Luận văn So sánh cấu trúc và ngữ nghĩa trạng ngữ trong tiếng việt và tiếng hán hiện đại

Tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, hai hệ thống ngôn ngữ này có thể nói, có quá nhiều điểm tương đồng. Sự tương đồng tất nhiên không chỉ có nguyên nhân lịch sử, tức Việt Nam trong lịch sử từng có tới hơn nghìn năm bị nhà nước phong kiến phương bắc (chỉ Trung Quốc) đô hộ, cũng không chỉ do Việt Nam thuộc thế giới Hán hoá, thế giới đồng văn, mà quan trọng hơn nhiều đó chính là những đặc trưng chính, đặc trưng chung nhất của tất cả mọi hệ thống ngôn ngữ trên toàn trái đất. Nói như vậy cũng hoàn toàn không có nghĩa là, cả hai hoàn toàn giống nhau, giống nhau đến mức không chút khu biệt, bởi nếu đến mức độ như thế thì cả hai đối tượng sẽ không còn giá trị phân biệt, không còn là chính nó, và điều này cũng đồng nghĩa những chương viết của chúng tôi trên đây hoàn toàn vô bổ. Có thể nói, chính nét khu biệt giữa hai đối tượng đã biến cả đặc trưng tương đồng lẫn nét khu biệt thuộc hai đối tượng ấy trở thành những cái đáng được đem ra so sánh, và ở một góc độ nhất định, những điều mà bản thân chúng tôi thông qua quá trình nghiên cứu, viết ra và sở dĩ nó có cơ sở để tồn tại thực cũng không nằm ngoài lý do nói trên

pdf103 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 6410 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh cấu trúc và ngữ nghĩa trạng ngữ trong tiếng việt và tiếng hán hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong tiếng Hán được hiểu là thành phần đứng sau động từ vị ngữ hoặc tính từ vị ngữ, có tác dụng bổ sung, nói rõ thêm cho vị ngữ. 67 gian” và “Thấy rồi!”; “Tôi ăn cơm 我吃饭” và “Tôi no rồi 我饱了”; “Tôi cứu hắn ta 我救他” và “Hắn sống rồi 他活了”; “Tôi đập chén 我打碗子” và “Chén vỡ/bể rồi 碗子碎了”;... để biểu đạt. Nhưng người Trung Quốc trong thói quen biểu đạt ngôn ngữ lại thích gộp hai câu nói trên vào làm một, điều này tất yếu dẫn đến nhu cầu cần bổ sung, bổ sung trên cơ sở cái chính đã có. Còn thành phần tu sức là thành phần vốn thuộc cái chính, cái chủ yếu, sự góp mặt của nó khiến cho cái chính được hiểu đúng hơn, chính xác hơn. Ở ví dụ b, các trạng ngữ “一片一片地”, “都” và các bổ ngữ “下来”, “上” cũng đều được phân tích và hiểu theo logic nêu trên. Ở đây cần thanh minh rằng, chúng tôi hoàn toàn không có ý cho rằng, dùng thuật ngữ này thì đúng, dùng thuật ngữ kia là sai, dùng thuật ngữ này tốt, thuật ngữ kia không tốt, sử dụng thuật ngữ nào được quy định bởi chính đặc điểm, đặc trưng của ngôn ngữ ấy, đồng thời còn chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ quan niệm của các nhà ngữ pháp học thuộc mỗi hệ thống ngôn ngữ. Trên đây đã nói, trong tổ chức cú pháp của câu tiếng Hán, thành phần tu sức (chỉ định ngữ và trạng ngữ) luôn đứng trước trung tâm ngữ, thành phần bổ sung luôn luôn đứng sau trung tâm ngữ. Chính đặc trưng này đã dẫn đến sự khác biệt cơ bản của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán ở góc độ vị trí, tức trong khi trạng ngữ trong tiếng Việt có thể linh hoạt ở cả ba vị trí đầu câu, giữa câu và cuối câu, thì trong tiếng Hán hiện đại, sự linh hoạt này đã bị thu hẹp, từ ba chỉ còn hai, và nếu vị trí cuối câu vẫn xuất hiện, lập tức nó sẽ bị quy về phạm vi của bổ ngữ. Ví dụ: Ở rất nhiều nông trại lớn (TrN), người làm công ở trong những ngôi nhà do chính các chủ nông trại cung cấp (TrN). Câu này trong tiếng Hán có thể viết thành: 在许多大农场里(TrN),农业工人居住在农场主提供的农舍里(BN)。 68 Hai câu trên đây về nội dung cũng như hình thức hoàn toàn không khác nhau, nhưng ở câu tiếng Việt, xét theo quy chuẩn của hệ thống cú pháp tiếng Việt, có tới hai trạng ngữ ở đầu và cuối câu, trong khi câu tiếng Hán, theo quan niệm của ngữ pháp tiếng Hán lại chỉ có một trạng ngữ ở đầu câu, trạng ngữ còn lại ở cuối câu ( theo cách xử lý của ngữ pháp tiếng Việt ) bị quy thành bổ ngữ. Cách xử lý của tiếng Việt ở đây giống cách làm của các nhà ngữ pháp học Anh ngữ. Ví dụ: On many large farms (TrN), farm workers live in tied cottages (TrN). Câu này theo quan điểm của các nhà ngữ pháp học Anh ngữ, cũng bao gồm hai trạng ngữ là ở đầu và ở cuối câu. Ngoài điểm khác biệt căn bản nêu trên, trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại cũng có không ít điểm tương đồng. Thứ nhất, trong thế so sánh với các thành phần khác thuộc cấu trúc câu, như chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, tân ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ luôn là thành phần linh hoạt nhất, có khả năng cải biến vị trí trong phạm vi cho phép, các thành phần khác hầu như đều không có cách sử dụng này. Ví dụ: Chiều nay mẹ sẽ về. (chiều nay, trạng ngữ đứng ở vị trí đầu câu). Mẹ sẽ về chiều nay. (chiều nay, trạng ngữ đứng vị trí cuối câu). Mẹ chiều nay sẽ về. (chiều nay, trạng ngữ đứng chen giữa chủ ngữ và vị ngữ). 明天早上六点整我们就走。(明天早上六点整, trạng ngữ đứng ở vị trí đầu câu). 我们明天早上六点整就走。(明天早上六点整, trạng ngữ đứng ở vị trí giữa chủ ngữ và vị ngữ). Thứ hai, bất kể trong tiếng Việt hay tiếng Hán, loại trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn luôn tỏ ra là loại có khả năng cải biến vị trí linh hoạt nhất. Những loại khác tất nhiên vẫn có thể cải biến vị trí, nhưng trong thế so sánh 69 có phần yếu hơn.Ví dụ: Trên một nửa vòm trời (TrN) sao đã lặn hết. Sao đã lặn hết trên một nửa vòm trời (TrN). Sao trên một nửa vòm trời (TrN) đã lặn hết. 在操场上(TrN),我们踢足球。Trên sân vận động, chúng tôi đá bóng. 我们在操场上(TrN)踢足球。Chúng tôi đá bóng ở sân vận động. Lễ phép, mẹ con chị Dậu cùng cúi chào. ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn ) Mẹ con chị Dậu lễ phép cùng cúi chào. Không thể nói: Mẹ con chị Dậu cùng cúi chào Lễ phép. 见到你,我非常高兴。Gặp anh, tôi rất vui. (非常, trạng ngữ chỉ có thể đứng sau chủ ngữ. Cũng bởi phạm vi sử dụng của trạng ngữ trong câu tiếng Hán rộng hơn trong câu tiếng Việt, cụ thể trong câu tiếng Hán, ngay cả phó từ (còn gọi phụ từ hoặc từ kèm) đứng trước vị ngữ cũng được coi là trạng ngữ, thế nên, trong câu tiếng Hán, rất nhiều trạng ngữ chỉ có một vị trí duy nhất, còn trong tiếng Việt, hầu như mọi loại trạng ngữ đều có ít nhất hai vị trí. Một số câu trong quá trình chuyển đổi vị trí nếu giữ nguyên từ ngữ sẽ tỏ ra khiên cưỡng, nhưng chỉ cần thêm bớt đôi chút, câu sẽ thuận ngay. Đây cũng điểm khác biệt thứ hai giữa trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán. Một điểm khác biệt giữa trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại đáng chú ý nữa là, trạng ngữ càng dài thì vị trí của nó trong câu tiếng Việt càng có thể là vị trí cuối câu, còn trong câu tiếng Hán hiện đại thì càng có khả năng đứng ở vị trí đầu câu. Ví dụ: Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình yêu của một con chó đối với người nuôi (TrN). (Nam Cao) Hắn thừ mặt ra, như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương (TrN). (Nam Cao) 70 当他的小女儿来到我家跟我说起他父亲当时身体状况的时候 (TrN),我实在感到很惊讶。Khi đứa con gái út của ông đến nhà tôi nói cho tôi biết về tình trạng sức khoẻ của cha nó, tôi thật sự cảm thấy hết sức kinh ngạc. 关于本公司这下半年实行的计划(TrN),我们改天再谈吧!Liên quan đến kế hoạch công tác sáu tháng cuối năm của công ty chúng ta, chúng ta hãy bàn vào lần khác nhé! Dưới đây là đoạn trích bảng thống kê so sánh vị trí của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại thông qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và Bối ảnh của Chu Tự Thanh. Tiếng Việt Tiếng Hán Vị trí Tỉ lệ % Số câu Vị trí Tỉ lệ % Số câu Trước câu 4.05 % Trước chủ ngữ 15.4 % Giữa chủ ngữ và vị ngữ 1.68 % Giữa chủ ngữ và vị ngữ 78.8 % Cuối câu 1.68 % 296 (100%) Cuối câu 0 % 52 (100%) Nhận xét: Bảng trích số câu thống kê trên đây cho thấy tỷ lệ phần trăm về vị trí xuất hiện của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại. Thông qua những con số được liệt kê trong bảng, có thể thấy rõ rằng, vị trí đứng đầu câu của trạng ngữ trong tiếng Việt có tần số xuất hiện cao nhất, chiếm khoảng 4.05% trên tổng số câu trích 296 câu, hai vị trí còn lại (đứng cuối câu và chen 71 giữa chủ ngữ và vị ngữ) đều chiếm khoảng 1.68%. Còn vị trí của trạng ngữ trong câu tiếng Hán hiện đại, thì vị trí chen giữa chủ ngữ và vị ngữ chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 78.8% trên tổng số câu trích 52 câu ; vị trí trước chủ ngữ chỉ chiếm 15.4%, còn vị trí cuối câu thì không có một trường hợp nào. Như vậy, có thể khẳng định, vị trí đầu câu là vị trí chủ yếu của trạng ngữ trong tiếng Việt, còn trong tiếng Hán hiện đại, vị trí chủ yếu của nó là chen giữa chủ ngữ và vị ngữ. II. NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÂN LOẠI ( bao hàm vấn đề phạm vi của trạng ngữ ) Như trên đã nói, so với trạng ngữ trong câu tiếng Việt, trạng ngữ trong câu tiếng Hán hiện đại có phạm vi sử dụng rộng hơn nhiều, ngoài những hình thức mà ở cả hai hệ thống ngôn ngữ có sự tương đồng nhất định, trạng ngữ trong câu tiếng Hán còn bao quát luôn cả thế giới phó từ và các từ, cụm từ đứng trước trung tâm ngữ mang chức năng miêu tả, tu sức cho trung tâm ngữ, điều này cũng là nguyên nhân giải thích tại sao lượng câu mang trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại có thể đạt đến con số cao chót vót 94,2%. Hãy xét một số ví dụ dưới đây: a) 他明天肯定会来。Ngày mai hắn nhất định sẽ tới. b) 北大离清华不远。Đại học Bắc Kinh cách Đại học Thanh Hoa không xa. Với hai ví dụ trên, nếu xét theo quy chuẩn của ngữ pháp tiếng Việt, chúng ta chỉ có hai trạng ngữ, một chỉ thời gian “明天 ngày mai” và một chỉ nơi chốn “离清华 cách Thanh Hoa”. Thế nhưng, nếu xét theo quy chuẩn của ngữ pháp tiếng Hán hiện đại, thì ngoài hai trạng ngữ nêu trên, chúng ta còn có thêm ba trạng ngữ nữa là “肯定 nhất định”, “会 sẽ” và “不 không”. Từ 02 đơn vị trạng ngữ tăng đến 05 đơn vi, như vậy có thể thấy rõ phạm vi sử dụng của 72 trạng ngữ trong câu tiếng Hán hiện đại rộng hơn trong câu tiếng Việt đến mức độ nào. Do phạm vi sử dụng khác nhau, tất yếu dẫn đến kết quả ở góc độ phân loại, ngoài một số chủng loại trạng ngữ tương đồng, có rất nhiều loại trạng ngữ trong tiếng Hán hoàn toàn không có trong câu tiếng Việt, hoặc có nhưng cũng không được coi là trạng ngữ. Ví dụ: 我给你买了两本汉英词典。Tôi đã mua cho anh hai cuốn từ điển Hán Anh. (给你, trạng ngữ chỉ đối tượng). 他也许走不动了。Anh ấy có lẽ không đi nổi nữa rồi. (也许, trạng ngữ chỉ sự ước đoán). 我就跟你走。Tôi sẽ đi cùng anh. (跟你, trạng ngữ mang nét nghĩa hiệp đồng để cùng hoàn thành động tác). 你别去他家。Cô đừng đến nhà hắn. (别, trạng ngữ mang nghĩa phủ định). 这事有点儿怪!Việc này có chút quái dị! (有点儿, trạng ngữ chỉ trình độ). 今天就我来上班。Hôm nay chỉ mình tôi tới làm việc. (就, trạng ngữ chỉ phạm vi). 你重说一遍,行吗?Anh nói lại một lần nữa được không? (重, trạng ngữ mang nghĩa trùng lặp). Những kiểu trạng ngữ trên đây trong câu tiếng Việt hoặc không có, hoặc có nhưng không được coi là trạng ngữ là điều không cần bàn thêm, nhưng ngay cả những kiểu trạng ngữ vốn được coi là tương đồng như trạng ngữ chỉ thời gian, thực tế vẫn có không ít nét khu biệt, và nét khu biệt này vẫn có nguyên nhân từ phạm vi sử dụng của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán. Ví dụ: 73 他已经走了。Hắn đã đi rồi. (已经, trạng ngữ chỉ thời gian do phó từ đảm nhiệm). 你们先吃吧!Các bạn cứ ăn trước đi! (先, trạng ngữ chỉ thời gian). 我本来是个守信用的人。Tôi vốn là một người luôn giữ chữ tín. (本来, trạng ngữ chỉ thời gian do phó từ đảm nhiệm). Trạng ngữ trong câu tiếng Việt tuy có phạm vi hẹp hơn trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại, nhưng vẫn có không ít tiểu loại trong tiếng Hán không có, hoặc có nhưng không được coi là trạng ngữ. Ví dụ: Còn tôi, chỉ vì hai đồng bạc (TrN) mà phải tuyệt giao với một người yêu. (Nguyễn Công Hoan). (chỉ vì hai đồng bạc, trạng ngữ chỉ nguyên nhân). Nếu bây giờ anh ở lại (TrN) thì việc ngày mai sẽ không đến nỗi tệ. (nếu bây giờ anh ở lại, trạng ngữ chỉ điều kiện). Chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, cho dù hiểm nguy đến mấy chăng nữa (TrN). (cho dù hiểm nguy đến mấy chăng nữa, trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ). Như một luồng gió lốc (TrN), bốn chiếc “mích” đã nối đuôi nhau ào tới. (Nguyễn Đình Thi) (Như một luồng gió lốc, trạng ngữ so sánh). Bốn ví dụ trên đây, nếu chuyển tải sang tiếng Hán hiện đại, có thể được viết thứ tự như sau: 至于我,就因为两块钱而必须跟情人断绝关系。 如果你现在肯留下,明天的事儿还会有挽救的地步。 哪怕再大的危险,我们也会出色地完成任务。 就像一阵狂风,四架飞机接连而来。 Có thể thấy rõ, nếu xét theo quy chuẩn của ngữ pháp tiếng Hán hiện đại, bốn trạng ngữ từ câu tiếng Việt sang câu tiếng Hán đã không còn được coi là trạng ngữ, tất nhiên chúng vẫn mang ý nghĩa ban đầu, tức chỉ nguyên nhân, 74 điều kiện, nhượng bộ và so sánh. Ngoài những điểm khác biệt cơ bản như trên, giữa trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại cũng có không ít điểm tương đồng. Có thể kể đến một số điểm sau đây: Thứ nhất, về cách phân loại theo đặc điểm cấu tạo trong tiếng Việt, tức căn cứ vào trạng ngữ có giới từ đứng trước đánh dấu và không có giới từ đứng trước đánh dấu để phân chia trạng ngữ thành hai loại, trạng ngữ được đánh dấu và trạng ngữ không được đánh dấu. Trong tiếng Hán hiện đại, trên thực tế chúng ta vẫn có thể sử dụng cách phân loại này. Ví dụ: Trạng ngữ được đánh dấu: Ở ngoài ngõ (TrN), mẹ con chị Chuột kêu khóc, vừa van lạy. ( Nam Cao ) Hộ đã cúi xuống và đã đưa một bàn tay cầm lấy cái bàn tay mềm yếu của Từ, giữa lúc Từ đau đớn không bờ bến (TrN). ( Nam Cao) 在业务上(TrN),我教你;在思想上(TrN),你多帮助我。Ở lĩnh vực nghiệp vụ (TrN), tôi dạy anh; trong lĩnh vực tư tưởng (TrN), anh giúp đỡ tôi rất nhiều. 当暴风雨快到来的时候(TrN),龙梅的爸爸就骑马去找孩子和羊群。 Trong lúc mưa bão sắp ập đến (TrN), bố Long Mai cưỡi ngựa đi tìm lũ trẻ và bầy dê. Trạng ngữ không được đánh dấu: Buổi chiều hôm ấy (TrN), anh miệt mài làm việc. Mùa nước lớn mùa này (TrN), cái giống sen Nhật trôi lang thang mặt nước vẩn vơ như chim vỡ tổ. 平时(TrN),雷锋从来也不乱(TrN)花一分钱。Bình thường(TrN), Lôi Phong trước nay chưa bao giờ (TrN) tiêu hoang phí ngay đến một đồng một hào. 75 二十多年来(TrN),他总(TrN)踏踏实实地(TrN)工作着。Hơn hai mươi năm nay (TrN), ông luôn vững tin nhiệt tình công tác vì cách mạng. Thứ hai, giữa tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại vẫn có không ít tiểu loại trạng ngữ có tên gọi giống nhau, như trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn, trạng ngữ chỉ tình huống, phương thức, mục đích,...Tất nhiên những tiểu loại này vẫn có một số có nội hàm và ngoại diên không tương xứng nhau, điều này đã được đề cập ở trên. Ngoài ra, trạng ngữ miêu tả trong tiếng Hán hiện đại cũng là một điểm đáng bàn. Loại trạng ngữ này được chia thành hai loại, một chuyên miêu tả phương thức tiến hành của động tác và một chuyên miêu tả hoạt động tâm sinh lý của người thực hiện động tác. Ví dụ: 请你亲自给他做这个手术。Nhờ anh đích thân làm phẩu thuật cho anh ấy. ( 亲自, trạng ngữ biểu thị phương thức tiến hành của động tác “做”). 她激动地跟我讲她昨晚亲身经历过的事情。Cô xúc động kể cho tôi nghe câu chuyện mà chính cô đã trải nghiệm qua vào tối đêm qua. (激动地, trạng ngữ miêu tả trạng thái của người thực hiện động tác “讲 kể”). Trong tiếng Việt, tuy không thấy kiểu trạng ngữ mô tả phương thức tiến hành của động tác①, nhưng lại thường thấy kiểu mô tả trạng thái của người thực hiện động tác. Ví dụ: Thèn lẹn, chị nâng dải yếm lên chùi nước mắt. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) (Thèn lẹn, trạng ngữ miêu tả trạng thái tâm lý của chị Dậu khi thực hiện hành vi “nâng” và “chùi”). Rón rén, chị Dậu đứng nép vào cửa và ngập ngừng...(Ngô Tất Tố, Tắt ① Trong tiếng Việt có loại trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện, theo chúng tôi, nó có phạm vi sử dụng riêng, không giống trạng ngữ miêu tả phương thức tiến hành của động tác trong tiếng Hán hiện đại. So sánh với trạng ngữ trạng ngữ chỉ cách thức trong tiếng Hán hiện đại, trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện trong tiếng Việt cũng không hoàn toàn tương đồng. 76 đèn) (Rón rén, trạng ngữ miêu tả trạng thái tâm lý của chị Dậu khi thực hiện động tác). Lễ phép, mẹ con chị Dậu cùng cúi chào. ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn ) (lễ phép, trạng ngữ biểu thị trạng thái tâm lý của chị Dậu và con chị đồng thời với động tác “cúi chào”). Anh Tịch nhìn vợ, ái ngại. ( Nguyễn Thi ) (ái ngại, trạng ngữ biểu thị trạng thái tâm lý của người thực hiện động tác “nhìn”). Ở đây, trong câu tiếng Việt, các từ “thèn lẹn”, “rón rén”, “lễ phép”, “ái ngại” chỉ được một số học giả coi là trạng ngữ, một số người khác lại coi chúng là vị ngữ thứ yếu①. Nhưng cũng cần chú ý, cấu trúc biểu đạt của loại trạng ngữ này trong tiếng Hán cũng không hoàn toàn giống trong tiếng Việt. Ví dụ: 高兴地,他飞快地跑来跟我说Vui sướng, nó chạy như bay đến nói với tôi. Như vậy, có thể thấy rõ, dù giống nhau thì cả hai vẫn có những nét khu biệt nhất định. Dưới đây là bảng đối chiếu so sánh các loại trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại. TrN trong tiếng Việt TrN trong tiếng Hán hiện đại Phân loại theo đặc điểm cấu tạo: Trạng ngữ đánh dấu và trạng ngữ không đánh dấu. Phân loại trên cơ sở ngữ nghĩa: Tương đồng: Xét trên cơ sở cấu tạo của trạng ngữ, cũng có thể tiến hành phân theo cách này. Phân loại trên cơ sở ngữ nghĩa: Tương đồng: ① Hoàng Tuệ, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Minh Hiệp đều cho những từ nêu trên là vị ngữ thứ yếu, ở đây chúng tôi theo quan điểm của GS. Nguyễn Kim Thản. 77 Trạng ngữ chỉ thời gian Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn Trạng ngữ chỉ tình huống Trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện. Trạng ngữ chỉ mục đích Trạng ngữ miêu tả trạng thái tâm lý của người thực hiện động tác Dị biệt: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân Trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ Trạng ngữ chỉ so sánh Trạng ngữ chỉ điều kiện/giả thiết Trạng ngữ chỉ thời gian Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn Trạng ngữ chỉ tình huống Trạng ngữ chỉ cách thức Trạng ngữ chỉ mục đích Trạng ngữ miêu tả trạng thái tâm lý của người thực hiện động tác Dị biệt: Trạng ngữ biểu thị ngữ khí Trạng ngữ biểu thị dự đoán Trạng ngữ chỉ ý căn cứ Trạng ngữ chỉ ý thiết cập Trạng ngữ chỉ ý hiệp đồng Trạng ngữ chỉ đối tượng Trạng ngữ chỉ phạm vi Trạng ngữ chỉ trình độ. Trạng ngữ chỉ phủ định. Trạng ngữ biểu thị sự trùng lặp Trạng ngữ miêu tả động tác III. NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC Nhìn từ góc độ cấu trúc, trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại có một số điểm tương đồng và dị biệt sau đây: Điểm tương đồng cơ bản, đồng thời cũng là điểm dễ thấy nhất đó là, đại đa số trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán đều được cấu tạo trên cơ sở từ ( bao gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ ) và cụm từ ( bao gồm cụm danh từ, 78 cụm động từ, cụm tính từ, cụm giới từ ). Ví dụ: Hôm nay cháu hãy đóng trước một suất. (Ngô Tất Tố) ( Hôm nay, trạng ngữ là một danh từ ). 今天我们班的同学都来上课。Hôm nay lớp chúng tôi đều đi học. ( 今 天, danh từ làm trạng ngữ ). Rón rén, chị Dậu đứng nép vào cửa và ngập ngừng...(Ngô Tất Tố, Tắt đèn) ( Rón rén, động từ làm trạng ngữ ). 他很吃惊地跟我提起那件事。Hắn kinh hãi nói với tôi về chuyện đó. ( 吃惊, động từ làm trạng ngữ ). Lễ phép, mẹ con chị Dậu cùng cúi chào. ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn ) ( lễ phép, tính từ làm trạng ngữ ). 四凤胆怯地望着大海。Tư Phượng khiếp đảm nhìn Đại Hải. ( 胆怯, tính từ làm trạng ngữ ). Sáng sớm hôm qua, mẹ tôi đáp máy bay vào Sài Gòn. ( trạng ngữ “sáng sớm hôm qua” là một cụm danh từ ). 昨天晚上,谁来过这里谁也不知道。Tối hôm qua chẳng ai biết ai đã tới chỗ này. ( 昨天晚上, cụm danh từ làm trạng ngữ ). Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh núi non thật là đẹp. ( trạng ngữ “đứng ở đây, nhìn ra xa” là một cụm động từ). 他十分怀疑地跟老板对着话。Hắn hết sức hoài nghi đáp lời ông chủ. ( 十分怀疑, cụm động từ làm trạng ngữ ). Nhanh như một con sóc, thằng bé vụt biến mất. ( trạng ngữ “nhanh như một con sóc” là một cụm tính từ ). 她很大方地把钱交给我。Cô hết sức hào phóng đưa tiền cho tôi. ( 很大 方, cụm tính từ làm trạng ngữ ). Trong quá trình miêu tả, anh ấy thường hay vận dụng thành ngữ, điển 79 tích. ( trạng ngữ “trong quá trình miêu tả” là một cụm giới từ ). 我曾经在中国呆过很多年。Tôi từng sống ở Trung Quốc rất nhiều năm. (在中国, cụm giới từ làm trạng ngữ). Trên đây là một số ví dụ nhìn từ góc độ cấu trúc có thể coi là tương đồng, nhưng do phạm vi sử dụng của trạng ngữ trong câu tiếng Hán rộng hơn trong câu tiếng Việt, vậy nên, ngoài những từ, cụm từ nêu trên có thể tham gia cấu thành trạng ngữ, vẫn còn một lượng không ít các từ loại, cụm từ khác có thể sử dụng, như phó từ, từ tượng thanh, số lượng từ, cụm số lượng từ, thành ngữ, cụm chủ vị, cụm từ cố định,Ví dụ: 今天不是星期日。Hôm nay không phải chủ nhật. ( 不, phó từ phủ định làm trạng ngữ ). 姑娘们格格地笑了起来。Lũ con gái cười lên khùng khục. ( 格格, từ tượng thanh làm trạng ngữ ). 几万民工人一下子来到大草原,实在不容易!Hàng vạn công nhân đến thảo nguyên trong chốc lát, việc này thật không dễ! ( 一下子, số lượng từ làm trạng ngữ ). 你不要着急,一个字一个字地往下念。Anh đừng nôn nóng, cứ đọc từng chữ từng chữ một. ( 一个字一个字地, cụm số lượng từ làm trạng ngữ ). 我昏头昏脑地在街上乱走。Đầu óc tôi váng vất vất vưởng đi loạn trên đường. ( 昏头昏脑地, cụm từ cố định làm trạng ngữ ). 他声音肯定而坚决地说:“我一定要把他找回来!”Anh nói giọng khẳng định và cương quyết: “Tôi nhất định tìm anh ta trở lại!” ( 声音肯定而 坚决地, cụm chủ vị làm trạng ngữ ). Ngoài điểm khác biệt nêu trên, một điểm nữa cũng đáng đề cập là, trong tiếng Việt, trạng ngữ càng dài thì vị trí của nó trong câu càng có thể là cuối 80 câu; còn trong câu tiếng Hán hiện đại, trạng ngữ càng dài thì càng có khả năng đứng ở vị trí đầu câu. Hai ví dụ nêu dưới đây có thể nói rõ điểm này. Hắn thừ mặt ra, như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương (TrN). (Nam Cao) 当他的小女儿来到我家跟我说起他父亲当时身体状况的时候 (TrN),我实在感到很惊讶。Khi đứa con gái út của ông đến nhà tôi nói cho tôi biết về tình trạng sức khoẻ của cha nó, tôi thật sự cảm thấy hết sức kinh ngạc. Dưới đây là bảng trích thống kê so sánh cấu trúc của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại thông qua Chí Phèo của Nam Cao và Bối ảnh của Chu Tự Thanh. Tiếng Việt Tiếng Hán KẾT CẤU Tỉ lệ % Câu KẾT CẤU Tỉ lệ % Câu Danh từ, cụm danh từ 1.68 % Phó từ, cụm phó từ 36.5 % Tính từ, cụm tính từ 1.35 % Tính từ, cụm tính từ 13.5 % Đại từ 1.68 % Động từ, cụm động từ 3.8 % Tổ hợp giới từ 2.03 % Số lượng từ, cụm số lượng từ 3.8 % Động từ, cụm động từ 1.35 % Cụm giới từ 9.6 % Ngữ cố định 1.9 % Kết cấu đẳng lập 0.33 % 296 100% Đại từ 7.8 % 52 100% 81 Nhận xét Các số liệu đã được thống kê ở trên cho thấy, cấu tạo về mặt hình thức của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại có những nét khu biệt nhất định. Cấu tạo tổ hợp giới từ của trạng ngữ trong tiếng Việt chiếm tỷ lệ cao nhất so với các kiểu kết cấu khác, nó chiếm khẳng 2.03% trên tổng số câu trích 296 câu.Trong tiếng Hán hiện đại, cấu tạo hình thức của trạng ngữ phần lớn do phó từ đảm nhiệm, so với những kiểu cấu còn lại, nó chiếm khoảng 36.5% trên tổng số câu trích 52 câu. Như vậy, có thể khẳng định, trạng ngữ trong tiếng Việt có hình thức cấu tạo chủ yếu là tổ hợp giới từ, còn phó từ là từ loại chiếm tỷ lệ cao nhất của trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại. IV. NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRẬT TỰ SẮP XẾP Nhìn từ góc độ trật tự sắp xếp của trạng ngữ, có thể nói, hầu hết các nhà Việt ngữ ngữ pháp học đều không quan tâm đến vấn đề này. Điều này theo chúng tôi có lẽ phát xuất từ chính đặc điểm của trạng ngữ trong tiếng Việt, đại đa số các kiểu trạng ngữ trong câu tiếng Việt thường xuất hiện ở trạng thái đơn, trừ trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn thường xuyên đi kèm. Không ít câu tiếng Việt mang trạng ngữ dài lê thê, nhưng sự đơn nhất về mặt nội dung hoặc điều kiện, hoặc mục đích, hoặc nguyên nhân, hoặc nhượng bộ,...luôn là xu hướng chính. Với những trường hợp cùng một câu đồng thời xuất hiện cả trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn, thì theo thói quen ngôn ngữ, trạng ngữ chỉ thời gian luôn đứng trước, trạng ngữ chỉ nơi chốn đứng sau. Ví dụ: Sáng hôm ấy, suốt dọc đường, từ ngoài cánh đồng trở về, cô bé và con mèo chỉ đối thoại bằng mấy tiếng đơn giản. (sáng hôm ấy, trạng ngữ chỉ thời gian; suốt dọc đường, từ ngoài cánh đồng trở về, trạng ngữ chỉ thời gian). Trái ngược hoàn toàn với tình hình nghiên cứu trật tự sắp xếp của trạng ngữ trong tiếng Việt, trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại với số lượng phong 82 phú đa dạng, với mật độ phân bố dày đặc trong câu, thế nên ngay từ đầu đã được các nhà Hán ngữ ngữ pháp học chú ý. Ví dụ: 我昏头昏脑地在街上乱(TrN)走。Đầu óc tôi váng vất ngất ngưởng bước loạn trên đường. 他从来就没有跟我认真地(TrN)商量过。Trước nay hắn chưa bao giờ bàn bạc cùng tôi một cách cụ thể. Hai câu trên đây, câu đầu mang 03 trạng ngữ là: trạng ngữ miêu tả trạng thái tâm lý của người thực hiện động tác “昏头昏脑地”, trạng ngữ chỉ nơi chốn “在街上” và trạng ngữ miêu tả phương thức tiến hành của động tác “乱”; câu sau gồm 05 trạng ngữ: 02 trạng ngữ chỉ thời gian “从来” và “就”, trạng ngữ phủ định “没有”, trạng ngữ biểu đạt sự hiệp đồng cùng thực hiện động tác “跟我” và trạng ngữ chỉ phương thức tiến hành của động tác “认真地”. Thông qua hai ví dụ nêu trên, có thể thấy rõ tính cấp thiết của việc đem các loại trạng ngữ trong câu sắp xếp theo trật tự. Vậy trạng ngữ trong tiếng Hán có trật tự sắp xếp ra sao? Theo quan điểm của hầu hết các nhà Hán ngữ ngữ pháp học, trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại được sắp xếp theo hai kiểu mô thức như sau: Trật tự sắp xếp của kiểu trạng ngữ có quan hệ đẳng lập Trật tự sắp xếp của kiểu trạng ngữ có quan hệ đẳng lập tương đối tự do, thế nhưng đôi khi vẫn chịu ảnh hưởng của quy luật logic cũng như thói quen ngôn ngữ. Ví dụ: 这样做对集体、对个人都有一定的好处。Làm như vậy đối với tập thể, đối với cá nhân đều mang lại hiệu quả rất tốt. (对集体, 对个人, đều là trạng ngữ, có trật tự sắp xếp từ lớn tới nhỏ). 她认真地、负责地管理着这个资料室。Cô ấy quản lý phòng tư liệu này với thái độ nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. (认真地, 负责地, đều 83 là trạng ngữ miêu tả, có trật tự sắp xếp từ thái độ đến công việc). Trật tự sắp xếp của kiểu trạng ngữ có quan hệ tăng tiến Trật tự sắp xếp của kiểu trạng ngữ có quan hệ tăng tiến tuy đôi lúc có thể linh hoạt①, nhưng nhìn chung vẫn mang tính quy luật, đại thể có thể xếp theo thứ tự như sau: 1. Trạng ngữ chỉ thời gian 2. Các loại trạng ngữ biểu đạt ngữ khí, phạm vi, tần suất,. 3. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. 4. Trạng ngữ miêu tả trạng thái tâm lý của người thực hiện động tác. 5. Trạng ngữ biểu đạt không gian, phương hướng, lộ tuyến. 6. Các loại trạng ngữ biểu đạt mục đích, đối tượng, căn cứ, . 7. Trạng ngữ miêu tả phương thức tiến hành của động tác. Dựa trên trật tự sắp xếp nêu trên, chúng ta hãy xét một số ví dụ dưới đây: 整整一个下午(1),他都(2)在操作台上(3)紧张地(7)操作着。Trọn cả buổi chiều anh ấy luôn khẩn trương làm việc trên đài chỉ huy. 你们从前(1)到底(2)在一起(4)共同(7)生活了多久? Các bạn trước đây rốt cục đã cùng sống với nhau bao lâu? 有一次(1)曾刚在会议上(4)与周主任(6)针锋相对地(7)争论起来。Có một lần, trong hội nghị, Tăng Cương cùng chủ nhiệm Châu tranh luận hết sức gay gắt. Những con số trong ngoặc đơn được kèm trong các câu trên, chính là quy thuộc của các loại trạng ngữ theo thứ tự sắp xếp được liệt kê bên trên. ① Các kiểu trạng ngữ chỉ nơi chốn, phương hướng, phạm vi, lộ tuyến,... đôi khi căn cứ vào nhu cầu biểu đạt có thể đem vị trí của chúng điều chỉnh. Trạng ngữ miêu tả phương thức tiến hành của động tác, đôi khi với mục đích nhấn mạnh, người ta cũng có thể đem nó điều chỉnh lên trước. Ví dụ: 你 给我们详细介绍一下。Anh giới thiệu cho chúng tôi rõ ràng một chút! Câu này với mục đích nhấn mạnh phương thức tiến hành của động tác, cũng có thể viết thành: 详细地给我们介绍一下。 84 V. NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGỮ NGHĨA Bàn đến vấn đề ngữ nghĩa của trạng ngữ tất yếu không thể không đề cập phạm vi ý nghĩa của tất cả các loại trạng ngữ thuộc hai hệ thống tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại. Thế nhưng, do vấn đề này đã xét kỹ ở phần phân loại, nên ở đây chúng tôi chỉ xét xu hướng nghĩa của trạng ngữ trong đơn vị câu. Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa, trạng ngữ trong câu tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại mang những điểm tương đồng và dị biệt như sau: Trước hết, ở mặt tương đồng, có thể nói, điểm tương đồng lớn nhất của trạng ngữ thuộc hai hệ thống ngôn ngữ là, đều tu sức hoặc bổ sung ý nghĩa cho trung tâm ngữ, dù đứng ở bất kỳ vị trí cho phép nào. Ví dụ: Dù đau khổ đến mấy, chị cũng sẽ rời xa anh. (dù khổ đau khổ đến mấy, trạng ngữ đứng đầu câu bổ sung ý nghĩa cho toàn bộ câu “chị cũng sẽ rời xa anh”). Nguyễn Du, bằng ngòi bút thiên tài, đã dựng nên một kiệt tác bất hủ: Đoạn trường tân thanh. (bằng ngòi bút thiên tài, trạng ngữ đứng sau chủ ngữ bổ sung ý nghĩa hạn định cho toàn bộ nòng cốt câu). Tôi quyết sẽ đi Hà nội, dù không một xu dính túi. (dù không một xu dính túi, trạng ngữ đứng cuối câu bổ sung ý nghĩa nhượng bộ cho toàn bộ sự tình được trình bày trước đó). 每当我遇到困难的时候,他总是热情地帮助我。Mỗi khi tôi gặp khó khăn, anh ấy luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi. (每当我遇到困难的时候, trạng ngữ đứng đầu câu tu sức về mặt ý nghĩa cho sự tình được đề cập trong câu đứng sau. 总是, 热情地, hai trạng ngữ đứng sau chủ ngữ, một hạn định ý nghĩa tần suất, một miêu tả phương thức tiến hành của hành vi “帮助”. Như vậy cả hai trạng ngữ đều tu sức ý nghĩa cho trung tâm ngữ là động từ “帮助” đứng sau). 85 Khi đứng vị trí đầu câu, ngoài chức năng tu sức cho nòng cốt câu, trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán còn mang chức năng liên kết. Ví dụ: Lúc ấy, quân ta chưa nổ súng. (lúc ấy, trạng ngữ đứng đầu câu, ngoài chức năng bổ sung ý nghĩa cho toàn bộ cấu trúc câu “quân ta chưa nổ súng” đứng sau, nó còn mang chức năng liên kết với câu đứng trước nó, tạo tính liền mạch trong ngôn bản). Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt. (Đào Vũ) (Đêm ấy ngủ, đêm ấy là đêm nào đã được tác giả nói ở trước, như vậy, ngoài tu sức cho câu, trạng ngữ này còn mang chức năng nối kết.) 刚才我谈了一下明天的活动。对于明天的安排,你们各位还有什么 要提出的意见?Vừa rồi tôi đã trình bày đôi nét về kế hoạch hành động của ngày mai. Đối với kế hoạch sắp xếp công việc cho ngày mai, các vị còn ý gì muốn nói nữa không? (对于明天的安排, trạng ngữ đứng trước chủ ngữ, vừa thực hiện chức năng tu sức cho câu sau nó và liên hệ nối kết với câu trước nó. Nó vẫn có thể thay đổi vị trí, nhưng khi chuyển sang đứng sau chủ ngữ, nét nghĩa liên hệ sẽ yếu đi, đối tượng tu sức từ toàn bộ cấu trúc câu sẽ chuyển sang chuyên tu sức cho vị ngữ). 四月中我从非洲到法国。五月十号,我从法国乘飞机来到中国,参 加一个国际贸易博览会。Trong tháng tư, tôi từ châu Phi đến Pháp. Vào ngày 10 tháng 5, tôi lại từ Pháp đáp máy bay sang Trung Quốc, tham gia một cuộc hội thảo mậu dịch quốc tế. (五月十号, trạng ngữ đứng trước chủ ngữ, vừa thực hiện chức năng tu sức cho câu sau nó và liên hệ nối kết với câu trước nó. Nó vẫn có thể thay đổi vị trí, nhưng khi chuyển sang đứng sau chủ ngữ, nét nghĩa liên hệ sẽ yếu đi, đối tượng tu sức từ toàn bộ cấu trúc câu sẽ chuyển sang chuyên tu sức cho vị ngữ). Trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại còn có cùng nét tương 86 đồng là, bản thân cả hai không thể tồn tại riêng lẻ một mình mà phải được kết hợp với thành phần khác trong câu để cùng tồn tại.Vì bản thân thành phần trạng ngữ nó chỉ có chức năng là tu sức, bổ sung hay thuyết minh, hạn định cho nòng cốt câu hoặc trung tâm ngữ. Ví dụ: Lúc ấy quân ta chưa nổ súng. (trạng ngữ “lúc ấy” không thể tồn tại nếu không có thành phần chính “quân ta chưa nổ súng”). 热烈的讨论整整进行了一天。Buổi thảo luận hào hứng đã diễn ra trong suốt một ngày. (trạng ngữ “整整” không thể tồn tại nếu nó không có động từ vị ngữ “讨论”). Ngoài những nét tương đồng nêu trên, nhìn từ góc độ ngữ nghĩa, trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại còn không ít điểm khác biệt. Thứ nhất, khi đứng vị trí cuối câu, trạng ngữ tiếng Việt vừa có chức năng liên kết với câu sau nó, vừa bổ sung ý nghĩa hay tham gia vào phần báo, thậm chí có thể một mình đảm nhiệm phần báo, tức phần truyền đi thông tin mới. Ví dụ: Ai đã nói điều ấy với mình, khi trời rạng sáng (TrN)? 9g30 phải vào màn, nhưng ta thức trọn một đêm, với bốn bề đang rạng sáng, mặt trời mọc, và em bé đã ríu rít ở hàng ô ro xén gọn. (...) Ta biết giấu mặt vào đâu, vào gấu quần hay gấu áo, khi đường Trường Sơn chưa có dấu chân ta (TrN). Khi cả cuộc đời ta chưa có cái niềm vui mãnh liệt của người chiến thắng, cắm cờ của Tổ quốc trên cả nước thân yêu. (Nguyễn Văn Thạc) (Hai trạng ngữ đứng cuối câu “khi trời rạng sáng” và “khi đường Trường Sơn chưa có dấu chân ta” ngoài mang chức năng nhấn mạnh vào nội dung thông báo, tức phần được biểu thị ở vị ngữ, còn mang chức năng liên kết với câu sau). Thứ hai, trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại khi ở vị trí chen giữa chủ ngữ và vị ngữ, nó không còn tu sức về mặt ý nghĩa cho cả câu, mà chỉ tu sức cho vị ngữ đứng sau nó. Ví dụ: 我经常打乒乓球。Tôi thường xuyên chơi bóng bàn. (经常, trạng ngữ 87 chỉ tần suất, chỉ tu sức ý nghĩa cho động từ vị ngữ đứng sau “打 chơi”). 小雨淅淅沥沥地下个不停。Mưa phùn cứ tí tách tí tách rơi không ngớt. (淅淅沥沥地, trạng ngữ miêu tả phương thức tiến hành của động tác “下 rơi”). Thứ ba, vẫn đứng ở vị trí nói trên, nhưng nghĩa của nó lại truy ngược về phía trước, hình dung trạng thái tâm lý của người thực hiện động tác. Ví dụ: 我们幸福地沉浸在往事的回忆之中。Chúng tôi hạnh phúc đắm mình trong dòng hồi ức của quá khứ. (幸福地, trạng ngữ miêu tả trạng thái tâm lý của người thực hiện động tác “沉浸 chìm đắm” là “chúng tôi”). 四凤胆怯地望着大海。Tư Phượng khiếp đảm nhìn Đại Hải. (胆怯地, trạng ngữ miêu tả trạng thái tâm lý của người thực hiện động tác “望 nhìn” là Tư Phượng). Thứ tư, vẫn có thể coi là thuộc vị trí nói trên, thế nhưng nghĩa tu sức của trạng ngữ bây giờ đã chuyển sang đối tượng là tân ngữ. Ví dụ: 花也很多,圆圆的排成一个圈,不很精神,倒也整齐。Hoa cũng rất nhiều, tất cả kết thành chiếc vòng tròn tròn, tuy không thật đẹp, nhưng khá ngăn nắp. (圆圆的, tương đương với cấu trúc 圆圆地,nhưng ở đây nó không tu sức nghĩa cho động từ “排成 kết thành”, mà tu sức cho tân ngữ “圈”, tức chiếc vòng tròn tròn). 七尺阔,十二尺深的工房楼下,横七竖八地躺满了十六七个“猪 猡”。Phần trệt của căn nhà công nhân với chiều ngang bảy thước, chiều sâu mười hai thước mười sáu mười bảy người ở trần trùng trục nằm ngổn ngang. (横七竖八地, trạng ngữ, nó không tu sức ý nghĩa cho động từ “躺 nằm”, mà tu sức ý nghĩa cho tân ngữ đứng sau “猪猡 lợn, chỉ người trần truồng như lợn”, tức “mười sáu mười bảy người trần trùng trục nằm ngổn ngang”.) Thứ năm, khi câu mang nghĩa xử trí, tức do nhu cầu nhấn mạnh tính xử 88 trí của chủ ngữ đối với tân ngữ mà người phát ngôn cố ý đem tân ngữ đặt lên trước động từ. Trong trường hợp này, nghĩa của trạng ngữ lại truy ngược lên, tu sức cho tân ngữ đã được đặt ở phía trước. Ví dụ: 我把王群满意地打发走了。Tôi đã khiến Vương Quần vui vẻ ra đi rồi.(满意地, trạng ngữ miêu tả, nhưng không phải miêu tả phương thức tiến hành của “打发”, cũng không miêu tả cho chủ ngữ, mà là miêu tả cho tân ngữ “王群”, ở đây “满意地” chính chỉ trạng thái tâm lý của Vương Quần). 师傅们把水泥和砖块纵横交错地堆放在一起。Bọn thợ xây chất gạch ngói xi măng lẫn lộn thành đống với nhau. (纵横交错地, trạng ngữ tu sức cho tân ngữ đã được đảo lên phía trước động từ “堆放 chất/xếp/để”). Thông qua những ví dụ nêu trên, thật không khó để thấy rõ tính phức tạp trong ngữ nghĩa của trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại trong thế so sánh với trạng ngữ trong tiếng Việt. 89 KẾT LUẬN Tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, hai hệ thống ngôn ngữ này có thể nói, có quá nhiều điểm tương đồng. Sự tương đồng tất nhiên không chỉ có nguyên nhân lịch sử, tức Việt Nam trong lịch sử từng có tới hơn nghìn năm bị nhà nước phong kiến phương bắc (chỉ Trung Quốc) đô hộ, cũng không chỉ do Việt Nam thuộc thế giới Hán hoá, thế giới đồng văn, mà quan trọng hơn nhiều đó chính là những đặc trưng chính, đặc trưng chung nhất của tất cả mọi hệ thống ngôn ngữ trên toàn trái đất. Nói như vậy cũng hoàn toàn không có nghĩa là, cả hai hoàn toàn giống nhau, giống nhau đến mức không chút khu biệt, bởi nếu đến mức độ như thế thì cả hai đối tượng sẽ không còn giá trị phân biệt, không còn là chính nó, và điều này cũng đồng nghĩa những chương viết của chúng tôi trên đây hoàn toàn vô bổ. Có thể nói, chính nét khu biệt giữa hai đối tượng đã biến cả đặc trưng tương đồng lẫn nét khu biệt thuộc hai đối tượng ấy trở thành những cái đáng được đem ra so sánh, và ở một góc độ nhất định, những điều mà bản thân chúng tôi thông qua quá trình nghiên cứu, viết ra và sở dĩ nó có cơ sở để tồn tại thực cũng không nằm ngoài lý do nói trên. Nhìn từ bình diện ngữ pháp, có rất nhiều vấn đề có thể đem ra so sánh giữa tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại ở góc độ này, hoàn toàn có thể nói rằng, hàng loạt những vấn đề từ pháp, cú pháp, thậm chí cả tu từ pháp đều hết sức hấp dẫn, có sức hút đối với người quan tâm. Vấn đề tuy nhiều như vậy, nhưng để chọn một đề tài hay, có ý nghĩa và đặc biệt là phải xứng tầm với một luận văn tốt nghiệp bậc học Thạc sĩ thì thật không nhiều. Bản thân tôi trong suốt bốn năm học ở bậc đại học, trạng ngữ trong câu tiếng Hán hiện đại, đặc biệt là 90 kiểu trạng ngữ miêu tả luôn khiến tôi đau đầu và cảm thấy thiếu tự tin nhất. Tôi đã từng luôn lẫn lộn giữa trạng ngữ và định ngữ, luôn lờ mờ về chức năng của trạng ngữ và bổ ngữ trong câu, đặc biệt là không thể phân biệt đâu là trạng ngữ miêu tả phương thức tiến hành của động tác, đâu là trạng ngữ miêu tả trạng thái tâm lý của người thực hiện động tác. Sau khi tốt nghiệp đại học, trực tiếp giảng dạy tiếng Hán hiện đại cho sinh viên chuyên ngành ở bậc đại học, có nhiều cơ hội tiếp cận sinh viên, nghe các bạn thổ lộ, tôi mới vỡ lẽ ra rằng, thì ra không chỉ riêng tôi mà bất kỳ người Việt Nam nào khi học tiếng Hán hiện đại đều cảm thấy đau đầu vì hệ thống trạng ngữ cực kỳ phức tạp của nó. Từ suy nghĩ nêu trên, tôi nhủ thầm, mong có dịp được đem những sở đắc của mình trình bày thành một cuốn sách. Nay luận văn này với bốn chương viết đã xong, tuy chưa biết chất lượng những trang viết của mình đạt đến đâu, nhưng cũng có thể coi phát nguyện khi xưa đã thành. Với bốn chương viết của luận văn, những vấn đề cơ bản về trạng ngữ trong câu tiếng Việt và câu tiếng Hán cũng như những đặc trưng tương đồng dị biệt giữa chúng đã được trình bày. Ở chương một, chương cơ sở lý thuyết, đây là chương đầu tiên, cũng là chương nâng đỡ về mặt lý luận cho tất cả ba chương còn lại. Ở chương này, từ khái niệm trạng ngữ được hiểu trong ngôn ngữ học, chúng tôi đi tới bàn luận sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu so sánh hai hệ thống trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại. Hai chương hai và ba trên thực tế có thể gộp chung thành một chương, với tên gọi “Đặc điểm của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại”, nhưng xét tính cân đối về độ dài giữa các chương, trong khi hai chương đầu và cuối quá ngắn, thì chương giữa lại quá dài, thế nên trong phạm vi có thể chấp nhận, chúng tôi đem chúng phân thành hai chương. Hai chương này về mặt nội dung, ngoài phần tiến trình nghiên cứu trạng ngữ trong ngành ngữ pháp học tiếng Việt và tiếng Hán do chính chúng tôi mày mò nghiên cứu viết ra, phần 91 còn lại liên quan đến đặc trưng cũng như cách phân loại của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, phần lớn là do chúng tôi tổng hợp trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trước. Nói đến “tổng hợp” có nghĩa là, chúng tôi không hoàn toàn rập khuôn theo cách hiểu của bất kỳ chuyên gia nào, mà chủ yếu căn cứ theo cách hiểu của cá nhân để đưa ra phán đoán nên hoặc không nên tiếp nhận ý kiến của người đi trước. Thế nên, kết quả tổng hợp của chúng tôi được trình bày ở chương hai và ba có thể coi là cách nhìn của chúng tôi về trạng ngữ thuộc hai hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại. Về nguyên tắc trình bày ở chương hai và ba, vì hai chương này là hai chương cơ sở để hình thành nên chương bốn, chương so sánh những đặc điểm tương đồng và dị biệt của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, thế nên chúng tôi không thể quá sa đà vào việc nghiên cứu, tập trung vào những vấn đề tế vi, mà chọn bút pháp mô tả, cốt sao trình bày được những đặc trưng cơ bản nhất của trạng ngữ thuộc hai hệ thống ngôn ngữ, làm như thế không chỉ trang bị cho người đọc những kiến thức cơ bản cần thiết cho việc tiếp cận chương thứ tư, mà đồng thời cũng muốn để người đọc tự có cái nhìn so sánh của riêng mình trước khi đọc tiếp chương sau. Ở chương thứ tư, chương cuối cùng, cũng là chương quan trọng nhất của luận văn, vì nói cho cùng, cái mà luận văn muốn đưa ra giải quyết chính là vấn đề đồng dị của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại. Thế nên, ở chương này, chúng tôi đã tiến hành so sánh trạng ngữ thuộc hai hệ thống ngôn ngữ ở rất nhiều góc độ, như góc độ chức năng, góc độ vị trí, góc độ phân loại, góc độ cấu trúc, góc độ ngữ nghĩa,... Ở mỗi góc độ, chúng tôi đều tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hai đối tượng so sánh, mỗi một luận điểm chúng tôi đưa ra đều có luận chứng được phân tích cụ thể, tỉ mỉ đi kèm, rất tiện cho người đọc theo dõi. Với bốn chương viết thuộc luận văn, chúng tôi tin rằng đã đem vấn đề 92 trình bày một cách tương đối hoàn chỉnh, chúng tôi cũng hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu hiệu cho tập thể những người làm công tác giảng dạy tiếng Hán cũng như những người đã đang và sẽ học tiếng Hán hiện đại. Một điểm nữa cũng không thể không nói, do năng lực có hạn mà đối tượng nghiên cứu và so sánh lại quá rộng lớn, chắc chắn những quan điểm mà chúng tôi đưa ra vẫn tồn tại không ít khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bậc cao minh gần xa. 93 NGUỒN NGỮ LIỆU VĂN HỌC A - Nguồn ngữ liệu tiếng Việt 1. Bỉ vỏ, Nguyên Hồng, Tuyển tập Nguyên Hồng (tập 3), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1985. 2. Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (tập 2), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1984. 3. Tắt đèn, Ngô Tất Tố, Ngô Tất Tố tác phẩm (tập 2), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1977. 4. Truyện ngắn chọn lọc, Chu Lai, Vũ Thị Hồng, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1998. 5. Truyện ngắn Nguyễn Bản, Nguyễn Bản, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1966. 6. Tuyển tập văn Việt Nam hiện đại (《越南现代小说选读》),tập I (giai đoạn từ 1930 đến 1945), Phó Thành Cật 傅成劼, Triệu Ngọc Lan 赵玉 兰, Chúc Ngưỡng Tu 祝仰修, Dư Phú Triệu 余富兆 biên tập và chú thích, Nxb. Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh, 2004. 7. Tuyển tập văn Việt Nam hiện đại (《越南现代小说选读》),tập II (giai đoạn từ 1945 đến 1975), Phó Thành Cật 傅成劼, Triệu Ngọc Lan 赵玉兰, Chúc Ngưỡng Tu 祝仰修, Dư Phú Triệu 余富兆 biên tập và chú thích, Nxb. Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh, 2004. 8. Tuyển tập văn Việt Nam hiện đại (《越南现代小说选读》),tập III (giai đoạn từ 1975 đến cuối thế kỷ 20), Phó Thành Cật 傅成劼, Triệu 94 Ngọc Lan 赵玉兰, Chúc Ngưỡng Tu 祝仰修, Dư Phú Triệu 余富兆 biên tập và chú thích, Nxb. Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh, 2004. 9. Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1988. 10. Chí Phèo, Nam Cao, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1982. B - Nguồn ngữ liệu tiếng Hán 1. 《阿 Q 正传》,鲁迅著,载于《鲁迅全集》,人民文学出版社 1958 年版。 2. 《北京娃娃》,春树著,北京,远方出版社 2002 年版。 3. 《春树四年文集》,春树著,中国青年出版社 2006 年版。 4. 《古文观止、续古文观止鉴赏辞典》,关永礼主编,上海同济大学 出版社 1990 年版。 5. 《红楼梦》,曹雪芹著,人民文学出版社 1957 年版。 6. 《狂人日记》,鲁迅著,载于《鲁迅全集》,人民文学出版社 1958 年版。 7. 《雷雨》,曹禺著,载于《曹禺选集》,人民文学出版社 1978 年 版。 8. 《鲁迅全集》,鲁迅著,人民文学出版社 1958 年版。 9. 《骆驼祥子》,老舍著,人民文学出版社 1981 年版。 10. 《日出》,曹禺著,载于《曹禺选集》,人民文学出版社 1978 年 版。 11. 《山乡巨变》,周立波著,作家出版社 1958 年版。 12. 《生于 1980》,徐兆寿著,北京文学出版社 2006 年版。 13. 《四世同堂》,老舍著,百花文艺出版社 1979 年版。 95 14. 《唐宋八大家散文鉴赏辞典》,吕晴飞主编,中国妇女出版社 2000 年版。 15. 《庭院深深》,琼瑶著,载于《琼瑶全集》第十四册,花城出版社 1996 年版。 16. 《新诗鉴赏辞典》,公木主编,上海辞书出版社 1989 年版。 17. 《烟雨蒙蒙》,琼瑶著,载于《琼瑶全集》第四册,花城出版社 1996 年版。 18. 《祝福》,鲁迅著,载于《鲁迅全集》,人民文学出版社 1958 年 版。 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO A - Tài liệu tiếng Việt 1. Câu tiếng Việt, Nguyễn Thị Lương, Nxb. Đại học Sư phạm, 2006. 2. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1992. 3. Cở sở ngữ nghĩa học, Đỗ Hữu Châu, Nxb. Giáo dục, 2008. 4. Dụng học, Yule G., Diệp Quang Ban và nhóm biên dịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. 5. Dụng học Việt ngữ, Nguyễn Thiện Giáp, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. 6. Đại cương ngôn ngữ học, tập một, Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Nxb. Giáo dục, 2006. 7. Đại cương ngôn ngữ học, tập hai, Đỗ Hữu Châu, Nxb. Giáo dục, 2006. 8. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Saussure F. de, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973. 9. Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Nguyễn Thị Việt Thanh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999. 10. Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm, Nxb. Giáo dục, 2000. 11. Lôgich ngôn ngữ học, Hoàng Phê, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989. 12. Lôgích - ngữ nghĩa - cú pháp, Nguyễn Đức Dân, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1977. 13. Lôgic và tiếng Việt, Nguyễn Đức Dân, Nxb. Giáo dục, 1998. 97 14. Lược sử ngôn ngữ học, tập 1, Nguyễn Kim Thản, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1984. 15. Một số vấn đề về câu đẳng nghĩa (đồng nghĩa) tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), Nguyễn Hữu Chương, Luận án TS., Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 16. Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản, Nxb. Giáo dục, 1997. 17. Ngôn ngữ học qua các nền văn hoá (Linguistics across cultures), Robert Lado soạn, Hoàng Văn Vân dịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. 18. Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản, Nguyễn Văn Khang, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999. 19. Ngôn ngữ và văn hoá, Trịnh Thị Kim Ngọc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999. 20. Ngữ dụng học, tập một, Nguyễn Đức Dân, Nxb. Giáo dục, 1996. 21. Ngữ nghĩa học, Nguyễn Thị Ly Kha (chủ biên), Vũ Thị Ân, Nxb. Giáo dục, 2008. 22. Ngữ pháp chức năng (bản dịch tiếng Việt), Dik. S. C., Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2005. 23. Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1, Câu trong tiếng Việt (cấu trúc – nghĩa – công dụng), Cao Xuân Hạo (chủ biên), Nxb. Giáo dục, 2007. 24. Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 2, Ngữ đoạn và từ loại, Cao Xuân Hạo (chủ biên), Nxb. Giáo dục, 2005. 25. Ngữ pháp Hán ngữ cổ và hiện đại, Trần Văn Chánh, Nxb. Trẻ Tp. HCM, 2005. 26. Ngữ pháp thực hành tiếng Hán hiện đại, quyển hạ, Lưu Nguyệt Hoa, Nxb. Văn hóa Thông tin Hà Nội, 2004. 98 27. Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại, Trần Phương Thảo, Trương Văn Giới, Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2002. 28. Ngữ pháp tiếng Việt, Nhiều tác giả, UBKHXH Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, 1983. 29. Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Diệp Quang Ban, Nxb. Giáo dục, 1996. 30. Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Diệp Quang Ban, Nbx. Giáo dục, 1996. 31. Ngữ pháp tiếng Việt, Nguyễn Thị Ly Kha, Nxb. Giáo dục, 2008. 32. Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, Hoàng Trọng Phiến, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980. 33. Ngữ pháp tiếng Việt - tiếng, từ ghép, đoản ngữ, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1976. 34. Nhập môn ngôn ngữ học, Bùi Khánh Thế, Nxb. Giáo dục, 1995. 35. Nhập môn ngôn ngữ học, Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán, Nxb. Giáo dục, 2007. 36. Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, V. B. Kasevich, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998. 37. Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996. 38. Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Cù Đình Tú, Nxb. Giáo dục, 2001. 39. Rèn luyện ngôn ngữ, Phan Thiều, Nxb. Giáo dục, 1998. 40. Sổ tay sửa lỗi hành văn - Lỗi ngữ pháp trong câu có trạng ngữ mở đầu, Cao Xuân Hạo, Trần Thị Tuyết Mai, Nxb. Trẻ, 2005. 41. Thành phần câu tiếng Việt, Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998. 42. Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Cao Xuân Hạo, Nxb. Giáo dục, 1998. 99 43. Tiếng Việt: sơ thảo ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo, Nxb. Giáo dục, 2004. 44. Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học Việt – Anh – Pháp – Nga, Vương Toàn (chủ biên), Nxb. Từ điển Bách khoa, 2003. 45. Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp, Nxb. Giáo dục, 1999. 46. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt hiện đại, Lê Hữu Tỉnh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, 1994. 47. Từ vựng tiếng Việt, Nguyễn Công Đức, Nguyễn Hữu Chương, Nxb. Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 1991-2004. 48. Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1996. 49. Việt Nam văn phạm, Trần Trọng Kim, Nxb. Thanh Niên, 2008. B - Tài liệu tiếng Hán 1. 《对外汉语教学使用语法》,卢福波著,北京,北京语言文化大学 出版社 1997 年版。 2. 《古汉语语法》,张贻惠编著,武汉,湖北人民出版社 1957 年 版。 3. 《古今汉语比较语法》(修订本),张静、张桁著,郑州,河南人 民出版社 1979 年版。 4. 《汉文文言修辞学》,杨树达编著,北京,中华书局 1980 年版。 5. 《汉语词汇史》,王力著,《王力文集》第十一卷,山东,教育出 版社 1988 年版。 6. 《汉语词汇与华夏文化》,杨琳著,北京,语文出版社 1996 年 版。 100 7. 《汉语功能语法研究》,张伯江、方梅著,江西教育出版社 1996 年版。 8. 《汉语口语语法》,赵元任著,北京,商务印书馆 2005 年版。 9. 《汉语史稿》,王力著,《王力文集》第九卷,山东,教育出版社 1988 年版。 10. 《汉语析句方法讨论集》,《中国语文》杂志社编,上海教育出版 社 1984 年版。 11. 《汉语语法分析问题》,吕叔湘著,北京,商务印书馆 1979 年 版。 12. 《汉语语法概要》,赵永新著,北京,北京语言学院 1992 年版。 13. 《汉语语法论》,高名凯著,北京,商务印书馆 1982 年版。 14. 《汉语语法论集》,刘月华著,现代出版社 1989 年版。 15. 《汉语语法史》,王力著,《王力文集》第十一卷,山东,教育出 版社 1988 年版。 16. 《汉语语法修辞知识》,天津师范大学院中文系编,天津,人民出 版社 1973 年版。 17. 《汉语语法学史稿》,劭敬敏著,上海教育出版社 1990 年版。 18. 《汉语语法专题研究》,高更生等著,山东教育出版社 1990 年 版。 19. 《近代汉语语法研究》,俞光中、直田均 [日本] 著,学林出版社 1999 年版。 20. 《马氏文通读本》,吕叔湘、王海棻编,上海,教育出版社 2000 年版。 21. 《普通语言学教程》,[瑞士]费尔迪南·德·索绪尔著,高名凯译,商 101 务印书馆 1996 年版。 22. 《实用汉语语法》,房玉清著,北京语言学院出版社 1992 年版。 23. 《实用现代汉语语法》,刘月华等著,外语教学与研究出版社 1983 年版。 24. 《实用语法修辞教程》,李嘉耀、李熙宗著,上海,复旦大学 1997 年版。 25. 《现代汉语》(修订本),胡裕树主编,上海,教育出版社 1979 年版。 26. 《现代汉语八百词》,吕叔湘主编,北京,商务印书馆 1981 年 版。 27. 《现代汉语常用虚词词典》,山东,曲阜师范大学本书编写组编 著,浙江,教育出版社 1996 年版。 28. 《现代汉语句型》,李临定著,北京,商务印书馆 1986 年版。 29. 《现代汉语句法分析》,吴竞存、侯学超著,北京大学出版社 1982 年版。 30. 《现代汉语特殊句式》,宋玉柱著,山西教育出版社 1991 年版。 31. 《现代汉语通论》,劭敬敏主编,上海,教育出版社 2001 年版。 32. 《现代汉语语法讲话》,丁声树等著,北京,商务印书馆 1961 年 版。 33. 《现代汉语语法论》,陆俭明著,商务印书馆 1993 年版。 34. 《现代汉语语法十讲》,宋玉柱著,天津,南开大学出版社 1986 年版。 35. 《现代汉语语法探索》,胡附、文炼著,北京,商务印书馆 1956 年版。 102 36. 《现代汉语语法研究》,朱德熙著,商务印书馆 1980 年版。 37. 《修辞学》,亚理斯多德著,罗念生译,北京,三联书店 1996 年 版。 38. 《修辞学发凡》,陈望道著,上海,新文艺出版社 1958 年版。 39. 《文言语法》,王笑湘著,北京,中国人民大学 1987 年版。 40. 《艺术语言词典》,郑远汉主编,武汉,湖北人民出版社 2001 年 版。 41. 《语法丛稿》,朱德熙著,上海教育出版社 1989 年版。 42. 《语法答问》,朱德熙著,商务印书馆 1985 年版。 43. 《语法和语法教学》,张志公著,人民教育出版社 1956 年版。 44. 《语法讲义》,朱德熙著,北京,商务印书馆 1982 年版。 45. 《语法修辞的趣味故事》,乐牛、岳春华编著,北京,蓝天出版社 1995 年版。 46. 《语法修辞讲话》,吕叔湘、朱德熙著,浙江,中国青年出版社 1979 年版。 47. 《语法问题讨论集》,邢福义著,湖北教育出版社 1996 年版。 48. 《语法研究入门》,马庆株编,商务印书馆 1999 年版。 49. 《中国古代语法学探究》(增订本),孙梁明著,北京,商务印书 馆 2005 年版。 50. 《中国文法论》,何容著,北京,商务印书馆,1982 年版。 51. 《中国文法要略》,吕叔湘著,北京,商务印书馆 1982 年版。 52. 《中国现代语法》,王力著,北京,商务印书馆 1982 年版。 53. 《中国语历史文法》,[日本]太田辰夫著,江南书院 1958 年 版。 103 54. 《中国语言学史》,王力著,《王力文集》第十二卷,山东,教育 出版社 1988 年版。 55. 《中国语言学史》,濮之珍著,上海,上海古籍 2003 年版。 56. 《状语的分类和多项状语的顺序》,刘月华著,载于《语法研究和 探索》,北京大学出版社 1983 年版。 C - Tài liệu tiếng Anh 1. A Grammar of Speech, David Brazil, Shanghai Foreign Language Education Press, 2000. 2. Brighter Grammar, C. E. Eckersley, Margaret Macaulay, Book One, Two, Three and Four, HongKong Printing Press LTD., Hong Kong, 1965. 3. Chomsky's Universal Grammar: An Introduction, V. Cook, Foreign Language Teaching and Research Press, Peiking, 2000. 4. English Conversation, Amy B. M. Tsui, Shanghai Foreign Language Education Press, 2001. 5. English Structural Syntax (Systematic & Scientific), Trần Hữu Kỳ, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2007. 6. Grammar of Contemporary English, Randolph Quirk, Sidney Greenbaum, Geoffrey Leech, Jan Svartvik, Limited, London, 1999. 7. Information structure and sentence form, Knud Lambrecht, Cambridge University Press, 1995. 8. Longman Grammar of Spoken and Written English, Douglas Biber, Stig Johansson, Geoffrey Leech, Susan Conrad, Edward Finegan, Foreign Language Teaching and Research Press, Peiking, 2000. 9. Syntax: A Minimalist Introduction, A. Radford, Foreign Language Teaching and Research Press, Peiking, 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thac_si_4817.pdf
Luận văn liên quan