Luật pháp La Mã

PHẦN I: LUẬT LA MÃ QUA CÁC THỜI KÌ I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ 1. Luật La Mã thời Cổ đại · Đầu tiên, Luật La Mã là luật được hình thành từ việc hành luật lâu năm theo tập quán không có luật viết. · Một trong những tác phẩm luật ra đời sớm nhất là Bộ luật 12 bảng (tiếng La Tinh: Lex duodecim tabularum), thành hình vào khoảng năm 450TCN. · Ngành luật học La Mã đạt đến đỉnh cao nhất trong những thế kỷ đầu tiên của thời kỳ hoàng đế (thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 3 SCN). · Trong thời gian cuối của thời Cổ đại, các học thuyết của ngành luật học cổ điển này có nguy cơ bị lãng quên. Để chống lại xu hướng đó, Hoàng đế Justinian I đã ra lệnh sưu tập lại các bản văn luật cũ. · Tác phẩm luật mà sau này được biết đến dưới tên Corpus Juris Civilis bao gồm các quyển sách dạy về luật (công bố năm 533), tập san các bài văn của các luật gia La Mã (tiếng La Tinh: digesta hay pandectae), các đạo luật do hoàng đế ban hành (Codex Justinianus, công bố năm 534) và các đạo luật đã được sửa đổi bổ sung (novellae) ."

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13995 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật pháp La Mã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật pháp La Mã Lời nói đầu: Bài viết này là do anh Phạm Hữu Trung viết trên blog. Bài viết có sử dụng tài liệu là bài giảng của TS. Đào Minh Hồng - Trưởng khoa Quan hệ quốc tế ĐH KHXH&NV TP.HCM. Xin chân thành cảm ơn anh Trung đã cho phép đăng lại trên diễn đàn. Xin giới thiệu để mọi người tham khảo: PHẦN I: LUẬT LA MÃ QUA CÁC THỜI KÌ I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ 1. Luật La Mã thời Cổ đại Đầu tiên, Luật La Mã là luật được hình thành từ việc hành luật lâu năm theo tập quán không có luật viết. Một trong những tác phẩm luật ra đời sớm nhất là Bộ luật 12 bảng (tiếng La Tinh: Lex duodecim tabularum), thành hình vào khoảng năm 450TCN. Ngành luật học La Mã đạt đến đỉnh cao nhất trong những thế kỷ đầu tiên của thời kỳ hoàng đế (thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 3 SCN). Trong thời gian cuối của thời Cổ đại, các học thuyết của ngành luật học cổ điển này có nguy cơ bị lãng quên. Để chống lại xu hướng đó, Hoàng đế Justinian I đã ra lệnh sưu tập lại các bản văn luật cũ. Tác phẩm luật mà sau này được biết đến dưới tên Corpus Juris Civilis bao gồm các quyển sách dạy về luật (công bố năm 533), tập san các bài văn của các luật gia La Mã (tiếng La Tinh: digesta hay pandectae), các đạo luật do hoàng đế ban hành (Codex Justinianus, công bố năm 534) và các đạo luật đã được sửa đổi bổ sung (novellae). 2. Luật La Mã trong thời kỳ Trung Cổ và trong thời Hiện đại Trong Đế quốc Byzantine, bộ luật của Justinian vẫn là cơ sở cho việc thực thi luật pháp. Trong thế kỷ thứ 9 Hoàng đế Leo VI (886–912) cho ra đời bộ luật Byzantine mà về cơ bản là từ bản dịch ra tiếng Hy Lạp của Codex Justinianus và các digesta. Thế nhưng Luật La Mã đã đi vào lãng quên ở Tây Âu trong thời gian đầu của thời Trung cổ. Đặc biệt là người ta không còn biết đến các digesta nữa. Vào khoảng năm 1050, các bản văn này được tái khám phá. Bắt đầu từ thời điểm này các luật gia người Ý là những người đầu tiên tiếp tục dựa vào Luật La Mã. Trường luật của họ tại Bologna đã phát triển thành một trong những trường đại học đầu tiên của châu Âu. Những người bình chú dân luật (glossator) diễn giải và hiệu chỉnh lại các bài văn theo nhu cầu và phương pháp đương thời. Sau đấy những người bình luận (commentator) biên soạn các bài văn về luật thành thành những tác phẩm mang tính thực tiển. Khi chính thể chuyên chế và thời kỳ Khai sáng bắt đầu, luật tự nhiên lại chiếm vị trí nổi bật. Vào đầu thế kỷ 19, cùng với Trường phái Luật lịch sử mà người đại diện nổi bật là Friedrich Karl von Savigny, người ta lại bắt đầu quay lại với Luật La Mã. Ngay các bộ luật dân sự hiện đại - như Bộ luật Dân sự Đức và Bộ luật Dân sự Áo trong văn bản đầu tiên – cũng thành hình trước tiên là từ Luật La Mã II. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN LUẬT LA MÃ Thế kỉ VI – VII sau công nguyên, La Mã đã từng là một quốc gia rộng lớn bao gồm hầu hết các khu vực Điạ Trung Hải với sự phát triển rực rỡ về kinh tế và xã hội. Nhà nước La Mã còn nổi lên như một quốc gia có chế độ xã hội là chiếm hữu nô lệ và vì thế mà ngay từ ngày đầu tiên khi mà một công dân La Mã (Populus Romanus) xuất hiện thì cũng là lúc mà tư hữu trở nên như một bản thể vững chắc, một cơ sở cơ bản cho sự phát triển cường thịnh suốt gần 1300 năm. Qua những nguồn thư tịch cổ, các công trình nghiên cứu của các sử gia từ thế kỉ 3 Trước CN, nhất là qua các số liệu khảo cổ học và ngôn ngữ học, nhiều học giả ngày nay đã đi tới việc khẳng định một số điểm cơ bản về lịch sử nhà nước La Mã như sau: Đầu Thế kỉ VIII TCN, một trung tâm La Mã (Forum Romanum) đã xuất hiện trên cơ sở hội tụ của một số các nhóm dân cư lạc hậu từ vùng La-xi, Pa-la-tin, Xeli, Kvi-rin… Giữa thế kỉ VII TCN, Forum Romanum trở thành một trung tâm kinh tế và chính trị của các bộ tộc người La Mã. Đầu Thế kỉ VI TCN, nhà nước La Mã xem như đã xuất hiện với những nét sơ khai nhất. Năm 509 TCN, sau khi vị vua thứ 7 là Tarquin II bị đuổi khỏi thành La Mã, nhà nước La Mã bước vào giai đoạn cộng hòa chiếm hữu nô lệ. Nội dung cơ bản nhất của lịch sử nhà nước La Mã là: Cuộc đấu tranh gay gắt giữa quý tộc và bình dân xung quanh vấn đề ruộng đất và quyền lợi chính trị, và cuộc đấu tranh vì quyền lợi chính trị cũng chỉ là hậu quả đấu tranh vì ruộng đất mà thôi. Tình trạng sự gia tăng lấn át của tầng lớp quý tộc thị tộc đối với bình dân buộc họ phải tìm đến những biện pháp đấu tranh khác nhau và đáng lưu ý nhất là hình thức bỏ La Mã để ra đi đến những nơi khác. Luật 12 bảng mà chúng ta vẫn thường gọi được xuất hiện trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh giữa bình dân và quý tộc ngày càng gay gắt, cho nên ta có thể xem bản chất của luật 12 bảng là sự ghi nhận vai trò của tất cả mọi công dân La Mã trong quá trình củng cố và phát triển nhà nước – sự khẳng định trật tự các quyền lợi chính trị và kinh tế của bình dân – một tầng lớp đông đảo nhất ở La Mã – có vai trò như động lực lịch sử của nhà nước La Mã mà bản chất cơ bản của nó là chế độ tư hữu. Năm 514 TCN, nhà nước cộng hoà La Mã đã được thành lập, lúc đầu bộ máy nhà nước ở La Mã gồm có Viện Nguyên lão, Đại hội nhân dân và quan chấp chính (2 người). Tuy chế độ cộng hoà đã được thiết lập nhưng về quyền lợi kinh tế, chính trị và địa vị xã hội, bình dân không được bình đẳng với quý tộc. Vì vậy bình dân đã đấu tranh lâu dài với quý tộc để giải quyết các vấn đề đó. Những thắng lợi đầu tiên của bình dân là giai cấp quý tộc phải đồng ý cho bình dân được cử quan Bảo dân để bênh vực quyền lợi cho bình dân, được chia ruộng đất, được tổ chức đại hội bình dân. Đặc biệt, về mặt pháp luật, quý tộc phải đồng ý ban hành luật thành văn. Năm 454 TCN, La Mã đã cử 3 người sang Hy Lạp để tìm hiểu luật pháp của Hy Lạp, nhất là của Xôlông (Solon). Năm 452 TCN, khi 3 người này trở về, La Mã thành lập ủy ban 10 người để soạn luật Solon (640 - 558 TCN), nhà hoạt động nhà nước trong quốc gia thành bang Aten thời Hi Lạp cổ đại. Xuất thân từ một gia đình quý tộc sa sút. Năm 594 TCN., được cử giữ chức vụ chấp chính quan. Là người khởi xướng các cải cách chính trị, kinh tế, xã hội nhằm từng bước thủ tiêu các tàn dư của chế độ thị tộc, xây dựng thể chế dân chủ chủ nô công thương, tạo điều kiện cho kinh tế công thương nghiệp của Aten phát triển mạnh mẽ. Đương thời, người Hi Lạp đã xem các cải cách của Xôlông có tác động rất lớn trong việc "trút bỏ gánh nặng" các tàn dư lạc hậu nhằm xây dựng Aten trở thành một thành bang phát triển nhất trong các thành bang Hi Lạp cổ đại. Sau 1 năm làm việc, ủy ban này soạn được một bộ luật khắc trên 10 bảng đồng đặt ở quảng trường để mọi người đều biết sau đó mới giao cho hội nghị bách nhân đội, tổ chức quan trọng nhất trong đại hội nhân dân phê chuẩn. Do nội dung của 10 bảng chưa tập hợp hết mọi luật lệ trước đó cuả La Mã nên năm 450 TCN lại cử một ủy ban 10 người mới trong đó có 3 ủy viên là bình dân. Uy ban này soạn thêm 2 bảng nữa, vì vậy bộ luật này gọi là luật 12 bảng. Nội dung của bộ luật đề cập đến nhiều mặt trong đời sống xã hội như thể lệ tố tụng xét xử, việc thừa kế tài sản, việc cho vay nợ, quan hệ gia đình, địa vị phụ nữ. Như vậy, hoàn cảnh lịch sử sự xuất hiện luật 12 bảng là: Sự phân hóa các giai tầng xã hội Sự đấu tranh để bảo vệ quyền lợi kinh tế và chính trị của không chỉ bình dân mà của cả tầng lớp tiểu quý tộc có nguy cơ bị phá sản, cuả nô lệ mới được giải phóng và cuối cùng là của tầng lớp thương nhân. Luật pháp La Mã trải qua 3 thế kỉ phát triển tiếp theo với 2 dòng luật pháp song song: - Các luật của các hoàng đế (leges) - Các tác phẩm của các luật gia (jus) Từ luật 12 bảng đến luật La Mã. -Corpus Juris Civilis (bộ dân luật) Ngày 15/12/530, Justinian I thành lập Hội đồng gồm 17 người do Tribonian đứng đầu để biên soạn Digesta (hay còn có tên là Pandectae Justiniani) - Tập trích tuyển các trước tác của các luật gia La Mã. Dưới góc độ lý luận - nhận thức, Digesta được đánh giá là có vai trò quan trọng nhất trong các tác phẩm của Corpus Juris Civilis. Sau hơn ba năm làm việc cật lực, công việc biên soạn Digesta được hoàn thành vào 16 tháng 12 năm 533.Digesta gồm 50 quyển, trích dẫn 2000 trước tác của 39 luật gia, mỗi quyển lại chia ra thành các mục (ví dụ về vật – de rebus, về mua bán – de actinibus empti vebditi, về di chúc – de testamentis...) Ngày 21/11/533 Biên sọan thành công sách giáo khoa luật La mã (Institutiones). Việc biên soạn Institutionescó mục đích mang đến sự rõ ràng và giới thiệu toàn bộ khoa học về luật (tota legitima scientia), không chỉ có việc giải quyết các vấn đề pháp lý thực tế mà còn chứa đựng những suy luận lý thuyết chung về luật như định nghĩa về luật, về khoa học luật . Novellae (hay còn được gọi là Novellae leges) gồm các văn bản dưới thời Justinian (535-565) với 122 văn bản Sau hơn 3 năm trên, đã xây dựng đựơc một bộ luật Corpus Juris Civilis bao gồm 4 bộ phận cấu thành: Codex Constitutionum - Bộ luật Justinian, Institutiones - Sách giáo khoa Luật La Mã Digesta - Tổng luận luật học Justinian Novellae - Tập hợp luật mới còn có têh gọi là Đại toàn quốc pháp Justinian. • Luật La Mã với Corpus Juris Civilis, là Tập hợp luật thành văn vĩ đại nhất trong lịch sử của chế độ chiếm hữu nô lệ, đánh dấu Luật La Mã đã phát triển đến thời đại huy hoàng, Corpus Juris Civilis thực sự có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của pháp luật và học thuyết pháp lý ở các nước châu Âu lục địa. • Công tác pháp điển trong thời kì hòang đế Justinian (483 – 565) là sự kiện có ý nghĩa nhất trong lịch sử Luật la mã và hệ thống dân luật nói riêng. • Tập hợp các chế định luật dân sự - Corpus Juris Civilis là nguồn vô cùng quý giá để từ đó có thể hiểu được lịch sử và nội dung của Luật La Mã. Trong thời kỳ phục hưng của Luật La Mã bắt đầu từ thế kỷ XI, các khoa luật trong các trường đại học tổng hợp ở châu Âu đã giảng dạy Luật La Mã qua Corpus Juris Civilis . Tập hợp các chế định luật dân sự Corpus Juris Civilis được xếp là một trong 100 công trình có ảnh hưởng khắp thế giới. Như vậy, Luật La Mã chia thành hai loại công pháp và tư pháp: Công pháp quy định mối tương quan với tôn giáo và kết cấu tổ chức quốc gia cũng phạm vi hoạt động của nó, “Công pháp liên quan đến chính thể của đế quốc La Mã, tư pháp liên quan đến lợi ích cá nhân” . Tư pháp là pháp luật trực tiếp liên quan đến lợi ích cá nhân. Tư pháp được chia thành luật tự nhiên, luật thị dân và luật vạn dân liên quan đến loài người với các quyền được tự nhiên giao phó (jus nature), quyền lợi của công dân La Mã (jus civil) và quyền lợi của những người khác trong Đế quốc La Mã (jus gentium)... CƠ QUAN LẬP PHÁP Thời kì Cộng Hòa: Đại Hội nhân dân Thời kì Quân Chủ: Viện nguyên Lão và Nguyên Thủ Cuối thế kỉ thứ III: Mệnh lệnh của nguyên thủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuật pháp La Mã.doc
Luận văn liên quan