Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Đất nước đang trên đà phát triển đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý nhà nước về mọi mặt đời sống xã hội, trong đó quản lý nhà nước về đất đai là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng. Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo việc sử dụng đất một cách khoa học, tiết kiệm; đảm bảo tính công bằng trong quản lý và sử dụng đất và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Nguồn tài nguyên đất đai có hạn. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch, đảo bảo hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Chính sách, pháp luật đất đai đảm bảo đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, chính quyền thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn được quy định bởi pháp luật. Với phạm vi đề tài, chính quyền cấp huyện thực hiện việc quản lý nhà nước trên địa bàn gồm 10 nội dung chủ yếu gồm: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; Quản lý việc bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất; Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân; Thống kê, kiểm kê đất đai; Quản lý tài chính về đất đai và giá đất; Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quàn lý hoạt động dịch vụ về đất86 đai; Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy đạt được một số thành quả nhất định trên các mặt như: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; Công tác bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất; Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân; Công tác thống kê, kiểm kê đất đai; Kết quả quản lý tài chính về đất đai và giá đất; Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai; Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn như: việc lập quy hoạch sử dụng đất chưa bám sát được nhu cầu thực tế xã hội dẫn đến hiệu quả sử dụng đất thấp; hồ sơ địa chính thiếu đồng bộ, công nghệ quản lý lạc hậu; việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai còn chưa đáp ứng hết nhu cầu của nhân dân, vấn đề giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai còn chưa dứt điểm. Đây là những vấn đề cần giải quyết để công tác QLNN về đất đai ở Lệ Thủy đi vào nền nếp, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp gồm: Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai và nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Lệ Thủy. Trong đó, chú trọng các87 giải pháp như: Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất; Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất; Bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất; Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai; Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai. Đây là các giải pháp tổng thể, cần phải được triển khai đồng bộ, đòi hỏi sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý đất đai, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội tại huyện Lệ Thủy.

pdf100 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cụm công nghiệp và các khu dân cư đã có đất nông, lâm nghiệp định giá theo loại, hạng đất. Giá đất được xây dựng dựa trên bảng giá đất trước đó, có khảo sát và tham khảo giá đất đang diễn ra trên thị trường và tình hình đầu tư xây dựng các đường phố, hạ tầng kỹ thuật. Thông qua bảng giá đất hàng năm do Nhà nước ban hành làm cơ sở cho chính quyền huyện xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các khoản 58 thuế theo quy định Ngoài ra, làm cơ sở cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Bảng giá các loại đất được chính quyền huyện công bố rộng rãi trên các phương tiện đại chúng, công khai minh bạch, nên thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như người dân có kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn thu từ đất tăng dần qua các năm và tỉ trọng tiền sử dụng đất chiếm phần quan trọng trong các khoản thu ngân sách của huyện. Đơn vị tính:triệu đồng Năm 2014 2015 2016 Tổng cộng: 30.503 31.279 51.761 1.Tiền sử dụng đất 27.453 28.152 46.586 2.Thuế chuyển quyền SD đất 2.135 2.189 3.623 3.Tiền thuê đất 915 938 1.552 BẢNG 2.5: Nguồn thu từ đất từ năm 2014 - 2016 (Nguồn: Cục Thuế huyện Lệ Thủy) * Kết quả việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai Với viêc thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm giao dịch Một cửa liên thông huyện đã góp phần quan trọng việc đảm bảo việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp đổi cấp lại GCNQSD đất, đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, đăng ký biến động các thông tin trên GCNQSD đất đã cấp.........Cụ thể là: - Kết quả thực hiện năm 2014 + Đăng ký biến động thông tin trên GCNQSD đất đã cấp: 458 trường hợp 59 + Cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất: 628 trường hợp với diện tích 72,10ha + Chuyển mục đích sử dụng đất: 23 trường hợp với diện tích 1,0ha + Chuyển nhượng, tặng cho QSD đất: 768 trường hợp với diện tích 158,87ha + Tách thửa, hợp thửa đất: 13 trường hợp với diện tích 1,63ha + Công nhận QSD đất: 777 trường hợp với diện tích 189,14ha + Thừa kế QSD đất: 73 trường hợp với diện tích 4,85ha + Đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 2236 trường hợp + Xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 1685 trường hợp - Kết quả thực hiện năm 2015 + Đăng ký biến động thông tin trên GCQSD đất đã cấp: 741 trường hợp + Cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất: 835 trường hợp với diện tích 130,86ha + Chuyển mục đích sử dụng đất: 31 trường hợp với diện tích 1,48ha + Chuyển nhượng, tặng cho QSD đất: 1095 trường hợp với diện tích 191,90ha + Tách thửa, hợp thửa đất: 12 trường hợp với diện tích 4,88ha + Công nhận QSD đất: 155 trường hợp với diện tích 137,66ha + Thừa kế QSD đất: 196 trường hợp với diện tích 36,94ha + Đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 3200 trường hợp + Xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 2227 trường hợp - Kết quả thực hiện năm 2016 + Đăng ký biến động thông tin trên GCQSD đất đã cấp: 426 trường hợp + Cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất: 1024 trường hợp với diện tích 60 196,91ha + Chuyển mục đích sử dụng đất: 52 trường hợp với diện tích 2,71ha + Chuyển nhượng, tặng cho QSD đất: 1279 trường hợp với diện tích 264,59ha + Tách thửa, hợp thửa đất: 16 trường hợp với diện tích 3,11ha + Công nhận QSD đất: 127 trường hợp với diện tích 211,54ha + Thừa kế QSD đất: 246 trường hợp với diện tích 23,67ha + Đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 2515 trường hợp + Xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSD đất: 2099 trường hợp Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện theo cơ chế Một cửa liên thông cấp huyện nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giao dịch, mặt khác người dân có thể theo dõi được quá trình xử lý hồ sơ của mình do các cơ quan thực hiện. Vì vậy trách được tình trạng hồ sơ xử lý chậm và một số biểu hiện tiêu cực của cán bộ xử lý hồ sơ. Bên cạnh việc đảm bảo cho người dân thực hiện các quyền thì công tác quản lý, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất luôn được chính quyền huyện quan tâm chỉ đạo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc khiếu kiện khiếu nại xảy ra. Một trong những nội dung cụ thể là giam sát việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, tình hình thực hiện kê khai đăng ký sử dụng đất theo quy định, việc thục hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai trong quá trình sử dụng và thực hiện các quyền. * Kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất - Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai. Hàng năm, UBND huyện giao cho Thanh tra huyện tham mưu xây 61 dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý nhà nước về đất đai một số xã, thị trấn trên địa bàn. Kết quả cụ thể như sau: + Xã Hưng Thủy trong quản lý đất đai trên địa bàn để người dân tự ý xây nhà trái phép trên hành lang đường Quốc lộ 1A tuyến BOT + Xã Sen Thủy đất đã được thu hồi giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 1A nhưng để người dân tự ý lấn chiếm trái phép + Phát hiện việc sai phạm trong quá trình quy hoạch phân lô đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Dương Thủy(đấu giá xong không giao đất được bởi vì vướng quy hoạch đường điện 110kv) + Xã Xuân Thủy trong quá trình xây dựng hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất không tuân thủ quy trình theo quy định pháp luật(thiếu chử ký bên nhận chuyển nhượng, không lưu trử hồ sơ) + Xã Hồng Thủy qua quá trình thanh tra, kiểm tra đã phát hiện quỹ đất 5% của xã sử dụng không đúng mục đích, quỹ đất để lại không giao vượt quá quy định.... - Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân trong quản lý và sử dụng đất. UBND huyện đã tiếp nhận và thực hiện giải quyết nội dung đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền theo đúng quy định. Chủ yếu giải quyết đơn thư của các hộ gia đình, cá nhân có đơn kiến nghị về tranh chấp quyền sử dụng đất, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Lệ Thủy, cụ thể như sau: + Giải quyết và trả lời đơn kiến nghị của 09 hộ gia đình tại xã Sơn Thủy về việc đề nghị cấp GCNQSD đất do bố trí tái định cư GPMB tuyến đường Hồ Chí Minh từ năm 2000 và báo cáo kết quả giải quyết cho UBND tỉnh; 62 + Chuyển đơn, yêu cầu UBND xã Mỹ Thủy giải quyết và báo cáo UBND huyện kết quả giải quyết theo đơn kiến nghị của ông Trương Quang Tiến, kiến nghị việc UBND xã Mỹ Thủy phân lô đấu giá trên đất ông được giao theo Nghị định 64/CP; + Giải quyết và trả lời đơn kiến nghị của ông Trần Quang Hài ở tại xã Quảng Lưu về việc ông xin mở đường vào khu nghĩa địa, UBND xã đã khảo sát nhưng không giải quyết. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất tham mưu giải quyết và trả lời đơn kiến nghị liên quan đến giải phóng mặt bằng và tái định cư tại các xã: + Giải quyết và trả lời đơn kiến nghị của ông Hoàng Kim Quy ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy về việc gia đình ông chưa nhất trí việc áp giá đền bù do thu hồi đất GPMB xây dựng Chùa Hoằng Phúc; + Giải quyết và trả lời đơn kiến nghị của ông Nguyễn Ngọc Tình, bà Dương Thị Ngân tại thôn Đoàn Kết, xã Hưng Thủy về việc đề nghị xem xét bồi thường hỗ trợ do GPMB quốc lộ 1A; UBND huyện thành lập đoàn Thanh tra xác minh việc chậm xử lý hồ sơ cấp GCNQSD đất của ông Nguyễn Đình Ngoắt – Nguyên cán bộ ĐC- XD xã Hưng Thủy.... Tóm lại, hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy đã có những chuyển biến cơ bản theo từng thời điểm. Bước đầu đầu đã tạo ra những cơ sở quan trọng giúp Nhà nước quản lý được nguồn tài nguyên đất đai, đảm bảo phân bổ quỹ đất đai cho sự phát triển toàn diện của tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của huyện theo hướng ổn định, bền vững. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đạt được một số kết quả nhất định, giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện dần đi 63 vào ổn định. Là cơ sở để chính quyền huyện xây dựng chính sách, có biện pháp chỉ đạo phù hợp, tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện. Thông qua công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nguồn tài nguyên đất đai đã và đang được khai thác sử dụng có hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển của huyện trên tất cả các lĩnh vực. Đã cơ bản thiết lập được hệ thống bản đồ địa chính và từng bước lập hồ sơ địa chính cơ sở để quản lý đến từng thửa đất và chủ sử dụng như: về nguồn gốc đất đai, quá trình chuyển dịch mục đích, người sử dụng; đất được giao hay đất thuê, giấy tờ liên quan đất thửa đất; diện tích đất sử dụng, vị trí hình thể thửa đất; giá đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; các công trình xây dựng trên đất. Đây chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, là kết quả của công tác quản lý của cả hệ thống chính quyền các cấp từ huyện đến đến xã, thị trấn trong những năm vừa qua. Các quyền của người sử dụng đất đã được chính quyền huyện quan tâm giải quyết theo quy định của pháp luật và nhu cầu người sử dụng đất như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế , chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký thế chấp bảo lãnh QSD đất... Đây là cơ sở để người sử dụng đất phát huy được nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là cơ sở để Nhà nước quản lý được nguồn tài nguyên đất đai và tạo nguồn thu cho ngân sách. 2.3.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được Một là, công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lệ Thủy đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và xác định là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội , ổn định chính trị của địa phương. Hai là, sự quan tâm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ, giúp chính quyền huyện 64 tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Ba là, Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành và các văn bản hướng dẫn đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và của chính quyền huyện Lệ Thủy nói riêng như: Những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được tháo gỡ, công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng được thực hiện chặt chẽ hơn... Bốn là, sự nổ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo, chuyên viên, viên chức phòng Tài nguyên và Môi trường trong việc tham mưu cho chính quyền huyện chỉ đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Năm là, viêc lãnh đạo, điều hành của chính quyền các xã, thị trấn trong quản lý nhà nước về đất đai đã góp phần quan trọng cho những kết quả đạt được của chính quyền huyện. 2.4. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình 2.4.1. Hạn chế Công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, làm tiền đề cho sự phát triển của những năm tiếp theo, thể hiện sự cố gắng của cơ quan Tài nguyên và Môi trường và chính quyền huyện, xã, thị trấn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn một số hạn chế. Cụ thể là: - Việc lập quy hoạch sử dụng đất chưa bám sát được thực tế nhu cầu sử dụng đất trong điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của huyện làm ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bổ quỹ đất cho các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quy hoạch sử dụng đất còn thiếu tính toán về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, thiên về tiến hành thống kê, phân bố về số lượng nên tính khả thi 65 của các phương án quy hoạch không cao. Sự thiếu cân đối giữa các lợi ích trong một số quy hoạch sử dụng đất đã gây bất bình trong dư luận, đồng thời, tính đồng bộ trong quy hoạch, sử dụng đất đai chưa được đảm bảo. Việc lấy ý kiến tham gia góp ý của người dân, cộng đồng trong việc quy hoạch sử dụng đất đai còn mang tính hình thức.Quy hoạch chưa có tính pháp lý cao, còn thường xuyên điều chỉnh. Tính trách nhiệm trong quy hoạch sử dụng đất chưa được đề cao. Khi xảy ra sai phạm trong quản lý không có người chịu trách nhiệm chính, mà chủ yếu xử lý sai phạm theo cơ chế trách nhiệm “tập thể”. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch chưa được coi trọng. Việc quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt chưa chặt chẽ, dẫn tới tình trạng vi phạm quy hoạch vẫn còn diễn ra. - Hệ thống hồ sơ địa chính chưa được thiết lập đồng bộ, công nghệ quản lý còn lạc hậu, chưa được đầu tư trang thiết bị đầy đủ. Việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai chưa được thực hiện kịp thời, thường xuyên dẫn đến thông tin không đầy đủ, chính xác khi sử dụng. Đặc biệt là khi có phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai thì không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết. - Việc sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công, cấp đất trái thẩm quyền vẫn còn diễn ra ở một số xã, thị trấn. - Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện đến nay vẫn chư hoàn thành, một số chỉ tiêu các loại đất tỷ lệ cấp giấy chứng nhận còn thấp như đất Lâm nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp làm ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và sử dụng đất. - Việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của nhân dân, việc thực 66 hiện cơ chế một cửa ở cấp xã trong lĩnh vực này hầu như không hoạt động dẫn đến việc xây dựng hồ sơ ban đầu cho nhân dân tại cấp xã chậm, thậm chí còn có biểu hiện “thích thì làm, không thích để đấy”. - Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai trong một số trường hợp còn kéo dài, chưa dứt điểm. Việc thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở nhiều dự án còn có sai sót làm phát sinh khiếu kiện, khiếu nại trong nhân dân. - Tổ chức bộ máy và đội ngủ cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường tuy đã được quan tâm và kiện toàn nhưng trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, năng lực chuyên môn của một số ít cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời ký mới, đặc biệt là đội ngủ cán bộ địa chính cấp xã. Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, còn có biểu hiện gây phiền hà ,nhũng nhiễu trong thực thi công vụ. - Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, nhận thức về vai trò vị trí của công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa đầy đủ, chưa thống nhất dẫn đến sự phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị còn thiếu chặt chẽ là rào cản trong quá trình giải phóng mặt bằng, hạn chế hiệu quả đầu tư nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật chưa thật nghiêm minh, chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố công bằng đã tạo “tiền đề” cho tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, vi phạm quy hoạch gây nên những bất ổn trong xã hội và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Từ những hạn chế nên trên, có thể tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lệ Thủy, trước hết là tạo ra thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai mà chính quyền huyện Lệ Thủy cần phải quan tâm hàng đầu. 67 2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình * Nguyên nhân khách quan - Hệ thống chính sách pháp luật đất đai tuy đã được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong thực tế. Một số văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền địa phương ban hành còn chậm, nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai. - Sự đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về đất đai chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa gắn với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội. - Một số vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho công tác quản lý và giải quyết của chính quyền địa phương. - Nhu cầu của nhân dân về thực hiện các quyền của người sử dụng đất ngày một tăng cao, tuy nhiên hệ thống hồ sơ địa chính, trang thiết bị máy mốc phục vụ giải quyết công việc còn lạc hậu, thiếu đồng bộ. * Nguyên nhân chủ quan - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền huyện trong quản lý nhà nước về đất đai còn nặng về giải quyết sự vụ, chưa chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện trọng tâm, trọng điểm, chưa xác định được các khâu then chốt để có biện pháp quản lý hiệu quả. - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã có nơi còn lỏng lẻo là nguyên nhân dẫn đến những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất như việc sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công.... - Kinh phí đầu tư cho việc lập quy hoạch sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký thống kê, chỉnh lý biến động đất đai, lập hồ sơ địa 68 chính, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai...chưa được đầu tư bảo đảm hoạt động. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa chặt chẽ. Thiếu kiểm tra, đánh giá của cơ quan chuyên môn cấp trên. - Công tác cán bộ còn thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên - môi trường từ huyện đến xã, thị trấn nhìn chung vẫn còn yếu và thiếu so với yêu cầu; trình độ quản lý, năng lực chuyên môn còn hạn chế. Một số bộ phận cán bộ công chức năng lực, đạo đức chưa đáp ứng được nhu cầu công việc nhưng khó thay thế. Chế độ lương thưởng chưa thực sự là công cụ khuyến khích công chức nhiệt tình làm việc. - Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa tốt, pháp luật về đất đai chưa thật sự đi vào cuộc sống. 69 Tiểu kết chương 2 Thực tế cho thấy, tiềm năng đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy là rất lớn. Đây là nguồn lực phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy đạt được một số thành quả nhất định trên các mặt như: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; Công tác bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất; Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân; Công tác thống kê, kiểm kê đất đai; Kết quả quản lý tài chính về đất đai và giá đất; Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai; Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn như: việc lập quy hoạch sử dụng đất chưa bám sát được nhu cầu thực tế xã hội dẫn đến hiệu quả sử dụng đất thấp; hồ sơ địa chính thiếu đồng bộ, công nghệ quản lý lạc hậu; việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai còn chưa đáp ứng hết nhu cầu của nhân dân, vấn đề giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai còn chưa dứt điểm...... Đây là những vấn đề cần giải quyết để công tác QLNN về đất đai ở Lệ Thủy đi vào nền nếp, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung. 70 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Lệ Thủy cho thấy, những mặt đạt được cần được khuyến khích duy trì và phát huy, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại cần có biện pháp khắc phục, những điểm còn thiếu và yếu trong quản lý cần có giải pháp bổ sung, điều chỉnh. Trên cơ sở các đánh giá về công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Lệ Thủy. Trong phạm vi Đề tài nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Lệ Thủy theo hai nhóm giải pháp chính, đó là: - Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai của huyện Lệ Thủy; - Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Lệ Thủy. 3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai của huyện Lệ Thủy 3.1.1. Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ để nhà nước quản lý đất đai, là hệ thống các biện pháp cơ sở khoa học kỹ thuật, khoa hoc xã hội để phân chia đất đai theo loại sử dụng nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất. Vậy để hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện cần tập trung giải quyết một số nội dung sau: - Đổi mới công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến. Quan tâm 71 đến vấn đề kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu. Tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, trong đó có phân tích không gian nhu cầu sử dụng đất và công khai, tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch, kê hoạch. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng phải thể hiện được nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư, của các ngành, lĩnh vực, làm căn cứ để Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng chính sách tài chính về đất đai. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước bảo đảm phân bổ một cách hợp lý nguồn tài nguyên đất phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững là định hướng chủ đạo và yêu cầu xuyên suốt trong công tác quản lý đất đai. - Việc quản lý, sử dụng đất phải thông qua công cụ quy hoạch sử dụng đất, vừa bảo đảm quỹ đất phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vừa bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quỹ đất sử dụng phù hợp cho từng giai đoạn và lâu dài. - Tăng cường tính chế tài và tính thượng tôn pháp luật trong thi hành quy hoạch của địa phương. Đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất các cấp phải trở thành những chỉ tiêu tổng thể quyết định xu hướng phát triển của địa phương mà không mâu thuẫn với lợi ích toàn cục. Các chỉ tiêu này phải được giám sát thường xuyên một cách chặt chẽ với một cơ chế điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, đúng pháp luật. Phải quản nghiêm ngặt chỉ tiêu đất trồng lúa như xác định ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa đến từng xã, xác định danh tính cụ thể của người lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo, xem đây là vùng đầu tư trọng điểm phát triển nông nghiệp trong quy hoạch xây dựng nông thôn 72 mới với một lộ trình chặt chẽ, công khai, trở thành vùng trồng lúa “bất khả xâm phạm” để đầu tư cơ sở hạ tầng cho nghề trồng lúa kỹ thuật cao, người trồng lúa có đời sống chất lượng cao và bền vững. - Tập trung ưu tiên đẩy mạnh phối hợp quy hoạch đất đai với quy hoạch xây dựng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Nhất là quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng như: quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị và nhà ở, đồng thời quy định cụ thể chế độ công khai quy hoạch để nhân dân biết và thực hiện, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thông tin về quy hoạch; Khắc phục sự trùng lặp, chồng chéo giữa quy hoạch xây dựng với các loại quy hoạch khác. Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác tiềm năng đất đai tại các vùng trung du, miền núi, ven biển, hạn chế tối đa việc lấy vào đất chuyên trồng lúa. 3.1.2. Hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất Hoàn thành công tác kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu sẽ dần khắc phục được tình trạng khiếu nại, tố cáo của người dân; có đầy đủ thông tin về người sử dụng đất và hồ sơ địa chính nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tốt hơn; đồng thời, là điều kiện để thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, nằm trong sự kiểm soát của Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn huyện Lệ Thủy số lượng diện tích đất cần phải cấp giấy trong thời gian tới là khá lớn. Để thực hiện nhiệm vụ này, trong thời gian đến, chính quyền huyện cần phải có biện pháp cụ thể, đồng bộ mới đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, cụ thể là: 73 Tăng cường đầu tư nguồn lực để đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai làm cơ sở để kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn tiến hành kê khai đăng ký đất đai theo hướng bắt buộc như Luật Đất đai năm 2013 đã quy định, Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho người đã đăng ký theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó phải có chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp không đăng ký, ngăn chặn các trường hợp giao dịch “ngầm” gây thất thu ngân sách cho nhà nước. Để thực hiện vấn đề này, chính quyền huyện giao nhiệm vụ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất xây dựng dự toán kinh phí và cân đối bố trí đủ kinh phí để thực hiện. Sản phẩm đăng ký thống kê sẽ phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và là căn cứ thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai. - Tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đồng loạt cho tất cả các loại đất. Chính quyền huyện cần tuân thủ sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai, giao nhiệm vụ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Kế hoạch phải xác định rõ thời gian hoàn thành, các điều kiện cần phải đáp ứng như: con người, kinh phí, cách thức tổ chức thực hiện, phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn. - Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính đảm bảo hồ sơ được lưu trử một cách khoa học, khai thác có hiệu quả, cập nhật biến động một cách kịp thời, đầy đủ phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai. 74 3.1.3. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất. - Để làm tốt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất, chính quyền huyện nên giao phòng Phòng Thanh tra và Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp rà soát các đơn thư hiện có, tập trung giải quyết dứt điểm những đơn thư chưa giải quyết và những đơn thư đã giải quyết nhưng chưa phù hợp với pháp luật và tình hình thực tế. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là về thẩm quyền và thời hạn giải quyết. Khắc phục có hiệu quả tình trạng cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết nhưng đã không giải quyết, dẫn tới khiếu nại vượt cấp. Những cơ quan, địa phương có nhiều đơn, thư tồn đọng hoặc có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo cần được xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Những đơn thư đã được các cơ quan hành chính hoặc tòa án giải quyết đúng pháp luật và đã vận dụng pháp luật phù hợp với thực tế mà người khiếu nại vẫn không đồng ý thì tổ chức đối thoại để thuyết phục người khiếu nại chấp hành. Trường hợp người khiếu nại vẫn cố tình không chấp hành và có hành động kích động, gây rối thì cần áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. - Hạn chế phát sinh đơn thư mới phải được đặt thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý đất đai. Nhiệm vụ này có liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức thi hành và chấp hành pháp luật đất đai. Chính quyền huyện nên tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý và sử dụng đất đai, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm; tập trung kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh vào các công việc sau: 75 +Việc thực hiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án; + Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; +Việc sử dụng đất của các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; +Việc thi hành chế độ công vụ của cán bộ, công chức, nhất là những người có thẩm quyền và trách nhiệm trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai. - Sự lãnh đạo của Đảng luôn là nhân tố bảo đảm thắng lợi trong mọi lĩnh vực công tác. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đang là khâu yếu, bức xúc, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt và có hiệu quả của các cấp uỷ đảng. Mặt khác, đề nghị Hội đồng nhân dân tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh. - Các cơ quan như Thanh tra huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường cần tập trung thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại các địa phương nhằm phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm. 76 - Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho công dân để họ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật; hạn chế khiếu kiện không đúng cơ quan thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đông người, vượt cấp trái với quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. - Không ngừng tăng cường công tác tiếp dân cả về thời gian và địa điểm, đặc biệt chú ý đến hiệu quả của công tác này. Cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ tiếp dân về kiến thức pháp luật, xã hội, tinh thần nhiệt tình và tính trách nhiệm. 77 3.1.4. Bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất Giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là quá trình đa dạng và phức tạp. Nó thể hiện khác nhau đối với mỗi một dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội. - Khi bồi thường GPMB đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp chính quyền huyện cần xem xét và phân hạng cụ thể tại thời điểm thu hồi, không nên dựa vào hạng đất khi họ được giao vì thực tế trong quá trình sử dụng đất chủ hộ đã đầu tư thâm canh, nâng cao giá trị sử dụng của đất so với trước khi được giao đất. - Việc bồi thường thiệt hại về đất ở bằng cách giao đất ở khu TĐC nên xem xét theo quy hoạch và định mức đất ở có như vậy mới đảm bảo về quy hoạch - kiến trúc, đồng thời khi lập dự án cũng như xác định nhu cầu đất tái định cư được dễ dàng hơn. - Việc bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi chính quyền huyện cần tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thường xuyên xác định lại đơn giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với giá thị trường. - Về chính sách ổn đinh cuộc sống: Không chỉ dừng lại ở việc bố trí nơi ở mới, mà chính quyền huyện cần lưu ý các giải pháp khôi phục cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần được quan tâm. Đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có một cuộc sống tốt hơn hoặc bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đem lại. Vì vậy cần có những chính sách, hỗ trợ cuộc sống cho họ như: - Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cộng đồng dân cư. 78 - Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề: Người dân có thể được hỗ trợ bằng tiền hoặc bằng đào tạo trong các trường, trung tâm dạy nghề để được làm việc trong các dự án sử dụng đất của người bị thu hồi đất. - Cần có chính sách xem xét để giải quyết cho những người bị ảnh hưởng của dự án như: Đường giao thông, cốt nền, tình trạng ngập úng do các công trình và các vấn đề ô nhiễm môi trường. Ngoài các biện pháp trên, sự quan tâm thống nhất chỉ đạo sát sao của chính quyền huyện, các ngành đoàn thể của các xã, thị trấn trong công tác bồi thường GPMB là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc tổ chức triển khai thực hiện của cấp xã, phường, thị trấn và thôn bản. Đây là lực lượng gần gũi bám sát nhất đối với các đối tượng được bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Kiên trì giáo dục, thuyết phục nhân dân và vận động sự quan tâm hỗ trợ chính đáng của doanh nghiệp với các hộ dân trong công tác bồi thường GPMB là cần thiết, đặc biệt là việc quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động. Đối với những đối tượng đã bồi thường thoả đáng, đúng chính sách và thuyết phục nhiều lần mà không được thì cũng phải có biện pháp xử lý kiên quyết theo pháp luật. - Công tác bồi thường GPMB là một việc khó khăn, vì vậy khi trực tiếp, tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật cần phải được cân nhắc kỹ càng, chính xác, thống nhất, điều gì đã hứa với nhân dân thì phải thực hiện cho bằng được, để tạo niềm tin sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Muốn thực hiện được việc này thuận lợi thì khâu chuẩn bị phải luôn được cụ thể, chu đáo và công phu. 3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Lệ Thủy 3.2.1. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai 79 Cải cách thủ hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn là một yêu cầu có tính khách quan, bởi vì chất lượng quản lý nhà nước về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hành chính. Mặc dù, trong những năm qua, chính quyền huyện có quan tâm thực hiện và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực chưa thực sự đáp ứng nhua cầu của nhân dân. Để khắc phục yếu kém trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trước hết chính quyền huyện cần thực hiện một số giải pháp như: - Rà soát các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền cấp trên ban hành, đề xuất loại bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định chồng chéo, bất hợp lý, không phù hợp thực tế, gây phiền hà cho người dân. Đồng thời, chính quyền huyện phải cải cách phương thức xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, nâng cao chất lượng của văn bản pháp quy theo hướng nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ xử lý khi có tranh chấp khiếu kiện, sát với thực tế và bảo đảm tính khả thi. Tất cả kết quả rà soát văn bản phải được đăng tải trên website huyện. - Kiện toàn bộ máy hoạt động của Trung tâm giao dịch Một cửa liên thông huyện, bổ sung thêm các cơ quan liên quan như: Kho bạc nhà nước; Chi cục Thuế để giảm bớt việc đi lại của người dân trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Thực tế tại Trung tâm giao dịch Một cửa liên thông huyện chưa có các cơ quan này. - Tiếp tục hoàn thiện phần mềm “Một cửa liên thông xã , huyện trong lĩnh vực đất đai” đã đươc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, cần đặc quan tâm đến việc xây dựng hồ sơ đất đai ban đầu nhân dân ở cấp xã như: Quy định trong thời gian phải hoàn thiện hồ sơ, thời gian chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất , đây là một vấn đề mà hiện nay chính quyền huyện vẫn chưa giải quyết được. 80 - Tất cả các dịch vụ công liên quan đến đất đai đều tập trung về đầu mối tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Các bộ phận liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân thông qua quy trình quy định rõ thời gian thực hiện. Người dân có thể biết được quy trình, quá trình giải quyết hồ sơ của mình thông qua việc tra cứu hồ sơ tại Trung tâm giao dịch Một cửa liên thông huyện. - Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (xác lập đầy đủ thông tin trên từng thửa đất như: Giá đất, diện tích, hình thể, vị trí, mục đích sử dụng, cấp công trình xây dựng,nguồn gốc sử dụng), mã hóa số liệu, thay thế quản lý thủ công bằng hệ thống tin học có độ chính xác cao, cũng như thuận lợi trong tra cứu trên mạng internet nhằm cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản. - Ngoài ra, để thực hiện tốt việc giải quyết các dịch vụ công về đất đai, chính quyền huyện cần đầu tư trang bị đủ máy móc thiết bị chuyên ngành cho phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, đẩm bảo lưu trữ và cung cấp thông tin cho chính quyền huyện hoạch định các chính sách, cung cấp cho doanh nghiệp và người dân khi cần. Xây dựng quy trình đăng ký đất đai qua mạng internet, giảm bớt các loại giấy tờ không cần thiết. 3.2.2.Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai Hệ thống pháp luật đất đai phức tạp, trong quá trình triển khai thực hiện có nhiều văn bản hướng dẫn, trong khi đó nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Vì vậy, để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai, chính quyền huyện cần có những giải pháp như: - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền đối với công tác giáo dục pháp luật đất đai. Hàng năm UBND huyện cần chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cho các xã, thị trấn theo chương 81 trình, kế hoạch của cấp trên và phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương. Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những người có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục pháp luật đất đai. - Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bởi vì, đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại rất cao trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. - Thiết lập các tờ rơi có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn, trình tự, thủ tục hồ sơ từng loại như: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Thế chấp, cho thuê lại, chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế,tất cả các loại quy trình này phải được niêm yết công khai tại các cơ quan chuyên môn huyện, xã, thị trấn và các tụ điểm dân cư công cộng, đồng thời đưa trên trang Website của huyện đầy đủ. - Chính quyền huyện cần dành một khoản kinh phí thích đáng trong hoạt động thường xuyên của mình để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai. 3.2.3. Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai - Kiện toàn các cơ quan chuyên môn của bộ máy quản lý đất đai như phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Từng cơ quan rà soát chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn của Trung ương và Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ và nhiệm vụ được UBND huyện giao theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tăng cường trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm. Tập trung công việc về đầu mối, xây dựng quy chế phối hợp giải quyết công việc giữa các phòng, ban trong huyện. 82 Đối với vấn đề nào có liên quan đến nhiều cơ quan, thì tập trung vào một đầu mối thông qua Quy chế liên thông giữa các phòng, ban và chính quyền phường, xã. Các vấn đề này phải được công bố trên website huyện Lệ Thủy để nhân dân biết liên hệ. - Xây dựng kế hoạch trực báo hàng tháng giữa cán bộ địa chính cấp xã và phòng Tài nguyên và Môi trường để trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc ở cấp xã trong công tác quản lý đất đai. - Một trong những biện pháp thiết thực và mang lại hiệu quả cao là chính quyền huyện cần tập trung củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã. Chính quyền xã, thị trấn là người đại diện cho Nhà nước tại địa phương và thường trực, trực tiếp thực hiện việc giám sát theo dõi mọi hoạt động sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hàng ngày. Các mối quan hệ về đất đai chủ yếu phát sinh từ cơ sở, gắn liền với lịch sử phát triển của địa phương. Người tham mưu trực tiếp về lĩnh vực này là cán bộ địa chính cấp xã. Để thực hiện tốt vấn đề này, chính quyền huyện cần tập trung một số giải pháp như: + Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bổi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp xã, khi có thay đổi về chính sách đất đai phải tổ chức tập huấn để kịp thời nắm bắt. + Chuẩn hóa đội ngủ cán bộ địa chính xã, trong đó chú trọng cả phẩm chất đạo đức chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trẻ hóa đội ngủ cán bộ đảm bảo sự năng động trong áp dụng công nghệ thông tin, sử dụng các máy móc, phần mềm chuyên ngành. Mặt khác, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ có thái độ nhũng nhiễu, vi phạm các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp. + Cần có chính sách khuyến khích cán bộ nào hoàn thành tốt nhiệm vụ thì ưu tiên không luân chuyển đi nơi khác như theo quy định hiện hành. Vì 83 thực tế việc luân chuyển cán bộ địa chính làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý đất đai của chính quyền cấp xã. 84 Tiểu kết chương 3 Tiềm năng đất đai của huyện Lệ Thủy vẫn là nguồn lực lớn phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện còn một số vấn đề cần giải quyết. Do đó, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp gồm: Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai và nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Lệ Thủy. Trong đó, chú trọng các giải pháp như: Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất; Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất; Bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất; Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai; Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai... Đây là các giải pháp tổng thể, cần phải được triển khai đồng bộ, đòi hỏi sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý đất đai, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội tại huyện Lệ Thủy. 85 KẾT LUẬN Đất nước đang trên đà phát triển đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý nhà nước về mọi mặt đời sống xã hội, trong đó quản lý nhà nước về đất đai là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng. Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo việc sử dụng đất một cách khoa học, tiết kiệm; đảm bảo tính công bằng trong quản lý và sử dụng đất và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Nguồn tài nguyên đất đai có hạn. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch, đảo bảo hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Chính sách, pháp luật đất đai đảm bảo đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, chính quyền thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn được quy định bởi pháp luật. Với phạm vi đề tài, chính quyền cấp huyện thực hiện việc quản lý nhà nước trên địa bàn gồm 10 nội dung chủ yếu gồm: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; Quản lý việc bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất; Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân; Thống kê, kiểm kê đất đai; Quản lý tài chính về đất đai và giá đất; Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quàn lý hoạt động dịch vụ về đất 86 đai; Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy đạt được một số thành quả nhất định trên các mặt như: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; Công tác bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất; Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân; Công tác thống kê, kiểm kê đất đai; Kết quả quản lý tài chính về đất đai và giá đất; Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai; Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn như: việc lập quy hoạch sử dụng đất chưa bám sát được nhu cầu thực tế xã hội dẫn đến hiệu quả sử dụng đất thấp; hồ sơ địa chính thiếu đồng bộ, công nghệ quản lý lạc hậu; việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai còn chưa đáp ứng hết nhu cầu của nhân dân, vấn đề giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai còn chưa dứt điểm...... Đây là những vấn đề cần giải quyết để công tác QLNN về đất đai ở Lệ Thủy đi vào nền nếp, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp gồm: Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai và nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Lệ Thủy. Trong đó, chú trọng các 87 giải pháp như: Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất; Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất; Bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất; Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai; Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai... Đây là các giải pháp tổng thể, cần phải được triển khai đồng bộ, đòi hỏi sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý đất đai, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội tại huyện Lệ Thủy. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Quốc hội (2013), Luật số: 45/2013/QH13 Luật Đất đai. 3. Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng chính phủ. 4. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều thi hành luật đất đai. 5. Chính phủ (2014), Nghị định 44/2014/NĐ-CP Quy định về giá đất. 6. Chính phủ (2014), Nghị định 45/2014/NĐ-Cp Quy định về thu tiền sử dụng đất. 7. Chính phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-Cp Quy định về bồi thường, hổ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 8. Chính phủ (2014), Nghị định 102/2014/NĐ-Cp Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. 9. Quyết định số 396/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy đến năm 2020. 10. Chỉ thị số 03/CT-BTNMT ngày 01/12/2010 của Bộ tài nguyên môi trường. 11. Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2014- 2016 12. Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2020. 13. Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 16/01/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. 14. Nguyễn Khắc Thái Sơn(2007), “Quản lý nhà nước về đất đai”, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 15. Thạc sỹ Đinh Văn Thóa, Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Huế. 16. Nguyễn Ngự Tuyên (2015), “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Năng”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công. Học viện Hành chính Quốc gia 17. Hồng Ngọc Hà (2015), “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công. Học viện Hành chính Quốc gia 18. Phùng Văn Nghệ(2009), “Công tác quản lý đất đai- những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính. 19. Nguyễn Văn Quý(2013), “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai”, Tạp chí Cộng sản. 20. Trần Đại Nghĩa (2013), “Thực trạng sử dụng đất của các dự án trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai. Đại học Nông lâm Huế. 21. Nguyễn Đình Bồng, Công tác quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quản lý nhà nước về đất đai, bài tham luận tại Hội thảo “ Nâng cao vai trò quản trị trong quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức tháng 2/2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_tren_dia_ban_huyen_le_t.pdf
Luận văn liên quan