kiến vàcác câu trả lời! Mọi ý kiến góp ý xin gửi về: Thái Vân Hà SĐT 0934561786 email: vanha280182@gmail.com PHIẾU HỎI Ý KIẾN NHÀ QUẢN LÝ Thưa Thầy/Cô! Nhằm đưa ra các kiến nghị và đề xuất chính sách góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường đại học tư thục chúng tôi rất mong nhận được câu trả lời của Quí Thầy/Cô cho những câu hỏi dưới đây. A. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Thời gian Thầy/Cô công tác tại trường: <1 năm 1-5 năm 5-10 năm >10năm 2. Học vị/học hàm của Thầy/Cô:................................................................................. 3. Giới tính của Thầy/Cô: Nam Nữ 4. Độ tuổi của Thầy/Cô: Dưới 30 30-45 46-55 56-60 >60 5. Thầy/Cô hiện đang giữ chức vụ.............................................................................................. B. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG 6. Bạn đồng ý vớicác nhận định dưới đây ở mức độ nào?(mức độ đồng ý tăng dần từ 1 đến 5) Nhận định Tốt Đạt Chưa đạt Đánh giá năng lực và kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBGV so với mong muốn của Nhà trường Kế hoạch dài hạn phát triển đội ngũ về số lượng, chất lượng, nâng cao kiến thức năng lực thực hiện nhiệm vụ Qui trình, tiêu chí, tiêu chuẩn và các chỉ số chất lượng cho quy hoạch, tuyển sinh, phân công, bổ nhiệm, nâng bậc Chính sách chế độ thu hút, giữ chân các giảng viên giỏi trường để nâng cao chất lượng dạy và học, nghiên cứu Có hệ thống đánh giá CBGV hữu hiệu, sử dụng các hình thức đánh giá như; SV đánh giá CBGV, CBGV đánh giá, Hội đồng trường đánh giá CBGV... Sàng lọc, chấm dứt hợp đồng, nghỉ hưu, phúc lợi xã hội... Hệ thống theo dõi phát hiện nhu cầu và thực hiện đào tạo bồi dưỡng CBGV theo kịp với phát triển giảng dạy Xây dựng môi trường học hỏi, động lực phát triển, đạo đức, văn hóa nghề nghiệp cho đội ngũ CBGV 7. Hoạt động của nhà trường có những thuận lợi, khó khăn gì? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 8. Thầy/Cô có kiến nghị gì với Bộ Giáo dục và Đào tạo các cơ quan quản lý nhà nước để hoạt động của nhà trường tốt hơn? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Trân trọng cảm ơn bạn vì những ý kiến vàcác câu trả lời! Mọi ý kiến góp ý xin gửi về: Thái Vân Hà SĐT 0934561786 email: vanha280182@gmail.co PHIẾU HỎI Ý KIẾN SINH VIÊN Chào bạn! Nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu thúc đẩy hoạt động của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, chúng tôi rất mong nhận được câu trả lời của bạn cho những câu hỏi dưới đây. Trân trọng cảm ơn! A. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Bạn là sinh viên năm: Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư 2. Giới tính của bạn: Nam Nữ 3. Bạn đang theo học chương trình: 3.1 Chính quy Tại chức Văn bằng 2 Khác 3.2 Đại học Cao học NCS Khác 4. Bạn theo học ngành nào? B. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG 5. Bạn đồng ý với các nhận định dưới đây ở mức độ nào?(mức độ đồng ý tăng dần từ 1 đến 5) Nhận định Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Không phản đối (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) Quản trị nội dung giảng dạy 1. Thời lượng chương trình đào tạo phù hợp 2. Khối lượng kiến thức vừa phải 3.Chương trình đào tạo có ý nghĩa thực tế 4.Chương trình đào tạo có tỷ lệ lý thuyết và thực hành hợp lý 5. Lộ trình học tập phù hợp 6.Thời lượng chương trình đào tạo phù hợp Quản trị về phương pháp giảng dạy 1. Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy khuyến khích sinh viên học tập Quản trị hoạt động đào tạo Quản trị công tác tuyển sinh Quản trị công tác đào tạo sinh viên Quản trị hoạt động của đội ngũ cán bộ, nhân viên hỗ trợ Quản trị hoạt động giảng dạy của giảng viên Quản trị hoạt động cung ứn dịch vụ hỗ trợ đào tạo Quản trị hợp tác quốc tế Nhà trường có định hướng chiến lược phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu Môi trường học tập và đào tạo có tính chất quốc tế Chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên đa dạng, phong phú dễ tiếp cận Chương trình đào tạo có khả năng liên thông, liên kết với các chương trình đào Nhận định Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Không phản đối (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) tạo quốc tế Các chương trình hỗ trợ tài chính cho các cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia các chương trình trao đổi quốc tế đa dạng và dễ tiếp cận Giảng viên có phương pháp giảng dạy hiện đại (tương tác cao) Giảng viên có khả năng sử dụng các phương tiện hiện đại (máy tính, máy chiếu, internet...) Quản trị về chất lượng đội ngũ giảng viên 6. Giảng viên nhiệt tình với công tác giảng dạy 7. Giảng viên có kiến thức thực tế 8. Giảng viên có trình độ chuyên môn phù hợp 9. Giảng viên có khả năng nghiên cứu khoa học 10. Giảng viên có ý thức nâng cao kiến thức chuyên môn 6. Về tổng thể, hãy cho biết mức độ hài lòng chung của bạn về hoạt động của Nhà trường Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài long Rất hài lòng 1 2 3 4 5 7. Nhà trường nên làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo và tạo dựng hình ảnh? ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trân trọng cảm ơn bạn vì những ý kiến và các câu trả lời! PHIẾU HỎI Ý KIẾN CỰU SINH VIÊN Chào các bạn cựu sinh viên! Nhằm đưa ra các giải pháp phát các trường đại học tư thục hiện nay, chúng tôi rất mong nhận được câu trả lời của bạn cho những câu hỏi dưới đây. Tất cả các thông tin thu thậpchỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và sẽ được phân tích, diễn giải theo nguyên tắc bất định danh. Trân trọng cảm ơn! Anh/chịđã tốt nghiệp trường đại học tư thục nào?.. Giới tính: NamNữ Ngành: Xin anh/chị cho biết mức độ đồng ý với các nhận định dưới đây: Nhận định Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Chất lượng dịch vụ giáo dục 1. Chương trình đào tạo 2. Đội ngũ cán bộ phục vụ hỗ trợ t 3. Đội ngũ giảng viên 4. Cơ sở vật chất 5. Môi trường học tập, nghiên cứu 6. Dịch vụ hỗ trợ đào tạo Đáp ứng với công việc sau khi tốt nghiệp Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý 7. Dễ dàng tìm việc sau khi ra trường 8. Kiến thức được đào tạo phù hợp với công việc hiện tại 9. Kỹ năng được đào tạo phù hợp với công việc hiện tại 10. Có cơ hội thăng tiến trong công việc 11. Hài lòng với công việc hiện tại 8. Anh/chị nhận thấy còn vấn đề bất cập nào hoạt động của các trường đại học NCL? Nếu có, biện pháp nào có thể cải thiện, khắc phục để giúp hoạt động của Nhà trường hiệu quả hơn? ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Trân trọng cảm ơn bạn vì những ý kiến vàcác câu trả lời! PHIẾU HỎI Ý KIẾN NHÀ TUYỂN DỤNG Thưa Thầy/Cô! Nhằm đưa ra các kiến nghị và đề xuất chính sách góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường đại học tư thục chúng tôi rất mong nhận được câu trả lời của Quí vị cho những câu hỏi dưới đây. Trân trọng cảm ơn! THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Giới tính....................................................................................................................... 2. Chức vụ.......................................................................................................................... 3. Tên công ty...................................................................................................................... 4. Ông bà đánh giá như thế nào về mức độ đáp ứng của sinh viên (mức độ đánh giá tăng dần từ 1 đến 5) Nhận định (1) (2) (3) (4) (5) 1. Chuyên môn được đào tạo 1. 2. Thái độ làm việc tốt 3 . Kỹ năng làm việc tốt 4. Có kiến thức thực tế cao 5.Cầu tiến, ham học hỏi 6. Khả năng thích nghi công việc tốt 5. Theo ông bà, trường đại học tư thục cần có thêm những giải pháp gì để nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Trân trọng cảm ơn bạn vì những ý kiến và các câu trả lời! Mọi ý kiến góp ý xin gửi về: Thái Vân Hà SĐT.0934561786. email: vanha280192@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_tri_truong_dai_hoc_tu_thuc_theo_huong_khong_vi.pdf
  • pdfKẾT LUẬN mới Thái Vân Hà.pdf
  • docTHÔNG BÁO BẢO VỆ LATS.doc
  • docxTÓM TẮT LA - TA.docx
  • pdfTÓM TẮT LA - TV.pdf
Luận văn liên quan