Luận văn Sử dụng mô hình hồi quy để ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Quốc tế- VIBank

Quá trình phân tích và đánh giá cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam - VIBank phát triển mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng. Mặc dù hoạt động cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng lớn xong mức độ rủi ro vẫn ở trạng thái an toàn và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên Ngân hàng VIbank cần phải đề phòng các biến động kinh tế xảy ra. Và từ đó có biện pháp phòng tránh rủi ro kịp thời.

pdf64 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3529 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng mô hình hồi quy để ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Quốc tế- VIBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất: Ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ tuần hoàn chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn. Do đó, nhiều Ngân hàng phải đối mặt với sự không trùng khớp về thời hạn đến hạn 30 giữa tài sản có và tài sản nợ. Thực tế là Ngân hàng thường có một tỉ lệ đáng kể tài sản nợ, có đặc điển là phải được hoàn trả tức thời nếu người gửi có nhu cầu, như tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn có thể rút trước thời hạn, tài khoản NOW… do đó Ngân hàng luôn phải sẵn sàng thanh khoản. Nguyên nhân thứ hai: Sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi lãi suất. Khi lãi suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tiềm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao hơn. Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất thấp đã thoả thuận. Như vậy thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của Ngân hàng. Ngoài ra lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thị giá của các tài sản mà Ngân hàng đem bán để tăng thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ của Ngân hàng. Nguyên nhân thứ ba: Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm sói mòn niền tin của dân chúng vào Ngân hàng. Nếu như vào một buổi sáng các quầy chi trả tiền hay các máy trả tiền tự động của Ngân hàng đóng cửa với lí do là thiếu tiền mặt tạm thời, và không thể thanh toán các tờ séc chuyển đến cũng như những khoản tiền gửi đến hạn thì Ngân hàng đó đứng trước nguy cơ phá sản và nếu có vực lại được thì một phần nào đó cũng giảm bớt lòng tin gửi tiền của khách hàng. Một trong những việc quan trọng đối với nhà quản lí Ngân hàng là luôn liên hệ chặt chẽ với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn và những khách hàng đang còn hạn mức tín dụng lớn chưa sử dụng để biết được kế hoạch của họ, khi nào thì rút tiền và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản thích hợp. 31 2.2. Nguyên nhân từ hoạt động Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ hoạt động bên tài sản nợ hay bên tài sản có của Ngân hàng. Nguyên nhân bên tài sản nợ: rủi ro thanh khoản có thể phát sinh bất cứ lúc nào khi những người gửi tiền thực hiện rút tền ngay lập tức. Khi những người gửi rút tiền đột ngột, buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc bán bớt tài sản thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.Trong tất cả các nhóm tài sản có, thì tiền mặt là phương tiện đầu tiên và trực tiếp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Nhưng đáng tiếc là tiền mặt là tài sản không đem lại thu nhập lãi suất cho Ngân hàng, do đó các Ngân hàng có xu hướng giảm thiểu tài sản có ở dạng tiền mặt. Vì vậy để thu được thu nhập từ lãi suất, các Ngân hàng phải đầu tư tiền vào các tài sản ít thanh khoản hơn hoặc những tài sản có thể chuyển hoá thành tiền, nhưng chi phí để chuyển hoá thành tiền ngay lập tức với các tài sản khác nhau thì rất khác nhau. Khi phải bán một tài sản ngay lập tức thì giá của nó có thể thấp hơn rất nhiều so với trường hợp có thời gian để tìm kiếm người mua và thương lượng về giá. Kết quả là một số tài sản chỉ có thể chuyển hoá thành tiền ngay lập tức tại mức giá bán rất thấp, do đó có thể đe doạ đến khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng. Ngoài thanh lý tài sản Ngân hàng có thể tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung thông qua việc vay trên thị trường tiền tệ. Nguyên nhân bên ngoài tài sản có: Rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan đến các cam kết tín dụng. Một cam kết tín dụng được người vay tiền có quyền hành rút tiền bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó. Khi một cam kết tín dụng được người vay thực hiện, thì ngân hàng phải đảm bảo có đủ tiền ngay tức thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nếu không Ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản. Tương tự như bên tài sản nợ, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bên tài sản có, Ngân hàng có thể giảm số dư tiền mặt, chuyển 32 hoá các tài sản có khác thành tiền mặt, hoặc đi vay các nguồn vốn bổ xung trên thị trường tiền mặt. 2.3. Một só biện pháp nghiệp vụ để phòng tránh rủi ro thanh khoản 2.3.1. Xử lí rủi ro thanh khoản phát sinh bên ngoài tài sản nợ Trên bảng cân đối tài sản nợ của Ngân hàng, phần lớn tài sản nợ có đặc điển chung là ngắn hạn, như tiền gửi không kì hạn, và các loại tiền gửi ngắn hạn khác, trong khi đó, phần lớn tài sản có lại có thời hạn dài hơn, như tín dụng, các khoản đầu tư, cho thuê…Đối với tiền gửi không kì hạn, người gửi có thể rút tiền bất cứ lúc nào vào những ngày làm việc của Ngân hàng. Như vậy, về mặt lí thuyết, nếu một Ngân hàng có tỉ trọng lớn về tiền gửi không kì hạn, thì nó luôn phải sẵn sàng đối phó với tình huống khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào. Trên thực tế các Ngân hàng đều biết rằng, trong điều kiện bình thường thì chỉ có một tổng số ít trong tổng số những người gửi tiền có nhu cầu rút tiền hằng ngày. Do đó phần lớn số tiền dư gửi hằng ngày trở thành số tiền dư gửi thường xuyên hằng ngày, cung cấp nguồn vốn dài hạn cho Ngân hàng. Đồng thời, những nhu cầu rút tiền gửi hằng ngày, được cân đối chủ yếu bằng các khoản tiền gửi mới, và các khoản thu nhập từ hoạt động Ngân hàng. Có hai phương án chính để Ngân hàng giải quyết rủi ro thanh khoản là: (1). Thông qua quản lí tài sản nợ. (2). Là thông qua quản lí tài sản có. Theo truyền thống, Ngân hàng thường dựa vào quản lí tài sản có, nhưng ngày nay các Ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng lớn thường sử dụng phương án quản lí tài sản nợ thông qua việc tiếp cận thị trường tiền để tăng nguồn vốn tín dụng tức thời đáp ứng nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng. 33 2.3.2. Phương pháp quản lí tài sản nợ Phương pháp quản lí tài sản nợ là việc ngân hàng tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn tức thời bằng các khoản tín dụng ngắn hạn, bao gồm thị trường chính thức (giao dịch với NHTW), thị trường Interbank và hợp đồng mua lại. Ngoài ra, Ngân hàng có thể thực hiện một phương án khác là Ngân hàng có thể phát hành kì phiếu ngắn hạn, hay phát hành một số trái phiếu có thời hạn dài. Nhưng phương pháp này có một hạn chế là chi phí của nó rất cao. Vì trên thị trường Iterbank là thị trường bán buôn nên lãi suất của nó cao hơn so với lãi suất trên thị trường bán lẻ. Biện pháp quản lí tài sản nợ không làm thay đổi quy mô bảng cân đối tài sản và kết cấu tài sản có, mà chỉ làm thay đổi kết cấu tài sản nợ. Do đó, nếu Ngân hàng có một phương pháp quản lí, tài sản nợ hiệu quả thì bên tài sản nợ sẽ không bị ảnh hưởng khi khách hàng rút tiền bất thường. Đây là lí do tại sao ngày nay, các kĩ thuật quản lí tài sản nợ lại phát triển nhanh và nhiều đến vậy. Đặc biệt với sự phát triển của thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp nguồn vốn huy động cho Ngân hàng khi cần. 2.3.3. Phương pháp quản lí tài sản có (chuyển hoá tài sản) Thay vì vay trên thị trường bán buôn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng có thể chuyển hoá một bộ phận tài sản thanh khoản, Ngân hàng có thể chuyển thành tiền mặt. Một tài sản được coi là tài sản thanh khoản thì phải đáp ứng được các điều kiện sau: - Có thể chuyển hoá thành tiền mặt nhanh chóng. - Chi phí chuyển đổi thấp. - Với giá cả tương đương với giá thị trường 34 - Được giao dịch trên thị trường hoàn hảo. Thị trường hoàn hảo là thị trường mà tại mức giá nhất định của thị trường thì nhu cầu mua được đáp ứng, và có bao nhiêu hàng hoá muốn bán đều được bán hết. Tiền mặt là tài sản có tính thanh khản cao nhất. Nó có thể được giữ dưới dạng tiền gửi tại NHTW, hay các tổ chức tín dụng khác, hay tại các quỹ dự phòng của Ngân hàng. Tiếp đến là trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ. Việc duy trì một lượng tài sản thanh khoản, một mặt làm giảm được rủi ro thanh khoản, mặt khác làm cho Ngân hàng phải chịu chi phí cơ hội, do việc tài sản thanh khoản mang lại thu nhập thấp cho Ngân hàng. Nhưng việc Ngân hàng duy trì quá ít tài sản thanh khoản sẽ khiến Ngân hàng đối mặt với rủi ro rút tiền và các cam kết tín dụng. Như vậy, ngân hàng luôn phải đánh đổi giữa việc đảm bảo khả năng thanh khoản với lợi nhuận. Việc nắm giưa tài sản thanh khoản đảm bảo cho Ngân hàng giảm thiểu rủi ro thanh khoản với lợi nhuận. Việc nắm giữ tài sản thanh khoản đảm bảo cho Ngân hàng giảm thiểu rủi ro thanh khoản, nhưng đem lại lợi nhuận thấp. Những tài sản ít thanh khoản có thu nhập cao nhưng lại làm giảm khả năng thanh khoản của Ngân hàng, đặt Ngân hàng vào rủi ro thanh khoản cao khi khách hàng rút tiền và khi các cam kết tín dụng được thực hiện. 2.3.4. Xử lí rủi ro thanh khoản phát sinh bên tài sản có Sự rút tiền quá mức có thể gây nên những vấn đề thanh khoản cho Ngân hàng. Tương tự như vậy, khi những người vay tiền thực hiện các cam kết tín dụng hay sử dụng cũng có thể gây cho Ngân hàng gặp phải những vấn đề về thanh khoản. 3. Chiến lược quản lí tài sản nợ 35 3.1. Chiến lược phát triển ổn định ở thị trường bán lẻ Chiến lược quản lí tài sản nợ đối với hầu hết các Ngân hàng là phát triển vững chắc các thị trường bán lẻ. Những khoản tiền bán lẻ (các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế) là nguồn vốn chiến lược chính hình thành sức mạnh của Ngân hàng, bởi vì chúng có đặc điểm là ổn định trong dài hạn và có chi phí thấp hơn trong thị trường bán buôn. Xét về mặt kì hạn, nguồn vốn bán lẻ bao gồm nhiều tiền gửi không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kì hạn có thể rút ra bất kì lúc nào, tiền gửi có kì hạn là ngắn hoặc có thể rút ra trước hạn. Nhưng trong thực tế, phần lớn số dư của nguồn vốn bán lẻ lại ổn định thường xuyên như nguồn vốn dài hạn vì người gửi tiền chỉ rút tiền trong những trường hợp bất thường. Bên cạnh những ưu điểm và có chi phí thấp, chiến lược này có nhược điểm là phải chịu chi phí cơ sở hạ tầng cao. Để thu hút được nguồn vốn khách hàng, thì Ngân hàng phải có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, cung cấp được những dịch vụ tốt nhất, có hệ thống thông tin điện tử để duy trì và phát triển thị trường bán lẻ. Ngoài ra cuộc chiến tranh lãi xuất với các Ngân hàng đòi hỏi Ngân hàng phải luôn có những phương án khả thi để đối phó với những thay đổi trên thị trường. Và Ngân hàng luôn luôn thường xuyên đầu tư mở rộng đúng mức đối với thị trường bán lẻ. 3.2. Chiến lược đa dạng hoá nguồn vốn Việc đa dạng hoá nguồn vốn nhằm giảm sự phụ thuộc vào bất kì một thị trường nào, khu vực địa lí nào, công cụ huy động nào, kỳ hạn nào, khách hàng nào hay đồng tiền nào. Khi thị trường biến động, việc phụ thuộc vào một số ít nguồn huy động sẽ làm cho Ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn tại thời điểm đó. Khi nguồn vốn của ngân hàng 36 được đa dạng hoá cao, Ngân hàng được đảm bảo tốt hơn về thanh khoản trong mọi điều kiện của thị trường. Tuy nhiên chi phí vốn cũng cao hơn. Ngày nay, ngày càng có nhiều công cụ cho các ngân hàng huy động vốn trong một thời gian ngắn như: - Nguồn vốn huy động có thể từ thị trường liên ngân hàng, các tổ chức phi tín dụng như bảo hiểm, tài chính, bưu điện… - Huy động từ nhiều loại khách hàng: khách hàng cá nhân, công ty vừa và nhỏ, công ty liên doanh với nước ngoài, tổng công ty, công ty quốc gia… - Từ thị trường chứng khoán với việc Ngân hàng phát hành cổ phiếu, trái phiếu của mình để huy động vốn. 3.3. Chiến lược tăng cường nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định Danh mục tài sản nợ của các Ngân hàng hầu hết là thiếu hụt các nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định. Đó là sự không yêu thích đầu tư dài hạn của một bộ phận lớn các nhà đầu tư. Điều này càng thể hiện rõ khi lãi suất biến động và tỉ lệ lạm phát không chắc chắn. kết quả là Ngân hàng đã dùng vốn ngắn hạn để tài trợ cho các khoản tín dụng dài hạn. Điều này tạo ra rủi ro thanh khoản và các khó khăn trong việc thường xuyên phải tìm ra nguồn vốn mới thay thế. Nhận rõ sự chênh lệch về kì hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Các nhà quản lí Ngân hàng đã tích cực tìm kiếm danh mục tài sản nợ có kì hạn dài hơn. Một danh mục tài sản nợ có kì hạn dài sẽ cho phép Ngân hàng tránh được sự không chắc chắn về nguồn vốn trong tương lai, giảm được tài sản dự trữ thu nhập thấp, và giải quyết được chi phí liên quan đến việc phải tuần hoàn thường xuyên nguồn vốn ngắn hạn, đông thời do lãi suất cố định chi phí vốn là biết trước, điều này cho phép Ngân hàng tránh được rủi ro lãi suất (khi lãi suất tăng) và có phương án kinh doanh có hiệu quả. Chiến lược nguồn vốn 37 dài hạn với lãi suất cố định còn giúp Ngân hàng tránh được những ảnh hưởng xấu khi thị trường vốn bất ổn, và không bị tổn thương trước những tin đồn xấu liên quan đến lợi ích của Ngân hàng. Nếu quá trình thực hiện chiến lược nguồn vốn dài hạn với lãi xuất cố định bộc lộ rủi ro lãi suất (khi lãi suất giảm), nhà quản lí Ngân hàng có thể sử dụng các công cụ phòng ngừa như hoán đổi lãi suất để đạt được lãi suất mong muốn. Có nhiều phương pháp khác nhau để Ngân hàng tăng được kì hạn của danh mục tài sản nợ. Ví dụ trên thị trường bán lẻ, áp dụng chính sách lãi suất dài hạn hấp dẫn hơn hẳn so vói ngắn hạn. Tuy nhiên việc xác định mức lãi suất tối ưu là một vấn đề hết sức phức tạp, bởi vì vấn đề phức tạp cần giải quyết là: với mức lãi suất ngắn hạn đang áp dụng, khách hàng gửi tiền đang chấp nhận một cách bình thường, vậy mức lãi suất dài hạn phải là bao nhiêu để: - Những người gửi tiền tự nguyện chuyển từ đầu tư ngắn hạn sang dài hạn. - Ngân hàng vẫn đạt được mục đích kinh doanh có lãi bình thường, tức là có sự đánh đổi giữa một bên là chi phí vốn tăng và bên kia là giảm được tài sản dự trữ thu nhập thấp, giảm được nguồn vốn ngắn hạn và giảm được rủi ro thanh khoản. Một phương án khác là tăng mức lãi suất đối với nguồn gửi không kì hạn để ổn định số dư của con số này. Tuy nhiên, trong thực tế các Ngân hàng thường không áp dụng phương pháp này, trừ khi nguồn vốn này giảm sút nghiêm trọng. Lý do là lãi suất tiền gửi không kì hạn tăng, làm tăng chi phí lãi suất đối với cả số dư không kì hạn hiện hành và số dư huy động mới tăng thêm, trong khi đó lãi suất tiền gửi có kì hạn chỉ làm tăng chi phí lãi suất đối với các khoản huy động mới. 38 Trên thị trường bán buôn mỗi Ngân hàng có thể tăng nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố dịnh bằng cách phát hành trái phiếu. Để thông vốn thông qua phát hành trái phiếu Ngân hàng phải được xếp hạng tín nhiệm cao, hay phải có danh tiếng trên thị trường. Như vậy vấn đề quản lí tài sản thanh khoản và quản lí tài sản nợ đối với Ngân hàng có một quan hệ với nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn số lượng tài sản có làm dự trữ thanh khoản. Một Ngân hàng có quyền quản lí tài sản nợ để tác động tới rủi ro rút vốn. Tuy nhiên, để giảm rủi ro rút vốn thì chi phí của ngân hàng thường tăng, vì những nguồn vốn có rủi ro rút vốn thấp thường có chi phí cao, và các nguồn vốn có rủi ro cao thì có chi phí thấp. Các chiến lược quản lí tài sản nợ đều thể hiện một quy luật đánh đổi: thu nhập và khả năng thanh khoản. 4. Lượng hoá rủi ro thanh khoản 4.1. Phương pháp tiếp cận cung cầu thanh khoản Một trong những phương pháp ước lượng yêu cầu thanh khoản là phân tích mô hình cung cầu thanh khoản. 4.1.1. Cầu thanh khoản * Khách hàng rút tiền gửi: đây là nhu cầu thanh khoản có tính thường xuyên, tức thòi, bao gồm các loại tiền gửi không kì hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn có thể rút tiền trước hạn. Trong đó, tiền gửi không kì hạn và tiền gửi thanh toán, ngân hàng luôn phải chú ý đảm bảo một khoản tiền mặt tại quỹ để đáp ứng nhu cầu thanh toán từ tài khoản này. * Các cam kết tín dụng và các hạn mức tín dụng: Đây là các khoản tín dụng mà Ngân hàng cam kết cho khách hàng vay trong tương lai. Khi đến hạn hay có yêu cầu của khách hàng, Ngân hàng cần phải đáp ứng kịp 39 thời để tạo uy tín và duy trì quan hệ với khách hàng, đặc biệt là với khách hàng chất lượng. * Hoàn trả nợ vay: Là khoản tiền mà Ngân hàng phải hoàn trả cho các khoản đi vay từ các tổ chức kinh tế, cá nhân, các tổ chức tín dụng khác từ NHTW,… * Chi phí hoạt động và trả thuế: Bao gồm các khoản chi phí liên quan đến hoạt động quản lí, tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền mua sắm, tiền trả các loại thuế. * Thanh toán cho cổ đông:Yếu tố thời điểm của cầu thanh khoản là hết sức quan trọng.Nhu cầu thanh khoản có thể phát sinh trong ngắn hạn. Đó có thể là một khách hàng có số dư tiền gửi không kì hạn ở Ngân hàng rút tiền, hay nhu cầu thanh khoản thường xuyên nhất là tài khoản tiền gửi thanh toán. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản này Ngân hàng có thể định lượng tiền mặt tại quỹ hay gửi tại NHTW, hay bán các tài sản thanh khoản… Nhu cầu thanh khoản phát sinh trong dài hạn: bao gồm những nhu cầu có tính thời vụ, chu kì hay xu hướng. Ví dụ sẽ có làn sóng rút tiền vào mùa hè để chi tiêu cho các kì nghỉ và chuẩn bị cho các con đi học, hay mua sắm vào các dịp lễ tết…Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản này Ngân hàng phải có kế hoạch trong dài hạn, ngoài các khoản cung thanh khoản thường xuyên, Ngân hàng càng tăng cường tích trữ các tài sản thanh khoản hay sử dụng những nguồn vốn dài hạn, các hạn mức dài hạn với các Ngân hàng khác… 4.1.2. Cung thanh khoản Bao gồm: 40 - Tiền gửi mới của khách hàng: Đây được xem là nguồn cung thanh khoản quan trọng nhất của Ngân hàng để nhu cầu thanh khoản thường xuyên. Với những đặc điểm dùng vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản có dài hạn, việc huy động thêm được các nguồn vốn mới rất là tốt đối với Ngân hàng. - Khách hàng hoàn trả tín dụng: Đây được xem như là nguồn cung thanh khoản quan trong thứ hai. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của Ngân hàng, mang lại nguồn thu lớn nhất cho Ngân hàng. Nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cuối cùng của Ngân hàng. Nếu như mọi khoản tín dụng đều được thanh toán đúng hạn thì không những đảm bảo kinh doanh, mà còn là nguồn cung thanh khoản lớn cho Ngân hàng. - Đi vay trên thị trường tiền tệ: Ngân hàng có thể tăng nguồn cung vốn thanh khoản bằng cách đi vay trên thị trường tiền tệ, bao gồm các khoản vay mới, gia hạn và tuần hoàn nợ vay…Các giao dịch diễn ra giữa các Ngân hàng với các Ngân hàng khác hay với NHTW. - Thu nhập bán từ tài sản: Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, Ngân hàng có thể chuyển hoá một phần tài khoản thanh khoản thành tiền mặt. Tài sản thanh khoản chủ yếu của Ngân hàng chủ yếu bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi không kì hạn hoặc các tổ chức tín dụng khác, trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc. - Thu nhập từ cung cấp các dịch vụ Ngân hàng: Là thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán, tư vấn. 4.1.3. Trạng thái thanh khoản ròng Trạng thái thanh khoản ròng (Net liquidity position – NLP) là chênh lệch giữa cung và cầu thanh khoản tại một thời điểm xác định. 41 NPL = cầu thanh khoản – cung thanh khoản Nếu cầu vượt cung (NPL<0), xảy ra tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản lí ngân hàng cần phải xem xét, và quyết định bổ sung nguồn cung thanh khoản kịp thời với các chi phí thấp. Nếu cung vựot cầu (NLP>0), xảy ra tình trạng thặng dư thanh khoản. Nhà quản lí Ngân hàng phải đầu tư vào các khoản thặng dư cho tới khi chúng cần sử dụng để thanh khoản trong tương lai. Một thực tế thường xuyên xảy ra là hiếm khi cung và cầu lại bằng nhau tại một thời điểm nào. Điều này hàm ý, Ngân hàng phải thường xuyên đối mặt và xử lí các tình trạng thâm hụt thanh khoản hay thặng dư thanh khoản. Giải quyết vấn đề thanh khoản chứa đựng sự đánh đổi giữa “tính thanh khoản” và “khả năng sinh lời” của Ngân hàng. Để có khả năng thanh khoản cao, Ngân hàng phải nắm giữ các tài sản thanh khoản, mà thường đem lại thu nhập thấp hoặc không thu nhập cho Ngân hàng. 4.2. Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản 4.2.1 Chỉ số về trạng thái tiền mặt Trạng thái tiền mặt = tiền mặt và tiền gửi ở các tổ chức tín dụng / tổng tài sản. Một tỉ lệ tiền mặt cao sẽ giúp cho Ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhanh chóng. 4.2.2. Chỉ số về chứng khoán thanh khoản Là tỉ số giữa chứng khoán lỏng và tổng tài sản, nắm giữ một tài sản chứng khoán lỏng cũng tăng khả năng thanh khoản của Ngân hàng. 4.2.3. Tỉ lệ “cam kết tín dụng/ tổng tài sản” 42 Tỉ lệ này cao phản ánh nhu cầu thanh khoản cũng cao. Cũng có nghĩa là Ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản cao. 4.2.4. Chỉ tiêu tiền nóng Chỉ tiêu tiền nóng = tiền nóng bên tài sản có/ tiền nóng bên tài sản nợ. Tiền nóng là các loại tiền nhạy cảm với lãi suất, thường bao gồm tiền mặt, tiền gửi không kì hạn, chứng khoán chính phủ ngắn hạn, và các tài sản có thể chuyển hoá thành tiền mặt trong ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu tiền nóng càng cao thì Ngân hàng được xem là thanh khoản. 4.2.5. Chỉ tiêu tiền gửi thường xuyên Chỉ tiêu tiền gửi thường xuyên = tiền gửi thường xuyên/ tổng tài sản nếu chỉ tiêu này càng lớn thì Ngân hàng được xem như thanh khoản. 4.2.6. Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi = tiền gửi không kỳ hạn/ tiền gửi có kì hạn. Chỉ tiêu này càng lớn thì nhu cầu thanh khoản đối với một ngân hàng càng tăng. Rủi ro thanh khoản theo đó cũng tăng. 4.2.7. Chỉ tiêu năng lực cho vay Năng lực cho vay= nợ quá hạn/ tổng tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi của Ngân hàng. Nếu các khoản nợ quá hạn tăng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thanh khoản. Do đó, nếu tỉ lệ này tăng thì rủi ro thanh khoản cũng tăng. 4.3. Các tiêu chí tổng hợp đánh giá thanh khoản-các tín hiệu từ thị trường i. Sự tin tưởng của dân chúng: có bằng chứng về Ngân hàng đánh mất niềm tin của người gửi tiền, bởi vì các cá nhân hay tổ chức kinh tế đều lo ngại ngân hàng không đủ tiền mặt và không có khả năng hoàn trả tiền gửi. 43 ii. Sự biến động của thị giá cổ phiếu do Ngân hàng phát hành: thị giá cổ phiếu giảm vì các nhà đầu tư tự nhận thấy ngân hàng đang đứng trước một khủng hoảng thanh khoản. iii. áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường: có bằng chứng cho thấy ngân hàng áp dụng mức lãi suất thị trường một các bất thường. Hay nói một cách khác thị trường đòi hỏi phần bù rủi ro cao dưới hình thức áp dụng mức chi phí vốn vay cao: bởi vì Ngân hàng được xem là đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản. iv. Chịu lỗ khi bán tài sản: có bằng chứng Ngân hàng phải bán vội vã tài sản của mình và chịu lỗ lớn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt của Ngân hàng có mặt thường xuyên. v. Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cam kết tín dụng: Ngân hàng có khả năng đáp ứng đúng hẹn và đầy đủ các cam kết tín dụng? Nhu cầu xin vay của những khách hàng có hệ số tín nhiệm cao có được giải quyết? vi. Vay NHTW: Ngân hàng buộc phải vay NHTW với khối lượng lớn và thường xuyên hơn. 44 CHƯƠNG 4: SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY ĐỂ ƯỚC LƯỢNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM- VIB 1. Giới thiệu Đối với bất kỳ một Ngân hàng nào, khả năng thanh toán tức thời là hết sức quan trọng. Bên tài sản nợ của Ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng lớn bởi chi phí vốn của nó rất thấp. Nhưng việc nắm giữ tỷ trọng lớn loại tiền gửi này cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với tình huống người gửi tiền có thể rút bất kỳ lúc nào và với khối lượng là bao nhiêu. Nếu giữ được khả năng thanh toán tức thời thì Ngân hàng sẽ lấy được niềm tin của người gửi tiền. Như vậy, khả năng thanh toán tức thời liên quan đến sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng. Trong chuyên đề này em xin giới thiệu một phương pháp đo lường hệ số thanh khoản của Ngân hàng. Đó là bằng mô hình hồi quy trong kinh tế lượng kết hợp với việc sử dụng các công cụ toán học để ước lượng hệ số thanh khoản của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam- VIBank. 2. Tỷ lệ thanh khoản Nguồn cung chính mà Ngân hàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời chủ yếu là tiền mặt và chứng khoán lỏng. Và để đo lường khả năng thanh khoản nhanh của Ngân hàng ta có thể sử dụng tỷ số giữa “ Trạng thái tiền mặt + chứng khoán lỏng ” và “tiền gửi không kỳ hạn” + “tiền gửi thanh toán”. - Trạng thái tiền mặt của Ngân hàng bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác. 45 - Chứng khoán lỏng của Ngân hàng bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc. Tỷ số giữa “ Trạng thái tiền mặt + chứng khoán lỏng ” và“tiền gửi không kỳ hạn” + “tiền gửi thanh toán”, càng cao thì khả năng thanh khoản của Ngân hàng càng được đảm bảo. 3. Mô hình ước lượng Yt = 1 2tX  31tY  (1) Trong đó: Yt: là tỷ số giữa “ Trạng thái tiền mặt + chứng khoán lỏng ” và “tiền gửi không kỳ hạn” + “tiền gửi thanh toán”, cho ta thấy khả năng sẵn sàng thanh toán của Ngân hàng trong trường hợp người gửi tiền thực hiện rút tiền với khối lượng lớn. Nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 1, Ngân hàng có đủ khả năng thanh toán trong trường hợp xấu nhất. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, Ngân hàng cần phải xem xét trên thị trường, xem có động thái nào khiến người gửi tiền sẽ rút tiền đồng loạt hay không để từ đó có sự chuẩn bị phù hợp. Xt: là tỷ số giữa “đầu tư” và “tổng tài sản. Nếu như Ngân hàng sử dụng nhiều tài sản hơn để đàu tư sẽ làm giảm bớt lượng tiền mặt mà Ngân hàng có. Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh mang tính chất đặc thù. Cũng như các doanh nghiệp khác, Ngân hàng luôn tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Nhưng Ngân hàng khác doanh nghiệp kinh doanh thông thường ở chỗ Ngân hàng luôn phải đánh đổi giữa thu nhập cao và khả năng thanh toán của mình. Nếu như trong một thời kỳ Ngân hàng chú trọng vào kinh doanh để đạt lợi nhuận cao( tăng đầu tư) thì khả năng thanh khoản của Ngân hàng sẽ thấp. Ngược lại, để đảm bảo khả năng thanh khoản cao, Ngân hàng tăng cường nắm 46 giữ các tài sản có tính lỏng cao, là những tài sản đem lại thu nhập thấp cho Ngân hàng. Do đó khi tỷ lệ này tăng( X tăng ) thì biến phụ thuộc Yt sẽ giảm, hệ số 2 được kỳ vọng là mang dấu (-). Yt-1: là biến trễ một thời kỳ của biến phụ thuộc Yt. Nếu thời kỳ trước Ngân hàng có tỷ lệ thanh toán nhanh nhất định thì ở thời kỳ sau nó sẽ được duy trì hoặc tăng lên. Do đó hệ số 3 được kỳ vọng là mang dấu (+). t: là thời gian tính theo tháng (bắt đầu từ tháng 1/2003 đến 12/2006) 4. Ước lượng mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất 4.1. Mô hình: Biến đổi mô hình (1) trở thành: Log (Yt) = log( 1 ) + 2 log(Xt) + 3 log(Yt-1) Đặt log( 1 ) = ta được: Log (Yt) =  + 2 log(Xt) + 3 log(Yt-1) Mô hình hồi quy mẫu có dạng: Log (Yt) =  + 2 log(Xt) + 3 log(Yt-1) + Ut (2) (Ut là sai số ngẫu nhiên) 4.2. Giả thiết: 1. Các biến độc lập là các biến xác định và giá trị của chúng là các biến số đã được biết trước. 2. Với bất kỳ giá trị nào của biến độc lập thì ảnh hưởng trung bình của yếu tố ngẫu nhiên hay của tất cả các yếu tố không có mặt trong mô hình đến biến phụ thuộc là không đáng kể. Tức là: E(U/X=Xi) = E(Ui) = 0 (với  i) 3. Phương sai của các yếu tố ngẫu nhiên và phương sai của các yếu tố khác là đồng đều. 47 Var(U/X=Xi) = Var(Ui) =  2 (với  i). 3. Các yếu tố ngẫu nhiên không tương quan với nhau. Cov(Ui,Uj) = E(Ui,Uj) = 0 (với  i). 4. Yếu tố ngẫu nhiên và biến độc lập không tương quan với nhau. Sai số không ảnh hưởng tới biến độc lập. Cov(U,X) = 0 4.3. Kết luận: Với các giả thiết 1-5 các ước lượng nhận được từ phương pháp bình phương nhỏ nhất là các ước lượng tuyến tính, không chệch và có phương sai nhỏ nhất. 5. Kết quả ước lượng bằng EVIEWS 48 Từ kết quả ước lượng trên ta thấy: với mức ý nghĩa 5% thì các hệ số đều có ý nghĩa về mặt kinh tế. Điều này nói lên rằng các biến được cho vào mô hình giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc. Ta có phương trình ước lượng: LOG(Y) = -2,726644 – 0,008415*LOG(X) + 0,823963*LOG(Yt-1) Ý nghĩa của hệ số betas:  2 = - 0,008415 .Khi giữ nguyên yếu tố trễ một thời kỳ của biến Y, nếu LOG(X) tăng 1 đơn vị thì LOG(Y) giảm 0,008415 đơn vị. Phù hơp về mặt lý thuyết. Tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản ảnh hưởng ngược chiều tới tỷ lệ thanh toán của Ngân hang. Dependent Variable: LOG(Y) Method: Least Squares Date: 04/25/07 Time: 00:44 Sample: 2003:02 2005:12 Included observations: 35 Convergence achieved after 5 iterations Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(X) -0.008415 0.021703 -0.387748 0.7008 C -2.726644 0.763811 -3.569788 0.0012 AR(1) 0.823963 0.104089 7.915988 0.0000 R-squared 0.672735 Mean dependent var -2.545044 Adjusted R-squared 0.652281 S.D. dependent var 1.328678 S.E. of regression 0.783491 Akaike info criterion 2.431702 Sum squared resid 19.64346 Schwarz criterion 2.565017 Log likelihood -39.55478 F-statistic 32.89002 Durbin-Watson stat 2.201162 Prob(F-statistic) 0.000000 Inverted AR Roots .82 49  3 = 0,823963. Khi giữ nguyên các yếu tố khác, nếu LOG(Yt-1) tăng 1 đơn vị thì LOG(Y) tăng 0,823963 đơn vị. Điều này phù hợp về mặt lý thuyết. Tỷ lệ thanh toán của Ngân hang ở thời trước trước sẽ tác động dương tới tỷ lệ thanh toán ở thời kỳ sau đó.  R2= 67,27 cho biết 67,27% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến LOG(X) và LOG(Yt-1). 6. Kiểm định các giả thiết của mô hình 6.1. Phương sai của sai số thay đổi Kiểm định White B1: Ước lượng mô hình (2) bằng phương pháp OLS. Thu được phần dư tương ứng RESID. B2: Ước lượng mô hình sau đây: RESID2 =  1 +  2LOG(X) +  3( LOG(X) 2 B3: Kiểm định cặp giả thiết sau: Ho:  2 = 3 =0 (phương sai của sai số không đổi) H1: phương sai của sai số thay đổi Bảng ước lượng EVIEWS: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 08/20/05 Time: 03:13 Sample(adjusted): 2003:02 2005:12 Included observations: 35 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(X) 0.197431 0.127110 1.553228 0.1302 LOG(X)^2 0.005187 0.004124 1.257866 0.2175 C 1.119065 0.408967 2.736320 0.0101 50 R-squared 0.079381 Mean dependent var 0.561242 Adjusted R-squared 0.021842 S.D. dependent var 1.343069 S.E. of regression 1.328321 Akaike info criterion 3.487524 Sum squared resid 56.46193 Schwarz criterion 3.620840 Log likelihood -58.03167 F-statistic 1.379605 Durbin-Watson stat 1.859288 Prob(F-statistic) 0.266245 Dựa vào kết quả ước lượng: với mức ý nghĩa 5% có giá trị P_value là 0,266245 ( kiểm định F). Chấp nhận giả thiết Ho.Hay phương sai của sai số là đồng đều. 6.2. Kiểm định tự tương quan Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 08/20/05 Time: 03:33 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(X) 0.005604 0.022790 0.245874 0.8075 C 0.076461 0.804279 0.095068 0.9249 AR(1) -0.056136 0.166895 -0.336358 0.7390 RESID(-1) -0.015084 0.261130 -0.057764 0.9543 RESID(-2) 0.258509 0.236096 1.094930 0.2826 R-squared 0.054797 Mean dependent var -3.23E-13 Adjusted R-squared -0.075576 S.D. dependent var 0.771244 S.E. of regression 0.799857 Akaike info criterion 2.526285 Sum squared resid 18.55337 Schwarz criterion 2.750750 Log likelihood -37.94685 F-statistic 0.420309 Durbin-Watson stat 1.958970 Prob(F-statistic) 0.792632 51 Giả thiết cần kiểm định: Ho: không tồn tại hiện tượng tự tương quan H1 : tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc nhất. Dựa vào bảng ước lượng: Sử dụng thống kê F, giá trị P_value là 0,792632, với mức ý nghĩa là 5% cho ta kết luận rằng chấp nhận giả thiết Ho. Hay không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc nhất. 6.3. Kiểm định sự phân phối chuẩn của yếu tố ngẫu nhiên Kiểm định giả thiết: Ho: U có phân bố chuẩn H1 : U không có phân bố chuẩn 0 4 8 12 16 20 -2 -1 0 1 2 Series: Residuals Sample 2003:03 2005:12 Observations 34 Mean -3.23E-13 Median 0.095915 Maximum 2.007120 Minimum -2.457066 Std. Dev. 0.771244 Skewness -0.800848 Kurtosis 6.400318 Jarque-Bera 20.01410 Probability 0.000045 Dựa vào kiểm định: JB= 20,01410, P_value là 0,000045.Với ý nghĩa thống kê là 5% thì Ho bị bác bỏ.Do đó các kiểm định T và F không còn ý nghĩa nữa.Hay U không có phân bố chuẩn. 6.4. Kiểm định sự thiếu biến của mô hình( kiểm định Ramsey) 52 Kết quả ước lượng dưới đây cho thấy: Kiểm định F, có giá trị P_value nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05%. Vì vậy bác bỏ giả thiết Ho.Hay mô hình đưa ra là không hoàn hảo.Vẫn còn thiếu biến. 53 F-statistic 3.956298 Probability 0.030251 Log likelihood ratio 8.202739 Probability 0.016550 Test Equation: Dependent Variable: LOG(Y) Method: Least Squares Date: 08/20/05 Time: 04:46 Sample: 2003:03 2005:12 Included observations: 34 Convergence achieved after 6 iterations Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(X) 0.015966 0.028804 0.554308 0.5836 C 0.283899 0.589973 0.481206 0.6340 FITTED^2 -0.984196 0.226573 -4.343836 0.0002 FITTED^3 -0.184126 0.050073 -3.677185 0.0010 AR(1) 0.181109 0.265317 0.682615 0.5003 R-squared 0.742952 Mean dependent var -2.540089 Adjusted R-squared 0.707497 S.D. dependent var 1.348331 S.E. of regression 0.729225 Akaike info criterion 2.341384 Sum squared resid 15.42130 Schwarz criterion 2.565849 Log likelihood -34.80352 F-statistic 20.95485 Durbin-Watson stat 2.021627 Prob(F-statistic) 0.000000 Inverted AR Roots .18 Kết luận: Mô hình đưa ra trên đây về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ các giả thiết của phương pháp OLS.Vì vậy phương pháp ước lượng rủi ro thanh khoản bằng mô hình kinh tế lượng trên đây có thể là một công cụ giúp ích ít nhiều cho công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng. Tuy nhiên vì kiến thức vẫn còn hạn chế và bộ số liệu sử dụng không được đầy đủ nên mô hình em đưa ra vẫn còn một số khuyết tật nhỏ. 54 C - KẾT LUẬN Quá trình phân tích và đánh giá cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam - VIBank phát triển mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng. Mặc dù hoạt động cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng lớn xong mức độ rủi ro vẫn ở trạng thái an toàn và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên Ngân hàng VIbank cần phải đề phòng các biến động kinh tế xảy ra. Và từ đó có biện pháp phòng tránh rủi ro kịp thời. Trên đây em đã trình bày về các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro thanh khoản, một trong những rủi ro quan trọng nhất đối với hoạt động Ngân hàng và phương pháp ước lượng rủi ro đó. Hy vọng phương pháp sử dụng mô hình Kinh tế lượng để ước lượng có thể mang lại cho phía các nhà quản trị Ngân hàng một hướng mới để dự báo về rủi ro thanh khoản. Mặc dù đã rất cố gắng xong kiến thức còn nhiều hạn chế và bộ số liệu sử dụng không đầy đủ nên mô hình đưa ra còn nhiều thiếu sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến của các anh, chị phòng Quản lý tín dụng giúp em hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 1. PGS.TS. Nguyễn Quang Dong. Giáo trình kinh tế lượng nâng cao.NXB. KHKT.2002. 2. Frederic S.Mishkin. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội-2001. 3. PGS.TS. Phan thị Thu Hà. Giáo trình Ngân hàng thương mại. NXB. Thống Kê. 4. Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam- VIBank, báo cáo thường niên năm 2005, năm 2006. 5. Ngân hàng Quốc Tế Việt nam- VIBank, tài liệu tổng kết hoạt động các năm 2003-2006. 6. Tạp chí Ngân hàng số 5, số 6, số 12 năm 2005. 7. Tạp chí Tài chính thống kê số 7 năm 2006. 8. Peter Rose. Quản trị Ngân hàng Thương mại. NXB.Tài chính 9. TS. Nguyễn Khắc Minh.Giáo trình mô hình toán kinh tế. NXB. Hà Nội 1995. 10. TS. Hồ Quang Diệu và Nguyễn Văn Tiến. Giáo trình Tài chính quốc tế. NXB. Thống Kê. 2001. 56 PHỤ LỤC Bảng 1: TS lỏng Cho vay Đầu t TG không kỳ hạn và TG thanh toán Tổng TS X Y Jan-03 54546780305 9.16081E+11 7.94434E+11 7.1125E+11 1.78405E+12 0.44529768 0.076691395 Feb-03 48427379054 9.22833E+11 8.42729E+11 7.30393E+11 1.84527E+12 0.456696803 0.066303215 Mar-03 1.01136E+11 9.02699E+11 7.82894E+11 7.44793E+11 1.82266E+12 0.429533705 0.135790323 Apr-03 85116640381 9.19039E+11 7.34844E+11 6.91827E+11 1.77004E+12 0.415156385 0.123031684 May-03 45930916263 9.49409E+11 7.55739E+11 7.03244E+11 1.77014E+11 4.269383318 0.065312944 Jun-03 44998871485 9.69435E+11 7.90059E+11 8.14575E+11 1.84318E+12 0.428638189 0.055242119 Jul-03 44850220845 9.80578E+11 6.89411E+11 5.52813E+12 1.75729E+12 0.392315139 0.008113091 Aug-03 48640721620 1.05804E+12 5.95174E+11 5.54392E+11 1.76747E+12 0.336738051 0.087737002 Sep-03 1.05521E+11 1.04813E+12 4.68051E+11 1.06905E+12 1.64447E+12 0.28462101 0.098704803 Oct-03 1.36571E+11 1.01854E+12 4.66663E+11 3.65271E+11 1.63663E+12 0.285136334 0.373890005 Nov-03 1.90467E+11 1.05186E+12 6.06379E+11 5.25443E+11 1.86333E+12 0.325427772 0.362489053 Dec-03 2.2702E+11 1.09163E+12 6.4596E+11 7.42831E+11 1.99229E+25 3.24229E-14 0.305615042 Jan-04 2.48356E+11 1.16017E+12 5797581276 8.84486E+11 2.24143E+12 0.002586552 0.280791676 Feb-04 2.50215E+11 1.18431E+12 4696864361 1.01821E+12 2.48778E+12 0.001887975 0.245740961 Mar-04 2.58502E+11 1.27236E+12 8298845398 8.83874E+11 2.39481E+12 0.003465347 0.292464226 Apr-04 2.72587E+11 1.34206E+12 4179802214 1.07963E+12 2.62753E+12 0.001590774 0.252481716 May-04 2.50578E+11 1.31608E+12 7888794818 1.0072E+12 2.56354E+12 0.003077299 0.248785929 Jun-04 3.45105E+11 1.38137E+12 48790168140 1.00081E+12 2.59544E+12 0.018798455 0.34482662 57 Jul-04 3.58287E+11 1.47908E+12 20281099379 1.10346E+12 2.83637E+12 0.007150376 0.32469336 Aug-04 3.62676E+11 1.55165E+12 8321910056 1.23871E+12 3.10213E+12 0.002682641 0.292786166 Sep-04 3.82611E+11 1.64646E+12 7545018080 1.20564E+12 3.18895E+12 0.002365989 0.317351794 Oct-04 3.92685E+11 1.78219E+12 3223453405 1.28164E+12 3.39688E+12 0.000948945 0.306392066 Nov-04 3.67005E+11 1.9291E+12 3266183968 1.41146E+12 3.56777E+12 0.000915468 0.260018659 Dec-04 3.34748E+11 5.79571E+11 3563514305 1.59522E+12 2.44993E+12 0.001454538 0.209845024 Jan-05 1.06026E+11 2.35613E+12 5.29011E+11 7.41315E+12 4.42199E+12 0.11963178 0.014302455 Feb-05 1.31903E+11 2.40512E+12 5.29011E+11 8.0195E+12 4.95347E+12 0.106796021 0.016447793 Mar-05 1.50146E+11 2.62373E+12 5.03717E+11 8.52395E+12 5.24636E+12 0.096012798 0.017614559 Apr-05 1.36174E+11 2.733E+12 5.03717E+11 9.06823E+12 5.69634E+12 0.088428303 0.015016569 May-05 2.79158E+11 3.00189E+12 5.03717E+11 9.74561E+12 5.96085E+12 0.084504326 0.028644464 Jun-05 1.53794E+11 3.29016E+12 5.18907E+11 9.87237E+12 5.90951E+12 0.087808908 0.015578266 Jul-05 2.37779E+11 3.63282E+12 6.13895E+11 1.07994E+13 6.31486E+12 0.09721439 0.022017874 Aug-05 2.73973E+11 3.92806E+12 6.18708E+11 1.16105E+13 6.78973E+12 0.091124024 0.023597086 Sep-05 1.50806E+11 4.17205E+12 8.72148E+11 1.2579E+13 7.384E+12 0.118113204 0.011988735 Oct-05 1.79254E+11 4.33497E+12 8.96108E+11 1.30742E+13 7.66385E+12 0.11692659 0.013710572 Nov-05 1.80423E+11 4.63708E+12 9.15132E+11 1.35983E+13 7.86572E+12 0.116344368 0.013268001 Dec-05 3.92313E+11 5.05112E+12 9.18217E+11 1.53399E+13 8.97824E+12 0.102271391 0.025574713 58 Bảng 2: Dependent Variable: LOG(Y) Method: Least Squares Date: 08/20/05 Time: 04:46 Sample(adjusted): 2003:03 2005:12 Included observations: 34 after adjusting endpoints Convergence achieved after 5 iterations Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(X) -0.008359 0.022045 -0.379197 0.7071 C -2.706567 0.785500 -3.445660 0.0017 AR(1) 0.823937 0.105705 7.794661 0.0000 R-squared 0.672817 Mean dependent var -2.540089 Adjusted R-squared 0.651708 S.D. dependent var 1.348331 S.E. of regression 0.795734 Akaike info criterion 2.464994 Sum squared resid 19.62897 Schwarz criterion 2.599673 Log likelihood -38.90489 F-statistic 31.87408 Durbin-Watson stat 2.167012 Prob(F-statistic) 0.000000 Inverted AR Roots .82 59 Bảng 3 Method: Least Squares Date: 08/20/05 Time: 03:13 Sample(adjusted): 2003:02 2005:12 Included observations: 35 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(X) 0.197431 0.127110 1.553228 0.1302 LOG(X)^2 0.005187 0.004124 1.257866 0.2175 C 1.119065 0.408967 2.736320 0.0101 R-squared 0.079381 Mean dependent var 0.561242 Adjusted R-squared 0.021842 S.D. dependent var 1.343069 S.E. of regression 1.328321 Akaike info criterion 3.487524 Sum squared resid 56.46193 Schwarz criterion 3.620840 Log likelihood -58.03167 F-statistic 1.379605 Durbin-Watson stat 1.859288 Prob(F-statistic) 0.266245 60 Bảng 4: Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 08/20/05 Time: 03:33 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(X) 0.005604 0.022790 0.245874 0.8075 C 0.076461 0.804279 0.095068 0.9249 AR(1) -0.056136 0.166895 -0.336358 0.7390 RESID(-1) -0.015084 0.261130 -0.057764 0.9543 RESID(-2) 0.258509 0.236096 1.094930 0.2826 R-squared 0.054797 Mean dependent var -3.23E-13 Adjusted R-squared -0.075576 S.D. dependent var 0.771244 S.E. of regression 0.799857 Akaike info criterion 2.526285 Sum squared resid 18.55337 Schwarz criterion 2.750750 Log likelihood -37.94685 F-statistic 0.420309 Durbin-Watson stat 1.958970 Prob(F-statistic) 0.792632 61 Bảng 5: 0 4 8 12 16 20 -2 -1 0 1 2 Series: Residuals Sample 2003:03 2005:12 Observations 34 Mean -3.23E-13 Median 0.095915 Maximum 2.007120 Minimum -2.457066 Std. Dev. 0.771244 Skewness -0.800848 Kurtosis 6.400318 Jarque-Bera 20.01410 Probability 0.000045 62 MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 NỘI DUNG ....................................................................................................... 3 CHƯƠNG1 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM – VIBANK .......................................................................................................................... 3 1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Quốc tế................................................. 3 2. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng ........................................................ 4 2.1. Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp ........................................................ 5 2.2. Dịch vụ ngân hàng cá nhân................................................................. 5 2.3. Dịch vụ ngân hàng định chế ................................................................ 5 3. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng .................................................. 6 3.1. Hoạt động huy động vốn ..................................................................... 6 3.2. Hoạt động tín dụng ............................................................................. 7 3.3. Hoạt động dịch vụ ............................................................................... 8 3.4. Hoạt động đầu tư ................................................................................ 10 3.5. Hoạt động quảng cáo, khuyếch trương và quan hệ công chúng ......... 10 3.6. Phát triển mạng lưới chi nhánh .......................................................... 11 3.7. Công nghệ ngân hàng và thông tin ..................................................... 12 3.8. Hoàn thành đề án tái cơ cấu Ngân hàng Quốc tế ................................ 13 3.9. Phát triển nguồn nhân lực .................................................................. 13 3.10. Kết quả kinh doanh ........................................................................... 14 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ RỦI RO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ......................................................................................... 15 1. Giới thiệu chung .................................................................................... 15 2. Những rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại ................... 17 2.1. Rủi ro. ................................................................................................. 17 2.1.1. Rủi ro trong nền kinh tế ................................................................... 17 2.1.2. Rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. .................................................. 17 2.1.3. Tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng. ............. 17 63 3. Nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng. .................................................... 18 3.1. Nguyên nhân bất khả kháng ................................................................ 19 3.2. Thông tin không cân xứng. .................................................................. 19 3.3. Sự điều khiển của cơ chế thị trường. ................................................... 20 4. Những rủi do chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng ................................ 21 4.1. Rủi ro lãi suất ..................................................................................... 21 4.2. Rủi ro tín dụng .................................................................................... 22 4.3. Rủi ro thanh khoản ............................................................................. 23 4.4. Rủi ro hối đoái .................................................................................... 24 4.5. Rủi ro môi trường .............................................................................. 24 4.6. Rủi ro trong công nghệ ....................................................................... 25 4.7. Các rủi ro khác ................................................................................... 25 CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO THANH KHOẢN ............................ 26 1. Khái quát rủi ro thanh khoản đối với hoạt động Ngân hàng ................... 26 2. Nguyên nhân làm phát sinh rủi ro thanh khoản ..................................... 27 2.1. Những ngyên nhân tiền đề ................................................................... 27 2.2. Nguyên nhân từ hoạt động .................................................................. 28 2.3. Một só biện pháp nghiệp vụ để phòng tránh rủi ro thanh khoản ......... 29 2.3.1. Xử lí rủi ro thanh khoản phát sinh bên ngoài tài sản nợ ................... 29 2.3.2. Phương pháp quản lí tài sản nợ ....................................................... 30 2.3.3. Phương pháp quản lí tài sản có (chuyển hoá tài sản) ....................... 31 2.3.4. Xử lí rủi ro thanh khoản phát sinh bên tài sản có ............................. 32 3. Chiến lược quản lí tài sản nợ .................................................................. 32 3.1. Chiến lược phát triển ổn định ở thị trường bán lẻ ............................... 32 3.2. Chiến lược đa dạng hoá nguồn vốn ..................................................... 33 3.3. Chiến lược tăng cường nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định ............ 34 4. Lượng hoá rủi ro thanh khoản ................................................................ 36 4.1. Phương pháp tiếp cận cung cầu thanh khoản ...................................... 36 4.1.1. Cầu thanh khoản ............................................................................. 36 4.1.2. Cung thanh khoản ............................................................................ 37 64 4.1.3. Trạng thái thanh khoản ròng............................................................ 38 4.2. Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản ........................................... 39 4.2.1 Chỉ số về trạng thái tiền mặt ............................................................. 39 4.2.2. Chỉ số về chứng khoán thanh khoản ................................................. 39 4.2.3. Tỉ lệ “cam kết tín dụng/ tổng tài sản” ............................................. 39 4.2.4. Chỉ tiêu tiền nóng ............................................................................. 39 4.2.5. Chỉ tiêu tiền gửi thường xuyên ......................................................... 39 4.2.6. Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi .................................................................... 39 4.2.7. Chỉ tiêu năng lực cho vay ................................................................. 39 4.3. Các tiêu chí tổng hợp đánh giá thanh khoản-các tín hiệu từ thị trường ..... 40 CHƯƠNG 4: SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY ĐỂ ƯỚC LƯỢNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM- VIB ............. 41 1. Giới thiệu ............................................................................................... 41 2. Tỷ lệ thanh khoản .................................................................................. 41 3. Mô hình ước lượng ............................................................................... 42 4. Ước lượng mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất............... 43 4.1. Mô hình............................................................................................... 43 4.2. Giả thiết .............................................................................................. 43 4.3. Kết luận .............................................................................................. 44 5. Kết quả ước lượng bằng EVIEWS ......................................................... 44 6. Kiểm định các giả thiết của mô hình .................................................... 45 6.1. Phương sai của sai số thay đổi............................................................ 45 6.2. Kiểm định tự tương quan .................................................................... 46 6.3. Kiểm định sự phân phối chuẩn của yếu tố ngẫu nhiên ........................ 47 6.4. Kiểm định sự thiếu biến của mô hình ( kiểm định Ramsey)................. 48 C - KẾT LUẬN .................................................................................. 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 51 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 52

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Sử dụng mô hình hồi quy để ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Quốc tế- VIBank.pdf
Luận văn liên quan