Luận văn Thực trạng mở rộng cho vay của Chi nhánh Thăng Long đối với các doanh nghiệp ngoài quốc dân

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật của Nhà nước, của các Bộ, nghành có liên quan đến hoạt động của các ngân hàng để các ngân hàng chủ động trong hoạt động và trong chính sách tín dụng của mình. Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang cần Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, triển khai thông tư liên tịch của bộ Tư pháp và bộ Tài nguyên – Môi trường về hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để các ngân hàng thương mại chủ động trong hoạt động đồng thời hướng dẫn khách hàng của mình.

pdf99 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng mở rộng cho vay của Chi nhánh Thăng Long đối với các doanh nghiệp ngoài quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p vì các đối tượng này có thu nhập ổn định và có xu hướng tiết kiệm, họ thường có sổ tiết kiệm và họ hầu như không rút hết tiền ra khỏi ngân hàng. Các biện pháp thích hợp với đối tượng này là: Thứ nhất, tận dụng uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam mà Chi nhánh Thăng Long tích cực tuyên truyền, tiếp cận đối tượng này để đánh vào tâm lý cẩn thận, an toàn của họ; Thứ hai, Chi nhánh Thăng Long nhanh chóng mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc để dễ dàng tiếp cận họ; Thứ ba, Chi nhánh Thăng Long chỉ đạo cán bộ chủ động tiếp cận và cách tốt nhất là thông qua các hội, các tổ chức mà đối tượng này hay tham gia như : Các câu lạc bộ, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh , hội liên hiệp phụ nữ , các cơ quan, đơn vị...; Thứ tư, Chi nhánh Thăng Long chỉ đạo các cán bộ của mình có thái độ lịch sự, kính trọng thông qua lời nói, hành động, hướng dẫn khách hàng tận tình, chu đáo… ; Thứ năm, Chi nhánh Thăng Long giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ để nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh. Bốn là, NHNo&PTNT Việt Nam huy động vốn trung và dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu. Đây là biện pháp khó thực hiện thành công do thị trường trái phiếu của ta chậm phát triển làm tính thanh khoản của trái phiếu không cao đẫn đến trái phiếu ít được uan tâm. Các trái phiếu muốn được nhiều người quan tâm thì ngoài lãi suất cao đòi hỏi tính thanh khoản cao và công tác tuyên truyền tốt. Vì vậy trước mỗi đợt phát hành NHNo&PTNT Việt Nam cần phải tuyên truyền rộng rãi hơn nữa, tích cực hơn nữa tuyên truyền đến tận các cơ quan, xí nghiệp và các khách hàng đến giao dịch chứ không chỉ là mấy dòng chữ treo ở trụ sở các chi nhánh như hiện nay. Với hệ thống các chi nhánh rộng khắp thì việc tuyên truyền sẽ gặp nhiều thuận lợi. NHNo&PTNT Việt Nam nên đặc biệt nhấn mạnh đến các tiện ích của trái phiếu của đợt phát hành đó trong nội dung tuyên truyền để mọi người đều hiểu, an tâm và tham gia. Trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển chậm như hiện nay thì tính thanh khoản của trái phiếu rất được quan tâm. Do đó NHNo&PTNT Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề này và đưa ra các biện pháp thích hợp làm tăng tính thanh kkoản của chúng như: Đa dạng hoá các kỳ hạn để có thể đáp ứng các yêu cầu của người gửi tiền; đưa ra các điều kiện để người gửi tiền có thể rút tiền trước hạn... 3.1.3.Có chính sách cụ thể với từng loại DNNQD. Thứ nhất, Chi nhánh Thăng Long cần phải có biện pháp thích hợp để phân loại khách hàng là các DNNQD. Theo hướng dẫn số 1963/NHNo-05 về việc phân loại khách hàng của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam thì khách hàng là doanh nghiệp được phân làm 3 loại A, B, C dựa trên tổng số điểm theo 5 chỉ tiêu (Cụ thể trong phần phụ lục) là: Lợi nhuận sau thuế; khả năng thanh toán ngắn hạn; quan hệ với NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác; Tỷ lệ vốn của chủ trên tổng vốn và doanh thu. Để việc phân loại khách hàng đạt hiệu quả tốt thì ngân hàng cần tiến hành: - Chi nhánh Thăng Long cần phải đưa thêm những chỉ tiêu khác nữa để có thể đánh giá khách hàng được chính xác hơn, xác thực hơn. Chẳng hạn nên đưa thêm chỉ tiêu về số năm hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mà có số năm hoạt động càng cao thì sẽ đạt điểm càng cao. Bởi vì, doanh nghiệp mà hoạt động lâu năm thường sẽ có kinh nghiệm hơn, có uy tín hơn, có tiềm lực hơn các doanh nghiệp mới thành lập. - Ngân hàng cũng cần có thang điểm linh hoạt hơn cho mỗi chỉ tiêu (bao gồm các điểm từ 0 đến 10 chứ không cứng nhắc cho các điểm là 0; 5 và 10 điểm. Qua đó có thể đánh giá một cách chính xác từng khách hàng. - Ngân hàng cần chỉ đạo các cán bộ thực hiện tích cực và nghiêm túc việc phân tích đánh giá khách hàng thường xuyên bằng cách nộp các báo cáo điều tra, phân loại khách hàng hàng kỳ. Đồng thời, thường xuyên tiến hành thu thập thông tin về các DNNQD từ nhiều phía (từ hồ sơ khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng, từ các tổ chức tín dụng khác…) để phục vụ tốt cho việc phân loại khách hàng. Thứ hai, Có chính sách thích hợp với từng loại khách hàng. Sau khi phân loại khách hàng thì cần phải có chính sách cụ thể, thích hợp với từng khách hàng để đảm bảo việc mở rộng cho vay các doanh nghiệp này đạt hiệu quả cao. - NHNo&PTNT Việt Nam không nên áp dụng cứng nhắc là doanh nghiệp phải có quan hệ với các tổ chức tín dụng đạt 10 điểm, các chỉ tiêu khác đạt mỗi chỉ tiêu 5 điểm trở nên, có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả mới được cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Ngân hàng nên có chính sách linh hoạt hơn, chẳng hạn doanh nghiệp đủ điều kiện được vay mà tài sản hình thành từ vốn vay dễ quản lý, độ hao mòn, biến dạng thấp là có thể cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. - Việc cho vay tuỳ từng loại hình cho vay mà xem xét các chỉ tiêu phân loại khách hàng được đánh giá theo mức độ quan trọng khác nhau. Chẳng hạn, cho vay kỳ hạn 6 tháng thì chỉ tiêu quan trọng nhất là khả năng thanh toán ngắn hạn. Khi đó thang điểm của chỉ tiêu này cao hơn các chỉ tiêu khác, ngân hàng tập trung hơn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán thời điểm đó. Từ các chính sách linh hoạt trên làm cho các DNNQD có nhiều cơ hội vay vốn của Chi nhánh Thăng Long hơn, góp phần làm đa dạng các hình thức cho vay, đa dạng các hình thức bảo đảm mà vẫn đảm bảo an toàn. Qua làm đẩy mạnh hoạt động mở rộng cho vay các DNNQD. 3.1.4.Công tác cán bộ. Đội ngũ cán bộ tín dụng chính là cầu nối giữa khách hàng với ngân hàng, là nhân tố quyết định chất lượng các khoản vay, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng nhất trong thực hiện mở rộng cho vay các DNNQD. Vì vậy, chi nhánh Thăng Long cần có một đội ngũ cán bộ tín dụng tốt đáp ứng tốt các yêu cầu và nhiệm vụ mới. Cán bộ tín dụng phải có trình độ nghiệp vụ cao, có những hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực, có bản lĩnh và phải có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp . Muốn vậy Chi nhánh Thăng Long cần phải có những biện pháp tích cực , hợp lý , chẳng hạn như : Trong khâu tuyển dụng:  Phải làm tốt công tác tuyển dụng cán bộ , phải thực hiện công bằng, khách quan tránh tiêu cực để tuyển đúng người có năng lực thực sự.  Yêu cầu trong tuyển dụng là ngoài việc thông thạo nghiệp vụ thì cán bộ tín dụng cần phải có những hiểu biết sâu, rộng về nhiều lĩnh vực.  Chi nhánh Thăng Long cần phải có nhiều mối quan hệ với các trung tâm đào tạo, các trường đại học để có thể phát hiện ra những sinh viên giỏi, xuất sắc, có tư cách đạo đức tốt và đó được coi là nguồn cán bộ tương lai cho chi nhánh mình. Chi nhánh Thăng Long có thể tiếp cận, lôi kéo các sinh viên đó bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau như : Tặng học bổng; cử cán bộ đến giao lưu, nói chuyện, hội thảo; giúp đỡ các sinh viên trong thực tập...Làm như vậy không những quảng bá được hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng mình mà cao hơn là qua đó chi nhánh có thể tìm được những cán bộ tốt phục vụ cho mục tiêu lâu dài của ngân hàng mình. Khâu đào tạo, rèn luyện sau tuyển dụng. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên được học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật chính sách, văn bản của Nhà nước, của chính phủ của các bộ, nghành ... đặc biệt là bồi dưỡng về kinh nghiệm, về xử lý trước các tình huống khó, phức tạp. Chi nhánh Thăng Long nên bố trí công tác theo nhóm mà mỗi nhóm bao gồm những người có kinh nghiệm và những cán bộ trẻ để họ có thể bổ sung cho nhau, tự học tập lẫn nhau cùng tiến bộ. Về tổ chức , bố trí cán bộ tín dụng . Thứ nhất, Chi nhánh Thăng Long cần phân thành các nhóm công tác, thẩm định theo hội đồng, chịu trách nhiệm theo nhóm và có ưu đãi thích đáng cho những cán bộ tín dụng làm tốt công việc đem lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh. Việc đó không chỉ có ý nghĩa học tập, rèn luyện lẫn nhau mà còn tránh tình trạng áp lực trách nhiệm nặng nề khi cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm cá nhân dẫn đến tình trạng bỏ sót nhiều món vay đáng tiếc. Việc đó cũng giúp các cán bộ tín dụng tự tin hơn, trách nhiệm hơn, đồng thời kết quả thẩm định cũng chính xác hơn. Thứ hai, lãnh đạo Chi nhánh Thăng Long cần chỉ đạo các cán bộ tín dụng không có sự phân biệt, phải khách quan đối với mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các cán bộ tín dụng phải khách quan trong các điều kiện, thủ tục vay. Sự phân biệt của cán bộ tín dụng chủ yếu do sợ trách nhiệm nên việc chỉ đạo, bảo đảm của cấp lãnh đạo sẽ làm các cán bộ tín dụng yên tâm, sẽ trở nên khách quan hơn trong việc xem xét cho vay đối với các DNNQD. Thứ ba, là đổi mới phong cách làm việc. Chi nhánh Thăng Long nên đổi mới phong cách làm việc của cán bộ nhân viên. Tình trạng nói chuyện, làm việc riêng, chơi games, vào tán gẫu trên mạng internet… trong giờ làm việc diễn ra phổ biến ở các phòng ban của chi nhánh. Chi nhánh Thăng Long nên có những biện pháp kiểm tra thích hợp và kỷ luật nghiêm các trường hợp trên. Đồng thời cần tạo ra không khí thi đua làm nâng cao hiệu quả làm việc của mọi cán bộ ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ lĩnh vực gì thì yếu tố con người cũng là quan trọng nhất. Quan tâm, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ chính là chìa khoá dẫn đến thành công của Chi nhánh Thăng Long. Trên đây là các biện pháp chủ yếu tác động tích cực đến việc mở rộng cho vay đối với các DNNQD. Việc mở rộng cho vay phải gắn liền với an toàn vốn và chi phí của việc mở rộng cho vay, hay nói cách khác là phải đảm bảo mở rộng cho vay có hiệu quả. - An toàn vốn là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. An toàn tín dụng rất quan trọng nhất là trong giai đoạn đầu của mở rộng cho vay. An toàn tín dụng sẽ là động lực, là niềm tin, là tiền đề cho ngân hàng mở rộng hơn nữa. Do vậy mở rộng cho vay cần phải được khống chế bằng tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý. Tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý ở đây là do sự tính toán của ngân hàng dựa trên những mục tiêu, lợi ích trước mắt và lâu dài của chi nhánh. Do vậy, để mở rộng có hiệu quả, chi nhánh cấn nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, thuê thẩm định với các dự án lớn, phức tạp. Đồng thời phải có biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp. - Chi phí của việc mở rộng cho vay là rất lớn: chi phí cho hoạt động Marketing; chi phí của việc mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch; chi phí cho công tác cán bộ; chi phí cho huy động vốn…Chi nhánh Thăng Long cần phải tính toán những lợi ích trước mắt và lâu dài để có từng bước mở rộng cụ thể. 3.2.Một số kiến nghị. Như đã nói ở trên, quan hệ cho vay của ngân hàng đối với các DNNQD chịu sự tác động của nhiều chủ thể, nhiều nhân tố nên giải quyết vấn đề này thì không thể chỉ có sự cố gắng của ngân hàng . Do đó, chỉ thực hiện các giả pháp trên là chưa đủ phải có sự tham gia tích cực của các chủ thể có liên quan khác như : Các cơ quan thuộc Chính phủ, NHNN, các DNNQD ... 3.2.1.Kiến nghị với chính phủ. Chính phủ là cơ quan điều hành vĩ mô nền kinh tế đất nước nên có ảnh hưởng lớn lao đến mọi quan hệ kinh tế nói chung và hoạt động cho vay của ngân hàng với các DNNQD nói riêng. Với các cơ chế chính sách và sự tác động của mình chính phủ tác động đến cả ngân hàng và DNNQD. Để Chi nhánh Thăng Long tăng cường mở rộng hoạt động cho vay với các DNNQD được thuận lợi thì chính phủ cần tạo các điều kiện như sau : Thứ nhất, Chính phủ hoàn thiện các văn bản pháp luật và phổ biến rộng rãi các văn bản này. Đẩy mạnh chỉ đạo chống tham ô, quan liêu, cửa quyền đối với các công chức Nhà nước nhất là trong các thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh gọn. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động dễ dàng, dễ dàng thực hiện được quyền lợi của mình. Thứ hai, Có những ưu đãi như ưu đãi về thuế đối với các DNNQD, đặc biệt đối với các DNNQD mới thành lập để các doanh nghiệp này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả giúp các doanh nghiệp này chủ động sản xuất, kinh doanh. Thứ ba,Tăng cường hội nhập, tham gia mạnh mẽ vào các các tổ, chức diễn đàn khu vực và quốc tế đề các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội học hỏi, tìm kiến đối tác, nhất là các doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu. Thưa tư, Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các DNNN, theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước chỉ nên tập chung vào các nghành kinh tế mũi nhọn, trọng yếu, đầu tàu cho kinh tế đất nước phát triển có ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh hay những lĩnh vực công ích như : Vệ sinh môi trường, nước sạch , bệnh viện....mà do không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Chủ trương là rất đúng đắn việc cổ phần hoá vừa khơi dậy nội lực của toàn dân vừa là sân chơi công bằng và lành mạnh cho các thành phần kinh tế. Tuy nhiên hiện nay quá trình chuyển dịch ở nước ta diễn ra rất chậm trễ, số DNNN được cổ phần hoá tăng chậm và trong các doanh nghiệp dã được cố phần hoá thì vốn của Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80%. Thứ năm, Bộ Tài chính cần phải có những sửa đổi về cơ chế quản lý tài chính, về chế độ kế toán... cho phù hợp với đặc điểm của các DNNQD, đồng thời có biện pháp kiểm soát thích hợp để bắt buộc các DNNQD ghi chép, cập nhật sổ sách, phản ánh đúng tình hình tài chính. Qua đó làm lành mạnh hoạt động tài chính của doanh nghiệp đồng thời giúp các ngân hàng giảm thời gian, chi phí và tăng độ chính xác trong thẩm định cho vay đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các ngân hàng mạnh dạn đẩy mạnh mở rộng cho vay. Thứ sáu, Tiếp đó, triển khai việc đăng ký thế chấp bất động sản của các doanh nghiệp, các nhân tại các sở Tài nguyên và Môi trường và UBND xã, phường, thị trấn ở những nơi đăng kí theo quy định của pháp luật; Công bố công khai những nơi chưa thực hiện việc đăng ký. Điều đó sẽ giải quyết được khó khăn, vướng mắc trong vấn đề về tài sản bảo đảm. Thứ bẩy, Nhà nước nên đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán vì TTCK có quan hệ chặt chẽ và thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, trong đó cần phải nhanh chóng thành lập thị trường chứng khoán phi tập chung (OTC). Thị trưòng OTC phát triển làm các chứng khoán của các DNNQD được lưu thông dễ dàng, làm tăng tính thanh khoản của nó vì hầu hết các DNNQD chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường chính thức. Việc đó làm cho các DNNQD tăng thêm cơ hội thu hút nguồn vốn nhờ phát hành chứng khoán, đồng thời cũng làm minh bạch hoạt động tài chính của DNNQD giúp cho NHNo&PTNT Việt Nam có nhiều thông tin để đánh giá được chính xác khách hàng của mình. Trong cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thì chính phủ cũng phải cố phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước. Hiện nay có 5 ngân hàng thương mại Nhà nước là : NHCT Việt Nam , NHĐT&PT Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam, NHNT Việt Nam, Ngân hàng phát triển nhà Đồng băng sông Cửu Long. Mặc dù chính phủ đã quyết định tăng vốn cho các ngân hàng này nhưng tổng số vốn tự có của các hàng này chưa được 1 tỷ đô la, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản có là 4% thấp hơn nhiều so với mức an toàn tối thiểu là 8%. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta hiện nay, các ngân hàng của ta phải cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng lớn có số vốn hàng tỷ đô la có công nghệ và trình độ quản lý hiện đại: - Chúng ta đã ra nhập khối Kinh tế Châu á Thái Bình Dương - APEC, Thị trường chung Asian – AFTA... Với những điều khoản về tự do thương mại buộc chúng ta mạnh lên để đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế trong tất cả các lĩnh vực kinh tế trong đó có hoạt động ngân hàng . - Sắp tới chúng ta sẽ ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (Mục tiêu là năm 2005) và đặc biệt là điều khoản trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, với các điều khoản không hạn chế hoạt động của các ngân hàng Mỹ và hoạt động của các ngân hàng Mỹ tại Việt Nam không có gì khác biệt đáng kể so với các ngân hàng Việt Nam. Như vậy, chúng ta phải thực sự cạnh tranh với các ngân hàng Mỹ và thế giới . - Không chỉ chỉ là cạnh tranh với các ngân hàng Mỹ và thế giới mà các ngân hàng Nhà nước còn phải cạnh với các ngân hàng thương mại cổ phần đang dần lớn mạnh ở trong nước. Các ngân hàng thương mại cổ phần ở trong nước cũng nhanh chóng đổi mới công nghệ, đổi mới công tác quản lý và liên tục tăng vốn điều lệ. Trong năm 2003 vừa qua đă có đến 4 ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ của mình (NHTMCP Sài Gòn thương tín tăng từ 462 tỷ lên 505 tỷ, NHTMCP quốc tế tăng từ 75 tỷ lên 175 tỷ, NHTMCP Việt á tăng tử 75,7 tỷ lên 115,4 tỷ, NHTMCP quân đội tăng từ 229 tỷ lên 280 tỷ) điều đó buộc các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng phải chuẩn bị để đử sức cạnh tranh trên thị trường. Trước mắt, chính phủ có thể tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng trên, hay giữ cổ phần chủ yếu, sau đó mới tiến hành giảm lượng cổ phần của mình. Và có cả việc xem xét sáp nhập một số ngân hàng thương mại Nhà nước với nhau. 3.2.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước là công cụ của Nhà nước quản lý Nhà nước trực tiếp các hoạt động tín dụng, tiền tệ. Do đó, Ngân hàng Nhà nước có thể tác động trực tiếp vào hoạt động ngân hàng. Để các ngân hàng thương mại hoạt động tốt, tạo thuận lợi cho mở rộng cho vay các DNNQD thì họ cần Ngân hàng Nhà nước ở những điểm sau: Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật của Nhà nước, của các Bộ, nghành có liên quan đến hoạt động của các ngân hàng để các ngân hàng chủ động trong hoạt động và trong chính sách tín dụng của mình. Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang cần Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, triển khai thông tư liên tịch của bộ Tư pháp và bộ Tài nguyên – Môi trường về hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để các ngân hàng thương mại chủ động trong hoạt động đồng thời hướng dẫn khách hàng của mình. Thứ hai, Việc Ngân hàng Nhà nước thành lập trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thuộc Vụ tín dụng là rất cần thiết, nó cung cấp tất cả các thông tin về tín dụng tiền tệ, ngoại hối... và đặc biệt là những thông tin về khách hàng để qua đó ngân hàng có thể có những thông tin khách quan nhất về khách hàng mặc dù trước đó không có quan hệ tín dụng với ngân hàng nhưng có quan hệ tín dụng với bất kỳ một ngân hàng nào đó. Tuy nhiên thời gian hoạt động thí điểm vừa qua có nhiều hạn chế, hạn chế lớn nhất là thông tin còn thiếu, chưa cập nhật, chưa phong phú do nguyên nhân chủ yếu là các ngân hàng thương mại còn thiếu thức tự giác trong chấp hành chế độ thông tin báo cáo. Trong khi đó Nhà nước chưa quy định rõ phạm vi, mức độ cung cấp thông tin. Do đó để hoạt động của CIC đạt hiệu quả thì có vai trò rất lớn của Ngân hàng Nhà nước. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm, chú ý đến những khó khăn, vướng mắc, những đề nghị của các ngân hàng thương mại để có biện pháp trực tiếp giải quyết hoặc đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Làm như vậy sẽ dần tháo gỡ được những vướng mắc tồn tại trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong quan hệ cho vay giữa ngân hàng với các DNNQD nói riêng. 3.2.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. Như trong phần Giải pháp thực hiện đã nói thì để việc mở rộng cho vay các DNNQD có hiệu quả thì NHNo&PTNT Việt Nam với tư cách là ngân hàng cấp trên chỉ đạo Chi nhánh Thăng Long thực hiện, có thể tóm tắt lại như sau : Một là, Thành lập phòng Marketing cho các chi nhánh cấp 1 như chi nhánh Thăng Long. Hai là, Chỉ đạo các cán bộ, nhân viên không có thái độ phân biệt trong việc xem xét cho vay đối với các DNNQD . Ba là, Có các biện pháp thích hợp để chỉ đạo huy động vốn trung, dài hạn và thực hiện điều chuyển vốn hợp lý trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Bốn là, Thực hiện đa dạng hoá các hình thức cho vay, đa dạng hoá các hình thức bảo đảm, lãi suất áp dụng linh hoạt để phù hợp với các nhu cầu, điều kiện khác nhau của doanh nghiệp. Năm là, Chỉ đạo sát sao các chi nhánh trong việc đổi mới phong cách làm việc hiệu quả hơn. Sáu là, Chỉ đạo các chi nhánh có các biện pháp thích hợp để tiếp cận khách hàng, tìm hiểu nguyện vọng khách hàng sau đó căn cứ vào điều kiện thực tế của ngân hàng mình để đưa ra các biện pháp thích hợp. Kết luận Trên đây, em đă trình bày một số nhận định của mình về thực tại và tương lai của quan hệ giữa ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng với các khách hàng là các DNNQD. Sự phát triển của các doanh nghiệp này trong tương lai là tất yếu của quá trìmh phát triển và các ngân hàng cần phải có sự chuẩn bị để có thể phát huy hiệu quả của mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp này. Cùng với sự phát triền của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các ngân hàng có sự chuẩn bị chu đáo thì việc mở rộng cho vay sẽ dễ dàng hơn góp phần vào bước phát triển của ngân hàng, các DNNQD và kinh tế đất nước. Tài liệu tham khảo 1.Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ – TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo / NXB Thống Kê - 2002. 2.Tạp chí Ngân hàng – Số 1/2004 3.Tạp chí Khoa học Ngân hàng – Số 2/2004. 4.Luật Doanh nghiệp. 5. Luật các Tổ chức tín dụng . 6.Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ của NHNo&PTNT Việt Nam . 7.Nghị định 178/1999/NĐCP, Nghị định 85/2002/NĐCP, Nghị định 08/2000/NĐCP, Quyết định 1627/2000/QĐ-NHNN. Phụ lục Trong phần này đưa ra các mẫu văn bản của NHNo&PTNT Việt Nam phục vụ cho quan hệ tín dụng giữa Chi nhánh Thăng Long và các DNNQD. Khi các DNNQD đén vay vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam thì cần phải có ba loại hồ sơ là: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay vốn. Hồ sơ pháp lý. Các DNNQD thì hồ sơ pháp lý bao gồm bản sao có công chứng các giấy tờ sau: - Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân). - Đăng ký kinh doanh. - Giấy phép hành nghề (đối với những nghánh Nhà nước quy định phải có giấy phép hành nghề). - Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh). - Quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, kế toán trưởng. Hồ sơ kinh tế. - Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ. - Báo cáo kề hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất. Hồ sơ vay vốn. - Giấy đề nghị vay vốn. - Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Các chứng từ có liên quan khi xuất trình vay vốn. - Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định. Một số mẫu giấy tờ cụ thể như sau: 1.Giấy đề nghị vay vốn của các doanh nghiệp theo mẫu sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Giấy đề nghị vay vốn Kính gửi : NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long Tên doanh nghiệp :......................................................................................................... Địa chỉ trụ sở chính : ...................................................................................................... Quyết định thành lập số:............ Ngày:............... Do: ................................... quyết định. Đăng ký kinh doanh số: ............. Ngày:............... Do: .............................................. cấp. Họ, tên giám đốc hoặc người được uỷ quyền:………… ................................................. Quyết định bổ nhiệm số: ......... ngày ...... tháng ...... năm ........... Do: ............... quyết định Hoặc giấy uỷ quyền số: ........... ngày ...... tháng ...... năm ........... Do: ................. uỷ quyền Tài khoản tiền gửi số: .......................................................... Tại Chi nhánh Thăng Long ....................................................................................................................................... Tài khoản tiền vay số: ......................................................... Tại Chi nhánh Thăng Long Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án: ............................................................................ Vốn tự có tham gia vào dự án (phương án) xin vay: ....................................................... Nhu cầu vay, số tiền: ...................................................................................................... Bằng chữ: ( .................................................................................................................. ) Đối tượng vất tư, chi phí sản xuất kinh doanh cần vay vốn STT Đối tượng Số lượng Thành tiền Thời hạn xin vay: .................................. tháng Lãi xuất xin vay: .............................. %/tháng Hình thức bảo đảm tiền vay: Không bảo đảm/có bảo đảm: STT Tên tài sản Số lượng Giấy tờ về Đặc điểm kỹ Giá trị tài sản thuật Chúng tôi cam kết: Sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả; trả nợ vay gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn; chấp nhận quy định cho vay hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam. Đề nghị ngân hàng xem xét giải quyết cho vay. Ngày…tháng…năm… Giám đốc (ký rõ họ tên và đóng dấu) 2.Hợp đông tín dụng của Chi nhánh Thăng Long với các doanh nghiệp được ký kết theo mẫu sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hợp đồng tín dụng - Căn cứ luật các tổ chức tín dụng - Căn cứ quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN - Căn cứ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp và kết quả thẩm định của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long Hôm nay, ngày…tháng…năm…tại ................................................................................ Chúng tôi gồm: Bên cho vay (Bên A) Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Địa chỉ: .......................................................................................................................... Người đại diện là ông (bà): ......................................... Chức vụ: .................................... CMND số: ................................ Ngày cấp: ........................ Nơi cấp:.............................. Giấy uỷ quyền (nếu có) số:................... do ông (bà): ....................................... uỷ quyền Hai bên thống nhất việc bên A cho bên B vay tiền theo nội dung thoả thuận dưới đây: Điều 1. Phương thức cho vay, số tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay. Phương thức cho vay: .................................................................................................... Mức dư nợ cao nhất: ...................................................................................................... Số tiền bằng số: .............................................................................................................. Bằng chữ: ....................................................................................................................... Mục đích sử dụng tiền vay: - - - Điều 2. Lãi suất cho vay. - Lãi suất tiền vay là:..............%/ ....................... tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. - Lãi tiền vay Bên B phải trả cho Bên A chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ. - Phương pháp trả lãi tiền vay: + Tính theo định kỳ riêng: ............................. /1 lần vào ngày ......................................... + Hoặc trả lãi tiền vay cùng với kỳ trả nợ gốc. - Lãi suất nợ quá hạn: Khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc kỳ hạn cho vay, nếu Bên B không có khả năng trả nợ đúng hạn cả gốc và lầim không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc, lãi thì Chi nhánh Thăng Long sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ thực tế sang nợ quá hạn và Bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng .%/ ........................ đối với số tiền trả chậm. Điều 3. Thời hạn cho vay, phương thức và kỳ hạn trả nợ Thời hạn cho vay: …. tháng. Hoặc thơpì hạn của hạn mức tín dụng … tháng, kể từ ngày… tháng… năm… Ngày nhận tiền lãi lần đầu là: ..................................................................... Kế hoạch phát tiền vay và kỳ hạn trả nợ (thực hiện theo phụ lục kèm theo). Trường hợp Bên B trả nợ bằng đồng tiền khác với đồng tiền cho vay thì phải được Bên A chấp thuận. Trương hợp Bên B rút tiền vay nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền vay Bên B lập một giấy nhận nợ gửi Bên A. Điều 4. Hình thức bảo đảm tiền vay: Cho vay có/ Không có tài sản bảo đảm bằng tài sản (Trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản được kèm hợp đồng bảo đảm tiền vay). Điều 5. Quyền và nghĩa vụ Bên A. 5.1.Bên A có quyền: - Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của Bên B. - Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện Bên B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng. - Có quyền định đoạt tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản dùng làm bảo đảm trong những trường hợp sau: + Bên B không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. + Không có chủ thể kế thừa nghĩa vụ của Bên B. + Xảy ra bất kỳ sự kiện pháp lý nào giải phóng Bên B khỏi nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng này. - Gia hạn nợ gốc, lãi; điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc, lãi theo quy định của NHNN. 5.2.Bên A có nghĩa vụ: - Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên B 6.1. Bên B có quyền: - Từ chối yêu cầu của Bên A không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng này. - Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng này theo quy định của pháp luật. 6.2.Bên B có nghĩa vụ: - Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác. - Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng nội dung khác đã thoả thuận trong hợp đồng này. - Trả nợ gốc và lãi theo thoả thuận trong hợp đồng này. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ vay. Điều 7. Một số cam kết khác. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Điều 8. Sửa đổi, bổ sung, chuyển nhượng hợp đồng. Khi một trong hai bên muốn có sự thay đổi nội dung điều khoản của hợp đồng này thì gửi đề xuất tới bên kia bằng văn bản. Nếu bên kia chấp thuận, hai bên sẽ ký bổ sung điều khoản thay đổi đó trong thoả thuận bằng văn bản đi liền với hợp đồng này. Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng tín dụng này phải được hai bên cùng thoả thuận theo quy định về mua, bán nợ của NHNN. Các điều khoản khác của hợp đồng này không thay đổi. Điều 9. Cam kết chung. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Nếu có tranh chấp hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Trường hợp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hai bên sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết ở toà án kinh tế nơi có trụ sở chính của Bên A. Hợp đồng này được thành lập làm 2 bản, các bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và được thanh lý khi Bên B hoàn trả xong gốc và lãi. Đại diện Bên A Đại diện Bên B (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Nếu hình thức phát vốn vay từ 2 lần trở lên thì mỗi lần vay doanh nghiệp phải lập giấy nhận nợ. 3.Giấy nhận nợ theo mẫu sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Giấy nhận nợ Căn cứ hợp đồng tín dụng số: ................................... ngày… tháng… năm… đã ký giữa NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Thăng Long và ...................................................... Hôm nay, ngày… tháng… năm… tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long Tên người vay: ............................................................................................................... Ông (bà): ........................................... Chức vụ: .............................................................. CMND số: ............................., ngày cấp……………., nơi cấp ...................................... Theo giấy uỷ quyền (nếu có) số:……………ngày…. tháng… năm… . Hạn mức tín dụng: ......................................................................................................... Dư nợ trước nhận nợ lần này: ......................................................................................... Số tiền nhận nợ lần này (đề nghị vay lần này): ............................................................... Bằng chữ: ....................................................................................................................... Tổng dư nợ sau lần nhận nợ: .......................................................................................... Mục đích sử dụng tiền vay: - - - Hạn trả cuối cùng: .......................................................................................................... Lãi suất:……….%/ tháng, lãi suất nợ quá hạn:………..%/ tháng. Người vay NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Ký tên, đóng dấu) Cán bộ Trưởng phòng Giám đốc tín dụng tín dụng (Ký, ghi rõ (Ký, ghi rõ (Ký tên và họ, tên) họ, tên) đóng dấu) 4.Giấy đề nghị chuyển kỳ hạn nợ. Trong quá trình vay vốn nếu thấy kỳ hạn trong hợp đồng tín dụng là không hợp lý thì doanh nghiệp có thể yêu cầu ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ gốc và lãi theo mẫu sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Giấy đề nghị chuyển kỳ hạn trả nợ gốc, lãi Kính gửi: NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long . Họ, tên người vay: ......................................................................................................... Đã vay NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long số tiền: ............................... (Bằng chữ: ................................................................................................................... ) Theo hợp đồng tín dụng số:……………….ngày…. tháng…. năm…. Theo phân kỳ, ngày…. tháng….năm…. Số tiền đến hạn trả nợ gốc là: ........................... , lãi là: ......................................... đến nay chúng tôi chưa trả được ngân hàng, vì lý do: - - - Đề nghị Chi nhánh Thăng Long cho chúng tôi được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi như sau: Kỳ hạn nợ theo cam kết Đề nghị kỳ hạn trả nợ mới Ngày, tháng Số tiền gốc, lãi Ngày, tháng Số tiền gốc, lãi Người vay (Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu) Phần phê duyệt của ngân hàng 1.ý kiến của cán bộ tín dụng: Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tôi thấy nguyên nhân khách hàng không trả được nợ là do: - - - Đề nghị cho chuyển kỳ hạn nợ như sau: Kỳ hạn nợ theo cam kết Đề nghị kỳ hạn trả nợ mới Ngày, tháng Số tiền gốc, lãi Ngày, tháng Số tiền gốc, lãi Cán bộ tín dụng (Ký, ghi rõ họ và tên) 2.ý kiến của phòng tín dụng: Qua xem xét nội dung trình bày trong giấy đề nghị chuyển kỳ hạn nợ gốc, lãi của khách hàng và ý kiến của cán bộ tín dụng, tôi đồng ý/ không đồng ý. Đề nghị giám đốc cho điều chỉnh kỳ hạn nợ/ không điều chỉnh kỳ hạn nợ. Trưởng phòng tín dụng (Ký và ghi rõ họ, tên) 3.Phê duyệt của giám đốc: Căn cứ vào ý kiến đề xuất của cán bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng, tôi đồng ý cho điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc, lãi/ Không đồng ý cho điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc, lãi. Yêu cầu cán bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng đôn đốc khách hàng chấp hành đúng kỳ hạn nợ đă được chấp nhận. Hà Nội, ngày… tháng… năm…. Giám đốc Chi nhánh Thăng Long (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 5.Giấy đề nghị gia hạn nợ. Trong quá trình sử dụng vốn nếu doanh nghiệp thấy không thể trả gốc và lãi đúng hạn ghi trong hợp đồng tín dụng thì có thể đề nghị gia hạn nợ bằng văn bản theo mẫu sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Giấy đề nghị gia hạn nợ gốc, lãi Kính gửi: NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long . Họ, tên người vay: ......................................................................................................... Nợ vay NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long số tiền: ............................... Tại hợp đồng số: ................................................................. ngày…., tháng…., năm….. Đã trả nợ được , số tiền gốc:.................................. , số tiền lãi: ...................................... Còn nợ gốc:........................................................... , còn nợ lãi: ...................................... Hạn trả vào ngày…., tháng…, năm…. Lý do trả chậm: - - - Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long gia hạn: - Số nợ gốc đến ngày…, tháng…, năm…. - Số nợ lãi đến ngày…, tháng…, năm…. Chúng tôi cam kết trả đúng hạn trên. Người vay (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) Phần phê duyệt của ngân hàng 1.ý kiến của cán bộ tín dụng Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của … …………………, tôi thấy nguyên nhân khách hàng không trả được nợ đúng hạn là do: - - - Đề nghị cho gia hạn/ không cho gia hạn - Số tiền gốc:…………….thời hạn:……….tháng. Hạn trả cuối cùng vào ngày…, tháng…, năm…. - Số tiền lãi………………thời hạn:……….tháng. Hạn trả cuối cùng vào ngày…, tháng…, năm…. Cán bộ tín dụng (ký và ghi rõ họ, tên) 2.ý kiến của trưởng phòng tín dụng Qua xem xét thực tế nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của …… ……..và ý kiến của cán bộ tín dụng, tôi đồng ý/ không đồng ý. Đề nghị giám đốc cho gia hạn nợ/ không cho gia hạn nợ. Số tiền gia hạn: - Gốc……………… thời gian gia hạn…….. tháng; hạn cuối cùng vào ngày …, tháng…, năm…. - Lãi……………… thời gian gia hạn…….. tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày …. Tháng…, năm….. Trưởng phòng tín dụng (Ký và ghi rõ họ, tên) Phê duyệt của giám đốc Căn cứ vào ý kiến đề xuất của cán bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng, duyệt cho gia hạn/ không cho gia hạn nợ. - Số tiền gốc:…………….. thời gian……..tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày…, tháng…, năm…. - Số tiền lãi:……………… thời gian…….. tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày…, tháng…, năm…. Yêu cầu cán bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng đôn đốc khách hàng chấp hành đúng thời hạn trên. Hà Nội, ngày…, tháng…, năm… Giám đốc Chi nhánh Thăng Long (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) 6.Giấy uỷ quyền. Nếu vì lý do khách quan mà ngưới đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không có mặt để ký kết với ngân hàng thi người đó có thể uỷ quyền cho người đại diện của mình ký kết với ngân hàng. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản theo mẫu sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Giấy uỷ quyền Kính gửi: NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long . Họ và tên người uỷ quyền: ............................................................................................. CMND số:……………………, ngày cấp………………., nơi cấp ................................. Hiện cư trú tại: .............................................................. uỷ quyền cho người có tên sau: Họ và tên người được uỷ quyền: .................................................................................... CMND số:……………….., ngày cấp:……………….., nơi cấp: .................................... Hiện cư trú tại: ............................................................................................................... Là đại diện cho doanh nghiệp trong mọi quan hệ vay vốn với ngân hàng (giao dịch, nhận tiền vay, trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm…) Giấy uỷ quyền này có thời hạn kể từ ngày……………….đến ngày ............................... Người uỷ quyền Người được uỷ quyền (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ, tên) 7.Quy định về phân loại doanh nghiệp. Quy định của NHNo&PTNT Việt Nam về phân loại khách hàng là doanh nghiệp như sau: Hiện NHNo&PTNT Việt Nam phân loại khách hàng theo 3 loại A, B, C dựa vào 5 chỉ tiêu sau đây:  Lợi nhuận sau thuế.  Khả năng thanh toán ngắn hạn.  Quan hệ với NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác.  Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn.  Doanh thu. Việc phân loại doanh nghiệp dựa vào số điểm của mỗi doanh nghiệp . - Từ 40 – 50 điểm: Doanh nghiệp xếp laọi A (trừ những doanh nghiệp có nợ quá hạn với NHNo&PTNT Việt Nam hoặc các tổ chức tín dụng khác hay doanh nghiệp hoà vốn hoặc lỗ) - Từ 25 – 39 điểm: Doanh nghiệp xếp loại B - Dưới 25 điểm: Doanh nghiệp xếp loại C Cách tính điểm cụ thể như sau: Lợi nhuận sau thuế. - Doanh nghiệp có lãi 2 năm liền kề thời điểm vay vốn ( Kể cả doanh nghiệp lỗ được ngân sách cấp bù): 10 điểm. - Doanh nghiếp có lãi 1 năm hoặc hoà vốn: 5 điểm. - Doanh nghiệp lỗ: 0 điểm. Chú ý: Đối với các doanh nghiệp có lãi 1 năm liền kề với thời điểm vay vốn hoặc hoà vốn nhưng có dự án khả thi, có tín nhiệm với ngân hàng thì tuỳ theo trường hợp cụ thể do giám đốc chi nhánh nơi cho vay quyết định số điểm (tối đa là 10) và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khả năng thanh toán ngắn hạn Tổng tài sản lưu động đầu tư ngắn hạn Tỷ TTNH = Tổng số nợ ngắn hạn - Tỷ suất thanh toán ngắn hạn từ 1 trở lên: 10 điểm - Tỷ suất thanh toán ngắn hạn từ 0,5 đến dưới 1: 5 điểm - Tỷ suất thanh toán dưới 0,5: 1 điểm Quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Thể hiện thông qua số nợ quá hạn: - Không có: 10 điểm - Có từ 6 tháng trở xuống : 5 điểm - Có trên 6 tháng hoặc dưới 6 tháng nhưng khó đòi: 0 điểm Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng nguốn vốn - Từ 30% trở lên: 10 điểm (đốivới HTX, DNNQD : từ 50% trở lên) - Từ 10% - 30% : 5 điểm (đối với HTX, DNNQ : từ 30% - 50%) - Dưới 10% : 1 điểm (đối với HTX, DNNQD : dưới 30%) Doanh thu - Doanh thu lớn hơn hoặc bằng năm trước liền kề: 10 điểm - Doanh thu nhỏ hơn năm trước liền kề: 1 điểm mục lục Lời nói đầu ................................................................................................................ 1 Nội dung .................................................................................................................... 3 Chương I: Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. .......... 3 1.1.Vài nét về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . ..................................................... 3 1.1.1.Khái niệm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. ................................................. 3 1.1.2.Đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta. ............................ 3 1.1.3.Vài nhận xét về các DNNQD ở nước ta. ............................................................. 5 1.2.Mở rộng cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. .. 8 1.2.1.Quan niệm về mở rộng cho vay. ......................................................................... 8 1.2.2.Nội dung của mở rộng cho vay các DNNQD . .................................................... 8 1.2.2.1.Các chỉ tiêu về dư nợ. ...................................................................................... 8 1.2.2.2.Số DNNQD vay vốn ở ngân hàng. ..................................................................10 1.2.2.3.Đa dạng các hình thức cho vay. ......................................................................11 1.2.2.4.Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm. ..............................................................17 1.2.3.ý nghĩa của mở rộng cho vay các DNNQD của ngân hàng. ...............................20 1.2.3.1.Đối với các DNNQD . ....................................................................................20 1.2.3.2.Đối với ngân hàng . ........................................................................................22 1.2.3.3.Đối với nền kinh tế. ........................................................................................22 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . ........................................................................................................... 23 1.3.1. Các yếu tố khách quan . ....................................................................................23 1.3.1.1.Môi trường kinh tế, chính trị , xã hội kinh tế, luật pháp. .................................23 1.3.1.2.Hiệu quả hoạt động và khả năng của các DNNQD . .......................................25 1.3.2.Các yếu chủ quan. .............................................................................................26 1.3.2.1.Quy mô, phạm vi, địa bàn hoạt động của ngân hàng. ......................................26 1.3.2.2. Công nghệ ngân hàng. ...................................................................................26 1.3.2.3.Các yếu tố khác. .............................................................................................27 Chương II: Thực trạng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long .................................28 2.1.Vài nét khái quát về chi nhánh Thăng Long . ........................................................ 28 2.1.1.Sự hình thành và phát triển của chi nhánh Thăng Long .....................................28 2.1.2.Cơ cấu tổ chức của chi nhánh. ...........................................................................30 2.1.3.Vài nét về tình hình hoạt động của chi nhánh . ..................................................31 2.1.3.1.Tình hình huy động vốn..................................................................................31 2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn. ..................................................................................34 2.1.3.3.Các hoạt động khác của Chi nhánh Thăng Long . ...........................................37 2.2.Thực trạng mở rộng cho vay của chi nhánh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . ............................................................................................................................... 41 2.2.1.Các chỉ tiêu về số dư nợ. ...................................................................................41 2.2.1.1.Số dư nợ .........................................................................................................41 2.2.1.2.Tỷ trọng dư nợ của các DNNQD. ...................................................................42 2.2.1.3.Cơ cấu về kỳ hạn các khoản vay của các DNNQD. ........................................43 2.2.1.4. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn. .....................................................................45 2.2.2.Số DNNQD vay vốn ở Chi nhánh Thăng Long . ................................................46 2.2.3.Các hình thức bảo đảm. .....................................................................................47 2.2.4.Về các hình thức cho vay, và trả nợ. ..................................................................48 2.3.Những giải pháp và định hướng mà Chi nhánh Thăng Long đang thực hiện để mở rộng cho vay các DNNQD. .............................................................................................. 49 2.3.1.Những giải pháp mà Chi nhánh Thăng Long đang thực hiện. ............................49 2.3.1.1.Mở rộng mạng lưới hoạt động, cơ cấu lại ngân hàng. .....................................49 2.3.1.2.Thực hiện đa dạng các hình thức cho vay, bảo đảm. .......................................50 2.3.1.3.Chính sách phân loại khách hàng của Chi nhánh Thăng Long. .......................51 2.3.1.4.Các biện pháp khác.........................................................................................52 2.3.2.Mục tiêu của chi nhánh trong thời gian tới.........................................................52 2.4.Nguyên nhân của những thành công và hạn chế trên .......................................... 53 2.4.1.Nguyên nhân của những thành công đạt được. ..................................................53 2.4.1.1.Nguyên nhân khách quan................................................................................53 2.4.1.2.Nguyên nhân từ ngân hàng. ............................................................................54 2.4.2.Nguyên nhân của những hạn chế. ......................................................................55 2.4.2.1.Nguyên nhân khách quan................................................................................56 2.4.2.2.Nguyên nhân chủ quan. ..................................................................................60 Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị thực hiện. ...........................................63 3.1.Một số giải pháp. ........................................................................................................ 63 3.1.1.Đẩy mạnh công tác Marketing. ..........................................................................63 3.1.2.Nâng cao hiệu quả huy động vốn trung và dài hạn. ............................................65 3.1.3.Có chính sách cụ thể với từng loại DNNQD. .....................................................68 3.1.4.Công tác cán bộ. ................................................................................................69 3.2.Một số kiến nghị. ........................................................................................................ 71 3.2.1.Kiến nghị với chính phủ. ...................................................................................71 3.2.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. .................................................................74 3.2.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. ..........................................................75 Kết luận ....................................................................................................................76 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................77 Phụ lục ......................................................................................................................78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Thực trạng mở rộng cho vay của Chi nhánh Thăng Long đối với các doanh nghiệp ngòai quốc dân.pdf
Luận văn liên quan