Luận văn Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh

- Để thực hiện tốt việc đổi mới cơ chế quản lý đại học, trong đó cần phải tăng quyền tự chủ cho đại học, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, các chỉ số cần có của đội ngũ giảng viên ở một trường đại học, xây dựng những chế độ, chính sách cụ thể áp dụng trong đội ngũ giảng viên nhằm tạo thêm động lực cho giảng viên các trường thực thi nhiệm vụ của mình, chuẩn hóa định mức giờ dạy, thời gian hợp lý hơn dành cho nghiên cứu khoa học và các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Để tạo điều kiện cho việc bảo đảm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn ngoại ngữ đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ trong các trường đại học nói chung, Trường Đại học Sư phạm - Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chúng tôi xin được đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng thêm thời lượng cho môn học trong chương trình đào tạo chung của Trường, từ 300 tiết (20 đvht) Lên 450 tiết (30 đvht). Điều này sẽ tạo điều kiện cho sinh viên của các khoa không chuyên ngữ có thêm thời gian để tập luyện nhiều hơn với chương trình bộ môn, đáp ứng đủ kiến thức ngoại ngữ cần thiết cho việc phục vụ chuyên môn và nghiên cứu khoa học. - Cần đề cao vai trò, vị trí của bộ môn ngoại ngữ trong nhà trường cũng như ngoài xã hội và để sinh viên có thái độ tôn trọng môn học, nhà trường quan tâm, xin mạnh dạn đề xuất với Bộ về việc bắt buộc thi tốt nghiệp bộ môn ngoại ngữ đối với sinh viên của các khoa không chuyên ngữ như những năm trước đây, nhằm tạo động lực thúc đẩy việc học ngoại ngữ có hiệu quả thật sự.

pdf152 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chuyên ngành, với một nội dung, chương trình bộ môn rất phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của đối tượng sinh viên từng khoa cùng với việc tích cực cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn, sinh viên đã có sự hứng thú hơn đối với môn học và ý thức học tập của sinh viên cũng được nâng lên. + Ở nhóm đối chứng: Trong khi kiểm nghiệm sự khác biệt giữa trước thực nghiệm và sau khi thực nghiệm của nhóm đối chứng, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt ý nghĩa: - Ở nhóm này, dù rằng tỉ lệ sinh viên rất có ý thức đối với việc học môn tiếng Anh cũng có tăng lên, song sự chênh lệch, khác biệt đó không cao. Trước thực nghiệm tỉ lệ này là 22.67%, sau thực nghiệm chỉ là 25.33%. - Tỉ lệ sinh viên ít có ý thức đối với việc học môn tiếng Anh ở hai thời điểm trước và sau khi thực nghiệm chênh lệch không đáng kể. Trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 56.00%, sau thực nghiệm tỉ lệ có giảm nhưng vẫn còn 54.67%. - Tỉ lệ sinh viên không có ý thức học tiếng Anh cũng vậy, so với thời điểm trước thực nghiệm (21.33%) thì sau thực nghiệm có giảm nhưng vẫn còn 20.00%. # Nếu kiểm tra bằng Test Chi Square chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng. Thực vậy, trước khi thực nghiệm, ý thức học tập đối với môn tiếng Anh của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không có sự khác biệt ý nghĩa, nhưng sau khi tham gia thực nghiệm, Chi square toàn thể của nhóm thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với Chi Square ở mức chuẩn (α= 0.01 nên đã tạo ra sự khác biệt ý nghĩa rất rõ rệt. Khác biệt này cho phép chúng ta có thể kết luận rằng ý thức của các em đối việc học môn tiếng Anh được nâng lên rất rõ nét. Như vậy, có thể khẳng định một lần nữa, việc áp dụng các biện pháp thực nghiệm đã có tác động thực sự đến ý thức của sinh viên đối việc học bộ môn tiếng Anh một cách rõ rệt. Các em đã có ý thức hơn đối việc học bộ môn tiếng Anh và chắc chắn hiệu quả thu được sẽ khả quan hơn nhiều. b. Nhận xét của sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh: Tìm hiểu sâu hơn những nhận xét của các em về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh, chúng tôi đưa ra bốn mức độ: rất thiết thực, khá thiết thực, ít thiết thực và hoàn loàn không thiết thực, kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 20: + Ở nhóm thực nghiệm: - Trước thực nghiệm, có đến 52.81% sinh viên của nhóm này nhận xét về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh đang học hoàn toàn không thiết thực, nhưng sau thực nghiệm, ý kiến đó chỉ còn 3.37%. - Trước thực nghiệm, có đến 47.19% sinh viên trong nhóm này cho rằng, nội dung, chương trình bộ môn như vậy là ít thiết thực đối với họ, nhưng sau thực nghiệm nhận thức đó chỉ còn 7.87%. - Đánh giá nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh rất thiết thực và khá thiết thực thì trước thực nghiệm không có một sinh viên nào có ý kiến nhận xét như vậy, nhưng sau thực nghiệm, nhận xét đó có tỉ lệ tăng rất cao. Cụ thể, có đến 44.94% sinh viên nhận xét nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh đang học rất thiết thực và 43.82% sinh viên cho rằng nội dung, chương trình bộ môn như vậy là khá thiết thực đối với sinh viên của các khoa không chuyên ngữ như họ. + Ở nhóm đối chứng: So sánh những nhận xét về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh của sinh viên trong nhóm này trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt ý nghĩa. - Tỉ lệ sinh viên có nhận xét, nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh rất thiết thực trước thực nghiệm cũng như sau thực nghiệm hoàn toàn không có sự chênh lệch vì cả hai thời điểm đều không có ý kiến nhận xét nào. - Riêng tỉ lệ sinh viên có ý kiến nhận xét, nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh khá thiết thực ở thời điểm sau khi thực nghiệm có tăng hơn so với thời điểm trước thực nghiệm, nhưng tỉ lệ đó chênh lệch không đáng kể (trước thực nghiệm: 0.00%, sau thực nghiệm: 6.67%). - Trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên nhận xét về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh ít thiết thực đối với họ chênh lệch nhau không đáng kể. Cụ thể, trước thực nghiệm là 38.67%, sau thực nghiệm là 32.00%. - Nhận xét về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh hoàn toàn không thiết thực đối với sinh viên trong nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm vẫn có tỉ lệ như nhau là 61.33%. Sự chênh lệch không đáng kể nêu trên của nhóm đối chứng trước thực nghiệm cũng như sau thực nghiệm có thể giúp chúng ta khẳng định, nếu không có những biện pháp tác động (không có sự cải tiến về nội dung, chương trình bộ môn) thì rõ ràng, nhận xét đánh giá của các em về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh không có gì thay đổi. # Dựa vào sự kiểm nghiệm Test Chi Square, nếu so sánh mức độ nhận xét đánh giá của sinh viên về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng trước khi tiến hành thực nghiệm thì khá tương đồng nhau. Song sau khi thực nghiệm, chúng tôi thấy giữa hai nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Tất cả những so sánh trên là những minh chứng hết sức thiết thực và đặt ra cho chúng ta một nhiệm vụ rất quan trọng là cần phải tích cực cải tiến nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh sao cho có hiệu quả và phù hợp với đối tượng sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ nhằm trang bị cho họ vốn kiến thức tiếng Anh cần thiết kết hợp với vốn kiến thức chuyên ngành được đào tạo để từ đó họ có thể tiếp cận với công nghệ tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. c.Nhận thức về sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh đôi với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ: Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh đối với đối tượng sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ với bốn mức độ: rất cần thiết, khá cần thiết, ít cần thiết và hoàn toàn không cần thiết, chúng tôi đã thực hiện khảo sát (xem bảng 21) và kết quả thu được như sau: + Ở nhóm thực nghiệm: - Nếu trước thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên cho rằng, tiếng Anh rất cần thiết và khá cần thiết đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ như họ là 62.92% (43.82% + 19.10%), thì sau thực nghiệm tăng lên đến 92.13% (69.66% + 22.47%). Tỉ lệ đó là một điều rất đáng mừng đối với chúng tôi khi thấy hầu hết sinh viên của mình đã nhận thức rõ về sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ. - Tỉ lệ sinh viên nhận thấy tiếng Anh ít cần thiết đối với họ ở thời điểm sau khi thực nghiệm giảm khá rõ rệt so với thời điểm trước thực nghiệm. Cụ thể, trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 26.97% nhưng sau thực nghiệm chỉ còn 5.62%. - Tương tự, tỉ lệ sinh viên cho rằng, tiếng Anh hoàn toàn không cần thiết đối với họ nếu so sánh giữa trước thực nghiệm với sau thực nghiệm cũng giảm hơn. Trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 10.11%, sau thực nghiệm giảm xuống còn 2.25%. Những so sánh ở trên cho thấy, sau khi tham gia thực nghiệm, nhận thức của các em về sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ đã mang tính tích cực hơn rất nhiều. + Ở nhóm đối chứng: Tìm hiểu nhận thức của nhóm đối chứng về sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ với bốn mức độ khác nhau như đã nêu trong nhóm thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy không có sự chênh lệch đáng kể khi kiểm nghiệm sự khác biệt giữa hai thời điểm trước và sau thực nghiệm. - Trước thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên cho rằng, tiếng Anh rất cần thiết và khá cần thiết đối với sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ như họ là 62.67% (44.00 + 18.67%), sau thực nghiệm là 66.66% (45.33% + 21.33%). - Tỉ lệ sinh viên có ý kiến, tiếng Anh ít cần thiết đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ: trước thực nghiệm là 28.00%, sau thực nghiệm là 25.33%. - Tương tự, tỉ lệ sinh viên cho rằng, tiếng Anh hoàn toàn không cần thiết đối với họ, trước và sau thực nghiệm chênh lệch không đáng kể. Trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 9.33%, sau thực nghiệm là 8.00%. # Dùng Test Chi Square để kiểm tra, chúng tôi nhận thấy, nhận thức của nhóm thực nghiệm về sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ có sự chuyển biến tích cực hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Và ngay trong nhóm thực nghiệm, nhận thức đó cũng có sự khác biệt rõ rệt nếu so giữa hai thời điểm trước và sau thực nghiệm. d. Nhận xét của sinh viên về phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn: Để nắm được những đánh giá nhận xét từ sinh viên về phương pháp dạy học của các giáo viên bộ môn tiếng Anh đang giảng dạy tại các khoa không chuyên ngữ, chúng tôi thực hiện khảo sát theo ba mức độ: rất hài lòng, chưa hài lòng lắm và hoàn toàn không hài lòng. Kết quả thu được như sau: (xem bảng 22) + Nhóm thực nghiệm: - Trước thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên rất hài lòng về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn chỉ có 16.85%, sau thực nghiệm, tỉ lệ đó tăng lên rất cao đạt 81.33%. - Số sinh viên chưa hài lòng lắm về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn ở thời điểm sau thực nghiệm cũng giảm rất nhiều so với trước thực nghiệm. Trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 55.06%, nhưng sau thực nghiệm chỉ còn 13.33%. - Tương tự, tỉ lệ sinh viên hoàn toàn không hài lòng về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn từ 28.09% (trước thực nghiệm) giảm còn 5.33% (sau thực nghiệm). Theo kết quả ở trên, 81.33% sinh viên rất hài lòng về phương pháp dạy học của giáo viên và tỉ lệ đó đã chứng minh rõ hiệu quả của việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh theo hướng giao tiếp tích cực. + Ở nhóm đối chứng: Trong nhóm này, nếu so sánh những nhận xét đánh giá về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn tiếng Anh ở hai thời điểm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt ý nghĩa. - Trước thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên có ý kiến rất hài lòng về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn tiếng Anh là 17.33%, sau thực nghiệm là 21.33%, như vậy, tỉ lệ đó có tăng song không đáng kể. - Số ý kiến từ sinh viên chưa hài lòng lắm về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn ở thời điểm trước thực nghiệm là 54.67%, sau thực nghiệm, tỉ iệ đó có giảm chút ít xuống còn 52%. - Tỉ lệ sinh viên hoàn loàn không hài lòng về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn trước thực nghiệm là 28.00%, sau thực nghiệm tỉ lệ đó có giảm nhưng vẫn còn 26.67%. # Nếu kiểm tra bằng Test Chi Square, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Thật vậy, trước khi thực nghiệm, nhận xét đánh giá về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn tiếng Anh trong nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không có sự khác biệt ý nghĩa. Nhưng sau thực nghiệm, Chi Square toàn thể của nhóm thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với Chi Square ở mức chuẩn α= 0.01 nên đã tạo ra sự khác biệt ý nghĩa rất rõ rệt. Sự khác biệt này cho phép chúng ta có thể khẳng định, việc áp dụng các biện pháp thực nghiệm đã có tác động thật sự. Sinh viên càng hài lòng hơn về cách thức tổ chức giảng dạy của giáo viên, và chính việc cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn đã có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả của việc dạy và học bộ môn tiếng Anh. e. Tự nhận xét kết quả học môn tiếng Anh của sinh viên sau hai năm học: Để tìm hiểu kết quả học môn tiếng Anh của sinh viên sau hai năm học, chúng tôi đã khảo sát qua ý kiến của các em và kết quả thu được như sau (xem bảng 23): + Ở nhóm thực nghiệm: - Nếu tỉ lệ sinh viên tự nhận xét kết quả học môn tiếng Anh của mình sau hai năm học ở thời điểm trước thực nghiệm có tốt hơn nhiều và khá hơn trước là 39.33% (17.98% + 21.35%), thì sau thực nghiệm, tỉ Lệ đó đã tăng lên 85.40% (39.33% + 46.07%). - Tỉ lệ sinh viên có ý kiến cho rằng, kết quả học môn tiếng Anh của mình sau hai năm học không khá hơn bao nhiêu ở thời điểm trước thực nghiệm là 43.82%, sau thực nghiệm tỉ lệ đó chí còn 11.24%. - Nếu trước thực nghiệm, 16.85% sinh viên có nhận xét, kết quả học môn tiếng Anh của mình sau hai năm học hoàn toàn không có kết quả gì, thì sau thực nghiệm, số sinh viên có nhận xét như vậy giảm xuống còn 3.37% . + Ở nhóm đối chứng: - Tỉ lệ sinh viên cho rằng, kết quả học môn tiếng Anh sau hai năm học có tốt hơn nhiều và khá hơn trước ở hai thời điểm trước và sau thực nghiệm chênh lệch không đáng kể. Cụ thể, trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 40.00% (17.33% + 22.67%), sau thực nghiệm tăng lên Là 46.67% (20.00% + 26.67%). Tuy vậy, sự chênh lệch này vẫn không đáng kể vì xét cho cùng, trên 50% sinh viên tự nhận, kết quả học tập của mình sau hai năm học không có gì tiến bộ là một điều đáng để cho chúng ta phải quan tâm. - Tỉ lệ sinh viên tự cho rằng, kết quả học môn tiếng Anh của mình sau hai năm học không khá hơn được bao nhiêu, so sánh giữa hai thời điểm trước và sau thực nghiệm tuy có giảm xuống nhưng không đáng kế. Trước thực nghiệm, tỉ lệ đó là 41.33%, sau thực nghiệm là 37.33%. - Tương tự, tỉ lệ sinh viên tự nhận xét, kết quả học môn tiếng Anh của mình sau hai năm học hoàn toàn không có kết quả gì so với trước thực nghiệm (18.67%) thì sau thực nghiệm chỉ giảm xuống có 2.67%. (sau thực nghiệm, tỉ lệ đó là 16.00%) # Nếu so sánh tỉ lệ sinh viên giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cũng thấy rõ sự khác biệt về kết quả học môn tiếng Anh sau hai năm học theo từng mức độ đã nêu trên. Sau khi thực nghiệm, tỉ lệ sinh viên tự nhận xét, kết quả học môn tiếng Anh của mình tốt hơn nhiều và khá hơn trước ở nhóm thực nghiệm là 79.40%, trong khi tỉ lệ này ở nhóm đối chứng chỉ là 46.67%. Tất cả đã đủ cho chúng ta khẳng định, việc thực hiện những biện pháp tác động trên đã thực sự có hiệu quả. Rõ ràng, nội dung, chương trình tiếng Anh chuyên ngành, phương pháp dạy học bộ môn theo hướng giao tiếp tích cực của giáo viên đã tạo cho sinh viên tính tích cực, chủ động trong học tập, khích lệ sinh viên càng có ý thức hơn đối với môn học và nhận thức sâu sắc hơn về sự cần thiết của môn tiếng Anh đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ. Chính những yếu tố trên có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả của việc dạy và học bộ môn tiếng Anh tại các khoa không chuyên ngữ. Kết quả qua kiểm nghiệm bằng Tesl Chi Square (xem bảng 24, 25, 26) đã minh chứng cho những nhận định trên. Và điều đó cũng khẳng định rằng, việc thực hiện các biện pháp tác động thật sự có hiệu quả và giá trị của chúng rất có ý nghĩa. 2.4.4. Kết luận chung về thực nghiệm: Dù rằng đây là những thực nghiệm bước đầu nhưng những thực nghiệm trên đã phần nào khẳng định giá trị của những biện pháp đề xuất và chúng đã mang lại những nét tiến bộ khởi đầu trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại Trường Đại học Sư phạm -Thành phố Hồ Chí Minh. Kiểm nghiệm bằng những thực nghiệm đã trình bày ở trên cũng như qua những lần dự giờ ở lớp Lý 2B, Địa 2 và ở một số lớp khác, các giảng viên bộ môn trong đơn vị đều khẳng định, sinh viên các lớp rất thích học tiếng Anh chuyên ngành, hướng biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành là rất phù hợp và hiệu quả đối với việc dạy học ngoại ngữ cho sinh viên của các khoa không chuyên ngữ. Nội dung bộ môn phù hợp cùng góp phần tạo cho sinh viên có ý thức học tập tích cực hơn vì họ cho rằng môn tiếng Anh chuyên ngành rất cần thiết, giúp ích cho họ rất nhiều trong học tập và nghiên cứu sau này. Và càng không thể phủ nhận vai trò của người thầy trong việc sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực để khơi dậy hứng thú học tập trong sinh viên đối với bộ môn ngoại ngữ. Sự luân chuyển các phương pháp dạy học: phương pháp thuyết giảng, phương pháp vấn đáp, phương pháp làm việc với tài liệu, phương pháp thảo luận nhóm, trò chơi nhận thức... đã tạo cho sinh viên sự say mê học tập, hứng thú hơn đối với bộ môn, qua đó nâng cao hơn hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường sư phạm. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: 1.1. Thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại Trường Đại học Sư phạm -Thành phố Hồ Chí Minh: + Thực trạng quản lý mục tiêu môn học: Việc quản lý mục tiêu môn học tiếng Anh tại các khoa không chuyên ngữ, xét về các mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu đào tạo chung của giáo dục đại học chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội, chưa theo kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, chưa đáp ứng với yêu cầu lớn lao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Thực trạng quản lý nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh: - Sinh viên năm thứ nhất của 12 khoa không chuyên ngữ học tiếng Anh với giáo trình Headway - Pre-Intermediate (150 tiết được bố trí thành 02 học phần). Giáo trình này chủ yếu dạy giao tiếp bằng tiếng Anh thông dụng, rèn luyện tổng hợp cả bốn kỹ năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết. - Sinh viên năm thứ hai đang thử nghiệm học tiếng Anh chuyên ngành (150 tiết chia thành 02 học phần), nhưng chỉ có sinh viên của các khoa Vật lý, Sinh vật, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý được học theo giáo trình tiếng Anh chuyên ngành riêng của mình, sinh viên của 07 khoa còn lại: Toán -Tin, Hóa, Tâm lý giáo dục, Giáo dục chính trị, Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non và Giáo dục thể chất chưa có giáo trình tiếng Anh chuyên ngành thì tạm thời học theo giáo trình tiếng Anh chuyên ngành của các khoa khác. Nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh thực hiện giảng dạy cho sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ như vậy chưa đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi phục vụ học tập chuyên môn và nghiên cứu của sinh viên, cho nên họ chưa thật sự hứng thú đối với môn học và điều đó sẽ ảnh hưởng hạn chế đến hiệu quả dạy và học ngoại ngữ. Chính vì vậy, việc cải tiến nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh cho phù hợp và hiệu quả đối với sinh viên của các khoa không chuyên ngữ trong toàn trường là vấn đề cấp thiết phải thực hiện cho hoàn chỉnh. + Thực trụng việc quản lý cách kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng dạy: Việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng dạy của các giáo viên bộ môn trong đơn vị tuy được tổ chức đều đặn từng năm học và đạt được hiệu quả nhất định, năng lực giảng dạy của giáo viên tiến bộ hẳn lên, chất lượng giảng dạy có phần được nâng cao hơn, nhưng có lúc, có trường hợp vẫn còn mang tính chiếu lệ, khó giải quyết do phụ thuộc vào cơ chế Nhà nước. Chính vì vậy, việc quản lý cách kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng dạy chưa mang lại kết quả cao. + Thực trạng việc quản lý phương tiện, thiết bị phục vụ dạy- học: Việc sử dụng trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học bộ môn còn quá đơn sơ, các phương tiện và điều kiện phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn nhiều, việc sử dụng công nghệ mới trong giảng dạy của thầy và tham khảo thêm tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu của trò còn yếu. Chính vì vậy, cần yêu cầu bắt buộc giáo viên học để biết sử dụng trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy, khắc phục lối "dạy chay "như hiện nay nhằm kích thích sinh viên có hứng thú đối với môn học, tạo cho họ lối học giao tiếp tích cực để có thể phục vụ cho chuyên môn và nghiên cứu khoa học của mình. + Thực trạng việc quản lý tổ chức giảng dạy: Việc tổ chức dạy học bộ môn chưa được khoa học. Sĩ số sinh viên quá đông trong một lớp học ngoại ngữ cũng ảnh hưởng hạn chế đến hiệu quả việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Việc tổ chức giảng dạy của khá đông giáo viên bộ môn chỉ đơn thuần thực hiện cho sinh viên nghe giảng, thông hiểu, ghi chép và làm bài tập trong sách. Việc thực hành các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, lập luận, thảo luận, trình bày giải quyết vấn đề cho sinh viên trong phạm vi môn học còn quá yếu. Việc yêu cầu và hướng dẫn cho sinh viên đọc thêm tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học chưa được phát huy đều ở mọi lớp, mọi khoa, cho nên đa số sinh viên không có cách học tích cực, không mở rộng được kiến thức môn học, chỉ quanh quẩn với mỗi nội dung trong giáo trình đang học mà thôi. + Thực trạng việc quản lý đội ngũ giáo viên: Đội ngũ các giảng viên bộ môn tiếng Anh của Tổ Ngoại ngữ phần lớn đều là giảng viên tiếng Nga chuyển sang sau khi tốt nghiệp thêm bằng cử nhân Anh văn, chỉ có duy nhát 01 giảng viên tiếng Anh mới bổ sung là được đào tạo chính qui. Song với tinh thần nỗ lực phấn đấu rất cao trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đến năm 2005, với đội ngũ 19 cán bộ giảng dạy Tổ tiếng Anh sẽ có 15.79% giảng viên đạt trình độ học vị Tiến sĩ và 52.63% giảng viên đạt trình độ học vị Thạc sĩ. Như vậy, Theo 10 tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đại học - thực hiện trong giai đoạn 2001-2005, Tổ tiếng Anh vẫn chưa thể đạt được qui chuẩn về tỉ lệ cán bộ giảng dạy có học vị Thạc sĩ vàTiến sĩ đối với một đơn vị giảng dạy của trường đại học sư phạm mà Bộ đã đề ra. Chính vì vậy, vấn đề học tập nâng cao trình độ chuyên môn và từng bước chính qui hóa đội ngũ giảng viên tiếng Anh cần phải được quan tâm nhiều nhất. + Thực trạng quản lý việc thực hiện phương pháp giảng dạy: Tổng hợp lại vẫn còn 1/3 trong tổng số 18 giảng viên bộ môn chỉ sử dụng đơn thuần Phương pháp Ngữ pháp - Dịch, họ chủ yếu là "giảng giải", "định nghĩa cụm từ" và cho sinh viên làm bài tập trong sách. Chính vì vậy, đã có 16.04% trong tổng số 692 sinh viên (được chọn ngẫu nhiên) nhận xét rằng, giáo viên không có phương pháp dạy ngoại ngữ, và 13.29% sinh viên đánh giá về cách dạy của thầy cô không hấp dẫn, dễ buồn ngủ. Thực tế, một số giảng viên sử dụng tiếng Việt khá nhiều trong tiết dạy ngoại ngữ, tập trung làm bài tập trong sách và giảng giải quá nhiều, không còn thời gian cho sinh viên luyện tập nghe, nói. Chính điều đó dễ gây nhàm chán, không kích thích việc học ngoại ngữ trong sinh viên, dẫn đến hiệu suất giảng dạy thấp. Trong việc tổ chức lên lớp, rất ít giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan. Hiện tượng "dạy chay" còn rất phổ biến. Với tình hình này, đơn vị đã có chủ trương thực nghiệm cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn, tổ chức dự giờ "dạy giỏi", sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại (như máy đèn chiếu, các thiết bị nghe nhìn, giáo cụ trực quan...) để tiến tới yêu cầu thực hiện cải tiến phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp tích cực trong toàn thể đội ngũ giảng viên của đơn vị. + Thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên: Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình giảng dạy trên lớp được giáo viên thực hiện với nhiều hình thức: viết, vấn đáp, trắc nghiệm và hình thức thường cho sinh viên làm bài tập theo sách vẫn chiếm gần 40% trong tổng số 18 giảng viên bộ môn. Đơn vị đã thực hiện tốt các qui định của Bộ, của Trường về thi cử từ các khâu ra đề, duyệt đề, coi thi, chấm thi. Song, hiện tại, hình thức thi, kiểm tra bộ môn cho sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ còn đơn thuần là kiểm tra viết. Hình thức thi, kiểm tra như vậy chưa đưa ra được phương pháp kiểm tra đặc thù của bộ môn, chỉ mới kiểm tra, đánh giá được kỹ năng đọc hiểu và viết còn kỹ năng nghe và nói của sinh viên không được phát huy. Hình thức kiểm tra, đánh giá đó chưa chú ý rèn luyện cả 4 kỹ năng giao tiếp như mục tiêu môn học đã đề ra. 1.2. Nguyên nhân của thực trạng trên: + Nguyên nhân từ việc chỉ đạo tổ chức giảng dạy ngoại ngữ ở các khoa không chuyên ngữ tại các trường đại học: Việc tổ chức giảng dạy bộ môn ngoại ngữ ở các khoa không chuyên ngữ tại các trường đại học chưa thống nhất. Các trường tự lựa chọn giáo trình bộ môn để giảng dạy. Phân bố bộ môn ngoại ngữ chưa được qui định cụ thể cho từng khối trường, từng chuyên ngành và chưa liên thông với chương trình bộ môn ngoại ngữ ở phổ thông. Do đó, hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường cao đẳng, đại học chưa cao, nhiều sinh viên khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học chưa sử dụng được ngoại ngữ đã học trong trường và ngay cả trong công tác chuyên môn. Chương trình bộ môn ngoại ngữ với thời lượng 300 tiết cho cả khóa học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng tiếng Anh của sinh viên, kể cả trong giao tiếp tiếng Anh cơ bản lẫn tiếng Anh sử dụng trong chuyên môn. + Nguyên nhân từ việc chỉ đạo tổ chức hoạt động giảng dạy: - Việc thực hiện mục tiêu và qui trình dạy học bộ môn chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo sinh viên đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, do đó chưa có thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội về đội ngũ những cán bộ khoa học trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh nói chung ở các khoa không chuyên ngữ trong toàn trường còn trong tình trạng thực hiện tạm thời, chưa có thể phù hợp với trình độ của người học, chưa đem lại lợi ích thực tiễn trong việc giúp sinh viên sử dụng ngoại ngữ phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học và chính điều đó đã làm giảm mất sự hứng thú học tập của sinh viên đối với môn học, hạn chế nhiều đến hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ. - Cơ sở lớp học của trường hiện còn ở trong tình trạng tạm thời cho nên chưa đảm bảo đúng qui chuẩn đề ra đối với mỗi cơ sở đào tạo. (Theo 10 tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đại học). Việc giảng dạy ngoại ngữ với phương tiện, trang thiết bị như hiện nay vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về trình độ ngày càng cao của sinh viên trong thời kỳ đổi mới không ngừng của nền kinh tế - xã hội. - Những yếu kém về phương pháp giảng dạy, năng lực chuyên môn thiếu cập nhật, trình độ chuyên môn chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới về nội dung, chương trình, sự hẫng hụt đó của một số giảng viên, chính là nguyên nhân nghiêm trọng nhất, hạn chế đến hiệu quả của việc dạy và học bộ môn. - Hình thức kiểm tra, thi học phần bộ môn mới đơn thuần là kiểm tra viết. Hình thức đó chưa đưa ra được phương pháp kiểm tra đặc thù của bộ môn, chỉ mới kiểm tra, đánh giá được kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết của học sinh, còn kỹ năng nghe và nói chưa được phát huy. Hình thức kiểm tra, thi như vậy chưa đánh giá đúng chất lượng học tập bộ môn và chưa đáp ứng với mục tiêu môn học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui định trong chương trình đào tạo sinh viên đại học hiện nay. + Nguyên nhân từ việc chỉ đạo tổ chức hoại động học tập: Việc chỉ đạo tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên chưa đạt hiệu quả cao. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến động cơ, thái độ học tập của sinh viên trong suốt quá trình: - Thái độ học tập của sinh viên chưa được tích cực. Trên 80% sinh viên có thái độ trung bình chủ nghĩa và rất thụ động đối với việc học bộ môn ngoại ngữ. - Ý thức học tập bộ môn của sinh viên còn kém. Gần 50% sinh viên không thường xuyên và khoảng 6% sinh viên chưa bao giờ học bài và làm bài tập. - Khả năng vận dụng các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh đã học của sinh viên trong học tập, trong nghiên cứu cũng như trong giao tiếp còn rất hạn chế. - Việc sử dụng tài liệu phục vụ cho học tập bộ môn của sinh viên còn quá nghèo nàn, phần đông sinh viên không tham khảo thêm tài liệu, sách báo nào khác ngoài mỗi giáo trình bộ môn. Học như vậy thì làm sao mở rộng được kiến thức, không chuyên sâu thì lấy đâu kiến thức để độc lập suy nghĩ, để chủ động giành lấy tri thức, để tích cực chiếm lĩnh khoa học. 1.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ỏ các khoa không chuyên ngữ tại Trường Đại học Sư phạm - Thành phố Hồ Chí Minh: + Phân bố bộ môn ngoại ngữ cho phù hợp với sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ: Thực hiện phân loại trình độ đầu vào đối với bộ môn tiếng Anh cho sinh viên của các khoa không chuyên ngữ. Những sinh viên đã cố quá trình học tiếng Anh ở phổ thông và theo nguyện vọng thì tiếp tục được xếp vào các lớp học tiếng Anh chuyên ngành. Những sinh viên còn lại sẽ được xếp vào các lớp học tiếng Trang, tiếng Pháp hoặc tiếng Nga. Nên chú ý qui hoạch tỉ lệ dạy và học ngoại ngữ giữa các thứ tiếng cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. + Cải tiến nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh phù hợp và hiệu quả đối với sinh viên ở tất cả các khoa không chuyên ngữ: Cố gắng biên soạn đủ giáo trình và thực hiện giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên của 12 khoa không chuyên ngữ trong toàn trường. + Tăng thời lượng cho bộ môn ngoại ngữ đối với sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ: Thời lượng dành cho bộ môn ngoại ngữ đối với sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ nên tăng lên là 450 tiết (tức 30 đvht) và phân bố trong 3 năm học theo 6 học phần (tương đương với 6 học kỳ) từ năm thứ nhất đến năm thứ ba. + Tăng cường nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên: Việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đối với đội ngũ giảng viên bộ môn tiếng Anh cần phải yêu cầu cao hơn và bắt buộc triệt để nhằm đạt đúng qui chuẩn về cán bộ giảng dạy đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo đảm nhiệm ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng giáo dục đại học. + Tăng cường công tác quản lý chuyên môn, kiểm tra, đánh giá: Chỉ đạo sát sao, kiểm tra chặt chẽ hoạt động dạy và học, chủ yếu tập trung vào việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu, kế hoạch, qui chế chuyên môn, kiểm tra nền nếp dạy và học, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và đặc biệt chú trọng đến việc đánh giá chất lượng dạy và học của thầy và trò. Cần thực hiện hình thức, thi, kiểm tra nhằm đánh giá toàn diện cả 4 kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết của sinh viên như mục tiêu môn học đã đề ra. + Nâng cấp và bổ sung các phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy và học: Cần trang bị các phương tiện và trang thiết bị giảng dạy mới cho các phòng học dành riêng cho việc dạy ngoại ngữ, phấn đấu đảm bảo tài liệu tham khảo, giáo trình tiếng Anh về chuyên ngành giúp cho sinh viên làm tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học. + Tăng cường cải tiến phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp tích cực: Cần khắc phục lối dạy ôm đồm, dàn trải, giảng giải quá nhiều, từng bước áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực và những phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, tăng cường hoạt động của người học, tạo cho sinh viên lối học giao tiếp tích cực, phục vụ chuyên môn có hiệu quả hơn. 2. Kiến nghị: 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Để thực hiện tốt việc đổi mới cơ chế quản lý đại học, trong đó cần phải tăng quyền tự chủ cho đại học, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, các chỉ số cần có của đội ngũ giảng viên ở một trường đại học, xây dựng những chế độ, chính sách cụ thể áp dụng trong đội ngũ giảng viên nhằm tạo thêm động lực cho giảng viên các trường thực thi nhiệm vụ của mình, chuẩn hóa định mức giờ dạy, thời gian hợp lý hơn dành cho nghiên cứu khoa học và các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Để tạo điều kiện cho việc bảo đảm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn ngoại ngữ đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ trong các trường đại học nói chung, Trường Đại học Sư phạm - Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chúng tôi xin được đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng thêm thời lượng cho môn học trong chương trình đào tạo chung của Trường, từ 300 tiết (20 đvht) Lên 450 tiết (30 đvht). Điều này sẽ tạo điều kiện cho sinh viên của các khoa không chuyên ngữ có thêm thời gian để tập luyện nhiều hơn với chương trình bộ môn, đáp ứng đủ kiến thức ngoại ngữ cần thiết cho việc phục vụ chuyên môn và nghiên cứu khoa học. - Cần đề cao vai trò, vị trí của bộ môn ngoại ngữ trong nhà trường cũng như ngoài xã hội và để sinh viên có thái độ tôn trọng môn học, nhà trường quan tâm, xin mạnh dạn đề xuất với Bộ về việc bắt buộc thi tốt nghiệp bộ môn ngoại ngữ đối với sinh viên của các khoa không chuyên ngữ như những năm trước đây, nhằm tạo động lực thúc đẩy việc học ngoại ngữ có hiệu quả thật sự. 2.2. Đối với Trường Đại học Sư phạm - Thành phố Hồ Chí Minh: - Quan tâm và hỗ trợ Tổ Ngoại ngữ chuyên ngành trong những đề xuất trên với Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Cần mạnh dạn đổi mới trong việc quản lý đội ngũ giảng viên nhà trường và nên có giải pháp khuyến khích hoặc hình thức nào đó đối với chất lượng giảng dạy. Sớm chấm dứt quan niệm cho rằng, hễ là giáo viên thì chỉ có làm công tác giảng dạy, mà cần phải cho ngừng dạy học đối với những giảng viên không có đủ năng lực, trình độ bảo đảm cho công tác giảng dạy và nên thuyên chuyển họ sang một công tác khác phù hợp. Bời vì, ngoài những vấn đề cần thực hiện như cải tiến nội dung, chương trình bộ môn cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, cải tiến cách thức tổ chức giảng dạy, cải tiến phương pháp dạy học tạo cho sinh viên lối học sáng tạo, tích cực, tăng cường sử dụng các thiết bị giảng dạy tiên tiến, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, tiềm lực của đội ngũ giảng viên có vai trò rất lớn trong việc quyết định chất lượng dạy và học, quyết định chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường. Với những đề xuất trên, hy vọng rằng sớm được Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Trường Đại học Sư phạm - Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận và điều đó sẽ tạo điều kiện cho đơn vị chúng tôi thực hiện được việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh nói riêng và bộ môn ngoại ngữ nói chung tại các khoa không chuyên ngữ trong toàn Trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường sư phạm, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Ban soạn thảo Luật giáo dục, Luật giáo dục. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1998. 2.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến 2010. Hà Nội, 1994. 3.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình trung học phổ thông (dự thảo). Báo giáo dục & thời đại, số 69, năm thứ 43, ngày 08/6/2002. 4.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tài liệu dùng trong hội nghị. Hà Nội, 1994. 5.Bùi Hiền, Phương pháp hiện đại dạy - học ngoại ngữ. NXB Đại học quốc gia. Hà Nội, 1999. 6.Dương Thiệu Tống, Mấu chốt của thi cử - Phương pháp đánh giá và đo lường. Tạp chí Giáo dục & Thời đại, số 25, ngày 18/6/2000. 7.Hà Thanh Liêm, Hồ Thị Phượng, Thực trạng và một số kiến nghị đối với việc dạy và học tiếng Anh tại các khoa không chuyên ngữ - Trường Đại học Sư phạm- Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu Hội thảo "Chương trình dạy ngoại ngữ cho sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ". Trường Đại học Sư phạm-Thành phố Hồ Chí Minh, 1999. 8.H. T. Xuân, English teaching methodology. Teacher Training College of Ho Chi Minh City. Teaching material, 1991. 9.Hoàng Cơ Chinh, Cải tiến quản lý quá trình dạy học nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học. Nghiên cứu giáo dục, 2000 10. Huỳnh Công Minh Hùng, Tính khoa học của việc dạy tiếng Anh chuyên ngành ở các khoa không chuyên ngữ. Kỷ yếu Hội thảo " Chương trình dạy ngoại ngữ cho sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ". Trường ĐHSP-Tp.HCM, 1999. 11. Lê Khanh, Phát triển mạnh giáo dục đào tạo tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc CNH-HĐH đất nước thành công ở đầu thế kỷ 21. Tạp chí Giáo dục & Thời đại, số 28, ngày 09/7/2000. 12.Lê Khánh Bằng, Tổ chức quá trình dạy học đại học. Giáo trình giảng day SĐH. Viện nghiên cứu đại học và GDCN, 1993. 13.Lê Nguyên Long, Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả. Nhà xuất bản giáo dục, 1998. 14.Lê Thúy Hằng, Tiếng Anh chuyên ngành - một nhu cầu cấp bách . Kỷ yếu Hội thảo "Chương trình dạy ngoại ngữ cho sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ ". Trường ĐHSP-Tp.HCM, 1999. 75. Lê Vinh Quốc, Từ những điểm yếu của sinh viên nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học ở ĐHSP. Kỷ yếu Hội thảo "Đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học Sư phạm -Tp.HCM." Trường ĐHSP-Tp.HCM, 1999. 16.Nguyễn Cảnh Toàn, Đổi mới cách dạy, cách học tất yếu dẫn đến sự quản lý dạy và học. Nghiên cứu giáo dục, 2000. 17.Nguyễn Bá Kim, Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động. NXB Giáo dục, 1998. 18.Nguyễn Hữu Châu, về định hướng chiến lược giáo dục đầu thể kỷ 21 của một số nước trên thế giới. Viện khoa học giáo dục. Hà Nội, 1999. 19. Nguyễn Đình Chỉnh, Mục tiêu đào tạo - hiện thực và đổi mới. Tạp chí Giáo dục & Thời đại, số 9, ngày 27/2/2000. 20.Nguyễn Văn Tuấn, Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tạp chí nhân dân hàng tháng, số 38, tháng 6/2000. 21.Phạm Hùng Quang, Một số điều kiện đổi mới phương pháp dạy học. Nghiên cứu giáo dục, 2000. 22.Phạm Thành Nghị, Quản lý chất lượng giáo dục đại học. NXB Đại học quốc gia. Hà Nội, 2000. 23.Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Tài liệu dùng cho các trường CĐSP và ĐHSP. Hà Nội, 1995. 24.Trần Hồng Quân, Một số vấn đề đổi mới GD-ĐT để phù hợp với yêu cầu kinh tế- xã hội. Bài giảng tại Trường cán bộ QLGD, 1995. 25.Trần Kiểm, Quản lý giáo dục và trường học. Giáo trình giảng dạy SĐH. Viện khoa học giáo dục. Hà Nội, 1997. 26.Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục, 10 tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đụi học. (áp dụng trong giai đoạn 2001-2005). ĐHQG Hà Nội, 2001. 27.Trương Văn Sinh, Một số vấn đề quản lý nhà nước đối với giáo dục - đào tạo. Đề cương chuyên đề. Tp.HCM, 2000. 28.Trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo 2, Lý luận quản lý giáo dục. Bài giảng (dùng cho các lớp bồi dưỡng cơ bản, 1995. 29.Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ không chính quy đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. Kỷ yếu Hội thảo tại Trường Đại học Ngoại ngữ -ĐHQG Hà Nội, 2001. 30.Trường ĐHSP -Tp.HCM, Quy chế tổ chức và hoại động của Trường Đại học sư phạm -Tp.HCM, 2000. 37.Trường ĐHSP-Tp.HCM, Đề án xây dựng Trường Đại học Sư phạm - Tp.HCM thành Đại học Sư phạm trọng điểm. Tp.HCM, 2001. 32.Vũ Cao Đàm, Phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1995. 33.Vũ Văn Tảo - Trần Văn Hà, Dạy-học giải quyết vấn đề một hướng đổi mới trong công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện. Trường cán bộ QLGD. Hà Nội, 1996. PHẦN PHỤ LỤC Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xây dựng công cụ nghiên cứu, thu thập và xử lý các số liệu. Phần phụ lục này xin được trình bày các vân đề sau đây: 1.Phụ lục 1 (PL 1): PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho giáo viên) 2.Phụ lục 2 (PL 2): PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho sinh viên) 3.Phụ lục 3 (PL 3): PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN (Công cụ thực nghiệm ) 4.Phụ lục 4 (PL 4): KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU (Các bảng tần số và kiểm nghiệm CHI - SQUARE) gồm kết quả của các bảng 19, 20, 21, 22, 23. 5.Phụ lục 5 (PL 5): KẾT QUẢ HỌC TẬP BỘ MÔN ANH VĂN CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC KHOA KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRONG 4 NĂM HỌC (1998- 1999, 1999-2000, 2000-2001, 2001-2002) PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN(PL1) (DÀNH CHO GIÁO VIÊN) Nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh cho sinh viên các khoa không chuyên ngữ trong trường ĐHSP-TP.HCM, xin Quí Ông / Bà vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô thích hợp với ý kiến của Ông / Bà. Câu 1: Xin Ông / Bà cho biết ý kiến về nội dung, chương trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh dành cho sinh viên các khoa không chuyên ngữ ở trường ĐHSP -TP.HCM: 1. Rất phù hợp 3. Chưa được phù hợp lắm 2. Khá phù hợp 4. Hoàn toàn không phù hợp Câu 2: Xin Ông (Bà) cho biết, nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh hiện đang thực hiện giảng dạy ở các khoa không chuyên ngữ tại Trường ĐHSP - Tp.HCM đã phù hợp với mục tiêu đào tạo do Bộ GD-ĐT đề ra chưa? 1. Rất phù hợp 3. Chưa được phù hợp lắm 2. Khá phù hợp 4. Hoàn toàn chưa phù hợp Câu 3: Ông / Bà có nhận xét gì về ý thức học môn tiếng Anh của sinh viên các khoa không chuyên ngữ trong trường? 1.Rất có ý thức 2. ít có ý thức 3. Không có ý thức Câu 4: Ông / Bà đánh giá như thế nào về trình độ tiếng Anh của sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ? I. Kỹ năng nghe: l.Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu II. Kỹ năng nói: l.Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu III.Kỹ năng đọc: 1.Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu IV.Kỹ năng viết: 1. Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu Câu 5: Xin Ông / Bà nhận xét về khả năng vận dụng các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh đã học của sinh viên các khoa không chuyên ngữ: I. Trong học tập: l.Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu II. Trong nghiên cứu: l.Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu III. Trong giao tiếp: l.Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu Câu 6: Trong quá trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ, Ông / Bà đã tổ chức, hướng dẫn phương pháp học tập nào cho sinh viên? 1. Nghe giảng, thông hiểu, ghi chép 2. Làm bài tập 3. Ôn tập, hộ thống hóa kiến thức 4. Thực hành các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ 5. Đọc sách báo, tạp chí, tài liệu 6. Tự học 7. Phương pháp học tập khác: Câu 7; Ông/ Bà có thường tổ chức ngoại khoa cho sinh viên không? 1. Thường xuyên 3. ít khi 2. Khá thường xuyên 4. Hoàn toàn không Câu 8: Ông / Bà tổ chức ngoại khóa cho sinh viên như thế nào? 1. Để sinh viên hoàn toàn tự tổ chức và tiến hành ngoại khoa 2. Để sinh viên tự tổ chức và có giáo viên tham dự để hướng dẫn thêm 3. Giáo viên tổ chức và tiến hành ngoại khoa 4. Cách khác: Câu 9; Ông / Bà có kiểm tra sự chuẩn bị của sinh viên cho buổi ngoại khóa không? 1. Thường xuyên 2. ít khi 3. Hoàn toàn không Câu 10: Ông/ Bà thường tổ chức cho sinh viên tự học như thế nào? 1. Yêu cầu sinh viên giải quyết mọi nhiêm vụ được giao đối với bài vừa học cũng như các bài học trước để hệ thống kiến thức đã học. 2. Yêu cầu sinh viên đọc hiểu bằng tiếng Anh các sách, báo, tài liệu có liên quan tới chuyên môn của mình đang học ở trường 3. Yêu cầu sinh viên thực hành các kỹ năng giao tiếp với nhau 4. Yêu cầu sinh viên nghiên cứu trước và xác định trọng tâm của bài mới Câu 11: Ông / Bà có thường xuyên kiểm tra việc tự học của sinh viên không? 1. Thường xuyên 2. ít khi 3. Hoàn toàn không Câu 12: Ông / Bà có dành thời gian cho việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy bộ môn không? 1. Rất nhiều 3. Hơi ít 2. Khá nhiều  4. Hoàn toàn không Câu 13: Trong quá trình giảng dạy, Ông/ Bà có tiến hành việc kiểm tra đánh giá không? 1. Thường xuyên 2. ít khi 3. Chưa bao giờ Câu 14: Ông / Bà thường tiến hành việc kiểm tra đánh giá dưới hình thức nào? 1. Kiểm tra vấn đáp 3. Cho làm bài tập 2. Kiểm tra viết 4. Kiểm tra trắc nghiệm 5. Hình thức khác: Câu 15: Khi giảng dạy bộ môn tiếng Anh cho sinh viên các khoa không chuyên ngữ, Ông/ Bà thường sử dụng phương pháp nào là chủ yếu? 1. Phương pháp ngữ pháp - dịch 3. Phương pháp nghe nói 2. Phương pháp trực tiếp 4. Phương pháp giao tiếp 5.Phương pháp khác: Câu 16: Xin Ông / Bà cho biết tại sao Ông / Bà thường xuyên sử dụng phương pháp đó: 1. Dễ sử dụng 2. Chủ động được thời gian 3. Không phải đầu tư nhiều cho bài giảng 4. Kích thích tính tích cực học tập của sinh viên 5. Bảo đảm sự vận dụng các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ 6. Truyền đạt được nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn 7. Lý do khác: Câu 17: Theo Ông/ Bà yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng quan trọng nhất đến hiệu quả của việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ? 1. Phương pháp dạy học của giáo viên 2. Ý thức trách nhiệm của giáo viên 3. Ý thức học tập của sinh viên 4. Nội dung chương trình của môn học 5. Trình độ của sinh viên 6.Yếu tố khác: Câu 18: Ông / Bà đánh giá thế nào về công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ trong toàn trường? l.Tốt 2. Chưa tốt 3. Tương đối tốt Câu 19: Theo Ông / Bà để nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ thì biện pháp nào dưới đây là quan trọng nhất? 1Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên 2. Đổi mới nội dung chương trình 3.Tăng cường công tác quản lý sinh viên và tổ chức giảng dạy 4.Nâng cấp và bổ sung trang thiết bị dạy học 5. Đổi mới cách kiểm tra đánh giá 6. Biện pháp khác: Câu 20: Theo Ông / Bà thời lượng dành cho bộ môn ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng đối với sinh viên các khoa không chuyên ngữ là bao nhiêu mới hợp lý? (1 đvht= 15 tiết) 1.20đvht 2. 24đvht 3. 28 đvht 4. 30 đvht Câu 21: Xin Ông/ Bà vui lòng cho biết thêm vài điểm sau: I. Tuổi đời: 1. Dưới 30 tuổi 3. Trên 40 tuổi 2. Dưới 40 tuổi 4. Trẽn 50 tuổi II. Tuổi nghề: 1. Dưới 5 năm 3. Trên 10 năm 2. Dưới 10 năm 4. Trên 20 năm III. Trình độ được đào tạo: 1. Cử nhân 2. Thạc sĩ 3. Tiến sĩ IV. Loại hình đào tạo: 1. Chính qui 2. Không chính qui V. Nơi đào tạo: 1. Đại học sư phạm 2. Đại học KHXH&NV 3. Nước ngoài 4. Nơi khác Xin chân thành cám ơn sự cộng tác của Quí Ông/ Bà! PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (PL 2) (DÀNH CHO SINH VIÊN) Xin Bạn vui lòng đọc kỹ và lần lượt trả lời tất cả các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô thích hợp với ý kiến của bạn. Mong Bạn trả lời thành thật và nghiêm túc để cuộc nghiên cứu này đạt kết quả tốt. Cám ơn sự cộng tác của Bạn! Câu 1: Theo bạn, giáo trình tiếng Anh hiện đang giảng dạy có phù hợp với đối tượng sinh viên như bạn không? 1. Rất phù hợp 2. Khá phù hợp 3. Hoàn toàn không phù hợp Câu 2: Theo Bạn, việc học môn tiếng Anh có cần thiết đối với sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ như Bạn không? 1. Rất cần thiết 3. ít cần thiết 2. Khá cần thiết 4. Hoàn toàn không cần thiết Câu 3; Khi học tiếng Anh, Bạn có cảm thấy hứng thú không? 1. Rất hứng thú 3. ít hứng thú 2. Khá hứng thú 4. Hoàn toàn không hứng thú Câu 4: Xin Bạn cho biết nguyên nhân khiến Bạn thích học tiếng Anh: 1. Để mở mang thêm kiến thức qua sách, báo, tài liệu nước ngoài 2. Để có cơ hội đi du học 3. Để biết nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng nước ngoài 4. Để có cơ hội làm việc ở các công ty liên doanh hoặc công ty của nước ngoài 5. Nguyên nhân khác: Câu 5: Xin bạn cho biết nguyên nhân khiến Bạn không thích học tiếng Anh: 1. Không có năng khiếu học tiếng Anh 2. Giáo viên không có phương pháp dạy ngoại ngữ 3. Giáo viên giảng bài không hấp dẫn, dễ buồn ngủ 4. Tiếng Anh quá khó đối với Bạn 5. Tiếng Anh không giúp ích gì cho Bạn 6. Nguyên nhân khác: Câu 6: Bạn tự đánh giá về thái độ học môn tiếng Anh của Bạn hiện nay: 1. Rất tích cực 2. Trung bình chủ nghĩa 3. Thụ động Câu 7: Bạn tự đánh giá như thế nào về trình độ tiếng Anh của Bạn: I. Kỹ năng nghe: 1. Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu II. Kỹ năng nói:  l.Tốt  3. Trung bình  2. Khá  4. Yếu III. Kỹ năng đọc: 1. Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu IV. Kỹ năng viết: 1. Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu Câu 8: Bạn tự nhận xét về khả năng vận dụng các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh đã học của Bạn: I. Trong học tập: l.Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu II. Trong nghiên cứu: 1. Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu III. Trong giao tiếp: l.Tốt 3. Trung bình 2. Khá 4. Yếu Câu 9: Bạn có thường xuyên học bài và làm bài tập của môn học không? 1. Thường xuyên 2. Không thường xuyên 3. Chưa bao giờ Câu 10; Khi học môn tiếng Anh Bạn có thường chuẩn bị trước bài mới không? 1. Thường xuyên 2. ít khi 3. Chưa bao giờ Câu 11: Đối với môn tiếng Anh, Bạn chuẩn bị bài mới như thế nào? 1. Đọc qua bài 2. Đọc và xác định trọng tâm của bài 3. Đọc và xác định chỗ chưa hiểu 4. Tra từ mới  5. Làm trước một số bài tập 6. Chỉ coi qua những phần mình thích 7. Cách khác: Câu 12:Bạn có ý kiến gì về phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học bộ môn tiếng Anh tại các khoa không chuyên ngữ trong Trường? + Phòng học, bảng, bùn ghế: l.Tốt 2. Khá tốt 3. Chưa tốt + Thiết bị, âm thanh: l.Tốt 2. Khá tốt 3. Chưa tốt + Giáo cụ trực quan: 1. Tốt 2. Khá tốt 3. Chưa tốt + Tài liệu, giáo trình: 1. Tốt 2. Khá tốt 3. Chưa tốt Câu 13: Ngoài giáo trình môn học, Bạn có thường đọc thêm sách, báo, tài liệu bằng tiếng Anh không? 1.Thường xuyên 2. ít khi 3. Hoàn toàn không Câu 14: Theo Bạn, ngoại ngữ nào thích hợp với chuyên ngành mà Bạn đang học nhất? 1. Tiếng Nga 3. Tiếng Hoa 2. Tiếng Anh 4. Tiếng Pháp Câu 15: Bạn có thể cho biết: I. Bạn đang học: 1. Năm thứ nhất 2. Năm thứ hai II. Bạn đang học tại lớp: III. Bạn là sinh viên khoa: 1.Toán 2. Lý 3. Hóa 4. Sinh 5. Văn 6. Sử 7. Địa 8. TLGD 9. GDCT 10. GDTH ll.GDMN 12. GDTC Chân thành cám ơn sự cộng tác của Bạn! PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN (PL 3) Xin Bạn vui lòng đọc kỹ và trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu (X)vào ô thích hợp với ý kiến của Bạn. Câu l: Xin Bạn cho biết ý kiên về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh hiện đang thực hiện giảng dạy tại khoa của Bạn ? 1.Rất thiết thực 3. ít thiết thực 2. Khá thiết thực 4. Hoàn toàn không thiết thực Câu 2: Theo Bạn, tiếng Anh có cần thiết đối với sinh viên của các khoa không chuyên ngữ như Bạn không? 1.Rất cần thiết 3. ít cần thiết 2. Khá cần thiết 4. Hoàn toàn không cần thiết Câu 3: Bạn tự đánh giá về ý thức học bộ môn tiếng Anh của Bạn hiện nay: 1. Rất có ý thức 2. ít có ý thức 3. Không có ý thức Câu 4:Bạn có hài lòng về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn tiếng Anh không? 1.Rất hài lòng 2. Chưa hài lòng lắm 3. Hoàn toàn không hài lòng Câu 5: Bạn tự nhận xét sức học của Bạn về bộ môn tiếng Anh sau 2 năm học như thế nào? 1. Tốt hơn nhiều 3. Không khá hơn bao nhiêu 2. Khá hơn trước 4. Hoàn toàn không có kết quả gì Xin chân thành cám ơn sự cộng tác của bạn! PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU CÁC BẢNG TẦN SỐ VÀ KIỂM NGHIỆM CHI-SQUARE 1. KẾT QUẢ BẢNG 19 : Ý THỨC HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_quan_ly_viec_giang_day_tieng_anh_o_cac_khoa_khong.pdf
Luận văn liên quan