Luận văn Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam

Cùng với sự tiến bộ của các phương tiện truyền thông, cải tiến tốc độ đường truyền, tốc độ máy tính và tốc độ tải thông tin, các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đã dần xuất hiện ngày càng nhiều trên Internet. Hiện nay quảng cáo trên Internet có thể giúp các doanh nghiệp đưa được nội dung quảng cáo rất phong phú và đa dạng:Như hình ảnh, âm thanh, video, thông tin phong phú, truyền tải đến khắp nơi. đã biến kênh quảng cáo mới này thành một hình thức cạnh tranh mạnh với các phương thức quảng cáo khác như truyền hình, radio, sách báo, phim truyện.

pdf36 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3884 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác hoạt động thương mại các phương tiện này không thực hiện được một cách hoàn chỉnh. Song nhờ Internet người ta có thể thực hiện hoàn chỉnh một giao dịch thương mại như: mua bán, chào hàng, chọn hàng, ký kết hợp đồng, giao hàng, thanh toán, bảo hành, các dịch vụ sau bán...Do vậy trên thực tiễn nói thương mại điện tử, người ta thường hiểu là loại trừ các phương tiện điện tử không phải là Internet. Thương mại điện tử là hoạt động thương mại bằng phương tiện Internet. Như vậy, theo quan điểm thực tiễn thương mại, có thể đưa ra một định nghĩa về thương mại điện tử như sau:" Thương mại điện tử là việc sử dụng các công nghệ mạng Internet trong các hoạt động giao dịch thương mại" “Electronic commerce is an emerging concept that describes the process of buying and selling or exchanging of products, services, and information via computer networks including the internet” 11 Trong Luật mẫu về thương mại điện tử của Liên Hợp Quốc - UNCITRAL Model Law on electronic commerce - không có điều khoản nào định nghĩa về thương mại điện tử. Tuy nhiên hiểu theo tinh thần điều chỉnh của luật này thì "Electronic Commerce" cần được hiểu theo nghĩa rộng ở trên 2./ Tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến thương mại điện tử 2.1/ Luật mẫu về thương mại điện tử của Liên Hợp Quốc Ngày nay cùng với sự phát triển của thương mại điện tử và đặc tính toàn cầu không biên giới của nó mà các nước, các khu vực và các tổ chức quốc tế đang có rất nhiều nỗ lực nhằm tạo ra một môi trường thống nhất cho thương mại điện tử phát triển. Sự hợp tác toàn cầu, sự thống nhất về mặt chính sách là những vấn đề phải được đề cao trong phát triển thương mại điện tử. Chính vì vậy, việc tạo ra một môi trường áp dụng chung, một định hướng quốc tế các quy chế là hết sức quan trọng. Liên Hợp Quốc với vai trò là một tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh, đã giúp thương mại điện tử quốc tế hình thành nên một bộ khung pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển thương mại điện tử, giúp các nước định hướng cho những quy định về thương mại điện tử và giúp các doanh nghiệp vượt qua được những trở ngại pháp luật của các nước. UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce (1996) - Luật mẫu UNCITRAL về thương mại điện tử ( gọi tắt là Luật mẫu), được Uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1996. Luật này được chính thức công bố trong báo cáo của hội nghị lần thứ 6 Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 12 tháng 12 năm 1996. Nguyên văn Luật mẫu được công bố bằng sáu thứ tiếng: Arabic, Trung Quốc, Pháp, Tiếng Anh, Tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha. Trong báo cáo này, xem xét về giá trị pháp lý của các tài liệu lưu giữ bằng máy tính, xác nhận và công nhận pháp lý đối với các trao đổi thoả thuận qua máy tính. Đến kỳ họp lần thứ 23 năm 1990, UNCITRAL đã cho ra đời bản "Nghiên cứu sơ bộ những vấn đề pháp lý liên quan đến thiết lập hợp đồng bằng phương tiện điện tử". Ngày 12 tháng 6 năm 1996 tại kỳ họp thứ 29 Luật mẫu về thương mại điện 12 tử (Model law on Electronic Commerce)đã được thông qua với mục tiêu là đưa ra một hệ thống các quy tắc được thừa nhận, mang tính quốc tế, về việc loại bỏ các trở ngại trong việc công nhận giá trị pháp lý của các thông điệp được lưu chuyển bằng các phương tiện điện tử. Luật mẫu này là cơ sở định hướng giúp cho các nước thành viên đưa ra một đạo luật của mình, trên tinh thần hợp với các quy tắc quốc tế được thừa nhận rộng rãi. Luật mẫu tạo thuận lợi cho việc sử dụng thương mại điện tử, tạo sự bình đẳng cho những người sử dụng tài liệu trên cơ sở giấy tờ và những người sử dụng thông tin trên cơ sở máy tính. Cấu trúc của luật được chia làm hai phần: Phần một liên quan đến những vấn đề chung về thương mại điện tử, Phần còn lại liên quan đến vấn đề thương mại điện tử ở một số lĩnh vực xác định. Điều đáng lưy ý là trong phần hai của Luật mẫu quy định thương mại điện tử trong một số lĩnh vực, đến nay do chưa được hoàn thiện đầy đủ mới công bố có một chương liên quan đến việc áp dụng thương mại điện tử vào lĩnh vực vận tải hàng hóa. Các khía cạnh khác của thương mại điện tử có lẽ được giải quyết trong tương lai, vì vậy Luật mẫu được xem như một công cụ mở và còn được bổ sung theo thực tiễn áp dụng. Điều 1 của Luật mẫu xác định lĩnh vực áp dụng của luật (Sphere of application) Luật này được áp dụng cho bất cứ loại thông tin nào dưới dạng các thông điệp dữ liệu (Data Message) được sử dụng trong các hoạt động thương mại. Thông điệp dữ liệu được định nghĩa trong Điều 2. Cũng trong Điều 1 khái niệm "thương mại" ở đây được giải thích là: "Tất cả các mối quan hệ có bản chất thương mại mặc dù quan hệ có được thực hiện dưới dạng hợp đồng hay không”. Sau đó Luật mẫu đưa ra hàng loạt các lĩnh vực được coi là các lĩnh vực có bản chất thương mại như: mua bán, cung ứng hàng hoá dịch vụ, các hợp đồng phân phối, đại lý thương mại hoặc đại diện thương mại, sản xuất, cho thuê, công việc xây dựng, tư vấn, công việc kỹ thuật, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hợp đồng khai thác, hoặc chuyển giao liên doanh, hoặc các hình thức liên kết công nghiệp khác và kinh doanh vận chuyển 13 hàng hoá, hành khách bằng đường bộ, hàng không, hàng hải, đường sắt...Như vậy quan điểm thương mại ở đây được hiểu theo nghĩa rộng. Điều 2 của Luật mẫu định nghĩa về một số các thuật ngữ được sử dụng trong luật. Thông điệp dữ liệu "Data Message" được xác định: Đây là thông tin được hình thành, gửi, nhận hoặc lưu giữ bằng các phương tiện điện tử, quang học, và các phương tiện có ý nghĩa tương tự bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Trao đổi dữ liệu (EDI), thư điện tử (email), điện tín (Telegram), điện báo (telex), hoặc sao chép từ xa (Telecopy). Như vậy mặc dù không có điều khoản nào định nghĩa về thương mại điện tử, song theo quan điểm này thì thương mại điện tử là được hiểu theo nghĩa rộng. Trong Chương II của Luật mẫu quy định về các vấn đề như chứng từ viết, sự thừa nhận về mặt pháp lý với các thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử. Từ Điều 5 đến Điều 10 trong Chương này đề cập đến vấn đề sửa đổi những cản trở pháp lý đối với các giao dịch điện tử trong hoạt động thương mại. Bằng những điều khoản này, các doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng thương mại điện tử mà vẫn đảm bảo được giá trị pháp lý và bảo vệ được lợi ích hợp pháp của mình. Các tài liệu điện tử được chính thức thừa nhận trong Điều 5 của Luật mẫu: "Không thể phủ nhận hiệu lực pháp lý, giá trị và khả năng thi hành, cưỡng chế đối với các thông tin chỉ dựa trên một cơ sở là nó có hình thức ở dạng thông điệp dữ liệu". Như vậy các thông tin, tài liệu dưới dạng thông điệp dữ liệu như định nghĩa ở Điều 2 có giá trị pháp lý, giá trị thi hành, hiệu lực như các thông tin ở dạng khác. Đồng thời, trong hoạt động thương mại điện tử, nếu các doanh nghiệp có quy định dẫn chiếu đến Luật mẫu này của Liên Hợp Quốc, thì cũng có thể tránh được trở ngại thông thường trước đây đối với pháp luật có các quy định về tài liệu gốc, xuất trình bản gốc, hay các quy định về việc thoả thuận bằng văn bản viết. Điều 6 "Nếu luật yêu cầu thông tin phải được làm bằng hình thức viết thì một thông điệp dữ liệu được xem là đã đáp ứng yêu cầu này, nếu các thông tin chứa đựng trong đó có thể truy cập để sử dụng". Điều 7 thừa nhận các tài liệu 14 điện tử có thể xem như các tài liệu gốc, nếu có sự đảm bảo đáng tin cậy về sự toàn vẹn của thông tin, cả về nội dung và hình thức từ thời điểm nó được tạo ra cho tới thời điểm cuối cùng được xem xét. Làm thế nào để xác định rằng mình đã thể hiện ý chí qua các tài liệu điện tử, đồng thời cũng xác định rằng đối tác là có trách nhiệm phải thực hiện những gì đã thể hiện và cam kết trong các tài liệu điện tử. Điều 7 (Signature) quy định vấn đề có liên quan đến chữ ký:" Nếu luật yêu cầu phải có chữ ký của cá nhân thì một thông điệp dữ liệu được xem là đã đáp ứng được yêu cầu này nếu: + Có một phương pháp nào đó để cá biệt hoá một cá nhân và thể hiện được sự xác nhận của cá nhân đó đối với những thông tin chứa đựng trong thông điệp dữ liệu + Phương pháp này là đáng tin cậy cũng như thích hợp đối với mục đích mà thông điệp dữ liệu này đã hình thành và được truyền đi" Hiện nay nhờ công nghệ mật mã, xác nhận người ta có được những biện pháp đảm bảo tính chính xác của người gửi đối với các dữ liệu điện tử đó là "Chữ ký điện tử" Chương III: Quy định về việc trao đổi các dữ liệu điện tử Chương này cung cấp cho doanh nghiệp một chỗ dựa vững chắc cho việc ký kết và thực hiện các hợp đồng điện tử, cũng như việc doanh nghiệp phải gắn trách nhiệm thực hiện của mình vào những thoả thuận trên các phương tiện điện tử. Rõ ràng vấn đề này mở ra một khả năng phát triển mới trong việc khuyến khích các chủ thể trong thương mại điện tử tăng cường giao thương bằng các phương tiện điện tử. Điều 11 nói rõ rằng: nếu không có thoả thuận khác của các bên thì chào hàng, chấp nhận chào hàng có thể được thực hiện dưới dạng dữ liệu điện tử. Điều 12 ràng buộc trách nhiệm pháp lý với các chủ thể với những gì mà họ thể hiện trên các tài liệu điện tử. Phần II của Luật mẫu đề cập đến thương mại điện tử trong một số lĩnh vực xác định. Trong phần này mới chỉ đề cập một chương nói về lĩnh vực vận tải hàng hoá, các chứng từ vận tải. Phần này còn cần bổ sung và hoàn thiện trong các lĩnh vực áp dụng khác. 15 Như vậy, rõ ràng là Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL bằng những quy định loại bỏ những cách hiểu cũ về chứng từ gốc, tài liệu phải được ký, văn bản viết...cho thấy rằng luật này đã tính đến giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh trong thương mại điện tử có thể gặp ở một số nước. Thực tiễn ở một số nước, luật pháp hiện tại về việc quản lý trao đổi thông tin, vẫn có những cách hiểu đã lỗi thời trong thời đại thương mại điện tử. Dựa vào các điều luật này trong các hoạt động thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể xem đây là một khuôn khổ, một nền tảng, chỗ dựa để thực hiện các hành vi thương mại của mình, được bảo vệ về mặt pháp lý. Đối với các quốc gia, đây là một hình mẫu để phát triển những khuôn khổ pháp luật của mình hợp với các thông lệ quốc tế. Để nhận được sự trợ giúp từ ban thư ký UNCITRAL: cung cấp các tư vấn cho các chính phủ, về soạn thảo dưa trên nền tảng Luật mẫu, các thông tin thêm có liên quan đến Luật mẫu có thể liên hệ ban thư ký theo địa chỉ sau: International Trade Law Branch Office of legal affairs United Nations, Viena - International Centre P.O Box 500 - A-1400, Vienna, Austria Telephone: (43-1) 26060 - 4060 - Telefax: (43-1) 26060 - 5813 Email: uncitral@unov.un.or.at Internet address: 2.2./ Quy trình thực hiện một hoạt động thương mại điện tử Một hoạt động thương mại điện tử diễn ra có thể được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Có doanh nghiệp chỉ áp dụng thương mại điện tử như một phương thức để quảng cáo giới thiệu hàng hoá, có doanh nghiệp chỉ áp dụng thương mại điện tử như một công cụ để tiến hành các trao đổi giao dịch v.v...Tuy nhiên xét một cách tương đối đầy đủ thì hoạt động thương mại điện tử có thể diễn ra theo một trình tự như sau: 16 1- Doanh nghiệp xây dựng cho mình một cơ sở kinh doanh điện tử trên Internet. Đây được coi như là một trụ sở giao dịch, kinh doanh của doanh nghiệp. 2- Khách hàng tới cơ sở kinh doanh điện tử của doanh nghiệp, bằng cách truy cập vào địa chỉ trên Internet của cơ sở kinh doanh đó. 3- Khách hàng và doanh nghiệp tiến hành trao đổi các tài liệu, chứng từ điện tử. 4- Đặt hàng. Việc đặt hàng có thể dễ dàng thực hiện trên Internet, chỉ đơn thuần bằng việc gửi chào hàng, chấp nhận chào hàng hay gửi phiếu đặt hàng và chấp nhận cung cấp hàng. Tất cả quy trình này đều thực hiện trên Internet. 5- Giao hàng và thanh toán. Với một số dạng hàng hoá, người ta có thể thực hiện giao hàng ngay trên Internet, chẳng hạn: các sản phẩm phần mềm, tài liệu kỹ thuật hay bất cứ hàng hoá nào dưới dạng thông tin khác. Cùng với quá trình giao hàng, thì việc thanh toán cũng diễn ra. Đối với những nước có hệ thống ngân hàng hiện đại, thanh toán có thể diễn ra ngay trên Internet, nhờ hệ thống thanh toán điện tử và tiền điện tử. 2.3./ Cơ sở kinh doanh điện tử - Website. Internet, với các tính năng đặc biệt của nó, đã giúp cho xã hội hình thành nên một hình thức tổ chức mới đó là hình thức tổ chức ảo. Tức là: các tổ chức có thể thực hiện các hoạt động của mình thông qua mạng toàn cầu Internet. Trong hoạt động kinh doanh thì đó là các "Cơ sở kinh doanh ảo".“ Cơ sở kinh doanh trên Internet ” là một địa điểm trên Internet, từ đó doanh nghiệp có thể quảng cáo, tiếp thị, bán sản phẩm, tìm nhà cung cấp hay giao tiếp với khách hàng thông qua trao đổi điện tử với những người sử dụng Internet khác nhau trên toàn thế giới. Cơ sở kinh doanh này không giống như cơ sở kinh doanh thông thường. Nó có một địa chỉ nhưng lại ở khắp nơi trên hành tinh, tất cả các khách hàng có thể đến với nó bất cứ lúc nào với thời gian hoạt động liên tục 24/24 giờ khi có nhu cầu. Điều đặc biệt thuận lợi khi áp dụng trong kinh doanh quốc tế khi có sự chênh lệch thời gian, ngày đêm ở các nước khác nhau. 17 Cơ sở kinh doanh này cũng mở ra một phương tiện quảng cáo mới, một phương thức giao tiếp qua lại trực tiếp với khách hàng mới, một công cụ nghiên cứu thị trưòng và thu thập thông tin mới, đảm bảo sự thuận tiện, hiệu quả hơn những giải pháp truyền thống vẫn thường được sử dụng trước đây. 2.4./ Địa chỉ trên Internet Nhờ địa chỉ này mà khách hàng mới đến được với doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động thương mại điện tử. Cùng với việc thiết lập Web site thì doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký địa chỉ tại các nhà cung cấp dịch vụ Internet hay các tổ chức chuyên cung cấp địa chỉ khác. Đăng ký địa chỉ là vấn đề được nhiều nhà doanh nghiệp quan tâm và yêu cầu làm sao cho địa chỉ của mình dễ nhớ, ngắn gọn, truy tìm nhanh. Có một số cách đăng ký địa chỉ phổ biến hiện nay như sau. Đăng ký địa chỉ ở nước ngoài: Doanh nghiệp có thể đăng ký cơ sở kinh doanh của mình với những nhà cung cấp dịch vụ Internet ở nước ngoài như Yahoo, Altavista,... hoặc truy cập trực tiếp vào Internic – một tổ chức chuyên cung cấp địa chỉ cho người sử dụng. Địa chỉ trang Web của cơ sở này là Khách hàng có thể đăng ký bất kỳ tên địa chỉ nào miễn là tên đó không trùng với những tên đã đăng ký trước với internic. Địa chỉ này thường được cấp là Đăng ký địa chỉ ở Việt Nam: Ở Việt Nam địa chỉ trang Web được cấp như sau: doanh nghiệp.com.vn (do tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam cấp). Khi đăng ký địa chỉ Website tại Việt Nam doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ Internet của mình. 2.5./ Chứng từ tài liệu điện tử Các chứng từ được giao dịch thông qua mạng các máy tính với nhau thì được gọi là chứng từ điện tử. Loại chứng từ này được đề cập ở đây là những chứng từ liên quan đến thương mại và được truyền qua mạng toàn cầu Internet. Điều quan trọng nhất của hoạt động trao đổi chứng từ điện tử là tính bảo mật. Tính bảo mật của thông tin được đảm bảo bằng khoa học, gọi là khoa học mật mã. Khi một bản thông tin đã được mã khoá và truyền qua mạng Internet 18 mà nếu để cho một người thứ ba có thể lấy cắp và đọc được những thông tin trong đó tức là giải mã được thì người thứ ba này phải thực hiện một quá trình tính toán lớn đến mức không thể thực hiện được trong thực tế (dù có sự trợ giúp của các máy tính). Nếu chỉ đọc trộm được một bản mật mã (Chứng từ điện tử được mã khoá) chỉ vài dòng thì cũng phải mất hàng triệu năm. Khi hai người gửi và người nhận muốn truyền các chứng từ tin mật với nhau thì phải chuyển các chứng từ này thành mật mã theo những thuật toán được quy định. Các thông tin này thì chỉ có người nhận mới giải mã được. Chính sự ứng dụng của những công nghệ mã khoá này, khả năng bảo mật cho các chứng từ trao đổi được bảo đảm rõ ràng là một vấn đề rất quan trọng trong thương mại điện tử. Ngày nay, khi gửi các tài liệu trên Internet, để xác định trách nhiệm của người gửi với các tài liệu đó, người ta có thể đưa vào một kỹ thuật gọi là chữ ký điện tử. 2.6./ Tiền điện tử - thanh toán điện tử Ngay từ những năm 60 khi máy tính bắt đầu được sử dụng, việc tin học hoá được tiến hành đầu tiên trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, và kinh doanh. Đến những năm 80 các hình thức thanh toán điện tử đã được tiến hành trong nhiều nghiệp vụ ngân hàng và thương mại. Các loại thẻ thông minh, các máy ATM (máy rút tiền tự động - Automatic teller machine) - ta thấy một ví dụ điển hình đó là đã có máy rút tiền tự động ở trong trường từ hè 2004, điện tử hoá từng phần một số các chức năng của đồng tiền trong các giao dịch tài chính và thương mại được phát hành và sử dụng rộng rãi. Những điều đó đã dần dần góp phần ra đời khái niệm thanh toán điện tử mà Internet là trung tâm. Hiện nay có rất nhiều mô hình và giải pháp kỹ thuật cho hình thức thanh toán điện tử, tuy nhiên trong khuôn khổ hạn chế của đề án, không có điều kiện trình bày chi tiết. Dưới đây chỉ đề cập về những vấn đề có tính chất nguyên lý chung cho hoạt động thanh toán điện tử. Thanh toán điện tử chủ yếu dựa trên nền tảng của thẻ tín dụng. Thanh toán điện tử là một vấn đề cốt lõi của việc phát triển thương mại điện tử một cách 19 toàn diện. Vấn đề này liên quan chủ yếu đến kỹ thuật của hệ thống ngân hàng. Tiền điện tử thực chất chỉ là những ký hiệu do người có tài khoản tại ngân hàng đưa ra nhằm trích ra từ tài khoản lưu ký của mình tại ngân hàng, việc này được thực hiện thông qua mạng công cộng Internet. Một hoạt động thanh toán điện tử diễn ra thông thường bao gồm bốn quy trình chính. 1 - Lập tài khoản 2 - Rút tiền điện tử 3 - Trả tiền cho người bán 4 - Người bán ký gửi tiền lại cho ngân hàng vào tài khoản của mình Để hoạt động thanh toán điện tử diễn ra được thì khách hàng phải rút được tiền điện tử của mình ra khỏi tài khoản của mình được lưu ký tại ngân hàng. Để rút tiền, khách hàng A tạo ngẫu nhiên một con số đóng vai trò như số xê-ri của đồng bạc giấy, là số hiệu của của đồng điền điện tử mà mình muốn rút, ký vào số hiệu đó (bằng chữ ký điện tử) và gửi đến ngân hàng. Ngân hàng kiểm tra chữ ký điện tử đó của A. Nếu đúng, ngân hàng ký lại chữ ký của mình vào số hiệu đó và gửi lại A, đồng thời trừ bớt khoản tiền đó ở tài khoản của A. Khi A muốn dùng đồng tiền đó để mua hàng của nhà cung cấp B, A chuyển cho B số hiệu nói trên có chữ ký của ngân hàng. B kiểm tra chữ ký của ngân hàng (việc này thực hiện dựa trên một kỹ thuật gọi là mã hoá). Nếu đúng thì chấp nhận khoản tiền đó đồng thời chuyển luôn vào tài khoản của mình tại ngân hàng. Toàn bộ quy trình này được thực hiện một cách tự động và hết sức nhanh chóng. Hiện nay ở những nước phát triển và có hệ thống ngân hàng hiện đại, tiền điện tử đã được đưa vào ứng dụng và đem lại rất nhiều thuận lợi cho cả người phải chi trả và người được chi trả. Đặc điểm tiêu biểu của hệ thống thanh toán điện tử và tiền điện tử là các bên sử dụng hình thức này có thể giảm được đáng kể các khoản chi phí dành cho việc thanh toán, và thực hiện được một cách tức thời ngay khi các nghiệp vụ chi trả phát sinh. 2.7./ Chữ ký điện tử 20 Khi thực hiện các giao dịch giấy tờ, để xác minh rằng một chứng từ văn bản có sự nhất trí của chủ thể, gắn trách nhiệm của chủ thể vào văn bản, thông thường người ta phải ký vào văn bản đó. Ngày nay với thương mại điện tử, yêu cầu về việc xác nhận tính pháp lý của văn bản do một người tạo ra, gắn trách nhiệm của anh ta vào đó là một vấn đề quan trọng. Chữ ký điện tử "Electronic Signature" thực chất cũng chỉ là một mã gắn liền với những văn bản được chuyển bằng phương pháp điện tử. Đây chính là sự xác nhận tính duy nhất của người gửi. Cùng với chữ ký tay, chữ ký điện tử đảm bảo rằng người gửi văn bản sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ vào văn bản đó. Nguyên tắc hoạt động của chữ ký điện tử dựa trên khoa học mật mã. Đây là một vấn đề kỹ thuật thuần tuý do vậy đề án sẽ không đi sâu mà phần này chỉ trình bày về: Cơ sở thừa nhận chữ ký điện tử; hiệu lực pháp lý; khái niệm về chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử là cơ sở để thừa nhận các hợp đồng điện tử. Chữ ký điện tử thoả mãn 3 mục đích sau:  Xác nhận tính trung thực của người gửi văn bản, của chứng từ điện tử đảm bảo không có sự giả mạo.  Đảm bảo sự nguyên vẹn của văn bản, thông tin, dữ kiện không bị thay đổi.  Đưa ra một bằng chứng xác nhận chủ thể trong các bên giao dịch. Vì thế một người không thể từ chối việc đã ký vào văn bản, kể cả người đã nhận văn bản cũng không thể từ chối mình đã nhận văn bản. Nó có tính bắt buộc như chữ ký tay. Chữ ký điện tử hoạt động trên nguyên lý mã hoá và giải mã. Về lý thuyết mật mã, một chữ ký điện tử bao gồm một thuật toán và một thủ tục kiểm tra chữ ký. Các văn bản khi gửi sử dụng chữ ký điện tử thì lý thuyết mật mã là tiêu chuẩn để xác nhận chữ ký của người gửi trên văn bản. Nếu như người gửi cố tình chối bỏ chữ ký của mình, thì lý thuyết mật mã sẽ buộc anh ta phải công nhận trách nhiệm với chữ ký. 21 Về khía cạnh pháp lý: Hiện nay luật về thương mại điện tử ở nhiều nước, người ta đều đưa ra định nghĩa về chữ ký điện tử. Theo luật về giao dịch điện tử của Singapore (Singapore Electronic Transaction Act), định nghĩa về chữ ký điện tử như sau: "Chữ ký điện tử là bất kỳ chữ nào, ký tự nào, các con số, hay các biểu tượng khác dưới dạng số hoá, được gắn vào hay liên quan một cách logic vào các tài liệu điện tử được thực hiện với ý định xác nhận, đồng ý về tài liệu điện tử đó". "Electronic Signature: any letters, characters, numbers, or other symbols in digital form attached to or logically associated with an electronic record and executed or adopted with the intention of authenticity or approving the electronic record". Sự thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, là một vấn đề hết sức quan trọng trong thương mại điện tử. Nó thừa nhận tính hợp pháp của các tài liệu giao dịch của các chủ thể thông qua mạng Internet, thừa nhận các hợp đồng điện tử. Phải nói rằng các quan hệ thương mại của các bên trong thương mại điện tử phải được thể hiện trên các nhất trí, các thoả thuận được xác nhận. Vì vậy, nếu không thừa nhận chữ ký điện tử thì cũng có nghĩa rằng chưa thừa nhận tính hợp pháp của thương mại điện tử. Chính vì vậy ở hầu hết các nước có luật về thương mại điện tử thì cũng có luật về chữ kỹ điện tử riêng biệt, hay được đưa kèm ngay vào luật về thương mại điện tử. 3./ Lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử Trong loại hình cơ bản nhất của giao dịch, khách hàng đến cửa hàng lựa chọn những sản phẩm mà họ muốn mua, trả cho người bán một khoản tiền và mang hàng về. Ngày nay trước sự bùng nổ về công nghệ thông tin - mạng máy tính và sự kết nối khắp toàn cầu - thương mại điện tử đã nổi lên như một phương thức kinh doanh quan trọng của thế kỷ . 22 Khi con người càng nhận thức rõ hơn, hiểu biết nhiều hơn về Internet thì thị trường điện tử cũng ngày càng trở nên quen thuộc với họ. Nếu khuynh hướng tăng trưởng số người nối mạng Internet như hiện nay được duy trì thì sẽ chẳng bao lâu nữa trong tương quan giữa hai loại thị trường, thị trường thực sẽ có xu hướng nhường chỗ dần cho thị trường ảo, thế giới của thông tin, hình ảnh. Các công ty cũng sẽ chuyển dần hoạt động kinh doanh truyền thống của mình sang kinh doanh điện tử để khai thác những lợi ích được tạo ra từ phương thức kinh doanh này. Đối với các doanh nghiệp nước ta, có lẽ bước đầu tiên để có thể khuyến khích họ phát triển kế hoạch áp dụng thương mại điện tử đó là việc làm thế nào để họ có thể nhận thức được những ích lợi mà thương mại điện tử có thể mang lại. Làm rõ vấn đề này sẽ là động lực, và phương hướng chủ đạo cho các nhà doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng công nghệ mới. 3.1./ Tính kịp thời, tính cập nhật của thông tin thương mại Internet là một thư viện khổng lồ nhất được cập nhật một cách liên tục. Ngày nay, nhận, gửi, khai thác thông tin trên Internet là nhu cầu của toàn thế giới. Thông tin chính xác đầy đủ, nhanh chóng là một đòi hỏi ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh. Trong thương mại điện tử hiện nay người ta có thể dễ dang thu thập và tìm kiếm thông tin ở khắp các nơi trên thế giới. Dựa vào đó doanh nghiệp có thể theo sát sự biến động của thị trường nước ngoài, nắm bắt liên tục và thường xuyên các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do khả năng thu thập được các thông tin cập nhật và truyền tin nhanh chóng, doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và ra các quyết định kinh doanh của mình ở các thời điểm và địa điểm khác nhau. Nói về tính kịp thời của thông tin thương mại trên Internet, nhiều người đặt câu hỏi sử dụng điện thoại, fax... với khả năng truyền tin nhanh thì vẫn đảm bảo tính kịp thời, vậy ưu thế nổi trội của Internet so với các phương tiện này là gì? Điện thoại là một phương tiện phổ thông dễ sử dụng và thường mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại. Tuy nhiên trên quan điểm kinh doanh công cụ 23 điện thoại có mặt hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh. Mọi cuộc giao dịch cuối cùng vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ, hay các tài liệu có thể lưu trữ (Hiện nay thương mại điện tử trên thế giới, người ta thừa nhận giá trị pháp lý của các tài liệu truyền qua Internet, vì vậy các tài liệu này có thể thay cho giấy tờ truyền thống). Ngoài ra nếu tính yếu tố chi phí thì có lẽ giao dịch điện thọai nhất là giao dịch đường dài, điện thoại cao gấp nhiều lần so với các giao dịch thông qua mạng Internet. Với máy fax, có thể thay thế được dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Nhưng Fax lại có hạn chế là: không thể tải được âm thanh, hình ảnh phức tạp, đồng thời giá máy và chi phí còn rất cao. Hơn nữa qua thương mại điện tử bằng Internet người ta vẫn có thể gửi và nhận Fax nếu cần. 3.2./ Giảm được chi phí bán hàng và tiếp thị Nhờ thương mại điện tử thông qua Internet, công ty có thể thiết lập trực tiếp mối quan hệ với khách hàng hay rút ngắn được quá trình phân phối sản phẩm. Doanh nghiệp có thể hạ được giá thành vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, ca-ta- lô điện tử (eletronic catalogue) trên trang Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với ca-ta-lô in ấn (có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời). Theo số liệu thống kê của hãng máy bay Boeing của Mỹ, có tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng thông qua Internet và còn nhiều hơn nữa các đơn hàng về dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa và mỗi ngày giảm được 600 cú điện thoại. Thông thường đối với một nhà sản xuất rất khó có thể thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ rộng lớn để trực tiếp cung cấp và liên hệ với những người bán lẻ hay các khách hàng. Song hiện nay nhờ thương mại điện tử mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm được điều đó. Khi thiết lập một cơ sở kinh doanh trên Internet, doanh nghiệp đã cùng một lúc thiết lập một đại lý phân phối ở nhiều nơi khác nhau, hoàn toàn loại bỏ được kênh phân phối nhiều cấp. Điều này là có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng. 24 3.3./ Kinh doanh sử dụng cửa hàng ảo - Có thể kinh doanh tại nhà Với một cơ sở kinh doanh ảo, lợi dụng công nghệ truyền tin Internet, nhận và xử lý thông tin ở bất cứ nơi nào, cho phép các nhà quản lý kinh doanh chỉ ngồi tại nhà nhưng lại có thể kinh doanh ở bất kỳ đâu. Chẳng hạn khi doanh nghiệp thiết lập một Website - khác với cơ sở kinh doanh thực, nó hiện hữu trên các máy tính nối mạng Internet. Khi đó các khách hàng thông qua việc truy cập địa chỉ Internet của công ty, sẽ thực hiện mọi giao dịch cần thiết. Cả khách hàng và doanh nghiệp đều có thể tiến hành các giao dịch thương mại tại nhà, hay bất cứ nơi đâu. Nhờ đặc tính này mà ngay cả các hộ gia đình cũng dễ dàng tham gia kinh doanh trên mạng Internet và cạnh tranh một cách bình đẳng với những doanh nghiệp lớn. Hiện nay đặc điểm này còn được thực hiện một cách dễ dàng hơn nhờ những thiết bị mới như: Điện thoại di động nối mạng Internet. 3.4./ Nâng cao khả năng phục vụ và duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng Nhờ bộ nhớ máy tính và phần mềm được lập trình sẵn, thương mại điện tử có khả năng tự động phân tích, tổng hợp dữ liệu trên cơ sở kinh doanh ảo của người bán. Khi người mua có nhu cầu mua hàng và gửi những thông tin về mình cho doanh nghiệp thì toàn bộ thông tin này sẽ được lưu vào máy tính và tất cả các giao dịch giữa người bán và người mua sẽ được giữ lại như một cơ sở dữ liệu. Đây sẽ là những thông tin hữu ích cho người bán khi nhận biết các khách hàng quen thuộc. Với cơ sở dữ liệu đó, doanh nghiệp có thể nắm được đặc điểm của từng khách hàng, nhóm khách hàng.Từ đó, phân đoạn thị trường, hướng những chính sách phù hợp riêng biệt cho từng khách hàng. Kể từ lần mua hàng thứ hai trở đi doanh nghiệp không cần khách hàng phải cung cấp chi tiết các thông tin về mình nữa mà có thể xác định một cách nhanh chóng và cực kỳ chính xác khách hàng đó là ai. Cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đúng với đòi hỏi của từng khách hàng sẽ là một ưu thế lớn trong việc duy trì các khách hàng quen thuộc. 25 Tuy nhiên, để có thể tận dụng được ưu thế này thì cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp cần phải có những điều chỉnh thích hợp. Phải đặc biệt chú trọng mối liên hệ giữa bộ phận lưu trữ, xử lý dữ liệu với các bộ phận khác, nhằm mục đích thoả mãn ngay cả một nhóm nhu cầu hay thậm chí là nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng. Đây là lợi ích lớn cho doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử. Tuy nhiên sẽ là nguy cơ cho các doanh nghiệp chậm trễ trong việc triển khai một chiến lược trong thương mại điện tử, vì nếu chậm chân sẽ có nguy cơ bị mất thị trường bởi những đối thủ đi trước, do khách hàng không muốn thay đổi nhà cung cấp của mình. 3.5./ Dễ dàng đa dạng hoá mặt hàng Với Internet doanh nghiệp có thể kinh doanh hỗn hợp các loại mặt hàng khác nhau.Với kiểu bán hàng truyền thống, rất khó để có thể trang bị được một cửa hàng hỗn hợp tất cả các loại mặt hàng vì điều này đòi hỏi phải trang bị đầu tư rất lớn cho các khu để hàng, trưng bày, lưu kho hàng hoá khác nhau. Nhưng khi mở cửa hàng trên Internet không quan trọng là hàng hoá thực tế được đặt như thế nào để ở đâu. Bởi hàng hoá trưng bày chỉ là hình ảnh được sao chụp hoặc được mô tả trên cửa hàng Internet. Điều quan tâm của nhà kinh doanh là làm thế nào chuyển hàng đó tới khách hàng theo phương thức phù hợp hoặc theo phương thức mà khách hàng yêu cầu. Do đó, kể cả khi hàng hoá được để hỗn hợp trong kho thì vẫn có thể được bán bất cứ lúc nào. 3.6./ Giảm chi phí sản suất Tiết kiệm chi phí là một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong thương mại điện tử. Liên quan đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp có thể có rất nhiều loại chi phí khác nhau. Tính tiết kiệm chi phí diễn ra ở hầu hết các khâu của thương mại điện tử. Khía cạnh này có thể dễ nhận thấy ở những hoạt động như: 3.6.1./ Kinh doanh trên Internet giảm được chi phí thuê cửa hàng Cửa hàng trên Internet của doanh nghiệp được mở ngay tại nhà của khách hàng trước màn hình máy tính. Chỉ cần đầu tư một lần bằng khoản tiền không 26 lớn doanh nghiệp đã có rất nhiều cửa hàng ở khắp mọi nơi, điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 3.6.2./ Giảm chi phí trong các hoạt động giao dịch trao đổi giấy tờ Trong doanh nghiệp việc phát sinh các chi phí cho hoạt động giao dịch giấy tờ là rất lớn. Giao dịch giữa khách hàng - doanh nghiệp, doanh nghiệp - đối tác, và trong nội bộ doanh nghiệp luôn luôn diễn ra. Dòng chảy thông tin thông suốt và liên tục có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Thương mại điện tử qua Internet có thể giúp cho doanh nghiệp thực hiện một cách nhanh chóng các hoạt động giao dịch với dung lượng không hạn chế và chi phí thấp nhất. 3.6.3./ Giảm chi phí trong trưng bày sản phẩm Doanh nghiệp kinh doanh điện tử có thể thông qua Web site của mình để trưng bày sản phẩm bằng các hình ảnh được chụp theo các hướng khác nhau. Vừa dễ cập nhật lại vừa dễ trưng bày. Doanh nghiệp có thể kinh doanh hàng hoá qua hình ảnh mà không cần phải thuê địa điểm, mua trang thiết bị bày bán hàng hoá như trên thực tế. 3.6.4./ Giảm chi phí trong quản lý Nhờ hoạt động kinh doanh thông qua mạng các máy tính mà trong doanh nghiệp có thể hạn chế được khoản chi phí đầu tư cho việc thuê quản lý. Sự trao đổi thông tin không hạn chế qua Internet có thể giúp cho một nhà quản lý có khả năng quản lý được nhiều chi nhánh, cơ sở cùng một lúc mà không phải thuê người quản lý mới. 3.6.5./ Giảm chi phí thực hiện các dịch vụ kỹ thuật hướng dẫn khách hàng Các tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng sản phẩm có thể gửi trực tiếp cho khách hàng qua Internet mà không cần in ấn, vận chuyển vừa tốn kém cho khách hàng lại vừa tốn kém cho công ty. 3.6.6./ Giảm chi phí trong việc hoạt động quảng cáo chào hàng 27 Quảng cáo qua Internet là hình thức quảng cáo kinh tế nhất. Doanh nghiệp có thể tự giới thiệu về mình trên quy mô toàn cầu mà không cần thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và phải trả phí dịch vụ rất cao. Nhờ Internet mà một số bộ phận nhân viên trong doanh nghiệp có thể làm việc tại nhà mà không cần tới trụ sở làm việc. Điều này có thể giúp cho doanh nghiệp giảm bớt các khoản phụ cấp dành cho đi lại, giảm chi phí dành cho việc thuê văn phòng hay sinh hoạt cho nhân viên tại cơ quan. 3.6.7./ Giảm chi phí trong việc tuyển mộ nhân viên Nhờ Internet doanh nghiệp không phải tìm lao động qua các tổ chức trung gian. Doanh nghiệp có thể đưa những thông tin về tuyển dụng lao động lên mạng Internet, hoặc cũng có thể gửi email trực tiếp đến các trường đại học. Ở Việt Nam cũng có những địa chỉ trên đó có thể tìm được việc làm, tuy nhiên số công ty trực tiếp mở trang Web để tuyển mộ nhân viên chưa nhiều. 3.7./ Hỗ trợ kỹ thuật, sử dụng sản phẩm cho khách hàng Những yêu cầu thắc mắc của khách hàng trên Web site sẽ được tự động chuyển về doanh nghiệp. Các chuyên gia về sản phẩm của doanh nghiệp có thể ngồi ở văn phòng đưa ra được phương hướng giải quyết cho khách hàng. Vì vậy công ty luôn luôn sẵn sàng cung cấp, sẵn sàng giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng mà không gặp một trở ngại nào. Cả khách hàng và doanh nghiệp luôn hài lòng với những dịch vụ sau bán hàng như hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu giải đáp thắc mắc... đơn giản, thuận tiện, và tiết kiệm chi phí. Khi kinh doanh trên Internet, doanh nghiệp có thể hình thành các chuyên mục như giải đáp thắc mắc, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, bảo quản...những chuyên mục này sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp, để giải quyết một cách tự động những vấn đề này trên Web site mà không phải tốn chi phí và đầu tư nhân lực. 3.8./ Thiết lập củng cố quan hệ đối tác Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành tố tham gia vào quá trình thương mại: Thông qua mạng (nhất là dùng Internet/Web) các thành tố tham gia (người tiêu dùng, doanh nghiệp, các 28 cơ quan chính phủ) có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau (liên lạc trực tuyến) gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian nữa; nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục; các bạn hàng mới, các cơ hội mới kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. 3.9./ Tạo điều kiện cho tiếp cận Kinh tế số hoá Xét trên bình diện quốc gia, trước mắt thương mại điện tử sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin là ngành có lợi nhuận cao nhất và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế; nhìn rộng hơn thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá (digital economy) mà xu thế và tầm quan trọng đã được đề cập tới ở trên. Lợi ích này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các nước đang phát triển; nếu không nhanh chóng tiếp cận vào nền kinh tế số hay nền kinh tế số hoá hay còn gọi nền “ kinh tế ảo” (Virtual economy) thì sau một thập kỷ nữa nước đáng phát triển có thể bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính tiềm tàng, tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển của các nước chưa công nghiệp hoá cần lưu ý; ví có luận điểm cho rằng: sớm chuyển sang nền kinh tế số hoá thì một nước đang phát triển có thể tạo ra một bước nhảy vọt (leapfrog), có thể tiến kịp các nước đã đi trước trong một thời gian ngắn hơn. 4./ Các cơ hội tạo ra cho doanh nghiệp khi sử dụng thương mại điện tử Ngày nay thương mại điện tử đang nhanh chóng trở thành một kênh thương mại quan trọng, tốc độ phát triển của nó đã vượt xa sự tưởng tượng của bất kỳ ai vài năm trước đây. Cơ hội đang mở ra trước các nhà kinh doanh mà bất kỳ ai cũng có thể nắm bắt được. Đối với những doanh nghiệp còn chần chừ trong việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử, thì vấn đề chủ yếu là do họ chưa nhận thức rõ về lợi ích và những cơ hội tạo ra cho hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy vấn đề khá quan trọng là phải nhận thức được đó thực sự là một cơ hội và có kế hoạch nắm bắt được cơ hội ấy. 4.1./ Mở rộng thị trường 29 Đặc điểm của cơ sở kinh doanh điện tử - cơ sở kinh doanh Internet là khả năng có mặt khắp nơi của nó. Chính vì vậy thương mại điện tử - Internet có khả năng tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động với thị trường quốc tế, khai thác thị trường tiêu thụ trên toàn thế giới. Đặc tính thâm nhập thị trường quốc tế của thương mại điện tử mà tạp chí “The economist” gọi là “The death of distance " loại bỏ trở ngại về khoảng cách, điều này làm cho ranh giới giữa thương mại quốc tế và thương mại trong nước không còn rõ rệt như trước nữa. Những vấn đề như: tạo cơ hội cho khả năng trao đổi thông tin, tìm hiểu về đối tác nước ngoài, nghiên cứu thị trường quốc tế vốn là những thế mạnh của thương mại điện tử. Qui mô của thị trường Internet rõ ràng là không bằng thị trường thực. Tuy vậy chúng ta hãy thử so sánh xem liệu chúng ta có thể tiếp cận được thị trường thế giới với khoảng 350 triệu (số người nối mạng Internet trên thế giới năm 2000) dân số trực tiếp bằng một phương pháp nào dễ dàng và tiết kiệm hơn nếu không sử dụng Internet.Phần lớn các khách hàng trên Internet hiện nay là các doanh nghiệp nên việc kinh doanh thương mại điện tử sẽ có cơ hội có được những hợp đồng lớn, hay tìm được những nhà cung cấp phù hợp với giá rẻ (với người mua). Hơn nữa với nhịp độ tăng trưởng Internet như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa đây sẽ là một thị trường cực lớn. Đa số những người sử dụng Internet là những người trẻ tuổi, có học vấn và rất nhiều các nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đánh giá tổng dung lượng của thị trường Internet là không đầy đủ. Đây mới chỉ là số lượng dân số trực tiếp của Internet còn những người khác tuy không nối trực tiếp với Internet họ vẫn có thể mua hàng trên Internet. Điều này có nghĩa là thị trường còn rộng lớn hơn nhiều. 4.2./ Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Có thể nói sự ra đời của phương thức thương mại điện tử qua Internet thực sự là một cứu cánh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời đại mà xu hướng hình thành các công ty lớn, các tập đoàn độc quyền ngày càng tăng lên, ngày càng gây bất lợi cho họ. Sự phát triển của công nghệ thông tin Internet đã giúp cho các nhà kinh doanh nhỏ sẵn sàng đương đầu với những nhà kinh doanh 30 lớn mà vẫn bình đẳng. Trong loại hình kinh doanh thông thường, những công ty lớn thường biểu hiện uy thế của mình ở những điểm như đẩy mạnh quảng cáo, thiết lập đại lý ở nhiều nơi, cung cấp dịch vụ đầy đủ sau bán hàng. Khi kinh doanh trên Internet tất cả những yếu tố trên đều có thể thực hiện được bởi các nhà kinh doanh vừa và nhỏ và đều ở mức như nhau. Sự cạnh tranh chủ yếu chỉ còn phụ thuộc vào giá cả, chất lượng sản phẩm và cách thức tổ chức khoa học trong quan hệ với khách hàng. Phát biểu của tổng thống Mỹ B.Clinton trong buổi giới thiệu về thể chế thương mại điện tử toàn cầu: "Nếu chúng ta tạo ra một môi trường cho thương mại điện tử phát triển và phồn thịnh, thì mỗi Computer sẽ là một cửa sổ cho từng doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, trên khắp thế giới. Không chỉ các công ty hàng đầu như IBM mới có thể tiếp cận thị trường mới mà ngay cả một công ty vừa mới khơỉ sự cũng có một mạng lưới tiêu thụ và phân phối không biên giới, ngay ở đầu ngón tay của mình. Hoàn toàn có thể, theo đúng nghĩa đen, thành lập một công ty, ngay ngày mai rồi tuần sau đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chile, mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm. Bằng cách đó, Internet có thể và cần phải là một lực lượng sức mạnh thực sự của các nhà kinh doanh dù lớn hay nhỏ." "Sang thế kỷ 21, chúng ta có thể xây dựng phần lớn sự phồn vinh của mình bằng những sáng tạo trong buồng điều khiển theo những cách thức mà hầu hết chúng ta thậm chí không thể hình dung nổi. Viễn cảnh này tạo cho ta hy vọng rằng bất kỳ người Mỹ nào dù là người tiêu dùng, hay các chủ tịch công ty lớn - đều có thể mở rộng công việc làm ăn của mình tới những nơi xa xôi nhất của hành tinh. Nếu như ngay bây giờ chúng ta có những biện pháp hợp lý, thì chúng ta có thể đưa nền kinh tế của mình tới một kỷ nguyên mới, nơi mà những cách tân, sự năng nổ và tính sáng tạo của chúng ta sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn..." Nghiên cứu cơ hội này đặt ra một sự liên hệ với nền kinh tế nước ta. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp nhỏ, tham gia thị trường 31 cạnh tranh quốc tế là hết sức khó khăn. Như vậy làm thế nào để chúng ta có thể hoà nhập và cạnh tranh thành công với các đối thủ nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu. Thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp chúng ta giải quyết vấn đề này. 4.3./ Nâng cao khả năng cạnh tranh Khả năng nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp qua thương mại điện tử chính là kết quả mà doanh nghiệp thu được từ việc tận dụng những lợi ích ưu thế mà thương mại điện tử tạo ra : Thứ nhất: Nâng cao tính cạnh tranh trong việc hạ giá thành Thứ hai: Nâng cao tính cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng phục vụ Thứ ba: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng của sản phẩm. Thứ tư: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thúc đẩy quảng cáo 4.3.1./ Hạ giá thành Nhờ thương mại điện tử mà doanh nghiệp có thể hạ được giá thành trong kinh doanh, khía cạnh này thể hiện ở những đặc điểm như: giảm chi phí kinh doanh, trong trao đổi, giao dịch, mở trụ sở, thuê địa điểm, nghiên cứu, tiếp cận thị trường; Sản phẩm không phải trải qua nhiều bậc tăng giá nhờ tiêu thụ hàng trực tiếp hay rút ngắn kênh phân phối sản phẩm. 4.3.2./ Nâng cao chất lượng phục vụ o Có khả năng phục vụ sát với nhu cầu từng nhóm nhỏ khách hàng o Mang lại sự thuận tiện cho khách hàng khi mua các sản phẩm của doanh nghiệp. Thương mại điện tử có thể phục vụ ngay tại nhà một cách hoàn hảo. Chỉ truy cập Internet, dạo qua các trang Web trên máy tính, khách hàng có thể tới các phòng trưng bày, lựa chọn và yêu cầu nhà cung cấp, cung cấp sản phẩm. o Thương mại điện tử cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ sau bán hàng 32 o Thương mại điện tử cung cấp cho khách hàng một kênh để thể hiện mong muốn, sự không hài lòng, hay các yếu điểm của sản phẩm, trực tiếp đến nhà cung cấp. 4.3.3./ Nâng cao chất lượng sản phẩm Đây là vấn đề liên quan đến bộ phận nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm của công ty. Nhờ Internet mà quá trình nghiên cứu thay đổi, hiệu quả hơn, thể hiện ở việc nó sát với yêu cầu của khách hàng hơn. Thị hiếu của thị trường về sản phẩm sẽ được phản ánh thông qua sự góp ý của khách hàng. Ý kiến của khách hàng sẽ được tự động thu thập và xử lý bởi thương mại điện tử là hình thức thương mại cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ có thể tương tác trực tiếp với khách hàng. Chẳng hạn, trước khi đưa vào nghiên cứu triển khai một sản phẩm, doanh nghiệp có thể cho công bố mô hình để xem thái độ phản ứng của thị trường, thử nghiệm thái độ, phản ứng của khách hàng như thế nào bằng việc đăng tải mô hình này lên Internet - cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp. Những góp ý, khuyến khích, sự bình luận, nhận xét của khách hàng và của những người quan tâm sẽ là những thông tin rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Ngoài ra cũng nhờ Internet - phương tiện của thương mại điện tử mà doanh nghiệp có thể nâng cao được chất lượng nghiên cứu sản phẩm trong công ty. Internet là một thư viện không chỉ có hiệu quả với các công ty mà thậm chí các trường đại học, các viện nghiên cứu còn xem đó là một nguồn tài nguyên quý giá. 4.3.4./ Giúp cho việc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trở nên phong phú, hấp dẫn hơn Thực hiện quảng cáo trên Internet có thể kết hợp được hình ảnh, âm thanh, màu sắc rất sinh động và hấp dẫn. Quảng cáo lại được thực hiện một cách liên tục 24/ 24 mà lại không tốn kém về mặt chi phí, ảnh hưởng và tác động trực tiếp lên tận người tiêu dùng cuối cùng. Có thể nói quảng cảo trên Internet là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của ứng dụng Internet trong những năm gần đây. 33 5./ Một số nét về sự phát triển của thương mại điện tử hiện nay 5.1./ Về khối lượng giao dịch Việc ứng dụng thương mại điện tử toàn cầu đang diễn ra hết sức nhanh chóng. Nếu như nhìn ra những nước phát triển cao, đây đang là giai đoạn chạy đua về thương mại điện tử. Trên thực tế khi mà mạng Internet mới chỉ bắt đầu ứng dụng rộng rãi vào năm 1995 thì cùng với sự bùng nổ Internet thương mại điện tử cũng phát triển với tốc độ nhanh chóng hơn nhiều so với dự tính ban đầu. Theo thời báo kinh tế Việt Nam số 107 ngày 6 tháng 9 năm 2000 cho biết doanh số cho thương mại điện tử trên thế giới năm 1996 mới chỉ là 1.3 tỷ USD thì đến năm 1998 con số đã tăng lên hơn 10 lần với doanh số là 15 tỷ USD. Con số này sẽ ngày càng tăng lên gấp bội do sự hoàn thiện về công nghệ, tăng cường về nhận thức và những ứng dụng rộng rãi của thương mại điện tử. Thực tế đã chứng minh điều đó doanh số thương mại điện tử “năm 1999 là 33.1 tỷ USD thì đến năm 2000 đã lên tới 400 tỷ USD” và đến năm 2003 doanh thu từ thương mại điện tử sẽ là 1400 tỷ USD. Theo tạp chí bưu chính viễn thông tháng 4 năm 2000 trong giai đoạn từ 2003 đến 2005 chỉ riêng tổng thuế thu nhập từ thương mại điện tử sẽ vượt trên 1000 tỷ USD. Hình1-4: “Doanh thu hàng năm của thương mại điện tử (1996- 2003) 0 2 00 4 00 6 00 8 00 10 00 12 00 14 00 S er ie s1 1 .3 1 5 3 3 .1 4 0 0 1 40 0 N ¨ m 1 99 6 N¨ m 1 9 98 N ¨m 1 9 9 9 N¨ m 2 0 0 0 N ¨m 2 0 0 3 Tỷ USD 34 Tuy nhiên lợi nhuận lớn đều thuộc về những nước phát triển trong đó Mỹ đã chiếm 50% tổng doanh số thương mại điện tử toàn cầu. Bảng số lệu sau cho ta biết rõ điều này Thị trường TMĐT một số nước (2001) Nước Giỏ trị giao dịch (triệu USD) Mỹ 74.500,00 Nhật Bản 3.779,10 Hàn Quốc 351,39 Úc 981,24 Thỏi Lan 36,47 Philipin 39,78 New Zealand 149,04 Hong Kong 245,31 Singapo 278,46 Malaysia 39,78 Indonesia 14,72 Đài Loan 364,65 Trung Quốc 232,05 Việt Nam 2,45 Chắc chắn xu hướng tăng trưởng này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn nữa trong những giai đoạn tiếp sau do nhận thức về thương mại điện tử ngày càng được nâng cao hơn, và trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin làm cho thương mại điện tử ngày càng được hoàn thiện. 5.2./ Về hình thức giao dịch Hình thức ban đầu của thương mại điện tử chủ yếu là Intranet - Business hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng của mạng cục bộ. Khi đó các hoạt động thương mại chỉ bó hẹp trong việc cải tiến hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp. 35 Khi các mạng máy tính được nối với nhau trên khắp hành tinh, ở giai đoạn đầu các doanh nghiệp đã ứng dụng thương mại điện tử như là một phương thức để trao đổi tin tức giữa doanh nghiệp và khách hàng, đối tác. Cùng với sự tiến bộ của các phương tiện truyền thông, cải tiến tốc độ đường truyền, tốc độ máy tính và tốc độ tải thông tin, các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đã dần xuất hiện ngày càng nhiều trên Internet. Hiện nay quảng cáo trên Internet có thể giúp các doanh nghiệp đưa được nội dung quảng cáo rất phong phú và đa dạng:Như hình ảnh, âm thanh, video, thông tin phong phú, truyền tải đến khắp nơi... đã biến kênh quảng cáo mới này thành một hình thức cạnh tranh mạnh với các phương thức quảng cáo khác như truyền hình, radio, sách báo, phim truyện... Sự thừa nhận chữ ký điện tử, bằng chứng pháp lý của các tài liệu điện tử, hợp đồng điện tử, loại hình Business-to-Business (B2B) - (Doanh nghiệp với doanh nghiệp) phát triển mạnh hơn, các doanh nghiệp, đại lý và nhà phân phối, công ty có thể thực hiện các giao dịch qua thương mại điện tử an toàn, và được đảm bảo tính hiệu lực của các hợp đồng ký kết điện tử. Mô hình Nhà cung cấp nhà cung cấp ( Business-to-Business (B2B)) Gần đây, cùng với sự phát triển của các công nghệ hiện đại như tiền điện tử, thẻ giao dịch điện tử, hình thức thanh toán điện tử mà hoạt động bán hàng trực tuyến đang được các doanh nghiệp ứng dụng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp thể bán hàng hoá trực tiếp cho các khách hàng thực hiện một cách hoàn chỉnh 36 các giao dịch của thương mại điện tử. (Dạng này gọi là: Business - to – Customer -(B2C)). Giới thiệu trên đây, chúng ta đã nhìn một cách khái quát những vấn đề chung về thương mại điện tử. Những lợi ích, cơ hội và xu hướng phát triển của nó trên thế giới mà đối với nước ta, một đất nước đang phát triển chúng ta không thể nào không coi trọng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuongmai_dt_30_3777.pdf