Luận văn Quản lý chi phí tại tổng công ty hàng không Việt Nam

Nhìn vào bảng 2.11 ở Phần II, chúng ta dễ nhận thấy qua các năm 2007, 2008 và 2009 tốc độ tăng chi phí của 3 xí nghiệp thƣơng mại mặt đất cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều này chứng tỏ chi phí hàng năm cho 3 xí nghiệp này đều tăng. Trong trƣờng hợp cổ phần hóa 3 xí nghiệp này với điều kiện TCT HKVN chiếm cổ phần chi phối thì TCT HKVN sẽ tiết kiệm đƣợc đáng kể chi phí, trong khi nguồn thu của 3 xí nghiệp này thì TCT HKVN vẫn chiếm phần lớn, không ảnh hƣởng đến lợi nhuận của TCT HKVN. Sau khi cổ phần hóa thì quan hệ giữa TCT HKVN với 3 xí nghiệp là quan hệ công ty mẹ -con, hai bên thực hiện công việc thông qua hợp đồng kinh tế. Có nhƣ vậy sẽ nâng cao đƣợc trách nhiệm của 3 xí nghiệp đối với dịch vụ cung cấp cho TCT HKVN, vì thực tế hiện nay ở các sân bay đã có sự cạnh tranh giữa 2 nhà cung cấp dịch vụ mặt đất đó là 3 xí nghiệp và các công ty dịch vụ của Tổng Công ty cảng hàng không miền Bắc, Trung, Nam. Mặt khác, ngoài việc giảm đƣợc chi phí cho TCT HKVN, việc cổ phần hóa 3 xí nghiệp này sẽ mang lại lợi ích sau: 79  Nhằm huy động vốn của các tổ chức khác ngoài TCT HKVN để đầu tƣ đổi mới máy móc, thiết bị, phát triển 3 xí nghiệp này. Theo đó, TCT HKVN sẽ giảm đƣợc vốn đầu tƣ hàng năm cho 3 xí nghiệp, dành đƣợc nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển đội máy bay sở hữu.  Tạo ra sự độc lập trong kinh doanh của mỗi xí nghiệp, nâng cao vai trò làm chủ của doanh nghiệp, sẽ tạo động lực để doanh nghiệp phát triển và nâng cao chất lƣợng dịch vụ phục vụ tại sân bay.

pdf97 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi phí tại tổng công ty hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào tình trạng lỗ nghiêm trọng. Trong bối cảnh hết sức khó khăn nhƣ vậy, mặc dù tốc độ tăng trƣởng của doanh thu qua các năm thấp hơn mức độ tăng của chi phí: Tốc độ tăng trƣởng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 là 34%, tốc độ tăng trƣởng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 là 4%, tốc độ tăng chi phí tƣơng ứng là 36% và 4,3%, song lợi nhuận trƣớc thuế luôn đạt ở mức cao. Điều này, phần nào chứng tỏ TCT HKVN đã có đƣợc các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả . Có thể nói, nếu năm 2008 không bị ảnh hƣởng bởi giá nhiên liệu tăng cao liên tục từ 60 USD/thùng vào tháng 3/2008 tăng đến 147 USD/thùng vào tháng 9/2008, mặt khác nếu không bị ảnh hƣởng bởi khủng hoảng kinh tế xảy ra ở Mỹ, một số nƣớc Châu Âu và Nhật Bản thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 sẽ tăng rất cao so với năm 2007. Theo báo cáo tổng kết năm 2008 của TCT HKVN, do ảnh hƣởng của giá nhiên liệu tăng cao đã làm cho chi phí năm 2008 của TCT HKVN tăng thêm 2.200 tỷ đồng. Từ sự phân tích ở trên, nếu loại trừ yếu tố biến động của giá nhiên liệu bay, chúng ta nhận thấy trong mấy năm qua, TCT HKVN đã quản lý tốt chi phí, kết quả kinh doanh, tốc độ tăng trƣởng doanh năm sau cao hơn năm trƣớc, nhiều khoản chi phí đƣợc cắt giảm và tiết kiệm. Có đƣợc kết quả này là nhờ vào một số giải pháp mà TCT HKVN đã thực hiện dƣới đây: Thứ nhất: Tiết kiệm nhiên liệu bay Trong các đề xuất của chƣơng trình tiết kiệm nhiên liệu bay do IATA tƣ vấn, hạn chế sử dụng động cơ phụ (APU) là một trong những đề xuất có hiệu quả cao, tiềm năng. Theo nhƣ TCT HKVN đánh giá nếu áp dụng đề xuất này của IATA có thể tiết kiệm tới 3.736.408 USD/năm. Đây là một nội dung cần 61 sự phối hợp, điều hành quản lý của toàn bộ hệ thống khai thác của TCT HKVN gồm khai thác bay, cụ thể là ngƣời lái, khai thác mặt đất và kỹ thuật tàu bay. Chƣơng trình tiết kiệm nhiên liệu bay bắt đầu đƣợc TCT HKVN thực hiện thí điểm từ 08/2008 đối với một số sân bay. Theo đó, ngƣời lái chỉ khởi động APU 2 phút trƣớc khi tàu lăn và dừng bánh và chỉ khởi động APU 15 phút trƣớc giờ khởi hành. Trong thời gian tới, TCT HKVN tiếp tục áp dụng rộng rãi chƣơng trình này cho tất cả các sân bay trong nƣớc và quốc tế có đủ điều kiện. Tuy nhiên, nhìn qua có thể cho rằng đây là một việc làm đơn giản, nhƣng thực tế là một nội dung phức tạp nhất trong các nội dung tiết kiệm. Để thực hiện nội dung này không đòi hỏi phải đầu tƣ về tài chính, nhƣng là sự thay đổi cơ bản trong điều hành quản trị ở TCT HKVN. Theo báo cáo của Ban Dịch vụ Thị Trƣờng của TCT HKVN, số liệu thống kê sơ bộ trong 4 tháng đầu thực hiện thí điểm chƣơng trình này đã tiết kiệm cho TCT HKVN 500 ngàn USD. Hiện nay Ban Dịch vụ Thị trƣờng đang hoàn tất những công việc cuối cùng để xây dựng cụ thể chuẩn chất lƣợng dịch vụ mục tiêu là làm hài lòng khách hàng trong việc hạn chế sử dụng APU (thời điểm sử dụng xe điều hòa để hành khách cảm thấy thoải mái), điều tra xem xét các điều kiện dịch vụ ở các sân bay còn lại trên toàn mạng bay để có thể áp dụng đại trà. Một biện pháp tiết kiệm nhiên liệu nữa của TCT HKVN là thay đổi lại cách tính nhiên liệu dự phòng cho các chuyến bay đƣờng trung và đƣờng dài, bay trong chế độ tiết kiệm nhiên liệu, thực hiện kế hoạch bay linh hoạt tùy theo sản lƣợng mỗi chuyến bay. Trƣớc kia cũng có cách tính nhiên liệu dự phòng, nhƣng qui định cho phép số nhiên liệu dự phòng nhiều hơn cả số lƣợng nhiên liệu cần thiết. Thực tế qua nhiều năm áp dụng thì thấy qui định này không phù hợp với thực tế. Theo thống kê của Ban Vật tƣ, giải pháp mới này đã giúp TCT HKVN trong năm 2008 tiết kiệm đƣợc khoảng 20 triệu USD tiền nhiên liệu. Thứ hai: Điều chỉnh quãng đường bay của một số chặng bay nội địa Trong mấy năm qua, TCT HKVN đã nghiên cứu để điều chỉnh rút ngắn một số tuyến đƣờng bay quốc nội. Đƣờng bay rút ngắn đồng nghĩa với việc 62 thời gian bay sẽ giảm và quan trọng nhất là chi phí khai thác sẽ giảm đáng kể, bởi vì chi phí nhiên liệu bay và bảo dƣỡng máy bay là tốn kém nhất, ví dụ theo thống kê của Boeing thì rút ngắn đƣợc 1 phút bay của máy bay B777 thì tiết kiệm đƣợc 100 kg nhiên liệu. Chính vì vậy, TCT HKVN luôn quan tâm đến phƣơng án điều chỉnh đƣờng bay. Theo đó, điều chỉnh đƣờng hàng không thẳng giữa Cần Thơ và Buôn Ma Thuột tiết kiệm đƣợc 3 đến 4 phút bay, thiết lập đƣờng hàng không mới từ Phú Bài đến Plêi-cu đã giảm thời gian bay từ 3 đến 5 phút trên các chuyến bay trục Bắc-Nam, thiết lập đƣờng hàng không từ Tân Sơn Nhất đến -Phú Quốc đã giảm 6 phút bay. Việc điều chỉnh quãng đƣờng bay của một số chặng bay này đã tiết kiệm đƣợc đáng kể chi phí nhiên liệu và chi phí điều hành bay cho TCT HKVN. Thứ ba: Áp dụng vé điện tử trên một số chặng bay của TCT HKVN Từ năm 2008 trở về trƣớc, vé của TCT HKVN là vé giấy, với số lƣợng sản lƣợng hành khách tăng liên tục trong những năm qua thì chi phí in vé và bảo quản vé rất lớn, mặt khác cũng không tiện lợi cho hành khách và cũng không còn phù hợp trong điều kiện hợp tác với các hãng hàng không khác. Chính vì vậy từ năm 2008 đến nay, TCT HKVN đã chuyển đổi hệ thống sử dụng vé giấy sang sử dụng vé điện tử trên nhiều chặng bay quốc nội và quốc tế, theo đó đã giảm đáng kể chi phí in ấn và bảo quản vé giấy so với thời gian trƣớc. Theo số liệu thống kê từ Ban Dịch vụ Thị trƣờng, chi phí in vé trong năm 2006, 2007 bình quân là 20 tỷ đồng/năm, từ năm 2008 chi phí này chỉ còn vài tỷ đồng. Hiện tại TCT HKVN đang tiếp tục triển khai vé điện tử trên các chặng bay nội địa còn lại. Thứ tư: Giải pháp về tiền lương Theo báo cáo tổng kết năm 2007 và năm 2008 của Ban Tổ chức cán bộ của TCT HKVN, năm 2007và 2008, TCT HKVN đã thực hiện chủ trƣơng giữ nguyên định biên năm 2006 và đã đƣa ra chính sách khuyến khích việc điều chuyển, sắp xếp lại lao động góp phần đƣa năng suất lao động tăng lên 10% 63 2007 so với 2006 và 2008 so với 2007. Bên cạnh đó, TCT HKVN đã triển khai thành công giai đoạn 1 của đề án cải cách tiền lƣơng và chế độ đãi ngộ với tiêu chí đề ra và công bằng chứ không cào bằng. Thông qua đó TCT HKVN giữ vững đội ngũ lao động tinh nhuệ, không những tránh chảy máu chất xám mà còn động viên đƣợc nhiệt tình của lao động chuyên môn cao. Đây là yếu tố then chốt quyết định thành công trong hiện tại và tƣơng lai của TCT HKVN. 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý chi phí Bên cạnh những điểm đã đặt đƣợc ở trên TCT HKVN vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, cụ thể: Thứ nhất : Phương pháp lập kế hoạch ngân sách Với khối hạch toán phụ thuộc, từ khâu lập kế hoạch đến khâu thanh quyết toán đều chủ yếu là do đơn vị thực hiện. Điều này, một mặt thuận lợi cho đơn vị chủ động trong chi tiêu, một mặt hạn chế sự kiểm soát của Tổng công ty dễ gây nên thất thoát. Trên thực tế, công tác lập kế hoạch và cấp ngân sách Tổng công ty vẫn có ban chuyên môn để kiểm soát, song sự kiểm soát vẫn thiên về sự định tính. Các định mức đƣa ra chủ yếu dựa trên bình quân con số thống kê của số liệu của vài năm phát sinh gần nhất, chứ không phải do sự nghiên cứu thực tế. Thứ hai: Phương pháp giao kế hoạch chi phí cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc Nhƣ đã trình bày trong phần thực trạng quản lý chi phí hiện nay của TCT HKVN. Với cách giao kế hoạch chi phí cho các đơn vị nhƣ hiện nay là dựa trên kế hoạch các đơn vị lập, sau đó đƣợc TCT HKVN duyệt. Các đơn vị chi trong kế hoạch, trong trƣờng hợp có vƣợt kế hoạch thì xin điều chỉnh và giải trình để đƣợc quyết toán. Phƣơng pháp này có hạn chế là không nâng cao đƣợc tinh thần tiết kiệm chi phí của các đơn vị cũng nhƣ không đề cao đƣợc trách nhiệm cá nhân của từng lãnh đạo đơn vị trong việc tiết kiệm chi phí, quản lý chặt chẽ chi phí. 64 Nguyên nhân của phƣơng pháp giao kế hoạch này là do tồn tại từ khi thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam từ năm 1995. Cho đến nay TCT HKVN chƣa thay đổi đƣợc tƣ duy và chƣa mạnh dạn thay đổi phƣơng pháp quản lý chi phí. Thứ ba: Phát sinh nhiều chi phí thuê phi công nước ngoài và chi phí thuê máy bay Theo số liệu thống kê của Đoàn bay 919 của TCT HKVN thì hiện nay số lƣợng phi công của Việt Nam đã đảm nhận khoảng 75% các chuyến bay của TCT HKVN. Nguyên nhân của tình trạng phải thuê đến 25% phi công cho các chuyến bay hàng năm là do TCT HKVN chƣa có đƣợc chiến lƣợc đào tạo phi công từ các năm trƣớc để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển đội bay của TCT HKVN cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng trong nghành hàng không trong những năm qua. Mỗi năm, TCT HKVN phải thuê khoảng 150 phi công ngƣời nƣớc ngoài, chi phí thuê phi công này rất lớn so với chi phí trả cho phi công ngƣời Việt Nam. Theo Ông Hoàng Văn Mạnh, Đoàn trƣởng Đoàn bay 919, tính toán, nếu so sánh giữa số tiền phải bỏ ra để thuê phi công nƣớc ngoài và số tiền lƣơng phải trả cho phi công của TCT HKVN, thì số phi công đào tạo đƣợc trong 10 năm (1998-2008) đã giúp TCT HKVN tiết kiệm đƣợc hơn 9.733 tỷ đồng. Mặt khác, việc đào tạo đƣợc 82 giáo viên Việt Nam để có thể độc lập trong đào tạo, huấn luyện chuyển loại phi công cũng đã làm lợi cho TCT HKVN 1.813 tỷ đồng. Bên cạnh đó, do chƣa có đủ số lƣợng máy bay sở hữu cần thiết phục vụ cho các đƣờng bay, nên hàng năm TCT HKVN đã phải thuê một số máy bay. Chi phí thuê này chiếm đáng kể trong tổng chi phí của TCT HKVN, năm 2007 chiếm 15,48% /tổng chi phí, năm 2008 chiếm 12,54%/tổng chi phí, năm 2009 chiếm 13,76% /tổng chi phí của TCT HKVN. Nguyên nhân của tình trạng chi phí thuê máy bay cao là do TCT HKVN chƣa có đủ nguồn vốn để đầu tƣ đội máy bay sở hữu, mặt khác trong khoảng 65 10 năm về trƣớc TCT HKVN cũng chƣa có chiến lƣợc dài hạn để phát triển đội bay. Cho nên khi thị trƣờng hàng không phát triển nhanh thì việc đầu tƣ đội bay sở hữu sẽ mất nhiều thời gian hơn để nhận máy bay kể từ khi đặt mua. Thứ tư: Cổ phần hóa các xí nghiệp thương mại mặt đất Hiện nay, TCT HKVN có 3 xí nghiệp thƣơng mại mặt đất ở Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất. 3 Xí nghiệp này với tổng quân số khoảng 4.500 ngƣời, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có nhiệm vụ làm các dịch vụ kỹ thuật thƣơng mại cho các chuyến bay của TCT HKVN và các chuyến bay của các hãng hàng không khác. TCT HKVN hàng năm cấp kinh phí cho 3 xí nghiệp này hoạt động. Dƣới đây là số liệu tổng chi phí, tổng thu, chênh lệch thu chi của mỗi xí nghiệp trong năm 2007, 2008 và 2009. Bảng 2.11: Tổng thu, tổng chi phí và chênh lệch thu chi của 3 Xí nghiệp thƣơng mại mặt đất Đơn vị : tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Mặt đất Nội Bài Doanh thu 179 203 212 Chi phí 111 165 205 Chênh lệch 68 38 7 Mặt đất Tân Sơn Nhất Doanh thu 309 320 337 Chi phí 130 231 279 Chênh lệch 179 89 58 Mặt đất Đà Nẵng Doanh thu 11 10 14 Chi phí 25 35 43 Chênh lệch -14 -25 -29 .Nguồn số liệu: từ Ban Tài chính Kế toán Thực tế trên thế giới thì các dịch vụ kỹ thuật thƣơng mại mặt đất đƣợc tách rời khỏi hoạt động vận chuyển của một hãng hàng không, các hãng hàng 66 không thuê dịch vụ kỹ thuật từ các công ty làm dịch vụ tại các sân bay. Hiện tại cũng chƣa có một nghiên cứu nào để thấy đƣợc việc 3 xí nghiệp này là đơn vị hạch toán phụ thuộc sẽ hiệu quả hơn hay là cần phải tách ra thành các đơn vị hạch toán độc lập sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhìn vào biểu trên thấy đƣợc tốc độ tăng chi phí của 3 xí nghiệp là lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Theo đó, có thể thấy đƣợc việc để 3 xí nghiệp này là đơn vị hạch toán phụ thuộc sẽ làm cho chi phí của TCT HKVN hàng năm sẽ tăng lên. Nguyên nhân của tình trạng chƣa cổ phần hóa đƣợc 3 xí nghiệp này là do TCT HKVN chƣa có sự quyết tâm cao trong lộ trình đổi mới doanh nghiệp theo quyết định của thủ tƣớng chính phủ. TCT HKVN cũng đã có kế hoạch cổ phần hóa 3 xí nghiệp này từ năm 2006, nhƣng thực tế công việc chƣa triển khai đƣợc. Thứ năm: Chưa có chiến lược xã hội hóa công tác đào tạo và tuyển dụng phi công cơ bản Phi công là một trong những lực lƣợng lao động quan trọng nhất của hãng hàng không. Để có đƣợc đội ngũ phi công chuyên nghiệp, chất lƣợng đòi hỏi một quá trình đào tạo bài bản và khoa học. Theo báo cáo của Đoàn bay 919, năm 2008, tổng số phi công của TCT HKVN là khoảng 450 phi công, sang năm 2009 khoảng 480 phi công, dự kiến vào năm 2020, khi nhu cầu vận tải hàng không tăng thì số phi công đáp ứng nhu cầu khai thác tăng lên 1.560 phi công. Một phép tính đơn giản cũng có thể thấy, từ nay đến năm 2020 mỗi năm TCT HKVN phải đào tạo thêm từ 120 đến 150 phi công cơ bản. Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển lực lƣợng phi công phù hợp với nhu cầu phát triển thực tiễn là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển của TCT HKVN. Ở TCT HKVN có một thực tế đang diễn ra là sự thiếu hụt nguồn lực phi công cho hoạt động vận tải hàng không. TCT HKVN đã phải thuê rất nhiều phi công ngƣời nƣớc ngoài. Từ năm 2008 trở về trƣớc, hàng năm TCT HKVN cũng phải gửi đi nƣớc ngoài đào tạo 60 - 80 phi công, nhƣ: Úc, Xinh- 67 ga-po, Pháp, chi phí cho các khóa học này thƣờng cao do phải chi trả chi phí đào tạo, đi lại và ở cho học viên Việt Nam, lý do là ở Việt Nam ngoài Học Viện Hàng không vẫn chƣa có một nơi nào đào tạo phi công dân sự. Cho đến nay, công tác tuyển dụng phi công của TCT HKVN chỉ tập trung ở Hà Nội và Hồ Chí Minh, với số lần tuyển đƣợc ấn định cụ thể. Chỉ có một nơi tuyển dụng là Học viện Hàng không. Chính vì vậy số lƣợng phi công đƣợc tuyển dụng hàng năm hạn chế. Sau khi tuyển dụng, số học viên đƣợc cử đi một số trung tâm ở nƣớc ngoài đào tạo cơ bản do ở trong nƣớc chƣa có trung tâm nào đào tạo cơ bản phi công. Trung bình, mỗi năm Vietnam Airlines chỉ cung ứng đƣợc 18 -20 phi công so với nhu cầu là 120 – 150 phi công/1 năm. Với tốc độ tăng trƣởng vận tải hàng không và số lƣợng máy bay của TCT HKVN ngày càng tăng nhƣ hiện nay thì với phƣơng pháp tuyển dụng và đào tạo nhƣ hiện nay của TCT HKVN sẽ vừa tốn kém chi phí đào tạo do phải cử đi nƣớc ngoài và vừa không cung cấp đủ số lƣợng phi công hàng năm cho TCT HKVN, theo đó TCT HKVN phải thuê nhiều phi công nƣớc ngoài. Theo tổng kết của Ban Đào tạo, việc thuê 1 phi công nƣớc ngoài này tốn kém hơn rất nhiều nếu bỏ tiền ra đào tạo và trả lƣơng cho 1 phi công Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng này là do TCT HKVN chƣa thay đổi phƣơng pháp tuyển dụng và đào tạo cơ bản phi công, chƣa có chiến lƣợc dài hạn cho phát triển nguồn nhân lực quan trọng bậc nhất này đối với một hãng hàng không. [5, tr.49] Thứ sáu: Chi phí đào tạo nhân viên hàng năm phát sinh nhiều TCT HKVN có phạm vi hoạt động rộng, không những trong nƣớc mà còn có 22 văn phòng chi nhánh ở nƣớc ngoài. Trong quá trình điều hành sản xuất TCT HKVN vẫn còn có nhiều cuộc họp, hội thảo, đào tạo tập trung với nhiều thành phần khác nhau từ các địa bàn trên toàn quốc và các văn phòng chi nhánh. Đây là các hội họp, hội thảo và đào tạo theo kiểu truyền thống, càng có nhiều ngƣời tham gia thì càng có nhiều sự phân tán về địa lý và chi 68 phí đào tại càng lớn. Thông thƣờng, tiền không đƣợc sử dụng trực tiếp cho đào tạo mà thông qua vé máy bay, nơi ở, ăn uống, thuê phòng hội thảo, họp, đào tạo. Nguyên nhân của tình trạng này là do TCT HKVN chƣa áp dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ vào quá trình đào tạo, hay nói một cách khác là chƣa thực sự đổi mới trong tƣ duy điều hành hoạt động kinh doanh. 69 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 3.1. Phƣơng hƣớng hoạt động của TCT HKVN đến năm 2020 Có thể nói trong hai năm qua trong bối cảnh thị trƣờng vận tải hàng không không thuận lợi, TCT HKVN đã triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động SXKD theo nhiều kịch bản phù hợp với biến động của thị trƣờng với mục tiêu ổn định SXKD, ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm cán cân thanh toán đồng thời kiên định mục tiêu phát triển dài hạn. Trong hoạt động thƣơng mại, TCT HKVN đã tập trung và linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch, tập trung tất cả nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của hành khách trong các giai đoạn cao điểm của thị trƣờng. Vận dụng linh hoạt các chính sách bán để tăng thu, tận thu, nâng cao thị phần, hệ số sử dụng ghế, doanh thu và hiệu quả khai thác. Bên cạnh đó, TCT HKVN cũng tăng cƣờng hợp tác và tận dụng hỗ trợ của các địa phƣơng, các nƣớc để mở các đƣờng bay mới đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhƣ đƣờng bay Hà Nội - Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh - Đồng Hới. Nghiên cứu mở một số đƣờng bay mới nhƣ: Hà Nội - Tuy Hòa, Hà Nội - Pleicu và Hà Nội - Fukoka, Hồ Chí Minh - Hoa Kỳ. TCT HKVN cũng nỗ lực để quản lý chi phí chặt chẽ, quán triệt tinh thần tiết kiệm tới từng cơ quan, đơn vị trên cơ sở thực hiện nghiêm kế hoạch ngân sách. TCT HKVN tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển đội máy bay theo phê duyệt của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo kế hoạch phát triển đội máy bay đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 đội máy bay khai thác của TCT HKVN phát triển đến 150 chiếc. Để có đủ máy 70 bay đáp ứng nhu cầu phát triển cần nhanh chóng tổ chức đánh giá lại tình hình thị trƣờng, cân đối vốn đầu tƣ của TCT HKVN để xác định khả năng có thể thuê, mua thêm các máy bay mới. Đặc biệt khi thị trƣờng hàng không suy giảm là cơ hội cho các hãng hàng không có đủ tiềm lực tài chính mua, thuê thêm các máy bay mới do có cơ hội đàm phán đạt đƣợc lịch giao nhận máy bay sớm và mức giảm giá tốt hơn. TCT HKVN cũng chú trọng đẩy nhanh tiến độ giao nhận máy bay. Do khủng hoảng, nhiều hãng hàng không đang phải cắt giảm bớt đơn hàng, TCT HKVN đã tranh thủ thời cơ này để có thêm lịch giao nhận máy bay sớm để thực hiện mục tiêu đến năm 2013 – 2016, TCT HKVN sẽ có đội tàu bay thế hệ hoàn toàn mới khoảng 104 chiếc và tiến tới đội tàu bay gồm 150 chiếc vào năm 2020. TCT HKVN cũng đang tiếp tục đàm phán với Boeing để đẩy nhanh tiến độ giao nhận 19 máy bay B787-9 đã có trong đơn hàng mua và thuê để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tƣơng lai. Các máy bay B777 tầm trung đang đƣợc nâng cấp để TCT HKVN có một đội bay tầm xa đồng nhất, thuận tiện trong điều hành khai thác và nâng cao khả năng cạnh tranh tại các thị trƣờng trọng điểm từ năm 2010. Bên cạnh đó, TCT HKVN triển khai mạnh mẽ công tác phát triển công nghiệp hàng không tại Việt Nam thông qua việc đàm phán với EADS, AIR- BUS và MITSHUBISHI, gắn việc mua máy bay với phát triển công nghiệp hàng không. Công tác đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp đƣợc đánh dấu bằng việc đầu tƣ vào Campuchia thông qua việc thành lập hàng hàng không Cambodia Angkor Air. Một số dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản quan trọng, sau một thời gian bị chậm triển khai, trong những năm tới cần đƣợc khởi động mạnh mẽ, nhƣ: Dự án Hangar thân lớn A75; dự án Trung tâm Huấn luyện Đào tạo; dự án nhà xƣởng và điều hành kỹ thuật A76. 71 Với tƣ cách là thành viên IATA, TCT HKVN liên tục duy trì và tuân thủ theo các tiêu chuẩn IOSA trong quá trình nâng cao thƣơng hiệu, uy tín của mình. Đồng thời, năm 2009, TCT HKVN đã ra nhập Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam. Đây là bƣớc phát triển chiến lƣợc và phù hợp với xu thế phát triển của ngành hàng không trên thế giới nói chung. Việc gia nhập liên minh SkyTeam sẽ giúp toàn bộ hệ thống của TCT HKVN đƣợc nâng cấp, đồng bộ hóa, giúp nâng cao tầm vóc và vị thế của TCT HKVN, chuẩn bị tốt cho kế hoạch phát triển dài hạn, vƣơn lên trở thành một trong những hãng hàng không uy tín có phạm vi và tầm ảnh hƣởng hàng đầu trong khu vực. TCT HKVN cũng thực hiện cắt giảm triệt để chi phí, nhƣng vẫn đặt công tác đảm bảo an toàn bay tuyệt đối lên hàng đầu. TCT HKVN kiên quyết không để tiết kiệm chi phí ảnh hƣởng tới nhiệm vụ đảm bảo an toàn bay. Vừa qua, nhiều máy bay trên thế giới gặp tai nạn, khối Kỹ thuật, Khai thác của TCT HKVN cần chú trọng theo dõi các thông tin cập nhật của các nhà chức trách, nhà sản xuất để có các chỉ lệnh, khuyến cáo kịp thời, đồng thời có giải pháp khắc phục trong toàn hệ thống. TCT HKVN cũng tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và thực hiện lộ trình cổ phần hóa một số đơn vị hạch toán phụ thuộc, tiến tới cổ phần hóa toàn TCT HKVN. 3.2. Sự cần thiết của việc cải thiện công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN Quản lý chi phí đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý chi phí không chỉ dừng lại ở việc thống kê, tập hợp số liệu mà còn có chức năng cung cấp thông tin, phân tích các dự toán giúp cho cho các nhà quản trị có những quyết định kịp thời, đúng đắn. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng cùng với xu thế hội nhập, các mô hình tập đoàn sản xuất kinh doanh, các công ty đa quốc gia hình thành ngày càng nhiều tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Sự 72 cạnh tranh không chỉ tồn tại trong phạm vi trong nƣớc mà còn ở phạm vi khu vực, quốc tế. Ngày càng nhiều hãng hàng không quốc tế có điểm đi, điểm đến tại Việt Nam, nhiều hãng hàng không nội địa mới đƣợc thành lập. Vì thế, hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT HKVN sẽ ngày càng khó khăn. TCT HKVN phải hoạt động trong một môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, ảnh hƣởng tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu có tính dây chuyền lan rộng đến mọi khu vực, mọi ngành nghề của nền kinh tế. Có thể thấy rõ điều này qua hoạt động của ngành hàng không trên toàn thế giới. Cụ thể: Theo báo cáo của IATA, trong năm 2008 toàn thế giới có 28 hãng Hàng không phá sản. Tháng 1 năm 2010 hãng hàng không lớn nhất Châu Á (Japan Airlines) tuyên bố phá sản. Tại Việt Nam, một số hãng hàng không tƣ nhân đƣợc thành lập, song do sự tác động tiêu cực của nền kinh tế nhƣ sự biến động về giá xăng dầu, khủng hoảng… vẫn chƣa thể tiến hành bay, hoặc phải dừng bay. Vì vậy, công tác quản lý chi phí hơn bao giờ hết càng phải đƣợc chú trọng. Tại TCT HKVN, đã có sự quan tâm nhất định đến công tác quản lý chi phí, song vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác này. Vì vậy, việc cải thiện công tác quản lý chi phí là một yêu cầu cấp bách đƣợc đặt ra với TCT HKVN. 3.3. Một số biện pháp nhằm cải thiện công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN 3.3.1. Khoán chi phí cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc TCT HKVN nên áp dụng hình thức khoán chi phí cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thay vì để các đơn vị hạch toán phụ thuộc tự lập kế hoạch và bảo vệ kế hoạch trƣớc TCT HKVN nhƣ hiện tại. Cơ sở khoán có thể dựa trên bình quân chi phí phát sinh thực tế của một số năm liền kề hoặc dựa trên thực tế chi phí của năm trƣớc có điều chỉnh theo thực tế biến động của mỗi đơn vị. Trong trƣờng hợp nếu thực tế vƣợt hơn mức khoán thì đơn vị tự trang trải phần vƣợt, nếu tiết kiệm so với mức khoán thì TCT HKVN cần có 73 cơ chế thƣởng. Việc khoán chi phí này sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của thủ trƣởng các đơn vị trong việc tiết kiệm, quản lý chi phí chặt chẽ hơn, ngƣời lao động cũng có ý thức hơn trong việc tiết kiệm. Mặt khác, TCT HKVN có thể giao chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể cho các đơn vị đồng thời với việc triển khai các giải pháp quản lý chi phí chặt chẽ nhƣ xây dựng định mức chi phí, đƣa ra các quy định chặt chẽ hơn về việc mua sắm, sử dụng vật tƣ, thiết bị, máy móc, công cụ lao động. Với số lƣợng các đơn vị lớn, lại dàn trải trên phạm vi rộng 22 văn phòng chi nhánh nƣớc ngoài và 13 đơn vị trong nƣớc thì con số tiết kiệm chi phí hàng năm là đáng kể nếu áp dụng hình thức này. 3.3.2. Cần xã hội hóa công tác tuyển dụng và đào tạo phi công cơ bản Theo số liệu của Đoàn Bay 919 của TCT HKVN, trung bình trong mấy năm qua thì mỗi năm TCT HKVN đáp ứng đƣợc 18-20 phi công. Theo số liệu của Đoàn bay 919 thì tính đến cuối năm 2009, TCT HKVN có 480 phi công, trong khi để phát triển đội bay đến năm 2020 là 150 máy bay thì từ năm 2010 trở đi TCT HKVN cần phải cung ứng đƣợc mỗi năm từ 120-150 phi công cơ bản để đến năm 2020 TCT HKVN có khoảng 1.560 phi công. Để đáp ứng đƣợc số lƣợng trên cũng nhƣ giảm đến mức tối đa chi thuê phi công nƣớc ngoài, tiết kiệm chi phí đào tạo phi công cơ bản trong những năm tới là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển của TCT HKVN. Việc xã hội hóa trong công tác tuyển dụng đào tạo phi công cơ bản (PCCB) đƣợc xem là điều khá quan trọng, và cũng là thực hiện chiến lƣợc từng bƣớc chuyển giao công nghệ đào tạo PCCB về Việt Nam. Một số giải pháp cần thực hiện là:  TCT HKVN cần mở rộng công tác tuyển chọn trên cả nƣớc đƣợc nhiều lớp học viên để đào tạo phi công, không chỉ tập trung ở Hà Nội, Hồ Chí Minh mà tổ chức công tác thi tuyển phi công rộng rãi trên toàn Việt Nam, các đợt tuyển dụng mới cần diễn ra quanh năm, nhiều đợt, bất kể khi nào có đủ số lƣợng hồ sơ thì đều có thể tổ chức khám tuyển. 74  Để thu hút sự quan tâm, chú ý của tất cả đối tƣợng muốn tham dự tuyển dụng trở thành phi công trong xã hội, TCT HKVN đã quảng bá trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ tivi, Internet, báo… Các đơn vị có chức năng tuyển dụng cần tổ chức đội tuyển chọn đến một số vùng trọng điểm để quảng bá sơ tuyển học viên dự khóa và còn liên hệ với các trƣờng đại học để đƣa các tiêu chí tuyển dụng đến sinh viên nhằm thu hút đƣợc nguồn lực đông đảo có tri thức này.  Ngoài Trung tâm huấn luyện bay của TCT HKVN thì TCT HKVN cần hợp tác với một số đối tác có uy tín, năng lực trong nƣớc nhƣ Học viện HKVN, Công ty Đào tạo Bay Việt, Công ty Đào tạo Phƣơng Nam…thực hiện tuyển chọn và đào tạo cho đến hoàn thành chƣơng trình cơ bản. Đồng thời, tiếp tục hợp tác với nƣớc ngoài để đào tạo phi công thƣơng mại theo tiêu chuẩn quốc tế.  Tham mƣu kịp thời cho Chính phủ về việc nâng giới hạn tuổi làm việc cho phi công Việt Nam lên 65 tuổi phù hợp với quy định mới của ICAO nhằm chủ động tiếp tục sử dụng hiệu quả nguồn phi công ở độ tuổi 60, giảm nhẹ áp lực về nhu cầu phi công hiện nay.  Đa dạng hóa nguồn vốn cho đào tạo PCCB, ngoài vốn sở hữu của TCT HKVN và nguồn hỗ trợ từ các hợp đồng thuê, mua tầu bay với Boeing, Airbus, vốn vay ODA…TCT HKVN cần hƣớng tới huy động đóng góp từ gia đình học viên và hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tín dụng khác… Việc huy động vốn nhƣ thế sẽ làm giảm áp lực vốn cho TCT HKVN trong chi phí đào tạo, huấn luyện.[8,tr16] 3.3.3 Đào tạo chuyển loại phi công tại Việt Nam; nâng cấp hangar sửa chữa, bảo dƣỡng máy bay, cử thợ kỹ thuật và giảng viên huấn luyện bay đi học ở nƣớc ngoài. Cùng với chủ trƣơng tiết kiệm chi phí và cũng để phát huy nội lực của TCT HKVN, TCT HKVN cần tiếp tục cử nhiều cán bộ là giảng viên huấn luyện bay, thợ kỹ thuật máy bay đi học nâng cao trình độ và thi lấy chứng chỉ 75 đào tạo huấn luyện, bảo dƣỡng sửa chữa máy bay ở một số nƣớc tiên tiến nhƣ Pháp, Mỹ và Úc. Việc cử cán bộ đi học này trong trƣớc mắt có thể tăng thêm chi phí đào tạo cho TCT HKVN, nhƣng xét về lâu dài thì mang lại hiệu quả kinh tế cao, đó là sau khi có đƣợc chứng chỉ đào tạo huấn luyện và chứng chỉ bảo dƣỡng sửa chữa máy bay ở cấp độ phức tạp (nhƣ đại tu máy bay) thì đội ngũ nhân lực của TCT HKVN sẽ tự đảm nhiệm đƣợc vai trò đào tạo, huấn luyện chuyển loại phi công đã tốt nghiệp đào tạo cơ bản tại nƣớc ngoài để có thể trở thành ngƣời lái chính. Mặt khác, đội ngũ kỹ sƣ sau khi đƣợc cấp chứng chỉ bảo dƣỡng, sửa chữa máy bay của các tổ chức quốc tế thì có thể tự thực hiện các công việc bảo dƣỡng ở cấp độ phức tạp (trung tu, đại tu) cho các loại máy bay của TCT HKVN ở ngay trong nƣớc. Bên cạnh việc cử cán bộ đi đào tạo, huấn luyện và học tập ở nƣớc ngoài thì TCT HKVN cũng cần thiết tiến hành đồng thời việc nâng cấp trang thiết bị đào tạo, cơ sở vật chất tại Trung tâm Huấn luyện bay và Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay, nhƣ: Đầu tƣ mới một số buồng lái giả tƣơng thích với một số chủng loại máy bay hiện đại A300, B777, B787, nâng cấp hai hangar sửa chữa bảo dƣỡng máy bay ở Nội Bài và Tân Sơn Nhất để có thể thực hiện đƣợc đại tu máy bay lớn nhƣ A300 tại Nội Bài, B777, B787 ở Tân Sơn Nhất. Hiện tại, nếu không tiếp tục đẩy nhanh kế hoạch đầu tƣ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho đào tạo, huấn luyện và sửa chữa, bảo dƣỡng máy bay thì chi phí mà TCT HKVN phải bỏ ra sẽ rất nhiều so với tự thực hiện bằng nội lực của mình để thực hiện công tác chuyển loại phi công cơ bản và bảo dƣỡng sửa chữa máy bay. Vì khi đó TCT HKVN cần phải thực hiện các công việc này ở nƣớc ngoài sẽ phải chi phí tiền đi lại, ăn ở, học phí, chi phí vận chuyển máy bay, phí bảo dƣỡng, sửa chữa phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ nƣớc 76 ngoài. Mặt khác, TCT HKVN cũng không chủ động đƣợc về nguồn nhân lực cũng nhƣ kế hoạch khai thác đội máy bay. 3.3.4. Thay đổi phƣơng pháp đào tạo nhân viên Thực tế hiện nay ở TCT HKVN, các chƣơng trình đào tạo, cập nhật kiến thức thƣờng tập trung tại một địa điểm, cán bộ, nhân viên từ các đơn vị trong nƣớc và nƣớc ngoài đều phải đến một địa điểm để tham dự, việc này sẽ rất tốn kém chi phí cho TCT HKVN. Giải pháp là cần áp dụng internet vào đào tạo, cập nhật kiến thức của TCT HKVN, bởi vì:  Loại bỏ sự lãng phí thời gian và tiền bạc: Với đào tạo truyền thống, càng có nhiều ngƣời tham gia thì càng có nhiều sự phân tán về địa lý và chi phí đào tại càng lớn. Thông thƣờng, tiền không đƣợc sử dụng trực tiếp cho đào tạo mà thông qua vé máy bay, nơi ở, ăn uống, thuê phòng hội thảo…Với đào tạo, cập nhật kiến thức bằng máy tính thông qua internet , chi phí không thay đổi dù cho đào tạo 100 ngƣời hoặc 1.000 ngƣời, và 100% chi phí đào tạo thực sự đƣợc sử dụng cho đào tạo.  Duy trì năng suất làm việc của nhân viên: Với phƣơng pháp cập nhật kiến thức từ xa, nhân viên có thể đƣợc đào tạo mọi lúc mọi nơi nhƣ vào giờ giải lao trong các cuộc họp, trong lúc chờ đợi lên máy bay hoặc thậm chí khi ở trên máy bay. Việc đào tạo có thể đƣợc thực hiện linh hoạt thay vì bắt buộc nếu không có lợi cho kinh doanh, cách đào tạo, cập nhật kiến thức này phù hợp với kế hoạch của mọi đối tƣợng và giúp tận dụng tối đa thời gian.  Tạo hiệu quả làm việc, tạo sự chủ động cho nhân viên mới: Những nhân viên mới thƣờng phải có thời gian để đƣợc hƣớng dẫn tiếp cận với công việc. Với cách đào tạo, phổ biến kiến thức này, nhân viên hoàn toàn chủ động trong việc cập nhật kiến thức. Từ sự phân tích trên thì TCT HKVN cần áp dụng hình thức đào tạo này. Lĩnh vực hàng không nói chung và vận tải hàng không thƣơng mại nói riêng là các lĩnh vực đòi hỏi công tác đào tạo phải nhanh chóng, kịp thời và đúng đối tƣợng để cập nhật các công nghệ mới nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Ban 77 Đào tạo của TCT HKVN, tính riêng năm 2008, tổng số lƣợt ngƣời tham gia đào tạo của TCT HKVN là 21.230.000 lƣợt ngƣời, tổng chi phí đào tạo trong năm 2008 theo số liệu của Ban Tài chính Kế toán là 193 tỷ đồng (năm 2007 là 145 tỷ đồng). Số lƣợt ngƣời tham gia đào tạo trong năm 2009 là 25.875.000 lƣợt ngƣời. Nhƣ vậy, số lƣợt ngƣời đào tạo năm 2009 tăng khoảng 20% so với năm 2008 và trung bình hàng năm sẽ tăng khoảng 15-20%. Theo đó, nếu theo cách đào tạo truyền thống thì chi phí đào tạo năm 2009 dự tính sẽ khoảng 240- 250 tỷ đồng. Nếu áp dụng hình thức đào tạo này chi phí đào tạo năm 2009 sẽ giảm khoảng 60-70% chi phí, theo đó sẽ tiết kiệm cho TCT HKVN khoảng 130-150 tỷ đồng. 3.3.5. Thay đổi hình thức họp, hội nghị Với đặc thù của doanh nghiệp là đơn vị có phạm vi hoạt động rộng, có nhiều văn phòng đại diện ở các nƣớc, các miền sẽ là rất khó khăn khi tổ chức hội họp. Tuy nhiên, với lợi thế sẵn có là doanh nghiệp vận tải Hàng không nên mọi cuộc họp, hội nghị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam đều đƣợc sự tham dự của mọi đại diện các văn phòng với phƣơng tiện đƣợc sử dụng là máy bay. Với hình thức hội họp này, sẽ kéo theo nhiều chi phí phát sinh, cụ thể nhƣ: chi phí vé máy bay, chi phí đi lại bằng các phƣơng tiện khác, công tác phí, chi phí thuê địa điểm,…Thay vì hình thức hội họp truyền thống, Tổng công ty Hàng không nên áp dụng hình thức họp trực tuyến tại các đầu văn phòng một mặt để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, một mặt góp phần thay đổi thói quen, tác phong làm việc. 3.2.6. Tiếp tục điều chỉnh quãng đƣờng bay của một số tuyến bay quốc tế Việc điều chỉnh đƣờng hàng khồng đang đƣợc nỗ lực thực hiện từ nhiều đơn vị mà TCT HKVN là một đầu mối quan trọng. Sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê chuẩn, chắc chắn những phƣơng án điều chỉnh một số tuyến đƣờng bay quốc tế sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn, góp phần giúp TCT HKVN giảm đáng kể chi phí nhiên liệu và nâng cao hiệu quả khai thác trong bối cảnh 78 nền kinh tế thế giới, khu vực và trong nƣớc đang gặp khó khăn. Theo tính toán của TCT HKVN thì một số tuyến đƣờng bay quốc tế có thể điều chỉnh giảm thời gian bay đáng kể, theo đó sẽ giảm đƣợc chi phí nhiên liệu, chi phí điều hành bay, ví dụ:  Đƣờng hàng không nối Nội Bài đến Côn Minh Trung Quốc giảm đến 10 phút bay;  Đƣờng hàng không nối Namha – Vialo – Pakse giúp chuyến bay Hà Nội – Xiêm Riệp giảm 23 phút bay;  Đƣờng hàng không nối Phù Cát – Bun giảm 5 phút bay đối với các đƣờng bay đi Đông Bắc Á. Nếu làm một phép tính đơn giản đối với số chuyến bay có tần suất lớn nhƣ các trục đƣờng bay trên thì trong một năm TCT HKVN có thể tiết kiệm chi phí hàng triệu đô la. 3.3.7 Cổ phần hóa các xí nghiệp thƣơng mại mặt đất Nhìn vào bảng 2.11 ở Phần II, chúng ta dễ nhận thấy qua các năm 2007, 2008 và 2009 tốc độ tăng chi phí của 3 xí nghiệp thƣơng mại mặt đất cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều này chứng tỏ chi phí hàng năm cho 3 xí nghiệp này đều tăng. Trong trƣờng hợp cổ phần hóa 3 xí nghiệp này với điều kiện TCT HKVN chiếm cổ phần chi phối thì TCT HKVN sẽ tiết kiệm đƣợc đáng kể chi phí, trong khi nguồn thu của 3 xí nghiệp này thì TCT HKVN vẫn chiếm phần lớn, không ảnh hƣởng đến lợi nhuận của TCT HKVN. Sau khi cổ phần hóa thì quan hệ giữa TCT HKVN với 3 xí nghiệp là quan hệ công ty mẹ-con, hai bên thực hiện công việc thông qua hợp đồng kinh tế. Có nhƣ vậy sẽ nâng cao đƣợc trách nhiệm của 3 xí nghiệp đối với dịch vụ cung cấp cho TCT HKVN, vì thực tế hiện nay ở các sân bay đã có sự cạnh tranh giữa 2 nhà cung cấp dịch vụ mặt đất đó là 3 xí nghiệp và các công ty dịch vụ của Tổng Công ty cảng hàng không miền Bắc, Trung, Nam. Mặt khác, ngoài việc giảm đƣợc chi phí cho TCT HKVN, việc cổ phần hóa 3 xí nghiệp này sẽ mang lại lợi ích sau: 79  Nhằm huy động vốn của các tổ chức khác ngoài TCT HKVN để đầu tƣ đổi mới máy móc, thiết bị, phát triển 3 xí nghiệp này. Theo đó, TCT HKVN sẽ giảm đƣợc vốn đầu tƣ hàng năm cho 3 xí nghiệp, dành đƣợc nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển đội máy bay sở hữu.  Tạo ra sự độc lập trong kinh doanh của mỗi xí nghiệp, nâng cao vai trò làm chủ của doanh nghiệp, sẽ tạo động lực để doanh nghiệp phát triển và nâng cao chất lƣợng dịch vụ phục vụ tại sân bay. 3.3.8. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức lao động, đẩy nhanh tiến trìn cổ phần hoá TCT KHVN Hiện tại đội ngũ cán bộ nhân viên gián tiếp của TCT HKVN quá đông, bộ máy cồng kềnh, hàng năm duy trì một chi phí lớn để nuôi bộ máy trong khi thực tế công việc không đòi hỏi nhiều lao động. Trên thực tiễn, ngƣời lao động cũng không làm hết năng suất, thậm chí một công việc nhƣng đƣợc phân công cho nhiều ngƣời đảm trách. Mặt khác ý thức của ngƣời lao động chƣa cao, không có ý thức tiết kiệm sử dụng tài sản của TCT HKVN. Nguyên nhân chính của việc thừa nhiều lao động, nhân viên làm việc thiếu hiệu quả là vấn đề sở hữu và cơ chế tiền lƣơng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy sản xuất kinh doanh thông qua việc đánh giá, sắp xếp lại quy trình sản xuất kinh doanh và động viên ngƣời lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng suất và chất lƣợng lao động. Những thay đổi đó đòi hỏi TCT HKVN phải nghiên cứu tổ chức lại quy trình sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu: - Phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn hơn; - Phù hợp với mô hình tổ chức công ty mẹ - con; - Phù hợp với phƣơng thức quản lý của một hãng hàng không truyền thống khai thác mạng với quy mô trung bình khá nhƣ TCT HKVN; - Quá trình ra quyết định đƣợc nhanh chóng, kịp thời, chính xác để phù hợp với môi trƣờng kinh doanh hay thay đổi; - Sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, hiệu quả; 80 - Động viên ngƣời lao động đóng góp tích cực vào quá trình hoạt động của TCT HKVN. Bên cạnh đó, TCT HKVN cần tiếp tục tiến hành bƣớc hai cải cách tiền lƣơng theo đúng định hƣớng đã đề ra: phân phối tiền lƣơng công bằng theo sự đóng góp của ngƣời lao động, cần có cơ chế lƣơng trên cơ sở năng lực thực tế của ngƣời lao động, không trả lƣơng theo thời gian, thâm niên công tác. Từ đó tạo động lực để ngƣời lao động hăng hái tham gia, đóng góp vào quá trình hoạt động SXKD của TCT HKVN. Để công việc cải cách tiền lƣơng này đƣợc thuận lợi và nhanh chóng thì TCT HKVN cần sớm thực hiện công việc cổ phần hóa, đa dạng sở hữu, tái cấu trúc lại bộ máy quản lý. Vì việc cổ phần hóa này cũng tạo ra cơ chế tiền lƣơng thông thoáng và chủ động cho TCT HKVN hơn vì TCT HKVN là doanh nghiệp Nhà nƣớc, nên quỹ lƣơng bị khống chế bởi các qui định hiện hành của Nhà nƣớc. 3.3.9. Tập trung và huy động vốn đầu tƣ đội bay sở hữu, giảm số lƣợng máy bay thuê Nhƣ đã trình bày ở phần trên, việc cổ phần hóa TCT HKVN vừa là công việc cần phải làm theo lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc, mặt khác cũng là yêu cầu rất cần thiết hiện nay đối với hoạt động kinh doanh của TCT HKVN. Thực tế hiện nay chi phí thuê máy bay của TCT HKVN rất lớn và liên tục tăng do sự tăng trƣởng của ngành hàng không thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nên TCT HKVN cần phát triển đội máy bay. Do hạn chế về vốn nên đầu tƣ đội máy bay sở hữu chƣa đƣợc nhiều, mặt khác tiến độ nhận máy bay sở hữu cũng cần một thời gian tƣơng đối dài để có thể nhận đƣợc máy bay kể từ thời điểm đặt mua, thông thƣờng phải từ 3-5 năm thì một đợt mua máy bay sở hữu mới nhận đủ. Để bù đắp cho số lƣợng máy bay thiếu hụt thì TCT HKVN phải đi thuê máy bay, chi phí thuê máy bay này chiếm đáng kể trong tổng chi phí của TCT HKVN. Biểu dƣới đây chỉ ra chi phí thuê máy bay trong năm 2007, 2008 và 2009 của TCT HKVN so với tổng chi phí. 81 Bảng 3.1: Chi phí thuê máy bay năm 2007, 2008 và 2009 Đơn vị : Tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng chi phí SXKD 19.688,30 26.880,50 28.041,00 Chi phí thuê máy bay 3.047,00 3.371,00 3.858,15 Tỷ lệ chi phí thuê máy bay trên tổng chi phí (%) 15,48 12,54 13,76 .Nguồn số liệu: Từ Ban Tài chính kế toán Nhìn vào bảng trên thấy, về giá trị tuyệt đối thì chi phí thuê máy bay tăng hàng năm, tuy nhiên so với tổng chi phí phát sinh thì chi phí hàng năm có giảm số tƣơng đối. Trong trƣờng hợp TCT HKVN đủ số lƣợng máy bay sở hữu thì chi phí thuê máy bay sẽ giảm nhiều. Theo đó, để có đủ nguồn vốn đầu tƣ đội bay sở hữu thì ngoài nguồn vốn tự có của TCT HKVN, nguồn vốn vay thì đa dạng sở hữu để huy động thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tƣ khác là rất quan trọng. 3.3.10. Một số giải pháp khác Thứ nhất: Tái cấu trúc bộ máy quản lý và qui trình sản xuất kinh doanh của TCT HKVN Có thể nói trong vòng 10 năm trở lại đây cơ cấu tổ chức của TCT HKVN hầu nhƣ không thay đổi. Nếu năm 1999 TCT HKVN có 12 máy bay, doanh thu đạt 5.000 tỷ đồng, đến năm 2009 có 53 máy bay, doanh thu đạt 28.000 tỷ đồng. Từ chỗ chƣa là thành viên của ICAO, IATA, Skyteam thì đến năm 2009, TCT HKVN đã là thành viên chính thức của 3 tổ chức này. Những thay đổi nhanh này đòi hỏi TCT HKVN cần phải nghiên cứu tổ chức lại bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh và qui trình sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu: 82  Phù hợp với qui mô sản xuất lớn hơn;  Phù hợp với mô hình tổ chức công ty mẹ con và mô hình cổ phần hóa sau này;  Phù hợp với phƣơng thức quản lý của một hãng hàng không khai thác mạng đƣờng bay với qui mô trung bình khá;  Quá trình ra quyết định đƣợc nhanh chóng, kịp thời, chính xác để phù hợp với mối trƣờng kinh doanh hay thay đổi;  Sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, hiệu quả;  Tiết kiệm chi phí; Các vấn đề trên cần đƣợc TCT HKVN nghiên cứu bộ máy, qui trình tổ chức sản xuất tại tất cả các cơ quan, đơn vị nhằm xác định những bộ phận có chức năng chồng chéo, bộ phận thừa, công đoạn thừa, qui trình chƣa hợp lý, từ đó cấu trúc lại bộ máy quản lý, xây dựng qui trình mới hợp lý hơn. Việc cấu trúc lại bộ máy quản lý và tổ chức lại qui trình sản xuất kinh doanh cần thực hiện từng bƣớc, từng bộ phận, đơn vị đảm bảo không gây xáo trộn lớn và gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thƣờng của TCT HKVN. Thứ hai: Đẩy nhanh quá trình thu tiền bán sản phẩm và tận thu nhằm tiết kiệm chi phí sử dụng vốn vay Hiện tại, theo qui định của TCT HKVN đối với các đại lý bán vé máy bay, thông thƣờng sau thời gian 7 ngày, các đại lý phải nộp tiền bán chứng từ vận chuyển về cho TCT HKVN, qui định này đã có từ năm 2002. Trên thực tế, số ngày này đã bị các đại lý chƣa tuân thủ chặt chẽ, chậm thanh toán hơn 7 ngày. Mặt khác, với tốc độ tăng trƣởng hàng không trong mấy năm qua, đặc biệt vào các mùa cao điểm, trong 7 ngày bán chứng từ vận chuyển số tiền các đại lý thu đƣợc tƣơng đối lớn. Do vậy, để quản lý tốt nguồn thu này thì TCT HKVN cần nghiên cứu ban hành một qui định mới về rút ngắn thời gian nộp tiền của các đại lý, qui định chặt chẽ về thời hạn thanh toán để đảm bảo các 83 đại lý không vi phạm, nhƣ qui định phạt và trừ vào tiền hoa hồng đƣợc hƣởng nếu đại lý không nộp tiền đúng hạn,…. Bên cạnh giải pháp thay đổi thời hạn nộp tiền của các đại lý thì TCT HKVN cần nghiên cứu các giải pháp tận thu để đảm bảo nâng cao doanh thu, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng ghế và tải cung ứng của TCT HKVN, ví dụ:  Cần áp dụng các chính sách bán đặc biệt cho các đại lý bán đƣợc doanh số cao, ví dụ: thƣởng doanh số bán, tăng tỷ lệ hoa hồng, vé thƣởng trên nguyên tắc bán càng nhiều càng có lợi;  Chủ động kết hợp với các công ty du lịch để đƣa ra các chƣơng trình hấp dẫn, chƣơng trình khuyến mại;  Quảng cáo trên các chƣơng trình tivi, báo, đài, internet; Thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ tăng thu và giảm áp lực thiếu hụt vốn lƣu động cho TCT HKVN, từ đó giảm thiểu đƣợc nhƣ cầu tín dụng để bổ sung vốn lƣu động, theo đó tiết kiệm đƣợc chi phí sử dụng vốn vay. Thứ ba: Triển khai hệ thống bán vé điện tử trên toàn hệ thống bán của TCT HKVN. Hiện tại, TCT HKVN đã triển khai hệ thống bán vé điện tử trên chặng bay Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và ngƣợc lại. Các chặng bay nội địa còn lại chƣa triển khai hệ thống bán vé điện tử. TCT HKVN cần tiếp tục triển khai hệ thống bán vé điện tử cho các chặng bay nội địa để góp phần tiết kiệm chi phí in ấn, phát hành, lƣu trữ và chi phí giao dịch bằng vé giấy. 3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý chi phí tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam Để thực hiện một cách có hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý chi phí tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, thì cần thiết phải có những điều kiện nhất định cả về phía Nhà nƣớc cũng nhƣ Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 84 3.3.1. Về phía nhà nƣớc Nhà nƣớc cần ban hành những văn bản, quy định có tính hƣớng dẫn, định hƣớng về công tác quản lý chi phí đối với doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Hàng không nói riêng. Nhà nƣớc cũng cần ban hành các văn bản quy định, hƣớng dẫn áp dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệp.Đồng thời, tăng cƣờng tuyên truyền thong qua các hội nghị, hội thảo, tổng kết về vai trò của kế toán quản trị nói riêng và công tác quản lý chi phí nói chung. Đƣa nội dung giảng dạy kế toán quản trị nói riêng, quản lý chi phí nói chung vào các trƣờng đại học, cao đẳng khối kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng cần có sự hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về chính sách thu hút, hỗ trợ kinh phí trong công tác đào tạo phi công. Nhà nƣớc cần thúc đẩy hơn nữa quá trình cổ phần hoá TCT HKVN 3.3.2. Về phía doanh nghiệp Phải nhận thức rõ vai trò quan trọng của quản lý chi phí, quản lý chi phí là hoạt động không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng nhƣ hiện nay. Quản lý chi phí tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống định mức chi phí nhằm đảm bảo sử dụng chi phí một cách có hiệu quả nhất. Chú trọng công tác đào tạo, cập nhật các kiến thức về kế toán quản trị cho đội ngũ nhân viên kế toán, kế hoạch, đồng thời chú trọng công tác cung cấp, bổ sung kiến thức về quản lý chi phí cho các nhà quản trị. Ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật để thu thập và xử lý, cung cấp thông tin kịp thời. 85 KẾT LUẬN Quản lý chi phí là hoạt động cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh và tạo ra các ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Quản lý chi phí là việc tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các nguồn vốn và chi phí, từ đó đƣa ra quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn của doanh nghiệp. Và kiểm soát chi phí là một hoạt động quan trọng của quản lý chi phí. Thông qua việc xây dựng hệ thống định mức chi phí dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, chi phí thực tế phát sinh các kỳ trƣớc và dự toán chi phí trong kỳ; doanh nghiệp tiến hành phân tích biến động chi phí thực tế so với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và tìm ra nguyên nhân cốt lõi của những biến đồng này, doanh nghiệp sẽ đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí. Với bất cứ ngành, hay doanh nghiệp nào thì việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân các doanh nghiệp. Công việc này không chỉ là trách nhiệm của bộ phận Tài chính - Kế toán mà còn phải đƣợc sự tham gia của các phòng, ban khác để doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xử lý thông tin chi phí. Đặc biệt, cần xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí trong toàn thể cán bộ nhân viên công ty và Ban lãnh đạo phải là ngƣời gƣơng mẫu để khuyến khích nhân viên tham gia. Việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp không chỉ là bài toán về giải pháp tài chính mà còn là giải pháp về cách dùng ngƣời của nhà quản lý và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Trong điều kiện hiện nay, khi vận tải hàng không ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội thì các doanh nghiệp hàng không nói chung và Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng phải có đƣợc hệ 86 thống thông tin kịp thời chính xác nhằm phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó mà ban lãnh đạo TCT HKVN đã chú trọng đến công tác tiết kiệm chi phí SXKD, nâng cao năng lực quản lý chi phí tại TCT HKVN để tăng sức cạnh tranh của TCT HKVN trên thì trƣờng trong nƣớc và quốc tế và qua đó tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Những kết quả nghiên cứu chủ yếu mà đề tài đạt đƣợc là:  Làm sáng tỏ đƣợc những vấn đề lý luận chung về chi phí SXKD, qua đó thấy đƣợc sự cần thiết phải tiết kiệm và quản lý tốt chi phí SXKD trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng hiệu quả quản lý chi phí SXKD của TCT HKVN trong thời gian qua. Qua đó chỉ rõ mặt đƣợc và chƣa đƣợc đồng thời tìm ra nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đó.  Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý chi phí SXKD của TCT HKVN, từ đó vận dụng các kiến thức đã học và khảo sát thực tế đƣa ra các giải pháp cụ thể để tiết kiệm và quản lý tốt hơn chi phí SXKD cho TCT HKVN. Mặc dù, các vấn đề đƣa ra còn mang tính khái quát, chủ yếu dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tế khảo sát tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, song luận văn cũng có những đóng góp nhất định cho công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN. Tác giả hy vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc thực hiện tiết kiệm chi phí SXKD và quản lý tốt hơn chi phí ở TCT HKVN. Tuy nhiên, với sự hạn chế về khả năng cũng nhƣ thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc đóng góp, chỉ dẫn từ phía các thầy cô để luận văn đƣợc hoàn thiện cũng nhƣ ý nghĩa thực tiễn cao hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 1, quyển 2. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán quản trị theo thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2003), Sáu chuẩn mực kế toán mới và hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội. 3. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 4. Dương Nhạc, Dương Thị Thu Hiền (2008), Lý thuyết và thực hành Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nxb Tài Chính, Hà Nội. 5. Nguyễn Năng Phúc (2008), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 6. Prederic S.Minshkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội. 7. Đoàn Xuân Tiên (2009), Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 8. Mai Tiến (2009), “Công tác đào tạo phi công cơ bản giai đoạn 2009 - 2020”, Bản tin nội bộ của Tổng công ty Hàng không (148), Tr.11. 9. Thanh Trà (2009), ”Gia hạn chứng nhận IOSA”, Bản tin nội bộ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (154), Tr.16. 10. Minh Tuấn (2009), ”Nguồn lực của đội ATR-72”, Bản tin nội bộ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (151), Tr.16. 11. Minh Trí (2010), ”Vì thương hiệu Vietnam Airlines”, Bản tin nội bộ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (156-157), Tr.15 12. Tạp chí Heritage (2009), Báo cáo ngân sách năm 2009, Hà Nội. 13. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (2007.2008.2009), Báo cáo tài chính năm 2007.2008.2009, Hà Nội. TÀI LIỆU TỪ NGUỒN INTERNET 14. Bộ Tài Chính: 15. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam: 16. Báo điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam: 17. Web Kế toán:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3363_3445.pdf
Luận văn liên quan