Luận văn Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

Để có thể đưa ra được định hướng phát triển nông nghiệp phù hợp xu hướng phát triển và tiềm lực của địa phương cần có sự tham gia của các ban ngành, các cơ quan liên quan đến lĩnh vực này. Sự kết hợp đồng bộ này sẽ tạo điều kiện nông nghiệp phát triển lên tầm cao mới. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản, quy định của pháp luật trong quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế hộ nông dân và nông nghiệp hóa nông thôn. Ban hành các chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp: Đa dạng hóa các hình thức khuyến nông; hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp.Tiếp tục phát triển kinh tế hộ lên một bước mới theo hướng phát triển kinh tế trang trại, gia trại sản xuất quy mô lớn. Hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa, các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Tăng hợp lý tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn. Trước hết tập trung đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (đường, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm xá.) ở nông thôn, chú ý các vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

docx102 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
góc độ chi phí ta thấy được rằng chi phí bỏ ra cho các cây trồng tỷ lệ thuận với GTSX của các loại cây đó. CPTG của cây tiêu cao nhất là 68,180 triệu/ha, tiếp đến là cây cà phê 34,618 triệu/ha, cây sầu riêng 20,640 triệu/ha/năm, chi phí trong 1 năm tính trên 1 ha cho cây lúa đông xuân là 9,580 triệu đồng, cây lúa mùa/thu đông là 12,226 triệu đồng/ha/năm, cây ngô hè thu với tổng chi phí 7,115 triệu đồng, cây ngô đông xuân với chi phí phải bỏ ra/ha là 5,279 triệu đồng. Bảng 3.9b: Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính xã Ea Siên STT Cây trồng chính Diện tích (ha) GTSX (Tr.đ/ha) CPTG (Tr.đ/ha) GTGT (Tr.đ/ha) LĐ (Công) TNT (Tr/ha) 1 Lúa đông xuân 0,11 36.849 15.568 21.281 103 5.831 2 Lúa thu đông 0,21 39.887 14.229 25.658 117 8.108 3 Ngô vụ hè thu 0,65 25.253 6.999 18.254 57 8.204 4 Ngô thu đông 0,58 20.476 5.871 14.605 51 5.455 5 Cà phê 1,2 101.136 30.342 70.794 172 44.994 6 Tiêu 0,56 200.158 70.170 130.025 334 79.925 7 Sầu riêng 0,08 27.930 7.930 21.800 77 10.250 Nguồn : Tổng hợp từ điều tra Xã Ea Siên là vùng có đất sản xuất nông nghiệp lớn,với diện tích trồng cây hoa màu nhất trong 3 vùng điều tra,với GTSX mà cây tiêu đem lại là cao nhất 200,158 triệu/ha/năm đem lại thu nhập cho nông hộ bình quân là 79,925 triệu đồng/năm,đến cây cà phê với GTSX là 101,136 triệu đem lại thu nhập là 89,1 triệu/ha/năm, tiếp đến là cây ngô với tổng thu nhập thuần 17,812 triệu/ha/năm. Cây sầu riêng với thu nhập là 10,250 triệu đồng/ha/năm. Lúa cho thu nhập thấp nhất là 4,538 triệu đồng/ha/năm .Xét về góc độ chi phí cây tiêu có chi phí đầu tư lớn nhất với 70,170 triệu đồng/ha, đến cây cà phê chi phí bỏ ra đầu tư là 30,342 triệu đồng/ha, tiếp đến lần lượt là lúa đông xuân, lúa mùa/thu đông, cây sầu riêng, cây ngô hè thu, cây ngô thu đông. Ở vùng này diện tích cây cà phê lớn nhất,tiếp đến là cây ngô, tuy nhiên giá ngô mấy năm gần đây không ổn định, giá thấp mang lại giá trị kinh tế không cao nên diện tích ngô suy giảm , người dân đổ xô đi trồng tiêu, tuy giá trị cao nhưng cây tiêu là loại cây khó trồng, đòi hỏi chi phí cao, công chăm bón và thường bị sâu bệnh..đặc biệt là khi mưa to, gió lớn thường bị đổ gẫy mất năng suất vì vậy mà diện tích loại cây trồng này ít. Bảng 3.9c: Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính xã EaBlang STT Cây trồng chính Diện tích (ha) GTSX (Tr.đ/ha) CPTG (Tr.đ/ha) GTGT (Tr.đ/ha) LĐ (công) TNT (Tr/ha) 1 Lúa đông xuân 0,07 32.167 12.557 19.610 115 2.360 2 Lúa mùa/thu đông 0,08 38.674 14.049 24.625 123 6.175 3 Ngô vụ hè thu 0,46 23.051 8.064 14.987 64 5.387 4 Ngô thu đông 0,45 20.921 7.117 13.804 67 3.754 5 Cà phê 1,12 115.026 38.867 76.159 207 45.109 6 Tiêu 0,58 217.994 50.761 167.233 305 121.483 7 Sầu riêng 0,09 49.893 15.749 34.144 99 19.294 Nguồn : Tổng hợp từ điều tra Xã Ea Blang cây tiêu vẫn đứng ở vị trí thứ nhất với GTSX là 217,994 triệu mang về thu nhập cho bà con nông dân là 121,483 triệu/ha/năm.Cây cà phê vẫn là cây chủ lực vùng chiếm diện tích lớn nhất với GTSX là 115,026 triệu đồng/ha, mang lại thu nhập thuần là 45,109triệu đồng/ha/năm , tiếp đến là cây sầu riêng với GTSX là 49,893 triệu đồng/ha cho thu nhập là 19,294 triệu đồng/ha/năm, tiếp đến là cây lúa mùa/thu đông với GTSX là 38,674 triệu đồng/ha với thu nhập là 6,175 triệu đồng/ha, tiếp đến là cây ngô với tổng thu nhập 2 vụ là 15,141 triệu đồng, cuối cùng là lúa đông xuân là 2,360 triệu đồng/ha. Sở dĩ lúa vụ đông xuân do nắng hạn kéo dài không có nước tưới nên diện tích lúa mất trắng 25ha không cho thuhoạch và sản lượng lúa đạt thấp. Bảng 3.10: Giá trị sản xuất một số cây trồng chính thị xã Buôn Hồ năm 2015 STT Vùng GTSX (Tr.đ/ha) CPTG (Tr.đ/ha) GTGT (Tr.đ/ha) LĐ (công) TNT (Tr.đ/ha) 1 Lúa đông xuân BQ 33.026 12.568 20.458 102 4.811 Đoàn kêt 30.064 9.58 20.484 89 6.244 Ea Siên 36.849 15.568 21.281 103 5.831 Ea Blang 32.167 12.557 19.61 115 2.36 2 Lúa mùa/thu đông BQ 38.851 13.501 25.350 119 7.163 Đoàn kêt 37.994 12.226 25.768 116 7.208 Ea Siên 39.887 14.229 25.658 117 8.108 Ea Blang 38.674 14.049 24.625 123 6.175 3 Ngô hè thu BQ 23.982 7.392 16.589 60 7.339 Đoàn kêt 23.643 7.115 16.528 60 6.928 Ea Siên 25.253 6.999 18.254 67 8.204 Ea Blang 23.051 8.064 14.987 64 5.387 4 Ngô thu đông BQ 20.635 6.089 14.546 66 5.220 Đoàn kêt 20.508 5.279 15.229 62 5.309 Ea Siên 20.476 5.871 14.605 61 5.455 Ea Blang 20.921 7.117 13.804 84 3.754 5 Cà phê BQ 109.750 34.609 75.134 195 45.144 Đoàn kêt 113.068 34.618 78.45 207 45.33 Ea Siên 101.158 30.342 70.794 172 44.994 Ea Blang 115.026 38.867 76.159 207 45.109 6 Hồ tiêu BQ 239.518 63.037 176.494 322 126.997 Đoàn kêt 300.403 68.18 232.223 329 179.583 Ea Siên 200.158 70.17 130.025 334 79.925 Ea Blang 217.994 50.761 167.233 305 121.483 7 Sầu riêng BQ 39.371 14.773 25.198 81 12.878 Đoàn kêt 40.29 20.64 19.65 66 9.09 Ea Siên 27.93 7.93 21.8 77 10.25 Ea Blang 49.893 15.749 34.144 99 19.294 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Qua bảng điều tra và tính toán, xét trên cùng một đơn vị diện tíchcho thấycây công nghiệp lâu cho giá trị thu nhập lớn, cụ thểcây tiêu vớiGTSX lớn nhất mang lại thu nhập thuần bình quân toàn thị xã là 126,997 triệu/ha/năm, theo sau thứ tự lần lượt là cây cà phê với thu nhập thuần là 45,144 triệu/ha/năm, đến cây sầu riêng với thu nhập là 12,878triệu/ha/năm, tiếp đến các cây trồng hằng năm cho GTSX nhỏ cụ thể là cây ngô hè thu với thi nhập thuần đạt7,399 triệu đồng/ha/năm, tiếp đến cây lúa mùa/thu đông thu nhập thuần là 7,163 triệu đồng/ha.Xét về diện tíchthì cây cà phê có diện tích lớn nhất, rồi đến cây tiêu, xét về góc độ chi phí ta thấy được rằng chi phí bỏ ra cho các cây trồng tỷ lệ thuận với GTSX của các loại cây đó. CPTG của cây tiêu cao nhất là 63,037 triệu/ha, tiếp đến là cây cà phê 34,609 triệu/ha, cây sầu riêng triệu/ha/năm, chi phí trong 1 năm tính trên 1 ha cho cây sầu riêng 14,773 triệu đồng, cây lúa mùa/thu đông là 13,501 triệu đồng/ha/năm, Cây lúa đông xuân là 12,568 triệu đồng/ha/năm cây ngô hè thu với tổng chi phí 7,392 triệu đồng, cây ngô đông xuân với chi phí phải bỏ ra/ha là 6,089 triệu đồng . Qua phân tích các số liệu điều tra ở trên thấy rằng thị xã Buôn Hồ vùng đât đỏ bazan màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng cây lâu năm, đạt hiệu quả kinh tế nhất là cây tiêu mang về nguồn thu nhập lớn nhất cho người nông dân, xếp thứ hai là cây cà phê cuối cùng là lúa vụ thu đông. Vì vậy chọn nhóm cây trồng lâu năm là ngành mũi nhọn của vùng. Tập trung đầu tư phát triển thành hàng hóa chủ lực, có lợi thế so sánh của vùng Buôn Hồ đã xác định rõ được cây trồng phù hợp với điều kiện,đặc điểm địa hình là trồng tiêu và cây cà phê. Vì vậy cần tập trung phát triển mạnh theo hướng nâng cao năng xuất, chất lượng các sản phẩm nông sản trên địa bàn. * Hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội Giải quyết lao động du thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách trong khi các ngành dịch vụ và công nghiệp chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho bà con nông dân. Theo kết quả điều tra nguồn lao động của các hộ nông nghiệp chủ yếu từ nguồn lao động gia đình số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp ở các hộ được phỏng vấn từ 2 đến 4 người nhưng đa số là 3 người. Tuy nhiên đối với những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có diện tích đất lớn thì việc sử dụng lao động gia đình không thể đáp ứng được nhất là những thời điểm có nhu cầu lao động cao. Đặc điểm rõ nét của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ cao nên rất cầnlao động trong thời điểm gieo trồng và thu hoạch. Do đó thường vào mùa vụ số lượng lao cần cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Bảng 3.11: Số công lao động của các kiểu sử dụng đất thị xã Buôn Hồ TT Kiểu sử dụng đất BQ Đoàn kết Ea Siên Ea Bang 1 Lúa đông xuân 102 89 103 115 2 Lúa mùa/thu đông 119 116 117 123 3 Ngô hè thu 64 60 67 64 4 Ngô thu đông 63 62 61 67 5 Cà phê 195 207 172 207 6 Tiêu 323 329 334 305 7 Sầu riêng 81 66 77 99 Tổng 913 929 931 880 Nguồn : Tổng hợp từ điều tra Ta thấy đa số các kiểu hình sử dụng đều thu hút một lượng lớn lao động tại địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, có thu nhập ổn định, nâng cao mức sống của người dân. Trong đó đáng chú ý là kiểu hình chuyên tiêu đã giải quyết nhiều công lao động bình quân là 323 công/ha/năm và phân bố đều trong năm. Cây Cà phê sử dụng 195 công lao động, chuyên cây sầu riêng thu hút nguồn lao động thấp nhất 81 công lao động/ha/năm. Nhìn chung các kiểu sử dụng đất trên địa bàn thị xã đều tạo ra công việc cho người dân, trong đó các cây công nghiệp lâu năm do phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của thị xã lại tạo được việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân góp phần ổn định xã hội. * Hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường do đó để cho quá trình sản xuất được bền vững ngoài vấn đề kinh tế -xã hội, chúng ta xem xét đến vấn đề môi trường. Một loại hình sử dụng đất được gọi là bền vững về mặt môi trường khi các hoạt động trong loại hình sử dụng đất không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và có khả năng cải thiện đất đai. Đánh giá được tính bền vững về mặt môi trường là một việc làm quan trọng, qua đó giúp ta biết được phương thức canh tác đã hợp lý hay chưa, vấn đề sử dụng đất có bất cập hay không? Và từ đó ta có thể hạn chế mức tối thiểu những tiêu cực của các kiểu sử dụng đất đó gây ra cho môi trường xung quanh. Bảng 3.12: Hệ số sử dụng đất nông nghiệp thị xã Buôn Hồ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Diện tích (ha) Hệ số (Lần) Diện tích (ha) Hệ số (Lần) Diện tích (ha) Hệ số (Lần) Diện tích (ha) Hệ số (Lần) Diện tích gieo trồng 28.157,63 1,17 28.101,48 1,14 28.471,93 1,13 29.188,18 1,16 Cây hàng năm 9.152,5 2,44 8.853,48 2,23 9.260,93 2,42 9.631,23 2,52 Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Buôn Hồ giai đoạn 2012 -2015 Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình sản xuất nông nghiệp của thị xã đã có những tiến bộ rõ nét. Người dân trên địa bàn thị xã đã biết áp dụng, tiếp cập nhiều giống cây trồng vật nuôi mới cho năng suất cao, đã chủ động xây dựng công thức luân canh tăng vụ phù hợp với điều kiện tiểu vùng khí hậu, loại đất, không chủ động về nước tưới, năng suất lúa đạt thấp thì xây dựng phương án cải tạo đất, chuyển đổi sang trồng cây trồng cạn có giá trị kinh tế như: Ngô, lạc, đậu tương... Người dân đã kết hợp phương thức canh tác hợp lý không làm suy thoái đất mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.Biết kết hợp những lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế nhằm sử dụng quỹ đất đạt hiệu quả. Ta thấy được hiệu quả sử dụng đất của thị xã qua các năm đều tăng lên cụ thể năm 2012 hệ số sử dụng đất cây hàng năm là 2,44 lần đến năm 2015 tăng lên 2,52 lần. Trong tương lai dân số càng tăng lên dẫn đến nhu cầu lương thực càng lớn. Do vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất là điều rất cần thiết. Việc tăng hệ số sử dụng đất không chỉ góp phần tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích mà ngành và các địa phương có thể xác định được khung thời vụ và hiệu quả kinh tế cho từng loại cây trồng, từng loại đất ở từng khu vực khác nhau; đồng thời chủ động trong công tác chuẩn bị về giống, phân bón cho sản xuất và xử lý kịp thời khi có điều kiện thời tiết bất thường xảy ra; tạo ra chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp giúp người dân ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo 3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thị xã Buôn Hồ Tổng hợp số liệu điều tra các hộ kinh tế năm 2015 của 120 hộ của 3 xã Ea siên, Ea Blang và Phường Đoàn Kết như sau: a)Về Nhân Khẩu: Bình quân nhân khẩu / Hộ là 4,1 người, Bình quân lao động chính/ hộ là 2,9 người, trong đó xã Ea Siên là xã có nhân khẩu lớn nhất chiếm 5,1 nhân khẩu/ hộ, cùng với đó là 3,4 lao động/hộ. b) Về trình độ của người lao động trong hộ: trình độ văn hóa : Tỉ lệ mù chữ là 4,1%, Tiểu học chiếm 30%, Trung học cơ sở 30%, Trung học phổ thông chỉ chiếm 21,6% tổng số lao động. Trình độ chuyên môn sơ cấp chiếm 10%, Trung cấp, cao đẳng chiếm 11,6 % chủ yếu là giáo viên và công chức trong xã phường. Lao động phi nông nghiệp là 13,1%, lao động có nghề phụ chiếm 11,6%. Bảng 3.13: Tổng hợp tình hình nhân khẩu, lao động, và trình độ hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT BQ chung Đoàn kết Ea Siên EaBlang 1. Nhân khẩu Người 4,1 2,5 5,1 4,8 2. Lao động Người 2,9 2,8 3,4 2,6 3. Trình độ văn hóa -Mù chữ % 3,3 2,5 5 2,5 - Tiểu học % 30 20 32,5 37,5 - THCS % 30 25 22,5 37,5 - THPT % 22,5 22,5 22,5 22,5 4. Trình độ chuyên môn - Sơ cấp % 10 15 5 10 - Trung cấp, cao đẳng, đại học % 11,6 15 7,5 12,5 5. Lao động phi NN % 13,1 16 15 8,3 6. Lao động có nghề phụ % 11,6 18,7 12,5 3,8 Nguồn: Tổng hợp từ điều tra Hiện nay nhiều lao động trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đặc biệt là các lao động trẻ đã chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp, do đó lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang có xu hướng giảm. Thị xã cần quan tâm hơn nữa vào lĩnh vực giáo dục để đào tạo nâng cao chất lượng cho người lao động, nâng cao dân trí nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Bảng 3.14: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp Chỉ tiêu ĐVT BQ chung Đoàn kết Ea Siên Ea Blang Thiếu đất sản xuất % 9,2 7,5 10 10 Nguồn nước tưới % 21,6 20 22,5 22,5 Vốn sản xuất % 25 17,5 30 27,5 Thị trường tiêu thụ % 44,4 37,5 50 47,5 Kĩ thuật sản xuất % 22,5 20 25 22,5 Giá vật tư % 21,7 15 27,5 22,5 Thiếu lao động % 19,2 30 7,5 20 Cơ chế chính sách % 19,2 15 20 22,5 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Qua kết quả điều tra và những khó khăn trong sản xuất của hộ gia đình, cùng ý kiến của lãnh đạo địa phương đã xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa thị xã Buôn Hồ như sau: Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, giá cả nông sản đầu ra và giá vật tư đầu vào đang là vấn đề mà nông dân quan tâm.Giá vật tư đầu vào liên tục tăng, giá cả và thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định làm ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của người dân. Vì vậy, để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa thì yếu tố thị trường là yếu tố quan trọng nhất và có tính chất quyết định đến việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất với cây trồng hàng hóa của hộ nông dân. Cùng với đó, các thể chế chính sách như: kinh tế, đất đai, các chính sách hỗ trợ... cũng góp phần không nhỏ trong sự thành công của sản xuất nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao. Trình độ của người lao động, cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên Hiệu quả kinh tế của cây trồng ở các vùng khác nhau thì có hiệu quả kinh tế khác nhau.Hầu hết các cây trồng trong huyện đều có hiệu quả kinh tế khác nhau giữa các vùng.Điều đó chứng tỏ điều kiện tự nhiên có mối quan hệ mật thiết đến sự sinh trưởng phát triến của cây trồng.Việc bố trí cây trồng phù hợp trên mỗi chất đất, mỗi vùng nhằm phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên là rất quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa.Mặt khác, việc bố trí phù hợp cây trồng với điều kiện tự nhiên sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất và môi trường. * Nhóm yếu tố về kinh tế kỹ thuật Các biện pháp kỹ thuật của con người tác động vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp. Đây là những tác động có sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất.Qua khảo sát các hộ điều tra các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng 22,5% đến hiệu quả sử dụng đất. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo chiều sâu và sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. 3.3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu qủasử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa tại thị xã Buôn Hồ 3.3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Qua các điều kiện cụ thể của thị xã trong giai đoạn 2016 -2020 để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa cây trồng hàng hóa chủ lực của thị xã sẽ là cây công nghiệp lâu năm chủ lực là cây cà phê, đến cây tiêu,cây ngô cho giá trị thấp nhất .Cây lúa đóng vai trò đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp như cầu thực phẩm cho người dân trong tòan thị xã và cho chăn nuôi. Cơ sở xây dựng kế hoạch sử dụng đất thị xã Buôn Hồ giai đoạn 2016 –2020 là căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất thị xã Buôn Hồ thời kì 2010-2020. Ngoài ra còn dựa vào các cơ sở sau: - Tình hình thực tế điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thị xã Buôn Hồ - Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của Thị xã; - Tiềm năng đất đai của Thị xã; - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Buôn Hồ năm 2016; - Chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, Thị xã. Bảng 3.15: Bảng kế hoạch sử dụng đất thị xã Buôn Hồ năm 2016 STT Các kiểu sử dụng 2016 1 Lúa đông xuân 586,39 2 Lúa mùa/thu đông 1.587,12 3 Ngô Hè thu 6.804,45 4 Ngô thu đông 6,804,45 5 Cà phê 15.591,49 6 Tiêu 2.195,59 7 Sầu riêng 111,75 - Đất trồng lúa:Trong năm 2016, về cơ bản vẫn canh tác trên diện tích đang sản xuất, cần giữ và bảo vệ đất trồng lúa. Tuy nhiên, trong năm 2016 diện tích trồng lúa sẽ là 1.587,12 giảm 8,89 ha Điều kiện mở rộng đất lúa rất ít, khả năng chuyển đổi trồng cây trồng cạn hàng năm sang rất hạn chế. Diện tích đất lúa có chiều hướng giảm dần do chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây màu, cây thức ăn gia súc và chuyển sang đất phi nông nghiệp. - Đất trồng ngô hiện tại có 6.809,45ha, trong năm 2016 diện tích đất trồng ngô sẽ là 6.804,45ha, giảm 5ha do giá cả thị trường vài năm trở lại đây thấp nên người dân chuyển đổi sang trồng cây nghệ, cây công nghiệp lâu năm như cà phê, tiêu. - Diện tích đất trồng cà phê tăng 3,1ha do chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm sang. - Diện tích cây tiêu năm 2016 là 2.195,59 ha tăng 7,29ha, giá cả vài năm nay tăng cao mang lại thu nhập lớn cho bà con nông dân nên diện tích đất trồng tiêu tăng nhanh, nhiều nhất trong cơ cấu cây trồng. - Diện tích đất trồng sầu riêng năm 2016 là 111,75ha tăng 3,5 ha. Đất sản xuất nông nghiệp đã và đang góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân tạo nên bộ mặt mới cho thị xã Buôn Hồ. Trong những năm tới, phân bổ, bố trí đất sản xuất nông nghiệp như thế nào cho hợp lý và hiệu quả là vấn đề không hề đơn giản đối với các cấp lãnh đạo của Thị xã. Để định hình một nền nông nghiệp hàng hóa, bền vững và bảo vệ môi trường xã đã đề ra phương hướng và mục tiêu quản lý đất nông nghiệp trong thời gian tới. Thứ nhất, thị xã chỉ đạo phát triển kinh tế chuyển dịch cơ cấu cơ bản là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Thị xã đầu tư phát triển nông nghiệp theo các vùng sản xuất chuyên canh lúa, ngô,cà phê. Đó là hướng đi hoàn toàn hợp lý đòi hỏi thi xã phải bố trí sử dụng diện tích đất nông nghiệp như thế nào cho từng xã, từng thôn, buôn cho phù hợp. Thứ hai, xã tập trung xây dựng hồ sơ địa chính số trong đó quan tâm đến hệ thống bản đồ số. Khi hệ thống hồ sơ địa chính được số hóa sẽ giảm bớt được rất nhiều khâu trong lưu trữ tài liệu và tra cứu thông tin địa chính. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước về đất đai sẽ được cải thiện đáng kể. Thứ ba, mục tiêu của thị xã là tích cực giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo liên quan đến đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã. Thị xã sẽ bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn cao thụ lý các loại đơn thư của nhân dân để giải quyết nhanh nhất vần đề rắc rối này. Qua đó làm ổn định tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cũng như tình hình an ninh xã hội trên địa bàn. Khi giải quyết được một cách triệt để khiếu kiện của nhân dân xã cũng gián tiếp đẩy nhanh được quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, thu hồi đất sản xuất nông nghiệp Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của thị xã và các định hướng phát triển nông nghiệp các vùng chuyên canh của thị xã được định hướng và quy hoạch đến năm 2020 cụ thể như sau: Phát triển  hài hòa giữa các ngành  trồng  trọt,  chăn nuôi và thủy sản. Tiếp tục chuyển  dịch cơ cấu cây trồng,  vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là 25.302,83 ha. Đến năm 2020 sẽ chuyển sang đất phi nông nghiệp để sử dụng vào các mục đích khác nhau là 491,71 ha. Do dân số ngày càng tăng, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu đất ở, công trình sự nghiệp, đất có mục đích công cộng,Tăng lên làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm đi, diện tích đến năm 2020 là 24.626,52 ha. Diện tích giảm đi là 491,71 ha. Trong đó: Về trồng trọt: Các cây trồng chủ yếu của thị xã vẫn là các cây công nghiệp lâu năm có giá trị hàn hóa xuất khẩu như: Cây cà phê, hồ tiêu,cao su, cay sầu riêng,.. cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như cây: lương thực chủ yếu như lúa, ngô lai, rau đậu,.. cụ thể: - Đất trồng lúa năm 2015 có diện tích là 1.517,13 ha. Dự báo đến năm 2020 đất trồng lúa có diện tích là 1.525,92 ha, trong đó có 715,55 ha là đất chuyên trồng lúa nước, tăng 8,79 ha. Diện tích đất tăng do 2,6 ha đất trồng cây hàng năm khác chuyển qua. - Đất trồng cây hàng năm năm khác năm hiện trạng có diện tích 2.305,34 ha. Dự báo đến năm 2020 có diện tích là 2.246,08 ha, giảm 59,26 ha. Nguyên nhân do công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nên một phần đất nông nghiệp chuyển qua đất ở, đất thương mại, dịch vụ, qua đất sinh hoạt công cộng. - Năm 2015 đất trồng cây lâu năm có có diện tích là 21.300,63 ha. Dự báo đến năm 2020 có diện tích là 20.865,25 ha, giảm 435,38 ha. Nguyên nhân là do chuyển 1,5 ha qua đất an ninh; 4,35 ha qua đất cụm công nghiệp; 35,23 ha qua đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; 250,12 ha qua đất giao thông... Trong đó có 3,45 ha đất núi đá không có rừng cây chuyển qua đất trồng cây lâu năm. Về lâm nghiệp có kế hoạch bảo vệ và khai thác rừng hợp  lý, bảo đảm tái sinh rừng, khai thác rừng gắn với việc  trồng  rừng,  bảo đảm thực  hiện  mục  tiêu về độ che phủ của rừng.Hiện trạng đất trồng rừng sản xuất có diện tích là 40,96 ha. Dự báo đến năm 2020 có diện tích là 38,64 ha, giảm 2,32 ha. Huy động mọi nguồn  lực tăng cường  đầu tư cho thủy lợi nhằm nâng cao năng  lực tưới, bảo đảm nước cho sản xuất nông nghiệp, trước hết cho cây  cà phê  và các cây trồng  chủ lực của tỉnh. Trước  mắt củng cố và nâng cấp các công trình thủy lợi đã có nhằm  phát  huy tối đa công suất xây dựng.  Phối hợp  tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư xây dựng  đúng tiến độ các công trình thủy lợi và các hệ thống  kênh  mương lớn của thị xã. Dành một nguồn vốn đáng kể và huy động trong dân đầu tư xây dựng  các công trình thủy lợi nhỏ và vừa.  Hoàn  chỉnh mạng  lưới kênh mương dẫn nước cho một số công  trình đầu mối. Đến năm 2020 bảo đảm đủ nước tưới cho 90% diện tích cây trồng  có nhu cầu tưới. Về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: đầu tư phát triển ngành  chăn  nuôi,  thủy sản để trở thành  ngành kinh tế hàng  hóa.  Tăng  tỷ trọng  ngành chăn nuôi, thủy sản trong cơ cấu nông, lâm nghiệp,  góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp – nông thôn. Dự báo đến năm 2020 đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích không thay đổi, là 130,67 ha. Năm 2020 diện tích đất nông nghiệp còn lại vẫn là 8,04 ha. 3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 3.3.2.1.Giải pháp về sử dụng đất nông nghiệp a) Giải pháp về quy hoạch và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển xây dựng nông thôn mớiđã có những bước chuyển biến tích cực, hiệu quả sử dụng đất ngày càng được nâng cao, tận dụng được tiềm năng sẵn có của địa phương. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020 của thị xã Buôn Hồ được xây dựng trên cơ sở tổng hợp nhu cầu sử dụng đất từ cấp xã, huyện, các dự án đầu tư và cân đối phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của địa phương. Vì vậy mức độ chi tiết đảm bảo theo yêu cầu và cụ thể theo từng công trình, từng loại đất. Do được tổng hợp đầy đủ thông tin từ các cấp, các ngành, đồng thời cân đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội , nên hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương cụ thể: - Phương án điều chỉnh quy hoạch cần được công bố công khai cho toàn thể nhân dân thị xã biết. - Ưu tiên tập trung nguồn vốn đầu tư để thị xã nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đô thị, khu du lịch, mạng lưới giao thông, hệ thống thuỷ lợi. - Phân cấp cho phép thị xã phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản ở các điểm mỏ trên địa bàn thị xã để trên cơ sở đó triển khai quy hoạch xây dựng các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản đảm bảo không ảnh hướng đến môi trường sinh thái và cảnh quan. - Đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Việc tái cơ cấu nền nông nghiệp cần tập trung mạnh vào tái cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công trong nông nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi cho hình thành có hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương; tiếp tục tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng; nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ; Đa dạng hóa thị trường, cả thị trường trong nước và xuất khẩu; đầu tư phát triển nhân lực trong nông nghiệp.  b)Chính sách đất đai Để tạo điêu kiện cho kinh tế hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa, sử dụng đất một cách hiệu an toàn và hiệu quả nhất, người nông dân yên tâm vào sản xuất lâu dài, đầu tư sản xuất theo chiều sâu thì nhà nước cần khẩn trương cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho người nông dân. Tạo khung pháp lý cho thị trường đất nông nghiệp hoạt động lành mạnh để quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra thuận lợi. Thực hiện Nghị định số 64/CP, Nghị định số 163/CP và Nghị định số 85/NĐ-CP về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp. Việc giao đất ổn định lâu dài cho các đối tượng sử dụng đất nhằm nâng cao quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tạo điều kiện cho các đối tượng sử dụng đất yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với người dân ở khu vực vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người càn có chính sách bảo đảm đất nông lâm, ngư nghiệp phù hợp với pháp luật và điều kiện của từng vùng từng dân tộc. Cần có chế độ quản lý để họ giữ được đất và ổn định cuộc sống.Khi được giao đất phải hướng dẫn người dân sử dụng đất hiệu quả và ổn định làm giàu trên đất được giao, tránh tình trạng giao đất xong phó mặc cho người dân tự xoay sở. Đối với đồng bào dân tộc ít người thì định canh thâm cnah trên ruộng đất của mình là điều hoàn toàn mới lạ, do vậy cần phải có chính sách hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ hướng dẫn sản xuất và đầu tư cải tạo đồng ruộng. Tăng cường các biện pháp thúc đẩy tích tụ và tập trung ruộng đất trong nông nghiệp, sự chỉ đạo dồn điền đổi thửa cho nông dân phải gắn liền với việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nông dân an tâm vào dầu tư sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp để tăng hiệu quả sử dụng đất. Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách đất đai để đầu cơ trục lợi. Khuyến khích mở rộng diện tích, phát triển trang trại ở nhiều nơi chưa sử dụng. Thị xã cần xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng toàn bộ diện tích đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đến năm 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện phát triển kinh tế xã hội để định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình; Xác định sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa, xã hội giúp người dân tận dụng khai thác có hiệu quả các nguồn lực. 3.3.2.2 Giải pháp về sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa a) Giải pháp về thị trường Khó khăn lớn nhất đặt ra với người dân chính là nông sản hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ ở đâu? Khi mà sản xuất nông nghiệp đang dần chuyến sang sản xuất hàng hóa: -Trước tiên người dân cần duy trì và nâng cao mức độ an toàn thực phẩm, sản xuất sản phẩm sạch, duy trì được chất lượng sản phẩm tốt để quá trình tiêu thụ sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. - Nhà nước cần có các chính sách trợ giá hợp lý nhằm hạn chế bớt khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, người dân có thể yên tâm chủ động phát triển sản xuất đầu tư vào nông nghiệp tạo ra nhiều hàng hóa nông sản phẩm cung cấp ra thị trường. - Nhờ cácđiều kiện thuận lợi của thị xã Buôn Hồ xây dựng được hệ thống thị trường tiêu thụ ổn định,cần phải quy hoạch phát triến các hộ nông dân làm dịch vụ tiêu thụ hàng hóa nông sản, hình thành các trung tâm thương mại ở khu trung tâm xã, phường tạo ra môi trường giao lưu hàng hóa thuận lợi tập trung. - Dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng có nhiệm vụ cung cấp thông tin thị trường cho người dân, mở rộng thị trường trong và ngoài vùng kể cả xuất khẩu đi nước ngòi các hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ tìm đối tác tham gia liên kết vào các kênh sản xuất, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm trên các kênh thông tin truyền thông, lập webside cho những sản phâm hàng hóa trên internet. b )Giải pháp về thu hút vốn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp Trong quá trình phát triển nền nông nghiệp nước ta nói chung và thị xã Buôn Hồ nói riêng cho th ấy: Do thiếu vốn nên hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp, nhất là thủy nông xuống cấp,không có vốn để cải tạo đất nông nghiệp, không đáp ứng được yêu cầu thâm canh cao và phát triển bền vững. Trong những năm tới để tăng cường đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn nhà nước cần: - Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và đa dạng hóa các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thủy lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để đảm bảo an toàn về nước. Củng cố hệ thống hồ đập, kè ven sông, nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống báo lụt và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường. - Tiếp tục đầu tư phát triển gia thông nông thôn, bảo đảm các xã đều có đường ô tô tới trung tâm, từng bước phát triển đường ô tô tới thôn bản. - Có chính sách khuyến khích huy động vốn trong nhân dân, vốn của các thành phần kinh tế đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa không chỉ xuất bán trong nước còn vươn ra cả thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản, nông dân được vay vốn ưu đãi theo quy định của chính phủ với lãi xuấtưu đãi để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Cần cónhững chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hỗ trợ vùng khó khăn như chính sách trợ giá, thuốc BVTV, phân bón,.. c) Giải pháp về nguồn nhân lực Cần quan tâm đầu tư ngân sách vào lĩnh vực giáo dục để đào tạo nâng co chất lượng cho người lao động. Chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở dạy nghề, trang thiết bị dạy và học phù hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến,tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng nản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kiến thức kinh tế thị trường cho nông dân, xây dựng phổ biến các mô hình sản xuất hàng hóa có hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng để nông dân có thể làm theo. Thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp. Có chính sách thu hút các sinh viên đại học vừa tốt nghiệp về công tác tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn.Đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn có tính chuyên nghiệp cao. Đi đôi với với đào tạo bồi dưỡng, phải bố trí sử dụng tốt, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng nguồn nhân lực đã được đào tạo phát huy đầy đủ khả năng, sở trường, tính sáng tạo của họ để làm ra những sản phẩm có năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. d) Giải pháp về khoa học công nghệ và kỹ thuật Bố trí đủ điều kiện vật chất, từng bước ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong việc lập và giám sát, tổ chức thực hiện quy hoạch. Tăng cường công tác điều tra cơ bản, nâng cao chất lượng công tác dự báo, sự tham gia phản biện khoa học trong và ngoài ngành nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Củng cố và nâng cao hệ thống thông tin về đất đai, ứng dụng công nghệ viễn thám trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và hội nhập quốc tế. e) Một số giải pháp khác. Phát triến hệ thống luân canh tiến bộ chính là việc xác định tốt các hệ thống phụ gồm hệ thống giống cây trồng, phân bón, hệ thống các biện pháp khác như thời vụ, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, điều đó có quan hệ chặt chẽ với đầu tư thâm canh và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các nội dung cụ thế là: tăng cường sử dụng giống cây mới, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu thổ nhưỡng và mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sản xuất phải đảm bảo về bảo vệ môi trường và đảm bảo sử dụng đất theo hướng bền vững, tăng cường bón phân hợp lý, cân đối và phòng trừ sâu bệnh đúng cách, đúng quy trình. Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triến sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, giao thông.Thủy lợi là biện pháp hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất. Hướng chủ yếu của thị xã là cứng hóa hệ thống mương tưới tiêu đảm bảo việc cung cấp nhu cầu nước cho sản xuất. Ưu tiên xây dựng các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu tại các vùng nông nghiệp. Khuyến khích sử dụng công nghệ và sản phẩm sạch trong hoạt động kinh doanh nông sản phẩm. Tóm tắt chương Trong những năm qua việc sử dụng đất nông nghiệp đã có những bước phát triển, đã khai thác tối đa, tận dụng các nguồn lực, trồng xen canh tránh lãng phí đât, nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tuy nhiên việc sử dụng đất chưa có quy hoạch tùng vùng, sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, nên chất lượng giá thành các nông sản phẩm chưa được nâng cao, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế, thiếu vốn sản xuất, các chính sách trong nông nghiệp chưa phát huy hiệu quả cao. Vì vậy để phát triển nông nghiệp cũng như sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả thì thị xã Buôn Hồ trong thời gian tới cần có những giải pháp, các chính sách cần thiết, phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất hai nhóm giải pháp : Sử dụng đất nông nghiệp và nhóm giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thị xã Buôn Hồ nằm trên trục hành lang kinh tế - đô thị - quốc gia đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14), tiếp cận trục hành lang kinh tế - đô thị - quốc gia - quốc tế: Quốc lộ 26 và Quốc lộ 29. Thị xã Buôn Hồ cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km, được xác định là trung tâm kinh tế, xã hội, đô thị của vùng Tây Nguyên tạo thuận lợi trong giao lưu, nhận được sự tác động lan tỏa của thành phố Buôn Ma Thuột.Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, phân bố đều, chất lượng khá. Sủ dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đã và đang phát triển trên khắp các vùng của địa bàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân. Kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây trồng trên địa bàn thị xã cho thấy cây tiêu cho hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị sản xuất đạt 239 triệu đồng/năm/ha và thu nhập là 127 triệu đông/hộ /năm, đến cây cà phê với giá trị sản xuất là thu nhập là 109triệu đồng/năm/ha mang lại thu nhập cho nông hộkhoảng 45 triệu đồng/năm. Tiếp đến là Cây sầu riêng với thu nhập khoảng 13 triệu đồng /ha/năm. Đến lần lượt là các cây trồng hàng năm cây ngô hè thu với GTSX khỏang 24 triệu đồng/năm ha mang lại thu nhập hơn 7 triệu đồng, cây lúa mùa/thu đông mang lại thu nhập khoảng 7 triệu đồng/năm, cây ngô vụ thu đông khoảng 5 triệu đồng/năm, cuối cùng là cây lúa trồng vụ đông xuân là 4,8 triệu đồng/năm. Sử dụng đất nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hóa giải quyết được công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả cây trồng. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, kinh tế tổ chức ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân. Đến năm 2020 diện tích đất chuyên lúa là 1.525,92 ha tập trung tại các xã như Ea Siên, Ea Blang, diện tích trồng cây màu là 2.246,08 ha giảm 59,26 ha, diện tích trồng cây công nghiệp là 20.865,25 ha giảm 435,38 ha. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất, trong những năm tới thị xã cần tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường công tác phát triển thị trường, mở rộng các kênh phân phối nông sản, đầu tư nhiều hơn nữa vào công nghệ kĩ thuật và tăng cường hỗ trợ về kĩ thuật sản xuất nông sản an toàn cho người dân. 2.Kiến nghị 2.1. Đối với các cấp chính quyền Để có thể đưa ra được định hướng phát triển nông nghiệp phù hợp xu hướng phát triển và tiềm lực của địa phương cần có sự tham gia của các ban ngành, các cơ quan liên quan đến lĩnh vực này. Sự kết hợp đồng bộ này sẽ tạo điều kiện nông nghiệp phát triển lên tầm cao mới. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản, quy định của pháp luật trong quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế hộ nông dân và nông nghiệp hóa nông thôn. Ban hành các chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp: Đa dạng hóa các hình thức khuyến nông; hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp.Tiếp tục phát triển kinh tế hộ lên một bước mới theo hướng phát triển kinh tế trang trại, gia trại sản xuất quy mô lớn. Hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa, các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Tăng hợp lý tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn. Trước hết tập trung đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (đường, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm xá...) ở nông thôn, chú ý các vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Cung cấp thông tin kịp thời về thông tin thị trường giá cả để người nông dân có kế hoạch trong việc sản xuất hàng hóa. Đồng thời cần phải hướng dẫn và giúp đỡ tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân. Địa phương cần định hướng và chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điệu kiện của từng vùng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hàng hóa cho các hộ nông dân. 2.2. Đối với hộ nông dân Cần phải xác định rõ mục tiêu, định hướng, phương thức sản xuất kinh doanh của hộ mình, phát huy những lợi thế của gia đình.Kịp thời nắm bắt tín hiệu thị trường để có hướng sản xuất hiệu quả. Tận dụng và khai thác hiệu quả diện tích đất canh tác bằng việc cải tạo dinh dưỡng đất, nếu còn đất bỏ hoang cần phải khai thác triệt để, loại bỏ những cây trồng vật nuôi kém hiệu quả, đầu tư thâm canh, tăng năng suất chất lượng sản phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, dẫn từ website: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5t_n%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p. Lưỡng Ngọc Cư (2010), “ Phát triển bền vững với kinh tế xanh làm trụ cột nông nghiệp và sự lựa chọn của tỉnh Đắk Lak”, Tạp chí cộng sản, số (810), tháng 04 năm 2010. Hoàng Quốc Cường(2009), giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Yên Bái. Hà Thị Thanh Bình (2000), Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 3. Đỗ Nguyên Hải, Đánh giá khả năng sử dụng đất và hướng sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Lê Văn Hải (2006), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây , NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Đức Mạnh (năm 2011), Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1998. Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Trí Thông (2010), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất sử dụng theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Vũ Thị Phương Thụy (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Đỗ Thị Tám (2001). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Vũ Thị Thanh Tâm (2007), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo hướngsản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện Kiến Thuỵ - thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Duy Tính (1995),Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Vũ Thị Ngọc Trân (1996), Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa ở vùng ĐBSH - kết quả nghiên cứu khoa học thời kỳ 1986 - 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 216 - 226. Phạm Thị Trúc (2012), Đánh giá hiện trạng và đề xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững tại thĩ xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp của, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Quyết định số 89/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triểnbền vững Quyết định số 124/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Nguyễn Văn Luật (2005), Sản xuất cây trồng hiệu quả cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Luật đất đai Việt Nam 2013 - NXB Chính trị quốc gia Nguyễn thị vòng và các Cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu cấp Tổng cục, Hà Nội. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiêp Việt Nam (2004), nghiên cứu các luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội, tháng 12, năm 2004. PH Ụ L ỤC 01: Bảng 2.1: Thống kê các loại đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Theo phân loại Việt Nam Tương đương theo FAO/WRB I. Đất đỏ 26.481,1 93,72 1. Đất nâu đỏ trên đá Bazan (Reddish - brownn soils on bazalts) Rhodic-Vertic/Acric Ferrasols Fk 25.251,1 89,31 2. Đất nâu vàng trên đá bazan (Reddish-yellow soils on basalts) Xanthic-Vertic/Acric Ferrasols Fu 189,3 0,67 3. Đất vàng đỏ trên đá Granit (Reddish-yellow soils on Granit) Hapli-Epi/Endoskeletic Fa 84,8 0,30 4. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Yellowish-red soils on claystones) Chromi-Endoskeletic Aricsols Fs 771,4 2,73 5. Đất vàng nhạt trên đá cát (Light yellow soils on sandstones) Hsapli-Episkeletic Aricsols Fq 138,5 0,49 II. Đất đen 768,6 2,72 1. Đất nâu thẫm trên đá bazan (Darkish-brown on weathered aterrials Of bazalts) Chromic Luvisols Ru 768,6 2,72 III. Đất dốc tụ 353,2 1,25 1. Đất dốc tụ (Colluvial soils) Umbric/Humic Gleysols D 353 1,25 IV. Nhóm đất xám 62,2 0,22 1.Đất xám bạc màu trên đá cát (Degraded gray soil on sandstone) Mollic Andosols Xa 62,2 0,22 V. Đất phù sa 28,3 0,1 1. Đất phù sa ngòi suối (Stream alluvial soils) Hapli-Dystric/Gleyic Fuvisols Py 28,3 0,1 VI. Sông suối, ao hồ 562,3 2,21 TỔNG 28.255,58 100 02: Hình ảnh Mã phiếu ................... PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN Thị xã :Buôn Hồ Xã: Thôn: 1. Họ tên chủ hộ: Tuổi:. Dân tộc: Giới tính: Trình độ: 2. Loại hộ: Giàu ( ); Trung bình ( ); Nghèo ( ) PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ (tính số người thường trú) 1.1. Số nhân khẩu: người. 1.2. Số người trong độ tuổi lao động: người. 1.2. Số lao động nông nghiệp: người. PHẦN II: NGUỒN THU CỦA HỘ 2.1. Nguồn thu lớn nhất của hộ trong năm qua: - Nông nghiệp ( ); - Nguồn thu khác ( ) 2.2. Nguồn thu lớn nhất của hộ từ nông nghiệp trong năm qua: - Trồng trọt cây hàng năm ( );- Chăn nuôi ( ); - NTTS ( );- Cây lâu năm ( ); 2.3. Ngành sản xuất chính của hộ: - Ngành nông nghiệp ( ); - Ngành khác ( ); 2.4. Sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp: - Trồng trọt cây hàng năm ( );- Chăn nuôi ( ); - NTTS ( );- Cây lâu năm ( ); PHẦN III: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ 3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ - Tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ: m2, bao gồm mấy mảnh: thửa. - Đặc điểm từng mảnh: TT mảnh Diện tích (m2) Tình trạng mảnh đất Địa hình tương đối Hình thức canh tác Thửa 1 Thửa 2 Thửa 3 3.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất 1. Kết quả sản xuất Hạng mục ĐVT Cây trồng Cây cà phê Cây cao su Ngô - Diện tích m2 - Năng suất Kg/sào - Sản lượng Kg 2. Chi phí a. Chi phí vật chất - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Giống cây trồng - Mua ngoài 1000đ - Tự sản xuất 2. Phân bón - Phân hữu cơ 1000đ - Phân vô cơ 1000đ + Đạm 1000đ + Lân 1000đ + Kali 1000đ + NPK 1000đ + Phân tổng hợp khác 1000đ + Vôi 1000đ 3. Mức đầu tư thuốc BVTV, thuốc thú y 1000đ b. Chi phí lao động - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. C.phí lao động thuê ngoài 1000đ - Cày, bừa, làm đất 1000đ - Gieo cấy (thả) 1000đ - Chăm sóc 1000đ - Bón phân 1000đ - Phun thuốc 1000đ - Thu hoạch 1000đ - Vận chuyển 1000đ - Phơi sấy 1000đ - Chi phí thuê ngoài khác 1000đ 2. Chi phí lao động tự làm Công - Cày, bừa, làm đất - Gieo cấy (thả) - Chăm sóc - Bón phân - Phun thuốc - Thu hoạch - Vận chuyển - Phơi sấy - Chi phí thuê ngoài khác c. Chi phí khác - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục ĐVT Cây trồng - Thuỷ lợi phí 1000đ - Dịch vụ BVTV 1000đ 3. Tiêu thụ Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Gia định sử dụng 2. Lượng bán - Số lượng - Giá bán - Nơi bán - Bán cho đối tượng - Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5) - Bán cho đối tượng: (Các tố chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượng khác = 3) 3.3. Nguồn cung cấp thông tin, thị trường phục vụ sản xuất nông nghiệp 1. Thị trường mua, trao đổi giống, vật tư phục vụ sản xuất của hộ Trong những năm qua hộ ông/ bà có mua vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp X Mua của đối tượng nào? - Các tổ chức = 1 - Tư thương = 2 - Đối tượng khác = 3 Nơi mua chủ yếu - Trong xã = 1 - Xã khác trong huyện = 2 - Huyện khác trong tỉnh = 3 - Tỉnh khác = 4 1. Giống cây trồng 2. Thuốc phòng trừ bệnh cho cây trồng 3. Phân bón hoá học các loại 4. Giống vật nuôi 5. Thuốc thú y 2. Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như thế nào? Thuận lợi ( ); Thất thường ( ); Khó khăn ( ); 3. Ông (bà) thường nhận các kiến thức, kỹ năng, phương pháp kỹ thuật sản xuất nông nghiệp từ đâu? - Từ gia đình, họ hàng ( ); - Từ các khóa học trong xã( ); - Từ các nông dân điển hình( ); - Từ HTX nông nghiệp( ); - Từ các tổ chức, cá nhân trong xã( ); - Từ các tổ chức, cá nhân ngoài xã( ); - Các nơi khác (xin ông (bà) cho biết cụ thể) 4. Xin ông (bà) cho biết những khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp hàng hoá của gia đình và mức độ của nó TT Loại khó khăn Mức độ khó khăn (a) Ông (bà) có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá SP đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin về thị trường 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại... 14 Khác (ghi rõ) Mức độ: 1= Khó khăn rất cao; 2= Khó khăn cao; 3= Khó khăn trung bình; 4= Khó khăn thấp; 5= Khó khăn rất thấp. 5. Xin ông (bà) cho biết các chính sách hỗ trợ mà gia đình ông (bà) nhận được từ chính quyền Nhà nước và địa phương. (Chính sách liên quan đến quyền sử dụng đất, vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ về kỹ thuật, thị trường.) Các chính sách, hỗ trợ Thuộc Nhà nước Thuộc địa phương Vay vốn phát triển sản xuất Mở lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất - Xin ông (bà) cho biết lợi ích của các chính sách và hỗ trợ đó đối với gia đình ông (bà) trong quá trình sản xuất nông nghiệp: Rất tốt( ); Tốt( ); Trung bình( ); Chưa tốt( ). PHẦN IV: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 4.1. Theo ông/ bà việc phát triển nông nghiệp hiện tại có phù hợp với điều kiện của vùng không? - Phù hợp ( );- Ít phù hợp ( ); - Không phù hợp ( ); 4.2. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp như hiện nay có ảnh hưởng tới môi trường không? - Ảnh hưởng tốt ( );- Không ảnh hưởng ( ); - Ảnh hưởng ít ( ); - Ảnh hưởng nhiều ( ). 4.4. Hộ ông/ bà có ý định chuyển đổitrong sản xuất nông nghiệp không? - Không( ); Vì sao?:............................................................................................ - Có ( ):Chuyển sang sản xuất gì?.. Vì sao?: Ngày tháng07năm2016 Điều tra viên Chủ hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_duong_thi_thanh_thuy_final_0556.docx
Luận văn liên quan