Luận văn Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống phân phối hàng hóa trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trên nguyên tắc, trong nền kinh tế hàng hóa, Nhà nước không thể quản lý hệ thống phân phối bằng các mệnh lệnh hành chính mà chỉ có thể thông qua hệ thống văn bản pháp lý. Do vậy cần tập trung vào công tác hoàn thiện khung khổ pháp lý, cụ thể như sau: - Xây dựng quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân Việt Nam và nước ngoài; hoạt động phân phối của một số mặt hàng đặc biệt không thuộc danh mục cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối như thuốc lá, sách báo tạp chí, băng đĩa, kim loại quý, đá quý, dược phẩm, chất nổ, xăng dầu, gạo, đường, - Nghiên cứu quy hoạch cơ sở bán lẻ (outlet) của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm chủ động điều tiết quy mô mạng lưới của doanh nghiệp nước ngoài phù hợp với tương quan trong nước và các điều kiện khác cũng như tuân thủ cam kết gia nhập WTO của ta - Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ các hộ gia đình kinh doanh thương mại dạng cá thể thích nghi với bối cảnh cạnh tranh mới thông qua sáp nhập, liên kết, phát triển thành vệ tinh của chuỗi cửa hàng tiện lợi hoặc chuyển đổi ngành nghề nhằm tránh gây biến động lớn tới bộ phận không nhỏ hộ cá thể đang hoạt động trong lĩnh vực phân phối hiện nay

pdf102 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2356 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống phân phối hàng hóa trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa luật pháp. III. Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống phân phối hàng hóa trong nƣớc 1. Giải pháp đổi mới tổ chức của hệ thống phân phối hàng hóa 1.1. Tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa theo mô hình kênh đơn lẻ truyền thống Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 80% tổng số các doanh nghiệp ở nước ta, đa phần trong số đó mới tham gia vào hệ thống phân phối và chưa 70 xác lập được hệ thống phân phối. Do vậy tổ chức hệ thống phân phối đơn lẻ theo kiểu truyền thống chiếm một số lượng đáng kể trong hệ thống phân phối hàng hóa của nước ta. Đặc điểm của hệ thống phân phối đơn lẻ truyền thống là mang tính tự phát, các thành viên có thể tự tham gia hoặc rút lui tùy mong muốn của mình. Sự liên kết giữa các thành viên trong hệ thống do vậy rất lỏng lẻo và không phát huy được sức mạnh của cả hệ thống. Để nâng cao hiệu quả phân phối của hệ thống này, các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các yếu tố sau: Do tầm quan trọng của việc lựa chọn bạn hàng, doanh nghiệp phải thu thập và lưu trữ nhiều nguồn thông tin về bạn hàng, bên cạnh các thông tin thống kê cần phải tiến hành nghiên cứu và dự báo về khách hàng, nhất là các khách hàng tổ chức. Những hiểu biết về khách hàng càng đầy đủ càng giúp doanh nghiệp chuẩn bị đàm phán tốt. Các doanh nghiệp cần có chiến lược đàm phán và kỹ năng đàm phán tốt để có được bạn hàng ổn định, lâu dài. Khi tổ chức hệ thống phân phối sản phẩm, doanh nghiệp phải đưa ra quyết định về việc tự tổ chức hay thuê doanh nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực phân phối thực hiện. Thực tế cho thấy với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tự tổ chức hệ thống phân phối trong nhiều trường hợp không đạt được hiệu quả kinh tế nên cần huy động các doanh nghiệp chuyên môn hóa thực hiện. Lợi thế của việc thuê các tổ chức bổ trợ là cho phép các doanh nghiệp: + Chuyển các chi phí cố định thành chi phí biến đổi + Cân đối được nhu cầu lao động + Giảm yêu cầu đầu tư vốn + Giảm được chi phí phân phối + Thúc đẩy việc cải tiến hoạt động của các thành viên trong hệ thống phân phối hàng hóa Hiện nay có hai xu hướng bất lợi trong việc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp, đó là (i) doanh nghiệp không xây dựng cho mình hệ thống phân phối dù chỉ ở dạng sơ khai mà chủ yếu là mua đứt, bán đoạn và (ii) doanh nghiệp tự tổ chức kênh phân phối dựa theo các suy đoán thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn hoặc lặp lại các doanh nghiệp khác. Việc tổ chức như trên không mang lại hiệu quả và thậm chí còn gây lãng phí lớn về nguồn lực vật chất và uy tín của doanh nghiệp. Do đó, việc tổ chức hệ thống phân phối theo dạng đơn lẻ truyền thống cũng phải được tính toán trên nhiều mặt, trong đó cần tuân thủ nguyên tắc truyền thống là “buôn có bạn, bán có phường” và cần giữ chữ “tín” trong kinh doanh. 1.2. Tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa theo mô hình liên kết dọc Phát triển liên kết là phát triển sự phân công theo dây chuyền giá trị từ sản xuất tới tiêu dùng, trong đó các hệ thống được phân công và quản lý chuyên nghiệp 71 nhằm thực hiện phân phối tiêu thụ hàng hóa có hiệu quả trên thị trường. Để phát triển được hệ thống phân phối hàng hóa liên kết dọc. Để phát triển được hệ thống phân phối liên kết dọc, các thành viên trong hệ thống phân phối phải đặt phân phối ở trung tâm của chiến lược kinh doanh, coi phân phối là nhiệm vụ trọng yếu trong dài hạn và đầu tư nguồn lực đầy đủ cho phân phối. Để xây dựng được một hệ thống phân phối hàng hóa liên kết dọc hiệu quả, các thành viên phải tuân thủ đầy đủ các quy trình tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa. Một hệ thống phân phối hàng hóa liên kết dọc được thiết kế hợp lý phải đảm bảo các công việc phân phối được phân chia giữa các thành viên tham gia vào hệ thống theo nguyên tắc chuyên môn hóa và phân công lao động và đảm bảo lợi ích thỏa đáng cho tất cả các thành viên trong hệ thống. Chính phủ và các Tổng Công ty chủ chốt cần xác lập được cấu trúc của hệ thống với các thành viên cụ thể và những công việc phân phối được phân chia cho họ, cần xác lập mức độ và kiểu liên kết giữa các thành viên trong hệ thống. Có nhiều kiểu tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa theo mô hình liên kết giữa các thành viên khác nhau. Việt Nam phải tùy thuộc điều kiện cụ thể để lựa chọn mô hình tổ chức hệ thống thích hợp. Yêu cầu có tính quy luật là nên phát triển mức độ liên kết trong hệ thống từ thấp đến cao, từ liên kết ở một số cấp độ phân phối đến liên kết trong toàn bộ hệ thống. Tùy theo điều kiện cụ thể, có thể lựa chọn 4 loại hình tổ chức trong hệ thống phân phối hàng hóa trong nước như sau: * Tổ chức các hệ thống liên kết dọc được quản lý Các thành viên dang kinh doanh theo kênh phân phối truyền thống cần tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau và khả năng điều khiển hệ thống để dần chuyển thành hệ thống liên kết dọc được quản lý. Nghĩa là mức độ phụ thuộc lẫn nhau và các hoạt động liên kết trong hệ thống trở nên phổ biến hơn. Nhiều doanh nghiệp nhỏ gồm cả các nhà sản xuất và các trung gian thương mại cần tăng mức độ quản lý các quan hệ kinh doanh. Nhiều kênh truyền thống qua các trung gian thương mại ở các chợ có thể chuyển sang hệ thống liên kết dọc do một nhà bán buôn giữ vai trò lãnh đạo hệ thống. Doanh nghiệp sẽ phải xác định những hoạt động phối hợp chung trong hệ thống liên kết dọc được quản lý. Bản thân nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận ra sự hoạt động độc lập trên thương trường của họ không đảm bảo cạnh tranh được với các hệ thống phân phối của các doanh nghiệp lớn, vì vậy họ sẽ tự nguyện tham gia và các hệ thống liên kết dọc được quản lý. Hệ thống phân phối liên kết dọc được quản lý có thể phát triển từ thấp đến cao và có thể phát triển từ một số khâu trong quá trình lưu thông hàng hóa cho tới toàn bộ quá trình từ sản xuất tới bán buôn, bán lẻ và tiêu dùng. 72 * Tổ chức hệ thống phân phối dọc hợp đồng dưới hình thức tổ chức hợp tác bán lẻ và chuỗi bán lẻ do người bán buôn đảm bảo Tổ chức hệ thống phân phối kiểu hợp tác bán lẻ giúp tăng cường sức mạnh đàm phán trong cả hệ thống. Khi đứng trong các tổ chức hợp tác, các thành viên, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ký hợp đồng mua theo số lượng lớn với giá và điều kiện cung cấp ưu đãi từ nhà sản xuất hoặc cùng hợp tác để thực hiện xúc tiến trên thị trường. Những nhà bán buôn cần phát triển các hợp đồng cung cấp hàng hóa cho một số người bán lẻ nhất định ở từng khu vực thị trường để đảm bảo kinh doanh ổn định. Vấn đề quan trọng trong tổ chức hệ thống phân phối này là cần có quy hoạch tổng thể các thành viên của toàn hệ thống. Mỗi thành viên mới tham gia vào hệ thống đều phải nằm trong quy hoạch chung để hàng hóa chảy tới đúng thị trường mục tiêu, để các thành viên không “giẫm chân” lên nhau và chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi giữa các thành viên. Nhà quản lý hệ thống có thể tổ chức các liên kết theo hợp đồng để thực hiện trao đổi, mua bán sản phẩm với thị trường nông thôn và qua đó trở thành động lực thúc đẩy nông thôn phát triển. Trước hết các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản chế biến và xuất khẩu, hàng công nghệ phẩm cần phải được thiết lập được những quan hệ hợp đồng với nông dân để cung cấp vật tư nông nghiệp và tiêu thụ được nông sản cho họ. Các thành viên trong hệ thống phân phối hàng hóa cần phát triển các quan hệ hợp đồng để đảm bảo quan hệ buôn bán bình đẳng với họ. Các hợp tác xã kiểu đại lý mua và bán cho nông dân có thể đóng vai trò là thành viên quan trọng trong các kênh trao đổi với nông dân. Các thành viên có thể thiết lập những hệ thống liên kết dọc hợp đồng dài hạn có hiệu quả trong cung cấp phân bón hóa học, thuốc trừ sâu cho nông dân, trong thu mua gạo và các nông sản xuất khẩu khác thay cho quan hệ buốn bán đơn lẻ thông qua nhiều cấp độ trung gian và cạnh tranh quyết liệt như hiện nay. * Tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa bằng hợp đồng đặc quyền Phát triển các hệ thống phân phối theo hợp đồng đặc quyền kinh tiêu sẽ mang lại sức mạnh quản lý và điều hành hệ thống, tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống. Vì vậy đối với các thành viên mới tham gia vào thị trường cần tính toán và cân nhắc nên phát triển kinh doanh độc lập hay tham gia vào một hệ thống đặc quyền kinh tiêu. Nội dung hợp đồng của liên kết dọc đặc quyền kinh tiêu tạo cho người sản xuất cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý hệ thống. Người chủ có sức mạnh quan trọng để điều khiển các đại lý đặc quyền theo truyền thống. Các doanh nghiệp Việt Nam cần thấy đây là quan hệ kinh doanh hai bên cùng có lợi để cùng nhau đàm phán hình thành các hợp đồng đặc quyền kinh tiêu hiệu quả. Các doanh nghiệp lớn, 73 sản phẩm có tiếng tăm trên thị trường cần chủ động phát triển các quan hệ đặc quyền kinh tiêu để khai thác thị trường có hiệu quả. Các thành viên của hệ thống phân phối cần biết đầu tư, tạo lập uy tín hình ảnh cho nhãn hiệu của mình, phát triển bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý để có thể khai thác phát triển thị trường thông qua phương thức đặc quyền kinh tiêu. Một số tập đoàn kinh tế của Việt Nam, các Tổng Công ty 90 và 91 cần nghiên cứu, vận dụng, hoàn thiện các hệ thống phân phối cồng kềnh, kém hiệu quả bằng hệ thống phân phối theo hợp đồng đặc quyền (hoặc nhượng quyền thương mại) để giảm chi phí phân phối và tăng được năng lực khai thác mở rộng thị trường. Những người nhận quyền cần biết khai thác quyền kinh doanh của mình đã mua sao cho có hiệu quả. Để các hợp đồng đặc quyền có sức sống lâu dài đòi hỏi các hai bên người nhượng quyền và người nhận quyền phải nghiên cứu về nhau và về điều kiện thị trường. Những điều khoản của hợp đồng phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh thiệt hại cho mỗi bên. Đối với các công ty lớn của Việt Nam có sản phẩm chất lượng, nhãn hiệu uy tín cần phát triển kênh đặc quyền kinh tiêu để mở rộng thị trường có hiệu quả. Với tư cách người nhận quyền, doanh nghiệp cần xác lập hợp đồng đảm bảo quyền quản lý hợp pháp để duy trì lợi thế cạnh tranh đặc biệt và giữ vững đặc tính chất lượng của sản phẩm. Đây chính là những yếu tố quyết định đến sự thành công trong phân phối đặc quyền của họ. * Tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa tập đoàn hiện có và phát triển hệ thống tập đoàn của các doanh nghiệp có điều kiện Trong tổ chức hệ thống phân phối kiểu tập đoàn, cần phải xác định bao nhiêu đơn vị thành viên, quy mô mỗi thành viên như thế nào, bố trí trên các khu vực thị trường ra sao và phân chia công việc phân phối cụ thể, phạm vi trách nhiệm cho từng đơn vị. Các mặt hàng công nghiệp thiết yếu đối với đời sống kinh tế xã hội như thép, xi măng, phân bón cần phát triển các hệ thống phân phối tập đoàn do các doanh nghiệp có vị trí ảnh hưởng lớn trên thị trường nội địa làm nòng cốt. Tuy nhiên để hoàn thiện tổ chức theo mô hình này cần nghiên cứu quy trình thiết kế hệ thống để đảm bảo các công việc phân phối được phân chia khoa học, giảm bộ máy quản lý. Tổ chức lại và hoàn thiện hệ thống phân phối hàng hóa để đảm bảo sự liên kết giữa các đơn vị thành viên ở các khâu sản xuất và lưu thông để mở rộng quy mô và tăng sức mạnh của hệ thống. Các đơn vị thành viên phải được phân chia công việc phân phối hợp lý, quy định trách nhiệm, quyền lợi rõ ràng. Phải tính toán để giảm đi các đầu mối trung gian không cần thiết cũng như số lao động dư thừa để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cần nghiên cứu phân chia các khu vực thị trường hợp lý cho các đơn vị thành viên. 74 Các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, tạo lập được các cơ sở sức mạnh và có nguồn lực lớn có thể phát triển hệ thống phân phối do họ làm chủ để cạnh tranh và chi phối thị trường. Các doanh nghiệp thương mại lớn, có sức mạnh sẽ phát triển hòa nhập ngược và xuôi để làm chủ các hệ thống của họ như tự xây dựng các cơ sở sản xuất hoặc chế biến, xây dựng các cửa hàng bán lẻ của họ. Một số thành viên của hệ thống phân phối hàng hóa sẽ thiết lập và điều hành kênh phân phối khép kín từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, tự tổ chức mua nguyên liệu, vật tư, tiến hành sản xuất, tổ chức phân phối và lưu thống sản phẩm, tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng. 1.3. Tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa liên kết ngang Để phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế có thể phát triển các mối liên kết ngang khác nhau như sau: Trước hết đó là mối liên kết ngang dưới hình thức Câu lạc bộ. Đó là tổ chức của những thành viên cùng sản xuất, kinh doanh bán buôn hoặc bán lẻ một ngành hàng tại các chợ hoặc các địa bàn hành chính xã phường. Nội dung hoạt động Câu lạc bộ là để thông tin, trao đổi với nhau những vấn đề về thị trường, giá cả và kinh nghiệm kinh doanh. Qua đó mà các thương nhân có thể học hỏi và tiếp thu được các kinh nghiệm quý về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Thứ hai là liên kết ngang dưới hình thức Hiệp hội. Các Hiệp hội được thành lập và hoạt động cần tập trung vào các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như sau: - Tập hợp các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong ngành nhằm liên kết, tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển sản xuất, kinh doanh - Thực hiện chức năng cầu nối giữa các hội viên và cơ quan quản lý Nhà nước, phổ biến cơ chế, chính sách của nhà nước tới các hội viên và phản ánh kiến nghị của hội viên tới cơ quan quản lý Nhà nước - Thực hiện nhiệm vụ thông tin, xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các hội viên trong mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm - Thực hiện chức năng tư vấn, đào tạo - Thực hiện chức năng đối ngoại và thay mặt các thành viên của Hiệp hội tham gia tranh tụng quốc tế Nhìn chung, tùy thời gian hình thành và phát triển của các Hiệp hội ngành hàng ở nước ta còn ngắn và các Hiệp hội còn bị “quốc doanh hóa” nhưng một số Hiệp hội đã phát huy được vai trò của mình trong hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và liên kết các doanh nghiệp để phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Tuy nhiên, vì những lý do chủ quan và khách quan nên các Hiệp hội còn chưa thể hiện rõ vai trò của mình trong thỏa thuận, điều hòa quy mô sản xuất, giá cả, chất lượng sản 75 phẩm và phân công thị trường. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do các Hiệp hội chưa định hướng rõ chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội. Để phát triển được các Hiệp hội, tăng cường sức mạnh của mối liên kết ngang, ngoài việc xử lý một số vấn đề về chính sách, cơ chế và tổ chức quản lý của các Hiệp hội có thể định hướng mô hình và nội dung hoạt động của Hiệp hội như sau: - Hiệp hội là tổ chức tự nguyện với sự tham gia của các thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Nội dung chủ yếu của Hiệp hội là hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường và hệ thống phân phối thông qua việc cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại; xây dựng các phương hướng liên kết và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ trên cơ sở tự nguyện của các thành viên, bảo vệ quyền lợi của các hội viên và phân công trách nhiệm cho các hội viên, là đầu mối trong việc phản ánh các kiến nghị của hội viên với các cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch chính sách phát triển và đại diện cho các hội viên trong việc giải quyết những vấn đề tranh chấp trong thương mại (đặc biệt là thương mại quốc tế) Thứ ba là liên kết ngang thông qua hoạt động tại các chợ, trung tâm thương mại. Chợ bán buôn hay chợ bán lẻ là một loại hình tổ chức hệ thống phân phối đã xuất hiện rất lâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là một dạng liên kết mang tính ngẫu nhiên do tập hợp của những người kinh doanh hoặc hội tụ tập trung của nhu cầu mà hình thành. Chợ bán buôn hoặc bán lẻ cũng có thể là chợ chuyên doanh theo ngành hàng, mặt hàng hoặc chợ kinh doanh tổng hợp. Cùng với sự phát triển của các mối liên kết dọc hợp đồng hoặc đại lý độc quyền thì vai trò của các chợ sẽ giảm đi nhưng với điều kiện hiện nay và những năm tới, vấn đề phát triển hệ thống phân phối hàng hóa liên kết ngang tại các chợ còn chiếm vị trí quan trọng. Do đó mà phát triển mạng lưới chợ như là một loại hình phổ biến của các mối liên kết ngang và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thị trường trung tâm, nhất là ở địa bàn nông thông. Trong mạng lưới chợ, mỗi chợ được xem như hạt nhân cơ bản để quy tụ, tập trung các hoạt động trao đổi, mua bán trong vùng, khu vực và từ đó tạo cơ sở để phát triển các loại hình khác như trung tâm thương mại, sàn đấu giá, khu hội chợ và triển lãm… Trong đó, tại các khu vực đô thị lớn các tỉnh, chợ sẽ là hạt nhân để phát triển thành khu thương mại tập trung, hay trung tâm thương mại trên cơ sở phát triển quanh khu vực chợ các dãy phố buôn bán, siêu thị hay một số ngành hàng kinh doanh lớn trong chợ thành chợ chuyên doanh. Ở các thị trấn, thị tứ, chợ cũng là hạt nhân để phát triển các cụm, tụ điểm thương mại trên cơ sở phát triển các cửa hàng quanh khu vực chợ. Ở các xã, chợ là nơi để vừa phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc. 76 Hệ thống các thị trường trung tâm bao gồm phần lớn là các sàn giao dịch hàng hóa, trung tâm thương mại, … cũng là một trong những mô hình về sự liên kết ngang cần được phát triển. Do những hạn chế về vốn và cơ sở vật chất, các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau để cùng phát triển các trung tâm giao dịch bán buôn hoặc trung tâm bán lẻ. Việc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong trung tâm do doanh nghiệp tự quyết định nhưng các hoạt động có tính chất chung (thông tin thị trường và giá cả, sử dụng và khai thác cơ sở vật chất…) do một doanh nghiệp kinh doanh chợ đảm nhiệm. Việc phát triển các liên kết ngang như vậy vừa tiết kiệm chi phí cho từng doanh nghiệp, vừa tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như tài chính, bảo hiểm, tư vấn, giao nhận hàng hóa, bao bì và đóng gói. Mặt khác, khi uy tín của các trung tâm như trên được nâng cao thì việc phát triển hệ thống phân phối và tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp sẽ ngày một thuận lợi. 1.4. Tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa liên kết dọc ngang hỗn hợp Trong thực tế sẽ không chắc chắn nếu chỉ có một hệ thống phân phối hàng hóa duy nhất tới thị trường để thỏa mãn nhu cầu của tất cả các đoạn thị trường hiện tại và tiềm năng. Do vậy, hệ thống phân phối hàng hóa có thể được thiết kế gồm các hệ thống cấu trúc phối hợp các điều kiện liên kết với nhau. Sự phối hợp này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. (i) Xây dựng các hệ thống phân phối hàng hóa hỗn hợp: Đây chính là sự vận dụng hệ thống phân phối đa kênh bao gồm cả kênh liên kết dọc và liên kết ngang. Với những điều kiện có thể và cho phép, cần chú trọng phát triển các mối liên kết dọc và khi điều kiện chưa cho phép thì có thể phát triển hệ thống phân phối theo liên kết ngang. Điều này đòi hỏi lãnh đạo hệ thống phân phối phải lựa chọn hình thức nào để tiết kiệm chi phí và thực hiện hiệu quả nhất. Chẳng hạn, doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng có mặt hàng mà khả năng phát triển lớn và uy tín sản phẩm đã có thì trước hết tập trung vào các liên kết dọc. Bên cạnh đó, cần phát triển các liên kết ngang để củng cố và mở rộng hệ thống phân phối khi có điều kiện. (ii) Xây dựng các hệ thống phân phối hàng hóa đa cấp độ: Các cách tổ chức hệ thống phân phối có thể được phối hợp theo nhiều cách khác nhau như doanh nghiệp làm chủ một số cơ sở phân phối của nó (hệ thống phân phối tập đoàn) và nhượng quyền cho người khác (các kiểu liên kết mềm). Một số đối tượng cần sử dụng nhiều hệ thống phân phối khác nhau cho cùng một hàng hóa. Mỗi cấp độ rộng lớn và dài sâu của hệ thống phân phối tùy theo tình hình cụ thể của thị trường và môi trường kinh doanh (iii) Liên kết giữa người tiêu dùng-thương mại và sản xuất còn được gọi là liên kết ngược. Trong mô hình này có thể áp dụng cho hệ thống phân phối các mặt hàng tươi sống, có thời hạn bảo quản ngắn và các điều kiện vận chuyển phức tạp. Cần chủ động khai thác hệ thống phân phối dưới dạng trên để phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cho mình một cách có hiệu quả. Lựa chọn và xây dựng hệ thống 77 phân phối hàng hóa là một vấn đề khó khăn và phức tạp, nhưng để hệ thống phân phối hàng hóa hoạt động có hiệu quả là một vấn đề khó khăn và phức tạp hơn. Các mô hình tổ chức khác nhau từ kênh đơn, truyền thống dến các kiểu tổ chức liên kết đều cần phát triển và hoàn thiện các giải pháp quản lý. Các biện pháp quản lý chủ yếu ở đây là những biện pháp chiến lược nhằm duy trì sự hợp tác của các thành viên trong hệ thống và nâng cao hiệu quả hoạt động dài hạn của toàn hệ thống. 2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động của hệ thống phân phối hàng hóa 2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo môi trường ổn định để phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Trong những năm vừa qua, đặc biệt là để đáp ứng các yêu cầu của việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, Nhà nước đã điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới nhiều đạo luật để quản lý kinh tế, xã hội nói chung và quản lý hệ thống phân phối hàng hóa nói riêng. Để triển khai các luật đã được sửa đổi hoặc mới ban hành, chúng ta cũng thường xuyên điều chỉnh, bổ sung các chính sách và cơ chế quản lý có liên quan. Tuy nhiên, trừ Luật Thương mại, hiện còn thiếu một số văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật khác có liên quan tới tổ chức và hoạt động của hệ thống phân phối hàng hóa (Luật cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật sở hữu trí tuệ, Luật giao dịch điện tử, …). Đồng thời, một số chính sách đã ban hành do thường xuyên phải thay đổi hoặc điều chỉnh bổ sung nên tính ổn định rất thấp, chưa khuyến khích các nhà doanh nghiệp yên tâm trong đầu tư phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho đảm bảo được tính đồng bộ và ổn định là hết sức cần thiết. Khẩn trương rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chính sách về thương nhân là các thương lái, các nhà mua gom và các loại hình đại lý… theo hướng xác lập rõ các điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia hệ thống phân phối hàng hóa. Sớm xây dựng đầy đủ các quy chế quản lý kinh doanh các mặt hàng quan trọng và đặc thù như: xi măng, sắt thép, phân bón, thuốc bảo vệc thực vật, thực phẩm tươi sống, .. Đồng thời cần ban hành bổ sung các chính sách khách có liên quan theo hướng minh bạch, rõ ràng với các quy định cụ thể để doanh nghiệp dễ thực hiện, không bị hiểu sai. Trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phải chú ý tới một vấn đề mang tính nguyên tắc là phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện thị trường nước ta còn chủ yếu là các chủ thể nhỏ, phân tán và phát triển tự phát như hiện nay, các kênh phân phối hàng hóa theo hướng hiện đại chưa nhiều, hệ thống phân phối hàng hóa nhìn chung còn nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống luật pháp phải tạo điều kiện để phát triển các hình thức phân phối hiện đại, các liên kết có quy mô lớn, dài và mối liên kết vững chắc, lâu bền. Đồng thời cần hạn chế tính tự phát, tình trạng mất mỹ quan và văn minh thương mại, mua bán kiểu “chộp giật”, buôn lậu và gian lận thương mại đang diễn ra phổ biến như hiện nay. 78 2.2. Thành lập các Hiệp hội-diễn đàn của các thành viên của hệ thống phân phối hàng hóa Hiệp hội các nhà phân phối hàng hóa Việt Nam ra đời sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống phân phối hàng hóa trong nước thông qua việc kết nối các nhà phân phối cùng xúc tiến xây dựng và phát triển hệ thống hàng hóa của Việt nam, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ sôi động này. Mặt khác, các loại hình Hiệp hội các nhà phân phối hàng hóa Việt Nam ra đời cũng sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu liên kết giữa các nhà phân phối Việt Nam hiện nay, tạo nên sức mạnh tập thể cho các nhà phân phối có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trong bối cảnh làn sóng gia tăng mạnh mẽ các nhà phân phối lớn của thế giới đầy kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tại thị trường Việt nam. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, khi thực hiện cam kết mở cửa cho các ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ phân phối theo cam kết gia nhập WTO, sự bảo hộ của nhà nước đối với các lĩnh vực nhạy cảm đối với nền kinh tế như dịch vụ phân phối sẽ giảm dần và thay vào đó là vai trò của các Hiệp hội ngành nghề đứng bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tạo lập và duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các nhà phân phối hàng hóa. Chính vì vậy, trong thời kỳ thực hiện Lộ trình mở cửa theo cam kết gia nhập WTO như hiện này cùng với quá trình cải cách nền kinh tế, Hiệp hội các nhà phân phối dưới nhièu hình thức khác nhau ra đời là phù hợp với quy luật phát triển và nhu cầu nội tại trong lĩnh vực dịch vụ quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Để các mô hình Hiệp hội các nhà phân phối hàng hóa thực sự hoạt động vì lợi ích hợp pháp và thiết thực của các thành viên, Hiệp hội cần xây dựng nhiều chương trình và hành động đa dạng để có thể đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, làm cầu nối giữa hội viên để tham gia với Chính phủ, các ngành, địa phương, các tổ chức về các vấn đề chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển, cung cấp thông tin, chương trình hỗ trợ, tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật. Một trong những Hiệp hội của các nhà phân phối hàng hóa được thành lập sớm nhất trong phạm vi cả nước là Hiệp hội các nhà Bán lẻ Việt Nam đã ra đời theo Quyết định số 1159/QĐ-BNV ngày 05/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ với số lương thành viên ban đầu khoảng 130 thành viên là các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân Việt Nam có hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Hiệp hội hoạt động trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận, nhằm mục đích , hợp tác đoàn kết, tương trợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên và là diễn đàn trao đổi thông tin, cung cấp các dịch vụ cho hội viên một cách bình đẳng. Ở cấp độ địa phương, hiện đã có Hiệp hội siêu thị Hà Nội được thành lập vào cuối năm 2004 với vai trò hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hợp tác kinh doanh, phản biện xã hội, tham gia các cuộc hội thảo hội nghị, xây dựng cơ chế chính sách, phát triển siêu thị, phát triển thương mại. 79 2.3. Xây dựng và thực thi chiến lược phát triển hệ thống phân phối hàng hóa của doanh nghiệp Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp ở nước ta đã dành sự quan tâm nhất định đến phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong nội bộ doanh nghiệp mình. Tuy nhiên trong số này vẫn còn có rất ít doanh nghiệp có chiến lược phát triển doanh nghiệp nói chung cũng như xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược phát triển hệ thống phân phối hàng hóa của doanh nghiệp. Chính vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng đối với doanh nghiệp là phải xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Trong quy trình quản trị chiến lược phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, một trong những nội dung có vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công hoặc thất bại trong quản trị chiến lược hệ thống phân phối đó là việc lựa chọn loại hình hệ thống phân phối nào cho phù hợp, mang lại kết quả và hiệu quả cao. Vì vậy, trong phạm vi của luận văn này, người viết đề xuất một số mô hình tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa cho các doanh nghiệp có thể căn cứ vào điều kiện cụ thể để vận dụng như sau: 2.4. Thiết lập hệ thống phân phối hàng hóa gắn liền với gây dựng thương hiệu Để mở rộng thị phần ra thị trường quốc tế, các cơ quan quản lý ngành và doanh nghiệp Việt Nam thường trực với ý nghĩ rằng cần phải xây dựng thương hiệu thật nổi bật. Điều này không sai, nhưng thương hiệu chỉ là một trong số nhiều con đường đi ra thế giới. Nếu xét trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam, trọng tâm vào xây dựng thương hiệu không phải là con đường ngắn nhất. Vì rằng, “môi trường sống” của thương hiệu chính là hệ thống phân phối. Các thương hiệu nổi tiếng Việt Nam như Vinamilk, Bitis’s, Trung Nguyên, Saigon Coopmart, Thái Tuấn, Đồng Tâm, … khá nổi tiếng ở trong nước không chỉ vì đó là những thương hiệu có biểu tượng đẹp, khẩu hiệu (slogan) ấn tượng, được hỗ trợ bởi những chiến dịch quảng cáo rầm rộ mà còn là vì chúng có mạng lưới phân phối rộng khắp. Không có người tiêu dùng nào đủ kiên nhẫn đi hàng chục kilômét mới đến được điểm mua một sản phẩm dù được chăm chút, xây dựng hình ảnh một cách bài bản, công phu, trong khi sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hiện diện xung quanh nơi mình sống. Trong chuỗi giá trị toàn cầu, ngành hàng dệt-may, da-giầy của Trung Quốc từng làm “khuynh đảo” tại thị trường Hoa Kỳ, EU, … nhưng hầu hết những sản phẩm này không có thương hiệu vì phải dựa vào hệ thống phân phối của nước sở tại. 2.5.Phát triển cơ sở hạ tầng của hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường nội địa Hình thành và phát triển các kết cấu hạ tầng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá; bao gồm chợ, trung tâm thương mại (bán buôn, bán lẻ hàng hoá), siêu thị, kho bán buôn, trung tâm triển lãm giới thiệu sản phẩm và mạng lưới các cửa hàng bán lẻ tiện lợi, phù hợp với sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng của cư dân trên từng địa bàn. 80 Đối với địa bàn nông thôn, miền núi: chú trọng phát triển mạng lưới chợ với loại hình và cấp độ khác nhau, trước mắt tập trung phát triển các chợ đầu mối nông sản và các chợ dân sinh tại những nơi có nhu cầu bức xúc về chợ nhưng chưa có chợ. Đối với địa bàn thành phố, thị xã: Đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị và chuỗi siêu thị và các loại hình khác (trung tâm bán buôn, trung tâm bán lẻ, sàn giao dịch, hệ thống kho hàng gắn với logistic,...) đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng nhanh của khu vực này, từng bước đổi mới bộ mặt thị trường nội địa theo hướng văn minh và hiện đại. Tạo lập mối liên kết trong hệ thống các thương nhân gắn với quá trình lưu thông hàng hoá và mối liên kết giữa lưu thông với sản xuất, đặc biệt là với sản xuất nông nghiệp. Phát triển các phương thức đại lý mua bán và mua bán theo hợp đồng, theo sự đặt hàng ổn định và lâu dài về hàng nông sản, vật tư sản xuất nông nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng giữa thương nhân với nông dân. Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam và trong việc nghiên cứu, xây dựng và nhân rộng một số mô hình HTXTM, trong đó có mô hình HTX liên kết với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh để tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, mô hình HTX bao gồm cả thể nhân lẫn pháp nhân, HTX kinh doanh và quản lý chợ... Hình thành từng bước các tập đoàn, các tổng công ty kinh doanh thương mại lớn trên cơ sở thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung, phát triển theo hướng văn minh và hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đi đôi với việc mở cửa thị trường phân phối cho các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở đó thúc đẩy việc đổi mới tổ chức và phương thức kin doanh, công nghệ quản lý của các doanh nghiệp phân phối trong nước, góp phần đổi mới toàn diện hệ thống phân phối trong nước. 2.6. Phát triển các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic để giảm chi phí giao dịch và hỗ trợ hoạt động xuất-nhập khẩu và thương mại nội địa Muốn thực hiện được định hướng nêu trên, cần thực hiện các biện pháp và các công việc sau đây: Thứ nhất, khảo sát nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ logistic trong giai đoạn 2006-2010 trên cơ sở kế hoạch phát triển thương mại, bao gồm thương mại nội địa và xuất-nhập khẩu. Thứ hai, tổ chức đào tạo các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic, chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh kho, các doanh nghiệp giao nhận vận tải. Thứ ba, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ logistic như điều kiện về địa điểm, đất đai... Thứ tư, thúc đẩy việc hình thành các công ty lớn, các tập đoàn kinh doanh dịch vụ logistic, mở cửa thị trường logistic cho các nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình hợp lý. 81 2.7. Phát triển thương mại điện tử Tuyên truyền để phổ cập thương mại điện tử, trước hết cho cộng đồng doanh nghiệp, các cấp quản lý và các hiệp hội ngành hàng. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp để đẩy mạnh các ứng dụng thương mại điện tử dưới hình thức B2B, B2C, B2G. Khuyến khích đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để phát triển ứng dụng thương mại điện tử; Khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng và các loại hình dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Chính phủ để cung cấp các dịch vụ công; trước mắt tập trung vào các dịch vụ gồm khai báo hải quan điện tử, thuế điện tử, các thủ tục liên quan đến đầu tư và đăng ký kinh doanh. Nhanh chóng nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về thương mại điện tử, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử phát triển. Ưu tiên hợp tác đa phương với các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực như WTO, APEC, ASEAN, ASEM và các tổ chức chuyên trách về thương mại của Liên hiệp quốc như UNCTAD, UNCITRAL, UNCEFACT; ưu tiên hợp tác song phương với các nước tiên tiến về thương mại điện tử. Cần tổ chức các hoạt động nghiên cứu và khảo sát mô hình tổ chức hệ thống phân phối của một số nước Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Hệ thống phân phối ở Nhật nổi tiếng vì được tổ chức theo kiểu khép kín và chặt chẽ giữa nhà sản xuất và các nhà bán buôn, bán lẻ. Hàng của các nước khác rất khó khăn để có thể len chân vào các siêu thị của Nhật. Hàn Quốc cũng rất thành công trong việc xây dựng các tập đoàn phân phối trong nước có sức cạnh tranh. Hai “đại gia” trong lĩnh vực phân phối giữ vị trí số 1 và số 2 thế giới là Walmart (Mỹ) và Carefour (Pháp) cũng đã phải rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc và bán chuỗi siêu thị cho các nhà phân phối bản địa. Do vậy, mô hình quản lý hệ thống phân phối của hai nước này có những ưu điểm mà Việt Nam có thể học tập vận dụng một cách chọn lọc; 2.8. Hỗ trợ đầu tư và khuyến khách đầu tư phát triển thương mại trong nước Việc nước ta gia nhập WTO là động lực thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung mạnh mẽ giữa các nhà phân phối trong nước tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các ngân hàng để tăng cường sức cạnh tranh (đại lý phân phối độc quyền cho thương hiệu Việt Nam, đặt các điểm giao dịch, máy ATM tại các siêu thị, chợ...) để có thể tồn tại. Trong bối cảnh đó, các hỗ trợ của Nhà nước về tài chính, cơ sở hạ tầng như ưu đãi về thuế, quyền và giá thuê đất … là rất cần thiết, nhưng quan trọng hơn là cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động liên doanh, liên kết, sáp nhập và mua lại (M&A), mở rộng mạng lưới nhượng quyền, … của các nhà phân phối trong nước; Nhà nước cũng cần có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực 82 cho các doanh nghiệp vừa nhỏ (vốn chiếm đa số trong các doanh nghiệp Việt Nam) để có đủ khả năng hoạch định chính sách phân phối tự chủ, không nên chỉ phụ thuộc vào một nhà phân phối (trong nước hoặc nước ngoài) để phân tán rủi ro, đảm bảo tính ổn định của cả hệ thống phân phối. 2.9. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hệ thống phân phối hàng hóa trong nước Trên nguyên tắc, trong nền kinh tế hàng hóa, Nhà nước không thể quản lý hệ thống phân phối bằng các mệnh lệnh hành chính mà chỉ có thể thông qua hệ thống văn bản pháp lý. Do vậy cần tập trung vào công tác hoàn thiện khung khổ pháp lý, cụ thể như sau: - Xây dựng quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân Việt Nam và nước ngoài; hoạt động phân phối của một số mặt hàng đặc biệt không thuộc danh mục cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối như thuốc lá, sách báo tạp chí, băng đĩa, kim loại quý, đá quý, dược phẩm, chất nổ, xăng dầu, gạo, đường, … - Nghiên cứu quy hoạch cơ sở bán lẻ (outlet) của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm chủ động điều tiết quy mô mạng lưới của doanh nghiệp nước ngoài phù hợp với tương quan trong nước và các điều kiện khác cũng như tuân thủ cam kết gia nhập WTO của ta - Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ các hộ gia đình kinh doanh thương mại dạng cá thể thích nghi với bối cảnh cạnh tranh mới thông qua sáp nhập, liên kết, phát triển thành vệ tinh của chuỗi cửa hàng tiện lợi hoặc chuyển đổi ngành nghề nhằm tránh gây biến động lớn tới bộ phận không nhỏ hộ cá thể đang hoạt động trong lĩnh vực phân phối hiện nay - Nghiên cứu ban hành cơ chế, quy định bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng (như quy định về thông tin sản phẩm, quyền của người tiêu dùng, v.v…) kết hợp nâng cấp, củng cố vai trò của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng; - Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phân phối trong nước để phát triển và mở rộng mạng lưới phân phối, cơ sở vật chất, v.v… - Nghiên cứu ban hành hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh các hình thức và đối tượng phân phối mới như phân phối trực tuyến, bán hàng qua điện thoại/máy bán hàng tự động/catalogue, giao hàng tận nhà, phân phối tài sản ảo … - Cần sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối để tạo môi trường bình đẳng, lành mạnh giữa các nhà phân phối trong nước với nhau và với các nhà phân phối nước ngoài - Tăng cường cơ chế phối hợp giữa Bộ Công Thương và các Bộ chuyên ngành để có chính sách chung về quản lý các mặt hàng thiết yếu và nhạy cảm, dễ phát sinh biến động trong nền kinh tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Báo Nhân dân các năm 2005, 2006, 2007, lưu tại Thư viện Quân đội. 2. Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) (2003), Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010. 3. Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) (2001), Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010. 4. Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) (2003), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển thị trường nội địa trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Hà Nội. 5. Bộ Thương mại, Intimex (2005), Tham luận “Chiến lược phát triển hệ thống kinh doanh nội địa để trở thành nhà phân phối lớn tại Việt Nam”, Hội thảo lưu thông hàng hóa trong nước. 6. Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) (2007), Dự án điều tra, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành thép. 7. Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hà Nội. 8. Bộ Thương mại-Tạp chí Cộng sản (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới, Hà Nội. 9. Nguyễn Hồng Thanh (2005), Phương hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới, Hà Nội. 10. PGS.TS. Hoàng Thọ Xuân (2005), Tham luận về phương hướng và nhiệm vụ tổ chức thị trường, củng cố và phát triển các doanh nghiệp phân phối trong nước, góp phần bình ổn thị trường giá cả, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường nội địa, Hội thảo lưu thông hàng hóa trong nước, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). 11. Luật Thương mại số 36/2005 ngày 14/6/2005. 12. Nguyễn Duy Quý (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Uyển Minh, Nghiên cứu thị trường : Chiến lược thực dụng, tái bản lần thứ 1, NXB Lao Động, 2008. 14. Vũ Thế Phú (1998), Quản trị Marketing, NXB Giáo dục, Hà Nội 15. Tạp chí Cộng sản các năm 2005, 2006, 2007 lưu tại Thư viện Quốc gia. 16. Tạp chí thương mại các năm 2005, 2006, 2007. 17. Trương Đình Chiến-PGS.TS Nguyễn Văn Thường (1999), Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm, NXB Thống kê. 18. Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 17 năm 2007. 19. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2004, 2005, 2006, 2007, Hà Nội. 20. Vụ Chính sách Thị trường trong nước (2006), Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), Dự án “Điều tra thực tế cấu trúc các kênh phân phối hàng hóa trên thị trường nội địa”, Hà Nội. TIẾNG ANH 1. ADB/CIRAD (2007), The participation of the poor in supermarkets and other distribution value chains synthesis, Malica. 2. ADB/CIRAD (2006), Making markets work better for the poor, Malica. 3. William Foster (2005), Corporate social responsibiligy through the supply chain. 4. Carl McDaniel (2004), Marketing research essentials, New Jersey. 5. European Commission (1997), Impact on Services: Distribution, The Single Market Review, Subseries II: Volume 4, Office for Official Publications of the European Communities, Luxembourg. 6. Pilat, D. (1997), Regulation and Performance in the Distribution Sector, OECD Economics Department Working Paper No. 180, OCDE/GD (97)145, OECD, Paris. 7. Scherer, F.M. (1995), Retail Distribution Channel Barriers to International Trade, mimeo., John F. Kennedy School of Government, Harvard University. PHỤ LỤC 1 Quy hoạch tổng thể của Bộ Công Thương về phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Danh mục chợ đầu mối nông sản toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 TT Tên chợ, Địa điểm Quy mô (ha) Chợ hiện có Ch ợ Xây mới Ngành hàng Vốn đầu tư (tỷ đồng) Đa ngành Lúa gạo Rau quả Thu ỷ sản VĐT Phân kỳ đầu tư 2007- 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 Giữ nguyên Nâng cấp, mở rộng Toàn quốc 819.2 35 122 77 12 30 38 7837 3554 3963 320 Tổng hợp theo từng loại chợ ĐM Chợ ĐMNS TH (77 chợ) 471 17 60 77 0 0 0 4830 2057 2563 210 Chợ ĐM Lúa gạo (12 chợ) 67.1 3 9 0 12 0 0 671 324 327 20 Chợ ĐM Thuỷ sản (38 chợ) 143 5 33 0 0 0 38 1001 370 551 80 Chợ ĐM Rau quả (30 chợ) 134 10 20 0 0 30 0 1345 803 525 10 Danh mục chợ biên giới, cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 TT Tên chợ, Địa điểm Quy mô (m 2 ) Chợ hiện có Chợ Xây mới Phân loại chợ Vốn đầu tư (tỷ đồng) Chợ biên giới Chợ cửa khẩu Chợ khu KT CK Tổng VĐT Phân kỳ đầu tư 2007 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 Giữ nguyên Nâng cấp, MR Toàn Quốc 1624500 0 167 323 397 35 58 1796.2 923.1 526.3 346.8 Nguồn: Quyết định số 012/2007/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 03/2008/QĐ-BCT ngày 4/02/2008 về việc đính chính quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 PHỤ LỤC 2 Tổng mức BLHH phân theo thành phần kinh tế thời kỳ 1996-2007 Năm TMBLHH (tỉ đồng) Tốc độ tăng (%) Khu vực nhà nước (tỉ đồng) K.vực ngoài nhà nước (tỉ đồng) Khu vực ĐT nước ngoài (tỉ đồng) 1996 145.874,00 31.123,00 112.960,00 1.791,00 1997 161.899,00 11,0 32.369,20 127.332,40 2.198,10 1998 185.598,10 14,6 36.083,80 147.128,30 2.386,00 1999 200.923,70 8,3 37.292,60 160.999,60 2.631,50 2000 220.410,60 9,7 39.205,70 177.743,90 3.461,00 1996-2000 10,75 5,94 12,00 17,90 2001 245.315,00 40.956,00 200.363,00 3.996,00 2002 280.884,00 14,5 45.525,40 224.436,40 10.922,20 2003 333.809,30 18,8 52.381,80 267.724,80 13.702,70 2004 398.500,00 19,4 59.800,00 323.600,00 15.100,00 2005 480.300,00 20,5 62.200,00 399.900,00 18.200,00 2006 580.710,00 20,8 79.600,00 483.070,00 18.040,00 2007 726.113,00 25,1 99.579,00 604.320,00 22.214,00 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê PHỤ LỤC 3 Đóng góp của ngành thương mại và một số ngành trong GDP thời kỳ 1996-2007 Năm Tổng GDP (100%) Thương mại Nông nghiệp (%) Công nghiệp CB (%) Trị giá (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) 1996 100 43.125 15,85 22,44 15,18 1997 100 48.914 15,60 21,01 16,48 1998 100 55.783 15,45 21,10 17,15 1999 100 59.384 14,85 20,84 17,69 2000 100 62.836 14,23 19,82 18,56 2001 100 67.788 14,08 18,26 19,78 2002 100 75.617 14,11 18,02 20,58 2003 100 83.297 13,58 17,34 20,45 2004 100 96.995 13,56 16,65 20,34 2005 100 113.768 13,58 15,83 20,70 2006 100 145.352 14,23 16,32 20,58 2007 100 160.456 14,55 15,92 20,46 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê KẾT LUẬN Các hệ thống phân phối hàng hóa là một trong những yếu tố tổ chức quan trọng cho sự phát triển của thị trường nước ta. Cùng với sự phát triển đa dạng của các thành viên tham gia, hệ thống phân phối hàng hóa của nước ta cũng được định hình và từng bước phát triển, vừa phục vụ, vừa phục vụ và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành, vừa tạo nên một phương thức kinh doanh theo nhu cầu phù hợp với cơ chế cạnh tranh thị trường, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy vậy, hoạt động và tổ chức của hệ thống phân phối hàng hóa nước ta còn nặng tính tự phát, vừa thiếu định hướng, vừa thiếu điều kiện và các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của cả hệ thống. Vì vậy, luận văn được nghiên cứu nhằm tạo lập những cơ sở lý luận và thực tiễn cho đổi mới hoạt động và tổ chức của hệ thống phân phối hàng hóa của nước ta, đáp ứng những đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ các cơ sở lý luận về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa thông qua các khái niệm, phân loại và phân tích rõ các nội dung liên quan tới cấu trúc và hoạt động của hệ thống phân phối hàng hóa. Qua đó cho thấy, hệ thống phân phối hàng hóa chính là một tổ chức liên kết kinh tế của nhiều thành viên được tập hợp từ những người sản xuất, các nhà thương mại trung gian, các tổ chức bổ trợ đến người tiêu dùng cuối cùng tham gia vào quá trình cung ứng và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Mỗi thành viên đều có vai trò và tự nguyện tham gia vào phân công chuyên môn hóa, đồng thời có sự phụ thuộc tương đối vào nhau để đảm bảo hiệu quả lâu dài của toàn bộ hệ thống. Tổ chức và tham gia chặt chẽ vào các hệ thống phân phối hàng hóa chính là yếu tố đảm bảo cho sự bền vững của thị trường và nền kinh tế trong tương lai. Vai trò của hệ thống phân phối hàng hóa đặc biệt phát huy trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế khi thành viên trong hệ thống phân phối hàng hóa trong nước phải tham gia “cuộc chơi” với nhiều tập đoàn phân phối mạnh với tiềm lực về tài chính cũng như bề dày kinh nghiệm tham gia trên thị trường. Trên cơ sở các tài liệu tham khảo, báo cáo khảo sát, báo cáo diễn biến thị trường của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và các nguồn tài liệu khác, luận văn đã cung cấp một bức tranh tổng thể về thực trạng phát triển của hệ thống phân phối hàng hóa trong nước trên nhiều phương diện. Kết quả cho thấy, hệ thống phân phối hàng hóa nước ta được chia thành hai hệ thống tồn tại song song là hệ thống phân phối hàng hóa truyền thống và hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại. Sự xuất hiện và thành công của một số hệ thống phân phối hàng hóa liên kết dọc hiện đại đang minh chứng cho xu thế phát triển tất yếu của hệ thống này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng cũng không thể phủ nhận những thách thức và khó khăn do những nguyên nhân từ môi trường kinh tế và doanh nghiệp. Từ các yêu cầu của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình cải tổ hệ thống phân phối hàng hóa của Trung Quốc và Thái lan, hai quốc gia Châu Á có nhiều điểm tương đồng về kinh tế-xã hội với nước ta, luận văn đã đề ra một số phương hướng và giải pháp vừa đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, vừa đáp ứng được yêu cầu văn minh và hiện đại cho sự phát triển của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Với các kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống phân phối hàng hóa có sức cạnh tranh bền vững trên thị trường nước ta, tạo lập yếu tố tổ chức quan trọng cho sự phát triển thị trường nội địa trước những đòi hỏi cấp bách của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc nghiên cứu hệ thống phân phối hàng hóa trong nước là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, đòi hỏi thông tin tổng hợp và đánh giá toàn diện, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, nghiên cứu chi tiết các hệ thống khác nhau trong khi luận văn bị hạn chế về năng lực và điều kiện nghiên cứu nên các kết quả không khỏi có nhiều khiếm khuyết. Người viết mong nhận được sự gợi ý, đóng góp của các thầy, cô giáo để tiếp tục hoàn thiện thêm. DANH MỤC TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO Số liệu của Vụ Chính sách Thị trường Trong nước, Bộ Công Thương Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Luật Thương mại 2005, Điều 6 Luật Thương mại 2005, Khoản 11, Điều 3 Số liệu trong Đề án Chính phủ “Phát triển thị trường thương mại trong nước giai đoạn 2010-2020” Số liệu trong Đề án Chính phủ “Phát triển thị trường thương mại trong nước giai đoạn 2010-2020” Báo Tiền phong, Thói quen mua sắm hiện đại, ngày 21/5/2008 Số liệu thống kê của Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ. Đến nay đã có cam kết giữa Việt Nam với Singapore về dịch vụ ngân hàng được pháp lý hóa, theo đó các chi nhánh ngân hàng Singapore hoạt động tại Việt Nam được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm bằng VND từ các pháp nhân Việt Nam mà chi nhánh ngân hàng không có quan hệ tín dụng tối đa bằng 400% vốn được cấp, từ các thể nhân Việt Nam mà chi nhánh Ngân hàng không có quan hệ tín dụng tối đa bằng 350% vốn được cấp Biểu cam kết dịch vụ của Trung Quốc khi gia nhập WTO Nhân dân Nhật báo trực tuyến, ngày 24/12/2007,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3200_5389.pdf
Luận văn liên quan