Luận văn Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Trước những đòi hỏi cấp bách và những thách thức lớn của quá trình hội nhập cụ thể là việc thực hiện những cam kết song phương và đa phương về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các NHTM Việt Nam đang đứng trước những sự lựa chọn mang tính cốt tử trong việc xác định chiến lược kinh và cách thức đổi mới mô hình hoạt động. Để từng bước xây dựng các NHTM Việt Nam thành các tập đoàn tài chính mạnh, có thể đứng vững, phát triển và hội nhập với nền tài chính - ngân hàng khu vực và trên thế giới đòi hỏi một quá trình lao động sáng tạo và bền bỉ của các cấp quản lý vĩ mô và bản thâ n từng NHTM. Qua nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngâ n hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ” có thể đưa ra các kết luận như sau: 1. Hệ thống các ngân hàng Việt Nam vẫn còn tồn tại những nhược điể m cố hữu của nó như: cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu còn thấp, năng lực cạnh tranh thấp, chất lượng nguồn lực chưa cao, hệ thống công nghệ thông tin chưa phát triển, các dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, quản trị ngân hàng còn yếu mặt khác hệ thống các chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ nên đã gây một số cản trở cho quá trình xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam.

pdf98 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, tạo điều kiện phát triển tập đoàn. - Phát triển NHTM theo mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng sẽ làm cho kiến trúc của khu vực ngân hàng Việt Nam trở nên hội nhập sâu hơn với ngành tài chính - ngân hàng trên thế giới. Những khái niệm về doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp sẽ có xu hướng trở nên đồng nhất với các thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. 2.2.4.2. Khó khăn - Hiện nước ta chưa có luật quy định cụ thể về tập đoàn kinh tế và tập đoàn tài chính - ngân hàng. Luật Doanh nghiệp năm 2005 - điều 149 mới chỉ đưa ra định nghĩa khái quát: "tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế" - 61 - - Chưa có các quy định pháp lý cụ thể về việc mua bán, sáp nhập các định chế tài chính. Trong khi đó khung pháp lý về mua bán sáp nhập là nền tảng quan trọng thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn công khai minh bạch tại các TCTD. - Nghị định công ty mẹ, công ty con quá khái quát và chủ yếu phục vụ mục đích chuyển đổi mô hình hoạt động của các Tổng công ty 100% vốn nhà nước. Trong điều kiện chuyển đổi mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng theo mô hình công ty mẹ - con trong giai đoạn CPH và hội nhập KTQT hiện nay đòi hỏi phải tính đến những yêu cầu và điều kiện đặc thù một cách thận trọng. - Công tác quản trị doanh nghiệp, chuẩn mực hệ thống kế toán - kiểm toán còn chưa theo chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch trong thông tin tài chính còn hạn chế. Một số NHTM NN còn chưa thực hiện tách bạch triệt để tín dụng thương mại và tín dụng chính sách. Hầu hết các NHTM chưa thực hiện đánh giá tín nhiệm theo thông lệ. - Năng lực tài chính (vốn tự có) của các NHTM Việt Nam còn mỏng, hầu hết các NHTM NN còn gặp nhiều khó khăn về chỉ tiêu đảm bảo an toàn vốn tối thiểu. Các NHTM còn phải tốn nhiều công sức và thời gian kiện toàn lại bộ máy hoạt động/năng lực tài chính, xây dựng các quy tắc chuẩn mực quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro trong kinh doanh. - Thực tế hoạt động của các công ty Bảo hiểm, chứng khoán leasing của NHTM còn ở bước đầu định hình và còn rất nhiều khó khăn khi Việt Nam bước vào cuộc chơi lớn WTO (đặc biệt đến 2007, Hoà Kỳ được phép mở công ty chứng khoán 100% vốn). - Năng lực quản trị điều hành của HĐQT, Ban lãnh đạo các NHTM cần được nâng cao trong điều kiện hội nhập trên cả hai phương diện: Hoạt động ngân hàng và hoạt động của các đơn vị thành viên phi ngân hàng. - 62 - Như vậy, chặng đường mà các NHTM Việt Nam còn phải trải qua theo mô hình phát triển thành tập đoàn tài chính - ngân hàng phía trước còn rất nhiều chông gai. Trên thực tế, việc cho phép các NHTM được sử hữu các công ty chứng khoán, bảo hiểm đã tạo tiền đề tốt cho việc hình thành những liên kết ngang nhằm phục vụ trọn gói nhu cầu các khách hàng. Tuy nhiên, việc thiếu vắng những quy định pháp lý liên quan đến tổ chức, hoạt động và tư cách pháp nhân những tập đoàn và những điều kiện, tiêu chí cần thiết cho việc hình thành tập đoàn đúng nghĩa (đủ sức mạnh tài chính, đủ khả năng quản trị điều hành, quản trị rủi ro đảm bảo tính minh bạch, công bố thông tin và chuẩn mực kế toán, kiểm toán) đã gây ra những khó khăn đáng kể (cả chủ quan và khách quan) cho việc triển khai mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng trong thời điểm hiện tại. Sẽ là thực tế và hiệu quả hơn nếu các cấp có thẩm quyền tiếp tục kiên trì định hướng chỉ đạo các TCTD tăng cường năng lực nội sinh; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu làm rõ khung pháp lý và nền móng kỹ thuật của mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng trên cơ sở rút kinh nghiệm các nước và điều kiện thực tế của Việt Nam. - 63 - CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 3.1. Sự cần thiết phải thành lập các tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam hiện nay 3.1.1 Thành lập các tập đoàn tài chính - ngân hàng là một tất yếu khách quan Nếu các NHTM nước ta không phát triển thành tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn, kinh doanh đa năng, đa sở hữu, trang bị công nghệ hiện đại với nguồn vốn lớn, chắc chắn sẽ mất thị phần bởi các tập đoàn tài chính - ngân hàng quốc tế vào hoạt động tại Việt Nam. Để giữ vững định hướng XHCN nền kinh tế thị trường ở nước ta đòi hỏi phải có những công cụ vật chất hữu hiệu của Nhà nước mà các NHTM Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng nhất. Với quy mô, chất lượng hoạt động như hiện nay, các NHTM Nhà nước không thể thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao trong thời kỳ mới. Vì vậy, tất yếu khách quan của sự phát triển của các NHTM nước ta sẽ phải tiến tới hình thành Tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh tài chính - ngân hàng với quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính lớn phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế nước ta và xu thế phát triển của các NHTM quốc tế. 3.1.2 Thành lập các tập đoàn tài chính - ngân hàng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam khi Việt Nam đã là thành viên của WTO Cuối thế kỷ 20, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đã tạo ra sự phát triển manh mẽ của hàng loạt các tập đoàn xuyên quốc gia khổng lồ hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề kinh doanh. Vai trò của một số tập đoàn có ảnh - 64 - hưởng cho phối tới nền kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới và ngày nay trên thế giới việc hình thành các tập đoàn kinh tế cũng như các tập đoàn tài chính - ngân hàng đã không còn là những vấn đề nóng hổi. Vậy thì ở Việt Nam vấn đề này như thế nào? Chúng ta sẽ cạnh tranh thế nào trong khu vực và ngay trên “sân nhà” khi hội nhập tài chính đang “gõ cửa” từng địa phương, từng doanh nghiệp, từng gia đình với hệ thống tài chính hoàn toàn thiếu vắng những tập đoàn tài chính - ngân hàng ngay cả có qui mô nhỏ. Năm 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Như vậy, Việt Nam sẽ hội nhập đầy đủ vào thị trường thương mại thế giới và chịu sự tác động của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế của các nước Công nghiệp phát triển với những thuận lợi và những thách thức không nhỏ. Trong kinh doanh ngân hàng, để cạnh tranh với các tập đoàn tài chính - ngân hàng quốc tế đã và sẽ vào Việt Nam, những lợi thế hiện nay của các NHTM trong nước sẽ giảm thiểu bởi thực hiện cam kết giữa Chính phủ nước ta với các nước thành viên WTO. Nếu không kịp thời đổi mới tổ chức và hoạt động kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của các NHTM quốc tế, chắc chắn NHTM Việt Nam sẽ tụt hậu và khó đứng vững trong cạnh tranh và phát triển ngay tại sân nhà Để hội nhập quốc tế, các Tổng công ty Nhà nước - những khách hàng lớn, quan trọng và truyền thống của các NHTMNN đã và đang phát triển thành các tập đoàn kinh tế với quy mô lớn như tập đoàn Bưu chính Viễn Thông, tập đoàn Điện lực, tập đoàn Than và Khoáng sản,... Nếu như các NHTM nước ta không đổi mới tổ chức và hoạt động rõ ràng sẽ không đáp ứng được sự phát triển của các tập đoàn kinh tế. 3.2. Khả năng xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam Sự thay đổi về mô hình tổ chức bộ máy, phương pháp giám sát và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát Việt Nam sẽ là tiền đề cơ bản tạo môi - 65 - trường pháp lý, duy trì sự ổn định, an toàn của các tổ chức tài chính nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung. Do đó, có thể nói Việt Nam đã có những điều kiện ban đầu để xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng. 3.2.1. Về môi trường kinh tế: Thời gian qua, môi trường kinh tế của Việt Nam chưa thực sự ổn định, nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ thấp, khung khổ thể chế đảm bảo cho hoạt động của các thành phần kinh tế chưa đồng bộ. Các chủ thể kinh tế còn manh mún, mức độ can thiệp hành chính vào hoạt động ngân hàng còn lớn, quyền lợi và quyền tự chủ kinh doanh của các NHTM chưa được đảm bảo bằng pháp luật, đặc biệt khi xảy ra tranh chấp. Nhiều quy định, chính sách của Nhà nước chưa phù hợp với nguyên tắc kinh tế thị trường và các thông lệ chuẩn mực quốc tế, nhiều nghiệp vụ có tác dụng giảm thiểu và phân tán rủi ro chưa được đưa vào áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhu cầu cải cách, hội nhập đã và đang trở thành động lực cấp thiết nhất để đẩy mạnh những thay đổi về môi trường kinh tế của Việt Nam. Hệ thống pháp luật không ngừng được cải thiện, nhiều văn bản Luật và dưới Luật liên tục được ban hành tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, tiến dần tới phù hợp với những thông lệ quốc tế. Thống đốc NHNN cũng ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện cải cách NHTM theo đó quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, đến nay Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long... theo chúng tôi, Chính phủ - với vai trò là người hỗ trợ-cần sớm hình thành nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung, tập đoàn tài chính nói riêng, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính, cơ chế điều hành hoạt động, cơ chế quản trị doanh nghiệp... - 66 - 3.2.2 Về phía các NHTMVN: Như đã phân tích ở trên, các NHTMVN hiện nay còn non yếu về nhiều mặt, năng lực tài chính yếu kém và mức độ rủi ro hoạt động ngân hàng cao, chất lượng tài sản có thấp, vốn tự có thấp hơn nhiều so với qui mô tài sản, khả năng tăng vốn tự có gặp nhiều khó khăn, các chỉ số an toàn hoạt động theo thông lệ quốc tế chưa đáp ứng được, trình độ kinh doanh còn non yếu, chủ yếu là độc canh tín dụng, chất lượng, số lượng các sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của số đông dân cư. Cơ cấu tổ chức bộ máy cồng kềnh, màng lưới kênh phân phối chưa được phát triển hợp lý, trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu kinh doanh theo cơ chế thị trường và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Quản trị điều hành còn yếu kém và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian gần đây thực trạng của các NHTMVN cũng có nhiều chuyển biến đáng kể nhất là khi nhà nước có chủ trương cơ cấu lại các NHTMNN với nhiệm vụ trọng tâm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các NHTMVN. Đến nay, sau một thời gian thực hiện tái cơ cấu, tình hình tài chính của các NHTMNN đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Tổng số vốn điều lệ của các NHTMNN đạt 19.000 tỷ đồng gấp hơn 3 lần so với thời điểm 31/12/2000 (khoảng hơn 6.000 tỷ), cải thiện đáng kể tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTMNN, từ bình quân 3% vào năm 2000 tăng lên 4.4%. Nợ tồn đọng phát sinh trước thời điểm 31/12/2000 đã cơ bản được xử lý, góp phần làm trong sạch bảng cân đối kế toán và giảm tỷ lệ nợ xấu đang hạch toán nội bảng cân đối kế toán của các NHTMNN. Với kết quả cơ cấu tài chính trong thời gian vừa qua có thể khẳng định tình hình tài chính của các NHTMNN hiện nay đã được cải thiện rất nhiều. Trong tương lai có thể đánh giá các NHTMVN có khả năng vươn xa hơn nữa để trở thành những tập đoàn - 67 - tài chính đáp ứng với nhu cầu vốn của nền kinh tế. Vấn đề xây dựng tập đoàn tài chính-ngân hàng đối với NHTMVN là vấn đề cấp thiết và tất yếu, phù hợp với sự đổi mới trong chỉ đạo của Chính phủ đối với việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước; đồng thời trước sức ép của tiến trình hội nhập buộc các NHTM phải liên kết theo chiều rộng và chiều sâu để tạo nên sức mạnh cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. 3.3. Định hƣớng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. Định hướng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng trong giai đoạn 2006 - 2015 tập trung vào thúc đẩy tiến độ cổ phần hoá toàn bộ các NHTMNN trong giai đoạn 2006 - 2007 để thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước. Hỗ trợ các cơ chế, điều kiện cần thiết để các NHTM chủ động nâng cao năng lực tài chính, tăng cường đổi mới quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu, soạn thảo Luật/văn bản dưới Luật về tập đoàn tài chính - ngân hàng trong đó có quy định về: Hệ số đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (CAR); Quy định về tài trợ vốn huy động dân cư và các TCKT cho các đơn vị thành viên phi ngân hàng; Quy định về bán chéo sản phẩm; Quy định về chia sẻ thông tin... - Xây dựng khung pháp lý về hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (xác định tỷ lệ % vốn cổ phần tối thiểu khi giao dịch phải qua phê chuẩn của NHNN và Bộ tài chính). - Xác lập các tiêu chí để thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng. Bên cạnh việc yêu cầu TCTD khi nộp đơn đề nghị thành lập Tập đoàn phải thoả mãn các yêu cầu hệ số CAR, tỷ lệ nợ xấu theo thông lệ quốc tế, còn cần quy định tính minh bạch trong công bố thông tin tài chính: được tổ chức quốc tế - 68 - định hạng tín nhiệm (Investment Grade) và phải niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước (Floatation) - Quy định rõ ràng về tiêu chí, điều kiện cho phép các tập đoàn kinh tế hiện có mua lại, thành lập mới các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi (ngân hàng),hoặc các công ty chứng khoán, bảo hiểm nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định trong vận hành của thị trường tài chính. - Giám sát hoạt động của các NHTM và các đơn vị thành viên phi ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống; đồng thời cũng phải đảm bảo quyền lợi của khách hàng trong quá trình sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng và các công ty trực thuộc. - Cân nhắc khả năng các cơ quan quản lý nhà nước (SBV, MOF) có thể cho phép tích hợp giám sát và kết hợp các quy định pháp lý đối với các đơn vị thành viên của tập đoàn hay không? - Xác định rõ những yêu cầu hay những hạn chế đối với việc một đơn vị thành viên của tập đoàn có sự hỗ trợ về tính thanh khoản đối với một thành viên khác trước những khó khăn về tài chính. Nếu Chính phủ thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho một công ty trực thuộc của tập đoàn. - Trên cơ sở nền tảng pháp lý, các tiêu chí và điều kiện đã xây dựng, thực hiện cho phép thí điểm một số ngân hàng mạnh hiện đang hoạt động hiệu quả chuyển đổi phương thức hoạt động theo hình thức tập đoàn tài chính - ngân hàng trên cơ sở đề xuất tự nguyện của các ngân hàng và các yếu tố thoả mãn các điều kiện, tiêu chí đã xác định. - Tổng kết đánh giá TCTD thực hiện thí điểm chuyển đổi mô hình để cấp giấy phép hoạt động cho tập đoàn tài chính - ngân hàng. 3.4. Các giải pháp xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng 3.4.1. Giải pháp vĩ mô - 69 - 3.4.1.1. Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật đối với hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng Khi thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng, các ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn: vốn điều lệ thấp, chất lượng nguồn lực chưa đảm bảo, công nghệ chưa phát triển... nhưng một trong những nguyên nhân đóng vai trò quyết định với sự ra đời và phát triển của tập đoàn tài chính ngân hàng đó chính là các quy định của pháp luật. Hiện nay, tại Việt Nam hệ thống pháp luật chưa thực sự đồng bộ, các văn bản còn chồng chéo lên nhau, trong mỗi văn bản pháp luật cũng tồn tại những lỗ hổng chưa được lấp. Nếu cứ tuân thủ theo những quy định tại các văn bản này sẽ là một sự mạo hiểm không nhỏ cho một mô hình mới còn trong thời gian phôi thai mới sinh sôi nảy nở.Thông qua các văn bản pháp luật được Quốc hội và Chính phủ ban hành sẽ tạo khung hành lang pháp lý và môi trường pháp luật thuận lợi cho các tập đoàn tài chính - ngân hàng được thành lập kịp thời và hoạt động có hiệu quả, vừa đảm bảo kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, vừa phục vụ các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao, thật sự là một trong những công cụ hữu hiệu của Nhà nước góp phần giữ vững định hướng XHCN nền kinh tế thị trường ở nước ta. 3.4.1.2. Nghiên cứu, lựa chọn mô hình chuyển đổi thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng Việc nghiên cứu, lựa chọn mô hình chuyển đổi thành lập trên cơ sở thực tiễn phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam, có tham khảo ý kiến của các Nhà Khoa học Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc - quốc gia có điều kiện phát triển tương tự với nước ta để có được phương án tối ưu. Phải lựa chọn một cấu trúc tổ chức tập đoàn tài chính theo mô hình ngân hàng đa năng. Biểu 3.1: Mô hình ngân hàng đa năng - 70 - Trong đó, coi hợp nhất và sáp nhập (M&A) là những hình thức tất yếu trong con đường hình thành những tập đoàn tài chính. Vì đây là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nhưng việc hợp nhất và sáp nhập không phải tiến hành một cách tuỳ tiện mà nó phải tuân thủ một số những nguyên tắc: + Bên bị sáp nhập không thể tự cứu vãn tình thế của mình trước ngưỡng cửa suy thoái + Tất cả các bên sáp nhập đều tìm thấy lợi ích của mình trong một liên minh lớn hơn. Chính vì vậy cần lựa chọn những đối tác sáp nhập cho phù hợp + Lợi thế sáp nhập luôn thuộc về bên có quyền lợi chi phối. Vì vậy, một NHTM không nên chỉ mua cổ phần của một công ty tài chính khác chỉ để hưởng cổ tức suông hay chỉ nắm giữ tỷ lệ cổ phần nhỏ mà họ nắm giữ cổ phiếu để nắm quyền chi phối. 3.4.2. Giải pháp vi mô 3.4.2.1. Các NHTM Nhà nước cần đẩy nhanh tốc độ thực hiện Đề án cơ cấu lại NHTM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, Chính phủ cần chỉ đạo các ngành liên quan cùng với các NHTM tháo gỡ, coi đó là công việc CÁC CỔ ĐÔNG NGÂN HÀNG Kinh doanh ngân hàng Kinh doanh bảo hiểm Kinh doanh chứng khoán - 71 - của Quốc gia chứ không phải chỉ là giúp các NHTM bởi NHTM do Nhà nước sở hữu 100% vốn Điều lệ hiện nay. Mục tiêu của Đề án cơ cấu lại NHTM đã được xác định là lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính; củng cố, sắp xếp lại hoạt động kinh doanh; hoàn thiện cơ chế tổ chức xây dựng NHTM hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế. Thực hiện cổ phần hoá các NHTM Nhà nước theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt. Khi thực hiện Cổ phần hoá cần thuê Công ty có uy tín của nước ngoài đánh giá đúng tài sản có của các NHTM, đặc biệt là các tài sản cố định theo giá thị trường và các chuẩn mực quốc tế để tăng vốn tài sản có và vốn tự có của các NHTMNN vì hiện nay giá trị nhiều tài sản cố định thể hiện trên sổ sách quá thấp so với giá thực tế trên thị trường. 3.4.2.2. Tăng cường vốn chủ sở hữu Nguồn vốn hoạt động của các NHTMNN đều là do ngân sách Nhà nước cấp nên rất khó tăng nhanh. Vì vậy, trong kế hoạch tăng vốn theo Đề án tái cơ cấu các NHTMNN, các ngân hàng này nhận được rất nhiều ưu đãi như: được phép giữ lại phần thuế sử dụng vốn, chuyển phần vốn vay từ WB và IMF.... để tăng vốn điều lệ. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/04/2005 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD cũng cho phép các NHTMNN một lộ trình là 3 (ba) năm để đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định (8%).Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, những biện pháp này chỉ mang tính tạm thời mà không giải quyết được triệt để tình hình tài chính của các ngân hàng này. Vì vậy mà những giải pháp tăng vốn được đề cập sau đây được xem là hiệu quả hơn cả gồm: - 72 - Thứ nhất, nhằm nâng cao năng lực vốn và năng lực hoạt động của các NHTMNN, thực hiện cổ phần hoá các NHTMNN đúng thời hạn và đảm bảo đạt được mục tiêu cổ phần hoá: thu hút được các cổ đông chiến lược nhằm tăng vốn tự có, hiện đại hoá ngân hàng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các NHTMNN đây được coi là giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất. Quá trình cổ phần hoá các NHTMNN đòi hỏi những bước đi thận trọng. Tuy nhiên, nếu trì hoãn quá lâu tiến trình này sẽ không mang lại hiệu quả trong kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này. Việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá NHTMNN trong thời gian tới là rất cần thiết. Lộ trình thực hiện các cam kết với phía nước ngoài không cho phép sự chậm trễ và chúng ta cần tranh thủ thời gian trước khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nước ngoài khi những rào cản đối với các ngân hàng này được dỡ bỏ hoàn toàn vào năm 2010. Cũng như các NHTMNN, các NHTMCP đang có rất nhiều thuận lợi trong việc nâng cao vốn điều lệ của mình thông qua việc phát hành cổ phiếu huy động vốn. Cùng với hiệu quả trong quản lý và kinh doanh, lợi nhuận của các NHTMCP cũng tăng cao và đều đặn, kéo theo tỷ lệ cổ tức cao đã hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là các cổ đông nước ngoài. Khởi đầu cho việc thu hút vốn từ nước ngoài là việc Dragon Financial Holdings (Anh quốc), Công ty Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng ANZ cùng lần lượt nắm giữ một lượng lớn cổ phần của Sacombank. Sau đó là sự kiện Standard Chartered bank mua 10% cổ phần của ACB với giá gấp 6,2 lần mệnh giá và HSBC mua 10% cổ phần của Techcombank và Oversea Chinese Banking Corporation (OCBC) góp vốn vào VP bank . Một số ngân hàng như Eximbank, MB,... cũng đang đàm phán với các đối tác nước ngoài để bán cổ phần. Đây không chỉ việc bán cổ phần để tăng vốn điều lệ đơn thuần mà còn - 73 - là cơ hội để các ngân hàng nội địa nâng cao uy tín của mình, đồng thời có thể tranh thủ được sự hỗ trợ về công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy, sau khi có sự góp vốn của phía nước ngoài, giá trị giao dịch cổ phiếu của các ngân hàng này trên thị trường OTC đã tăng lên mạnh mẽ, kéo theo giá của một số ngân hàng nhỏ khác cũng tăng. Thứ hai, tăng vốn tự có theo các phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm phấn đấu đạt hệ số an toàn vốn trên 8% (năm 2010). Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án củng cố, chấn chỉnh các NHTMCP. Bên cạnh đó, ngân hàng còn cần phải xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng của các NHTMNN theo đúng lịch trình được đưa ra trong đề án xử lý nợ tồn đọng sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tương lai gần. Một giải pháp quan trọng nữa có thể được tính đến, đó là việc sáp nhập các ngân hàng, tức là các ngân hàng nội địa nhỏ có thể liên kết với nhau hoặc với một hay nhiều đơn vị kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực khác để trở thành một định chế tài chính có quy mô lớn hơn, chất lượng dịch vụ đa dạng và mạng lưới kinh doanh rộng hơn. Nếu quy mô vốn của NHTM lớn nhất Việt Nam là Agribank vẫn còn bị coi là quá nhỏ so với các ngân hàng nước ngoài thì liệu những NHTMCP nông thôn rất ít tên tuổi, với số vốn chỉ một vài chục tỷ đồng sẽ có thể tồn tại và phát triển trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hay không? Với quy mô, mạng lưới quá nhỏ bé, các nguồn lực nghèo nàn và thương hiệu yếu kém, việc kêu gọi thêm vốn cổ phần từ các nhà đầu tư để có thể "lột xác", nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các ngân hàng này xem ra khó khả thi. Việc liên kết sẽ là giải pháp làm tăng quy mô vốn của ngân hàng trong thời gian ngắn, nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa thật phát triển. Không những thế, các ngân hàng sẽ có thể kết hợp ưu thế của nhau để tăng cường khả năng quản trị, công nghệ, mở rộng mạng lưới, bổ sung sản phẩm và chắt lọc được đội ngũ nhân lực. Giải pháp - 74 - này thật sự rất đáng quan tâm, trong bối cảnh tiềm lực vốn các NHTM của Việt Nam còn quá nhỏ bé so với các đối thủ nước ngoài. Thực ra, việc sáp nhập với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng là xu hướng chung của các ngân hàng tại một số nước, nhất là ở Châu Á, sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Ở Nhật, năm 2003, Sanwabank sáp nhập với Tokai bank thành UFJ bank và sau đó, ngân hàng này lại sáp nhập (thật ra là bị mua lại) với Mitsubishi Tokyo Financial Group, Inc. Thành một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới (The Bank of Mitsubishi Tokyo UFJ Ltd là ngân hàng con của tập đoàn này). Cũng năm 2003, Sumitomo Mitsui bank sáp nhập với Sakura bank thành Sumitomo Mitsui banking Corporation. ở Mỹ, Deutsche bank mua lại quỹ tín thác Bankers Trust Company NewYork để trở thành Deutsche Bankers Trust Americas... [13] Hiện nay, ở Việt Nam, các Tổng công ty lớn chuyển sang mô hình tập đoàn trong các ngành như dầu khí, bảo hiểm, điện lực, bưu điện, viễn thông... đều muốn thành lập ngân hàng riêng của mình. Trong khi đó, chủ trương của NHNN là củng cố và nâng cao chất lượng các ngân hàng đang hoạt động thay vì thành lập mới. Vì vậy, các tập đoàn này đã chuyển sang hướng đầu tư vào hay thậm chí, mua lại các NHTMCP. Đầu năm 2006, Tổng công ty Điện lực Việt Nam tỏ ra nhanh hơn cả khi nâng tỷ lệ vốn sở hữu của mình tại NHTMCP An Bình lên 40%, góp phần nâng hạng ngân hàng từ NHTMCP nông thôn lên NHTMCP đô thị. Chắc chắn, trong thời gian tới, cùng với sự phát triển sôi động của hệ thống ngân hàng, các hoạt động sáp nhập, tập trung luồng vốn giữa các ngân hàng với nhau hoặc với các doanh nghiệp lớn trong nước sẽ diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Điều này sẽ tạo tiền đề để hình thành nên các tập đoàn tài chính tầm cỡ, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. - 75 - 3.4.2.3. Phát triển đa dạng và chuyên nghiệp các dịch vụ ngân hàng mới Đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, nhằm tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ ngân hàng trên tổng doanh thu. Nếu như trước đây ngân hàng chỉ thực hiện nghĩa vụ cho vay và đi vay thì nay ngân hàng còn thực hiện các hoạt động tư vấn thực hiện hợp đồng, tư vấn về các điều khoản thanh toán trong hợp đồng thay vì thanh toán bằng bảo lãnh thì nay bên mua có thể thanh toán thông qua hình thức bao thanh toán. Khi thực hiện hình thức này ngoài việc ký kết hợp đồng giữa bên mua và bên bán, bên mua bên bán và ngân hàng còn phải ký kết hợp đồng ba bên trong đó cam kết sau khi bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và xuất hoá đơn GTGT thì phải giao hoá đơn cho ngân hàng và kể từ đó ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm đòi nợ cho bên bán. Theo đó, thì vừa đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ về việc đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng thực tế các ngân hàng còn có thể thực hiện nhiều dịch vụ khác mang tính tiện ích nhiều hơn cho khách hàng. Phát triển dịch vụ một cách chuyên nghiệp: chuyên nghiệp ở đây là từ cách thức thực hiện dịch vụ, khả năng chăm sóc khách hàng đến những ưu đãi mà khách hàng được hưởng.... 3.4.2.4. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ Về phát triển sản phẩm: coi trọng việc xây dựng chiến lược kinh doanh, trong đó xác định rõ sản phẩm lõi của hệ thống ngân hàng phù hợp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, vai trò trung gian đơn thuần về tín dụng của các ngân hàng dần thu hẹp. Thay vì huy động vốn gián tiếp qua các ngân hàng, các doanh nghiệp có thể thực hiện nghiệp vụ huy động vốn trực tiếp qua thị trường chứng khoán. Để tồn tại và duy trì lợi nhuận, các ngân hàng ở các nước phát triển đã và đang tiếp tục thay - 76 - đổi phương thức hoạt động của mình, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và tập trung nhiều vào hướng phát triển các dịch vụ. Tuy thị trường chứng khoán trong nước còn đang ở trong giai đoạn đầu nhưng cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế trên chắc chắn sẽ tác động tới các ngân hàng Việt Nam. Cụ thể hơn, khi Việt Nam mở cửa toàn bộ đối với lĩnh vực ngân hàng và thị trường tài chính. các ngân hàng nước ngoài sẽ nhanh chóng phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại và cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng Việt Nam. Vì vậy đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ là một vấn đề mang tính chiến lược dài hạn và cần phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ. Để thực hiện đa dạng hoá các dịch vụ thành công, các ngân hàng Việt Nam một mặt cần chú ý nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ đang được các ngân hàng trên thế giới triển khai, song mặt khác cũng cần có những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu, tập quán trong nước để có những sửa đổi hoặc cải tiến cho phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường trong nước. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược mở rộng dịch vụ với những bước đi cụ thể, có định hướng nhằm tránh việc đầu tư lãng phí, không hiệu quả. Để đẩy mạnh các nghiên cứu về sản phẩm mới, các ngân hàng nên lập ra quy chế thưởng cho những cá nhân, đơn vị có những đề xuất, ý tưởng về sản phẩm mới. Mức thưởng có thể dựa trên mức độ khả thi, khả năng áp dụng vào thực tế của ý tưởng, cũng như nguồn thu tiềm năng do sản phẩm đem lại. Điều này sẽ khuyến khích sự năng động, sáng tạo của các nhân viên, những người trực tiếp thực hiện và hiểu rõ công việc cũng như nhu cầu của khách hàng. Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cũng cần phải được tiến hành đồng bộ với những giải pháp marketing khác nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ rộng rãi đồng thời xác định được phản ứng của khách hàng để có những quyết định điều chỉnh đầu tư đúng đắn. - 77 - Tìm hiểu các sản phẩm hiện có trên thế giới là bước đi ban đầu để giúp các ngân hàng Việt Nam theo kịp với các ngân hàng trên thế giới, nhưng để đạt được lợi thế cạnh tranh quốc tế thì việc nâng cao năng lực tự nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới chưa từng có chính là vấn đề có ý nghĩa then chốt. Việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới chưa từng có có thể được thực hiện bước đầu với thị trường trong nước. Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi một sự đầu tư lớn về con người và công nghệ. Hơn nưã, NHNN cũng cần nghiên cứu để tạo hành lang thuận lợi, thông thoáng hơn, ví dụ như các quy định về mang, chuyển đổi ngoại tệ ra nước ngoài nhằm phục vụ cho nhu cầu chính đáng như học tập, chữa bệnh,... để các NHTM phát triển hơn nữa dịch vụ của mình. 3.4.2.5. Mở rộng và phát triển mạng lưới ngân hàng Về vấn đề phát triển mạng lưới: Mở rộng mạng lưới thông qua việc hình thành các công ty hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan và có khả năng hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng thương mại như Công ty bảo hiểm nhân thọ, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Công ty tài chính và dịch vụ chuyển tiền,... Các công ty là kênh phân phối sản phẩm, góp phần tận dụng lợi thế sẵn có của ngân hàng trong việc nắm bắt các cơ hội mở ra từ quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cần quan tâm đến mối quan hệ giữa ngân hàng mẹ và các công ty trực thuộc sao cho thuận lợi. Cũng phải chú ý là tập đoàn tài chính - ngân hàng phải là một tập đoàn đa sở hữu. Nếu một tập đoàn được thành lập với 1 công ty mẹ là NHTM và một loạt công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thì thực chất đó chỉ là sự đổi tên Tổng công ty hay ngân hàng thành tập đoàn. Điều đó có nghĩa là việc phát triển mạng lưới là một quá trình lâu dài có chất lượng tạo điều kiện cần cho việc phát triển tập đoàn tài chính trong tương lai. 3.4.2.6. Đổi mới công nghệ sử dụng trong hoạt động Ngân hàng - 78 - Về công nghệ: ưu tiên nâng cấp hệ thống thông tin quản lý và điều hành nhằm nâng cao chất lượng quản lý và kinh doanh của các NHTM. Không những đối với NHTM, Chính phủ cũng cần cởi bỏ những mệnh lệnh hành chính, những chính sách cho vay ưu đãi bắt buộc cho hệ thống ngân hàng. Theo những cam kết trong lộ trình hội nhập, ngân hàng đã tiến hành tách các dạng ngân hàng công ích này ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại chính sách. Chỉ có như thế, ngành ngân hàng hiện nay mới từng bước thoát khỏi những ràng buộc những quyết định mang tính chất xã hội. Tập trung đầu tư có hiệu quả vào việc phát triển công nghệ ngân hàng: Hiện nay công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của các ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại thường là các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, và đòi hỏi có sự đầu tư công nghệ ban đầu khá lớn nên các nhà quản lý ngân hàng bên cạnh việc tích cực phát triển công nghệ thông tin cũng cần phải cân nhắc lựa chọn phát triển công nghệ phù hợp với khả năng và yêu cầu phát triển của mỗi ngân hàng. Trong thời gian tới, các NHTM cần quan tâm đến các công việc sau: + Triển khai tích cực dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II. - Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp toàn bộ hệ thống các ứng dụng công nghệ với hệ thống dịch vụ trong toàn bộ màng lưới của các NHTMNN; triển khai hệ thống giao dịch trực tuyến đến hầu hết các chi nhánh của NHTMNN. - Hoàn thiện và chuẩn hoá các quy trình tác nghiệp và quản lý nghiệp vụ ngân hàng theo hướng công nghệ hoá. - Xây dựng các phần mềm quản lý ngân hàng cơ bản (quản lý tín dụng, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư, quản lý tài chính - kế toán, dịch vụ thanh toán,..). - 79 - - Xây dựng hệ thống thông tin tập trung tại hội sở chính của các NHTMNN. - Phát triển các kênh giao dịch điện tử, trước hết ở các thành phố, trung tâm kinh tế lớn. 3.4.2.7. Cải tiến quy trình, quy chế hoạt động của ngân hàng Về quy trình quy chế: Xây dựng định chế và quy trình nghiệp vụ về quản trị rủi ro, quản lý tài sản - nợ, quản lý vốn, quản lý đầu tư, kiểm toán nội bộ phù hợp với thông lệ quốc tế; xây dựng hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế, thiết lập các chỉ tiêu tài chính phù hợp với khuyến nghị của BIS, nhất là tiêu chuẩn vốn và dự phòng rủi ro. 3.4.2.8. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán thường xuyên Về kế toán, kiểm toán: Để trở thành chuẩn tập đoàn, điều kiện đầu tiên và tiên quyết là các tập đoàn kinh tế phải áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS thay vì các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đây được xem như là một trong những giải pháp bắt buộc làm tăng thêm tính minh bạch trong các báo cáo tài chính của tập đoàn tài chính - ngân hàng theo những tiêu chuẩn quốc tế. Quy định này chắc chắn sẽ làm hạn chế đáng kể tình hình tham nhũng diễn ra trong các tập đoàn và đó làm tăng thêm tính minh bạch để niêm yết cổ phiếu của các tập đoàn kinh tế ra thị trường chứng khoán quốc tế. 3.4.2.9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nhân lực là một trong những nguồn nhân lực quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Vì vậy, phát triển năng lực đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết trong chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh lâu dài của ngân hàng. Để công tác củng cố và phát triển nguồn nhân lực được thực hiện liên tục và nhất quán, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng được một chiến lược về quản trị nguồn nhân lực và thiết lập cơ chế thực thi chiến lược đó một cách - 80 - hiệu quả. Nội dung quan trọng nhất trong mỗi chiến lược phát triển nguồn nhân lực bao gồm: a. Cải cách chế độ tuyển dụng Trên cơ sở chiến lược kinh doanh, các ngân hàng cần cân đối, xem xét nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu tuyển dụng cụ thể với từng vị trí công việc của các phòng ban không chỉ trong hiện tại mà còn cả nhu cầu trong tương lai.. Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam thực hiện công tác này chưa thật sự tốt do còn nhận thức cho rằng người có nhu cầu tìm việc rất nhiều nên có thể lựa chọn. Trên thực tế, những nhân lực có trình độ, những sinh viên giỏi lại thường được nhiều công ty, ngân hàng chào đón. Cơ hội việc làm của các sinh viên này là rất lớn nên họ có quyền chọn lựa nơi làm việc xứng đáng. Bên cạnh việc đăng quảng cáo trên các báo, trên Website, các ngân hàng có thể sử dụng những hình thức khác nhau như dán poster, treo băng rôn, phân phát tờ rơi tại những nơi tiềm năng, thông thường là các trường đại học chuyên ngành, có truyền thống cung cấp nhiều nhân viên trong lĩnh vực khác nhau của ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng có thể tổ chức các buổi giao lưu, giới thiệu về hình ảnh ngân hàng cũng như các chương trình tuyển dụng với sinh viên các trường. b. Tăng cường hiệu quả đào tạo Các ngân hàng cần nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển các năng lực của nguồn lao động với trọng tâm nâng cao trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp, phát triển khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Các nhân viên ngân hàng cần học hỏi tính sáng tạo, nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật. Để hỗ trợ tốt nhất cho công việc, khả năng tiếp cận, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và ngoại ngữ nên là yêu cầu bắt buộc. c. Xây dựng cơ chế thưởng phạt công bằng và hợp lý - 81 - Cùng với việc tìm nguồn và đào tạo nhân lực đầu vào, các ngân hàng cũng cần phải xây dựng chế độ đãi ngộ minh bạch, hợp lý, đồng thời có cơ chế thưởng phạt rõ ràng. Cần có một cơ chế lương thưởng xứng đáng cho người lao động, sao cho với thu nhập từ ngân hàng, các nhân viên không chỉ đủ duy trì cuộc sống mà còn có thể làm giàu chính đáng, từ đó họ sẽ chuyên tâm làm việc và cống hiến cho ngân hàng. Điều này vừa có tác dụng khuyến khích sự cống hiến của người lao động và thu hút nhân tài. Đồng thời, một cơ chế kỷ luật phù hợp thích đáng, đảm bảo sự công bằng và nghiêm minh sẽ giúp ngăn ngừa các hành vi xấu mang tính trục lợi, gây ảnh hưởng tới lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. d. Tạo lập một môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp Để xây dựng một môi trường làm việc như thế đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo cũng như tập thể nhân viên mỗi cơ quan ngân hàng. Yêu cầu trước tiên là mỗi ngân hàng cần xây dựng quy trình, lề lối làm việc một cách rõ ràng. Các ngân hàng cần phải xây dựng được những cơ chế để nhận biết và tôn vinh những nỗ lực của cá nhân, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên. Xác định những giá trị văn hoá riêng có của ngân hàng mình, tạo ra một phong cách khác biệt cho nhân viên của ngân hàng chính là để tạo ra niềm tự hào riêng cho mỗi nhân viên về ngân hàng mình. Điều này thể hiện qua trang phục, cách bài trí trong các phòng làm việc, logo, biển hiệu... của ngân hàng. Những hoạt động sinh hoạt tập thể văn hoá, văn nghệ thể thao cũng cần được chú trọng khai thác và tổ chức hiệu quả. Những cuộc thi kiến thức, thi đấu thể thao trong nội bộ ngân hàng hoặc với các ngân hàng bạn, những chuyến đi dã ngoại hoặc lao động công ích vào ngày nghỉ sẽ giúp nhân viên thư giãn, nâng có sức khoẻ và tái tạo sức lao động. Quan trọng hơn, các chuyến giao lưu này sẽ tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố sự đoàn kết, thân thiện và gắn bó cho nhau. - 82 - Chúng ta nên học tập tinh thần làm việc của người Nhật Bản. Tại đó, các nhân viên luôn tự hào và mong muốn gắn bó với công ty của mình suốt đời. Một khi ngân hàng đã tạo cho các nhân viên ra một sự đảm bảo về tương lai làm việc lâu dài thì ít khi họ rời bỏ ngân hàng. Đặc biệt, nếu có thay đổi công việc, họ thường không tìm đến đối thủ cạnh tranh của chính ngân hàng mình. 3.5. Kiến nghị: Trên cơ sở các giải pháp đề ra như trên bản thân tôi cũng có một số kiến nghị nhằm góp một phần đóng góp nhỏ bé của mình để giúp cho quá trình xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng của Việt Nam theo mô hình ngân hàng đa năng như sau: 3.5.1. Kiến nghị đối với Nhà nước Thứ nhất, Nhà nước cần có quy định cụ thể về số vốn điều lệ một cách phù hợp. Khi thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng, Chính phủ cần đảm bảo quy mô vốn điều lệ đủ lớn cho tập đoàn theo thông lệ quốc tế, đồng thời lựa chọn những chuyên gia tài chính - ngân hàng đủ trình độ giữ các chức vụ lãnh đạo và quản trị tập đoàn. Thứ hai, phối hợp hài hoà giữa Bộ cơ quan chủ quản với bản thân các tập đoàn tài chính - ngân hàng. Tập đoàn tài chính - ngân hàng là mô hình tổ chức doanh nghiệp chưa hề có ở Việt Nam nên quá trình thành lập và tổ chức hoạt động, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với trách nhiệm là bộ chủ quản quản lý ngành cần tích cực, chủ động cùng với Ban lãnh đạo tập đoàn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế tổ chức và hoạt động, đặc biệt là cơ chế tài chính và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân cấp, uỷ quyền quản lý cho Hội đồng Quản trị và Ban lãnh đạo tập đoàn đủ quyền năng để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao thể hiện chủ yếu qua điều lệ của tập đoàn và các văn bản pháp luật. - 83 - Thứ ba, phối hợp giữa các cơ quan Trung ương với Bộ chủ quản và với bản thân các tập đoàn tài chính - ngân hàng. Để chuẩn bị các điều kiện thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan hữu quan của Chính phủ trình Thủ tướng thành lập Ban trù bị. Ban trù bị có thể do một Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Trưởng ban, có lãnh đạo cấp Vụ của các Bộ liên quan tham gia, đủ thẩm quyền và chuyên môn cần thiết đề xuất với Chính phủ một Đề án tối ưu. Vì tập đoàn tài chính - ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tài chính -tiền tệ nên ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước rất quan trọng. Do đó, những năm qua Đảng và Nhà nước rất thận trọng trong quá trình chuyển đổi hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường. Kinh nghiệm của các nền kinh tế quốc tế, đặc biệt là các nền kinh tế trong khu vực những năm vừa quá đã cho thấy sự ổn định của thị trường tài chính - tiền tệ trong nước quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vậy xác định lộ trình hội nhập quốc tế của các NHTM và Định chế tài chính ở nước ta có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế quốc tế không thể đảo ngược. 3.5.2. Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng cần cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, hiện đại và có hiệu quả: Thứ nhất, sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh và cơ cấu tổ chức của các chi nhánh nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất, tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng, giảm thiểu chi phí, các thủ tục hành chính phức tạp không cần thiết trong các giao dịch ngân hàng và nâng cấp năng lực cạnh tranh Thứ hai, tăng cường năng lực, hiệu quả của bộ máy quản trị, bộ máy điều hành và các phòng ban tại Hội sở chính. Xây dựng và áp dụng đầy đủ - 84 - các mô hình quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế (Sổ tay tín dụng, mô hình quản trị rủi ro, mô hình quản lý tài sản nợ - tài sản có, quản trị phát triển mạng lưới sản phẩm...) - 85 - KẾT LUẬN Trước những đòi hỏi cấp bách và những thách thức lớn của quá trình hội nhập cụ thể là việc thực hiện những cam kết song phương và đa phương về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các NHTM Việt Nam đang đứng trước những sự lựa chọn mang tính cốt tử trong việc xác định chiến lược kinh và cách thức đổi mới mô hình hoạt động. Để từng bước xây dựng các NHTM Việt Nam thành các tập đoàn tài chính mạnh, có thể đứng vững, phát triển và hội nhập với nền tài chính - ngân hàng khu vực và trên thế giới đòi hỏi một quá trình lao động sáng tạo và bền bỉ của các cấp quản lý vĩ mô và bản thân từng NHTM. Qua nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ” có thể đưa ra các kết luận như sau: 1. Hệ thống các ngân hàng Việt Nam vẫn còn tồn tại những nhược điểm cố hữu của nó như: cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu còn thấp, năng lực cạnh tranh thấp, chất lượng nguồn lực chưa cao, hệ thống công nghệ thông tin chưa phát triển, các dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, quản trị ngân hàng còn yếu mặt khác hệ thống các chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ nên đã gây một số cản trở cho quá trình xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. 2. Bên cạnh những tồn tại đó thì cũng không thể lãng quên những nỗ lực cả từ phía Nhà nước và ngân hàng để cải tiến tình hình hiện tại nhằm mục đích thực hiện xây dựng mô hình ngân hàng đa năng. Việt Nam cũng đang hình thành được những tiền đề và điều kiện cơ bản cho việc xây dựng một mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng theo đúng cách của nó. - 86 - 3. Việc các NHTM có lựa chọn, xây dựng ngân hàng trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng hay không tuỳ thuộc vào chiến lược riêng của từng ngân hàng, từng quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức với nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với ngành ngân hàng, sau khi gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam sẽ tạo nên những thời cơ và thách thức không nhỏ đối với các NHTM và Định chế tài chính nước ta, thúc đẩy quá trình hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Để hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn tài chính - ngân hàng và các NHTM quốc tế những năm qua các NHTM nước ta đã có nhiều đổi mới và cải cách tổ chức và hoạt động theo hướng hiện đại hoá. Song, với quy mô và trình độ công nghệ như hiện nay, các NHTM nước ta khó giành thắng lợi trong cạnh tranh quốc tế. Việc hình thành một ngân hàng mạnh, kinh doanh đa năng với nguồn lực tài chính lớn là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của NHTM Việt Nam. Bởi vậy nghiên cứu mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam là sự chuẩn bị tích cực, chủ động của ngành ngân hàng cho quá trình hội nhập quốc tế khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc thúc đẩy cho quá trình xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam được nhanh chóng và hoàn thiện hơn. - 87 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đặng Minh Châu (2003), Đa năng hóa hoạt động ngân hàng thương mại theo cơ chế thị trường ở Việt Nam. Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học Kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội. 2. Ngô Chung (2001), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc Dân. Hà Nội. 3. Đặng Ngọc Đức (2002), Giải pháp đổi mới hoạt động ngân hàng thương mại. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc Dân. Hà Nội. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (5/2005), “Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, Tài liệu hội thảo bàn về việc xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng và hoàn thiện khuôn khổ thể chế để thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tháng 05 năm 2005. 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (8/2006), “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam”, Tài liệu hội thảo bàn về việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tháng 08 năm 2006. 6. Nguyễn Ngọc Oánh - Phạm Ngọc Phong (1996), Ngân hàng Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển. Chế bản. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 7. Ngô Quốc Kỳ (2005), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. NXB Tư pháp. Hà Nội. 8. Lê Văn Tư (2004), Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính. NXB Tài chính. Hà Nội. - 88 - 9. Tạp chí Ngân hàng, số 1 đến 4 năm 2007. 10. Nguyễn Quốc Việt (2007), Thời báo hoạt động Ngân hàng. Hà Nội 11. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001. 12. Vụ Quan hệ quốc tế, Bộ Tài chính (8/1999), “Chiến lược hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính giai đoạn 2000 - 2001”. 13. Thông tin trên các trang web: www.citigroup.com www.dei.gov.vn www.avi.gov.vn www.mot.gov.vn www.wto.org Tiếng Anh 14. A proposal regarding a Bank Holding Company Model, June 18, 1998, Office of the Superintendent of Financial Institutions, Bank of Canada. 15. The Economist, May 20 th 2006, A Survey of International Banking 16. The World Bank, 2003 annual review of development effectiveness, “The effectiveness of bank support for policy reform”, Washington .DC, The World Bank, 2004. 17. Đỗ Kim Sơn (1996 - 2001), A study of management in the banking sector. Theses of Ph.D. New Delhi, 2002. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đặng Ngọc Đức (2002), Giải pháp đổi mới hoạt động ngân hàng thương mại. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc Dân. Hà Nội. 2. Đặng Minh Châu (2003), Đa năng hóa hoạt động ngân hàng thương mại theo cơ chế thị trường ở Việt Nam. Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học Kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội. 3. Lê Văn Tư (2004), Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính. NXB Tài chính. Hà Nội. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (5/2005), “Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, Tài liệu hội thảo bàn về việc xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng và hoàn thiện khuôn khổ thể chế để thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tháng 05 năm 2005. 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (8/2006), “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam”, Tài liệu hội thảo bàn về việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tháng 08 năm 2006. 6. Nguyễn Ngọc Oánh - Phạm Ngọc Phong (1996), Ngân hàng Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển. Chế bản. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 7. Nguyễn Quốc Việt (2007), Thời báo hoạt động Ngân hàng. Hà Nội 8. Ngô Chung (2001), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc Dân. Hà Nội. 9. Ngô Quốc Kỳ (2005), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. NXB Tư pháp. Hà Nội. 10. Tạp chí Ngân hàng, số 1 đến 4 năm 2007. 11. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001. 12. Vụ Quan hệ quốc tế, Bộ Tài chính (8/1999), “Chiến lược hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính giai đoạn 2000 - 2001”. 13. Thông tin trên các trang web: www.citigroup.com www.dei.gov.vn www.avi.gov.vn www.mot.gov.vn www.wto.org Tiếng Anh 14. A proposal regarding a Bank Holding Company Model, June 18, 1998, Office of the Superintendent of Financial Institutions, Bank of Canada. 15. The Economist, May 20 th 2006, A Survey of International Banking 16. The World Bank, 2003 annual review of development effectiveness, “The effectiveness of bank support for policy reform”, Washington .DC, The World Bank, 2004 17. Đỗ Kim Sơn (1996 - 2001), A study of management in the banking sector. Theses of Ph.D. New Delhi, 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3140_3137.pdf
Luận văn liên quan