Một số yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT ngoại thành Hà Nội

Định hướng nghề nghiệp đối với mỗi cá nhân có ý nghĩa không chỉ với bản thân cá nhân ấy mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Bởi định hướng nghề nghiệp chính xác sẽ giúp cá nhân phát huy tối đa năng lực của bản thân, hứng thú với công việc. Nhờ đó, hiệu quả công việc của họ được nâng cao. Đồng thời định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp cá nhân đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội. Định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân có thể được bắt đầu từ rất sớm, trong đó lứa tuổi học sinh THPT là một giai đoạn quan trọng . Vì học sinh THPT là một lực lượng tiềm năng của nguồn nhân lực. Định hướng đúng trong lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT không chỉ tạohứng thú cho học sinh ham học mà đôi khi còn quyết định cả sự thành đạt của các em. Thực tế hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo kết quả khảo sát của báo Người lao động, có hơn 60% học sinh thừa nhận rằng mình không được hướng nghiệp khi chọn ngành nghề đăng ký dự thi ĐH. Chính vì chưa được được định hướng rõ ràng ngay từ khi còn học trong trường phổ thông nên nhiều học sinh đã chọn ngành, chọn nghề chưa phù hợp với bản thân. Kết quả là sau 4 – 5 năm học ở trường ĐH nhưng khi ra trường có một lượng lớn sinh viên thất nghiệp hoặc làm không đúng ngành. Trong khi đó những học sinh học một số nghề kỹ thuật (thời gian đào tạo 2 – 3 năm) lại dễ dàng xin được việc. Theo thống kê của Bộ giáo và dục đào tạo, tháng 8 năm 2006 có khoảng 37% sinh viên tốt nghiệp nhưng không tìm được việc làm . Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có hơn 50% sinh viên tốt nghiệp phải đào tạo lại khi được tuyển dụng [12]. Việc thiếu định hướng nghề cho học sinh THPT đã gây ra một lãng phí lớn không chỉ cho bản thân, gia đình của học sinh mà còn cho cả xã hội. Thực tế hiện nay, đa phần học sinh tốt nghiệp THPT đều có mong muốn học lên ĐH, CĐ. Theo thống kê gần đây, hàng năm, nước ta có hơn một triệu học sinh THPT dự thi tốt nghiệp. Trong số đó có tới 90% học sinh tốt nghiệp THPT thi vào các trường ĐH, CĐ. Nhưng hệ thống các trường ĐH, CĐ chỉ tiếp nhận khoảng 20% – 30% số học sinh . Có rất nhiều học sinh cho rằng: “Vào đại học như là một sự bảo hành cho tương lai. Trượt đại học coi như cuộc đời mất phương hướng. Đó là nỗi buồn của bản thân và của cả gia đình”. [4]. Chính điều đó đã dẫn tới áp lực nặng nề cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Do vậy, việc định hướng nghề cho học sinh THPT là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT, có nhiều yếu tố tác động tới các em. Vậy những yếu tố đó là gì? Các em đã chọn nghề của mình như thế nào? Dựa vào đâu để các em học sinh THPT chọn nghề cho mình? Đề tài “Các yếu tố tác động đến việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT – Qua khảo sát tại Hà Nội” sẽ góp phần giải đáp những câu hỏi trên. Với đề tài này chúng tôi nhằm mục đích " Xác định những yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay và sự chuẩn bị của họ đề đạt được dự định này " Đối tượng khảo sát sẽ là những học sinh đang học lớp cuối cùng của THPT ( lớp 12 ). Sỡ dĩ chúng tôi chọn học sinh lớp 12 làm đối tượng của cuộc khảo sát này lý do là ở thời điểm này các em mới có đủ những điều kiện đầy đủ nhất đề dự định về nghề nghiệp của mình trong tương lai.

doc51 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp, thông tin, hiểu biết về việc làm, năng lực làm quyết định nghề nghiệp cao hơn đáng kể so với nhóm học sinh nam. Do đặc điểm tâm lý giới nên có sự khác biệt trong xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh nam và học sinh nữ.[5, tr.18], [7,tr.25] [9,tr.81]. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra nhóm học sinh nông thôn có dự định nghề nghiệp và khám phá nghề nghiệp cao hơn nhóm học sinh thành phố. Ngược lại nhóm học sinh thành phố lại có điểm trung bình cao hơn đáng kể so với học sinh nông thôn ở việc thu thập thông tin về việc làm. Khi đi tìm hiểu động cơ chọn nghề của học sinh THPT, một nghiên cứu được công bố từ năm 1995 đã chỉ ra những động cơ chọn nghề của các em gồm: Theo sở thích, theo khả năng cá nhân, chọn nghề để tiếp tục học lên…. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa cách tiếp cận giới vào phân tích động cơ chọn nghề của học sinh THPT.[10] Cũng cùng với quan điểm trên, tác giả Phạm Thị Ngọc Hà với luận văn về định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 qua khảo sát tại thành phố Đà Nẵng cho thấy nữ có nguyện vọng học nghề ở bậc đại học cao hơn nam (67,3% so với 55,7%). Nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 ở thành phố Đà Nẵng. Tác giả chỉ ra các yếu tố tác động tới định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT gồm: yếu tố cá nhân, nhà trường, gia đình, bạn bè và truyền thông đại chúng. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, gia đình đã tác động tới định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 qua nhiều cách thức đồng thời cũng đem lại nhiều hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, sự tác động từ phía gia đình chỉ mang tính chất tham khảo đối với học sinh THPT khi lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. [11] Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy: nhóm ngành được thanh niên thành phố lựa chọn nhiều nhất là phục vụ quản lý, kỹ sư kỹ thuật, tài chính, ngân hàng; nhóm ngành ít được lựa chọn khoa học đời sống, khoa học xã hội, cảnh sát, bộ đội.[14.tr.138]. Nam học sinh nông thôn lại có xu hướng thi vào các trường kỹ thuật, nữ tập trung thi vào sư phạm, kinh tế.[3, tr.40]. Những cơ sở chủ yếu để học sinh chọn trường học tiếp là sự hứng thú, đam mê một nghề nào đó của bản thân. Tuy nhiên một số yếu tố khác do chính bản thân nghề nghiệp đó trong xã hội mang lại như: khả năng tìm việc làm sau khi ra trường, thu nhập từ nghề đó mang lại… Nhìn chung việc chọn trường của học sinh THPT chưa quan tâm tới chất lượng đào tạo của trường. Tóm lại, định hướng nghề nghiệp là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Những nghiên cứu trước đây thường chủ yếu tập trung đi tìm hiểu thực trạng việc làm của thanh niên, xu hướng lựa chọn ngành học, hay những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh THPT. Những yếu tố tác động tới định hướng nghề nghiệp chỉ là một phần nhỏ trong các nghiên cứu ấy. Trong quá trình tìm và phân tích tài liệu, tác giả nhận thấy rằng có nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố bản thân học sinh và yếu tố gia đình học sinh là những yếu tố tác động chính tới việc định hướng nghề nghiệp của thanh niên, học sinh. Có nghiên cứu lại cho thấy hơn một nửa học sinh bị cha mẹ áp đặt trong việc định hướng nghề nghiệp. Có nghiên cứu lại cho rằng học sinh quyết định là chính. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả quyết định tìm hiểu sâu hơn về “Một số yếu tố tác động tới định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ngoại thành Hà Nội – Qua khảo sát ở 2 trường THPT Ngoại thành Hà Nội”. Trong các yếu tố tác động đó, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu sự tác động của yếu tố thuộc về bản thân và gia đình học sinh. 2. CÁC LÝ THUYẾT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 2. 1. Lý thuyết cấu trúc chức năng của T.Parsons Theo Parsons , xã hội là một chỉnh thể , hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong hệ thống xã hội , hệ thống hành vi được coi là nền tảng , cơ sở mà nhờ đó con người có khả năng thích ứng với môi trường xung quanh Để giữ sự thống nhất của hệ thống xã hội và đảm cho sự tồn tại của hệ thống, Parsons cho rằng cần phải nhất thiết cú điều kiện và yêu cầu sau: Hệ thống phải kết nối được với môi trường một cách hiệu quả và hệ thống đó phải duy trỡ được sự liên kết bên trong; Thích nghi - thể hiện sự huy động nguồn lực từ môi trường và phân bố bên trong hệ thống Theo đuổi mục tiêu – đây là yêu cầu thiết lập thứ tự các mục tiêu của hệ thống và huy động nguồn lực của hệ thống để đạt mục tiêu; Liên kết - sự điều phối và duy trì mối liên kết qua lại của các bộ phận; Duy trì khuôn mẫu. Mỗi hệ thống xã hội có cách thức riêng để đáp ứng các yêu cầu chức năng trên, điều này được Parsons gọi là những đặc trưng có tính khuôn mẫu. Vận dụng lý thuyết này chúng tôi muốn tìm hiểu hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT trên những yếu tố tác động khác nhau : Gia đình , nhà trường , bạn bè, các yếu tố từ chính bản thân cá nhân của mỗi học sinh …… 2. 2. Lý thuyết tương tác biểu trưng của R.Mead Con người trở nên người hơn qua việc họ tương tác với nhau. Các nhà tương tác luận biểu trưng cho rằng con người sở đắc những phẩm tính người rất riêng, và có thể có hành vi mang tính người rất riêng, chỉ qua việc họ liên đới với những người khác. Con người là những hữu thể có ý thức, biết tự-phản tư, và luôn chủ động định hướng hành vi của mình. Những năng lực quan trọng nhất mà con người phát triển qua việc họ dính líu với xã hội, hay sự tương tác xã hội, là “tâm thức” và “bản ngã”. Như Mead quan sát thấy, khi phát triển năng lực xem mình như là những đối tượng và phản ứng lại với mình cũng như là những đối tượng, các cá đang học cách tương tác với bản thân mình, hay học cách tư duy. Họ cho rằng con người ta rèn luyện một yếu tố tự chủ quan trọng trong những hành động của mình. Đồng thời, các nhà tương tác luận hiểu rằng một loạt các nhân tố xã hội như: ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc, tính sắc tộc, tầng lớp xã hội, và giới cưỡng ép các lý giải và các hành vi của con người ta. Vì thế, các nhà tương tác luận có thể được xem là những nhà duy nhiên cẩn trọng hay các nhà quyết định luận ôn hòa; họ tiền-thiết định rằng các hành động của con người chịu ảnh hưởng chứ không phải là bị quy định bởi những sự kiện trước đó hay bởi những lực xã hội hay những lực sinh học. Vận dụng lý thuyết này, chúng tôi xem xét hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT như biểu hiện của hành động xã hội có ý thức. Từ đó, dẫn tới nhận thức về vấn đề nghề nghiệp - việc làm của học sinh THPT. 3. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI : 3.1 Hướng nghiệp : Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia. Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp. 3.2 Tự hướng nghiệp Tự hướng nghiệp là tự mình định hướng nghề nghiệp, tự mình xác định đúng ngành nghề thích hợp với bản thân và phù hợp với xã hội. Từ đó, bạn tự chọn hướng trau giồi tính cách và năng lực sao cho hiệu quả, để khi được trúng tuyển, cả khi học nghề và lập nghiệp sau này được vững chắc. Lúc đó, bạn không phải ân hận vì đã đi nhầm đường, còn vững tin ở tương lai. 3.3 Tư vấn hướng nghiệp Tư vấn hướng nghiệp là tư vấn về sự hỗ trợ khách quan và cả cách nỗ lực chủ quan trong quá trình hướng nghiệp. Nó có lợi cho người đang cần tư vấn hướng nghiệp và cũng lợi cho cả người cần dẫn dắt người khác hướng nghiệp (như phụ huynh, thầy cô, bạn bè…) 3.4 Trung học phổ thông Trường phổ thông trung học hay còn được gọi là trường trung học phổ thông là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt. Nó gồm các khối học lớp 10, lớp 11, lớp 12. Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinh được nhận bằng tốt nghiệp phổ thông trung học có một tên gọi khác cho loại bằng này là "Bằng Tú Tài". Trường phổ thông được lập tại các địa phương trên cả nước. Người đứng đầu một ngôi trường được gọi là "Hiệu Trưởng". Trường được sự quản lý trực tiếp của Phòng Giáo Dục huyện, quận và dưới quyền chỉ đạo của Sở Giáo Dục, cơ quan hành chính trực thuộc tỉnh, thành phố. Quy chế hoạt động của Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành. 3.5 Ngoại thành : Vùng ngoài của thành phố .Theo nghị định 72/2001/ NĐ-CP của chính phủ quy định là : 1.Vùng ngoại thành, ngoại thị có các chức năng sau : a) Bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng đầu mối, các khu dân cư, các công trình vệ sinh, bảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các công trình đặc biệt khác mà trong nội thành , nội thị không bố trí được; b) Bố trí các cơ sở nghỉ ngơi; các khu tham quan, du lịch; vành đai xanh, công viên rừng bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái; c) Dự trữ đất để mở rộng và phát triển đô thị 2. Quy mô vùng ngoại thành , ngoại thị được xác định trên cơ sở : a) Vị trí và tính chất của đô thị b) Quy mô dân số khu vực nội thành , nội thị; c) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông liên hệ giữa khu vực nội thành , nội thị và khu vực lân cận d) Các mối quan hệ giữa khu vực nội thành, nội thị với khu vực lân cận đ) Đặc điểm lịch sử và điều kiện tự nhiên của từng địa phương; e) Tổ chức hợp lý các đơn vị quản lý hành chính đô thị g) Yêu cầu phát triển các chức năng của vùng ngoại thành ngoại thị, khu vực nội thành , nội thị theo quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU : Hà Nội được coi là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước. Vì thế, tại đay là địa bàn tập trung một số lương lớn các trương THPT. Cả thành phố hiện nay có 134 trường vơi 182.477 học sinh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở 2 trường: Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội và Trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm -Hà Nội[1;.] Trường THPT Nguyễn Văn Cừ thành lập năm 1971 với tên gọi là “ trường vừa học vừa làm “ với mục tiêu vừa lao động vừa học tập Các thế hệ học sinh đầu tiên của trường đã vượt qua rất nhiều khó khăn để học tập tốt . Trong điều kiện nguy hiểm , gian khó của thời chiến , học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ nêu cao tinh thần quyết tâm để đạt được nhiều thành tích Năm 1980. Trường vinh dự được nhà nước trao tặng danh hiệu : Trường tiên tiến xuất sắc của Huyện Gia Lâm Năm 1993, trường được đổi tên là trường THPT Nguyễn Văn Cừ . Đến nay quy mô của nhà trường ngày càng mở rộng cả điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện dạy học Trong những năm qua tuy điểm tuyển sinh vào lớp 10 của trường còn thấp hơn các trường trong khu vực nhưng tỉ lệ học sinh đạt tốt nghiệp của nhà trường luôn cao bằng và hơn trung bình thành phố , ngang hàng với các trường trong khu vực ( Năm 2008 -2009 học sinh đỗ tốt nghiệp đạt tỉ lệ 97.73 % - TP HN :88.28% ; Năm 2009 -2010 Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp là 99.58 % ) Học sinh trúng tuyển vào các trường ĐH – CĐ ngày càng gia tăng THPT Cao Bá Quát thuộc xã Cổ Bi - Gia Lâm Hà Nội Tổng số cán bộ, giáo viên :90 Tổng số học sinh: 1900 Thành tích tóm tắt: Trường THPT Cao Bá Quát thành lập năm 1961. Trải qua 42 năm xây dựng và trưởng thành nhà trường đã được Đảng và Nhà nước trao tặng: - Một huân chương lao động hạng nhì - Một huân chương lao động hạng ba - Cờ luân lưu của Chính phủ dành cho đơn vị dẫn đầu ngành giáo dục 1979-1980 - Nhiều năm liên tục là đơn vị tiên tiến xuất sắc của ngành giáo dục đào tạo Hà Nội Nhà trường đã đào tạo được hàng ngàn học sinh trưởng thành nhiều em đã trở thành những nhà khoa học, các doanh nghiệp, các nhà quản lý trên khắp mọi miền của Tổ quốc.Đặc biệt hàng trăm học sinh đã tham gia quân đội cấm súng bảo vệ Tổ quốc, trong số đó đã có nhiều người đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường, có nhiều người được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới trường THPT Cao Bá Quát vẫn phát huy được truyền thống vẻ vang của nhà trường thi đua dạy tốt học tốt: với tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT hàng năm đạt 99% trở lên, tỉ lệ học sinh giỏi đạt 6%, học sinh khá đạt 42%. Học sinh xếp loại đạo đức khá và tốt hàng năm đạt trên 90%, học sinh xếp loại đạo đức yếu dưới 1%. Trường có đội ngũ đông đảo các thày cô giáo gảng dạy có kinh nghiệm với 2/3 các thày cô giáo đạt danh nhiệu lao động giỏi trong đó ½ đạt danh hiệu giáo viên giỏi và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Với những thành tích nhiều năm đã đạt được, liên tục từ năm 1999-2000 đến nay trường THPT Cao Bá Quát giữ vững danh hiệu tiên tiến xuất sắc, luôn luôn là địa chỉ đáng tin cậy của phụ huynh học sinh Gia Lâm. Hạnh kiểm trường năm học 2009-2010 -    Hạnh kiểm tốt: 1.472 học sinh = 86.18% -    Hạnh kiểm khá: 201 học sinh = 11.77% -    Hạnh kiểm trung bình: 27 học sinh = 1.58%, giảm 0.3% -    Hạnh kiểm yếu: 8 học sinh = 0.47%, giảm 1% Tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt năm học này đã tăng 1.2%  Kết quả học tập : Năm 2009 -2010 có nhiều kết quả đáng khen: Giỏi : 244 học sinh = 14.29 % Tiên tiến: 957 = 56.03% Trung bình 484 = 28.34 % Yếu = 23 học sinh =1.35 % Có 30/37 lớp đạt tieu chuẩn tiên tiến .Đặc biệt, trong kì thi HSG lớp 12 cấp Thành phố, toàn trường có 14 bạn đạt giải, tăng 5 giải so với năm trước: Trong đó:                + 03 giải nhì bộ môn Hóa và Sinh vật.             + 02 giải ba bộ môn Lịch sử và Sinh vật.             + 09 giải khuyến khích các môn Anh 2 giải, Địa lí 2 giải, Sử 1 giải, Văn 2 giải, Vật lí 1 giải, Toán 1 giải. Trong kì thi Olimpic cụm các trường Gia Lâm – Long Biên dành cho học sinh khối 10 và khối 11, đội tuyển học sinh giỏi của trường đã dự thi và đạt được 40 giải. Vấn đề đồng hành với thanh niên trong tư vấn, hướng nghiệp: Bên cạnh những hoạt động bề nổi, những hoạt động nhằm định hướng nghề nghiệp cho đoàn viên, thanh niên cũng được BGH cũng Đoàn trường chú trọng thồng qua các hoạt động hỗ trợ, định hướng giúp đoàn viên thanh niên có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp tương lai phù hợp với điều kiện và năng lực của bản thân. -    Đều đặn tổ chức các tiết học hướng nghiệp với mọi khối, lớp. Những tiết học hướng nghiệp với nhiều trò chơi, nhiều cuộc thi lí thú, sôi nổi đã giúp không ít đoàn viên thanh niên định hướng được nghề nghiệp của mình trong tương lai. -    Đoàn trường đã tổ chức cho các bạn học sinh khối 12 tham gia ngày hội “ Thanh niên với nghề nghiệp ”. -    Những tiết học hướng nghiệp được duy trì đều đặn cho các khối lớp, những tiết sinh hoạt dưới cờ với những nội dung hướng nghiệp đan xen, những bản tham luận của học sinh về vấn đề thanh niên với việc định hướng nghề nghiệp tương lai thường xuyên được dán ở bảng tin của trường…. Tất cả các hoạt động đó đã phần nào giúp thanh niên định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. 2. THỰC TRẠNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH THPT KHU VỰC NÔNG THÔN Quá quá trình phân tích số liệu khảo sát ở 2 trường THPT thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội. Chúng tôi nhận thấy những kết quả sau : 2.1 Số liệu mẫu nghiên cứu: Trường Số lượng Phần trăm THPT Nguyen Van Cu 111 44.58 THPT Cao Ba Quat 138 55.42 Tổng 249 100 Giới tính Số lượng Phần trăm Nam 90 35.63 Nữ 159 64.37 Tổng 249 100 2.2 Lựa chọn của học sinh sau khi tốt nghiệp Tỷ lệ học sinh cho rằng mình có dự định cho việc định hướng nghề nghiệp là :77% và chỉ có 23 % là chưa có dự định gì Trong số đó có 20.2 % số học sinh cho rằng mình có dự định từ lúc mình còn học THCS và có 36.1 % số học sinh cho rằng có dự định từ lúc mình học THPT và 43.8% số học sinh cho rằng năm lớp 12 mới có dự định cho nghề nghiệp của mình Như vậy hầu hết các sinh viên năm cuối mới thường đặt những dự định cho mình và hầu hết tại thời điểm đó các em mới có đủ trình độ , kiến thức để định hướng cho tương lai của mình Hầu hết các học sinh đều có dự định thi ĐH, CĐ(91.3% ) chứng tỏ rằng một khi các em đã học lên đến lớp 12 thì đều có xu hướng học lên tiếp tục ĐH , CĐ . Điều đó cũng chứng tỏ đó là con đường tốt nhất cho các em có được ngành nghề vững vàng và ổn định trong tương lai. Đồng thời điều đó cũng chứng minh rằng giả thuyết mà tác giả đặt ra là hoàn toàn đúng và có cơ sở chắc chắn , thiết thực Có số ít học sinh cho rằng mình sẽ không lựa chọn tiếp tục học lên ĐH , CĐ hoặc chưa biết cụ thể (1.7 % TL Không và số còn lại cho rằng chưa biết ) Bảng 1 : Dự định thi ĐH , CĐ của học sinh THPT nông thôn Có Không Chưa biết 91.3% 1.7% 7% 2.2 Xu hướng của kỳ thi ĐH , CĐ Đa số các em học sinh lựa chọn thi ĐH (91.3 % ) và sau khi kết quả điều tra cho thấy thì có khoảng 88.1 % số học sinh cho rằng mình có đi ôn thi , luyện thi. Đây cũng là một thực tế phổ biến trong giới học sinh hiện nay và cũng nhất là của đa số học sinh lớp 12 Có số ít học sinh không thi ĐH và tất cả họ đều cho rằng mình không tham gia bất kỳ lớp ôn thi , luyện thi nào Việc lựa chọn khối thi: Có rất nhiều học sinh lựa chọn thi 2 khối A và B . Tỉ lệ đó là 36.8 % . Trong đó chỉ có 20.3 % lựa chọn thi khối A và 8 % lựa chọn thi khối B .Khối C là 1.2 % . Khối D là 12.8 % .Khối A và D là 16.4 % . Điều này chứng tỏ rằng , hiện nay đa số các học sinh có xu hướng lựa chọn thi 2 trường và thường thiên về khối A. Hiện nay các khối ngành B và C được rất it học sinh lựa chọn . Một điều dễ nhận thấy là những học sinh có xu hướng lựa chọn thi 2 khối bởi lẽ nếu thi 2 khối thì khả năng đỗ đại học của họ sẽ được nhân đôi , nhiều học sinh quyết định ôn cả 2 khối của bởi lý do này . Hơn nữa ví như học sinh học thi khối A thi thêm khối B thì việc ôn thi chỉ là dành thêm một chút thời gian để ôn thêm môn Sinh học vì 2 khối này đã chung nhau 2 môn : Toán và Hóa . Điều này cũng cho ta thấy rằng vì sao có số học sinh quyết định lựa chọn thi cả 2 khối A và B lại có tỉ lệ cao (36.8%) Việc lựa chọn ngành nghề thì Bảng 2 : Khối ngành dự thi của học sinh Khối ngành dự thi ĐH Tỉ lệ Kỹ thuật 13.1 % Kinh tế ,thương mại ,tài chính 61.6 % Khoa học cơ bản 7.4 % Y dược 7 % Sư phạm 7.9 % Quân đội, công an 3.1 % Điều này giúp cho ta nhận ra một điều rằng vì sao có tỉ lệ 36.8 % số học sinh quyết định lựa chọn 2 khối ngành A và B và có tới 20 % số học sinh lựa chọn thi khối A.Bởi có 13.1 % số học sinh quyết định lựa chọn thi khối ngành kỹ thuật và 61.6 % số học sinh quyết định lựa chọn thi vào các khối ngành kinh tế tài chính ngân hàng Hiện nay một thực trạng mới thấy là có rất nhiều học sinh lựa chọn khối ngành kinh tế , kỹ thuật và thương mại bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế khiến hầu hết các học sinh bị lôi cuốn và xu hướng cá nhân cũng bị đẩy theo “ Học kinh tế là sở thích của em. Nó phổ biến, dễ kiếm tiền, phù hợp với con gái. Công việc này cũng dễ xin việc”. (PVS.Nữ , Lớp 12) Biểu 2 :Biểu đồ khối ngành dự thi của học sinh THPT Khi được hỏi tại sao các em lại có quyết định như thế . Tác giả có đưa ra một số các phương án và được các em đánh giá như sau: Bảng 3 : Đánh giá của học sinh về nghề nghiệp Ngành của bố mẹ , người thân đang làm 17.1 % Ngành dễ xin được việc làm sau này 39.3 % Ngành thú vị , năng động , có nhiều cái mới 40.2 % Ngành có thu nhập tốt 50 % Ngành nhàn hạ 14.5 % Năng lực của em phù hợp với ngành đó 47.6 % Ngành được xã hội đánh giá cao 25.6 % Bạn bè cũng lựa chọn ngành đó 6 % Xác xuất đỗ ĐH cao hơn 9.8 % Ngành đó dễ được làm gần bố mẹ 13.7 % Bố mẹ em mong muốn vào ngành đó 18.8 % Ngành đó phát triển trong tương lai 35.5 % Có khả năng thăng tiến sau này 19.3 % Có khả năng đóng góp nhiều cho xã hội 40.3 % Một thực tế dễ thấy là hầu hết các em học sinh đang đánh giá theo hướng là ngành đó phải có thu nhập tốt (50% số HS ) hoặc năng lực phù hợp với cá nhân (47.6%) Ngành có sự thú vị , yêu cầu năng động (40.2 ) . Nhưng quan điểm như thấy bạn bè thi vào đấy mình cũng thi thì lại được các học sinh đánh giá rất thấp(6% ) chứng tỏ khi quyết định lựa chọn ngành nghề của bản thân quyết định của các em là rất cao mang tính chất quyết định, những ảnh hưởng từ bạn bè , những góp ý của cha mẹ ( 18.8 % ) chỉ là những góp ý nhằm giải quyết thắc mắc của các em , còn hầu hết các quyết định là của các em . Biểu 3 : Xu hướng đánh giá nghề nghiệp của học sinh THPT Chúng ta hãy cũng nhìn lại địa bàn sinh sống của các em và nghề nghiệp của cha mẹ để đánh giá rõ hơn về vấn đề này Bảng 4: Nghề nghiệp của cha mẹ học sinh Nghề nghiệp Cha Mẹ Nông dân 45.7 % 45.6 % Bộ đội , công an 4.7 % 1.3 % Buôn bán , dịch vụ 14.1 % 19.4 % Công nhân 14.1 % 11.8 % Cán bộ nhà nước 3 % 5.1 % Thợ thủ công 2.6 % 3 % Bác sỹ , dược sỹ 3.4 % 2.1 % Kỹ sư 1.7 % 0.8 % Khác 10.7 % 11 % Nghề nghiệp của cha mẹ các em chủ yếu là nông đân (45.6 %) với cá cha và mẹ các em thương xuyên phải làm những công việc nặng nhọc và những công việc chiếm nhiều thời gian , không có thời gian để quan tâm và góp ý đến việc học tập của con cái Bên cạnh đó trình độ học vấn của cha mẹ các học sinh cũng là một lý do khiến cha mẹ các em cũng không có thời gian , cũng như trình độ , khă năng hiểu biết nghề nghiệp , ngành nghề và các kiến thức liên quan đến định hướng nghề nghiệp nên hầu như không có khả năng quyết định hay định hướng nghề nghiệp cho con cái Chỉ có những gia đình có cha mẹ có trình độ học vấn cao hoặc là những gia đình thuộc khu vực thành thị thì việc quyết định dường như có sự tham gia nhiều vào cha mẹ, đôi khi còn mang tính chất phụ thuộc Bảng 5 : Trình độ học vấn của cha mẹ học sinh Trình độ học vấn Cha Mẹ Không biết chữ 1.72 % 1.7 % Tiểu học 4.72 % 5.11 % Trung học cơ sở 33.48 % 25.53 % Phổ thông trung học 42.49 % 50.64 % Cao Đẳng 4.29 % 5.96 % Đại Học 10.3 % 8.94 % Trên Đại Học 3 % 2.13 % Nhìn vào bảng trên ta thấy được rằng hầu hết các cha mẹ của học sinh đều là trình độ học vấn THCS ( 33.48 %, 25.53% ) và THPT (42.49% , 50.64% ) chỉ có số ít là các cha mẹ có trình độ ĐH(10.3%, 8.94%) và trên ĐH (3% , 2.13% ) Điều đó chứng tỏ một điều rằng việc cha mẹ có trình độ học vấn hạn chế thì việc tác động đến công việc học tập cũng như định hướng cho con cái , những quyết định của con cái dường như là do chính cá nhân các em tự quyết định và định hướng nghề nghiệp cho mình . Chính những điều đó khẳng định được khả năng dần dần tự độc lập của các em , các em đã biết lựa chọn nghề nghiệp của mình phù hợp với thực tế : ( thu nhập ): 50%, phù hợp với năng lực và khả năng của cá nhân: 47.6 % , phù hợp với tuổi trẻ năng động và sáng tạo ( công việc năng động , thú vị , nhiều cái mới ): 40.2 % Bên cạnh tính độc lập của cá nhân , việc quyết định trước định hướng nghề nghiệp của mình khi được hỏi thì không ít những trường hợp đã lựa chọn những quyết định đó là của cá nhân học sinh và cha mẹ học sinh: 63.53 % . Cha mẹ của những học sinh này là những người có trình độ học vấn cao , có kinh nghiệm sống nên có thể tham gia đóng góp ý kiến , phân tích để các em có thể quyết định ý kiến của các em. Điều này giúp các em tự tin hơn trong nhưng quyết định của mình. Thế nhưng cũng có trường hợp ngược lại có em nói với chúng tôi rằng em thích nghề nghiệp đó nhưng cha mẹ lại muốn các em vào các ngành khác để dễ xin việc sau này .Lại có em nghĩ năng lực của mình không đủ sức tham dự các ký thi ĐH , CĐ nhưng bố mẹ các em lại muốn các em bước vào giảng đường ĐH nên các em đành phải làm theo cha mẹ dù biết năng lực của các em đôi khi chưa đủ để bước vào ngưỡng cửa ĐH , CĐ . Việc nhiều em đánh giá yếu tố sau này dễ kiếm được việc làm làm yếu tố lựa chọn của đánh giá được phần nào một số thắc mắc trên (39.3 %) và bên cạnh đó các học sinh cũng đánh giá một số yếu tố mang tính chất xã hội như có thế giúp ích nhiều cho xã hội (40.3% ),ngành nghề dễ dàng phát triển trong tương lai (35.5% ) hay được xã hội đánh giá cao (25.6 %) Nhưng trước quan điểm nếu không đỗ ĐH thì các em sẽ quyết đinh như thế nào thì câu trả lời thu được là : Bảng 6 : Nếu học sinh không đỗ ĐH thì sẽ làm gì Chờ năm sau thi ĐH , CĐ 26.41 % Xét tuyển vào CĐ , TCCN hoặc thấp hơn 45.45 % Đi học nghề hoặc đi làm công nhân 3.03 % Sản xuất hoặc kinh doanh tại nhà 3.03 % Chưa có phương án cụ thể 17.75 % Chủ yếu phương án mà các em lựa chọn đó là quyết tâm được đi học tiếp nên quyết định xét tuyển vào CĐ , TCCN hoặc các trường khác có điểm thấp hơn ( 45.45 % ) Nhung cũng có nhiều học sinh quyết chí khẳng định là năm sau sẽ tiếp tục thi ĐH (26.41 % ) . Một số ít học sinh chọn phương án là đi làm hoặc làm công nhân hoặc sản xuất kinh doanh tại nhà (3.03%) Bên cạnh nhưng bạn quyết định thi ĐH cũng có số ít học sinh quyết định không thi ĐH (8.7 %) Tuy chỉ chiểm một số lượng nhỏ nhưng lý do tại sao? Bảng 7 :Lý do các học sinh quyết định không thi ĐH , CĐ Lý do Số lượng Phần trăm Kinh tế gia đình khó khăn không đủ tiền học 4 16.67 % Học lực cá nhân 8 33.33 % Tham gia ngay vào các công việc của gia đình 2 8.33 % Đi làm kiếm tiền nhanh hơn 10 41.67 % Tổng 24 100.00 Chỉ có 24 học sinh quyết định không dự thi ĐH ,CĐ và khoảng gần 1 nứa số đó cho rằng mình đi làm sẽ kiếm tiền nhanh hơn (41.67 % ) có khoảng 8 học sinh cho rằng năng lực của mình thực sự không đủ nên không thi ĐH và CĐ và có khoảng 4 hs cho rằng vì gia đình quá khó khăn (16.67 % ) Biểu 4 : Lý do quyết định không dự thi ĐH , CĐ Phần lớn các học sinh thuộc những gia đình khó khăn thường phân vân trước những quyết định của mình , mặc dù có nhiều học sinh có khả năng ,học lực có thể thi đỗ ĐH hay học cao lên nhưng do điều kiện không đủ , điều kiên gia đình khó khăn , các em muốn đi làm để kiếm tiền một cách nhanh hơn bằng con đường trực tiếp. Chúng ta hãy cùng xem lại đánh giá về mức sống của các em Bảng 8 : Bảng tự đánh giá mức sống của các em học sinh THPT Giàu 7.44 % Khá giả 16.12 % Trung Bình 70.25 % Khó khăn 6.20 % Như vậy hầu hết các học sinh đều có mức sống là trung bình (70.25 % ) và Khá giả (16.12 %) Như vậy chỉ ra 91.3 % học sinh cho rằng mình sẽ thi ĐH , CĐ là hoàn toàn đúng Chỉ có 6.2 % gia đình các em chỉ ra là khó khăn. Số liệu này chứng tỏ 1 điều rằng những học sinh có quyết định không dự thi đại học hoặc đi làm hầu hết là con em của các gia đình khó khăn không đủ điều kiện để học tiếp hoặc muốn đi làm để phụ giúp gia đình Biểu 5: Mức sống theo tự đánh giá của học sinh Tuy vậy đa số những học sinh mà gia đình có mức sống trung bình vẫn có nhiều học sinh có học lực xếp loại khá và giỏi . Điều đó góp phần đánh giá được khả năng học tập của các em , những học sinh có gia đình có mức sống TB thì tỉ lệ xếp loại học lực của các em lần lượt là Giỏi (49;70 %) Khá (104 ; 75.36 % ) chiếm tỉ lệ rất cao chứng tỏ việc đầu tư cho học tập của cha mẹ hay của các em đều rất cao Có rất ít các học sinh có xếp loại học tập yếu , kém . Trong 241 số liệu thực chỉ có 9 học sinh xếp loại yếu và kém (3.7 % ) Trong đó có 3 học sinh có gia đình có mức sống giàu và 4 học sinh có gia đình có mức sống khó khăn. Chính vì vậy ta càng thấy rõ rằng : đối với một số gia đình khá giả ,kinh tế tài chính quá rộng , một số em cho rằng việc học tập không quan trọng , đôi khi là tạo nên sự xao nhãng , lười nên học lực trở nên đi xuống . Còn đối với các em gia đình khó khăn , do tính chất khó khăn của gia đình , các em phải làm việc phụ giúp cha mẹ , việc đầu tư thời gian và vật chất cho học tập có phần hạn chế nên đôi khi cũng làm việc học tập không đảm bảo dẫn đến yếu kém Bảng 9 : Tương quan giữa mức sống và học lực của các học sinh Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Tổng Mức sống Giàu 8 5 2 3 18 Phần trăm 11.43 % 3.62 % 8.33 % 33.33 % 7.47 % Khá giả Số lượng 12 21 5 1 39 Phần trăm 17.14 % 15.22 % 20.83 % 11.11 % 16.18% Trung bình Số lượng 49 104 15 1 169 Phần trăm 70 % 75.36 % 62.5 % 11.11 % 70.12% Khó khăn Số lượng 1 8 2 4 15 Phần trăm 1.43 % 5.80 % 8.33 % 44.44 % 6.22% Tổng Số lượng 70 138 24 9 241 Phần trăm 100 100 100 100 100 Chính những học sinh khá , giỏi,nhờ có sự định hướng sẵn phù hợp với cá nhân nên khi hỏi vể tính kiên định khi quyết định nghề đã chứng tỏ rõ những quan điểm lập trường kiên định (79; 34.96%) hoặc chỉ xê xịch có suy nghĩ sau 1 , 2 lần thay đổi (112;49.56% ) chứng tỏ lập trường của các em tuy có phần kiên định nhưng ở đó thể hiện sự lúng túng , đôi khi có chút phân vân . Trong sự quyết định đó do chưa nắm bắt được tính chất và thông tin về nghề nghiệp nên đôi khi khiến cho các học sinh vẫn chưa dám quyết định và bị thay đổi Điều này chứng tỏ giả thuyết tác giả đặt ra là hoàn toàn chính xác. Bảng 10 : Lập trường nghề nghiệp của học sinh Số lượng Phần trăm Vẫn kiên định 79 34.96 % Thay đổi khoảng 1 , 2 lần 112 49.56 % Thay đổi khoảng 2 , 3 lần 16 7.08 % Thay đổi trên 4 lần 19 8.41 % Tổng 226 100 % Biểu 6: Lập trường nghề nghiệp 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH THPT 3.1 Các yếu tố tác động từ gia đình (Cha mẹ học sinh ) Khi được hỏi vấn đề học tập được cha mẹ em đánh giá thế nào chúng tôi thu được những số liệu sau : Bảng 11 : Đánh giá của cha mẹ về vấn đề học tập của con Số lượng Phần trăm Rất quan trọng 157 67.09 % Quan trọng 57 24.36 % Bình thường 12 5.13 % Không quan trọng 7 2.99 % KB/KTL 1 0.43 % Tổng 234 100 % Hầu hết các học sinh cho rằng cha mẹ mình cho rằng việc học tập của con cái là rất quan trọng( 157; 67.09% ) Quan trọng ( 57 ; 24.36% ) Điều này chứng tỏ cha mẹ rất quan tâm đến vấn đề học tập của con cái . Họ quan tâm, họ lo lắng cho việc học , vấn đề học của con nhưng họ đôi khi cũng không có thời gian , không đủ kiến thức để bày dạy , giúp đỡ con cái học tập Bảng 12 : Bảng đánh giá việc dạy kèm của cha mẹ với con cái Số lượng Phần trăm Có 52 23.11 % Không 173 76.89 % KTL 24 Tổng 249 Hầu hết các cha mẹ đều ít hoặc không dạy kèm con cái mình. Bởi lẽ kiến thức lớp 12 giờ đây không như lúc trước với trình độ kiến thức cũ như cha mẹ các em thì không có kiến thức để truyền đạt . Cha mẹ nhiều học sinh lại là nông dân , thời gian dành cho con cái cũng ít , những cha mẹ thành đạt , buôn bán cũng ít có thời gian để dành cho con cái , chăm chút hay dạy kèm cho việc học tập của con , cũng dề nhận thấy nếu như cha mẹ là giáo viên hay những người có trình độ cao thì cũng thường theo dõi con cái học hành và chỉ bảo, những cha mẹ khác thì dường như không có thời gian cũng như trình độ để theo dõi. Việc học hành của con cái là do cá nhân và nhà trường , nhiều học sinh cho rằng việc học ở trường là đã đủ , cha mẹ chỉ góp phần thúc đẩy quá trình học tập , tạo điều kiện cho con cái học tập mà thôi Bảng 12 : Lý do cha mẹ không dạy kèm được con cái Lý do cha mẹ không dạy kèm Số lượng Phần trăm Không có thời gian 40 16.06 % Trình độ học vấn hạn chế 96 38.55 % Thầy cô dạy ở trường là đủ 4 1.61 % Lý do khác 33 13.25 % Lý do 1, 2 24 9.64 % KTL 52 20.88 % Tổng 249 100.00 % Chủ yếu các học sinh cho rằng trình độ học vấn của cha mẹ hạn chế là phần nhiều ảnh hưởng đến việc không thể dạy kèm cho con cái , bởi các em cũng là những học sinh cuối cấp , các yêu cầu kiến thức tương đối cao, cha mẹ trình độ học vấn hạn chế không đủ để kèm cặp các em được( 96; 38.55 % ) . Nhiều học sinh cho rằng ở đó có cả lý do cha mẹ vừa có trình độ hạn chế , vừa lại không có thời gian để lèm cặp các em nên không thể kèm cặp được , đó cũng là một thực tế và dễ nhận thấy ( 52; 20 .88% ) có những học sinh không trả lời và có thể đó là những lý do khác khiến cho việc kèm cặp các em không được thực hiện. Biểu 7 : Lý do không thẻ dạy kèm cho con của cha mẹ Hãy nhìn vào bảng mối tương quan giữa học lực với việc cha mẹ có dạy kèm cho các em không thì ta nhân ra được rằng đa số những em học sinh khá và giỏi thì việc dạy kèm cho các em là rất ít Bảng 13 : Mối tương quan giữa học lực và việc dạy kèm của cha mẹ Học lực Cha mẹ có hay không dạy kèm cho học sinh Tổng Có Không Giỏi Số lượng 13 54 67 Phần trăm 19.40 % 80.60% 100% Khá Số lượng 28 101 129 Phần trăm 21.71% 78.29% 100% Trung bình Số lượng 9 11 20 Phần trăm 45% 55% 100% Yếu , Kém Số lượng 2 7 9 Phần trăm 22.22% 77.78% 100% Tổng Số lượng 52 173 225 Phần trăm 23.11% 76.89% 100% Một thực tế nữa là hầu hết các học sinh khá giỏi không những ít hoặc không được cha mẹ kèm cặp mà còn vì chính những học sinh đó bản thân đã là những người ó năng lực , học lực khá giỏi , cha mẹ học có trình độ học vấn hạn chế và không có thời gian nên không thể tham gia vào công việc kèm cặp việc học của họ Bảng 14 : Mối tương quan giữa học lực của học sinh và lý do không dạy kèm Không có thời gian Trình độ hạn chế Thầy cô dạy ở trường là đủ Lý do khác Lý do 1 và 2 Tổng Giỏi Số lượng 5 26 2 14 12 59 Phần trăm 8.47% 44.07% 3.39% 3.39% 20.34% 100% Khá Số lượng 26 61 2 15 9 113 Phần trăm 23.01% 53.98% 1.77% 13.27% 7.96% 100% Trung bình Số lượng 6 7 0 2 1 16 Phần trăm 37.50% 43.75% 0.00% 12.50% 6.25% 100% Yếu , Kém Số lượng 3 2 0 2 1 8 Phần trăm 37.5% 25% 0% 25% 12.5% 100% Số lượng 40 96 4 33 23 196 Phần trăm 20.41% 48.98% 2.04% 16.84% 11.73% 100% Có lẽ với chính thực tế đó mà các cha mẹ không có khả năng để dạy cho con học , kiểm tra bài vở con con cái mà phải tạo cho các em một điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của mình, Khi được hỏi các em về những điều kiện mà cha mẹ tạo ra cho các em đề các em có điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của mình như cho con đi học thêm , trao đổi với giáo viên thường xuyên , nhắc nhở và dành cho con nhiều thời gian học tập hơn , kết quả thu được của chúng tôi là : Bảng 15 : Mức độ quan tâm của cha mẹ đến việc học con cái Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ KTL Tổng Dạy con học SL 22 35 49 96 46 249 Phần trăm 9.2% 14.06 19.68% 38.55% 18.47% 100% Kiểm tra bài vở SL 31 80 45 48 45 249 Phần trăm 12.45% 32.13 18.07% 19.28% 18.07% 100% Trao đổi với giáo viên SL 45 73 53 35 43 249 Phần trăm 18.07% 29.32 21.29% 14.06% 17.27% 100% Dành thời gian cho con học SL 181 21 7 11 29 249 Phần trăm 72.69% 8.43 2.81% 4.42% 11.65% 100% Nhắc nhở con học SL 165 40 13 10 21 249 Phần trăm 66.27% 16.06% 5.22% 4.02% 8.43% 100% Cho con đi học thêm SL 187 25 6 6 25 249 Phần trăm 75.1% 10.04% 2.41% 2.41% 10.04% 100% Số liệu trên cho thấy hầu như các học sinh được cha mẹ rất quan tâm đến học tập bằng cách thường xuyên liên lạc với cô giáo , cho con đi học thêm , dành nhiều thời gian cho con cái học tập đó cũng là một thực tế trong xã hội hiện nay, Hầu như cha mẹ đều cho các em đi học thêm như thế an tâm hơn , học sinh sẽ được kèm cặp , nắm vững được nhiều dạng bài hơn , đồng thời các học sinh còn được tiếp xúc vói những dạng mẫu của các kỳ thi trước , nhận biết từng dạng bài tập , càng học với thầy cô lâu năm càng an tâm. Có > 75 % học sinh cho rằng được cha mẹ đầu tư cho việc đi học thêm của bản thân Cha mẹ không dạy cũng như không kèm cặp được các em nhưng cha mẹ lại thường xuyên nhắc nhở các em học tập quan tâm đến việc học của các em. Khi hỏi lại cụ thể mức độ nhắc nhở của cha mẹ đối vói các em thì kết quả thu được như sau : Bảng 16 : Mức độ cha mẹ quan tâm nhắc nhở việc học tập của con cái Mức độ Cha Mẹ SL Phần trăm SL Phần trăm Thường xuyên 102 40.96 % 158 63.45 % Thỉnh thoảng 90 36.14 % 48 19.28 % Hiềm khi 17 6.82 % 11 4.42 % Hầu như không 14 5.62 % 10 4.02 % KTL 26 10.44 % 22 8.83 % Tổng 249 100 % 249 100 % Biểu 8 : Mức độ quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái Có thể nói không có cha mẹ nào lại không quan tâm đến việc học của con cái , giờ đây các cha mẹ đã biết rằng việc đầu tư cho học tập của con cái là một cách kinh doanh có hiệu quả nhất . Chính vì vậy cha mẹ nào cũng thường xuyên quan tâm . nhắc nhở đến việc học của con cái, dành hết thời gian cho con cái học tập , tạo không gian tốt nhất để con cái học tập , phát triển. Và cha mẹ nào hầu như cũng muốn đặt chỉ tiêu cho các em cao nhất là vào ĐH , CĐ. Con đường ĐH , CĐ không thật sự là duy nhất nhưng nó là con đường định hướng vững chắc , giúp các em có một tương lai vững chắc sau này Giúp các em có thể vững vàng trên bước đường phát triển trí tuệ và tài năng , là cơ sở cho nghề nghiệp sau này ổn định và vững chắc. Chính vì thế mà cha mẹ nào cũng muốn nếu con mình có khả năng học tiếp ĐH thì cứ cho nó đi học. Khi nghiên cứu việc đặt chi tiêu vào ĐH kết quả chúng tôi thu được như sau (Bảng 17 ): Bảng 17 : Cha mẹ học sinh có đặt chỉ tiêu vào ĐH , CĐ không ? SL Phần trăm Có 176 70.68 Không 58 23.29 KTL 15 6.02 Tổng 249 100 2.3 Các yếu tố tác động từ bản thân cá nhân học sinh Khi kháo sát các yếu tố tác động đến việc quyết định lựa chọn nghề nghiệp của mình trong tương lai thì có ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của học sinh hay không . Kết quả chúng tôi khảo sát thu được một số kết quả như sau:(Bảng 18) Bảng 18 : Ý kiến của cha mẹ đối với việc chọn nghề của con cái Ý kiến cha mẹ Số lượng Phần trăm Rất quan trọng 46 18.47 % Quan trọng 114 45.78 % Bình thường 57 22.89 % Không quan trọng 5 2.01 % Không trả lời 27 10.84 % Tổng 249 100% Đa số các học sinh đều cho rằng tất cả những ý kiến mà cha mẹ rất quan trọng (46; 18.47 %) và quan trọng ( 45.78% ) điều đó chứng tỏ là những học sinh trước khi có định hướng nghề nghiệp cho mình thì ý kiến của cha mẹ cũng cực kì quan trọng . Chính những người cha mẹ sẽ hương các em đi đúng hướng đích của mình trong lựa chọn nghề nghiệp của mình. CHính vì vậy mà nhiều học sinh khi quyết định lựa chọn thi ĐH , CĐ thì nhiều học sinh đều hỏi ý kiến của cha mẹ mình . Ý kiến đó tuy không hẳn sẽ là quyết định cuối cùng , sự bàn bạc phân tích trao đổi đi đến thống nhất của cha mẹ với con cái sẽ giúp phần cho học sinh đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho mình Biểu 9 :Ảnh hưởng của ý kiến cha mẹ đến việc định hướng nghề của con cái Những học sinh thi ĐH , CĐ cũng trả lời rằng là chính những ý kiến của cha mẹ sẽ góp phần tích cực trong quá trình định hướng cho việc lựa chọn thi cử của mình. Điều này cũng chứng tỏ giả thuyết mà tác giả đặt ra là hoàn toàn hợp lý . Những sự lựa chọn đó không xuất phát hoàn toàn bởi ý kiến cá nhân mà có sự tác động mạnh mẽ từ phía gia đình ( đặc biệt là cha mẹ học sinh ) Bảng 19 : Sự tham gia ý kiến của cha mẹ trong việc lựa chọn trường thi Số lượng Phần trăm Có 209 83.94 Không 18 7.23 KTL 22 8.84 Tổng 249 100.00 Nhưng cũng chính từ những ý kiến của cha mẹ góp phần tham khảo , nó không khẳng định tính chất quyết định đối với mỗi học sinh khi quyết định việc thi cử và định hướng nghề nghiệp cho mình, Khi được hỏi nếu cha mẹ em có ý kiến khác với trường của em chọn thì em quyết định thế nào ? Kết quả chúng tôi thu được là : Bảng 20 : Ý kiến về sự quyết định nếu học sinh có quyết định khác cha mẹ Số lượng Phần trăm Trường em chọn 98 39.36 % Trường bố mẹ em chọn 11 4.42 % Đăng kí 1 trường cha mẹ , 1 trường của em 118 47.39 % KTL 22 8.84 % Tổng 249 100 % Như vậy đa số các học sinh đều lựa chọn một là sẽ theo 1 trường của cha mẹ , 1 trường của học sinh (118; 47.39 %) hoặc các em tự quyết định (98;39.36 % ) chứng tỏ các em vẫn giữ được tính chất cá nhân trong việc quyết định , việc đóng góp ý kiến của cha mẹ mang tính chất ảnh hưởng là phương diện tham khảo , không có tính chất quyết định hoàn toàn Nhiều học sinh không trả lời chứng tỏ có thiên hướng vẫn chưa quyết định , chưa chắn chắn , chưa xác định được phương hướng quyết định của mình , chính điều đó tạo nên khó khăn trong việc lựa chọn . Điều này cũng một lần nữa chứng tỏ rằng việc định hướng nhiều học sinh vẫn còn lúng túng , chưa định hình được , chưa biết quyết định trước công việc của mình .Bằng chứng là khi quyết định lựa chọn ,nhiều học sinh gặp phải nhiều khó khăn . Những khó khăn đó là : Bảng 21 : Những khó khăn khi quyết định của học sinh Khó khăn Số lượng Phần trăm Không hứng thú mới 30 12.05 % Gia đình không đồng ý 10 4.02 % Không có hiểu biết kinh nghiệm 87 34.94 % Thiếu phương tiện học tập 5 2.01 % Không có khó khăn 43 17.27 % Khác 49 19.68 % KTL 25 10.04 % Tổng 249 100 % Có 87 học sinh cho rằng mình thiếu kinh nghiệm cũng như hiểu biết về nghề nghiêp ( 34.94% ) điều này một lần nữa khẳng định giả thuyết của tác giả cho rằng các học sinh chưa nắm được các thông tin về nghề cũng như kinh nghiệm về nghề làm các quyết định của học sinh còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng Chỉ có khoảng 43 học sinh cho rằng mình không gặp khó khăn nào cả (17.27 % ) chứng tỏ một điều rằng các học sinh ở đây là nhà giảu , các học sinh đó được cha mẹ cho tự động quyết định và dường như trước những quyết định đó được cha mẹ các em đồng ý và các em cũng tham khảo ý kiến của cha mẹ rồi Chính những điều kiện gia đình cũng được nhiều học sinh đánh giá là quan trọng và ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp ( có liên quan đến vấn đề mức sống đã diễn đạt ở phần thực trạng ) nhiều học sinh khi đánh giá lại cho rằng việc ảnh hưởng của điều kiện kinh tế quan trọng đối với việc quyết định nghề nghiệp của mình Bảng 22: Ảnh hưởng của điều kiện gia đình với quyết định của học sinh Số lượng Phần trăm Rất quan trọng 49 19.68 Quan trọng 109 43.78 Bình thường 51 20.48 Không quan trọng 7 2.81 KTK 33 13.25 Tổng 249 100 Chính những quan điểm này chứng tỏ nhiều học sinh vẫn cho rằng điều kiện gia đình sẽ làm cá nhân học sinh ít gặp khó khăn và dường như việc quyết định đơn giản hơn trong sự lựa chọn của mình. Tuy vậy những ảnh hưởng theo hướng lời khuyên của bạn bè lại ít ảnh hưởng đến những quyết định của học sinh. Điều này chứng tỏ những học sinh vẫn giữ được quan điểm vững vàng của chính cá nhân bản thân Bảng 23: Ảnh hưởng từ quyết định của học sinh dưới lời khuyên của bạn bè Lời khuyên bạn bè Số lượng Phần trăm Rất quan trọng 20 8.03 Quan trọng 54 21.69 Bình thường 112 44.98 Không quan trọng 30 12.05 Không trả lời 33 13.25 Tổng 249 100 Hầu hết các học sinh đều cho những lời khuyên của bạn bề đều ảnh hưởng bình thường (112; 44.98 % ) khẳng định lập trường cá nhân , những quyết định ở bân thân cá nhân , không có sự a dua hay lời khuyên từ bạn bè , ít bị ảnh hưởng mang tính chất tham khảo Một phần các học sinh đều muốn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với một đặc điểm nào đó. Khi được hỏi .Kết quả thu được như sau : Bảng 24 : Đánh giá của học sinh về xu hướng nghề nghiệp SL Phần trăm Nghề có thu nhập cao 142 57.00 Môi trường làm việc tốt 143 57.4 Địa vị và cơ hội thăng tiến 56 22.5 Được xã hội coi trọng 64 25.7 Nhiều thời gian rảnh 29 11.60 Thu nhập ổn định 107 43 Dễ xin được việc làm 101 40.6 Không phải đi xa 50 20.1 Nhiều học sinh đánh giá dựa vào như tiêu chuẩn như : có thu nhập ổn đinh (107; 3 % ) . có thu nhập cao (142;57 %) Môi trường làm việc tốt (143; 57.4% ) , nghề nghiệp dễ xin được việc làm . Phải chăng các em đang quan tâm nhiều đến vấn đề thu nhập Ai cũng muốn đi bước vào định hướng nghề nghiệp nhiều em phân vân sau này sẽ ai làm gì ? có thu nhập cao hay không ? Điều đó nhiều khi cũng trở thành tâm lý chung khiến nhiều học sinh lựa chọn những tiêu chí này điều này chứng tỏ bước đầu giả thuyết của tác giả đặt ra là đúng , có phải vấn đề thu nhập được nhiều học sinh quan tâm hay không ? Giới trẻ có phải đang quan tâm nhiều đến môi trường làm việc nhẹ nhàng , quan tâm nhiều đến vấn đề tiền bạc ? Ít quan tâm đến nghề nghiệp , niềm đam mê nghề nghiệp đúng hay không ? Khi đặt câu hỏi cho các em kết quả chúng tôi thu được là: Bảng 25 : Quan điểm của học sinh về thu nhập có phải quan điểm giới trẻ hiện nay Quan điểm Số lượng Phần trăm Đồng ý 64 25.70 Không đồng ý 121 48.59 Không có ý kiến gì 45 18.07 KTL 19 7.63 249 100 Biểu 10 : Quan điểm của học sinh về vấn đề :thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến thu nhập Có khoảng gần 50 % (121; 48.59 % ) số học sinh cho rằng không đồng ý với quan điểm về :"Thế hệ trẻ ngày nay chỉ quan tâm đến thu nhập, không cống hiến hết mình cho ngành nghề đã lựa chọn, không có tinh thần trách nhiệm cao, không cống hiến hết mình cho ngành nghề " điều này chứng tỏ rằng thế hệ trẻ cũng đang hoàn thiện và cố gắng , xác định lựa chọn nghề nghiệp và hy vọng phát huy tinh thần năng động sáng tạo của sức trẻ cống hiến hết mình. Thu nhập là một yếu tố quan trọng là tác động chính bởi vì nhiều học sinh cho rằng đây không phải là thời bao cấp và có thể đó là nhân thức của các em cho rằng vấn đề thu nhập sẽ là yếu tố quyết định lâu dài đến nghề nghiệp. Chỉ có khoảng 25 % học sinh đồng ý với quan điểm này nhưng từ đó ta nhận thấy một điều rằng giới trẻ đang dần dần cố gắng và hoàn thiện , xứng đáng là lớp trẻ cống hiến cho tương lai ngày mai , một tương lai tốt đẹp và các em sẽ là tương lai của đất nước , một thế hệ tiềm năng của đất nước. Một số em đang nằm ở thế phân vân hoặc không dám trả lời . Nhiều học sinh còn cho rằng " xã hội hiện tại là xã hội kinh tế thị trường với nhiều cạnh tranh cao , người nào không yêu nghề người đó chắc hẳn rồi sẽ bị đào thải " . Một số khác còn cho rằng " Yếu tố thu nhập cao sẽ là động lực để giúp cho thế hệ trẻ yêu nghề . Điều đó khẳng định thế hệ trẻ đang sống và phản ánh đầy đủ với các tiếp cận về công việc trong xã hội ngày nay . Họ đang năng động , thực tế và đang sống cố gắng phát huy tính năng động , lao động của mình để cống hiến cho xã hội . Chúng ta hãy chờ đợi những thành tích của thể hệ trẻ trong tương lai và công việc của mình CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Con số 91.38 % các học sinh lựa chọn quyết định thi ĐH , CĐ khẳng định giả thuyết thứ nhất của tác giẩ đưa ra :"Những học sinh nông thôn đã học lên những năm cuối cấp của THPT chủ yếu là chọn các nghề nghiệp có trình độ chuyên môn cao nên hầu hết là các em sẽ lựa chọn thi đại học và cao đẳng . Việc chọn các nghề nghiệp khác để làm việc chỉ được hình thành sau khi định hướng nghề nghiệp có từ trong trường THPT không thực hiện được " là hoàn toàn đúng , những học sinh THPT giờ đây đã xác định được rằng con đường vào ĐH , CĐ sẽ giúp cho các học sinh có một bước tiến vững chắc trong nghề nghiệp trong tương lai Con số 34.94 % học sinh khẳng định chưa có định kiến , kinh nghiệm chắc chắn về nghề nghiệp và khoảng 20 % học sinh không có ý kiến gì khẳng định giả thuyết thứ 2 mà tác giả đặt ra "Học sinh lớp THPT rất coi trọng định hướng nghề nghiệp trong tương lai nhưng vì còn thiếu thông tin trong định hướng nghề nghiệp nên không ít học sinh còn lúng túng trong việc chọn nghề" là giả thuyết hoàn toàn đúng , học sinh đang cố gắng tìm hiểu , coi trọng định hướng những vì thiều phương tiện và thông tin nên vẫn còn chưa chắc chắn , bị phân vân trong các quyết định của mình Có 57 % học sinh lấy yếu tố thu nhập làm tiêu chí để xác định nghề nghiệp của mình, nhưng khi được hỏi các em cho rằng thế hệ trẻ đang chỉ quan tâm đến thi nhập thì lại có đến 48.59 % học sinh không đồng ý với quan điểm này . Điều này cho thấy giả thuyết 3 mà tác giả đưa ra : "Đa số các học sinh lấy tiêu chí thu nhập cao là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho mình " là chưa hoàn toàn đúng Có 83.94 % học sinh tham khảo ý kiến của cha mẹ trước khi quyết định lựa chọn công việc hay trường thi cho mình chứng tỏ giả thuyết 4 mà tác giả đưa ra "Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh không chỉ xuất phát từ ý kiến chủ quan của bản thân người học sinh mà có sự can thiệp mạnh mẽ từ gia đình (Chủ yếu là cha mẹ học sinh " là hoàn toàn chính xác Nghiên cứu của tác giả nghiên cứu học sinh THPT về vấn đề định hướng nghề nghiệp . Trong quá trình nghiên cứu là vấn đề các học sinh thật sự quan tâm trong thời điểm các học sinh sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH , CĐ . Nhiều học sinh quyết định lựa chọn học ĐH chứng tỏ khi xã hội phát triển , các em đang xác định được rằng con đường ĐH , CĐ sẽ giúp các em đến với nghề nghiệp một cách vững vàng ổn định trong tương lai. Tuy vậy trong quyết định của mình các học sinh đang gặp nhiều khó khăn do thiều phương tiện ,chưa có đủ thông tin , thiếu các lời khuyên từ những người hiểu biết ,người lớn Nhiều học sinh đã biết đặt mục tiêu cho bản thân trong tương lai đưa ra những yêu cầu nghề nghiệp sát thực với bản thân. Kinh nghiệm và tri thức luôn được các em quan tâm với sự năng động , sáng tạo các em đang muốn là hành trang của mình trên bước đường tương lai 3.2 Kiến nghị Trên cơ sở phân tích của báo cáo chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau : - Tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho trẻ em trong trường THPT . Xây dựng những định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình dựa vào khả năng , năng lực của bản thân khi tham gia vào giáo dục hướng nghiệp - Các trường ĐH , CĐ cần có nhiều thông tin hơn nữa về vai trò của ngành nghề đào tạo của nhà trường đối với sự phát triển xã hội để sinh viên mình nắm được , họ sẽ vào nghề đó , ra trường rồi họ làm gì ? điều kiện làm việc như thế nào? khả năng phát triển của họ như thế nào ?.. Đối với cha mẹ của học sinh : Là những người có kinh nghiệm sống , các cha mẹ hãy cho các em một lời khuyên hãy cho các em một sự định hướng để các em không bị phân vân trong quyết định của mình trong tương lai Nếu học sinh mong muốn và có nguyên vọng mong cha mẹ hãy đồng tình với quan điểm của các em vì các em khi đã có ý định đó các em đang cố gắng tìm hiểu thật kỹ nó , cha mẹ hãy là cầu nối để các em tìm hiểu một cách chặt chẽ nghề nghiệp đó , phân tích trao đổi để quyết định của các em được rõ ràng điểm mạnh điểm yếu của nghề nghiệp đó, có thể khuyên các em tìm sự giúp đỡ ở những nơi đâu để các em có một định hướng tốt Đối với các em học sinh: Là thế hệ trẻ của đất nước, năng động ,sáng tạo các em hãy cố gắng khẳng định sự quyết đoán của mình , dám quyết đoán , khẳng định , vững chắc trong tư tưởng lập trường của mình , tránh tình trạng bị chi phối bới các lời khuyên của bạn bè , lấy các lời khuyên là các ý kiến tham khảo cho mình , phân tích tìm hiểu nó Đối với mỗi quyết định có gắng tìm kiếm các thông tin ở nhiều nguồn khác nhau, tìm đến lời khuyên của cha mẹ và các người lớn tuổi để từ đó có quyết định đúng đắn cho mình. Nghề nghiệp sẽ là yếu tố để khẳng định mỗi cá nhân trước tương lai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp cho học sinh thpt ngoại thành hà nội.doc