Minh triết của đời thường

Nếu triết học là thứ gia bảo trân quí giành cho các học giả thông thái truy tìm các câu hỏi về bản thể luận, nhận thức luận, phương pháp luận về sự vật hiện tượng, thì minh triết là của đời thường, của quảng đại chúng sinh. Duy danh định nghĩa bất kỳ một sự vật hiện tượng nào luôn luôn là một sự khó “vật phải có tên”. Quán tính tư duy đó dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta. Theo lối kinh nghiệm, dường như chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những câu trả lời tùy theo các cách tiếp cận khác nhau. Đó là một thực tại tối hậu của đời sống? một suối nguồn của tư tưởng, hay chân lý của chân lý v.v . Nếu bằng lòng với cách minh giải theo lối chiết tự, thì minh triết là một cái nhìn thông thái, sáng suốt về đời sống. Tư duy khái niệm sẽ lập tức lên tiếng, đòi hỏi sự phân tích về các khái niệm “thông thái” “sáng suốt”, nếu tiếp tục, đương nhiên, chúng ta sẽ phải tham gia vào trò cút - bắt không tiền khoáng hậu với những danh từ, tính từ những khái niệm hàn lâm. Đó quả là một thực tế đầy mâu thuẫn, bởi trong khi thực hiện thao tác đó thì dường như chúng ta lại đang đi ngược lại lời dạy của một bậc thánh triết phương đông là Lão Đam tiên sinh,“đạo khả đạo, phi thường đạo - danh khả danh, phi thường danh - vật có thể gọi ra tên thì đâu còn là nó nữa”.

docx7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Minh triết của đời thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Minh triết của đời thường Nếu triết học là thứ gia bảo trân quí giành cho các học giả thông thái truy tìm các câu hỏi về bản thể luận, nhận thức luận, phương pháp luận về sự vật hiện tượng, thì minh triết là của đời thường, của quảng đại chúng sinh. Duy danh định nghĩa bất kỳ một sự vật hiện tượng nào luôn luôn là một sự khó “vật phải có tên”. Quán tính tư duy đó dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta. Theo lối kinh nghiệm, dường như chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những câu trả lời tùy theo các cách tiếp cận khác nhau. Đó là một thực tại tối hậu của đời sống? một suối nguồn của tư tưởng, hay chân lý của chân lý v.v... Nếu bằng lòng với cách minh giải theo lối chiết tự, thì minh triết là một cái nhìn thông thái, sáng suốt về đời sống. Tư duy khái niệm sẽ lập tức lên tiếng, đòi hỏi sự phân tích về các khái niệm “thông thái” “sáng suốt”, nếu tiếp tục, đương nhiên, chúng ta sẽ phải tham gia vào trò cút - bắt không tiền khoáng hậu với những danh từ, tính từ những khái niệm hàn lâm. Đó quả là một thực tế đầy mâu thuẫn, bởi trong khi thực hiện thao tác đó thì dường như chúng ta lại đang đi ngược lại lời dạy của một bậc thánh triết phương đông là Lão Đam tiên sinh,“đạo khả đạo, phi thường đạo - danh khả danh, phi thường danh - vật có thể gọi ra tên thì đâu còn là nó nữa”. Ảnh: Gettyimages Ngôn ngữ, trong rất nhiều trường hợp rất hữu dụng thì cũng có khi nó lại tỏ ra bất lực ngay ở chức năng mô tả thông thường nhất. Song, vấn đề ở đây lại không phải nằm ở ngôn ngữ. Mà ở phương pháp luận, bởi nếu tiếp tục khai triển theo những hướng đó, e càng ngày chúng ta càng xa rời cái đích minh triết mà chúng ta đang tìm kiếm. Trường hợp thứ nhất, nó sẽ bị tư duy tư biện của triết học làm khô đét đi trong một cuộc tìm kiếm khôn cùng với mê hồn trận các thuật ngữ và trường hợp thứ hai trở lại với trạng thái uyên nguyên “vô danh, vô hình, vô thủy, vô chung” theo lối bản thể luận. Cả hai trường hợp trên, ngẫm cho cùng, đều ít nhiều mang trong nó một tinh thần “phi minh triết”. Vậy minh triết là gì? Theo tôi, minh triết là một trạng thái hợp lý của đời sống, diễn tả theo một cách khác thì nó nằm ở giữa chân lý và phi lý Khổng Tử nói: “một bậc minh triết thì vô ý”. Theo tinh thần này thì mọi sự thái quá hoặc bất cập đều xa lạ với tinh thần minh triết. Cũng theo tinh thần này, thì nếu triết học là thứ gia bảo trân quí giành cho các học giả thông thái truy tìm các câu hỏi về bản thể luận, nhận thức luận, phương pháp luận về sự vật hiện tượng, thì minh triết là của đời thường, của quảng đại chúng sinh. Nó giúp cho cái thực tại siêu việt vượt qua tầm kiểm soát của ngôn ngữ trở về dưới hình dạng chất phác giản dị. Nó như một thái độ sống, cẩn mực, khoan hòa, thuận thảo, trên hợp với lẽ trời, dưới thuận lòng người. Nó kết hợp được nghĩa lý của cả hai lẽ âm dương, cả đức kiên, cương, hoạt, mãnh của dương và đức khiêm, nhu thuận, trầm, của âm. Để tạo sinh vạn vật, để giữ cho sự vật được thái hòa giữa vũ trụ huyền vi Nó giúp cho sự vật hiện tượng trở về với chữ Hòa, vốn dĩ đã bị lãng quên từ lâu. Chúng ta đã có quá nhiều các triết thuyết, học thuyết, tư tưởng, giáo lý... nhằm giải thích, cải tạo thế giới và an ủi động viên con người. Nếu như ở cực này nó khuyên con người ta nên đặt niềm tin ở một cá thể thần thánh sáng tạo ra thế giới (ví như đạo Ki-Tô chẳng hạn), thì ở một cực khác nó lại phủ nhận tất cả những điều đó và khuyên con người trở về với cõi uyên nguyên. Trong một diễn biến khác, trong khi học thuyết xã hội này được xây dựng trên cơ sở công nhận quyền công hữu và kiên định tiên lượng viễn cảnh về một một xã hội tốt đẹp trong tương lai (CNXH) thì học thuyết khác lại bài bác nó và kiên quyết khẳng định chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (CNTB). Lịch sử tư tưởng đã có hàng nghàn năm tuổi. Đã có hàng trăm triết thuyết, học thuyết xã hội ra đời, với tham vọng giải thích và thay đổi thế giới. Nghiệt thay, song hành với tư tưởng, chiến tranh cũng đã có mặt trên hành tinh này hàng nghìn năm nay. Truy tìm đến căn cội của vấn đề, chúng ta sẽ thấy, thật phi lý, bởi dường như trạng thái hỗn loạn của thế giới này lại có một nguồn cội sâu xa chính từ sự mâu thuẫn, xung đột, bài xích lẫn nhau của các tư tưởng, triết thuyết, học thuyết xã hội kia. Những bạo chúa khét tiếng trong lịch sử loài người như: Tần Thủy Hoàng, Pol Pot, A.Hitler thì chắc hẳn là không ai không biết, nhưng ít ai để tâm rằng, đằng sau Tần vương Doanh Chính hung bạo, đốt sách, chôn học trò chính là Lý Tư, mà đằng sau Lý Tư là Tuân Khanh, cha đẻ của thuyết Pháp Gia. Ở một diễn biến khác, Pol Pot, kẻ diệt chủng cuồng bạo độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người, kẻ gây ra cái chết cho 1,7 triệu người Cambodia vào cuối thập niên 70 TKXX, lại chính là một sinh viên của trường đại học danh tiếng Sorbonne (France), từng được thụ giáo bởi nhà triết học nổi tiếng Jean Paul Sactre, và đã từng là lãnh tụ một đảng cộng sản (Khme đỏ). Trong bài báo “What Darwin taught Hitler?” (Darwin đã dạy Hitler cái gì?) của Grenville Kent, trên tạp chí SIGNS of the Times của Mỹ-Úc, số tháng 10 năm 1996 (thông tin này được trích từ bài báo khoa học “Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ” của tác giả Phạm Việt Hưng đăng trên website VietSciences ngày 04/01/2007), tác giả bài báo đã chỉ ra mối liên hệ về mặt tư tưởng giữa Darwin với Hitler, qua một phát biểu của Darwin trong tác phẩm “nguồn gốc các loài” đó là “Trong một tương lai không xa lắm, có thể đo bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh của loài người hầu như sẽ tiêu diệt và thay thế các chủng tộc dã man trên thế giới”. Ảnh: Chungta.com Sẽ là võ đoán, nếu cho rằng những tư tưởng của Khổng Tử, Tuân Khanh, S.Darwin, Karx Marx v.v... có lỗi trong những tội ác của Tần Thủy Hoàng, của những lò thiêu người khủng khiếp như Auschwiz của Hitler.... Nhưng đương nhiên cũng không ai biết được điều gì xảy ra khi các tư tưởng kia, lọt vào não trái các nhà độc tài đó, và biến thành những quyết định vô nhân! Sự xảo biện của thứ ngôn ngữ quan phương chắc chắn sẽ đưa ra nhiều lý lẽ để gọi tên hiện thực trên. Song từ góc nhìn minh triết, tôi xin được gọi tên hiện thực khủng khiếp đó là một hiện thực “phi minh triết”. Khi nói tới sự khác biệt giữa văn hóa đông - tây người ta thường hay khái quát “đông chủ toàn - tây chủ biệt”. Cái sự chủ “biệt” của văn hóa phương tây thì sinh ra cách tư duy lý tính, logique, khúc triết, thiên về đào sâu, phân tích sự vật. Kết quả là nền văn minh tây phương đã đạt được những thành tựu khổng lồ, đặc biệt là trong công cuộc chinh phục tự nhiên (ngoại vật). Tuy nhiên, tính chất vật chất - máy móc, mạnh mẽ, quyết liệt của nó, đã khiến cho nền văn minh này tha hóa trong sự ngạo mạn của khoa học tự nhiên với những hệ lụy thật khủng khiếp, cụ thể là: Nhiều triệu ha rừng đã bị phá trụi, nhiều triệu ha đất đai đang bị sa mạc hoá, Mà căn nguyên sâu sa là việc chúng ta phá hỏng hệ sinh thái của thiên nhiên, bằng nhiều triệu tấn khói thải, đang ngày đêm khoan thủng tầng Ô-giôn (o3) gây ra những hệ luỵ tất yếu như: Hiệu ứng nhà kính, băng tan mũ cực.v.v... Những vùng đất rộng lớn đang bị nhiễm độc và dần biến thành tử địa, hàng chục nghìn loài sinh vật đang biến mất ... Ở cực kia cái sự “chủ toàn” của văn hóa phương đông đã chiết xuất ra lối tư duy trầm tĩnh, mềm dẻo, thụ động, hướng nội, thiên về trực giác, từ trực giác mà tiến vào khám phá cõi nội giới thăm thẳm của con người, hợp nhất chủ thể và đối tượng vào cùng một hệ qui chiếu. Lối tư duy nhất nguyên này tuy giữ được cái tổng thể để đi sâu giải mã những vấn đề bản thể luận, ngõ hầu mà đạt Đạo. Tuy nhiên, mặt khác nó lại khiến cho chủ thể vong trầm vào trong quĩ đạo vận động của một chuyển động tròn quanh quất, “động” thì có “động” đó. Nhưng chẳng nhúc nhích được là bao. Đến đây, xin được trở lại với chữ Hòa, như một biểu hiện sinh động cho hiện thực minh triết, mà chúng ta hướng tới. Vẫn biết, vạn pháp vốn vô thường trụ, song dù có biến thiên đến đâu cũng không qua khỏi lẽ âm-dương, vốn là căn cội của cái mà chúng ta gọi tên là minh triết. Âm quá thành âm thác, quá dương thành dương sai. Âm, Dương chủ quí ở sự hòa. Vật bất hòa, sự tắc loạn và chúng ta đang sống trong thế giới của sự bất hòa đó. Một thế giới của sự tồn tại cùng lúc của một nền kinh tế quật khởi, tốc độ phát triển cao (7-9%), với những làng Ung thư mọc lên khắp nơi, với những dòng sông bị nhiễm độc đang ngày đêm kêu cứu, với các cô bảo mẫu dạ xoa vả “bôm bốp” vào mặt bé thơ vô tội, bằng bàn tay hộ pháp, với một cô thôn nữ đi làm mướn bị chủ hành hạ để lại đến hơn 424 vết sẹo trên người, của những nghiệt tử lôi mẹ đẻ ra trước pháp đình, kiện đòi công phụng dưỡng, với những lương y kiêm “đồ tể” nhận phong bao giỏi hơn hành y thuật, đúng trước nỗi đau người bệnh, không hề mảy may động tâm, của những một nền giáo dục đang báo động đỏ, bởi sự thống trị của chủ nghĩa hình thức, của một nền hành chính công đang tha hóa nặng nề bởi nạn, quan liêu, tham nhũng, của những đứa trẻ vị thành niên bỏ nhà để sống quần hôn như bầy người nguyên thủy và hằng hà sa số những sự “của” khác mà chúng ta không thể thống kê hết ra đây. Trên bình diện văn nghệ, một hàn thử biểu rất nhạy cảm của xã hội, chúng ta cũng có thể bắt gặp không ít những điều đó, chúng ta thấy gì khi được “mục kích sở thị” cảnh, Một họa sĩ đổ cả thùng màu lên Toan, những áng thơ tối tăm như hũ nút, một cuộc trình diễn nghệ thuật sắp đặt với hầm bà lằng nhằng những sắt, thép, dây thừng, dây chão và cả giẻ rách nữa... và hằng hà sa số những hiện tượng tương tự. Đó không đơn giản chỉ là sự điệu đàng, chơi trội, hay làm mình làm mẩy của một vài kẻ lập dị. Phải chăng đó không phải là tín hiệu báo “đau” của cơ thể xã hội đang “nhiễm” nặng thứ vi rút duy lý. Ở một diễn biến khác, tại phương tây, cách đây gần một thế kỷ, sự ra đời của trào lưu nghệ thuật phi lý, liệu có phải chăng chính là cú “hắt hơi” đầu tiên cảnh báo cơn “đột qụy” của thế giới trước cơn cuồng phong bạo lực thế chiến thứ II, một cơn đột qụy khủng khiếp đã cướp đi sinh mệnh của hơn năm chục triệu người. Khi kẻ sáng tạo ra chiếc xe bị chính nó cán gãy chân, thì anh ta mới ngộ rằng, ngoài tính năng của một phương tiện hữu dụng ra, thì nó còn là một cỗ máy giết người. Tuy nhiên đó không phải là một hiện thực không lối thoát, trí tuệ minh triết phương, dường như đã lập trình từ lâu lời giải cho hiện thực này. Trong Kinh Dịch, một kỳ thư bậc nhất của nền văn hóa phương đông, chúng ta có thể tìm thấy ở đây, từ hình ảnh của một gia đình thuận thảo, con cháu hiếu kính, ông bà, cha mẹ mẫu mưc, đến hình ảnh một xã hội trung chính, đến các hành vi dù nhỏ nhất mà ngay cả một con người đang sống trong thời đại công nghiệp cũng không thể bỏ qua. Tỷ dụ những nhỏ nhặt như: việc ăn uống, Nuôi thân thể, quẻ Di khuyên phải tiết thực (vì bệnh tòng khẩu nhập) đừng vì miếng ăn mà mang nhục. Nhưng lại khuyên, nuôi thân thể không quan trọng bằng nuôi tinh thần: ba hào cuối quẻ Di có nghĩa là nuôi tinh thần, đều được cho là “cát”. Bậc hiền nhân nuôi tinh thần dân chúng có công lớn nhất, ngang với công trời đất nuôi vạn vật. Cho nên xem cách một người tự nuôi mình và nuôi người mà biết được tốt hay xấu . Quẻ Ly dạy ta cách ở đời, con người nên giữ vững bản thiện, giữ đường chính, đừng tự phụ, phải thận trọng, như vậy cho tới suốt đời. Phải biết trau giồi tài đức (quẻ Đại Súc), biết sửa lỗi (quẻ Phục), nhưng đừng ham tiến mau quá, mà nên dần mà chắc, như con chiêm hồng trong quẻ Tiệm. Tới tột bực thì thành một hạng xuất thế, khí tiết thanh cao, thoát phàm. Muốn nuôi tinh thần thì phải nhóm bạn tìm thầy: quẻ Tỉ. Trong việc nhóm bạn, phải cẩn thận từ lúc đầu, thành tín, vì đạo chứ không vì lợi, nhất là phải trọng sự tự do của nhau: ai muốn tới với mình thì niềm nở đón, ai chống mình thì cứ rút lui, không ép ai cả. Nuôi tinh thần để giúp đời như nước giếng trong quẻ Tỉnh, thức ăn trong quẻ Đỉnh; để biết cách tiếp xúc với tiểu nhân: quẻ Lâm, để giúp quân tử thắng tiểu nhân: quẻ Cấu, quẻ Quải... Một trong những vấn đề Dịch quan tâm tới nhất là vấn đề nam nữ, vợ chồng. Vì nó là cái “thiên địa chi đại nghĩa”. Có âm dương, nam nữ thì mới có vợ chồng, gia đình và xã hội. Trong việc dạy trẻ, quẻ Mông khuyên phải ngăn ngừa trước lỗi của trẻ, phải nghiêm, đừng quá dùng hình phạt mà sẽ ân hận (hào 1); nhưng thà quá nghiêm còn hơn là quá dễ dãi để tới nổi trẻ luông tuồng mà nhà sẽ suy, loạn. Cũng lại là luật tuần hoàn: cương quá thì trở lại nhu, nhu quá thì trở lại cương, giữ mực trung là hơn cả . Trong quẻ Quán: người trên nêu gương cho người dưới. Cha mẹ có bổn phận dạy dỗ, nêu gương cho con; ngược lại con cũng có bổn phận can ngăn cha mẹ để cha mẹ khỏi làm một điều trái đạo lý. Phục hưng các giá trị minh triết, không có nghĩa là hoài cổ, nệ cổ. Mà chính là sự trở về với bản tính giản dị, hồn nhiên, chất phác của con người, nói như Lão -Trang là “Bão phác qui chân”. Một giá trị đang dần bị xã hội công nghiệp tước bỏ. Khi chủ trương xây dựng xã hội hài hòa trong công cuộc đổi mới, chắc Trung Quốc đã nghĩ đến điều này. Ở một diễn biến khác chủ nghĩa tư bản, và CNXH trước sự mất – còn của những cơn khủng hoảng, cũng đang phải nỗ lực tìm kiếm một lối thoát khả dĩ!? Ngay như Châu Âu, cái nôi của triết học duy lý, cũng đã nhận ra mặt trái của triết lý chinh phục và hiếu chiến và đang hồi hướng trở lại với nếp sống chậm của những giá trị văn hóa phương đông. Rõ ràng, “giá trị văn hóa phương đông” như một chân lý đó vẫn và đang tồn tại đâu đó quanh chúng ta với muôn mặt đời thường. Vấn đề còn lại là chúng ta làm sao để biến chân lý đó thành minh triết của chúng ta mà thôi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMinh triết của đời thường.docx
Luận văn liên quan