Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU .1 1.1Sự cần thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Lược khảo tài liệu tham khảo .3 CHƯƠNG II:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5 2.1 Phương pháp luận .5 2.1.1 Khái niệm và phân loại nguồn vốn của NHTM 5 2.1.2 Các hình thức huy động vốn 6 2.1.3 Những rủi ro đối với nguồn vốn huy động 8 2.1.4 Các chỉ số tài chính sử dụng trong phân tích số liệu của đề tài .8 2.1.5 Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số đối tương sử dụng trong phân tích của đề tài .9 2.2 Phương pháp nghiên cứu 10 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .10 CHƯƠNG III:ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ 11 3.1 Khái quát về ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ 11 3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ 11 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của chi nhánhMHB tại Cần Thơ 12 3.1.2.1 Về công tác huy động vốn 12 3.1.2.2 Về hoạt động tín dụng 13 3.2 Cơ cấu tổ chức 14 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 14 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận .14 3.2.2.1 Ban Giám Đốc 14 3.2.2.2 Phòng Hành Chánh Nhân Sự 15 3.2.2.3 Phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh .15 3.2.2.4 Phòng Kế Toán-Ngân Quỹ .16 3.2.2.5 Phòng Nguồn Vốn 16 3.2.2.6 Phòng Kiểm Soát Nội Bộ .17 3.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB Cần Thơ trong 3 năm (2005-2007) .18 3.2.1 Lợi nhuận .19 3.2.2 Thu nhập 19 3.2.3 Chi phí .22 3.3 Các sản phẩm huy động vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ 24 3.3.1 Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang 25 3.3.2 Tiết kiệm ưu đãi dành cho người cao tuổi .25 3.3.3 Tiết kiệm có gởi-có thưởng .25 3.3.4 Tiết kiệm không kỳ hạn .26 3.3.5 Tiết kiệm USD .26 3.3.6 Tài khoản tiền gởi thanh toán 26 3.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của chi nhánh năm 2008 27 3.4.1 Thuận lợi 27 3.4.2 Khó khăn 28 3.5 Những thành tựu chi nhánh MHB Cần Thơ đạt được từ khi mới thành lập cho đến nay 29 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH CẦN THƠ CỦA NGÂN HÀNG PHÁTTRIỂN NHÀ ĐBSCL 31 4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2005-2007 31 4.1.1 Vốn huy động 33 4.1.2 Vốn điều chuyển từ Hội sở 33 4.1.3 Tài sản nợ khác 34 4.2 Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng .35 4.2.1 Phân tích nguồn vốn huy động-phân theo hình thức huy động .35 4.2.2 Phân tích tình hình vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ .39 4.2.3 Phân tích huy động vốn phân theo kỳ hạn tín dụng 41 4.2.4 Phân tích tình hình huy động vốn theo ngành nghề kinh tế 44 4.2.5 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng .46 4.2.6 Phân tích rủi ro trong huy động vốn 48 CHƯƠNG V: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH 52 5.1 Điểm mạnh, điểm yếu và tiềm lực cạnh tranh của chi nhánh trong công tác huy động vốn so với các TCTD trên địa bàn 52 5.1.1 Điểm mạnh 52 5.1.2 Điểm yếu .52 5.1.3 Tiềm lực cạnh tranh của chi nhánh 54 5.2 Một số giải pháp .55 CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .58 6.1 Kết luận .58 6.2 Kiến nghị 58

pdf71 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn vốn này tăng là do trong năm 2007 chi nhánh mới phát triển thêm dịch vụ thẻ E-Cash nên cần bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để đầu tư. Thêm vào đó, nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng của chi nhánh cũng tăng lên. Vì trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì cần phải đầu tư, mở rộng hoạt động và các ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng này. Tất cả các nguyên nhân trên, đã góp phần làm tăng nguồn vốn điều Chuyển từ hội sở của chi nhánh trong năm 2007. 4.1.3 Tài sản nợ khác Tài sản nợ bao gồm: các khoản phải trả, lãi cộng dồn dự trả, … Tuy khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, nhưng khi nghiên cứu về vốn hoạt động của chi nhánh thì ta không được bỏ qua bất kỳ một khoản mục nào. Vì khoản mục nào cũng có một vai trò nhất định của nó trong tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh. Tài sản nợ của chi nhánh cũng có nhiều biến động qua các năm. Năm 2006 là 25.656 triệu đồng và giảm so với năm 2005 là 5.122 triệu đồng. Sở dĩ như vậy, là do các khoản phải trả của chi nhánh giảm xuống so với năm 2005. Sang năm 2007, tài sản nợ là 25.622 triệu đồng vẫn thấp hơn so với năm 2006 là 34 triệu đồng. Bởi vì trong năm 2007 hoạt động huy động vốn của chi nhánh tăng Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 35 trưởng mạnh nên số tiền lãi dự trả của chi nhánh tăng lên, nhưng vẫn không đủ để làm tăng tài sản nợ khác lên. Tuy nhiên, nó cũng góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh trong năm 2007. Tóm lại, nguồn vốn hoạt động của chi nhánh là khá lớn, đảm bảo đủ cho nhu cầu hoạt động hiện tại của mình. Tuy nhiên hoạt động của chi nhánh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Do đó, chi nhánh cần có những biện pháp nâng cao công tác huy động vốn nhằm tăng cường nguồn vốn hoạt động và giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Để có thể đề ra các giải pháp nâng cao công tác huy động vốn phù hợp với tình hình thực tế của chi nhánh, ta không chỉ phải biết rõ về cơ cấu nguồn vốn, mà còn phải đi sâu phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh trong thời gian đã qua. Do đó, ta cần phân tích vốn huy động theo nhiều tiêu chí khác nhau mới có thể thấy rõ những mặt mạnh và những mặt hạn chế trong công tác huy động vốn tại chi nhánh. Chính vì thế, tiếp sau đây ta sẽ đi vào phân tích tình hình huy động vốn tại chi nhánh năm 2005-2007. 4.2 Phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh MHB tại Cần Thơ. 4.2.1 Phân tích nguồn vốn huy động-phân theo hình thức huy động. Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO HÌNH THỨC HUY ĐỘNG NĂM 2005-2007 (Nguồn: Phòng nguồn vốn) ĐVT: Triệu đồng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 2006/2005 2007/2006 KHOẢN MỤC Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Tuyệt đối Tươn g đối % Tuyệt đối Tương đối % 1.TG thanh toán 111.316 48,16 125.007 47,81 134.876 39,09 13.691 12,30 9.869 7,89 2.TG tiết kiệm 84.176 36,41 101.696 38,90 203.302 58,92 17.520 20,81 101.606 99,91 3.Phát hành GTCG 35.669 15,43 34.738 13,29 6.872 1,99 (931) (2,60) (27.866) (80,22) Tổng VHĐ 231.161 100 261.441 100 345.050 100 30.280 13,10 83.609 31,98 Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ (TG: tiền gởi, GTCG: giấy tờ có giá ) Hiện nay, các hình thức huy động vốn tại chi nhánh gồm có: tiền gởi thanh toán, tiền gởi tiết kiệm và phát hành GTCG. Thông qua bảng số liệu ta thấy, tiền gởi thanh toán và tiền gởi tiết kiệm liên tục tăng, riêng phát hành giấy tờ có giá ra công chúng liên tục giảm qua các năm 2005-2007. Để rõ hơn ta sẽ đi sâu phân tích từng khoản mục như sau: 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng TG thanh toán TG tiết kiệm Phát hành GTCG Tổng VHĐ Hình 6: Biểu đồ vốn huy động phân theo hình thức huy động * Tiền gởi thanh toán: Tiền gởi thanh toán đươc chi nhánh huy động chủ yếu là tài khoản tiền gởi của các doanh nghiệp, cá nhân, các TCTD nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán trong giao dịch của họ và một phần là tài khoản thanh toán có kỳ hạn dưới các hình thức như: Séc thanh toán được đảm bảo chi trả, đảm bảo thư tín dụng (L/C), thẻ thanh toán ký quỹ, … Năm 2006 vốn huy động từ tiền gởi thanh toán là 125.007 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 13.691 triệu đồng. Vì khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp thuộc khối ngành xây dựng và giá cả thị trường của các mặt hàng phục vụ cho ngành xây dựng: sắt, thép, gạch, xi GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 36 Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 37 măng, … năm 2006 tăng mạnh. Trong khi đó, dự án xây dựng lại kéo dài, các doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời, tăng giao dịch với chi nhánh dưới hình thức Séc thanh toán được ngân hàng đảm bảo chi trả có kỳ hạn, để chi trả các mặt hàng gần đến kỳ hạn thanh toán mà doanh nghiệp không chủ động được vốn. Và khi các tổ chức này có tiền sẽ nộp vào tài khoản thanh toán giao dịch thường xuyên. Chi nhánh thông qua số dư tài khoản này của khách hàng sẽ tất toán Séc bảo chi cho họ. Mặt khác, trong thời gian các doanh nghiệp chưa trả tiền hàng thì số tiền trên các tài khoản này sẽ được chi nhánh tận dụng để đáp ứng nhu cầu hoạt động tạm thời. Tuy đây là nguồn vốn không ổn định, nhưng nó cũng góp phần tăng cao nguồn vốn huy động của ngân hàng. Sang năm 2007 tiền gởi thanh toán là 134.876 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 là 9.869 triệu đồng và tốc độ tăng năm 2007 (7,89%) chậm hơn so với năm 2006 (12,30%) là 4,41%. Nguyên nhân là do, trong năm 2007 không chỉ giá cả các mặt hàng thuộc khối ngành xây dựng, mà cả giá các mặt hàng không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh như: xăng, dầu, … đều tăng cao do ảnh hưởng của biến động nền kinh tế thế giới. Từ đó kéo theo, giá thành sản phẩm tất cả các mặt hàng đều tăng để bù đắp chi phí sản xuất.Mặt khác, mặt bằng lãi suất chung trên thị trường tiền tệ nước ta năm 2007 tăng cao hơn so với năm 2008. Tuy vậy, nhưng doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải mở rộng sản xuất kinh doanh, cho dù giá cả nguyên liệu có tăng lên. Chính vì thế, số dư trên tài khoản Séc bảo chi của khách hàng tiếp tục tăng trong năm 2007. Bên cạnh đó, vào tháng 6/2007 ngân hàng phát triển thêm dịch vụ thẻ E-Cash đã góp phần thúc đẩy lượng tiền gởi thanh toán tăng lên, vì có nhiều khách hàng không phải là tổ chức kinh tế cũng mở tài khoản nhằm tiện lợi trong chi tiêu hằng ngày của mình bằng việc thanh toán qua thẻ. Và các TCTD trong cùng hệ thống thẻ E-Cash cũng tăng lượng tiền gởi giao dịch tại chi nhánh, nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng mình khi họ sử dụng máy ATM của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Cần Thơ. Chính vì thế, đã góp phần tăng nguồn vốn huy động từ tiền gởi thanh toán của ngân hàng lên. Tuy nhiên, dịch vụ thẻ E-Cash của ngân hàng mới phát hành, còn non trẻ so với các sản phẩm thẻ khác trên thị trường, nên chưa có nhiều người biết đến. Do đó, nguồn vốn thu được từ loại sản phẩm này của ngân Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 38 hàng còn tương đối thấp. Bên cạnh đó, năm 2007 lãi suất tăng cao, đặc biệt là lãi suất tiền gởi tiết kiệm nên đã thu hút một số khách hàng rút bớt tiền từ tài khoản thanh toán chuyển sang mở sổ tiết kiệm, với mong muốn có lãi cao hơn.Chính những nguyên nhân này đã làm cho tiền gởi thanh toán tại chi nhánh có tốc độ tăng năm 2007 chậm hơn so với năm 2006. Nhưng ta cũng phải công nhận rằng hình thức huy động này đã đem lại nguồn vốn khá lớn cho chi nhánh, luôn cao hơn 45% trong tổng nguồn vốn huy động năm 2005-2006, tỉ trọng của hình thức này năm 2007 giảm khá mạnh đạt 39,09% tổng nguồn vốn. Ngược lại thì tiền gởi tiết kiệm lại tăng mạnh và chiếm tỉ trọng là 58,92% trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ trong năm 2007 hình thức huy động bằng tiền gởi tiết kiệm tại chi nhánh đã thật sự phát huy được vai trò huy động của mình. * Tiền gởi tiết kiệm: Tiền gởi tiết kiệm tại chi nhánh có hai loại là tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn. Mục đích sử dụng loại tiền gởi này của công chúng là nhằm để sinh lời từ tiền nhàn rỗi của mình. Nhìn chung, khoản tiền gởi này của chi nhánh đều tăng qua các năm và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007. Năm 2006 tiền gởi tiết kiệm đạt 101.696 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 17.520 triệu đồng. Sang năm 2007 là 203.302 triệu đồng tăng cao hơn nhiều so với năm 2006 là 101.606 triệu đồng và tốc độ tăng của tiền gởi tiết kiệm năm 2007 (99,91%) gấp 4,80 lần tốc độ tăng năm 2006 (20,81%). Nguyên nhân là để đảm bảo tính cạnh tranh và tăng nguồn vốn huy động, trong năm 2007 chi nhánh đã đưa ra mức lãi suất huy động tiền gởi tiết kiệm khá cao và hấp dẫn ( trên 7%/năm ),chêch lệch với mặt bằng lãi suất trên địa bàn là -+0,01-0,02% có nhiều kỳ hạn và tiện ích khác nhau. Từ đó thu hút đông đảo khách hàng chuyển tiền từ các hình thức đầu tư khác sang, khách hàng mới mở sổ tiết kiệm tại chi nhánh tăng lên, … Như vậy các chính sách hợp lý trên đã góp phần làm cho nguồn vốn huy động từ tiền gởi tiết kiệm tăng lên đáng kể, cũng như mở rộng nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh. Nhưng trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì giải pháp tăng lãi suất huy động chỉ là tạm thời, chi nhánh cần tìm ra các biện pháp Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 39 tốt hơn nhằm huy động được nhiều vốn với chi phí thấp, mà vẫn giữ được thị phần và vị thế cạnh tranh với các TCTD khác trên cùng địa bàn. * Phát hành GTCG Ngân hàng chỉ phát hành GTCG ra công chúng khi có nhu cầu vốn đột xuất. Trong các năm 2005-2007 chi nhánh phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh giữa các TCTD trên thị trường, nhưng vốn hoạt động của chi nhánh không khan hiếm, vẫn đủ trang trãi cho hoạt động của mình. Do đó, việc phát hành GTCG ra công chúng giảm liên tục qua các năm. Điều này cho thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh khá dồi dào. Năm 2006 vốn huy động từ phát hành GTCG là 34.738 triệu đồng giảm so với năm 2005 là 931 triệu đồng. Đặc biệt vốn huy động từ hình thức này chỉ đạt là 6.872 triệu đồng giảm mạnh so với năm 2006 là 27.866 triệu đồng. Như vậy, trong năm 2007 các hình thức huy động vốn như: tiền gởi thanh toán và tiền gởi tiết kiệm của chi nhánh đã huy động được lượng lớn vốn ,chiếm 98,01% trong tổng nguồn vốn huy động và các hình thức huy động này đã được chi nhánh triển khai khá tốt. Tóm lại, các sản phẩm huy động tại ngân hàng hiện nay khá hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm và tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, sản phẩm huy động tại chi nhánh còn chưa nhiều. 4.2.2 Phân tích tình hình vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ Bảng 4: VỐN HUY ĐỘNG THEO NỘI TỆ NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2005-2007 ĐVT: Triệu đồng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 2006/2005 2007/2006 KHOẢN MỤC Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % 1) Nội tệ 230.882 99,88 261.208 99,91 340.879 98,79 30.326 13,13 79.671 30,50 2) Ngoại tệ 279 0,12 233 0,09 4.171 1,21 (46) (16,49) 3.938 1.690,13 Tổng VHĐ 231.161 100 261.441 100 345.050 100 30.280 13,10 83.609 31,98 (Nguồn: Phòng nguồn vốn) Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2005 2006 2007 Năm Nội tệ Ngoại tệ Tổng VHĐ Hình 7: Vốn huy động phân theo nội tệ, ngoại tệ Thông qua bảng số liệu ta thấy, vốn huy động bằng nội tệ của chi nhánh tăng qua các năm và có tốc độ tăng khá nhanh, năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Nguồn vốn huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn huy động so với ngoại tệ và từ 2005-2007 luôn đạt trên 98%. Cụ thể là: năm 2006 vốn huy động bằng nội tệ là 261.208 triệu đồng cao hơn năm 2005 là 30.326 triệu đồng. Sang năm 2007 là 340.879 triệu đồng so với năm 2006 thì cao hơn 79.971 triệu đồng. Điều này cho thấy, công tác huy động vốn bằng nội tệ rất được chú trọng đầu tư, phát triển và khách hàng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng trong nước, kết quả là mang lại nguồn vốn huy động lớn cho chi nhánh. Như vậy chi nhánh huy động bằng nội tệ là chủ yếu còn huy động bằng ngoại tệ thì chỉ mới được bắt đầu trong mấy năm gần đây và chưa được chú trọng lắm nên vốn huy động bằng đồng ngoại tệ chưa cao. Cụ thể là: năm 2006 vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 233 triệu đồng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động là 0.09%, và giảm so với năm 2005 là 46 triệu đồng. Điều này cho thấy vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2005 của chi nhánh cũng khá thấp và nó chiếm tỉ trọng chỉ 0,12% trong tổng vốn huy động năm 2005 của ngân GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 40 Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 41 hàng. Năm 2006 chi nhánh tạm ngưng huy động vốn ngoại tệ vào cuối năm nên lượng ngoại tệ huy động năm 2006 bị giảm xuống. Sang năm 2007 vốn huy động bằng ngoại tệ là 4.171 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2006 là 3.938 triệu đồng. Đây là một dấu hiệu tốt, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa để tìm ra các biện pháp làm tăng vốn huy động bằng ngoại tệ. Bởi vì, tiềm năng tiền nhàn rỗi bằng ngoại tệ trong dân cư vẫn rất lớn và trong các năm gần đây, nước ta đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài, nên lượng Kiều hối chuyển về nước là rất lớn và du lịch ở Thành phố Cần Thơ hiện nay rất phát triển, một lượng lớn khách du lịch đến tham quan, … Ngoài ra, kinh tế đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập, do đó được các nhiều nhà kinh tế thế giới quan tâm đầu tư: Nhật, Mỹ, Đức, Hàn Quốc,… 4.2.3 Phân tích huy động vốn phân theo kỳ hạn tín dụng Bảng 5: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO KỲ HẠN CỦA CHI NHÁNH NĂM 2005-2007 ĐVT: Triệu đồng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 2006/2005 2007/2006 KHOẢN MỤC Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % 1. Không kỳ hạn 104.410 45,17 91.139 34,86 77.607 22,49 (13.271) (12,71) (13.532) (14,85) 2. Có kỳ hạn 126.751 54,83 170.302 65,14 267.443 77,51 43.551 34,36 97.141 57,04 Tổng VHĐ 231.161 100 261.441 100 345.050 100 30.280 13,10 83.609 31,98 ( Nguồn: Phòng nguồn vốn) Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Không kỳ hạn Có kỳ hạn Tổng VHĐ Hình 8: Vốn huy động phân theo kỳ hạn * Tiền gởi không kỳ hạn: Tiền gởi không kỳ hạn là loại tiền gởi mà khách hàng gởi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào, không cần thông báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải có nghĩa vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Loại tiền gởi này chủ yếu là của các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán trong kinh doanh và của những cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên và một phần nhỏ là tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn. Ta thấy, tiền gởi không kỳ hạn của ngân hàng giảm qua các năm. Năm 2006 là 91.139 triệu đồng giảm so với năm 2005 là13.271 triệu đồng, sang năm 2007 là 77.607 triệu đồng ít hơn năm 2006 là 13.532 triệu đồng. Sở dĩ như vậy là do, năm 2006-2007, giá cả các mặt hàng trên thị trường tăng mạnh, nên các doanh nghiệp cần vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Do đó, số dư trên tài khoản tiền gởi thanh toán không kỳ hạn của các TCKT giảm nhiều và Séc bảo chi trong thanh toán của các TCKT tăng lên để đáp ứng nhu cầu thanh toán mua hàng hóa sản xuất. Bên cạnh đó, lãi suất trên thị trường tăng cao và đặc biệt hấp dẫn ở các loại hình tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn. Do đó, để đảm bảo tính cạnh tranh chi nhánh đã đưa ra các chính sách ưu đãi dành cho sản phẩm tiền gởi tiết GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 42 Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 43 kiệm có kỳ hạn như: tăng lãi suất, khách hang được rút trước hạn và hưởng lãi không kỳ hạn, … Một phần là do trên thị trường tài chính hiện nay có quá nhiều sản phẩm để đầu tư và lạm phát tăng cao. Nên để đảm bảo giá trị nguồn tiền đầu tư và đầu tư vẫn có lãi thì các nhà đầu tư đều muốn chủ động trong kỳ hạn, lãi suất và lựa chọn sản phẩm để đầu tư. Chính những nguyên nhân trên, đã góp phần làm giảm nguồn vốn huy động không kỳ hạn. Như vậy, hiện tại và các năm tiếp theo chi nhánh cần có các biện pháp củng cố và tăng cường nguồn vốn huy động này lên, góp phần tăng tổng nguồn vốn huy động lên cao hơn nữa. * Tiền gởi có kỳ hạn Tiền gởi có kỳ hạn là loại tiền gởi mà khách hàng gởi tiền vào có sự thỏa thuận về thời hạn rút tiền ra với ngân hàng. Do đó, nguồn vốn này là khá ổn định, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để cho vay một cách chủ động. Như ta biết lãi suất áp dụng cho loại tiền gởi này tăng lên theo kỳ hạn, tức là kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Nguồn vốn huy động bằng hình thức tiền gởi có kỳ hạn của chi nhánh luôn tăng qua các năm. Năm 2006 là 170.302 triệu đồng tăng 43.551 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 nguồn tiền gởi có kỳ hạn tăng lên là 267.443 triệu đồng cao hơn so với năm 2006 là 97.141 triệu đồng. Và tốc độ tăng của nguồn tiền này tăng nhanh qua các năm. Năm 2006 là 34,36% sang năm 2007 tốc độ tăng là 57,04%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động từ tiền gởi có kỳ hạn đang tăng trưởng tốt, đây là một dấu hiệu đáng mừng, ngân hàng cần củng cố và phát huy hơn nữa. Sở dĩ tiền gởi có kỳ hạn tăng liên tục 2005-2007 là do chi nhánh đã có sự điều chỉnh các chính sách lãi suất cũng như ưu đãi, đảm bảo lợi ích khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng MHB vốn là NHTMNN nên tranh thủ được sự tin tưởng của người dân vào nhà nước. Do đó đa phần khách hàng thân thiết của chi nhánh sử dụng sản phẩm tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trung và dài hạn để có lãi suất cao. Chính vì thế, chi nhánh có được nguồn vốn khá ổn định và ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng, thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch với mình. Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ 4.2.4 Phân tích tình hình huy động vốn theo ngành nghề kinh tế Bảng 6: VỐN HUY ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA CHI NHÁNH NĂM 2005-2007 ĐVT: Triệu đồng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 2006/2005 2007/2006 KHOẢN MỤC Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối 1) TG dân cư 130.845 56,60 172.459 65,96 269.103 77,99 41.614 31,80 99.644 56,04 2) TG TCKT 99.559 43,07 88.485 33,85 64.515 18,70 (11.074) (11,12) (23.970) (27,09) 3) TG các TCTD 757 0,33 497 0,19 11.432 3,31 (260) (34,35) 10.935 2.200,20 Tổng VHĐ 231.161 100 261.441 100 345.050 100 30.280 13,10 83.609 31,98 (Nguồn: Phòng nguồn vốn) 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng TG dân cư TG TCKT TG TCTD Tổng VHĐ Hình 9: Vốn huy động phân theo thành phần kinh tế GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 44 Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 45 Thông qua bảng số liệu số 6 ta thấy, vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là từ dân cư địa phương và các tổ chức kinh tế, còn tiền gởi các TCTD chỉ chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động khi phân theo thành phần kinh tế. Tiền gởi dân cư của chi nhánh tăng qua các năm. Năm 2006 là 172.459 triệu đồng tăng 41.614 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 là 269.103 triệu đồng tăng hơn 99.644 triệu đồng so với năm 2006. Do chi nhánh có nhiều chính sách khách hàng tốt như: hằng quý đều tổ chức tặng quà cho khách hàng thân thiết có số dư trên sổ tối thiểu là 10 triệu đồng, thường mở các đợt khuyến mãi dự thưởng cho khách hàng đến giao dịch, … và chi nhánh luôn xem lợi ích khách hàng là trên hết. Cụ thể, khi lạm phát và lãi suất thị trường tăng, chi nhánh cũng tăng lãi suất để khách hàng không bị thiệt hại. Như vậy, những chính sách trên đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh từ trong dân cư. Tiền gởi các tổ chức kinh tế thì ngược lại, năm 2005-2007 vốn huy động từ các tổ chức kinh tế giảm qua các năm. Năm 2006 là 88.485 triệu đồng giảm so với năm 2005 là 11.074 triệu đồng. Sang năm 2007 vốn huy động loại này giảm còn 64.515 triệu đồng và ít hơn năm 2006 là 23.970 triệu đồng. Sở dĩ như vậy, không phải do quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là các tổ chức kinh tế xấu đi, mà là do trong các năm 2006-2007 các tổ chức kinh tế đang thiếu vốn tạm thời để chi trả tiền mua hàng hóa nên họ chuyển sang sử dụng hình thức giao dịch là Séc bảo chi để thanh toán tiền hàng tạm thời. Và năm 2006-2007 lãi suất đầu vào và đầu ra đều tăng, nên họ tranh thủ xoay đồng vốn để tất toán Séc bảo chi,do đó cuối năm thường là số dư trên tài khoản giao dịch của họ giảm đi, góp phần làm cho nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế giảm. Như vậy, chi nhánh muốn tăng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thì cần đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ huy động có nhiều tiện ích, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu giao dịch của đối tượng khách hàng này. Tiền gởi các TCTD mở tại chi nhánh năm 2006 là 497 triệu đồng, giảm so với năm 2005 là 260 triệu đồng. Vì các ngân hàng đang bị khan hiếm về vốn trong giai đoạn này, nên có thể cắt giảm được các khoản nào thì cắt bớt khoản đó, để rút vốn về phục vụ cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng mình. Sang năm Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 46 2007 vốn tiền gởi các tổ chức tín dụng tại ngân hàng tăng lên khá mạnh là 11.432 triệu đồng cao hơn so với năm 2006 là 10.935 triệu đồng. Sở dĩ có được kết quả này là do, mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng, dịch vụ thanh toán nâng cao và kết nối rộng rải hơn, đặc biệt là chi nhánh mới cung cấp thêm dịch vụ thẻ E- Cash góp phần làm cho sản phẩm-dịch vụ phong phú hơn, … Từ đó quan hệ hợp tác với các TCTD trên cùng địa bàn được củng cố và tăng cường tạo nhiều thuận lợi cho chi nhánh trong quan hệ thanh toán vốn lẫn nhau. Tuy loại tiền gởi này chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động nhưng loại tiền gởi này chủ yếu là tiền gởi không kỳ hạn. Do đó, chi phí lãi suất thấp nên có thể sử dụng một phần tiền gởi này để để đáp ứng nhu cầu hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần tăng lợi nhuận cho chi nhánh là rất tốt. 4.2.5 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng. - Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn: phân tích chỉ tiêu này để thấy được tỉ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn của chi nhánh và khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn so với các TCTD trên cùng địa bàn của chi nhánh. Bảng 7: VỐN HUY ĐỘNG/ TỔNG NGUỒN VỐN ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Vốn huy động 231.161 261.441 345.050 Tổng nguồn vốn 719.739 676.756 899.858 VHD/TNV(%) 32,12 38,63 38,34 (Nguồn: Phòng nguồn vốn) Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ tiêu Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn năm 2006 là 38,63% tăng so với năm 2005 là 6,51%. Sang năm 2007 thấp hơn năm 2006 nhưng cũng khá cao là 38,34%. Như vậy, trong một đồng vốn hoạt động Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 47 của chi nhánh thì có sự đóng góp của hơn 0,3 đồng vốn huy động và mức độ này càng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ, công tác huy động vốn của chi nhánh có hiệu quả khá cao, nhưng mức độ tăng trưởng của vốn huy động vẫn còn thấp trong giai đoạn năm 2006-2007. Lý do là, trong năm 2007 vốn huy động tăng khá cao nhưng không tăng cao bằng vốn điều chuyển từ hội sở. Do đó, để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh và chủ động về vốn trong hoạt động thì chi nhánh cần tìm ra biện pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa. - Tổng dư nợ/ Vốn huy động: phân tích chỉ tiêu này để biết được khả năng sử dụng vốn huy động của chi nhánh và chỉ tiêu này nhỏ hay lớn đều là không tốt. Vì quá nhỏ thì ngân hàng hoạt động là kém hiệu quả, còn quá cao thì ngân hàng hoạt động kém an toàn. Bảng 8: TỔNG DƯ NỢ/ VỐN HUY ĐỘNG ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Tổng dư nợ 649.409 669.356 892.442 Vốn huy động 231.161 261.441 345.050 TDN/VHĐ(lần) 2,81 2,56 2,59 Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình sử dụng vốn huy động của chi nhánh năm 2005-2007 là khá tốt. Bình quân cứ 1 đồng vốn huy động thì có hơn 2,5 đồng tham gia vào dư nợ. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng chủ động trong hoạt động tín dụng của chi nhánh là khá tốt. Chi nhánh có thể có thể chủ động sử dụng vốn huy động để đáp ứng kịp thời cho hoạt động tín dụng mà không cần phải chờ đợi sự xét duyệt xin vay vốn của ngân hàng chủ quản cấp trên. Giúp cho việc sử dụng vốn huy động ngày càng có hiệu quả hơn. Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 48 4.2.6 Phân tích rủi ro trong huy động vốn. Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đầy nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi huy động vốn thì ngân hàng thường phải đối mặt với các loại rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn chủ sở hữu. Trong những năm qua, kinh tế nước ta khá ổn định, thị trường tiền tệ tăng trưởng mạnh nên ngân hàng MHB phải không ngừng nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro để hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực do thị trường mang lại. Do đó, hoạt động của ngân hàng không bị chi phối nhiều bởi những biến động lãi suất trên thị trường. MHB là một ngân hàng thương mại quốc doanh có vốn khả dụng khá dồi dào nên không hề gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản cũng như rủi ro vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên trong những tháng đầu năm 2008, kinh tế nước ta lạm phát tăng cao, giá cả leo thang. NHNN quyết định thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đã gây rất nhiều khó khăn cho các NHTM. Cụ thể như sau: - Quyết định tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%, mở rộng phạm vi tiền gởi dự trữ bắt buộc, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới. Theo đó, từ đầu tháng 2/2008 tổng cộng có gần 20.000 tỷ đồng các NHTM phải nộp dự trữ bắt buộc tăng thêm cho NHNN. - NHNN quyết định phát hành thêm 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN với lãi suất 7,8%, kỳ hạn 364 ngày nhằm mục tiêu thu hút bớt lượng tiền trong lưu thông về, kiềm chế lạm phát và không được sử dụng tín phiếu này để vay tái cấp vốn. Hình thức phát hành là bắt buộc phải mua đối với các TCTD theo mức phân bổ cụ thể. Như vậy, để chủ động có đủ tiền mua tín phiếu do NHNN phát hành đợt này và nộp dự trữ bắt buộc tăng thêm, buộc lòng các NHTM phải “chạy đôn, chạy đáo” ngay để huy động vốn trên thị trường, bởi vì hơn 20.000 tỷ đồng chứ đâu phải ít. - Thống đốc NHNN quyết định tăng một số loại lãi suất chủ đạo, thực hiện từ tháng 2/2008. Đây là các mức lãi suất được áp dụng từ tháng 12/2005, tức là được ổn định trong hơn 2 năm đến nay mới điều chỉnh tăng trước áp lực gia tăng Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 49 lạm phát. Tuy mức lãi suất này thực tế ít tác động đến mức lãi suất của các NHTM, nhưng về điều hành NHNN phát đi tính hiệu tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ, áp lực về tâm lý tăng lãi suất trên thị trường tăng lên. Như vậy thời gian qua, nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHNN đã đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ, rút bớt tiền trong lưu thông. Điều này đã làm ảnh hưởng phần nào đến hoạt động của các NHTM, vì nguồn cung tiền đồng bị hạn chế. Do đó, các ngân hàng đã nhanh chóng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động tiền gởi, với mức lãi suất cao nhất lên đến 14,4%/năm ở các kỳ hạn ngắn. Một lượng tiền gởi tại các ngân hàng lớn đã được khách hàng rút ra để chuyển sang gởi tại các ngân hàng có lãi suất cao. Nguồn vốn luân chuyển mạnh từ các ngân hàng có lãi suất cao sang các ngân hàng có lãi suất thấp đã khiến các ngân hàng “đau đầu”. Vì vậy nếu không tính toán tăng lãi suất, họ không thể giữ được vốn huy động, đó là chưa kể đến việc họ khó hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bên cạnh đó, khi lãi suất huy động tăng cao còn gây ra các ảnh hưởng lớn sau đây: - Làm tăng lãi suất cho vay vốn trên thị trường, tức làm tăng chi phí vốn vay cho các doanh nghiệp và người kinh doanh. Từ đó làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ, tác động tăng giá trên thị trường xã hội, đi ngược với mục tiêu kiềm chế lạm phát của việc NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. - Lãi suất huy động vốn tăng cao, cộng với chi phí cao do tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh, chi phí bù lỗ cho việc mua tín phiếu NHNN. Nhưng lãi suất cho vay tăng chậm, khoảng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào thu hẹp. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm hơn tốc độ tăng huy động vốn. Cả hai nhân tố đó, làm cho lợi nhuận của NHTM ngày càng thấp, làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh, uy tín của các NHTM. - Việc vay vốn của các khách hàng, doanh nghiệp gặp khó khăn hơn. Một mặt tạo nên tiêu cực nảy sinh trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hang. Tức là, ngân hàng buộc phải chọn dự án, chọn khách hàng, việc cho vay vốn trở nên khắc khe hơn. Mặt khác, nhiều dự án từ chối vay vốn, hoặc doanh nghiệp không dám vay, không dám triển khai dự án . Từ đó, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà chính phủ đặt ra trong năm 2008 là 9%, cao hơn mức Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 50 8,44% của năm 2007. Bởi vì hiện nay vốn đầu tư của nền kinh tế, vốn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ gia đình chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng. Mà hiệu quả vốn đầu tư có độ trễ ít nhất là 6 tháng, tức là việc hạn chế đầu tư vốn tín dụng ngân hàng hiện nay sẽ tác động làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009. - Việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng từ lưu thông về, không thể kiềm chế được tốc độ tăng giá của các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống: rau cải, cá thịt, xăng dầu,… Bên cạnh đó, NHNN phải tốn hằng trăm tỉ đồng để trả cho các NHTM, khi tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và phát hành tín phiếu. Chi phí kiềm chế làm phát không đạt hiệu quả mà còn làm suy yếu đi năng lực tài chính của NHNN. Qua tình hình thực tế cho thấy, định hướng điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt kiềm chế lạm phát nói trên, đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các NHTM và mục tiêu phát triển kinh tế đang tạm thời hy sinh cho mục tiêu kiềm chế lạm phát. Bản thân MHB là NHTM quốc doanh có nguồn vốn khả dụng lớn và có lãi suất ổn định cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề. Cụ thể, trong thời gian qua chi nhánh đã phải chịu cảnh mất khách hàng, buộc lòng phải tăng lãi suất để cạnh tranh giữ khách hàng. Chính vì thế, MHB phải đối mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Vì đợt huy động lần này tất cả các ngân hàng đều có một biểu “lãi suất ngược” giống nhau, đó là lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn. Do đó cơ cấu vốn huy động VND của các NHTM có sự thay đổi theo hướng tiền gởi ngắn hạn và tiền gởi không kỳ hạn tăng nhanh hơn tiền gởi trung và dài hạn. Đây là loại tiền gởi có tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao tới 11%, mà tỷ lệ sử dụng thấp do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Trong số đó, có những khoản tiền gởi của khách hàng chờ mua chứng khoán, chờ mua bất động snr cá nhân, quỹ thặng dư vốn doanh nghiệp,… Những khoản tiền này khách hàng thường rút ra đột xuất với mức độ lớn, nên NHTM phải để tỷ lệ vốn khả dụng cao hơn. Do đó, hầu như các NHTM phải chịu cạnh thiếu vốn hoạt động, trong khi đó vốn lưu trong kho lại phải nhiều. Trước tình hình lãi suất huy động tăng cao như thế, NHNN đã ban hành lãi suất trần 12%, khống chế lãi suất huy động, nhằm giúp cho các ngân hàng Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 51 tránh được những khó khăn và bất ổn trong hoạt động. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn cấp bách của các NHTM có vốn hoạt động còn thấp và không đủ để đáp ứng việc thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Do đó, trong thời gian tới cuộc đua huy động vốn vẫn không dừng lại ở đây. Hiện nay lãi suất của tất cả các NHTM đều đụng trần nên không cạnh tranh lãi suất được nữa. Vì vậy, cuộc huy động vốn của các ngân hàng sẽ tập trung vào các chương trình khuyến mãi, chương trình chăm sóc khách hàng. Thực tế là với tất cả số tiền khuyến mãi quy ra, cộng với lãi suất huy động thì các NHTM phải trả lãi trên 12%/năm. Tuy nhiên điều này không trái với quy định của NHNN vì không có văn bản nào quy định về việc này. Như vậy, trong tình hình cạnh tranh và phải đối mặt với quá nhiều rủi ro như hiện nay, toàn thể nhân viên của MHB cần đề ra các chương trình huy động thật cạnh tranh nhằm giữ được thị phần, nâng cao nguồn vốn huy động mà vẫn đảm bảo an toàn trong thanh khoản và giảm bớt được rủi ro lãi suất. Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 52 CHƯƠNG V MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH 5.1 Điểm mạnh, điểm yếu và tiềm lực cạnh tranh của chi nhánh trong công tác huy động vốn so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn. 5.1.1 Điểm mạnh - Trụ sở của chi nhánh đồ sộ, khan trang có bãi đậu xe rộng rãi, thoáng mát, an toàn, vị trí tọa lạc thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. - Phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, kịp thời, chính xác, vừa lòng khách đến, hài lòng khách đi. - Thủ tục đơn giản, dễ dàng, giảm thiểu chi phí và thời gian giao dịch cho cả khách hàng và ngân hàng. - Chi nhánh cung cấp nhiều sản phẩm-dịch vụ hấp dẫn và không ngừng tung ra các chương trình chiêu thị cạnh tranh thu hút khách hàng mới và tri ơn khách hàng cũ đã giao dịch thường xuyên với ngân hàng. - Chi nhánh thường xuyên cập nhật và đổi mới công nghệ và trong tháng 6/2007 chi nhánh đã đầu tư phát triển hệ thống thẻ E-Cash, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. - Chính sách khung lãi suất linh hoạt, chăm lo đến lợi ích của khách hàng và đảm bảo tính cạnh tranh, đã góp phần nâng cao uy tín chi nhánh và chiếm được lòng tin của khách hàng. Cụ thể là, cho đến thời điểm hiện tại thì chi nhánh đã có hơn 9.000 khách hàng thân thiết thường xuyên giao dịch. 5.1.2 Điểm yếu - Lực lượng cán bộ của chi nhánh còn quá mỏng, nên gặp khó khăn khi điều chuyển cán bộ đi công tác, tất cả nhân viên của chi nhánh và bao gồm cả 3 phòng giao dịch trên địa bàn chỉ có 119 thành viên. - Mạng lưới hoạt động của ngân hàng chưa rộng khắp so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của chi nhánh. Trong khi đó, mạng lưới của các đối thủ như: Ngân hàng Agribank, Ngân Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 53 hàng Sacombank, Vietcombank,… thì rộng khắp với hệ thống máy ATM được lắp đặt tại các điểm thuận tiện cho khách hàng giao dịch: Trường học, chợ, ủy ban, các sở ban ngành. - Công tác Marketing chưa được đẩy mạnh phát triển. Cụ thể là ngân hàng chưa có phòng chuyên nghiên cứu phát triển về Marketing. Dịch vụ này có một vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của ngân hàng đến với người tiêu dung được xem là hiệu quả nhất. - Chi nhánh chịu sự chi phối rất lớn từ NHNN và ngân hàng chủ quản cấp trên, nên gặp khó khăn trong việc thực thi các chính sách hoạt động huy động vốn của riêng mình ứng với tình hình thực tế của thị trường tại địa bàn. - Nguồn vốn hoạt động của chi nhánh còn khá nhỏ so với các ngân hàng TMCP trên địa bàn: Ngân hàng ACB, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Exibank,… Do đó, chi nhánh không đủ khả năng để tung ra các sản phẩm huy động vốn hấp dẫn vượt trội như của Sacombank. - Sản phẩm huy động vốn chưa đa dạng, chủ yếu là tập trung vào các hình thức huy động truyền thống. - Thị phần huy động vốn của chi nhánh còn khá khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh khác, cụ thể được hiện hiện qua bảng số liệu như sau: Bảng 9: THỊ PHẦN HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NH TRÊN ĐỊA BÀN TPCT ĐVT: % Chi nhánh Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 NH Ngoại thương 16,74 16,06 11,62 (0,68) (4,44) NH Công thương 23,64 22,06 17,12 (1,58) (4,94) NH Đầu tư 10,44 8,66 6,32 (1,78) (2,34) NH N0 14,24 8,16 5,62 (6,08) (2,54) NH PT nhà ĐBSCL 6,64 6,36 5,72 (0,28) (0,64) NH Cổ phần 27,0 37,7 53,0 10,7 15,3 Quỹ TD 1,3 1,0 0,6 (0,3) (0,4) (Nguồn: Phòng tổng hợp-quản trị TCTD tại NHNN chi nhánh TPCT) Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 54 Từ bảng số liệu số 9 ta thấy, thị phần của khối NHTMNN càng ngày càng bị thu hẹp dần, nhường chỗ cho các NHTMCP. Cụ thể, thị phần các NHTMCP năm 2006 chiếm 37,7% tổng thị phần huy động vốn của cả thành phố, tăng hơn năm 2005 là 10,7%. Sang năm 2007 tiếp tục tăng, chiếm 53,0%. Tức là thị phần huy động vốn của các NHTMCP chiếm trên 50% tổng thị phần huy động vốn của cả thành phố và không ngừng tăng trưởng. Trong khi đó, thị phần của khối NHTMNN ngày càng bị thu hẹp và riêng MHB Cần Thơ năm 2005 chỉ chiếm 6,64% thị phần, năm 2006 giảm còn 6,36, sang năm 2007 tiếp tục giảm chỉ còn 5,72% thị phần huy động vốn của cả thành phố. Nguyên nhân là do qui mô hoạt động cũng như qui mô nguồn vốn nói chung của chi nhánh khá nhỏ so với chi nhánh các NHTMCP và các NHTMNN trên địa bàn. Điều này chứng tỏ, sức ép cạnh tranh từ các NHTMCP là rất lớn, đòi hỏi chi nhánh cần phải hoạt động tích cực hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển bền vững của chi nhánh. 5.1.3 Tiềm lực cạnh tranh của chi nhánh so với các TCTD trên cùng địa bàn. - Theo đúng lộ trình, vào cuối năm 2008 Ngân hàng MHB sẽ phát hành cổ phiếu ra thị trường. Khi đó, nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chắc chắn là sẽ tăng lên vượt trội so với hiện tại. Như vậy, trong tương lai năng lực về vốn của ngân hàng là rất lớn. - Mạng lưới của chi nhánh trong tương lai sẽ được mở rộng phát triển. Cụ thể trong năm 2008 hệ thống MHB phấn đấu phát triển thêm 60 phòng giao dịch ở các thành phố lớn trong cả nước, nâng cấp 8 phòng gioao dịch thành chi nhánh. - Trong năm 2008 này hệ thống thẻ MHB vừa được kết nối với hệ thống Banknet Việt Nam. Hệ thống này được thành lập nhằm giúp các ngân hàng thành viên của mình kết nối các mạng thanh toán thẻ ATM với nhau để cùng khai thác và chia sẻ tiện ích của cả hệ thống. Như vậy, việc kết nối với Banknet Việt Nam đã tạo điều kiện cho khách hàng sở hữu thẻ MHB E-Cash có thể sử dụng được 3.500 máy ATM và 10.000 POS của tất cả các ngân hàng thành viên của 2 hệ thống Banknetvn và VNBC trên phạm vi toàn quốc. Đây là tiềm lực cạnh tranh Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 55 rất lớn của chi nhánh, trong thời gian tới cần chú trọng đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ. Như vậy, chính tác phong phục vụ nhiệt tình chu đáo, công nghệ hiện đại và sự sát cánh cùng tiến bước với thành công của khách hàng. Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ đã thật sự có được một thị phần khá lớn trong công tác huy động vốn tại chỗ, hơn 9.000 khách hàng thân thiết thường xuyên giao dịch với ngân hàng và ngày càng khẳng định được uy tín thương hiệu của mình trên thương trường. Mặc dù thị phần huy động của MHB Cần Thơ còn khá khiêm tốn so với khối NHTMCP và một số NHTMNN khác. Và các sản phẩm huy động vốn còn chưa đa dạng như các ngân hàng TMCP trên địa bàn như: Sacombank, Vietcombank, Exibank,… Nhưng với sự phát triển về mọi mặt của thành phố và thu nhập của người dân được nâng cao, thị trường huy động vốn được mở rộng. Cùng với sự nổ lực, cố gắng, không ngừng đổi mới công nghệ, phong cách chất lượng phục vụ, ra đời các sản phẩm huy động vốn hấp dẫn,… cùng với nguồn lực tài chính vững mạnh của hệ thống MHB, uy tín có sẵn. Tin rằng MHB Cần Thơ sẽ ngày càng vững mạnh và mở rộng được thị phần kinh doanh của mình. 5.2 Một số giải pháp - Chi nhánh cần phải lập một biểu lãi suất linh hoạt ứng với từng thời kỳ, đảm bảo tính cạnh tranh về lãi suất trên thị trường và hạn chế rủi ro lãi suất. Tuy nhiên khi đưa ra khung lãi suất thì cần chú ý đến các vấn đề sau đây: + Lãi suất áp dụng phải được thị trường chấp nhận. + Lãi suất huy động đưa ra phải phù hợp với năng lực tài chính của chi nhánh. + Lãi suất đủ hấp dẫn và không trái với qui định của luật NHNN ban hành. - Hiện nay, lãi suất các ngân hàng đều đã đụng trần 12% cho tất cả các kỳ hạn, nên cạnh tranh lãi suất là điều không thể. Vì vậy, các ngân hàng sẽ tiếp tục cuộc chiến huy động bằng các chương trình khuyến mãi, chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt ưu đãi và hấp dẫn. Do đó, chi nhánh cần nghiên cứu tình hình thực tế của thị trường và nắm rõ năng lực tài chính của mình. Từ đó đề ra Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 56 các chương trình khuyến mãi, chương trình chăm sóc khách hàng hấp dẫn, mang tính cạnh tranh và phù hợp với năng lực của tài chính của chi nhánh, nhằm giữ vững thị phần và mở rộng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động của chi nhánh trong thời gian sắp tới. Tôi xin đưa ra một số sản phẩm huy động vốn khá hấp dẫn, chi nhánh có thể xem xét như sau: + Tiền gởi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang, điều chỉnh có lợi cho khách hàng. + Sản phẩm lạm phát vẫn có lãi + Kéo dài các kỳ khuyến mãi, nhân dịp Lễ, Tết, ngày kỷ niệm (kỷ niệm thành lập ngân hàng, chi nhánh,…). - Mở rộng mạng lưới chi nhánh đến tận các vùng ngoại ô, với mạng lưới như hiện tại thì chi nhánh sẽ rất khó đi sâu huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Vì dân cư ở Cần Thơ đại bộ phận là nông dân, sống ở các vùng ngoại ô xa thành phố,…. Trong khi đó, trụ sở của chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh chỉ tập trung ở trung tâp thành phố. - Đẩy mạnh hoạt động Marketing và nghiên cứu thị trường, nắm được thị hiếu khách hàng và xu hướng thị trường hơn. Từ đó, chi nhánh sẽ có các hoạt động huy động vốn tốt hơn và cạnh tranh hơn. - Chi nhánh nên tổ chức các cuộc hợp mặt với Kiều bào, đem thương hiệu MHB đến gần với họ, phát triển tốt trong quan hệ với tập thể Kiều bào khắp các nước. Từ đó, đẩy mạnh công tác huy động vốn ngoại tệ (USD) của ngân hàng. Vì hiện nay lãi suất huy động USD trên thị trường nói chung là tương đối thấp và có xu hướng giảm. Trong khi đó, lãi suất VND liên tục tăng. Từ đó cho thấy, nguồn vốn bằng USD đang bị bỏ ngỏ, các ngân hàng không mặn mà đối với nguồn vốn này cho lắm. MHB Cần Thơ có thể tận dụng thời cơ này phát triển kinh doanh mua bán, chuyển đổi và thanh toán bằng ngoại tệ trong hệ thống. - Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: gởi một nơi lĩnh nhiều nơi, khách hàng gởi tiền vào có thể rút ra ở bất cứ điểm giao dịch nào của ngân hàng và các ngân hàng trong cùng hệ thống,…. Bên cạnh đó, chi nhánh cần trang bị thêm nhiều máy ATM tại các điểm có dân cư đông đúc như: khu chung cư, trường học, đặc biệt là các khu tập Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 57 thể của các công ty, các cơ quan nhà nước. Vì trong thời gian sắp tới theo chỉ thị của chính phủ, tất cả các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước rồi sẽ đến các doanh nghiệp cổ phần đều sẽ thực hiện trả lương qua tài khoản. Tuy đây là nguồn vốn có tính chất ổn định không cao, nhưng ngân hàng có thể tận dụng để đáp ứng một phần nhu cầu hoạt động của mình. Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 58 CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận. MHB Cần Thơ là một ngân hàng hoạt động khá hiệu quả so với các TCTD trên địa bàn, mặc dù qui mô còn khá nhỏ so với khối ngân hàng cổ phần và một số NHTMNN khác như NHN0, ngân hàng Vietcombank. Lợi nhuận của chi nhánh có tốc độ tăng trưởng mạnh, năm 2006 trên 59%, năm 2007 trên 30% . Ngân hàng luôn đảm bảo đủ khả năng thanh toán và tạo được lòng tin đối với khách hàng, từ đó hạn chế được rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, MHB Cần Thơ đã có được biểu lãi suất khá ổn định trong các năm qua, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn huy động và hạn chế được rủi ro lãi suất. Như vậy, MHB Cần Thơ là một đối tác tin cậy, uy tín và an toàn của khách hàng. Qua quá trình phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng MHB Cần Thơ, ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh có tốc độ tăng trưởng khá mạnh, năm 2006 trên 13%, năm 2007 trên 31%. Mặc dù, chi nhánh đã gặp nhiều khó khăn, vì có quá nhiều TCTD cùng hoạt động trên địa bàn (126 điểm giao dịch). Do đó, khả năng cạnh tranh về lãi suất, địa bàn, các sản phẩm-dịch vụ, phong cách phục vụ chuyên nghiệp,… ngày càng trở nên gay gắt., làm cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, sản phẩm huy động vốn của chi nhánh chưa đa dạng bằng các đối thủ trên thị trường nên thị phần huy động vốn của chi nhánh còn khiêm tốn, năm 2007 chỉ chiếm 5,72% thị phần của toàn thành phố. 6.2 Kiến nghị. * Đối với chi nhánh - Đầu tư mở rộng các phòng ban về nhân lực lẫn trang thiết bị, vì hiện tại nguồn nhân lực của chi nhánh còn khá mỏng và đầu tư phát triển mạng lưới hoạt động của chi nhánh trên địa bàn góp phần mở rộng thị phần cho chi nhánh. - Thiết kế trang web riêng cho chi nhánh, để khách hàng dễ cập nhật thông tin cũng như các sản phẩm-dịch vụ hiện có tại chi nhánh. Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 59 - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, phát triển sản phẩm huy động vốn hấp dẫn và mang tính cạnh tranh cao, được thị trường chấp nhận. - Chi nhánh cần thường xuyên cập nhật thông tin thị trường tiền tệ nói chung và các đối thủ cạnh tranh nói riêng. Bên cạnh đó, chi nhánh cần nắm rõ các văn bản quy phạm pháp luật về ngành ngân hàng. Từ đó, có các chính sách điều chỉnh lãi suất phù hợp, kịp thời, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường và không trái với các quy định của luật ngân hàng nhà nước. - Tung ra thị trường các sản phẩm huy động vốn bằng ngoại tê (USD) khá hấp dẫn, đảm bảo chi phí thấp. Vì nguồn vốn này tạm thời đang bị các ngân hàng trên địa bàn bỏ ngỏ. * Đối với Hội sở của MHB: - Thành lập tổ nghiên cứu phát triển dịch vụ sản phẩm, góp phần đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng và triển khai nhanh chóng xuống các chi nhánh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các chi nhánh so với các TCTD trên địa bàn trong công tác huy động vốn và giảm thiểu chi phí nghiên cứu cho các chi nhánh. - Cần hỗ trợ chi nhánh mở rộng mạng lưới và phát triển công nghệ bằng nguồn vốn chi phí thấp và nhanh chóng hơn nữa. - Các chính sách ban hành bởi Hội sở cần nhanh chóng và kịp thời hơn nữa. - Nên tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh chủ động thực hiện các quyết sách trong hoạt động. * Đối với NHNN - Trước khi đưa ra bất một cứ chính sách nào cũng cần có một lộ trình để các ngân hàng chuẩn bị, tránh tình trạng gây sốc như việc NHNN ban hành chính sách tiền tệ thắt chặt như hiện nay. - Các chính sách nhà nước đưa ra thì phải kèm theo các văn bản hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng, tránh tình trạng lách luật hiện nay của các TCTD làm ảnh hưởng đến chính sách điều hành của nhà nước. Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths. Huỳnh Việt Khải SVTH: La Huyền Huyển 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Thái Văn Đại, Nghiệp vụ ngân hàng, Tủ sách ĐHCT, năm 2006, Trang 1- 20 2) Thái Văn Đại & Nguyễn Thanh Nguyệt, Quản trị ngân hàng, Tủ sách ĐHCT, năm 2007, Trang 20-30 3) 4) 5) ) 6) ttp://hanoitimes.net/article/nganhang/9261/ 7) ttp://hanoitimes.net/article/nganhang/9207/ 8) www.mhb.com.vn 9) www.mof.gov.vn 10) www.google.com.vn 11) www.saigontime.com 12) www.cantho.gov.vn 13) www.sbv.gov.vn 14) 15) 16) 17) 18) 19) 20) Kinh tế dự báo, Số 2/2008, trang 26-31 21) Tạp chí tin học ngân hàng, Số 1(93)-1/2008, Trang 6-7, trang 19 22) Bản tin ngân hàng MHB tháng 3/2008 23) Báo Thị trường tài chính tiền tệ số 05(251) 1/3/2008, Trang18-20 và Trang 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ.pdf
Luận văn liên quan