Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay

Tính cố kết cộng đồng, lối sống thấm đượm tinh thần vô ngã, vị tha, từ bi, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo đã dần trở thành một giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam. Các giá trị tinh thần truyền thống như phong tục, tập quán, giá trị đạo đức, cách thức ứng xử và giao tiếp của con người Việt Nam hiện nay. ít nhiều đều bị chi phối bởi những tư tưởng và nhân sinh quan của Phật giáo.

pdf127 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó sự tổng kết, biểu dương, khen thưởng những cá nhân và đơn vị có nhiều thành tích đóng góp để tạo động lực phấn đấu cho đồng bào. Trong quá trình tổ chức các phong trào cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các chức sắc, nhà tu hành Phật giáo. Đặc biệt, đối với khu vực đồng bào Khơ me, chức sắc, nhà tu hành có một vị trí đặc biệt trong đời sống của tín đồ, nên việc tổ chức các phong trào này cần tranh thủ tối đa vai trò của đội ngũ chức sắc, nhà tu hành Phật giáo. Bởi vì chính họ là người tuyên truyền, vận động tốt nhất cho các phong trào. Tuy nhiên, một điều cần hết sức lưu tâm là không được để các phong trào thi đua yêu nước, phong trào văn hóa được tổ chức trong khu vực đồng bào tín đồ Phật giáo biến thành các phong trào tôn giáo. Cùng với việc tổ chức tốt các phong trào hoạt động thực tiễn, Đảng, Nhà nước cần thường xuyên nêu gương, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt là chức sắc, tín đồ Phật giáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để đông đảo quần chúng nhân dân hiểu hơn về đời sống của đồng bào tín đồ, đồng thời để tín đồ Phật giáo, noi gương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng, “Nói chung thì các dân tộc Phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[37,263]. Thật vậy, lịch sử dân tộc Việt Nam đã từng ghi dấu nhiều tấm gương chức sắc, tín đồ quên mình vì người khác. Hình ảnh nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối chế độ Mỹ - Diệm đã làm xúc động hàng triệu trái tim, tạo nên những phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc rất sôi động trong đồng bào tín đồ Phật giáo những năm 1963-1964. Hay hình ảnh của những ni cô, ni trưởng tận tụy quên mình chăm sóc trẻ mồ côi và những bệnh nhân nghèo không nơi nương tựa đã thực sự gây xúc cảm cho nhiều người (cả tín đồ tôn giáo và người không tôn giáo) về lòng bác ái, bao dung, hướng thiện….Những tấm gương người tốt việc tốt sẽ là những bài học vô cùng bổ ích cho đồng bào tín đồ và cho cả đông đảo quần chúng nhân dân không tôn giáo noi theo học tập nếu được Đảng, Nhà nước và những người đại diện cho các tôn giáo ấy thường xuyên phát huy. Việc nêu gương người tốt, việc tốt trong đồng bào tín đồ Phật giáo còn giúp đồng bào xóa bỏ tự ti, mặc cảm, hòa mình vào khối đại đoàn kết chung của toàn dân tộc. Mặt khác, việc nêu gương người tốt, việc tốt là chức sắc, tín đồ Phật giáo còn góp phần tôn thêm lòng tự hào của quần chúng có đạo về những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo họ, từ đó tạo động lực thúc đẩy họ hành động theo phương châm: Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh việc phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tích cực của Phật giáo, cần đấu tranh khắc phục những tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt Phật giáo và xử lý nghiêm minh với những hành vi lợi dụng Phật giáo, lợi dụng các giá trị văn hoá, đạo đức Phật giáo chống phá sự nghiệp cách mạng, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, làm cản trở quá trình xây dựng lối sống và nền văn hóa mới. Để khắc phục và đấu tranh với những tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt Phật giáo cần căn cứ vào biểu hiện và mức độ tác hại của các tiêu cực này để phân loại chúng. Từ đó có các biện pháp cụ thể phù hợp cho từng loại tiêu cực. Phật giáo, như chúng ta đã biết là một tôn giáo khế lý, khế cơ. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo tỏ ra linh hoạt và thích ứng khá nhanh khi nó hòa nhập một cách hài hòa với tôn giáo khác và với hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa. Chính vì vậy, Phật giáo cũng đưa vào trong mình nhiều sinh hoạt của các loại hình tôn giáo tín ngưỡng khác nhau. Trong bối cảnh xã hội mới, sinh hoạt Phật giáo vô hình chung trở thành môi trường dung chứa nhiều yếu tố mê tín, dị đoan không có lợi cho việc xây dựng lối sống mới. Bên cạnh đó, sinh hoạt Phật giáo nhiều khi lại bị lợi dụng nhằm trục lợi cho một số cá nhân trong xã hội nên nó lại càng gia tăng thêm tính phức tạp. Vì vậy, Đảng, Nhà nước bên cạnh giữ việc vững nguyên tắc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cùng cần kiên quyết đấu tranh loại bỏ dần các hoạt động mê tín dị đoan trong sinh hoạt Phật giáo. Trong quá trình đấu tranh loại bỏ mê tín dị đoan trong sinh hoạt Phật giáo, ngoài chế tài của pháp luật cần chú trong công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng tín đồ, giúp họ nhận thức được tác hại của mê tín dị đoan. Cần kết hợp với Giáo hội Phật giáo, hướng giáo hội tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan góp phần làm trong sạch sinh hoạt Phật giáo. Bên cạnh hiện tượng mê tín dị đoan, trong sinh hoạt Phật giáo còn nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực khác làm thương mại hóa Phật giáo như việc đặt quá nhiều hòm công đức trong một ngôi chùa, việc quyên góp quá nhiều cho việc tôn tạo, tu bổ xây dựng chùa chiền, việc tổ chức các lễ hội mang tính phô trương, lãng phí... đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước cũng gây nên những cản trở không nhỏ cho quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp với giáo hội Phật giáo các cấp để tổ chức các hoạt động này sao cho phù hợp vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào tín đồ, vừa đảm bảo việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhưng cũng vừa hạn chế được những lãng phí về tiền của, sức lực của nhân dân. Vì vậy, đấu tranh với những tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt Phật giáo thực chất là cuộc đấu tranh chống cái cũ, cái lạc hậu trong lối sống của một bộ phận nhân dân. Vì vậy, hình thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục sẽ là hình thức đấu tranh chủ yếu trong quá trình này. Những năm qua, cùng với sự hồi sinh của Phật giáo là sự gia tăng các hiện tượng lợi dụng sinh hoạt Phật giáo để trục lợi cá nhân. Việc lợi dụng Phật giáo để trục lợi diễn ra dưới nhiều hình thức như xây dựng chùa, am, cốc trái phép, nhân danh Phật giáo kêu gọi Phật tử đóng góp nhưng thực chất là để vun vén cá nhân, nhân danh từ thiện, nhân đạo mang danh Phật giáo để kiếm lời... Đặc biệt là hiện tượng mượn danh Phật giáo để tiến hành các hoạt động mê tín, dị đoan đang xảy ra ngày càng nhiều ở khắp các địa phương trên cả nước gây tổn hại không nhỏ đến tài sản sức khỏe và cả tính mạng của nhân dân. Vì vậy đối với những hành vi nhân danh Phật giáo để trục lợi cá nhân cần phải kiên quyết lên án và có hình thức xử lý nghiêm minh bằng pháp luật. Bên cạnh đó, hiện nay, một bộ phận chức sắc, tín đồ Phật giáo Việt Nam đã và đang bị các thế lực chính trị thù địch lợi dụng, lôi kéo đi ngược lại với lợi ích dân tộc làm mất đoàn kết nội bộ Phật giáo, gây phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân.Vì vậy, Đảng, Nhà nước cần nâng cao nhận thức cho quần chúng tín đồ, tăng cường giáo dục ý thức công dân, nêu cao tinh thần cảnh giác và xây dựng lực lượng cách mạng trong quần chúng tín đồ chức sắc Phật giáo. Đảng, Nhà nước cần hướng dẫn giúp đỡ Giáo hội Phật giáo thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác chống các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng Phật giáo và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm bằng luật pháp của Nhà nước. Thực hiện được điều này không những lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm mà những nét hay, nét đẹp trong văn hoá, đạo đức của Phật giáo cũng được bảo tồn và có điều kiện phát huy trong quá trình xây dựng lới sống mới ở Việt Nam hiện nay. 3.2.3. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc xây dựng lối sống mới trong vùng đông tín đồ Phật giáo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội là những thành viên của của hệ thống chính trị, có trách nhiệm cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt công tác tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội có vai trò trách nhiệm to lớn trong công tác tôn giáo. Cụ thể là: tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho chức sắc, tín đồ các tôn giáo; vận động, hướng dẫn đồng bào các tôn giáo phát huy nội lực tham gia phát triển kinh tế- xã hội; phát huy quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền làm chủ của đồng bào các tôn giáo và tập hợp đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm đó cũng tức là góp phần phát huy ảnh hưởng tích của văn hóa, đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội. Vì vậy, để có thể phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp trong Phật giáo, hạn chế những tác động tiêu cực của nó thì Đảng, Nhà nước cần chú trọng củng cố, xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên... trong các vùng tập trung đông đồng bào Phật giáo. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội đã thực hiện khá tốt trách nhiệm của mình trong công tác đối với tôn giáo. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội đã có nhiều hình thức, biện pháp để tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo nói chung, tín đồ Phật giáo nói riêng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được đông đảo nhân dân trên khắp các vùng miền cả nước trong đó có đồng bào tín đồ Phật giáo hưởng ứng và tích cực thực hiện. Sở dĩ phong trào đạt được hiệu quả cao góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống của một bộ phận đồng bào tín đồ Phật giáo là do Mặt trận và các tổ chức đoàn thể xã hội đã cụ thể hóa phong trào lớn này thành nhiều phong trào phù hợp với với đặc điểm, điều kiện đặc trưng của từng vùng, miền, khu vực nơi có đông đồng bào Phật giáo sinh sống. Những năm qua, trong các vùng có đông đồng bào tín đồ tôn giáo nói chung, vùng đồng bào tín đồ Phật giáo nói riêng, các tổ chức đoàn thể xã hội cũng tổ chức rất nhiều các hoạt động phong phú như giáo dục kiến thức quốc phòng, giáo dục kiến thức pháp luật cho đông đảo quần chúng tín đồ; tổ chức các khóa học hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nếp sống mới trong việc cưới hỏi... cho đông đảo thanh niên tín đồ các tôn giáo nói chung, tín đồ Phật giáo nói riêng. Các cấp Hội Phụ nữ cũng hoạt động rất tích cực bằng nhiều hình thức sáng tạo thu hút đông đảo phụ nữ tín đồ Phật giáo tham gia các hoạt động như tổ chức các quỹ xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ tín đồ vay phát triển kinh tế; tổ chức các nhóm phụ nữ không phân biệt tôn giáo cùng giúp nhau thoát nghèo; lồng ghép các nội dung giáo dục kiến thức sức khỏe, sinh sản, dân số, kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới vào các sinh hoạt tôn giáo vào các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa; tổ chức các hội thi, các câu lạc bộ nhằm tăng cường kiến thức nuôi dạy con cái cho phụ nữ tín đồ... Đoàn thanh niên trong một số vùng có đông tín đồ Phật giáo cũng hoạt động rất sôi nổi với các phong trào như “Thanh niên lập nghiệp”, “Thanh niên nói không với ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội”... Hoạt động của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể xã hội những năm qua đã góp phần không nhỏ vào thành tựu chung trong công tác phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo do Đảng ta đề ra từ Hội nghị Trung ương V khóa VIII . Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội chưa phát huy được hết vai trò của mình trong công tác văn hóa tôn giáo nói chung trong công tác phát huy giá trị văn hóa, đạo đức Phật giáo nói riêng. Trong một số vùng có đông đồng bào tín đồ Phật giáo, hoạt động đoàn thể chỉ theo kiểu cầm chừng, thậm trí, ở một số nơi tổ chức đoàn thể chỉ còn lại có Hội phụ nữ, các tổ chức như đoàn thanh niên, đội thiếu niên gần như đã không còn tồn tại. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đoàn thể xã hội trong vùng đồng bào tín đồ Phật giáo không phát huy được vai trò của mình là do chậm đổi mới phương thức hoạt động. Ở một số địa phương, tổ chức đoàn thể bị “hành chính hóa” trở nên quan liêu, xa dân. Trong khi đó, ở những vùng tín đồ Phật giáo có sự hiện diện của tổ chức Gia đình Phật tử thì các sinh hoạt của tổ chức hội đoàn này lại thu hút được rất đông đảo thanh, thiếu niên tín đồ với các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, bổ ích. Có thể nói, mô hình sinh hoạt của tổ chức Gia đình Phật tử ở các tỉnh miền Trung hiện nay đáng để cho tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên của chúng ta học tập, rút kinh nghiệm. Những hoạt động của tổ chức Gia đình Phật tử với nhiều sinh hoạt phong phú, đa dạng phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi đã giúp ích rất nhiều cho thanh, thiếu niên tín đồ trong việc tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng sống nên có sức hấp dẫn đông đảo thanh, thiếu niên và các bậc phụ huynh. Khảo sát thực tế tại một số tỉnh miền Trung, nơi có sự hiện diện của tổ chức Gia đình Phật tử, chúng tôi nhận thấy, tổ chức này hiện nay không chỉ thu hút tập hợp được đông đảo thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo mà còn thu hút được một bộ phận con em các gia đình không theo Phật giáo. Có thể nói, đây là những dấu hiệu không thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức đoàn thể xã hội của Đảng và Nhà nước ở khu vực nếu các tổ chức này không nhanh chóng được củng cố và đổi mới nội dung cũng như phương thức hoạt động. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội trong các vùng có đông đồng bào tín đồ Phật giáo, các cấp ủy Đảng cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức này trong các vùng tập trung tín đồ Phật giáo, đảm bảo cho các tổ chức này phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng Nhà nước với quần chúng tín đồ. Việc củng cố, xây dựng các tổ chức đoàn thể xã hội trong các vùng đồng bào có đạo phải được chú trọng cả về số lượng và chất lượng cán bộ cũng như hoạt động của các tổ chức này. Cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ và trang bị những kiến thức cơ bản về tôn giáo nói chung về Phật giáo nói riêng cho đội ngũ cán bộ các đoàn thể xã hội bằng cách tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ. Trong chương trình của những lớp tập huấn này cần có phần lý luận về tôn giáo, về Phật giáo về công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo. Bên cạnh việc củng cố, xây dựng các tổ chức đoàn thể xã hội, Đảng, Nhà nước cần quan tâm tổ chức tốt hoạt động của các tổ chức này nhằm thu hút, tập hợp quần chúng hướng họ về về với mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội cần cụ thể hóa các nội dung hoạt động của mình cho phù hợp với đặc điểm của tín đồ Phật giáo ở từng vùng, miền. Chẳng hạn cũng là động viên đồng bào Phật giáo phát triển kinh tế, nhưng cách thức tiến hành phải khác nhau giữa đồng bào tín đồ Phật giáo ở thành thị và ở nông thôn, giữa đồng bào Phật giáo là người Kinh và đồng bào Phật giáo là người dân tộc thiểu số. Với đồng bào tín đồ Phật giáo là người Kinh, các tổ chức có thể chỉ cần giúp đỡ cho vay vốn để đồng bào phát triển sản xuất, nhưng với đồng bào tín đồ Phật giáo là người Khơ me, nếu đã cho vay vốn rồi, cán bộ các tổ chức đoàn thể không đi sâu, đi sát chỉ vẽ cho đồng bào cách làm ăn cụ thể, thì rất có thể số vốn đó sẽ được cúng vào chùa để lấy phúc. Hay cũng là nội dung khuyến khích đồng bào tín đồ phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật trong Phật giáo gắn với các giá trị văn hóa dân tộc thì cách làm với đồng bào Phật giáo Bắc Ninh nơi có các làn điệu dân ca Quan họ phải khác với cách làm với đồng bào Phật giáo Huế nơi có các điều hò đặc trưng... Các nội dung hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội cũng phải luôn đảm bảo được tính thiết thực, gắn liền với lợi ích của đồng bào. Điều mà Đảng và Nhà nước cũng như đồng bào các tôn giáo và đồng bào Phật giáo quan tâm nhất hiện nay đó là xóa đói, giảm nghèo, cải thiện môi trường sống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng một xã hội hiện thực giàu mạnh, văn minh. Chúng ta không có gì ngạc nhiên khi có đến gần 85% đồng bào Phật giáo ở các tỉnh miền Trung đã động viên con em mình tham gia vào tổ chức Gia đình Phật tử, vì tổ chức này giúp cho con em họ ngoan ngoãn, biết chăm chỉ lao động, học tập, thương yêu, đoàn kết tích cực giúp đỡ mọi người. Bên cạnh việc đổi mới nội dung hoạt động, Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể xã hội cũng cần phải không ngừng đổi mới hình thức hoạt động, cách thức vận động quần chúng tín đồ. Chỉ khi tổ chức được các sinh hoạt phong phú, đa dạng, bổ ích, có cách thức vận động phù hợp với từng đối tượng quần chúng tín đồ thì Mặt trận và các tổ chức đoàn thể xã hội mới có thể thu hút tập hợp được đông đảo hội viên và mới có thể triển khai các hoạt động có hiệu quả. Trong quá trình hoạt động, các tổ chức đoàn thể xã hội ở cơ sở cần giảm thiểu tối đa hình thức sinh hoạt thuần túy tư tưởng, bắt đoàn viên, hội viên phải nghe mãi những điều chung chung về lập trường, quan điểm. Để thu hút tập hợp quần chúng tín đồ cần tập trung vào xây dựng các phong trào hành động, tổ chức các hội thi, các câu lạc bộ... phù hợp với điều kiện và tâm lý đối tượng. Khi mà tất cả các tổ chức xã hội khác nhau của mọi tầng lớp người trong xã hội từ thanh thiếu niên đến người già, từ nông dân đến trí thức đều vững mạnh, tìm được phương thức hoạt động có hiệu quả và thiết thực, khi mà công tác văn hoá, giáo dục, y tế, văn nghệ, thể thao cũng phát triển đi đôi với sự phát triển đời sống vật chất thì những sinh hoạt Phật giáo không còn phù hợp với tiến bộ xã hội sẽ dần bị đẩy lùi. Đồng thời, với quá trình phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, đồng bào Phật giáo sẽ ít lệ thuộc vào niềm tin tôn giáo, họ sẽ tìm được những sinh hoạt cộng đồng bổ ích không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả xã hội nói chung. Khi mà nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của con người được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện đúng, lành mạnh và đầy đủ, khi mà con người được thể hiện vai trò trong nhiều phương diện khác nhau của đời sống cộng đồng họ sẽ bớt hướng đến các sinh hoạt mang tính mê tín, dị đoan không có lợi cho quá trình xây dựng lối sống mới. Các sinh hoạt mang tính cộng đồng do các tổ chức đoàn thể xã hội thường xuyên tổ chức, phát động sẽ là môi trường thuận lợi để tuyên truyền, giáo dục lối sống mới cho đông đảo đồng bào tín đồ Phật giáo, đồng thời cũng là môi trường tốt để khuyến khích phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tích cực của Phật giáo trong đời sống của đồng bào có đạo. Bên cạnh việc Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội cũng cần phát huy vai trò của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc xây dựng lối sống mới trong vùng có đông tín đồ Phật giáo. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng, khi Phật giáo đồng thuận cùng lợi ích của dân tộc nó đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nước nhà. Đồng thời, chính bản thân nó cũng được tiếp thêm sinh lực cho sự phát triển. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, nếu Phật giáo phát huy được những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của nó trong đời sống xã hội thì một mặt nó sẽ góp phần vào quá trình xây dựng đời sống xã hội, mặt khác cũng là quá trình bản thân nó tự làm trong sạch mình, tạo đà cho sự phát triển mới. Phật giáo muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện xã hội mới, muốn quảng bá đức tin cùng tính nhân văn, nhân đạo của mình, không có con đường nào khác hơn là phải đồng hành cùng lợi ích dân tộc. Để các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo được xã hội thừa nhận và ủng hộ cần phải có sự cố gắng nỗ lực Giáo hội Phật giáo, của chính bản thân mỗi chức sắc, tín đồ Phật giáo vì cùng một mục tiêu “tốt đời đẹp đạo”. Vì vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc hướng dẫn tín đồ trong sinh hoạt tín ngưỡng. Giáo hội Phật giáo các cấp cần có những chương trình hành động cụ thể khuyến khích, động viên và hướng dẫn tăng, ni, tín đồ hành đạo đúng phương châm: “Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”; động viên tín đồ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vận dụng những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của Phật giáo trong xây dựng đời sống hiện thực. Trong quá trình động viên tín đồ Phật giáo xây dựng đời sống mới, các chức sắc giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là với tín đồ Phật giáo là người Khơ me. Thực tế trong lịch sử dân tộc Việt Nam cho thấy, Phật giáo và văn hóa đạo đức Phật giáo có phát huy được vai trò tích cực hay không, có đồng hành với dân tộc, theo kịp xu hướng phát triển của xã hội hay không…. không chỉ phụ thuộc vào những giá trị trong giáo lý, giáo luật của Phật giáo, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào nhân cách, phẩm hạnh và mục đích hành đạo của những người đại diện cho tôn giáo ấy. Vì vậy, chức sắc Phật giáo cần nêu cao phẩm hạnh tu hành, là tấm gương tốt cho tín đồ noi theo học tập. Những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường, một số chức sắc Phật giáo đã đánh mất phẩm hạnh tu hành, xa rời đường hướng hành đạo để mưu cầu lợi ích cá nhân. Những việc làm đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và hành vi của đông đảo tín đồ, làm giảm sút niềm tin của đồng bào vào phương châm hành đạo, tạo điều kiện cho những biểu hiện tiêu cực trong Phật giáo phát triển. Do vậy, để lấy lại niềm tin cho quần chúng tín đồ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực của Phật giáo trong đời sống xã hội, trước hết bản thân mỗi chức sắc Phật giáo cần nghiêm khắc kiểm điểm bản thân mình, nêu cao phẩm chất đạo đức của người tu hành. Chức sắc Phật giáo cần nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, đưa giáo dục đạo đức xã hội và pháp luật của Nhà nước vào cùng giáo dục đạo đức Phật giáo cho đông đảo quần chúng tín đồ. Hướng dẫn tín đồ nêu cao tinh thần dân tộc, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, ý thức đầy đủ được quyền và nghĩa vụ của một tín đồ- một công dân đối với Tổ quốc. Bên cạnh đó, các chức sắc cần phải thường xuyên phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức trong Phật giáo để hướng dẫn giáo dục tín đồ của mình, đồng thời có ý thức giáo dục tín đồ theo những tấm gương người tốt, việc tốt trong tôn giáo, hướng dẫn tín đồ sống và làm việc theo pháp luật. Hướng hoạt động của quần chúng tín đồ theo đường hướng hành đạo của Phật giáo vì lợi ích của dân tộc và của đạo. Đồng thời với việc nêu cao phẩm hạnh tu hành, phát huy những tấm gương người tốt việc tốt để giáo dục tín đồ, những người đại diện cho Phật giáo cũng cần hướng dẫn tín đồ chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động thực tiễn của Đảng, Nhà nước để cống hiến sức lực và khả năng sáng tạo của mình, xây dựng cuộc sống hiện thực, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chức sắc Phật giáo cần tham gia tích cực và động viên tín đồ cùng tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội ích nước lợi dân, nêu cao cảnh giác, đấu tranh với những hành vi lợi dụng Phật giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc, có ý thức đoàn kết tôn giáo, đoàn kết giữa những người không cùng tín ngưỡng, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Chức sắc, nhà tu hành Phật giáo cần hướng dẫn tín đồ nhận diện và đấu tranh loại trừ những sinh hoạt tín ngưỡng không lành mạnh, hướng dẫn tín đồ nhận diện giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo mình, khuyến khích, động viên họ chủ động phát huy những giá trị đó trong thực tế cuộc sống. Như vậy, có thể nói, trong quá trình xây dựng lối sống mới trong các vùng có đông đồng bào tín đồ Phật giáo đòi hỏi phải có sự cố gắng, nỗ lực không chỉ từ phía Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể xã hội mà còn đòi hỏi sự tham gia tích cực của tổ chức Giáo hội Phật giáo trong đó nòng cốt là đội ngũ chức sắc, nhà tu hành Phật giáo- những người giữ vai trò hướng đạo tâm linh cho đông đảo tín đồ. Sự phối kết hợp hành động giữa các tổ chức đoàn thể xã hội của Đảng và Nhà nước với tổ chức Giáo hội Phật giáo sẽ làm tăng thêm những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo trong đời sống xã hội, hạn chế được những tác động tiêu cực của nó, góp phần xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay. 3.2.4. Đầu tư thoả đáng và có phương thức phù hợp để xây dựng đời sống vật chất và tinh thần vùng có đông đồng bào tín đồ Phật giáo Phát huy những giá trị tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống mới chỉ có hiệu quả bền vững khi được thực hiện trên cơ sở một nền tảng kinh tế, xã hội vững chắc. Vì vậy, Đảng, Nhà nước cần có các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp cho từng vùng, miền, khu vực có đồng bào tín đồ Phật giáo nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào có đạo. Xoá đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào tín đồ Phật giáo chính là một trong những điều kiện tiên quyết để đồng bào có đạo tin theo Đảng và Nhà nước, lấy đạo pháp phục vụ dân tộc. Bên cạnh việc ban hành các chính sách phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội cho vùng đồng bào có đạo, vùng đồng bào các dân tộc ít người, cần phải tổ chức tốt hơn việc thực hiện các chính sách đó. Ngay từ những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, muốn đồng bào các tôn giáo đồng tâm nhất trí, tin tưởng vào công cuộc xây dựng xã hội mới, trước hết Đảng, Nhà nước phải quan tâm tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Trong bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận (tháng 8 năm 1962) Hồ Chí Minh đã nói: “Nguyện vọng của đồng bào giáo dân là “Phần xác no ấm, phần hồn thong dong”. Muốn được như thế thì phải ra sức cải cách hợp tác xã, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho xã viên. Đồng thời phải đảm bảo tín ngưỡng tự do” [41,606]. Trong những năm qua, Đảng, nhà nước ta đã có những đầu tư không nhỏ để phát triển kinh tế, xã hội trong vùng đồng bào có đạo nói chung, vùng có đông tín đồ Phật giáo nói riêng. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như: Chương trình 135 của Chính phủ về xóa đói, giảm nghèo cho các xã vùng sâu, vùng xa; Chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn... đều được ưu tiên cho vùng đồng bào có đạo trong đó có vùng đồng bào Phật giáo. Tuy nhiên, sự đầu tư lớn của Đảng và Nhà nước những năm qua trong các vùng có đông tín đồ Phật giáo tập trung không phải lúc nào và ở đâu cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó. Có nơi thì đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; có nơi thì đầu tư kinh phí nhưng khâu tổ chức thực hiện thì không khoa học và thiếu quan tâm, giám sát gây thất thoát, lãng phí; có nơi thì đầu tư nhưng thiếu tuyên truyền để đồng bào hiểu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; có nơi Nhà nước đầu tư kinh phí nhưng lại để các thế lực thù địch lợi dụng thành quả... Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong các vùng đồng bào tín đồ Phật giáo đạt hiệu quả cao, Đảng, Nhà nước một mặt cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mặt khác cần giúp đồng bào tín đồ tổ chức tốt lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống theo hướng hợp lý, văn minh phù hợp với xu thế mới. Hiện nay, nhìn chung trong cả nước, trình độ phát triển vùng đồng bào có đạo nói chung, vùng đồng bào tín đồ Phật giáo nói riêng còn thấp hơn các vùng khác. Đặc biệt ở khu vực Tây Nam bộ, nơi sinh sống của hơn 1,2 triệu tín đồ Phật giáo Khơ me hiện đang là vùng có trình độ dân trí thấp nhất trong cả nước. Vì vậy, việc tăng cường đầu tư của Nhà nước cho các vùng có đông đồng bào tín đồ tôn giáo nói chung, vùng có đông đồng bào tín đồ Phật giáo nói riêng là cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định đầu tư không phải để tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà đầu tư để thúc đẩy phát triển toàn diện đời sống xã hội. Việc đầu tư cần tránh dàn trải, cần cần xác định trọng tâm, trọng điểm. Trong điều kiện hiện nay cần tiếp tục ưu tiên cho việc phát triển kết cấu hạ tầng, tập chung nhựa hóa các tuyến giao thông tỉnh lộ, huyện lộ, bê tông hóa các tuyến giao thông liên xã, liên thôn, bê tông hóa kênh mương nội đồng; xây dựng trường học, bệnh xá, bưu điện, nhà văn hóa, trạm điện, trạm bơm thủy nông...Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên như nhiều vùng đồng bào Khơ me cần tập trung xây dựng một số thị tứ, thị trấn làm đơn vị đầu tàu cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của cả vùng. Cùng với việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, Đảng, Nhà nước cần tổ phải tổ chức tốt lao động sản xuất và đời sống của đồng bào tín đồ Phật giáo. Đảng, Nhà nước cần tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào tín đồ để họ tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước. Chính trong quá trình tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào Phật giáo có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ và các tri thức về đời sống xã hội, giúp họ dần hình thành nhận thức và lối sống mới. Từ đó, trong sinh hoạt tín ngưỡng họ sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo mình, giảm bớt những sinh hoạt không phù hợp với lối sống mới. Việc tổ chức tốt lao động sản xuất và việc làm cho đồng bào Phật giáo theo quỹ đạo chung của đất nước có nghĩa là Đảng, Nhà nước phải giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo nhu cầu cho những người trong độ tuổi lao động, đồng thời với việc giải quyết nhu cầu việc làm phải thường xuyên tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với từng nghành nghề, từng địa phương để nâng cao năng suất lao động nhằm đem lại hiệu qủa kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào tín đồ Phật giáo. Tổ chức tốt lao động sản xuất và giải quyết nhu cầu việc làm cho đồng bào có đạo sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho công cuộc xây dựng đất nước. Qua lao động sản xuất Đảng và Nhà nước sẽ tập hợp được sức mạnh và khả năng sáng tạo trong đồng bào tín đồ Phật giáo ở Việt Nam vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, tổ chức tốt lao động sản xuất và việc làm trong vùng đồng bào tín đồ Phật giáo sẽ từng bước nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, về trình độ phát triển giữa vùng đồng bào Phật giáo và vùng đồng bào không có đạo, tạo được niềm tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước, tạo động lực cho đồng bào có đạo phát huy và cống hiến khả năng sáng tạo của mình vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Mặt khác, qua lao động sản xuất theo đúng quỹ đạo công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhận thức của tín đồ Phật giáo ngày càng được nâng cao, mức sống của họ từng bước được cải thiện. Lao động sẽ giúp làm hình thành nên những phẩm chất đạo đức mới, đó là tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, yêu cuộc sống, tin ở khả năng của bản thân và dũng cảm sáng tạo trong hiện thực. Khi những phẩm chất đạo đức mới được hình thành, tạo được niềm tin trong đồng bào cũng có nghĩa là những niềm tin yếm thế sẽ từng bước được đẩy lùi, những tác động tiêu cực của Phật giáo trong đời sống của đồng bào sẽ dần được giảm thiểu. Hiện nay, một trong những vấn đề bức xúc nhất trong phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng Phật giáo tập trung ở nước ta là vấn đề thiếu việc làm và thiếu đất sản xuất. Đây là vấn đề chung của cả đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng đối với đồng bào Phật giáo, do trình độ kinh tế- xã hội còn thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn xã hội nên nó càng trở thành vấn đề trầm trọng. Đối với các khu vực có đông đồng bào Phật giáo là người Kinh ở các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu... Nhà nước cần có các chương trình tạo việc làm cho số lao động dôi dư. Đồng thời thông qua việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tổ chức lại lực lượng lao động, giúp đồng bào có đạo tiến hành sản xuất một cách có hiệu quả. Đối với các khu vực nơi tập trung đồng bào tín đồ Phật giáo là người dân tộc thiểu số như các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Tây Nam bộ, Đảng, Nhà nước ngoài việc tổ chức lại lực lượng lao động còn cần quan tâm giải quyết vấn đề đất đai cho sản xuất của đồng bào. Đây là vấn đề thực sự nan giải mà Đảng, Nhà nước đã tiến hành nhiều năm nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Do vậy, đòi hỏi hệ thống chính trị các cấp cần phải có những nghiên cứu, đánh giá rút kinh nghiệm từ cách làm của những năm qua để đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi cho việc giải quyết vấn đề này ở khu vực có đông đồng bào tín đồ Phật giáo ở Tây Nguyên và Tây Nam bộ hiện nay. Bên cạnh việc quan tâm tổ chức tốt sản xuất, Đảng, Nhà nước cũng cần vận động, giúp đỡ đồng bào tín đồ Phật giáo tổ chức tốt đời sống của gia đình và cộng đồng theo hướng ngày càng văn minh hơn. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trình độ mọi mặt của đồng bào tín đồ Phật giáo, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế- xã hội giữa vùng đồng bào Phật giáo với mặt bằng chung của xã hội. Để việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong vùng đồng bào Phật giáo đạt hiệu quả cao và toàn diện, thì một trong những vấn đề quan trọng là phải gắn kết giữa phát triển kinh tế với xây dựng môi trường văn hóa và nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào. Việc phát triển kinh tế gắn với xây dựng môi trường văn hóa và nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào Phật giáo vừa có tác dụng gia tăng nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa có tác dụng phát huy ảnh hưởng tích cực của văn hóa, đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội. Xây dựng đời sống văn hóa trong các vùng đồng bào Phật giáo cần phải tiến hành một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội của từng địa phương, khu vực. Trình độ dân trí có quan hệ mật thiết với quá trình phát triển đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào Phật giáo. Nâng cao trình độ dân trí là là nhân tố cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng một cuộc sống tốt đời đẹp đạo của đồng bào. Nâng cao trình độ dân trí giúp cho đồng bào Phật giáo biết tổ chức cách thức sản xuất khoa học, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, nâng cao trình độ dân trí cũng là điều kiện tốt để đồng bào tổ chức tốt cuộc sống, tạo lập một môi trường sống theo hướng văn minh, tiến bộ. Khi trình độ dân trí được nâng cao, đồng bào Phật giáo sẽ dễ dàng nhận diện được đâu là những giá trị văn hóa, đạo đức đích thực cần thiết cho con người xã hội trong quá trình xây dựng lối sống mới. Vì vậy, Đảng, Nhà nước bên cạnh việc quan tâm phát triển kinh tế, xây dựng môi trường văn hóa, cần quan tâm, tạo điều kiện cho đồng bào có đạo tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí, gắn đạo với đời, rút ngắn dần khoảng cách về trình độ học vấn giữa đồng bào Phật giáo và đồng bào không có đạo. Bên cạnh đó, cần chăm lo phát triển y tế, cùng các chính sách phúc lợi xã hội nhằm mục đích nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào, giúp họ nhận thức rõ những giá trị chân thiện, mỹ cũng như những hạn chế trong giáo lý Phật giáo, từ đó họ ý thức được vị trí, vai trò trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp chung của toàn dân tộc. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Phật giáo cần phải đi liền với đảm bảo công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh nhằm tạo ra một môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc hình thành, giáo dục lối sống mới trong đồng bào Phật giáo. Song song với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Phật giáo, Đảng, Nhà nước cần đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào Phật giáo. Những sinh hoạt Phật giáo đúng quy định của Pháp luật, phù hợp với tôn chỉ, mục đích mà Giáo hội Phật giáo đã đề ra cần được tạo điều kiện tối đa để chúng được diễn ra thuận lợi, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đông đảo quần chúng tín đồ. Mặt khác, những hành vi lợi dụng Phật giáo hoặc những hoạt động không tuân thủ quy định của luật pháp, không đúng với tôn chỉ, mục đích hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phải lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật, góp phần lành mạnh hóa sinh hoạt Phật giáo, đảm bảo cho đồng bào tín đồ được sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào Phật giáo, Đảng, Nhà nước cần tạo điệu kiện giúp đỡ Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng một Phật giáo vững mạnh đủ sức đề kháng với những biểu biện tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt và những hành vi lợi dụng Phật giáo vì mục đích phi tôn giáo. Đảng, Nhà nước cần đẩy nhanh quá trình giúp đỡ Giáo hội Phật giáo tổ chức tốt quá trình xây dựng nội dung chương trình đào tạo trong các Học viện Phật giáo để Giáo hội có được đông đảo đội ngũ chức sắc và những nhà tu hành đủ tâm, đủ tài hướng dẫn cho đồng bào tín đồ sống và sinh hoạt tâm linh phù hợp với xu thế chung của dân tộc và thời đại. KẾT LUẬN Phật giáo là tôn giáo lớn đã có hơn hai ngàn năm phát triển ở Việt Nam. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, Phật giáo đã có đóng góp cho dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện. Hơn hai ngàn năm ở Việt Nam là hơn hai ngàn năm Phật giáo đã nhập thân vào dân tộc và để lại dấu ấn sâu đậm của mình trong lối sống của con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay. Tính cố kết cộng đồng, lối sống thấm đượm tinh thần vô ngã, vị tha, từ bi, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo đã dần trở thành một giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam. Các giá trị tinh thần truyền thống như phong tục, tập quán, giá trị đạo đức, cách thức ứng xử và giao tiếp của con người Việt Nam hiện nay... ít nhiều đều bị chi phối bởi những tư tưởng và nhân sinh quan của Phật giáo. Tuy nhiên, bên cạnh lối sống vị tha, nhân ái, cố kết cộng đồng, Phật giáo không phải không có những tác động tiêu cực tới lối sống của con người Việt Nam hiện nay. Đó là việc đề cao quá mức những giá trị như tình thương, trách nhiệm... một cách trừu tượng; là thái độ chấp nhận thực tại thái quá, hay cách nhìn cuộc đời là bể khổ dẫn đến hình thành tính cách coi nhẹ mạng sống, không cố gắng dấn thân, ít nghĩ tới việc phải làm những gì to tát, lâu bền, dễ chán nản, chùn bước khi gặp phải khó khăn, không biết vươn lên xây dựng cuộc sống hiện thực. Đó còn là những tập tục lạc hậu trong sinh hoạt tín ngưỡng như đốt vàng mã, bói quẻ, xin xăm, dâng sao, giải hạn.vv… Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu toàn diện về Phật giáo, nhận rõ những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của nó để chủ động phát huy những nét hay, nét đẹp trong lối sống Phật giáo, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nó trong quá trình xây dựng lối sống mới XHCN ở Việt Nam, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC VỤ ĐỀ TÀI 1. Phan An: Phật giáo trong đời sống của người Khmer Nam Bộ, Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2003, tr 20-24. 2. Phan An: Một số vấn đề của Phật giáo Khmer ở Nam Bộ hiện nay, Nghiên cứu Tôn giáo, số 2/2005, tr 36-37. 3. Đào Duy Anh: Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Quan hải Tùng Thư, Huế, 1938. 4. Ban Tôn giáo Chính phủ: Một số tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội 1995 5. Ban Tôn giáo Chính phủ: Những gương sống tốt đời đẹp đạo, tập 1,2, nxb Tôn giáo, Hà Nội 2001. 6. Bàn về lối sống xã hội chủ nghĩa, nxb Văn hóa HN 1985 7. Nguyễn Thị Bảy: Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ, Nxb Văn hoá thông tin 1997. 8. Bộ Ngoại giao (sách Trắng), Thành tự bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam, Hà nội, 2005. 9. C.Mác và Ph.Ăng- ghen toàn tập, tập 3, nxb CTQG, HN 1995. 10. LM Thiện Cẩm, Thế kỷ XXI: thế kỷ của tôn giáo? Nguyệt san Công giáo và dân tộc, số 132 tháng 2-2006, tr. 7. 11. Nguyên Cẩn, Phật pháp ứng dụng vào quản trị doanh nghiệp hiện đại,Văn hoá Phật giáo số 32/2007. tr. 39 -40. 12. Thích Minh Châu: Những lời Phật dạy về hoà bình và giá trị con người, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành 1995. 13. Thích Minh Châu (giới thiệu) Nhiều tác giả: Đạo đức học Phật giáo, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành 1995. 14. Thích Minh Châu: Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2002. 15. Thích Minh Châu (dịch) Kinh Pháp Cú, Thành hội PG TPHCM 1996 16. Thích Minh Châu dịch, Kinh bộ tăng chi (Aṅguttara Nikāya), II, TP. Hồ Chí Minh, 1988. 17. Thích Minh Châu dịch, Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikāya), I, Đại học Vạn Hạnh, 1973. 18. Nguyễn Mạnh Cường: Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada trong tang ma của người Khmer, Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2003, tr51- 56. 19. Nguyễn Mạnh Cường: Về đời sống tu tập của sư sãi và phật tử Khmer Nam Bộ, Nghiên cứu Tôn giáo, số 12/2007, tr25- 32. 20. Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt nam. Hà Nội-2005. 21. Daisaku Ikeda và Aurelio Precci: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI, Nxb CTQG, Hà Nội 1993. 22. Nguyễn Đăng Duy: Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội 1999. 23. Nguyễn Đăng Duy: Văn hoá tâm linh, Nxb Hà Nội, 1998. 24. Nguyễn Hồng Dương: Tôn giáo trong mối quan hệ với văn hoá và phát triển ở Việt Nam, Nxb KHXh, Hà Nội 2004. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Hà Nội, 1998. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy BCHTƯ Khóa IX, Nxb CTQG, H., 2003. 27. Thích Tâm Đức, Quan điểm phật giáo về kinh tế và công bằng xã hội, tài liệu Viện Nghiên cứu Phật học TP HCM, 2008. 28. Lê Văn Đính: Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nghiên cứu Tôn giáo số 10/2997, tr 16-24. 29. Lê Đức Hạnh: Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hoá Việt Nam, Nghiên cứu Tôn giáo, số5/2005, tr 16- 25 30. Thích Nhất Hạnh. Đạo Phật hiện đại hoá. Nxb. Lá bối. Sài Gòn. 1965. 31. Nguyễn Hùng Hậu: Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội 2002. 32. Trần Xuân Hiền, Một số kết quả công tác tôn giáo 6 tháng đầu năm 2008. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo .Số 7-2008, tr. 59 33. Nguyễn Duy Hinh: Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội 1999. 34. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Thực trạng, nguyên nhân, xu hướng vận động của Phật giáo ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo quản lý (thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước: Thực trạng, xu hướng biến động của tôn giáo ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo quản lý), Hà Nội 2001. 35. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ: Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo Nam tông và đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của Đảng và Chính phủ, đề tài độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội 2005. 36. Tạ Chí Hồng: Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Hà Nội 2004. 37. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, HN 1995. 38. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội,1995. 39. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002. 40. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, HN, 1995. 41. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, HN 1996. 42. LM Thái Bá Hợp, Tôn giáo đối diện với toàn cầu hóa, Nguyệt san Công giáo và dân tộc, số 144 tháng 12-2006, tr. 49 43. Cao xuân Huy: Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn hoá, Hà Nội 1995. 44. Đỗ Quang Hưng: Tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống văn hoá hiện nay, Cộng sản số 15/1999, tr24-28. 45. Đỗ Quang Hưng (chủ biên): Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ, Nxb KHXH, Hà Nội 2001. 46. Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Báo cáo tổng kết hoạt động phật sự nhiệm kỳ V (2002- 2007) và chương trình hoạt động nhiệm kỳ VI (2007-2012) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội 2007. 47. Trần Văn Giàu: Những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội 1980. 48. Trần Văn Giàu: Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại, Nxb TP Hồ Chí Minh 1993. 49. Trần Hậu Kiêm, Giáo trình Đạo đức học, Nxb giáo dục, Hà Nội, năm 1998 50. Thích Thông Lạc: Văn hoá Phật giáo- Đường về xứ Phật, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 1004. 51. Hoàng Thị Lan: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội 2004. 52. Hoàng Thị Lan: Phật giáo với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam, Nghiên cứu Phật học số4/2001, tr29- 31. 53. Nguyễn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1,2, Nxb Văn học Hà Nội 1992. 54. Lê Văn Lợi: Ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Hà Nội 2008. 55. Nguyễn Công Lý: Văn học Phật giáo thời Lý- Trần- Diện mạo và đặc điểm, Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh 2003. 56. Max weber, Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Nxb Trí thức, Hà Nôi, 2008. 57. Lâm Thế Mẫn: Tinh thần và nét đặc sắc của Phật giáo, Người dịch Linh Chi, Nxb Mũi Cà Mau, 1996. 58. N.I. Nikulin: Tôn giáo và văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nghiên cứu Tôn giáo số 2/2001, tr9-13. 59. Những xu hướng lớn năm 2000, Nxb TP Hồ CHí Minh 1990. 60. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2003. 61. Nguyễn Xuân Nghĩa: Đạo Phật tiểu thừa Khmer ở vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long: chức năng xã hội truyền thống và động thái xã hội, Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2003, tr 25- 37. 62. Phan Ngọc: Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 1998. 63. Phật giáo với văn hóa-xã hội Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008. 64. Cao Xuân Phổ: Văn hoá Phật giáo của người Khơ me Nam Bộ, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2004, tr 45-47. 65. Ph.Ăngghen “Chống Đuy Rinh”, Nxb Sự thật, Hà Nội, năm 1960. 66. Nguyễn Phan Quang: Có một nền đạo lý ở Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh 1996. 67. Thích Trí Quang (dịch), Những viên ngọc trí tuệ Phật giáo. Nxb Tôn giáo. Hà Nội , 2002. 68. Thích Chân Quang, Nghiệp và quả, Nxb Tôn giáo, Hà nội, năm 2004. 69. Thích Thiện Siêu (dịch), Kinh Pháp cú, Viện Nghiên cứu Phật học ấn hành 1993, 70. Thích Phụng Sơn: Những nét đẹp văn hoá của đạo Phật, viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, Hà Nội 1995. 71. Tạp chí Mặt trận, số 48 năm 2007. 72. Quách Thanh Tâm: Phật giáo và con người Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX, Nghiên cứu Tôn giáo số 6/ 2002, tr 33- 40. 73. Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb tổng hợp TP Hồ Chí Minh 2004. 74. Thích Tâm Thiện: Tư tưởng Mỹ học Phật giáo, Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh, 1996. 75. Lệ thọ, Cư sĩ làm kinh tế được hay không? Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 1. 2007. 76. Hoàng Thị Thơ: Vài suy ngẫm về khoan dung tôn giáo trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Việt Nam, Nghiên cứu Tôn giáo số 12/2007, tr 11-19. 77. Lê Hữu Tuấn: Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội 1999. 78. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2008. 79. Thích Thanh Từ, Phật giáo trong mạch sống dân tộc, Nxb. Tôn giáo 2004. 80. Nguyễn Tài Thư: Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội 1997. 81. Trung tâm Thông tin tư liệu- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Tôn giáo và tín ngưỡng hiện nay- Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết, Hà Nội 1996. 82. Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Những đặc điểm của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam, Hà Nội 1997. 83. Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Vấn đề tôn giáo ở khu vực đồng bào Khơ me Tây Nam bộ hiện nay, đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội 2003. 84. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia: Hồ Chí Minh về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb KHXH, Hà Nội 1996. 85. Chu Quang Trứ: Di sản văn hoá dân tộc trong tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội 2001. 86. Thích Thanh Từ: Phật giáo với dân tộc, Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh ấn hành 1995. 87. Thích Thanh Tứ: Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nghiên cứu Phật học số 3/2006, tr9-11. 88. Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Triết học: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội 1988. 89. Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Triết học: Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Hà Nội 1986. 90. Đặng Nghiêm Vạn: Về tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb KHXH, Hà Nội 1998. 91. Đặng Nghiêm Vạn: Lý luận về tôn giáo và tình hình tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội 2001. 92. Nguyễn Hữu Vui: Tôn giáo và đạo đức nhìn từ mặt triết học, Triết học số 4/1993, tr 43-47. 93. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo: Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đề tài độc lập cấp nhà nước, Hà Nội 2006. 94. Viện Nghiên cứu Tôn giáo: Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội 2004. 95. Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội 2007. 96. Viện thông tin KHXH, Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập III, Nxb KHXH, H., 1998. 97. Viện Văn hóa và phát triển- Học viện CT-HCQGHCM, Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb LLCT, HN 2006 98. Walpola: Lời giáo huấn của Phật đà, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 1999.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay.pdf
Luận văn liên quan