Luận văn Tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Chính phủ và các tỉnh Đắc Lắc, Bình Thuận, Ninh thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam. chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ hơn quy hoạch trồng bông vụ khô, trong đó cần ưu tiên đẩy nhanh các công trình thủy lợi và giao thông đến các vùng qui họach trồng bông. Khuyến khích thành lập các trang trại và hợp tác xã trồng bông công nghiệp. Cấp cho Công ty Bông Việt Nam 300 - 500 ha đất để tổ chức trang trại bông kiểu mẫu. - Thành lập Quỹ bình ổn giá và trợ giá cho người trồng bông để khuyến khích duy trì các cánh đồng chuyên canh bông vải (như các nuớc trồng bông trên thế giới đang làm với mức trợ giá bình quân hiện nay là 0.25-0.30 USD/kg). Nguồn quỹ này gồm: - Hỗ trợ 3 năm 2004, 2005, 2006 vốn đầu tư của Nhà nước cho người trồng bông với mức 500 đ/kg bông, việc hỗ trợ thực hiện qua giá mua bông hạt, ước khoảng 120 tỷ đồng cho 3 năm nhằm thay thế cho hỗ trợ giống theo Quyết định 17/2002/QĐ-TTg trước đây rất khó thực hiện.

pdf154 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a phát triển ngành. Gắn công nghiệp dệt may thành khu công nghiệp liên hoàn nguyên liệu sợi, dệt, nhuộm, may, dịch vụ... Đối với các cụm công nghiệp dệt may mới, đầu tư hạ tầng tốt và có hệ thống xử lý môi trường nên các doanh nghiệp không phải đầu tư thêm cho khâu này, các doanh nghiệp có thể bổ trợ cho nhau, đầu ra của nhà máy này sẽ là đầu vào cho nhà máy kia giúp giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm, nâng cao một bước công nghiệp hoá, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Để cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường quốc tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay đòi hỏi nỗ lực không chỉ của riêng mỗi doanh nghiệp mà của cả ngành kinh tế. Muốn vậy các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nhau trong sản xuất, tham gia các hiệp hội của ngành, cam kết cùng nhau hợp tác xây dựng thương hiệu, uy tín chung cho cả ngành dệt may Việt Nam. Vai trò của VINATEX và VITAS cần phải được phát huy trong phân công chuyên môn hoá sản xuất, tránh trường hợp vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà quá nhiều doanh nghiệp cùng đầu tư sản xuất một mặt hàng đang ăn khách khiến cung vượt cầu, vừa lãng phí vừa gây cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành Hiện nay, VITAS đã quy tụ được rất nhiều doanh ngiệp tham gia với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp này trong việc tìm kiếm thị trường, giải quyết các tranh chấp phát sinh với các khách hàng nước ngoài, tư vấn pháp luật cho các 105 doanh nghiệp… Tuy nhiên cho đến nay hiệu quả hoạt động của hiệp hội vẫn chưa cao do các doanh nghiệp chưa nhận thức được rõ vai trò của việc liên kết lẫn nhau, do vậy VITAS cần phải nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò của các hiệp hội ngành, liên kết dọc trong hoạt động, cũng như trong việc liên kết nhận quota xuất khẩu... 3.2.6 Giải pháp về quản lý điều hành và phát triển nguồn nhân lực 3.2.6.1 Giải pháp về quản lý điều hành Cần nghiên cứu và triển khai áp dụng mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả điều hành trong các doanh nghiệp dệt may. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, cần có biện pháp để phát huy hiệu quả của chế độ "một thủ trưởng" theo tiêu chuẩn quản lý ISO-9000. Về việc này, cần có sự thống nhất thực hiện từ phía các cấp, các ngành, từ trong Đảng đến Chính quyền và các tổ chức quần chúng khác. Giám đốc là người chịu trách nhiệm mọi mặt trong công ty, do vậy Giám đốc cần được trao các quyền cần thiết để thực thi nhiệm vụ của mình theo đúng luật định. Các doanh nghiệp dệt may cần có kế hoạch xây dựng hệ thống mạng thông tin điều hành nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều hành và quản lý xí nghiệp. Để có thể tiếp nhận các công nghệ phù hợp, nhập các loại thiết bị tương thích thì việc củng cố các Viện nghiên cứu và sử dụng các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành là rất cần thiết, kể cả việc thuê các chuyên gia nước ngoài nhằm đảm bảo cho các dự án đầu tư được triển khai thực hiện có hiệu quả. Huy động nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt để bổ sung cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc thực hiện các dự án đầu tư mới sau khi đã qua khoá đào tạo ngắn hạn về quản lý hoặc kỹ thuật. Thuê các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài nhằm giải quyết khó khăn cho một số công ty, hoặc điều hành các dự án mới. 106 Xây dựng cơ chế ứng xử mới, cả về tinh thần và vật chất (thực chất là nền văn hoá doanh nghiệp) nhằm thu hút mọi nguồn chất xám cho phát triển ngành dệt may. Củng cố Viện nghiên cứu chuyên ngành nhằm mục đích thay mặt cho ngành dệt may phối hợp với các cơ quan hải quan, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục hải quan và thuế sao cho có lợi đối với các sản phẩm dệt may Việt Nam. Củng cố các trường đào tạo, trung tâm đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo (kể cả việc thuê các chuyên gia đào tạo nước ngoài) để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong thời gian tới. 3.2.6.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực * Về đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế về chuyên môn, kỹ thuật và quản lý. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc không có kinh phí đào tạo, hoặc người được đào tạo sau đó lại chuyển đi nơi khác gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước cần có biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở đào tạo thuộc các ngành, địa phương, tổng công ty lớn giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức thích hợp. Mặt khác, trong các văn bản pháp lý về lao động cần có những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động được doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đào tạo nhưng không thực hiện cam kết làm việc cho doanh nghiệp theo thỏa thuận. Nghiên cứu mô hình “lồng ấp” như kinh nghiệm của Đài Loan, Trung Quốc: tập trung hệ thống các dịch vụ giúp đỡ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn mới hình thành tại một địa điểm, đến khi có đủ kinh nghiệm thì mới để doanh nghiệp tự bước ra kinh doanh. Cách làm này nhằm đáp ứng công tác đào tạo doanh nhân trong điều kiện doanh nhân không có thời gian dự các lớp đào tạo tập trung. 107 * Về chế độ chính sách đãi ngộ, thu hút lao động Thành phố cần đề ra các chính sách đào tạo có địa chỉ và khuyến khích người tài, người có chuyên môn cao, các chuyên gia giỏi đang làm việc ở nơi khác về công tác (tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình họ được cư trú tại Hà Nội chẳng hạn). Việc quý trọng và bồi dưỡng nhân tài không chỉ thể hiện trong công tác đào tạo cán bộ nguồn mà còn phải chú ý đến chính sách đãi ngộ, chính sách tiền lương cũng như việc quản lý, sử dụng cán bộ, thi tuyển bố trí việc làm. Nghiên cứu ban hành và công bố rộng rãi những giải pháp và chính sách ưu tiên nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nhân tài trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp dệt may. Chẳng hạn nên phối hợp với các Trường đại học để nắm bắt được những sinh viên giỏi, có khả năng đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển công nghiệp dệt may, tạo học bổng, hướng họ về làm việc cho công nghiệp dệt may. Nên tổ chức các cuộc thi thường xuyên nhằm phát hiện và có chính sách thu hút nhân tài cho công nghiệp dệt may. Nghiên cứu ban hành hệ thống chính sách đào tạo, đãi ngộ và sử dụng các nhà khoa học đầu đàn phục vụ phát triển ngành công nghiệp này. Có những hình thức khen thưởng động viên kịp thời đối với những người có thành tích xuất sắc trong việc phát triển xuất khẩu các sản phẩm của ngành. 3.2.7 Chính sách hỗ trợ nhằm mở rộng vùng nguyên liệu Đảm bảo nguồn nguyên liệu là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp dệt may nhất là trong điều kiện hiện nay khi giá nguyên liệu trên thế giới thay đổi không ngừng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Chủ động được về nguồn nguyên liệu nội địa với giá thành thấp và chất lượng tốt sẽ là một thế mạnh lớn của ngành dệt may Việt Nam: nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam đối với hàng dệt may Trung Quốc. Do đó, Chính phủ nên có nhiều chính sách hỗ trợ, đặt nền móng ban đầu vững chắc cho sản xuất nguyên liệu trong nước: cả bông, tơ tằm và sợi hoá học. 108 3.2.7.1 Chính sách hỗ trợ phát triển cây bông Để đạt mục tiêu đáp ứng 70% nhu cầu bông trong nước của Chiến luợc phát triển cây bông đến 2010, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành hữu quan phối hợp với các địa phương quy hoạch các vùng trồng bông thích hợp trên cơ sở đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi…. Hỗ trợ về khoa học công nghệ: sử dụng vốn ngân sách đầu tư cho các công trình nghiên cứu lai tạo, chọn lọc và nhập nội giống bông lai, bông kháng sâu bệnh cho năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp cho nông dân; đầu tư các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống bông bao gồm giống gốc, giống bố mẹ và giống lai F1, nhập khẩu giống gốc có năng suất và chất lượng cao; tiến tới hoàn chỉnh kỹ thuật công nghệ giống bông lai, xây dựng mạng lưới sản xuất giống bảo đảm đủ giống cho nhu cầu sản xuất; chỉ đạo các viện nghiên cứu cây bông phải có chương trình, kế hoạch nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ về cây bông để có những giống bông có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, cung cấp cho nhu cầu sản xuất; đồng thời tăng cường công tác khuyến nông cây bông để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đổi mới về trồng bông, chế biến. Đầu tư: tập trung đầu tư thâm canh cho các vùng bông tưới bằng nước mưa có năng suất cao, đảm bảo yêu cầu cần thiết cho sản xuất vụ bông có sử dụng hệ thống tưới tiêu, coi việc đầu tư không chỉ là vấn đề giải quyết vốn cho sản xuất mà còn để kiểm soát quá trình thâm canh. Nhà nước nên tiếp tục đầu tư cho thực hiện giai đoạn hai dự án AFD (Dự án hỗ trợ phát triển của chính phủ Pháp cho ngành nông nghiệp Việt Nam) nhằm tăng cường vốn tín dụng cho sản xuất. Đầu tư kinh phí khuyến nông để chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, nhằm đảm bảo cho nông dân trồng bông đạt năng suất, hiệu quả cao nhất, tạo sơ sở cho việc mở rộng diện tích trồng bông. Về tổ chức: ngành sản xuất bông hiện nay gồm có Tổng công ty bông Việt Nam, các công ty cổ phần, các công ty bông địa phương và các công ty tư 109 nhân. Để thống nhất chỉ đạo sản xuất theo đúng kế hoạch, cần có một chương trình phát triển bông quốc gia do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp đồng chủ trì. Điều phối hoạt động là một bộ phận độc lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của VINATEX hay Bộ Công nghiệp, đồng thời Hiệp hội sản xuất bông, các công ty bông cũng sẽ cử người tham gia bộ phận này nhằm phối hợp hoạt động một cách đồng bộ và hiệu quả. Về chính sách hỗ trợ: Sản xuất bông là để thay thế nhập khẩu, vì vậy sản xuất bông ở nước ta phải cạnh tranh với các nuớc công nghiệp hiện đại sản xuất bông mà chủ yếu là Mỹ, Úc. Hơn nữa những nước xuất khẩu bông như Mỹ, EU, Hy Lạp lại có sự tài trợ lớn từ chính phủ, điều này càng làm tăng lợi thế cạnh tranh của họ và khiến ngành trồng bông Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách. Nền sản xuất nông nghiệp của chúng ta còn nhỏ, vì vậy sự hỗ trợ ban đầu là rất cần thiết và có ý nghĩa quyết định. Phát triển trồng bông vải trong nước để chủ động cung ứng nguyên liệu cho ngành dệt cũng như để cơ cấu lại sản phẩm nông nghiệp là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Ngày 23/4/2001, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 55/2001/TTg đề ra mục tiêu nâng diện tích trồng bông từ 33.000 ha hiện nay lên 60.000 ha vào năm 2005 và 120.000 ha vào năm 2010 để đạt sản lượng 30.000 tấn bông xơ và 80.000 bông xơ vào các năm tương ứng. Đồng thời tại quyết định số 17/2002/TTg ngày 21/1/2001, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quy hoạch các vùng trồng bông cũng như ban hành một số chính sách hỗ trợ cho ngành trồng bông như: hỗ trợ vốn dự trữ hạt bông, ưu tiên vốn tín dụng đầu tư, hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, thành lập Quỹ hỗ trợ giá bông. Tuy nhiên, các chính sách trên dường như chưa đủ mạnh để tác động cho ngành trồng bông phát triển như mong muốn. Mùa vụ 2003 do bị hạn hán và bị tranh chấp bởi một số cây trồng khác nên diện tích trồng bông tại Tây nguyên bị giảm đến gần 20%. Nhờ năng suất tăng nên sản lượng bông xơ không giảm so với vụ trước, tuy nhiên sản lượng không đạt mức kế họach đề ra là 15.000 tấn. 110 Để ngành trồng bông phát triển và thực hiện được mục tiêu đề ra thì người trồng bông cần được hỗ trợ thông qua các biện pháp sau: - Chính phủ và các tỉnh Đắc Lắc, Bình Thuận, Ninh thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam... chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ hơn quy hoạch trồng bông vụ khô, trong đó cần ưu tiên đẩy nhanh các công trình thủy lợi và giao thông đến các vùng qui họach trồng bông. Khuyến khích thành lập các trang trại và hợp tác xã trồng bông công nghiệp. Cấp cho Công ty Bông Việt Nam 300 - 500 ha đất để tổ chức trang trại bông kiểu mẫu. - Thành lập Quỹ bình ổn giá và trợ giá cho người trồng bông để khuyến khích duy trì các cánh đồng chuyên canh bông vải (như các nuớc trồng bông trên thế giới đang làm với mức trợ giá bình quân hiện nay là 0.25-0.30 USD/kg). Nguồn quỹ này gồm: - Hỗ trợ 3 năm 2004, 2005, 2006 vốn đầu tư của Nhà nước cho người trồng bông với mức 500 đ/kg bông, việc hỗ trợ thực hiện qua giá mua bông hạt, ước khoảng 120 tỷ đồng cho 3 năm nhằm thay thế cho hỗ trợ giống theo Quyết định 17/2002/QĐ-TTg trước đây rất khó thực hiện. - Cho phép công ty bông Việt Nam được trích 2% trong giá thành các thời vụ thuận lợi. - Phụ phí 0,5% trên trị giá bông nhập khẩu (được thu ngay từ nhập khẩu). - Tính thuế VAT 5% cho bông hạt thu mua của nông dân và đồng thời áp dụng cùng mức thuế 5% cho sợi sản xuất đề khuyến khích cả người trồng bông và nhà sản xuất sợi sử dụng bông Việt Nam. - Cho phép ngành bông vải được hưởng các quỹ: Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, quỹ bảo hiểm tín dụng để hỗ trợ cho nông dân, quỹ bản hiểm ngành hàng đối với một số nông dân sản xuất xuất khẩu thay thế nhập khẩu. 111 - Ưu tiên hỗ trợ vốn ngân sách, vốn ODA cho các công trình thuỷ lợi thuộc các vùng tập trung, chuyên canh, thâm canh có tưới, kiên cố hoá kênh mương đối với hệ thống công trình thuỷ lợi đã có. - Làm dịch vụ kỹ thuật, đầu tư vật tư, bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ để người nông dân an tâm sản xuất. - Xây dựng các cơ sở chế biến bông tại các vùng trồng bông với công nghệ hiện đại, đáp ứng công suất chế biến, nâng cao chất lượng bông xơ. 3.2.7.2 Chính sách hỗ trợ phát triển dâu tơ tằm Nhà nước cần hỗ trợ cho ngành dâu tằm tơ trong việc sản xuất trứng giống tằm bằng vốn ngân sách. Đối với những vùng mới phát triển dâu tằm, đời sống nhân dân còn khó khăn, cần có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà nuôi tằm, hỗ trợ vốn và kỹ thuật. Ngoài ra cũng cần phải nghiên cứu để xây dựng và triển khai một quỹ bình ổn giá kén bằng cách trích một phần giá thành của doanh nghiệp, một phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. 3.2.7.3 Chính sách phát triển sản xuất vải Chính phủ tập trung nguồn tín dụng hỗ trợ phát triển cho ngành dệt, trong 5 năm tới, mỗi năm 3000 tỉ. Đối với việc đầu tư vào các dự án nhuộm hoàn tất và xử lý nước thải cần có cơ chế khuyến khích hơn: lãi suất 3%, thời gian 12 năm với 3 năm ân hạn. Chính phủ và các địa phương cho phép ngành dệt may được thương mại hóa quỹ đất di dời và được sử dụng toàn bộ quỹ này để đầu tư hiện đại hóa nâng cao sức cạnh tranh. Áp dụng cơ chế xuất khẩu tại chỗ đối với vải sản xuất trong nước, nằm trong sản phẩm may đã được xuất khẩu (không phân biệt sản xuất từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp Việt Nam). Xem xét lại yêu cầu về tiêu chuẩn COD về xử lý nước thải một cách hợp lý hơn. Hiện nay tiêu chuẩn này yêu cầu quá cao so với các nước xung quanh khiến doanh nghiệp nhuộm phải đầu tư lớn vào công đọan xử lý, tăng vốn đầu 112 tư, giảm sức cạnh tranh. Kiến nghị trong giai đoạn hiện nay, cho phép các dự án đầu tư xử lý nước thải với mức COD không vượt quá 140 ( tương tự tiêu chuẩn của Đài Loan). Từ năm 2010 sẽ nâng tiêu chuẩn COD lên mức không quá 100. Có biện pháp vận động nước ngoài đầu tư vào ngành dệt một cách mạnh mẽ hơn. 3.3 CÁC GIẢI PHÁP VI MÔ 3.3.1 Giải pháp về thị trường Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Do đó, theo các chuyên gia, tìm thị trường để lách và gia tăng sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam là phương thức khả thi nhất. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cho mình một mặt hàng chuyên biệt để lấy chỗ đứng hoặc năng động tìm cách hợp tác với các doanh nghiệp khác để tạo thế đứng. Theo ông Lê Quốc Ân – chủ tịch hiệp hội dệt may Việt Nam: “chúng ta không thể đối đầu trực diện với Trung Quốc thì phải né họ đi, tìm hướng khác, hoặc là hợp tác với họ để tạo thị phần riêng” [8]. Trong lĩnh vực sản phẩm thời trang, do Trung Quốc có nhiều nhà máy quy mô lớn nên họ chủ yếu khai thác được những đơn hàng sản xuất với lô hàng loạt lớn và khó khai thác được các đơn hàng có giá trị cao, lô nhỏ. Đây chính là khoảng trống mà các doanh nghiệp nhỏ sẽ có nhiều lợi thế để khai thác. Đối với thị trường Mỹ, hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. Năm 2005 các doanh nghiệp cần tập trung khai thác có hiệu quả nhất bằng cách tăng giá trị các mã hàng xuất khẩu có hạn ngạch, đồng thời tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chưa bị khống chế hạn ngạch. Theo quy định của Mỹ, các sản phẩm dệt may được chia thành 167 mã hàng riêng lẻ, trong đó riêng hàng may mặc có tới 106 mã hàng. Trong số 38 mã hàng dệt may Việt Nam bị khống chế hạn ngạch có tổng cộng 35 mã hàng may mặc (chiếm 33% tổng số mã hàng may mặc vào thị trường Mỹ) và chỉ có ba mã hàng dệt (chiếm 4,9% tổng các mã hàng dệt). Tính chung, tổng số các mã hàng bị 113 khống chế của Việt Nam chỉ chiếm 22,7%. Như vậy vẫn còn tới 129 mã hàng Việt Nam vẫn có thể xuất tự do vào thị trường Mỹ mà các doanh nghiệp có thể tận dụng. Tuy nhiên, đặc điểm của các cat không bị khống chế hạn ngạch là các cat thuộc nhóm nguội, cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả. Thực tiễn sau khi thực hiện Hiệp định dệt may của Trung Quốc và Cam-pu-chia với Mỹ cho thấy: có tới 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của hai nước này vào thị trường Mỹ nằm ở các mã không bị khống chế hạn ngạch. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể làm được điều này qua sự chuyển đổi mã hàng sản xuất phù hợp. Các doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu kỹ quy chế xác định chủng loại mã hàng để tận dụng tối đa các cơ hội. Chẳng hạn, cat 345 (áo len cotton), cat 645/646 (áo len sợi tổng hợp) chịu khống chế hạn ngạch chặt chẽ. Tuy nhiên, nếu thương lượng được với khách hàng để sử dụng sợi cotton pha len hoặc acrilic pha len với tỷ lệ len từ 17% trở lên thì mặt hàng đó lại được xếp vào nhóm cat 445/446 (áo len nam, nữ chất len) không bị hạn ngạch. Cát 342/642 (váy ngắn cotton và vải tổng hợp) bị khống chế hạn ngạch nhưng các loại váy dài thuộc cat 336/636 và cat 350/650 lại không bị hạn ngạch. áo vest nam chất cotton (cat 333) có hạn ngạch 36.000 tá nhưng áo vest nam (cat 433) chất liệu len với tỷ lệ len từ 17% trở lên lại không chịu hạn ngạch. Đồ ngủ chất vải bông và vải tổng hợp (cat 351/651) có hạn ngạch 482.000 tá nếu có chỉ số sợi pha lilen/cotton hoặc linen/PE lớn hơn 50% hoặc pha tơ tằm thì được xuất khẩu tự do... Tương tự còn rất nhiều chủng loại hàng, khác bị áp đặt hạn ngạch, các doanh nghiệp có thể đàm phán và thương lượng với khách hàng để chuyển sang mã hàng không bị áp đặt hạn ngạch. Đối với thị trường EU, trong điều kiện hầu hết là các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp phải tăng cường sử dụng thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu. Phải tìm cách sử dụng được một cách tối đa lực lượng người Việt Nam ở EU để họ làm đầu mối cho mình. Hiện 114 nay, 70.000 người Việt Nam làm thương mại tại đây. Làm thế nào đưa hàng Việt Nam vào các chợ đầu mối, các hệ thống bán lẻ của người Việt Nam tại Nga, Tiệp, Đức... thay vì từ trước tới nay chợ của người Việt Nam lại lấy hàng Trung Quốc về bán. Đồng thời phải liên kết giữa các công ty ở Việt Nam với các công ty khai thác thị trường của nước ngoài để tạo được sự hợp tác thương mại hai bên cùng có lợi. Đối với thị trường Nhật Bản: để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này kể cả kim ngạch lẫn mở rộng chủng loại mặt hàng, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng: - Các chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản để xuất trở lại thị trường này thông qua các hình thức liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Có chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ cho việc chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chế tạo, chế biến, đặc biệt là trong lĩnh vực điện, điện tử, tin học, ôtô. Và quan trọng hơn là định ra thể chế kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chính sách bảo hộ công nghiệp này. - Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Nhật Bản trong các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương hoặc đa phương như chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư của Nhật Bản dành cho ASEAN. Phối hợp chặt chẽ với trung tâm xúc tiến thương mại Nhật Bản và Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức hội thảo, triển lãm, giới thiệu cơ hội thâm nhập. 3.3.2 Đổi mới quản lý và tổ chức sản xuất Hiện nay, ngành dệt may nên tổ chức lại sản xuất theo hướng tổ chức sản xuất liên kết dọc theo kiểu vệ tinh: một công ty mẹ với nhiều công ty vệ tinh cùng sản xuất một loại sản phẩm. Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng và cung ứng nguyên phụ liệu cho các công ty con, sau đó thu gom và xuất khẩu dưới nhãn mác của một công ty lớn, đảm bảo về thị trường tiêu thụ ổn định. Điều này xuất phát từ đặc thù và cũng là hạn chế của cơ cấu tổ chức của ngành dệt may Việt Nam bao gồm chủ yếu các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức 115 sản xuất có hiệu quả cao nhưng có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường và giao dịch xuất khẩu cũng như thực hiện các đơn hàng lớn. Cũng có thể phát triển hình thức sản xuất vệ tinh theo hướng tăng cường chuyên môn hoá, chia nhỏ các khâu. Mỗi công ty, xí nghiệp sẽ chuyên môn hoá sản xuất một khâu trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng thiết bị, tạo sản phẩm cuối cùng có chất lượng cao. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần phải kết hợp với việc chuyên môn hoá dây chuyền sản xuất theo mặt hàng giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng cạnh tranh về năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Các nước nhập khẩu hiện nay luôn mong muốn đặt hàng của các xưởng sản xuất được tổ chức chuyên môn hoá, có thiết bị chuyên dùng phù hợp, có năng lực sản xuất tương đối lớn, có như vậy mới có thể tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao ổn định, giao hàng đúng tiến độ và có khả năng đáp ứng nhanh. Để đáp ứng nhu cầu đó, một công ty có thể tổ chức nhiều xưởng, mỗi xưởng được chuyên môn hoá một mặt hàng khác nhau như: sơmi nam, quần kaki, quần âu, vest nam, vest nữ... Các doanh nghiệp cũng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác liên doanh, liên kết giữa các công ty dệt may lớn với các doanh nghiệp địa phương nhằm tận dụng thế mạnh của cả hai bên vào sản xuất hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp dệt may dù lớn của Việt Nam cũng không làm hết đơn hàng, giá nhân công ở các thành phố lớn ngày càng tăng; các địa phương khác trong cả nước lại có nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nguyên liệu, đất đai nhà xưởng thuận lợi cho phát triển sản xuất nhưng thiếu thông tin thị trường, đối tác, đơn hàng, yếu về kỹ thuật, trình độ quản lý... Kinh nghiệm cho thấy một số địa phương tự xây dựng nhà máy nhưng do yếu và thiếu các yếu tố nói trên nên mặc dù đầu tư lớn, máy móc không đồng bộ và làm ăn kém hiệu quả. Như vậy, các doanh nghiệp lớn thuộc VINATEX và các doanh nghiệp địa phương đều có lợi ích trong hợp tác, liên kết với nhau để tận dụng thế mạnh của nhau. 116 Tổ chức thực hiện việc quản lý sản xuất kinh doanh tuân thủ theo các tiêu chuẩn quản lý về chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh và trách nhiệm xã hội như: ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 (hoặc WRAP), và OHSAS 18000. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng vẫn là việc tuân thủ các tiêu chuẩn này một cách thường xuyên tại các xưởng sản xuất. Đây là những yêu cầu mà tất cả các nhà nhập khẩu quan tâm và tổ chức đánh giá đầu tiên (đặc biệt là tiêu chuẩn SA 8000 hoặc WRAP) trước khi quyết định tiến đến đàm phán về giá cả hoặc quy cách sản phẩm... Đẩy mạnh tin học hoá trong quản lý bằng cách áp dụng các phần mềm quản lý và thông tin dữ liệu trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường hiệu năng quản lý, đồng thời có thể cung cấp thường xuyên và kịp thời các số liệu cần thiết theo yêu cầu của khách hàng. Mọi thông tin cần được thông suốt và kịp thời thông qua các công cụ điện tử như email, website. Mẫu sản phẩm và thiết kế kỹ thuật có liên quan được chỉnh sửa và truyền tải kịp thời qua internet. Ngoài ra các doanh nghiệp còn cần phải từng bước giúp nhân viên làm quen với việc làm việc với nhau thông qua hệ thống máy tính hệ nhất là hệ thống mạng nội bộ, giúp thông tin được truyền tải nhanh gọn, rút ngắn thời gian qua lại bằng con đường công văn giấy tờ lãng phí thời giờ và tiền bạc một cách không đáng có nhất là đối với các doanh nghiệp mà trụ sở, chi nhánh và xưởng sản xuất nằm cánh xa nhau. 3.3.3 Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư Không chỉ đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư cho ngành dệt may, vấn đề sử dụng vốn một cách hiệu quả cũng là một đòi hỏi cấp bách đối với các doanh nghiệp hiện nay. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận cao (trong năm 2002, toàn Tổng công ty dệt may Việt Nam có 5 doanh nghiệp may và một doanh nghiệp cơ khí đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn trên 10%, cao nhất là may Đức Giang đạt 30%, may Việt Tiến đạt 23%, may Nhà Bè đạt 15%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các doanh nghiệp dệt đạt 1% riêng dệt Phong Phú đạt 117 9,2%) và thậm chí một số doanh nghiệp còn bị thua lỗ (Dệt 8/3). Một trong những lý do là các doanh nghiệp đã sử dụng vốn để đầu tư cho các thiết bị công nghệ không hiện đại nên sản phẩm sản xuất ra chất lượng kém, không bán được. Do vậy, khi sử dụng vốn đầu tư huy động được, các doanh nghiệp phải biết phân bổ vốn hợp lý, bao hàm vốn đầu tư nhiều mục đích như đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, mua sắm thiết bị máy móc, nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã tạo ra các sản phẩm mới... nhằm đạt hiệu quả tài chính cao đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của cả nước cũng như địa phương. Bên cạnh đó, quy mô đầu tư đối với các doanh nghiệp của từng ngành cũng phải tính toán hợp lý: - Trong tình hình sản xuất hiện nay thì hình thức các doanh nghiệp ngành may chủ yếu là vừa và nhỏ là một xu hướng hợp lý vì nhu cầu vốn đầu tư không quá lớn, linh hoạt hơn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong tương lai các doanh nghiệp cũng cần phải nghĩ tới việc xây dựng một thương hiệu, một tập đoàn may mặc lớn như các quốc gia có ngành công nghiệp dệt may phát triển trên thế giới như Trung Quốc, Italia, Hàn Quốc… Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì một số doanh nghiệp may quy mô lớn, trang bị hiện đại, có hiệu quả sản xuất cao do lợi thế về quy mô để đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn (hàng triệu sản phẩm) của khách hàng. - Các doanh nghiệp kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất nên tổ chức sản xuất theo quy mô lớn, trang bị đồng bộ, hiện đại để hiệu quả sản xuất cao và có thể đáp ứng về nguyên liệu chất lượng cao phục vụ hàng may xuất khẩu. Định hướng đầu tư: do ngành may xuất khẩu đã phát triển nhanh hơn ngành dệt nên hiện nay, một mặt vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị ngành may, mặt khác, tập trung lượng vốn lớn hơn, đầu tư có trọng điểm cho các sản phẩm mà Việt Nam đang phải nhập khẩu như sợi, phụ liệu dệt may; tránh tình trạng đầu tư trùng lắp, tranh mua tranh bán, phá giá hàng xuất khẩu. Tập trung 118 đầu tư các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao phục vụ thiết thực cho ngành may xuất khẩu. 3.3.4 Đầu tư đổi mới công nghệ Công nghệ, thiết bị là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp dệt may. Do đó, việc trang bị máy móc hiện đại và sử dụng hết công suất máy là một vấn đề mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải quan tâm trước nhất. Trước hết, cần trang bị cho các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và các phòng thí nghiệm ở các công ty xí nghiệp cơ sở vật chất và trang thiết bị tốt, có khả năng nghiên cứu và tiếp thu những công nghệ tiên tiến để từng bước áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, trang thiết bị ngành dệt may Việt Nam còn rất lạc hậu trong khi đó đầu tư cho ngành cơ khí phải tốn một thời gian dài nên trước mắt các doanh nghiệp vẫn phải nhập các thiết bị công nghệ của nước ngoài để phục vụ nâng cấp trang thiết bị sản xuất. Tuy nhiên cần phải lưu ý khi nhập thiết bị công nghệ từ nước ngoài phải kết hợp hài hoà giữa thiết bị công nghệ hiện đại với thiết bị đã qua sử dụng, vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản phẩm vừa cân đối được vốn đầu tư cho trang thiết bị và đảm bảo tính cạnh tranh về giá của sản phẩm trên cơ sở hiệu quả kinh tế; công tác kiểm định thiết bị công nghệ cũng phải tiến hành chặt chẽ để có thể nhập được những thiết bị công nghệ phù hợp, tránh việc nhập khẩu những loại máy móc đã qua sử dụng, công nghệ lạc hậu mà giá lại cao, đem lại hiệu quả sản xuất quá kém. Bên cạnh đó cũng tránh việc đầu tư ồ ạt, gây nên tình trạng ứ đọng vốn đầu tư vốn đã eo hẹp của doanh nghiệp. Do đó cũng cần phải kết hợp giữa việc đầu tư mới với tận dụng máy móc thiết bị cũ, cải tiến, nâng cấp máy móc đã qua sử dụng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (ví dụ hệ thống phần mềm quản lý sản xuất ngành may - một giải pháp công nghệ trong nước); ứng dụng công nghệ máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất (CAD - CAM: Computer added desing - Computer added 119 manufacturing). Công nghệ CAD - CAM có nhiều công dụng: vẽ phác thảo trên máy, mô tả được chất liệu vải, tạo ra bản vẽ kỹ thuật đầy đủ... Việc sử dụng công nghệ này giúp nâng cao năng lực thiết kế sáng tạo mẫu mã sản phẩm dệt may đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. Chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào các dự án sản xuất sản phẩm mới theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000.. Nghiên cứu áp dụng khoa học về nguyên liệu và vật liệu mới, về công nghệ và thiết bị hiện còn bỏ trống, tương xứng với nguyên liệu mới phải có công nghệ xử lý hoàn tất cao cấp. 3.3.5 Đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến hình thức của sản phẩm Trong những năm gần đây nhu cầu về ăn mặc của mọi người dân đã có nhiều thay đổi, yếu tố quyết định đến tính hấp dẫn của trang phục không phải là độ bền, ấm mà là hình thức, mẫu mã của chúng. Vì vậy, muốn cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tiến hình thức của sản phẩm bằng cách đẩy mạnh nghiên cứu mẫu mốt. Đây cũng chính là điểm còn thiếu sót và ít được quan tâm đến của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Để làm được điều này, trước tiên, các doanh nghiệp cần phải đầu tư xây dựng xây dựng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại đồng bộ cho bộ phận nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt. Cần tạo ra nguồn tư liệu, thông tin kịp thời phục vụ cho việc nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt một các phong phú có hệ thống và đặc biệt là kịp thời nắm bắt các xu thế thời trang trên thế giới để ngành thiết kế tạo mẫu của Việt Nam có thể theo kịp được với đà phát triển của nhu cầu may mặc trên thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng, quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao chuyên làm công tác nghiên cứu thiết kế mẫu mốt. Doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để đội ngũ này có cơ hội không ngừng trau dồi kiến thức, bổ sung thêm 120 những thông tin cần thiết vì thời trang thế giới luôn luôn thay đổi nên chu kì sống của sản phẩm cũng rất ngắn. Trong kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần có sự liên kết về kinh tế, kỹ thuật kết hợp chặt chẽ với các cơ sở, viện, trung tâm nghiên cứu về mẫu mốt trong và ngoài nuớc để có thể học hỏi, trao đổi thông tin, kiến thức phục vụ cho công việc. 3.3.6 Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Một trong số những tồn tại lớn nhất của ngành dệt may hiện nay năng suất lao động rất thấp, nguyên nhân một phần là do máy móc còn lạc hậu nhưng một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng đó là tay nghề người lao động và hiệu quả làm việc của người lao động chưa cao. Do vậy các doanh nghiệp trong ngành cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân cũng như cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ marketing… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý cho người lao động như các chế độ xã hội, đóng bảo hiểm, tăng thêm các khoản thưởng cho cán bộ và công nhân. Đối với các doanh nghiệp có điều kiện nên cử cán bộ công nhân kỹ thuật ở các khâu quan trọng đi học tập nâng cao trình độ ở các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển cao để có thể tiếp thu thêm các kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất cũng như các phương pháp quản lý hiện đại nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất có thể. Ngoài ra, một việc cũng không kém phần quan trọng và cần phải làm thường xuyên đó là phải khơi dậy ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp trong công việc hàng ngày phải phải tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ của công và làm việc tạo ra năng suất cao. 3.3.7 Tham gia các hiệp hội doanh nghiệp Hiện nay vai trò của các hội, hiệp hội ngành trong nước và khu vực đang ngày một nâng cao. Các hiệp hội đã thiết lập được những mối quan hệ hợp tác, liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành viên, 121 cùng chung sức thực hiện các dự án lớn, chia sẻ cơ hội và rủi ro. Đồng thời các hiệp hội của ngành cũng sẽ làm chức năng đại diện cho các doanh nghiệp thành viên và của cộng đồng trên diễn đàn trong nước, trong khu vực và trên thế giới, qua đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp, làm cơ sở cho liên kết liên doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài hội, giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay mới chỉ có 558 doanh nghiệp tham gia vào Hiệp hội dệt may Việt Nam, con số quá ít ỏi so với số 1960 doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam hiện nay. Do đó, các doanh nghiệp chưa tham gia các hội, hiệp hội cần tích cực hơn trong việc gia nhập; các doanh nghiệp thành viên của các hội và hiệp hội này thực hiện đầy đủ và đúng đắn những quyền lợi và nghĩa vụ của mình để góp sức mình để phát triển các hội, các hiệp hội nói riêng và phát triển ngành dệt may nói chung. 120 KẾT LUẬN Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dệt may là một ngành có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong chiến lược “hướng mạnh về xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu ...” bên cạnh việc đáp ứng một phần lớn nhu cầu may mặc trong nước, ngành dệt may đã đóng góp một phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước với kim ngạch xuất khẩu luôn đứng ở vị trí thứ hai trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ năm 1995 đến nay. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang có một số lợi thế cạnh tranh cơ bản như có một nguồn lao động dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ, ngành có cơ hội phát triển rất lớn trên cơ sở một thị trường nội địa đầy tiềm năng và thị trường xuất khẩu cũng đang ngày càng mở rộng nhờ đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng và Nhà nước, ngành cũng có lợi thế nhờ sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước về vốn, về công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường,... Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng bất lợi tới khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam như sự yếu kém của các ngành công nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu, trình độ công nghệ của ngành dệt may còn thấp, năng suất chưa cao, trình độ quản lý kém, nhiều khi thiếu sự hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp ... dẫn tới giá thành cao, chưa hấp dẫn khách hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về xuất khẩu hàng dệt may như hiện nay, ngành dệt may Việt Nam cần tập trung triển khai các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành. Các giải pháp được đưa ra rất nhiều, từ các giải pháp vĩ mô như chính sách đầu tư, chính sách phát triển các ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành may, chính sách đào tạo về nhân lực, ... và cả các giải pháp vi mô như từng doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng thiết kế mẫu mốt, tăng cường công tác tìm hiểu và mở rộng thị trường 121 ... Quan trọng nhất là mỗi doanh nghiệp cần tự năng động đổi mới doanh nghiệp mình, Nhà nước cần có những chiến lược đúng đắn cho từng giai đoạn để hỗ trợ sự phát triển của ngành để ngành dệt may có thể tận dụng được những lợi thế đang có, khắc phục khó khăn để có thể cạnh tranh với hàng dệt may của các nước khác đặc biệt là hàng dệt may Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Do đó, theo các chuyên gia, tìm thị trường để lách và gia tăng sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam là phương thức khả thi nhất. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cho mình một mặt hàng chuyên biệt để lấy chỗ đứng hoặc năng động tìm cách hợp tác với các doanh nghiệp khác để tạo thế đứng. Theo ông Lê Quốc Ân – chủ tịch hiệp hội dệt may Việt Nam: “chúng ta không thể đối đầu trực diện với Trung Quốc thì phải né họ đi, tìm hướng khác, hoặc là hợp tác với họ để tạo thị phần riêng”. PHỤ LỤC 1 TỔNG HỢP TÌNH HÌNH XK HÀNG DỆT MAY SANG EU NĂM 2004 (Cấp E/L từ 01/01/2004 đến 30/12/2004) STT Chủng loại Đơn vị tính Hạn ngạch Số lượng Tỷ lệ % so với HN Kim ngạch (USD) Giá bình quân I. Các chủng loại hàng XK cần có thông báo giao hạn ngạch 1 Cat. 41 Tấn 1.692,26 1.504,13 88,88% 2.205.349,02 1466,19 USD/Tấn II. Các chủng loại hàng có áp dụng hạn ngạch nhưng thực hiện cấp E/L tự động 1 Cat. 4 Chiếc 29.024.563 20.930.971 72,11% 40.895.774,06 1,95 USD/Chiếc 2 Cat. 5 Chiếc 10.672.240 9.341.369 87,53% 52.510.431,19 5,62 USD/Chiếc 3 Cat. 6 Chiếc 11.962.160 10.001.605 83,61% 59.728.002,16 5,97 USD/Chiếc 4 Cat. 7 Chiếc 8.935.790 4.833.356 54,09% 14.964.523,42 3,1 USD/Chiếc 5 Cat. 8 Chiếc 26.842.577 14.633.515 54,52% 79.418.776,45 5,43 USD/Chiếc 6 Cat. 9 Tấn 1.137,77 736,49 64,73% 4.003.425,53 5435,84 USD/Tấn 7 Cat. 10 Đôi 7.319.870 2.216.874 30,29% 3.887.075,57 1,75 USD/Đôi 8 Cat. 12 Đôi 4.236.230 306.552 7,24% 132.423,42 0,43 USD/Đôi 9 Cat. 13 Chiếc 17.081.760 13.312.449 77,93% 12.660.865,16 0,95 USD/Chiếc 10 Cat. 14 Chiếc 725.040 591.769 81,62% 3.110.749,66 5,26 USD/Chiếc 11 Cat. 15 Chiếc 1.407.919 1.284.864 91,26% 17.376.831,08 13,52 USD/Chiếc 12 Cat. 18 Tấn 2.083,55 602,97 28,94% 4.099.449,10 6798,74 USD/Tấn 13 Cat. 20 Tấn 307,41 258,98 84,24% 3.528.231,79 13623,75 USD/Tấn 14 Cat. 21 Chiếc 24.444.340 13.490.820 55,19% 190.733.004,90 14,14 USD/Chiếc 15 Cat. 26 Chiếc 2.179.243 741.508 34,03% 3.474.810,11 4,69 USD/Chiếc 16 Cat. 28 Chiếc 10.034.560 6.661.451 66,39% 13.690.274,61 2,06 USD/Chiếc 17 Cat. 29 Bộ 1.075.800 823.658 76,56% 5.724.652,39 6,95 USD/Bộ 18 Cat. 31 Chiếc 11.893.210 5.946.057 50,00% 19.692.686,42 3,31 USD/Chiếc 19 Cat. 35 Tấn 1.652,71 375,98 22,75% 1.236.849,97 3289,68 USD/Tấn 20 Cat. 39 Tấn 303,24 231,62 76,38% 3.109.837,49 13426,68 USD/Tấn 21 Cat. 68 Tấn 1.112,74 534,05 47,99% 7.719.810,58 14455,17 USD/Tấn 22 Cat. 73 Bộ 2.782.510 839.761 30,18% 5.443.460,38 6,48 USD/Bộ 23 Cat. 76 Tấn 2.644,72 2.152,38 81,38% 21.931.496,60 10189,43 USD/Tấn 24 Cat. 78 Tấn 2.967,32 2.325,49 78,37% 42.723.507,24 18371,85 USD/Tấn 25 Cat. 83 Tấn 991,13 904,44 91,25% 10.749.741,27 11885,5 USD/Tấn 26 Cat. 97 Tấn 489,34 301,11 61,53% 1.909.136,06 6340,24 USD/Tấn 27 Cat. 118 Tấn 315,02 99,41 31,56% 2.983.377,34 30010,66 USD/Tấn 28 Cat. 161 Tấn 739,07 274,13 37,09% 4.292.948,18 15660,48 USD/Tấn III. Các chủng loại hàng không áp dụng hạn ngạch 1 Cat. 1 Tấn 345,24 735.900,20 2131,59 USD/Tấn 2 Cat. 2 Tấn 62,15 292.073,33 4699,35 USD/Tấn 3 Cat. 3 Tấn 224,25 557.582,90 2486,49 USD/Tấn 4 Cat. 16 Bộ 568.373 4.471.435,03 7,87 USD/Bộ 5 Cat. 17 Chiếc 186.976 2.864.625,54 15,32 USD/Chiếc 6 Cat. 19 Chiếc 34.461 43.852,16 1,27 USD/Chiếc 7 Cat. 22 Tấn 272,97 647.910,96 2373,54 USD/Tấn 8 Cat. 23 Tấn 39,19 96.453,24 2461,1 USD/Tấn 9 Cat. 24 Bộ 9.265.688 6.180.980,04 0,67 USD/Bộ 10 Cat. 27 Chiếc 2.062.761 6.303.670,34 3,06 USD/Chiếc 11 Cat. 33 Tấn 15.160,93 20.289.069,04 1338,25 USD/Tấn 12 Cat. 36 Tấn 0,38 6.882,60 18285,33 USD/Tấn 13 Cat. 37 Tấn 9,50 36.337,44 3826,56 USD/Tấn 14 Cat. 40 Tấn 2,49 75.849,58 30510,69 USD/Tấn 15 Cat. 62 Tấn 0,13 1.280,00 10039,22 USD/Tấn 16 Cat. 66 Tấn 0,00 1,00 500 USD/Tấn 17 Cat. 67 Tấn 0,11 3.799,20 33065,27 USD/Tấn 18 Cat. 72 Tấn 87,70 752.613,65 8581,43 USD/Tấn 19 Cat. 84 Tấn 49,38 13.055,02 264,41 USD/Tấn 20 Cat. 86 Tấn 0,50 10.518,75 20982,94 USD/Tấn 21 Cat. 88 Tấn 0,42 15.825,38 38133,45 USD/Tấn 22 Cat. 90 Tấn 69,02 127.506,97 1847,4 USD/Tấn 23 Cat. 112 Tấn 0,03 626,62 18988,48 USD/Tấn 24 Cat. 120 Tấn 4,67 177.691,53 38012,95 USD/Tấn 25 Cat. 136 Tấn 1,01 20.734,89 20564,21 USD/Tấn 26 Cat. 141 Tấn 0,11 1.906,00 17171,17 USD/Tấn 27 Cat. 142 Tấn 0,38 5.760,00 15000 USD/Tấn 28 Cat. 154 Tấn 0,04 390,00 9750 USD/Tấn 29 Cat. 156 Tấn 0,05 667,58 13351,6 USD/Tấn 30 Cat. 157 Tấn 67,59 399.959,27 5917,23 USD/Tấn 31 Cat. 159 Tấn 168,07 6.376.118,00 37938,28 USD/Tấn 32 Cat. 160 Tấn 0,66 26.853,00 40855,98 USD/Tấn Tổng kim ngạch XK 684.475.430,41 PHỤ LỤC 2 TÌNH HÌNH XK HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2004 (Cấp Visa từ ngày 01/01/2004 đến 30/12/2004) STT Cat. Đơn vị tính Tổng nguồn HN 2004 đã ứng 2005 HN 2004 chưa ứng 2005 Lượng HN đã sử dụng năm 2003 Số lượng đã cấp Visa Tỷ lệ HN đã sử dụng (so với 4) Tỷ lệ HN đã sử dụng (so với 5) HN 2004 chưa cấp Visa Kim ngạch XK (USD) Đơn giá TB (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) =[(6)+(7) ]/(4) (9) =[(6)+(7)]/( 5) (10) =(4)-(6)-(7) (11) (12) I.- Nhóm 1: 1 334/335 Tá 747.379 705.958 27.928 679.246 94,62% 100,17% 40.205 81.071.525,88 119,36 USD/Tá 2 338/339 Tá 15.618,498 14.472,350 1.396,440 14.222,58 100,00% 107,92% 0 590.961.463,04 41,55 USD/Tá 3 359- S/659-S Kgs 608.811 575.106 547.838 89,98% 95,26% 60.973 16.435.515,42 30 USD/Kgs II.- Nhóm 2: 1 340/640 Tá 2.304.364 2.176.849 2.209.307 95,87% 101,49% 95.057 130.575.696,99 59,1 USD/Tá 2 434 Tá 13.514 12.523 3.083 22,81% 24,62% 10.431 917.438,54 297,58 USD/Tá 3 435 Tá 45.092 42.646 23.700 52,56% 55,57% 21.392 5.684.430,84 239,85 USD/Tá 4 440 Tá 2.831 2.678 83 2,93% 3,10% 2.748 16.373,70 197,27 USD/Tá 5 448 Tá 35.754 33.796 10.513 29,40% 31,11% 25.241 3.018.959,86 287,16 USD/Tá 6 647/648 Tá 2.248.471 2.123.858 82.066 2.067.968 95,62% 101,23% 98.437 125.153.704,81 60,52 USD/Tá III.- Nhóm 3 (cấp Visa tự động): 1 200 Kgs 181.411 162.151 102.537 56,52% 63,24% 78.874 392.300,09 3,83 USD/Kgs 2 301 Kgs 616.444 572.788 432.143 70,10% 75,45% 184.301 1.257.279,00 2,91 USD/Kgs 3 332 Tá đôi 99.807 35.607 753 0,75% 2,11% 99.054 4.335,50 5,76 USD/Tá đôi 4 333 Tá 26.473 24.162 1.234 4,66% 5,11% 25.239 203.611,21 165 USD/Tá 5 341/641 Tá 918.776 869.882 665.444 72,43% 76,50% 253.332 35.027.397,21 52,64 USD/Tá 6 342/642 Tá 625.770 591.089 18.817 501.009 83,07% 87,94% 105.944 26.406.719,39 52,71 USD/Tá 7 345 Tá 193.413 175.125 62.930 32,54% 35,93% 130.483 4.970.802,28 78,99 USD/Tá 8 347/348 Tá 7.927.471 7.345.721 243.831 6.838.913 89,34% 96,42% 844.727 445.954.374,05 65,21 USD/Tá 9 351/651 Tá 469.339 438.685 10.996 210.044 47,10% 50,39% 248.299 10.959.864,48 52,18 USD/Tá 10 352/652 Tá 1.990.463 1.873.678 72.659 1.378.941 72,93% 77,47% 538.863 11.393.000,61 8,26 USD/Tá 11 359- C/659-C Kgs 311.624 290.770 77.997 25,03% 26,82% 233.627 1.219.240,81 15,63 USD/Kgs 12 447 Tá 58.353 55.171 8.949 15,34% 16,22% 49.404 1.533.285,11 171,34 USD/Tá 13 620 m2 3.705.052 3.296.483 1.561.238 42,14% 47,36% 2.143.814 434.341,85 0,28 USD/m2 14 632 Tá đôi 100.820 68.720 10.030 9,95% 14,60% 90.790 20.773,00 2,07 USD/Tá đôi 15 638/639 Tá 1.382.721 1.306.089 43.469 1.081.387 81,35% 86,12% 257.865 57.071.231,41 52,78 USD/Tá 16 645/646 Tá 162.901 150.510 13.026 55.979 42,36% 45,85% 93.896 3.351.796,74 59,88 USD/Tá Tổng kim ngạch XK 1.554.035.461,82 Ghi chú: - Lượng hạn ngạch 2004 đã sử dụng năm 2003 được điều chỉnh theo thư điện tử của Hải Quan Hoa Kỳ gửi ngày 13/10/2004. - Nguồn hạn ngạch (ô số 4) đã bao gồm hạn ngạch ứng trước năm 2005 (6 - 8%). - Việc phân nhóm và cấp Visa tự động theo Thông báo số 5208/TM-XNK ngày 12/10/2004, 5605/TM-XNK ngày 02/11/20046095/TM-XNK ngày 19/11/2004 và 6378/TM-XNK ngày 14/12/2004. 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Báo Công nghiệp Việt nam – Hiệp hội dệt may Việt nam (2003), Để xuất khẩu thành công hàng dệt may Việt nam vào thị trường Hoa kỳ, NXB Thống kê, Hà nội. 2. Biến động dệt may thời hậu hạn ngạch, cập nhật ngày 20/04/2005, 3. Nguyễn Như Bình, Lê Thanh Tâm, Bùi Huy Nhượng, Trần Thị Hồng Việt, Đinh Ngọc Đức, Nguyễn Anh Minh (1999), Chính sách công nghiệp của Nhật Bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 4. Bức xúc lao động ngành dệt may, cập nhật ngày 05/04/2005, 5. Có qua được cơn bão lớn, 6. Dệt may đủ sức cạnh tranh, 7. Dệt may Hà nội: khẳng định vị thế, cập nhật ngày 15/03/2005, 8. Dệt may: “lách” thế nào trước “người khổng lồ” Trung Quốc?, cập nhật ngày 08/04/2005, 9. Dệt may vào Mỹ: những điều doanh nghiệp cần quan tâm, cập nhật ngày 14/03/2005, 10. Dệt may Việt nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc sau 2005, cập nhật ngày11/10/2004, 11. Dệt may Việt nam trước thềm 2005: Đối đầu với hàng Trung Quốc, 12. Đương đầu với cạnh tranh, 13. EU đem chuyện dệt may Trung Quốc tới WTO, cập nhật ngày 30/5/05 123 14. Hiệp hội dệt may Việt nam – Trung tâm tư vấn XT thương mại và lao động (2004), VITAS – CSC, Hồ Chí Minh. 15. Nguyễn Hoàng, “Dệt may ASEAN hợp sức chống lại đại hồng thuỷ”, Vneconomy cập nhật ngày 11/11/2004. 16. Nguyễn Văn Hồng (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa những bài học kinh nghiệm, NXB Thế giới, Hà nội. 17. Một vũ khí cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may: hệ thống quản lý tích hợp, 18. Liên kết chuỗi các doanh nghiệp dệt may: Tại sao không?, cập nhật ngày 29/01/2005, 19. Liên kết chuỗi các doanh nghiệp dệt may: Tại sao không?, cập nhật ngày 29/01/2005, 20. Liên kết tạo sực mạnh cạnh tranh, cập nhật ngày 03/03/2005, 21. Võ Đại Lược (2004), Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới thời cơ và thách thức, NXB Khoa học xã hội, Hà nội. 22. Nâng cao sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt nam, cập nhật ngày 01/04/2005, 23. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2003), Văn bản pháp luật về ngành dệt – may, Hà nội 24. Ngành dệt may bước vào thời kỳ ảm đạm, 25. Nguyễn Thế Nghiệp (2005), Cuộc chiến hàng dệt may còn cam go, Thời báo kinh tế Việt Nam, 88 (18). 26. Dương Ngọc (2005), Dệt may Việt Nam trước thách thức lớn, Thời báo kinh tế Việt Nam, 88 (16). 27. Dương Ngọc (2005), Đẩy mạnh xuất khẩu để giảm nhập khẩu, Thời báo kinh tế Việt Nam, 202 (6). 124 28. Minh – Nguyên, Bãi bỏ hạn ngạch dệt may: cạnh tranh gay gắt hơn, Báo Người Lao Động, cập nhật ngày 6/12/2004 29. Văn Nguyễn (2005), Dự báo mức tăng trưởng kinh tế thế giới 2005, Thế giới hôm nay, 18. 30. Người lao động, WTO sẽ bỏ hạn ngạch hàng dệt may, Vneconomy cập nhật ngày 08/10/2004. 31. Nguyên Thành, Nâng chất lượng sản phẩm dệt để cạnh tranh trong thị trường phi quota, Vneconomy cập nhật ngày 31/03/2004. 32. Nguyên Thành, Cần sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may mặc, Vneconomy cập nhật ngày 26/11/2004. 33. Sôi động thị trường dệt – may, cập nhật ngày 21/02/2005, 34. Thời báo Kinh tế Việt nam (2004), Kinh tế (2004 – 2005) Việt nam & Thế giới, Hà nội. 35. Tổng công ty Dệt may Việt Nam (2005), Báo cáo quý I năm 2005, Hà Nội 36. TTXVN, Sẽ có nhiều ưu đãi về tài chính cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dệt, Vneconomy cập nhật ngày 24/03/2004. 37. TTXVN, Danh mục hàng dệt may giảm thuế theo hiệp định dệt may Việt – Mỹ, Vneconomy cập nhật ngày 24/02/2004. 38. TTXVN, “Kim ngạch xuất khẩu dệt may 9 tháng tăng 17,6%”, Vneconomy cập nhật ngày 01/10/2004. 39. TTXVN, “Dệt may Việt namm vẫn có lối ra”,Vneconomy cập nhật ngày 06/08/2004. 40. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2003), Toàn cầu hóa và tác động đối với sự hội nhập của Việt nam, NXB Thế giới, Hà nội. 125 41. Cao Triều (2004), “Những ảnh hưởng của việc huỷ bỏ chế độ hạn ngạch đối với việc xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc”, Tạp chí mậu dịch đối ngoại Trung Quốc, Bắc Kinh. 42. Vào EU phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, 43. Vào WTO: Đừng để Việt nam thành Mehico thứ hai, cập nhật ngày 13/12/2004, 44. Đức Vượng, “Thay đổi cách điều hành hạn ngạch”, Vneconomy cập nhật ngày 14/10/2004. 45. Đức Vượng, “Cần giúp dệt may qua vận hạn”, Veconomy cập nhật ngày 20/09/2004. 46. Việt nam là thị trường đặt hàng dệt may chiến lược của Mỹ, 47. Thái Vĩ, “Dệt may hậu hạn ngạch: báo động nguy cơ mất thị trường”, Vneconomy cập nhật ngày 08/11/2004. 48. Xuất khẩu dệt may: Niềm vui chưa thể cất cánh, cập nhật ngày 26/02/2003, 49. Xuất khẩu hàng dệt may năm 2005 – cơ hội và thách thức, TIẾNG ANH 50. Chinese textile industry fumes, updated 26 November 2004, 51. Elena Ianchovichina and Will Martin (2004), Economic Impact of China’s accession to the WTO. 52. Elena Ianchovichina & Will Martin(2005), Trade Liberalization in China’s Accession to the World Trade Organzation. World Bank. 126 53. Influence of China’s Entry to WTO on Domestic Textile Machinery Industry, 54. Khalid Nadvi and John Thoburn (2004), “Challenges to Vietnamese firms in the world garment and textile value chain, and the implications for alleviating poverty”, Journal of the Asia Pacific Economay, 55. Profile of China’s Textile Industry, 56. Review of textile industry affter WTO entry, updated April 2005, 57. Textiles Export Set to Grow Steadily, update 14 April 2005, 58. Textile industry: China Nationl Textile & Apparel Council, 59. The American Textile Manufacturers Institue (2005), The China Threat to World Textile and Apparel Trade, 1130 Connecticut Ave, NW Washington DC 20036.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3040_2002.pdf
Luận văn liên quan