Luận văn Tinh thần lạc quan trong hội họa Việt Nam về Đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985

Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công cùng những Đường lối Văn hóa – Văn nghệ của Đảng đề ra đã làm thay đổi nhận thức của người nghệ sĩ với chủ trương “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Hòa chung vào không khí của đất nước, hội họa Việt Nam nói riêng cũng có sự chuyển mình từ chủ nghĩa cá nhân, cái tôi tự do sang chủ nghĩa Hiện thực xã hội chủ nghĩa với đề tài chính là chiến tranh cách mạng và lao động sản xuất thông qua những tác phẩm được thể hiện bằng ngọn bút tả thực nhưng đều mang tinh thần lạc quan của người nghệ sĩ. Qua phần tìm hiểu sự biểu hiện của tinh thần lạc quan trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1954 – 1985 về đề tài lao động sản xuất, chúng ta có thể thấy hầu hết các tác phẩm đều thể hiện niềm vui, yêu đời, lạc quan, hăng say lao động với chủ trương “Lao động là vinh quang. Thi đua là yêu nước”. Tuy đây là giai đoạn đất nước đang ở trong thời kỳ hậu chiến còn rất khó khăn, vật chất còn thiếu thốn nhưng ta không hề bắt gặp những điều này trong tranh. Thông qua những đặc điểm của ngôn ngữ tạo hình, người họa sĩ sử dụng bút pháp tả thực, dễ hiểu, cùng bố cục nhịp điệu mạch lạc mà năng động, hình thể nhân vật chắc khỏe, màu sắc tươi sáng, v.v. để từ đó, tinh thần lạc quan được biểu hiện rõ nét trong những tác phẩm hội họa về đề tài lao động sản xuất

pdf107 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tinh thần lạc quan trong hội họa Việt Nam về Đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àu đậm của sơn then, sơn cánh gián làm cho yếu tố hình của tác phẩm thêm phần chắc khỏe. Thông thường, một tác phẩm khi được sử dụng những màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, cam sẽ gây nên sự chú ý hoặc tạo được sự vui tươi cho người thưởng thức. Ở Gánh lúa về, dường như điều đó đã đúng khi tác phẩm mang lại ấn tượng xúc cảm thị giác cho ngưởi xem trước hết bởi gam màu chủ đạo. Trên nền không gian của sắc son đỏ, ánh sáng rực rỡ của thếp vàng được sử dụng ở chi tiết bó lúa tạo nên sự tương phản về sắc độ, làm tăng hiệu quả thị giác cho cho hình ảnh bông lúa chín vàng, biểu trưng cho một vụ mùa thu hoạch thành công. Sự chan hòa của sắc vàng, sắc đỏ được Hoàng Tích Chù thể hiện rất tinh tế trong tác phẩm, từ đó người xem dường như sẽ cảm nhận được không khí phấn khởi, khẩn trương đang diễn ra trong khung cảnh gánh lúa về của người nông dân. Tương tự như ở Gánh lúa về nêu trên, bức Đổi ca (1962) [Hình 1.17; tr.90] của Họa sĩ Sỹ Ngọc cũng đã thành công trong việc sử dụng đĩa màu truyền thống của chất liệu sơn mài với sắc đỏ, vàng, nâu đen. Tác phẩm diễn tả buổi sáng giao ca trên vùng đất mỏ. Ánh vàng rực rỡ của bầu trời buổi bình minh cùng sắc nâu vàng của núi đồi chiếu rọi xuống nhóm nhân vật màu nâu, đen sậm đang dàn trải theo chiều rộng tác phẩm với những đường ven sáng cũng làm tôn lên vẻ chắc khỏe của người công nhân. Kết hợp hòa sắc trên với nền đất đỏ tươi tạo đối lập, lôi cuốn sự chú ý và cũng tác động tích cực đến xúc cảm người xem. Cùng chất liệu và đề tài về lao động sản xuất công nghiệp, Nguyễn Sỹ Ngọc cũng đã sử dụng thủ pháp tạo không gian ngược sáng với ánh vàng ven theo hình thể nhân vật để làm nổi bật, tôn lên vè đẹp 48  của người lao động trong tác phẩm Sơn mài Một ngày mới lại bắt đầu (1965) [Hình 1.20; tr.93]. Ngay từ tên của tác phẩm kết hợp với hòa sắc, nhịp sáng được tác giả thể hiện đã toát lên không khí khẩn trương, nhộn nhịp trong sự bắt đầu của một ngày mới lao động. Bức Sơn mài Xây dựng Khu gang thép Thái Nguyên (1964) [Hình 1.19; tr.92] của Họa sĩ Nguyễn Kao Thương trước hết đã cho ta cảm nhận được sự chan hòa của sắc vàng được trải khắp từ mặt đất lên tới bầu trời, từ những vật thể cho tới nhân vật. Kết hợp với đó là những nâu, đen tạo nên sự chắc khỏe cho tổng thể bức tranh. Ngoài ra, tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng sắc trắng ở trên áo và chiếc khăn của nhân vật đang cầm cuốc đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tập trung sự nhìn của người xem. Sắc vàng chủ đạo của tác phẩm cũng làm gợi lên không gian của buổi ngày hè nóng nực, oi bức nhưng họ – những con người lao động vẫn vượt qua sự khắc nghiệt ấy để tiếp tục công việc của mình. Tóm lại, khi thể hiện tinh thần lạc quan trong tác phẩm đề tải lao động sản xuất, các họa sĩ Việt Nam hay sử dụng những màu sắc đối lập, tương phản tươi sáng, rực rỡ tạo nên ấn tượng thị giác của sự nhộn nhịp, phấn khởi, tươi vui được toát lên từ con người tới cảnh vật. Bên cạnh đó, ở một số tác phẩm có hòa sắc ấm, êm dịu cũng đã đưa đến cho người xem trạng thái yên bình, dung dị, thân thuộc của phong cảnh xung quanh. Tiểu kết Trong chương 2, đề tài nghiên cứu sự biểu hiện tinh thần lạc quan trong những tác phẩm hội họa Việt Nam về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 thông qua phương tiện của ngôn ngữ tạo hình như màu sắc, hình dáng, hình thể và bố cục. Bối cảnh lịch sử đất nước, xã hội đã tác động lớn đến tư tưởng, ngôn ngữ tạo hình, quan niệm sáng tác nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng của người nghệ sĩ. 49  Năm 1954 đánh dấu thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng từ đây, người dân miền Bắc được làm chủ công việc, họ lao động cho chính bản thân mình, không còn bị bóc lột, làm thuê cho giai cấp địa chủ phong kiến. Điều đó đã tạo ra một diện mạo mới cho cuộc sống lao động từ làng quê đến thành thị. Hình tượng người lao động xuất hiện trong tranh giai đoạn 1954 – 1985 luôn mang một tâm thế, một tinh thần lạc quan, hứng khởi trong công việc của mình. Cụ thể, khi thể hiện trên bề mặt tác phẩm, họa sĩ đã sử dụng hòa sắc của những gam màu tươi sáng, rực rỡ cùng sự tương phản mạnh mẽ để tạo ấn tượng thị giác cho xúc cảm người xem. Bên cạnh đó, hình thể nhân vật trong những tác phẩm này cũng được chú trọng đó là thường được tạo hình khỏe khoắn, khúc triết với những động tác rất linh hoạt. Tranh thường có bố cục với nhịp điệu chuyển động nhanh, mạnh mẽ, năng động, khoáng đạt mang tính khái quát cao. Tất cả kết hợp lại đã góp phần làm rõ sự biểu hiện của tinh thần lạc quan qua những tác phẩm hội họa về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985, đồng thời khích lệ, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần người dân Việt vượt qua khó khăn, vững bước tiến lên xây dựng Tổ quốc, hướng tới tương lai tươi đẹp của cuộc sống. 50  CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về sự biểu hiện tinh thần lạc quan trong hội họa Việt Nam về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985, ở nội dung chương 3, người viết đã chỉ ra những thành công và hạn chế của những tác phẩm nêu trên, đồng thời qua đó, rút ra được bài học trong vấn đề sáng tác hội họa. 3.1. Thành công và hạn chế của những tác phẩm hội họa Việt Nam mang tinh thần lạc quan về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 Thành công của những tác phẩm hội họa Việt Nam mang tinh thần lạc quan về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 Nhà tâm lý học L.X.Vưgôtxi có viết trong cuốn Tâm lý học nghệ thuật của mình: “Hóa ra nghệ thuật thoạt đầu mang tính chất cá nhân, song thông qua các tác phẩm nghệ thuật nó trở thành mang tính chất xã hội.” [11; tr.314]. Đối chiếu với các lĩnh vực nghệ thuật cách mạng nước ta trong đó có hội họa thì dường như quả đúng vậy. Cùng với đó là sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Hiện thực xã hội chủ nghĩa đã tác động đến tư duy và phương pháp sáng tác của người họa sĩ. “Chủ nghĩa hiện thực xã hội, do Liên bang Xô Viết – đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa – đề xướng, đã nêu ra một chủ trương duy nhất là hội họa phục vụ chính trị, phục vụ công cuộc chiến đấu và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa Đối với chủ nghĩa hiện thực xã hội, tác phẩm không phải là để phản ánh cái bản chất hay cá tính của nghệ sĩ mà là để trình bày những tư tưởng lớn, thúc đẩy mọi sự tiến lên, kêu gọi mọi người hành động, và đó mới là sự mệnh căn bản của nghệ thuật.” [30; tr.34]. Điều này thể hiện ở đề tài của các tác phẩm luôn bám sát lịch sử, đáp ứng được những nhu cầu phục 51  vụ chính trị của đất nước, đồng thời phản ánh cuộc sống con người ở cả chiều rộng và chiều sâu theo khuynh hướng tả thực cùng sự phong phú, đa dạng của thể loại, đề tài, nội dung tác phẩm. Nghệ thuật luôn gắn với thời đại, là hơi thở của thời đại và hội họa cũng không ngoài quy luật đó. Các họa sĩ Việt Nam đã phần nào viết nên trang sử của dân tộc bằng Hội họa. Trong những năm tháng sau khi chiến tranh kết thúc, hòa chung không khí cùng cả nước, khi nền kinh tế thị trường của đất nước trong thời kì hậu chiến đang phát triển khó khăn thì Nghệ thuật tạo hình Việt Nam giai đoạn 1954 – 1985 đã đóng góp một phần công sức không nhỏ vào công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế nói riêng bằng những tác phẩm hội họa chứa đựng tinh thần lạc quan về đề tài lao động sản xuất đã mang lại nguồn động viên hết sức to lớn, tác động tích cực tới tư tưởng và tâm tư tình cảm của con người Việt Nam lúc bấy giờ. Về mặt nội dung, các tác phẩm đề tài lao động sản xuất trong giai đoạn này chủ yếu phản ánh hiện thực cuộc sống với hình tượng điển hình là người nông dân mới, công nhân mới bằng tư tưởng nhân văn, nhân đạo của người nghệ sĩ. Hiện thực của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cho thấy con người bắt đầu tham gia vào những lao động tập thể ở các làng xã hay nhà máy, công trường, xí nghiệp. Cùng với đường lối, chính sách của Đảng đã tác động đến các đô thị, miền quê, người lao động luôn mang niềm hạnh phúc, lạc quan khi được làm chủ công việc của mình. Chính từ những điều đang diễn ra trong cuộc sống của con người lao động ấy đã mang lại, khơi gợi cảm hứng sáng tác cho rất nhiều các thế hệ họa sĩ thời bấy giờ. Có thể nói các tác phẩm giai đoạn 1954 – 1985 đã mang dấu ấn thời đại khá rõ rệt. Đặc biệt, trong số các tác phẩm được đưa ra trong quá trình nghiên cứu, có thể thấy motif được mùa được lặp lại khá nhiều lần và các họa sĩ đã rất thành công ở việc thông qua đó, thể hiện cũng như truyền tải tinh thần lạc quan, giúp người xem cảm nhận được không khí phấn khởi của người nông dân miền Bắc buổi đầu xây dựng đất nước khi đón nhận thành quả sau một thời gian lao động là 52  vụ mùa bội thu như: Mùa lúa chín (1954) chất liệu Lụa của Dương Bích Liên, Sơn mài Gặt lúa ở Việt Bắc (1955) của Phan Kế An, Được mùa (1958) chất liệu Lụa của Nguyễn Tiến Chung, Hợp tác xã đánh cá về (1961) chất liệu Lụa của Vũ Giáng Hương, Sơn mài Gánh lúa về (1961) của Hoàng Tích Chù, Sơn mài Được mùa (1962) của Nguyễn Kim Đồng, Sơn mài Đập lúa (1972) của Nguyễn Tiến Chung. Khi đã xác định được khuynh hướng nghệ thuật chủ đạo là Hiện thực xã hội chủ nghĩa, với đề tài lao động sản xuất, không thể không nhắc tới sự thành công về hình tượng người lao động – hình tượng chủ chốt của nghệ thuật tạo hình nước ta, cụ thể là người nông dân và người công nhân. Hình tượng người lao động trong các tác phẩm hội họa hiện lên rõ nét và đa dạng. Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân khi nói về hình tượng người lao động có viết: “Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, người lao động là kẻ thống trị xã hội, lao động sản xuất trờ thành hoạt động cao quý nhất, thành niềm vui của con người. Là lao động tự do, nên người lao động và hoạt động sản xuất trở thành đối tượng thẩm mỹ của nghệ sĩ cũng như người xem.” [31]. Với việc là chủ thể của tác phẩm, hình ảnh con người xuất hiện dù đang tham gia vào những hoạt động lao động sản xuất dù nặng nhọc, vất vả nhưng ở họ vẫn luôn toát lên nét dung dị, mộc mạc luôn hăng say làm việc với một tinh thần lạc quan và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống. Hình tượng con người được xây dựng trong tác phẩm đã không còn đơn điệu như ở giai đoạn trước mà linh hoạt, đa dạng ở dáng điệu, hình thể, luôn mang vẻ hân hoan, hứng khởi cùng niềm lạc quan xuất phát từ đáy lòng trong không khí vui tươi. Các tác phẩm hội họa đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 đã thể hiện thành công cái đẹp, khỏe và hữu ích, đề cao, ca ngợi và làm tôn lên vẻ đẹp lý tưởng của hình tượng người lao động. Các tác phẩm hội họa thời kì này không chỉ phản ánh hình ảnh con người trong lao động sản xuất mà đồng thời, sự biểu hiện của tinh thần lạc 53  quan cũng đã được họa sĩ thể hiện thông qua các yếu tố đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình rất thành công. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình, tác phẩm có thể mang lại, truyền tới người xem những rung cảm nhất định thông qua thị giác và đồng thời cũng thể hiện được dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. Trong luận văn này, ba yếu tố chính nổi bật được người viết đưa ra đó là màu sắc, hình thể – hình dáng và bố cục mà qua đó, tinh thần lạc quan trong hội họa về đề tài lao động sản xuất được biểu hiện rõ nhất. Màu sắc là yếu tố đưa đến những xúc cảm thị giác đầu tiên và nhanh nhất cho người xem. Các tác phẩm được đề cập thường mang những màu sắc tươi sáng, rực rỡ, đem lại sự hứng thú và tác động theo hướng tích cực tới tâm trạng người xem. Bên cạnh đó, việc người họa sĩ khai thác, sử dụng đĩa màu đặc trưng của chất liệu cũng đã góp phần làm nên thành công của yếu tố màu sắc. Sự khỏe khoắn trong hình dáng – hình thể của nhân vật và các đối tượng phụ trợ cũng được họa sĩ thể hiện thành công. Qua đó ta thấy được sự lạc quan, yêu đời, thoải mái từ biểu cảm khuôn mặt, những cử chỉ, dáng điệu, động tác khi làm việc, đồng thời tôn lên vẻ đẹp điển hình của những con người lao động. Các dạng thức bố cục trong tranh được họa sĩ sử dụng đã có nhiều đổi mới hơn, phong phú hơn với sự sắp xếp các yếu tố hình và màu theo hướng mạch lạc mà năng động, linh hoạt. Với tất cả các yếu tố trong ngôn ngữ tạo hình được sử dụng trong tác phẩm, đề tài lao động sản xuất đã giúp họa sĩ gửi gắm thông điệp, truyền tải nội dung tư tưởng, mang đến cho người xem có những cảm nhận, suy nghĩ theo hướng tích cực về cuộc sống, lạc quan và tin tưởng vào tương lai phía trước. Bên cạnh đó, việc sử dụng chất liệu cũng là yếu tố góp phần không nhỏ cho sự thành công của Mỹ thuật nói chung trong đó có hội họa và các tác phẩm đề tài lao động sản xuất nói riêng ở giai đoạn 1954 – 1985. Đối với chất liệu đặc trưng của hội họa là Sơn dầu, Sơn mài, Lụa, người họa sĩ hoàn toàn có thể kết hợp với cá tính sáng tác của riêng mình để tạo nên một tác phẩm 54  mang “tinh thần lạc quan” cùng dấu ấn riêng biệt. Chất liệu giai đoạn này tuy có sự thiếu thốn, khó khăn về mặt họa phẩm, song vẫn được phát triển theo hướng hoàn chỉnh hơn so với giai đoạn trước về kĩ thuật, màu sắc.Trong loạt tác phẩm đề tài lao động sản xuất, chất liệu Sơn mài với lợi thế ở khả năng cách điệu cao tạo sự đanh, chắc về hình những màu truyền thống đỏ, vàng, đen, bạc, lục đã gợi sự ấm no, khỏe khoắn. Ngoài ra, ở chất liệu Lụa vẫn với hòa sắc vàng, nâu sồng làm chủ đạo mang lại nét dung dị, chân quê thân thuộc. Chất liệu Sơn dầu cũng được các họa sĩ lựa chọn sử dụng với ưu thế ở bảng màu phong phú cũng như đa dạng trong bút pháp thể hiện. Trong số các tác phẩm được đề cập trong luận văn, có thể nhận thấy Sơn mài là chất liệu được phần đông các họa sĩ lựa chọn để thể hiện. Cùng với Lụa, Sơn mài là một trong những chất liệu mang tính dân tộc cao. Ngoài ra, các Họa sĩ Việt Nam đã rất tài tình trong việc sử dụng kết hợp những chi tiết, hình ảnh phụ hỗ trợ cho hình tượng chỉnh – con người lao động, góp phần làm cho bố cục tác phẩm thêm sinh động. Ở mảng đề tài lao động sản xuất nông nghiệp, nét đặc trưng của vùng miền cùng những hình ảnh đặc trưng cho nét đẹp nơi làng quê như cổng làng, khóm tre, đồng lúa, cây rơm, đống rạ, con trâu, con bò, v.v đã được đưa vào tác phẩm hết sức khéo léo. Điều đó cũng chứng tỏ rằng, Văn hóa Việt – Tâm hồn Việt luôn hiện hữu, luôn có sẵn trong con người Việt Nam. Tựu chung lại, bằng những rung cảm mãnh liệt, chân thực cùng tư tưởng lạc quan cách mạng, nhiều họa sĩ đã thể hiện thành công các tác phẩm với đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985. Những con người mới trong tranh hiện lên trong tâm thế làm chủ công việc của mình, luôn mang tinh thần lạc quan vượt lên những khó khăn, thiếu thốn của kinh tế thời hậu chiến, hi vọng vào tương lai đất nước được ấm no, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Những tác phẩm nổi bật có thể nói đã đạt được giá trị nghệ thuật ở tầm cao, không chỉ thành công về tạo hình, bố cục, màu sắc trong 55  tranh mà còn là mẫu mực trong việc sử dụng ngôn ngữ hội họa để truyền đạt nội dung tư tưởng của tác giả, đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn tính dân tộc – hiện đại – hiện thực xã hội để tạo ra những tác phẩm có tinh thần lạc quan, gần gũi với người xem. Thông qua việc thưởng thức tác phẩm, ta có thể cảm nhận được tinh thần lạc quan, niềm tin tưởng vào tương lai của đời sống mà người họa sĩ muốn truyền đạt. Và trong thực tế, niềm mong ước, tin tưởng ấy của người xưa cho tới nay đã và đang dần trở thành hiện thực. Hạn chế của những tác phẩm hội họa Việt Nam mang tinh thần lạc quan về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 Song hành cùng những thành công đã đạt được ở các tác phẩm hội họa mang tinh thần lạc quan về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 thì việc tồn tại những hạn chế nhất định trong một số phương diện là điều không thể tránh khỏi. Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân trong cuốn Mỹ thuật Việt Nam Thế kỷ 20 khi nói về Mỹ thuật Việt có đưa ra nhận định: “Nền mỹ thuật phát triển đồng nhất theo một khuynh hướng là Hiện thực xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa tập thể – bình quân, sự giống nhau về phong cách phần nào hạn chế sự độc đáo cá nhân và chỉ sau một thập niên, tức đến đầu những năm 1970, người ta thấy bệnh sơ lược và công thức khá trầm trọng.” [34; tr.71]. Do hoàn cảnh xã hội và những yêu cầu chính trị của đất nước nên nền Mỹ thuật nói chung, hội họa nói riêng thời kỳ này chủ yếu phản ánh tinh thần thời cuộc và nặng tính phong trào, tuyên truyền, phục vụ hơn tính chuyên nghiệp. Sự hạn chế của ngôn ngữ tả thực cùng với việc các tác phẩm đều vẽ về đề tài lao động sản xuất nên đôi khi dẫn đến sự rập khuôn, công thức, đơn điệu, sơ lược trong cách giải quyết vấn đề và tương đồng trong phong cách sáng tác. Điều đó dẫn đến những đặc thù của ngôn ngữ hội họa, kỹ thuật thể hiện và phong cách cá nhân của người nghệ sĩ lúc này chưa được phát huy đúng mức. 56  Sơn mài và Lụa là hai chất liệu mang nét đặc sắc riêng của nền hội họa Việt Nam Hiện đại. Tuy nhiên ở cách thể hiện, với từng đề tài trong đó có lao động sản xuất thì việc sử dụng hai chất liệu này vừa là lợi thế, mang tới sự thành công cho tác phẩm mà người viết đã đề cập ở phần trước thì vẫn mang một sự hạn chế nhất định. Các họa sĩ vẫn chủ yếu sử dụng, đi theo đĩa màu truyền thống cho tranh Lụa và Sơn mài Việt từ thời Mỹ thuật Đông Dương, chưa có sự cách tân nhiều, chỉ thay đổi trong cách tạo hình về bố cục, hình thể để truyền tải nội dung. Về chất liệu hội họa, họa phẩm Sơn mài và Sơn dầu cũng là hạn chế mà các họa sĩ Việt Nam gặp phải trong giai đoạn này. 1975 – 1985 có thể coi là giai đoạn mười năm đầu vất vả khi nền Mỹ thuật Việt Nam nói chung và hội họa nói riêng lúc này đang đứng trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kỳ Hiện thực xã hội chủ nghĩa với thời kỳ Đổi mới. “Đất nước vẫn bó trong quan hệ kinh tế văn hóa với khối xã hội chủ nghĩa, trong khi chủ nghĩa xã hội hiện thực đã quá trì trệ và lâm vào khủng hoảng toàn diện.” [34; tr.89]. Sau khi miền Nam được giải phóng năm 1975, mô hình Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ tiếp tục được áp dụng đối với Văn hóa – Văn nghệ trong đó có Mỹ thuật theo mô hình của miền Bắc trước đó. Lúc này, khi chủ nghĩa Hiện thực xã hội chủ nghĩa là thứ nghệ thuật cần phải phát triển thì ta lại thiếu đi lực lượng làm lý luận đã dẫn đến sự đồng nhất, rập khuôn và theo các công thức nhất định, các tác phẩm với các đề tài mũi nhọn trong đó có lao động sản xuất chưa có sự khởi sắc mới về nội dung cũng như ngôn ngữ tạo hình. Giai đoạn này, số lượng các tác phẩm về đề tài lao động sản xuất nói riêng có phần ít dần đi so với giai đoạn 1954 – 1985 trước đó. Ở giai đoạn sau Đổi mới, họa sĩ hầu như không bị gò bó vào một khuôn khổ nào, họ có thể thỏa sức sáng tạo trong sự phong phú, đa dạng về đề tài, chất liệu cũng như ngôn ngữ tạo hình. Đề tài lao động sản xuất với tinh thần lạc quan vẫn được số ít họa sĩ lựa chọn, có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu 57  như: Chống hạn (1990) – Sơn mài của Phùng Phẩm [Hình 2.1; tr.104], Tát nước đêm trăng (1996) – Sơn mài của Trần Đình Thọ [Hình 2.2; tr.104], Bình minh trên cây cầu tương lai (2002) – Sơn dầu của Phạm Đức Phong [Hình 2.3; tr.105], Nhịp sống mới (2004) – Sơn dầu của Nguyễn Ngọc Long [Hình 2.4; tr.105]. Tóm lại, qua các tác phẩm tiêu biểu giai đoạn 1954 – 1985 kể trên, ta có thể thấy đề tài lao động sản xuất mang tinh thần lạc quan đã được các họa sĩ khai thác, thể hiện nhiều và rất thành công. Con người trong tranh là con người mới – điển hình cho thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Những con người luôn mang một tinh thần lạc quan, say mê lao động và được độc lập tự chủ cuộc sống từ khuôn mặt tới dáng điệu nhân vật, không còn thấy sự lo lắng, mệt mỏi, đó là điểm nhấn chủ đạo trong tác phẩm. Người xem thấy được sự ảnh hưởng của Nhà nước đối với nhân dân trong sự hăng say lao động, xây dựng đất nước thông qua các tác phẩm hội họa. Bên trong những sáng tác ấy là những quan niệm, tư tưởng về cách nhìn cũng như phong cách tạo hình khác nhau của người họa sĩ. Đồng thời, bằng việc sử dụng kết hợp các phương tiện của ngôn ngữ tạo hình, họa sĩ đã đưa vào tác phẩm những hình ảnh điển hình, đặc trưng nhất để góp phần vào việc cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần toàn dân vượt qua những khó khăn của thực tại, cùng nhau phấn đấu lao động trong công cuộc tái thiết, đưa đất nước đi lên, phát triển ngày càng vững mạnh, mở ra một tương lai ấm no. Không thể phủ nhận những hạn chế mắc phải vẫn tồn tại, song với các thành công đạt được ở các tác phẩm về đề tài lao động sản xuất đã đánh dấu những thành tựu trong tiến trình phát triển của hội họa nói riêng, góp phần tạo nên điểm nhấn rực rỡ cho nền Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại nói chung. 58  3.2. Bài học rút ra trong vấn đề sáng tác hội họa Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu những công trình, tài liệu có liên quan tới đề tài đã mang lại những cơ sở lý luận, giúp cho việc hình thành, xây dựng, củng cố những luận điểm, luận cứ trong luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, kết hợp với những vấn đề được đề cập trong luận văn đã đem lại, bổ sung thêm cho người viết những kiến thức khái quát chung, từ đó rút ra được bài học trong vấn đề sáng tác hội họa. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, Hội họa là một ngành nghệ thuật nhằm tạo nhu cầu thẩm mỹ cho thị giác với đặc trưng là sự biểu hiện không gian lên mặt phẳng tranh, được diễn đạt bằng màu sắc, hình thể và sự sắp xếp bố cục, v.v đây cũng là cơ sở để hình thành nên tác phẩm để người họa sĩ gửi gắm thông điệp hay những cảm xúc của mình tới người xem. Đồng thời, người sáng tác phải biết tính làm sao để trong mặt phẳng hữu hạn đó có thể biểu đạt được cái vô hạn của thế giới nội tâm, tình cảm của con người. Nghệ thuật trước hết bắt nguồn từ cuộc sống, việc diễn tả được cuộc sống tự nhiên luôn là mục đích của người nghệ sĩ. Trong hội họa, để đưa những sự vật, hình tượng, v.v của không gian ba chiều lên mặt phẳng, người họa sĩ sẽ tìm hiểu và ghi nhận những đặc điểm, cấu trúc của đối tượng rồi sau đó, diễn tả bằng một chất liệu đặc thù như Sơn dầu, Sơn mài hay Lụa kết hợp cùng với việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình. Hội họa không chỉ phản ánh, tái hiện lại những điều chúng ta thấy trước mắt mà còn là sự thể hiện thế giới nội tâm của con người, mỗi bức vẽ chứa đựng trong đó những xúc cảm chân thành, những điều mà họa sĩ muốn gửi gắm. Một tác phẩm mỹ thuật có chất lượng tốt sẽ luôn mang lại cho người xem những cảm xúc thẩm mỹ tốt, hướng con người tới những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tích cực. 59  Song hành cùng với sự phát triển của đời sống văn hóa nói chung và nền Nghệ thuật tạo hình tại Việt Nam nói riêng, yếu tố “tinh thần” luôn được xem là một khía cạnh quan trọng, làm nên giá trị nổi bật của các tác phẩm thuộc từng thời kỳ Mỹ thuật. Bên cạnh những yếu tố tác động tới tinh thần con người thì lạc quan là điều quan trọng để giúp hội họa đạt được mục đích lớn lao của mình. “Đặc điểm tâm lý của người Việt là luôn lạc quan yêu đời, mau chóng quên đi các ám ảnh của chiến tranh để thích nghi, hòa mình vào cuộc sống mới. Tâm lý nghệ thuật của người Việt là tâm lý phương Đông truyền thống, luôn hướng tới tình cảm êm đềm, dung hòa, hướng tới tính trang trí duy mỹ, gửi gắm lên tranh những màu sắc ước vọng cá nhân, ít thích đưa những vấn đề chính trị xã hội căng thẳng, nặng nề lên mặt tranh. Do vậy, mặc dù đang ở vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, trên tranh không có cảnh đói nghèo khổ cực, mà luôn bình ổn, lạc quan, duy mỹ” [1; tr.249]. Có thể hiểu tinh thần lạc quan ở đây là hướng tư tưởng con người đến cái tốt đẹp, đến giá trị nhân đạo, làm cho họ xích lại gần nhau hơn, cùng nhau hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Hội họa đã phản ánh hiện thực xã hội bằng cái nhìn lạc quan trong hơi thở của thời đại, phản ánh kịp thời những dấu ấn trong dòng chảy lịch sử của đất nước. Điều này đã được đặt nền móng trong giai đoạn mỹ thuật ở chiến khu Việt Bắc: “Nhà trường thường xuyên tổ chức triển lãm quanh nơi học, bày các tranh bột màu, thuốc nước, chì than khi thì cổ động cho phong trào sản xuất và tiết kiệm đóng thuế nông nghiệp, khi thì biểu dương tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ, anh hùng, khi thì khích lệ lòng yêu nước của quần chúng hăng hái đi dân công phục vụ các chiến dịch với khẩu hiệu chung: Tất cả cho tiền tuyến.” [30; tr.32]. Đường lối giảng dạy của trường dựa theo phương châm đường lối của Đảng: “Dân tộc, Khoa học, Đại chúng; lấy Công – Nông – Binh làm đối tượng chính”, từ đó mà các Họa sĩ Việt Nam đã luôn đề cao ý thức trách nhiệm của mình trước lịch sử. Với tinh thần lạc 60  quan cách mạng, tin tưởng vào tương lai tất thắng, vào độc lập – tự do, những người Nghệ sĩ – Chiến sĩ tự nguyện đứng trong mặt trận Văn hóa – Văn nghệ đã kiên cường, dũng cảm, đương đầu với mọi gian khổ khó khăn để thực hiện một nền Nghệ thuật vị Nhân sinh, vì Nhân dân, vì Tổ quốc. Tiếp đó, thực tại đất nước giai đoạn 1954 – 1985 đã trở thành nguồn cảm hứng cho các họa sĩ và trong đó có đề tài lao động sản xuất. Khi phản ánh những hoạt động trong lao động sản xuất, người họa sĩ thể hiện nội dung hiện thực nhưng không vì thế mà trần trụi. Họ chọn cách biểu đạt theo hướng mở ra những cảm xúc tốt đẹp, không thể hiện những khó khăn, thiếu thốn mà là sự đồng lòng, đoàn kết giữa người với người. Từ đó góp phần cổ vũ, động viên, tác động tích cực tới tinh thần của những con người nông dân mới, công nhân mới. Khi xã hội phát triển, hội họa nói riêng cũng thay đổi và mang lại những dấu ấn mới, tư duy mới về ngôn ngữ tạo hình. Đây là công cụ để biểu đạt, là những từ ngữ, tiếng nói của hội họa có thể làm rung động lòng người. Trên những bố cục với kết cấu của nhịp điệu, hình ảnh được sắp xếp theo một trật tự nào đó, những hình thể của con người, tác động của ánh sáng, tất cả được thể hiện bằng hình và sắc trên bề mặt tranh, bằng ngôn ngữ tạo hình riêng của mỗi họa sĩ. Đồng thời, việc quan sát của họa sĩ khác với sự quan sát của tác giả các loại hình nghệ thuật khác như Âm nhạc hay Văn học. Khi nhìn vào một sự vật hiện tượng nào đó, họa sĩ thường chú trọng vào các yếu tố hình khối, đường nét, màu sắc, nhịp hướng và mối tương quan qua lại giữa chúng. Khả năng quan sát của mỗi cá nhân họa sĩ có thể phụ thuộc và phát triền theo quá trình nhận thức và trải nghiệm cuộc sống của họ. Tương ứng với mỗi nội dung, đề tài của tác phẩm, người họa sĩ sẽ tìm phương thức biểu đạt phù hợp. Muốn có nội dung cần có hình thức, giữa nội dung và hình thức thể hiện cần có sự thống nhất với nhau để người xem có thể hiểu, tiếp cận rõ được vấn đề trong tác phẩm. Bên cạnh đó, hình thức biểu đạt tác phẩm còn cho ta thấy được những chứa đựng trong tính cách, trạng thái 61  tâm lý, thậm chí là những yếu tố văn hóa đã thấm sâu bên trong con người của tác giả. Đồng thời, đây cũng là một thành tố quan trọng để phân biệt và làm nên cá tính nghệ thuật riêng của từng họa sĩ. Tuy nhiên, vấn đề về ý nghĩa hay phương thức tạo hình không phải lúc nào cũng được họa sĩ đặt ra, tính toán trước bằng lý trí cho tác phẩm của mình. Đôi khi nó chỉ là vô tình được họa sĩ tạo ra, nhưng dù có là vậy thì những gì ta thấy được nơi bức họa cũng chính là một phần lý trí ẩn sâu trong cảm xúc của người nghệ sĩ khi thể hiện. Những điều đó đã thấm dần vào tư tưởng, tư duy, quan niệm sáng tác qua quá trình rèn luyện, đúc kết và cảm nhận về cuộc sống cũng như về ngôn ngữ nghệ thuật của người họa sĩ. Trong việc sáng tác, từ những cảm xúc ban đầu, người họa sĩ muốn tạo nên tác phẩm hội họa ngoài việc xác định nội dung muốn truyền tải còn cần nắm vững những phương thức biểu đạt của ngôn ngữ tạo hình như màu sắc, hình thể, đường nét, bố cục, v.v, đồng thời phải kết hợp, vận dụng vốn sống, vốn kinh nghiệm thực tế để thể hiện tác phẩm. Có như vậy, tác phẩm mới có thể dễ dàng tiếp cận, đến gần hơn và mang lại những ấn tượng thị giác cùng xúc cảm thẩm mỹ cho người thưởng tranh. Với một tác phẩm nghệ thuật nói chung, hình thức và nội dung luôn có sự liên kết, thống nhất với nhau. Hình thức là phương tiện để phản ánh nội dung và ngược lại, nội dung luôn cần có hình thức để biểu đạt, thể hiện. Khi sáng tạo nghệ thuật, cần tìm sự khác nhau, phong phú, đa chiều trong từng tác phẩm từ nội dung đến hình thức thể hiện, tránh sự đơn điệu, nhàm chán, dễ dãi hay lặp lại những lối mòn mang tính công thức. Trong quá trình sáng tác hội họa, người họa sĩ sẽ đưa cảm xúc cá nhân mình lên bề mặt tác phẩm của mình. Bởi vậy, mỗi cá nhân sẽ có những tư duy, suy nghĩ riêng biệt về nghệ thuật và tạo ra những phong cách đặc trưng mang dấu ấn của bản thân. Sự hình thành ngôn ngữ tạo hình trong tác phẩm chính là sự đề cao tính cá nhân, năng lực cảm nhận và khả năng thể hiện của người họa sĩ. Hội họa là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo, bởi vậy nên việc không ngừng học 62  hỏi để tìm ra những thay đổi trong hình thức thể hiện, phong cách biểu đạt riêng cho mình nhằm tạo nên sự thỏa mãn thị giác cùng những cảm xúc mới lạ ở tác phẩm, đồng thời giúp cho hội họa được nhìn nhận và thưởng thức đúng hướng luôn là điều được các họa sĩ quan tâm, trăn trở. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Chu Quang Trứ đã đưa ra vài suy nghĩ khi nói về tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình và đồng thời, người viết cũng thấy những điều này rất quan trọng đến vấn đề sáng tác hội họa: “Chúng ta đều là người Việt Nam, nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ tâm hồn Việt Nam. Chính tâm hồn Việt Nam là cái chất của tính dân tộc. Tâm hồn Việt Nam là nét sâu sắc chi phối lối suy nghĩ và cách diễn đạt của người nghệ sĩ tạo hình trong tác phẩm của mình. Tâm hồn Việt Nam tuy không phải là cái có thể sờ thấy, nhưng có thể cảm nhận thấy được, nó hình thành trong sự cố kết của các tế bào trong đại gia đình Việt Nam từ hồi dựng nước, rồi trải qua suốt 4000 năm giữ nước và phát triển cho đến tận ngày nay Là tâm hồn Việt Nam, vì thế ta phải bắt nguồn từ vốn cũ nghệ thuật tạo hình – những thành quả của lớp nghệ sĩ cha ông thuộc nhiều thế hệ trước. Nắm được vốn cũ rồi ta sẽ đổi mới, cũng tức là nâng cao kịp với tâm hồn thời đại.” [44; tr.112] và “Ngày nay, nghệ sĩ tạo hình muốn có tác phẩm mang được tính dân tộc, trước hết luôn nhớ mình là người Việt Nam, cần nắm vững vốn cũ nhiều thế hệ nghệ sĩ cha ông để lại. Nắm được vốn cũ rồi, phải nâng lên theo thời đại. Thời đại của chúng ta, thời đại vĩ đại nhất trong 4000 năm lập nước, thời đại cả dân tộc anh hùng. Xung quanh ta đâu cũng có những kỳ tích, nhưng những cái điển hình nhất phải là những mũi nhọn của cuộc sống.” [44; tr.115]. Nghệ thuật tạo hình nói chung trong đó có hội họa luôn luôn chuyển biến và đổi mới theo sự phát triển không ngừng của xã hội. Tuy nhiên, không thể vì vậy mà thay đổi tận gốc những giá trị truyền thống trong nền nghệ thuật nói chung, hội họa nói riêng cùng các ngôn ngữ tạo hình đã thành công mà nên lựa chọn một hình thức thể hiện phù hợp, trau dồi, tiếp nối, phát triển theo 63  hướng tích cực hơn để làm giàu cho ngôn ngữ nghệ thuật ở thời đại của mình thêm phong phú. Có thể thấy rõ điều này qua câu chuyện của các học sinh khóa Tô Ngọc Vân – khóa đầu tiên ngày hòa bình mới lập lại, sau này hầu hết đã trở thành lớp họa sĩ nòng cốt cho nền Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại. Họ đã kế thừa, bảo vệ và phát triển sáng tạo những nét tinh hoa của mỹ thuật truyền thống cùng hiện thực dân tộc Việt Nam một thời vẻ vang của nền Mỹ thuật Đông Dương đi trước về phương pháp thể hiện. So với nền Hội họa “hiện thực nên thơ” thời Pháp thuộc thì hội họa nói riêng, Mỹ thuật Việt Nam nói chung giai đoạn 1954 – 1985 đã được cải tạo và thay thế bằng một nền hội họa mang đậm nét chủ nghĩa Hiện thực xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn giữ được tinh thần dân tộc được thể hiện ở từng tác phẩm cụ thể. Việc thúc đẩy sự phát triển của nền nghệ thuật nói chung trong đó có hội họa là phù hợp với xu thế chung của văn hóa xã hội, giúp hội họa nhanh chóng thích ứng được với guồng quay của xã hội, trở nên phong phú, đa dạng, thi vị hơn trong đề tài, thể loại và ngôn ngữ biểu đạt. Đối với lớp thế hệ họa sĩ đương đại, họ vừa tiếp thu truyền thống dân tộc, vừa tiếp cận những trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật mới của thế giới. Trong số họ, có những người tiếp thu những xu hướng nghệ thuật hiện đại mới như Lập thể, Trừu tượng, Dã thú, Siêu thực, v.v để tìm hướng đi cho phong cách của mình, số khác lại tìm cảm hứng sáng tác từ chính nguồn cội, quay về với hồn cốt dân gian truyền thống của dân tộc hay tìm cách để tạo cho mình một phong cách riêng biệt. Trên nền tảng cơ sở đó, đối với một đề tài, đối tượng cụ thể, người họa sĩ sẽ lựa chọn phong cách phù hợp để thể hiện tác phẩm sao cho hiệu quả và đúng ý đồ của mình. Trong giai đoạn nước ta hiện nay, với nền kinh tế thị trường luôn có những biến động, tác động tới tư tưởng, tâm lý của con người thì những tác phẩm hội họa đề tài lao động sản xuất mang tinh thần lạc quan phần nào có thể giúp họ đón nhận những mặt trái của thực tại, khó khăn bằng suy nghĩ tích 64  cực hơn. Bên cạnh đó, bản thân mỹ thuật Việt lúc này dường như cũng khó tránh được việc bị thương mại hóa. Thông qua một số triển lãm lớn nhỏ đã diễn ra trong nhiều năm trở lại đây, ta có thể thấy họa sĩ đôi khi hướng về tính chủ quan, cái tôi cá nhân, về nội tâm của mình với cái nhìn có phần tiêu cực mà ít quan tâm, chú ý tới đời sống chung. Hoặc có chăng, khi đề cập tới những vấn đề trong xã hội hiện đại nói chung thì đôi lúc vẫn thiếu đi cái nhìn lạc quan, từ đó làm cho tinh thần của công chúng ít nhiều bị ảnh hưởng. Trong xã hội toàn cầu hóa mà ta đang sống, công nghệ phát triển giúp cho con người có thể tiếp cận một cách dễ dàng những giá trị văn hóa của nhân loại. Cùng với đó, sự tương tác giữa các nền văn hóa càng ngày càng được mở rộng và những khuynh hướng nghệ thuật mới được ra đời. Điều này tưởng như có lợi nhưng đồng thời cũng đặt người vẽ vào thách thức mới về vấn đề bản sắc cá nhân. Người nghệ sĩ lúc này cũng cần có những thay đổi thích hợp để theo kịp thời đại, xu thế phát triển của văn hóa xã hội. Tuy nhiên, việc bắt chước cái tôi của người khác hay a dua theo một trào lưu nào đó một cách nhất thời khi không có một kiến thức nền vững chắc, hiểu và nắm được tính chất của vấn đề sẽ làm cho người họa sĩ không tìm được cái tôi cá nhân của mình trong dòng chảy đó. Chính vì vây, để phát huy được giá trị tích cực trong từng tác phẩm hội họa, thế hệ họa sĩ trẻ kế cận cần rèn luyện khả năng quan sát, bồi đắp thế giới nội tâm, không ngừng sáng tạo kĩ năng biểu đạt, lĩnh hội, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống vốn có, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những khuynh hướng nghệ thuật mới của thế giới cùng tinh hoa nhân loại, phản ảnh thực tại một cách lạc quan để từ đó có thể tạo được dấu ấn, phong cách riêng độc đáo cho sự nghiệp sáng tác của mình. Đồng thời, việc xây dựng nền tảng lý thuyết về vấn đề phát huy những giá trị dân gian truyền thống, gìn giữ tính dân tộc trong đề tài, ngôn ngữ biểu đạt, v.v cũng là điều hết sức quan trọng trong thời đại và xu thế hiện nay bởi nó giúp khai mở, tạo định hướng vững chắc, dẫn lối chỉ đường cho việc phát huy 65  tinh thần lạc quan trong các sáng tác hội họa ở các thế hệ tiếp nối. Có như vậy, hội họa mới luôn phát triển theo hướng đi lên, vươn xa đến tầm cao mới mà không làm mất đi những giá trị truyền thống hàng ngàn năm đã được dựng xây, gìn giữ và bảo trọng của dân tộc Việt Nam, góp phần làm cho đời sống tinh thần con người thêm lạc quan, yêu đời. Tiểu kết Chương 3 của đề tài nghiên cứu đưa ra những thành công đạt được và hạn chế không tránh khỏi của những tác phẩm hội họa Việt Nam mang tinh thần lạc quan về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 ở những phương diện về nội dung, tư tưởng, đối tượng phản ánh, ngôn ngữ tạo hình, v.v Các tác phẩm ngoài việc chứa đựng những thông điệp của thời đại, phản ánh hiện thực của đất nước, người họa sĩ đã truyền đến người xem niềm lạc quan, tin tưởng vào tương tai của đất nước. Hội họa về đề tài lao động sản xuất giai đoạn này đã tạo điểm nhấn, góp phần đánh dấu cho chặng đường phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Đây cũng là giai đoạn làm tiền đề cho nền Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ Đổi mới hình thành, phát triển. Bên cạnh đó, bài học trong sáng tác hội họa cũng là vấn đề được rút ra từ việc nghiên cứu đề tài. Đối với thế hệ họa sĩ trẻ hiện nay, việc nghiên cứu, chủ động học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu những giá trị quý báu về cách đặt vấn đề cũng như thể hiện tác phẩm của các bậc thầy đi trước là một điều hết sức cần thiết và bổ ích để có thể áp dụng vào việc sáng tác mỹ thuật của mỗi cá nhân. Đồng thời, người họa sĩ luôn phải vận dụng vốn sống, kinh nghiệm thực tế của mình để thể hiện tác phẩm, có vậy thì người xem mới có thể tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng hơn. 66  KẾT LUẬN Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công cùng những Đường lối Văn hóa – Văn nghệ của Đảng đề ra đã làm thay đổi nhận thức của người nghệ sĩ với chủ trương “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Hòa chung vào không khí của đất nước, hội họa Việt Nam nói riêng cũng có sự chuyển mình từ chủ nghĩa cá nhân, cái tôi tự do sang chủ nghĩa Hiện thực xã hội chủ nghĩa với đề tài chính là chiến tranh cách mạng và lao động sản xuất thông qua những tác phẩm được thể hiện bằng ngọn bút tả thực nhưng đều mang tinh thần lạc quan của người nghệ sĩ. Qua phần tìm hiểu sự biểu hiện của tinh thần lạc quan trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1954 – 1985 về đề tài lao động sản xuất, chúng ta có thể thấy hầu hết các tác phẩm đều thể hiện niềm vui, yêu đời, lạc quan, hăng say lao động với chủ trương “Lao động là vinh quang. Thi đua là yêu nước”. Tuy đây là giai đoạn đất nước đang ở trong thời kỳ hậu chiến còn rất khó khăn, vật chất còn thiếu thốn nhưng ta không hề bắt gặp những điều này trong tranh. Thông qua những đặc điểm của ngôn ngữ tạo hình, người họa sĩ sử dụng bút pháp tả thực, dễ hiểu, cùng bố cục nhịp điệu mạch lạc mà năng động, hình thể nhân vật chắc khỏe, màu sắc tươi sáng, v.v.. để từ đó, tinh thần lạc quan được biểu hiện rõ nét trong những tác phẩm hội họa về đề tài lao động sản xuất. Dường như tinh thần lạc quan luôn tiềm tàng trong mọi lĩnh vực của đời sống của con người, nó lan tỏa từ cá nhân tới cộng đồng và ngược lại, giúp cho tư tưởng của con người được tích cực hơn khi trong hoàn cảnh khó khăn. Thời hậu chiến, đất nước với nền kinh tế lạc hậu, khó khăn, cuộc sống nghèo đói nhưng dường như con người Việt Nam vốn quen chịu đựng, luôn tiềm tàng niềm lạc quan yêu đời nên đối với họ, niềm vui hòa bình mới là điều quan trọng, tin tưởng vào công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước và sự lãnh đạo của Đảng. Tư tưởng, quan niệm xuất phát từ trong sâu thẳm tâm hồn 67  con người Việt Nam từ xưa vốn lạc quan, yêu cuộc sống, hướng về những điều tốt đẹp và có lẽ bởi vậy mà các sáng tác của nền nghệ thuật nước ta nói chung, trong đó có hội họa luôn hướng công chúng tới tương lai với những điều tích cực cho dù hiện thực có khó khăn đi chăng nữa. Bên cạnh những thành công của việc thể hiện tinh thần lạc quan trong những tác phẩm hội họa Việt Nam về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 thì vẫn tồn tại một số sự hạn chế nhất định ở hình thức và nội dung. Mặc dù vậy, đây cũng là giai đoạn mang lại đặc điểm riêng cho hội họa Việt Nam về đề tài lao động sản xuất và có nhiều đóng góp cho nền Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại, là tiền đề quan trọng để hội họa thời kỳ Đổi mới nói riêng phát triển theo hướng tích cực hơn. Hội họa quả thực là một lĩnh vực nghệ thuật vô cùng rộng lớn và kèm với đó, sự sáng tạo là điều không có giới hạn. Trải qua tiến trình phát triển của nền hội họa nói riêng và Mỹ thuật nói chung, có rất nhiều họa sĩ đã tới và đã đi. Nhưng điều mà họ để lại cho chúng ta là kho tàng quý báu, vô giá với những tác phẩm hội họa không chỉ mang dấu ấn cá nhân của người họa sĩ mà ở đó, ta còn có thể cảm nhận được hơi thở của cả một thời đại họ từng sống. Thời đại ngày nay – thời đại của kỷ nguyên số, người họa sĩ có thể tiếp cận nhanh chóng những khuynh hướng, xu thế mới được ra đời trên thế giới của lĩnh vực nghệ thuật tạo hình nói riêng. Việc hòa nhập đó luôn là con dao hai lưỡi, bên cạnh mặt tích cực thì sẽ tồn tại những hạn chế, thách thức để làm sao hòa nhập nhưng không hòa tan. Bởi vậy, việc gìn giữ, bảo trọng, tiếp nối và phát triển những giá trị nghệ thuật truyền thống theo hướng tích cực là điều cần thiết đối với các thế hệ họa sĩ trẻ kế cận, giúp cho nền Mỹ thuật Việt Nam có thể vươn xa đến một tầm cao mới mà không làm mất đi Bản sắc Văn hóa Dân tộc. 68  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên) (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Viện Mỹ thuật – Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 2. Bernard Duc, Nghệ thuật bố cục và khuôn hình, Nxb Fleurus. (Tài liệu do Đức Hòa dịch) 3. Trần Văn Cẩn (1975), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 4. Phạm Thị Chỉnh (2007), Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm. 5. Lê Văn Dương – Lê Đình Lục – Lê Hồng Vân (2009), Mỹ học đại cương, Nxb Giáo dục. 6. Lê Xuân Đức (2004), đề tài Hội họa với đề tài công nghiệp, trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam. 7. Trương Hạnh (1996), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Nxb Mỹ thuật. 8. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 9. Nguyễn Phi Hoanh (1984), Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Kandinsky (2014), Về cái tinh thần trong nghệ thuật, Phạm Long – Quang Việt dịch, Nxb Mỹ thuật. 11. L.X.Vưgôtxi (1981), Tâm lý học nghệ thuật, Hoài Lam dịch, Nxb Khoa học xã hội. 12. Nguyễn Trường Linh (2006), đề tài Ngôn ngữ của mặt phẳng hội họa, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 13. Nguyễn Kim Loan (2007), Họa sĩ Việt Nam – Chân dung và sáng tạo, Nxb Mỹ Thuật. 69  14. Nguyễn Hoàng Long (2016), đề tài Những sáng tác hội họa Việt Nam về đề tài công nghiệp giai đoạn 1976 – 1995, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 15. Lê Thanh Lộc (1997), Từ điển mỹ thuật, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 16. Đàm Luyện (2007), Giáo trình bố cục, Nxb Đại học Sư phạm. 17. Hội Mỹ thuật Việt Nam (2009), Những vấn đề Mỹ thuật Việt nam hiện đại – Kỷ yếu hội thảo, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 18. Đặng Bích Ngân (chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, Nxb Giáo dục. 19. Hữu Ngọc (2004), Hội họa Việt Nam hiện đại thuở ban đầu, Nxb Thế giới, Hà Nội. 20. Nguyễn Chí Nguyên (2012), đề tài Hình tượng người nông dân trong hội họa Việt Nam thế kỷ 20, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 21. Nguyễn Thị Thúy Nguyệt (2015), đề tài Hình tượng người nông dân trong hội họa hiện đại Việt Nam giai đoạn 1955 – 1965, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 22. Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ 1975 – 2005 (2005), Nxb Mỹ thuật. 23. Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ Đổi mới (2008), Nxb Mỹ thuật. 24. Mỹ thuật hiện đại – 1000 năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội (2009), Nxb Mỹ thuật. 25. Hoàng Phê – chủ biên (1988), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 26. Hoàng Phê – chủ biên (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học. 27. Hoàng Phê – chủ biên (2012), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa. 28. Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiều tính cách dân tộc, Nxb Khoa học. 70  29. Quang Phòng, (1995), Phác họa một số họa sĩ trường Cao đằng Mỹ thuật Đông Dương, tạp chí mỹ thuật, số 10, năm 1995. 30. Quang Phòng – Trần Tuy (1996), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 31. Nguyễn Quân (1982), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 32. Nguyễn Quân (1986), Tiếng nói của hình và sắc, Nxb Văn hóa. 33. Nguyễn Quân (2005), Con mắt nhìn cái đẹp, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội. 34. Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Tri thức, Hà Nội. 35. Nguyễn Văn Tám (2012), đề tài Các dạng thức bố cục cơ bản trong tranh, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 36. Văn Tân (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 37. Trần Đình Thọ (1973), Về tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 38. Nguyễn Văn Thuật (2012), đề tài Những thay đổi về cách biểu hiện không gian trong hội họa, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 39. Phan Cẩm Thượng (2005), Nghệ thuật ngày thường, Nxb Phụ nữ. 40. Chu Quang Tiềm (1991), Tâm lý học văn nghệ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 41. Đồng Xuân Toàn (2004), đề tài Hình tượng người nông dân trong hội họa Việt Nam hiện đại, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 42. Nguyễn Trân (1993), Lịch sử mỹ thuật thế giới, Nxb Mỹ thuật. 43. Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 44. PGS. TS Chu Quang Trứ (2013), Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật. 71  45. Phạm Ngọc Tuấn (2009), đề tài Yếu tố đường nét – nhịp điệu – hình thể - khoảng trống – không gian trong hội họa, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 46. Từ điển Triết học (1986), Nxb Tiến bộ Mátxcơva – Nxb Sự Thật. 47. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1997), Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 48. Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Thái Bá Vân (1998), Thái Bá Vân tiếp xúc với nghệ thuật, Viện mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 50. Viện Nghệ thuật – Bộ Văn hóa (1973), Về tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình, Nxb Văn hóa. 51. Viện Mỹ thuật, Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2000), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20 – Kỷ yếu hội thảo, Nxb Mỹ thuật. 72  BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM LƯƠNG THÙY TRANG TINH THẦN LẠC QUAN TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI LAO ĐỘNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 1954 – 1985 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa) Mã số: 60210102 Khóa: 18 (2015 – 2017) PHẦN PHỤ LỤC Giảng viên hướng dẫn khoa học PGS. TS. Bùi Thị Thanh Mai Hà Nội – 2017 73  MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Những tác phẩm hội họa Việt Nam thể hiện tinh thần lạc quan về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 ................................................ 74 Phụ lục 2: Những tác phẩm hội họa Việt Nam thể hiện tinh thần lạc quan về đề tài lao động sản xuất giai đoạn sau Đổi mới .............................................. 104 74  PHỤ LỤC 1 NHỮNG TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM THỂ HIỆN TINH THẦN LẠC QUAN VỀ ĐỀ TÀI LAO ĐỘNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 1954 – 1985 Hình 1.1: Dương Bích Liên, Mùa lúa chín (1954), sơn dầu 69x93,5 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 75  Hình 1.2: Phan Kế An, Gặt lúa ở Việt Bắc (1955), Sơn mài 49,8x64,8 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 76  Hình 1.3: Ngô Minh Cầu, Về nông thôn sản xuất (1957), Lụa 45,5x59,5 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 77  Hình 1.4: Nguyễn Đức Nùng, Dệt cửi quay tơ (1957), Lụa 55,6x70 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 78  Hình 1.5: Nguyễn Đức Nùng, Bình minh trên nông trang (1958) Sơn mài 62x91 cm. Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 79  Hình 1.6: Hoàng Tích Chù, Tổ đổi công miền núi (1958) Sơn mài 76,4x100cm. Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 80  Hình 1.7: Trần Văn Cẩn, Tát nước đồng chiêm (1958), Sơn mài Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 81  Hình 1.8: Nguyễn Tiến Chung, Được mùa (1958), Lụa Nguồn ảnh [22] 82  Hình 1.9: Lê Quốc Lộc, Giữ lấy hòa bình (1960), Sơn mài 70x120 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 83  Hình 1.10: Nguyễn Đỗ Cung, Bác Hồ thăm nhà máy xe lửa Gia Lâm (1960), Sơn dầu 50x60 cm. Nguồn ảnh [31] 84  Hình 1.11: Lưu Công Nhân, Một buổi cày (1960), Sơn dầu 81x100 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 85  Hình 1.12: Nguyễn Kim Đồng, Kéo lưới (1960), Sơn mài 73,5x100cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 86  Hình 1.13: Vũ Giáng Hương, Hợp tác xã đánh cá về (1961) Lụa 60,2x81,7cm. Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 87  Hình 1.14: Hoàng Tích Chù, Gánh lúa về (1961), Sơn mài 100x150 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 88  Hình 1.15: Nguyễn Đỗ Cung, Công nhân cơ khí (1962), Sơn dầu 67x92 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 89  Hình 1.16: Nguyễn Kim Đồng, Được mùa (1962), Sơn mài 75x120 cm Nguồn ảnh [7] 90  Hình 1.17: Nguyễn Sỹ Ngọc, Đổi ca (1962), Sơn mài 74,7x100 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 91  Hình 1.18: Nguyễn Tiến Chung, Đập lúa đêm (1964), Sơn mài Nguồn ảnh [21] 92  Hình 1.19: Nguyễn Kao Thương, Xây dựng khu gang thép Thái Nguyên (1964), Sơn mài 130x230 cm. Nguồn ảnh [sưu tầm] 93  Hình 1.20: Nguyễn Sỹ Ngọc, Một ngày mới lại bắt đầu (1965) Sơn mài 94,5x114 cm. Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 94  Hình 1.21: Nguyễn Sáng, Chùa Tháp Phổ Minh (1966) Sơn mài 100x150 cm. Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 95  Hình 1.22: Phạm Công Thành, Trai gái làm thủy lợi (1967), Lụa 65x90 cm Nguồn ảnh [7] 96  Hình 1.23: Nguyễn Tiến Chung, Mỏ Đèo Nai (1969), Sơn mài 94,2x128 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 97  Hình 1.24: Nguyễn Tiến Chung, Đập lúa (1972), Sơn mài 50,2x201,4 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 98  Hình 1.25: Nguyễn Cương, Xưởng đóng tàu Bạch Đằng (1974), Sơn mài Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 99  Hình 1.26: Trần Liên Hằng, Xóm chài Quất Lâm (1974) Sơn mài 75x143 cm. Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 100  Hình 1.27: Nguyễn Đỗ Cung, Tan ca mời chị em ra họp thi thợ giỏi (1976) Sơn dầu. Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 101  Hình 1.28: Lò An Quang, Xây trụ cầu Thăng Long (1977) Sơn mài 90x120 cm. Nguồn ảnh [24] 102  Hình 1.29: Nguyễn Thế Vinh, Giã gạo (1980), Sơn mài 60x90 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 103  Hình 1.30: Nguyễn Kim Thái, Cầu sắt sông Hồng (1980), Sơn dầu 100x120 cm. Nguồn ảnh [Bt. MTVN] 104  PHỤ LỤC 2 NHỮNG TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM THỂ HIỆN TINH THẦN LẠC QUAN VỀ ĐỀ TÀI LAO ĐỘNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1985 Hình 2.1: Phùng Phẩm, Chống hạn (1990), Sơn mài 120x140 cm Nguồn ảnh [Bt. MTVN] Hình 2.2: Trần Đình Thọ, Tát nước đêm trăng (1996), Sơn mài 74x92 cm Nguồn ảnh [22] 105  Hình 2.3: Phạm Đức Phong, Bình minh trên cây cầu tương lai (2002) Sơn dầu 100x120 cm. Nguồn ảnh [22] Hình 2.4: Nguyễn Ngọc Long, Nhịp sống mới (2004), Sơn dầu 150x190 cm Nguồn ảnh [22]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_than_lac_quan_trong_hoi_hoa_viet_nam_ve_de_tai_lao_dong_san_xuat_giai_doan_1954_1985_8103_20753.pdf
Luận văn liên quan