Nghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Đối tượng và phạm vi của đề tài 3. Mục đích và nội dung nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Những vấn đề liên quan đến biện pháp tu từ “ẩn dụ” 1.1. Khái niệm ẩn dụ 1.2. Phân loại 1.3. Ý nghĩa của ẩn dụ 2. Các vấn đề liên quan đến vấn đề biểu tượng 2.1. Một số khái niệm gần nghĩa với biểu tượng 2.2. Định nghĩa biểu trưng II. DẠNG CẤU TRÚC THÔNG THƯỜNG VÀ MỘT SỐ DẠNG ĐẶC BIỆT CỦA BIỂU THỨC KHEN CHÊ 1. Dạng cấu trúc thông thường của biểu thức khen chê (BTKC) 2. Một số dạng đặc biệt của biểu thức khen chê (Khác với các biểu thức khen chê thường gặp) 3. Một số phân tích về nghĩa biểu trưng trong các dạng cấu tạo đặc biệt của biểu thức khen chê III. BẢNG TỔNG KẾT NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA CÁC CON VẬT TRONG QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM KẾT LUẬN PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2756 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tới khi tách nó ra khỏi ngữ cảnh hay không. Qua đó nhấn mạnh tính linh hoạt, đa dụng của ngôn ngữ. 3. Mục đích và nội dung nghiên cứu Khai thác cấu trúc của các biểu thức khen chê có yếu tố chỉ loài vật (nhóm danh từ chỉ động vật), phân tích nghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê trong giao tiếng Việt và một so sánh đối chiếu nhỏ với tiếng Anh và tiếng Hán. Từ đó ta có thấy được những đặc trưng văn hóa tư duy người Việt. Tôi đí sâu khai thác triệt để những khía cạnh ngữ nghĩa của biểu thức với mục đích giúp cho người sử dụng biểu thức khen chê có yếu tố chỉ tên loài vật một cách hiệu quả trong giao tiếp, hiểu đúng nghĩa của từng biểu thức khen chê trên văn bản, nhận thức được sự phong phú về cả mặt hình thức cũng như ngữ nghĩa của tiếng Việt. Qua đó, thấy được tầm quan trọng trong phát triển tiếng Viêt. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ học như: Thống kê định lượng, miêu tả, phân tích cấu trúc và ngữ nghĩa của các biểu thức khen chê có yếu tố chỉ tên loài vật. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Tuy không mới nhưng hy vọng đề tài sẽ là một bước tiến sâu hơn vào cấu trúc cũng như ngữ nghĩa của biểu thức khen chê mang các yếu tố chỉ têm loài vật. Từ đó chỉ ra được tư duy dân tộc, quan điểm thẩm mỹ tạo nên bản chất của ngôn ngữ và văn hóa. Sử dụng những biểu thức nay một cách phù hợp, đúng lúc tạo nên ưu thế trong giao tiếp và giữ gìn được sự phong phú của tiếng Việt. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Những vấn đề liên quan đến biện pháp tu từ “ẩn dụ” 1.1. Khái niệm ẩn dụ Ẩn dụ là phương thức tu từ dựa trên cở sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái khác mà bản thân cái được nói đến thì được ẩn đi một cách kín đáo. Ẩn dụ là phương pháp chuyển nghĩa theo nguyên tắc tương đồng của hiện tượng, sự vật theo những dấu hiệu khác (Những thế giới nghệ thuật ca dao_ Phạm Thu Yến) Ẩn dụ là lối so sánh dựa trên sự tương đồng của hai hiện tượng về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất hoặc chức năng. Hai hiện tượng này được đồn nhất với nhau trên nguyên tắc cái này được thể hiện qua cái khác mà bản thân cái được nói đến thì ngầm ẩn một cách kín đáo; hay nói cách khác, với ẩn dụ người ta không nói đến cái chủ thể được đem ra so sán mà chỉ nói đến chủ thể được đem ra so sánh. (Tạp chí văn hóa_ “Thiên nhiên với thế giới nghệ thuật ẩn dụ và biểu tượng trong ca dao dân ca”_Ths Đặng Diệu Trang) “Khái niềm ẩn dụ thường được dùng để thể hiện bản chất nội tâm của con người bằng những ý tưởng hoặc hình ảnh lấy trong thiên nhiên” (Từ điển bách khoa văn hóa học) 1.2. Phân loại X.G.Laduchin đã chia ra 6 dạng cơ bản của ẩn dụ thường được sử dụng phổ biến +) Sự vật được đối chiếu trên cơ sở sự giống nhau bên ngoài của chúng +) Sự vật được đối chiếu theo ánh sáng +) Sự vật được xích lại gần trên cơ sở các dấu hiệu cấu trúc bên trong của chúng +) Sự vật được so sánh đối chiếu theo chức năng của chúng +) Sự vật được so sánh theo chức năng chuyển động của chúng theo hướng tương quan chuyển động hay bất động +) Sự vật hiện tượng và hình tượng có thể xích gần lại trên cơ sở một vài nét và dấu hiệu xử thế giống nhau của chúng 1.3. Ý nghĩa của ẩn dụ Ý nghĩa nhận thức Ý nghĩa thẩm mỹ Ý nghĩa biểu cảm 2. Các vấn đề liên quan đến vấn đề biểu tượng 2.1. Một số khái niệm gần nghĩa với biểu tượng +) Ẩn dụ Ẩn dụ là lối so sánh dựa trên sự tương đồng của hai hiện tượng về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất hoặc chức năng. Hai hiện tượng này được đồn nhất với nhau trên nguyên tắc cái này được thể hiện qua cái khác mà bản thân cái được nói đến thì ngầm ẩn một cách kín đáo; hay nói cách khác, với ẩn dụ người ta không nói đến cái chủ thể được đem ra so sán mà chỉ nói đến chủ thể được đem ra so sánh. +) Biểu tượng Biểu tượng là sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài nó, theo một quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ở bên ngoài. Nói khác đi, biểu tượng chính là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được. Biểu tượng là "vật môi giới giúp ta tri giác cái bất khả tri giác" (Đoàn Văn Chúc: "Văn hóa học", Viện văn hóa, NXB Văn hóa thông tin, 1997) 2.2. Định nghĩa biểu trưng Biểu trưng (Symbol): Một dấu hiệu (tín hiệu, kí hiệu) mang tính quy ước hàm chỉ một dặc trưng, một phẩm chất, một sáng tạo hay hẹp hơn là: có khả năng gợi ra một đối tượng khác, một sự vật khác ngoài sự thể hiện cụ thể của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận. Có những biểu tượng thuộc về phong tục tập quán, lễ nghi,… thuộc các biểu tượng văn hóa; có những biểu tượng thuộc về nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ học…làm thành những biểu tượng trong đời sống của cộng đồng (Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học, NXBGD, 5/2006, tr.21, 22). - “Biểu trưng là lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện một cách tượng trưng, ước lệ một cái gì đó có tính chất khái quát, trừu tượng”, tiếng Việt và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, NXB Văn hóa thông tin, H/1997, tr56). II. DẠNG CẤU TRÚC THÔNG THƯỜNG VÀ MỘT SỐ DẠNG ĐẶC BIỆT CỦA BIỂU THỨC KHEN CHÊ 1. Dạng cấu trúc thông thường của biểu thức khen chê (BTKC) BTKC = Tính từ + như + Danh từ chỉ động vật (DTCĐV) Bẩn như chó Buồn như chó ốm Béo như lợn Câm như hến Chắc như cua gạch Chằng chịt như mạng nhện Chậm như rùa bò Chậm như sên Chấp cha chấp chới như quạ vào chuồng lợn Dốt như bò Dữ như cọp Đắt như tôm tươi Đông như kiến Gầy như con mắm Gầy như hạc Gầy như sếu Hôi như chồn Hôi như cú Khỏe như hùm Khỏe như trâu Lấm lét như rắn mồng 5 Lờ đờ như chuột phải khói Lôi thôi như cá trôi xổ ruột Lúng túng như gà mắc tóc Ngang như cua Ngây ngô như con gà gô Ngơ ngác như bò đội nón Ngu như bò Ngu như chó Ngu như lợn Nhanh như sóc Nhát như cáy Nhũn như con chi chi Yếu như sên Một vài dẫn chứng thể hiện thái độ khen chê rõ ràng trong nhóm các danh từ chỉ động vật trong những biểu thức khen chê - “Các bạn thường chế giễu nhau: béo như lợn. Bạn nữ nào có vóc dáng, số đo kinh khủng như tôi luôn cảm thấy xấu hổ” (“Người đại biểu nhân dân”_Huỳnh Cường. 17/2/2008) - Con chó trụi lông và béo như lợn của ông Trọng được cắt tiết để đám phu đòn và một số chức sắc trong xóm đánh chén một bữa linh đình. 30 năm xóm tôi [truyện ông Trọng]_ Vương Văn Quang - “Thấy chồng xé vở và mắng cậu con ngu như lợn, chị Lan "quặc" lại. Tức mình, anh Quang đạp vỡ chiếc đầu DVD mới tậu. "Anh điên rồi à?" - chị quát lại chồng. Đốp! Một cái tát giáng thẳng vào mặt chị. “chế ngự tính nóng của chồng” Tiểu kết: Khi nhắc đến lợn trong các biểu thức đã trình bày được lấy từ ngôn ngữ đời sống và văn chương như trên, chúng ta thấy danh từ này được xuất hiện trong biểu thức mang ý nghĩa chê khi nói đến trí tuệ của con người, còn khi để so sánh về hình thức bề ngoài của một loài vật thì nó (Lợn) lại có thể được xuất hiện trong biểu thức khen. - “Thật không công bằng nếu con người còn xem chó là giống vật tượng trưng cho những tính cách xấu xa ngu dốt, đại loại ngu như chó, bẩn như chó, hỗn như chó, hùa như chó, nịnh như chó... Vì chó là giống vật rất tinh khôn, rất dũng cảm, rất có nghĩa. Lúc trà dư tửu hậu trong mấy ngày cuối năm, nhàn đàm đôi dòng về chó để đón năm Tuất đang tới, âu cũng là một chuyện vui.” “Cuối năm gà nói chuyện…chó”_Trần Quang Lộc - “Vợ của nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan là cô giáo Trịnh Thúy Nga hiệu trưởng trường Văn Học, trường chuyên dạy các lớp Đệ Nhất, thi tú tài II. Lúc đó tôi đang học tại đây. Thầy Bích Lan dạy môn triết học cho chúng tôi đã sáng tác bài thơ tặng phu nhân: Hôm nay Nga buồn như chó ốm Như con mèo ngái ngủ trên tay anh” “Năm tuất nói chuyện chó”. Bài đăng trên Dân Chúa úc Châu ( Tiểu kết: Khi nhắc đến chó trong các thành ngữ, các biểu thức khen chê của tiếng Việt phần lớn mang ý nghĩa chê. Ngược lại, “dân Tây Phương họ nuôi chó như một người bạn thân trong nhà hay là món đồ chơi rất quý, có khi họ cho chó ăn chung một đĩa và ngủ chung một giường với chủ.” (nguồn: Như trên) - “Phu nhân tổng thống Mỹ Eleanor Roosevelt từng bị tật mắc cỡ hoành hành và cả vật lý gia Albert Einstein cũng từng bị nó tấn công lúc còn bé. Tại sao chúng ta bị mắc cỡ? Cơ chế nào tiềm ẩn trong cơ thế khiến người ta bỗng nhiên mặt đỏ như gấc và mồm câm như hến? Có thể nào chống lại tật mắc cỡ?” Vì sao bạn mắc cỡ? Thứ bảy, 16 Tháng bảy 2005, 17:03 GMT+7 Tiểu kết: Hến đa phần xuất hiên trong các biểu thức khen chê trong tiếng Việt với ý nghĩa chê - “Đã đưa ra chất vấn là phải “chắc như cua gạch”, nói có sách, mách có chứng; có sự kiểm chứng thực tế, có sự phân tích, suy luận, thậm chí còn phải tiếp xúc với đối tượng có liên quan, chứ không phải chỉ nghe nói hay vừa đọc qua trên báo chí là đem ra hỏi.” (Hôm nay tại Quốc hội: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trả lời chất vấn đầu tiên_Báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng) Tiểu kết: Biểu thức so sánh này biểu hiện ý nghĩa của “Cua gạch” trong ngôn ngữ Việt cụ thể trong biểu thức khen chê là khen một việc diễn ra có lý luận rõ ràng và lập luận chặt chẽ mà không ai có thể bắt bẻ được - “Hình ảnh các công trình quảng cáo đồ sộ đè lên các ngôi nhà căn phố, đường cáp điện và điện thoại chằng chịt như mạng nhện, các nhà phố manh mún trên các đường lớn . đã góp phần là không gian công cộng bị mất dần vẻ đẹp của nó.” (Không gian công cộng đang hẹp dần _Ts Võ Kim Cương): trích Báo điện tử Viện kinh tế TPHCM - Tiến độ chậm như “rùa bò”, dân chịu khổ? Thứ ba, 07 Tháng tám 2007, 11:36 GMT+7 Trích vietbao.vn Tiểu kết: Rùa có thể được nhắc đến trong ngôn ngữ Việt Nam đặc biệt là các câu chuyên dạy trẻ nhỏ với đức tính cần cù siêng năng (đạo đức lớp 1) tức là, những đức tính rất tốt đẹp. Tuy nhiên xét trong biểu thức khen chê như đang kiểm chứng thì Rùa thường được nhắc đến trong biểu thức chê, với ý nghĩa chê bai nhiều hơn. Dẫn chứng trên được trích trong một bài viết phản ánh tình trạng con đường thuộc huyện Đan Phượng huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây về việc “cải tạo, nâng cấp QL 32 đoạn Nhổn - Sơn Tây dài gần 30 km, với tổng số vốn đầu tư hơn 360 tỷ đồng được Bộ GTVT phê duyệt vào cuối năm 2004. Đến tháng 8/2005, Ban Quản lý dự án giao thông 2 thuộc Sở GTVT tỉnh Hà Tây - đại diện chủ đầu tư tiến hành tổ chức thi công. Nhưng đã hơn 2 năm trôi qua, dự án triển khai quá chậm gây ô nhiễm môi trường, giảm hiệu quả nguồn đầu tư, mất trật tự an toàn giao thông, và nhất là bức xúc trong dư luận nhân dân.” - “Hãy tưởng tượng, trong ba triệu năm liền, con người không tràn ngập trên trái đất! Dân số loài người tất nhiên có tăng lên, với sự di cư từ châu lục này sang châu lục khác, nhưng chỉ với một tốc độ chậm như sên. Người ta đã ước tính dân số thế giới ở đầu thời kỳ đồ đá mới (Neolithic) là mười triệu người.” CEL (2): Nguồn lương thực và sự phát triển dân số - 240 Chấp cha chấp chới như quạ vào chuồng lợn. Thành ngữ - Tục Ngữ theo vần ABC - Bài 4: Vần CH - “Dốt như bò” Một anh học trò ngồi học ra rả suốt đêm. Con bò nằm nghe than thở với con gà: - Anh ta bắt đầu đi thi thì mày chết, anh ta thi đỗ thì tao chết. (Ý nói: Ði thi thì làm gà cúng tổ tiên, thi đỗ thì làm bò ăn khao.) Con gà nói: - Không việc gì đâu! Tôi biết: nó học như anh, nó viết như tôi, nhất định nó không dám vác lều chõng vào trường thi đâu! Truyện cười dân gian ò Tiểu kết: Nhắc đến Bò trong ngôn ngữ Việt cụ thể là trong các biểu thức khen chê thì Bò thường mang nghiã chê bai một ai đó không được thông minh mà dốt nát ngu đần. - “Nếu Bụt nổi tiếng bởi sự hiền từ của mình (hiền như Bụt), thì con Cọp cũng nổi tiếng bởi sự dữ tợn của nó (dữ như cọp).” Luận Ngữ Tân thư_ Phạm Lưu Vũ) Tiểu kết: Khi nhắc đến cọp người ta thường nghĩ ngay đến một sức mạnh ghê gớm, sức mạnh đó luôn dung để uy hiếp những kẻ yếu. Như vậy, cọp là một danh từ người ta thường nhắc đến với ý chê bai những kẻ mạnh luôn đi dùng sức để uy hiếp kẻ yếu - Giấy… đắt như tôm tươi 05:13' AM - Thứ năm, 22/11/2007 Theo Thương Mại Tiểu kết: “Đắt như tôm tươi” thường được dùng với nghĩa là khen trong cac biểu thức khen chê. Tuy vây, có những trường hợp nó được dùng với một dụng ý nghệ thuật rất đắt, trong trường hợp này là nói về tình trạng “giá giấy sản xuất hiện nay ở Việt Nam tăng do: Thứ nhất, do tình hình giá giấy thế giới tăng cao bởi việc các nước đều thắt chặt nạn phá rừng và thực trạng diện tích các khu rừng nguyên liệu càng ngày càng bị thu nhỏ. Thậm chí, tại một số quốc gia, các tổ chức bảo vệ môi trường và luật môi trường còn quy định cụ thể bắt buộc các DN lớn khi mua bao bì phải có nguồn gốc từ giấy tái chế. Thứ hai, theo các DN trong nước thì việc xuất khẩu tăng mạnh của các DN Việt Nam sang châu Âu và Mỹ sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng là tác động đáng kể.” (Theo Thương Mại) - Người đông như kiến. (Trích Từ điển mở Wiktionary) Tiểu kết: Đông như kiến là 1 thành ngữ phổ biến rất hay được dùng trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Tùy từng trường hợp nó mang trong mình những ý nghĩa khác trong biểu thức khen chê: Có khi là khen cũng có khi là chê. - gầy như con mắm. (Trích Từ điển mở Wiktionary) Cá mắm có đặc trưng là khô, quắt và xấu. Do đó khi đã so sánh với cá mắm đặc biệt là nhắc đến trong các biểu thức khen chê thì thường mang nghĩa chê. “Giáo sư Mortimer đã hỏi giáo Kavir, và ông này cho biết có quen một đạo sĩ tu hành tên Akila Bakhtir vốn thường qua lại nhiều trong dãy Tuyết Sơn và có kiến thức rộng về những hiền triết ẩn tu nơi đây. Phái đoàn bèn tìm đến đạo sĩ này, đó là một ông lão “gầy như hạc”, vẻ mặt lúc nào cũng tươi cười.” Dr. Blair T. Spalding Nguyên Phong dịch Chương 8 Đời sống siêu nhân loại Tiểu kết: Gầy như hạck tùy từng trường hợp nó mang những nét nghĩa khác nhau. Để nói về một người không tốt thì đó là biểu thức chê, Nhưng để nói về tướng mạo của một người tốt hay tài giỏi tjif đó lại không mang nghĩa chê bai - “Nhiều hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh với mùi khó ngửi như các êtyl và mêtyl mecaptan được dùng làm chất tạo mùi cho khí đốt nhằm dễ dàng phát hiện rò rỉ. Mùi của tỏi và "mùi hôi như chồn " cũng do các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh gây ra.” (Trích bách khoa toàn thư mở Wikipedia) Tiểu kết: Chồn là một loài vật có đặc trưng là hôi. Do đó khi sử dụng nó là một biểu tượng so sánh cụ thể là trong biểu thức khen chê thì cụm từ: “Hôi như chồn” thường mang nghĩa chê bai. - “Trời vẫn còn lạnh cóng. Một anh tù tự giác (lao dộng hình sự sắp mãn án) xách vào cho tôi một thùng nước ấm để tắm, một quần kaki loại công nhân màu xanh và một áo sơ mi trắng. Tôi không biết lý do tại sao hôm nay được Ưu đãi thế, nhưng thấy có nước ấm là cứ tắm cho người bớt hôi như cú và sạch ghẻ Trích bài: Gặp bộ trưởng nội vụ Phạm Hùng Tiểu kết: Tính từ “Hôi” là chỉ một mùi không được thơm tho, dễ chịu hay được mọi người ưa thích, do đó nghĩa của DTC ĐV đi kèm theo phía sau của biểu thức hiển nhiên mang nghĩa chê bai. -   Vợ bảo chồng: - Mọi hôm anh khỏe như trâu ấy, mà nay về nhà cứ nằm dài thườn thượt, bảo làm gì cũng không chịu là thế nào? (Truyện cười) - “Cái chứng khó thở vì thiếu ôxy của tôi thật không thể nào chấp nhận được do càng ngày nó càng tích cực viếng thăm tôi hơn. Tôi đang khỏe mạnh là thế, cả tuần đi học từ sáng đến tối, thứ bẩy đá bóng ba bốn tiếng với bọn sinh viên nước ngoài to khỏe như trâu mà tôi có sao đâu” (Trích: Trái tim Việt Nam) Tiểu kết: Trâu là biểu tượng đẹp của Việt Nam_ một đất nước nông nghiệp, dô đó hình ảnh của nó trong biểu thức khen chê là mang ý nghĩa khen - Quy hoạch đô thị: Hoặc nhanh như sóc, hoặc chậm như sên! (Theo Vietnamnet) Lão an ninh không cho vào tiệm, bắt chúng về nhà mặc quần. Chúng không chịu về, cứ lảng vảng trước lối ra vào. Tức mình, lão gom hết bọn chúng lại, tống cổ chúng ra khỏi tiệm. Một thằng nhóc trong bọn, thừa lúc lão security không để ý, nhanh như sóc , nó chui qua cái lỗ để xe chợ vào tiệm 17/2/2008 Tiểu kết: Sóc trong ngôn ngữ Việt được nói đến khi nói về một tốc độ. Năm trong biểu thức khen. - Nhũn như con chi chi. - Có thái độ quá khiêm tốn. - Bản chất anh ấy đâu có tham nhũng. Đấy chỉ là hiện tượng nhất thời. Ngày anh ấy còn ngồi trên ghế nhân viên chỉ có ham mà không tham. Chỉ có nhũn như con chi chi đâu dám nhũng nhiễu ai (Nỗi lòng chiếc ghế trống_ Lê Qúy) Tiểu kết: Nhũn như con chi chi sử dụng trong giao tiếp Việt có trường hợp là khen mà cũng có trường hợp dùng với nghĩa là chê. - yếu như sên. Yếu lắm. - ốc sên. Loài ốc nhỏ ở cạn, hay bám vào cây cối và những chỗ có rêu ẩm. Chậm như sên. Chậm quá. Yếu như sên. Yếu lắm. Tiểu kết: ốc sên được nhắc đến trong ngôn ngữ Việt mang hàm nghĩa chê bai. 2. Một số dạng đặc biệt của biểu thức khen chê (Khác với các biểu thức khen chê thường gặp) BTKC = Động từ (ĐT) + như + Danh từ chỉ động vật (DTCĐV) Ăn như gấu ăn trăng Ăn như hà bá đánh vực Ăn như hùm đổ đó Ăn như rồng cuốn Ăn như tằm ăn rỗi Cắn nhau như chó với mèo Chạy như vịt Học như vẹt Kêu như bò rống Kêu như vạc Làm như cà cuống lội nước Làm như mèo mửa Lao như thiêu thân - Ăn như gấu ăn trăng: ăn nhiều, ăn nhanh giống như mặt trăng vào ngày nguyệt thực, đang đầy đặn sáng tỏ, bỗng dưng trong giây lát bị trái đât che lấp toàn bộ hoặc một phần khiến cho trời đất tối sầm lại (dân gian quen gọi là gấu ăn trăng) - Ăn như hà bá đánh vực: ăn rất khỏe, rất nhanh, quá mức thường thấy (hà bá: thần sông) - Ăn như hùm đổ đó: ăn rất khỏe và rất nhiều, y như hổ ăn cá tôm ở trong đó. - Ăn như rồng cuốn: ăn nhiều, ăn nhanh, ăn đến đâu hết đến đó. - Làm như mèo mửa: làm không ra gì - Làm như cà cuống lội nước: làm việc uể oải lười biếng. - Ăn như tằm ăn rỗi: ăn khỏe, ăn nhiều và nhanh hết. Tiểu kết: Trong giao tiếp sử dụng ngôn ngữ Việt, những con vật mang được nhắc đến trong biểu thức trên đây trong nhiều trường hợp là mang ý nghĩa khen (nếu như nói về một đứa trẻ) và đôi khi mang nghĩa mang nghĩa chê bai (khi nói về một người lười biếng: Ăn nhiều, ăn khỏe nhưng làm việc uể oải, không ra gì). - Mão ngạc nhiên. “Nó tên là Tuất, chẳng là chó thì là gì hả chú!”. “Thế anh cũng biết nó cầm tinh con chó à?” “Vâng!” “Tiên sư anh! Biết sao còn đâm mặt vào? Không nghe người ta bảo cắn nhau như chó với mèo à?”. (mồ côi, Phùng Phương Qúy), theo Tiền Phong - Noi gương thằng Truyền. Hơn chục năm thằng Truyền với thằng Lực chửi nhau, cắn nhau như chó với mèo, chỉ cần thằng Truyền ra tín hiệu vuốt ve là thằng Lực phập ngay, thằng Lực xối ân huệ lên đầu thằng Truyền, nào là cho đi Pháp đi Mỹ, nào là cho giải thưởng khoa học, nào là cho lên chức. (truyện dài: Vết sẹo và cái đầu hói, chương 28, Võ Văn Trực) Tiểu kết: Biểu thức trên đây hàm ý chê bai những mối quan hệ không hòa thuận giữa con người với nhau. - "Nguyên nhân thì do đây là địa bàn phức tạp, vừa là Ngã tư đầu mối, vừa có bến xe buýt lại nằm cạnh chợ với một khoảng trống phía trước, khu vực này lâu nay lại thường là nơi tụ tập bán hàng trên xe thồ, gần đây lại xuất hiện thêm những dây, sạp quần áo rất rẻ, với giá bảy tám nghìn đồng một chiếc, do đó lại càng tạo điều kiện để bọn trộm cắp hành nghề. Nhiều khi cứ thấy xe đến là họ chạy như vịt, nhưng cứ đi một lúc lại kéo về", ông Hưng nói. (Móc túi “đại náo” Ngã Tư Sở, theo báo điện tử vietnamnet, 28/4/2004) - Đi trên các đường phố của họ không có cảnh từng đám người đi bộ chạy như vịt băng qua đường làm cho xe cộ phải thắng gấp đụng nhau giúi giụi.(Giao thông: cá bé nuốt cá lớn…,Tô Thùy Anh, theo_báo điện tử Thế Giới). - Có đến 80% học sinh đến học ở trường đều không theo đúng phương pháp của việc học tập. Phần lớn học lấy có, học từ chương, học như vẹt. Thầy cô cho bài nào học bài đó, có khi không học nữa, vì thế qua một năm học kiến thức thu vào chẳng có là bao. (Chống đình công, Nguyễn Thành Quang) - Tôi và các bạn tôi vẫn không thể sống yên mà không ê a học như vẹt, những con vẹt ẩn mình chờ “chết”, nhìn thấy rõ “cái chết” trước mắt nhưng vẫn phải xông vào “bụi mận gai”. (tiếng vẹt hót trong bụi mận gai, Thùy Trang) theo_báo điện tử Hoa Học Trò. - Trên bộ chúng bị đánh liên tục do bộ đội địa phương và dân quân du kích, gây cho chúng thiệt hại phải tiến rẽ dặt. Địch mò vào các làng Tiên Du, Tràng São bị bẫy đập vào mặt vào ống chân kêu như bò rống không hiểu vũ khí gì nên mãi đến ngày 17-10, chúng mới tới được thị xã Tuyên Quang.(Chiến thắng Sông Lô năm 1947 làm thất bại chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp – Nguyễn Hiền) - Một ngoại kiều người da đen ở cùng nhà, tầng 5, có việc ra ngoài. Xuống đến nơi chỉ còn thấy Y đang nằm trên vũng máu, mặt, đầu nát nhừ... Anh ta vừa chạy vừa kêu như bò rống... Cảnh sát ập đến, nhóm sát tử đã mất tăm. (ký sự: Thuốc lá,máu và nước mắt, Lê Xuân Quang) - Có những cơ quan, trường học, trong bản tổng kết cuối năm nào cũng không quên thống kê số lượng tiến sĩ, thạc sĩ, như một tiêu chí quan trọng để "tính điểm thi đua". Và để có "điểm", buổi họp nào thủ trưởng cơ quan cũng kêu như vạc đề nghị nhân viên đi học. (Tiến sĩ Vệt Nam_”đi học cho vui”???,1/12/2006) - Năm này sang năm khác, tất cả cứ lặp đi lặp lại như thế, thậm chí vẫn trên những cung đoạn giao thông ấy… Mọi chuyện cứ ngang nhiên hơn cả cướp ngày… Báo chí và dân tình quanh năm cứ mặc sức kêu như vạc. Sao có thể như vậy được? (Chuyện không nhỏ nữa rồi, Nguyễn Trung, 23/9/2007) - Hay tương tự như câu "chạm rồng, trổ phượng" chỉ việc ưa tô điểm rườm rà. Câu "ăn như rồng cuộn, làm như cà cuống lội nước " ngụ ý chế giễu người ăn nhiều, ăn tham nhưng khi làm việc thì lại lười biếng. Ðể khuyên ta khi đắc thế phải nghĩ đến khi thất thế, câu "sa cơ, rồng cũng như giun khác nào" thường được nhắc tới. Câu "trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu" ý nói con nhà dòng dõi thì giỏi giang như cha mẹ, con nhà dân thì phải chịu thấp hèn (Tản mạn về họ nhà Rồng – Tứ Diễm) - Có lẽ vì phải thức đêm bắt chuột, mà suốt ngày mèo nằm ngủ li bì. Với sự nằm ngủ li bì như thế, mèo bị mang tiếng là lười biếng, lười đến độ chảy thây chảy xác, đồng thời tượng trưng cho những kẻ chểnh mảng, bôi bác, qua loa, đại khái, bởi vì họ làm như mèo mửa hay mèo rửa mặt. (Mèo – gã Siêu) - Và thế là, hàng chục “con xe” lao như thiêu thân cùng tại một thời điểm nên nếu có một "chú" phơi xác thì "cơm 4 bữa một ngày (thêm 1 bữa trên nóc tủ)" cũng là chuyện thường ngày ở ngõ huyện... (Cạm bẫy từ blog)_theo An ninh thế giới. b) BTKC = Danh từ (DT) + như + Danh từ chỉ động vật (DTCĐV) Cổ ngẳng như cổ cò Mặt đỏ như gà chọi - Đầu họ trở nên quá to và nặng đè lên trên những cái cổ ngẳng như cổ cò đang bị quá tải. Một trong số họ bỗng chệnh choạng, làm cho chiếc xe cút kít nghiêng đi và một thùng rác bị rớt xuống. Rác rưởi và những thứ bẩn thỉu đổ tràn ra mặt đất. (Quân đội trong bóng đêm – Joseph Kesel)_Truyện tiếng Việt online - Chàng hầu như không nhận ra chị ta. Mới có mấy hôm mà chị ta đã già sọm hẳn đi. Cặp mắt thô lố như muốn lòi ra khỏi hốc mắt. Trên cái cổ ngẳng như cổ cò, nổi rõ một đường gân xanh đang đập mạnh. Những nỗi lo sợ thầm kín đã làm cho chị ta tiều tụy đến mức ghê gớm như vậy. (VH cổ điển nước ngoài, bác sĩ Zhivago, dịch giả Lê Khánh Trường). - 47k – - Cắt nửa tháng lương vì nhập dữ liệu vào máy thiếu chính xác. Ông trưởng phòng kế hoạch, mặt đỏ như gà chọi, tay xốc xốc cái cà vạt, gầm gừ:...(truyện ngắn: Tái sinh, Phong Điệp) - Bên trong quán, đám nhậu đã đến hồi cao trào, mấy gã trai cởi trần trùng trục, mặt đỏ như gà chọi đang bắt đầu lớn tiếng. (Truyện ngắn: Tửu địa, Phạm Lưu Vũ) c) BTKC = (Khuyết) + như + Danh từ chỉ động vật (DTCĐV) Như cá cắn câu Như cá trên thớt Như chim vào lồng Như chó cắn ma Như chó cụp đuôi Như đỉa phải vôi Như gà mắc tóc Như mèo thấy mỡ Như tằm ăn rỗi Như vịt nghe sấm - “Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng như cá cắn câu” Khi đã có gia đình, người con gái sống trọn nghĩa với đạo lý phương Đông. Hình ảnh cá cắn câu, chim vào lồng là lối ví von dễ hiểu thường gặp trong ca dao tục ngữ. Tác giả đã vận dụng ngôn từ một cách khéo léo để làm câu chuyện vừa dễ hiểu vừa sâu sắc. Người con gái sang ngang ấy như muốn đọc lên bản tuyên ngôn của hôn nhân. Khi đã có gia đình, chúng ta không nên tâm tưởng về nhau dù ta đã để ý nhau từ độ thiếu thời. (Đọc bài ca dao “Trèo lên cây bưởi  hái hoa” trong thời đại số hóa, Nguyễn Vui) - (…) Lúc này những cơ sở cách mạng rất hoang mang, sợ cô dao động. Người chiến sĩ cách mạng dù vững vàng, khi bị bắt thì cũng như cá trên thớt, bọn chúng dùng đủ mọi thủ đoạn để khai thác. Chúng khép cô vào tội làm giao liên cho dù cô không nhận. (Tự hào là nữ pháo binh, Tâm Hảo) - Chính mô hình trồng nấm của ông bài bản, đạt hiệu quả cao nên Hội Nông dân nhiều tỉnh, thành mời ông về dạy trong các lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp. “Là một nông dân “chính hiệu” như tôi biết dạy cái gì, biết nói sao cho bà con dễ hiểu? Ban đầu đứng trên bục giảng tôi run như cá trên thớt, không biết trình bày thế nào” - Ông Minh tâm sự. (Nông dân viết sách dạy làm giàu) - Nhiều kẻ lắm điều “chửi mèo mắng chó”, “nhấm nha nhấm nhẳn như chó cắn ma”, chửi “từ sáng chí tối” xung quanh việc mất trộm mỗi một con gà. (trích tiểu phẩm vui: “chó giữ nhà, gà gáy trống canh”) - Tai luôn luôn vểnh lên nghe ngóng chuyện người khác, đích thị là tai của kẻ hay "kiếm chuyện" rồi! Nói thế thôi chứ, một khi đã bị "vạch mặt chỉ tên", những kẻ này cũng dễ "cụp tai" như "chó cụp đuôi" thôi! (ba tạp văn ngắn của Trần Huy Thuận, Trần Huy Thuận) “ - Ôi dào, những đứa sống bẩn đến chó cũng chê thời nào chả có, ở đâu chẳng có. Nhưng nhân nào quả nấy. Như lão Truy đấy. Từ ngày đi tù về giống nửa người nửa ngợm, gặp ai cũng cum cúp như chó cụp đuôi. Trời Phật có mắt cả. (Truyện ngắn: Gió đồng se sắt, Đỗ Tiến Thụy)” Một chị khăn nhung đen, mặc hàng bom-bay màu hạt cau, ngoài khoác một cái áo bông cộc, đứng ở trên một cái bàn, vẻ quan trọng của một người đương cuộc, nói giọng đanh đanh, xoe xoé như đang cãi nhau với khách hàng: - Nó không trả cũng không được với mình kia mà. Bãi thị cho nó một buổi là nó nháo lên rồi kia mà. Cái giống thực dân không ăn một ngày là tiu nghỉu như chó cụp đuôi ngay ạ. Xà lách, cà chua, cà rốt, thịt lợn, thịt gà, là ở mình cả, mình không bán cho nó thì nó lấy đâu ra mà ăn, lại không cào bụng ra mà chết à. Ta không cần đánh chúng nó bằng súng đạn. Không cần đào hầm đào hố gì cả. Ta chỉ cần đánh nó bằng rau thôi. Ngần ấy thằng chết giẫm một ngày không có rau thì chỉ giỏ rãi ra chứ đánh chác gì. Cứ để cho chúng tôi bãi thị vài hôm là nó chết hết. Chúng nó hèn, chúng nó báo thù, chúng nó định phá chợ. Nhưng chúng nó dọa được ai. Bắn cứ bắn. Bãi thị cứ bãi thị. Chúng tôi không bán được rau cũng vẫn vui lòng. Nó các vàng chị em chúng tôi cũng không thèm đem ra cho nó. Dân ta không có rau không chết. Thằng Pháp không có rau thì thằng Pháp chết. (Sống mãi với thủ đô (Chương 13) - Hạ viện Mỹ :" Nghị quyết 2833 của Hạ Nghị viện nhằm cổ võ phát triển tự do và dân chủ tại Việt Nam." Hà Nội :" Nội dung dự luật là sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam." Hoa Thịnh Đốn.- Chỉ bốn ngày sau khi Việt Nam hồ hởi kỷ niệm độc lập(2-9), Hạ Nghị viện Hoa Kỳ hôm 6-9 chấp thuận với đa số tuyệt đối 410-chống-1 toàn văn Nghị quyết H.R. 2833 (House Resolution ) về Nhân quyền Việt Nam. Nghị quyết này được đính kèm với Hiệp định Thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được Hạ viện chấp thuận cùng ngày. - Nhưng Nghị quyết này có nội dung ra sao mà chỉ trong vòng 24 tiếng, Hà Nội đã đồng loạt giẫy lên như đỉa phải vôi ? Hà Nội có dám bãi bỏ Hiệp định Thương mại vì luật nhân quyền của Hạ nghị viện Mỹ không? Đảng CSVN có khả năng vận động Thượng viện Hoa Kỳ bác bỏ ý kiến của Hạ viện không? Và liệu hành pháp của Tổng thống Bush có dám chống lại quyết định của Quốc hội không ? Nếu Hà Nội trả lời được những câu hỏi này thì những lời lẽ phản ứng đao to búa lớn mới có hiệu lực còn cứ giẫy nẩy lên như đỉa phải vôi thì chả ăn thua gì. (Phạm Trần, Việt Nam: Giẫy Như Đỉa Phải Vôi. Việt Báo Thứ Năm, 9/13/2001, 12:00:00 AM) - Do vậy, khi các nhà văn chúng ta ra nước ngoài (nhất là khi đi dự các hội thảo văn học lớn, các hội chợ sách) cứ ngơ ngác như “gà mắc tóc” vì không nắm bắt được các thông tin cần thiết, bản thân nhà văn chúng ta cũng không được chuẩn bị về mặt ngoại ngữ nên không giao tiếp được. (Ra nước ngoài, nhà văn ngơ ngác như “gà mắc tóc”, Nguyễn Viết Chiến). Việt báo (theo_Tien_Phong). - “Hậu xe tự chế 3 – 4 bánh” ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn rối như “gà mắc tóc” (Lê Như Giang) - Như mèo thấy mỡ: Giễu người tỏ vẻ hăm hở trước thứ gì mình thèm muốn. (Con mèo trong tục ngữ - ca dao Việt Nam) - Nhìn thấy Quân Phát, nàng mắng ngay: - Tôi chưa thấy đàn ông nào nhiều chuyện như anh . Thấy con gái như mèo thấy mỡ. (Trích truyện dài: Người đàn ông xa lạ, chương 9) - Nghe tới karaoke là mắt tôi sáng lên như mèo thấy mỡ. Quên hết mọi chuyện buồn bực khi nãy, tôi vui vẻ theo Hải về nhà nó. (Những cô em gái, Nguyễn Trí Thông) - Vất vả nhất là vụ hái lá, nong nia thúng mủng bận rộn như người. Ăn như tằm ăn rỗi mà. Dân Nhà Tằm ăn nằm với kén. Chẳng hiểu từ khi nào ai cũng thuộc lòng câu: Một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ. (Phố nhà tằm xưa, Ngọc Bái (Trích hồi ức “Bên sông còn nhớ”)) - Tổng giám đốc Viseri: Xài tiền nhà nước như… “tằm ăn rỗi” (Nguyễn Thiêm) - Trường Háng Tày nằm giữa đại ngàn Chế Tạo. Thầy Sinh thông thạo tiếng Mông nên không gặp khó khăn gì về ngôn ngữ. Riêng thầy Thành, những ngày đầu, thầy và trò bất đồng ngôn ngữ, nên thầy thì cứ dậy mà trò thì cứ việc... như vịt nghe sấm. Không còn cách nào khác, thầy Thành phải tự xóa mù chữ tiếng Mông cho mình trước. (Dạy học ở nơi xa nhất Mù Cang Chải, Thuần Việt)_Việt báo (Theo_ Tien_ Phong) Qua biểu đồ trên đây, chúng ta thấy dạng cấu trúc thông thường cuả biểu thức khen chê: BTKC = Tính từ + như + Danh từ chỉ động vật (DTCĐV) chiếm tới 64.8% với các câu tiêu biểu thường được sử dụng trong những câu nói hàng ngày và trên các văn bản (Phần lớn là các văn bản nghệ thuật). Dạn cấu trúc đặc biệt của biểu thức khen chê được chia nhỏ thành 2 loại: BTKC = Động từ + như + Danh từ chỉ động vật (ĐTCĐV) và BTKC = (Khuyết) + như + Danh từ chỉ động vật (DTCĐV). Trong đó, dạng cấu trúc sử dụng động từ bắt đầu cho biểu thức chiếm 24.1%; dạng cấu trúc khuyết + như + …chiếm 11.1%. Trong các dạng cấu trúc của biểu thức khen chê, nhìn chung dạng cấu trúc đặc biệt thường không được sử dụng nhiều trong văn ngôn hàng ngày. Phàn lớn chúng được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật. 3. Một số phân tích về nghĩa biểu trưng trong các dạng cấu tạo đặc biệt của biểu thức khen chê Qua biểu đồ trên đây ta thấy: Phần lớn nghĩa biểu trưng trong nhóm các danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê là: chê (chiếm 90.75%). Những biểu thức mang ý nghĩa khen chỉ chiếm 9.25%. Trên thực tế, ngôn ngữ nói hàng ngày hay thậm chí là ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật ở Việt Nam rất ít sử dụng động vật để biểu trưng cho ý nghĩa khen ngợi. Trong tâm thức cộng đồng người Việt, động vật không mang nhiều ý tượng nghĩa cho các bản chất hay tính cách của con người, không được thần thánh hóa như ở nhiều nước phương Tây. Ví dụ như: Ở Ấn Độ thờ con bò và “bò” đối với họ là một con vất rất linh thiêng, không bao giờ người Ấn Độ ăn thịt bò,…Với nhiều nước phương tây động vật rất được yêu quý, họ coi vật nuôi trong nhà như những người bạn, có bác sỹ thú y riêng và thậm chí có người còn bỏ ra rất nhiều tiền để xây mộ cho vật nuôi. Khi đã đưa vào các biểu thức dưới dạng biểu thức hay thành ngữ thì nội dung ý nghĩa thường nhằm mục đích răn dạy con người những thói hư tật xấu, những tính không hay do đó, con vật trong các biểu thức trong tiếng Việt thường mang ý nghĩa biểu trưng là: chê (chiếm tới 90.75%). * Đôi nét so sánh nghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê của tiếng Việt với tiếng Anh Tiếng Việt Tiếng Anh Bẩn như lợn Ngu như lợn As dirty as a pig As fat as a pig Dữ như hổ As paper as tiger Đông như kiến As thick as ants Dai như đỉa To stick like a leech Chậm như sên As slow as a snail Chậm như rùa As slow as rtotoise Câm như hến As dumb as an oyster Nhanh như sóc As nimble as a squirrel Tuy nhiên, trong tiếng Anh có nhiều loài vật mang nghĩa biểu trưng khác với tiếng Việt, hay nói cách khác: khi nhắc đến loài vật đó trong tư duy của người Việt không tìm thấy một nghĩa biểu trưng nào mà loài vật đó biểu hiện. Tiếng Anh Nghĩa As afraid as a grasshopper Sợ hãi như con châu chấu As big as a whale To như cá voi As dead as herring Chết thẳng cẳng như cá trích As horny as the camel’s knee Cứng như đầu gối lạc đà As lazy as a lobster Lười biếng như tôm hùm As merry as a lark Hớn hở như dế As rugged as rhinoceros Thô kệch như tê giác As lively as a cricket Nhỏ như dế As hoarce as a raven Giọng khan như quạ khoang As deaf as beetle Điếc đặc như bọ hung As bad as a blight Xấu xa như rệp rừng Ở nhiều nước phương tây mà điển hình là nước Anh loài vật rất được coi trọng. Họ coi những con vật, đặc biệt là vật nuôi trong gia đình như con người. Văn hóa Việt mặc dù cũng coi trọng những con vật nuôi trong gia đình đặc biệt là nhà nông rất trọng con trâu. Song như đã trình bày khi đưa vào các biểu thức dưới dạng biểu thức hay thành ngữ thì nội dung ý nghĩa thường nhằm mục đích răn dạy con người những thói hư tật xấu, những tính không hay do đó, con vật trong các biểu thức trong tiếng Việt thường mang ý nghĩa biểu trưng là: chê (chiếm tới 90.75%). *Đôi nét so sánh nghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê của tiếng Việt với tiếng Hán `Sự tương thích giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Hán như chúng ta đã biết là vô cùng sâu sắc, Điều đó phần nào trở thành một lợi thế vô cùng quan trọng cho người Việt Nam trong việc tiếp cận văn hóa Trung Hoa nói chúng và các thành ngữ Trung Hoa nói riêng. Sau đây là những khảo sát sơ lược về sự tương xứng cũng như những điểm khác biệt trong nghĩa biểu trung của các biểu thức khen chê mang yếu tố chỉ loài vật giữa 2 nước: STT Tên loài vật Nghĩa biểu trưng Tiếng Việt Tiếng Hán 1 Chó Sự hèn hạ, ti tiện, thậm chí miêu tả sự thâm độc - Buồn như chó ốm Giảo nhân cẩu nhi bất lộ xỉ - Tang gia chi cẩu 2 Hổ Hình tượng dũng mãnh, uy nghi, mang tính chất đầy nguy hiểm Dữ như hổ - Ăn như hùm đổ đó - Ngạ hổ kiến dương -Lang thôn hổ san 3 Lợn Ti tiện, tham lam lười biếng - Ngu như lợn - Trư bằng cẩu hữu 4 Rồng -Tượng trưng cho sự mạnh mẽ, tráng kiện, dũng mãnh - Linh thiêng cao quý - Ăn như rồng cuốn - Nói như rồng leo - Hổ thế long bàn - Nhất trư nhất long 5 Trâu - Sự chăm chỉ, sức mạnh - Khỏe như trâu - Sát nga bất dụng ngưu lực - Ngưu thính đàn cầm 6 Vịt - Sự chậm chạp - Chạy như vịt - Giáp bộ nga hành III. BẢNG TỔNG KẾT NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA CÁC CON VẬT TRONG QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM STT Tên loài vật Các giá trị biểu trưng Ví dụ 1 Bò Dốt, không thông minh - “Dốt như bò” (Truyện cười dân gian) - Một ngoại kiều người da đen ở cùng nhà, tầng 5, có việc ra ngoài. Xuống đến nơi chỉ còn thấy Y đang nằm trên vũng máu, mặt, đầu nát nhừ... Anh ta vừa chạy vừa kêu như bò rống... Cảnh sát ập đến, nhóm sát tử đã mất tăm. (ký sự: Thuốc lá,máu và nước mắt, Lê Xuân Quang 2 cá Tình thế gấp gáp, khó khăn,, nguy nan - (…) Lúc này những cơ sở cách mạng rất hoang mang, sợ cô dao động. Người chiến sĩ cách mạng dù vững vàng, khi bị bắt thì cũng như cá trên thớt, bọn chúng dùng đủ mọi thủ đoạn để khai thác. Chúng khép cô vào tội làm giao liên cho dù cô không nhận. (Tự hào là nữ pháo binh, Tâm Hảo) 3 Cáy Nhát gan Nhát như cáy 4 Cà cuống Làm việc không ra gì - Làm như cà cuống lội nước: làm việc uể oải lười biếng. 5 Cá trôi Làm việc không ra gì Làm như cá trôi xổ ruột 6 cò Gầy gò, yếu đuối - Đầu họ trở nên quá to và nặng đè lên trên những cái cổ ngẳng như cổ cò đang bị quá tải. Một trong số họ bỗng chệnh choạng, làm cho chiếc xe cút kít nghiêng đi và một thùng rác bị rớt xuống. Rác rưởi và những thứ bẩn thỉu đổ tràn ra mặt đất. (Quân đội trong bóng đêm – Joseph Kesel)_Truyện tiếng Việt online 7 Chi chi Run sợ, quá khiêm tốn - Bản chất anh ấy đâu có tham nhũng. Đấy chỉ là hiện tượng nhất thời. Ngày anh ấy còn ngồi trên ghế nhân viên chỉ có ham mà không tham. Chỉ có nhũn như con chi chi đâu dám nhũng nhiễu ai (Nỗi lòng chiếc ghế trống_ Lê Qúy) 8 Chim Đạo lý, hiền lành - “Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng như cá cắn câu” Khi đã có gia đình, người con gái sống trọn nghĩa với đạo lý phương Đông. Hình ảnh cá cắn câu, chim vào lồng là lối ví von dễ hiểu thường gặp trong ca dao tục ngữ. Tác giả đã vận dụng ngôn từ một cách khéo léo để làm câu chuyện vừa dễ hiểu vừa sâu sắc. Người con gái sang ngang ấy như muốn đọc lên bản tuyên ngôn của hôn nhân. Khi đã có gia đình, chúng ta không nên tâm tưởng về nhau dù ta đã để ý nhau từ độ thiếu thời. (Đọc bài ca dao “Trèo lên cây bưởi  hái hoa” trong thời đại số hóa, Nguyễn Vui) 9 Chó Ngu, lắm lời, hay cãi vã, hay làm việc xấu nên không tự tin - “Thật không công bằng nếu con người còn xem chó là giống vật tượng trưng cho những tính cách xấu xa ngu dốt, đại loại ngu như chó, bẩn như chó, hỗn như chó, hùa như chó, nịnh như chó... Vì chó là giống vật rất tinh khôn, rất dũng cảm, rất có nghĩa. Lúc trà dư tửu hậu trong mấy ngày cuối năm, nhàn đàm đôi dòng về chó để đón năm Tuất đang tới, âu cũng là một chuyện vui.” - Mão ngạc nhiên. “Nó tên là Tuất, chẳng là chó thì là gì hả chú!”. “Thế anh cũng biết nó cầm tinh con chó à?” “Vâng!” “Tiên sư anh! Biết sao còn đâm mặt vào? Không nghe người ta bảo cắn nhau như chó với mèo à?”. (mồ côi, Phùng Phương Qúy), theo Tiền Phong - Nhiều kẻ lắm điều “chửi mèo mắng chó”, “nhấm nha nhấm nhẳn như chó cắn ma”, chửi “từ sáng chí tối” xung quanh việc mất trộm mỗi một con gà. (trích tiểu phẩm vui: “chó giữ nhà, gà gáy trống canh”) - Tai luôn luôn vểnh lên nghe ngóng chuyện người khác, đích thị là tai của kẻ hay "kiếm chuyện" rồi! Nói thế thôi chứ, một khi đã bị "vạch mặt chỉ tên", những kẻ này cũng dễ "cụp tai" như "chó cụp đuôi" thôi! (ba tạp văn ngắn của Trần Huy Thuận, Trần Huy Thuận) 10 Chồn Hôi - “Nhiều hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh với mùi khó ngửi như các êtyl và mêtyl mecaptan được dùng làm chất tạo mùi cho khí đốt nhằm dễ dàng phát hiện rò rỉ. Mùi của tỏi và "mùi hôi như chồn " cũng do các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh gây ra.” (Trích bách khoa toàn thư mở Wikipedia) 11 Chuột Lờ đờ Cọp Dữ, không hiền lành - “Nếu Bụt nổi tiếng bởi sự hiền từ của mình (hiền như Bụt), thì con Cọp cũng nổi tiếng bởi sự dữ tợn của nó (dữ như cọp).” Luận Ngữ Tân thư_ Phạm Lưu Vũ) 12 Cú Hôi - “Trời vẫn còn lạnh cóng. Một anh tù tự giác (lao dộng hình sự sắp mãn án) xách vào cho tôi một thùng nước ấm để tắm, một quần kaki loại công nhân màu xanh và một áo sơ mi trắng. Tôi không biết lý do tại sao hôm nay được Ưu đãi thế, nhưng thấy có nước ấm là cứ tắm cho người bớt hôi như cú và sạch ghẻ Trích bài: Gặp bộ trưởng nội vụ Phạm Hùng 13 Cua Chắc nịch, có chứng cứ, có cơ sở - “Đã đưa ra chất vấn là phải “chắc như cua gạch”, nói có sách, mách có chứng; có sự kiểm chứng thực tế, có sự phân tích, suy luận, thậm chí còn phải tiếp xúc với đối tượng có liên quan, chứ không phải chỉ nghe nói hay vừa đọc qua trên báo chí là đem ra hỏi.” 14 Đỉa Không đồng tình, phản đối Hà Nội có dám bãi bỏ Hiệp định Thương mại vì luật nhân quyền của Hạ nghị viện Mỹ không? Đảng CSVN có khả năng vận động Thượng viện Hoa Kỳ bác bỏ ý kiến của Hạ viện không? Và liệu hành pháp của Tổng thống Bush có dám chống lại quyết định của Quốc hội không ? Nếu Hà Nội trả lời được những câu hỏi này thì những lời lẽ phản ứng đao to búa lớn mới có hiệu lực còn cứ giẫy nẩy lên như đỉa phải vôi thì chả ăn thua gì. (Phạm Trần, Việt Nam: Giẫy Như Đỉa Phải Vôi. Việt Báo Thứ Năm, 9/13/2001, 12:00:00 AM) 15 Gà Lúng túng, tức tối, bực dọc - Cắt nửa tháng lương vì nhập dữ liệu vào máy thiếu chính xác. Ông trưởng phòng kế hoạch, mặt đỏ như gà chọi, tay xốc xốc cái cà vạt, gầm gừ:...(truyện ngắn: Tái sinh, Phong Điệp 16 Gấu Ăn nhiều, ăn khỏe - Ăn như gấu ăn trăng: ăn nhiều, ăn nhanh giống như mặt trăng vào ngày nguyệt thực, đang đầy đặn sáng tỏ, bỗng dưng trong giây lát bị trái đât che lấp toàn bộ hoặc một phần khiến cho trời đất tối sầm lại (dân gian quen gọi là gấu ăn trăng) 17 Hà bá Ăn nhiều - Ăn như hà bá đánh vực: ăn rất khỏe, rất nhanh, quá mức thường thấy (hà bá: thần sông) 18 Hạc Gầy “Giáo sư Mortimer đã hỏi giáo Kavir, và ông này cho biết có quen một đạo sĩ tu hành tên Akila Bakhtir vốn thường qua lại nhiều trong dãy Tuyết Sơn và có kiến thức rộng về những hiền triết ẩn tu nơi đây. Phái đoàn bèn tìm đến đạo sĩ này, đó là một ông lão “gầy như hạc”, vẻ mặt lúc nào cũng tươi cười.” Dr. Blair T. Spalding Nguyên Phong dịch Chương 8 Đời sống siêu nhân loại 19 Hổ Hùm Ăn khỏe, ăn nhiều - Ăn như hùm đổ đó: ăn rất khỏe và rất nhiều, y như hổ ăn cá tôm ở trong đó. 20 Hến Ít nói -- “Phu nhân tổng thống Mỹ Eleanor Roosevelt từng bị tật mắc cỡ hoành hành và cả vật lý gia Albert Einstein cũng từng bị nó tấn công lúc còn bé. Tại sao chúng ta bị mắc cỡ? Cơ chế nào tiềm ẩn trong cơ thế khiến người ta bỗng nhiên mặt đỏ như gấc và mồm câm như hến? Có thể nào chống lại tật mắc cỡ?” 21 Kiến Đông - Người đông như kiến. (Trích Từ điển mở Wiktionary) 22 Lợn Ngu, béo - Các bạn thường chế giễu nhau: béo như lợn. Bạn nữ nào có vóc dáng, số đo kinh khủng như tôi luôn cảm thấy xấu hổ” (“Người đại biểu nhân dân”_Huỳnh Cường. 17/2/2008) - “Thấy chồng xé vở và mắng cậu con ngu như lợn, chị Lan "quặc" lại. Tức mình, anh Quang đạp vỡ chiếc đầu DVD mới tậu. "Anh điên rồi à?" - chị quát lại chồng. Đốp! Một cái tát giáng thẳng vào mặt chị 23 Mắm Gầy quá, không béo - gầy như con mắm. (Trích Từ điển mở Wiktionary) 24 Mèo Lắm lời, làm việc không ra gì, không mang lại kết quả gì, quá hăm hở với những gì mình muốn - Làm như mèo mửa: làm không ra gì - Mão ngạc nhiên. “Nó tên là Tuất, chẳng là chó thì là gì hả chú!”. “Thế anh cũng biết nó cầm tinh con chó à?” “Vâng!” “Tiên sư anh! Biết sao còn đâm mặt vào? Không nghe người ta bảo cắn nhau như chó với mèo à?”. (mồ côi, Phùng Phương Qúy), theo Tiền Phong - Như mèo thấy mỡ: Giễu người tỏ vẻ hăm hở trước thứ gì mình thèm muốn. (Con mèo trong tục ngữ - ca dao Việt Nam) 25 Nhện Chằng chịt - “Hình ảnh các công trình quảng cáo đồ sộ đè lên các ngôi nhà căn phố, đường cáp điện và điện thoại chằng chịt như mạng nhện, các nhà phố manh mún trên các đường lớn . đã góp phần là không gian công cộng bị mất dần vẻ đẹp của nó.” 26 Quạ Không rõ ràng, phân vân 27 Rắn Lấm lét, làm việc xấu 28 Rồng Ăn nhiều, nói lắm, làm việc không ra gì - Ăn như rồng cuốn: ăn nhiều, ăn nhanh, ăn đến đâu hết đến đó. 29 Rùa Chậm - Tiến độ chậm như “rùa bò”, dân chịu khổ? 30 Sên Chậm chạp - ốc sên. Loài ốc nhỏ ở cạn, hay bám vào cây cối và những chỗ có rêu ẩm. Chậm như sên. Chậm quá. Yếu như sên. Yếu lắm. 31 Sếu Cao - “Hãy tưởng tượng, trong ba triệu năm liền, con người không tràn ngập trên trái đất! Dân số loài người tất nhiên có tăng lên, với sự di cư từ châu lục này sang châu lục khác, nhưng chỉ với một tốc độ chậm như sên. Người ta đã ước tính dân số thế giới ở đầu thời kỳ đồ đá mới (Neolithic) là mười triệu người.” 32 Sóc Nhanh - Quy hoạch đô thị: Hoặc nhanh như sóc, hoặc chậm như sên! (Theo Vietnamnet) 33 Tằm Ăn nhiều - Ăn như tằm ăn rỗi: ăn khỏe, ăn nhiều và nhanh hết. 34 Tôm tươi Đắt, được giá - Giấy… đắt như tôm tươi 05:13' AM - Thứ năm, 22/11/2007 Theo Thương Mại Thiêu thân Mù quáng, không biết tốt xấu - Và thế là, hàng chục “con xe” lao như thiêu thân cùng tại một thời điểm nên nếu có một "chú" phơi xác thì "cơm 4 bữa một ngày (thêm 1 bữa trên nóc tủ)" cũng là chuyện thường ngày ở ngõ huyện... (Cạm bẫy từ blog)_theo An ninh thế giới. 35 Trâu Khỏe mạnh     - Mọi hôm anh khỏe như trâu ấy, mà nay về nhà cứ nằm dài thườn thượt, bảo làm gì cũng không chịu là thế nào? (Truyện cười) 36 Vạc Hay kêu, lắm lời - Có những cơ quan, trường học, trong bản tổng kết cuối năm nào cũng không quên thống kê số lượng tiến sĩ, thạc sĩ, như một tiêu chí quan trọng để "tính điểm thi đua". Và để có "điểm", buổi họp nào thủ trưởng cơ quan cũng kêu như vạc đề nghị nhân viên đi học. (Tiến sĩ Vệt Nam_”đi học cho vui”???,1/12/2006) 37 Vẹt Lắm lời - Tôi và các bạn tôi vẫn không thể sống yên mà không ê a học như vẹt, những con vẹt ẩn mình chờ “chết”, nhìn thấy rõ “cái chết” trước mắt nhưng vẫn phải xông vào “bụi mận gai”. (tiếng vẹt hót trong bụi mận gai, Thùy Trang) theo_báo điện tử Hoa Học Trò. 38 Vịt Chậm chạp, nhốn nháo, không thong minh nhanh nhẹn - "Nguyên nhân thì do đây là địa bàn phức tạp, vừa là Ngã tư đầu mối, vừa có bến xe buýt lại nằm cạnh chợ với một khoảng trống phía trước, khu vực này lâu nay lại thường là nơi tụ tập bán hàng trên xe thồ, gần đây lại xuất hiện thêm những dây, sạp quần áo rất rẻ, với giá bảy tám nghìn đồng một chiếc, do đó lại càng tạo điều kiện để bọn trộm cắp hành nghề. Nhiều khi cứ thấy xe đến là họ chạy như vịt, nhưng cứ đi một lúc lại kéo về", ông Hưng nói. (Móc túi “đại náo” Ngã Tư Sở, theo báo điện tử vietnamnet, 28/4/2004) - Trường Háng Tày nằm giữa đại ngàn Chế Tạo. Thầy Sinh thông thạo tiếng Mông nên không gặp khó khăn gì về ngôn ngữ. Riêng thầy Thành, những ngày đầu, thầy và trò bất đồng ngôn ngữ, nên thầy thì cứ dậy mà trò thì cứ việc... như vịt nghe sấm. Không còn cách nào khác, thầy Thành phải tự xóa mù chữ tiếng Mông cho mình trước. (Dạy học ở nơi xa nhất Mù Cang Chải, Thuần Việt)_Việt báo (Theo_ Tien_ Phong) KẾT LUẬN Qua khảo sát nghiên cứu nghĩa biểu trưng trong nhóm danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê trên 54 biểu thức tôi rút ra một số kết luận như sau: Trong các biểu thức khen chê ngoài cấu trúc thông thường: BTKC = Tính từ + như + Danh từ chỉ động vật (DTCĐV Chiếm 64.8% Còn có những cấu trúc đặc biệt như: a) BTKC = Động từ (ĐT) + như + Danh từ chỉ động vật (DTCĐV chiếm 22.6% b) BTKC = Danh từ (DT) + như + Danh từ chỉ động vật (DTCĐV) Chiếm 3.5% c) BTKC = (Khuyết) +như + Danh từ chỉ động vật (DTCĐV) Chiếm 10.1% Trong đó, tỉ lệ nghĩa biểu trưng khen chỉ chiếm: 9.25%. Nghĩa biểu trưng chê chiếm: 90.75% Nghĩa của biểu thức là nghĩa biểu trưng mang tính hình tượng. Đặc biệt đối với biểu thức có yếu tố chỉ tên loài vật mà tôi lựa chọn nghiên cứu ở trên. Nghĩa biểu trưng mang tính hình tượng được thể hiện một cách đậm nét rõ ràng. Nghĩa có thể suy ra từ nghĩa đen của thành tố cấy tạo, từ sự so sánh hay ý nghĩa ẩn dụ đặc biệt từ các giá trị biểu trưng mang đậm nét văn hóa dân tộc. Một cách hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa biểu trung của các biểu thức khen chê trên đây là gắn nó với đời sống, với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tư duy dân tộc Việt có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều nét dị biệt so với các nước phương tây, thậm chí là với ngôn ngữ cùng chung loại hình đơn lập như tiếng Việt. Nghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê được khảo sát trên đây nói về tính cách và tâm lý con người nhiều nhất. Các biểu trức không nói về bản thân con vật mà thông qua hình ảnh các loài vật xung quanh những nội dung đa dạng của nó để nói về con người, bởi con người mới chính là đối tượng mà biểu thức muốn hướng tới. Vì khối lượng thời gian, tư liệu và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến vấn đề này. PHỤ LỤC Ăn như gấu ăn trăng Ăn như hà bá đánh vực Ăn như hùm đổ đó Ăn như rồng cuốn Ăn như tằm ăn rỗi Bẩn như chó Buồn như chó ốm Béo như lợn Câm như hến Cắn nhau như chó với mèo Chắc như cua gạch Chằng chịt như mạng nhện Chậm như rùa bò Chậm như sên Chấp cha chấp chới như quạ vào chuồng lợn Chạy như vịt Dốt như bò Dữ như cọp Đắt như tôm tươi Đông như kiến Gầy như con mắm Gầy như hạc Gầy như sếu Học như vẹt Hôi như chồn Hôi như cú Kêu như bò rống Kêu như vạc Khỏe như hùm Khỏe như trâu Làm như cà cuống lội nước Làm như mèo mửa Lao như thiêu thân Lấm lét như rắn mồng 5 Lờ đờ như chuột phải khói Lôi thôi như cá trôi xổ ruột Lúng túng như gà mắc tóc Nhanh như sóc Nhát như cáy Nhũn như con chi chi Như cá cắn câu Như cá trên thớt Như chim vào lồng Như chó cắn ma Như chó cụp đuôi Như đỉa phải vôi Như gà mắc tóc Như mèo thấy mỡ Như tằm ăn rỗi Như vịt nghe sấm Ngang như cua Ngây ngô như con gà gô Ngơ ngác như bò đội nón Ngu như bò Ngu như chó Ngu như lợn Yếu như sên DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Hữu Châu, 1998. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, Hà Nội Hoàng Anh Thi, Một số biểu thức đánh giá trong tiếng Việt, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 10, 2007 Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, 1991. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, Nguyễn Đức Tâm, 2002. Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, 2000. Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Trần Ngọc Thêm, 2001.Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Thành phố HCM Trịnh Cẩm Lan, 1995. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành ngữ Việt. Hà Nôi. V.B Kasevich, 1998. Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội Các website tham khảo: MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê.doc
Luận văn liên quan