Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của quốc hội, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của quốc hội

Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo đảm tôn trọng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của cả hệ thống chính trị theo đường lối của Đảng, hoạt động của Quốc hội có nhiều đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quốc hội ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật, trong đó, hoạt động giám sát của Quốc hội tiếp tục được đẩy mạnh, chất lượng, hiệu lực được nâng lên. Nội dung giám sát đã tập trung vào nhiều vấn đề bức xúc trong cuộc sống, có tác động tích cực đến hoạt động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn trật tự kỷ cương của đất nước. Mục lục 3 MỞ ĐẦU 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI, CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI 14 1. Quyền giám sát tối cao của Quốc hội 14 1.1. Khái niệm giám sát 14 1.2. Khái niệm quyền giám sát tối cao của Quốc hội 16 1.3. Phân biệt hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm sát, thanh tra 23 2. Quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội 27 3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội 32 4. Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát 34 * Kết luận Chương 1 35 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI, CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI HIỆN NAY 38 1. Quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội 38 1.1. Sự kế thừa và phát triển các quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội qua các bản Hiến pháp của Việt Nam 38 1.2. Quyền giám sát tối cao của Quốc hội 41 1.3. Quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội 42 2. Phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội 44 2.1. Xét báo cáo của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, VKSNDTC, các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc các cơ quan, tổ chức hữu quan, thành lập Uỷ ban lâm thời của Quốc hội để điều tra về một vấn đề nhất định 45 2.2. Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật 46 2.3. Giám sát bằng hoạt động kiểm tra thực tế việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở cơ sở, địa phương của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban lâm thời của Quốc hội 47 2.4. Chất vấn của ĐBQH 48 2.5. Giám sát thông qua việc xét đơn thư khiếu nại, kiến nghị của nhân dân, qua các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng 49 3. Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội hiện nay 49 3.1. Hoạt động giám sát của Quốc hội 49 3.2. Hoạt động giám sát của UBTVQH 70 3.3. Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội 78 4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 84 4.1. Về nguyên nhân khách quan 84 4.2. Nguyên nhân chủ quan 84 * Kết luận Chương 2 87 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI 90 1. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội 90 1.1. Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội 90 1.2. Phương hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội 92 2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội 94 2.1. Đối với hoạt động giám sát của Quốc hội 95 2.2. Đối với hoạt động giám sát của UBTVQH 105 2.3. Đối với hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội 108 2.4. Bảo đảm các điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội 110 2.5. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội 112 * Kết luận Chương 3 114 KẾT LUẬN 116 Danh mục tài liệu tham khảo 119

doc122 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3229 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của quốc hội, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của quốc hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cần phải được xác định phương hướng và các giải pháp phù hợp trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc: giám sát vừa là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước vừa là một phương thức bảo đảm quyền lực nhà nước đuợc thực hiện đúng trong phạm vi, thẩm quyền, hình thức mà pháp luật quy định cho mỗi một thiết chế trong hoạt động thực tiễn. Để đáp ứng được các yêu cầu này, cần bảo đảm một số định hướng mang tính nguyên tắc sau: 1.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cần gắn liền với đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Giám sát chỉ là một chức năng của Quốc hội. Vì thế đổi mới hoạt động giám sát cần được đặt trong tiến trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cần xác định là nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật do đó cần nâng cao chất lượng của hoạt động giám sát bằng cách các kiến nghị, đề xuất sau giám sát cần được nâng lên thành các chính sách để Quốc hội tiến hành xem xét, có giải pháp cụ thể. 1.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nhằm thực hiện đúng thẩm quyền luật định đối với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội chỉ có thể đạt được khi năng lực giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được tăng cường, đủ khả năng theo đến cùng các kiến nghị giám sát. Điều quan trọng nhất là xác định tính tối cao của hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp, đối tượng giám sát của Quốc hội không hạn chế một cơ quan nào, bao gồm chủ yếu là hoạt động của cơ quan, cá nhân, do Quốc hội thành lập, bầu hoặc phê chuẩn và cả hoạt động của chính Quốc hội, hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, các đối tượng chịu sự giám sát nêu trên không phải đối tương nào cũng chịu sự giám sát thường xuyên của Quốc hội mà hoạt động giám sát thường xuyên của Quốc hội tập trung chủ yếu vào tầng cao nhất của bộ máy nhà nước bao gồm: Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, những người đứng đầu các cơ quan này và các thành viên của Chính phủ. 2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Từ các nội dung đã trình bày ở các phần trên, có thể nhận thấy hoạt động giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội đã đạt một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, công tác giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội còn có những hạn chế, hiệu quả giám sát chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu bức xúc của cuộc sống và mong mỏi của cử tri. Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong phạm vi đề tài luận văn, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau đây: 2.1. Đối với hoạt động giám sát của Quốc hội 2.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội (đặc biệt là vai trò của Đảng Đoàn Quốc hội) Một trong những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đó là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, đối với Quốc hội, sự lãnh đạo của Đảng phải được tăng cường theo hướng tạo điều kiện cho Quốc hội chủ động thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình do Hiến pháp và Luật quy định. Những cá nhân thuộc đối tượng chịu sự giám sát tối cao tại kỳ họp Quốc hội là những đảng viên chủ chốt của Đảng, nắm giữ những trọng trách cao nhất trong bộ máy nhà nước. Kết quả giám sát tối cao theo quy định của luật là một nghị quyết của Quốc hội trong đó có nội dung liên quan đến tổ chức nhân sự. Do vậy, sự lãnh đạo của Đảng trong việc xác định trách nhiệm cá nhân phải được xem xét như một nội dung quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng, tạo điều kiện để Quốc hội thực hiện quyền năng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật một cách chủ động và dân chủ, đúng với tinh thần là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật thể chế hóa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng. Vì vậy tuân thủ nghiêm minh pháp luật cũng là tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng. Thực chất hoạt động giám sát của Quốc hội là giám sát thực thi đường lối, chủ trương của Đảng được luật và nghị quyết của Quốc hội thể chế hóa. Do đó, giải quyết đúng đắn mối quan hệ Đảng lãnh đạo trong điều kiện nhà nước pháp quyền là yếu tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Để phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Bộ Chính trị nên ban hành nghị quyết riêng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội, trong đó có hoạt động thực hiện quyền giám sát tối cao. Đặc biệt, Đảng Đoàn Quốc hội cần tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới phương thức chỉ đạo, lãnh đạo của mình như: ban hành mới hoặc tiếp tục đôn đốc chỉ đạo bằng văn bản đối với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH, ĐBQH nhằm tiếp tục cải tiến hoạt động giám sát theo các nội dung đã được Đảng Đoàn Quốc hội kết luận; phân công từng uỷ viên Đảng Đoàn Quốc hội căn cứ vào lĩnh vực phụ trách quán triệt những giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả trong hoạt động giám sát của Quốc hội đã được xác định trong Đề án để triển khai thực hiện trong thực tế. Đối với những giải pháp có liên quan tới việc sửa đổi Hiến pháp hoặc các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, Luật bầu cử ĐBQH thì Đảng Đoàn Quốc hội cần chủ động báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị. Đối với những giải pháp có nội dung liên quan đến việc sửa đổi Luật hoạt động giám sát thì Đảng Đoàn Quốc hội giao cho UBTVQH chỉ đạo triển khai thực hiện để có thể trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua vào thời gian thích hợp. Những giải pháp có thể thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành thì Đảng Đoàn Quốc hội giao UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện… 2.1.2. Nâng cao nhận thức về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội - Giám sát tối cao của Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội trước hết là để thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp, chủ trương của Đảng để góp phần bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, bảo đảm cho các đạo luật được thi hành nghiêm chỉnh và hơn hết để góp phần bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực, hạn chế sự quá lạm trong thực hiện quyền lực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ngoài ra, hoạt động giám sát đóng vai trò tích cực trong việc giúp Quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Như vậy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội không chỉ là yêu cầu khách quan của xã hội, của cử tri mà còn cả đối với đối tượng chịu sự giám sát bởi lẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật - hệ quả của giám sát sẽ làm cho các hoạt động thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật của các cơ quan hành pháp, tư pháp được thuận lợi và minh bạch hóa quá trình hoạt động. Đổi mới nhận thức về vai trò giám sát tối cao của Quốc hội trước hết là từ phía chủ thể thực hiện giám sát về mục đích, phạm vi, đối tượng và nội dung của hoạt động giám sát, khắc phục tư tưởng nể nang, ngại va chạm, “dĩ hòa, vi quý” không muốn ảnh hưởng tới mối quan hệ “thống nhất” giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp; hoặc cho rằng quyền lực giám sát bắt nguồn từ vị trí công tác trong bộ máy nhà nước, trong Đảng nên khó đưa ra những đề xuất về nội dung giám sát đối với đối tượng giám sát. - Quyền giám sát tối cao của Quốc hội không bị hạn chế nhưng cần được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm Điều 83 Hiến pháp năm 1992 quy định “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước”. Mặc dù đã có sự thống nhất chung về đối tượng chịu sự giám sát là toàn bộ hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp nhưng đối tượng cụ thể chịu sự giám sát của quyền giám sát tối cao là cấp nào trong bộ máy nhà nước thì cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Về mặt pháp luật, việc xác định đối tượng chịu sự giám sát của quyền giám sát tối cao trước hết phải căn cứ vào Hiến pháp. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội có vị trí pháp lý là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Việc xác định đối tượng giám sát của quyền giám sát tối cao còn phải xét đến cách thức tổ chức của hệ thống chính trị và nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. Đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị Việt Nam là do một Đảng lãnh đạo. Việc tổ chức quyền lực trong bộ máy nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc “ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội… ”. Vì vậy, cần nhận thức thống nhất: quyền giám sát tối cao của Quốc hội có đối tượng rất rộng bao gồm tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân từ cấp cao nhất ở trung ương đến cấp thấp nhất ở địa phương. Không một tổ chức, cá nhân nào có thể hạn chế quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu chung của hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra trong hoạt động nhà nước là phải thiết thực, hiệu quả, có tính khả thi và cần phát huy trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của những người đứng đầu các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền tư pháp. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện quyền giám sát tối cao phải xác định có trọng tâm, trọng điểm, tập trung giám sát các đối tượng là cơ quan và cá nhân do Quốc hội thành lập, bầu hoặc phê chuẩn, tập trung vào những vấn đề bức xức trong xã hội được đông đảo cử tri cả nước quan tâm. Theo đó, đối tượng chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội nên xác định bao gồm các cơ quan nhà nước như Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC và những người đứng đầu các cơ quan này và các thành viên Chính phủ. Bởi vì, các cơ quan trên là cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi ảnh hưởng trên toàn quốc, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội về lĩnh vực phụ trách trên phạm vi cả nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hoạt động của các cơ quan và những người đứng đầu các cơ quan đó cần phải đặt dưới sự giám sát của Quốc hội như đã phân tích ở trên là phù hợp với tính chất giám sát tối cao và có tính khả thi. Trong trường hợp cần thiết, các chủ thể giám sát vẫn có thể tiến hành xem xét hoạt động cụ thể của ngành, lĩnh vực thông qua hoạt động của các cơ quan, tổ chức ở địa phương, nhưng các cơ quan tổ chức đó không phải là đối tượng chịu sự giám sát trực tiếp. Cần thống nhất nhận thức để phân biệt rõ hoạt động giám sát với hoạt động khảo sát nắm tình hình, thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát. Ngoài ra, theo quy định của Hiến pháp, quyền giám sát tối cao của Quốc hội được phân định cho các cơ quan của Quốc hội như UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, ĐBQH. Do đó, cấn thống nhất nhận thức đó là, không có sự phân cấp trong việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội. Bởi lẽ, hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội là hoạt động do Hiến pháp quy định nhằm thực hiện chức năng đại diện. Hiến pháp không cho phép Quốc hội ủy quyền giám sát cho bất kỳ cơ quan nào mà quyền giám sát đó phải do Quốc hội thực hiện theo quy định của pháp luật giám sát, tuân theo một quy trình giám sát chặt chẽ. Việc ra đời của Luật hoạt động giám sát năm 2003 chính là nhằm cụ thể hóa chức năng giám sát của UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, ĐBQH đã được ghi nhận trong Hiến pháp theo một trật tự giám sát và quy trình chặt chẽ, trong đó các hoạt động giám sát của các cơ cấn trên góp phần bảo đảm hiệu quả của hoạt động giám sát của Quốc hội. Hơn thế nữa, hoạt động giám sát của Quốc hội tại kỳ họp là hoạt động mang tính quyết định, do đó để bảm đảm tính thường xuyên, liên tục và không bị ngắt quãng trong việc thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội càng không có cơ sở để phân biệt hoạt động giám sát của Quốc hội thành trong kỳ họp và ngoài kỳ họp. 2.1.3. Cải tiến hoạt động giám sát bằng phương thức xem xét báo cáo tại kỳ họp Xem xét báo cáo công tác là một trong những phương thức giám sát quan trọng nhất để Quốc hội đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, cá nhân do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xem xét báo cáo theo quy định của pháp luật thì hoạt động giám sát bằng phương thức xem xét báo cáo cần được cải tiến theo hướng: - Cần xác định cụ thể những báo cáo phải trình ra Quốc hội và bảo đảm các báo cáo đó phải được cơ quan của Quốc hội thẩm tra. Cải tiến chế độ cung cấp thông tin và bảo đảm độ tin cậy của các thông tin được cung cấp để phục vụ các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH trong hoạt động thẩm tra, xem xét báo cáo giúp cho việc xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm trình báo cáo được toàn diện và khách quan. - Cải tiến phương thức xem xét báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, tình hình thực hiện và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo hướng xác định cụ thể hơn những chỉ tiêu Quốc hội cần thảo luận để quyết định và ra nghị quyết; phân biệt rõ hơn phạm vi, thẩm quyền của Quốc hội với nhiệm vụ điều hành, quản lý của Chính phủ; nâng cao tính quy phạm trong các nghị quyết của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội và quyết định ngân sách nhà nước. Quy trình thẩm tra các báo cáo trên cũng cần được cải tiến theo hướng Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội (hoặc Thường trực Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban) phải tiến hành họp và chuẩn bị ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan chủ trì thẩm tra về nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách theo quy định của pháp luật. Uỷ ban kinh tế là cơ quan chủ trì thẩm tra có nhiệm vụ tổng hợp và trình Quốc hội báo cáo thẩm tra về báo cáo kinh tế - xã hội; Uỷ ban tài chính và ngân sách là cơ quan chủ trì thẩm tra có nhiệm vụ tổng hợp và trình Quốc hội báo cáo thẩm tra báo cáo về việc thực hiện và dự toán ngân sách nhà nước. - Cần quy định cụ thể về quy trình, cách thức xây dựng, thẩm tra và xem xét báo cáo của UBTVQH về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Trước mắt, UBTVQH có thể phân công một cơ quan chuyên môn tập hợp, báo cáo tổng hợp trình Quốc hội về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội nói chung, việc thực hiện báo cáo về các lĩnh vực cụ thể theo quy định của các luật chuyên ngành nói riêng. - Tại các kỳ họp, nhất là kỳ họp cuối năm, Quốc hội cần tiếp tục coi trọng và nâng cao hiệu quả hoạt động xét báo cáo công tác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, VKSNDTC. Trong đó trọng tâm là báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ hằng năm theo nghị quyết của Quốc hội cũng như tình hình thi hành luật, pháp lệnh mà Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Các báo cáo của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban hữu quan của Quốc hội phải có các kiến nghị khách quan, hợp lý, cụ thể đối với các báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và VKSNDTC. 2.1.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn Trong các phương thức hoạt động giám sát thì chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp của Quốc hội được ĐBQH và nhân dân rất quan tâm. Tiếp tục cải tiến để nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn là yêu cầu khách quan. Bên cạnh việc tiến hành chất vấn theo nhóm vấn đề và tăng cường đối thoại của phiên chất vấn là những cải tiến quan trọng cần tiếp tục được hoàn thiện thì đồng thời, việc tổng hợp kết quả chất vấn, theo dõi việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn cũng cần được tiến hành thường xuyên hơn. Thủ tục lựa chọn người trả lời chất vấn, những vấn đề tập trung chất vấn và tập hợp các ý kiến đánh giá của ĐBQH về trả lời chất vấn cần được quy định cụ thể trong luật để có cơ sở thực hiện và làm căn cứ cho việc lựa chọn những nội dung cần tiếp tục đưa ra chất vấn tại phiên họp của UBTVQH hoặc việc Quốc hội cần ra nghị quyết về nội dung và trách nhiệm của người bị chất vấn tại phiên chất vấn. Quy định chi tiết, hệ thống, đầy đủ các thủ tục, trình tự, thời gian từ bước chuẩn bị chất vấn, trả lời đến kết luận đánh giá phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội; hoạt động chất vấn giữa 2 kỳ họp QH. Trong đó, có các thủ tục để xác định các vấn đề cần chất vấn, lựa chọn đúng đối tượng phải trả lời; các thủ tục hậu chất vấn như thu thập ý kiến đánh giá kết quả chất vấn, ra nghị quyết về các nội dung chất vấn, trách nhiệm của người bị chất vấn để làm căn cứ cho việc giám sát thực hiện lời hứa, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người được chất vấn. Quyền chất vấn của các ĐBQH tại kỳ họp cần được sử dụng hữu hiệu và tập trung vào hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, VKSNDTC. Người được chất vấn cần trình bày trực tiếp, đúng trọng tâm vấn đề một cách ngắn gọn, rõ ràng, có các giải pháp cụ thể để khắc phục, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến vấn đề chất vấn. Tổ chức nghiên cứu và xử lý thích hợp và khoa học các kiến nghị của cử tri gửi tới các kỳ họp Quốc hội. 2.1.5. Tiếp tục cải tiến cách thức giám sát chuyên đề Cần nghiên cứu, cải tiến theo hướng: - Tại các kỳ họp Quốc hội, khi xây dựng chương trình giám sát hàng năm, Quốc hội cần xác định chương trình giám sát của Quốc hội bao gồm chuyên đề giám sát tại kỳ họp của Quốc hội, chuyên đề giám sát của UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban để bảo đảm tính tập trung, thống nhất và việc chỉ đạo, điều hành, phối hợp trong hoạt động giám sát của Quốc hội. - Chuyên đề giám sát tại kỳ họp của Quốc hội, Quốc hội lựa chọn một số vấn đề nằm trong chương trình đã được xác định và ra nghị quyết để thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội do một Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Đoàn giám sát và các thành viên Đoàn giám sát được lựa chọn trong số ĐBQH là những nhà chuyên môn về lĩnh vực đó để tiến hành giám sát. Cách làm này sẽ huy động được nguồn lực tổng hợp của Quốc hội, vị thế pháp lý của Đoàn giám sát sẽ cao hơn, bảo đảm sự phân công thực hiện nhiệm vụ giám sát ở từng cấp độ khác nhau, tránh sự chồng chéo và không rõ ràng giữa giám sát của UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội với giám sát của Quốc hội với tư cách là chủ thể của hoạt động giám sát. Tuy nhiên, trong điều kiện ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm là chủ yếu thì số lượng chuyên đề giám sát phải được lựa chọn hợp lý. Đồng thời Quốc hội cũng cần sử dụng phương thức thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề cụ thể theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. 2.1.6. Tăng cường hoạt động của Quốc hội trong việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động rất quan trọng ở nước ta. Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cần được giới hạn và chỉ nên tập trung giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, cùng với việc nghiên cứu xây dựng cơ chế bảo hiến, Quốc hội cũng cần “tự giám sát” các đạo luật do Quốc hội ban hành để đảm bảo tính hợp hiến của đạo luật đó. - Trong chương trình giám sát hàng năm, Quốc hội cần xác định cụ thể nội dung giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; cần ban hành quy định về trình tự, thủ tục, hình thức giám sát văn bản tại kỳ họp Quốc hội để Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực phụ trách. - Xác định rõ trách nhiệm của UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hàng năm bắt buộc phải có chương trình giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh, nghị quyết đó được ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống và nhất là thói quen cho dù quy định của luật, pháp lệnh, nghị quyết đó bảo đảm thực hiện ngay, nhưng vẫn chờ nghị định, thông tư hướng dẫn. 2.1.7. Hoàn thiện cơ chế và quy trình thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là cần thiết. Tuy vậy, trong gần 10 năm qua chưa có trường hợp nào được UBTVQH trình Quốc hội xem xét việc bỏ phiếu tín nhiệm. Thực tiễn cho thấy trong thời gian qua trong số những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn không phải không có người vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao để đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm mà do một số quy định của pháp luật còn bất cập. Do đó, để việc bỏ phiếu tín nhiệm có thể thực hiện được đề nghị quy định theo hướng: - Cần tiến hành xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan Đảng với Quốc hội về quy trình, thủ tục để thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm cũng như trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chính trị của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm. - Cần nghiên cứu để giới hạn đối tượng có thể đưa ra Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Chỉ giới hạn những đối tượng là những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. 2.1.8. Nâng cao hiệu quả của việc ra nghị quyết sau giám sát Việc ra nghị quyết sau giám sát đã được quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. Tuy nhiên, đối với một số hình thức giám sát còn chưa rõ, chưa mang tính bắt buộc, còn đưa ra bối cảnh “khi xét thấy cần thiết” để có thể không ra nghị quyết cũng được. Việc không ra nghị quyết thích hợp khi Quốc hội cảm thấy tính hiệu lực của nghị quyết không cao, điều kiện ràng buộc thực hiện còn chưa đầy đủ, kết quả giám sát còn chung chung. Việc theo dõi thực hiện nghị quyết còn chưa được chú trọng. Đây là những rào cản làm cho hiệu lực giám sát bị hạn chế. Vì vậy, nếu đã tiến hành giám sát thì Quốc hội phải thể hiện ý chí, thái độ của mình bằng việc ra nghị quyết, trong đó Nghị quyết về giám sát phải bao gồm việc Quốc hội đánh giá về kết quả giám sát, đồng ý hay không đồng ý và những nội dung liên quan đến kiến nghị. Đồng thời, cần có quy định cụ thể hơn về việc theo dõi, đôn đốc thực hiện nghị quyết, trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Xây dựng cơ chế phù hợp để Quốc hội xem xét báo cáo giám sát của UBTVQH, của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội khi kết luận giám sát của các cơ quan này và cơ quan chịu sự giám sát còn có ý kiến khác nhau. 2.2. Đối với hoạt động giám sát của UBTVQH 2.2.1. Tăng cường hoạt động của UBTVQH trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình giám sát Là cơ quan thường trực của Quốc hội, UBTVQH chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị chương trình giám sát của Quốc hội. Cần cải tiến việc xây dựng chương trình giám sát đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội. Vì vậy, chương trình giám sát phải bao gồm nội dung hoạt động giám sát tại kỳ họp của Quốc hội, nội dung giám sát của UBTVQH, nội dung giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Đồng thời, trong quá trình thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, UBTVQH cần chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH, ĐBQH trong hoạt động nói chung, trong đó có hoạt động giám sát. Nhằm thực hiện đúng chương trình, hạn chế việc trùng lặp về nội dung, thời gian, địa điểm hoạt động của các chủ thể giám sát. Khi phát sinh hậu quả giám sát liên quan đến việc xem xét trách nhiệm chính trị của các nhân sự do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, cần thực hiện đầy đủ các quy định của Đảng về công tác tổ chức, cán bộ. 2.2.2. Tiếp tục cải tiến việc xem xét báo cáo, giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBTVQH UBTVQH cần dành thời gian hợp lý hơn cho việc xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC và các báo cáo công tác của cơ quan khác trước khi trình ra kỳ họp Quốc hội. Việc xem xét nội dung các báo cáo này không chỉ là xem xét về thủ tục mà quan trọng là phải căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước để yêu cầu các cơ quan trình báo cáo nêu rõ được kết quả, hạn chế, nguyên nhân trong việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện, đảm bảo chất lượng các báo cáo trình ra kỳ họp Quốc hội. Đối với những nội dung báo cáo có liên quan đến bí mật nhà nước hoặc do yêu cầu hoạt động đối ngoại thì UBTVQH cần yêu cầu cơ quan trình báo cáo có hình thức báo cáo thích hợp để bảo vệ bí mật nhà nước và không ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại. Ngoài ra, tùy theo tình hình cụ thể UBTVQH có thể yêu cầu Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC báo cáo về tình hình thực hiện từng lĩnh vực công tác để phục vụ cho các hoạt động lập pháp hoặc quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của UBTVQH. Cần hoàn thiện quy định của pháp luật để phân định rõ trách nhiệm của cơ quan chịu sự giám sát và hậu quả pháp lý của hoạt động xem xét báo cáo theo thẩm quyền của UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Phân định rõ việc xem xét báo cáo là phương thức thực hiện giám sát với việc xem xét báo cáo để bảo đảm về nội dung, thủ tục trình ra Quốc hội. Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC không chỉ xem xét về tiến độ, số lượng văn bản được ban hành mà còn cần tăng cường giám sát đối với nội dung của từng văn bản cụ thể bảo đảm tính phù hợp, thống nhất và thứ bậc trong hệ thống pháp luật. Khi có đề nghị của các chủ thể giám sát, UBTVQH cần tổ chức phiên họp theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và ra nghị quyết kết luận đúng, sai rõ ràng, áp dụng chế tài theo quy định của luật. 2.2.3. Tiếp tục hoàn thiện quy trình, thủ tục thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH là vấn đề mới. Sau một thời gian tiến hành đã thu được những kết quả nhất định, giải đáp kịp thời những vướng mắc và những bất cập trong đời sống xã hội mà các ĐBQH quan tâm. Vì vậy cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động này cần phải được hoàn thiện, trong đó về quy trình, thủ tục thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn cần được quy định cụ thể nhất là những căn cứ để xác định người phải trả lời chất vấn, bảo đảm thực hiện chất vấn tại phiên họp UBTVQH ít nhất một lần giữa hai kỳ họp của Quốc hội. Hoặc tiến hành thủ tục chất vấn đối với những nhóm vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận. 2.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp trong hoạt động giám sát Để tránh tình trạng chồng chéo trong hoạt động giám sát, cần có cơ chế phối hợp giữa Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội với các Đoàn ĐBQH, Thường trực và các Ban của Hội đồng nhân dân ở địa phương. Trong đó, cần có quy định rõ nhiệm vụ của UBTVQH thông báo về chương trình, kế hoạch, thành phần, thời gian, phân công nội dung, cách thức tiến hành khi triển khai các hoạt động giám sát tại địa phương; giao nhiệm vụ để các Đoàn ĐBQH tiến hành giám sát chuyên đề của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương; phân định nhiệm vụ, phạm vi giám sát của Đoàn ĐBQH và của Hội đồng nhân dân; quy định việc Hội đồng nhân dân gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn ĐBQH... 2.3. Đối với hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội 2.3.1. Thực hiện hoạt động điều trần tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội Pháp luật hiện hành đã quy định việc Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội yêu cầu các đối tượng chịu sự giám sát đến trình bày những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội quan tâm. Thực tiễn cho thấy hiệu quả hình thức hoạt động này còn chưa cao do thủ tục còn đơn giản, chưa có tính ràng buộc pháp lý cao đối với đối tượng chịu sự giám sát và nhất là chưa thu hút được nhiều đối tượng có năng lực tham gia các phiên họp để cung cấp thông tin hữu ích cho Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Thậm chí nhiều cơ quan chịu sự giám sát chỉ cử cán bộ lãnh đạo cấp phòng, vụ đến tham dự những phiên họp của Thường trực Hội đồng, các Ủy ban hoặc phiên họp toàn thể Hội đồng và Ủy ban. Trong khi đó, kinh nghiệm quốc tế cho thấy hoạt động điều trần tại các Ủy ban là một hoạt động giám sát rất thiết thực, mang tính chuyên sâu, tác động nhanh, mạnh mẽ đến hoạt động của các bộ, ngành và các chính sách liên quan không chỉ trong việc thi hành pháp luật mà cả ngay trong quá trình lập pháp. Hoạt động này có khả năng tiến hành thường xuyên, trở thành một khâu quan trọng trong quá trình hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, góp phần khắc phục tình trạng có nhiều Đoàn của Quốc hội về giám sát tại các địa phương như hiện nay. Vì vậy, cần chuyển hình thức theo quy định của pháp luật hiện hành về việc Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội yêu cầu các đối tượng chịu sự giám sát đến trình bày những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội quan tâm thành phương thức điều trần và quy định rõ cơ sở pháp lý của hoạt động này tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Quy định quy trình, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, hậu quả pháp lý của hoạt động này. 2.3.2. Nâng cao chất lượng kiến nghị qua hoạt động giám sát và tăng cường việc theo dõi, đôn đốc giải quyết các kiến nghị sau giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban Kiến nghị với UBTVQH hoặc Quốc hội xem xét báo cáo và ra nghị quyết về các chuyên đề mà Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội đã tiến hành giám sát; sử dụng có hiệu quả kết quả giám sát, khảo sát để phục vụ hoạt động chất vấn, điều trần và báo cáo thuyết trình về một vấn đề cụ thể tại kỳ họp của Quốc hội theo sự phân công của UBTVQH. 2.3.3. Nâng cao số đại biểu chuyên trách hoạt động tại trung ương Để nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong đó có năng lực giám sát, cần tiếp tục tăng số ĐBQH chuyên trách khoảng 30 - 35% (nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII) để ưu tiên, bổ sung cho các cơ quan của Quốc hội. Tăng cường bộ máy giúp việc cho các ĐBQH chuyên trách (mỗi đại biểu chuyên trách có một chuyên viên giúp việc về chuyên môn). Ngoài ra, cần phải tổ chức cơ quan giúp việc chuyên môn đủ mạnh để làm tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Hội đồng dân tộc, Ủy ban. Có cơ chế để Hội đồng dân tộc, Ủy ban có thể sử dụng các chuyên gia ở các cơ quan, hợp tác với các tổ chức nghiên cứu độc lập; huy động và sử dụng nhiều kênh thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát. 2.4. Bảo đảm các điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Để nâng cao năng lực hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH thì việc đảm bảo đồng bộ các điều kiện về tổ chức, bộ máy giúp việc, điều kiện tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan tới nội dung, đối tượng giám sát là hết sức cần thiết, cụ thể như sau: 2.4.1. Đảm bảo điều kiện về thông tin Để tạo điều kiện cho các ĐBQH thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu nói chung và hoạt động giám sát nói riêng, pháp luật nên quy định cho các ĐBQH một cơ chế đặc thù, đó là quyền được cung cấp thông tin. Đồng thời, cũng quy định trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ ĐBQH của các cơ quan hữu quan khi có yêu cầu. ĐBQH có thể thu nhận thông tin từ nhiều nguồn: từ cử tri, từ các cơ quan tham mưu giúp việc của Quốc hội là các vụ trong Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Đoàn ĐBQH; từ phía Chính phủ cung cấp theo yêu cầu; từ nguồn chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các trường đại học; các hiệp hội; doanh nghiệp; báo chí... Mỗi nguồn thông tin có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Một cơ chế hỗ trợ thông tin hiệu quả là cơ chế bao gồm toàn bộ những nguồn nói trên, kể cả ý kiến của chuyên gia độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, ĐBQH vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn thông tin, vì vậy cần phải có sự đổi mới, cải cách mạnh mẽ về cơ chế chia sẻ, cung cấp thông tin cho ĐBQH, nhất là các nguồn thông tin đó được xử lý và bảo đảm độ tin cậy. 2.4.2. Đảm bảo điều kiện về bộ máy tham mưu, giúp việc Trong điều kiện đa số ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm như hiện nay, bộ máy giúp việc và các chuyên gia không chỉ san sẻ gánh nặng chuyên môn, mà còn tiết kiệm rất nhiều thời gian cho đại biểu. Bởi vậy, cần đầu tư, tăng cường đội ngũ chuyên gia, bộ máy giúp việc, trước mắt, cần bố trí cho mỗi ĐBQH chuyên trách một chuyên viên giúp việc về chuyên môn; chú trọng nâng cao trình độ của đội ngũ chuyên viên trong Văn phòng Quốc hội, của các Đoàn ĐBQH; sử dụng, ý kiến chuyên gia ở các cơ quan, tổ chức nghiên cứu độc lập. Cần tổ chức những bộ phận chuyên trách phục vụ hoạt động giám sát ở các Vụ phục vụ Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng của Đoàn ĐBQH. Đặc biệt là, trong Văn phòng Quốc hội, cần tổ chức bộ phận đủ mạnh để phục vụ các hoạt động giám sát chung của Quốc hội và UBTVQH, nhất là phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội và những hoạt động có liên quan khác. 2.4.3. Đảm bảo điều kiện về tài chính Cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng chế độ định mức phục vụ cho hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH, trong đó có định mức kinh phí để ĐBQH được sử dụng thuê chuyên gia phục vụ cho hoạt động lập pháp và hoạt động giám sát, phù hợp với chế độ định mức chung trong hoạt động của Quốc hội. 2.4.4. Đảm bảo về công cụ phục vụ hoạt động giám sát Xây dựng cơ chế phối hợp giữa hoạt động giám sát của Quốc hội với các cơ quan đóng vai trò là công cụ cho hoạt động giám sát, như kiểm toán, thanh tra, kiểm tra… Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan này và các cơ quan báo chí, Mặt trận và cử tri để tham gia thường xuyên hơn vào hoạt động giám sát của Quốc hội. 2.5. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Nhiều bất cập, hạn chế trong hoạt động giám sát của Quốc hội có nguyên nhân từ những quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động giám sát của Quốc hội. Để bảo đảm có cơ sở pháp lý thực hiện toàn diện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động giám sát của Quốc hội cần được hoàn thiện như sau: 2.5.1. Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và các luật tổ chức bộ máy nhà nước - Sửa đổi một số nội dung liên quan đến Hiến pháp theo hướng thu hẹp diện đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm; Quy định bổ sung việc Quốc hội bãi bỏ văn bản của Quốc hội có nội dung trái Hiến pháp; Bổ sung quy định UBTVQH bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán TANDTC, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSNDTC, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán viên cao cấp cho phù hợp với chức năng giám sát của Quốc hội. - Sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội, Luật bầu cử ĐBQH và các đạo luật có liên quan đến những nội dung của Hiến pháp đã được sửa đổi nêu trên. 2.5.2. Kiến nghị sửa đổi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội theo hướng: - Quy định cụ thể phạm vi, đối tượng, hình thức, cách thức tiến hành giám sát, hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc các Ủy ban của Quốc hội; trách nhiệm của các cơ quan trong việc không thực hiện đầy đủ quy định của Luật; - Quy định rõ về đối tượng, trình tự, thủ tục tiến hành lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội, đảm bảo tính khả thi; trình tự, thủ tục Quốc hội xử lý đối với những chức danh không đủ tín nhiệm; - Quy định rõ về hình thức, trình tự, thủ tục, hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH; - Quy định rõ về hình thức văn bản và các chế tài sau giám sát; công tác báo cáo, điều hành, phối hợp; - Quy định bổ sung thẩm quyền cho UBTVQH điều chỉnh chương trình giám sát của Quốc hội và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp gần nhất; vai trò của UBTVQH trong việc chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động giám sát; - Quy định trình tự trình bày các báo cáo tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp UBTVQH. Trừ báo cáo của Quốc hội, tất cả các báo cáo trình Quốc hội xem xét, thảo luận đều phải qua thủ tục thẩm tra; - Quy định thủ tục riêng về việc Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội có nội dung không phù hợp Hiến pháp; - Quy định chặt chẽ hơn điều kiện thành lập Đoàn giám sát của UBTVQH, của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, của Đoàn ĐBQH; - Quy định thủ tục về thực hiện điều trần tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và hậu quả pháp lý của hoạt động này; việc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội cử thành viên đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh về vấn đề mà Hội đồng, Ủy ban quan tâm; - Bỏ nội dung cá nhân chịu sự giám sát có quyền từ chối trả lời, cung cấp thông tin thuộc bí mật nhà nước mà thay vào đó là cá nhân chịu sự giám sát có quyền yêu cầu bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật và những nội dung có liên quan khác. 2.5.3. Rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội đối với một số đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như, Luật tổ chức Quốc hội; Nội quy kỳ họp Quốc hội; Luật bầu cử ĐBQH; Luật khiếu nại, tố cáo; Quy chế hoạt động của UBTVQH để phù hợp với Luật hoạt động giám sát của Quốc hội đã được sửa đổi. 2.5.4. Xây dựng một số quy chế có liên quan - Xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan Đảng với Quốc hội về quy trình thủ tục để thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng như trách nhiệm pháp lý của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm - Quy chế phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội, Đoàn giám sát với cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cơ quan báo chí…; - Quy chế thuê, hợp tác chuyên gia; Quy chế cung cấp, bảo đảm thông tin. Kết luận Chương III Việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội là đòi hỏi tất yếu khách quan trong quá trình xây dựng nhà nươc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả của hoạt động giám sát phụ thuộc vào việc xác định phương hướng và các giải pháp cụ thể, phù hợp, trên cơ sở vừa bảo đảm tính quyền lực nhà nước, vừa bảo đảm được thực hiện đúng trong phạm vi, thẩm quyền, hình thức mà pháp luật đã quy định. Hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cần tiếp tục được nghiên cứu và cụ thể hóa trong những quy định của pháp luật tạo cơ sở pháp lý quan trọng để việc thực hiện phát huy được hiệu quả. Trong đó, cần coi các hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội là một công đoạn của hoạt động giám sát của Quốc hội. Kết hợp và phát huy có hiệu quả các hình thức giám sát, chú trọng tới việc nâng cao vai trò chất vấn của ĐBQH, điều trần tại ủy ban, các chế tài sau giám sát… Giải quyết được những vấn đề đã nêu không những tạo cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội một cơ chế giám sát đầy đủ, toàn diện mà còn tạo ra được những giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Khẳng định được tính tối cao của hoạt động giám sát trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. KẾT LUẬN Cùng với chức năng lập hiến, lập pháp và chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội nước ta đã được Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan ghi nhận. Luật do Quốc hội thông qua thường là những quy định có tính khái quát và để thực thi nó, cơ quan hành pháp phải ban hành những văn bản hướng dẫn, quyết định hành chính và phải có những hoạt động điều hành thực hiện pháp luật. Giữa xây dựng luật và thực thi luật thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn và cả sự khác biệt. Do đó, để bảo đảm cho các văn bản pháp luật của mình ban hành được thực hiện hoặc là để bảo đảm mức độ hiệu quả của luật mình ban hành thì cần thiết Quốc hội phải tiến hành hoạt động giám sát Nghiên cứu các học thuyết cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước có thể thấy: Trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước, dù được tổ chức dưới dạng bất kỳ mô hình nhà nước nào thì hoạt động giám sát của Quốc hội cần thiết được coi là một công cụ hữu hiệu để chống sự lạm quyền, các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một vấn đề được đặt ra bức thiết nhằm nâng cao vai trò của Quốc hội nói chung, các cơ quan của Quốc hội nói riêng trên cơ sở bảo đảm các chức năng, nhiệm vụ theo Hiến định. Trong thời gian qua, hoạt động giám sát của Quốc hội đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc phát huy vai trò của Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù vậy, hoạt động giám sát của Quốc hội vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hiệu quả giám sát của Quốc hội trên thực tế chưa cao, chất lượng giám sát chưa đáp ứng với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đó là do nhiều vấn đề lý luận về quyền giám sát tối cao của Quốc hội cũng như quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội (UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội) chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo để có được những nhân thức thống nhất [15, trang 2]. Trên cơ sở phân tích các hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đánh gía kết quả đạt được, những hạn chế và nhất là việc phân tích những nguyên nhân hạn chế để từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục đạt hiệu quả. Một số giải pháp thực tiễn, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, đó là: - Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cần được đặt trong mối quan hệ gắn bó với quá trình đổi mới toàn diện các mặt về tổ chức, hoạt động của Quốc hội - Nâng cao nhận thức về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, trong đó hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội cũng cần được nhìn nhận là hoạt động giám sát mang tính tối cao, là một bước trong tổng thể một quy trình giám sát mang tính tối cao của Quốc hội - Tiến tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về giám sát và cơ chế giám sát một cách đầy đủ và hiệu quả - Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát của Quốc hội trong thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Những nhóm giải pháp được tác giả mạnh dạn đưa ra nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giám sát, góp phần khẳng định hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội chỉ phát huy tối đa tác dụng khi hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội phải được tiến hành trong một thể thống nhất, không thể tách rời. Làm luận cứ để phát huy vai trò ngày càng cao của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp trong thời gian tới . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS.Trần Ngọc Đường: Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB CAND trang 158. 2. Hoàng Thị Ngân: Về cách tiếp cận quyền giám sát của Quốc hội- Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB Công an nhân dân trang 224. 3.TS.Trương Thị Hồng Hà: Những vấn đề lý luận để tăng cường hoạt động giám sát tại Hội đồng dân tộc và ủy ban của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”, năm 2009, trang 4. 4. E.B.Kovriakova: Hoạt động giám sát của Nghị viện, NXB Moscow năm 2005, trang 12. 5. Quyền hành pháp, quyền lập pháp và quyền tư pháp ở Pháp. Bộ ngoại giao pháp (1996), Trang 96. 6. M.M Utiasev và A.A.Kornilaeva (2002): “Các chức năng giám sát của Nghị viện cấp khu vực; phân tích có so sánh”, Pháp luật và chính trị, Số 1, NXB Moscow, trang 2. 7. TS.Bùi Ngọc Thanh: Đổi mới hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, Kỷ yếu Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội” năm 2009, trang 6. 8. PGS.TS.Hồ Trọng Ngũ: Một số vấn đề chung về cơ chế hỗ trợ hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, Kỷ yếu Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội” năm 2009, trang 8. 9. Báo cáo của Ủy ban pháp luật về 5 năm thực hiện Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, năm 2008, trang 4. 10.TS.Bùi Ngọc Thanh: Đổi mới hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, Kỷ yếu Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội” năm 2009, trang 5 11. Báo cáo kết quả tọa đàm về đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội” của Ủy ban tư pháp, năm 2009, trang 5 12. Báo cáo hoạt động giám sát của Ủy ban kinh tế sau 5 năm thực hiện Luật hoạt động giám sát, năm 2009, trang 8 13. NCS.Trần Tuyết Mai: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, luận án tiến sỹ luật học, năm 2009. 14. TS.Ngô Đức Mạnh: Quan niệm về quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB Công an nhân dân năm 2003, trang 220. 15. Báo cáo tóm tắt Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội của Đảng Đoàn Quốc hội, năm 2009, trang 2. 16. Giám sát và cơ thế thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB Công an nhân dân năm 2003, trang 113, 114. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2006, trang 64. 18. Trương Thị Hồng Hà: Những vấn đề lý luận để tăng cường hoạt động giám sát tại Hội đồng dân tộc và ủy ban của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”, năm 2009, trang 3. 19. Đại từ điển tiếng Việt. Nxb Văn hóa – thông tin năm 1998, trang 108. 20. Từ điển Tiếng Nga. Nxb Moscow năm 1995, trang 204. 21. Bách khoa toàn thư vương quốc Anh năm 1992. Nxb Leicester, trang 536. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS.Trần Ngọc Đường: Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB CAND trang 158. 2. Hoàng Thị Ngân: Về cách tiếp cận quyền giám sát của Quốc hội- Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB Công an nhân dân trang 224. 3.TS.Trương Thị Hồng Hà: Những vấn đề lý luận để tăng cường hoạt động giám sát tại Hội đồng dân tộc và ủy ban của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”, năm 2009, trang 4. 4. E.B.Kovriakova: Hoạt động giám sát của Nghị viện, NXB Moscow năm 2005, trang 12. 5. Quyền hành pháp, quyền lập pháp và quyền tư pháp ở Pháp. Bộ ngoại giao pháp (1996), Trang 96. 6. M.M Utiasev và A.A.Kornilaeva (2002): “Các chức năng giám sát của Nghị viện cấp khu vực; phân tích có so sánh”, Pháp luật và chính trị, Số 1, NXB Moscow, trang 2. 7. TS.Bùi Ngọc Thanh: Đổi mới hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, Kỷ yếu Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội” năm 2009, trang 6. 8. PGS.TS.Hồ Trọng Ngũ: Một số vấn đề chung về cơ chế hỗ trợ hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, Kỷ yếu Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội” năm 2009, trang 8. 9. Báo cáo của Ủy ban pháp luật về 5 năm thực hiện Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, năm 2008, trang 4. 10.TS.Bùi Ngọc Thanh: Đổi mới hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, Kỷ yếu Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội” năm 2009, trang 5 11. Báo cáo kết quả tọa đàm về đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội” của Ủy ban tư pháp, năm 2009, trang 5 12. Báo cáo hoạt động giám sát của Ủy ban kinh tế sau 5 năm thực hiện Luật hoạt động giám sát, năm 2009, trang 8 13. NCS.Trần Tuyết Mai: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, luận án tiến sỹ luật học, năm 2009. 14. TS.Ngô Đức Mạnh: Quan niệm về quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB Công an nhân dân năm 2003, trang 220. 15. Báo cáo tóm tắt Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội của Đảng Đoàn Quốc hội, năm 2009, trang 2. 16. Giám sát và cơ thế thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB Công an nhân dân năm 2003, trang 113, 114. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2006, trang 64. 18. Trương Thị Hồng Hà: Những vấn đề lý luận để tăng cường hoạt động giám sát tại Hội đồng dân tộc và ủy ban của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”, năm 2009, trang 3. 19. Đại từ điển tiếng Việt. Nxb Văn hóa – thông tin năm 1998, trang 108. 20. Từ điển Tiếng Nga. Nxb Moscow năm 1995, trang 204. 21. Bách khoa toàn thư vương quốc Anh năm 1992. Nxb Leicester, trang 536.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của quốc hội, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của quốc hội.doc
Luận văn liên quan