Luận văn Hoạt động đầu tư trực tiếp của các TNCs tại Việt NamThực trạng và giải pháp

Xét trên cả khía cạnh lý luận và thực tiễn, các công ty xuyên quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới là điều không thể phủ nhận. Đối với các quốc gia đang phát triển chúng lại càng có ý nghĩa to lớn trong tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm bắt kịp các nước tiên tiến khác.

pdf115 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động đầu tư trực tiếp của các TNCs tại Việt NamThực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các vũng kinh tế khó khăn nên có chính sách ưu đãi cao hơn các vùng khác. - Khuyến khích doanh nghiệp hướng mạnh vào sử dụng nguyên liệu trong nước chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu; hạn chế cấp giấy phép cho các dự án xuất khẩu nguyên liệu hoặc sản phẩm chỉ qua sơ chế. 87 - Cần linh hoạt hơn trong việc quyết định các hình thức đầu tư. Vấn đề này nên xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế cần cho phép các liên doanh nước ngoài trong một số trường hợp được chuyển đổi hình thức đầu tư sang 100% vốn nước ngoài hoặc 100% vốn trong nước - Ngoài các khu công nghiệp nhỏ và các cụm công nghiệp để di dời các nhà máy trong các thành phố lớn, cần xem xét chặt chễ việc thành lập các khu công nghiệp mới. - Tiến tới chấm dứt cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển sang thực hiện chế độ Nhà nước cho thuê đất. Có thể thấy rằng, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, việc đưa ra chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài không còn có tác động lớn như trước đây nữa. Tuy nhiên, sự cải tiến hệ thống luật pháp và chính sách của Việt Nam theo hướng trên chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam. 3.2 Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với FDI Sự tồn tại của quản lý của Nhà nước đối với FDI là một tất yếu khách quan nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do FDI gây ra. Tuy nhiên, nếu hệ thống quản lý này không hợp lý sẽ dẫn đến sự kém hấp dẫn của môi trường đầu tư. Vì vậy, các nước muốn thu hút được FDI đều cần quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý của Nhà nước đặc biệt đối với một quốc gia như Việt Nam. Trước hết ở Việt Nam cần đẩy nhanh và mạnh mẽ quá trình cải cách hành chính sao cho đơn giản gọn nhẹ thông thoáng theo thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Triệt để và kiên quyết trong việc quy định rõ ràng minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu mọi cấp. Phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức là một vấn đề đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hiện nay, hiện tượng sách nhiễu tham ô, tham nhũng còn rất phổ 88 biến. Đặc biệt là hiện tượng tham nhũng. Nó không những làm xói mòn môi trường đầu tư mà còn làm sai lệch bản chất của Nhà nước, gây mất lòng tin của các nhà đầu tư và của nhân dân đối với bộ máy công quyền. Vì vậy, cần áp dụng những biện pháp sau nhằm khắc phục tình trạng này: *Tăng cường giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức của người cán bộ. *Hoàn thiện hệ thống luật pháp: Xây dựng luật chống tham nhũng. Đồng thời cần đồng bộ hoá hệ thống, chính sách về thể chế, đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong việc thực thi và phối hợp đấu tranh chống tham nhũng Cần có những quy chế rõ ràng về trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, về thực hiện quy chế dân chủ của cấp cơ sở đấu tranh chống tham nhũng, cần lưu ý rằng, nếu lãnh đạo để cấp dưới có những biểu hiện vi phạm pháp luật thì lãnh đạo cũng vi phạm pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, đều đặn những khâu, những cấp quản lý, những lĩnh vực để tránh tham những. Vấn đề cuối cùng trong tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài là chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý Nhà nước sau khi cấp giấy phép đầu tư. Các thiết chế giảm sát của chính phủ phải được thiết lập đồng bộ và có đủ khả năng đánh giá đúng và đầy đủ tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Na. Đồng thời, cần quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài. Tin rằng việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước thông qua các giải pháp trên sẽ góp phần thu hút FDI vào Việt Nam ngày một tăng. 3.3 Đẩy mạnh công tác quy hoạch và vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài Muốn thu hút được nhiều FDI, Việt Nam cần phải chủ động kêu gọi đầu tư, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI như hiện nay thì công tác này lại càng trở nên quan trọng. Chúng ta không thể trông chờ vào việc nhà đầu tư sẽ tìm đếnvới mình mà mình phải biết cách tìm đến nhà đầu tư thông qua việc vận động xúc 89 tiến đầu tư. Ngay cả tổng thống Mỹ Bil- Clintơn khi đến thăm Việt Nam vào năm 2001 cũng không quên có những bài thuyết trình nhằm kêu gọi đầu tư vào Mỹ. Thế mới biết vấn đề này là vô cùng quan trọng, nếu chúng ta không quảng bá, không giới thiệu về tất cả những vấn đề như môi trường đầu tư, các khuyến khích, các ưu đãi….thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể biết được, từ đó dẫn đến việc chúng ta làm mất đi cơ hội được tiếp nhận vốn từ họ. Mặt khác, cũng cần thấy rằng, công tác quy hoạch đầu tư đóng một vai trò quan trọng , không thể kêu gọi đầu tư khi Việt Nam chưa có một quy hoạch rõ ràng về lĩnh vực cần đầu tư. Do đó, công tác quy hoạch và vận động xúc tiến đầu tư là không thể tách rời. 3.3.1 Về công tác quy hoạch Công tác quy hoạch cần được cụ thể hoá hơn nữa. Việc quy hoạch phải tính đến những biến động trong tương lai. Có thể sử dụng các chuyên gia, thành lập các phòng chuyên nghiên cứu và dự báo về các vấn đề trong nước và thế giới nhằm có quy hoạch chính xác. Tuy nhiên, trước mắt, cần xây dựng và công bố sớm và rõ ràng danh mục các sự án đầu tư được khuyến khích trong thời kỳ đổi mới đất nước. Cụ thể như là: - Công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. - Công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu. - Công nghệ cao, công nghệ thông tin, viễn thông. - Công nghiệp dầu khí điện lực. - Công nghiệp cơ khí. - Công nghiệp hàng điện tử. - Xây dựng các loại dịch vụ( về xuất nhập khẩu, về kênh phân phối và giải trí) 3.3.2 Vận động và xúc tiến đầu tư nước ngoài Nhà nước cần nghiên cứu để đổi mới nộ dung và phương thức thực hiện công tác này, cần có những giải pháp cụ thể như là: 90 - Cần thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư tại các Bộ ngoại giao, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và đầu tư và các bộ chuyên ngành, uỷ ban nhân dân các cấp, các đại sứ quán để chủ động quảng bá, vận động thu hút đầu tư. - Đối với danh mục dự án kêu gọi đầu tư cần chủ động có chương trình, kế hoạch vận động xúc tiến đầu tư một cách cụ thể với từng dự án, từng tập đoàn, từng quốc gia. - Các chính sách vận động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm từng thời kỳ phát triển kinh tế- xã hội. Các cơ quan Nhà nước cần nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, luật pháp. chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước để kịp thời rút kinh nghiệm và điều chỉnh thích hợp. Với việc thực hiện tốt các nội dung trên, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ biết đến Việt Nam từ đó việc thu hút đầu tư ngày một nhiều thêm là điều tất yếu. 3.4 Cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng Sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địa phương luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định triển khai các dự án đầu tư đã cam kết (trừ những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng). Một tổng thể hạ tầng phát triển bao gồm nhiều yếu tố như: Hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu cảng, đường xá, kho bãi, ... hệ thống thông tin liên lạc viễn thông đổi mới hiện đại, hệ thống điện nước đáp ứng yêu cầu phát triển, đồng thời là các dịch vụ khác như giải trí, tài chính, thương mại... Hiện nay, kết cấu hạ tầng cơ sở ở Việt Nam tuy đã được đầu tư phát triển nhưng vẫn còn ở tình trạng kém so với các nước trên khu vực và trên thế giới. Vì thế việc nâng cao hơn nữa chất lượng cơ sở hạ tầng là điều vô cùng cần thiết. Những giải pháp cụ thể là: Tiến hành xem xét, nâng cấp hệ thống đường bộ trên cả nước, bỏ quan điểm “phá vỡ thế độc tuyến như hiện nay”.Hợp tác với các nước láng giềng để phát triển mở rộng giao thông quốc tế, liên quốc gia. 91 Cải tiến sâu sắc hoạt động của các ngành dịch vụ Việt Nam như ngành Hàng không Việt Nam, ngành tài chính- ngân hàng, ngành bảo hiểm... trên cơ sở phải hạch toán kinh tế, cải thiện chất lượng phục vụ đáp ứng yêu cầu. Cải thiện hệ thống giao thông đô thị và chú ý phát triển mạng lưới giao thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Cải tạo nâng cấp hệ thống cảng, biển. Nâng cao hiệu quả hoạt động của một số cảng lớn có tầm quan trọng quốc gia như: Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng, Cảng Vũng Tàu, Cảng Dung Quất... Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc: lưu ý đến việc tăng số kênh thông tin quốc tế, tìm kiếm nguồn vốn để xây dựng công trình cáp quan thông tin nhằm giảm mức phí thông tin và bưu điện. Hoàn thiện các biện pháp khai thông mở rộng mạng Internet trên toàn quốc. Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại vàđồng bộ đòi hỏi những khoản vốn lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực này lại chậm thu hồi vốn, vì thế nhà đầu tư là tư nhân ít muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Trong khi đó Nhà nước cũng có những khó khăn về tài chính. Vì thế, khi xây dựng cơ sở hạ tầng cần quán triệt các nguyên tắc sau: Thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên quan điểm “ tập trung dứt điểm”, muốn vậy cần có một quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thống nhất và hợp lý. Cần xác định rõ công trình nào trọng điểm cần thực hiện ngay, những công trình nào thực hiện sau một bước...Phân phối cho các địa phương phải căn cứ vào kế hoạch phát triển của từng địa phương. Giải quyết tốt các mối quan hệ về kinh tế, chính trị của các quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế để có được những khoản hỗ trợ phát triển chính thức ODA phục vụ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế là nơi thu hút tập trung FDI, bao gồm: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao với quy mô thích hợp để nhận các nguồn vốn và công nghệ hiện đại của nước ngoài. 92 Phải thực hiện chặt chẽ công tác phân cấp quản lý và đầu tư đối với những cơ sở hạ tầng thuộc hệ thống quốc gia như quốc lộ, những công trình mang tính liên ngành, liên vùng. Hoàn thiện từng bước các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất... Thực hiện chính sách Nhà nước và dân cùng làm nhằm phát triển hạ tằng đối với những công trình mang tính phúc lợi công cộng. Cần tạo cho nhà đầu tư sự an tâm về chủ quyền sở hưũ đất, có như vậy mới thu hút được họ tham gia đầu tư. Để nâng cao hơn nữa kết cấu hạ tầng “mềm” như dịch vụ, thương mại, văn hoá giáo dục, nâng cao vai trò đòn bảy kinh tế của các công cụ tài chính, tiền tề bằng việc lành mạnh hoá hệ thống này. Khi những giải pháp trên được thực hiện chắc chắn sẽ là nhân tố kích thích FDI vào Việt Nam. 3.5 Tăng cường phát triển các loại thị trường Sự phát triển các loại thị trường luôn là điều kiện cần thiết để hoạt động đầu tư được tiến hành thuận lợi. Một thị trường cung cấp vốn, nguyên vật liệu ổn định...sẽ tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy. Một thị trường tiêu dùng rộng lớn với môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ hứa hẹn những khoản doanh thu lớn, lợi nhuận cao. Hiện nay, các loại thị trường ở Việt Nam còn chưa thực sự phát triển. Vì thế việc đưa ra các giải pháp nhằm thú đẩy sự phát triển của thị trường là vô cùng cần thiết: 3.5.1 Thị trường hàng hoá và dịch vụ Thị trường Việt Nam sức mua còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập thấp. Vì vậy, việc thúc đẩy phát triển kinh tế, phân phối thu nhập một cách công bằng, hợp lý là giải pháp quan trọng để dẫn đến việc phát triển loại thị trường này. 93 Nước ta cần tăng cường hơn nữa quản lý Nhà nước đối với thị trường này. Ví như tránh tình trạng hàng nhái, hàng giả và buôn lậu nhập lậu.... Để giải quyết vấn đề này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước từ Hải quan đến lực lượng quản lý thị trường. Về vấn đề chống hàng nhái, hàng giả. Về phía doanh nghiệp, cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chống kinh doanh hàng giả, không ngừng đổi mới cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm, tạo ra những rào cản để chống hàng giả. Về phía người dân cũng cần trang bị kiến thức và những hiểu biết về hàng hoá tránh việc tiêu dùng phải hàng giả. Không dung túng cho sự tiêu thụ của hàng giả trên thị trường. 94 3.5.2 Thị trường vốn, tiền tệ Cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của thị trường này theo hướng: - Tạo điều kiện cho thị trường này phát triển một cách đầy đủ đồng bộ và kịp thời. - Giúp các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường. Các giải pháp cụ thể là: Tổ chức tốt cơ cấu hệ thống ngân hàng, giải quyết dứt điểm nợ đọng để làm trong sạch bảng cân đối tài chính, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán... 3.5.3 Thị trường lao động Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Sự phát triển của thị trường lao động với việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về nguồn nhân lực là một trong những vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Hiện nay, thị trường lao động Việt Nam còn nhiều bất cập, do đó cần phải khắc phục những điểm yếu này như sau: * Trước hết, đối với chất lượng nguồn lao động Để khắc phục tình trạng mất cân đối trong đào tạo cần: - Hoàn thiện chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực - Tạo một cơ cấu hợp lý trong đào tạo: 1 đại học- 5 trung học chuyên nghiệp- 10 công nhân kỹ thuật. Cần gắn đào tạo với thực tiễn thông qua: - Giảng dạy trên những giáo cụ trực quan, tránh tình trạng học “ chay”. - Thường xuyên cho những người được đào tạo đi làm việc tại các cở sở để làm quen với thực tế. Để nâng cao năng suất lao động cần: - Nhanh chóng nâng cao trình độ văn hoá cho nguồn nhân lực, phấn đấu phổ cập phổ thông cơ sở và phổ thông trung học đối với những đối tượng và những vùng có điều kiện nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp thu các kiến thức trong đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. 95 - Đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động thông qua biện pháp xã hội hoá đào tạo, đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Để khắc phục tình trạng không hợp lý lực lượng lao động cần: - Có những chính sách khuyến khích người lao động đến những vùng khó khăn. - Tăng cường đào tạo người dân ở vùng xa, vùng sâu để họ có điều kiện phục vụ chính quê hương của mình. Ngoài những vấn đề trên ra, lao động còn cần được trang bị các kiến thức về ngoại ngữ, tin học, pháp luật, tác phong làm việc theo hướng công nghiệp hoá... 3.5.4 Các loại thị trường khác Ngoài các loại thị trường trên, Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc hình thành và phát triển một cách đồng bộ các thị trường khác như: thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản. Khẩn trương tổ chức thị trường khoa học và công nghệ, thực hiện tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh các dịch vụ thông tin, chuyển giao công nghệ. Việc phát triển các loại thị trường sẽ đem lại thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, từ đó góp phần thu hút đầu tưnước ngoài nhiều hơn vào Việt Nam. 3.6 Các giải pháp khác Ngoài ra, còn có những giải pháp sau - Tăng cường hội nhập kinh tế thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại, gia nhập các tổ chức khinh tế của khu vực và trên thế giới. - Tiếp tục giữ vững sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.... Những bất ổn về kinh tế chính trị không chỉ làm cho dòng vốn từ nước ngoài bị chững lại mà còn làm cho dòng vốn từ trong nước chảy ngược ra, tìm đến những nơi đầu tư an toàn và hấp dẫn. Trong thời gian tới, nếu chúng ta thực hiện tốt những giải pháp trên, thì có thể tin tưởng rằng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng. Tuy nhiên, 96 trên đây chỉ là những giải pháp cơ bản nhất, việc hiểu và thực thi tốt nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan quản lý của Nhà nước. III. Các giải pháp nhằm thu hút FDI của các TNCs Ngoài các đặc điểm chung giống như các nhà đầu tư nước ngoài khác, các TNCs cũng có những đặc trưng riêng của nó. Vì vậy muốn thu hút đầu tư của TNCs phải chú ý thêm đến những khác biệt này. Sau đây chúng ta xem xét những khác biệt mà muốn thu hút FDI của TNCs thì cần phải chú trọng những giải pháp này. 1. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư đặc biệt chú trọng đến các hình thức thường được TNCs ưa thích. Tuỳ theo mục tiêu của mình, hình thức mà các TNCs sử dụng sẽ thay đổi theo thời gian. Nhưng nhìn chung, hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh được các TNCs quan tâm hơn cả. Hình thức liên doanh được các TNCs sử dụng ngay khi mới thực hiện đầu tư vào nước sở tại nhằm thâm nhập thị trường một cách dễ dàng hơn và chia sẻ rủi ro với nước chủ nhà, tuy nhiên cho đến nay hình thức liên doanh vẫn được sử dụng với tính chất là phục vụ cho sự phát triển thành côngty 100% vốn nước ngoài. Do đó, muốn thu hút được TNCs thì Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến việc mở rộng phạm vi sở hữu vốn của các chủ đầu tư nước ngoài, khuyến khích hơn nữa việc thực hiện hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Sau đây chúng ta xem xét những giải pháp cụ thể về việc thực hiện khuyến khích đầu tư như sau: - Có chính sách về thuế xuất, nhập khẩu hợp lý đối với việc nhà đầu tư nước ngoài nhập máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và thực hiện đầu tư ở Việt Nam. - Có chính sách hợp lý về việc đánh thuế kinh doanh của các chi nhánh công ty xuyên quốc gia trong thời gian đầu mới thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam - Tạo điều kiện về thủ tục hành chính và về mặt pháp lý đối với loại hình công ty này 97 Cần phải lưu ý rằng, trong hình thức doanh nghiệp liên doanh, mặc dù công nghệ được chuyển giao và được học hỏi bí quyết quản lý của nhà dvà được học hỏi bí quyết quản lý của nhà đầu tư nước ngoài song trong hầu hết các trường hợp, công nghệ trong liên doanh chuyển sang Việt Nam đã lỗi thời lạc hậu, việc định giá lại cao hơn giá trị thực tế của công nghệ, nên đôi khi Việt Nam là bãi thải của các công nghệ của các chủ đầu tư. Còn hình thức100% vốn nước ngoài cũng có những mặt tích cực và tiêu cực của nó, tuy nhiên việc có chuyển giao công nghệ hay không là do nhà đầu tư nước ngoài quyết định. Song không phải chỉ vì những mặt tích cực của nó mà cho loại hình 100% vốn nước ngoài phát triển trên mọi lĩnh vực. Công ty 100%vốn nước ngoài phải được quản lý chặt chẽ của nhà nước để tránh bị chủ đầu tư thao túng.Mặt khác, việc mở rộng khuyến khích đầu tư bằng hình thức 100% vốn nước ngoài phải đi kèm với việc tăng cường hiệu quả trong việc hoạch định chiến lược ( phân định rõ những lĩnh vực nào cần mở rộng đầu tư bằng hình thức 100 vốn nước ngoài) cũng như hiệu lực quản lý của Nhà nước. 2. Quản lý TNCs phải có tầm nhìn toàn cầu Việc quản lý các công ty xuyên quốc gia là vô cùng cần thiết. Nó không chie có ý nghĩa trong việc đảm bảo lợi ích của nước chủ nhà mà còn có ý nghĩa trong việc thu hút đầu tư của TNCs. Rõ ràng, khi các dự án được cấp phép hoạt động tốt, các doanh nghiệp của các TNCs ở Việt Nam hoạt động hiệu quả cao... Thì sẽ tạo niềm tin cho các TNCs vào thành quả hoạt động ở Việt Nam. Các TNCs là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại, hoạt động trên phạm vi quốc tế. Vì thế muốn kiểm soát các chi nhánh hoạt động tại Việt Nam của các công ty này cần phải có cái nhìn toàn cầu, được thể hiện ở chỗ thấy được những cái ẩn chứa bên trong mỗi hành vi mà các chi nhánh của TNCs thực hiện. Những điều này đôi khi không thể biết được thông qua những sự việc đơn thuần xảy ra mà phải học hỏi thêm kinh nghiệm của các quốc gia khcs. Cụ thể như là: 98 - Việc tăng cường quản lý TNCs phải được thực hiện ngay từ khi cấp giấy phép. Khi cấp giây phép đầu tư, ngoài việc xem xét tư cách pháp nhân cón phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác như: Năng lực tài chính, mục tiêu của TNCs…nhằm tránh bị các TNCs lợi dụng, đầu tư vào với mục đích xấu.... Những thông tin trên muốn có được đòi hỏi phải có mạng lưới chuyên theo dõi thu thập và sử lý thông tin về các TNCs trên toàn cầu. Mặt khác thông tin này cũng phải thường xuyên cập nhật, vì thế phải biết tận dụng mọi tổ chức, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài…. làm nhiệm vụ cung cấp những tư liệu cần thiết, đồng thời phải tích cực hơn nữa trong hoạt động ngoại giao với các nước khác để biết thêm nhiều thông tin về sự phát triển toàn cầu hiện nay. - Việc quản lý các TNCs sau khi cấp phép cũng là một mối quan tâm lớn. Các chi nhánh của các TNCs ở Việt Nam ngoài quan hệ mật thiết với công ty mẹ nó còn là những doanh nghiệp có mối liên hệ dày đặc, chằng chịt với các chi nhánh và công ty khác ở trong và ngoài nước. Hoạt động của chúng là hoạt động xuyên quốc gia, đa ngành nghề. Vì thế, việc kiểm tra giám sát hoạt động của TNCs khá khó khăn phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phải có một trình độ chuyên môn và ngoại ngữ thông thạo. Như thế mới đảm bảo hướng hoạt động của chúng vào phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Ngoài ra cần thiết lập các chế độ thống kê, kiểm toán, kiểm tra thương maị theo các thông lệ quốc tế đầy đủ. Việc chỉ đạo điều hành phải tập trung thống nhất và kiên quyết. Cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ tổng hợp, bộ quản lý tổng hợp, bộ quản lý chuyên ngành , uỷ ban nhân dân các tỉnh, quận (huyện)...Tạo lập được các mối liên hệ về nghiệp vụ, kỹ thuật với các cơ quan tương ứng của các nứoc khác và các tổ chức quốc tế nhằm học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau trong tác nghiệp. Có thể nói rằng việc thực hiện các giải pháp trên sẽ là điều kiện quan trọng để tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công ty xuyên quốc gia. 99 3. Việc quy hoạch và vận động đầu tư phải căn cứ vào khuynh hướng, chiến lược phát triển của các TNCs trên thế giới Muốn thu hút được nhiều TNCs vào Việt Nam thì phải có một quy hoạch rõ ràng nhằm tạo thuận lợi để các TNCs đưa ra những quyết định đầu tư cụ thể phù hợp. Tuy nhiên, việc quy hoạch để thu hút nhiều hơn nữa FDI của TNCs cần phải căn cứ vào chiến lược và xu hướng phát triển của TNCs trên thế giới. Từ vài năm trở lại đây, tỷ trọng đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng của các TNCs vào Việt Nam giảm đáng kể. Trong khi đó tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực công nghiệp chế biến lại tăng lên. Khuynh hướng này về cơ bản là phù hợp với chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước của Việt Nam. Vì thế trong thời gian tới nước ta nên có những quy hoạch cụ thể trong các lĩnh vực này để thu hút đầu tư của TNCs thêm nữa. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các TNCs muốn đầu tư vào ngành nào thì Việt Nam sẽ chỉ tập trung vào ngành đó. Làm như thế là vô tình nước ta trở thành bị động trong việc tiếp nhận FDI. Việc quy hoạch phaỉ mang tính chủ động và định hướng cho hoạt động đầu tư của các TNCs. Trước hết, các nhà hoạch định cần xác định rõ ngành nghề nào cần thu hút đầu tư của các TNCs . Sau đó dựa vào quy hoạch đã được thông qua để đưa ra những chính sách ưu đãi cần thiết. Như vậy sẽ thành công hơn, vì có nhiều lĩnh vực các TNCs không muốn đầu tư vào do lợi nhuận ít, vì thế phải có những chính sách khuyến khích phù hợp thì sẽ làm cho các TNCs quan tâm hơn nữa đến các lĩnh vực này. Đây cũng là vấn đề mà Singapo đã rất thành công. Do việc áp dụng một hệ thống các biện pháp ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thuê mặt bằng, thành lập các văn phòng đại diện đầu não cho cho hoạt động của các TNCs, cùng với những nỗ lực nhằm tự hoàn thiện nền kinh tế để có thể trở thành một trung tâm kinh danh lớn ở Châu á. Singapo đã thu hút được lượng vốn đáng kể của các TNCs Nhật Bản và Châu Âu vào hoạt động ở các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ. 100 Việc vận động xúc tiến đầu tư cũng cần phải quan tâm đến những đặc điểm trong chiến lược hoạt độngcủa các TNCs. Đối với mỗi dự án kêu gọi đầu tư, cũng cần phải xem xét dự án đó phù hợp với công ty xuyên quốc gia nào (xét trên khía cạnh thực hiện, chiến lược phát triển... của công ty TNCs đó). Ví như: Khuynh hướng đầu tư của Nhật Bản là đầu tư vào lĩnh vực khai thác đối với những nước giàu tài nguyên; đầu tư vào ngành chế tạo đối với những nước có cả tài nguyên và nguồn nhân lực dồi dào; đầu tư vào lĩnh vực thương nghiệp dịch vụ đối với những nước có nền công nghiệp khá phát triển; đôi khi chỉ là việc đầu tư nhằm trao đổi công nghệ giữa các nước phát triển với nhau. Việc kêu gọi đầu tư cũng cần phải chú ý đến sự quan tâm ưu ái mà mỗi TNCs dành cho từng khu vực. Như đã biết, các TNCs bố trí địa điểm trên toàn cầu là nét tổng thể. Song điều đó không có nghĩa là chúng đầu tư không tập trung hoặc phân bố đầu tư rải rác trong từng thời kỳ khác nhau và mỗi thời kỳ lại có sự ưu tiên về địa điểm đầu tư khác nhau.Vì thế cần phải tìm hiểu điều này để có kế hoạch xúc tiến đầu tư hợp lý. 4. Cần có sự nỗ lực nhằm xây dựng những đối tác Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của các TNCs Thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các TNCs nói riêng khi vào đầu tư ở một nước nào đó, ngoài việc quan tâm đến chính trị, kinh tế, xã hội, họ còn rất quan tâm đến việc tìm đối tác đầu tư ở nước sở tại. Bởi lẽ, khi đầu tư vào vào một nước họ thường gặp một số khó khăn như chưa quen tập quán, luật pháp, chưa khai thông được các mối quan hệ với chính quyền các cấp, chưa am hiểu nhiều về thị trường..., vì thế phải hợp tác với đối tác nước sở tại có nhiều kinh nghiệm để bớt đi những rủi ro này. Đồng thời việc lựa chọn đối tác làm việc có năng lực, có uy tín cũng nhằm tìm kiếm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu với công nghệ hiện đại. Khi lựa chọn đối tác, các TNCs thường dựa trên ba tiêu chí: Hài hoà nhất trí (Compatibility), năng lực (Capability) và chung sức đồng lòng (Commitment). 101 Tính hài hoà nhất trí được biểu hiện là sự thống nhất giữa các bên trong liên doanh trên các mặt : Chiến lược kinh doanh, tư tưởng chỉ đạo hợp tác, chính sách đối với lao động, kết cấu tổ chức của xí nghiệp và phương thức quản lý... “Năng lực” được coi là điều kiện căn bản tạo nên sức mạnh của các doanh nghiệp liên doanh. Do cạnh tranh của các TNCs ngày càng gay gắt, sự đổi mới thế hệ sản phẩm không ngừng tăng nhanh, nên nếu một số công ty chỉ dựa vào nguồn lực của mình thì rất khó đối phó với sự cạnh tranh mạnh từ phía đối thủ trên thị trường. Vì vậy cũng cần phải dựa thêm vào sức mạnh bên ngoài để tăng cường nội lực của công ty. “ Chung sức đồng lòng” được hiểu là sự cộng tác chặt chẽ, toàn diện giữa các bên trong liên doanh để xây dựng một mối quan hệ hợp tác lâu dài. Đương nhiên, điều này không chỉ thông qua đồng lòng là đủ. Điều quan trọng ở đây là gánh chịu chia sẻ cho nhau những rủi ro, những nghĩa vụ và trách nhiệm nhất định tức là tạo ra mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Vấn đề là làm thế nào để tạo lập được các đối tác trong nước đủ khả năng là đối tác của các TNCs. Một số giải pháp cụ thể là: tiếp tục củng cố và phát triển các doanh nghiệp trong nước, xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, khuyến khích đầu tư phát triển các thành phần kinh tế và năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong đó việc phát triển các tập đoàn kinh tế vững mạnh vừa có ý nghĩa trong việc thu hút, tiếp nhận đầu tư trực tiếp của TNCs, vừa là cách tốt nhất để dần tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Việc củng cố và phát triển các doanh nghiệp trong nước có các giải pháp chủ yếu sau: - Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản xuất kinh doanh theo hướng đa lĩnh vực, đa ngành, đa sản phẩm và phạm vi hoạt động. Có kế hoạch kinh doanh, đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị 102 trường ổn định, lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững. Công nghệ mới hiện đại nhưng phải phù hợp với năng lực tiếp thu và điều kiện của doanh nghiệp. - Một trong những khó khăn trong đổi mới công nghệ ở Việt Nam hiện nay là thiếu vốn. Để giải quyết tình trạng này có thể có nhiều cách như: Huy động vốn từ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. - Khi cần một loại công nghệ nhập khẩu nào đó thì doanh nghiệp có thể mua mộ số lượng ít ( 1 chiếc) về làm mẫu, trên cơ sở đó tự nghiên cứu nhằm giảm già thành công nghệ. Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng việc đổi mới công nghệ phải đi kèm với chiến lược kế hoạch rõ ràng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tránh tình trạng mua công nghệ mới, hiện đại đắt tiền nhưng về sử dụng lại không đạt hiệu quả cao. - Đẩy mạnh việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp, thực hiện đa dạng hoá quyền sở hữu trong một số lĩnh vực có trình độ xã hội hoá cao, hình thành các tập đoàn kinh tế có sở hữu hỗn hợp. - Thực hiện chuyên môn hoá hoạt động các doanh nghiệp thành viên trong tổng công ty, khuyến khích sự liên kết giữa chúng với nhau, tạo mạng lưới vệ tinh xung quanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình công ty mẹ- con. Nâng cao vai trò liên kết tài chính, phát huy vai trò tự chủ trong hoạt động của công ty. - Nhà nước cần có chính sách khuyến khích xu hướng hình thành một nhóm doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân, nhưng đặt dưới sự chỉ đạo quản lý của một nhóm chủ sở hữu. Đồng thời cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn, tránh tình trạng vừa buông lỏng, vưà can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp Cùng với những nỗ lực của Nhà nước, các doanh nghiệp cũng phải có sự nỗ lực phấn đấu vươn lên, không ỷ laị vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Sự nỗ lực này phải thể hiện bằng ý chí quyết tâm của mỗi doanh nghiệp, phải tự chủ, năng 103 động và sáng tạo hơn nữa, đồng thời cần đào tạo đội ngũ cán bộ để phù hợp với nhu cầu ngày càng phát triển hiện nay. 5. Đảm bảo sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường hàng hóa, dịch vụ là giải pháp quan trọng để thu hút các TNCs có động cơ đầu tư là chiếm lĩnh thị trường nội địa Qua nghiên cứu có thể thấy, rất nhiều các TNCs như các công ty của Mỹ, Nhật... đầu tư vào nước khác là nhằm vượt rào cản thương mại, chiếm lĩnh thị trường nước sở tại. Do đó, một thị trường hàng hoá dịch vụ với sức mua lớn, canh tranh lành mạnh sẽ là nhân tố làm cho môi trường đầu tư nước sở tại trở nên hấp dẫn hơn đối với các công ty này. 104 6. Phát triển thị trường vốn Mỗi TNCs có một cách gây vốn riêng, trong đó, có những công ty mà vốn huy động không phải bắt nguồn từ công ty mẹ mà từ chính nước sở tại. Vì vậy, việc thu hút đầu tư của những TNCs này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của thị trường tài chính. Các công ty như thế phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tài chính nước sở tại. Các TNCs Nhật Bản là những công ty thuộc dạng này. Một điều tra về dòng FDI của Nhật ở khu vực Đông Nam á cho thấy nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của FDI của Nhật ở khu vực Đông Nam á cho thấy nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của TNCs Nhật không hoàn toàn xuất phát từ nguồn vốn nội bộ của công ty mẹ trong nước mà chủ yếu là gây vốn từ bên ngoài. Theo điều tra của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JIK vào đầu những năm 90 về việc tạo dựng nguồn vốn FDI của TNCs Nhật ở ASEAN (trừ Singapore) cho thấy: hơn 3/4 các hãng của Nhật gây vốn thông qua các công ty con tại địa phương và chỉ có 1/4 là xuất phát từ các công ty mẹ trong nước. Theo quan điểm của các TNCs Nhật, sẽ là lôgic nếu thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở thị trường nước nhận đầu tư và giảm thiểu lượng tiền được chuyển khoản trực tiếp từ Nhật. Xét về bản chất, việc gây vốn của các hãng Nhật theo hướng này có tính 2 mặt: Thứ nhất, các hãng sẽ tối đa hoá việc tranh thủ những khuyến khích ưu đãi đối với các dự án FDI ở nước sở tại. Thứ hai, những hoạt động gây vốn FDI của Nhật sẽ góp phần vào việc hình thành thị trường tài chính theo đúng nghĩa của nó. Như vậy, trong trường hợp này, chất lượng hoạt động của thị trường tiền tệ Việt Nam là một trong những nhân tố hết sức quan trọng trong việc thu hút FDI. Với tất cả các lý do trên, việc phát triển thị trường vốn ở Việt Nam là vô cùng cần thiết. 7. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các TNCs 105 Mục đích của TNCs khi đầu tư vào các nước đang phát triển là để tận dụng nguồn lao động rẻ. Hiện nay, Việt Nam vẫn giữ được lợi thế này. Tuy nhiên về lâu dài, khi khoa học phát triển, cần ít lao động trong quá trình sản xuất thì lợi thế trên sẽ mất dần ý nghĩa. Mặt khác, sự phát triển của kỹ thuật tiên tiến cũng đòi hỏi lao đông phải có trình độ để sử dụng tốt những máy móc thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, nếu nói về giá cả lao động thì Việt Nam cũng như nhiều nước trong khu vực đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường lao động Trung Quốc. Do đó, muốn thu hút được FDI của TNCs thì ngoài nguồn lao động rẻ cần phải có một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Thực tế cũng đã chứng minh chất lượng nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng trong thu hút FDI của TNCs. Một trong những lý do làm các TNCs Nhật chậm chuyển giao công nghệ cho Thái Lan là do trình độ lao động của Thái Lan không cao. Số kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của Thái Lan chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng lực lượng lao động. Đây là hậu quả của việc không có chiến lược dài hạn đối với thu hút đầu tư nước ngoài, chỉ thấy lợi ích trước mắt là thu được lợi nhuận thông qua các ngành cần nhiều lao động với trình độ kỹ thuật thấp, trong khi xu hướng hiện nay của phần lớn các TNCs trên thế giới là đầu tư vào ngành có hàm lượng kỹ thuật cao. Chính nguyên nhân này làm cho FDI của Nhật vào Thái Lan có xu hướng chững lại trong những năm gần đây. Với tất cả những lý do trên, việc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng yêu cầu của các TNCs là vấn đề thiết yếu. Để thực hiện tốt điều này, cần có những cuộc điều tra về nhu cầu nhân lực của các TNCs. Từ đó, xây dựng và thực hiện nghiêm túc một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo cơ sở cho những bước tiến vững chắc không chỉ cho các TNCs mà còn cho sự phát triển chung của đất nước. 106 Tóm lại Trên đây là các giải pháp cơ bản nhằm thu hút nhiều hơn nữa các TNCs đầu tư vào Việt Nam. Giải pháp thì có nhiều nhưng mục đích cuối cùng của mỗi giải pháp cũng có mục đích là tạo ra những điểm chung giữa TNCs và Việt Nam trong quá trình thực hiện mục tiêu của hai phía. 107 KẾT LUẬN Xét trên cả khía cạnh lý luận và thực tiễn, các công ty xuyên quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới là điều không thể phủ nhận. Đối với các quốc gia đang phát triển chúng lại càng có ý nghĩa to lớn trong tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm bắt kịp các nước tiên tiến khác. Hiện nay, khả năng thu hút FDI của các TNCs vào Việt Nam còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tìm ra giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của quá trình thu hút FDI là điều vô cùng quan trọng. Vấn đề thu hút ở đây không chỉ đơn giản là nhiều hay ít các TNCs đầu tư vào Việt Nam mà quan trọng là hiệu quả chúng đem lại cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, dẫu cho các công ty xuyên quốc gia có vai trò to lớn đến đâu đi chăng nữa thì nguồn lực chính cho mọi sự phát triển vẫn là nội lực của mỗi quốc gia. Nội lực ấy là truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, là lòng yêu nước, là những thành tựu kinh tế trong quá khứ và hiện tại mà Việt Nam đã đạt được....Trong muôn vàn những yếu tố nội lực ấy, thì trung tâm vẫn là con người và con người đóng một vai trò quyết định. Bởi những con người ấy, hơn ai hết biết cách làm thế nào để Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển. Đồng thời chỉ có con người là có đủ bản lãnh tự tin, đủ trình độ để biến những ngoại lực của FDI trở thành nội lực của quốc gia. Để thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia, không phải là vấn đề ngày một ngày hai, mà nó là vấn đề lâu dài và phải có một kế hoạch định hướng trong dài hạn. Hy vọng trong tương lai, Việt Nam sẽ cố gắng hơn nữa trong việc tự hoàn thiện những thiếu sót của mình góp phần thu hút nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. ở mức độ nhỏ. Vì thế với thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc. PHỤ LỤC Danh sách các công ty xuyên quốc gia chính đầu tư vào Việt Nam 108 giai đoạn 1988- 2003 (sắp xếp theo tổng vốn đầu tư USD) STT Tên CT SDA TVĐT VPĐ FVPĐ ĐTTH FĐTTH 1 BP 7 1.309.911.926 778.021.340 765.832.404 582.288.381 547.769.105 2 Daewoo 16 698.779.940 200.263.575 136.200.075 368.887.916 78.929.910 3 France telecom 1 615.000.000 615.000.000 515.000.000 27.758.522 26.802.000 4 Chifon 17 506.775.220 181.047.450 152.847.450 418.306.736 163.677.105 5 Mitsubishi 6 503.942.700 147.422.000 100.824.300 404.172.000 88.824.300 6 Keppel 7 421.512.421 188.324.316 129.319.181 209.379.849 122.965.585 7 Vedan 2 389.343.916 101.300.333 100.610.000 324.299.400 100.609.400 8 Cocacola 3 358.611.000 113.836.600 113.836.600 155.718.177 111.563.420 9 NTT 2 332.000.000 332.000.000 250.000.000 13.131.000 13.131.000 10 Telstra 1 327.150.000 327.150.000 237.150.000 310.904.500 156.396.000 11 Comvik 1 324.600.000 324.600.000 142.800.000 87.238.266 65.099.506 12 Bourbon 8 277.050.000 127.674.311 99.285.022 190.907.055 85.966.201 13 Samsung 3 235.233.000 82.410.600 76.418.600 51.089.976 19.718.000 14 Fujitsu 3 211.618.719 84.630.000 81.630.000 57.953.513 46.000.000 15 Pou Yuen 2 194.308.350 72.425.000 72.452.000 240.462.905 72.452.000 16 Mitsui 8 185.319.364 61.643.284 42.986.179 246.720.448 40.886.179 17 Tomen 6 174.415.000 73.165.000 55.132.520 167.380.397 58.732.068 18 Hyundai 4 169.096.000 34.847.265 24.416.000 162.642.395 24.199.000 19 Nissho Iwai 11 151.988.165 64.088.283 46.962.000 72.371.334 32.780.000 20 Sumitomo 13 146.529.339 60.938.262 42.001.388 50.498.627 27.835.472 21 Charoen Pokphand 3 143.738.000 56.400.000 48.900.000 93.576.115 39.975.000 22 Honda Motor 6 141.760.436 48.350.000 32.822.500 161.118.879 32.822.500 23 Petronas 2 135.000.000 100.000.000 82.500.000 453.029.988 436.983.987 24 LG International 9 127.100.000 47.612.782 29.092.315 129.681.019 28.235.172 25 Asahi Glass 1 125.070.780 45.000.000 31.500.000 - - 26 Pepsi& Co 1 110.000.000 70.000.000 67.592.000 85.000.000 55.082.000 27 Itochu 9 106.509.100 39.091.000 27.401.200 64.876.800 17.905.600 28 Unilever 3 103.780.470 72.010.000 53.007.000 73.874.286 43.800.000 29 Procter& Gamble 2 103.000.000 93.000.000 87.080.000 77.392.845 65.773.000 30 Ford Motor 1 102.700.000 72.000.000 54.000.000 75.538.811 54.000.000 31 Toyota Motor 1 89.609.490 44.226.000 34.398.000 51.837.974 39.312.000 32 Mobil 1 84.000.000 84.000.000 84.000.000 134.442.700 134.442.700 33 Conoco 4 80.500.000 80.500.000 80.500.000 54.655.305 54.655.035 34 Nichimen 8 79.716.250 33.789.250 26.226.250 61.890.056 18.158.250 109 Danh sách các công ty xuyên quốc gia chính đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1988- 2003 (sắp xếp theo tổng vốn đầu tư USD) (Tiếp theo) STT Tên CT SDA TVĐT VPĐ FVPĐ ĐTTH FĐTTH 35 Sanyo Elecric 1 75.000.000 44.000.000 44.000.000 45.698.366 44.000.000 36 DaimlerChryster 1 70.000.000 20.000.000 14.000.000 27.890.056 14.000.000 37 Shell 5 63.237.016 39.780.262 37.500.262 44.375.737 32.646.132 38 Korea Telecom 1 53.234.818 53.234.818 40.000.000 29.056.452 29.056.452 39 Isuzu Motor 1 50.000.000 15.000.000 10.500.000 15.000.000 10.500.000 40 Japanese Petroleum 1 47.000.000 47.000.000 47.000.000 434.000.928 434.000.928 41 Colgate-Pamolive 1 40.000.000 10.700.000 10.700.000 15.700.000 10.700.000 42 Nestes 1 38.754.600 36.300.000 36.300.000 75.621.990 36.270.000 43 Suzuki, NisshoIwai 1 34.175.000 11.700.000 8.190.000 17.174.299 8.190.000 44 ABB 2 33.904.880 12.271.429 8.431.429 26.704.880 8.431.429 45 Bank of Tokyo- Misubishi 1 31.000.000 30.000.000 30.000.000 30.000.000 30.000.000 46 Norsk Hydro 2 27.500.000 9.850.000 6.088.500 16.689.583 6.383.722 47 Rhone- Poulenc 2 25.054.256 9.441.256 8.078.879 18.519.494 5.978.879 48 Siemens 2 24.933.000 9.494.500 5.262.500 25.093.471 5.262.500 49 Novatis 2 24.700.000 12.850.000 12.850.000 14.700.000 3.000.000 50 Marubeni 4 22.771.200 16.030.000 16.030.000 10.165.533 4.471.000 51 British American Tobacco 1 21.447.000 20.197.000 16.157.000 19.521.878 16.192.408 52 Citigroup 1 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 53 Credit Lyonnais 1 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 54 Newtel 1 20.000.000 10.000.000 7.000.000 20.000.000 3.000.000 55 Pohang Iron&Stell 3 19.920.021 7.296.550 3.648.275 21.655.171 3.648.275 56 Sony 1 16.666.000 5.000.000 3.500.000 2.000.000 1.400.000 57 Bayer AG 1 16.600.000 5.000.000 5.000.000 12.500.000 5.000.000 58 ABN AMRO Bank 1 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 59 Bank of America 1 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 60 Banque National de Paris 1 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 61 Chase Manhattan Group 1 15.000.000 15.000.000 15.000.000 1.500.000 1.500.000 62 Deutsche Bank 1 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 63 Fuji Bank 1 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 64 HSBC Holding 1 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 65 NEC 1 15.000.000 7.000.000 3.570.000 15.000.000 3.570.000. 66 Alcatel 1 14.786.600 4.233.800 2.167.000 5.876.800 1.954.110 67 Prudencial 1 14.000.000 14.000.000 14.000.000 14.000.000 10.000.000 68 Kimberly- Clark 2 13.196.000 7.196.000 7.196.000 3.113.897 958.067 110 69 Chinese Petroleum 1 13.028.000 11.028.000 7.720.000 11.028.000 7.720.000 STT Tên CT SDA TVĐT VPĐ FVPĐ ĐTTH FĐTTH 70 SK Global 2 12.000.000 4.125.000 3.093.750 - - 71 Halliburton 1 9.200.000 2.760.000 2.760.000 9.760.000 2.000.000 72 Jardines 3 8.850.000 6.540.000 5.550.000 6.069.000 3.7780.099 73 Matsushita Electronic Industrial 1 8.000.000 2.2.830.000 1.698.000 13.136.979 1.698.000 74 Allianz 1 6.666.000 5.000.000 5.000.000 7.530.126 5.000.000 75 Toshiba 1 5.424.242 2.000.000 1.280.000 2.000.000 1.280.000 76 Toyota Tsusho 2 5.000.000 4.941.937 3.194.000 5.424.242 1.624.242 77 Gillette 1 4.500.000 2.500.000 2.500.000 5.000.000 1.750.000 78 Hewlett Packard 1 4.060.000 1.500.000 1.500.000 500.000 500.000 79 NKK 1 3.180.000 2.146.000 2.000.000 4.860.000 2.000.000 80 Taisei 1 2.700.000 1.500.000 2.257.800 3.180.000 2.258.000 81 IBM 1 2.140.000 2.860.000 1.500.000 500.700 500.700 82 General Electric 1 2.000.000 3.180.000 1.502.000 2.146.000 300.000 83 AC Nielsen 1 2.000.000 1.500.000 1.500.000 2.150.000 1.450.000 84 Motorola 1 1.065.000 2.146.000 1.000.000 100.000 1.000.000 85 Oracle 1 1.000.000 1.500.000 250.000 250.000 250.000 86 Akzo Nobel 1 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.854 750.000 87 Compaq 1 500.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 88 Acer 1 500.000 150.000 150.000 150.000 150.000 89 Cisco Systems 1 500.000 250.000 250.000 250.000 250.000 90 Electrolux 1 500.000 150.000 150.000 500.000 150.000 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo kinh tế) 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. World Investment Report 2000: Cross- Border Mergers and Acquisitons and Development. 2. Fortune, 24/6/2000; 8/1/2001; 19/2/2001; 20/11/2002 3. Các công ty xuyên quốc gia trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI- Lê Văn Sang & Trần Quang Lâm. NXB khoa học xã hội. Hà Nội 1996. 4. Tạp chí Kinh tế và dự báo- Số tháng 3/2001; 7/2001; 12/2002 5. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số tháng 5/2001; 7/2001; 12/2001; 3/2002; 8/2002. 6. Kỷ yếu hội thảo khoa học về công ty xuyên quốc gia 7. Tạp chí Con số và sự kiện số 1+2 /2001. 8. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 268/200 và số 4/2002 9. Tạp chí Kinh tế Châu á Thái Bình Dương tháng 2/2001; tháng 3/2002 10. Báo đầu tư các số trong năm 2001, 2002 và 2003 11. Giáo trình Kinh tế Đầu tư – PGS-TS Nguyễn Ngọc Mai- NXB Thống Kê. 12. Giáo trình Kinh doanh quốc tế- PTS Đỗ Đức Bình. NXB Giáo Dục - Hà Nội 1997. 13. Giáo trình kinh doanh quốc tế- TS Nguyễn Thị Hường- NXB Thống Kê. 14. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Châu Mỹ, Châu Âu, Châu á, Nhật Bản. 15. Các ấn phẩm của Viện Kinh tế thế giới ban hành năm 2000,2001,2002. 16. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000. 17. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và văn bản hướng dẫn thi hành- Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2000. 18. Hoạt động đầu tư của các công ty đa quốc gia Mỹ vào Việt Nam- Nguyễn Minh Long- Tạp chí Tài chính tháng 10/2001. 19. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài- Hoàng Kim Thanh- Tạp chí Ngân Hàng- Số 6/2002. 112 20. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam- Thực trạng và một số giải pháp tài chính- Nguyễn Hồng Phúc- Số 131/2001- Tạp chí phát triển kinh tế, 21. Các TNCs trong quá trìnhphát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển- Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới- Số 4/1996. 22. Một số báo cáo của Vụ quản lý dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tổng hợp từ lại từ các báo 23. Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2001, 2002. 24. Một số tài liệu và tạp chí chuyên đề của Viện Kinh tế thế giới. 25. Một số luận văn của K39 và K40- Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội. 26. Thời báo kinh tế Sài Gòn các số năm 2001 và 2002 113 114 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1 Chương I: Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công ty xuyên quốc gia . 2 I. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................... 1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ............. ..2 2. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư ........................................ ..2 3. Các hình thức FDI ............................................................................... ..3 4. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến FDI vào các nước đang phát triển ... ..4 II. Khái luận chung về Công ty xuyên quốc gia ( TNCs) ............................... 1. Khái niệm và đặc điểm của TNCs ....................................................... ..6 2. Mục tiêu và những tác động của TNCs tới nền kinh tế thế giới ........... ..8 3. Qúa trình hình thành và phát triển của TNCs trên thế giới .................. 11 4. Chiến lược khai thác và chiếm lĩnh thị trường quốc tế của các TNCs ở thế kỷ XXI ........................................................................................................ 13 5. Thu hút FDI của TNCs vào một số nước đang phát triển - kinh nghiệm và bài học cho các quốc gia khác ...................................................................... 15 Chương II: Tình hình đầu tư trực tiếp của các TNCs vào Việt Nam thời gian qua 19 I- Tình hình FDI vào Việt Nam thời gian qua ............................................... 19 *- Phân tích cơ cấu đầu tư theo ngành ..................................................... 19 *- Phân tích cơ cấu đầu tư theo địa phương ............................................. 20 * Phân tích cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư nước ngoài ........................ 21 *- Phân tích cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư .................................... 22 II- Tình hình đầu tư trực tiếp của các TNCs .............................................. 23 1- Tình hình chung .................................................................................. 23 2- Tình hình của các TNCs đến từ các quốc gia hàng đầu thế giới ........... 24 3- Tìm hiểu một số TNCs lớn hoạt động ở Việt Nam ............................. 28 115 4- Đánh giá tình hình thu hút FDI của các TNCs vào Việt Nam thời gian qua 32 5- Nguyên nhân của những hạn chế ......................................................... 36 Chương III: Quan điểm và một số giải pháp nhằm thu hút FDI của các TNCs .. 42 I- Mục tiêu và quan điểm của Nhà nước trong việc thu hút FDI của TNCs42 1- Mục tiêu .............................................................................................. 42 2- Quan điểm của Việt Nam trong việc thu hút FDI của TNCs ................ 42 II- Một số giải pháp nhằm thu hút FDI nói chung..................................... 44 1- Nhóm giải pháp về nhận thức .............................................................. 44 2- Nhóm giải pháp về văn hoá xã hội ..................................................... 45 3- Nhóm giải pháp về kinh tế ................................................................. 46 III- Các giải pháp nhằm thu hút FDI của TNCs ........................................ 53 1- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư đặc biệt chú trọng đến các hình thức mà TNCs ưa thích .............................................................................................. 53 2- Quản lý TNCs phải có tầm nhìn toàn cầu ............................................ 54 3- Việc quy hoạch và vận động đầu tư phải căn cứ vào khuynh hướng, chiến lược phát triển của các TNCs trên thế giới ................................................... 55 4- Cần có sự nỗ lực nhằm xây dựng những đối tác Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của các TNCs .................................................................................. 56 5- Đảm bảo sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường ... ............ 57 6- Phát triển thị trường vốn ..................................................................... 58 7- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các TNCs ..................... 58 KẾT LUẬN .................................................................................................................... PHỤ LỤC ...................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Hoạt động đầu tư trực tiếp của các TNCs tại Việt NamThực trạng và giải pháp.pdf
Luận văn liên quan