Luận án Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi giáo dục con người về tinh thần rèn luyện nghị lực, ý chí để đạt được nhân cách cao quý. Điểm tiến bộ trong tư tưởng giáo dục của ông so với trước và sau thời đại ông là Nguyễn Trãi đã đưa vấn đề giáo dục lối sống hài hòa cân đối vào trong quan điểm giáo dục, thể hiện một sự trung dung tích cực. Giáo dục con người, ông mong muốn họ được giải phóng cả về tư tưởng lẫn tâm hồn. Đưa ra những quan niệm phóng khoáng về giáo dục Nguyễn Trãi muốn đưa con người thoát khỏi những quy định khắt khe, những điều mà lâu dần sẽ làm triệt tiêu bản lĩnh và cá tính sáng tạo của mỗi con người.

pdf139 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quả, bởi cuộc sống xã hội có vô vàn cạm bẫy đang chờ đợi con ngƣời mà nếu ai không có lòng tự tin và nghị lực sẽ bị vấp ngã. " Chí cũ ta liều nhiều sự hóc''' (Thuật hứng - 4) " Khố ngặt qua ngày xin sống" (Tự thán - 28) Nguyễn Trãi đã tiếp thu tƣ tƣởng dân tộc, ông đƣa vào lý tƣởng giáo dục của mình nội dung giáo dục tinh thần nghị lực, rèn luyện ý chí, bởi lẽ cuộc sống có vô vàn những khó khăn, mà con ngƣời là một sinh vật nhạy cảm, vì vậy con Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 108 ngƣời cần phải đƣợc rèn luyện nghị lực. Có nghị lực, con ngƣời mới vƣợt qua thử thách và đi đến thành công. Trong suốt thời gian cực khổ trên chiến trƣờng và sự lận đận trong cuộc đời quan trƣờng, Nguyễn Trãi đã rèn luyện đƣợc nghị lực siêu phàm của một kẻ trƣợng phu thức thời để đạt đƣợc một tấm lòng rộng mở nhân ái vị tha, ôn hòa bình dị. Vấn đề giáo dục con ngƣời tu dƣỡng bản thân, giữ vững lập trƣờng, bền lòng, chặt dạ, vững chí luôn đƣợc nhân dân ta từ ngàn xƣa truyền tụng và trân trọng. Trong cuộc sống lấy gì để giữ vững lòng tin, đó là nghị lực bản thân, một thử thách buộc con ngƣời phải tôi luyện tinh thần: " Dù ai nói ngã nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân" (Ca dao) Đó là chân lý, là kinh nghiệm sống, chiến đấu, lao động, học tập trong suốt mấy chục năm bản thân Nguyễn Trãi đã tự giáo dục mình trở thành một nhân cách sáng chói trong lịch sử dân tộc. Nghiên cứu vấn đề giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi, ta nhƣ bƣớc vào từng bậc thang của một tòa tháp uy nghiêm mà mỗi bậc chứa đựng từng nội dung cụ thể, giúp cho chúng ta am hiểu về tình ngƣời, tình đời, cách đối nhân xử thế, phƣơng pháp tu dƣỡng rèn luyện bản thân. Ở đó đạo đức công dân luôn đƣợc đề cao, quyền và lợi ích của con ngƣời luôn là ý thức trách nhiệm. Trong thơ văn của mình, Nguyễn Trãi đã luồn nhắc nhở đến hai chữ "yên dân". Vì dân, vì nƣớc mà suốt cuộc đời Nguyễn Trãi đã đỗ bao nhiêu tâm huyết để xây dựng một nền "thái bình muôn thuở" mọi ngƣời sống hòa thuận bên nhau. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 109 CHƢƠNG III : Ý NGHĨA, TÁC DỤNG GIÁO DỤC CON NGƢỜI CỦA THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI ĐỐI VỚI LỊCH SỬ VÀ NGÀY NAY Trong lịch sử nghiên cứu nền giáo dục Việt Nam, khi đề cập đến những nhà giáo dục có tên tuổi của dân tộc nhƣ Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Trƣờng Toản, Nguyễn Đình Chiểu...cho đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì có mấy ai trong những nhà nghiên cứu đề cập đến Nguyễn Trãi nhƣ một nhà giáo dục. Ông chỉ đƣợc nghiên cứu đánh giá trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hóa tƣ tƣởng..., còn trên lĩnh vực giáo dục ông rất ít đƣợc ngƣời để ý đến. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về thơ văn Nguyễn Trãi chúng ta thấy rằng thơ văn của ông chứa đựng một nội dung giáo dục rộng lớn và phong phú. Ông là hiện thân của một ngƣời thầy, một nhà giáo ƣu tú, một nhà giáo dục vĩ đại. Những vấn đề giáo dục con ngƣời trong thơ văn của ông không chỉ có ý nghĩa, tác dụng đối với lịch sử mà nó còn có tác dụng cho đến thời đại ngày nay. I. Những ý nghĩa lớn Nghiên cứu những sáng tác của Nguyễn Trãi còn lại đến ngày nay, ta thấy ở ông một trí tuệ, một tâm hồn lớn tiêu biểu cho suy nghĩ và tình cảm của một thời đại lịch sử đầy gian nan, thử thách, mà cũng thật oanh liệt hào hùng. Qua thơ văn Nguyễn Trãi chúng ta càng hiểu thêm những giá trị tinh thần văn hóa mà dân tộc ta rèn đúc nên, càng thêm lòng tự hào, tình yêu đối với đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam và tiếp thêm nghị lực, quyết tâm hoàn thành những nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho đất nƣớc hôm nay. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 110 Trƣớc hết Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy lên một đỉnh cao mới ý thức của dân tộc Việt Nam về độc lập chủ quyền dân tộc, từ đó đã nêu lên một quan điểm khá toàn diện, hoàn chỉnh về vấn đề dân tộc, nó không chỉ có tầm vóc dân tộc mà cũng là một đóng góp đặc sắc cho lịch sử tƣ tƣởng chính trị thế giới vào nửa đầu thế kỷ XV. Thơ văn Nguyễn Trãi đã tiếp thu và phát huy nét đặc sắc trong tính cách và tâm hồn ngƣời Việt Nam là chủ nghĩa anh hùng kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo, quyết chiến, quyết thắng mà không hiếu sát và luôn tha thiết với hòa bình. Thơ văn Nguyễn Trãi là tiếng nói đề cao vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc, là tiếng nói cảm thông sâu sắc những nổi khổ của nhân dân, đồng thời là những lời khuyên ân cần chí thiết mong đem lại cho mọi ngƣời một đời sống hài hòa, hợp đạo nghĩa và hạnh phúc. Thơ văn Nguyễn Trãi còn là ý chí, nghị lực vƣợt qua những khó khăn thử thách để vƣơn lên trong cuộc sống. Mặt khác còn là những cung bậc tâm hồn của một triết gia uyên thâm về "Tam giáo". II.Tác dụng đối với lịch sử Chúng ta đã điểm qua một số nội dung về vấn đề giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi. Từ trong chiến trƣờng đầy máu và nƣớc mắt cho đến lúc thái bình thịnh trị, suốt quá trình đó, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là cả một chuỗi dài những băn khoăn, những bi kịch của ngƣời trí thức, đau đời với những ƣớc muốn vì dân vì nƣớc, vì hạnh phúc của con ngƣời. Trong thơ văn ông chứa đựng những giá trị nhân bản của kẻ sĩ có cái nhìn sâu rộng. Trong chiến đấu, thơ văn ông là những lời thuyết phục cảm hóa đầy hiệu lực, đánh thẳng vào lòng ngƣời, buộc đối phƣơng phải quy phục. Và trong thời Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 111 bình, trong nội các triều đình nhà Lê, Nguyễn Trãi vẫn luôn là ngƣời thầy răn dạy từ bậc vua chúa, quan lại đến những ngƣời "dân đen con đỏ". Thơ văn ông thấm đẫm tƣ tƣởng nhân nghĩa. Sự nghiệp của ông là sự nghiệp của một hoài bão xây dựng đất nƣớc thành một quốc gia giàu mạnh có "văn trị", "quốc phú binh cƣờng", một xã hội có "vua sáng", "tôi hiền", mọi phép của Nhà nƣớc phải "thuận lòng dân", ông lên án bọn quan lại tham nhũng "thích sƣu cao thuế nặng, vơ vét của dân cho nhiều" và khinh bỉ bọn "hào phú", "bất nhân", "vô nghĩa", Ông lo đời sống của dân chúng và mong ƣớc mọi ngƣời đều đƣợc an cƣ lạc nghiệp. Nguyễn Trãi đã dồn hết tâm huyết của mình và khí phách anh hùng của dân tộc vào đầu ngọn bút để "vệ Nam" - bảo vệ tổ quốc, và "điện Bắc" - dẹp yên giặc Bắc xâm lƣợc. Ông đã dùng văn chƣơng của mình để góp phần vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, xây dựng nhân cách con ngƣời, tâm hồn và cốt cách dân tộc, xây dựng nền văn hóa Đại Việt. Với tấm lòng yêu nƣớc, thƣơng dân, lòng nhân ái rộng lớn, chủ nghĩa nhân đạo cao cả, thơ văn Nguyễn Trãi chứa đựng chất giáo dục sâu sắc về tình yêu thƣơng đồng bào cốt nhục, cuộc sống tốt đẹp yên vui, chống lại sự chà đạp lên nhân phẩm con ngƣời và những hành động bất nhân, bất nghĩa. Thơ văn của ông chiến đấu vì chân lý vì lẽ phải, vì đời sống ấm no hạnh phúc của nhân dân, vì thái bình muôn thuở, vì sự hòa hiếu giữa các dân tộc. Tính chất giáo dục trong thơ văn ông mang sức mạnh chiến đấu, năng lực của sự sáng tạo và nguồn cảm hứng trong mọi hoàn cảnh của thiên nhiên, trong thực tiễn xã hội và đòi sống của nhân dân. Vì thế thơ văn của ông "có sức mạnh nhƣ mƣời vạn hùng binh" thơ của ông mang khí phách của "thi tƣớng" trên chiến trận "tao đàn". Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 112 Suốt đời ôm mối "tiên ƣu", lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ, Nguyễn Trãi thƣờng nhắc lời của Tô Đông Pha. "Nhân sinh thức tự đa ưu hoạn, Pha lão tằng vân ngã diệc vân." (Mạn hứng- 1) Đó là niềm tự hào, là ý thức trách nhiệm của ngƣời trí thức chân chính mà Nguyễn Trãi đã tìm thấy ở ngƣời cầm bút và gửi gắm cho con cháu đời sau: "Văn chương chép lấy đòi câu thánh, Sự nghiệp tua gìn, phải đạo trung. Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược, Có nhân có trí, có anh hùng" (Bảo kính cảnh giới -5) Và ông đã nói về ý nghĩa chiến đấu của văn chƣơng khi nhắc đến các bức thƣ gửi giặc Minh. "Đao bút đã dùng tài đã vẹn, Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên. Vệ Nam mãi mãi ra tay thước, Điện Bắc đà đà yên phân tiên" (Bảo kính cảnh giới -56) Trong thơ văn của mình, Nguyễn Trãi luôn có cái nhìn xa rộng, cái nhìn thấu đáo và sâu sắc đối với cuộc sống của đất nƣớc của nhân dân. Chính vì nhận định đƣợc nhân dân là ngƣời làm biến thiên lịch sử cho nên quan điểm giáo dục của Nguyễn Trãi rất đề cao tƣ tƣởng thân dân. Và đối tƣợng giáo dục của Nguyễn Trãi lúc bấy giờ không chỉ là quần chúng nhân dân mà còn là những kẻ quyền cao, chức trọng, kể cả vua. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 113 Đối với những ngƣời cầm quyền, lãnh đạo quốc gia, vấn đề đặt ra đầu tiên và trên hết chính là việc nhận định đúng đắn về vai trò và sức mạnh của nhân dân. Muốn tạo đƣợc một quốc gia vững mạnh phải dựa vào dân. Và muốn lòng dân quy phục, theo về ngƣời lãnh đạo phải có trách nhiệm đối với việc chăm lo cho dân. Dân đƣợc no ấm, an cƣ, lạc nghiệp thì xã hội mới ổn định và quốc gia mới cƣờng thịnh. Vì vậy việc khuyên răn những ngƣời có quyền thế phải hiểu về việc quản trị đất nƣớc, am hiểu về phép tri nƣớc là việc mà Nguyễn Trãi phải quan tâm hàng đầu. Tác dụng giáo dục trong thơ văn của Nguyễn Trãi đối với những ngƣời cầm quyền là ông đã đƣa đức trị gắn với việc giáo hóa, phải lấy việc nhân nghĩa mà trị nƣớc. Phải hiểu phƣơng pháp lãnh đạo thế nào là hợp lòng dân, có lợi cho cuộc sống của nhân dân, để từ đó xây dựng và phát triển đất nƣớc một cách vững bền. Kết quả những việc làm của Nguyễn Trãi cho thấy bộ máy cai trị dƣới triều đại nhà Lê, nhất là Lê Thái Tông đã có sức lay chuyển đáng kể. Nhà vua sau khi trƣởng thành đã nhận định đƣợc sự việc, hiểu ra những điều hay lẽ phải, chấn chỉnh triều nội, trừng trị bọn gian thần hại dân hại nƣớc và vời Nguyễn Trãi tham gia việc triều chính, chú trọng đời sống nhân dân. Tất cả những kết quả đó đã chứng minh đƣợc rằng sức mạnh giáo dục của Nguyễn Trãi đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến những hoạt động xã hội lúc bấy giờ. Lý tƣởng an dân của Nguyễn Trãi đã đƣợc thực hiện phần nào, nhƣng thật đắng cay cho cuộc đời Nguyễn Trãi, một cuộc đời luôn lo cho dân cho nƣớc, muốn xây dựng triều đình mà mình phụng sự thành một triều đại thịnh trị, thì lại bị thảm sát dƣới lƣỡi gƣơm của triều đại do chính mình vun bồi. Cái chết của Nguyễn Trãi đã làm đảo ngƣợc tất cả, lý tƣởng xây dựng một xã hội thái bình có "văn trị" bị vùi chôn vào quá khứ cùng với thảm án của ông. Sống trong chế độ phong kiến khi mà giai cấp thống trị chỉ coi nhân dân là lớp ngƣời bị trị, thì Nguyễn Trãi đã xác định đƣợc vị trí vô cùng quan trọng của nhân dân trong việc bảo vệ và xây dựng đất nƣớc. Chính vì lẽ đó công việc chăn Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 114 dắt và giáo dục tầng lớp quần chúng là vấn đề mà Nguyễn Trãi đã từng đặt ra. Ý nghĩa và mục đích giáo dục của Nguyễn Trãi đối với nhân dân chính là nâng cao nhận thức về cuộc sống, về vị trí vai trò của mình trong xã hội để rồi ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh và công cuộc xây dựng đất nƣớc. Tác dụng giáo dục của thơ văn Nguyễn Trãi là làm cho quần chúng nhân dân chuyển biến về nhận thức, biết nhận ra nghĩa vụ của mỗi công dân đối với cộng đồng, góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu đẹp. Hơn thế nữa Nguyễn Trãi còn giáo dục mỗi con ngƣời phải có trách nhiêm đối với gia đình và chính bản thân mình. Có nhƣ thế con ngƣời mới có thể trở thành ngƣời tốt. Nguyễn Trãi chỉ ra những điểm yếu trong bản thân mỗi con ngƣời thƣờng mắc phải để rồi sáu đó đƣa ra phƣơng pháp khắc phục, hƣớng con ngƣời đến chỗ tự mình có thể sửa chữa đƣợc những sai lầm do mình tạo ra để hoàn thiện nhân cách ngày một tốt hơn. Ý nghĩa giáo dục của Nguyễn Trãi là tạo cho con ngƣời một phong cách sống hòa nhã, sống với nhau trong tình yêu đồng loại, sống đúng, sống đẹp theo đạo đức truyền thống, làm cho con ngƣời đạt đƣợc những hạnh phúc giản dị bình thƣờng nhất mà cao quý nhất. Với những ý nghĩa đó giá trị con ngƣời ngày càng đƣợc đề cao. Giữa lúc ý thức hệ Nho giáo phong kiến đang thống trị hệ tƣ tƣởng xã hội với bao nhiêu định kiến khắt khe, chật hẹp, Nguyễn Trãi với lý tƣởng giáo dục của mình nhƣ một mầm măng chọc thủng đất vƣơn lên tỏa sinh lực tràn đầy vào nền luân lý ấy. Ý nghĩa to lớn nhất của tƣ tƣởng giáo dục con ngƣời mà Nguyễn Trãi đem đến cho dân tộc chính là giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả, mang lại cho tâm hồn con ngƣời sự trong sáng, cao đẹp, biết trân trọng giữ gìn những cái đáng quý, tôn vị trí con ngƣời lên đỉnh cao tuyệt vời của những ý chí và nghị lực phi thƣờng. Đạo đức cao quý mà ngƣời đời dành lời ngợi ca về Nguyễn Trãi là ông luôn chăm lo đến đời sống của nhân dân, biết sửa sang phép nƣớc để tạo nền thái Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 115 bình muôn thuở. Một con ngƣời có tầm nhìn sâu rộng, biết đặt vai trò quan trọng của nhân dân lên hàng đầu, biết dựa vào dân để phát triển kinh tế văn hóa đất nƣớc. Tác dụng của thơ văn Nguyễn Trãi đã làm cho tầng lớp quan lại xã hội lúc bấy giờ chuyển biến về nhận thức trong việc cai trị nhân dân, nói rộng một số chính sách sƣu thuế đối với dân chúng. Còn trong chiến tranh chống giặc Minh xâm lƣợc, thơ văn ông đã phát huy sức mạnh của "mƣời vạn hùng binh", dùng lời lẽ để thuyết phục kẻ thù, đánh vào lòng ngƣời, buộc địch phải tâm phục khẩu phục mà quy hàng giảng hòa. Nhƣ vậy trong kháng chiến chống ngoại xâm cho đến khi đất nƣớc lập lại nền thái bình, Nguyễn Trãi cùng với thơ văn của mình nhƣ một ánh hào quang tỏa sáng vào khắp mọi nơi, đánh thức tâm hồn con ngƣời, làm sống dậy bao nhiêu điều tốt đẹp, góp phần làm phồn vinh cho nền đạo đức dân tộc. Ý nghĩa, tác dụng của thơ văn Nguyễn Trãi trong việc giáo dục con ngƣời ở thế kỷ thứ XV là tạo cho con ngƣời có đƣợc ý thức phấn đấu xây dựng những giá trị nhân cách đẹp và cuộc sống đẹp cho mình và cộng đồng. Tinh thần nhân văn, nhân đạo đã đƣợc Nguyễn Trãi đƣa vào trong thơ văn mình, giáo dục mọi ngƣời hƣớng đến những điều chí thiện, trong sáng, vui tƣơi, tạo phúc cho muôn dân. Sức mạnh của thơ văn Nguyễn Trãi đã đào tạo và rèn luyện nên một thế hệ Nho sĩ biết ý thức vận mệnh dân tộc, vận mệnh quốc gia. Trong điều kiện chật hẹp của chế độ phong kiến nó đã đạt đƣợc một số thành tựu khá quan trọng ở thời Lê Thánh Tông - một thời đại hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Những tƣ tƣởng giáo dục uyên thâm của Nguyễn Trãi làm nên tinh thần của giai đoạn lịch sử này. III. Tác dụng đối với ngày nay Cho đến nay, ở những năm cuối cùng của thế kỷ XX và chuẩn bị bƣớc vào thế kỷ XXI, Nguyễn Trãi dù đứng ở bất cứ lĩnh vực nào cũng luôn là tấm gƣơng Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 116 tỏa sáng của bậc làm cha, làm thầy. Đối với chúng ta hôm nay, lý tƣởng giáo dục của ông vẫn tiếp tục đƣợc tiếp thu và phát huy tích cực trong đời sống xã hội, khơi gợi cho chúng ta nhiều điều quý báu về đạo đức truyền thống làm ngƣời. Kế thừa và phát huy truyền thống cao đẹp của dân tộc qua bao thế kỷ. Nguyễn Trãi không những là nhà quân sự, chính trị, ngoại giao lỗi lạc mà ông còn là một nhà "Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền". Chính vì thế những áng thơ văn tuyệt tác của ông để lại cho đời sau mang nội dung tƣ tƣởng rất tiến bộ. Ông là ngƣời luôn biết "Vui cái vui của dân, lo cái lo của dân ". "Nụy ốc thê thân kham độ lão; Thương sinh tại niệm độc tiên ưu" (Mạn hứng - 2) Dịch nghĩa: "Lúc nhỏ nương thân có thể qua tuổi già. Lúc nào cũng nghĩ đến dân, riêng ôm mối tiên ưu" Hay: 'Thánh tâm dục dữ dân hưu tức, Văn trị chung tu trí thái bình" (Quan duyệt thủy trị) Dịch nghĩa: "Lòng vua muốn để dân ngơi nghỉ Văn trị nên xây dựng thái bình'" Chúng ta có thể nhận thấy rằng xuyên suốt trong thơ văn Nguyễn Trãi là tƣ tƣởng nhân nghĩa, thƣơng dân, trọng dân, ý chí vì dân là nội dung chủ đạo. Chính vì lo cho dân nên ông muốn giáo dục mọi ngƣời đều trở thành ngƣời tốt sống hòa thuận êm ái bên nhau. Có lực lƣợng dân tình hùng hậu và ổn định thì quốc gia mới cƣờng thịnh. Chính vì biết dựa vào dân mà thế hệ hôm nay đã tiếp Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 117 thu triệt để tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi. Qua hai mƣơi thế kỷ, bài học thân dân, dựng nƣớc, giữ nƣớc của Nguyễn Trãi đã đƣợc Hồ Chí Minh áp dụng trong hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ anh dũng của quân và dân ta để đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong hai cuộc kháng chiến ấy, Hồ Chủ Tịch đã đặt nền móng cơ bản đầu tiên là "dân" để đi lên giành thắng lợi. Tƣ tƣởng ấy đƣợc Hồ Chủ Tịch khẳng định với một tinh thần lạc quan cao đẹp: "Xây đài thắng lợi trên nền lòng dân" Dân là gốc, có dân mới có nƣớc, chính vì vậy mà trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo kháng chiến tất cả những căn cứ địa quan trọng đều xuất phát từ dân. Dân là hậu phƣơng vững chắc quyết định quan trọng sự thắng lợi của tiền tuyến. Từ việc khẳng định ý thức dân tộc, đề cao tƣ tƣởng thân dân, những quan điểm về giáo dục trong thơ văn Nguyễn Trãi đã có ảnh hƣởng sâu sắc đến công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Thoát khỏi vỏ bọc Nho giáo, nội dung giáo dục, đào tạo hiện nay vẫn mang những nét truyền thống cơ bản và bổ sung một số yếu tố để phù hợp với điều kiện xã hội của từng thời kỳ. Trong điều kiện quốc gia hiện nay đang tập trung ổn định chính trị, phát triển kinh tế, thì về mặt văn hóa từng lúc từng nơi chƣa theo kịp kinh tế, tuy nguồn ngân sách tập trung cho công tác giáo dục đào tạo rất lớn. Mặt khác tác động mặt trái nền kinh tế thị trƣờng, đã gây không ít những phát sinh tệ nạn xã hội phức tạp cho Việt Nam nhƣ: cờ bạc, mại dâm, ma túy, làm ăn phi pháp, tham nhũng, hối lộ...đã làm tha hóa không ít một tầng lớp nhân dân, trong đó có cả những cán bộ chủ chốt. Trƣớc tình hình đó, Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng đã ban hành Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm phục hồi và cải tiến những giá trị văn hóa truyền thống cao quý Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 118 mà hơn mấy nghìn năm dân tộc ta đã tạo nên và đấu tranh để gìn giữ nó. Đƣa ra vấn đề này để chúng ta thấy đƣợc rằng, những vấn đề giáo dục mà Nguyễn Trãi đặt ra, một mặt nó có giá trị ngay từ thời đại ông, mặt khác nó đã có giá trị vƣợt thời đại cho đến tận hôm nay. Nguyễn Trãi đã lên án và suốt đời đấu tranh chống bọn quan liêu, cƣờng quyền, tham nhũng, vơ vét của dân, bọn bất nhân vô lƣơng thì ngày nay chúng ta cũng tiếp tục con đƣờng ấy bằng những pháp lệnh chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế dân chủ cơ quan..., hàng loạt các Nghị định, Chỉ thị, Thông tƣ của Chính Phủ ra đời và nó có hiệu lực thực thi nhằm đƣa nhân dân vào cuộc sống "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật". Dƣới mọi hình thức thực hiện, chúng ta luôn giáo dục mọi ngƣời về lối sống đẹp giữa cộng đồng, lòng nhân ái, yêu nƣớc, yêu dân, đạo thủy chung... tất cả là những điều mà nền giáo dục hôm nay đang quan tâm và mong muốn phát huy một cách triệt để. Giáo dục bao giờ cũng xuất phát trên quan điểm đạo lý, những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi chịu sự chi phối trực tiếp của nền văn hiến dân tộc qua mấy nghìn năm. Những giá trị đƣợc Nguyễn Trãi đúc kết trong tƣ tƣởng giáo dục của mình hoàn toàn có ý nghĩa tích cực đối với nền giáo dục ngày nay. Nhân tố tích cực trong tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi là tiếp cận với tƣ tƣởng tiến bộ của chúng ta ngày nay, là những nhân tố truyền thống tinh thần yêu nƣớc, tinh thần nhân văn, nhân đạo cao đẹp mà cụ thể hóa là tấm lòng yêu nƣớc chống ngoại xâm, vì dân mà phục vụ quên mình của tổ tiên ta. Tiếp thu tinh thần đó, Hồ Chủ Tịch đã từng mơ ƣớc "Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đất nước ta được hoàn toàn giải phóng, đồng bào ai cũng cố cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" và cái mục đích cao cả đáng quý nhất của mọi con ngƣời chúng ta trƣớc sau vẫn là " hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc ". Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 119 Đối với Nguyễn Trãi, mặc dù sống trong chế độ phong kiến, về mặt tƣ tƣởng còn hạn hẹp nhƣng ông đã nhìn nhận sâu sắc vấn đề giáo dục. Ông coi giáo dục là con đƣờng và là một trong những nguồn lực cơ bản tạo ra của cải, vật chất, tạo ra thợ giỏi, thầy giỏi và tạo ra đƣợc cả vua hiền minh, bởi giáo dục có thần lực uốn nắn đƣợc phần quan yếu nhất và khó tác động nhất ở con ngƣời là tính nết, tƣ tƣởng và nghị lực. Đƣa ra quan điểm này Nguyễn Trãi đã đề cao "kiến thức", vì kiến thức luôn là sự cần thiết chò mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội, là điều kiện để con ngƣời bƣớc lên thang danh vọng, những bậc phụ mẫu của chế độ đƣơng thời. "Kiến thức" đối với thời đại hôm nay là phƣơng tiện dẫn dắt con ngƣời hội nhập với sự bùng nổ thống tin thế giới, là sự khẳng định vƣơn lên của chính bản thân mỗi ngƣời. Sự tiến bộ trong tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi đã có giá trị tích cực, tác động mạnh mẽ đến nền giáo dục hiện đại. Nguyễn Trãi đã vạch ra một phƣơng pháp giáo dục toàn diện kể cả hai mặt học và hành, chú trọng giáo dục "đức dục" một vấn đề cực kỳ quan trọng mà thời đại hôm nay chúng ta đang từng bƣớc tập trung thực hiện. Bất cứ trong xã hội nào đạo đức vẫn là vấn đề quan trọng thiết lập sự bền vững, ổn định của xã hội. Khi sự rạn nứt về mặt đạo đức diễn ra sẽ gây không ít những khó khăn cho việc phát triển đất nƣớc. Những giá trị đạo đức mà Nguyễn Trãi nhấn mạnh và cố công thực hiện suốt đời là làm sao đào tạo đƣợc những con ngƣời Việt Nam ƣu tú yêu nƣớc, thƣơng dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Tuy bƣớc ra từ "cửa Khổng, sân Trình" nhƣng tƣ tƣởng ông đã khúc xạ bởi trí tuệ Việt Nam. Sự tiến bộ trong tƣ tƣởng và tiếp thu có chọn lọc là một vấn đề quan trọng hàng đầu nâng Nguyễn Trãi lên tầm cao so với các nho sĩ đƣơng thời. Nguyễn Trãi đã đóng góp một cách tích cực và không mệt mỏi vào việc hệ thống và nâng cấp những giá trị giáo dục con ngƣời lên tầm cao mới, biến nó thành những giá trị giáo huấn phù hợp với mọi thời đại, mọi xã hội. Nguyễn Trãi đã đặt niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp giáo dục mà mình đƣa ra. Ông tin tƣởng Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 120 rằng giáo dục sẽ là nguồn đào tạo nhân lực dồi dào cho quốc gia, là nguồn cung cấp những nhân tài đứng ở vị trí hàng đầu xây dựng một đất nƣớc cƣờng thịnh. Sự tin tƣởng mãnh liệt đó đã chứng minh đƣợc rằng nền giáo dục thời Lê sơ đã phát triển rực rỡ và là giai đoạn giáo dục thịnh đạt nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ngày nay giáo dục đào tạo là nguồn cung cấp nhân tài cho đất nƣớc, hàng loạt những nhà trí thức giỏi đƣợc đào tạo trong tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi. Một tƣ tƣởng giáo dục tiên tiến và toàn diện. Có thể khẳng định rằng tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi là nền móng cho sự nghiệp giáo dục ngày nay khi mà chúng ta đang tập trung mọi nguồn lực để đào tạo các trí thức trẻ với một nhân cách toàn diện. Tƣ tƣởng giáo dục không cao xa, khó hiểu, Nguyễn Trãi đã gieo vào lòng ngƣời những lời giáo huấn thật nhẹ nhàng, dễ đi sâu vào tâm hồn mọi ngƣời. Ngƣời có chữ hiểu sâu sắc, liên hệ với mình cũng có căn cứ. Ngƣời ít học cũng tìm ra sau những chữ, câu đơn giản mộc mạc ấy một sự đồng cảm với mình, nói hộ mình một điều gì đó về nhận thức, về ƣớc mơ, vì những đạo lý mà ông đƣa ra nó gần gũi, thiết thực với nhân dân trong quá trình sống, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những giá trị đạo đức chung mà dân ta đạt đƣợc và cần trao truyền cho lớp con cháu đời sau là sống nhân hậu, tình nghĩa, có trƣớc có sau trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, nhƣờng nhịn trong gia đình, làm quan chức phải biết tạo thói quen sống cần kiệm liêm chính...Đó là nội dung đức dục từng tồn tại lâu dài trong công việc đào tạo con ngƣời ở đất nƣớc ta. Tiếp thu và phát huy những giá trị đạo đức mà Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh và thực hiện suốt đời - Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngƣời Việt Nam ƣu tú đã nhiều lần dạy con cháu, đồng bào, đồng chí về những đức tính ấy. Đó là một trong những tiêu chuẩn mà nhân loại tìm thấy và tôn vinh Nguyễn Trãi, Hổ Chí Minh Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 121 là "Danh nhân văn hóa" thế giới. Chúng ta, hiện đang sống trong thời kỳ đất nƣớc có những chuyển biến tốt về mặt kinh tế, sự hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới là một trong những nhân tố khẳng định sự lớn mạnh của Việt Nam. Nhƣng chúng ta cũng đang sống ở thời điểm mà đạo đức xã hội đang có nhiều điều đáng lo ngại. Vì vậy cần phải có những giải pháp tốt để ngăn chặn sự xuống cấp của giáo dục. Trƣớc mắt là tập trung phát triển giáo dục đạo đức trong sự phối hợp đồng bộ theo nguyên lý gia đình - nhà trƣờng và xã hội để từng bƣớc đƣa giáo dục vào nề nếp đào tạo con ngƣời hoàn thiện ƣu tú. Vấn đề giáo dục luôn là nhân tố quyết định sự vững mạnh của mỗi xã hội. Vì vậy sau khi các triều đại hay xã hội đƣợc thành lập đều thiết lập hệ thống giáo dục riêng cho triều đại và xã hội mình. Nhƣng vấn đề cơ bản là đào tạo một con ngƣời có ích cho gia đình và xã hội. Đứng ở hệ tƣ tƣởng phong kiến Nho giáo thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã tìm ra những tƣ tƣởng tiến bộ tích cực, phục vụ cho việc giáo hóa con ngƣời và có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nền giáo dục hiện đại. Nghiên cứu, đánh giá, nhận định Nguyễn Trãi trên góc độ một ngƣời làm giáo dục, chúng ta có thể khẳng định rằng: Nguyễn Trãi là một nhà giáo dục Việt Nam đã có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng trong việc giáo dục con ngƣời đƣơng thời và nền giáo dục hiện đại. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 122 PHẦN KẾT LUẬN Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử yêu nƣớc nồng nàn, là nhà kinh bang tế thế rất hiếm có của dân tộc Việt Nam trong thời phong kiến, là nhà chính trị, quân sự, ngoại giao sáng suốt và thao lƣợc, một tài năng văn chƣơng sáng chói, đặc biệt còn là một nhà giáo dục đặc sắc của thời đại, ông đã phát huy sâu rộng lý tƣởng giáo dục của mình để tạo thành những đóng góp quý báu đáng ghi nhận. Xuất thân từ gia đình có truyền thống giáo dục từ "cửa Khổng, sân Trình", Nguyễn Trãi đã làm giàu trí tuệ bằng cách học tập nghiên cứu kỹ phƣơng thức giải quyết việc đời, việc ngƣời, việc xã hội...từ các học thuyết khác nhau, từ các quốc gia khác nhau du nhập vào Việt Nam từ nhiều thế kỷ trƣớc đó. Đó là sự du nhập trên tinh thần tiếp nhận có chọn lọc của dân tộc Việt Nam. Sự du nhập diễn ra trong tình trạng giao lƣu áp đặt và bất bình đẳng. Tuy nhiên với tinh thần yêu nƣớc, tinh thần nhân đạo, dân tộc Việt Nam đã chắt lọc những tinh hoa, hòa nhập vào văn hóa bản địa làm thành tƣ tƣởng của Đại Việt. Tiếp thu những giá trị truyền thống ấy, Nguyễn Trãi đã sáng tạo cao hơn, quan niệm của ông tinh tế hơn, tiến xa hơn ở một số lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có lĩnh vực giáo hóa con ngƣời. Điều này giúp chúng ta khẳng định rằng tổ tiên ta đã có triết lý sống của mình, dân tộc ta từ xa xƣa đã có đạo lý của riêng mình. Đó là sự khẳng định sức mạnh của tƣ tƣởng Việt Nam trong quá trình chống lại Hán hóa của phong kiến phƣơng bắc. Những học thuyết Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo khi vào Việt Nam đã gặp phải những cở sở tƣ tƣởng vững chắc vốn có từ lâu - tƣ tƣởng yêu nƣớc và tƣ tƣởng nhân đạo - nó đã phải biến đổi cho phù hợp nhằm phục vụ yêu cầu của cuộc sống Việt Nam, chống lại sự đồng hóa của ngoại tộc. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 123 Lịch sử chứng minh rằng những nhà chính trị lỗi lạc thƣờng rất am hiểu về lịch sử dân tộc mình cũng nhƣ các dân tộc khác. Nguyễn Trãi cũng là một nhà chính trị tài ba, ông rất am hiểu về cục diện chính trị các nƣớc trong khu vực và tình hình xã hội Việt Nam qua các triều đại phong kiến trƣớc đó. Những quan niệm, ý kiến đúng đắn của ông về công tác giáo dục đào tạo con ngƣời đƣợc rút ra từ các học thuyết Khổng - Mạnh trong sự chọn lọc tinh tế của tƣ tƣởng Việt Nam đã góp phần tạo nên sự phát triển rực rỡ của nền giáo dục đƣơng thời, một thời kỳ giáo dục phát triển nhất trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam. Nguyên khí quốc gia Đại Việt đã sản sinh ra Nguyễn Trãi, một nhân vật lịch sử vĩ đại, nhƣng rất ƣ gần gũi. Nguyễn Trãi nổi bật lên nhƣ ngồi sao Khuê tỏa sáng giữa bầu trời bao la rộng lớn. Tƣ tƣởng và sự nghiệp của Nguyễn Trãi mãi mãi khắc ghi trong tâm khảm mọi ngƣời dân đất Việt. Nguyễn Trãi suốt đời không yên nghỉ, cứ mãi trăn trở về cuộc sống của nhân dân. Tâm sự ấy đƣợc thể hiện trên những vần thơ đầy tâm huyết và có sức sống vƣợt thời gian. Sáu trăm năm đã đi qua chí khí, nghị lực, tấm lòng ƣu ái của Nguyễn Trãi cứ mãi mãi đi vào lòng ngƣời, khắc ghi cho đời những bài học về xây dựng đất nƣớc, xây dựng con ngƣời một cách toàn diện. Tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi là sự khẳng định di sản văn hóa quí báu của dân tộc Việt Nam. Nhà trƣờng nho học và nền nếp giáo dục từ trong gia đình đã có tác dụng vào sự hình thành nền văn hóa Việt Nam. Bƣớc ra từ những giáo điều của nền Nho học tồn tại vững bền trong lịch sử phong kiến phƣơng Đông, Nguyễn Trãi đã có những tƣ tƣởng hết sức khoáng đạt và rộng mở, vƣợt ra khỏi những giáo điều khắt khe hạn hẹp của ý thức hệ Nho gia đang thời cực thịnh. Nguyễn Trãi không làm thao tác tổng kết lịch sử giáo dục của dân tộc có trƣớc thời đại ông, nhƣng những ý kiến, quan niệm sáng suốt của ông về giáo dục đã đề cập đến các phạm trù chính của giáo dục, và đƣờng lối làm giáo dục của một nhà nƣớc. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 124 Trong đó ông chỉ ra rằng: Giáo dục là động lực phát triển xã hội; giáo dục tài đi đôi với đức; chỉ ra chính sách trọng dụng nhân tài, cải tạo con ngƣời, cải tạo xã hội, giáo dục tầng lớp có quyền lực và uy tín trong xã hội phải sống đẹp, làm gƣơng cho thế hệ trẻ, để có ngƣời tài giỏi thì phải có chính sách đào tạo căn cơ, phải dạy dỗ tử tế từ trong gia đình... Đó là những nội dung giáo dục đã tồn tại từ xa xƣa đƣợc Nguyễn Trãi tổng kết và phát huy lên một tầm cao mới, với những quan điểm hết sức tiến bộ. Nguyễn Trãi giáo dục con ngƣời bằng những câu chữ vồ cùng giản dị, mộc mạc, bằng tấm lòng chân thành tha thiết. Với chí khí và nghị lực bền bỉ Nguyễn Trãi đã không mệt mỏi suốt hơn sáu mƣơi năm tâm huyết xây dựng một đất nƣớc hùng mạnh, dùng "Văn trị". Ông đã cố công thực hiện lý tƣởng của mình, hƣớng con ngƣời đến với những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Đối tƣợng giáo dục của ông rộng rãi từ vua quan cho đến "thƣơng sinh" "xích tử". Ông giáo dục mọi ngƣời không phải bằng lời thơ, câu văn mà ông còn giáo dục bằng chính bản thân cuộc sống của mình từ lúc chào đời cho đến khi ngồi ở địa vị cao sang. Nguyễn Trãi giáo dục con ngƣời về tinh thần rèn luyện nghị lực, ý chí để đạt đƣợc nhân cách cao quý. Điểm tiến bộ trong tƣ tƣởng giáo dục của ông so với trƣớc và sau thời đại ông là Nguyễn Trãi đã đƣa vấn đề giáo dục lối sống hài hòa cân đối vào trong quan điểm giáo dục, thể hiện một sự trung dung tích cực. Giáo dục con ngƣời, ông mong muốn họ đƣợc giải phóng cả về tƣ tƣởng lẫn tâm hồn. Đƣa ra những quan niệm phóng khoáng về giáo dục Nguyễn Trãi muốn đƣa con ngƣời thoát khỏi những quy định khắt khe, những điều mà lâu dần sẽ làm triệt tiêu bản lĩnh và cá tính sáng tạo của mỗi con ngƣời. Hơn sáu trăm năm đã đi qua, tên tuổi của Ức Trai tiên sinh không hề bị phai mờ mà dƣờng nhƣ mỗi ngày lại đƣợc điểm tô thêm bởi những cống hiến to Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 125 lớn của ông trên lĩnh vực giáo dục. Ông đã đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện Sự nghiệp giáo dục hôm nay, đành rằng xã hội nào giáo dục ấy, nhƣng những ảnh hƣớng tích cực trong tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi đối với nền giáo dục hiên đại là điều tất yếu trong lịch sử tƣ tƣởng giáo dục Việt Nam. "Nguyễn Trãi là một trong những nhà văn ƣu tú bậc nhất của lịch sử văn học Việt Nam, một đỉnh cao của thế kỷ XV, ngƣời kết thúc chặng đƣờng phát triển trên năm thế kỷ văn học thành văn đầu tiên mà nhiệm vụ trung tâm là tìm về dân tộc" (40). Đặt ra vấn đề giáo dục con ngƣời, Nguyễn Trãi thật đáng đƣợc tôn vinh làm bậc thầy trong sự nghiệp giáo dục, cải tạo con ngƣời. Một vinh dự rất cao quý cho những ai đƣợc xem là học trò của Tiên sinh. Một niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam khi gọi tên Nguyễn Trãi - ngƣời "Danh nhân văn hóa" thế giới. Một thân Tùng, thân Bách sừng sững hiên ngang giữa bầu trời, mặc cho tuyết phủ, mƣa giông, nắng hạn. "Cội rễ bền dời chẳng động Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày." (Tùng) lòng vẫn tỏa sáng nhƣ ánh sao Khuê. Xin đƣợc mƣợn lời của vua Lê Thánh Tông, thành kính nghiêng mình trân trọng gỏi đến tiền nhân một lời ngợi ca bất diệt. "Ức Trai tám thượng quang Khuê Tảo". -------------------------- Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 126 PHỤ LỤC TÌNH HÌNH VĂN BẢN THƠ NGUYỄN TRÃI Nghĩa lớn, vì dân, vì nƣớc, vì cả mọi ngƣời.Nguyễn Trãi đã trở thành một nhà văn chiến đấu thiên tài, một nhà thơ trữ tình sâu sắc. Nguyễn Trãi luôn ƣớc mơ cho non nƣớc thanh bình, đất trời phẳng lặng, để mình đƣợc trở về với chính bản thân mình, mình làm chủ mình, tìm "thú mầu" trong thơ và mộng của "một khách văn chƣơng". Đối với Nguyễn Trãi, sự nghiệp thơ văn của ông để lại cho thế hệ sau một khối lƣợng rất đồ sộ. Nhƣng vụ án "Lệ Chi Viên" với án "tru di tam tộc" đã làm cho tác phẩm của Nguyễn Trãi bị mất mác và thất lạc. Sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi, ông xuống chiếu rửa oan cho Nguyễn Trãi và cho khôi phục lại toàn bộ sự nghiệp thơ văn của ông. Nhƣng việc tìm kiếm và thu thập tác phẩm của Nguyễn Trãi gặp rất nhiều khó khăn. Theo một số nhà nghiên cứu trong tổng số 254 bài thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi có 33 bài trùng với 33 bài trong tổng số 178 bài thơ Quốc âm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên trong tổng số 33 bài thơ trùng nhau giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm có 24 bài trùng cả 8 câu, còn lại 9 bài chỉ trùng từ 1 đến 7 câu. Trong phạm vi đề tài của Luận án, ngƣời viết xin đƣợc thống kê những tác phẩm của Nguyễn Trãi mà ngƣời viết sử dụng làm tƣ liệu trong Luận án có sự trùng lặp với thơ văn Nguyên Bỉnh Khiêm. I. NHỮNG BÀI TRÙNG TỪ 1 ĐẾN 7 CÂU 1. Ngôn chí 19 trùng 2 câu đầu với 2 câu đầu bài 81 của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 127 2. Tự thán 18, trùng 4 câu đầu với 4 câu cuối bài 22 của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 3. Bảo kính cảnh giới 26, trùng 6 câu với 6 câu bài 125 (chỉ trừ câu 5 và câu 6 là không trùng) của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 4. Bảo kính cảnh giới 20, trùng câu 2 và câu 4 với bài 83 của Nguyễn Bỉnh Khiêm. II. NHỮNG BÀI TRÙNG CẢ 8 CÂU, TRỪ MỘT SỐ CHỮ SAI BIỆT KHÔNG ĐÁNG KỂ 1. Mạn thuật 2, trùng với bài 51 của Nguyễn Bỉnh Khiêm 2. Mạn thuật 5, trùng với bài 94 của Nguyễn Bỉnh Khiêm 3. Trần tình 2, trùng với bài 61 của Nguyễn Bỉnh Khiêm 4. Mạn thuật 21, trùng với bài 47 của Nguyễn Bỉnh Khiêm 5. Thuật hứng 24, trùng với bài 137 của Nguyễn Bỉnh Khiêm 6. Tự thán 10, trùng với bài 138 của Nguyễn Bỉnh Khiêm 7. Bảo kính cảnh giới 6, trùng với bài 69 của Nguyễn Bỉnh Khiêm Sự thống kê trên chỉ là một số thông tin góp nhặt từ các công trình nghiên cứu của một số tác giả đi trƣớc, nhằm làm rõ thêm nội dung thơ văn của Nguyễn Trãi. ----------------------- Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Văn Hỷ - Tính hàm súc trong thơ Ức Trai, H, Tạp chí văn học, số 4, 1981. 2. Đặng Thai Mai - Mối quan hệ lâu đời và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc //NCVH, 1961, số 7, tr. 1. 3. Đặng Thai Mai - Nguyễn Trãi (1380 - 1442V//TCVH, 1976, số 6, tr.123. 4. Đặng Thanh Lê - Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực //TCVH, 1992, số 1, tr.2. 5. Đặng Thanh Lê - Một nhân cách lịch sử và sự phản ánh giai đoạn trƣởng thành của ý thức dân tộc thời kỳ Trung đại // TCVH, 1984, Số6,tr.21. 6. Đặng Thanh Lê - Nghiên cứu văn học Cổ Trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực - Tạp chí văn học, Số 1, 1992 7. Đặng Thanh Lê - Từ một kiệt tác văn học - Suy nghĩ về mối quan hệ ảnh hƣởng giữa văn học dân gian và văn học viết // TCVH, 1982, số l,tr.47. 8. Đặng Thanh Lê - Từ một phạm trù triết học về một quan điểm đạo đức Nho gia đến cảm hứng nghệ thuật "thế sự" trong thơ Nôm Nguyên Bỉnh Khiêm // TCVH, 1986, số 4, tr. 111. 9. Đặng Thị Hảo - Tìm hiểu phƣơng pháp lập luận của Nguyễn Trãi trong Quân Trung Từ Mệnh tập //TCVH, 1980, số 2, tr.47. 10. Đỗ Văn Hỷ - Tính chiến đấu của tập Quân trung từ mệnh tập //TCVH, 1967, số 9, tr.72. 11. Đỗ Văn Hỷ - Tính hàm súc trong thơ Ức Trai // TCVH, 1979, số 2, tr.55. 12. Đinh Gia Khánh - Đọc lại Cáo Bình Ngô // TCVH, 1979, số 3, tr.103. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 129 13. Đinh Gia Khánh - Về nghiên cứu lịch sử tƣ tƣởng //TCVH, 1975, số 6, tr.30. 14. Đinh Gia Khánh - Tân, Bùi Duy - Chƣơng, Cao Mai - Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII - tập 1 - Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H, 1978. 15. Đinh Gia Khánh - Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nxb.VH, H, 1983. 16. Đinh Gia Khánh - Từ tầm cao lịch sử nhìn lại văn học quá khứ // TCVH, 1976,số 5,tr.32. 17. Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Điển cố văn học - Nxb. Khoa học xã hội, 1977. 18. Amadou - Nahtarmow- sự thực hiện trọn vẹn của Nguyễn Trãi, H, Tạp chí văn học, số 4, 1980. 19. Băng Thanh Ngọc Lan - Chu Văn An - Con ngƣời và thơ //TCVH - 1993 - Số 1. 20. Bùi Công Hùng - Vấn đề phong cách trong sáng tác văn học // TCVH, 1983,số2,tr.12. 21. Bùi Duy Tân - Bàn thêm về văn bản và tác giả bài thơ Nam Quốc Sơn Hà // TCVH, 1986, số 10, tr.29. 22. Bùi Duy Tân - Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất //TCVH, 1980, số 4, tr 59. 23. Bùi Duy Tân - Những năm ra hoạt động và về ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm // TCVH, 1975, số 2, tr.77. 24. Bùi Văn Nguyên - Bàn thêm về tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi //TCVH, 1964, số 3, tr.53. 25. Bùi Duy Tân - Nguyễn Trãi , nhà văn chính luận kiệt xuất, H, Tạp chí văn học, số 4, 1980. 26. Bùi Văn Nguyên - Chủ nghĩa yêu nƣớc trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn . Nxb. Khoa học xã hội, H, 1980. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 130 27. Bùi Văn Nguyên - Lịch sử Văn học Việt Nam tập II - Nxb.Giáo dục, H, 1978. 28. Bùi Văn Nguyên - Nguyễn Trãi. Nxb. Văn hóa, H, 1980. 29. Bùi Văn Nguyên - Tƣ liệu tham khảo văn học Việt Nam, Nxb.Giáo dục, H, 1979. 30. Bùi Văn Nguyên - Văn chƣơng Nguyễn Trãi - Nxb. ĐH & THCN, H, 1984. 31. Cao Xuân Huy -Tƣ tƣởng phƣơng Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu - Nxb.VH, H, 1995 32. Chương Thâu - Trên đƣờng tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi - Nxb.VH, 1980. 33. Chu Quang Tiềm - Tâm lý văn nghệ - Khổng Đức, Đinh Tấn Dung dịch -Nxb.Tp.HCM, 1991 34. Chu Văn Sơn - Về bản sắc dân tộc và một hƣớng kiếm tìm trong thơ // TCVH, 1994, số 11, tr.40. 35. Dương Quảng Hàm - Việt Nam văn học sử yếu - Bộ giáo dục trung tâm học liệu, 1968. 36. Dương Vũ Ninh - Lịch sử văn minh thế giới - Nxb. Giáo dục, H, 1999. 37. Đoàn Thị Thu Vân - Khảo sát đặc trƣng nghệ thuật của Thơ Thiền Việt Nam thế kỷ X - XIV - Trung tâm nghiên cứu Quốc học & Nxb. VH, 1996. 38. Gulaivich A.J - Các phạm trù văn hóa trung cổ - Hoàng Ngọc Hiến dịch - Nxb. Giáo dục, H, 1996. 39. Hà Minh Đức (chủ biên) - Lý luận văn học- Nxb.Giáo dục, H, 1995. 40. Hồ Sĩ Hiệp - Nguyễn Trãi - Nxb. Văn nghệ, Tp. HCM, 1997. 41. Hoài Lam -Về biện chứng của đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật -Nxb. Thông tin và Nxb Trẻ Tp.Hồ Chí Minh, 1991 Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 131 42. Hoàng Hữu Yên - Thơ văn Nguyễn Khuyến - Nxb.Giáo dục, H, 1984. 43. Hoàng Lê - Thơ Phạm Sƣ Mạnh // TCVH, 1973, số 2, tr.23. 44. Hoàng Ngọc Hiến - Năm bài giảng về phƣơng pháp luận nghiên cứu văn học - Tài liêu lƣu hành nội bộ - Đại học Huế, 1996. 45. Huyền Giang - Có những quan niệm về con ngƣời cá nhân ở phƣơng Đông không? // TC VH, 1995., số 6, tr.1. 46. I.S.Lisevich - Tƣ tƣởng văn học Trung Quốc cổ xƣa - Trần Đình Sử . dịch - Trƣờng ĐHSP.Tp.HCM, 1993. 47. Khang Trạc - Nói chuyện về sáng tác -Tâm Hƣơng dịch - Nxb.VH, H,1959 48. Kiều Thu Hoạch - Tìm hiểu thơ văn của các Thiền Sƣ Lý - Trần. TCVH, số 6,1965. 49. Kiều Thu Hoạch -Truyện nôm, nguồn gốc và bản chất thể loại -Khoa ngữ văn trƣờng đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 1994. 50. Konrat (N.I) - Giao lƣu văn học thời trung thế kỷ // TCVH, 1986, số 5, tr.43. 51. Kravchenco M.B - Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học - Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch - Nxb tác phẩm mới, 1978 52. Kravchenco M.B - Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con ngƣời - nhiều ngƣời dịch - Nxb. Khoa học xã hội, H, 1984. 53. Lương Ninh ( chủ biên) - Lịch sử văn hóa thế giới - Nxb. Giáo dục, H, 1999. 54. Lương Ninh (chủ biên) - Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại -Nxb Giáo dục, H, 1998. 55. Lại Nguyền Ân - đọc lại ngƣời trƣớc, đọc lại ngƣời xƣa - Nxb. Hội nhà văn, 1998. 56. Lê Đình Kỵ -Trên đƣờng văn học - 2 tập - Nxb. VH, H, 1995. 57. Lê Bá Hán - Trần Đình sử - Nguyễn Khắc Phi - Từ điển thuật ngữ văn học - Nxb.Giáo dục, H, 1992. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 132 58. Lê Trí Viễn - Đặc điểm có tính qui luật của lịch sử văn học Việt Nam - Nxb. Tp.HCM, 1998. 59. Lê Trí Viễn - Đặc trƣng văn học Trung đại Việt Nam - Nxb. Khoa học xã hội, H, 1996. 60. Lê Trí Viễn - Giáo trình tổng quan văn chƣơng Việt Nam, TTĐTTX. Đại học Huế, 1995. 61. Lê Trí Viễn - Lịch sử văn học Việt Nam (Văn học viết thời quốc gia phong kiến độc lập) - Trƣờng Đại học sƣ phạm, 1985. 62. Lê Trí Viễn - Một đời với văn - 2 tập - Nxb Giáo dục và Trƣờng Đại học sƣ phạm Tp.HCM, 1989. 63. Lê Trí Viễn - Những bài giảng văn ở Đại học - Nxb.Giáo dục, H, 1982. 64. Lê Trí Viễn - Vân, Đoàn Thu - Học tập thơ văn Nguyễn Trãi - Nxb.GD, H, 1983. 65. Lê Trí Viễn (chủ biên) - Văn học trung đại Việt Nam - Giáo trình lƣu hành nội bộ - Trƣờng đại học sƣ phạm Tp. HCM, 1997. 66. Mai Thị Ngọc Chúc - Một nữ nghĩa quân Lam Sơn dƣới ngòi bút Nguyễn Trãi// TCVH, 1981, số 2, tr.18. 67. Minh Chi -Góp phần tổng kết Phật giáo đời Trần //TCVH, 1992, số 4, tr.27. 68. Miễn Trai - Vài suy nghĩ thêm về thơ văn Nguyễn Trãi // TCVH, 1969,số 2,tr.52. 69. N I.Nhi KuLin - Văn học Việt Nam - Nxb. Khoa học Macxcơva, 1971- Tài liệu giảng dạy sau đại học - Phòng NCKH- SĐH. Trƣờng Đại học sƣ phạm TP.HCM, 1988. 70. Nguyễn Đăng Thục - Lịch sử triết học phƣơng Đông - 5 tập - Nxb. Tp.HCM, 1971. 71. Nguyễn Đình Đầu - Việt Nam quốc hiệu và cƣơng vực qua các thời đại - Nxb. Trẻ. Tp.HCM, 1999. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 133 72. Nguyễn Gia Phu - Lịch sử các nƣớc phƣơng Đông trƣớc thế kỷ XIX - 2 tập - Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 1983 (Giáo trình đánh máy) 73. Nguyễn Hữu Sơn - Con ngƣời cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi, H, Tạp chí văn học, số 9,1995. 74. Nguyễn Huệ Chi - Các yếu tố Phật, Nho, Đạo đƣợc tiếp thu và chuyển hoa nhƣ thế nào trong đời sống tƣ tƣởng và văn học thời đại Lý - Trần // TCVH, 1978, số 6, tr.76. . 75. Nguyễn Huệ Chi - Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam - Nxb. Tác phẩm mới, H, 1983. 76. Nguyễn Lộc - Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX - 2 tập - Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H, 1992. 77. Nguyễn Tài Cẩn - Thử tìm cách xác định tác giả một số bài thơ hiện chƣa rõ của Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm // TCVH, 1986, số 3,tr.76. 78. Nguyễn Tài Cẩn - Thử tìm hiểu thêm về bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thƣờng Kiệt //TCVH, 1979, số 4, tr.6. 79. Nguyễn Thị Dư Khánh - Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp - Nxb. Giáo dục, H, 1995. 80. Nguyễn Tiến Doãn - Nguyễn Trãi nhà giáo dục Việt Nam - Nxb. GD, H, 1997. 81. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương - Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ - Nxb. Giáo dục, 1995. 82. Nguyễn Văn Hồng - Vũ Dương Ninh - Võ Mai Bạch Tuyết - Lịch sử thế giới cận đại - 3 tập - Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985,1986,1987. 83. Nguyễn Văn Hoàn - Địa vị của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam // TCVH, 1980, số 4, tr.17. 84. Nguyễn Văn Hoàn - Thơ văn Lý - Trần và hào khí của một thời đại anh hùng // TCVH, 1975, số 1, tr.2. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 134 85. Nguyễn Xuân Xính - Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa - Tạp chí văn hóa nghệ thuật - Số 12. 1998 86. Nhiều tác giả - Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm - Nxb. Khoa học xã hội, H, 1983. 87. Nhiều tác giả - Những kiệt tác văn chƣơng thế giới - 2 tập - Nxb. Thanh Niên,H, 1991. 88. Nhiều tác giả - Thơ Đƣờng - nhiều ngƣời dịch - 2 tập - Nxb. VH, H,1987. 89. Nhiều tác giả - Thơ Đƣờng - Trần Trọng San dịch - 3 tập - Bắc Đẩu, Sài Gòn, 1970 90. Nhiều tác giả - Từ điển văn học - 2 tập - Nxb. Khoa học xã hội, H, 1983,1984. 91. Nhiều tác giả - Từ trong di sản - Nxb. Tác phẩm mới, H, 1981. 92. Nhiều tác giả - Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX - Giáo trình Đại học sƣ phạm - Nxb. Giáo dục, 1990. 93. Nhiều tác giả - về con ngƣời cá nhân trong văn học cổ Việt Nam -Nxb. Giáo dục, 1997 94. Ủy ban khoa học xã hội - Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý -Trần - Nxb. Khoa học xã hội, H, 1981. 95. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi - Nxb. Khoa học xã hội, H, 1982. 96. Ủy ban khoa học xã hội, Viện văn học - Thơ văn Lý - Trần - 3 tập - Nxb. Khoa học xã hội, H, 1977. 97. Phương Lựu - Về quan niệm văn chƣơng cổ Viện Nam - Nxb. Giáo dục, 1985. 98. Phan Khải (chủ biên) - Đƣờng lối văn hóa văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam - Nxb. Văn hóa thông tin, H, 1995. 99. Phan Sĩ Tấn - Trần Thanh Đạm- Thơ văn Nguyễn Trãi - Nxb. Giáo dục, 1980. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 135 100. Phúc, Vũ Đức - Tƣ tƣởng chính trị và xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thơ văn của ông // TCVH, 1986, số 4, tr.98 101. Quang Đạm - Nho giáo xƣa và nay - Nxb. Văn hóa, H, 1994. Nhâm, Phùng Quý - Vinh, Lâm - Tiếp cận văn học - Trƣờng đại học sƣ phạm Tp.HCM, 1994. 102. Tạ Ngọc Liễn - Về tính dân tộc trong thơ cổ Trung Đại Việt Nam // Tạp chí văn học, số 11,1994. 103. Tầm Vu - Nguyễn Trãi, ngƣời đứng đầu một văn phái yêu nƣớc thân dân, có lý tƣởng xã hội cao cả // TCVH, 1967, số 9, tr.57. 104. Tầm Vu - Tìm hiểu đặc điểm của tƣ tƣởng Phật giáo Việt Nam trong thời đại Lý - Trần qua các tác phẩm văn học // TCVH, 1972, số 9,tr57. 105. Timofeev L.I - Nguyên lý lý luận văn học - Nhiều ngƣời dịch - 2 tập - Nxb. Văn hóa - Viện văn học , 1962 106. Từ điển văn học - 2 tập - Nxb. Khoa học xã hội, H, 1983, 1984. 107. Trần Đình Hượu - Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận - Nxb. Văn hóa thông tin, H, 1995. 108. Trần Đình Hượu - Về ảnh hƣởng nhiều mặt của Nho giáo trong văn học Việt Nam cổ cận đại // TCVH, 1991, số 3, tr.18. 109. Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trƣờng đại học Tổng hợp Tp.HCM, 1995. 110. Trần Ngọc Vương - Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam - Nxb. Giáo dục, 1995. 111. Trần Ngọc Vương - Văn học Việt Nam, dòng riêng giữa nguồn chung - Nxb. Giáo dục,1998. 112. Trần Thanh Mại - Vài nét về tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi qua thơ văn ông//TCVH, 1962, số,tr.1. 113. Trần Văn Giàu - Sự phát triển tƣ tƣởng ở Việt Nam - Tập I hệ ý thức phong kiến - Nxb. Khoa học xã hội, H, 1963. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 136 114. Trần Văn Giàu -Vì sao tôi thích đọc Nguyễn Đình Chiểu // TCVH, 1963,số 7,tr.ll. 115. Vân Trình - Tìm hiểu nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm //TCVH 116. Vương Hồng Sến - Thêm một bản Văn Tế nghĩa sĩ cần guộc mới sƣu tầm đƣợc // TCVH, 1979, số 2, tr.81. 117. Võ Xuân Đàn - Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam - Nxb. Văn hóa - Thông tin, H, .1996. 118. Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Đại Việt sử ký toàn thƣ - 4 tập -Nxb. Khoa học xã hội, H, 1998. 119. Viện sử học - Nguyễn Trãi - Thân thế và sự nghiệp - Nxb. Khoa học xã hội, H, 1980. 120. Viện sử học - Nguyễn Trãi toàn tập - Nxb. Khoa học xã hội, H, 1976. 121. Viện sử học, Ủy ban khoa học xã hội - Lịch sử văn học Việt Nam -Nxb. Khoa học xã hội, H, 1980. 122. Viện văn học - Nguyễn Trãi - Khí phách và tinh hoa của dân tộc -Nxb. Khoa học xã hội, H, 1980. 123. Viện văn học - Văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ X- XIX - Nxb. ĐH&THCN. 124. Viện văn học - Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII. Nxb.Giáo dục, H, 1989. 125. Viện văn học - Việt Nam trên những chặng đƣờng chống phong kiến Trung Quốc xâm lƣợc - Nxb. Đại học và THCN, H, 1981. 126. Vũ Đình Liên - Từ nhân sinh quan đến thẩm mỹ quan của Nguyễn Đình Chiểu // TCVH, 1972, số 4, tr.79. 127. Vũ Đức Phúc - Tìm hiểu tâm sự bão táp của Nguyễn Trãi qua thơ văn ông // TCVH, 1973, số 4, tr.2. 128.Vũ Đức Phúc - Đạo Nho và các nhân vật trí thức trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu // TCVH, 1982, số 4, tr.30. Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi Trang 137 129. Vũ Đức Phúc - Tìm hiểu tâm sự bão táp của Nguyễn Trãi qua thơ văn ông, H, Tạp chí văn học, số 5, 1980. 130. Vũ Khiêu - Ngƣời trí thức Việt Nam qua các chặng đƣờng lịch sử - Nxb. Tp. HCM, 1987 131. Vũ Khiêu - Nguyễn Đổng Chi - Thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb. VH, H, 1980. 132. Vũ Khiêu - Nho giáo và phát triển ở Việt Nam - Nxb. Khoa học xã hội, H, 1977. 133. Vũ Ngọc Khánh - Triệu Dương - Đọc thơ văn yêu nƣớc Nam bộ cuối thế kỷ XIX // TCVH, 1964, số 12, tr.47. 134. Vũ Tiến Quỳnh - Bình luận văn học - Nxb. Tổng hợp Khánh Hòa, 1991. 135. Vũ Tiến Quỳnh - Nguyễn Trãi - Nxb .Tổng hợp Khánh Hòa, 1993. 136. Vũ Văn Kính - Mấy ý kiến về việc hiệu đính văn bản văn tế thập loại chúng sinh // TCVH, 1978, số 4, tr.96. 137. Vũ Văn Kính - Thêm một bản Nôm Dƣơng Từ Hà Mậu mới phát hiện // TCVH, 1978, số 2, tr.81. 138. Xuân Diệu - Các nhà thơ cổ điển Việt Nam - Nxb.VH, H, 1981.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_van_de_giao_duc_con_nguoi_trong_tho_van_nguyen_trai_3521.pdf
Luận văn liên quan