Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền - Thành phố Cần Thơ

Hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp trong sản xuất. Các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có kế hoạch tuyên truyền tiến bộ khoa học kỹ thuât, trình độ quản lý, cung cấp con giống, cây giống tốt phù hợp với đặc điểm ở địa phương để hộ sản xuất nông nghiệp nâng cao năng suất, sản lượng, giảm bớt rủi ro trong sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao trình độ dân trí của người dân trong huyện để người dân nắm rõ những thông tin mà chi nhánh đưa ra, giúp họ hiểu biết hơn và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

pdf83 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền - Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.695 triệu đồng tăng 65,10 % so với năm 2006. Đến năm 2008, dư nợ chăn nuôi chỉ còn 16.857 triệu đồng, giảm 28,86 % so với năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng trên là do người dân mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này và do nhu cầu vốn cho đầu vào trong chăn nuôi tăng trong năm 2007 tăng cao nên dư nợ tăng cao. Đến năm 2008, công tác thu hồi nợ chăn nuôi khá tốt, tăng so với năm 2007 nhưng doanh số cho vay lại giảm do người dân không muốn mở rộng quy mô, điều này giải thích tại sao dư nợ chăn nuôi trong năm 2008.  Dư nợ cho tiêu dùng Dư nợ này giảm qua các năm. Năm 2007, dư nợ đạt 17.245 triệu đồng, giảm 1,93 % so với năm 2006. Đến năm 2008, dư nợ cho mục đích này chỉ còn 16.717 triệu đồng giảm 3,06 % so với năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng trên là do doanh số thu nợ tăng nhanh hơn doanh số cho vay: tốc độ tăng trưởng Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 45 SVTH: Đặng Thư Trúc doanh số cho vay bình quân giai đoạn này là 16,35 % / năm, doanh số thu nợ mục đích này tăng đáng kể, tốc độ tăng trưởng trung bình trên 24,50% / năm.  Thương mại dịch vụ Chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cơ cấu và tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2008. Năm 2007, dư nợ cho thương mại dịch vụ là 31.328 triệu đồng, tăng 33,63 % so với năm 2006. Đến năm 2008, dư nợ đạt 40.535 triệu đồng tăng 29,39 % so với năm 2007. Dư nợ thương mại dịch vụ tăng cao là do đây là lĩnh vực được quan tâm phát triển hàng đầu, nhằm rút ngắn dần khoảng cách giữa trồng trọt, chăn nuôi so với thương mại dịch vụ. 4.4.3. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Bảng 12: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Sốtiền % Số tiền % 1. Hộ sản xuất, cá nhân 102.187 100,00 123.799 90,02 136.910 88,29 21.612 21,15 13.111 10,59 2. Doanh nghiệp - - 13.725 9,98 18.159 11,71 13.725 - 4.434 32,31 Tổng 102.187 100,00 137.524 100,00 155.069 100,00 35.337 34,58 17.545 12,76 Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền  Hộ sản xuất, cá nhân Đây là thành phần chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, chiếm trên 88 % qua ba năm. Doanh số dư nợ hộ sản xuất, cá nhân tăng qua các năm. Năm 2007, dư nợ là 123.799 triệu đồng, tăng 21,15 % so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số này đạt 136.910 triệu đồng, tăng 10,59 % so với năm 2007. Nguyên nhân là chi nhánh đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu của Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 46 SVTH: Đặng Thư Trúc người vay. Dư nợ hộ gia đình, cá nhân tăng dần cho thấy chính sách chi nhánh đã và đang thực hiện là phù hợp với thực tiễn tại địa phương. Trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa để mở rộng quy mô tín dụng đối với thành phần quan trọng này.  Doanh nghiệp Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp tăng qua các năm. Năm 2007, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp là 13.725 triệu đồng. Đến năm 2008, dư nợ này đạt 18.159 triệu đồng, tăng 32,31 % so với năm 2007. Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp tăng dần lên. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, do đó trong tương lai nhu cầu vốn cho thành phần kinh tế này sẽ tăng cao. 4.5. NỢ XẤU Nợ xấu là một vấn đề mà hầu như ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm phân tích, nó là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà ngân hàng đã đầu tư. Nếu nợ xấu lớn rất có thể rủi ro cho ngân hàng là đi đến phá sản. Bởi vì nguồn vốn tự có của ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì thế nợ xấu là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 4.5.1. Nợ xấu theo thời hạn Bảng 13: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Ngắn hạn 1.427 84,79 2.065 83,54 3.781 69,17 638 44,71 1.716 83,10 2.Trung hạn 256 15,21 407 16,46 1.685 30,83 151 58,98 1.278 314,00 Tổng 1.683 100,00 2.472 100,00 5.466 100,00 789 46,88 2.994 121,12 Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Qua bảng trên ta thấy nợ xấu của chi nhánh tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2008 với tốc độ tăng trưởng trung bình 84 % / năm, trong đó cả nợ xấu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 47 SVTH: Đặng Thư Trúc ngắn hạn và trung hạn đều tăng cao, đặc biệt là nợ xấu trung hạn tăng với tốc độ trung bình là 186 % / năm.  Nợ xấu ngắn hạn Nhìn chung nợ xấu ngắn hạn tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng trung bình 64 % / năm. Năm 2006, nợ xấu ngắn hạn chỉ có 1.427 triệu đồng, sang năm 2007, con số này là 2.065 triệu đồng tăng 44,71 % so với năm 2006. Đến năm 2008, nợ xấu ngắn hạn lên tới 3.781 triệu đồng tăng 83,1 % so với năm 2007. Mặc dù chi nhánh có nhiều biện pháp để hạn chế nợ xấu nhưng số lượng vẫn tăng liên tục. Nguyên nhân là do: - Các món nợ tồn đọng do cho vay tín chấp đối với các hộ nông dân nghèo thông qua Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh. - Do người vay sử dụng vốn sai mục đích, sản xuất kinh doanh không có kế hoạch, mang tính tự phát nên khả năng thu hồi vốn là rất thấp. - Do chi nhánh cho vay đa số là vào mục đích sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Thiên tai, dịch bệnh xuất hiện cuối năm 2006, đặc biệt là trong năm 2007, 2008 nên ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. - Năm 2008, giá đầu vào cho sản xuất cũng như tiêu dùng tăng cao, bên cạnh một số khách hàng có khả năng trả nợ thì cũng có không ít khách hàng không tạo ra được lợi nhuận từ việc sản xuất, kinh doanh nên không có nguồn tiền trả nợ. - Vay tiêu dùng là khoản vay không tạo ra được lợi nhuận cho người đi vay nên khách hàng không có khả năng trả nợ. - Chi nhánh mở rộng cho vay trong khi số lượng cán bộ tín dụng còn thiếu nên chưa bám sát được địa bàn. - Do chủ quan của khách hàng là không muốn trả nợ.  Nợ xấu trung hạn Tốc độ tăng trung bình của nợ xấu trung hạn giai đoạn này là 186 % / năm. Năm 2006, nợ xấu trung hạn chỉ có 256 triệu đồng. Sang năm 2007, nợ xấu là 407 triệu đồng, tăng 58,98 % so với năm 2006. Đến năm 2008, nợ xấu lên đến 1685 triệu đồng, tăng 314 % so với năm 2007. Nợ xấu trung hạn tăng cao như vậy là do sự tác động của nhiều nguyên nhân: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 48 SVTH: Đặng Thư Trúc - Chi nhánh cho vay để xây dựng nhà ở và đối tượng vay đa số là nông dân. Đây là những khoản vay không có khả năng sinh lời, nguồn tiền trả nợ dựa vào thu nhập rất ít từ hoạt động nông nghiệp nên rủi ro là rất cao. - Cuối năm 2007 và đầu năm 2008, lãi suất đầu vào tăng cao làm cho lãi suất cho vay tăng đáng kể, đặc biệt là lãi suất cho vay trung hạn, do đó người vay không muốn trả tiền vay vì chi phí cho việc vay mới lại cao hơn chi phí lãi quá hạn theo hợp đồng tín dụng. - Do kinh tế gặp nhiều khó khăn nên khả năng thu hồi vốn của các khoản đầu tư trung hạn là rất thấp nên người vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Về tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn, trung hạn so với tổng nợ xấu: Qua 3 năm ta thấy nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ xấu trung hạn nhưng tỷ trọng này lại giảm dần. Nguyên nhân là do chi nhánh mở rộng cho vay đối với các khoản trung hạn. Bên cạnh đó cho vay ngắn hạn dễ thu hồi nợ hơn vì đây là các khoản vay nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, có thời gian thu hồi nhanh. Việc cho vay trung hạn chủ yếu phục vụ cho các dự án có thời gian dài do đó khả năng thu hồi vốn chậm. Thêm vào đó tình hình kinh tế hiện nay đang có nhiều thay đổi và thay đổi liên tục nên tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể lường trước được nên nợ xấu trung hạn tăng lên là không tránh khỏi. Tóm lại, nợ xấu của chi nhánh có xu hướng gia tăng và tăng với tốc độ khá cao, đặc biệt là nợ xấu trung hạn. Đây là kết quả không mong đợi. Để hạn chế sự gia tăng này đòi hỏi chi nhánh phải quản lý chặt chẽ hơn chất lượng tín dụng, từ khâu thẩm định đến khâu thu nợ, xử lý nợ. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 49 SVTH: Đặng Thư Trúc 4.5.2. Nợ xấu theo nhóm Bảng 14: NỢ XẤU THEO NHÓM CỦA CHI NHÁNH ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nhóm 3 1.362 80,93 1.903 76,98 3.742 68,46 541 39,72 1.839 96,64 Nhóm 4 185 10,99 324 13,11 937 17,14 139 75,14 613 189,20 Nhóm 5 136 8,08 245 9,91 787 14,40 109 80,15 542 221,22 Tổng 1.683 100,00 2.472 100,00 5.466 100,00 789 46,88 2.994 121,12 Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Đối với các khoản nợ xấu ngân hàng đã thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường xuyên để phục vụ cho công tác quản trị chất lượng rủi ro tín dụng. Qua bảng phân loại nợ xấu thì nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu. Tiếp theo là nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn chiếm tỷ trọng thấp nhất. Nhìn chung, các nhóm nợ xấu tại chi nhánh ngày càng có xu hướng tăng lên về số lượng và tỷ trọng, đặc biệt là nhóm 4 và nhóm 5, các khoản nợ hai nhóm này tăng rất cao vào năm 2008 với tỷ lệ lần lượt là 189,20 % và 221,22 %. Điều này đồng nghĩa với khả năng mất vốn và xảy ra rủi ro tín dụng là rất cao. Nguyên nhân tăng cao của 2 nhóm nợ này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh buộc ngân hàng phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển các khoản nợ từ nhóm 3 sang nhóm 4, từ nhóm 4 sang nhóm 5. Mặt khác, do tăng trưởng dư nợ, lượng khách hàng lớn mà cán bộ tín dụng của chi nhánh lại ít nên không thể kiểm soát được hết tất cả các món nợ. Vì Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 50 SVTH: Đặng Thư Trúc vậy, thời gian tới, chi nhánh cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản nợ, tránh trường hợp để các nhóm nợ này có diễn biến xấu. 4.6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH Bảng 15: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng vốn huy động Triệu đồng 38.081 45.046 72.185 2. Tổng dư nợ Triệu đồng 102.187 137.524 155.069 3. Doanh số cho vay Triệu đồng 126.327 190.256 201.724 4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 101.488 154.919 184.179 5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 99.934 119.856 146.297 6. Nợ xấu Triệu đồng 1.683 2.472 5.466 7. DN/VHĐ Lần 2,68 3,05 2,15 8. Nợ xấu/TDN % 1,65 1,80 3,52 9. Hệ số thu nợ % 80,34 81,43 91,30 10. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,02 1,29 1,26 1. Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của chi nhánh, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của chi nhánh thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì chi nhánh sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Nhận xét thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của chi nhánh còn thấp được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2006, bình quân 2,68 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Đến năm 2007, công tác huy động vốn của chi nhánh không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay nên phải điều chuyển một số tiền rất lớn từ ngân hàng cấp trên nên 3,05 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2008 công tác huy động vốn tốt hơn thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động trong Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 51 SVTH: Đặng Thư Trúc tổng nguồn vốn đã tăng lên, do vậy bình quân 2,15 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động trong đó. 2. Hệ số rủi ro tín dụng Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về tỷ lệ rủi ro phát sinh trong các món vay của chi nhánh, nó thể hiện khả năng mà vốn đầu tư của chi nhánh không thu hồi đúng hạn hoặc có khả năng mất vốn. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ của chi nhánh còn dưới mức cho phép của NHNN (5%) và tăng dần qua các năm. Năm 2006, tỷ lệ này là 1,65 %. Sang năm 2007, tỷ lệ này là 1,80 %. Đến năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều biến động và biến động một cách liên tục nên người vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng nên tỷ lệ này là 3,52 % . 3. Hệ số thu nợ Đây là chỉ số phản ánh kết quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền ngân hàng sẽ thu được trong thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ tăng dần qua ba năm. Năm 2006, hệ số này là 80,34 %. Sang năm 2007, do sản xuất có hiệu quả nên công tác thu hồi nợ có chuyển biến tốt, hệ số này là 81,43 % tăng nhẹ so với năm 2006. Sang năm 2008, mặc dù diễn biến kinh tế đầy khó khăn thách thức, thị trường tiêu thụ hàng hóa biến động mạnh nhưng tình trạng này đã ổn định người dân đã có thể tự chủ trong việc trả nợ, hệ số thu nợ đạt được là 91,30 %, tăng 10,96 % so với năm 2007. Hệ số thu nợ gia tăng qua các năm cho thấy công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả, đồng thời cho thấy hướng đi của chi nhánh là hợp lý, người dân sử dụng vốn hiệu quả. Kết quả như trên là nhờ sự tích cực, nỗ lực của ban lãnh đạo ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã tập trung toàn lực cho công tác thu hồi nợ. 4 .Vòng quay vốn tín dụng Đây là chỉ tiêu đo lường độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng ngày càng tăng thì hiệu quả đầu tư ngày càng tốt. Năm 2006, vòng quay tín dụng là 1,02 vòng. Năm 2007 vòng quay vốn tín dụng đạt 1,29 vòng, tăng 0,27 vòng so với năm 2006. Đến năm 2008, vòng quay tín dụng là 1,26 vòng, giảm 0,03 vòng so với năm 2007. Tuy chỉ số này chưa cao, nhưng có xu hướng chuyển biến tốt mặc dù có giảm Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 52 SVTH: Đặng Thư Trúc vào năm 2008 nhưng giảm không đáng kể. Như vậy đồng vốn của chi nhánh được thu hồi và luân chuyển khá tốt qua ba năm, điều này làm cho quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh càng được mở rộng. Mặc khác, chúng ta thấy được công tác chỉ đạo thu hồi nợ của chi nhánh khá hiệu quả, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, chi nhánh đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ vững, ổn định vòng quay vốn tín dụng. 4.7. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH Bảng 16: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng thu nhập Triệu đồng 14.009 18.125 24.023 2. Tổng chi phí Triệu đồng 11.015 15.075 21.701 3. Thu nhập lãi Triệu đồng 12.985 16.997 21.620 4. Chi phí lãi Triệu đồng 10.354 13.467 19.846 5. Tổng dư nợ Triệu đồng 102.187 137.524 155.069 6. Thu nhập lãi/ Chi phí lãi Lần 1,25 1,26 1,09 7. Thu nhập lãi/Tổng thu nhập % 92,69 93,78 90,00 8. Thu nhập lãi/ Tổng dư nợ Lần 0,13 0,12 0,14 1. Thu nhập lãi/ Chi phí lãi Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí lãi thu về được bao nhiêu đồng thu nhập. Chỉ số này phải lớn hơn 1 và càng lớn càng tốt. Năm 2006, một đồng chi phí lãi thu về 1,25 đồng thu nhập. Đến năm 2007, chỉ số này tăng nhưng không đáng kể: một đồng chi phí thu về được 1,26 đồng thu nhập. Đến năm 2008, chỉ số này chỉ còn 1,09 cho thấy một đồng chi phí bỏ ra chỉ thu về 1,09 đồng thu nhập. Chỉ số này còn thấp so với NHN0 & PTNT Việt Nam ( đối với NHN0& PTNT Việt Nam chỉ số này luôn lớn hơn 1,6 lần). Nguyên nhân của tình trạng trên là do chi phí trả lãi cho nguồn vốn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 53 SVTH: Đặng Thư Trúc rất cao vì chi nhánh hoạt động chủ yếu dựa vào vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên xuống. Năm 2006, vốn điều chuyển chiếm 63%, năm 2007 vốn điều chuyển chiếm 68 %. Đến năm 2008, mặc dù vốn điều chuyển chiếm chỉ còn 54 % giảm đáng kể so với năm 2006 và năm 2007, điều này cho thấy chi nhánh phần nào chủ động được nguồn vốn nhưng chi phí trả lãi cho vốn huy động lại rất cao do các ngân hàng đua nhau chạy đua lãi suất, cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn. 2. Thu nhập lãi/ Tổng thu nhập Đây là chỉ số phản ánh mức đóng góp của hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng. Do đó rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ rất cao. Năm 2006 thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 92,69 % trong tổng thu nhập của chi nhánh. Đến năm 2007, tỷ lệ này tăng là 93,78 %. Và đến năm 2008, thu nhập từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm 90,00 % trong tổng thu nhập của chi nhánh. Nguyên nhân ở đây là do một mặt chi nhánh đẩy mạnh hơn nữa các dịch vụ ngân hàng, mặt khác là do kinh tế gặp khó khăn nên khách hàng không đóng lãi đúng hạn, tình trạng nợ xấu gia tăng vào năm 2008. 3. Thu nhập lãi/ Tổng dư nợ Đây là chỉ số cho thấy khả năng tạo ra thu nhập từ một đồng dư nợ. Năm 2006, một đồng dư nợ tạo ra 0,13 đồng thu nhập lãi. Năm 2007, một đồng dư nợ tạo ra được 0,12 đồng thu nhập lãi. Sang năm 2008, một đồng dư nợ tạo ra 0,14 đồng thu nhập lãi. Tóm lại, qua việc phân tích và đánh giá các chỉ số trên ta thấy hoạt động tín dụng mang lại thu nhập chủ yếu cho chi nhánh. Mặc dù quy mô tín dụng được mở rộng nhưng hiệu quả đạt được là chưa cao, nguyên nhân chính là do chi phí trả lãi rất cao do chi nhánh hoạt động chủ yếu dựa vào vốn điều chuyển. Trong thời gian tới chi nhánh cần giữ vững quy mô hoạt động tín dụng, đồng thời đẩy mạnh công tác huy động vốn, phát triển các dịch vụ ngân hàng nhằm khẳng định hơn nữa vai trò và vị thế của chi nhánh trên địa bàn. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 54 SVTH: Đặng Thư Trúc 4.8. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH Bảng 17 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Năm2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập lãi 12.985 16.997 21.620 4.012 30,90 4.623 27,20 2. Chi phí lãi 10.354 13.467 19.846 3.113 30,06 6.379 47,37 3. Lợi nhuận từ lãi 2.631 3.530 1.774 899 34,17 -1.756 -49,75 Nguồn: Phòng kế toán NHN0 &PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Hiện nay, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và mang lại thu nhập đáng kể cho các NHTM. Và qua thực tế tại NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Phong Điền hoạt động tín dụng mang lại trên 90% trong tổng nguồn thu của chi nhánh. Là một chi nhánh cấp 2, hoạt động trên địa bàn rộng lớn, và nhu cầu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng là rất cao nên hoạt động tín dụng giữ vai trò không chỉ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của chi nhánh mà còn đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cũng như thành phố Cần Thơ. Qua bảng trên ta thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Song song với việc tăng thu nhập thì chi phí cho hoạt động này cũng tăng lên đáng kể. Nếu như tốc độ tăng trưởng trung bình của thu nhập từ lãi trong giai đoạn này là 29,05 % / năm thì tốc độ tăng trưởng trung bình của là 38,72 %/ năm. Sự gia tăng khá cao của chi phí lãi vào năm 2008 làm cho lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của chi nhánh giảm đáng kể vào năm này. Về thu nhập lãi Thu nhập từ lãi tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, thu nhập từ lãi đạt 16.997 triệu đồng tăng 4.012 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 30,90 %. Đến năm 2008, thu nhập này đạt 21.620 triệu đồng tăng 27,20 % so với năm 2007. Thu nhập từ lãi tăng là do chi nhánh mở rộng hoạt động tín dụng, thể hiện Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 55 SVTH: Đặng Thư Trúc ở doanh số cho vay tăng rất cao, đặc biệt là chi nhánh mở rộng cho vay trung hạn. Về chi phí lãi Chi phí lãi của chi nhánh tăng liên tục, với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007, chi phí lãi 13.467 triệu đồng, tăng 30,06 % so với năm 2006. Đến năm 2008, do lãi suất huy động vốn rất cao nên chi phí trả lãi tăng lên là không tránh khỏi. Mặt khác, do nguồn vốn dùng để cho vay của chi nhánh hơn 50% là vốn điều chuyển từ trên xuống nên chi phí trả lãi là rất cao. Năm 2008, chi phí lãi của chi nhánh là 19.846 triệu đồng, tăng 47,37 % so với năm 2007. Về lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của chi nhánh không diễn ra theo một chiều tăng hoặc giảm mà diễn ra theo hai hướng: tăng mạnh vào năm 2007 và giảm đáng kể vào năm 2008. Cụ thể như sau: năm 2007, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng là 3.530 triệu đồng tăng hơn 34 % so với năm 2006. Đến năm 2008, lợi nhuận từ hoạt động này chỉ còn 1.774 triệu đồng, giảm gần 50% so với năm 2007 và giảm so với năm 2006. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và là “nguồn sống” của chi nhánh. Qua 3 năm ta thấy kết quả đạt được là chưa cao, năm 2008 do thị trường tiền tệ có nhiều biến động và do nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do đó lợi nhuận giảm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là bên cạnh chi nhánh mở rộng cho vay cần phải tăng cường công tác huy động vốn, phải tích cực khơi dậy nguồn vốn trong nhân dân theo chính sách chung do NHN0 & PTNT Việt Nam đề ra. Việc chủ động được nguồn vốn sẽ giúp chi nhánh có kế hoạch cụ thể trong cho vay đồng thời giảm được chi phí trã lãi vì trong những năm qua chi phí trả lãi cho vốn diều chuyển là rất lớn. Để thấy rõ sự biến động của thu nhập lãi, chi phí lãi và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của chi nhánh ta quan sát hình sau: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 56 SVTH: Đặng Thư Trúc 0 5000 10000 15000 20000 25000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng Thu nhập lãi Chi phí lãi Lợi nhuận từ lãi Hình 9: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 57 SVTH: Đặng Thư Trúc CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN 5.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG HIỆN NAY 5.1.1. Yếu tố kinh tế Hoạt động tín dụng của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức: suy giảm về thương mại, đầu tư, …tất cả các yếu tố này làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngành ngân hàng hiện nay. 5.1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính trị ổn định thì mới đảm bảo cho mọi hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra thuận lợi. Sự quan tâm chỉ đạo của Chính quyền địa phương, sự phối hợp tốt giữa các ngành các cấp có liên quan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Hệ thống luật tín dụng của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập gây khó khăn trong công tác tín dụng của ngân hàng. Ví dụ Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT -NHNN-BTP- BTC-TCĐC giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 quy định tổ chức tín dụng không được trực tiếp bán hay trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Theo khoản 3, Mục III của Thông tư này, nếu không đạt được sự thoả thuận của các bên thì tổ chức tín dụng phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra toà. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 58 SVTH: Đặng Thư Trúc Trong khi đó, Nghị định số 178 lại cho phép tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản đảm bảo nếu không đạt được sự thoả thuận của các bên. Việc làm này phát sinh những khó khăn trong thực tế như sau: Trong các điều khoản của Hợp đồng đảm bảo, ngân hàng luôn ràng buộc điều kiện “Khi khách hàng vi phạm các điều khoản của Hợp đồng tín dụng thì ngân hàng được toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ”. Trên thực tế, nếu không đạt được sự thỏa thuận với khách hàng hoặc khách hàng không hợp tác, cố tình chây ỳ để kéo dài thời gian trả nợ thì ngân hàng chỉ còn cách chuyển hồ sơ khởi kiện. 5.1.3. Yếu tố cạnh tranh. Hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập tài chính tiền tệ nói riêng đặt các doanh nghiệp vào tình thế phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. NHTM là loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng tất yếu phải cạnh tranh theo quy luật của thị trường. Hiện nay các NHTM cạnh tranh rất gay gắt, trên mọi lĩnh vực từ huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ,… Hiện nay các NHTM đua nhau mở chi nhánh, mở rộng và xây dựng thêm phòng giao dịch. Thêm vào đó là sự có mặt của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có sức cạnh tranh rất cao với các NHTM trong nước. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng khó có thể cạnh tranh nếu chỉ dựa vào những phương thức cung ứng, nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống mà không sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, để đa dạng hoá các tiện ích và dịch vụ chất lượng cao, hiện đại tới khách hàng. Công nghệ thông tin đã trở thành yếu tố quyết định thành bại, năng suất chất lượng và hiệu quả của mọi NHTM trên con đường cạnh tranh. Hiện nay, hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng trong nước còn bất cập, hệ thống ứng dụng và triển khai, dịch vụ mới còn hạn chế đội ngũ nhân lực có trình độ về ngoại ngữ, công nghệ thông tin có chuyên môn dịch vụ vẫn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Việc triển khai công nghệ tin học, viễn thông đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, trong khi vốn điều lệ của các NHTM quá nhỏ bé, hiệu quả kinh doanh thấp. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 59 SVTH: Đặng Thư Trúc 5.1.4. Yếu tố khách hàng Trong môi trường cạnh tranh gay gắt việc thu hút khách hàng đặc biệt giữ được sự trung thành của khách hàng là vấn đề sống còn của ngân hàng. So với các đối thủ ngân hàng khác trong nước thì NHN0 & PTNT có lợi thế hơn về thị phần. Mạng lưới hoạt động rộng nhất với hơn 100 chi nhánh cấp 1 và 2000 chi nhánh cấp 2 - 4 phủ khắp huyện và cả hệ thống ngân hàng lưu động. Thị trường nông thôn là thị trường tiềm năng (vì nước ta có khoảng 80% dân số sống ở nông thôn). Tuy nhiên hiện nay một số ngân hàng thương mại cổ phần có tiềm lực về vốn cũng đang bắt đầu mở rộng thị phần ở thị trường này nếu ngân hàng Nông nghiệp không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ và phát triển các sản phẩm dịch vụ thì khó có thể giữ chân khách hàng. 5.2. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN. 5.2.1. Những thuận lợi trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Phong Điền đã có mặt tại địa bàn hơn 4 năm. Đây là thời gian không ngắn cũng không lài nên chi nhánh hiểu khá rõ về tình hình kinh tế - xã hội, đặc điểm của từng vùng trên địa bàn, điều này sẽ giúp cho hoạt động của ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn. Ngân hàng Nông nghiệp là một trong những NHTM lớn, có uy tín trên thương trường, có nhiều khách hàng truyền thống. Và chi nhánh NHN0 & PTNT Phong Điền là ngân hàng lớn nhất và có uy tín nhất trên địa bàn. Trong địa bàn huyện ngoài chi nhánh NHN0 & PTNT Phong Điền còn có chi nhánh NHTMCP Sài Gòn- Hà Nội và chi nhánh ngân hàng Công Thương, chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội nhưng qui mô của các chi nhánh này rất nhỏ và số lượng khách hàng rất ít so với chi nhánh NHN0 & PTNT Phong Điền. Chi nhánh có đội ngũ cán bộ - nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc, trình độ của cán bộ - nhân viên chi nhánh từ đại học trở lên. Tinh thần đoàn kết được đặt lên hàng đầu và là sức mạnh của chi nhánh. Chi nhánh có bếp ăn tập thể phục vụ cơm trưa và nghỉ ngơi cho nhân viên nên tình đoàn kết tăng cao. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 60 SVTH: Đặng Thư Trúc Đội ngũ lãnh đạo có năng lực, có sự quan tâm đúng mức đến nhân viên. Có chính sách, chế độ khen thưởng thích hợp - điều này sẽ làm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, thi đua và ý thức làm việc của từng cán bộ. Với việc huyện đã có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hướng tới mục tiêu đa dạng cây trồng vật nuôi nên ngân hàng có nhiều cơ hội tốt trong hoạt động cho vay. Bên cạnh đó huyện có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái miệt vườn nên nhu cầu vốn cho lĩnh vực vày là rất cao trong tương lai. Huyện còn quan tâm đến sự phát triển thương mại dịch vụ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ trương phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu vốn là rất cao. Các cấp chính quyền tại địa phương đã có nhiều quan tâm đến sự hoạt động của chi nhánh nên đã phối hợp với chi nhánh trong việc thành lập Ban chỉ đạo thu hồi, xử lý nợ từ huyện đến xã. Điều này đã tạo điều kiện cho việc thu hồi xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thuận lợi hơn. 5.2.2. Những khó khăn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh - Khó khăn về vốn Chi nhánh hoạt động chủ yếu dựa trên vốn chuyển từ ngân hàng cấp trên nên chi phí cho vốn này là rất cao. Nguồn vốn huy động mặc dù có chuyển biến tích cực trong hời gian gần đây nhưng tỷ trọng của vốn huy động so với tổng nguồn vốn vẫn dưới 50%. Đây là vấn đề cần phải được chi nhánh quan tâm hàng đầu trong thời gian tới. Trong công tác huy động vốn cũng gặp rất nhiều khó khăn như nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn là rất thấp, chủ yếu huy động từ tiền đền bù giải tỏa; người dân trên địa bàn chưa có thói quen tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng như sử dụng thanh toán bằng thẻ; và khó khăn tiếp theo là hình thức huy động vốn của chi nhánh chủ yếu là các hình thức truyền thống, huy động từ khách hàng trên địa bàn là chính, chưa đẩy mạnh huy động vốn ở các địa bàn lân cận. - Cơ sở vật chất còn yếu kém máy lạnh trong chi nhánh không hoạt động tốt tạo tâm trạng không thoải mái cho nhân viên của chi nhánh và cho cả khách hàng, chưa có bãi đậu xe cho khách hàng khi đến giao dịch với khách hàng. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 61 SVTH: Đặng Thư Trúc - Hệ thống ATM chưa phát triển mạnh, đường truyền mạng chậm làm mất thời gian của khách hàng và ngân hàng, trên điạ bàn chỉ có vài máy ATM của chi nhánh đặt tại khu dịch Mỹ Khánh, tại chi nhánh, tại Phòng Giao dịch Giai Xuân và vài nơi khác, trong khi đó nhu cầu sử dụng thẻ ATM tại địa phương đã bắt đầu gia tăng. - Doanh số cho vay của chi nhánh tăng lên trong khi công tác thu hồi nợ của chi nhánh chưa triệt để (trong năm 2008 hệ số thu nợ chỉ hơn 90 %), vòng quay vốn tín dụng chưa cao. Nợ xấu của chi nhánh gia tăng rất mạnh. - Số lượng nhân viên của chi nhánh còn thiếu. Cán bộ tín dụng quản lý địa bàn quá rộng lớn nên việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay ít nhiều cũng có hạn chế gây ảnh hưởng đến công tác tín dụng. - Chi nhánh chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng, chưa chú trọng đến các hình thức, dịch vụ khác nên rủi ro là rất cao. - Nền kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết và giá cả thị trường nên rủi ro là rất cao. 5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN 5.3.1. Về công tác huy động vốn Để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương, công tác huy động vốn giữ vai trò hết sức quan trọng, là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại và phát triển. Việc huy động vốn có vai trò trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, hiện nay nguồn vốn huy động tại địa phương còn rất thấp, chi nhánh hoạt động chủ yếu dựa vào vốn điều chuyển, do đó chi phí cho việc sử dụng vốn là rất cao. Vì vậy việc tăng trưởng nguồn vốn huy động là nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay của chi nhánh. Do đó chi nhánh cần phải có các biện pháp thích hợp để quảng cáo, tuyên truyền lợi ích của các hình thức huy động tới mọi người dân để thu hút tiền gửi của họ đồng thời tăng cường các dịch vụ, nâng cao tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là tăng tiện ích trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt cho các thành phần kinh tế và dân cư để tranh thủ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 62 SVTH: Đặng Thư Trúc  Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: Tiếp tục thay đổi và hoàn thiện phong cách giao dịch hòa nhã, ân cần, vui vẻ, lịch sự và nhanh chóng nhằm tạo sự thoải mái và niềm tin cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng coi “khách hàng là thượng đế”, nhằm tạo lòng tin nơi khách hàng vì chi nhánh có hoạt động được hay không một mặt là nhờ lòng tin của khách hàng. Việc tạo được lòng tin, tạo tâm lý an toàn, thoải mái cho khách hàng sẽ thu hút được nhiều cá nhân, doanh nghiệp đến giao dịch với chi nhánh.  Nâng cao trình độ công nghệ, phát triển hệ thống máy ATM Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay phục vụ nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì phải thực hiện hiện đại hóa công nghệ thông tin để việc giao dịch của khách hàng nhanh chóng, tiện lợi. Hiện nay chi nhánh thực hiện giao dịch với khách hàng thông qua hệ thống mạng IPCAS, nên việc giao dịch nhanh chóng hơn. Vì vậy ngân hàng cần đầu tư hệ thống máy tính hiện đại và nâng cao trình độ sử dụng máy cho nhân viên. Khi trang bị máy ATM, phải đảm bảo hệ thống thanh toán qua thẻ ít bị trục trặc, có thể thanh toán nhiều nơi đáp ứng tâm lý thuận tiện gởi tiền và rút tiền của khách hàng. Chi nhánh cần phải gia tăng số lượng máy ATM trên địa bàn.  Đa dạng hóa hình thức huy động Đa dạng hóa các hình thức huy động bằng cách mở thêm các loại huy động tiền gởi tiết kiệm như tiền gửi tích lũy, tiền gửi tiết kiệm bằng vàng, ngoại tệ…đồng thời mở thêm nhiều chương trình tiền gửi tiết kiệm ưu đãi để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó phải chú ý đến lãi suất huy động. Lãi suất huy động phải thật sự hấp dẫn, tương đối ổn định, không thay đổi nhiều trong năm để khách hàng yên tâm gửi tiền vào ngân hàng.  Giữ và chiếm lĩnh thị trường Vài năm gần đây, trên địa bàn xuất hiện nhiều tổ chức tín dụng như: Quỹ Tín dụng, ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội, ngân hàng Công thương . Địa bàn thì nhỏ mà có nhiều tổ chức tín dụng thì việc cạnh tranh là khó tránh khỏi. Với lợi thế là ngân hàng lâu năm, có uy tín, Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 63 SVTH: Đặng Thư Trúc khách hàng phần đông là nông dân…ngân hàng cần phải đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp để giữ và chiếm lĩnh thị trường, cụ thể : Các dịp lễ, tết hay những ngày có sự kiện quan trọng liên quan đến hoạt động của ngân hàng cần có hình thức khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng như nón, áo, lịch…có in logo thương hiệu ngân hàng Nông nghiệp. Tiếp tục thay đổi và hoàn thiện phong cách giao dịch hòa nhã, ân cần, vui vẻ, lịch sự và nhanh chóng nhằm tạo sự thoải mái và niềm tin cho khách hàng. 5.3.2. Về hoạt động tín dụng Hiệu quả tín dụng là vấn đề quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Khi hiệu quả tín dụng cao thì tạo đà cho hoạt động kinh doanh tiến triển tốt đẹp, ngược lại nếu hiệu quả thấp sẽ đưa ngân hàng đến chỗ mất ổn định chậm phát triển. Vì vậy, việc tăng cường quản lý chất lượng tín dụng tại các NHTM luôn là yêu cầu bức thiết. Nhìn chung nền kinh tế nông nghiệp ở Phong Điền còn lạc hậu. NHN0 & PTNT huyện Phong Điền ngoài chức năng kinh doanh thuần túy còn chức năng phục vụ cho chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước tại địa phương, khách hàng chủ yếu là nông dân. Cho nên vấn đề tín dụng nông nghiệp ở nông thôn là hết sức quan trọng cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.  Đối với doanh số cho vay Qua phân tích ta thấy doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm, trong đó sự tăng trưởng của doanh số cho vay trung hạn tương đối cao. Do đó chi nhánh cần: Đặt quan hệ tín dụng lâu dài với những khách hàng truyền thống có uy tín, trong cho vay phải linh động, cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng trong khả năng mà chi nhánh có thể làm được. Tìm hiểu nhu cầu vay vốn thực sự của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần tìm hiểu xem khách hàng đó vay vốn để làm gì? Trồng trọt hay chăn nuôi?…Tránh tình trạng hộ này vay thừa, hộ kia thiếu vốn. Từ đó có cơ sở để đưa ra kết luận chính xác nhất để giúp cho công tác tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả, nâng cao doanh số cho vay đồng thời hạn chế được rủi ro trong cho vay. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 64 SVTH: Đặng Thư Trúc Mở rộng phạm vi cho vay, không chỉ cho vay trên địa bàn mà còn mở rộng cho vay sang các địa bàn lân cận, đa dạng các hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu của người dân, tăng cường cho vay những lĩnh vực ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc mở rộng quy mô tín dụng phải đi đôi với quản lý vốn vay và phải bám sát mục tiêu phát triển kinh tế địa phương.  Đối với công tác thu hồi nợ Qua phân tích ở chương 4 ta thấy công tác thu nợ của chi nhánh khá tốt thể hiện ở hệ số thu nợ luôn tăng qua các năm. Năm 2008, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công tác thu hồi nợ của chi nhánh đạt kết quả khá cao. Trong thời gian tới chi nhánh cần phát huy hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng: Xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng trước khi cho vay để tránh trường hợp khi tới hạn khách hàng chưa thu hồi vốn nên không thể trả nợ cho chi nhánh vì thời hạn cho vay của chi nhánh ngắn hơn thời gian thu hồi vốn của khách hàng. Tích cực lựa chọn, tìm kiếm những khách hàng thực sự lành mạnh về tình hình tài chính hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư cho vay, không tập trung dư nợ vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn cả gốc và lãi. Để làm được điều đó, lãnh đạo chi nhánh nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao. Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác sâu xác địa bàn và khách hàng của mình nhằm hạn chế khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Cán bộ tín dụng nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn để học tập kinh nghiệm, nắm thêm thông tin về khách hàng, sớm phát hiện và từ chối cho vay những khách hàng không có uy tín. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 65 SVTH: Đặng Thư Trúc  Biện pháp hạn chế nợ xấu Qua phân tích cho thấy hiện nay tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh gia tăng qua các năm. Để giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức chấp nhận được thì ngân hàng cần chú ý việc cho vay, thực hiện tốt công tác thu hồi nợ để hạn chế nợ xấu. Sau đây là một số biện pháp nhằm giúp cho ngân hàng hạn chế nợ xấu: Thực hiện cho vay theo đúng quy trình tín dụng. Theo dõi chặt chẽ dư nợ, thời hạn nợ của khách hàng qua máy tính, nếu có món nợ nào đến hạn thì kịp thời thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ. Các khoản vay đáng tin cậy và khả năng thu hồi nợ tốt nên cho vay theo hạn mức tín dụng để hạn chế nợ xấu. Khi đã phát sinh nợ xấu phải phân tích kỹ, tìm rõ nguyên nhân để có hướng đề xuất xử lý thích hợp. Thông thường nợ xấu xảy ra do nguyên nhân khách quan và chủ quan (nguyên nhân khách quan là do thiên tai, dịch bệnh, do biến động xấu của thị trường và giá cả…Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do bản thân người vay). Nếu do nguyên nhân chủ quan thì chi nhánh phải kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp như động viên khách hàng dùng nguồn vốn khác để trả nợ, tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Nếu khách hàng vẫn không trả thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong thu hồi nợ xấu. Nếu do nguyên nhân khách quan thì tùy trường hợp cụ thể để có những giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ tín dụng… Chi nhánh cần tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong công tác tín dụng; phối hợp tốt với các ngành, các cấp có liên quan để thu thập thông tin về khách hàng đầy đủ và chính xác, điều này sẽ giúp cho chi nhánh hạn chế phần nào nợ xấu nảy sinh do thiếu thông tin chính xác về khách hàng. Ngoài ra chi nhánh nên trích một khoản tiền hoa hồng cho các hộ nông dân hoặc người đại diện ở xã, ấp để họ tích cực, tận tình giúp đỡ cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 66 SVTH: Đặng Thư Trúc Chi nhánh cần mở những lớp bồi dưỡng, đào tạo và huấn luyện cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá, quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và đi sâu vào một số ngành nghề quan trọng để nâng cao hiểu biết về phương thức kinh doanh, thời vụ… Từ đó có cơ sở xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên xem xét, xuống từng địa bàn hoạt động của nông dân để nắm bắt những thông tin chính xác, từ đó đầu tư vốn vay hợp lý tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của chi nhánh có hiệu quả đồng thời phát triển nền kinh tế địa phương. Cần bố trí và tăng cường thêm cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn cho phù hợp. Hiện nay tại chi nhánh còn có một số trường hợp phụ trách hai địa bàn xã vì thế việc quán xuyến món vay khó chặt chẽ đó cũng là nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng cao. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt hơn nữa việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn theo định kỳ để kịp thời phát hiện những tiêu cực trong cán bộ tín dụng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. 5.3.3. Giải pháp khác Chi nhánh phải tuyển dụng thêm nhân viên theo đúng qui trình tuyển dụng. Phải xây dựng bãi giữ xe cho khách hàng. Thường xuyên tổ chức những chương trình vui chơi lành mạnh nhưng không lãng phí nhằm phát huy tinh thần đoàn kết.trong cán bộ công nhân viên của chi nhánh. Ban lãnh đạo nên có hình hình thức khen thưởng phù hợp cho nhân viên nhằm làm tăng khả năng làm việc cũng như tinh thần tích cực trong công việc. Giao lưu thiết lập quan hệ với các ngân hàng, doanh nghiệp trên và ngoài địa bàn nhằm học hỏi kinh nghiệm, tăng cường kỹ năng. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 67 SVTH: Đặng Thư Trúc CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hiện nay, thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng là một trong những mục tiêu hàng đầu mà các ngân hàng quan tâm, nhằm hoàn thiện nghiệp vụ cung cấp tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các ngành nghề kinh tế, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với những thành tựu đã đạt được trong những năm qua chúng ta có thể tin tưởng vào sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tới, hy vọng ngân hàng sẽ góp phần thiết thực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với chức năng là trung gian tín dụng, chi nhánh NHN0 &PTNT huyện Phong Điền đã huy động và cung cấp vốn kịp thời cho các đối tượng từ cho vay tiêu dùng đối với nông dân và hộ sản xuất nhỏ đến các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay trên mọi lĩnh vực đã giúp cho các đối tượng này mở rộng về qui mô và sản xuất có hiệu quả. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh ngày càng tăng, cho vay trung hạn cũng tăng Đồng thời để có khả năng đáp ứng đầy đủ vốn cho người dân, ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò trung gian của mình là bên cạnh tăng doanh số cho vay, ngân hàng đã quan tâm đến công tác huy động vốn, giúp người dân sử dụng và cất giữ nguồn vốn nhàn rỗi của mình một cách hiệu quả. Trong điều kiện các ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đòi hỏi chi nhánh cần cố gắng hơn nữa, mạnh dạn vượt qua thử thách để duy trì và phát triển. Trong quá trình hoạt động chi nhánh ngày càng phát triển và đi vào ổn định, luôn thu hút khách hàng để gia tăng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn vay của các thành phần kinh tế. Những tồn tại đã được cấp lãnh đạo quan tâm và từng bước khắc phục, đảm bảo các khoản nợ vay, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 68 SVTH: Đặng Thư Trúc nâng cao chất lượng tín dụng đem lại hiệu quả cho chi nhánh và toàn hệ thống ngân hàng. * Qua quá trình phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh, ta có thể rút ra những kết luận như sau: - Nguồn vốn huy động ngày càng tăng qua các năm nhưng chỉ đáp ứng một phần cho công tác cho vay, hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh trong mọi ngành kinh tế, góp phần cải thiện đời sống cho người dân trong huyện. - Uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao thể hiện qua vốn huy động ngày càng tăng và doanh số cho vay, dư nợ tăng rất nhanh. - Công tác thu hồi nợ khá tốt, thể hiện ở hệ số thu hồi nợ gia tăng qua các năm. Năm 2008, hệ số thu hồi nợ trên 90 %. - Đội ngũ công nhân viên nhiệt tình trong công tác luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, có ý thức và tinh thần cầu tiến. Hiện nay đa số nhân viên đều có trình độ đại học, có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng. Các cán bộ trẻ có thái độ phục vụ tốt, ham học hỏi; Cán bộ lãnh đạo luôn quan tâm động viên, nhắc nhở các nhân viên. - Chi nhánh thực hiện chính sách tín dụng đúng theo định hướng phát triển của chính quyền các cấp, vì thế góp phần phát triển tổng lực kinh tế thành phố, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân; thu hút vốn đầu tư, xây dựng các công ty và doanh nghiệp góp phần làm cho kinh tế địa phương ngày càng giàu đẹp. Bên cạnh đó chi nhánh gặp nhiều khó khăn như: nợ xấu gia tăng, vòng quay vốn chưa cao, thiếu nhân viên. Do đó đòi hỏi chi nhánh cần phải đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục khó khăn trên. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với chính quyền địa phương Hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngành địa chính sớm hoàn chỉnh các thu tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, đất ở cho nhân dân để Ngân hàng làm căn cứ cho vay tạo diều kiện cho người dân có vốn mở rộng sản xuất, tăng thu nhập và khả năng tích lũy. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 69 SVTH: Đặng Thư Trúc Hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp trong sản xuất. Các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có kế hoạch tuyên truyền tiến bộ khoa học kỹ thuât, trình độ quản lý, cung cấp con giống, cây giống tốt phù hợp với đặc điểm ở địa phương để hộ sản xuất nông nghiệp nâng cao năng suất, sản lượng, giảm bớt rủi ro trong sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao trình độ dân trí của người dân trong huyện để người dân nắm rõ những thông tin mà chi nhánh đưa ra, giúp họ hiểu biết hơn và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng. Khi xác nhận hồ sơ xin vay, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần phải giải quyết nhanh gọn cho hồ sơ vay vốn nhằm giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được thuận lợi hơn. Đối với những vụ kiện khách hàng có nợ quá hạn, các ngành, các cấp có liên quan nên hỗ trợ hoặc không thu phí. Để kết quả thu hồi nợ xấu ở địa bàn Phong Điền được tốt hơn, Ban chỉ đạo thu hồi, xử lý nợ của huyện cần hoạt động tích cực hơn nữa, kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên có điều kiện nhưng thiếu thiện chí trả nợ 6.2.2 Đối với NHN0 & PTNT Thành phố Cần Thơ Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nên xử lý các văn bản chế độ và kiến nghị của chi nhánh nhánh chóng kịp thời. Ngân hàng nên có chính sách linh hoạt và hấp dẫn để nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. 6.2.3. Đối với chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Phong Điền Cần tăng cường cán bộ tín dụng để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra mục đích vay, đôn đốc thu nợ để hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất. Ngăn chặn nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh, và phải hạ thấp đến mức chấp nhận được bằng cách làm tốt khâu phân tích khách hàng trước khi quyết định tín dụng. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 70 SVTH: Đặng Thư Trúc Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ đối với hoạt động tín dụng Chi nhánh cần duy trì chính sách, chế độ khen thưởng, thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, tham gia đầy đủ các hoạt động công đoàn nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh. Duy trì tốt quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng thêm nhiều khách hàng nhằm làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, để tạo mối quan hệ liên kết lâu dài trong giao dịch giữa chi nhánh và khách hàng, hàng năm cần tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến của họ, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 71 SVTH: Đặng Thư Trúc TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, (2008). Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại Học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại, (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Trường Đại Học Cần Thơ. 3. Quyết định 493/2005/QĐ– NHNN Ngày 22/04/2005 4. Các luận văn của các anh chị K30 5. Các trang web: www.google.com.vn Agribank.com.vn 6. Các tạp chí ngân hàng (2008)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ.pdf
Luận văn liên quan