Luận văn Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao- Những tương đồng và dị biệt

Tóm lại, việc khảo sát, tìm hiểu, so sánh sự tương đồng và dị biệt trong bút pháp nghệ thuật của hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong địa hạt truyện ngắn hiện thực giai đoạn 1930 - 1945 đã đóng góp thêm việc khẳng định tầm cỡ tài năng của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. Có thể khẳng định đây là hai nhà truyện ngắn vào loại lớn nhất ở nước ta trong giai đoạn 1930 - 1945. Họ đã sáng tạo những tác phẩm độc đáo, qua đó thể hiện được sự tìm tòi mới mẻ có giá trị nghệ thuật cao mà khó có tên tuổi nào vượt qua được. Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đã khẳng định và in đậm dấu ấn phong cách của mình trong dòng văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng và trong suốt tiến trình phát triển của văn học Việt Nam nói chung. Những điểm tương đồng giữa hai nhà văn cho thấy những nét chung của khuynh hướng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 và sự gặp gỡ về quan điểm nghệ thuật của hai nhà văn. Bên cạnh đó, những nét dị biệt trong bút pháp xây dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ, việc lựa chọn giọng điệu và cách phản ánh thực tế đã khẳng định mạnh mẽ tài năng nghệ thuật cá nhân của nhà văn được chi phối bởi hoàn cảnh sáng tác,mục đích sáng tác và nhãn quan nghệ thuật của từng người. Hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao với những tác phẩm đạt giá trị cao về nghệ thuật và nội dung đã góp phần cho ta thấy cung đường phát triển đi lên của văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. “Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - những tương đồng và dị biệt” là một đề tài khá thú vị nhưng để đi đến tận cùng, khám phá sâu sắc, toàn diện vấn đề theo chúng tôi là một việc làm cần nhiều thời gian hơn nữa. Vì vậy, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi hi vọng những cố gắng của mình có thể đem lại một đóng góp nhỏ nhưng có giá trị trong việc đánh giá thành tựu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

pdf126 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 4432 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao- Những tương đồng và dị biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờ thì nó nhọc quá, đã ngủ say như chết, không khí trở nên thư thái. Chỉ còn thấy tiếng võng đưa ken két khoan thai và đều đặn như tiếng tích tắc của một cái đồng hồ thật to... - Thằng này khá lắm đây! Nó mới sinh ra đã có cốt cách của một dân nhà báo: thích kêu gào lắm. Hắn nghĩ về đứa con như vậy. Bởi vì hắn là người vui tính. Hắn ưa hài hước”. Tóm lại, cái hài hước trong giọng điệu của Nam Cao chỉ là bề nổi còn cái bi thương, đau xót, tình yêu thương con người mới là bề sâu trong chất giọng của Nam Cao. Truyện ngắn của Nam Cao với những giọng điệu trào phúng, cợt đùa mang lại cho người đọc những nụ cười trong phút giây nhưng sau đó lại khiến người ta lắng chìm trong nỗi xót xa, đau đớn khiến người ta phải chau mày suy ngẫm về con người, về cuộc đời. Cái giọng điệu hài hước không phải là giọng chủ đạo mà chỉ là một âm sắc riêng góp phần tạo nên tính đa dạng của giọng điệu trong các tác phẩm của Nam Cao. So với Nguyễn Công Hoan, giọng điệu hài hước, nghệ thuật trào phúng của Nam Cao chưa thật sự nổi bật. Nó chưa vỗ thẳng mặt để phê phán đối tượng một cách mạnh mẽ kiên quyết như giọng hài trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Nếu như Nguyễn Công Hoan sử dụng tiếng cười như một vũ khí để vạch trần bản chất xấu xa của kẻ thù, nếu như tiếng cười của Nguyễn Công Hoan là tiếng cười giàu tính chiến đấu thì tiếng cười của Nam Cao có giọng điệu thâm trầm hơn bởi đằng sau tiếng cười là những tiếng nấc nghẹn đau xót, chua chát cho những số phận, những cảnh đời. Tuy sắc thái giọng điệu trào phúng khác nhau nhưng cả hai nhà văn đã tạo được những giọng điệu rất riêng, những dấu ấn rất sâu đạm trên văn đàn văn học hiện thực phê phán Việt Nam khi mang tiếng cười vào trang văn để phản ánh hiện thực đời sống đương thời. 3.2.2 Giọng điệu khách quan, lạnh lùng Giọng điệu là một yếu tố góp phần tạo nên giá trị cho tác phẩm. Đồng thời, giọng điệu cũng đóng góp không nhỏ trong việc định hình và tạo nên nét độc đáo cho phong cách nhà văn. Một nhà văn tài năng thật sự là một nhà văn có giọng điệu riêng không lẫn vào đâu được. Như Nguyễn Công Hoan, trong hầu hết tác phẩm của ông, giọng điệu chủ đạo và xuyên suốt là giọng hài hước, trào phúng. Chính giọng điệu này đã gây ấn tượng sâu sắc cho người tiếp nhận, tao nên tên tuổi Nguyễn Công Hoan mà các thế hệ cầm bút sau này khó ai sánh kịp. Giọng hài hước trào phúng là phong cách của Nguyễn Công Hoan, còn đối với Nam Cao, nó chỉ là một nốt trầm bè vào để giọng điệu tác phẩm được phong phú và đa dạng. Ấn tượng của Nam Cao tạo cho người đọc là ở giọng điệu khách quan, lạnh lùng. Khi tìm hiểu về sắc thái giọng điệu khách quan, lạnh lùng trong các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, người viết nhận thấy có những khác biệt sâu sắc. Trong quá trình sáng tạo tác phẩm, nhà văn đóng vai trò là “người biết hết” nhưng chỉ ở bên ngoài để kể lại. Điều này tạo nên tính khách quan cho tác phẩm và từ đó giọng điệu khách quan được hình thành. Đó là một tất yếu. Do vậy, ta luôn cảm nhận được giọng điệu này trong các tác phẩm của hai nhà văn. Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đóng vai trò là người bên ngoài kể lại câu chuyện; nếu có xưng “tôi” thì nhân vật “tôi” ấy cũng kể lại chuyện theo trình tự vốn có của nó một cách khách quan. Như trong truyện ngắn Thằng ăn cắp của Nguyễn Công Hoan, nhà văn đứng bên ngoài, khách quan kể lại các sự việc theo trình tự của nó và không hề biểu hiện cảm xúc cá nhân nào khi miêu tả cảnh thằng ăn cắp bị bắt và bị đánh một trận tơi bời: “Người ta chạy tới dần - Nắm chặt lấy nó! Nhưng chẳng nắm, nó cũng chẳng chạy được. Huỵch! Huỵch! Bốp! Bốp! - Này chừa này! Ăn cắp này! Ai cũng phải giã cho cẩn thận, để bõ lúc chạy mửa mật bắt nó! Nó lạy. Nó van. Nhưng ai tha? Dại gì mà tha thằng ăn cắp? Họ càng ghét, túm lại, đánh như mưa. - Cho đáng kiếp! Nó giật đôi khuyên vàng của người ta! Họ lại đánh túi bụi không tiếc tay. - Mười ba mười bốn tuổi đầu, đã dám lần lưng, lấy của người ta năm đồng bạc, rồi lại đánh người ta! Họ lại tức dữ. Lại cho thêm một trận. Nó đau quá. Nằm sóng soài, không nói được nữa. Hai mắt lừ đừ, khốn nạn như con chó bị trói giật bốn cẳng ra đằng sau lưng.” Ở sự việc trên, tác giả chỉ đứng bên ngoài chứng kiến và kể lại một cách khách quan, không hơn không kém; không hề có bình luận, cảm xúc chủ quan với một giọng kể khách quan, dửng dưng. Tác giả lần lượt miêu tả hành động của đám đông và tình trạng của thằng ăn cắp, không phân bua, không lời biện minh cũng không tỏ một chút ái ngại nào cho tình trạng của nó. Lúc này, giọng điệu của nhà văn là giọng điệu của một “anh thư ký”, ghi chép lại một cách khách quan. Và trong hầu hết các tác phẩm của mình, Nguyễn Công Hoan luôn sử dụng giọng điệu khách quan để kể lại câu chuyện từ đầu đến cuối, từ khi thắt nút đến lúc mở nút. Đôi khi, tác giả cũng bộc lộ cảm xúc của mình, song điều đó chỉ được thể hiện bằng vài câu mờ nhạt không đáng kể. Ở điểm này, Nam Cao cũng tương đồng với Nguyễn Công Hoan. Nhưng, nếu Nguyễn Công Hoan khách quan, dửng dưng thì Nam Cao lại có giọng điệu khách quan đến lạnh lùng trong từng lời kể, trong cách gọi tên nhân vật, trong cách miêu tả tâm trạng. Nếu như Nguyễn Công Hoan gọi nhân vật của mình một cách khách quan như “nó”, như “cô”, “bà ấy”, hay gọi bằng những từ ngữ xưng hô thể hiện tình cảm hơn như “anh”, “chị”... thì Nam Cao lại lạnh lùng gọi các nhân vật của mình bằng những đại từ lạnh lùng: hắn, y, thị, gã, mụ... Các nhân vật của Nam Cao cũng khoác trên mình những cái tên xấu xí, kỳ khôi, chẳng giống ai: Chí Phèo, Thị Nở, Rự, Trạch Văn Đoành... Cuộc đời họ đã buồn lắm rồi, bi kịch lắm rồi, còn mỗi cái tên, Nam Cao cũng lạnh lùng gọi bằng những danh từ mà thoáng nghe người ta cũng sờ sợ. Nam Cao lạnh lùng khi miêu tả chân dung của nhân vật. Những gương mặt xấu xí được vẽ ra qua ngòi bút của ông: khách quan và sắc lạnh. Không hề có một chút cảm thông, không hề có một chút ái ngại, Nam Cao thẳng thừng vẽ ra gương mặt xấu ma chê quỷ hờn của Thị Nở với những chi tiết thiếu “thẩm mỹ”: “cái mặt của thị thật là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nổi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh...”. Nam Cao chẳng hề xót xa khi phải tả một người con gái xấu như Nhi trong Nửa đêm: “Người nó phục phịch quá, giá có phải lợn bán được đến hơn hai mươi đồng. Bàn chân to và đầy hùm hụp, nhấc được lên kể đã là khó nhọc. Cái mặt thì chỉ thịt rồi lại thịt, nẫn lên những thịt. Hai má phi, cái mũi to mà lỗ thì lại nhỏ gần như đặc, mắt không còn chỗ để phô ra, cái mi mắt đủ đầy như một cái môi, và cái môi thì dầy như... không có cái gì dầy đến thế”. Nam Cao miêu tả nhân vật của mình thật khách quan, thật trần trụi. Thường người ta sẽ nói giảm, nói tránh để nhân vật “bớt xấu” đi nhưng nhà văn lại lạnh lùng miêu tả những cái xấu, khiến chúng cứ lồ lộ trước mặt người đọc. Nhưng nếu xét một cách cặn kẽ thì trước những bức chân dung ấy, người đọc sẽ vừa ghê sợ, vừa thương xót, thông cảm. Đằng sau những lời văn tưởng chừng như không có tình cảm, không hề có một tín hiệu cảm xúc nào ấy ta bắt gặp, cảm nhận được nhiều điều có giá trị. Nén chặt cảm xúc, dửng dưng, lạnh lùng, phải chăng Nam Cao muốn sự việc mình kể, đối tượng mình tả thật sự là khách quan? Phải chăng, ông muốn giữ cho ngòi bút của mình được tỉnh táo không để cảm xúc làm chệch hướng viết? Dù khách quan đến đâu, lạnh lùng đến đâu, Nam Cao vẫn không thể che giấu tình cảm của mình dành cho những số phận con người đáng thương trong xã hội. Đằng sau cách xưng hô dửng dưng, lạnh lùng; đằng sau những gương mặt xấu xí, những cái tên không ý nghĩa ấy là sự phẫn uất, xót xa. Lạnh lùng, cực đoan trong giọng điệu lời kể bởi thực tế cuộc sống xã hội đương thời vốn lạnh lùng, cực đoan với con người nhất là những số phận con người thấp kém, dưới đáy xã hội. Giọng điệu càng lạnh lùng, Nam Cao càng khơi gợi nhiều hơn từ người đọc sự thông cảm, xót xa. Người đọc thấy xót xa rùng mình về số phận quá thê thảm của những số phận con người bị đè nén, bị bóc lột và bị sỉ nhục hết sức tàn ác, bất công. Nam Cao khách quan tối đa để có thể phản ánh trung thực nhất hiện thực xã hội bế tắc đương thời. con người bị đè nén, bị “tước đoạt” từ diện mạo đến tinh thần; bao nhiêu cái đẹp đẽ, cao quý của con người đều bị xã hội bóp méo. Càng tỏ ra lạnh lùng, Nam Cao càng thể hiện được cái nhìn hiện thực hết sức khách quan và nhân đạo. Thông điệp của nhà văn là: ẩn sau những khuôn mặt “vật lạ”, đằng sau những tên gọi khác người là cái tâm con người, người hơn cả những kẻ mang tên người. 3.2.3 Giọng điệu thương cảm, xót xa Giọng điệu chính là một yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo nên phong cách riêng biệt ở mỗi nhà văn. Ở Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, có sự khác biệt khá sâu sắc về giọng điệu. Điều này bị chi phối bởi mục đích sáng tác. Nếu Nguyễn Công Hoan sử dụng ngòi bút của mình để phản ánh hiện thực, châm biếm, lên án cái ác, cái xấu trong xã hội thì Nam Cao, bên cạnh mục đích phản ánh hiện thực, ông còn bày tỏ nỗi thương cảm sâu sắc đến những số phận con người cùng cực trong xã hội. Vậy nên nếu giọng điệu trào phúng là sở trường của Nguyễn Công Hoan khi xây dựng tác phẩm thì đối với Nam Cao, giọng thương cảm, xót xa chính là giọng chủ đạo xuyên suốt trong các tác phẩm của ông. Ở những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ta cũng thấy sự xuất hiện của giọng điệu thương cảm, xót xa. Tuy nhiên mức độ còn mờ nhạt. Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Công Hoan chủ yếu đóng vai nhân vật “tôi” ở bên ngoài kể lại câu chuyện với trình tự như nó vốn có, với giọng điệu khách quan, trào lộng. Và những nhân vật điển hình Nguyễn Công Hoan xây dựng thường là những nhân vật phản diện: những tên nhà giàu tham lam hà hiếp, bóc lột, “ăn bẩn” của dân nghèo nên giọng điệu thường là giọng cười cợt, mỉa mai, châm biếm sâu cay. Tuy ở mức độ nhạt nhưng trong một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ta vẫn cảm nhận được giọng điệu xót xa, thương cảm khi ông viết về những nhân vật có cuộc sống lầm than, sống dưới đáy xã hội. Tiêu biểu như trong truyện Anh Xẩm, bằng giọng thương cảm, xót xa, tác giả đã thể hiện sự đồng cảm, thương xót cho cảnh đời nghèo khổ, cơ cực của anh Xẩm - dân nghèo thành thị. Cả tác phẩm là những điệp khúc buồn với âm hưởng xót xa được tác giả nhắc đi nhắc lại da diết “Gió Mưa Não nùng [] Anh ngồi trên manh chiếu, trước cái thau sắt tây thủng, một đùi ghếch lên mặt đàn. Tay nắm cần, tay bật dây, anh uốn cung đàn trầm bổng theo tiếng hát khàn khàn. Cái mũ dạ, trơn từ đỉnh đến ria, mềm oặt theo khuôn đầu, che cho anh khỏi lạnh gáy. Nhưng cái áo tây _ vàng rộng thùng thình không giữ nổi hơi rét cắt da. Mặt anh xám lại. [] Anh ngửa đầu, dúm gân mặt, há mồm ra mà hát. Tiếng đàn từng tưng hòa theo, lúc khoan, lúc nhặt. [] Thau anh vẫn không có một tiếng vang động. Một xu cũng chẳng có. Một trinh to cũng chẳng có. Một trinh con cũng chẳng có. [] Anh càng hết sức để hát, để đàn, và để . . . không ai nghe. [] Anh cứ hát, Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng to mà hát. Hát như con cuốc kêu thương. [] Và khi đã hiến hết tất cả các bài anh thuộc, anh ngồi im lặng để chờ và để nghe. Sau hết sờ vào lòng thau không để vét. Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối đi. Gió. Mưa. Não nùng”. (Anh Xẩm) Trong đoạn trích trên, giọng điệu xót xa, thương cảm thấm nhuần trên mặt từng câu chữ. Miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động, kể lại sự việc tất cả đều với một giọng xót xa đến não nề. Anh Xẩm đã hát hết sức mình, chịu mưa, chịu rét để có cái ăn. Nhưng dù anh có “nguêu cổ lên mà hát”, “há mồm ra mà hát”, “hết sức để hát”, “gò ngực mà hát” thì cuối cùng anh trở về cũng như khi anh đến: cái thau vẫn trống không. Mỗi câu, mỗi chữ đều nhuốm sự chua xót, thương cảm. Một Nguyễn Công Hoan trào phúng, mỉa mai hoàn toàn không còn mà thay vào đó là một Nguyễn Công Hoan đầy lòng trắc ẩn với giọng thương cảm sâu sắc cho những kiếp người nghèo khó, lầm than trong xã hội lúc bấy giờ. Hay trong truyện ngắn Chiếc quan tài, giọng điệu thương cảm, xót xa cũng được biểu hiện một cách rõ nét: “chiếc quan tài như con thuyền không chủ, bập bềnh, lách theo lũy tre. Lúc nó dừng lại. Lúc nó nhích đi. Lúc nó giúi nghiêng lại bạt vào bụi. Rồi sau hết, nó tới một chỗ có khe rộng. Tự nhiên, nó lao một cái, thích hai cạnh vào tre hai bên, rồi đâm thẳng ra giữa lạch chảy xiết. Đến đây, nó quay mấy vòng, rồi lừ lừ, nó trôi dọc theo dòng nước” (Chiếc quan tài). Nguyễn Công Hoan đã miêu tả sự việc với một giọng điệu bi thương, chua xót. Đó là một cảnh thật sự đau lòng xót dạ. Người nông dân thật đáng thương, khi sống thì họ lâm vào cảnh đói nghèo cùng cực, khi chết thì cũng chẳng được yên thân. Hình ảnh chiếc quan tài bập bềnh giữa mênh mông nước nổi cứ ám ảnh người đọc một cách thảm sầu. Hoặc như trong truyện ngắn Phành phạch, Nguyễn Công Hoan cũng bày tỏ sự thương cảm, xót xa cho phận đi ở của con Đỏ: “Con Đỏ mỏi lắm rồi. Nó ê ẩm cả người. Nó cố mở mắt ra, mà hai mí cứ muốn cặp díu lấy nhau. Tay nọ đổi tay kia, nhưng rút cục hai tay cùng rã rời. Nó cứ phải quạt mãi. Nhưng rồi chẳng đủ sức để chống được giấc ngủ, nó gục đầu, đánh rơi tay, đánh rơi quạt. Nó ngủ []. Rồi đưa tay ra, bà giúi cho nó một cái thực mạnh. Rồi lại nằm xuống. Con bé bàng hoàng, mở mắt, luống cuống. Nó cúi nhặt quạt, vội vàng phẩy phành phạch vào mặt bà”. Nguyễn Công Hoan với giọng thương cảm sâu sắc đã miêu tả được nỗi khổ của kiếp đi ở đáng thương. Các chi tiết cứ xô đẩy nhau. Hành động này nối liền hành động kia và cuối cùng cho người đọc thấy được toàn cảnh khổ cực của phận tôi tớ. Giọng điệu Nguyễn Công Hoan tưởng là khách quan nhưng lại thấm đẫm sự thương cảm xót xa. Nhìn chung, khi tìm hiểu các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, bên cạnh giọng điệu trào phúng, mỉa mai, châm biếm ta còn cảm nhận được giọng điệu thương cảm, xót xa khi Nguyễn Công Hoan viết về những số phận con người cơ cực nghèo khổ, đáng thương sống cuộc đời tối tăm giữa nơi thành thị phồn hoa tráng lệ. Tuy nhiên, số lượng tác phẩm có giọng trần thuật như thế còn ít. Giọng trào phúng, mỉa mai vẫn là giọng điệu chủ đạo trong hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Đây là điểm khác biệt giữa ông và nhà văn Nam Cao. Với Nam Cao, giọng thương cảm xót xa là giọng chính trong hầu hết tác phẩm của ông. Mặc dù, Nam Cao cố “bao bọc” bên ngoài bằng giọng hài hước, giọng lạnh lùng, khách quan nhưng các trang văn của ông đều có giọng điệu thương cảm, xót xa. Nam Cao phản ánh hiện thực một cách khách quan như nó vốn có. Ông tỏ vẻ lạnh lùng, dửng dưng trước số phận mỗi nhân vật nhưng khi tiếp nhận tác phẩm của Nam Cao, người đọc vẫn cảm nhận một cách rõ nét tấm lòng yêu thương con người đao đáo trong mỗi trang văn qua giọng điệu trần thuật. Bằng giọng điệu trần thuật, Nam Cao đã thể hiện được tấm lòng tràn đầy tình yêu thương, nhân đạo, sẻ chia đối với từng cảnh đời, từng số phận, từng nhân vật Truyện ngắn Chí Phèo là một tiêu biểu vượt qua giọng điệu khách quan của một người đứng bên ngoài kể chuyện, giọng điệu bao trùm toàn tác phẩm vẫn là giọng thương cảm, xót xa. Thương cho Chí Phèo cả cuộc đời gắn liền với con số không vô nghĩa: không mẹ, không cha, không nơi nương tựa, không gia đình, không vợ con, và cuối cùng là không được làm người lương thiện. Khi Chí Phèo tự nhìn lại mình cảm thương cho bản thân, cho cuộc đời chính mình thì giọng điệu đầy chua xót, bi thương: “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời”, “ Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt và đâm chém người? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi. Hay trận ốm thay đổi hẳn về sinh lý, cũng thay đổi cả tâm lý nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. Cả đoạn trích đều được thể hiện bằng giọng thương cảm, xót xa. Lời tự than, tự thương của Chí Phèo dành cho chính bản thân mình tràn ngập giọng điệu thương cảm. Nam Cao bày tỏ thái độ của mình bằng giọng điệu. Qua giọng điệu thương cảm, xót xa ấy, Nam Cao bày tỏ sự chua xót của mình cho thân phận của Chí Phèo. Sự thức tỉnh trong tâm hồn Chí, của cái phần người trong hắn từ lâu đã ngủ quên khiến người đọc càng xót xa hơn cho cuộc đời của Chí. Đó là một cuộc đời bắt đầu bằng ao ước giản dị, đẹp đẽ lương thiện và kéo dài trong triền miên say, trong máu và kết thúc cũng trong vũng máu đỏ tươi. Sự tự vấn của Chí Phèo, sự tìm về của lý trí, của tâm hồn lương thiện càng làm người đọc chua xót. Giọng điệu thương xót ấy, ta còn có thể tìm gặp trong truyện ngắn Lão Hạc. Không trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình, Nam Cao gửi gắm sự thương cảm, xót xa qua từng chi tiết miêu tả. Giọng văn tha thiết, trĩu nặng nỗi yêu thương: “Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên mà cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Nam Cao thương xót, đồng cảm cho một kiếp người: nghèo khó nhưng lương thiện nên khi trót lừa một con chó, lão Hạc mới vật vã, đau khổ như vậy. Miêu tả hành động của lão Hạc, Nam Cao cũng thể hiện bằng giọng văn thương cảm tha thiết. Có thể nói giọng thương cảm, xót xa là giọng điệu chủ đạo trong các trang viết của Nam Cao. Nhưng giọng điệu này không phải lúc nào cũng thể hiện rõ ràng qua câu chữ mà đôi khi nó ẩn sau một giọng điệu khác. Khi trần thuật đằng sau giọng hài hước có thể là giọng xót xa, lạnh lùng trần thuật nhưng sau đó người đọc vẫn thấy toát lên sự thương xót, đồng cảm ẩn sau sự lạnh lùng ấy. Như trong Lão Hạc, đoạn văn miêu tả cái chết của lão Hạc hoàn toàn là khách quan, khách quan đến lạnh lùng: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội”. Một cái chết được Nam Cao tái hiện bằng giọng điệu hết sức khách quan. Nhưng đằng sau sự khách quan đó là sự đồng cảm, thương xót, là sự đau đớn của tác giả trước số phận của con người. Nam Cao thương cho lão Hạc nghèo túng, khó khăn và xót vì con người trong xã hội đương thời khi quyết định đi về phía lương thiện thì đồng thời họ phải đi đến cái chết. Chính sự thương cảm này đã làm nổi bật giá trị của tác phẩm: giá trị nhân đạo. Qua giọng điệu, phong cách của nhà văn được bộc lộ rõ. Ở Nguyễn Công Hoan, về giọng điệu, so với những tác phẩm văn học trước đây đã có những cách tân mới. Ông không kể chuyện đơn giọng mà đã có sự phối hợp giọng điệu khi trần thuật. Ông phối hợp giọng hài hước với giọng khách quan, lạnh lùng, giọng châm biếm mỉa mai nhưng nhìn chung dù với sắc thái giọng điệu nào, Nguyễn Công Hoan cũng nhìn nhân vật bằng nhãn quan của tác giả ở điểm nhìn của “người kể chuyện biết hết”. Vì vậy, dù có sự phối hợp trong giọng điệu nhưng mỗi tác phẩm của Nguyễn Công Hoan vẫn mang một giọng chủ đạo từ đầu đến cuối. Đây là một điểm khác biệt giữa Nguyễn Công Hoan và Nam Cao khi trần thuật, Nam Cao đã có sự kết hợp, hòa phối các giọng điệu nên giọng điệu trần thuật trong các truyện ngắn của ông mang tính đa thanh. Do Nam Cao muốn khám phá, tìm hiểu hiện thực tâm lý của nhân vật nên việc phối hợp các giọng điệu khác nhau khi trần thuật là cần thiết. Tính đa thanh trong giọng điệu của Nam Cao còn bị chi phối bởi điểm nhìn nghệ thuật. Khi tác giả trần thuật theo quan điểm khách quan của người bên ngoài kể chuyện thì giọng điệu khách quan dửng dưng. Khi tác giả xê dịch điểm nhìn vào nhân vật thì tác phẩm được trần thuật theo quan điểm, giọng điệu của những nhân vật khác nhau. Lúc đó, nhân vật trung tâm được soi rọi từ nhiều phía, từ nhiều góc cạnh khác nhau và chân dung cuối cùng của nhân vật hiện ra mới đầy đủ, toàn diện. Vì có nhiều điểm nhìn khác nhau của những nhân vật khác nhau về một nhân vật nên tạo thành tính đa thanh hay nói khác đi là sự đa dạng về giọng điệu trần thuật. Ta thấy rõ điều này trong tác phẩm Chí Phèo. Nhân vật Chí Phèo được mổ xẻ đánh giá từ nhiều điểm nhìn của các nhân vật khác nhau trong truyện. Tất nhiên là bằng nhiều giọng điệu khác nhau. Chí Phèo qua cái nhìn của dân làng Vũ Đại là một con quỷ dữ của làng, là tên không biết sợ chuyên rạch mặt ăn vạ và tránh đi càng xa càng tốt. Chí Phèo qua cái nhìn của Bá Kiến chỉ là một tên tay sai, là một công cụ thực hiện những việc có lợi cho hắn, là một thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò khác. Chí Phèo qua cái nhìn của Thị Nở là một thằng đáng thương, là một thằng hiền và “thị thấy như yêu hắn”. Chí Phèo qua cái nhìn của chính bản thân hắn “thấy hắn già mà vẫn còn cô độc [] Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu [] Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời, [] đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Mỗi lần điểm nhìn dịch chuyển thì giọng điệu theo đó cũng thay đổi. Toàn tác phẩm, ta bắt gặp cái giọng điệu khách quan dửng dưng, lạnh lùng đến tàn nhẫn của Nam Cao đan xen với nhiều giọng điệu khác. Khi Chí Phèo tự nhìn lại mình, thương cho chính mình thì giọng điệu chua xót nhưng cũng đầy uất ức. Khi để bà cô Thị Nở nói về Chí Phèo thì Nam Cao lại sử dụng giọng điệu chì chiết, đay nghiến, lạnh lùng. Và chính ở Nam Cao, giọng điệu trần thuật cũng có sự đa dạng: khi thì lạnh lùng, dửng dưng, khi thì thương cảm, xót xa. Qua sự đa dạng của giọng điệu trần thuật, của điểm nhìn, nhân vật được đặt trong mối tương quan soi chiếu lẫn nhau. Và chính giọng điệu dửng dưng, bình thản, lạnh lùng ấy đã thể hiện sự lắng đọng, độ nén cao của cảm xúc mà tác giả dành cho nhân vật và khiến cho sự phẫn uất, xót thương ngày càng tăng trong lòng người đọc. Khi đó giá trị của tác phẩm càng được nâng cao. Có thể nói, đa thanh trong giọng điệu trần thuật là một nét mới của bút pháp hiện thực Nam Cao. 3.3 Tiểu kết Về ngôn ngữ Cả hai nhà văn đều rất ý thức sử dụng tiếng nói của nhân dân, ngôn ngữ từ trong dân gian gắn bó với cuộc sống hằng ngày của nhân dân khi sáng tác. Vì điểm chung này mà các truyện ngắn của hai nhà văn mang đặc điểm gần với đời, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Và dĩ nhiên dễ dàng đi vào lòng công chúng. Song, ở mức độ xử lý khác nhau, sở trường khác nhau nên ta thấy có sự khác biệt rõ nét trong ngôn ngữ trần thuật của hai nhà văn. So sánh đối chiếu ở đây không nhằm đề cao ai, phủ nhận ai mà chỉ để nhận thấy điểm độc đáo riêng ở mỗi nhà văn, đồng thời giúp ta thấy được từ Nguyễn Công Hoan đến Nam Cao là một quá trình phát triển của ngôn ngữ văn xuôi trong quá trình hiện đại hóa lúc bấy giờ. Ở Nguyễn Công Hoan, ngôn ngữ văn xuôi hiện đại bắt đầu đi những bước chập chững đến Nam Cao, ngôn ngữ văn xuôi đã thật sự trưởng thành. Về giọng điệu Nam Cao và Nguyễn Công Hoan đều rất khách quan khi phản ánh thực tế cuộc sống trong các tác phẩm của mình. Sở trường khác nhau nên giọng điệu khách quan cũng khác nhau. Giọng khách quan của Nguyễn Công Hoan là giọng của con người đứng bên ngoài mà phản ánh, có dửng dưng, có lạnh lùng nhưng phần nhiều các tác phẩm chỉ dừng lại ở giá trị phản ánh hiện thực. Nam Cao, một nhà văn luôn trăn trở với số phận con người, với giọng điệu khách quan đến lạnh lùng đã tạo cho tác phẩm giá trị nhân đạo sâu sắc. Đằng sau giọng điệu bình thản, dửng dưng là thái độ chua xót, cảm thông sâu sắc với những số vận con người dưới đáy xã hội. Từ Nguyễn Công Hoan đến Nam Cao là một bước tiến của văn học hiện thực phê phán. Ngoài phản ánh hiện thực, những tác phẩm hiện thực còn hướng đến một giá trị tốt đẹp khác: giá trị nhân đạo. KẾT LUẬN Trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945 là một giai đoạn văn học quan trọng, đáng chú ý. Đời sống văn học dân tộc diễn ra trên mặt bằng bối cảnh đầy biến động, rối ren về chính trị, kinh tế, xã hội. Tuy vậy, nền văn học nước nhà giai đoạn này, với sự phát sinh và phát triển đồng thời của các trào lưu, khuynh hướng khác nhau, đã bước những bước khá dài với một tốc độ hết sức mau lẹ. Ở thể văn xuôi, chúng ta đã có được nhiều tác phẩm thật sự hiện đại, có giá trị sâu sắc. Như một tất yếu, văn học hiện thực phê phán ra đời và mau chóng khẳng định được vai trò quan trọng của nó trên văn đàn. Khuynh hướng văn học này đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt số lượng lẫn chất lượng. Những nhà văn hiện thực chủ nghĩa dùng ngòi bút của mình như một vũ khí chiến đấu để phơi bày, bóc trần hiện thực xã hội u ám, đen tối đương thời. Bằng những tác phẩm có giá trị, họ đã góp tiếng nói phản ánh cuộc sống tù túng, ngột ngạt với những kiếp người lầm than bấy giờ với lòng cảm thông sâu sắc và thương yêu chân thành. Và trong đội ngũ sáng tác hùng hậu ấy, Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - hai nhà văn tiêu biểu ở điểm đầu và điểm cuối của một chặng đường văn học đã đóng góp cho văn đàn Việt Nam những tác phẩm có giá trị cả nội dung lẫn nghệ thuật. Luận văn “Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - những tương đồng và dị biệt” đã tìm hiểu, khảo sát, phân tích trong thế đối sánh để rút ra những điểm tương đồng và dị biệt đặc sắc trong bút pháp sáng tác của hai nhà văn ở địa hạt truyện ngắn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đúc kết một số điểm như sau: 1. Luận văn góp phần làm rõ thêm tài năng và vị trí của hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong lĩnh vực truyện ngắn hiện thực giai đoạn 1930 - 1945. Luận văn đã đi vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao tìm kiếm và phát hiện ở họ có những mối tương đồng và dị biệt sâu sắc trong bút pháp xây dựng hình tượng nhân vật. Ở điểm đầu và điểm cuối quá trình vận động, phát triển của văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, cả hai nhà văn đã có những tương đồng khi cảm nhận và phản ánh lại hiện thực cuộc sống. Nguyễn Công Hoan và Nam Cao luôn bám sát hiện thực mà sáng tác, viết về những gì gần gũi với con người Việt Nam. Những tác phẩm có giá trị nội dung lẫn nghệ thuật của hai nhà văn đều được “khai sinh” giữa cuộc đời. Họ đều mở lòng để lắng nghe nhịp thở của cuộc đời, nghe được tiếng thở dài của những số phận con người cùng cực, sống dưới đáy xã hội. Từ đó, họ đều thấy sự bất công nặng nề của xã hội bị thống trị bởi đồng tiền và phơi bày tất cả trên những trang văn của mình. Trong tiến trình vận động phát triển của chủ nghĩa hiện thực thì Nguyễn Công Hoan đóng vai trò là người mở đường, còn Nam Cao lại là nhà văn góp phần vào điểm kết thúc rực rỡ ở cuối chặng đường. Tuy giống nhau về đề tài sáng tác, song giữa hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao lại có sự dị biệt khá lớn trong bút pháp thể hiện. Nguyễn Công Hoan mô tả hiện thực ở diện rộng. Ông luôn hướng cặp mắt quan sát của mình đến khắp các góc cạnh của cuộc sống. Nhân vật trong các sáng tác của ông vì thế mà đa dạng, phong phú. Các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã tập trung đầy đủ các dạng nhân vật từ chính diện đến phản diện. Các nhân vật chính là chìa khóa giúp Nguyễn Công Hoan khám phá những bí ẩn của đời sống con người, mở ra và bước vào thế giới hiện thực. Nguyễn Công Hoan đã dùng ngòi bút trào phúng sắc sảo của mình để phanh phui, vạch trần những mặt trái của xã hội để tạo dựng nên những điển hình sống động. Điểm nổi bật là những nhân vật điển hình của Nguyễn Công Hoan xây dựng nên để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc hầu hết là nhân vật thuộc về mảng phản diện. Tóm lại, khi nói về con người và xã hội đương thời, Nguyễn Công Hoan tập trung mô tả ở diện rộng, bề nổi mà chưa nhấn mạnh ở chiều sâu của nó. Nam Cao khác Nguyễn Công Hoan ở chỗ ông không miêu tả ở diện rộng mà tập trung vào những điểm quan trọng theo cảm quan của nhà văn và đi sâu vào bản chất vấn đề; khơi “những nguồn chưa ai khơi” về bản chất hiện thực cuộc sống và con người. Với Nam Cao, mỗi tác phẩm không chỉ là sự phản ánh hiện thực một cách đơn thuần mà còn là sự đan lồng trong đó tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả. Vì thế, nếu như Nguyễn Công Hoan chỉ tập trung miêu tả nhân vật ở những hình dáng, hành động bên ngoài thì Nam Cao không ngừng ở đó mà đi vào miền sâu thẳm của con người, khám phá bản chất đích thực trong con người qua những xung đột nội tâm gay gắt. Ông luôn chú ý miêu tả đến sự giằng xé nội tâm dữ dội khi con người bị đẩy vào con đường tha hóa hoặc đang đứng chênh vênh giữa cái tốt và xấu. Đó là cả một quá trình tâm lí có chiều dài lẫn chiều sâu. 2. Từ Nguyễn Công Hoan đến Nam Cao là một đổi mới về bút pháp xây dựng nhân vật: nhân vật được miêu tả qua ngoại hình, hành động đến nhân vật có đời sống nội tâm phức tạp. Nguyễn Công Hoan đi sâu vào kiểu nhân vật loại hình, nghĩa là nhân vật được phán đoán tính cách qua ngoại hình và hành động. Ông đi sâu vào việc miêu tả thật chi tiết nét mặt, giọng nói, đặc biệt là dáng người để qua đó khắc họa tính cách. Hành động của nhân vật cũng được nhà văn chú ý miêu tả thật tinh tế, sinh động. Qua ngòi bút của Nguyễn Công Hoan, những chân dung điển hình hiện ra một cách rõ ràng. Nhân vật của Nguyễn Công Hoan luôn được phân tuyến rõ ràng giàu - nghèo và nhân vật ở tuyến nào thì sẽ có mô hình chung của nhân vật ấy. Qua ngoại hình, hành động bên ngoài, Nguyễn Công Hoan biểu hiện được tính cách bên trong của nhân vật. Nam Cao thì khác hơn. Khi miêu tả nhân vật, nhà văn không dừng lại ở việc biểu hiện bên ngoài qua các chi tiết về ngoại hình, hành động mà ông còn thể hiện được chiều sâu nội tâm, diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật. Đằng sau những bức chân dung được vẽ ra có thể là một con người hoàn toàn khác. Đó là kiểu “con người chưa biết hết”. Nam Cao tập trung ở những suy nghĩ, những trăn trở, suy tư của nhân vật, tái hiện lại những diễn biến của quá trình tâm lý phức tạp của nội tâm con người hơn là những đường nét, dáng điệu, cử chỉ bên ngoài. Từ Nguyễn Công Hoan đến Nam Cao, bút pháp xây dựng nhân vật có sự phát triển, đổi mới. Nhân vật không chỉ được miêu tả với các chi tiết ngoại hình, hành động bên ngoài mà còn được soi rọi ở cả những đường gấp khúc nội tâm sâu thẳm bên trong. Điều đó có nghĩa là nhân vật đã được mô tả một cách đa chiều, toàn diện hơn. 3. Từ Nguyễn Công Hoan đến Nam Cao là quá trình phát triển hoàn thiện hơn của ngôn ngữ truyện ngắn. Trong sáng tác văn học, ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng để tạo nên phong cách nhà văn. Ở văn học trung đại, ta đã thường quen với loại ngôn ngữ kiểu cách, ước lệ, tượng trưng và lời văn biền ngẫu, thì đến Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, ngôn ngữ đã được thay đổi mới mẻ hơn: giản dị, trong sáng, mang hơi thở của cuộc sống. Hai nhà văn này khi trần thuật luôn chú ý sử dụng ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ, bình dân nhưng không kém phần gợi tả, gợi cảm. Tuy nhiên về mức độ đậm - nhạt thì có sự khác biệt. Ở Nguyễn Công Hoan, trong các truyện ngắn của ông, ta vẫn còn thấy thấp thoáng lối văn biền ngẫu, kiểu cách. Nhưng ở Nam Cao, ngôn ngữ truyện ngắn đã thật sự hiện đại. Nó không bóng bẩy, hào nhoáng mà lại tinh tế, điêu luyện, giàu hình ảnh. Nếu Nguyễn Công Hoan thường chú ý đến ngôn ngữ miêu tả ngoại hình, hành động thì Nam Cao không dừng lại đó, ông còn có hệ thống ngôn từ biểu hiện đời sống tâm lí của con người. Nam Cao dùng ngôn ngữ để gợi tả những đường nét tinh tế, những khoảnh khắc đặc biệt trong đời sống nội tâm của con người. Bên cạnh đó, cả hai nhà văn luôn có ý thức sử dụng ngôn ngữ mang đậm chất liệu dân gian nhưng mức độ thì khác nhau. Nguyễn Công Hoan chuộng thành ngữ, cách so sánh dân gian và khi vận dụng vào các sáng tác của mình ông cũng “trích dẫn” cả nguyên văn. Còn Nam Cao thì khác, ông có những cách sáng tạo riêng, độc đáo. Vì thế, qua những ví von, so sánh của Nam Cao ta nhận ra cái “cũ mà mới”, cái “quen mà lạ” là vậy. 4. Từ ngôn ngữ đối thoại của Nguyễn Công Hoan đến ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Nam Cao là một bước phát triển lớn của ngôn ngữ trong truyện ngắn hiện đại. Nếu trong nhiều tác phẩm văn học trước thời và ngay cả cùng thời với Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, lời nói của nhân vật thường là nói hộ cho tác giả, nhân vật là người phát ngôn cho tư tưởng của tác giả thì đến Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, nhân vật tự nói theo cách của mình, nói những lời nói của mình. Điểm tương đồng trong ngôn ngữ đối thoại của hai nhà văn là những lời đối thoại điển hình cho mỗi loại người trong xã hội đường thời. Bên cạnh đó, Nguyễn Công Hoan và Nam Cao còn có những dị biệt cơ bản khi thể hiện ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan giúp thúc đẩy diễn biến truyện. Qua đó, tính cách nhân vật được bộc lộ. Với Nam Cao, ông không chỉ để nhân vật đối thoại mà còn là tự nói với mình, trăn trở với mình, từ đó chân dung nhân vật hiện ra rõ nét, chân xác hơn. Nam Cao đi vào mổ xẻ, phân tích tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Đây là một nét mới, đặc sắc trong bút pháp xây dựng nhân vật ở thể truyện ngắn đương thời. Bằng hình thức độc thoại nội tâm, Nam Cao đã thành công khi khám phá “mảnh đất” tinh thần đầy bí mật của con người. Có thể nói, chỉ đến Nam Cao, nhân vật mới được “phát hiện” và “khám phá” một cách đầy đủ, đa chiều và sâu sắc như thế. Và cũng chỉ đến Nam Cao, hiện thực được phản ánh trong văn học hiện thực mới được đi đến tận cùng. Độc thoại nội tâm chính là một nét đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật của Nam Cao so với Nguyễn Công Hoan và các nhà văn cùng thời khác. 5. Từ Nguyễn Công Hoan đến Nam cao là một sự cách tân mới mẻ về giọng điệu trần thuật. Giọng điệu góp phần tạo nên phong cách riêng, khó lẫn lộn giữa các nhà văn. Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đã tạo được giọng điệu riêng cho mình. Trong truyện ngắn của hai nhà văn, ta bắt gặp sự hòa phối giữa nhiều giọng điệu khác nhau. Đó chính là sự đa thanh trong giọng điệu. Ở điểm này, những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chưa thể hiện rõ như trong các sáng tác của Nam Cao. Ở các truyện ngắn của Nam Cao, vấn đề giọng điệu trần thuật được ông chú ý nhiều. Cùng viết về một nhân vật nhưng lại có nhiều giọng khác nhau. Tạo được giọng điệu đa thanh ấy bởi nhà văn đã có sự di chuyển điểm nhìn. Nhà văn không đứng ở một vị trí để đánh giá nhân vật mà luôn xê dịch điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác hoặc để cho nhân vật tự nhìn nhận về mình. Ở góc nhìn của cái tôi trần thuật, Nam Cao đã hóa thân vào nhiều nhân vật để nhìn nhận, đánh giá, bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của mình. Và khi vị trí đổi, điểm nhìn đổi thì tất yếu giọng điệu cũng sẽ thay đổi. Đây chính là sự tìm tòi, sáng tạo mới của Nam Cao trong nghệ thuật kể chuyện. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao khá nổi bật ở hai kiểu giọng điệu: hài hước, trào phúng và khách quan lạnh lùng. Giọng hài hước, trào phúng là một điểm độc đáo trong lời văn trần thuật của Nguyễn Công Hoan. Giọng trào phúng trong truyện Nam Cao không nhiều nhưng sự góp mặt của nó minh chứng rõ ràng cho sự đa dạng về giọng điệu trong các tác phẩm của ông. Nguyễn Công Hoan và Nam Cao còn gặp nhau ở giọng điệu khách quan lạnh lùng khi kể chuyện. Giọng lạnh lùng của Nguyễn Công Hoan để hiện thực phản ánh là thật sự khách quan. Còn đối với Nam Cao, giọng kể lạnh lùng ấy còn thể hiện một tấm lòng, một sự trắc ẩn sâu xa. Đằng sau những lời văn với giọng điệu lạnh lùng tưởng chừng như vô cảm ấy là một tấm lòng thương cảm, xót xa rất Nam Cao. Nén chặt cảm xúc, dửng dưng như không trong giọng kể để sau đó là sự bùng nổ, vỡ òa của tình yêu thương sâu sắc. Đó là một đặc sắc về giọng điệu trần thuật của Nam Cao. Tóm lại, việc khảo sát, tìm hiểu, so sánh sự tương đồng và dị biệt trong bút pháp nghệ thuật của hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong địa hạt truyện ngắn hiện thực giai đoạn 1930 - 1945 đã đóng góp thêm việc khẳng định tầm cỡ tài năng của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. Có thể khẳng định đây là hai nhà truyện ngắn vào loại lớn nhất ở nước ta trong giai đoạn 1930 - 1945. Họ đã sáng tạo những tác phẩm độc đáo, qua đó thể hiện được sự tìm tòi mới mẻ có giá trị nghệ thuật cao mà khó có tên tuổi nào vượt qua được. Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đã khẳng định và in đậm dấu ấn phong cách của mình trong dòng văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng và trong suốt tiến trình phát triển của văn học Việt Nam nói chung. Những điểm tương đồng giữa hai nhà văn cho thấy những nét chung của khuynh hướng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 và sự gặp gỡ về quan điểm nghệ thuật của hai nhà văn. Bên cạnh đó, những nét dị biệt trong bút pháp xây dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ, việc lựa chọn giọng điệu và cách phản ánh thực tế đã khẳng định mạnh mẽ tài năng nghệ thuật cá nhân của nhà văn được chi phối bởi hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác và nhãn quan nghệ thuật của từng người. Hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao với những tác phẩm đạt giá trị cao về nghệ thuật và nội dung đã góp phần cho ta thấy cung đường phát triển đi lên của văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. “Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - những tương đồng và dị biệt” là một đề tài khá thú vị nhưng để đi đến tận cùng, khám phá sâu sắc, toàn diện vấn đề theo chúng tôi là một việc làm cần nhiều thời gian hơn nữa. Vì vậy, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi hi vọng những cố gắng của mình có thể đem lại một đóng góp nhỏ nhưng có giá trị trong việc đánh giá thành tựu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (1992), “Nam Cao và cuộc canh tân văn học đầu thế kỷ XX”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.173-178, NXB Giáo dục (2007). 2. Lê Hải Anh (2007), “Ngôn ngữ nửa trực tiếp - nét tinh tế của ngôn ngữ trần thuật Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm,tr.548-556, NXB Giáo dục (2007). 3. Vũ Tuấn Anh (1992), “Phong cách truyện ngắn Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm,tr.431-435, NXB Giáo dục (2007). 4. Đào Tuấn Ảnh (1992), “Tsêkhốp và Nam Cao - một sáng tác hiện thực kiểu mới”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr. 218.226, NXB Giáo dục (2007). 5. Hoàng Hữu Các (1993), “Về việc giảng dạy các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan trong nhà trường”, Phê bình và bình luận văn học, tr.50-53, NXB Văn học (2007). 6. Trương Chính (1957), “Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.74-78, NXB Giáo dục (2007). 7. Nguyễn Minh Châu (1987), “Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.150- 161, NXB Giáo dục (2007). 8. Nguyễn Minh Châu (1985), “Nhà văn Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.187-193, NXB Giáo dục (2007). 9. Hồng Chương (1962), “Một nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.79-85, NXB Giáo dục (2007). 10. Trần Ngọc Dung (1992), “Gặp gỡ giữa M. Gorki và Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.227-229, NXB Giáo dục (2007). 11. Đinh Trí Dũng (1992), “Bi kịch tự ý thức - nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.206-209, NXB Giáo dục (2007). 12. Nguyễn Đức Đàn (1966), “Cách mạng tháng Tám và chặng đường phát triển mới của Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.114-125, NXB Giáo dục (2007). 13. Nguyễn Đức Đàn (1968), “Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.91-109, NXB Giáo dục (2007). 14. NguyễnVăn Đấu (1999), “Chất kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.430-442, NXB Giáo dục (2007). 15. Phan Cự Đệ (1983), “Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.163-186, NXB Giáo dục (2007). 16. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Minh Đức (2003), Văn học Việt Nam (1900-1945), NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Phan Cự Đệ (2007), Truyện ngắn Việt Nam Lịch sử Thi pháp - Chân dung, NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 18. Hà Minh Đức (1997), “Tầm quan trọng của hoàn cảnh trong tác phẩm của Nam Cao”, Phê bình và bình luận văn học, tr.143-151, NXB Văn học (2006). 19. Hà Minh Đức (1997), “Đôi lứa xứng đôi, tập truyện sớm xác định phong cách độc đáo của Nam Cao”, Phê bình và bình luận văn học, tr.172-182, NXB Văn học (2006). 20. Hà Minh Đức (2006), “Bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao”, Phê bình và bình luận văn học, tr.152-156, NXB Văn học (2006). 21. Hà Văn Đức (2007), “Nam Cao (1915-1951)”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.67-100, NXB Giáo dục (2007). 22. Văn Giá (1993), “Gánh nặng mặc cảm trong đời sống và đời viết của Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.193-197, NXB Giáo dục (2007). 23. Văn Giá (1992), “Nói thêm về nhân vật Thị Nở”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.293-296, NXB Giáo dục (2007). 24. Lê Thị Đức Hạnh (2007), “Nguyễn Công Hoan, một nhà văn hiện thực lớn”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.25-50, NXB Giáo dục (2007). 25. Lê Thị Đức Hạnh (1977), “Kỹ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.369-379, NXB Giáo dục (2007). 26. Lê Thị Đức Hạnh (1975), “Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.380-398, NXB Giáo dục (2007). 27. Lê Thị Đức Hạnh (1993), “Chất hài trong truyện ngắn Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.485- 491, NXB Giáo dục (2007). 28. Nguyễn Văn Hạnh (1992), “Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện xứng đáng”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.179-183, NXB Giáo dục (2007). 29. Nguyễn Khắc Hiếu (1934), “Phê bình câu chuyện Ngựa người và người ngựa”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.257-259, NXB Giáo dục (2007). 30. Trần Văn Hiếu (1999), “Chất trí tuệ của tiếng cười và óc châm chọc tinh quái của Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.417-429, NXB Giáo dục (2007). 31. Nguyễn Thái Hòa (1992), “Chất giọng Nam Cao trong Chí Phèo”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.297-302, NXB Giáo dục (2007). 32. Đỗ Kim Hồi (1994), “Đôi mắt của Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.379-389, NXB Giáo dục (2007). 33. Nguyên Hồng (1963), “Đọc những truyện ngắn của Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.126-134, NXB Giáo dục (2007). 34. Hoàng Thị Hương (1996), “Vẻ đẹp con người”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.329-333, NXB Giáo dục (2007). 35. Lê Đình Kỵ (1964), Nam Cao con người và xã hội cũ, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.107-113, NXB Giáo dục (2007). 36. Nguyễn Hoành Khung (1978), “Về nhân vật Chí Phèo”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.261-264, NXB Giáo dục (2007). 37. Nguyễn Hoành Khung (1997), “Đời thừa”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.347-360, NXB Giáo dục (2007). 38. Nguyễn Hoành Khung (1990), Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 39. Phong Lê (1997), “Nam Cao-nhìn từ cuối thế kỷ”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.162-172, NXB Giáo dục (2007). 40. Phong Lê (1997), “Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.162-172, NXB Giáo dục (2007). 41. Phạm Quang Long (1994), “Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.450-457, NXB Giáo dục (2007). 42. Trần Tuấn Lộ (1961), “Qua truyện ngắn Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.235-247, NXB Giáo dục (2007). 43. Hoàng Như Mai (1988), “Có nhiều tác giả Nguyễn Công Hoan trong một Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.356-358, NXB Giáo dục (2007). 44. Nguyễn Đăng Mạnh (1978), “Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.153-162, NXB Giáo dục (2007). 45. Nguyễn Đăng Mạnh (1977), “Nhớ Nam Cao và những bài học của ông”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.142-149, NXB Giáo dục (2007). 46. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), “Một đám cưới”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.374-378, NXB Giáo dục (2007). 47. Nguyễn Đăng Mạnh (1982), “Đọc lại truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.414-419, NXB Giáo dục (2007). 48. Đức Mậu (1992), “Các mối quan hệ xã hội trong làng Vũ Đại”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.303-305, NXB Giáo dục (2007). 49. Jan Mucka (1976) (Lê Thị Đức Hạnh dịch), “Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn của Sêkhôp”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.146-142, NXB Giáo dục (2007). 50. NXB Văn hóa thông tin (2002), Nguyễn Công Hoan cây bút hiện thực xuất sắc, Hà Nội. 51. NXB Văn học (2006), Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, tập 2, Hà Nội. 52. NXB Văn học (2009), truyện ngắn Nam Cao. 53. Trương Thị Nhàn (1992), “Nhân vật “hắn” với một nét đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.499-503, NXB Giáo dục (2007). 54. Vương Trí Nhàn (1992), “Những biến hóa của chất nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.525-533, NXB Giáo dục (2007). 55. Vương Trí Nhàn (1999), “Những cái nháy mắt tinh nghịch”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.229-233, NXB Giáo dục (2007). 56. Vương Trí Nhàn (2006), Cánh bướm và đóa hướng dương, NXB Phụ nữ, Thành phố Hồ Chí Minh 57. Nguyễn Lương Ngọc (1992 ), “Thử sống trong văn Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.492-493, NXB Giáo dục (2007). 58. Phạm Xuân Nguyên (1992), “Nam Cao và sự lựa chọn một chủ nghĩa hiện thực mới”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.198-205, NXB Giáo dục (2007). 59.Vũ Ngọc Phan (1951), “Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.53-73, NXB Giáo dục (2007). 60. Vũ Ngọc Phan (1951), “Nguyễn Công Hoan và những truyện ngắn của anh”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.114-124, NXB Giáo dục (2007). 61. Phan Diễm Phương (1992), “Lối văn kể chuyện của Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.494-498, NXB Giáo dục (2007). 62. Thế Phong (1974), “Điển hình tả chân phong kiến: Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.138-139, NXB Giáo dục (2007). 63. Trương Văn Quang (1996), “Lão Hạc”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.343- 346, NXB Giáo dục (2007). 64. Vũ Dương Quỹ (1995), “Những nhân vật, những cuộc đời và nẻo đường đi tìm nhân cách”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.184-192, NXB Giáo dục (2007). 65. Chu Văn Sơn (1996), “Nghệ thuật văn xuôi của truyện ngắn Lão Hạc”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.334-338, NXB Giáo dục (2007). 66. Trần Đăng Suyền (1992), “Thời gian và không gian nghệ thuật Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.465-474, NXB Giáo dục (2007). 67. Trần Đăng Suyền (1998), “Nam Cao-nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.210-217, NXB Giáo dục (2007). 68. Trần Đăng Suyền (2005), “Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.234-254, NXB Giáo dục (2007). 69. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học Một số vấn đề lí luận và lịch sử- phần 2, NXB Đại học Sư phạm. 70. Nguyễn Thanh Tú (1995), “Chất hài trong câu văn Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.399-405, NXB Giáo dục (2007). 71. Nguyễn Thanh Tú (1946), “Lời văn song điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.406-408, NXB Giáo dục (2007). 72. Nguyễn Thanh Tú (1996), “Kịch hóa trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.409-416, NXB Giáo dục (2007). 73. Nguyễn Duy Từ (2004), Truyện ngắn Nam Cao từ lãng mạn đến hiện thực, NXB Thuận Hóa, Huế. 74. Bùi Việt Thắng (1997), “Nguyễn Công Hoan: văn và người”, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, tr.225-228, NXB Giáo dục (2007). 75. Bùi Công Thuấn (1997), “Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.436-449, NXB Giáo dục (2007). 76. Đỗ Lai Thúy (1990), “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng (Đi tìm ẩn số nghệ thuật truyện Chí Phèo)”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.276-281, NXB Giáo dục (2007). 77. Phan Trọng Thưởng (1997), “Tìm hiểu một chữ “nhưng” trong văn Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.538-547, NXB Giáo dục (2007). 78. Hà Bình Trị (1996), “Một tác phẩm đặc sắc của Nam Cao chưa được chú ý: Truyện người hàng xóm”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.361-373, NXB Giáo dục (2007). 79. Nguyễn Quang Trung (1988), “Tính chất lưỡng hóa trong nhân vật Chí Phèo”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.265-275, NXB Giáo dục (2007). 80. Nguyễn Văn Trung (1965), “Con người bị từ chối làm người trong truyện Chí Phèo của Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.248-260, NXB Giáo dục (2007). 81. Trần Thị Việt Trung (1992), “Về các nhân vật dị dạng trong sáng tác Nam Cao”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.534-537, NXB Giáo dục (2007). 82. Nguyễn Thị Thanh Xuân (1996), “Bi kịch của Lão Hạc”, Nam Cao về tác gia và tác phẩm, tr.339-342, NXB Giáo dục (2007).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbut_phap_hien_thuc_trong_truyen_ngan_cua_nguyen_cong_hoan_va_nam_cao_nhung_tuong_dong_va_di_biet_307.pdf
Luận văn liên quan