Nâng cao năng suất lao động của một doanh nghiệp thương mại dịch vụ công ty vinamilk

Có cả Word Và Slide: 1. Lý luận về năng suất lao động 1.1 Khái niệm 1.2 Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng 1.3.1 Nhóm các nhân tố liên quan đến người lao động 1.3.2 Nhóm các nhân tố liên quan đến công cụ lao động 1.3.3 Nhóm các nhân tố liên quan đến đối tượng lao động 1.4 Giải pháp tăng năng suất lao động 2. Thực trạng về công ty vinamilk 2.1 Sơ lược lịch sử công ty 2.2 Các sản phẩm 2.3 Thị trường 2.4 Nâng cao năng suất lao động của công ty vinamilk 2.4.1 Con người 2.4.2 khoa học công nghệ 3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5359 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng suất lao động của một doanh nghiệp thương mại dịch vụ công ty vinamilk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ MÀ NHÓM BIẾT. Doanh nghiệp nhóm chọn công ty Vinamilk 1. Lý luận về năng suất lao động Khái niệm Năng suất lao động thể hiện sức sản suất của lao động và được đo lường số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc là lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm. Khác với các ngành sản xuất vật chất, đối tượng lao động của lao động thương mại là sản phẩm hàng hóa đã hoàn chỉnh. Mục đích lao động của nhân viên thương mại là đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng một cách nhanh nhất và với chi phí thấp nhất. Bởi vậy sức sản xuất của lao động thương mại được biểu hiện thông qua khối lượng hàng hóa tiêu thụ được trong một thời gian nhất định hoặc là thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ. Cũng như trong các ngành sản xuất, năng suất lao động trong thương mại được biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị, nhưng vì hàng hóa kinh doanh bao gồm nhiều chủng loại, kiểu cỡ khác nhau nên phần lớn phải dùng giá trị mới khái quát được chỉ tiêu này. Từ đó ta có khái niệm : Năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại là mức tiêu thụ hàng hóa trong một đơn vị thời gian. Tăng năng suất lao động trong thương mại là tăng sức tiêu thụ hàng hóa bình quân của một nhân viên bán hàng trong một đơn vị thời gian, hoặc giảm thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ. Đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ ở đây có thể là 1.000 đồng hoặc 100.000 đồng. Như vậy tăng năng suất lao động luôn luôn gắn liền với giảm hao phí lao động, giảm giá thành sản xuất kinh doanh. Đó chính là sự khác biệt giữa tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động. 1.2 Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp thương mại có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng. Tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại là một yếu tố để không ngừng mở rộng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, tạo điều kiện phục tốt khách hàng. Góp phần tiết kiện lao động đầu tư cho lưu thông hàng hóa tạo điều kiện tăng lao động cho các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân. Rút ngắn thời gian hàng hóa dừng lại trong khâu lưu thông, thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Tăng năng suất lao động là điều kiện để các doanh nghiệp tiết kiệm hao phí lao động, tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy cho doanh nghiệp và cho xã hội, cải thiện đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp. Việc tăng năng suất lao động có tác động rất lớn đến cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới quản lý nền kinh tế và thực hiện những chính sách an sinh xã hội. Chính vì vậy mà tăng năng xuất lao động là yêu cầu thường xuyên và cấp thiết để nền kinh tế của các quốc gia phát triển nhanh và bền vững. Như Lê-nin từng chỉ rõ: Suy cho cùng thì năng suất lao động là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho chế độ xã hội này chiến thắng chế độ xã hội khác. 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng Tăng năng suất lao động có ý nghĩa cực kì to lớn, nó là chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả xử dụng lao động nói riêng của các doanh nghiệp thương mại. Song như ta đã đề cập ở trên năng suất lao động của nhân viên thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động xã hội, bởi vậy để có những biện pháp thúc đẩy năng suất lao động hợp lí cho mỗi doanh nghiệp chúng ta phải nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Nhóm các nhân tố liên quan đến người lao động Trình độ giác ngộ về chính trị tư tưởng, trình độ chuyên môn : Cũng như mọi ngành nghề của nền kinh tế quốc dân, muốn thúc đẩy năng suất lao động trong thương mại trước hết phải dựa trên cơ sở sự giác ngộ chính trị, sự hiểu biết về xã hội, tinh thần thái độ lao động, đạo đức kinh doanh của người lao động càng cao, càng phù hợp với thực tế thì năng suất lao động càng cao và ngược lại. Sự giác ngộ ở đây trước hết phải nói đến sự giác ngộ về nghề nghiệp, yêu nghề làm việc hết mình vì nghề nghiệp, coi doanh nghiệp là nhà. Mặt khác công tác kinh doanh thương mại mang tính chất tổng hợp cả về kinh tế và kĩ thuật nên với sự giác ngộ về nghề nghiệp kết hợp với trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi sẽ là tiền đề để năng cao năng suất lao động. Trình độ tổ chức lao động của các doanh nghiệp thương mại : Phân công và bố trí người lao động vào những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của họ mới phát huy được năng lực và sở trường của người lao động, đảm bảo hiệu quả công tác. Phân công phải gắn liền với hợp tác và vận dụng tốt các biện pháp quản lí lao động sẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Tiền lương tiền thưởng và các kích thích kinh tế khác là nhân tố xô cùng quan trọng. Xét cho cùng người lao động làm việc vì lợi ích bản thân và gia đình họ thông qua thu nhập mà họ được hưởng. Do vậy sự kết hợp hài hòa các lợi ích trong doanh nghiệp thông qua phân phối thu nhập là yếu tố vô cùng quan trọng. Phải làm sao để cho người lao động vì lợi ích của bản thân và gia đình mình mà quan tâm đến lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Làm cho người lao động thấy muốn có thu nhập cao, doanh nghiệp phải đạt kết quả cao. Mặt khác doanh muốn phát triển phải có sự đóng góp của người lao động trên cơ sở thưởng phạt thích đáng. Nhóm các nhân tố liên quan đến công cụ lao động Quy mô, cơ cấu, chất lượng và sự phân bố mạng lưới các cửa hàng, quầy hàng và ki ốt bán hàng của doanh nghiệp, mạng lưới kho hàng và sự phối hợp chật chẽ giữa kho hàng, cửa hàng và phương tiện vận chuyển. Số lượng, chất lượng và cơ cấu của trang thiết bị kinh doanh. Sự bố trí và sắp xếp các phương tiện lao động trong các cửa hàng, kho hàng. Đổi mới quy trình công nghệ, tổ chức lao động phù hợp với tư liệu lao động. Nhóm các nhân tố liên quan đến đối tượng lao động Kết cấu hàng hóa kinh doanh ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp thương mại được biểu hiện ở hai phương diện trái ngược nhau. Một mặt nếu hàng hóa có chất lượng cao, kết cấu hàng hóa kinh doanh phù hợp với kết cấu của tiêu dùng thì các doanh nghiệp có điều kiện để tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ do đó tăng năng suất lao động. Mặt khác khi kết cấu hàng hóa kinh doanh thay đổi làm cho năng suất lao động biểu hiện bằng tiền của người lao động thay đổi. Như ta đã biết hàng hóa kinh doanh của thương mại có nhiều chủng loại. Có mặt hàng, Nhóm hàng giá trị thấp nhưng trong kinh doanh đòi hỏi hao phí lao động cao, ngược lại có mặt hàng, nhóm hàng có giá trị rất cao nhưng hao phí lao động lại thấp. Bởi vậy khi những mặt hàng có giá trị thấp, hao phí lao động cao tăng lên thì năng suất lao động tăng lên nhưng sự biểu hiện bằng tiền của nó lại giảm xuống và ngược lại. Để đánh giá đúng thực chất năng suất lao động của nhân viên thương mại, đặc biệt là của nhân viên bán hàng ta phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố này. Điều kiện cung ứng hàng hóa : Hàng hóa được cung ứng đều đặn, đảm bảo thường xuyên có hàng, khắc phục tình trạng gián đoạn trong kinh doanh do không có hàng bán. Các phương thức và hình thức kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, phuc vụ người tiêu dùng. Từ sự phân tích trên đây ta thấy để thúc đẩy tăng năng suất lao động trong thương mại đòi hỏi phải áp dụng hàng loạt các biện pháp quan trọng như tổ chức lao động một cách hợp lý và khoa học, năng cao trình độ lành nghề của người lao động, xác định đúng đắn phương hướng sản xuất kinh doanh, cải thiện công tác quản lý kinh tế, tăng cường công tác tư tưởng và công tác tổ chức đời sống cho người lao động nhằm động viên mọi người hăng say lao động. 1.4 Giải pháp tăng năng suất lao động - Để năng suất lao động tăng tốc hơn nữa, một vấn đề có ý nghĩa tiên quyết là nhận thức đầy đủ vai trò của năng suất lao động trong điều kiện mới. Năng suất lao động là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời kỳ dài, chứ không chỉ trong ngắn hạn. Suốt mấy thập kỷ qua, nền kinh tế nước ta chủ yếu phát triển theo chiều rộng, dựa trên khai thác lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên, tăng cường độ lao động và tăng vốn đầu tư chứ chưa thật sự tính toán đầy đủ đến những hệ luỵ cùng những hạn chế nên năng suất lao động tăng không ổn định, dẫn đến năng lực cạnh tranh quốc gia ở mức thấp. Từ những thay đổi nhận thức này chúng ta cần phải thay đổi những chính sách để cho nền kinh tế phát triển theo chiều sâu và bền vững. Phải cơ cấu lại kinh tế của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế, thay đổi cơ cấu đầu tư và chính sách sử dụng nguồn nhân lực cũng như thay đổi một cách căn bản để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kinh tế trí thức, hội nhập, tham gia tích cực quá trình toàn cầu hoá. Hiện nay, việc cơ cấu lại nền kinh tế đặt ra rất bức thiết vì sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, xuất khẩu hàng hoá đang gặp khó khăn. Do vậy phải đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế trong các ngành kinh tế, nghề, sản phẩm, thành phần kinh tế, vùng kinh tế và cả về mô hình phát triển kinh tế theo hướng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng của Nhà nước ngày một tăng trong nước và nhu cầu xuất khẩu. Việc tái cơ cấu kinh tế cần xuất phát từ lợi thế có tầm dài hạn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp nhiều cho xã hội, tăng thu nhập cho người lao động để tái sản xuất sức lao động. Trong bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhà nước, các ngành chức năng cần nghiên cứu để bổ sung những chính sách, luật pháp liên quan đến người lao động ở mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế ngoài nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động cũng như lợi ích hợp pháp của những chủ sở hữu. Những chính sách phù hợp có tác dụng khuyến khích người lao động làm việc có năng suất cao, có thêm thu nhập, hạn chế được đình công và cũng động viên những chủ sở hữu đầu tư máy móc và công nghệ để làm ra các sản phẩm mới có chất lượng. Vì vậy, để thúc đẩy tăng năng suất lao động trong thương mại đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp quan trọng như: tổ chức lao động một cách hợp lý và khoa học, nâng cao trình độ lành nghề của người lao động, xác định đúng đắn phương hướng sản xuất kinh doanh, cải tiến công tác quản lý kinh tế, tăng cường công tác tư tưởng và công tác tổ chức đời sống cho người lao động nhằm động viên mọi người hăng say lao động. Đối với nguồn nhân lực, cần tập trung làm hai việc có tác động đến năng suất lao động vừa cấp thiết vừa lâu dài là nâng cao chất lượng và đẩy nhanh sử dụng. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trên cơ sở, nền tảng tốt của giáo dục phổ thông như hiện nay, cần tập trung đổi mới đào tạo bậc đại học và dạy nghề theo hướng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, chú trọng một số ngành, nghề mới đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế,… Nếu thực hiện tốt các biện pháp trên thì năng suất lao động trong các doanh nghiệp thương mại sẽ tăng đáng kể. 2. Thực trạng về công ty vinamilk 2.1 Sơ lược lịch sử công ty Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…VINAMILK luôn mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khoẻ của bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng khi dùng sản phẩm của Vinamilk. Mọi lứa tuổi, đối tượng đều phù hợp với Vinamilk. Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất. Sau 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. 2.2 Các sản phẩm Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa gồm: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, Kem, sữa chua, Phô – mai. Và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà Cà phê hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan ... Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm mà còn có uy tín đối với cả thị trường ngoài nước. Đến nay, sản phẩm sữa Vinamilk đã được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới. Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 2.3 Thị trường Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối của Vinamilk rất mạnh trong nước với 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành. Sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, CH Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Khu vực Trung Đông, Khu vực Châu Á, Lào, Campuchia, … Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất. Biết bao con người làm việc ngày đêm. Biết bao tâm huyết và trách nhiệm chắt chiu, gửi gắm trong từng sản phẩm. Tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho tương lai thế hệ mai sau, bằng tất cả tấm lòng. Đó cũng là cam kết của Vinamilk 2.4 Nâng cao năng suất lao động của công ty vinamilk 2.4.1 Con người Tổng cộng : lần thực hiện Lâu nay, các doanh nghiệp nước ngoài coi đầu tư về con người là một trong những chiến lược hàng đầu mang lại sự thành công, phát triển cho doanh nghiệp. Thấy được hiệu quả đó, hiện nay, một số doanh nghiệp trong nước cũng đã mạnh dạn chọn hướng phát triển này và thực tế, nhiều doanh nghiệp đã thực sự thành công do có nguồn nhân lực giỏi, năng động. Đầu tư tạo nguồn nhân lực tri thức cao. Với chiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay, Công ty Sữa Vinamilk đã xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Xây dựng lực lượng lao động kế thừa gắn bó với công ty trong tương lai, năm 1993, Vinamilk đã ký hợp đồng dài hạn với Trường Đại học Công nghệ sinh học ứng dụng Moscow thuộc Liên bang Nga để gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành: công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa; tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất; máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm; quản lý trong ngành sữa. Con em của cán bộ công nhân viên nào vừa đậu đại học hoặc đang học tại các trường đại học chính quy, học lực giỏi, có nhu cầu về làm tại Vinamilk, công ty sẽ đài thọ chi phí đưa các em sang học chuyên ngành sinh vật tại Nga trong thời gian 6 năm. Đến nay, công ty đã hỗ trợ cho hơn 50 em đi học theo diện này. Không chỉ hỗ trợ con em trong ngành, Vinamilk còn tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học tại TPHCM và đưa đi du học chuyên ngành ở nước ngoài. Nhờ những chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” được thực hiện một cách bài bản, Vinamilk đã đào tạo được đội ngũ kỹ sư chuyên ngành sữa giỏi. Bà Vũ Thị Bích Nghĩa, phụ trách khâu đào tạo của Công ty Vinamilk cho biết: “Những kỹ sư đã được đào tạo ở nước ngoài về đều phát huy và ứng dụng hiệu quả những kiến thức đã học ở trường. Nhiều bạn trẻ đã trở thành cán bộ nòng cốt ở các nhà máy của công ty và ý thức xây dựng cho sự thành công của công ty rất tốt”. Không chỉ chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai, ngay cả những CB-CN nào có yêu cầu học tập cũng được công ty hỗ trợ 50% học phí. Trân trọng chất xám: Lãi mẹ đẻ lãi con Chương trình khảo sát sản phẩm chủ lực công nghiệp tại Công ty Sữa Vinamilk cho thấy, tổng giá trị sản phẩm hằng năm mà bình quân một lao động của Vinamilk làm ra khoảng 173 triệu đồng, tương đương với sức lao động của một kỹ sư phần mềm. Chúng tôi có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu cùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng. Chẳng hạn, sự am hiểu về thị hiếu của trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đã giúp chúng tôi đưa ra thành công chiến lược tiếp thị mang tên Vinamilk Milk Kid vào tháng 5 năm 2007. Kết quả của chiến lược tiếp thị này là Vinamilk Milk Kid trở thành mặt hàng sữa bán chạy nhất trong khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi vào tháng 12 năm 2007. Ngoài ra, chúng tôi còn có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quan điểm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dòng sản phẩm cho người tiêu dùng. Chúng tôi có đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 10 kỹ sư và một nhân viên kỹ thuật. Các nhân sự làm công tác nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng và thị hiếu tiêu dùng. Chúng tôi tin tưởng rằng khả năng phát triển sản phẩm mới dựa trên thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng là yếu tố then chốt mang lại thành công, đồng thời sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo cho sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai. Với nỗ lực nhằm đảm bảo rằng sản phẩm của chúng tôi sánh vai với với xu hướng tiêu thụ mới nhất, chúng tôi chủ động thực hiện nghiên cứu và hợp tác với các công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiểu các xu hướng và hoạt động bán hàng, phản hồi của người tiêu dùng cũng như các phương tiện truyền thông có liên quan đến vấn đề thực phẩm và thức uống. Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững. Vinamilk được quản lý bởi một đội ngũ nhiệt tình và giàu kinh nghiệm trong ngành. Chủ tịch Mai Kiều Liên có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa tại công ty và giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển của công ty cho đến hôm nay. Các thành viên quản lý cấp cao khác có trung bình 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và bán sản phẩm sữa. Chúng tôi cũng có một đội ngũ quản lý bật trung vững mạnh được trang bị tốt nhằm hỗ trợ cho quản lý cấp cao đồng thời tiếp thêm sức trẻ và lòng nhiệt tình vào sự nghiệp phát triển của công ty. 2.4.2 khoa học công nghệ Cty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa chính thức nhận bàn giao và đưa vào sử dụng Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp tổng thể (ERP). Đây là hệ thống được thiết kế, triển khai theo chuẩn quốc tế, sử dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng quy trình quản lý và điều hành của Vinamilk. Việc sử dụng hệ thống ERP từ năm 2005 giúp cho Vinamilk nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, tăng năng suất lao động và cải thiện năng lực cạnh tranh. ERP sử dụng giải pháp Oracle E Business do Cty Pythis cung cấp. Bà Ngô Thị Thu Trang, phó Tổng Giám đốc, trưởng dự án của Vinamilk cho biết: “Việc triển khai ERP để chuyên nghiệp hóa quy trình quản lý, các thông tin được xử lý nhanh hơn, giúp Vinamilk nắm bắt được toàn cảnh hoạt động của Cty để đưa ra các chiến lược quản lý tốt hơn”. Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế. Chúng tôi sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Chúng tôi nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Chúng tôi là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Các công ty như Cô gái Hà Lan (công ty trực thuộc của Friesland Foods), Nestle và New Zealand Milk cũng sử dụng công nghệ này và quy trình sản xuất. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị công thêm khác. 3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, trong đó đặc biệt là năng suất lao động (NSLĐ). Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong năng suất lao động của doanh nghiệp có nhiều, trong đó có cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan từ các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự coi tăng năng suất lao động như một yếu tố có tính quyết định đối với doanh nghiệp. Tại nhiều doanh nghiệp, còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, ở một số doanh nghiệp khác, có nhiều hạn chế trong tổ chức quản lí, đầu tư thiết bị, công nghệ, sử dụng con người, nắm bắt thị trường... Ngoài ra, năng suất lao động của các doanh nghiệp hạn chế còn có nguyên nhân từ môi trường kinh doanh như sự biến động mạnh về giá cả thị trường các vật tư đầu vào, việc cung ứng các đầu vào còn nhiều trở ngại, đặc biệt là lao động có trình độ. Thực tế cho thấy, cơ cấu đào tạo giữa các cấp học mất cân đối "thừa thầy, thiếu thợ". Tỷ lệ đào tạo ở nước ta hiện nay giữa đại học, cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp - học nghề là 10 : 9,8 : 30,3 (so với các nước là 1 : 4 : 10). Ngoài ra, các yếu tố làm hạn chế tăng doanh thu như kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đến nhiều yếu tố khác đang là những trở ngại không nhỏ. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh găy gắt. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng năng suất lao động có ý nghĩa quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra những giải pháp tăng năng suất phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để áp dụng, dưới đây là một số gợi ý đê các doanh nghiệp tham khảo: Rà soát lại từ tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất, thiết bị, công nghệ, lao động, vật tư, nguyên liệu... đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (theo phương pháp SWOT) đối với từng khâu, từng bộ phận, từng vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp và toàn bộ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó để tìm biện pháp khắc phục cho từng vấn đề cụ thể, từ khâu và từng bộ phận cụ thể cũng như tổng thể doanh nghiệp. Đổi mới tổ chức quản lí doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện hiện nay, bao gồm đổi mới hình thức doanh nghiệp, bộ máy quản lí doanh nghiệp và tổ chức sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp. Sử dụng nhân lực có hiệu quả, chú trọng từ khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm lao động có trình độ, năng lực phù hợp; đồng thời, tăng cường đào tạo và đạo tạo lại đến nâng cao trình độ, kỹ năng của người quản lí và lao động; tạo môi trường làm việc thân mật, cởi mở nhằm làm cho nhân viên gắn bó hơn với doanh nghiệp, phát huy sáng kiến, tăng khả năng làm việc theo nhóm. Áp dụng các công cụ quản lí năng suất trong doanh nghiệp hiện đang được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có các mô hình, quy trình, hệ thống quản lí như công cụ quản lí lãng phí (7W), mô hình Kaizen của Nhật Bản (5S), hệ thống quản lí chất lượng ISO, TQM... Chú trọng đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, chú í đến tính đến yếu tố dài hạn và thân thiện với môi trường. Trong xu hướng phát triển bền vững hiện nay, các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện "năng suất xanh" - là một chiến lược tăng năng suất gắn với bảo vệ môi trường do Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) đề xướng. Tạo lập môi trường, bao gồm môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lí, công nghệ...điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi. Tóm lại, năng suất lao động là một chỉ tiêu chất lượng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Để nâng cao năng suất lao động, ngoài sự nỗ lực toàn diện trên nhiều mặt và thường xuyên liên tục của các doanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ và các cấp chính quyền theo tinh thần hướng về doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde tai thuong mai dich vu.doc
  • pptBamp224i th7843o lu7853n kinh te DN amp TM.ppt
Luận văn liên quan