Luận án Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam

Truyện cổ tích là một bộ phận quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam, là chỉ báo tin cậy phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam nói chung và của cư dân đồng bằng Bắc bộ nói riêng trong lịch sử. Được thể hiện bằng ngôn từ dung dị, mộc mạc, dễ thuộc, dễ nhớ nhưng truyện cổ tích lại chứa đựng những triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ đã có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng thế giới quan, nhân sinh quan cho con người trong lao động, sinh hoạt, học tập cũng như quá trình chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

pdf175 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên có sự tác động qua lại lẫn nhau, giới tự nhiên ảnh hưởng đến cuộc sống 141 của con người, con người dựa vào tự nhiên, tác động đến giới tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình, cư dân đồng bằng Bắc bộ đã đưa ra hai triết lý cơ bản về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên đó là: triết lý sống hài hòa với tự nhiên và triết lý chinh phục, cải tạo tự nhiên. Triết lý sống hài hòa với tự nhiên đã giáo dục con người phải biết tôn trọng tự nhiên, thuận theo tự nhiên, biết cách dựa vào tự nhiên để tồn tại và phát triển, không làm trái quy luật tự nhiên. Còn triết lý chinh phục và cải tạo tự nhiên lại giáo dục cho con người, không thể ỷ lại vào giới tự nhiên, chỉ biết lấy những cái có sẵn trong giới tự nhiên để sử dụng mà cần phải biết nhận thức các quy luật, lợi dụng quy luật, tiến hành cải tạo giới tự nhiên một cách linh hoạt để phục vụ cho cuộc sống của mình. Có thể nói, triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích không chỉ là sự đúc rút của ông cha ta về kinh nghiệm sống, sinh hoạt xã hội mà còn cho ta những bài học quý giá về cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với giới tự nhiên là sống thuận hòa, làm bạn, hợp tác với tự nhiên một cách linh hoạt uyển chuyển. Qua đó con người có cách tác động, biến đổi, cải tạo và ứng phó phù hợp với tự nhiên. Cùng với sự phát triển của xã hội và của nhận thức, con người tác động ngày càng nhiều vào giới tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân mình và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Nhận thức của con người đã xuất hiện tư tưởng muốn thống trị tự nhiên, biến mình thành trung tâm, bất chấp quy luật, tác động và làm ảnh hưởng tiêu cực đến giới tự nhiên, làm ô nhiễm và tổn hại đến giới tự nhiên. Kết quả của những hành động này chính là những hiện tượng thời tiết cực đoan, làm ảnh hưởng đến chính cuộc sống của con người. Hiện nay, không chỉ ở ở Việt Nam mà ngay cả các quốc gia khác trên thế giới, con người đều đang đứng trước nguy cơ, đặc biệt là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm của môi trường, sự biến đổi của khí hậu. Vì vậy, những triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên có giá trị to lớn trong việc giáo dục, nhắc nhở con người hiện nay cần xây dựng một lối ứng xử phù hợp với giới tự nhiên, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc xây dựng bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn. Bởi vì bảo vệ môi trường tự nhiên là con người đang bảo vệ cuộc sống của chính mình. 142 Mối quan hệ giữa con người với gia đình Không chỉ giáo dục cho người Việt có cách ứng xử phù hợp với giới tự nhiên, triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam còn góp phần giáo dục hiệu quả những giá trị, quan niệm sống tốt đẹp và lối sống nhân văn cho con người trong mối quan hệ với gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người và giúp con người hình thành nhân cách. Sự tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc đều phụ thuộc vào sự tồn tại và phát triển của gia đình. Gia đình là nơi bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ lại mang đến những bài học bổ ích, giúp giáo dục quan niệm sống tốt đẹp và lối sống nhân văn cho con người trong các quan hệ cơ bản như: mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái, anh chị em ruột. Trong quan hệ vợ chồng Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam giáo dục con người lối sống thủy chung, tình nghĩa trong mối quan hệ vợ chồng. Đã là nghĩa vợ chồng thì phải sống có tình, có nghĩa, yêu thương và chăm sóc cho nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn thử thách để đạt tới hạnh phúc, không vì giàu sang hay nghèo hèn mà rời bỏ nhau. Để cho gia đình được êm ấm thì vợ chồng phải biết yêu thương và nhường nhịn. Có những câu truyện cổ tích ca ngợi, đề cao sự thủy chung của tình cảm vợ chồng như Sự tích Trầu Cau, Sự tích con Sam.... Cũng có những câu truyện ca ngợi tình cảm chân thành, đức hy sinh của người vợ đối với chồng. Bằng tình yêu của mình người vợ đã tìm mọi cách dạy chồng, kéo người chồng trở về cuộc sống lương thiện, khi giàu sang phú quý cũng không quên tình nghĩa vợ chồng như Gái ngoan dạy chồng, Đồng tiền vạn lịch. Đồng thời cũng có những câu truyện cổ tích lên án sự thiếu thủy chung, bội bạc trong mối quan hệ vợ chồng, và kẻ bội bạc đã phải chịu hình phạt xứng đáng như truyện Sự tích con muỗi. Trong xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ đi nền nếp gia phong, lối sống truyền thống của gia 143 đình Việt Nam, giá trị của cuộc sống hôn nhân không còn được xem trọng như trước. Khi mà sự kết nối trong mối quan hệ hôn nhân ngày càng lỏng lẻo thì bài học trong những câu truyện cổ tích là lời khuyên nhủ, nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng mang tính giáo dục sâu sắc để cho thế hệ trẻ về việc gìn giữ hạnh phúc gia đình trong giai đoạn hiện nay. Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái Hiếu nghĩa với ông bà và cha mẹ là lối sống, cách ứng xử, giá trị đạo đức tốt đẹp của người Việt từ ngàn đời nay, nó xuất phát từ đặc trưng trọng hòa hiếu, thuận hòa trong cuộc sống của cộng đồng người Việt. Thông qua các câu truyện về có nội dung về chữ hiếu như Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày, truyện Tiếc gà chôn mẹ triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam góp phần giáo dục quan niệm, lối sống nhân văn về chữ hiếu cho người Việt hiện nay. Triết lý khuyên răn con cái sống phải có hiếu với ông bà, cha mẹ. Cha mẹ là người sinh thành, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta nên người. Công lao của cha mẹ đối với con cái là không thể đo đếm được. Vì vậy, con cái phải sống sao cho xứng đáng với công lao mà cha mẹ dành cho mình. Khi còn nhỏ phải biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ. Khi khôn lớn, trưởng thành thì phải biết chăm sóc, đỡ đần cho cha mẹ lúc cha mẹ già yếu. Triết lý này cũng chỉ ra vai trò và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái là phải yêu thương, chăm lo, dạy dỗ cho con nên người, sống tu nhân tích đức để lại phúc cho con cháu mai sau. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của xã hội đã xuất hiện ngày càng nhiều biểu hiện con cái không giữ đúng bổn phận làm con đối với cha mẹ già yếu. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nhiều nơi, nhiều chỗ đã bị những yếu tố khác lấn át. Trong điều kiện đó, những triết lý nhân sinh về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái giúp giáo dục cho con người Việt Nam về một giá trị truyền thống của dân tộc là lòng hiếu nghĩa, đồng thời khơi dậy và phát huy lối sống văn hóa, văn minh của thế hệ trẻ trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. 144 Trong quan hệ anh, chị, em ruột thịt Thông qua những câu truyện cổ tích xoay quanh mối quan hệ giữa anh, chị em ruột như Cây khế, Bính và Đinh, hai anh em và con chó đá, các tác giả dân gian đã lên án những người anh, người em vì mải chạy theo lợi ích vật chất mà quên đi tình nghĩa ruột thịt. Mỗi câu truyện là lời cảnh tỉnh, đồng thời răn dạy người đời, nếu không biết yêu thương những người thân của mình, trân trọng tình cảm gia đình ruột thịt thì sẽ không bao giờ có được cuộc sống hạnh phúc. Ngày nay, do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường nhiều giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn trong đó có mối quan hệ giữa các anh chị em ruột. Nhiều gia đình, anh chị em vì tranh chấp tiền bạc, vật chất mà sẵn sàng đánh mất hết tình nghĩa ruột thịt. Trong mối quan hệ anh, em triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam giáo dục cho con người quan niệm sống tốt đẹp và lối sống nhân văn đó là phải biết hòa thuận, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cần phải biết nhường nhịn, sẻ chia và hy sinh cho nhau. Mối quan hệ giữa anh, chị, em ruột thịt là mối quan hệ thể hiện sự cố kết chặt chẽ, không thể tách rời. Trong gia đình anh em có thuận hòa thì cửa nhà mới ấm êm và hạnh phúc. Không chỉ mang lại những bài học giáo dục đạo đức, triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ còn giúp con người nhìn lại, điều chỉnh hành vi của mình, sống sao cho đúng với những giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam chứa đựng đầy đủ những giá trị truyền thống tồn tại lâu đời trong gia đình người Việt, đồng thời mang tư tưởng tiến bộ, giúp các gia đình hiện đại ngày nay có lối ứng xử phù hợp, từ đó tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn với các thành viên trong gia đình. Góp phần xây dựng gia đình Việt Nam theo chuẩn mực văn hóa mới, gắn với mục tiêu xây dựng gia đình văn minh, tiến bộ. Gia đình có hạnh phúc, bền vững thì con người mới có thể phát triển, đất nước mới giàu mạnh, tiến bộ và văn minh được. Mối quan hệ giữa con người với xã hội Không chỉ góp phần giáo dục quan niệm sống tốt đẹp và lối sống nhân văn 145 cho con người trong các mối quan hệ gia đình, triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam còn giúp giáo dục quan niệm sống tốt đẹp và lối sống nhân văn cho con người trong các mối quan hệ xã hội. Hiện nay, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường và lối sống thực dụng thì giá trị của tình người, sự yêu thương, sẻ chia giữa con người với nhau dần ít đi. Những biểu hiện thờ ơ, lãnh đạm xuất hiện ngày càng nhiều, nó khiến mối quan hệ giữa con người với nhau ngày càng trở nên xa cách. Vì vậy triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam không chỉ khơi gợi lại những giá trị nhân ái tốt đẹp, mà còn giúp giáo dục quan niệm sống, lối sống giàu lòng nhân nghĩa trong mỗi con người, khuyên con người sống phải có tình, có nghĩa, biết trước sau. Tính giáo dục của triết lý được thể hiện rõ nét trong hai mối quan hệ xã hội được người Việt rất coi trọng đó là mối quan hệ giữa thầy trò và quan hệ bạn bè. Trong quan hệ thầy trò “Tôn sư trọng đạo” là một đạo lý nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đã có nhiều câu truyện cổ tích cảm động về tình cảm thầy trò như Sự tích đầm mực, Thầy cứu trò...Thông qua những câu truyện này, cư dân đồng bằng Bắc bộ thể hiện triết lý sâu sắc về lòng biết ơn, sự trân trọng những người thầy đã có công lao dạy dỗ và truyền thụ tri thức cho học trò. Ngày nay dưới tác động của nền kinh tế thị trường, mối quan hệ thầy trò dần bị kinh tế hóa, tình cảm và giá trị đạo đức cơ bản giữa thầy trò đang bị mai một, thì triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam lại có ý nghĩa quan trọng với việc giáo dục cho mỗi người quan niệm sống, lối sống, sự ứng xử, đúng đắn, nhân văn. Triết lý giáo dục người học trò phải luôn kính trọng, yêu thương, tri ân công lao dạy dỗ của thầy, bởi người thầy không chỉ là người truyền dạy cho ta tri thức mà còn là người dạy cho ta đạo đức, cách sống, giúp chúng ta trở thành người có ích cho xã hội. Triết lý còn cũng chỉ ra trách nhiệm của người làm thầy phải cư xử và hành động đúng với vai trò vị trí của mình, truyền dạy cho học trò những tri thức, kỹ năng, đạo đức để phục vụ cho cuộc sống. 146 Trong mối quan hệ bạn bè Mối quan hệ bạn bè tình nghĩa là mối quan hệ luôn được người Việt coi trọng vì trong quá trình con người sống, lao động, sinh hoạt vật chất hay tinh thần luôn cần có sự động viên, giúp đỡ, tương trợ, hợp tác của bạn bè. Bạn bè chính là chỗ dựa, là chi kỉ, là người sẽ giúp đỡ ta lúc khó khăn, hoạn nạn. Thông qua những câu truyện cổ tích có nội dung về tình bạn như Sự tích chim quốc, Bán tóc đãi bạn triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam góp phần giáo dục mỗi cá nhân lối sống, cách cư xử đúng đắn, phù hợp trong mối quan hệ với bạn bè. Giữa bạn bè cần có sự tin tưởng, nhường nhịn, thấu hiểu, cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau. Trong tình bạn không nên toan tính giàu sang hay nghèo hèn. Khi bạn bè ốm đau, bất hạnh, thất bại trong cuộc sống ta cần phải động viên, giúp đỡ, không được bỏ rơi bạn. Khi bạn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công ta nên mừng cho bạn. Có được như vậy thì tình cảm bạn bè mới có thể bền chặt. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục quan niệm sống tốt đẹp và lối sống nhân văn cho con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ trong các mối quan hệ với gia đình và xã hội từ đó giúp con người xây dựng lối sống trong sáng, lành mạnh, hợp tình, hợp lý. Những quan niệm sống và lối sống nhân văn mà triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam mang lại cho con người chính là tinh hoa văn hóa, bản sắc dân tộc, là cái mà mỗi con người Việt Nam cần phải kế thừa và phát triển trong xã hội hiện nay. 3.3.3. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam góp phần giáo dục giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Lịch sử tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu như lòng yêu nước, thương người, đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, lạc quan trong cuộc sốngnhà nghiên cứu Trần Văn Giàu đã từng nhận định: “hễ nói đến giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là nói yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương 147 người...” [30]. Những giá trị đạo đức tốt đẹp này đã tạo nên bản sắc riêng cho dân tộc Việt Nam. Hiện nay, trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, đi cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ và vượt bậc của kinh tế - xã hội là sự đi xuống, tha hóa của các giá trị đạo đức truyền thống. Nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp, quý báu của dân tộc đang dần mai một. Một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, đang bỏ qua và đánh mất đi giá trị đạo đức cốt lõi của dân tộc. Vì vậy, việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống đối với người Việt cũng như thế hệ trẻ trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước hiện nay là vô cùng cần thiết. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam đã đóng góp một phần quan trọng trong việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho con người Việt Nam. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự cường dân tộc Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Trần Văn Giàu đã từng viết “tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam", “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại” [30, tr.100- 101]. Truyền thống này thường xuất hiện trong những câu truyện cổ tích quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam như truyện Thánh Gióng, Lê Lợi, Yết Kiêu, Hai nàng công chúa nhà Trần, Sự tích thành Lồi... Đây đều là các câu truyện kể về những người anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong việc chống giặc cứu nước. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ chứa đựng trong các câu truyện cổ tích này đã góp phần truyền tải đến mỗi con người bài học đạo đức về tinh thần yêu nước. Đó là ý chí quật cường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và chiến thắng kẻ thù, không chịu cúi đầu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Chính những giá trị đạo đức tốt đẹp này đã góp phần hun đúc, củng cố cho tinh thần yêu nước của các thế hệ người Việt hiện nay. Không chỉ giáo dục truyền thống yêu nước quý báu, triết lý nhân sinh của 148 cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam còn góp phần khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường của người Việt Nam thông qua những câu truyện kể về các nhân vật cổ tích là người Việt nhưng tài giỏi, xuất chúng truyện Lê Như Hổ, Trạng Hiền, Em bé thông minh.... Các nhân vật trong truyện xuất thân chỉ là người nông dân chân lấm tay bùn, là những người dân bình dị như nhưng bằng sự thông minh, tài trí của mình đã góp phần khẳng định vị thế và tên tuổi, sức mạnh nước Việt trước các nước lân bang, khiến cho những nước lớn cũng không thể coi thường người Việt. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ chứa đựng trong truyện cổ tích Việt Nam đã giáo dục, giúp người Việt hiểu thêm về truyền thống yêu nước, ý chí tự cường của dân từ đó góp phần bảo tồn những giá trị đạo đức tốt đẹp này trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Tinh thần yêu nước, ý chí tự cường của dân tộc luôn cần được thường xuyên khơi dậy, bồi đắp và phát huy để trở thành bệ đỡ và sức mạnh tinh thần to lớn cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, từ đó tạo đà vững chắc cho dân tộc ta vươn lên có thể sánh vai cùng các “cường quốc năm châu” trên thế giới. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức gắn kết cộng đồng Từ xa xưa, người Việt đã sớm nhận thức được để có thể chống chọi lại thiên tai, địch thù con người cần phải đoàn kết, cố kết cộng đồng, tập hợp nhau lại để tạo ra sức mạnh dân tộc to lớn. Không ai có thể tồn tại một mình, tách rời khỏi cộng đồng mà họ luôn có mối quan hệ mật thiết với gia đình, làng xã, quê hương, đất nước tạo nên sự cố kết chặt chẽ. Sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc đã giúp người Việt chiến thắng tự nhiên, chiến thắng các thế lực tàn bạo. Đây chính là một truyền thống, là giá trị đạo đức quý báu của dân tộc, được gìn giữ từ bao đời nay. Truyền thống đoàn kết, cố kết cộng đồng của người Việt đã được lưu giữ và bảo tồn trong những triết lý nhân sinh sâu sắc của cư dân đồng bằng Bắc bộ. Thông qua triết lý nhân sinh trong những câu truyện cổ tích, các tác giả 149 dân gian đã góp phần giáo dục cho thế hệ sau về tinh thần đoàn kết dân tộc, sự cố kết cộng đồng. Dù ở miền ngược hay miền xuôi, biên giới hay hải đảo xa xôi, đều có chung nguồn gốc con rồng cháu tiên thì phải yêu thương, đùm bọc, hỗ trợ cho nhau. Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng đã giúp cho dân tộc Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, chiến thắng thiên tai, địch họa. Ngày nay, đoàn kết đã trở thành động lực chủ yếu cho sự phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam góp phần giáo dục tư tưởng nhân ái, khoan dung Nhân ái là tình cảm đạo đức không phải của riêng một dân tộc nào, tuy nhiên mỗi dân tộc lại có những biểu hiện khác nhau về lòng nhân ái. Bởi lẽ, tình cảm đó nảy sinh trên những cơ sở, điều kiện, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Lòng nhân ái của dân tộc ta là một tình cảm đạo đức lớn lao, có nét đẹp riêng và là giá trị văn hoá cơ bản trong hệ giá trị của người Việt Nam. Giá trị đạo đức tốt đẹp này được xuất hiện trong nhiều câu truyện cổ tích như: Người con hiếu thảo, Đồng tiền vạn lịch, Sự tích thằng cuội cung trăng, Sự tích con khỉ...Thông qua những triết lý nhân sinh về lòng nhân ái, cư dân đồng bằng Bắc bộ đã góp phần giáo dục và bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Trong truyện cổ tích, triết lý về lòng nhân ái, khoan dung thể hiện cụ thể qua các mối quan hệ của con người. Đó là tình yêu thương giữa những con người trong gia đình; yêu thương làng xóm, cộng đồng; yêu thương dân tộc. Trong mối quan hệ gia đình, nhân ái thể hiện ở tình yêu thương, thuận hòa, trân trọng, sự hy sinh của mỗi người đối với những người thân như cha mẹ, vợ chồng, anh em... Trong mối quan hệ với làng xóm, cộng đồng, nhân ái thể hiện sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau giữa con người với con người khi gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Trong mối quan hệ với dân tộc, nhân ái thể hiện trong tình yêu nước, thương dân, yêu dân tộc, yêu đồng bào của mình. Lòng nhân ái bao hàm sự vị tha, bao dung với con người nhưng nó không chỉ bó hẹp trong cộng đồng người Việt mà còn mở rộng ra với cả kẻ thù. Đây là một tư tưởng nhân văn 150 và cũng là biểu hiện khác biệt trong giá trị nhân ái của người Việt. Nhân ái là giá trị đạo đức đặc trưng của dân tộc ta, một giá trị rất đáng tự hào. Nó gắn liền với tình yêu thương đồng loại và là cái gốc của đạo đức bởi vì nếu không có lòng nhân ái thì không thể có lòng yêu nước, thương nhân dân được. Trong xã hội Việt Nam hiện nay lối sống ngoại lai, ích kỷ, hẹp hòi, phi nhân tính đang có chiều hướng lấn át lối sống vị tha, giàu nghĩa tình truyền thống của dân tộc. Vì vậy, việc giáo dục, phát huy tư tưởng nhân ái của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam góp phần giáo dục đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, lạc quan, yêu đời và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Cần cù, siêng năng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật, là phẩm chất đáng quý của người dân Việt Nam. Việt Nam là một nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời. Lao động nông nghiệp là loại hình lao động vất vả, cần nhiều thời gian, công sức mới làm ra được hạt lúa, hạt gạo. Thiên nhiên khắc nhiệt, mùa nắng thì hạn cháy đồng, mùa mưa lại lũ lụt. Để khắc phục sự tàn phá và ảnh hưởng của thời tiết cũng như để có thể tiến hành lao động sản xuất được thì cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động đã trở thành những phẩm chất đạo đức không thể thiếu đối với con người Việt Nam. Đức tính cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động của người Việt đã được cư dân đồng bằng Bắc bộ đề cập đến trong nhiều câu truyện cổ tích. Các nhân vật quen thuộc của truyện cổ tích như cô Tấm truyện Tấm Cám, chàng Thạch Sanh truyện Thạch Sanh, chàng Mai An Tiêm truyện Sự tích quả dưa hấu, hay chàng Lang Liêu truyện Sự tích Bánh chưng, bánh dày đều là những người siêng năng, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, sản xuất. Nhờ lao động mà các nhân vật này đã vượt qua được khó khăn, gian khổ, chiến thắng cái ác và có được cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Việc giáo dục những đức tính cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động cho người Việt có ý nghĩa hết sức quan 151 trọng. Hiện nay, Việt Nam bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao, thì những đức tính như cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động của con người là một yếu tố thực sự cần thiết để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ còn góp phần giáo dục cho người Việt cũng như thế hệ trẻ bài học về tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Trong truyện cổ tích, ta thấy hầu hết các nhân vật đều yêu và trân trọng cuộc sống của mình. Ngay cả khi gặp khó khăn và vất vả trong cuộc sống thì các nhân vật này vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Họ sẵn sàng đấu tranh mạnh mẽ với những thế lực xấu xa để giành lấy hạnh phúc cho mình. Những nhân vật chính trong truyện cổ tích như cô Tấm, chàng Thạch Sanh...bằng tinh thần lạc quan và niềm tin vào cuộc sống đã vượt qua mọi hiểm nguy, thử thách và có được một cuộc sống hạnh phúc . Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam là một kho tàng tri thức và kinh nghiệm sống vô giá mà cha ông ta đã để lại cho con cháu. Nổi bật trong đó là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đây chính là những giá trị văn hóa mang bản sắc Việt Nam, là những giá trị đạo đức cần thiết mà con người Việt Nam trong xã hội hiện nay cần tu dưỡng và rèn luyện. Thông qua truyện cổ tích các tác giả dân gian khéo léo lồng ghép những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc để giáo dục cho con người. Từ đó góp phần giúp người Việt tự nhận thức, rèn luyện nhân cách, phẩm chất, đạo đức sao cho phù hợp với giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội và truyền thống của dân tộc. 152 Tiểu kết chƣơng 3 Triết lý nhân sinh của người Việt nói chung và của cư dân đồng bằng Bắc bộ nói riêng trong truyện cổ tích Việt Nam luôn có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội không chỉ trong quá khứ mà còn cả ở thời điểm hiện nay. Những triết lý ấy có tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức và sự định hướng nhận thức cho hoạt động thực tiễn của người Việt trong thời kì đổi mới. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ được ví như là kho tri thức vô giá về kinh nghiệm cuộc sống, đạo lý làm người và chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh mang giá trị tích cực và sâu sắc. Nó đã thể hiện tư duy mang tính biện chứng, mềm dẻo, linh hoạt của cư dân đồng bằng Bắc bộ đồng thời xây dựng một cách đầy đủ, hệ thống các quan điểm giáo dục và thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Tuy nhiên bên cạnh đó những triết lý này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như còn chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm, thể hiện nhận thức thiên về kinh nghiệm và mang nặng tư duy tiểu nông. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định nhưng mỗi một câu truyện cổ tích Việt Nam đều chứa đựng trong đó nhiều giá trị nhân văn cao cả, và mang đậm nét đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Đây là nơi ông cha ta đã gửi gắm biết bao ước mơ, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và sự công bằng trong xã hội. Hiện nay, khi đời sống xã hội Việt Nam đang thay đổi từng ngày, đi cùng sự phát triển của kinh tế là sự xuống cấp của đạo đức và lối sống của con người. Vì vậy, triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục quan niệm sống tốt đẹp, lối sống nhân văn và những giá trị đạo đức truyền thống cho các thế hệ người Việt. Từ đó góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị quý báu của dân tộc, làm phong phú thêm đời sống tinh thần xã hội, củng cố niềm tin, lý tưởng sống cho mỗi con người Việt Nam trước tác động và ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa hiện nay. 153 KẾT LUẬN Truyện cổ tích là một bộ phận quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam, là chỉ báo tin cậy phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam nói chung và của cư dân đồng bằng Bắc bộ nói riêng trong lịch sử. Được thể hiện bằng ngôn từ dung dị, mộc mạc, dễ thuộc, dễ nhớ nhưng truyện cổ tích lại chứa đựng những triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc. Triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ đã có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng thế giới quan, nhân sinh quan cho con người trong lao động, sinh hoạt, học tập cũng như quá trình chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Luận án đã làm rõ những nội dung cơ bản trong triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam, gồm ba vấn đề chính là triết lý về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, triết lý về mối quan hệ giữa con người với gia đình, xã hội và triết lý về mối quan hệ giữa con người với chính bản thân mình. Từ đó rút ra một số đặc trưng cơ bản trong triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam. Một là, triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam phản ánh tồn tại xã hội một cách phong phú và chân thật. Hai là, triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam chịu ảnh hưởng của triết lý Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Ba là, triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ là hình thức phản kháng chống lại sự bất công trong xã hội. Bốn là, triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ là hình thức phản ánh cái bi, cái hài, cái cao cả trong đời sống xã hội. Ngoài các nội dung và đặc trưng vừa nêu, luận án còn chỉ ra một số giá trị tiêu biểu và những hạn chế còn tồn tại trong triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng đời sống xã hội ở nước ta giai đoạn hiện nay, luận án đã chỉ ra triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn, thiết thực với việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống và giáo dục quan niệm sống tốt đẹp, lối sống nhân văn cho các thế hệ người Việt trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Có thể nói triết lý nhân sinh của người Việt cũng như của cư dân đồng 154 bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam là kết quả của của những kinh nghiệm đã được cha ông ta đúc kết từ bao đời nay về mục đích, lẽ sống của con người, về những ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội. Vì vậy, nó chính là những chỉ dẫn sáng suốt, giúp định hướng cho người Việt trong cuộc sống, lao động, học tập, quá trình chiến đấu, bảo vệ tổ quốc suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc. Ngày nay, những triết lý nhân sinh này vẫn là hành trang quý giá trong cuộc sống hiện đại, góp phần quan trọng vào việc tăng cường sức sống cho đời sống tinh thần xã hội, củng cố niềm tin, lý tưởng sống tốt đẹp cho người Việt Nam trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy giá trị tích cực của những triết lý nhân sinh này trong cuộc sống hiện nay. Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị tích cực của triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay cần phải có những giải pháp cụ thể. Trước hết, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giảng dạy cho các thế hệ người Việt về những giá trị tích cực của triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam. Tiếp đến, phải vận dụng những triết lý nhân sinh này vào đời sống thực tiễn của nhân dân như quá trình xây dựng văn hóa, bảo vệ và phát triển đất nước. Từ đó, nâng cao nhận thức của xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ về cái hay, cái đẹp và tính nhân đạo của một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc. Góp phần khơi gợi tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, giúp người Việt ở mọi lứa tuổi nắm bắt được nội dung triết lý nhân sinh của dân tộc, biết cách gìn giữ bản sắc văn hóa của đất nước, xây dựng hành vi, lối sống đúng đắn, tích cực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. 155 DANH SÁCH TRUYỆN CỔ TÍCH SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 1. Bán tóc đãi bạn 2. Ba ông Bếp 3. Cây khế 4. Cô gái lấy chồng hoàng tử 5. Cái Cân Thủy Ngân 6. Cây tre trăm đốt 7. Con ma báo thù 8. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng 9. Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày 10. Duyên nợ tái sinh 11. Đồng tiền Vạn Lịch 12. Em bé thông minh 13. Gái ngoan dạy chồng 14. Hồn Trương Ba, da Hàng thịt 15. Hai nàng công chúa nhà Trần 16. Lê Như Hổ 17. Lê Lợi 18. Nguồn gốc sinh tử 19. Người họ Liêu và Diêm vương 20. Người dân nghèo và Ngọc Hoàng 21. Sự tích đầm Nhất Dạ và Bãi Tự Nhiên 22. Sọ Dừa 23. Sự tích con rồng cháu tiên 24. Sự tích trầu cau 25. Sự tích chim cuốc 26. Sự tích Đầm Mực 27. Sự tích quả dưa hấu 28. Sự tích người làm chúa muôn loài 156 29. Sự tích con muỗi 30. Sự tích con khỉ 31. Sự tích con sam 32. Sự tích chim tu hú 33. Sự tích thằng Cuội Cung Trăng 34. Tại sao Sông Tô Lịch và sông Thiên Phù hẹp lại 35. Thạch Sanh 36. Tấm Cám 37. Trí khôn của ta đây 38. Thánh Gióng 39. Truyện Thủ Huồn 40. Từ Đạo Hạnh hay là sự tích Thánh Láng 41. Tiếc gà chôn mẹ 42. Yết Kiêu 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 1. Nguyễn Thị Ngọc (2016), “Vận dụng lý luận Mác-Lênin trong quá trình phát triển ở Việt Nam hiện nay đăng ngày 8/12/2016, Tạp chí Cộng sản điện tử. 2. Nguyễn Thị Ngọc (2018), “Triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong truyện cổ tích Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và xã hội tháng 4/2018. 3. Nguyễn Thị Ngọc (2018), “Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích với việc giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam” ngày 20/6/2018, Tạp chí Cộng sản điện tử. 4. Nguyễn Thị Ngọc (2019), “Triết lý của cư dân đồng bằng Bắc bộ về sự sống và con người trong truyện cổ tích Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, trường đại học Thủ Đô Hà Nội, số 32 tháng 6/2019. 5. Nguyễn Thị Ngọc (2019), “ Một số nét đặc trưng trong triết lý nhân sinh của cư dân đồng bằng Bắc bộ trong truyện cổ tích Việt Nam”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số tháng 9 năm 2019. 6. Nguyễn Thị Ngọc (2020), “Một số giá trị tiêu biểu trong triết lý nhân sinh của người Việt qua truyện cổ tích Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Chuyên đề 1, tháng 5 năm 2020. 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chieng Xom An (1995), Bản chất thể loại và sự phân loại truyện cổ tích trên cơ sở tư liệu truyện cổ tích Việt Nam và Campuchia, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Đại học Tổng hợp, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Phương Anh (2017) “Không gian văn hóa người Việt đồng bằng Bắc bộ qua tư liệu của ca dao tục ngữ”, Luận án tiến sĩ Việt Nam học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Báo cứu quốc số ra ngày 25/11.1948, Chuyển dẫn từ Hà Huy Giáp – Hồ Chủ Tịch với một vài vấn đề văn hóa, văn nghệ, Nxb Sự thật, 1965, tr.52. 4. Huỳnh Công Bá (2012), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Thuận Hóa. 5. Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 6. Mai Văn Bính, Nguyễn Đăng Quang (2008), Triết học Mác - Lênin, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 7. Trần Văn Bính (2010), Văn hóa Việt Nam trên con đường đổi mới những thách thức và thời cơ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Nguyễn Huy Bỉnh (2015), Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Nguyễn Huy Bỉnh (2011), Truyện cổ tích xứ Bắc và dấu ấn địa phương hóa, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, số tháng 3/2011. 10. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, tr.35. 11. Lê Kiến Cầu (2008), Triết lý nhân sinh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (1952-1982), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. 159 14. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 15. Doãn Chính (2013), Lịch sử triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Doãn Chính (Chủ biên) (2014), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Trương Chính, Phong Châu (1986), Tiếng cười dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 241 - 242. 18. Lê Xuân Chiến (2016), Triết lý nhân quả trong truyện cổ tích Tấm Cám, Tạp chí Văn học, Hà Nội. 19. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên) (2001), Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), Di sản văn hóa truyền thống Việt Nam trước những biến động của thời đại, Tạp chí Cộng sản, tháng 2/2001. 21. Nguyễn Ngọc Côn (1961), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Kim Dân (Biên dịch) (2008), Triết lý nhân sinh trong cuộc sống, Nxb Thanh Hóa. 23. Chu Xuân Diên (1998), Truyện cổ tích dưới con mắt của các nhà khoa học, Nxb Đại học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 24. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian – mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. Bùi Văn Dũng và Nguyễn Thị Cẩm Tú (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 6 (115). 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 160 27. Cao Huy Đỉnh (2004), Tiến trình văn học dân gian, Nxb Lao động. 28. Trần Đức (1993), Nền văn minh sông Hồng xưa và nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 29. Nguyễn Minh Đức (2008), Triết lý quân sự truyền thống Việt Nam, kỷ yếu hội nghị Việt Nam học lần 3. 30. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ VIV đến cách mạng tháng 8, Nxb Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội 31. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh. 32. Trịnh Hiếu Giang và Nguyễn An (2001), Những hiểu biết về cuộc đời, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 33. Lương Đình Hải (2008), Văn hóa, triết lý và triết học, Tạp chí Triết học, số 10 (209) (17 - 23). 34. Đặng Thị Thu Hà (2013), Truyện cổ Phật giáo trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 35. Dương Quảng Hàm (2005), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 36. Nguyễn Thị Hạnh (2016), Triết lí nhân sinh của người Việt trong thần thoại, truyền thuyết Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Triết học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 37. Thân Thị Hạnh (2016), Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Khoa học xã hội Việt nam số 1(98)/2016, Hà Nội. 38. Nguyễn Thị Thuý Hằng (2015) “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 39. Phạm Thị Thúy Hằng (2006), “Những tư tưởng triết học trong truyện kể dân gian Việt Nam”, luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 161 40. Nguyễn Hùng Hậu (2005), Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb Thuận Hoá, Huế. 41. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Một vài suy nghĩ triết học Việt Nam và đặc điểm của nó, Tạp chí Triết Học, số 4(155) tháng 4. 42. Đỗ Lan Hiền (2005), "Những nét độc đáo trong tư duy người Việt qua văn học dân gian", Tạp chí Triết học, 6 (169), tr. 23-27. 43. Đặng Thị Thu Hiền (2009), Khảo sát nhóm truyện cổ tích thần kỳ "Người - Tiên" của người Việt, Đại học Sư phạm Hà Nội. 44. Nguyễn Văn Huyên (2000), Triết lý phát triển của C.Mác, Ph.Ănghen,V.I Lênin và Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, tr.9. 45. Nguyễn Thị Huế (1999), Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam ,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 46. Lê Thị Huệ (2009), Tư tưởng Phật giáo trong truyện Tấm Cám, Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu Tôn giáo, tạp chí số 4. 47. Kiều Thu Hoạch, Văn học dân gian người Việt góc nhìn thể loại (2012), Nxb Lao Động, Hà Nội. 48. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Tâm lý xã hội (1998), Đặc điểm tâm lý nông dân đồng bằng Bắc Bộ và sự tác động của chúng đối với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 49. Vũ Tố Hảo và Hà Châu (2007), Tư tưởng tiến bộ - triết lý nhân sinh thực tiễn của nhân dân và vai trò của vè, truyện kể trong văn học dân gian, Nxb Thời Đại, Hà Nội. 50. Trần Hoàng (2013), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam , Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, tr.39. 51. Du Minh Hoàng (1954) (do Trần Quang dịch), Nhân sinh quan mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 52. Cao Thị Hoa (2011), Triết lý nhân sinh trong da dao tục ngữ Thừa Thiên- Huế, Luận án triết học, Đại học sư phạm Huế. 162 53. Tô Duy Hợp, Giá trị bền vững của triết lý dân gian trong toàn cầu hóa , Bài viết tham gia hội thảo quốc tế "Toàn cầu hoá: những vấn đề triết học ở Châu Á - Thái Bình Dương" và Viện Triết học tổ chức tại Hà Nội, tháng 11 – 2005 54. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2012), Một vài vấn đề về văn học dân gian, Nxb Văn Hóa dân tộc, Hà Nội. 55. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 56. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 57. Đinh Gia Khánh (2010), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 58. Đinh Gia Khánh (2009), Công trình sơ bộ tìm những vấn đề trong truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám,Nxb Văn học, Hà Nội. 59. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 60. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Vũ Quang Nhơn (2003), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Nguyễn Ngọc Khá (2015), Nguyễn Huỳnh Bích Phương, Lịch sử triết học trước Mác, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 62. Vũ Khiêu (2000), Văn hoá Việt Nam xã hội và con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 63. Vũ Như Khôi (2011), Văn hóa Việt Nam - Những giá trị đặc trưng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. Nguyễn Xuân Kính (2012), Một nhận thức về văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 65. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ, Việt Nam; Đại học An Giang, An Giang năm 2018. 163 66. C.Mác Ph.Ăngghen (1958), Về văn học và nghệ thuật, NXB Sự thật, Hà Nội. 67. C.Mác - Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 68. C.Mác - Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 69. C.Mác - Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 70. Ngọc Mai (2014), Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội . 71. Dương Văn Mạnh (2014), Triết lý nhân sinh trong văn hóa Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr.350-355. 72. Lê Xuân Mậu (2012), Văn học dân gian, cái hay, vẻ đẹp, Nxb Lao Động, Hà Nội. 73. Trần Văn Hiến Minh (1966), Từ điển và danh từ triết học, Nxb Ra khơi, Sài Gòn. 74. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.1899. 75. Hoàng Thúc Lân (chủ biên) (2017), Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 76. Vũ Tự Lập (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 77. V.I.Lênin (1966), Bàn về văn hóa nghệ thuật, Nxb Sự Thật, Hà Nội, tr.171. 78. Nguyễn Gia Linh, Duyên Hải (2009), Triết lý nhân sinh cuộc đời, Nxb Lao Động, Hà Nội. 79. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2000), Sách giáo khoa Văn học 10, tập 1, phần văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 80. Phùng Thị An Na: Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 81. Phạm Xuân Nam (2008), Triết lý phát triển ở Việt Nam – mấy vấn đề cốt yếu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.31. 82. La Mai Thị Nga (2015), Motip trong nghiên cứu truyện kể dân gian, lý thuyết và ứng dụng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 164 83. Nguyễn Thị Nguyến (2011), Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 84. Bùi Văn Nguyên (1991), Việt Nam truyện cổ triết lý và tính thương, Nxb Khoa học xã hội, tr.189. 85. Bùi Văn Nguyên (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, tập 2, tr.18, 23. 86. Đinh Đại Niên (do Dương Hoàng dịch) (1955), Nhân sinh quan cộng sản, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 87. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2012), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 88. Lê Thị Hồng Nhung “triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam” luận văn thạc sỹ triết học, đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 89. Hoàng Phê ( chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.1035. 90. Nguyễn Thế Phúc, Ngô Văn Trân (2016), Triết học tôn giáo với những vấn đề nhân sinh quan lý luận và thực tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 91. Nguyễn Hằng Phương và Ngô Thanh Thúy (2014), Đề cương bài giảng đại cương văn học dân gian, Nxb Đại học Thái Nguyên, tr. 47-48. 92. Nguyễn Tấn Phát và Bùi Mạnh Nhị (1984), Thời đại ra đời truyện cổ tích, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 316. 93. Lê Chí Quế, Văn học dân gian Việt Nam (1990), Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 94. Hoàng Quyết (2015), Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 95. Hồ Sĩ Quý (1998), Mấy suy nghĩ về triết học và triết lý, Tạp chí Triết học số 3/1998. 165 96. Trần Đăng Sinh (chủ biên) (2009), Lịch sử triết học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 97. Trần Đăng Sinh (2002), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 98. Trần Đình Sử (1977), Thời trung đại - cái tôi trong các học thuyết trong đời sống và văn học, về con người cá nhân trong văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 99. Lê Công Sự (2014), Triết học cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Bùi Hoài Sơn (2007), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa thông tin. 101. Stanley Rosen (Biên dịch: Nguyễn Minh Sơn, Lưu Văn Hy, Nguyễn Đức Phú) (2006), Triết lý nhân sinh, Nxb Lao Động, Hà Nội. 102. Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng (1960), Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thuỷ ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 103. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 104. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam: Tư tưởng bình dân Việt Nam, tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 105. Hà Văn Tấn, Giao lưu văn hoá Việt cổ, tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, số 4, 1981, tr.19-20. 106. Nguyễn Thị Tình (2018), Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao việt Nam và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. 107. Vũ Anh Tú (2010), Tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội dân gian người Việt ở châu thổ Bắc bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 108. Nguyễn Khắc Thuần (2006), Tiến trình văn hoá Việt Nam từ khởi thuỷ đến thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 166 109. Hoàng Thị Ánh Thu (2011), Một số tư tưởng biện chứng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 110. Minh Thư (2014), Thạch Sanh Lý Thông, tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội. 111. Lê Huy Thực (2004), Triết lý dân gian về hạnh phúc trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam, Tạp chí Triết học số 2, tháng 2. 112. Lê Huy Thực (2015), Triết lý đạo đức trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 113. Vũ Minh Tâm (2009), “Triết lý truyền thống ở Việt Nam về vũ trụ”, Tạp chí Triết học, số 1 (212), tr.48-51. 114. Vũ Minh Tâm (2013), “Quan niệm nhân sinh của người Việt xưa”, Tạp chí Triết học (10/269), tr.22 – 27. 115. Vũ Anh Tuấn (2012), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 116. Vũ Anh Tuấn (1995), Giảng văn văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 117. Ngô Gia Tuệ, “Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV - XVIII”, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 118. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục. 119. Hoàng Tiến Tựu (1997), Mấy về đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 120. Nguyễn Hữu Thụ, Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ (2013), Luận án tiến sĩ triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 121. Nguyễn Thị Thọ, Trịnh Quang Dũng, Nguyễn Thanh Tú (2016), Triết lý nhân sinh trong văn hoá Việt Nam, kỷ yếu hội thảo khoa học. 167 122. Nguyễn Tất Thịnh (2011), Hành trình nhân sinh quan: Phản tỉnh trên đường trải nghiệm, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 123. Ngô Đức Thịnh (2005), Văn hoá dân gian trong di sản văn hóa dân tộc, Tạp chí di sản văn hóa, số tháng 2/2005. 124. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội. 125. Thích Tâm Thiện (1998), Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 126. Lê Thị Bích Trang, Triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ trong truyện kể Ba Phi, Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 127. Nguyễn Thế Trắc (2008), Mạn đàm nhân sinh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 128. Đỗ Bình Trị (1990), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 129. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 130. Hoàng Trinh (1986), Đối thoại văn học dân gian Việt Nam, Nxb Hà Nội, tr.8. 131. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện văn học (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Tập 1, Thần thoại truyền thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 132. Hoàng Tiến Tựu (1999), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb giáo dục, Hà Nội. 133. Xuân Tửu (1979), “Văn học phục vụ thiếu nhi và việc xây dựng con người mới, cuộc sống mới”, Tạp chí Văn học số 3, tr.86-89. 134. Tập thể tác giả, Khoa triết học, Đại học Sư phạm Hà Nội (2016), Triết lý nhân sinh trong văn hóa Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 135. Bằng Việt (chủ biên) (1984), Từ điển văn học, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 136. Trần Quốc Vượng (1996), Theo dòng lịch sử những vùng đất, thần và tâm thức người Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, tr. 48. 168 137. Trần Quốc Vượng (1993), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 138. Trần Nguyên Việt (1984), Một số vấn đề lý luận về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Hà Nội. 139. Trần Nguyên Việt (2004), Lịch sử tư tưởng Việt Nam văn tuyển, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 140. V.E.Gu-xép (V.E.Gousseb), Mỹ học trong phôn-clo (folklore), Nxb Khoa học, Phân sở Lê-nin-grát, 1967 (bản dịch Hoàng Ngọc Hiến). 141. Viện triết học (2004), Lịch sử tư tưởng Việt Nam văn tuyển, tập 2, Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 142. Thiên Ý (2013), 100 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, Nxb Thuận Hóa, Hà Nội. 143. Phạm Thu Yến (2005), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_triet_ly_nhan_sinh_cua_cu_dan_dong_bang_bac_bo_trong.pdf
  • pdfKẾT LUẬN MỚI (TIẾNG ANH).pdf
  • pdfKẾT LUẬN MỚI (TIẾNG VIỆT).pdf
  • pdfTÓM TẮT (TIẾNG ANH).pdf
  • pdfTÓM TẮT (TIẾNG VIỆT).pdf
Luận văn liên quan