Luận văn Hoàn thiện hoạt động marketing mix nhằm thu hút khách du lịch châu âu tới Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh, liên kết trong khu vực và quốc tế ngày một nhanh, mạnh và có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch, để nâng cao hiệu quả thu hút khách du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, marketing là công cụ không thể thiếu, quyết định yếu tố thành bại của cả ngành du lịch. Các công cụ marketing du lịch đã đề cập ở Chương I bao gồm: (1) Sản phẩm; (2) Giá; (3) Phân phối; (4) Hoạt động xúc tiến; (5) Con người; (6) Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ và (7) Hạ tầng. Qua những phân tích trong chương II, đã chỉ ra những mặt mạnh, mặt tích cực đồng thời cũng nêu những điểm yếu, điểm hạn chế của các hoạt động marketing mix của du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2015. So với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam còn rất non trẻ, có tiềm năng và thực sự cần có những giải pháp để phát huy các điểm mạnh và hạn chế, khắc phục những điểm yếu, nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết, qua những phân tích thực trạng phát triển của ngành du lịch Việt Nam, qua những dự báo xu hướng của quốc tế, chương III đề xuất các giải pháp về marketing mix nhằm đẩy mạnh việc thu hút khách du lịch Châu Âu tới Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.

pdf106 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hoạt động marketing mix nhằm thu hút khách du lịch châu âu tới Việt Nam giai đoạn 2016-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm du lịch, điểm đến, đáp ứng nhiều cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Các điểm tham quan phân bố tự nhiên trên diện rộng, trải đều khắp đất nước. - Có truyền thống văn hóa, hệ thống di sản, đền chùa, lễ hội, các dân tộc giàu bản sắc: Việt Nam có 54 dân tộc với nền văn hóa và lịch sở lâu đời, kéo dài hơn 4000 năm; Sử sách đã ghi danh nhiều danh nhân văn hóa có tầm ảnh hưởng trong nước và trên cả thế giới; Đời sống tín ngưỡng tôn giáo phong phú; Kiến trúc xây dựng đình, chùa, độc đáo kết hợp với không gian 68 văn hóa đặc thù của người Việt được duy trì từ đời này sang đời khác; Mỗi năm đều có 7.966 lễ hội trên cả nước được lưu giữ và phát huy bên cạnh sự phát triển và giao lưu văn hóa với nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới; Sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo; Nền ẩm thực đa dạng và khác biệt; - Việt Nam đang có tỷ lệ dân số vàng với số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn. Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết, lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay là 53.245 nghìn người, chiếm 59,2% trên tổng dân số Việt Nam. Người dân Việt Nam nói chung cũng như thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng đều có cơ hội tiếp cận và học hỏi, giúp tăng cường việc giao lưu, giao tiếp giữa người Việt với khách du lịch nước ngoài. - Việt Nam có nền an ninh, chính trị khá ổn định và không có nhiều biến động. Điều này là một yếu tố thuận lợi giúp cho nền du lịch Việt Nam phát triển và là một điểm đến an toàn trong tâm trí của du khách quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn. Một số thành phố ở nước ta thu hút rất đông du khách quốc tế đến tham quan và làm việc, như thủ đô Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Trong đó, thủ đô Hà Nội được tạp chí “Travel and Leisure” của Mỹ bình chọn là thành phố tốt nhất Châu Á năm 2013, được chọn để tổ chức nhiều sự kiện lớn của khu vực và quốc tế. - Giá thành hết sức cạnh tranh, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, lựa chọn du lịch giá rẻ ngẫu nhiên trở thành một lợi thế cạnh tranh không nhỏ của Việt Nam. 3.1.2. Điểm yếu (Weaknesses) Mặc dù nắm giữ nhiều thế mạnh và có tiềm năng du lịch, nhưng Việt Nam còn đang gặp nhiều trở ngại làm ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch hiện nay: - Công tác nghiên cứu thị trường, định hướng phát triển còn nhiều hạn chế, điều phối quốc gia giới hạn. Thang Long University Libraty 69 - Cơ sở hạ tầng phát triển chậm so với mức độ đô thị hóa: Các khu vui chơi giải trí còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn; Một số khu di tích lịch sử đang xuống cấp trầm trọng chưa được tu sửa kịp thời; Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ chưa được quản lý tốt dẫn đến tình trạng phát triển không đồng đều về chất lượng và dịch vụ; Giao thông thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn và thiếu an toàn trên nhiều tuyến đường do thiếu quy hoạch. - Các Tiêu chuẩn thường xuyên thay đổi và sơ sài, thiếu các sản phẩm cao cấp, khả năng cạnh tranh thấp. Sản phẩm du lịch và các dịch vụ bao quanh chưa đồng bộ và chưa được quy hoạch bài bản. Sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lặp; các dịch vụ đi kèm, dịch vụ gia tăng, bổ sung cho các giá trị cốt lõi của du lịch còn nghèo nàn. Nguy cơ phát triển quá mức ở một số điểm du lịch như Sapa cũng là một vấn đề cần nghiên cứu, định hướng. - Nguồn nhân lực qua đào tạo không bắt kịp tốc độ phát triển du lịch, chất lượng đào tạo thấp, không đồng đều, từ đó hạn chế năng lực kinh doanh. - Nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm làm du lịch, dựa nhiều vào cảm tính và phụ thuộc vào vốn vay, vì vậy rất nhạy cảm với những biến động kinh tế, thiếu sự ổn định để phát triển lâu dài. - Vốn đầu tư Marketing du lịch của Nhà nước rất hạn chế. - Thiếu sự điều phối trong khu vực công và khu vực tư nhân. 3.1.3. Cơ hội (Opportunities) - Sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật giúp rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, cho phép chúng ta mở rộng khả năng kết nối và trao đổi thông tin, cũng như dễ dàng di chuyển nhờ các phương tiện giao thông một cách thuận lợi. Điều đó cũng làm cho con người dễ tìm hiểu những xã hội và nền văn minh khác nhau trên toàn thế giới, mở đầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp không khói – Du lịch. - Xu hướng toàn cầu hóa giúp con người có thể tiếp xúc và nắm bắt nhiều thông tin đa dạng và phong phú hơn, khiến họ trở nên tò mò và ham 70 muốn tìm hiểu thế giới hơn. Đó cũng là lý do để ngành du lịch phát triển. - Nhu cầu du lịch có xu hướng tăng lên: Cuộc sống hiện đại ngày càng nhanh, gấp gáp và nhiều sức ép, căng thẳng khiến con người ta có nhu cầu giảm nhịp, sống chậm hơn để thưởng thức cuộc sống nhiều hơn. - Việc gia nhập WTO và đang đàm phán tiến tới Hiệp định “Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” TTP (Trans - Pacific Partnership) đã đem lại cho Việt Nam cơ hội phát triển, tăng tường hình ảnh về đất nước - con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Là một quốc gia đang phát triển nên Việt Nam đã và đang nhận được nhiều nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài để nâng cao, mở rộng cơ sở hạ tầng và giao lưu văn hóa, góp phần đưa du lịch nước ta ngày một cải thiện. - Nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Á năng động đang phát triển, Việt Nam đã tận dụng được nhiều cơ hội giao lưu hợp tác về kinh tế và văn hóa. Đây là cơ hội để Việt Nam đưa hình ảnh du lịch đến thế giới thông qua cộng đồng các quốc gia Châu Á. Hiện nay, Việt Nam đang phát huy cũng như mở rộng nhiều chương trình hợp tác quốc tế từ các hội nghị song phương, đa phương cho đến các hoạt động hợp tác với nhiều quốc gia như Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, thông qua việc mở các quỹ học bổng, liên kết đào tạo hay giao lưu văn hóa. 3.1.4. Nguy cơ (Threats) - Do đặc tính vùng miền và sự khác biệt về văn hóa, không gian, thời gian mà ngành du lịch Việt Nam luôn phải đối mặt với thách thức về tính thời vụ. Mùa du lịch được quy định bởi lịch nghỉ lễ của các nhóm du khách khác nhau. Điều đó dẫn đến tình trạng một số nơi vào mùa du lịch bị quá tải về lượng khách lưu trú, giá cả tăng trong khi dịch vụ xuống cấp hoặc không bảo đảm chất lượng. Vào mùa thấp điểm, các điểm du lịch lại rơi vào tình trạng nhàn rỗi, doanh thu và thu nhập của nhân viên trong ngành không ổn định, một số điểm phải đóng cửa hoặc sa thải nhân viên. Thang Long University Libraty 71 - Vấn đề vệ sinh môi trường, biến đối khí hậu, bệnh dịch là một thách thức lớn với ngành du lịch nói chung và du lịch biển Việt Nam nói riêng. Sự phát triển của du lịch kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường do ý thức của con người cũng như công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, môi trường còn nhiều bất cập. - Tình hình kinh tế của thế giới hiện nay còn nhiều biến động khó lường do những cuộc khủng hoảng kinh tế. Toàn cảnh kinh tế thế giới trở nên khó khăn hơn, thất nghiệp, biểu tình, khủng hoảng niềm tin vào tương lai khiến người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu hơn. Do đó, du khách sẽ khắt khe hơn trong việc lựa chọn địa điểm cũng như dịch vụ du lịch để phù hợp hơn với ngân sách du lịch của họ. - Tình trạng chảy máu lao động có tay nghề cao do họ sẽ bỏ sang những điểm đến của quốc gia cạnh tranh với mức lương cao hơn. * Ý nghĩa việc ứng dụng mô hình SWOT trong hoạch định chiến lược về marketing mix trong du lịch: Phân tích SWOT đã chỉ ra và phân tích những thế mạnh về du lịch của Việt Nam đồng thời đánh giá những mặt yếu nhằm đề ra những giải pháp khắc phục, hạn chế điểm yếu, từ đó có thể tận dụng những cơ hội đem lại và xác định được những rủi ro, từ đó xây dựng chiến lược marketing mix nhằm phát huy hiệu quả cao nhất. 3.2. Dự báo xu hướng và các mục tiêu Marketing du lịch Việt Nam giai đoạn 2016-2020 nhằm thu hút khách du lịch Châu Âu 3.2.1. Dự báo xu hướng và triển vọng du lịch đến năm 2020: Theo tài liệu “Tầm nhìn du lịch 2020” của Tổ chức Du lịch thế giới, triển vọng về lữ hành và du lịch toàn cầu sẽ phát triển như sau: - Năm 2020, số lượt khách quốc tế sẽ đạt hơn 1,56 tỷ, trong đó 1,18 tỷ là du lịch trong khu vực và 0,38 tỷ là du lịch đường dài (long-haul). - Năm 2020, Đông Á và Thái Bình Dương, Nam Á, Trung Đông và 72 Châu Phi dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 5% mỗi năm, so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới là 4,1%. - Du lịch đường dài (long-haul) sẽ tăng trưởng nhanh hơn, ở mức 5,4% mỗi năm, sau đó là du lịch khu vực, ở mức 3,8% mỗi năm. - Tại Châu Á, GDP của du lịch và lữ hành dự báo tăng trưởng 5,8% mỗi năm (tăng trưởng kép hàng năm) trong thập kỷ tới, lớn hơn mức tăng trưởng của ngành ô tô, truyền thông cũng như toàn bộ nền kinh tế Châu Á. Dự báo xu hướng: - Nhu cầu về các sản phẩm du lịch nhạy cảm với sinh thái, các hoạt động có ý nghĩa gắn với thiên nhiên, lịch sử hay văn hóa. - Gia tăng du lịch trong khu vực và du lịch khoảng cách ngắn (short- haul). - Gia tăng nhu cầu về: thuê tự lái, nhà ở có dịch vụ (homestay, cạnh tranh với khách sạn cao cấp), thị trường ngách du lịch mạo hiểm (kết hợp với sở thích và lối sống của khách du lịch), tư nhân hóa và cá nhân hóa đối với thị trường cao cấp. - Gia tăng du lịch có trách nhiệm: trách nhiệm xã hội chung của người tiêu dùng và các doanh nghiệp do nhận thức cao hơn về các tác động của môi trường (biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu). - Các hãng hàng không giá rẻ phát triển nhanh, mở rộng chính sách hàng không thúc đẩy du lịch trong khu vực. - Các chiến lược phân phối và marketing trực tuyến tinh vi hơn, ngân sách dành cho marketing trực tuyến ngày càng nhiều hơn. - Có nhiều chiến lược marketing và liên minh chiến lược được các điểm đến và cơ quan du lịch quốc gia ủng hộ với sự chuyển đổi thị trường từ chuyến đi dài ngày sang ngắn ngày và duy trì kinh doanh trong thị trường khu vực. - Các vấn đề an ninh và an toàn do bất ổn chính trị, điều kiện thời tiết Thang Long University Libraty 73 khắc nghiệt và dịch bệnh toàn cầu sẽ là nhân tố quan trọng có thể cản trở, hạn chế du lịch. - Tăng trưởng liên tục và xúc tiến mạnh mẽ để tiếp cận thị trường du lịch y tế và chăm sóc sức khỏe. 3.2.2. Mục tiêu marketing dài hạn - Định vị Việt Nam như một điểm du lịch cần phải đến ở Đông Nam Á dựa vào giá trị thương hiệu và sản phẩm then chốt của quốc gia: văn hóa, di sản, thắng cảnh,... tập trung vào thị trường Châu Âu tại một số quốc gia được lựa chọn, đảm bảo Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách. - Truyền thông hiệu quả về tính đa dạng của các sản phẩm du lịch đang được chào bán và các vùng du lịch trọng điểm; kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng chi tiêu tại chỗ, thu hút khách du lịch quay trở lại. Đến năm 2020, Việt Nam đón 10-10,5 triệu lượt khách quốc tế, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35-40% đạt chuẩn từ 3-5, tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. - Hợp tác, quản lý hiệu quả giữa cơ quan nhà nước với khu vực tư nhân, hướng tới các phân đoạn thị trường tốt cũng như thị trường mới đạt hiệu quả về chi phí. 3.2.3. Mục tiêu marketing ngắn hạn - Quảng bá các thương hiệu đã được quốc tế công nhận cho Việt Nam, áp dụng nhất quán những giá trị thương hiệu trong tất cả các hoạt động marketing. - Tăng thị phần tại các thị trường mục tiêu, trong đó đối với thị trường Châu Âu tập trung vào các quốc gia: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, và Belarus. - Tăng cường hợp tác, giao lưu, trao đổi về các kinh nghiệm marketing thông qua các buổi hội thảo, hội nghị, hợp tác quốc tế... nhằm từng bước 74 chuyên nghiệp hóa và có những sáng kiến marketing độc đáo phát triển du lịch Việt Nam. 3.2.4. Định vị và xây dựng thương hiệu Những kết quả từ cuộc “Điều tra hình ảnh và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam 2011” của Tổng cục Du lịch cho thấy du khách từng đến Việt Nam từ tất cả các thị trường trên thế giới đều nhìn nhận khía cạnh văn hóa như một điểm then chốt tạo dựng hình ảnh cho Việt Nam. Thiên nhiên cũng là yếu tố quan trọng, đặc biệt là đối với du khách đến từ Châu Âu, trong khi đối với du khách từ Châu Úc hoặc Châu Á thì ẩm thực Việt Nam mới là yếu tố quan trọng. Một trong những mối quan tâm đặc biệt của cuộc điều tra này là thái độ của những du khách đã hơn một lần đến Việt Nam, vì thế họ có cái nhìn thực tế hơn về Việt Nam. Đối với nhóm du khách này, các yếu tố gắn liền với Việt Nam là: * Văn hóa * Con người * Ẩm thực * Du lịch mạo hiểm * Lòng hiếu khách Đối với các du khách đã quay trở lại Việt Nam, họ ít gắn thiên nhiên với Việt Nam so với các du khách lần đầu tới Việt Nam. Mặc dù vẫn chưa xác định rõ lợi điểm độc nhất của Việt Nam, những người đã quen thuộc với điểm đến này nhận định như sau: - Việt Nam rất khác Thái Lan (một hình ảnh mềm mại, yên ả và sang trọng, đúng như họ đã định vị hình ảnh trong các chiến lược marketing). - Việt Nam rất khác Malaysia (một quốc gia thịnh vượng, với đạo hồi chiếm đa số nhưng vẫn là một “Châu Á đích thực”). - Việt Nam khác Singapore, vốn được biết đến với hình ảnh một đô thị hiện đại, phát triển thịnh vượng. Thang Long University Libraty 75 Tính độc đáo của du lịch Việt Nam ẩn chứa trong nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, các món ăn ngon, tinh thần quật cường giành độc lập, sức sống và nghị lực không ngừng trong công cuộc tái thiết đất nước. Các sản phẩm cốt lõi của Việt Nam là: du lịch biển, văn hóa, đô thị và sinh thái. Vị thế du lịch của Việt Nam nhằm chuyển các góc độ tình cảm cơ bản và các lợi thế năng lực cốt lõi thành các hình ảnh mạnh mẽ và có tính thuyết phục. Các yếu tố quan trọng trong vị thế thương hiệu du lịch Việt Nam là: - Thời gian: Việt Nam là điểm đến mà du khách có thể “tiêu dùng thời gian”, nhưng cũng là nơi “thời gian có thể đứng yên”. Ở đây, du khách có thể trải nghiệm những khoảnh khắc không thể nào quên, dù đó là xem một buổi biểu diễn văn hóa hay là nghỉ ngơi trên bờ biển cát trắng. - Mạnh mẽ: Việt Nam là nơi của các trải nghiệm du lịch mạnh mẽ, từ các kỳ quan thiên nhiên đã được công nhận trên thế giới, tới các địa danh chưa từng được biết tới. Việt Nam mạo hiểm, chân thực và nguyên sơ, cần được khám phá. - Bí ẩn: Việt Nam có sự hòa hợp của nền văn hóa lạ kỳ mà chân thực, các dân tộc, các tín ngưỡng và truyền thống đan xen trong khung cảnh tuyệt vời của những ngọn núi mờ sương, những cánh đồng lúa xanh và đường chân trời vô tận trên biển. Khách du lịch có thể sưu tập vô số những câu chuyện hấp dẫn để kể lại cho gia đình và bạn bè. - Tận tâm: Người Việt Nam cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ bắt nguồn từ truyền thống văn hóa với phẩm chất cần cù, thân thiện và duyên dáng, những yếu tố tiên quyết để có dịch vụ tốt. 3.2.5. Lộ trình thực hiện: Căn cứ Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam giai đoạn 2015-2020, lộ trình thực hiện các hoạt động Marketing trong du lịch được đề ra như sau: - Năm 2015: Hướng dẫn sử dụng thương hiệu, định vị hình ảnh, nghiên 76 cứu thị trường, đào tạo nguồn nhân lực. - Năm 2016: Quảng bá điểm đến, truyền thông và quan hệ công chúng, hướng tới đặt các đại diện ở nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực. - Năm 2017: Marketing có định hướng vào thị trường mục tiêu, nghiên cứu, thí điểm, mở rộng các thị trường. - Năm 2018: Hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác xúc tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch. - Năm 2019 và 2020: Tăng cường ngân sách đầu tư quảng bá du lịch, mở rộng thị phần khách du lịch, đánh giá hoạt động marketing du lịch và lên kế hoạch, chiến lược cho giai đoạn tiếp theo. 3.3. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix nhằm thu hút khách du lịch Châu Âu tới Việt Nam giai đoạn 2016-2020 3.3.1. Giải pháp định vị hình ảnh du lịch Việt Nam Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một gay gắt trên các thị trường du lịch trong khu vực, việc định vị một thương hiệu, một hình ảnh nổi bật, dễ hiểu, dễ nhớ và có thể phân biệt với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết. Hiện nay chúng ta đang sử dụng logo hình bông sen với khẩu hiệu Việt Nam - vẻ đẹp bất tận (Việt Nam – Timeless Charm), với mục đích tập hợp các lợi thế cốt lõi, thể hiện các cảm xúc cơ bản trong một khẩu hiệu duy nhất: Việt Nam cung cấp cho khách du lịch các trải nghiệm về du lịch chân thực với sức mạnh, sự bí ẩn của thiên nhiên và văn hóa, sự tận tâm, cùng những trải nghiệm đặc biệt đáng nhớ trong tâm trí du khách. Thang Long University Libraty 77 Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam hiện nay đang sử dụng là Việt Nam - vẻ đẹp bất tận, theo Tổng cục Du lịch, logo này mang màu sắc rực rỡ hơn và được thiết kế tinh tế hơn, thể hiện mục tiêu mà Việt Nam hướng đến - phát triển một ngành du lịch năng động và thân thiện. Bên cạnh đó, hoa sen được chọn làm hình tượng chính, bởi nó tượng trưng cho những ý nghĩa cao quý nhất về vẻ đẹp của con người và tâm hồn Việt Nam. Về thông điệp, “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” thôi thúc du khách dành thời gian để khám phá, thưởng ngoạn để hồi phục thể chất và tinh thần, đem đến cho du khách những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ, mới mẻ, chân thực, nguyên sơ; đồng thời nhấn mạnh đến văn hóa đa dạng, nguyên bản, các dân tộc cùng hòa hợp trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, huyền bí, đậm chất phương Đông. Như đã phân tích tại chương II, bộ nhận diện thương hiệu du lịch của Việt Nam không quá xuất sắc khi so sánh với các quốc gia có thế mạnh về du lịch trong Đông Nam Á. Thách thức trong việc xây dựng thương hiệu của Việt Nam là phải biến những nhận thức mơ hồ, dễ thay đổi về điểm đến du lịch này thành một thực tế mang tính tích cực hơn, dễ cảm nhận và có chiều sâu hơn. Để làm được điều đó, giải pháp về định vị thương hiệu có thể sử dụng như sau: Thực hiện mục tiêu thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch Việt 78 Nam, các hoạt động quảng bá cần xoay quanh chủ đề “bất tận”, xem đây là khớp nối với công tác xúc tiến bằng các thông điệp vệ tinh như: Vietnam: Timeless Charm - Endless discovery (Không ngừng khám phá). Vietnam: Timeless Charm - Endless nature (Thiên nhiên vô tận). Vietnam: Timeless Charm - Endless mystery (Bí ẩn bất tận). Vietnam: Timeless Charm - Endless beauty (Vẻ đẹp bất tận). Vietnam: Timeless Charm - Endless variety (Vô cùng đa dạng). Vietnam: Timeless Charm - Endless vacation (Nghỉ ngơi dài hạn). Cụm từ “Timeless” theo nghĩa tiếng Anh là “không thời gian”, hay có thể hiểu là vô tận, là thời gian đứng yên không chuyển động. Thông điệp này cần được gửi tới du khách khi đến Việt Nam có thể tận hưởng một quãng thời gian tuyệt vời với sự đa dạng, bí ẩn và rất nhiều điều kỳ thú cần được khám phá. Thời gian ở đây như lắng đọng và du khách hoàn toàn có thể trải nghiệm toàn bộ những điều tuyệt vời ở đất nước này. Thông điệp này thực hiện mục tiêu của du lịch Việt Nam, khuyến khích du khách ở lại lâu hơn, tiêu dùng nhiều hơn và muốn quay trở lại hơn. Chính vì vậy cần thiết phải có những thông điệp vệ tinh trong các chiến lược truyền thông để làm cho thông điệp dễ hiểu, dễ định vị trong tâm trí khách hàng. Sáu thông điệp vệ tinh này tượng trưng cho sáu cánh hoa sen trong logo của du lịch Việt Nam, mỗi cánh hoa, mỗi màu sắc gắn với một thông điệp, một hình ảnh, một sản phẩm du lịch. Như vậy, việc phát triển các thông điệp vệ tinh đã giải quyết được vấn đề thể hiện tính đa dạng trong sản phẩm du lịch, điều mà chỉ một slogan không làm được. Sáu thông điệp tuy khác nhau nhưng không tách rời với slogan gốc, thể hiện tính nhất quán trong thông điệp truyền thông. 3.3.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về du lịch, qua những phân tích Thang Long University Libraty 79 thực trạng tại chương II, Việt Nam hiện đang có 4 nhóm sản phẩm du lịch chính: * Du lịch biển đảo; * Du lịch sinh thái, thiên nhiên; * Du lịch văn hóa, lịch sử; * Du lịch thành phố. Thực tế cho thấy, với những du khách ở các vùng miền, châu lục khác nhau có những nét văn hóa, tập tục khác nhau, thì nhu cầu du lịch cũng rất khác nhau. Việc phân nhóm sản phẩm du lịch hướng tới các phân đoạn thị trường mục tiêu là rất cần thiết, phù hợp với mục tiêu truyền thông trong Chiến lược du lịch quốc gia đang hướng đến. Tuy nhiên các sản phẩm chỉ dừng ở mức khai thác theo lượt khách đến, chưa hướng tới đối tượng có mức chi tiêu cao hơn, chưa đa dạng hóa và tập trung vào từng phân khúc mà vẫn đầu tư dàn trải, thiếu sự kết nối trong các thông điệp truyền thông. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, trước hết cần xác định thị trường mục tiêu và trọng tâm sản phẩm sẽ khai thác tại các thị trường chính. Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020 của Tổng cục Du lịch đã chỉ ra các thị trường mục tiêu và sản phẩm trọng tâm tại các thị trường đó: 80 Bảng 3.1. Sản phẩm du lịch trọng tâm của Việt Nam theo các thị trường xác định (Nguồn: Tổng cục Du lịch) Trong khuôn khổ luận văn này, thị trường mục tiêu được xác định là thị trường Châu Âu trong giai đoạn 2016-2020, nhóm sản phẩm du lịch cần tập trung là: Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa (Phong cách sống mới); Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái (Khu nghỉ dưỡng trên núi, du lịch mạo hiểm); và mối quan tâm đặc biệt là các tour du lịch truyền thống (thực chất là kết hợp sự đa dạng của nhóm sản phẩm du lịch khác nhau). Sau khi đã phân đoạn được thị trường và nhóm sản phẩm cần hướng tới, để có thể phát huy được tiềm năng của các sản phẩm du lịch, chiến lược về sản phẩm tập trung vào khai thác các thế mạnh du lịch tại các địa phương, vùng miền đối với đối tượng khách hàng mục tiêu. Do đặc thù địa lý, Tổng cục Du lịch đã phân chia Việt Nam thành 7 vùng du lịch: Vùng trung du miền núi Bắc Bộ; Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; Vùng Bắc Trung Bộ; Vùng duyên hải Nam Trung Bộ; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Thang Long University Libraty 81 Nam Bộ; Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở này, có thể chia ra những sản phẩm du lịch tương tương ứng với đặc điểm thế mạnh của từng vùng miền, từ đó có chính sách phát triển sản phẩm du lịch tại các khu vực này một cách thống nhất và có định hướng. Bảng 3.2. Sản phẩm du lịch trọng tâm gắn với các vùng miền Vùng miền Nhóm sản phẩm du lịch Sản phẩm trọng tâm cần khai thác Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ - Du lịch văn hóa các dân tộc phía Bắc. - Du lịch sinh thái. - Du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên - Homestay Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc - Du lịch văn hóa, làng nghề, lịch sử, kiến trúc. - Du lịch văn hóa, lịch sử. - Du lịch thành phố. - Du lịch biển. - Lifestyle, phong cách sống mới. - Ẩm thực. - Tour truyền thống. Vùng Bắc Trung Bộ - Du lịch văn hóa - Du lịch sinh thái - Du lịch biển - Tour truyền thống - Khám phá thiên nhiên: hang Sơn Đoòng, Phong Nha Kẻ Bàng... Vùng duyên hải Nam Trung Bộ - Du lịch văn hóa, di sản văn hóa. - Du lịch biển - Tour truyền thống - Du lịch khám phá: thuê xe máy tự lái Vùng Tây Nguyên - Du lịch văn hóa, lễ hội. - Du lịch sinh thái. - Du lịch khám phá thiên nhiên cao nguyên. - Homestay trải nghiệm tập quán văn hóa dân tộc. Vùng Đông Nam Bộ - Du lịch văn hóa, lịch sử - Du lịch biển - Du lịch thành phố - Ẩm thực - Tour truyền thống - Lifestyle, phong cách sống mới. 82 Vùng đồng bằng sông Cửu Long - Du lịch sinh thái - Du lịch văn hóa - Du lịch biển - Tour truyền thống - Khám phá vùng sông nước miền Tây Nam Bộ - Du lịch đảo Phú Quốc Không chỉ khai thác thế mạnh của các vùng miền, các sản phẩm du lịch cần phải được kết nối với nhau, tạo thành một hệ thống tour tuyến đa dạng, độc đáo, nâng cao sức cạnh tranh của ngành du lịch. Tại Hội chợ du lịch quốc tế lần thứ 11 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (ITE HCMC 2015), các công ty lữ hành Việt Nam đang chào bán các sản phẩm tour như: du lịch biển đảo, du thuyền, du lịch kết hợp đánh golf, du lịch về miền sông nước Tây Nam Bộ, kết hợp lễ hội và ẩm thực, homestay, du lịch bằng xe gắn máy... thu hút rất nhiều sự chú ý của khách quốc tế. Các tour truyền thống đa dạng về điểm đến, thời gian lưu trú, sản phẩm dịch vụ sẽ đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, giữ chân khách hàng lâu hơn và đem lại sự trải nghiệm tuyệt vời cho du khách. Theo dự báo xu hướng của Tổ chức du lịch thế giới, và trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các sản phẩm du lịch ngày một đa dạng hơn, không bó hẹp trong khuôn khổ quốc gia mà còn phát triển rộng ra khu vực. Trong khuôn khổ Hội chợ quốc tế du lịch 2015, các nước tiểu vùng sông Mê Kông đã thống nhất xây dựng chương trình liên kết phát triển du lịch “Con đường di sản Mê Kông”. Theo đó, các quốc gia có con sông Mê Kông chảy qua sẽ phối hợp tạo nên một tuyến du lịch độc đáo có một không hai, đem lại cho du khách trải nghiệm chưa từng thấy qua các nền văn hóa, các địa danh, lịch sử khác nhau... Đây sẽ là cú huých lớn cho du lịch Đông Nam Á, tạo sức hút mạnh mẽ đối với du khách quốc tế. Chính vì vậy, phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, theo từng phân đoạn thị trường chính là giải pháp tốt nhất trong bối cảnh du lịch thế giới và khu vực hiện nay. Thang Long University Libraty 83 3.3.3. Giải pháp về giá Đối với khu vực công: Nhà nước không trực tiếp quản lý về giá cả nhưng bằng các chính sách pháp lý có thể điều chỉnh, tạo nên sức cạnh tranh gián tiếp về mặt giá thành, trong đó có thể sử dụng các biện pháp như sau: - Miễn thị thực, đơn giản hóa thủ tục thị thực: Giá cả không phải yếu tố quyết định trong chính sách này, tuy nhiên việc miễn thị thực, hoặc đơn giản hóa các thủ tục thị thực kích thích rất nhiều nhu cầu du lịch của khách quốc tế. Thái Lan là một trong các quốc gia áp dụng rất triệt để biện pháp này, đa số các quốc gia nằm trong thị trường mục tiêu của họ đều được miễn thị thực khi đi du lịch. Hiện nay Việt Nam cũng bắt đầu áp dụng biện pháp này, trước mắt là với một số thị trường trọng điểm của Châu Âu như: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, và Belarus. - Phát triển hệ thống hàng không giá rẻ: Hàng không giá rẻ là xu hướng của tương lai, việc phát triển tốt hệ thống hàng không, đồng thời phối hợp với các hãng giá rẻ sẽ là biện pháp rất tốt để kích cầu du lịch. - Hỗ trợ khách du lịch quay trở lại Việt Nam, hoặc quá cảnh qua Việt Nam đi sang các nước lân cận, đảm bảo cho du khách sự hài lòng tối đa dù chỉ đến Việt Nam trong thời gian rất ngắn, tạo thiện cảm cho du khách sẽ trở lại Việt Nam thêm nhiều lần nữa. Đối với khu vực tư nhân: Quá trình ra quyết định về giá chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố, căn cứ vào khả năng điều chỉnh của doanh nghiệp. Các nhân tố này được chia thành 2 nhóm: * Nhóm nhân tố có khả năng điều chỉnh bao gồm các nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh, kiểm soát. * Nhóm nhân tố phi điều chỉnh: những nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp không có khả năng tác động hay kiểm soát nhưng chúng lại tác động rất mạnh tới các quyết định về giá. 84 Mỗi một nhân tố trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, tác động khác nhau tới chính sách giá của doanh nghiệp. Trong phạm vi này có hai nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh lớn nhất: - Thứ nhất là chi phí: có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau: từ chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí biên tới chi phí cơ hội, chi phí dự phòng,Thông thường các doanh nghiệp có hai hướng tác động chủ yếu là thay đổi mức chi phí (hoặc tổng chi phí) và thay đổi cơ cấu chi phí. Tiết kiệm chi phí luôn là mối quan tâm của các công ty lữ hành. - Thứ hai là mục tiêu của doanh nghiệp: Mục tiêu của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định về giá. Thay đổi các mục tiêu gần như chắc chắn dẫn tới thay đổi về giá. Có 4 nhóm mục tiêu cơ bản đối với các doanh nghiệp: Các mục tiêu về lợi nhuận: Lợi nhuận tối đa; Thu hồi vốn nhanh; Tỷ lệ lợi nhuận đầu tư; Tối đa mức đóng góp của sản phẩm (mức đóng góp bằng mức giá trừ đI chi phí biến đổi) Mục tiêu về bán: Tối đa doanh số; Tối đa số lượng khách; Chiếm lĩnh thị phần; Hướng vào du khách đi lần đầu; Hướng vào du khách đi lần thứ hai. Mục tiêu cạnh tranh: Giữ vững sự cách biệt về giá; Đối đầu. Mục tiêu chi phí: Đảm bảo hoà vốn; Đảm bảo bù đắp chi phí cố định. Như vậy, để xác định mức giá cho từng loại hàng hóa du lịch cần căn cứ vào điều kiện thị trường, điều kiện kinh doanh từng thời kỳ. Bên cạnh đó việc định giá sản phẩm cần phải bám sát các mục tiêu trong chiến lược du lịch quốc gia, mục tiêu, khả năng, vị thế của doanh nghiệp lữ hành trên thương trường. 3.3.4. Giải pháp xúc tiến hỗn hợp 3.3.4.1. Chương trình xúc tiến: Du lịch Việt Nam hiện có 3 hình thức xúc tiến là xúc tiến điểm đến của Chính phủ, xúc tiến điểm đến của địa phương và xúc tiến sản phẩm của doanh Thang Long University Libraty 85 nghiệp. Ngân sách hạn hẹp và đầu tư xúc tiến dàn trải khiến các chương trình xúc tiến của Việt Nam không đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam còn quá ỷ lại vào công tác tổ chức xúc tiến của Nhà nước, thiếu sự năng động, chủ động tham gia quảng bá trên thị trường quốc tế. Để đổi mới công tác xúc tiến du lịch Việt Nam, trước hết, cần có sự liên kết, phối hợp giữa cơ quan nhà nước (Tổng cục Du lịch), với các Hiệp hội về du lịch, các doanh nghiệp lữ hành. Tất cả chương trình xúc tiến cần bám sát chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2016-2020, tập trung vào các thị trường mục tiêu thay vì đầu tư dàn trải, mạnh ai nấy làm. Ngân sách xúc tiến không thể hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, mà cần có thêm nguồn vốn đầu tư, xúc tiến của các doanh nghiệp, vì bản chất các chương trình xúc tiến phục vụ nhiều lợi ích của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần thay đổi hình thức xúc tiến, bổ sung các hình thức mới như: - Tổ chức roadshow, giới thiệu quảng bá du lịch Việt Nam trong các lễ hội, ngày hội lớn hay các sự kiện trọng đại của quốc gia mục tiêu. - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin du lịch Việt Nam qua các ấn phẩm, đặc biệt là các tạp chí du lịch lớn của thế giới như: Rough Guides, Travel and Leisure, Lonely Planet... - Tổ chức giới thiệu ngày văn hóa, du lịch Việt Nam trên đất nước bạn, tạo thành một ngày truyền thống, tăng cường giao lưu, liên kết giữa các bên. 3.3.4.2. Quan hệ công chúng và tuyên truyền Công tác quan hệ công chúng và tuyên truyền cần tập trung cho hai đối tượng sử dụng B2B và B2C: B2B (Bussiness to Bussiness): - Ký kết hợp tác du lịch với các đối tác tại thị trường mục tiêu. Những đối tác này bao gồm các nhà đầu tư du lịch, các công ty lữ hành quốc gia, các 86 hãng hàng không quốc tế, - Xây dựng và củng cố mối quan hệ đối với giới truyền thông tại thị trường mục tiêu. B2C (Bussiness to Consumer): - Xác định các sản phẩm du lịch phù hợp với từng thị trường trọng điểm và tiến hành tổ chức các hoạt động giao lưu, lễ hội du lịch nhằm giới thiệu về sản phẩm cũng như du lịch Việt Nam ở tại các thị trường trọng điểm. Ví dụ: Tại thị trường Pháp thì ưu tiên quảng bá giới thiệu về du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp, sản phẩm du lịch trở về chiến trường xưa, sản phẩm du lịch giải trí và làm đẹp, sản phẩm du lịch tham quan di sản và khám phá thành phố, sản phẩm du lịch khám phá, - Tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài, nhằm kích cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng việc tham gia các hội trợ du lịch quốc tế lớn tại các thị trường trọng điểm: Hội trợ Top Resa tại Pháp, WTM tại Anh, ITB tại Đức, ITB Asia tại Singapore, JATA tại Nhật, CITM tại Trung Quốc, MITT tại Nga, Thailand Travel Mart Plus tại Thái Lan, các kỳ Hội trợ TRAVEX được tổ chức luân phiên tại các nước ASEAN, 3.3.4.3. Marketing online (e-marketing) Cổng thông tin điện tử là kênh thông tin điện tử chính thống, quan trọng hàng đầu trong hệ thống trang tin điện tử. Đây là kênh thông tin đầu tiên mà khách hàng sẽ tìm đến khi muốn tìm hiểu về các điểm đến, cũng là kênh quảng bá trực tiếp, hiệu quả và tốn ít chi phí nhất trong hệ thống chiến lược marketing. Chẳng thế mà Singapore đã đặt hẳn tên website Cổng thông tin điện tử của họ lên bộ nhận diện thương hiệu du lịch của nước đó. Hiện nay Cổng thông tin điện tử Việt Nam (vietnamtourism.com) đã có nhiều cải tiến khi cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin đa dạng hơn về tour tuyến, điểm đến, booking khách sạn, vé máy bay,... Tuy nhiên việc cung cấp thông tin còn chậm và thiếu sự đồng bộ giữa các trang tin. Điển hình là Thang Long University Libraty 87 việc miễn thị thực VISA với một số quốc gia là một chính sách mới nhằm tăng cường khả năng thu hút khách du lịch của Việt Nam, tuy nhiên các khách hàng sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt khi bấm vào đường link do Cổng thông tin điện tử cung cấp thì lại ra một trang web tiếng Việt... Để tăng cường hiệu quả của Cổng thông tin điện tử và các trang tin điện tử, ngoài việc đồng bộ, nhất quán trong quản lý thông tin, các website cần nhanh chóng cải thiện việc tương tác với khách hàng, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, độ 4 như: cho phép khách hàng khai báo VISA trực tuyến, book phòng, thanh toán online... Bên cạnh đó, việc quảng bá Cổng thông tin điện tử du lịch rộng rãi trên mạng xã hội là điều rất quan trọng. Một website có tốt, có đẹp đến đâu mà không ai biết tên, không ai truy cập vào thì cũng vô nghĩa. Mạng xã hội chính là một kênh quảng bá hiệu quả, với độ phát tán nhanh tới chóng mặt, thông tin sẽ được chuyển đi vô cùng nhanh chóng. Một số mạng xã hội lớn như: Facebook, Twitter, Youtube... có lượng người sử dụng cực lớn, đặc biệt là Châu Âu, một trong những thị trường mục tiêu trong du lịch Việt Nam. Phương pháp truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội là sử dụng viral marketing, chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác, tạo ra một tiềm năng phát triển theo hàm mũ sự lan truyền và ảnh hưởng của một thông điệp như những con vi rút. Các chiến dịch như vậy đã lợi dụng vào sự nhân rộng nhanh chóng để làm bùng nổ một thông điệp đến hàng ngàn, hàng triệu lần, làm tăng cường sự nhận biết nhãn hiệu của công chúng. Ta có thể lấy ví dụ về clip quảng cáo hang động Sơn Đoòng của kênh truyền hình abc của Mỹ, chỉ dài chưa đầy 1 phút nhưng sau khi đăng tải trên Facebook đã có gần 2 triệu lượt xem, được “nhắc lại” khoảng 40 nghìn lần, một con số khủng khiếp nếu chỉ so sánh với hình thức quảng cáo thông thường. Đây sẽ là một giải pháp cực kỳ hiệu quả để quảng bá về du lịch Việt Nam, tiết kiệm chi phí, và đem lại lợi ích vô cùng 88 to lớn. 3.3.4.4. Quảng cáo Đây vẫn là kênh thông tin lâu đời và hiệu quả nhất trong mọi chiến lược marketing. Tuy nhiên để đạt hiệu quả mong muốn đòi hỏi một chi phí rất lớn, trong bối cảnh ngân sách du lịch Việt Nam còn hạn hẹp, quảng cáo cần tập trung vào từng phân khúc đối tượng khách hàng trên thị trường mục tiêu. Bên cạnh phương pháp quảng cáo trực tiếp, Việt Nam có thể sử dụng các phương pháp quảng cáo gián tiếp đem lại các trải nghiệm mới lạ, vừa giảm chi phí vừa tăng hiệu quả marketing. Một số biện pháp quảng cáo gián tiếp du lịch: - Quảng cáo thông qua phim điện ảnh, chương trình truyền hình phối hợp với nước ngoài sản xuất: Quốc gia sử dụng thành công nhất biện pháp này là Hàn Quốc, họ có cả một nền công nghiệp văn hóa, trong đó điện ảnh, âm nhạc là những mũi nhọn tấn công vào các thị trường mục tiêu, giới thiệu văn hóa, con người, du lịch của đất nước. Việc hợp tác với nước ngoài sản xuất vừa tăng tính chuyên nghiệp trong quá trình sản xuất, vừa có thể trình diễn song song ở nhiều quốc gia, các bên đều có lợi. - Quảng cáo thông qua các sự kiện lớn của quốc gia: Không phải ngẫu nhiên các quốc gia đều đấu tranh giành quyền đăng cai các sự kiện lớn như thế vận hội Olympic, World Cup,... hay trong khu vực Châu Á là Asiad, các Hội nghị thượng đỉnh, Seagames... Mỗi khi có sự kiện lớn được tổ chức, lượng khách du lịch quốc tế tăng vọt trong thời gian diễn ra sự kiện, đi kèm theo đó các sản phẩm du lịch sẽ được tiêu dùng nhiều hơn, các kênh thông tin, báo chí quốc tế đăng tải về sự kiện, đất nước, con người nơi đây nhiều hơn, các công trình được đầu tư trọng điểm, các dịch vụ được cải thiện,... Đó là những lợi ích to lớn đem lại cho các quốc gia đăng cai. - Quảng cáo thông qua hình thức cho thuê dịch vụ: Nếu ta không thể đưa hình ảnh Việt Nam đến với quốc tế, hãy để quốc tế đưa hình ảnh Việt Thang Long University Libraty 89 Nam ra thế giới. Sở hữu nhiều kỳ quan thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa có một không hai, Việt Nam hoàn toàn có thể cho các quốc gia thuê địa điểm để quay phim, tổ chức sự kiện như các cuộc thi hoa hậu quốc tế, thời trang... từ đó đưa hình ảnh Việt Nam tới với thế giới. Không chỉ một lần các nhà làm phim Hollywood bị quyến rũ bởi vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của Phong Nha – Kẻ bàng, hay nét đẹp hoàn mỹ của Vịnh Hạ Long. Những bộ phim của họ được trình chiếu toàn thế giới, và nhờ đó, vẻ đẹp của Việt Nam sẽ tới với toàn bộ khán giả, những du khách tiềm năng trong tương lai. 3.3.5. Giải pháp về con người Nguồn nhân lực du lịch lao động trực tiếp có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển ngành du lịch của nước ta. Để nguồn nhân lực du lịch Việt Nam phát triển toàn diện, ngành du lịch Việt Nam cần phải chú tâm nâng cao cả về lượng và chất. - Mở thêm các trung tâm, khoa, ngành đào tạo du lịch tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. - Tăng điểm chuẩn vào ngành và giảm học phí cho các sinh viên ngành du lịch. - Liên kết đào tạo nhân lực du lịch với các trường, các tổ chức đào tạo của các nước có hệ thống đào tạo về du lịch tốt như Thụy Sĩ, Pháp, Anh, Úc, - Cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc đi du học tại các nước đào tạo du lịch tốt như Thụy Sĩ, Úc,... Việc cấp học bổng này sẽ tạo động lực học tập cho các sinh viên, sau khi được đào tạo ở môi trường nước ngoài sẽ có thêm nhiều kỹ năng chuyên môn, góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch. - Trao đổi thực tập sinh viên du lịch giữa Việt Nam và các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, để cùng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong các hoạt động thuộc lĩnh vực du lịch. 90 - Đối với toàn bộ đội ngũ nhân lực lao động trực tiếp trong ngành du lịch hiện tại, cần có các khóa đào tạo ngắn ngày, dài ngày, đào tạo các nội dung về văn hóa, marketing du lịch, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, các quy trình chuẩn về dịch vụ nhằm đáp ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách. Lực lượng hướng dẫn viên du lịch không chỉ là những người trực tiếp tiếp xúc với du khách mà còn là người đem nét đẹp của du lịch Việt Nam đến với du khách một cách nhanh và “có hồn” nhất. Đôi khi, tài nguyên thiên nhiên hay sản phẩm du lịch chưa thật hoàn thiện, nhưng người hướng dẫn viên du lịch có thể biến tài nguyên đó trở thành một tuyệt tác của thiên nhiên nếu như người hướng dẫn viên đó thực sự có chuyên môn, hiểu biết và tâm huyết với nghề. Do đó, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch cần được hoàn thiện hơn nữa với những giải pháp như sau: - Xây dựng khung chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn cho ngành hướng dẫn du lịch. Khung chương trình đào tạo này sẽ được áp dụng chung cho tất cả các trường trung cấp, cao đẳng, đại học đào tạo về hướng dẫn du lịch. Đưa hướng dẫn du lịch thành một ngành học riêng với những kỹ năng và yêu cầu nhất định, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp. - Hàng năm, nên có những đợt thi nâng bậc hướng dẫn viên du lịch để tạo động lực hoàn thành tốt công việc cho lực lượng hướng dẫn viên. - Trong quá trình đào tạo, dành sự ưu tiên cho các hướng dẫn viên là người bản địa, vì họ là những người hiểu biết rõ nhất những bản sắc văn hóa và tài nguyên du lịch của vùng miền mình. - Phối hợp sử dụng hướng dẫn viên du lịch là người nước ngoài, tương ứng với mỗi quốc gia ở thị trường mục tiêu. Kinh nghiệm từ đất nước Thái Lan cho thấy, mỗi đoàn du khách ở quốc tịch nào, họ sẽ có hướng dẫn viên tương ứng của chính quốc tịch đó: Ví dụ đoàn Việt Nam sẽ có hướng dẫn viên người Việt giới thiệu về du lịch Thái Lan, vừa nói ngôn ngữ bản địa, vừa gây Thang Long University Libraty 91 được thiện cảm cho các du khách. Từ đó dễ thuyết phục du khách tiêu dùng sản phẩm du lịch nhiều hơn. 3.3.6. Giải pháp về hệ thống chất lượng dịch vụ Để nâng cao hệ thống chất lượng dịch vụ, đảm bảo tốt công tác quản lý chất lượng, biện pháp cơ bản và thiết thực nhất là xây dựng hệ thống pháp lý, tiêu chuẩn đánh giá để làm căn cứ thực thi, tạo thành một hệ thống chất lượng dịch vụ đồng nhất, dễ dàng kiểm tra, xử lý khi có những sai phạm. Một số giải pháp để cải thiện hệ thống chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam: - Phân loại, xếp hạng các tài nguyên du lịch: Việc phân loại, xếp hạng các tài nguyên du lịch nhằm đánh giá, trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo tồn, duy tu, bảo dưỡng các công trình nhằm phục vụ mục đích lâu dài, tránh việc khai thác quá triệt để dẫn đến các tài nguyên du lịch bị xuống cấp nhanh chóng. - Đặt ra các tiêu chuẩn cho các cơ sở lưu trú: Tại Việt Nam, khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391- 2009 là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn này được đánh giá thông qua các tiêu chí: Vị trí và kiến trúc; Trang thiết bị và tiện nghi phục vụ; Dịch vụ và mức độ phục vụ; Nhân viên phục vụ; Vệ sinh. - Thường xuyên đánh giá, đo lường sự phản hồi của khách hàng về hệ thống chất lượng dịch vụ, qua đó nhằm cải thiện từng bước hệ thống chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của du khách quốc tế. 3.3.7. Giải pháp về cơ sở hạ tầng 3.3.7.1. Cơ sở lưu trú: Ngoài việc được thăm thú và cảm nhận các nét đẹp của thiên nhiên và tài nguyên du lịch, thì việc được nghỉ ngơi trong một khách sạn hay nhà nghỉ 92 tiện nghi, thoải mái cũng là một trong những nhu cầu của du khách quốc tế khi đến với Việt Nam. Một số giải pháp đề ra để cải thiện hệ thống các cơ sở lưu trú như sau: - Thường xuyên tham khảo ý kiến khách hàng, trùng tu, bảo dưỡng cơ sở khách sạn, resort, Phải để ý đến từng chi tiết nhỏ như phòng ngủ, ga trải giường, phòng vệ sinh, thậm chí cả mùi, hương thơm trong phòng. Đặc biệt là các cơ sở lưu trú lớn như các khách sạn 5 sao, cần tạo sự mới lạ, hấp dẫn về cảnh quan để du khách có thể lựa chọn phòng hướng ra sông nước, hướng ra phố xá hoặc phòng ở khu vực yên tĩnh, - Đối với các cơ sở lưu trú cao cấp, phải đa dạng các dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ du khách như: bể bơi nước nóng, massage, karaoke, bar cafe, sân tennis, và đặc biệt là phải được phủ sóng wifi toàn bộ. Đặc biệt vào các dịp lễ Tết hay cuối tuần, có thể tổ chức các chương trình văn nghệ hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú của du khách. - Thực hiện liên kết với các cơ sở đào tạo để phối hợp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho các nhân viên phục vụ và cán bộ quản lý. Thường xuyên đào tạo mới, đào tạo lại cho nhân viên các kỹ năng tiếp tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng đầy đủ các dịch vụ bổ trợ. - Mỗi cơ sở lưu trú nên mở website để quảng bá hình ảnh, thường xuyên kiểm tra và cập nhật thông tin. Phải chú ý đến màu sắc, hình ảnh phải ấn tượng và điều quan trọng là phải trung thực trong quảng cáo, tránh tình trạng quảng cáo phóng đại trong khi chất lượng thực tế không được như vậy. - Thu hút đầu tư nước ngoài vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch như các khu resort, sân golf, trung tâm mua sắm, Các dự án đầu tư này cần được thẩm định cẩn thận về mức độ hiệu quả với việc thu hút khách du lịch. Tránh xảy ra trường hợp đầu tư không đồng đều, gây lãng phí tài nguyên và tiền của. Các dự án khi được đưa vào thực hiện phải được tiến Thang Long University Libraty 93 hành đúng tiến độ, không kéo dài. 3.3.7.2. Hạ tầng giao thông: Đối với cơ sở hạ tầng giao thông, có thể thực hiện những giải pháp sau: - Quy hoạch các tuyến đường bộ tạo thuận tiện cho việc di chuyển của du khách khi tham quan các điểm đến hoặc khám phá các vùng đất. - Phát triển hệ thống giao thông đường sắt, đường thủy vì đây là những kênh di chuyển quan trọng của du lịch, đặc biệt với những quốc gia có địa hình trải dọc từ Bắc xuống Nam và có đường bờ biển dài như Việt Nam. - Các sân bay, nhà ga mới phải xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống đường hàng không phải được đảm bảo an ninh, an toàn, vì đây là phương tiện di chuyển chính của khách du lịch nước ngoài. Mở thêm các sân bay quốc tế đặt tại các thành phố lớn như Khánh Hòa, Huế, Tăng thêm các tuyến bay quốc tế, bay thẳng tới các điểm đến du lịch. - Xây dựng hệ thống giao thông thông minh ITS (Intelligent Transportation System) bằng cách sử dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm giảm thiểu ách tắc, cải thiện độ an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của giao thông vận tải. Các công nghệ sẽ được áp dụng trong hệ thống như: giám sát giao thông bằng hình ảnh camera, dò đếm theo dõi tự động các phương tiện qua hình ảnh, thông tin giao thông được hiển thị bằng bảng điện tử cỡ lớn được dựng tại các trục đường quan trọng. - Phát triển các phần mềm thông minh trên hệ thống thiết bị di động. Trong xu hướng phát triển công nghệ hiện nay, thiết bị di động là thứ không thể thiếu đối với bất kỳ cá nhân nào, đặc biệt với khách du lịch khi tới một nơi xa lạ. Hệ thống tìm đường, tra cứu điểm đến, định vị toàn cầu, bản đồ, thông tin liên lạc,... là những thứ rất cần thiết cho khách du lịch. Một số phần mềm như Uber, Grab Taxi đã chứng tỏ hiệu quả khi áp dụng, giúp du khách dễ dàng sử dụng các phương tiện vận chuyển với mức chi phí thấp nhất. 94 3.4. Kết luận chương III Chương III đã phân tích và đề ra các giải pháp về hoạt động marketing mix nhằm thu hút khách du lịch Châu Âu tới Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020. Để các giải pháp marketing mix thực sự đạt hiệu quả, các hoạt động cần tiến hành đồng bộ, theo lộ trình bám sát Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các hoạt động marketing mix cũng cần thường xuyên được cập nhật, đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập, toàn cầu hóa và các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, cũng như sự nổi lên của các nền kinh tế mới. Thang Long University Libraty 95 KẾT LUẬN Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh, liên kết trong khu vực và quốc tế ngày một nhanh, mạnh và có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch, để nâng cao hiệu quả thu hút khách du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, marketing là công cụ không thể thiếu, quyết định yếu tố thành bại của cả ngành du lịch. Các công cụ marketing du lịch đã đề cập ở Chương I bao gồm: (1) Sản phẩm; (2) Giá; (3) Phân phối; (4) Hoạt động xúc tiến; (5) Con người; (6) Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ và (7) Hạ tầng. Qua những phân tích trong chương II, đã chỉ ra những mặt mạnh, mặt tích cực đồng thời cũng nêu những điểm yếu, điểm hạn chế của các hoạt động marketing mix của du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2015. So với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam còn rất non trẻ, có tiềm năng và thực sự cần có những giải pháp để phát huy các điểm mạnh và hạn chế, khắc phục những điểm yếu, nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết, qua những phân tích thực trạng phát triển của ngành du lịch Việt Nam, qua những dự báo xu hướng của quốc tế, chương III đề xuất các giải pháp về marketing mix nhằm đẩy mạnh việc thu hút khách du lịch Châu Âu tới Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020. Về cơ bản, luận văn đã nêu được những giải pháp có tính khả thi, có khả năng áp dụng vào tình hình thực tiễn của du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên do những hạn chế về năng lực nghiên cứu, về thời gian nghiên cứu không dài, cũng như tư liệu chưa thực sự đầy đủ, và sát với thực tiễn, luận văn này vẫn còn những thiếu sót, chưa hoàn chỉnh trong quá trình thực hiện. Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các Thầy, các Cô, các Nhà khoa học, để em hoàn thiện Luận văn này. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh, PGS. TS. Nguyễn Đình Hòa (2015), Giáo trình Marketing Du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 2. Giảng viên: Nguyễn Lê Thanh Thảo - Bài giảng “Tâm lý khách du lịch” – Trường Cao đẳng công nghiệp Tuy Hòa. 4. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ). 5. Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 6. Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội. 7. Đề tài “Hoàn thiện chiến lược Marketing thu hút khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam” (2014) - tác giả: Trần Kim Thư. 8. Chuyên đề “Giải pháp thu hút thị trường khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga vào Việt Nam tại công ty du lịch quốc tế Nhật Minh” (2005) - tác giả: Trương Đức Thao. Tài liệu tiếng Anh 1. Philip Kotler (1967), Marketing Management: Analysis, Planning, and Control, Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall. 2. World Travel & Tourism Council - Travel & Tourism - Vietnam Economic Impact 2014. Các website 1. Website Tổng cục Du lịch: vietnamtourism.gov.vn 2. Website thống kê: statista.com 3. Công cụ Google search: www.google.com.vn 4. Bách khoa điện tử: wikipedia.com Thang Long University Libraty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47_2846_8892.pdf
Luận văn liên quan